Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Ngắn - Truyện Học Trò
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 01-07-2009, 09:17 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Wink Truyện rất ngắn ( sưu tầm )

- Chiếc bánh kem -


Ăn thêm cái nữa đi con!

- Ngán quá, con không ăn đâu!

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.

Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 01-07-2009, 09:18 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Default

2. Cùng nghề


Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:

- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?

- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.

- Sao không thấy học trò thăm bố?

- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.
Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...



3. Giỗ ông


Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nột trên rảo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, "khuyên" : 14, lớn rồi - nên tự lập. Anh em dắt díu nhau tha hương.

Trưa. Phụ hồ về trú ngụ - 1 góc ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm: nhão như cháo. Thằng anh mắng: đồ hư. Con em mếu máo: em nấu để... giỗ ông.


4. Lòng tin

Xe ngừng…

- Mận ngọt đây!...

- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?

- Dạ 2000.

- Hổng có tiền lẻ!

- Để con đổi cho!

Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…

- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!

- Ai mà tin cái lũ đó chứ!

- Bà tin người quá!...

Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:

- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho!
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 01-07-2009, 09:18 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Default

5.Tiền cứu trợ

Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!"

Mỗi ngày, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.
Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.

Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: "Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!"


6. Ước mơ

Mẹ nghèo đi ở mướn. Con nhỏ chạy chơi với "cậu chủ" cùng lứa. Chơi trò cưỡi ngựa: nó luôn làm ngựa, cậu chủ cưỡi lên lưng. Ngựa phi, ngựa phi vòng vòng, tấm lưng nhỏ oằn cong. Mẹ nhìn rưng rưng nước mắt.

Đêm về, thoa lưng con, mẹ hỏi:

- Sao con không đổi làm chủ ấy ?

Đứa trẻ bảo:

- Con thích cưỡi ngựa thật chứ không thích cưỡi ngựa người.

Mẹ ừ mà lòng chạnh xót xa....



7. Những chiếc bao lì xì

Ba mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn.

Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và bỏ đầy con heo đất.

Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: “Mày được bao nhiêu?”
Nó đáp: “Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 caí”
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 01-07-2009, 09:19 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Default

8. ANH ...


Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”

Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”

Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…

Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

Anh ơi… ôi, người anh của Út…!



9. MẤT XE

Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại học.

Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.

Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày đâu?”. “Mất rồi”. Để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại gần vỗ về, an ủi.

Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em, tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.

Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.


10. ...

Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.

Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ…




11.Xe Hỏng


Một cô bé đi học về nhà rất muộn .Bố mẹ cô rất bực mình và hỏi cô đã đi đâu và làm gì .Cô bé đã thưa với bố mẹ :

- Con phải dừng lại một lát để giúp đỡ bạn con ạ .Xe đạp của bạn ấy bị hỏng !

- Nhưng con có biết sửa xe đạp đâu ? – Bố cô bé hỏi vẻ nghi ngờ

- Đúng ạ ,nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc .


12...

Hồi nhỏ, mỗi lần tôi bệnh, mẹ tôi luôn lo lắng thuốc thang, nuông chiều tôi mọi thứ. Biết vậy, tôi cứ giả ốm để mẹ chiều chuộng.

Lớn lên lập gia đình. Có con. Đang làm việc. Điện thoại reo vang, nhà gọi vào báo: "Con sốt , ói mửa!". Nghe xong, tôi chẳng làm gi được, cứ ngóng tới giờ về .

Tối - nằm cạnh con. Mỗi tiếng con ho, ói - tôi bật dậy - ruột xốn xang - thao thức mãi .
Đặt lưng xuống. Nhớ lại ngày xưa. Nước mắt chực trào ra. Nghĩ mà thương mẹ biết chừng nào ...
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 01-07-2009, 10:26 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Default

13.CÂY CAU GIÀ
Tiên Minh


Cây cau trong vườn bằng tuổi mẹ tôi, khẳng khiu đến tội. Những dây trầu quấn quanh thân giữ lại, nếu không, chắc nó ngã lâu rồi.

Nội kể, hồi đó cau rẻ, bỏ thì uổng, nên nội ăn trầu sớm lắm, rồi nghiện vị ngọt chát của quả cau nhà. Khách xem vườn để mua. Nội chỉ tiếc cây cau.

Mẹ bảo "Ngoài chợ thiếu gì".

Nhớ hồi tôi còn nhỏ, có lần thiếu vở học, nội bán mấy buồng cau và nhịn gần hai tháng. Còn lần này, chắc nội bỏ ăn trầu luôn.


14. GIA ĐÌNH

- Đào Thị Diễm Tuyết -

Mấy năm trước, cháu được một tuổi rưỡi, nói bập bẹ, mới biết đi. Bà vỗ tay mừng cháu. Mẹ cười hạnh phúc.

Hai năm sau, cháu đã vào lớp một. Bà bị tai biến mạch máu não, nằm liệt gường, không nói được. Nụ cười hiếm thấy trên khuôn mặt mẹ.

Sau nhiều tháng điều trị, bà bỗng nói được, rồi bà chống gậy tập đi. Bà đi được, cháu vỗ tay mừng bà. Mắt đẫm lệ, mẹ cười.


15. MÙI THƠM HƯƠNG BÀI

- Trần Huy -


Ngoài sáu mươi tuổi ông nghĩ hưu, tất cả để lại Hà Nội. Một mình ông về quê chăm sóc mẹ già sau mấy mươi năm đằng đẵng xa mẹ.

Đó là những ngày hạnh phúc của đời ông, ông được sống lại những năm tháng ông là thằng Thiều bé bỏng, đêm đêm cùng mẹ xe những cây hương bài thơm ngọt ngào để nuôi ông ăn học…

Hai mái đầu bạc của hai mẹ con lại xe hương bài cho đến một ngày trong túp lều nhỏ nghi ngút lan tỏa mùi thơm và khói trắng của hương bài…

Ông trở lại Hà Nội với vợ con mang theo hương thơm của hương bài quê hương…


16. MỘT BUỔI SÁNG

- Thanh Hải -



Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:

- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.

Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống. Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:

- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?

Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.


17. MẸ GHẺ

- Mai Nhung -



Cô tôi muộn chồng vì quá dữ dằn, ruột thịt cũng chẳng ai muốn gần, đành lấy dượng, đã góa vợ.

6 tuổi, Lộc về với mẹ ghẻ, làm đủ việc mà vết roi mới chồng lên dấu đòn cũ...

Lộc 15 tuổi, dượng chết. Đinh ninh Lộc bỏ đi, nên ngày mở cửa mả, cô đuổi khéo:
- Có muốn về với bà ngoại mày không?

Lộc cúi đầu, nói trong nước mắt:
- Con đi rồi, mẹ ở với ai?

Sau câu nói ấy, dường như bà mẹ ghẻ thì ở lại với nấm mồ, còn cô tôi về, đi chùa, ăn chay. Lộc trở thành cậu ấm - rồi trở thành thạc sĩ, mẹ con thân thương như một phép màu.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 01-07-2009, 10:27 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Default

18. CÂU HÁT

- Mai Nhung -


Mưa. Hồi trước. Thấy tôi đến người yêu tôi vui mừng. Hai đứa ngây ngất trong vòng tay nhau, hạnh phúc. Cánh cửa bị hư chốt cài, gió thổi vào hung bạo. Vẫm ấm áp. Đưa tôi về. Người yêu tôi hát nhỏ “Anh ước mong một chiều đông giá…”

Mưa. Bây giờ. Thấy tôi đến người yêu tôi hững hờ. Hai đứa ngồi lại bên nhau trong căn phòng có gắn điều hòa và mở hết số. Vẫn lạnh run. Khi tôi về. Phố trắng xóa, mờ mịt. Lòng rưng rưng với câu hát cũ “…và quên đường về".


19.CON MUỐN
- Thúy Bắc -

Cu Tí, ngoài giờ học bán trú ở trường. Bbuổi tối và chủ nhật còn phải thêm môn đàn, học vẽ, học tiếng Anh.

Thằng Tèo nhà bên cạnh bố mất sớm, mẹ nó phải nuôi ba đứa em nên Tèo phải nghĩ học. Hàng ngày mỗi khi nghe thấy tiếng đàn của Tí, Tèo rón rén nép mình bên hàng rào dòm vô.

Nhìn ra thấy Tèo đứng đó, Tí mếu máo:

- Ba ơi, con muốn được như thằng Tèo!



20. Nghề của ba
- Thanh Hải -

Trước, ba nó cũng là công chức nhưng vì bất đồng với cung cách làm ăn bất bình thường của một số người trong cơ quan. Ba nó xin nghỉ.

Về nhà, ba nó sắm một chiếc xích lô, ông bảo ”Đạp xích lô vậy mà tự do, thoải mái hơn, được làm chủ công việc của mình và thu nhập bằng chính sức lao động đích thực của mình.”

Từ ngày ba nó đạp xích lô, nó bổng trở nên trầm mặc, ít giao du với bạn bè, nó không còn vui vẻ, nhí nhảnh như trước nữa.

Một lần đi học về, không may nó bị trúng gió, bạn bè dìu nó vào nằm bên lề đường dưới gốc cây bàng. Tay chân nó cứng đờ, mặt xanh như tàu lá chuối. Giữa dòng xe cộ ngược xuôi, hối hả, bạn nó đón một vài chiếc xe máy để nhờ chở nó đến bệnh viện nhưng chẳng ai chịu dừng. Bỗng một chiếc xích lô ở đâu trờ tới và dừng lại, bác xích lô liền bế nó lên xe và chở ngay đến bệnh viện.

Đến nơi bác lại bế nó đến tận phòng cấp cứu. Bạn nó cũng vừa đến cảm ơn và xin gửi tiền xe. Bác nhất định không lấy.

Được đưa đến bệnh viện kịp thời nên cơn nguy hiểm đã qua, nó nhanh chóng khỏe trở lại. Nghe bạn kể, những giọt nước mắt hối hận lăn dài trên má. Nó bỗng thấy yêu quí và mến phục tất cả những người đạp xích lô tốt bụng.

Nó tin rằng trong số đó sẽ có cả ba của nó – bởi nó biết tính ba – và nó cảm thấy rất tự hào về ba của nó


21.ĐỔI THAY
- Ngọc Thu -


Hồi nhỏ, chị đi làm lo cho em học. Sinh nhật chị, em dành dụm tiền tặng chị cái nón. Chị rất vui, cảm động ôm hôn em.

Rồi em ra đời, giàu lên. Mua gì cho chị, chị cũng chê. Sinh nhật chị, nhớ ngày xưa em lại tặng nón.

- Xì... giàu thấy mồ mà tặng nón!

Chị kể lể công lao, giận dỗi. Em tiếc ngày xưa, giấu mặt vào tường lặng lẽ khóc.


22.Nó
- Thanh Hải -

Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín.

Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo "Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt trên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 01-07-2009, 10:27 AM
foryou's Avatar
foryou foryou is offline
Special Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Bài gởi: 816
Default

23. THÀNH PHỐ
- Cỏ May -


Năm thứ nhất, nàng từ dưới quê lên thành phố trọ học. Cả khu nhà trọ sinh viên chẳng ai có xe máy, nàng vui vẻ đi xe đạp, quần áo giản dị và chơi với đám bạn đồng hội đồng thuyền.

Năm thứ hai, nàng là người đầu tiên có xe máy, ăn bận thật mode, nhưng dẫu chưa tốt nghiệp, nàng đã không còn là sinh viên, cũng không còn là nàng nữa. Đám bạn sinh viên giờ nàng chẳng chơi với ai, cũng chẳng ai chơi với nàng.

Nàng đã bị thành phố làm cho thay đổi.


24. XÓT XA
- Thanh Hải -

Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:

- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?

Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:

- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!

Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên.

Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:

- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!


25. LẼ ĐỜI
- Nguyễn Vũ -

Gánh bún vỉa hè của bà thật đắt. Khách không đủ chỗ ngồi, chen chúc, nhường nhau, chờ đợi - vậy mà chẳng phiền ai. Cảm thông cảnh quán tạm, mọi người đều vui vẻ để được tô bún Huế nức tiếng ngon.

Con cháu phát triển nghề, mở cửa hiệu khang trang. Đến quán toàn những người sang trọng. Nhưng thay cho những câu đùa, nụ cười, ánh mắt sẻ chia mỗi khi bún trễ, lát chanh chẳng tươi, đĩa rau muống ít giòn là thái độ khó chịu, mày cong môi cớn của khách.

Những lúc như thế bà ngậm ngùi nhớ cái… cảnh xưa.


26. TÌNH MẪU TỬ
- Thạch Nhung -

Mẹ cho gà ấp trứng vịt. Trứng nở. Đàn vịt con lội dưới ao sâu. Mẹ gà táo tác chạy theo trên bờ trông con.

Mẹ bảo "Mẹ gà con vịt mà tình mẫu tử thiêng liêng vậy đó!"

Mẹ nuôi mái gà khác. Gà mẹ dắt con kiếm mồi. Gà mẹ mê mồi bay qua bờ mương bên kia. Gà con nháo nhác lao theo mẹ. Từng con, từng con rơi tỏm xuống ao. Mẹ giận mắng "Sao có con gà ngu thế!"

Bố mất. Mẹ lấy chồng khác. Những lúc buồn, tôi lại nhớ đến những mẹ gà.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 01-14-2009, 08:01 PM
OOO's Avatar
OOO OOO is offline
Junior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 6
Send a message via Yahoo to OOO
Default

LOE
__________________
===OOO===
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:11 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.