Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 10-14-2012, 01:31 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
hoa Tàn Lửa

TÀN LỬA
HỮU VI

Lập lòe đuốc lửa
Anh đi tìm em
Đi trọn một đêm
Đi tròn hai đêm
Lập lòe đuốc lửa

Đèn không sáng cửa
Biết em ngủ rồi
Anh dụi tắt lửa
- Quay về đi thôi.

Biết là sẽ nhớ
Biết là càng thương
Gửi bên bậc cửa
Chút tàn đuốc vương

Biết là càng thương
Biết là sẽ nhớ
Gửi bên vạt cỏ
Chút tàn đuốc vương

Sáng ra chim núi
Nhặt hết tàn rơi
Em tôi dậy muộn
Lửa bay về trời.

Thơ ca vốn không chứa chất trong mình quá nhiều chất truyện, có chăng kể chuyện để gợi một tầng nghĩa khác bởi thơ cốt gợi. Bài thơ “Tàn lửa’’ của Hữu Vi chứa trong mình cả một câu chuyện - câu chuyện đốt đuốc đi đến nhà người yêu. Đây là một phong tục phổ biến của các dân tộc miền núi đến nay vẫn còn được lưu truyền. Tuy nhiên người đọc không phải ai cũng hiểu rõ phong tục mà quan trọng là theo dõi diễn biến câu chuyện. Nhà thơ đã rất khéo léo khi gài trong câu chuyện phong tục một hành trình đi tìm tình yêu - tượng trưng cho một khát khao để rồi mở ra chân trời để tâm hồn người đọc suy ngẫm cho cuộc hành trình tìm kiếm của bản thân mình.

Đi sâu vào phân tích bài thơ ta nhận thấy một sự trong sáng về ngôn từ, tứ thơ mạch lạc, âm điệu thơ bốn chữ đều đặn như những bài đồng dao... Và tôi đã được gặp lại một dòng thơ cũ mang một vẻ đẹp thuần tuý - dòng thơ chân phương. Đồng thời bài thơ cũng mang trong mình giá trị toả ra từ nội dung.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một đuốc lửa lập loè trong đêm. Khổ thơ thứ nhất gợi một không khí thơ, thông báo tâm trạng nhân vật và cũng là thời điểm xuất phát của hành trình mở ra một khát khao đang ẩn giấu:

Lập lòe đuốc lửa
Anh đi tìm em
Đi trọn một đêm
Đi tròn hai đêm
Lập lòe đuốc lửa

Thời gian được đo bằng đơn vị “đêm”: trọn một đêm, tròn hai đêm. Bản thân hai chữ trọn và tròn có nhiều nghĩa nhưng trong trường bài thơ chúng có hai nghĩa giống nhau là: xác định một thời điểm và đồng thời mang nghĩa hoàn thành một hành động.

Hết khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ hai là kết thúc hành trình đo bằng đơn vị toán học. Nơi cần tìm, nơi cần đến là đây: ngôi nhà người yêu – ngôi nhà hạnh phúc. Đuốc lửa vẫn ở trong tay và sáng hơn bao giờ hết nó như là tình cảm của chàng trai dành riêng cô gái. Bao hi vọng chất chứa, bao vất vả của một hành trình tìm kiếm sắp sửa được đền đáp nhưng:

Đèn không sáng cửa
Biết em ngủ rồi
Anh dụi tắt lửa
- Quay về đi thôi

Nhà thơ đã tạo được kịch tính của một bài thơ trong một khổ thơ. Chính kịch tính đó làm thay đổi tứ thơ, làm văn bản thơ không liên tục, chứa đựng những khoang trắng, đậm chất thơ, nơi thơ lặng đi, cái lặng tràn ngập cảm xúc và tư duy. Cảm xúc tràn ngập ngậm ngùi cho một sự thất vọng vì những lí do ngoại cảnh và đồng thời mở ra một cuộc hành trình mới bằng tâm tưởng. Cuộc hành trình này ắt hẳn dài hơn, chứa đựng nhiều mầm đau khổ hơn bởi sự chờ đợi luôn luôn là liều thuốc thử xác đáng nhất trong tình yêu.

Vẫn bằng âm hưởng ngậm ngùi của nhịp điệu thơ dội vào trong kết hợp với cấu trúc trùng điệp âm vận, nhà thơ diễn đạt thành công nội tâm qua những lời độc bach (monologique):

Biết là sẽ nhớ
Biết là càng thương
Gửi bên bậc cửa
Chút tàn đuốc vương

Biết là càng thương
Biết là sẽ nhớ
Gửi bên vạt cỏ
Chút tàn đuốc vương

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại lặp lại các câu thơ khiến chúng gần như cùng nghĩa và như vậy cảm giác thừa một khổ thơ, một điều không cần thiết. Bao giờ việc lặp lại như thế mục đích chính vẫn là nhấn mạnh. Ở đây là hoài niệm sâu lắng cho những phút giây đã qua và một niềm hi vọng mong manh mơ hồ cho t ương lai.

Bài thơ được mở ra từ thời điểm đêm tối và giờ đây được khép lại bởi thời điểm buổi sáng - một vòng thời gian khép kín theo quy luật tự nhiên. Song song thời gian tự nhiên là khép lại cuộc hành trình tình yêu khi mà:

Sáng ra chim núi
Nhặt hết tàn rơi
Em tôi dậy muộn
Lửa bay về trời

Người x ưa có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Phải chăng câu chuyện tình dang dở mà nhà thơ Hữu Vi kể cũng nằm trong trường hợp trên? Dấu vết của tình yêu chỉ còn là những tàn lửa bay đi bốn phương trời. Dư âm, dư ảnh của một đốt lửa tình, của một hành trình không hết, nó vẫn vương vấn trong trái tim người một nỗi xót xa ngậm ngùi cho một cuộc tình dang dở.

(Theo Phong Điệp)
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:03 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.