Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 05-17-2010, 07:07 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default Điển Tích Văn Học - Sưu Tầm

Điển Tích Văn Học
Credits belong to Hải Ngoại Phiếm Đàn.








Hữu bị vô hoạn
Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là chuẩn bị đầy đủ sẵn từ trước, thì mới không có rắc rối về sau.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tả truyền-Tương Công thập nhất niên".
Thời Xuân Thu, sau khi Tấn Điệu Công lên làm vua nước Tấn, muốn bắt chước tổ tiên làm bá chủ các nước chư hầu, nhà vua đã áp dụng kiến nghị của đại phu Ngụy Giáng, chủ động giao hảo với các bộ lạc Nhung, Cảnh v v vẫn thường xuyên quấy nhiễu vùng miền bắc nước Tấn. Tiếp theo, lại cử sứ giả sang giao hảo với các nước chư hầu ở Trung Nguyên như Lỗ, Yến, Trần, Tống v v, và nhiều lần tổ chức bang hội với các nước này. Do đó, uy tín của nước Tấn ngày càng nâng cao, Tấn Điệu Công cuối cùng đã thỏa nguyện được làm bá chủ các nước chư hầu ở vùng Trung Nguyên.
Bấy giờ, duy có nước Trịnh lúc thì kết bang với nước Tấn, lúc thì quy thuận nước Sở, khiến Tấn Điệu Công rất bực tức, bèn triệu tập quân của 11 nước tấn công nước Trịnh. Nước Trịnh sau khi đầu hàng, đã đem rất nhiều cỗ xe, ban nhạc và mỹ nữ giỏi ca múa đến cống tiến nước Tấn
Nhằm cảm ơn Ngụy Giáng đã giúp mình được làm bá chủ chư hầu, Tấn Điệu Công đã đem một nửa những lễ vật này ban cho Ngụy Giáng. Nhưng Ngụy Giáng nói: "Có thể chung sống hòa mục với các bộ lạc Cảnh, Nhung là một phúc lớn của nhà nước. Đại Vương được làm bá chủ chư hầu ở Trung Nguyên, đó là tài năng của Đại Vương. Còn công của hạ thần rất là nhỏ mọn không đáng nhắc tới. Nhưng mong đại vương trong khi an hưởng khoái lạc, hãy suy nghĩ nhiều hơn tới tương lai của nhà nước. Trong "Thường Thư" có nói "Khi yên ổn phải nghĩ đến mối nguy hiểm có thể xảy ra, đã nghĩ đến rồi thì tất có chuẩn bị, mà đã chuẩn bị thì mới không xảy ra hậu hoạn".
Tấn Điệu Công nghe xong vô cùng cảm động, nhưng vẫn kiên trì mong Ngụy Giáng nhận lấy lễ vật. Ngụy Giáng bất đắc dĩ đành phải nhận.
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-17-2010, 07:12 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

"Phòng trung thuật"
(Thuật nối dõi của đế vương)
triều đại nhà Hán, vào đầu thời kỳ phong kiến của Trung Quốc, các quy phạm xã hội đều tương đối lỏng lẻo, và trong lĩnh vực tình dục còn sót lại một số phong tục thời nguyên thủy, như ở một vài vùng còn lưu giữ những phong tục "tân khách tương ngộ, dĩ phụ đãi túc" (có khách tới gặp, đem vợ bồi khách ngủ lại đêm) hoặc "cộng thê, cộng phụ" (chung vợ, chung chồng). Chồng chết tái giá tại triều đại nhà Hán chuyện này cũng thường tình.
Bên cạnh đó, cũng đáng nêu ra đây rằng vào đời nhà Hán, Trung Quốc có phát triển ra một khoa học tình dục rất hoàn toàn đầy đủ, gọi là "Phòng trung thuật" hay "nghệ thuật trong phòng ngủ".
Như tên gọi Phòng trung thuật có nghĩa là kỹ thuật trong phòng the. Theo nghĩa hẹp nó có ý nói đến những kỹ xảo về tình dục; theo nghĩa rộng nó là quan niệm về tình dục của Trung Quốc cổ đại.
Những công trình sớm nhất có liên quan tới Phòng trung thuật là những cuốn sách nói về vấn đề này viết từ đời Tây Hán trên lụa và trên thanh tre (trúc giản thư), như những sách có liên quan tới thuật trong phòng: "Thập vấn" (Hỏi mười điều), "Hợp âm dương", "Thiên hạ chí đạo đàm"... (Hội hợp âm và dương), (Bàn về nghệ thuật lớn nhất trong thiên hạ), v.v... Những sách này sau khi khai quật được vào năm 1973, đã cổ động một phong trào sôi nổi đi nghiên cứu Phòng trung thuật.
Vào quãng thời kỳ Đông Hán, kỹ thuật trong phòng của Trung Quốc đã thịnh hành một cách khác thường. Giáo sư Lý Phong Mậu ở Hệ Trung văn trường đại học chính trị phát biểu: Sự hưng thịnh của phòng trung thuật có quan hệ tới đế vương, nó là một thứ thuật kế vị của đế vương. Ông chỉ rõ, đời nhà Hán các đế vương đa số đều đoản mệnh, tạo nên gây nguy cơ cho sự nối nghiệp của các vua. Chính vì thế tăng cường quá nhiều hậu cung, từ đó những phương sĩ (ngự y) đề xuất các loại phương pháp dùng trong phòng nhằm giúp nhà vua sinh được con cái khỏe mạnh và tăng cường sức lực của họ.
Nội dung của Phòng trung thuật bao gồm những mục tuổi nào thích hợp với hôn nhân và quan hệ giữa tuổi tác với số lượng động phòng, kỹ xảo tình dục, tư thế, phản ứng tình dục của người phụ nữ, thụ thai, kiêng kî, phép chữa trị những trở ngại chức năng tình dục, thảo dược, v.v... có thể nói đây là một môn khoa học về tình dục của Trung Quốc đời xưa.
Phòng trung thuật còn có tên "Ngự nữ thuật" (thuật dùng người nữ), lý luận chủ yếu của nó là "thái âm bổ dương" (dùng âm để tăng cường cho dương), dạy người nam cố sức làm cho người nữ đạt tới điểm cực khoái khi giao hợp, sao cho hấp thụ được âm khí của người nữ phóng ra vào điểm cực khoái, do đó đạt được công hiệu dưỡng sinh và trường thọ. Nhà Hán học Hà Lan Van Gulik mô tả cái thuật thái bổ không đồng đều này, gọi đó là "tính trá thủ" (sự lừa lấy trong tình dục)
Lý Phong Mậu vạch rõ cho ta thấy Phòng trung thuật nguyên là một phương pháp dưỡng sinh "nam nữ song tụ" (mà cả nam cũng như nữ cần phải thi hành), do đó cũng như có "thái âm để bổ dương" thì cũng có những trường hợp "thái dương để bổ âm" nhưng không thể phủ nhận quyền truyền bá thời cổ đại nằm trong tay nam giới, tất nhiên cái ý "thái âm bổ dương" đã trở thành lấn lướt.
Phòng trung thuật nhấn mạnh rằng việc giao hợp với người phụ nữ càng nhiều càng tốt, nhưng điều quan trọng là không nên phóng tinh. Truyền thuyết "vua Hoàng Đế nằm với 1000 người nữ mà trở thành tiên" ông Bành Tổ cũng nhân vì thái bổ dưỡng sinh mà sống tới 800 tuổi.
Nhằm mục đích làm cho nữ giới đạt tới điểm cực khoái lúc giao hợp, do đó sách phòng trung phân tích thật cặn kẽ phản ứng tình dục của nữ giới . Tác giả Tăng Dương Tinh, người từng nghiên cứu Phòng trung thuật nhiều năm, bảo thí dụ thuật này phân chia một lần động phòng ra mười giai đoạn, lợi dụng vị giác, khứu giác, xúc giác để quan sát phản ứng của người nữ với độ chính xác cao.
Sau đời Tống, nền lý học hưng thịnh lên, Phòng trung thuật bị áp chế. Có một bộ phận truyền tới Nhật, người Nhật gọi nó là "Y tâm phương" (Phương pháp điều trị tim).
Triều đại nhà Đường tự do và phóng túng
Có câu nói "Tảng Đường lạn Hán" (đời Đường bẩn thỉu, đời Hán hủ bại). Lưu Đạt Lâm tin rằng câu nói đó phản ánh mức độ tự do tình dục của hai thời đó được thịnh hành biết mấy.
Triều Đường(618-907 sau Công nguyên) là triều mà quan niệm tình dục trong lịch sử Trung Quốc tự do bậc nhất và hợp với tính người nhất. Lưu Đạt Lâm chỉ rõ triều Đường thịnh hành việc phụ nữ mặc những quần áo phô một phần ngực và việc ly hôn cải giá cũng tương đối tự do. Chẳng hạn 23 công chúa đời Đường ly hôn rồi tái giá, một vài người cải giá tới ba lần. Cả con gái nhà nho Hàn Dũ cũng ly hôn và tái giá.
Trong lịch sử Trung Quốc triều đại nhà Đường cũng là triều đại mà địa vị người phụ nữ tương đối cao. Người phụ nữ không chỉ không bị đặt dưới cái giới luật "đại môn bất xuất, nhị môn bất mại" (Cửa lớn không ra, cửa thứ hai không vượt) mà còn có thể cưỡi ngựa ra ngoài dạo chơi !
Nghiên cứu nguyên nhân mở rộng quan niệm tình dục của triều đại nhà Đường cuốn "Văn hóa tình dục Trung Quốc thời xưa" của Lưu Đạt Lâm nhận dạng một vài nhân tố chủ yếu. Thoạt đầu đó là thời kỳ cực thịnh của xã hội phong kiến, và là thời phồn vinh lớn mạnh; kẻ thống trị nó có lòng tin và lực lượng dư dật và do đó hoàn toàn phóng khoáng và không thành kiến. Thứ hai, kẻ nào "no ấm nghĩ tới dâm dục", có một thời kỳ dài triều Đường hưởng cảnh thiên hạ thái bình thịnh trị, mọi người có thừa sức đi tìm khoái lạc và hưởng thụ. Ngoài ra, triều Đường là một thời đại dung hợp dân tộc với Hán tộc Hồ Bắc. Những giao tiếp với các nước "man di" chắc chắn đã ít nhiều dẫn tới một vài thay đổi trong lễ giáo, quan niệm tình dục và những môn thuộc loại đó.
Đứng về góc độ văn học mà nhận xét, đời Đường có những bài thơ diễm tình mô tả tình yêu trai gái, tình phòng khuê; những "tiểu thuyết truyền kỳ" ca tụng tình yêu, bộc lộ những điều vớ vẩn về tình dục, như: "Truyện Hoắc tiểu Ngọc", "Truyện uyên ương", "Truyện Lý Oa", v.v. đều phản ánh đầy đủ bộ mặt của xã hội đương thời.
Những ràng buộc về thân thể và tinh thần
Triều Tống là thời kỳ chế độ phong kiến từ thịnh chuyển thành suy, cũng là thời kỳ chuyển từ sự phóng túng sang sự áp chế tình dục. Từ đó trở đi Trung Quốc bắt đầu tám, chín trăm năm kềm chế tình dục.
Triều Tống suy nhược và vô tích sự, nhiều phen bị ngoại tộc xâm chiếm quấy nhiễu, ngoài ra còn chịu nỗi sỉ nhục lớn là hai vua Huy, Khâm bị nước Kim bắt làm tù binh; để tăng cường lực lượng thống trị, tại các mặt quân, chính, tư pháp, những kẻ thống trị tập trung quyền thực thi cao độ.
Trong thời kỳ này môn lý học của Trình - Chu hưng thịnh (lý học, còn được gọi là môn học về nguyên lý). Cái mớ học thuyết bảo thủ đó phù hợp với bọn thống trị của thời kỳ suy bại, bọn chúng muốn khống chế thái độ và tâm tư của người dân một cách nghiêm ngặt, và như vậy mớ học thuyết này bị bọn thống trị nắm lấy và vận dụng, và có một ảnh hưởng tới xã hội từ ngày đó trở đi.
Lý học chủ trương "tồn thiên lý, diệt nhân dục" (duy trì mặt trật tự của thiên nhiên và tiêu diệt những ham muốn của con người). Môn đồ của học thuyết này tin rằng "một khi con người làm điều bất thiện là do bị sự ham muốn dụ dỗ" ("nhân vi bất thiện, dục dụ chi dã"). Do đó, chỉ có cấm tuyệt đối con người nghĩ tới lòng dục thì mới có thể đẩy mạnh được trật tự của thiên nhiên.
Quan niệm về sự trinh tiết của phụ nữ bắt đầu bị cường điệu hóa. Thời trước đó chồng chết cải giá là chuyện rất bình thường. Từ triều Tống trở về sau, cải giá bị coi như "thất tiết", không được xã hội đương thời dung thứ. Những truyện như "Quả phụ đoạn tý" (gái góa chặt cánh tay sau khi tình cờ bị một người đàn ông chạm phải), "Nhũ thương bất y" (Ngực bị thương bỏ mặc không chữa, vì phụ nữ để phô ngực ra cho thầy thuốc nhìn còn tệ hơn là chết) được dùng làm gương mẫu và tuyên dương rộng rãi. Câu nói "Nga tử sự tiểu, thất tiết sự đại" (Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết mới là chuyện lớn) được coi là danh ngôn chí lý.
Ngoài những ràng buộc về mặt tinh thần, phụ nữ đời Tống còn bị một ràng buộc lên thân thể, đó là tục bó chân.
Tục bó chân của người phụ nữ Trung Quốc xét cho cùng bắt đầu từ đời Ngũ đại, cuối đời Đường hay đời Bắc Tống? Mọi người còn phân vân. Điều có thể xác minh được là, đến đời Tống thì "tam thốn kim liên dĩ thành mỹ nữ" (ba tấc sen vàng đã thành người đẹp) đã thành cần thiết để trở thành tiêu chuẩn cho cái đẹp của người phụ nữ. Bàn chân xinh của phụ nữ đã trở thành một bộ phận thân thiết nhất, có sức hấp dẫn nhất trong cơ thể họ. Trong cuốn "Sinh hoạt tình dục tại Trung Quốc đời xưa" của ông, Robert Van Gulik kể lại trong những bức tranh xuân cung (cung mùa xuân = dâm ô) từ đời Tống trở đi, phụ nữ được phô bày hoàn toàn khỏa thân, nhưng ông đã không hề thấy một bức tranh nào trong đó chân họ lại không bó vải. Do đó ta có thể thấy những đôi chân bó là một cái gì thần bí và cấm kî, chúng khiến cho người ta tưởng tượng xa vời.
Có người bảo: bó chân sẽ làm cho thịt ở âm bộ người nữ béo và đầy, bắp thịt ở lưng thêm tính đàn hồi hơn. Cái ý đó đã bị chứng minh là chuyện vô căn cứ. Chẳng qua bó chân chỉ chìa ra ngón cái để làm cho cân bằng, đung đưa hông không kém phần khêu gợi như những chiếc giày cao gót ngày nay.






Anh em họ Điền
Ngày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.

Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:
"Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế"?
Người anh cả đáp lại rằng: "Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc".
Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.
Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.
Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 05-17-2010, 07:13 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Cầm đuốc chơi đêm:
Do chữ Bỉnh chúc dạ du, ý nói thời gian qua mau, đời người ta quá ngắn, phải tranh thủ mà vui chơi.
Cổ thi: Trú đoản khổ dạ trường hà bất bỉnh chúc du ? nghĩa là: Ngày ngắn khổ nổi đêm dài, sao không cầm đuốc chơi đêm.
Lý Bạch: Quang âm giả bách đại chi quá khách

Nhi phù sinh nhược mộng vi hoan kỷ hà
Cổ nhân bỉnh chúc dạ du lương hữu dĩ giả

Nghĩa là: Ngày giờ thì như người khách đi qua mãi mãi trăm đời, mà kiếp phù sinh của con người thì như một giấc mộng, vui được bao nhiêu. Cổ nhân cầm đuốc chơi đêm thật có lý do vậy.
Ba sinh
Ba kiếp luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác của con người là : Quá khứ, hiện thực và Vị lai.
Theo Cam Trạch Ðạo : Lý Nguyên đời Ðường cùng Viên Trạch đến chơi núi Tam Giáp, gặp một người đàn bà gánh vó đi lấy nước giếng. Viên Trạch nói : "Bá đó là nơi thác thân của tôi, 12 năm sau tôi sẽ gặp lại bác tại mé ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu." Ðêm hôm đó Viên Trạch mất. 12 năm sau, Lý Nguyên tìm đến nơi đã hẹn, gặp một đứa trẻ chăn trâu hát rằng : "Tam sinh thạch thương cựu linh hồn... thử thân tuy dị tính trường tồn" (Linh hồn cũ gửi lại ở đá ba sinh, thân này tuy khác nhưng tính vẫn còn mãi như xưa). Lý Nguyên biết đứa trẻ chăn trâu đó chính là Viên Trạch.
Duyên nợ ba sinh : Duyên nợ với nhau trong cả 3 kiếp.
Kiều :
Vì chăng duyên nợ ba sinh.
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.

ả Lý :
Nàng Lý Ký sống vào thời Hán Vũ đế.
Sưu thần ký : Quận Mãng Trung đất Ðông Việt có cái hang núi có con rắn to. Hàng năm, nhân dân phải cúng cho nó một đồng nữ. Có một năm, viên quan lệnh lùng tìm đồng nữ mà chẳng được ai. Bấy giờ, ở huyện Tương Lạc có người con gái tên là Ký muốn nhân dịp này bán mình lấy ít tiền nuôi cha mẹ. Nàng bèn trốn đến cửa quan tự bán mình nộp thần rắn và xin một thanh gươm tốt, một con chó dữ. Ðến ngày lễ thần rắn, Lý Ký cầm gươm dắt chó ngồi chờ sẵn trong miếu. Con rắn khổng lồ từ trong hang bò ra, Ký thả chó ra cắn còn nàng theo sau dùng gươm chém. Rắn bị thương đau đớn, lao vọt ra khỏi hang đến trước sân miếu thì chết. Việt Vương Hán Vũ đế (Tức Ðông Việt Vương, Ðông Việt là tên nước được lập ra từ năm Kiến nguyên, năm 140 trước công nguyên) nghe biết chuyện bèn đón vào cung lập làm hoàng hậu.

Lẩy Kiều hay tập Kiều ?

Truyện Kiều, ai cũng phải phục là một áng văn bất hủ. Giá trị của truyện Kiều không những ở trong câu văn óng chuốt, ý tứ hàm súc mà còn ở cái nhạc điệu dịu dàng êm ái dễ nhớ, dễ ngâm, dễ truyền tụng; ai gặp trường hợp nào cũng có thể tìm được một câu Kiều vừa ý mà ngâm ngợi, giải tỏ nỗi lòng.

Để tả những tâm trạng phức tạp mà một hai câu liền không đủ ngụ được hết ý, người ta đặt ra lối “lẩy Kiều” hoặc “tập Kiều”, nghĩa là lấy một câu sáu ở đoạn này ghép vào với câu tám cùng vần ở đoạn kia. Dùng lối này, có người đã mô tả được những sự vật mà Nguyễn Du không từng đề cập đến, cả những sự vật chưa có trong thời ông.

Chẳng hạn như:

Cái ống máng
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng
Nhìn càng lã chã giọt hồng,
Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra…

Phi công ngồi máy bay khu trục
(chữ E ở câu thứ ba xin hiểu nghĩa là chữ “Air” của tiếng Anh)

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Thành xây khói biếc, non phơi bòng vàng
E thay những dạ phi thường
Nữa khi dông tố phũ phàng, thiệt riêng

Một ông bạn của nàng Phù Dung (thuốc phiện) cứ cả tuần mới vào cầu một lần, mà mỗi lần trên thì thông, dưới lại bí, ì ạch mãi chẳng được, cũng nhăn nhó lẩy Kiều:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần!

(dặn =rặn, theo phát âm miền Bắc)
Một ông xuất thân làm nghề hát chèo, sau trở nên giàu có, đứng ra mở một công ty nấu rượu lớn, được mừng như sau:
Hương càng đượm, lửa càng nồng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo

Một ông khác cho người hàng xóm mượn tiền, mãi không thấy trả, sai người đi hối thúc mới hay con nợ đã bỏ đi từ hồi nào không biết, bèn lẩm bẩm phàn nàn:
Thúc ông nhà ở gần quanh
Bạc đem mặt bạc lánh mình cho xa

*********
Những chữ dùng trong truyện Kiều đôi khi còn được khoác cho một nghĩa riêng biệt để phù hợp với một cảnh ngộ khác thường.

Một anh học trò quanh năm ở tỉnh, nhân ngày xuân cao hứng về vùng quê chơi. Đi qua bãi cỏ thấy mấy cô thôn nữ chăn bò đang cười đùa vui vẻ, anh chàng liền sấn đến kiếm chuyện làm quen.

Một cô trong bọn lên tiếng ngay:
Trông chừng thấy một văn nhân…
Rồi cô bỏ lửng. Anh học trò hí hửng, vuốt lại vạt áo đứng ngóng câu tiếp theo.
Chợt một cô khác cất giọng:
…Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Những tưởng mình được là Kim Trọng, đã tấp tểnh mừng thầm, ai ngờ lại bị coi là Mã Giám sinh, anh học trò vừa thẹn vừa tức. Anh ta bèn đòi đố Kiều (môn sở trường của anh ta bấy lâu nay) với các cô thôn nữ.
Một cô nhanh nhẩu: “Chúng em quê mùa dốt nát đâu dám khoe tài. Biết anh giỏi Kiều, xin nhờ anh đọc một câu Kiều bảo con bò đang đi chỗ này đứng lại xem nào".
Anh học trò chột dạ, đánh liều đọc:

Tần ngần đứng suốt giờ lâu,
Dạo quanh chợt thấy mái sau có nhà.

Anh ta cố ý đọc to chữ đứng. Con bò vẫn tiếp tục đi. Một cô liền nói:
-Thôi, anh chả bảo được nó đâu, để em bảo dùm cho.

Đoạn, cô ngâm:
Họ Chung có kẻ lại già
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm

Cô đọc to và kéo dài tiếng họ (họ: tiếng vùng quê dùng để bảo trâu bò đứng lại), quả nhiên con bò đứng lại ngay. Kế đó một cô thách:
-Bây giờ lại đố anh bảo được con bò rẽ sang bên phải đấy.

Anh chàng muốn gỡ thẹn, liền đọc luôn:
Nàng rằng phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Anh nhấn mạnh cả hai tiếng đi, con bò đi thật nhưng lại đủng đỉnh đi thẳng chứ không rẽ sang bên phải. Anh chạy theo đọc lại lần nữa, nó cũng chẳng nghe cho. Chợt nhớ ra một câu khác, tin chắc lần này thế nào cũng có kết quả, anh dõng dạc ngâm:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha
(Dẽ=rẽ theo phát âm miền Bắc)
Anh kéo dài tiếng dẽ. Con bò vẫn chậm rãi đi thẳng đường. Các cô ôm bụng cười. Anh chàng tiu nghỉu, mặt chín rừ. Bấy giờ một cô trong bọn mới đọc:
Một vùng cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu

Cô nhấn mạnh tiếng vắt (tiếng vùng địa phương để bảo trâu bò rẽ sang bên phải), quả nhiên con bò ngoan ngoãn rẽ sang phải.
*********
Xưa, có một cô thiếu nữ ăn nói bặt thiệp, mở quán nước bên đường để kén chồng. các cậu khóa anh đồ nghe tin kéo đến rất đông, ai cũng muốn khoe tài để mong được người đẹp chú ý; nhưng đã bao ngày vẫn chưa có ai địch lại mồm mép của giai nhân.
Nghề đời vỏ quýt dày tất có móng tay nhọn.

Một hôm, một nho sinh vào quán nghỉ chân. Cô gái quen như mọi lần, lại giở cái giọng “đàn chị” ra để trêu chọc, nhưng anh chàng đối đáp không kém phần cứng cỏi. Cuối cùng, cô bèn đọc một câu tập Kiều:

Khen cho con…mắt tinh đời!
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già

Cô nhấn mạnh ba tiếng khen cho con, nghỉ một lát rồi mới nối ba tiếng sau. Lối đọc này mang hàm ý: “Khen cho con đấy, con ạ!”.
Nho sinh hiểu ý, đọc ngay một câu cũng trong Kiều:
Vả bây giờ…mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai

Lúc đọc anh ta dằn mạnh ba tiếng vả bây giờ, cũng nghỉ một tí mới đọc tiếp ba tiếng sau, khiến cho câu thơ có nghĩa là: “Hỗn với tôi thì tôi vả cho bây giờ!”
Thấy nho sinh trả lời hóm hỉnh như vậy, cô gái vừa phục vừa thẹn, mắt đỏ ửng lên và lặng thinh ngồi mân mê tà áo…
(Theo Lãng nhân “Chơi chữ”)
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-17-2010, 07:14 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Câu đối trên Văn Hồ




Thời Hậu Lê, Văn Miếu chiếm một khu vực rất rộng ở giữa địa phận hai làng Cổ Giám và Văn Chương. Bên tả là khu học xá ở thôn Minh Giám, nơi trú ngụ của các cống sĩ về học ở Quốc Tử Giám. Phía trước có một hồ nhỏ gọi là Văn Hồ, tu sửa thành một cảnh khá đẹp.

Thoi đưa tay mỏi canh chày,
Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
Thầy rằng đang học tắt đèn
Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.


Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.
Tương truyền, một người ở thôn Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hìnhc hiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sỹ chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:

Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát, rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn.
Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không giống nhau vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa ai đối được.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-17-2010, 07:27 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Hữu thị vô khủng
Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là vì có chỗ nương tựa, nên chẳng phải lo lắng gì.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tả truyện-Hý Công nhị thập lục niên".
Năm 634 công nguyên, Tề Hiếu Công nhân dịp nước Lỗ bị thiên tai, liền thống lĩnh đại quân sang đánh nước Lỗ. Vua nước Lỗ biết mình không thể nào chống đỡ nổi, bèn cử đại phu Triển Hỷ đem bò cừu và cơm rượu đi úy lạo quân Tề.
Triển Hy đến gặp Tề Hiếu Công và nói rõ ý định của mình, thì Tề Hiếu Công ngạo mạn hỏi rằng : "Nước Lỗ các ngươi cảm thấy sợ hãi rồi phải không?". Triển Hỷ là người giỏi biện bạcH liền ung dung đáp rằng: "Những người không có tầm nhìn xa thì mới cảm thấy lo sợ, chứ vua nước Lỗ và các đại thần chúng tôi đều cảm thấy chẳng có gì đáng sợ cả".
Tề Hiếu Công nghe xong liền khinh miệt đáp rằng "Nước Lỗ các ông kho tàng trống rỗng, nhân dân thiếu lương ăn, đồng ruộng không nói là cây lúa, mà ngay đến ngọn cỏ cũng không sao mọc được, các ông dựa vào đâu mà còn nói là không lo sợ ? " Triển Hỷ rất bình tĩnh khảng khái đáp rằng: "Đây cũng là vì chúng tôi dựa vào di mệnh của Chu Thành Vương. Ban đầu, Khương Thái Công tổ tiên của nước Tề rất mực trung thành, cùng đồng tâm hiệp lực giúp đỡ Chu Thành Vương tổ tiên của nước Lỗ, ông ta quên ăn quên ngủ giải quyết công việc nhà nước, cuối cùng đã bình trị được thiên hạ. Chu Thành Vương vô cùng cảm kích, bèn cùng tổ tiên các ông lập ra bang ước, nhắc nhở các đời con cháu, phải đời đời kiếp kiếp giao hảo và không được xâm phạm lẫn nhau, điều này đều có tài liệu để tra cứu. Tổ tiên chúng tôi đã hữu hảo như vậy, thì đại vương chắc chắn không thể ngang nhiên phế bỏ lời bang ước của tổ tiên ? Chúng tôi cũng chỉ vì dựa vào điều này, nên chẳng lo sợ gì cả".
Tề hiếu Công nghe xong lời nói của Triển Hỷ, liền từ bỏ ý định xâm chiếm nước Lỗ, rút quân về nước.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 05-17-2010, 07:30 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Trung ngôn nghịch nhĩ


Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
Năm 207 công nguyên, sau khi Lưu Bang đánh chiếm được Hàm Dương, liền vào trong cung nhà Tần xem xét, thấy của cải chất như núi, mỹ nữ nhiều vô kể, thì trong lòng bỗng cảm thấy rất hiếu kỳ và thỏa mãn, những muốn hưởng dụng hết tất cả.
Phàn Khoái là thuộc hạ của Lưu Bang, khi nhận biết ý đồ này, liền hỏi Lưu Bang muốn làm một đại phú ông, hay muốn thống trị thiên hạ, Lưu Bang trả lời rằng: "Đương nhiên là muốn thống trị thiên hạ rồi". Phàn Khoái lại nói: "Trong cung Tần của cải vô số, mỹ nữ đông đúc, những thứ này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới triều nhà Tần bị diệt vong, vậy đại vương không thể nào ở lại trong cung, mà hãy nhanh chóng trở về Bá Thượng". Nhưng Lưu Bang không chịu nghe theo.
Sau khi biết được việc này, mưu sĩ Trương Lương mới nói với Lưu Bang rằng: "Vua Tần u mê vô đạo, cho nên nhân dân mới nổi lên làm phản, do đó đại vương mới chiếm được những thứ này, đại vương đã trừ được bạo chúa cho dân, thì phải giữ vững hình ảnh của mình, phải sống tiết kiệm qua ngày. Nay mới tới cung nhà Tần mà đã muốn hưởng lạc sao được? Lời nói thẳng tuy nghe trái tai, nhưng lại có lợi cho hàng động, thuốc tốt tuy đắng nhưng giã tật. Vậy mong đại vương hãy nghe theo lời của Phàn Khoái".
Lưu Bang nghe xong nghĩ rằng, sau này mình được cả thiên hạ thì của cải, mỹ nữ sớm muộn mình cũng được hưởng, bèn nhận lời nghe theo, và coi cung nhà Tần là một nơi thị phi, là cạm bẫy, bèn hạ lệnh cho quân sĩ niêm phong các phủ đệ và kho báu, đóng cửa cung lại rồi trở về Bá Thượng.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 05-17-2010, 07:33 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Do dự bất quyết
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Chiến Quốc Sách-Triệu Sách Tam".
Thời Chiến Quốc, năm đó thủ đô Hàm Đan nước Triệu bị quân Tần bao vây, vua Triệu buộc phải cử người sang nước Ngụy cầu cứu. Vua nước Ngụy đã cử đại tướng Tấn Bỉ đem quân sang giúp nước Triệu, nhưng vì Tấn Bỉ lo sợ nước Tần thế lực lớn mạnh, bèn ra lệnh cho quân sĩ dừng lại ở Thang Âm, rồi cử tướng Thân Viên Hàm bí mật lẻn vào Hàm Đan, thông qua tướng quốc Bình Nguyên Quân là Triệu Thắng đến khuyên vua nước Triệu rằng, nước Tần sở dĩ vây riết thủ đô nước Triệu, là hoàn toàn do vua nước Tần muốn xưng đế, chứ không phải muốn chiếm cứ địa bàn, mà đoạt thành trì của nước Triệu. Nay chỉ cần nước Triệu cử sứ thần sang nói rõ với vua Tần, nguyện tôn ông ta làm đế, thì vua Tần chắc sẽ rất phấn khởi mà rút quân về.
Vua nước Triệu nghe xong những lời này, còn do dự chưa biết quyết đoán ra sao.
Cũng chính vào lúc này có một mưu sĩ của nước Tề tên là Lỗ Trọng Liên đang du lịch tại nước Triệu, sau khi biết được việc này, ông bèn đến nhờ tướng quốc Triệu Thắng dẫn đến gặp tướng Ngụy Thân Viên Hàm. Lỗ Trọng Liên bày tỏ không nên tôn vua Tần làm Đế, đồng thời trình bày rõ nếu làm như vậy sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thân Viên Hàm thấy ông nói có lý, bèn thay đổi lại cách nghĩ của mình. Lúc này vua nước Triệu cũng đã có chủ ý của mình, quyết định kiên quyết chống lại quân Tần, và mời tướng Ngụy là Tấn Bỉ khởi binh cứu Triệu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 05-17-2010, 07:45 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Dư âm nhiễu lương
Nguyên ý của câu thành ngữ này là chỉ dư âm tiếng hát vang vọng trên mái nhà, miêu tả tiếng hát uyển chuyển, mãi mãi vang vọng bên tai mọi người.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Liệt tử- Thang vấn".

Thời Xuân Thu, Nước Hàn có một ca nữ rất giỏi ca hát tên là Hàn Nga. Hàn Nga không những xinh đẹp, mà còn có giọng hát rất hay, giọng hát của nàng chứa chan tình cảm, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Khi tiếng hát khoan khoái thì khiến người nghe vui tươi phấn khởi, khi bi thương thì khiến người nghe phải ngậm ngùi nhỏ lê.
Một hôm, khi Hàn Nga đến Lâm Truy thủ đô nước Tề, vì không đủ tiền đi đường, nên nàng đã hát rong ở cửa thành Ung Môn. Tiếng hát trong trẻo của nàng đã luôn cuốn được rất đông người nghe, họ say sưa lắng nghe, rồi thưởng cho nàng không ít tiền.
Hàn Nga thu nhặt xong tiền nong rồi đi. Nhưng mọi người nghe xong, đều cảm thấy dư âm tiếng hát vẫn còn vang vọng trên mái nhà đến mấy hôm sau vẫn không dứt, thật chẳng khác nào nàng vẫn còn chưa rời đi.
Hôm đó, Hàn Nga vào nghỉ trong một quán trọ, do bị người ta bắt nạt nên nàng khóc nứt nở, tiếng khóc của nàng đã khiến gia trẻ gái trai ở quanh đó cũng phải nhỏ lệ tới ba ngày chẳng ăn uống gì được.
Mọi người đổ sô tới tìm nàng, rồi cùng trách mắng người đã bắt nạt nàng. Sau đó mời nàng hát mấy bài để cùng nghe. Hàn Nga không thể từ chối được, bèn cất tiếng hát. Mọi người vừa nghe vừa múa theo, mà quên hết đi mọi việc vừa xảy ra.
Về sau, người ở Ung Môn vẫn thường xuyên hát mấy bài hát này, mà càng hát lại càng hay hát.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 05-17-2010, 07:47 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Ngư mục hỗn châu
Ý của câu thành ngữ này là chỉ mắt của con cá rất giống viên ngọc trai, thường dùng để ví về sự hỗn độn lấy giả làm thật.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hàn thi ngoại truyện".

Ngày xưa, có một người tên là Mãn Ý mua được một viên ngọc trai tại một cửa hiệu nhỏ ở miền đất hoang vắng. Sau khi về nhà, Mãn Ý liền bỏ viên ngọc vào một chiếc hộp rất đặc biệt, rồi cất giữ cần thận, chỉ khi nào đến ngày lễ tết mới đem ra cho bạn bè thân thích xem.
Mãn Ý có một người hàng xóm tên là Thọ Lượng, trong nhà cũng có một viên ngọc gia truyền, anh ta vẫn muốn đem ra để so đọ với viên ngọc của Mãn Ý. Nhưng vì tổ tiên có lời dặn rằng không nên để người ngoài biết nên đành thôi.
Nhưng điều trớ trêu là ít lâu sau, hai người này đều mắc phải một chứng bệnh rất quái lạ, nằm liệt giường không sao dậy được, uống đã nhiều thuốc mà vẫn không khỏi bệnh. Một hôm, có một thầy lang đi trên phố và nó có thể chữa các loại bệnh nan trị. Hai nhà này đã lần lượt mời thầy đến nhà, sau khi bắt mạch xong thầy lang nói rằng, thang thuốc này phải có thêm bột ngọc trai thì mới có công hiệu, nói xong bèn để lại phương thuốc rồi đi ra.
Nhưng vì Mãn Ý rất tiếc viên ngọc quý của mình, nên chỉ uống thuốc không chứ không pha thêm bột ngọc. Còn Thọ Lượng thì đem viện ngọc gia truyền của mình ra nghiền thành bột rồi hoà chung với thuốc. Về sau, thầy lang được biết Mãn Ý không dùng bột ngọc pha thuốc, thì mới phát hiện viên ngọc này của anh quả là rất quý hiếm. Nhưng khi nhìn đến viên ngọc của Thọ Lượng thì thầy nói rằng: "Đây chỉ là mắt của một loài cá biển thôi, anh coi mắt cá là ngọc quý thì làm sao chữa khỏi bệnh được".
Thảo nào, mặc dù Thọ Lượng đã pha thêm bột ngọc vào thuốc mà bệnh vẫn không khỏi được.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:31 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.