#1
|
||||
|
||||
![]() Tiểu sử
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Bà sinh trưởng vào cuối triều Lê, đầu nhà Nguyễn. Bà là con của vị danh nho Nguyễn Lý (1755-1837) vốn là một cựu thần nhà Lê. Chồng bà là Lưu Nguyên Ôn bút hiệu Lưu Ái Lan (có sách còn chép là Lưu Nghi hay Lưu Nguyên Uẩn). Ông mất năm 1847. Ông vốn người làng Nguyệt Áng, Thanh Trì (Hà Đông); đỗ cử nhân khoa Mậu Tí triều Minh Mệnh, và được bổ làm tri huyện Thanh Quan (nay thuộc Thái Ninh, tỉnh Thái Bình) nên bà được gọi là Bà Huyện Thanh Quan, đôi khi có người còn gọi bà là bà Lưu Ái Lan. Năm 1849, bà vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và hậu phi. Tám năm sau, 1857, bà xin phép về quê nghỉ hưu, công chúa Mai Am đã tặng bà bài thơ "Tống Ái Lan Thất Nguyễn Thị Lưu Hà Nội" Thơ bà lúc còn sinh tiền hẳn là rất nhiều, nhưng nay chỉ còn dăm bài lưu lại Ðền Trấn Võ Êm ái chiều xuân tới Trấn đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai Ba hồi chiêu mộ, chuông gầm sóng Một vũng tang thuơng, nước lộn trời Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi Nào nào cực lạc là đâu tá Cực lạc là đây, chín rõ mười Cảnh chiều hôm Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn Chơi chùa Trấn Quốc Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu Trạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau Mấy tòa sen tỏa hơi hương ngự Năm thức mây phong nếp áo chầu Sóng lớp phế hưng coi đã rộn Chuông hồi kim cổ lắng càng mau Người xưa cảnh cũ nào đâu tá Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu Chú thích: Bài này có nhiều tựa không thống nhất nhau: Chơi chùa Trấn Quốc, Trấn Bắc hành cung, Trấn Bắc hoài cổ .v.v. Câu 8 quyển "Nữ sĩ Việt Nam" của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền ghi là "Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu." Chùa Trấn Bắc được xây vào đời Tiền Lý, tên là Khai Quốc Tự, đời Hậu Lê đổi là An Quốc Tự. Vua Lê Hy Tông (1680-1705) đổi lại là Trấn Quốc Tự. Sau lại đổi là Trấn Bắc Tự, và là hành cung (tức là nơi vua chúa nghỉ ngơi mỗi khi đi ra ngoài). Nhớ nhà Vàng tỏa non tây, bóng ác tà Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa Ngàn mai lác đác, chim về tổ Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà Còi mục thét trăng miền khoáng dã Chài ngư tung gió bãi bình sa Lòng quê một bước càng ngao ngán Mấy kẻ tình chung có thấu là Qua đèo Ngang Qua đỉnh đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta Tức cảnh chiều thu Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ Bầu giốc giang sơn say chấp ruợu Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ Cho hay cảnh cũng ưa nguời nhỉ Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ Thăng Long hoài cổ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Ðến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường. ST |
![]() |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|