Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 11-17-2008, 03:58 PM
thienthanphuc
 
Bài gởi: n/a
hoa Black Jack- Bác sĩ quái dị

Tình cờ tui đọc được một bài viết về người bác sĩ
hic hic hồi xưa có đọc bộ truyện bác sĩ quái dị nhưng không được đọc đầy đủ
may quá tìm trên mạng vẫn còn ^^!
post lên cho pà kon xem nhé

Ngay khi bước vào đọc những câu chuyện đầu tiên trong tập đầu tiên của Black Jack (mỗi tập được chia làm 10 câu chuyện nhỏ), định kiến của tôi về truyện tranh Nhật Bản đã bị “gỡ bỏ”. Hóa ra, trước đây, khi chưa biết rõ, tôi đã vội đánh đồng tất cả đều vớ vẩn, chỉ mang tính giải trí (mà đôi khi còn là giải trí không lành mạnh). Nhưng với bộ Black Jack, ông Tezuka đã buộc tôi phải nghĩ khác.

Nhân vật chính mà ông xây dựng lên trong truyện – Black Jack – là một người mang một số đặc điểm khác lạ so với người Nhật điển hình.

1. Đó là một kẻ sống gần như ngoài vòng pháp luật, hành nghê y mà “không có bằng chứng nhận tư cách bác sĩ ”, không là thành viên của Liên đoàn thầy thuốc. Chi tiết ngay từ đầu tập 1 này làm tôi nghĩ đến cuộc đời của nhà văn Haruki Murakami. Ông cũng không là thành viên của bất kì hội nhà văn nào ở quê hương mình cả. Ông là một nhà văn cá biệt, đơn độc trong làng văn. Văn của ông không được giới văn sĩ trong nước đón nhận, thường bị chỉ trích vì không “nợ một giọt mực nào của văn học truyền thống” nhưng lại được độc giả khắp nơi trên thế giới đón nhận, được giới phê bình phương Tây đánh giá cao. Trường hợp của Black Jack trong truyện, với giới y sĩ trong nước cũng gần như vậy.

Đối với xã hội Nhật Bản được làm nên bởi những chuẩn giá trị, quy tắc nghiêm ngặt mà hầu như mọi người đều phải tuân theo, thì người như Black Jack hay Haruki Murakami thật báng bổ và đáng coi thường. Và họ việc họ bị coi thường, bị ghen ghét là điều đương nhiên. Người ta không thể chịu được những người như họ. Tại sao vậy? Bởi vì - ở tận sâu trong tâm trí mình - người ta cảm thấy ghen tị với những người tự do hơn mình, những người đã chán ngấy đoàn hội với những kìm kẹp và mặt trái đầy giả dối của nó. Dù thực sự trong lòng mong muốn được như họ, nhưng sự hèn yếu không cho mong muốn ấy được biểu/thực hiện. Thế nên người ta tức, người ta phải ghen ghét, phải phản đối… cho đỡ tức.

2. Có thể nói, tác giả đã nhào nặn lên một bề ngoài phù hợp với số phận của Black Jack. Mái tóc bờm xờm che hết nửa khuôn mặt bên trái, chỉ nửa bên phải hiện ra với mảng da ghép khác màu và đôi mắt ám ảnh đến nỗi chỉ nhìn thấy một lần thôi bạn sẽ không bao giờ quên. Đó có lẽ chính là nhờ tài năng của ông Tezuka trong việc khắc hoạ con mắt ấy. Con mắt mà khi nhìn vào lần đầu tiên, tôi đã thấy nó thật khác biệt nhưng chỉ thế thôi. Ấn tượng nhưng chưa gì rõ ràng cả. Bí ẩn của con mắt ấy với tôi được mở dần qua từng mẩu chuyện, rải rác trong chục tập đầu, về số phận bất hạnh của Black Jack. Đó là một cái nhìn đầy hằn học với xã hội của một trái tim đã phải chịu những tổn thương lớn. Con mắt đó ánh lên ham muốn trả thù những kẻ đã gây tai hoạ cho mình và cướp đi sinh mạng mẹ mình. Con mắt đó thường nhìn thằng vào người đối diện, tạo nên một cái lườm xoáy sâu đến rợn người. Cách nhìn đó đã được thể hiện nhiều lần trong truyện. Đôi khi, nó khiến người đối diện phải im bặt vì không chịu nổi sự “tấn công” ấy.

Cô bạn tôi cứ băn khoăn mãi: “đôi lúc, cũng không hiểu Black Jack là người tốt hay xấu?” Phải rồi, một bác sĩ luôn tận dụng thời cơ để kiếm chác (ít nhất mỗi lần “đụng dao” là phải có 30 triệu yên) khó có thể thuyết phục người khác công nhận mình là một “lương y như tử mẫu” được. Nhưng, theo tôi, anh không thực sự là người xấu. Tại sao tôi lại nói thế? Xin phép được trình bày như sau:

1. Việc luôn lấy “phí đụng dao” cao ngất ngưởng như là cách để Black Jack trả thù đời. Sự trả thù của anh không chỉ hướng đến những kẻ mà gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh mà còn hướng đến cả giới tư bản giàu có nhưng thiếu lương tâm, sẵn sàng làm tất cả vì tiền. Với những kẻ đó, anh không áy náy khi “chặt chém” chúng. Hành động “lấy của người giàu” này gợi nhớ đến hình ảnh Robin Hood ở Tây Âu xa xưa. (Tất nhiên, phải công nhận rằng, có lúc Black Jack “bắt chẹt” ngưởi ta thật quá đáng!)

2. Cũng không phải là muốn cố tình “bào chữa” cho Black Jack trong việc “phí đụng dao” này nhưng tôi muốn chép lại ra đây cho bạn câu chuyện mà Osho đã kể trong cuốn “Từ thuốc tới thiền”. Hy vọng bạn sẽ có thêm một cách nhìn nhận về vấn đề này. Câu chuyện như sau:

Một trong những người bạn của tôi là nhà giải phẫu lớn ở Nagpur - một nhà giải phẫu lớn nhưng không phải người tốt. Ông ta chưa hề thất bại trong việc giải phẫu, và ông ấy đòi giá cao gấp năm lần bất kì nhà phẫu thuật nào khác đòi. Tôi đã ở cùng ông ấy và tôi bảo ông ấy, “Thế này thì quá lắm. Khi nhà giải phẫu khác đòi số tiền nào đó về cùng một bệnh, ông lại đòi gấp năm lần hơn.”

Ông ta nói với tôi, “Sự thành công của tôi trong nhiều điều khác cũng có cơ sở này: khi người ta trả cho tôi năm lần hơn, thì người đó quyết tâm sống sót. Đấy không chỉ bởi vì tôi tham tiền đâu. Nếu người đó sẵn lòng đưa cho tôi nâm lần hơn – trong khi người đó có thể có được việc mổ với giá rẻ - thì người đó quyết tâm sống sót với bất kì giá nào. Và quyết tâm của người đó gần như là năm mươi phần trăm sự thành công của tôi.”

Bạn có thể tin hay không tin vào câu chuyện này. Bạn có thể bĩu môi, cho rằng đây là một lời biện hộ khéo léo đầy đạo đức giả. Vậy thì tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện khác. Gần đây, ở Mỹ, trong một chương trình nghiên cứu, người ta chia các bệnh nhân bị cùng một bệnh làm hai nhóm. Nhóm A uống đúng thuốc để trị bệnh như bình thường. Nhóm B thì uống loại thuốc giả - chỉ mang tính chất tượng trưng. Tất nhiên, các bệnh nhân nhóm B không biết mình đang bị các bác sĩ lừa. Kết quả của chương trình thật đáng bất ngờ. Một số bệnh nhân nhóm B bệnh cũng thuyên giảm như bệnh nhân nhóm A. Tức là, Niềm tin cũng có tác động lớn trong việc chữa bệnh.

3. Black Jack là một bác sĩ cực kì có trách nhiệm. Đã nhận chữa bệnh cho ai là quyết tâm chữa đến cùng. Khi đã cầm dao mổ lên thì mọi người đều bình đẳng là bệnh nhân cần được cứu chữa. Dù đó có là một tên sĩ quan Mỹ đã từng thảm sát bao người dân vô tội ở Việt Nam đi nữa. Nhưng cái hay trong chuyện là ở chỗ tác giả mách cho Black Jack cách trừng phạt tên tội phạm chiến tranh mà không vi phạm quy tắc nghề nghiệp.

Anh cũng là một bác sĩ đầy lương tâm và lòng tự trọng, sẵn sàng trả hoặc tặng lại tiền nếu như cảm thấy mình không hoàn thành hết trách nhiệm. Như chuyện anh giúp cho cô gái có thể nhìn lại trong lại trong thời gian ngắn để xác minh tên tội phạm chẳng hạn. Giúp người ta nhìn lại trong thời gian ngắn khác nào trao cho người ta hi vọng rồi lại dập tắt hi vọng ấy đi. Thật quá tàn nhẫn! Black Jack không muốn làm điều đó, nhưng khi đó là giải pháp cuối cùng thì anh đã phải làm. Vì thế, đến cuối chuyện, để lương tâm được thanh thản, Black Jack đã tặng lại cô gái dũng cảm 30 triệu yên tiền thù lao của mình.

Tôi mới chỉ đọc 15 tập đầu tiên của bộ truyện tranh hay ho này, cũng chưa biết rồi tác giả sẽ đưa nhân vật chính về đâu. Nhưng quả thật, tôi phải nói rằng: ông Tezuka Osamu là một người cực kì sâu sắc. Trong mỗi câu chuyện nhỏ, với mấy chục tranh giấy nhỏ với tí tẹo lời, ông đã dựng lên rất nhiều những tình huống éo le khác nhau. Đọc xong rất nhanh nhưng có khi chúng buộc ta phải đọc lại để “ngấm” nhiều hơn thông điệp mà tác giác muốn gửi gắm. Kết thúc những câu chuyện thường có hậu, nhưng có cái chẳng có hậu chút nào. Những cái kết đó khiến tôi cảm thấy chúng “rất đời”. Bởi chúng đầy bất công hoặc đầy đau xót, day dứt mà người ta chả thể làm gì được, chỉ có thể chấp nhận mà thôi (như câu chuyện “Bài ca về chú cá heo” chẳng hạn).

Black Jack là bộ truyện tranh đáng đọc cho tất cả mọi người. Trẻ em có thể tìm ở đây những chi tiết giải trí vui vẻ. Người lớn có thể tìm ở đây những kiến thức y học bổ ích cũng như những câu chuyện đáng suy ngẫm. Và đặc biệt, xin có một lời khuyên cho những người đang theo đuổi ngành Y: hãy đọc bộ truyện này để có được những nhân sinh quan đúng đắn trong nghề nghiệp của mình.

Tôi cũng không biết trong cả trăm bộ truyện tranh tràn lan trong các cửa hàng cho thuê, các hiệu sách cũ hiện nay còn có bộ nào hay bằng hoặc hơn bộ Black Jack hay không nhưng chắc rằng từ nay tôi sẽ không thể coi thường truyện tranh được nữa. Thật buồn cười khi nhớ lại hồi trước, khi tôi cũng chẳng đánh giá cao gì tranh màu nước cho đến khi đi xem triển lãm tranh của bà Chihiro ở bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

DOWWNLOAD TRUYỆN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 11-28-2008, 12:15 PM
chân đất chân đất is offline
Junior Member
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Bài gởi: 1
Default

cảm ơn thienthanphuc
tui mới vô fourm này
và tui biết bạn là ai
bạn đi đâu cũng thấy tên bạn
~~
cảm ơn đã post câu chuyện này
tôi rất thích
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 12-01-2008, 03:12 PM
thienthanphuc
 
Bài gởi: n/a
Default

Trích:
Nguyên văn bởi chân đất View Post
cảm ơn thienthanphuc
tui mới vô fourm này
và tui biết bạn là ai
bạn đi đâu cũng thấy tên bạn
~~
cảm ơn đã post câu chuyện này
tôi rất thích
ủa bạn nói vậy thế bạn là ai
bạn là ai mà lại biết tui hic hic
chào mừng đến forum, tên tôi đã vào lịc sử rùi bạn biết cũng phải :please: :please:
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 12-09-2010, 05:48 AM
Ngọc châu's Avatar
Ngọc châu Ngọc châu is offline
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Bài gởi: 2
Default

Bạn tên gì ?
"Mình muốn làm quen với bạn thiênthầnhạnhphúc"
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:01 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.