Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 11-28-2008, 10:28 PM
mad_world's Avatar
mad_world mad_world is offline
Luv Always Hurts...!
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Bài gởi: 115
Default Tính nhân văn của truyền thuyết ông Táo

Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khó, nhưng sống với nhau rất hoà thuận. Anh chồng tên là Trọng Cao, chị vợ tên là Thị Nhi.

Hiềm một nỗi lấy nhau đã lâu vẫn không có con nên cả hai đều buồn phiền. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những chuyện lục đục.

Một lần, trong khi lời qua tiếng lại vì một chuyện không đâu, Trọng Cao lỡ tay đánh vợ. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà đi và trong lúc lưu lạc nơi đất khách quê người, Thị Nhi đã gặp Phạm Lang. Thông cảm hoàn cảnh của nhau, hai người yêu nhau rồi thành vợ, thành chồng

Sau khi Thị Nhi bỏ đi, Trọng Cao rất hối hận. Bán hết gia tư, điền sản lấy tiền làm lộ phí, đi tìm vợ. Đến nhiều nơi, hỏi nhiều người, đến khi tiền lưng đã cạn, phải lần hồi bằng nghề hành khất vẫn không thấy tăm hơi Thị Nhi đâu cả.

Đến một lần, Trọng Cao vào một nhà nọ xin ăn, người mang cơm ra cho bất ngờ thay lại chính là Thị Nhi. Hai vợ chồng nhận nhau mừng mừng tủi tủi.

Hỏi han một hồi, Thị Nhi bảo Trọng Cao đi nghỉ, còn mình làm cơm thiết đãi. Lúc Thị Nhi vẫn mải làm trong bếp, Phạm Lang về. Nghi ngờ vợ mình có tư tình với Trọng Cao, không để vợ kịp thanh minh, Phạm Lang đã nói nặng lời. Lời qua, tiếng lại chẳng ai để ý dưới bếp ngọn lửa đã lan đến đống rạ.

Khi nghe mọi người hô hoán, cả hai giật mình nhìn ra thì... hỡi ôi, cái bếp đã là một cột lửa khổng lồ? Để bộc bạch lòng mình với Phạm Lang, Thị Nhi đã nhảy vào đống lửa. Quá bất ngờ, Phạm Lang như sực tỉnh liền lao vào cứu vợ. Trọng Cao thấy thế cũng nhảy vào luôn. Ngọn lửa quá to làm cả ba người cùng chết cháy. Ba con người trước khi chết còn nắm chặt tay nhau.

Cảm động trước cái chết của họ, Ngọc Hoàng phong họ chức Táo quân. Trong bài văn khấn Táo quân. ta thấy có 3 ngôi:

1. Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân (tức Thổ công)
2. Thổ địa long mạch tôn thần (tức Thổ địa)
3. Ngũ Phương, ngũ thổ phúc đức chính thần (tức Thổ kỳ)

Như vậy, Táo quân không phải là một danh từ riêng chỉ ai đó, mà là danh từ chung cho cả: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ. Vị trí giữa là Vua Bà, bên trái là Thổ công, bên phải là Thổ địa.

Trong thế giới tâm linh, mỗi nhà có ba vua trông coi việc bếp núc. Theo truyền thuyết, Phạm Lang là Thổ công, được giao nhiệm vụ trông coi bếp; Trọng Cao là Thổ địa trông coi việc trong nhà; Thị Nhi là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa. Sự sắp xếp đó cho thấy Táo quân tuy một mà ba , tuy ba mà một, nhưng mặt khác tích truyện này cũng lại đưa ra một điều nghịch lý.

Người Việt thời xưa không bao giờ chấp nhận chế độ "đa phu" - một bà hai ông và thường chỉ trích: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Lý giải về sự tế nhị này, ta thấy do Trọng Cao đánh vợ nên Thị Nhị bỏ đi, tái giá với Phạm Lang. Xét về lý, theo chế độ một vợ, một chồng, chỉ có Phạm Lang là chồng Thị Nhị. Về tình, Trọng Cao là chồng cũ, ân hận việc "vũ phu" nên đi tìm vợ. Vợ chồng tay gối má kề đâu dễ quên nhau

Ông trời đã xét cả lý lẫn tình nên mới triệu tập Táo quân về họp tổng kết hàng năm từ ngày 23 tháng Chạp cho đến tận Giao thừa. Một tuần Phạm Lang đi họp, cũng là một tuần duy nhất trong năm Thị Nhi được dành hết sự chăm sóc cho người chồng cũ, và là tuần duy nhất Trọng Cao được thể hiện tình cảm vợ chồng vốn mặn nồng khi xưa.

Ngày trước, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép kho hay rán. Thế nhưng tục này đã được "chuyển thể" từ cá chép nấu chín thành cá chép sống và bây giờ là cá giấy để đốt hoá vàng.

Ngoài ra, với quan niệm Táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nên nhiều địa phương có tục lệ, con gái khi mới về nhà chồng phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ công, để xin phù trợ cho công việc bếp núc, tề gia, nội trợ.

Bếp lửa mang một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, nó còn là nơi quy tụ cả gia đình, để chia sẻ với nhau bữa ăn ấm cúng. Lễ hội của người Việt bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.

Sự tích ông Táo trong dân gian có nhiều nét đẹp truyền thống. Người Việt thường nói: "Ở hiền gặp lành". Ngày đầu năm, người ta cầu chúc nhau được phúc, được lộc, cũng là thời gian để hoà giải những bất đồng.

Khởi đầu một năm bằng những điều tốt đẹp, để cả năm có phúc.
__________________

Giữa cuộc đời, say,tỉnh và mê
Khi sự thật trộn lẫn cùng giả dối
Chẳng phút đắn đo, sẵn sàng anh đánh đổi
Cả trái tim mình rồi nhận lại nỗi đau....


:cry:



http://www.youtube.com/watch?v=QDkF2kVVAZA
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 11-29-2008, 01:41 PM
Ngò Gai Ngò Gai is offline
Member
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 93
Default

:bravo: Hay quá! Năm nào cũng đốt nhang cho ông Táo 2 bận mà chẳng biết cái tích này, đúng là tục lệ giờ đã đổi khác nhiều, không biết thiên hạ sao chớ nhà Tui toàn cúng "thèo lèo cứt chuột" hông hà. Từ nhỏ tới giờ hơn 20 năm chưa thấy món gì khác hết.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:32 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.