Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Nguyễn Nhật Ánh
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 08-14-2004, 08:40 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default Nguyễn Nhật Ánh

"Tôi viết tự nhiên như cậu học trò"

Đó là tâm sự của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mới đây với tập thứ 45, số bản in của bộ truyện dài Kính vạn hoa của anh đã vượt qua cái mốc 1 triệu, một trường hợp hiếm thấy, đặc biệt trong bối cảnh thị trường sách thiếu nhi bị áp đảo bởi truyện tranh nước ngoài.

Những câu chuyện ngộ nghĩnh trên rừng, dưới biển, về quê..., chuyện trường, chuyện lớp của Tiểu Long, Nhỏ Hạnh, Quý Ròm... trong Kính Vạn Hoa đã đem đến cho các em những trận cười thú vị và bài học bổ ích. Các tập sách: Nhà ảo thuật, Thám tử nghiệp dư, Xin lỗi mày tai to, Khu vườn trên mái nhà, Lọ thuốc tàng hình, Cỗ xe ngựa kỳ bí, Hiệp sĩ ngủ ngày... không đi vào thế giới của những chuyện phiêu lưu, viễn tưởng mà vẫn có sức hấp dẫn với tuổi thơ, có lẽ nhờ vào cái duyên kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh.

Sinh năm 1955 tại Quảng Nam, anh tốt nghiệp ngành sư phạm, từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn. Từ 1986 đến nay, anh là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng. Làm báo, viết văn và sáng tác thơ, ở lĩnh vực nào anh cũng dành những trang viết trong sáng và ngọt ngào cho thanh thiếu niên.

Nguyễn Nhật Ánh tâm sự: “Khi viết, tôi có cảm giác tự nhiên như cậu học trò ngồi viết chuyện đời mình nên các em thấy tác phẩm của tôi gần gũi. Yếu tố vui nhộn cũng là điều phù hợp với tâm hồn các em. Các tác giả chuyên tâm viết cho thiếu nhi hiện nay không có mấy, đó cũng là điều giúp bộ Kính vạn hoa có một chỗ đứng thuận lợi”.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 08-14-2004, 09:06 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nguyễn Nhật Ánh và thế giới phù thủy


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
"Tôi muốn đem lại nhiều tác phẩm cho trẻ em khi trào lưu truyện dịch ở ta đang nở rộ. Nhưng trách nhiệm và tự ái của một nhà văn nội không cho phép mình chịu thua", nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về "Chuyện xứ Lang Biang" - tập truyện hấp dẫn các em nhỏ với nhiều tình tiết ly kỳ.

- Thách thức lớn nhất của anh khi lần đầu tiên viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên sự tưởng tượng là gì?

- Về mặt sáng tạo, thách thức lớn nhất chính là sự hợp lý của các tình tiết và sự chặt chẽ của bố cục. Quán xuyến và kiểm soát được vận động của nhân vật kéo dài hàng nghìn trang không phải dễ dàng.

- Anh đã chuẩn bị những gì cho tập truyện phép thuật "Chuyện xứ Lang Biang"?

- Tôi đã mất tới 6 tháng lang thang trên mạng tìm tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy... Có những cuốn chỉ để lấy cảm hứng hoặc chỉ để viết cho đúng những tình tiết nhỏ.

Tên của các nhân vật đậm màu sắc Tây Nguyên, vì câu chuyện liên quan đến địa danh Lang Biang, mặc dù đây là Lang Biang của thế giới hoàn toàn khác. Và bởi tôi muốn giữ truyện có màu sắc Việt Nam.

- Sự ra đời và gây sốt của "Harry Potter" có phải là sự khởi đầu cho xu hướng sáng tác truyện hiện đại liên quan đến thế giới phù thủy ở Việt Nam?

- Kiểu viết dựa trên trí tưởng tượng không phải là mới. Nước ngoài đã làm điều này từ rất lâu. Có hàng nghìn truyện phù thủy cho trẻ em ra đời mỗi năm. Xưa nay, chúng ta cũng đã biết nhiều tác phẩm nổi tiếng được xây dựng theo kiểu này: Tây du ký, Nghìn lẻ một đêm, Liêu trai chí dị... Tôi không coi đó là xu hướng sáng tác mới, mà đó chỉ là sự tiếp cận cách viết thích hợp với bạn đọc nhỏ tuổi. Với tôi, Chuyện xứ Lang Biang chỉ là một giai đoạn sáng tác, sau khi lối viết cũ đã không còn kích thích tôi.

- Anh mong muốn điều gì từ phía độc giả với "Chuyện xứ Lang Biang"?

- Thực ra câu hỏi này mới chạm vào "thách thức lớn nhất". Mong muốn của tôi tất nhiên là tác phẩm sẽ đem đến cho các em nhiều thích thú, được các em đón nhận như đã từng đón nhận Kính vạn hoa
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 08-14-2004, 09:07 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nguyễn Nhật Ánh và 'thằng nhóc' trong tâm hồn


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
"Tuổi thơ, đối với tôi, là một thế giới đầy ám ảnh. Tôi luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Ấy là khi tôi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ. Và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần", nhà văn tâm sự.

- Anh từng nói rằng trong tâm hồn anh luôn có một thằng nhóc quẩn quanh. Có khi nào thằng nhóc đó trốn mất?

- Thằng nhóc đó trốn hoài đấy chứ. Có những tình huống thuộc phạm vi người lớn, nó không ở bên tôi thì tốt cho cả hai. Nhưng dù nó bỏ đi đâu, mỗi khi tôi ngồi vào bàn viết là nó lại trở về. Luôn luôn là vậy.

- Theo anh, tình hình sách truyện cho thiếu nhi VN hiện nay thế nào?

- Nhìn hiện tượng tưởng đã có thêm nhiều cây bút viết cho thiếu nhi. Nhưng quan sát kỹ thì đội ngũ những nhà văn dành trọn cả đời viết cho các em lại ngày một mỏng dần. Thẳng thắn mà nói thì tình hình có vẻ xấu đi. Bởi các loại hình phương tiện giải trí khác đang lấn át thói quen đọc. Mà trong văn hoá đọc thì truyện tranh lấn át truyện chữ, truyện nước ngoài thì lấn át truyện trong nước.

- Anh đánh giá thế nào về các nhà văn trẻ viết cho thiếu nhi?

- Trong các nhà văn trẻ VN hiện nay, Nguyễn Ngọc Thuần tạo cho tôi ấn tượng đặc biệt nhất. Thuần là một cây bút tài hoa và tâm hồn trong trẻo của anh rất thích hợp để viết cho trẻ em.

- Anh đang đọc tác giả nào?

- Tôi đang đọc Mạc Ngôn vì người ta nói về ông khá nhiều, như một hiện tượng văn học châu Á. Tôi tò mò đọc Báu vật của đời, Đàn hương hình, thấy ông là nhà văn có tài nhưng không lớn đến mức như người ta đề cao. Tôi thấy ông ảnh hưởng của Marquez quá lộ liễu, đến từng chi tiết. Việc ông cứ loay hoay đưa các chi tiết tính dục vào văn học phương Đông cũng làm tôi cảm thấy ông thiếu tự tin vào bản sắc của mình.

- Một ngày làm việc của anh bắt đầu ra sao?

- Công việc hiện nay của tôi là làm báo, viết văn. Ngày làm việc của tôi bắt đầu lúc 7h sáng. Tôi không có thói quen ăn sáng. Tôi uống cà phê và đọc báo khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, tôi ngồi vào máy tính, viết một mạch đến 13-14h. Tôi đang viết một bộ sách 3 tập cho thiếu nhi, có thể sẽ hoàn thành vào giữa năm sau. Ngày nào viết sách thì không viết báo và ngược lại. Sau khi rời khỏi bàn viết, tôi không còn nghĩ gì đến các con chữ nữa. Lúc đó chỉ có gia đình, bạn bè và những cốc bia.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 08-14-2004, 09:07 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nguyễn Nhật Ánh: 'Tạng tôi hợp với văn học thiếu nhi'


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Bộ sách "Kính Vạn Hoa" của anh đã lập kỷ lục hiếm thấy: 45 tập truyện, mỗi tập phát hành tới 23.000 bản, số tiền nhuận bút cũng gần 400 triệu. Nguyễn Nhật Ánh thuộc số ít nhà văn thành công trong cả mảng truyện thiếu nhi và sách cho tuổi mới lớn. Dưới đây là cuộc trò chuyện với anh.

- Bí quyết nào giúp anh viết cho thiếu nhi thành công?

- Tôi chỉ biết làm việc đều đặn. Cứ ngồi vào bàn viết rồi ý tưởng sẽ phát sinh. Tôi tin kỷ luật lao động sẽ giúp người viết làm chủ được cảm hứng. Còn viết truyện cho thiếu nhi hay sáng tác cho người lớn, tôi nghĩ điều đó tuỳ thuộc vào tạng của mỗi người. Hình như tôi chỉ viết được những cái gì trong sáng, nhẹ nhàng... mà không đủ bình tĩnh để viết về những cái dữ dội, những mảng tối của cuộc đời.

- Là một nhà thơ, con đường nào đã đưa anh đến với văn học thiếu nhi?

- Chuyện nhà văn nhảy sang làm thơ, hay chuyện thi sĩ quay sang viết truyện là điều vẫn thường thấy trong văn học. Mãi đến năm 1983, khi cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng phát động, tôi mới bắt đầu chuyên tâm đi vào sáng tác văn học cho thiếu nhi. Hai năm sau đó, những truyện ngắn của tôi được NXB Kim Đồng tập hợp lại in thành tập Cú phạt đền. Khi đó nhà văn Thi Ngọc ở chi nhánh phía Nam, chị Lê Hồng Phấn, biên tập viên và bác Văn Hồng, Tổng biên tập NXB Kim Đồng luôn động viên, khuyến khích tôi. Người thì bảo văn tôi có phong cách hóm hỉnh vui nhộn, người thì bảo tạng tôi hợp với văn học thiếu nhi... Thế rồi từ đó, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của tôi lần lượt ra đời.

- Theo anh, điều hạnh phúc nhất khi sáng tác cho thiếu nhi là gì?

- Được sống lại lần thứ hai với tuổi thơ của mình. Khi ngồi vào bàn viết, có những chuyện, những kỷ niệm từ thuở bé tưởng đã quên rồi nhưng lại vọng về, sống dậy và nó cứ tuôn trào theo ngòi bút.

- Anh có thể nói đôi chút về quá trình viết bộ sách "Kính vạn hoa"?

- Đấy là 7 năm (1995-2002) dài dằng dặc đầy hào hứng nhưng cũng lắm vất vả. Có những lúc do sức khoẻ sa sút, nhìn cuộc đời toàn màu xám hay do căng thẳng chuyện này, chuyện nọ... tôi định kết thúc bộ sách, nhưng cuối cùng tôi đã vượt qua được
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 08-14-2004, 09:08 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nguyễn Nhật Ánh: 'Có một đứa trẻ lẩn khuất trong tôi'


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Dù đã có trên 80 đầu sách thiếu nhi nhưng tác giả của "Kính vạn hoa", "Bàn có năm chỗ ngồi"... vẫn nói rằng, hình ảnh những cậu bé, cô bé tinh nghịch luôn gợi cho ông nguồn cảm hứng dạt dào. Nguyễn Nhật Ánh viết về con trẻ chẳng khác nào lạc vào thiên đường, hứa hẹn những cuộc rong chơi thú vị.

- Cơ duyên nào đưa anh đến với đề tài thiếu nhi?

- Từ hồi còn học cấp 2, tôi đã yêu thích văn thơ, cùng bạn bè thành lập bút nhóm để hoạt động sáng tác. Thời gian khoác áo thanh niên xung phong, ở lứa tuổi có đầy lý tưởng, hoài bão và lãng mạn, tôi viết rất hăng, nhưng chỉ làm thơ. Đến khi đi dạy học, gần gũi các em, hàng ngày chứng kiến những chuyện vui buồn, một số đồng nghiệp khuyến khích, động viên, tôi thử viết về đề tài thiếu nhi, không ngờ theo thành nghiệp cho đến bây giờ. Cuốn sách đầu tay của tôi là tập truyện Cú phạt đền và truyện dài Trước vòng chung kết. Càng viết tôi càng thấy thích, say mê đề tài này và phát hiện ra đứa trẻ con đang lẩn khuất trong mình.

- Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng sáng tác cho người lớn dễ thành danh hơn là viết cho các em. Anh nghĩ gì về điều này?

- Có lẽ nhà văn nào cũng vậy, đã đi vào con đường hoạt động nghệ thuật, không thể không có lúc nghĩ đến chữ danh. Nhưng cái danh đó phải được xây dựng trên hiệu quả công việc và sự đóng góp cho xã hội thì mới bền vững. Ngồi vào bàn viết mà cứ loay hoay nghĩ rằng viết về đề tài này sang hơn, đề tài kia không được đánh giá cao thì khó mà viết được gì. Tôi thích một câu nói: Lợi và danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở, đến sau sáng tác mới là hợp quy luật. Còn về chuyện các sáng tác cho trẻ em không được ưu đãi có thể là có thật ở nước ta, nhưng tôi chẳng bị ám ảnh gì về chuyện đó. Tôi chỉ mặc cảm khi nào mình viết sách cho trẻ em nhưng chúng không thèm đọc.

- Khi viết truyện cho thiếu nhi, anh thường dựa trên tiêu chí nào để tác phẩm của mình vừa có chất lượng lại vừa ăn khách?

- Tôi viết cho các em, chủ yếu chỉ tâm niệm một điều: Cố viết sao cho trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt. Còn chất lượng văn chương, tôi cho rằng chẳng liên quan gì ở đây, vì tôi tin nhà văn nào khi ngồi vào bàn cũng ráng hết sức bình sinh để viết cho hay, đó là khát vọng sáng tạo, là nhu cầu nội tại, còn hay hoặc không hay, hoặc hay tới đâu, chất lượng văn chương đạt tới mức nào, điều đó tùy thuộc vào tài năng của mỗi người, có khi tùy thuộc vào phong độ của từng thời kỳ.

- Anh có sợ rằng một ngày nào đó mình sẽ cạn vốn đề tài về trẻ em?

- Tôi không bao giờ sợ điều đó bởi vì trong tôi luôn hiện hữu một tâm hồn trẻ thơ và coi đó là vốn liếng quý báu nhất của đời mình. Khi nào đứa trẻ ấy già đi thì tôi mới nghĩ đến chuyện không cầm bút. Cầu trời cho ngày đó đừng bao giờ xảy ra!

- Hiện nay, đội ngũ các nhà văn trẻ không nhiều và đặc biệt họ ít sáng tác cho các em. Anh nghĩ sao về tương lai của văn học thiếu nhi?

- Thế hệ bạn đọc trẻ bây giờ có mặt bằng kinh tế khá hơn, học hành cũng đàng hoàng hơn, nhu cầu đọc sách và mua sách tất nhiên cũng cao hơn trước rất nhiều. Nhưng đó không phải là yếu tố quyết định việc một nhà văn trẻ sẽ chọn con đường sáng tác cho trẻ em. Bởi so với các ngành nghề khác trong xã hội, nghề văn là một cuộc phiêu lưu thú vị nhưng bấp bênh, bước vào đó không thể biết trước mình sẽ thành công hay thất bại. Những bạn trẻ yêu văn chương thường chọn giải pháp viết văn bằng tay trái bên cạnh một nghề chính thức. Nhưng khổ nỗi, nghề văn khắc nghiệt đến mức viết bằng cả hai tay còn khổ lên khổ xuống, nói gì đến chuyện viết bằng tay trái. Chọn viết cho thiếu nhi, thử thách càng khắc nghiệt hơn, vì như bạn đã nhắc tới ở trên, văn học cho thiếu nhi hiện nay vẫn chưa được nhìn nhận đúng giá trị của nó. Quá nhiều yêu cầu, quá nhiều hy sinh, cho nên phải có một sự đam mê mãnh liệt, phải vào cuộc không tính toán so đo, chấp nhận mọi bầm dập, rủi ro, thì đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi mới có khả năng phát triển được.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 08-14-2004, 09:09 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và 'Xứ Woopy'


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (trái).
"Đó là xứ không có trong thế giới thực mà nằm tồn tại song song với thế giới ta đang sống. Thế nhưng ở đó cũng có thiện ác, yêu thương và... căm giận", nhà văn bật mí như vậy về sáng tác mới của anh.

- Cụ thể, anh sẽ đề cập đến điều gì trong "Xứ Woopy"?

- Cho phép tôi được giữ bí mật đến cuối năm khi tập 1 in xong. Đây là câu chuyện mang nhiều yếu tố viễn tưởng. Đây cũng là lần đầu tiên, sau 80 đầu sách đã xuất bản, tôi sáng tác cho thiếu nhi thiên về khai thác trí tưởng tượng. Bởi tôi quan niệm, với trẻ em, được tưởng tượng là một nhu cầu không thể thiếu. Mà ở VN, những truyện thể loại này rất hiếm. Tôi dự định viết 4 tập Xứ Woopy trong 2 năm với khoảng 1.600 trang in.

- Anh đánh giá thế nào về mảng sách thiếu nhi hiện tại?

- Sách thiếu nhi và văn hoá đọc có nhiều điều đáng lo ngại. Tuổi thơ lớp chúng tôi ngày trước chủ yếu gắn với sách. Còn lớp trẻ hiện nay, sách đã không còn là một người bạn nữa. Truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, Internet, các trò chơi vi tính... đều khai thác thị hiếu lớp trẻ. Công nghệ giải trí đã lấy hết thời gian của chúng. Sách ở vào vị thế thua kém, co hẹp. Trong thế co hẹp đó, truyện tranh lại lấn át truyện chữ. Hãy để ý, cứ 10 em đọc truyện thì có đến 7-8 em xem truyện tranh. Trong truyện tranh lại chia nhỏ làm nhiều loại: loại chưa biết đọc thì chữ ít tranh nhiều, lớn hơn thì tranh bằng chữ nhưng nhìn chung tranh là chủ yếu. Từ khi xuất hiện truyện tranh của Nhật như Doremon, 7 viên ngọc rồng rồi Rồng pha lê, Nữ hoàng Ai Cập, Vua pháp thuật, Thanh kiếm biến hình... đã làm cho thị trường sách thiếu nhi thay đổi hẳn.

- Như vậy nghĩa là các nhà văn VN chịu thua?

- Chẳng riêng ở Việt Nam, ở nhiều nước khác cũng đành chào thua. Tuy vậy, rất may là các báo như Hoa học trò, Áo trắng, Mực tím đang trở thành vườn ươm các cây bút trẻ. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tổ chức nhiều cuộc thi viết cho thiếu nhi. Và thực tế đã xuất hiện nhiều cây bút có tâm huyết và năng động. Tôi tin rằng một lúc nào đó, đội ngũ này sẽ trở thành những nhà văn chuyên nghiệp viết cho bọn trẻ. Phải chuyên nghiệp mới có tác phẩm tốt.

- Thế còn bí quyết thành công của anh?

- Người viết nào cũng có tự ái dân tộc, tự ái nghề nghiệp. Còn nhớ hồi NXB Kim Đồng đề nghị tôi phóng tác truyện Tứ quái TTKG của Đức. Tôi nghĩ, họ viết không hơn mình, sao mình không viết cái gì ra trò đi, mà lại phải phóng tác sách của họ. Và sau đó Kính vạn hoa ra đời.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 08-14-2004, 09:10 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nguyễn Nhật Ánh: 'Tôi vẫn còn những tác phẩm rất dở'

Với bốn tập thơ, ba tập truyện ngắn và hơn hai mươi tập truyện dài, Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn được độc giả tuổi mới lớn và thiếu nhi mến mộ nhất hiện nay. Các truyện dài của anh được Nhà xuất bản Trẻ tái bản hàng năm và luôn là loại sách bán chạy nhất.

- Anh vừa làm thơ, viết truyện cho người lớn, đồng thời viết truyện cho thanh thiếu niên, vậy phần thưởng lớn nhất cho anh trong từng công việc khác nhau đó là gì?

- Phần thưởng lớn nhất đối với người viết truyện có lẽ là được phép thiết kế một thế giới theo cách nhìn của mình. Người ta vẫn gọi đó là thế giới văn chương. Thơ là một lãnh thổ khác, với bờ cõi và quy luật khác, tất nhiên phần thưởng của nó cũng khác: là nơi mà nhà sáng tạo có cơ hội cảm thấy rõ nhất nhịp đập của trái tim mình.

- Để viết cho thiếu nhi, anh có phải "cố gắng ngây thơ" lắm không?

- Không. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng viết cho thiếu nhi khó hay không thực ra chẳng phải ở khía cạnh kỹ thuật mà ở chỗ tâm hồn người viết có gần gũi với tâm hồn của các em hay không.

- Rất nhiều nhà văn tên tuổi chuyên viết cho thiếu nhi đã để đời những tác phẩm của mình, thậm chí họ còn có khả năng dự báo, anh có rút được kinh nghiệm gì từ những tác phẩm ấy?

- Do đặc trưng thể loại và đối tượng cảm thụ, hầu hết truyện viết cho trẻ em đều thể hiện bằng lối diễn đạt trong sáng và dưới hình thức truyện kể, từ Andersen, Mark Twain đến Gaida, Nosov, cả các truyện thiếu nhi của Tolstoi cũng vậy. Chủ đích của tác giả Tây du ký và Nghìn lẻ một đêm có thể không hẳn viết cho trẻ em, nhưng do cách thể hiện phù hợp, vẫn được trẻ em đặc biệt yêu thích. Cho nên, một tác phẩm viết cho trẻ em được xem là vượt thời gian có lẽ không hoàn toàn do cách thể hiện mà chủ yếu là do tính tư tưởng của tác phẩm đem lại. Có thể xem Hoàng tử bé của Saint Exupéry là một ví dụ.

- Nếu không cầm bút nữa thì anh sẽ làm gì?

- Tôi không thể hình dung đến một ngày nào đó tôi thôi cầm bút. Viết, đối với tôi không chỉ đơn giản là công việc mà là lòng say mê. Cũng như tình yêu vậy, bạn không nên làm người khác đau đớn bằng câu hỏi: “Khi hết yêu nữa anh làm gì?”.

- Truyện của anh hay khiến người ta mỉm cười, còn anh, anh thường buồn hay vui với mọi chuyện quanh mình?

- Trong đời một con người, những ngày buồn bã, lo nghĩ chắc chắn nhiều gấp trăm lần những ngày vui, dĩ nhiên tôi cũng không là một ngoại lệ.

- Anh thích nhất nhân vật nào của mình?

- Nói ra nghe có vẻ buồn cười và khó tin, nhưng tôi lại yêu những nhân vật mà tôi viết hỏng nhất. Vì so với những nhân vật được thể hiện thành công, sinh động, được đông đảo bạn đọc yêu chuộng thì những nhân vật viết hỏng có một số phận quá đỗi hẩm hiu. Lỗi tất nhiên không phải ở nhân vật mà ở người viết. Tự dưng tôi dành tình cảm đặc biệt cho những nhân vật không may đó, gọi là để chuộc lỗi cũng được.

- Anh có bằng lòng với những gì mình đã làm?

- Tôi hài lòng về thành quả lao động của mình, vì đã thoả mãn được phần nào nhu cầu đọc của các em. Còn về phương diện thuần tuý văn chương, tôi còn phải nỗ lực nhiều. Tôi đọc lại những tác phẩm của mình, thấy có nhiều chỗ kém, nhiều cuốn dở, có cuốn rất dở. Hiện nay, tôi ấp ủ nhiều dự định nhưng có lẽ đời người quá ngắn để có thể làm một điều gì đó hoàn hảo. Thật đáng tiếc!

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 08-14-2004, 09:12 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

‘Thế giới phù thủy’ của Nguyễn Nhật Ánh


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn của hàng loạt truyện hấp dẫn dành cho thanh thiếu nhi.
“Tôi mất tới 6 tháng tìm tài liệu, đọc: Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy...Tên của các nhân vật đậm màu sắc Tây Nguyên, bởi tôi muốn truyện có màu sắc Việt Nam”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về "Chuyện xứ Lang Biang" .


Thách thức lớn nhất của anh khi lần đầu tiên viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên sự tưởng tượng là gì?

- Về mặt sáng tạo, thách thức lớn nhất chính là sự hợp lý của các tình tiết và sự chặt chẽ của bố cục. Quán xuyến và kiểm soát được vận động của nhân vật kéo dài hàng nghìn trang không phải dễ dàng.

Sự ra đời và gây sốt của "Harry Potter" có phải là sự khởi đầu cho xu hướng sáng tác truyện hiện đại liên quan đến thế giới phù thủy ở Việt Nam?

- Kiểu viết dựa trên trí tưởng tượng không phải là mới. Nước ngoài đã làm điều này từ rất lâu. Có hàng nghìn truyện phù thủy cho trẻ em ra đời mỗi năm. Xưa nay, chúng ta cũng đã biết nhiều tác phẩm nổi tiếng được xây dựng theo kiểu này: Tây du ký, Nghìn lẻ một đêm, Liêu trai chí dị... Tôi không coi đó là xu hướng sáng tác mới, mà đó chỉ là sự tiếp cận cách viết thích hợp với bạn đọc nhỏ tuổi. Với tôi, Chuyện xứ Lang Biang chỉ là một giai đoạn sáng tác, sau khi lối viết cũ đã không còn kích thích tôi.

Anh mong muốn điều gì từ phía độc giả với "Chuyện xứ Lang Biang"?

- Thực ra câu hỏi này mới chạm vào "thách thức lớn nhất". Mong muốn của tôi tất nhiên là tác phẩm sẽ đem đến cho các em nhiều thích thú, được các em đón nhận như đã từng đón nhận Kính vạn hoa.

Và hơn hết, tôi muốn đem lại nhiều tác phẩm cho trẻ em khi trào lưu truyện dịch ở ta đang nở rộ. Nhưng trách nhiệm và tự ái của một nhà văn nội không cho phép mình chịu thua.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 08-14-2004, 09:14 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

Nguyễn Nhật Ánh với "Chuyện xứ Lang Biang"


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Sau những Thằng quỷ nhỏ, Cô gái đến từ hôm qua… rồi Hạ đỏ, Trại hoa vàng, Kính Vạn hoa …một thời có trong cặp sách của rất nhiều một cô cậu học trò, sắp tới, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ cho ra mắt bạn đọc Chuyện xứ Lang Biang - bộ truyện dài mới nhất của nhà văn. Bộ truyện này gồm 4 tập, dày 2.000 trang, được xây dựng trên nền tảng của óc tưởng tượng phong phú theo kiểu Animorphs, Harry Potter, Cô phù thủy nhỏ…Nhân việc xuất bản bộ truyện mới này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

* Thưa nhà văn, điều gì đã khiến anh bắt tay viết một bộ truyện dài mang tính thần thoại này? Phải chăng anh đang chạy theo trào lưu truyện thần thoại đang phổ biến trên thế giới?

- Tôi cũng đã từng viết những truyện có tính thần thoại như các bộ truyện tranh Bim và những chuyện thần kỳ và Ba đứa trẻ và những chuyện rắc rối, tôi nhận thấy sự vận dụng và khai thác trí tưởng tượng trong sáng tác cũng là một phương pháp thích hợp để viết truyện cho trẻ em. Tôi đã ấp ủ về hướng viết mới này từ lâu nhưng chưa có thì giờ thực hiện vì đang viết dở bộ Kính vạn hoa.

Còn về chuyện "chạy theo trào lưu", tôi không nghĩ mình đang làm điều đó mà chỉ nghĩ đơn giản muốn các em nhỏ ở VN được đọc những truyện thần thoại do chính các nhà văn trong nước viết. Vì thế tôi bắt tay vào viết ngay, viết không nghỉ.

* Trong truyện của anh có rất nhiều yếu tố phép thuật, từ đâu mà anh có nhiều "phép lạ" đến vậy?

- Tôi đã phải mất nửa năm "lang thang" trên Internet tìm tài liệu và đọc các loại sách liên quan như Phù thủy và pháp sư, Ma thuật và thuật phù thủy ở Philippines, Các huyền thoại phưng Đông, Thần thoại Hy Lạp và La Mã, Một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Họ và tên người Việt Nam, Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Các nền văn minh cổ đại... Có những cuốn tôi đọc chỉ để lấy cảm hứng hoặc chỉ để viết cho đúng những chi tiết nhỏ mà thôi…

* Tên của các nhân vật trong truyện anh sao cứ phải là tên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như K'tul, K'tub, Ka Minh, Đam Pao, Kan Tô...?

- Tất cả những cái tên tôi đặt cho các nhân vật của mình đều mang đậm màu sắc Tây Nguyên, đặc biệt là liên quan đến địa danh Lang Biang trong truyện, mặc dù đây là Lang Biang của thế giới hoàn toàn khác. Tôi muốn các bạn nhỏ khi đọc truyện của tôi sẽ đắm sâu vào những câu chuyện kỳ lạ của các nhân vật, cùng tham gia vào những chuyến đi ly kỳ của họ. Chính vì vậy tôi muốn tên của nhân vật cũng phải có gì đó đặc biệt, lạ lẫm. Và hơn nữa tôi muốn truyện có không khí khác lạ mà vẫn giữ được màu sắc VN.

* Theo anh, thách thức lớn nhất khi lần đầu tiên viết một bộ truyện dựa hoàn toàn trên nền tảng của óc tưởng tượng là gì?

- Về mặt sáng tạo, thách thức lớn nhất chính là sự hợp lý của các tình tiết và sự chặt chẽ của bố cục. Truyện rất dài, không phải viết theo lối “độc lập – liên hoàn” như Kính vạn hoa. Quán xuyến và kiểm soát được sự vận động của nhân vật kéo dài hàng ngàn trang không phải là dễ dàng.

* Là một nhà văn đã rất thành công với các sáng tác dành cho tuổi mới lớn, hẳn là rất am hiểu tâm lý lứa tuổi này, anh có thể đánh giá về thể loại viết truyện mới này không?

- Thực ra kiểu viết dựa trên trí tưởng tượng không phải là mới, nhưng chúng ta quá ít quan tâm, khai thác. Nước ngoài đã làm điều này từ rất lâu. Có hàng ngàn truyện phù thủy cho trẻ em ra đời hằng năm. Riêng ở Pháp, các loại truyện xoay quanh đề tài này nhiều vô kể và in rất đẹp: Amandine Malabul - sorcieứre a des ennuis, La sorcieứre camomille, La baguette magique de Peựlagie… Xưa nay chúng ta cũng đã biết đến những tác phẩm nổi tiếng được xây dựng theo lối này như Tây du ký, Liêu trai chí dị, Nghìn lẻ một đêm hay các truyện thần tiên của Andersen.

Tại VN, có thể thấy điều đó trong kho tàng truyện cổ tích, thậm chí trong các tác phẩm từ thời Lý -Trần như Lĩnh nam chích quái của TrầnThế Pháp hay Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên. Dĩ nhiên tôi không coi đó là một xu hướng sáng tác mới mà chỉ là sự tiếp cận với một trong nhiều cách viết có thể thích hợp với bạn đọc nhỏ tuổi. Với tôi, Chuyện xứ Lang Biang chỉ là một giai đoạn sáng tác sau khi lối viết cũ đã không còn kích thích tôi nữa.

* Anh có e ngại gì nếu ai đó so sánh truyện của anh với những bộ truyện phù thuỷ nước ngoài đã rất thành công?

- Tôi không ngại. Tôi chỉ cố đem lại nhiều tác phẩm cho trẻ em, khi mà mình còn có thể. Cũng có thể có sự so sánh, khi mà trào lưu truyện dịch đang nở rộ. Văn chương theo kiểu tưởng tượng thực ra vẫn có sự giao lưu qua lại tự nhiên. Truyện Harry Potter ảnh hưởng rõ rệt lối dựng truyện của nữ hoàng trinh thám Agatha Christie, sử dụng rất nhiều “pháp thuật” của Đôremon và hình ảnh của thần thoại Hy La đó thôi. Trong khi Đôremon lại lấy rất nhiều tình tiết của nhà văn viễn tưởng George Wells, còn Wells lại có dấu ấn khá rõ của bậc tiền bối Jules Verne.

* Vậy anh mong muốn điều gì ở phía các độc giả của mình?

- Thực ra câu hỏi này mới chạm vào “thách thức lớn nhất” của Chuyện xứ Lang Biang. Và mong muốn của tôi tất nhiên là: Chuyện xứ Lang Biang sẽ đem đến cho các em nhiều thích thú và được các em đón nhận như đã từng nồng nhiệt đón nhận Kính vạn hoa.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 08-14-2004, 09:16 AM
^_^ ^_^ is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2004
Bài gởi: 102
Default

....Từ hồi còn học cấp 2, tôi đã yêu thích văn thơ, cùng bạn bè thành lập bút nhóm để hoạt động sáng tác. Thời gian khoác áo thanh niên xung phong, ở lứa tuổi có đầy lý tưởng, hoài bão và lãng mạn, tôi viết rất hăng, nhưng chỉ làm thơ. Đến khi đi dạy học, gần gũi các em, hàng ngày chứng kiến những chuyện vui buồn, một số đồng nghiệp khuyến khích, động viên, tôi thử viết về đề tài thiếu nhi, không ngờ theo thành nghiệp cho đến bây giờ. Cuốn sách đầu tay của tôi là tập truyện Cú phạt đền và truyện dài Trước vòng chung kết. Càng viết tôi càng thấy thích, say mê đề tài này và phát hiện ra đứa trẻ con đang lẩn khuất trong mình.

....Có lẽ nhà văn nào cũng vậy, đã đi vào con đường hoạt động nghệ thuật, không thể không có lúc nghĩ đến chữ danh. Nhưng cái danh đó phải được xây dựng trên hiệu quả công việc và sự đóng góp cho xã hội thì mới bền vững. Ngồi vào bàn viết mà cứ loay hoay nghĩ rằng viết về đề tài này sang hơn, đề tài kia không được đánh giá cao thì khó mà viết được gì. Tôi thích một câu nói: Lợi và danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở, đến sau sáng tác mới là hợp quy luật. Còn về chuyện các sáng tác cho trẻ em không được ưu đãi có thể là có thật ở nước ta, nhưng tôi chẳng bị ám ảnh gì về chuyện đó. Tôi chỉ mặc cảm khi nào mình viết sách cho trẻ em nhưng chúng không thèm đọc.

...Tôi viết cho các em, chủ yếu chỉ tâm niệm một điều: Cố viết sao cho trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt. Còn chất lượng văn chương, tôi cho rằng chẳng liên quan gì ở đây, vì tôi tin nhà văn nào khi ngồi vào bàn cũng ráng hết sức bình sinh để viết cho hay, đó là khát vọng sáng tạo, là nhu cầu nội tại, còn hay hoặc không hay, hoặc hay tới đâu, chất lượng văn chương đạt tới mức nào, điều đó tùy thuộc vào tài năng của mỗi người, có khi tùy thuộc vào phong độ của từng thời kỳ.





....Tôi chỉ biết làm việc đều đặn. Cứ ngồi vào bàn viết rồi ý tưởng sẽ phát sinh. Tôi tin kỷ luật lao động sẽ giúp người viết làm chủ được cảm hứng. Còn viết truyện cho thiếu nhi hay sáng tác cho người lớn, tôi nghĩ điều đó tuỳ thuộc vào tạng của mỗi người. Hình như tôi chỉ viết được những cái gì trong sáng, nhẹ nhàng... mà không đủ bình tĩnh để viết về những cái dữ dội, những mảng tối của cuộc đời.



Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:23 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.