Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 01-03-2011, 11:58 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default Quang Dũng: một đời thơ hào hoa và bình dị

Quang Dũng: một đời thơ hào hoa và bình dị

--- không rõ tác giả ---


Quang Dũng - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa, và thỏa lòng.

Ông là người đi nhiều, theo cái thú phiêu bồng; nhưng tất cả đều là các cuộc đi với chân dép và ba lô trên các nhà ga, bến xe, bãi chợ của các xứ quê. Ông không thể và có lẽ cũng chưa một lần đi theo lối tiền hô hậu ủng, lên xe xuống ngựa!

Đối với ông, sự nổi danh quả là xa lạ; thậm chí ông còn phải trải nỗi sợ của sự nổi danh. Tây Tiến với "áo bào thay chiếu anh về đất, sông Mã gầm lên khúc độc hành", với "mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"... hình như đã "làm khổ" ông suốt một thời dài, cho đến năm ông nằm liệt trên giường bệnh, trước lúc qua đời.

Ngót 40 năm, Tây Tiến là đứa con đầu, vạm vỡ và khôi ngô của ông, thế nhưng ông đã phải từ chối nó.

Thương ông biết mấy, vì chỉ đến khi ông nằm liệt, nó mới được đưa vào tập "Mây đầu ô"; có nghĩa là phải đến lúc này, Tây Tiến mới được vẹn nguyên trở về với người đã sinh ra nó để nhận lại vị trí của đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, không chỉ của ông mà còn là của cả nền thơ kháng chiến, ở vị trí mở đầu, ít có bài nào thay thế được, và cũng không ai ghen tỵ với nó được.

Tây Tiến chịu số phận long đong một thời gian dài, có thể nói là quá dài, trên dưới 40 năm, như một sản phẩm chính tác giả muốn quên đi; nhưng phải nói là cũng suốt bấy nhiêu năm, nó không hề bị quên trong lòng một bộ phận công chúng độc giả.

Cái chất hào hoa làm nên dấu ấn một thời, cái hào hoa vốn có sẵn trong tâm trí một lớp người trai trẻ vào cách mạng, cái hào hoa của người Hà Nội và của cả Xứ Đoài lại chính là cái làm nên men say và chất lãng mạn mà con người rất cần đến cho những cuộc ra đi, những cuộc lên đường.

Tất cả những ai, nhất là thuộc lớp người trai trẻ trong chiến tranh, và càng là trong chiến tranh, lại càng cần đến chất lãng mạn đó, để bù đắp cho những gian nan vất vả của hiện thực - một chút thôi cũng đủ giúp cho họ vượt lên trên hiện tại, vượt lên chứ không phải để thoát ly hiện tại.

Ai mà không mong mỏi được nhìn thấy trong các cuộc vui, cuộc liên hoan bình thường của đời sống kháng chiến cái chất lãng mạn và mơ mộng lộng lẫy như sơn mài mà dường như chỉ riêng Quang Dũng mới nắm bắt được:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa


Quang Dũng không phải chỉ là tác giả của một Tây Tiến bất hủ. Ông thật sự là nhà thơ, với hồn thơ thật sự trong nhiều bài thơ khác: Những làng đi qua, Đôi mắt người Sơn Tây, Không đề, Mây đầu ô...

Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê ông.

Con đường qua Cầu Giấy, lên Phùng, đến với Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ hơn, lưu luyến hơn, dẫu đất đai quê hương thì nơi đâu cũng có một vẻ đẹp riêng, một nỗi nhớ nhung riêng, nơi đâu cũng thế:

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
...
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng


Ấy là những bài thơ đẹp trọn vẹn, những bài thơ không phải chỉ để đọc một lần...

Quang Dũng, người thường quên thơ mình, người không muốn tính đến sự nghiệp thơ của mình, chính ông lại là người rất đáng được đời nhớ đến.

Sinh thời ông chưa hưởng được bao nhiêu cái thú nhìn được trọn vẹn những gì mình sinh ra cho đời, vì sự vô tâm rất đáng yêu và cũng đáng tiếc nơi ông.

Vào những ngày này, trong giao chuyển giữa hai thế kỷ, mong biết bao một tuyển đầy đủ về Quang Dũng, cả thơ và văn, để hồi nhớ và kỷ niệm về một thế kỷ đang qua, trong đó ông là người đã để lại dấu ấn, hoặc nhờ ông mà có thêm các dấu ấn.



ST
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:29 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.