Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Thiếu Nhi
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
  #11  
Old 11-28-2012, 11:50 AM
Helen's Avatar
Helen Helen is offline
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 3,082
neww Nghìn lẻ một đêm - Chương 27 - 32

Nghìn lẻ một đêm


Chương 27

CHUYẾN ĐI THỨ HAI CỦA SINDBAD


“Tôi đã quyết định, sau chuyến đi đầu tiên là sẽ sống yên bình những ngày còn lại của mình ở Bagdad như tôi đã có vinh dự nói với các ngài hôm qua. Nhưng chẳng được bao lâu, tôi lại cảm thấy buồn chán cái cuộc sống quá nhàn hạ. Ý muốn du ngoạn trên mặt biển kết hợp với việc bán buôn lại xâm chiếm đầu óc tôi. Tôi đi tìm mua các loại hàng hoá phù hợp cho việc đổi trao theo ý mình rồi lên đường lần thứ hai cùng với những thương gia khác mà tôi biết rõ tấm lòng ngay thẳng. Chúng tôi lên một con tàu chắc chắn, và sau khi phó thác số mệnh mình cho Thượng đế, chúng tôi bắt đầu ra khơi.
Từ hòn đảo này đến hòn đảo khác, chúng tôi làm việc đổi trao rất có lợi. Một hôm, lên một hòn đảo mọc đầy những cây ăn quả nhưng hoang vắng đến nỗi chúng tôi chẳng nhìn thấy bất cứ một ngôi nhà ở cũng như một con người nào. Chúng tôi cùng nhau đi dạo mát trên những bãi cỏ non và dọc theo các dòng suối chảy qua bãi.
Trong khi người này hái hoa, người khác ngắt quả thì tôi đem thức ăn và chai rượu mang theo, kiếm chỗ ngồi cạnh mợt khe nước chảy giữa những gốc cây to toả bóng mát rượi, làm một bữa ngon lành. Ăn xong, thấy hai mắt mình díp lại. Tôi ngả người cạnh gốc cây chẳng biết ngủ có lâu không nhưng khi mở mắt dậy thì chẳng nhìn thấy con tàu đã thả neo gần đó đâu nữa.
Đến đây Scheherazade buộc phải ngừng lời vì ngày đã rạng. Nhưng đêm sau, nàng kể tiếp câu chuyện đi biển lần thứ hai của Sinđbađ như sau:
***
“Tôi rất ngạ c nhiên - Sindbad nói - là không nhìn thấy con tàu đã buông neo ở đâu cả. Ngồi dậy, tôi nhìn khắp xung quanh, những thương gia đã cùng tôi đặt chân xuống hòn đảo cũng không thấy một ai. Tôi chỉ nhìn thấy cánh buồm của con tàu nhưng xa tít tắp nên chỉ một thoáng sau là đã mất hút.
Xin các ngài hãy thử tưởng tượng xem ở hoàn cảnh đáng buồn ấy thì tôi nghĩ gì. Tôi tưởng chết đi được vì thất vọng, đau khổ, tôi kêu lên kinh hoàng, tự đấm lên đầu mình rồi gieo người trên mặt đất. Rất lâu, tôi đắm mình trong những ý nghĩ lộn xộn chết chóc, buồn rầu, chán ngán. Hàng trăm lần tôi tự xỉ vả đã dại dột chưa bằng lòng với chuyến đi đầu tiên đáng: lẽ phải làm cho tôi cạch đến già để không bao giờ dám làm một chuyến đi nào khác nữa. Nhưng tất cả sự hối tiếc của tôi đều đã là quá muộn.
Cuối cùng tôi đành phải nhẫn nhục trước ý chí của Thượng đế, và chẳng biết rồi đây mình sẽ ra sao, tôi leo lên một cây cao, đưa mắt nhìn ra bốn phía để thử xem có phát hiện được gì đem lại cho mình một chút hy vọng nào không. Nhìn ra ngoài biển chỉ thấy trời và nước, nhưng nhìn về phía đất liền nhận thấy có một vật gì đó trăng trắng, tôi liền tụt xuống và vớl số thức ăn còn lại tôi mang theo mình rồi đi về phía có vật màu trắng đó còn ở xa lơ xa lắc khiến tôi chẳng phân biệt được đó là cái gì.
Khi đã tới gần một chút, tôi nhận thấy đó là một khối tròn màu trắng cao và to thật đáng sợ. Lúc đã đến gần hẳn, tôi lấy tay sờ và thấy nó nhẵn thín. Tôi đi vòng quanh nó để xem có cửa vào chăng nhưng không thấy. Và vì trơn nhẵn như thế nên chẳng làm sao mà trèo lên được. Chu vi của nó có thể tới năm mươi bộ.
Lúc đó mặt trời sắp lặn. Trời đột nhiên tối sẫm lại như bị phủ một đám mây dày. Nhưng nếu tôi ngạc nhiên vì bóng tối bất chợt đó thì lại càng ngạc nhiên hơn lúc nhận thấy kẻ gây ra là một con chim to lớn khác thường đang bay về phía tôi. Chợt nhớ tới một con chim có tên là đại bàng mà tôi thường nghe các thuỷ thủ hay nói đến thì tôi hiểu ra là cái khối tròn lớn mà tôi đang chiêm ngưỡng đó có thể là trứng của loài chim ấy. Đứng vậy, nó đỗ lên trên cái khối đó và ngồi sụp xuống như để ấp vậy. Thấy nó bay tới, tôi đã nép sát vào quả trứng thành ra trước mặt mình là một cái chân của con chim, to bằng một cái thân cây. Tôi buộc chặt mình vào cái chân ấy bằng dải vải quấn quanh khăn của tôi, hy vọng là con đại bàng ngày hôm sau cất cánh bay lên sẽ mang tôi ra khỏi cái đảo hoang này. Quả nhiên, sau một đêm ở tình trạng đó, khi trời bắt đầu sáng, con chim cất cánh mang tôi lên cao, cao đến mức tôi không nhìn thấy mặt đất nữa. Rồi nó lao xuống nhanh ngoài sức tưởng tượng làm tôi chẳng còn cảm thấy gì nữa. Lúc con đại bàng đỗ xuống thấy mình đã ở trên mặt đất, tôi nhanh nhẹn thảo nút dải vải buộc mình vào chân nó. Tôi vừa rời khỏi chân con vật, thì cũng vừa lúc nó vươn người mổ vào một con rắn dài chưa từng thấy, giơ chân quắp lấy, và lập tức bay đi.
Nơi con đại bàng đặt tôi xuống là một thung lũng rất sâu, bao quanh là những ngọn núi cao chạm tới mây và dốc đứng đến nỗi không còn thấy một chỗ nào có thể leo lên được. Lại mồt tình trạng lúng túng mới đối với tôi, so sánh chốn này với hoang đảo mà tôi vừa rời đi thấy chẳng có gì đổi khác.
Dò bước đi trong thung lũng, tôi thấy rải rác đó đây những viên kim cương sáng loáng trong đó có những viên to kỳ lạ. Tôi rất thích được nhìn ngắm chúng: Nhưng chợt nhìn thấy đằng xa những vật làm tôi mất hết hứng thú và không khỏi rùng mình. Đó là một đám rất nhiều những con rắn sao mà to, sao mà dài, có lẽ không con nào là không đủ sức nuốt chửng một con voi. Ban ngày chúng chui tất cả vào hang, ẩn trong đó để tránh đại bàng, kẻ thù của chúng: Chỉ đêm tối chúng mới bò ra ngoài.
Cả ngày tôi đi lang thang trong thung lũng và thỉnh thoảng ngồi nghỉ ở những nơi mát mẻ thoáng đãng. Rồi mặt trời lặn và, chập tối, tôi rút vào một cái hang mà tôi cho là an toàn. Tôi bê một tảng đá to bịt cửa ra vào vốn hẹp và thập, nhưng không bịt khít để có một chút ánh sáng bên ngoài chiếu vào mà vẫn ngăn được lũ rắn. Tôi ăn một phần thức ăn mang theo trong tiếng phun củà những con rắn đã bắt đầu xuất hiện. Những tiếng phun phì phì ghê rợn của chúng làm tôi cực kỳ sợ hãi không sao có được một đêm nghỉ ngơi yên tĩnh, như các ngài có thể tưởng tượng được. Mặt trời lên, đám rắn rút về hang. Tôi cũng vừa run vừa bước ra ngoài và có thể nói không ngoa là tôi đã dẫm chân rất lâu lên bao nhiêu viên kim cương mà không hề nảy lên một chút nào ham muốn. Cuối cùng tôi tìm chỗ ngồi nghỉ và dù trong lòng lo âu khắc khoải, nhưng vì suốt một đêm không nhắm mắt, tôi đã ngủ vùi. Nhưng chỉ được một lát thì giật mình thức giấc vì thấy một cái gì đó rơi xuống cạnh gây thành một tiếng động lớn. Đó là một tảng thịt tươi và cũng cùng lúc đó tôi nhìn thấy nhiều tảng thịt khác từ các vách đá lăn xuống khắp chỗ.
Trước đây tôi cho chỉ là một câu chuyện làm quà của các thuỷ thủ và một số người khác. Họ nói nhiều lần về cái thung lũng kim cương và mánh khoé của một số nhà buôn dùng để lượm những viên đá quí đó. Bây giờ tôi mới blết là họ đã nói thật. Quả vậy, những nhà buôn đó lần tới thung lũng này vào thời kỳ mà những con đại bàng sinh đẻ. Họ cắt thịt bò, thit lợn, thịt cừu ra từng tảng to rồi ném xuống thung lũng. Những viên đá quí ở đúng chỗ tảng thịt rơi sẽ bám vào và những chú chim đại bàng, ở xứ sở này to và khoẻ hơn những con ở nơi khác, sẽ sà xuống quắp lấy những tảng thịt đó mang về tổ ở tít trên các mỏm núi cao để làm mồi cho chim con. Thế là, những nhà buôn leo lên đến tận nơi la hét, gõ đập gây tiếng động xua chim bay đi và nhặt lấy những viên kim cương đã dính chặt vào những thớ thịt. Họ phải dùng mẹo đó vì chẳng còn cách nào để lấy được những viên đá quí trong thung lũng như một cái vực sâu không đường lên xuống.
Tôi đã tưởng là không sao có thể ra khỏi cái vực này và coi đây như nám mồ của mình rồi. Nhưng những gì mà tôi trông thấy đã làm thay đổi ý nghĩ. Tôi đã hình dung ra phương cách để bảo tồn sinh mạng của mình.''
Ánh sáng ngày đã rõ, buộc Scheherazade ngừng nói. Nhưng nàng lại kể tiếp câu chuyện này vào đêm sau.
***
“Tâu bệ hạ - Nàng nói vẫn hướng về hoàng Đế Ấn Độ - Sindbad tiếp tục kể lại những mạo hiểm trong chuyến đi thứ hai của mình cho cả bọn nghe: .
- Tôi bắt đầu tìm nhặt - Ông nói- những viên kim cương to nhất dưới mắt mình và bỏ đầy vào trong cái túi đa mà tôi đã dùng để đựng thức ăn. Rồi tôi chọn một tảng thịt dài nhất quấn quanh vào người, buộc chắt lại bằng tấm vải khăn đội đầu của mình và cứ để như thế tôi nằm úp xuống đất, cái túi da chứa kim cương buộc thật chặt vào thắt lưng để không thể rơi được.
Vừa chuẩn bị xong thì bầy đại bàng bay tới. Mỗi con quắp lấy một tảng thịt. Một trong những con khoẻ nhất cũng làm thế quắp lấy tảng thịt, có tôi bên trong đưa lên núi cao về tới tổ của nó. Những nhà buôn đã chờ trước ở đó, la hét om xòm làm bầy đạI bàng hoảng sợ bỏ mồi lại và bay đi. Một người trong bọn họ đi tới gần và khi nhìn thấy tôi thì trố mắt sợ hãi. Nhưng hắn lấy lại ngay được tinh thần, đáng lẽ hỏi tôi vì sao lại ở đó thì lại gây sự hỏi tôi vì sao lại chiếm đoạt tài sản của hắn. Tôi bảo anh ta:
Anh sẽ nói năng với tôi bằng thái độ nhân đạo hơn khi anh biết tôi rõ hơn: Hãy yên tâm đi - Tôi nói thêm – Tôi có đủ kim cương cho anh và cho tôi nhiều hơn tất cả của nhũng người kia cộng lại. Nếu họ có viên nào thì chang qua là vì may mắn mà thôi. Còn tôi, tôi chọn từng viên ngay ở dưới đáy sâu thung lũng và để trong cái túi da mà anh nhìn thấy đây.
Vừa nói tôi vừa chỉ cái túi cho anh ta thấy. Chưa kịp nói hết câu thì những nhà buôn khác đến xúm lại quanh tôi, hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, họ lại càng sửng sốt hơn khi nghe tôi kể chuyện của mình. Họ khâm phục không những vì mưu mẹo của tôi dùng để thoát ra khỏi cái vực sâu ấy mà còn vì sự táo bạo gan dạ của tôi nữa.
Họ dẫn tôi về nơi trọ chung và ở đó trước mặt họ, tôi mở cái túi da. Những viên kim cương cỡ to của tôi làm họ trầm trồ thán phục và cho biết là ở tất cả các triều đình mà họ đã từng qua đều không thấy có một viên kim cương nào bằng thế. Tôi bảo nhà buôn, chủ cái tổ chim mà tôi được mang tới (vì mỗi nhà buôn đều có tổ thuộc về mình) là tha hồ chọn cho mình bao nhiêu viên cũng được. Nhưng ông ta chỉ cầm lấy một viên, cũng không phải là to lắm, khi tôi nài ông ta cứ việc lấy thêm đi, chẳng làm tôi thiệt thòi gì thì ông ta bảo:
- Không, tôi đã thấy rất bằng lòng với viên này. Nó cũng đủ quí và giá trị để từ nay tôi khỏi còn phải nhọc công bôn ba đi kiếm tìm lưng vốn.
Tôi qua đêm với những người buôn bán này, kể cho họ nghe một lần nữa câu chuyện của tôi vì có mợt số người chưa được nghe yêu cầu. Tôi không sao kiềm chế được niềm vui khi cảm thấy mình đã may mắn thoát được bao hiểm nguy mà tôi vừa kể cho các vị nghe đó. Tôi thấy dường như hoàn cảnh đã trải qua chỉ là một giấc mộng và tin chắc là mình chẳng có gì phải sợ hãi cả.
Đã nhiều ngày, các nhà buôn ném những tảng thịt xuống thung lũng và vì mỗi người đều có vẻ mãn nguyện về những viên kim cương thu được, ngày hôm sau, tất cả chúng tôi lên đường. Chúng tôi vượt qua những tráí núi cao ở đó có những con rắn mình dài ghê gớm, may mà đều tránh được, không ai bị sao cả. Chúng tôi tới một bến cảng đầu tiên, từ đó đi qua đảo Roha, nơi mọc thứ cây chiết xuất ra long não. Cây này to lớn, cành lá rậm rạp, bóng của nó có thể che mát cho cả trăm người. Nhựa của nó chảy ra từ một chỗ người ta khoét vào thân nó trên cao và hứng vào một cái bình. Nhựa đặc lại là long não. Chiết xuất như vậy sẽ làm cho cây chết khô đi.
Ở đảo này còn có loài tê giác nhỏ hơn voi nhưng to hơn trâu. Chúng có một chiếc sừng trên mũi dài khoảng vài gang tay. Sừng này rắn chắc, có ngấn ở giữa từ bên nọ sang bên kia. Trên sừng có những vạch trắng hình mặt người. Tê giác đánh nhau với voi, dùng sừng húc vào bụng và nhấc bơng cả con voi lên đầu. Nhưng vì máu và mỡ chảy tràn xuơng mắt làm tê giác chẳng nhìn thấy gi nữa mà ngã lăn xuống đất. Điều này chắc làm cho các vị phải ngạc nhiên là đại bàng bay đến quắp luôn cả hai bằng cặp móngsiêu mạnh của mình mang về nuôi con.
Ở đảo này còn rất nhiều cái đặc biệt khác nữa nhưng tôi bỏ qua vì sợ các vị phải nghe nhiều nhàm tai. Tôi đổi một vài viên kim cương lấy những thứ hàng ở đây có chất lượng cao. Từ đảo này chúng tôi qua nhiều đảo khác nữa và cuối cùng sau khị ghé qua nhiều thành phố buôn bán, chúng tôi đến Balsora và từ đây tôi về tới Bagdad. Trước hết tôi bố thí thật rộng rãi cho những người nghèo và yên hưởng một cách đầy vinh hạnh nguồn của cải vô tận mà tôi kiếm được mang về, kết quả của bao gian lao hiểm trở.
Sindbad kể lại chuyện trong chuyến đí lần thứ hai của ông như thế đó. Ông bảo người nhà lại đem ra cho , Hindbad một trăm đồng sequin nữa và dặn hôm sau tới nghe chuyện chuyến đi thứ ba của ông.
Những khách được mời trở về nhà và lại tới nhà Sindbad, người đi biển vào ngày hôm sau cũng đúng giờ như thế kể cả người khuân vác hầu như đã quên đi một phần nào sự nghèo khổ những ngày qua. Họ lại ngồi vào bàn ăn uống và xong bữa, Sindbad được yêu cầu, kể những ehuyện về chuyến đi thứ ba, chi tiết như sau:


Chương 28

CHUYẾN ĐI THỨ BA CỦA SINDBAD


- Chẳng bao lâu - Ông nói - Trong cuộc sỐng nhung lụa, tôi đã quên tất cả những kỷ niệm của bao gian lao khổ ải đã trải qua trong hai cuộc đi trước. Nhưng vì còn đang trong tuổi tráng niên, tôi tháy chán ngán trong cuộc sống an nhàn và say mê với những gian nguy mới mà tôi muốn đương đầu, tôi rờI Bagdad với nhiều thứ hàng có giá trị của địa phƯơng mà tôi cho chuyển tới Balsora. Tại đây, tôi lại xuống tàu cùnG với nhiều nhà buôn khác. Chúng tôi làm một chuyến đi biển dài, cập vào nhiều bến cảng và làm những cuộc mua bán lớn.
Một hôm, đang lênh đếnh giữa blển thì bị một cơn bão lớn làm chúng tôi lạc đường. Bão kéo dài nhiều ngày và đánh bạt chúng tôi đến trước bến một hải đảo mà thuyền trưởng rất không muốn cập vào. Nhứng tình thế bắt buộc chúng tôI phải ghé vào đậu ở đây lúc thuỷ thủ hạ buồm cuốn lại rồi, thuyền trưởng bảo chúng tôi:
- ĐẢo này và một số đảo lân cận đều có những bộ tộc đã man sinh sống. Mình họ đầy lông lá và thể nào họ cũng tấn công chúng ta. Dù họ là những người lùn, nhưng nỗI khổ của chúng ta là không được có bất kỳ một hàhh động chống lại nào vì họ đông lắm, đông chẳng khác gì châu chấu. Nếu xảy ra việc ta trót làm chết một người nào đó trong bọn họ thì cả hàng trăm hàng ngàn ngườị lao vào chúng ta ra tay tàn sát không bỏ sót một ai.''
Ánh sáng ban ngày đã chiếu rọi vào hậu cung, ngăn Scheherazade lại. Đêm sau nàng lại kể tiếp.
***
“Những lời nói của thuyền trưởng làm tất cả mọI người trên tàu hết sức sững sờ và chẳng phải lâu la gì mà chúng tôi thấy rõ những gì ông nói đó quả là sự thật. Chúng tôi thấy xuất hiện hằng hà sa số những con ngườI man rợ xấu xí, toàn thân Lông lá màu hung, cao chỉ khoảng hai bộ. Chúng nhảy xuống biển bơi và quây tròn lấy tàu chúng tôi chỉ trong chốc lát. Chúng nói gì đó khi tiếp cận, nhqng chúng tôi không hiểu gì cả. Chúng bám lấy mạn tàu và các dây rợ của tàu, leo lên từ mọi phía đến tận sàn tàu nhanh thoăn thoắt hầu như chân chúng chẳng chạm vào đâu cả.
Chứng tôi kinh hoàng nhìn bọn chúng hành động mà chẳng dám mảy may nghĩ tới việc chống cự hoặc nới gì để ngăn chúng lại vì sợ sẽ rất tai hại cho mình. Quả nhiên, chúng rỡ tung buồm ra, chặt đứt dây buộc neo mà chẳng thèm kéo nó lên, và sau khi đẩy con tàu cập bờ, chúng bắt tất cả chúng tôi phải đổ bộ lên cạn. Sau đó, chúng lái con tàu đến một đảo khác, nơi ở của chúng. Tất cả mọi người đi biển đều tránh hòn đảo mà chúng tôi đã ghé vào lúc đó, rất nguy hiểm phải đừng lại ở đây vì sao thì tôi sẽ nói sau, nhưng chúng tôi đành phải kiên nhẫn mà chịu đựng sự rủi ro này:
Bước lên bờ, chúng tôi đi vào đảo, dọc đựờng đi ngắt vài trái cây và cỏ mọc ở đó đưa vào miệng ăn để kéo dài thêm giây phút cuối cùng của sự sống được chừng nào hay chừng đó vì tất cả chúng tôi đều cầm chắc là mình sẽ chết. Trong lúc bước đi, chúng tôi nhìn thấy, còn khá xa một toà dinh thự lôn mà chúng tôi đang hướng đi tới. Đó là một toà lâu đài rất cao, kiến trúc đẹp, có một cổng lớn, hai cánh cửa bằng gỗ mun chúng tôi phải đẩy mạnh để mở ra. Vào đến trong sân, chúng tôi nhìn thấy ngay trước mặt là một căn nhà rộng. Ngoài hành lang, một bên có một đống xương người, một bên có rất nhiều những chiếc xiên dùng để nướng thịt. Chúng tôi sợ hết hồn người run lên bần bật trước cảnh đó và vì đã rất mệt qua quãng đường xa lắc vừa rồi, chân chúng tôi khuỵu xuống và lặng người đi rất lâu:
Mặt trời dần lặn, và trong khi đang ở trong tình trạng bi thảm như tôí vừa tả vôi các vị thì cửa ngôi nhà rầm rầm mở toang và ngay lập tức một bộ mặt khủng khiếp của một tên da đen cao bầng một cây cọ lớn nhô ra. Nó chỉ có một con mắt đỏ rực như một hòn than ở chính giữa trán, rặng cửa dài và nhọn hoắt nhô ra khỏI miệng rộng chẳng kém mỡm ngựa, môi dưới của nó chảy dài chấm ngực. Hai tai nó giống như tai voi trùm lên hai vai. Móng chân, móng tay nó đài, nhọn như móng của những con chim to lớn nhất. Nhìn thấy tên .khổng lồ khủng khiếp như thế, chúng tôi ngất lịm nằm im như chết.
Cuối cùng tỉnh lại chúng tôi thấy nó ngồi dưới mái tiền đình, con mắt độc nhất nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Khi đã nhìn kỹ, nó tiến đến gần, giơ một tay nắm lấy tôi xoay ra bốn phía nhu một người đồ tể xem đầu một con cừu vậy Ngắm đi ngắm lại, chắc là thấy tôi quá gầy chỉ có xương và da thôi nên nó lại thả xưống. Nó lần lượt tóm lấy từng người một, cũng ngắm nghía như thế và cuối cùng vì thuyền trưởng là người tọ béo nhất trong cả đám, nên nó nhấc bổng ông lên bằng một tay như ta nắm một con chim sẻ, cầm lấy xiên và xiên qua ngườI ông. Nhóm lửa lò lên chây thật to, nó đưa ông lên nướng qua rồi đem về nhà ăn bữa tối. Xong bữa, nó quay lại tiền đình, nằm ngủ, ngáy vang như sấm mãi tới sáng hôm sau. Còn chúng tôi, làm sao mà yên tâm hưởng giây phút êm đềm của sự nghỉ ngơi được chúng tôi qua đêm trong sự lo âu sợ hãi đến tột độ. Trời sáng, tên khổng lồ thức dậy, đứng lên, đi ra ngoài, để chúng tôi lại trong lâu đài.
Khi cho là nó đã đi xa, chúng tôi phá tan sự im lặng nặng nề đã phải giữ suốt đêm và cùng nhau kêu rên than khóc vang cả lâu đài. Dù chúng tôi là số đông và chỉ có mỗi một kẻ thù thôi nhưng lúc đầu không ai có ý nghĩ là phảI giết nó đi để tụ giải thoát. Việc này biết là cũng rất khó thực hiện đấy, nhưng đó là việc tất nhiên chúng tôi phảI làm:
Chúng tôi bàn bạc nhiều cách khác nhau nhưng không quyết định được phải chọn cách nào nên cũng đành phó thác cho Thượng đế định đoạt số phận của mình. Suốt cả ngày chúng tôi dạo quanh đảo kiếm quả kiếm rau ăn như ngày hôm truớc. Vào buổi chiều tối, chúng tôi định tìm một chỗ kín đáo nâo đó để ngủ, nhưng chẳng có, nên đành buộc lòng phải trở lại toà lâu đài.
Tên khổng lồ cũng không quên tới và lại nướng một người nữa trong bọn tôi ăn bữa tối. Rồi nó ngủ và ngáy ầm ĩ mãi đến sáng hôm sau, rồi nó lại đi ra và để chúng tôi lại đó. Tình thế vô cùng khủng khiếp đối với chúng tôi khiến cho nhiều người muốn nhảy xuống biển cho xong đời hơn là phải chờ một cái chết khủng khiếp như vậy. Nhưng một người trong bọn lúc này cất tiếng:
- Tự sát là một điều cấm kị. Và nếu như được phép thì phải chăng là rất hợp lý nếu chúng ta bàn cách tiêu diệt tên man rợ nó đang dành cho chúng ta một cái chết thảm khốc như thế này?
Vì có một dự kiến chợt nảy ra trong đầu, tôi liền đem trao :đổi với các bạn và được họ tán thành.
Các bạn ạ - Tôi nói với họ - Chắc các bạn cũng đã biết là có rất nhiều những tấm gỗ trôi nổi stlất đọc bờ biển, nếu các bạn tin tôi thì chúng ta hãy cùng nhau đóng thành những chiếc bè và khi làm xong, sẽ xếp lại trên bờ đợi thời cơ chúng ta sẽ phải dùng đến. Tuy nhiên trước tiên là phải tiến hành việc tụ giải phóng mình thoát khỏi tên khổng lồ đã. Nếu thành công, chúng ta có thể chờ ở đây một con tàu nào đó tới sẽ đưa chúng ta ra khỏi hòn đảo tai hoạ này. Nếu ngược lại, bị thất bại thì thật khẩn trương, chúng ta cùng những chiếc bè đã làm sẵn lao xuống mặt biển. Phải thú thực là với những phương tiện mỏng mảnh đối đầu cùng sóng dữ, cũng dễ dàng mất mạng như chơi, nhưng thà bị chôn vùi dưới sóng biển còn hơn là chui vào dạ dày của tên quỉ nó đã nhai tươi nuốt sống hai người bạn của chúng ta.-Ý kiến của tôi được tán thưởng. Chúng tôi làm những chiếc bè, mỗi chiếc có thể chở được ba người.
Tất cả lại trở về toà lâu đài vào buổi chiều, tên khổng lồ về sau chúng tôi một chút. Chúng tôi lại phải chứng kiến nó nướng một người nữa trong bọn. Nhưng cuối cùng đây là cách chúng tôi trả thù tên khổng lồ về tội ác dã man tàn bạo của nó. Sau khi nó ngủ xong cái bữa ăn đáng nguyền rủa đó rồi, nó nằm ngửa ra ngủ. Vừa nghe thấy tiếng ngáy, chín người gan dạ nhất trong chúng tôi và tôi, mỗi người cầm lấy một cái xiên cho vào lò lửa nung cho đầu nhọn đỏ lên rồi đồng thời nhất loạt chúng tôi đâm sâu vào mắt nó.
Tên khổng lồ kêu rống lên đau đớn. Nó chồm dậy khua hai tay ra bốn phía hòng nắm được một người nào đó. Nhưng chúng tôi đã kịp thời tránh ra xa và nằm vào những chỗ mà bàn chân nó không thể chạm tới. Sau khi sờ soạng vô ích, nó dò dẫm tìm được cửa ra, vừa bước đi vừa gào rú lên ghê rợn.''
Scheherazade không nói thêm gì nữa trong đêm nay. Nhưng đêm sau, nàng kể tiếp chuyện này.
***
“Chúng tôi ra khỏi lâu đài sau tên khổng lồ - Sindbad kể tiếp - Và đi đến chỗ để những chiếc bè trên bờ biển. Đưa các chiếc bè đó xuống nước, chúng tôi chờ trời sáng để trèo lên bơi đi, đặt trường hợp là nhìn thấy tên khổng lồ mù đó được đồng loại của nó dẫn tới. Nhưng chúng tôi hy vọng là nó không xuất hiện và không còn nghe thấy tiếng gầm rú nũa có thể nó đã chết vì vết thương. Và nếu vậy thì chúng tôi sẽ ở lại đảo để khỏi phải mạo hiểm đi trốn trên những chiếc bè mỏng manh: Nhưng mới tờ mờ sáng, chúng tôi đã nhìn thấy kẻ thù tàn bạo và dã man của chúng tôi tập tễnh bước theo hai tên khổng lồ to lôn gần bằng nó dắt nó đi và phía sau nó là cả một bọn khác khá đông cũng đang rảo bước.
Tới lúc này thì không còn ngần ngừ gì được nữa, chúng tôi lao xuống bè và bắt đầu gắng sức bơi ra xa bờ. Lũ khổng lồ thấy vậy; nhặt những tảng đá to chạy dọc trên bờ và lội xuống nước ngập tới nửa người, ném đá vào chúng tôi. Chúng ném rất trúng nên trừ chiếc bè trên đó có tôi ra thì tất cả những bè khác đều bị vỡ tan và người trên bè đều bị chết đuối. Tôi và hai người bạn, chúng tôi ra sức chèo cật lực nên đã ra được khá xa bờ ngoài tầm ném đá của bọn khổng lồ.
Ra đến ngoài khơi, gió và sóng thi nhau hành hạ vật vã chúng tôi dữ dội. Suốt ngày hôm đó và đêm tiếp theo chúng tôi sống trong sự lo sớ không biết số phận mình sẽ ra sao đây. Nhưng ngày hôm sau may mắn làm sao bị giạt vào một hòn đảo, chúng tôi bước lên với sự mừng vui khôn xiết ô đây có nhiều cây có quả ngọt giúp cho việc phục hồi sức khoẻ đã gần như kiệt quệ của chúng tôi.
Tối đó, chúng tôi nằm ngủ ngay trên bờ biển. Nhưng nửa đêm bị thức giấc vì tiếng bò sột soạt của một con rắn dài và to như một thân cây cọ. Nó ở quá gần chúng tôi nên đã há miệng nuốt luôn một trong hai bạn, dù bạn kêu và gắng hết sức vùng vẫy để thoát ra nhưng con rắn nhiều lần quật con mồi xuống đất và nuốt gọn anh. Anh bạn còn lại và tôi, chúng tôi gié chân chạy, và mặc dù đã ở khá xa mà một lúc sau vẫn còn nghe tiếng chúng tôi đoán là con rắn phun xương người bạn xấu số đã bị nó nuốt chửng. Quả nhiên, hôm sau chúng tôi rùng mình ghê rơn khi nhìn thấy đống xương. Tôi kêu lên thảm thiết:
Ôi, Thượng đế! Chúng tôi còn phải qua nhứng tai nạn nào nữa đây? Đã tưởng được thảnh thơi thoát khỏi cái chết ngày hôm qua dưới bàn tay độc ác của tên khổng lồ và của sóng dữ, thì lúc này đây lại rơi vào một hiểm nguy không kém phần khủng khiếp.
Trong lúc đi lang thang, nhận thấy có một cây rất cao, chúng tôi dự định buổi tối sẽ trèo lên đó qua đêm cho chắc chắn. Cũng như hôm trước, chúng tôi lại ăn một ít quả kiếm được và đến cuối ngày, thì trèo lên cây. Vừa trèo lên được nửa chừng thì nghe thấy tiếng rắn bò, đến gốc cây nó ngửa cổ lên phun phì phì rồi dựa vào thân cây, ngóc đầu lên chạm trúng vào anh bạn ở bên dưới tôi, nó đớp lấy và rút xuống ngay.
Tôi ở trên cây mãi đến sáng hôm sau mới trèo xuống sống đở chết đở. Nghĩ bụng rồi số phận mình cũng đến như hai anh bạn kia thôi, tôi rùng mình kinh hãi. Thế rồi tôi lần ra bờ biển định nhảy xuống biển cho thoát nợ. Nhưng nghĩ lại thấy tiếc cuộc sống, tôi chống lại cái hành động tuyệt vọng đó và phó mặc cho Thượng đế định đoạt tuỳ theo ý chí của Người.
Tuy vây nhặt nhạnh rất nhiều mảnh gỗ, những cành gai khô và các dây rợ. Tôi buộc thành nhiều bó và buộc liền các bó đó lại với nhau; quây thành một vòng rộng xung quanh gốc cây. Tôi buộc cả quanh đầu tôi một bó cành gai như thế. Xong việc, đến chập tối là tôi giam mình trong cái vòng tròn đó, buồn bã an ủi là mình đã chu đáo để tự bảo vệ chống lại số phận khắc nghiệt. Con rắn lại đến, bò quanh vòng vây, tìm cách nuốt sống tôi. Nhưng không xong vì bị cái hàng rào tôi tạo nên ngăn lại. Nó quanh quẩn ở đó cho tới sáng y như một con mèo, rình chuột trong hang được phòng thủ chắc chắn nên đành chịu. Cuối cùng trời sáng, nó bò đi, nhưng tôi cũng chừa đám ra khỏi cái thành trì gỗ và gai đó khi mặt trời chưa lên cao.
Tôi mệt bã người vì việc chống đỡ đó và vì cả cái hơi thở hôi thối của con rắn phả vào thật khủng khiếp. Tôi thấy thà chết luôn còn hơn. Không còn nhớ tới sự nhẫn nhục hôm qua nữa, tôi rời cái cây, chạy ra phía biển với ý định lại đâm đầu xuống chết quách cho xong:''
Tới đây, thấy trời sáng Scheherazade dừng lại. Hôm sau, nàng kể tiếp và nói với hoàng đế.
***
- Tâu bệ hạ, Sindbad tiếp tục kể về chuyến đi thứ ba của ông ta: ''Thượng đế - Ông nói - động lòng về nỗi tuyệt vọng của tôi, giữa lúc tôi định đâm đầu xuống biển thì chợt trông thấy mọt con tàu cũng còn khá xa bờ. Tôi kêu thật to và tháo khăn quấn đầu ra vẫy. Việc làm này không phải là vô ích. Những người trên tàu đã nhìn thấy tôi và thuyền trưởng đã cho xuồng vào đón. Khi tôi đã ở trên tàu, các thương nhân và thuỷ thủ xúm lái vồn vã hỏi han vì sao tôi lại có một mình trên hoàng đảo này, và sau khi kể cho họ nghe tất cả những gì đã xảy ra với tôi, những người đi biển già dặn nhất bảo là rất nhiều lần đã được nghe về những tên khổng lồ trên đảo đó là những tên ăn thịt người, không những chúng ăn nướng mà còn ăn sống luôn kia. Còn về rắn thì các vị này nói thêm là trên đảo đó lúc nhúc rắn to dài ghê gớm, ban ngày thì lẩn đi, đến đềm mới bò ra kiếm mồi. Tất cả các người trên tàu đều tỏ ra hết sức vui mừng thấy tôi thoát nạn và thấy tôi cần ăn nên đã vội vàng chiêu đãi tôi tất cả những gì ngon nhất mà họ có. Thuyền trưởng thấy áo quần tôi rách tươm, hào hiệp cho tội một bộ của ông.
Chúng tôi lênh đênh trên biển một thời gian ghé vào nhiều hải đảo và cuối cùng cặp đảo Salahat, nơi người ta khai thác đàn hương, một dược liệu quí. Chúng tôi vào bến và buông neo. Những nhà buôn bắt đầu dỡ hàng xuống bán hoặc đổi. Trong lúc ấy, thuyền trưởng gọi tôi đến bảo: ''Người anh em ạ, tôi có một số hàng hoá thuộc về một nhà buôn đã là khách trên tàu này một thời gian. Vì người này đã chết nên tôi muốn bán đi để lấy tiền trao cho những người thừa kế của ông ta khi gặp một ai đó''.
Những kiện hàng ông vừa nói đã để sẵn trên sàn thượng tàu, ông lấy tay chỉ và bảo tôi: ''Những kiện hàng ấy đấy. Tôi mong người anh em nhận đem đi bán hộ, dưới điều kiện là bạn sẽ được hưởng một phần lãi xứng với công lao''.
Tôi nhận lời và cảm ơn ông đã cho tôi cơ hội để khỏi phải ăn không ngồi rồi.
Người thư ký tàu ghi vào sổ tất cả những kiện hàng kèm với tên những người chủ hàng đó. Anh ta hỏi thuyền trưởng những kiện hàng giao cho tôi bán thì sẽ phải ghi tên chủ hàng là ai? Thuyền trưởng bảo:
- Ghi là Sindbad, người đi biển.
Tôi nghe nói mà chẳng khỏi xúc động, nhìn kỹ viên thuyền trưởng tôi nhận ra đúng là người đã bỏ tôi lại ở hòn đảo mà tôi nằm ngủ ở bờ một con suối trong chuyến đi thứ hai của tôi. Ông ta đã giương buồm cho tàu chạy chẳng chờ mà cũng chẳng cho đi tìm tôi. Tôi không nhận ra ông ta ngay vì ông đã đổi khác nhiều kể từ lần gặp trước.
Ông ta thì coi như tôi đã chết, nên chẳng lấy làm lạ là không nhận ra tôi. Tôi bảo ông:
- Thưa thuyền trưởng, có phải số hàng này thuộc về một thương gia tên là Sindbad?
- Đúng - Ông đáp - Ông ta tên như thế, người thành phố Bagdad và lên tàu tôi từ Balsora. Một hôm chúng tôi lên một hòn đảo để lấy nước ngọt và nghỉ ngơi, tôi không, hiểu vì sơ ý làm sao cho tàu chạy mà lại không điểm xem ông ta đã lên cùng với nhũng người khác chưa. Bốn tiếng đồng hồ sau tất cả mọi người mới nhận thấy là thiếu ông ta. Lúc đó gió mạnh và thuyền đang xuôi nên không sao có thể quay ngược về để đón ông ta được.
- Thế ông cho là ông ta chết rồi chăng? - Tôi hỏi.
- Chắc thế - Ông đáp.
- Thế thì, thưa thuyền trưởng! - Tôi nghiêm trang nói - Ông thử mở to mắt nhìn xem tôi đây có phải là Sindbad mà ông đã bỏ lại trên cái đảo hoang đó không? Tôi nằm ngủ trên bờ một con suối và khi mở mắt thức dậy thì thấy chẳng còn một ai trong đoàn nữa.
Nghe nói thế, thuyền trưởng chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân.''
Đến đây Scheherazade thấy trời đã sáng nên buộc phải im tiếng. Đêm sau, nàng lại kể tiếp:
***
“Thuyền trưởng - Sindbad nói - Sau khi ngắm thật kỹ, cuôi cùng đã nhận ra tôi.
- Tạ ơn Thượng đế! - Ông ôm lấy tôi kêu lên - Tôi thật sưng sướng là định mệnh đã sửa chữa lỗi lầm cho tôi. Đây là hàng hoá của ông mà tôi luôn chú ý bảo quản và đem bán ở tất cả các bến mà tàu có thé vào; tôi trả lại ông tiền đây.
Tôi nhận tiền và ngỏ lời biết ơn sâu sắc.
Từ đảo Salahat chúng tôi đến một đảo khác, ở đây tôi mua vào đinh hương, quế và những hàng tạp hòá khác. Khi rời đi xa xa một chút, chúng tôi gặp một con rùa lớn, chiều dài và rộng tới bốn chục gang tay. Chúng tôi nhìn thấy cả một con cá hình thù giống như một con bò cái. Nó có sữa và da thì dầy và cứng mà thường người ta dùng để làm ra những chiếc khiên. Tôi cũng nhìn thấy một con cá khác nữa mà đầu và cả màu da của nó giống như một con lạc đà. Cuối cùng, sau một chặng đi dài, tôi tới Balsora và từ nơi đó tôi trở về thành phố Bagdad với bao nhiêu là của cải mà tôi cũng chẳng rõ số lượng là bao nhiêu. Tôi cũng lại bố thí cho người nghèo một phần lớn và tậu những vùng đất rộng thêm vào số đất đai đã có từ trước.''
Sindbad chấm dứt câu chuyện về chuyến đi thứ ba của ông như thế đấy. Rồi ông lại tặng cho Hindbad một trăm đồng sequin và mời gã lại tới dùng bữa vào ngày mai và nghe chuyện về chuyến đi thứ tư của ông. Hindbad và mọi người ra về và ngày hôm sau, vì họ đã tới đông đủ, ăn xong Sindbad cất tiếng tiếp tục kể chuyện về những cuộc phiêu lưu của mình.


Chương 29

CHUYẾN ĐI THỨ TƯ CỦA SINDBAD


Những thú vui chơi và những trò giải trí mà tôi lao vào sau chuyến đi biển thứ ba của mình không đủ sức mạnh quyến rũ để tôi từ bỏ tính thích phiêu lưu muốn đi nữa. Tôi vẫn còn bị lôi cuốn vì lòng ham mê buôn bán và được thấy những thứ mới lạ ở các nơi. Vậy là tôi sắp xếp công việc, gom một số hàng hoá có thể tiêu thụ được ở những nơi định đến và lên đường. Tôi theo đường đi Ba Tư, phải đi xuyên qua nhiều tỉnh thành tới một cảng biển, ở đây tôi xuống tàu. Chúng tôi giương buồm và đã ghé vào nhiều bến thuộc đất liền và một số hòn đảo miền Đông. Rồi một hôm sau khi vượt qua một chặng đường dài, chúng tôi bị một cơn gió xoáy khiến thuyền trưởng phải cho hạ buồm và ra những lệnh cần thiết đề phòng nguy hiểm mà chúng tôi đang bị đe doạ. Nhưng tất cả đều vô ích. Tàu không điều khiển được, các cánh buồm đều bị xé nát, xô vào đá ngầm vỡ toang, một số lớn nhà buôn và thuỷ thủ chết đuối, hàng hoá chìm nghỉm''.
Scheherazade kể đến đây thì nhìn thấy trời sáng. Nàng dừng lại và Schahriar thì đứng lến. Đêm sau nàng kể tiếp như sau câu chuyện về chuyến đi thứ tư của Sindbad
'Tôi may mắn - Sindbad kể tiếp- Cũng như nhiều nhà buôn khác và thuỷ thủ là bám được vào một tấm gỗ. Chúng tôi được một dòng thuỷ lưu đẩy tới một hòn đảo ngay trước mặt. Trái cây và nước suối ở đây đã giúp chúng tôi phục hồi một phần sức lực. Tìm chỗ nghỉ ngơi qua đêm ngay tại nơi đã bị biển hất lên, chúng tôi chưa biết phải làm gì đây. Tinh thần suy sụp sau tai nạn vừa qua đã làm chúng tôi hoang mang cực độ.
Ngày tiếp đó, lúc mặt trời lên, rời bờ biển đi sâu vào trong đảo, thấy có nhà cửa, chúng tôi liền đi tới. Rất đông những người da đen đổ xô ra vây tròn chia nhau nắm lấy chúng tôi rồi lôi vào trong nhà họ.
Năm người bạn và tôi được đưa vào cũng một nhà. Trước hết họ kéo chúng tôi ngồi xuống và đưa cho một thứ lá và ra hiệu mời ăn. Những người bạn của tôi không suy nghĩ là những người mời chúng tôi ăn nhưng bản thân họ không ăn, mà vì bị cái đói thôi thúc nên đã cầm lấy những lá đó mà nhai ngấu nghiến. Còn tôi, linh cảm thấy có một sự lừa bịp nào đó, tôi không đụng tới và như vậy thật là may vì chỉ một lát sau tôi thấy như tâm thần của các bạn tôi bị nhiễu loạn. Họ nói năng linh tinh và không biết mình nói gì.
Sau đó họ cho chúng tôi ăn cơm nấu với đầu dừa, các bạn tôi, không còn tỉnh táo nữa đã ăn lấy ăn để. Tôi cũng ăn nhưng rất ít. Những tên da đen này cho chúng tôi nhai loại lá đó trước hết là để làm cho chúng tôi loạn trí không còn biết gì về số phận thảm thê của mình nữa. Rồi chúng cho chúng tôi ăn để vỗ béo. Vì bọn chúng đều là giơng ăn thịt người nên trước khi ăn thịt chúng tôi, chúng để một thời gian chờ chúng tôi béo lên. Đó là điều xảy đến với các bạn tôi vì họ đã mất lý trí nên mặc kệ mọi sự. Vì tôi vẫn còn minh mẫn thì chắc các vị cũng đoán là đáng lẽ cũng béo tốt như mọi người nhưng tôi mỗi ngày lại càng gầy ốm thêm. Luôn luôn bị cái chết đe doạ trở thành một liều thuốc độc trong tất cả các thức tôi ăn. Chứng trầm cảm trở thành cứu tinh đối với tôi vì bọn da đen sau khi giết và ăn thịt hết các bạn tôi thì chúng ngừng lại. Nhìn thấy thân hình tôi khô khẳng, ốm yếu, chỉ có xưống và da nên chúng luì cái chết của tôi vào một thời đlểm khác.
Cũng vì vậy nên tời được khá tự do, hầu như chẳng cớ ai coi sóc và chú ý đến hành vi của tôi nữa. Điều đó cho phép tôi đi xa cụm nhà ở của bọn da đen. Một lão già nhìn thấy, nghi ngờ ý đlnh của tôl, đã gào to lên.cho tôi quay lại nhưng thay vì nghe theo lão, tôi chạy nhanh hơn lên và chẳng mấy chốc khuất tầm mắt lão ta. Chỉ có mỗi một lão già đó ở nhà, còn những tên đen khác đều đi vắng và chỉ trở về vào lúc cuối ngày, đó là lệ thường của chúng. Cũng vì chắc là chứng chẳng làm sao đuổi kịp được khi biết tôi đã chạy trốn, tôi bước đi thong thả đến tận nửa đêm mới dừng lại nghỉ một chút và ăn một vài miếng thức ăn mang theo. Rồi tôi lại tiếp tục lên đường đi suốt bảy ngày đêm, để ý tránh xa những nơi có người ở. Những ngày này tôi sống qùa ngày bằng những quả dừa: ăn cùi dừa và uống nước dừa.
Đến ngày thứ tám, tôi đến gần biển và bất ngờ trông thấy những người da trắng như tôi đang mải thu hoạch hồ tiêu mà ở đó mọc lên bạt ngàn. Vẻ mải mê làm việc của họ là một dấu hiệu tốt và tôi chẳng khó khăn gì mà đi tới gần họ''.
Scheherazade không nói thêm gì nữa trong đêm nay và đêm sau, nàng kể tiếp:
***
Những người thu hoạch hồ tiêu -Sindbađ kể tiếp - tiến đến phía tôi, và khi nhìn rõ họ hỏi bằng tiếng Ả Rập tôi là ai và từ đâu tới. Sung sướng nghe thấy họ nói tiếng của mình, tôi đã thành thật kể cho họ nghe đã bị đắm tàu như thế nào, tới được cái đảo đó và rơi vào tay bọn người da đen ra sao. Họ đồng thanh nói:
- Nhưng những người da đen đó chuyên ăn thịt người kia mà. Nhờ có phép màu nào mà ông thoát khỏi bàn tay độc ác dã man của chúng?
Tôi kể cho họ nghe câu chuyện mà các ngài vừa nghe đó và tất cả bọn họ đều vô eùng klnh ngạc. Tôi ở cùng họ cho tới ngày họ thu hoạch xong một số lượng hồ tiêu họ cần. Sau đó họ đưa tôi xuống con tàu đã đưa họ tới đây và về hòn đảo, nơi ở của họ. Tôi được giới thiệu với vị quốc vương của đảo. Vị vua nhân từ này đã lắng nghe câu chuyện của tôi và tỏ ra rất ngạc nhiên. Ông sai mang cho tôi quần áo và ra lệnh phải chú ý chăm sóc tôi.
Hòn đảo mà tôi ở lúc đó rất đông dận và sản vật không thiếu thứ gì. Trong thành phố nơi nhà vua đóng đô, việc buôn bán rất thịnh vượng. Chỗ trú chân khá dễ chịu, này bát đầu làm tôi khuây đi nỗi bất hạnh của mình và lòng nhân từ của vị quốc vương hào hiệp này làm tôi thật hài lòng. Thật vậy, trong ý nghĩ của ông, không có ai tài trí hơn tôi và rất cuộc không ai trong triều đình cũng như ở thành phố là không tìm cơ hội để làm tôi vui lòng. Chẳng báo lâu mà tôi được coi là một người được sinh ra trên đảo chứ chẳng phải là người ở nơi khác đến.
Tôi nhận thấy một điều theo tôi thì thật khác lạ. Tất cả mọi người, kể cả vua, cưỡi ngưa đều không có yên cương, bàn đạp. Một hôm, đánh bạo tôi hỏi Bso bệ hạ không sử dụng tiện nghi đó. Ông đáp là những cái đó ở quốc gia này chưa có ai biết để sử dụng cả.
Ngay tức thì tôi tìm đến một người thợ, vẽ mẫu cái cốt yên ngựa cho anh ta làm. Làm xong tội tự tẩy nhồi đệm bọc da và tràng trí bằng một tấm vải thêu kim tuyến. Sau đó tôi tìm một người thợ rèn đặt làm một cái hàm thiếc tôi cho kiểu và làm luôn cả hai cái bàn đạp.
Khi các thứ đã hoàn hảo, tôi đưa đến dâng nhà vùa và đóng thử vào một con ngưa. Nhà vua trèo lên cưỡi và rất thích thú sáng kiến này. Ông thể hiện sự vui thích hài lòng của mình bằng cách thưởng cho tôi rất nhiều thứ quí. Tôi cũng không tránh khỏi phải đặt làm rất nhiều yên ngựa cho các quan thượng thư và các quan chức chính trong triều. Họ cho rất nhiều quà, chẳng mấy chốc mà tôi giàu sụ. Tôi cũng đặt làm cho cả những người có danh tiếng nhất trong thành phố, vì thế danh tiếng của tôi lại càng lừng lẫy.
Vì tôi vào chầu rất đều đặn, nên một hôm nhà vua bảo:
- Sindbad, ta yêu mến ông và ta biết là tất cả quần thần cũng theo gương ta. Ta có một yêu cầu và muốn ông nên tuân theo.
- Tâu bệ hạ - Tôi đáp - Không có điều gì mà tôi không sẵn sàng làm theo ý của Người. Đối với tôi, Người có quyền tuyệt đối.Ta muốn lấy,vợ cho ông, để có thể cuộc hôn nhân này sẽ giữ được ông ở lại trong vương quốc của ta, để ông khỏi nhớ về đất nước mình.
Vì chẳng dám trái lệnh quốc vương nên tôi đã kết hôn với một phụ nữ trong triều, sang quí, đẹp, ngoan và giàu có. Sau hôn lễ, tôi đến ở nhà người đàn bà này trong tình yêu thương trọn vẹn. Tuy vậy, tôi cũng chẳng ngăn được nỗi nhớ nhà. Ý đồ của tôi là sẽ thừa cơ trốn thoát khỏi tình trạng này, trở về Bagdad mà ở đó cơ ngơi của tôi to lớn, sinh lợi nhiều, tôi làm sao mà quên được.
Đang quẩn quanh trong những ý nghĩ đó, thì xảy ra việc vợ một người láng giềng mà tôi kết thân ngã bệnh ốm và chết. Tôi sang nhà để chia buồn và an ủi, thấy anh ấy đang đắm chìm trong nỗi u buồn sâu sắc.
- Mong được Thượng đế bảo vệ bạn - Tôi nói với anh ta - Và phù hộ cho bạn sống trường thọ!
- Than ôi? - Anh trả lời tôi - Làm sao mà tôi tiếp nhận được cái ân huệ mà bạn cầu chúc cho tôi đây? Tôi chỉ còn sống được một tiếng đồng hồ nữa mà thôi.
- Ồ? Tôi bảo anh - Xin bạn đừng nên có ý nghĩ quá bi thảm ấy. Tôi mong là việc đó không bao giờ xảy ra và tôi tin là bạn cùng tôi còn sống lâu.
- Tôi chúc cho bạn trường thọ - Anh ta lại nói – Còn tôi thì mọi sự đã an bài. Tôi cho bạn biết là hôm nay người ta sẽ chôn tôi cùng với vợ. Đó là tục lệ mà các cụ đã dựng nên ở đảo này tuyệt đối không được vi phạm. Người chồng còn sống sẽ phải chôn theo với người vợ đã chết và người vợ còn sống sẽ phải chôn theo với người chồng đã chết. Không ai có thể cứu sống được tôi. Tất cả mọi người đều phải tuân theo luật đó.
Trong lúc chúng tôi trao đổi về cái tục lệ dã man kỳ lạ đó nó làm tôi sợ khiếp đi được thì nhũng người họ hàng, bè bạn và hàng xóm láng giềng lũ lượt đến dự lễ tang. Người ta mặc cho người chết những áo quần đẹp như trang phục cô dâu ngày cưới và trang điểm cho xác chết tất cả các đồ nữ trang thường dùng hàng ngày của bà ta. Tiếp đó, người ta đặt thi hài vào một cỗ áo quan để mở và đoàn người lên đường. Người chồng đi đầu đám tang theo sau thì hài người vợ. Người ta đi men theo đường lên một quả núi cao và khi tới nơi họ lật một tảng đá to đậy trên miệng một cái giếng sâu và dòng xác chết vẫn để nguyên áo quần và đồ trang sức xuống đó. Mọi việc xong xuôi, người chồng ôm lấy người nhà, bè bạn và để cho người ta đặt mình vào áo quan cũng không có nắp dậy, không hề phản ứng, với một bình nước uống và bảy chiếc bánh mì để bên cạnh mình. Rồi người ta dòng anh xuống giếng cũng như cách họ đã dòng vợ anh vậy. Quả núi chạy dài làm thành bờ của biển và cái giếng thì thật sâu. Lễ tang chấm dứt, người ta lại đậy mlệng giếng lại bằng phiến đá to đó.
Chẳng cần phải nới thì các ngài cũng thấy rõ là tôi chứng kiến đám tang lễ đó, với sự buồn rầu vô hạn. Còn tất cả những người khác thì vẫn thấy thản nhiên vì thói quen thường luôn được nhìn cảnh ấy. Tôi không ngăn được mà không nói với nhà vua những suy nghĩ của mình về việc này:
- Tâu bệ hạ - Tôi nói với ông - Tôi không sao hết kinh ngạc về phong tục của quí quốc chôn người sống cùng với người chết. Tôi đã đi nhiều nơi, quan hệ với nhiều người ở rất nhiều quốc gia và chưa từng thấy nơi nào lại có một cái luật quá ác độc như vậy.
- Biết sao được hả Sindbad -.Nhà vua đáp - Đó lạ luật chung, bản thân ta cũng phải tuân theo. Ta cũng sẽ bị chôn sống cùng với hoàng hậu vợ ta, nếu nàng chết trước.
- Nhưng, tâu bệ hạ - Tôi nói - Xin mạnh dạn được hỏi bệ hạ nếu là nhữl:lg người nước ngoài thì có bắt buộc phải tuân theo tục lệ đó không?
- Có chứ, tất nhiên rồi - Nhà vua đáp và mỉm cười về lý do vì sao mà tôi lại hỏi thế - Họ không được miễn trừ khi đã kết hôn ở đảo này.
Tôi buồn rầu trở về nhà vì câu nói của quốc vương. Tôi sợ vợ mình chẳng may mà chết trước, mà tôi bị chôn sống cùng với nàng... ý nghĩ này làm tôi hết sức lo lắng và phiền muộn. Nhưng, có cách nào tránh được? Đành phải kiên nhẫn và phó mặc cho ý chí của Thượng đế thôi. Tuy nhiên tôi run lên mỗi khi thấy vợ mình có chút gì đó cảm thấy khó ở. Nhưng, than ôi, chẳng bao lâu tôi lâm vào cơn hoảng sợ thực sự: vợ tôi bị ốm nặng và mất sau đó ít ngày''.
Scheherazade kể tới đây thí chấm hết cho đêm nay. Đêm tiếp theo sau đó, nàng kể tiếp thế này:
***
“Hãy thử xem nỗi đau của tôi - Sindbad nói tiếp - bị chôn sống cũng chẳng kém phần thảm thương hơn là bị bọn ăn thịt người nhai tươi nuốt sống. Nhưng vẫn phải qua cái đận đó. Nhà vua, cùng với cả triều đình đều có mặt trong tang lễ chó thêm phần trọng thể. Những vị tai to mặt lớn trong thành phố cũng long trọng đến đưa đám tôi.
Khi tất cả đẫ sẵn sàng cho tang lễ, người ta đặt thi hài vợ tôi vào áo quan với tất cả quần áo đẹp và các đồ trang sức. Bắt đầu đám rước, như một diễn viên thứ hai trong vở bi kịch thê thảm này, tôi bước theo ngay sau quan tài của vợ, nước mắt chan hoà, than vãn cho số phận khốn khổ của mình. Trước khi tới ngọn núi, tôi thử tác động vào tinh thần những người có mặt ở đó xem sao. Trước tiên tôi nói với quốc vương rồi tất cả những người xung quanh và cúi xuống trước mặt họ sát tận mặt đất, hôn vào gấu áo và xin họ hãy rủ lòng thương hại: '''Các ngài hãy xét cho - tôi nói - tôi là người nước ngoài, đúng lẽ ra thì không phải tuân theo cái luật quá khắc nghiệt này, rằng tôi còn người vợ khác nữa và các con tôi ở nước tôi''. Dù tôi nói những lời trên đây với giọng nhuốm nước mắt, nhưng chắng có ai động lòng. Ngược lại người ta còn vội vã dòng vợ tôi xuống giếng và một lát sau đó, người ta cũng đưa tôi xuống trong một quan tài để ngỏ với một bình nước đầy và bảy tấm bánh. Cuối cùng cái đám lễ quá bi thảm đó với tôi kết thúc, người ta đặt lại tấm đá lên miệng giếng bất chấp nỗi đau lòng và những tiếng kêu thảm thiết của tôi.
Bị đưa từ từ xuống đáy giếng, tôi nhận rõ được cảnh trí ở cái nơi dưới mặt đất ấy nhờ vào chút ánh sáng từ trên cao chiếu xuống. Đó là một cái hang rất rộng và sâu tới khoảng năm chục sải tay. Một mùi hôi thối nồng nặc từ vô vàn xác chết mà tôi nhìn thấy ở bên phải và bên trái xông lên. Hình như tôi còn nghe thấy những tiếng thở dàl cuối cùng của những người sống mới được dòng xuống đây. Dù vậy, khi đã chạm đáy giếng, tôi lập tức bước ra khỏi quan tài, vừa bịt mũi vừa đi ra xa. Tôi gieo mình xuống đất và nằm đó rất lâu chìm trong nước mắt. Thế rồi, nghĩ về cái số phận đáng buồn của mình, tôi tự bảo:
Đúng là chúng ta đều do Thượng đế định đoạt theo ý của Người. Nhưng, hỡi Sindbad khốn khổ, phải chăng vì tội lỗi của chính mày mà mày phải rơi vào một cái chết kỳ quặc như thế này? Thà Thượng đế cho mày chết quách đi trong một trận đắm tàu nào đó mà mày đã thoát được! Mày đã không phải lìa đời trong cái chết chậm chạp và khủng khiếp như thế này. Nhưng chinh mày đã tự chuốc lấy vì cái tật thích phiêu lưu đáng nguyền rủa của mày. Ôi! Khốn khổ khốn nạn! Đáng lẽ ra thì mày phải ở yên tại nhà, êm đềm hưởng thụ thành quả của bao công sức lao động của mày?
Đó là những lời than vãn vô tích sự mà tôi vừa thốt vang lên trong hang vừa lấy tay đấm vào đầu, vào bụng một cách điên cuồng tuyệt vọng và hoàn toàn thả mình trong những ý nghĩ vô cùng hoang mang và sầu não. Tuy nhiên, biết nói với các vị thế nào đây? Đáng lẽ khẩn cầu cái chết đến mang đi cho nhẹ tội thì, mặc dù vô cùng khốn đốn như thế, lòng yêu đời vẫn còn thấp thoáng trong tôi, nhủ tôi hãy kéo dài thêm những ngày còn lại. Tôi bước đi chập choạng và lấy tay bịt mũi, tôi rờ lấy nước uống và bánh để trong quan tài và đưa lên miệng nhai.
Dù bóng tối trong hang dày đặc, ngày như đêm, đêm như ngày, tôi vẫn thấy được quan tài của mình và cái hang có vẻ như rộng hơn và chứa nhiều xác chết hơn như nó có vẻ lúc đầu. Tôi sống được vài ngày bằng những chiếc bánh và bình nước, nhưng cuối cùng, không còn gì nữa, tôi sửa soạn chết...''.
Scheherazađẻ kể đến đây thì im tiếng. Đêm sau, nàng kể tiếp:
***
“Tôi chỉ còn nằm chờ chết - Sindbad nói tiếp – Thì bỗng nghe thấy tiếng có người nâng tảng đá. Người ta lại dòng xuống một xác chết và một người sống. Người chết là đàn ông. Thật cũng tự nhiên và dễ hiểu khi người ta có những quyết định tuyệt cùng vào những lúc tuyệt cùng. Lúc người đàn bà được dòng xuống, tôi tới gần chỗ mà chiếc quan tài phải được đặt vào và khi nhìn thấy tảng đá đã được lắp vào mlệng giếng, tôi liền giáng xuống đầu người đàn bà khổn khổ hai hoặc ba nhát bằng khúc xương to mà tôi đã trang bị. Bà ta bị choáng hay đúng hơn là bị giết và tôi làm cái hành động vô nhân đạo đó chỉ để đoạt bánh và nước để trong quan tài của bà ta. Tôi đã có lương thực dự trữ cho vài ba ngày. Cuối thời gian đó, người ta lại dòng xuống một người đàn bà chết và một người đàn ông sống. Tôi giết người đàn ông cũng bằng cách đó và rất may cho tội là dạo ấy thành phố có nhiều người chết nên tôi không bị thiếu lương thực vẫn bằng cách làm ăn vô nhân đạo đó.
Một hôm, tôi vừa thanh toán một người đàn bà nữa, thì bỗng nghe thấy có tiếng thở và tiếng chân di chuyển. Tôi lần bước đi về phía đó. Tôi nghe thấy tiếng thở rõ hơn và thấy như có một vật gì đó chạy trốn. Tôi đi theo cái bóng đó, thỉnh thoảng nó lại dừng lại và rồi lại vừa thở vừa chạy đi khi tôi đến gần. Tôi vẫn bước đi theo rất lâu và rất xa và cuối cùng nhìn thấy một chấm sáng giống như một ngôi sao. Tôi tiếp tục đi về phía chấm sáng đó, thỉnh thoảng lại mất hút vì bị những chướng ngại che khuất. Nhưng rồi tôi lại thấy và cuối cùng phát hiện ra đó là cái khe ở vách đá, khá rộng có thể lách qua.
Với sự phát hiện này, tôi phải dừng lại một lát để cố nén xúc động quá mạnh làm tôi choáng váng. Tôi tiến đến tận chỗ cái khe đó, lách người qua và thấy mình đứng trên bờ biển. Các vĩ hãy tưởng tượng tôi vui mừng đến độ nào. Nó lớn đến mức tôi cho đó chỉ là một giấc mơ. Khi đã biết chắc đây là sự thực, và các giác quan của tôi đã trở về hoạt động bình thường thì tôi hiểu cái vật mà tôi nghe thấy tiếng thở và tôi đã đi theo, là một con vật từ dưới biển lên và nó có thói quen sục vào cái hang đó để ăn thịt xác chết.
Tôi ngắm nhìn ngọn núi và nhận thấy nó nằm giữa thành phố và biển, chẳng có đường lên lối xuống, vì vách đá dựng đứng rất hiểm trở. Tôi quì xuống bờ biển để cảm tạ Thượng đế đã phù trợ cho tôi. Rồi tôi quay vào hang để lấy bánh mì và trở lại bờ biển ngồi ăn dưới ánh sáng ban ngày, ngon miệng chưa từng có kể từ ngày tôi bị chôn sống trong cái chốn tối tăm mù mịt đó.
Tôi còn quay lại hang để rờ rẫm thu nhặt trong các quan tài tất cả những viên kim cương, hồng ngọc, ngọc trai những vòng tay vàng và cuối cùng là tất cả những tấm vải đẹp mà tôi sờ thấy. Tôi lôi tất cả những thứ đó ra bờ biến. Tôi chia ra thành nhiều gói buộc chặt lại bằng những sợi dây có hàng đống đã dùng để dòng những quan tài xuơng giếng. Tôi để tất cả trên bờ, chờ dịp tất, không sợ trời mưa làm hỏng vì lúc đó chưa phải là mùa mưa.
Được độ hai hoặc ba ngày sau, tời nhìn thấy một con tàu như vừa rời bến và sắp đi qua rất gần chỗ tôi đang đứug. Tôi dùng cái khăn quấn đầu vẫy làm hiệu và kêu lên thật to. Trên tàu nghe tiếng, thả xuồng xuống bơi vào đón tôi. Thuỷ thủ hỏi tôi vì sao lại đến nỗi thế, tôi trả lời họ là thoát chết trong một vụ đắm tàu cách đây hai hôm và cứu được một số hàng hoá họ trông thấy đây. Những nguời này cũng chẳng chú ý quan sát nơi tôi đang đứng xem điều tôi nói có đúng không, họ đã tin và cho tôi lên xuồng cùng các gói hàng.
Khi chúng tôi đã ở trên tàu, thuyền trưởng vui vẻ vì đã giúp được tôi và vì còn đang bận chỉ huy con tàu nên cũng tin là tôi bị đắm tàu như câu chuyện tôi đã bịa đặt. Tôi biếu ông ta vài viên ngọc, nhưng ông không nhận. Chúng tôi đi ngang qua nhiều hòn đảo, trong đó có đảo Chuông, cách đảo Serendib mười ngày xa nếu có gió thuận đều và cách đảo Kela sáu ngày. Chúng tôi ghé vào, ở đây có mỏ chì, mía Ấn Độ và long não loại thượng hạng. Quốc vương đảo Kela rất giàu có, rất hùng mạnh và uy quyền của ông lan tới toàn đảo Chuông rộng hai ngày đường. Thổ dân ở đây rất man rợ, còn ăn cả thịt người. Sau khi bán được một số lớn hàng tại đây, chứng tôi lại giương buồm ghé vào nhiều bến khác. Cuối cùng, tôi thật sung sướng trở về Bagdad với rất nhiều của cải, chắc các vị cũng miễn cho việc nêu lên đầy đủ các chl tiết. ĐỂ tạ ơn Thượng đế vì bao nhiêu ân huệ người ban cho tôi đã làm nhiều điều công đức vừa cho tu sửa nhiều thánh thất vừa giúp đỡ những người nghèo khổ. Tôi hết sức rộng rãi với những người thân và bạn hữu, cùng họ thoả sức vui chơi và tiệc tùng linh đình.
Sindbad kết thúc ở đây câu chuyện về chuyến phiêu lưu thứ tư của ông làm mọi người đều thán phục và thích thú hơn cả các chuyện về ba chuyến đi trước. Ông lại tặng cho Hindbad một trăm đồng sequin và mời mọi người hôm sau lại đến đúng giờ như thế để cùng nhau dùng bữa và nghe những chi tiết về chuyến đi thứ năm của ông. Hindbad và những người khác cáo từ ra về. Và hôm sau, khi tất cả mọi người đã tề tựu đông đủ, họ ngồi vào bàn ăn và sau bữa cũng chẳng kém kéo dài như các bữa trước, Sindbad bắt đầu kể tình tlết câu chuyện về chuyến đi biển thứ năm của ông như sau:


Chương 30

CHUYẾN ĐI THỨ NĂM CỦA SINDBAD


Những thú vui - Ông nói - cũng hãy còn khá đủ sức hấp dẫn để xua khỏi trí nhớ của tôl tất cả những gian nan khổ ải mà tôi đã từng phải chịu đựng, nhưng không thể làm nhụt lòng ham muốn của tôi là lại lên đường làm những chuyến đi mới. Vì vậy, tôi mua hàng, đóng gói và chất lên xe và cùng với hàng, tôi đi ngay tới một cảng biển gần nhất. Tới đây, để khỏl phụ thuộc vào một truyền trưởng và muốn có một con tàu do mình chỉ huy, tôi dành thời gian cho đóng một tàu riêng và bỏ tiền túi ra trang bị hoàn chỉnh. Tàu đóng xong, tôi cho chất hàng lên nhưng tàu còn khá rộng nên tôi nhận chở thêm nhiều nhà buôn của nhiều nước khác nhau cùng vôi hàng hoá của họ.
Khi bắt đầu có gió thuận, chúng tôi giương buồm và lướt ra khơi. Sau một chặng đường dài, chỗ đầu tlên mà tàu ghé vào là một hòn đảo hoang mà chúng tôi thấy ở đó trứng của một con đại bàng to bằng quả trứng mà các vị đã nghe tôi nói rồi. Trong trứng có một con đại bàng non sắp nở, vì đã thấy cái mỏ của nó lấp ló qua chỗ rạn của vỏ trứng.
Kể đến đây, Scheherazade ngừng lại vì ánh sáng ngày đã chiếu vào trong ngự phòng của hoàng đế Ấn Độ. Đêm sau, nàng kể tiếp:
“ Sindbad, người đi biển - Nàng nói - tiếp tục kể chuyện về chuyến đi thứ năm của mình:
- Những nhà buôn - Ông nói tiếp - ở trên tàu của tôi và cũng cùng lên bờ với tôi bèn dùng rìu bổ vỡ quả trứng, lôi con đại bàng non ra, xả làm nhiều mảnh và đưa lên lửa nướng để ăn. Tôi đã nghiêm trang cảnh báo họ là chớ nên đụng vào quả trứng đó, nhưng họ chẳng thèm nghe.
Bữa tiệc thịt chim đại bàng non vừa qua khỏi miệng thì từ phía chân trời khá xa xuất hiện hai đám mây lớn! Người thuyền trưởng mà tôi thuê để chỉ huy con ngườl tàu, có kinh nghiệm biết cái đó có nghĩa gì, kêu lên đó là bố và mẹ con đại bàng non và ông giục chúng tôi gấp rút lên tàu ngay để tránh tai nạn mà ông dự đoán. Chúng tôi vội vã theo lời khuyên đỏ và khẩn trương kéo buồm lên.
Nhưng lúc đó, hai con đại bàng vừa bay tới gần kêu lên dữ dội và chúng lại càng kêu lên khủng khiếp gấp bội khi nhìn thấy tình trạng của quả trứng và không thấy con chúng đâu cả. Chắc là với ý định trả thù, chúng bay về hướng vừa tới và mất hút một thời gian, trong khi đó thì chúng tôi thì giừơng hết buồm lên và gắng sức ra càng xa càng tốt hòn đảo đó.
Đột nhiên, chúng bay trở lại và chúng tôi nhận thấy chúng quặp trong bộ móng của chúng mỗi con một tảng đá rất to. Khi bay đến đúng bên trên tàu chúng tôi thì chúng dừng lại và bay đứng trên không, một con buông tảng đá xuống, nhưng nhờ tài khéo léo của người lái quặt mũi tàu sang một bên nên tảng đá rơi xuống biển, cạnh ngay mạn tàu làm thành một lỗ hổng lớn trên mặt biển hầu như có thể nhìn tới đáy. Con chim kia, tai hại cho chúng tôi, lại buông tảng đá rơi xuống trúng giữa con tàu làm nó vỡ tan tành. Hành khách và thuỷ thủ, người chết bẹp, người chết đuối Còn tôi cũng chìm nghỉm nhưng lúc ngoi lên trên mặt nước, may mà vớ được một mảnh vỡ của con tàu. Cứ thế, lúc tay nọ, lúc tay kia, tôi không rời cái mảnh vỡ đó, gió và sóng đẩy tôi vào một hòn đảo bờ đốc đứng. Dù sao tôi cũng thoát nạn. Tôi ngồi xuống bãi cỏ nghỉ ngơi một chút cho hồi sức rồi sau đó đứng lên đi sâu vào đảo để tìm hiểu đất đai. Tôi đang như ở trong một khu vườn tuyệt diệu: cây mọc san sát, cây này trĩu quả, cây khác đang đâm hoa, những cón suối nước ngọt trong vắt uốn lượn quanh co. Tôi hái quả ăn, những quả thật là ngon ngọt; tôi uống nước của những dòng suối róc rách như mời chào.
Đêm đến, tôi nằm ngủ trên thảm cỏ ở một nơi mát mẻ thuận lợi. Nhưng chẳng ngủ tròn được một tiếng đồng hồ, giấc ngủ luôn bi gián đoạn vì nỗi lo thấy chỉ có mình mình ở một nơi quá hoang vu lặng lẽ. Phần lớn trong đêm tôi âu sầu và lo nghĩ, tự trách mình ngu dại đã không ở yên tại nhà mà lại còn đi làm cuộc phiêu lưu cuối cùng này. Những ý nghĩ bi quan này đã đưa tôi đi xa đến chỗ dự định huỷ hoại thân mình. Nhưng ban ngày tới và với ánh sáng của nó đã làm tán đi nỗi niềm tuyệt vọng của tôl. Tôi đứng lên đặt bước đi giữa các hàng cây mà lòng dạ vẫn bồn chồn.
Khi đi sâu vào đảo một chút, tôi nhìn thấy một ông già rất hom hem lọm khọm. Ông ta ngồi bên bờ suối. Lúc đầu tôi tưởng cũng là nạn nhân bị đắm tàu như mình. Đi lại gần, tôi cất tiếng chào lão và chỉ nhận được một cái gật đầu Tôi hỏi lão đang làm gì. Nhưng lão không trả lời mà lại ra dấu bảo tôi cõng lão lên lưng đưa lão qua suối sang bờ bên kia để hái quả ăn.
Tôi tưởng lão ta muốn tôi giúp đỡ thật nên cõng lão lên lưng và lội qua suối.
- Thôi xuống đi - Tôi bảo lão và cúi người thấp cho lão dễ xuống.
Nhưng đáng lẽ tụt xuống (mỗi khi nghĩ đến tôi lại bật cười) thì lão già đó mà tôi cho là đã quá suy yếu, lại nhẹ nhàng đưa chân lên mà tôi trông da chân lão giống như da bò cái quặp chặt lấy cổ tôi, rồi ngồi dạng chân trên vaí tôi. Quá ngạc nhiên và sợ hãi tôi ngã lăn xuống bất tỉnh...''
Scheherazađe bắt buộc phải ngừng lại ở đây vì mặt trời đã xuất hiện. Nàng kể tiếp câu chuyện này vào cuối đêm sau.
***
“Mặc cho tôi bất tỉnh nhân sự - Sindbad nói - cái lão già quái ác đó vẫn dùng chân bám chặt lấy cổ tôi. Lão chỉ hơi dạng đùi ra một chút cho tôi đễ thở mà thôi. Khi tôi tỉnh dậy, lão dùng một bàn chân đạp mạnh vào bụng tôi, bàn chân kia thúc mạnh vào sườn, bắt tôi phải đứng lên. Lão bắt tôi đi dưới hàng cây, ghìm tôi đứng lại để lão hái quả ăn mỗi khi đến gần một cây có quả chín. Suốt ngày lão quắp vào cổ tôi như vậy và đến tối lúc ngủ thì lão cùng nằm ngả xuống đất với tôi nhưng cặp chân của lão vẫn không rời cổ tôi. Trời sáng thì lão đạp mạnh để đánh thức tôi. Rồi sau đó lão bắt tôi đứng lên và bước đi bằng cách dùng bàn chân thúc vào bụng, vào sườn tôi. Các vị hãy tưởng tượng tôi khổ sở và bực mình biết bao khi cứ phải mang cái của nợ ấy trên vai mình mà không có cách nào rũ bỏ đi được.
Một hôm tôi bắt gặp trên đường nhiều quả bầu khô rụng từ trên cây xuống. Tôi chọn lấy một quả to nhất và sau khi lau rửa sạch sẽ, tôi vắt vào trong quả bầu, nước của những chùm nho mọc rất nhiều trên đảo cứ mỗi bước đi lại gặp, Khi nước quả nho đã đầy bầu, tôi đặt vào một nơi kín đáo và nhiều ngày sau, tôi khéo léo đẫn lão già đến đấy. Đến nơi, tôi cầm lấy quả bầu đưa lên miệng uống một thứ rượu vang ngon tuyệt làm cho tôi cũng tạm khuây khoả chốc lát cái nỗi buồn u uất. Nó làm cho tôi phấn chấn, sảng khoái đến mức tôi vừa đi vừa hát lại có lúc nhảy tâng tâng lên nữa.
Lão già nhận thấy cái loại nước uống đó tác đụng rõ rệt vào tôi, thấy tôi cõng lão thoải mái hơn mọi khi nên lão ra dấu bảo tôi đưa lão uống. Tôi đưa quả bầu, lão cầm lấy đưa lên miệng nếm. Thấy ngon ngọt dễ chịu, lão ngửa cổ dốc vào họng đến giọt cuối cùng. Chừng ấy rượu nho đủ làm cho lão say, và quả nhiên chẳng mấy chốc mà men rượu bốc lên làm cho lão ngật ngưỡng, lão bắt đầu ti tỉ hát theo kiểu của lão và nhún nhảy trên vai tôi. Lắc lư quá mạnh làm cho lão nôn thốc nôn tháo, đôi chân quặp lấy cổ tôi dần dần buông lỏng đến lúc cảm thấy không bị ghì quá chặt nữa, tôi bèn hất lão ngã xoài xuơng đất, lão nằm thẳng cẳng ra đấy, không cựa quậy. Tôi bèn bê một tảng đá to giáng xuống đầu lão.
Tôi vô cùng sung sướng giải thoát được vĩnh viễn khỏi đôi chân của lão già đáng nguyền rủa đó và đi ra phía bờ biển, ở đó tôi gặp được người của một con tàu vừa buông neo để lấy thêm nước ngọt và hái ít trái cây hoang. Nhìn thấy tôi, họ rất ngạc nhiên và khi nghe xong chuyện tôl kể, họ bảo:
- Bạn đã rơi vào tay lão già của biển và là người đầu tiên không bị lão chẹt cổ cho đến chết. Lão không bỏ qua một người nào sau khi đã phục vụ cho lão mà lão không ghì chết. Hòn đảo này nổi tiếng vì số người đã chết vì đôi chân của lão. Các thuỷ thủ và nhà buôn ghé vào đảo này chỉ dám đi sâu vào trong khi có đông người cùng đi.
Sau khi cho tôi biết những điều đó, họ mang tôi theo họ lên tàu. Người thuyền trưởng vui vẻ đón tiếp tôi khi rõ tất cả câu chuyện. Ông lại cho giương buồm và sau hai ngày chèo lái chúng tôi ghé vào bến cảng của một thành phố lớn mà nhà cửa ở đó toàn xây bằng đá tốt.
Một trong những thương gia trên tàu mà tôi đã kịp kết thân bảo tôi đi theo ông ta. Ông đưa tôi đến nơi thường trọ củn những thương gia người nước ngoài. Ông cho tôi một cái bao vải lớn rồi gửi gắm tôi cho mấy người trong thành phố, người nào cũng có một cái bao như tôi, nhờ những người này cho tôl đi theo để nhặt dừa cùng với họ.Ông bảo tôi:
Bạn hãy đi theo họ, làm như họ và nhớ là chớ có rời xa họlúc nào vì sẽ rất nguy hiểm đấy.
Ông ta cho tôi thức ăn mang theo cho ngày hôm đó. Rồi tôi lên đường cùng với những người được ông ta gửi gắm.
Chúng tôi đến một cánh rừng lớn có nhiều cây cao mọc rất thẳng, thân cây nhẵn lì, khó mà trèo lên được để hái quả. Đó là những cây dừa mà chúng tôi muốn trẩy quả chứa vào những bao mang theo. Lúc đi vào rừng, thấy rất nhiều khỉ to khỉ nhỏ. Thấy chúng tôi, chúng ù té chạy và leo tót lên cây trèo thật nhanh lên đến tận chùm quả dừa cao tít''.
Scheherazade muốn kể tiếp, nhưng trời sáng ngăn nàng lại. Đêm tiếp theo, nàng kể tiếp như sau:
***
“Những nhà buôn mà tôi đi cùng - Sindbad tiếp tục kể - nhặt đá, lấy hết sức ném vào bọn khỉ trên cao. Tôi cũng làm như họ. Bọn khỉ tức giận vặn những quả dừa ngay ở tầm tay chúng ném vào chúng tôi tới tấp. Chúng tôi nhặt dừa bỏ vào bao khi thấy bọn khỉ ngừng thả dừa xuống mà bao của chúng tôi chưa đầy, chúng tôi lại nhặt đá ném để trêu tức chúng. Bằng cái mẹo vặt này, bao của chúng tôi đầy lắc dừa.
Trở về thành phố, người nhà buôn đã cho tôi đi theo bọn người hái đừa đánh giá bao đừa của tôi và bảo:
- Bạn cứ tiếp tục làm như thế cho đến lúc nào đủ khoản chi phí để trở về nhà.
Tôi cảm ơn lờl khuyên tốt của ông và dần dần tôi tích đống được hàng núi dừa đưa lại cho tôi một khoản tiền lớn.
Con tàu mà tôi được đón lên trước đó nhổ neo cùng các nhà buôn chở theo rất nhiều dừa mà họ phải mua buôn. Tôi chờ chuyến tàu khác, chẳng mấy chốc đã tới cặp vào bến cảng thành phố để cũng chuyển tải dừa như thế. Tôi cho bốc cả kho dừa của tôi lên tàu và khi sắp nhổ neo, tôi đến chào và cảm ơn nhà thương gia đã giúp đỡ tôi hết lòng. Ông chưa đi cùng tôi được vì công việc chưa xong.
Chúng tôi giương buồm theo hướng đi vào hòn đảo mà cây hồ tiêu mọc rất nhiều. Từ đó chúng tôi qua đảo Comori nơi sản xuất gỗ đàn hương nổi tiếng mà dân cư ở đó có một đạo luật bất khả xâm phạm là không uống rượu và không tổ chức nhà chứa. Tôi trao đổi dừa ở hai hòn đảo trên đây lấy về hồ tlêu và gỗ đàn hương và cùng với những nhà buôn khác thuê thợ lặn mò ngọc trai. Tôi có những viên ngọc trai rất to và nước ngọc thật đẹp. Trong lòng lâng lâng vui sướng tôi trở lại biển trên con tàu đưa tôi đi Balsora và từ đó tôi trở về Bagdad với những khoản tiền lớn sau khi bán hồ tiêu, gỗ đàn hương và ngọc trai mà tôi kiếm được bằng những quả đừa. Tôi làm việc từ thiện hết khoảng một phần mười số vốn đó cũng như những chuyến trở về trước và tìm đến tất cả những thú vui để bù lại bao ngày vất vả mệt nhọc.
Kể xong chuyện, Sindbad lại đem tặng cho Hindbad một trăm đồng sequin và cả bọn ra về. Ngày hôm sau theo lời mời, họ lại tới nhà Sindbađ giàu có, dự tiệc ăn uống thoả thuê như những ngày trước rồi nghe ông kể chuyện về chuyến đi thứ sáu của mình.


Chương 31

CHUYẾN ĐI THỨ SÁU CỦA SINDBAD


“Chắc là các vị rất khó hiểu là tại sao qua năm lần bị đắm tàu, trải qua biết bao nguy hiểm, mà tôi còn muốn thử vận mệnh của mình lại dấn thân vào gian khổ tìm kiếm những vận hạn mới nữa. Chính tôi cũng tự mình lấy làm ngạc nhiên khi nghĩ tới điều đó, cho hẳn là ngôi sao chiếu mệnh đã lôi cuốn mình đây. Dù sao chăng nữa thì sau một năm nghỉ ngơi nhàn nhã, tôi lại chuẩn bị cho chuyến đi thứ sáu, bỏ ngoài tai tất cả những lời van xin can gián của người nhà và của bè bạn. Họ đã làm tất cả những gì có thể làm mong giữ tôi lại.
Thay vì đi theo đường biển qua vịnh Persique, một lần nữa tôi lại đi xuyên qua nhiều tỉnh thành của Ba Tư của Ấn Độ tới một hải cảng, ở đó tôi lên một chiếc tàu tốt mà người thuyền trưởng quyết định đl một chuyến dài ngày. Đúng là chuyến đi dài thật nhưng đồng thời cũng thật khốn đốn. Cả thuyền trưởng cả thuỷ thủ đều lạc đường đến nỗi không còn biết được lúc này tàu đang ở đâu. Cuối cùng họ cũng biết, nhưng đã quá muộn. Thuyền trưởng rời bỏ vị trí của mình. Ông quẳng khăn đội đầu xuống biển, lấy tay dứt râu dứt tóc, đấm vào đầu tát vào mặt, kêu lên như một người loạn trí vì tuyệt vọng. Chúng tôi hỏi vì sao ông lại quá phiền não như vậy. Ông thở dài não nuột! .
- Tôi báo cho các ông biết là chúng ta đang ở một nơi nguy hiểm nhất giữa biển. Một đòng nước rất mạnh cuốn con tàu đi và tất cả chúng ta sẽ chết trong một khắc đồng hồ nữa thôi.
Nói xong ông lệnh chò hạ tất cả các cánh buồm, nhưng trong thao tác, các dây rợ đều đứt phựt và con tàu không sao điều khiển được, bị dòng nước cuốn đi xô mạnh vào một trái núi chắn ngang làm vỡ tan ra nhiều mảnh. Tuy vậy khi cứu người, chúng tôi còn có cả thời gian để cứu được một ít lương thực và một số hàng hoá quí. Thuyền trưởng bảo chúng tôi:
- Thượng đế vừa làm cái việc theo ý muốn của Người. Chúng ta có thể đào ở đây mỗi người một huyệt để tự chôn mình và chào nhau lần cuối, vì chúng ta đang ở một nơi cực kỳ bi thảm, không có một ai bị nem vào đây trước chúng ta mà trở về nhà được.
Những lời nói của thuyền trưởng làm cho tất cả chúng tôi buồn rầu tuyệt vọng. Chúng tôi ôm hôn nhau mà than mà khóc cho số phận hẩm hiu. Ai cũng ròng ròng nước mắt.
Trái núi mà dưới chân nó, chúng tôi đang trú ngụ là bờ của một hòn đảo rất dài rộng. Đoạn bờ này rải rác rất nhiều những mảnh tàu bị đắm và từng chỗ từng chỗ là những đống xương trắng trông thật khủng khiếp. Chúng tôi thấy rõ là đã có rất nhiều người bị chết tại đây. Một điều không thể tưởng tượng được nữa là cùng với những đống xương, còn rất nhiều đống hàng hoá và của cải bầy ra trước mắt chúng tôi ở khắp mọi chỗ: Tất cả những vật đó chỉ càng làm tăng thêm sự hoang mang sầu não trong hoàn cảnh của chúng tôi mà thôi. Thường thường thì ở tất cả mọi nơi, những dòng sông đều đổ ra biển cả, nhưng ở đây, trái lại, một con sông lôn nước ngọt lại rời biển đổ vào bờ qua một hang động tối om mà cửa hang rất rộng và cao vút. ĐiỀu đáng chú ý nhất ở đây là đá núi đều là thạch anh, hồng ngọc và là nhiều thứ đá quí khác. Người ta còn thấy ở đây một con suối chảy ra biển toàn một chất đầu gì đó mà cá ăn vào lại nhả ra toàn là hổ phách. Những thứ này bị sóng đánh giạt vào bãi cát nằm ngổn ngang khắp chỗ. Ở đây còn mọc nhiều cây mà phần lớn là gỗ trầm hương chẳng thua gì gỗ trầm ở đảo Comari.
Để kết thúc phần miêu tả chốn này, người ta có thể gọi đây là một cái vực không đáy vì chẳng có gì có thể trở lại được cả. Những con tàu không tài nào tránh khỏi một khi đã tới gần ở một khoảng cách nào đó. Nếu chúng được gió biển đẩy đi thì sức gió và dòng nước mạnh sẽ xô vào chỗ diệt vong.
Và nếu chúng được gió từ đất liền thổi ra thì có nhiều cơ may chúng có thể. được đẩy ra xa, nhưng hòn núi cao trước mặt cản gió lại, tạo nên một sự tĩnh lặng mặc cho luồng nước honnh hành xô chúng vào thành đá cho vỡ tan ra từng mảnh cững y như con tàu của chúng tôi. Càng tệ hại và thất vọng hơn nữa là chẳng có cách nào leo được lên đỉnh ngọn núi để tìm cách thoát thân về phía bên kia được.
Chúng tôi ở trên bờ biển như những người mất trí và chờ đợi cái chết đến từng ngày. Trước tiên, chúng tôi chia đều thức ăn cho từng người, như vậy người nọ có thể sống lâu hơn hoặc chết trước người kia tuỳ theo tạng người và cách sử dụng thức ăn của từng ngửời.''
Scheherazade đến đây ngừng kể vì thấy trời đã hửng sáng. Đêm sau, nàng kể tlếp những tình tiết trong câu chuyện về chuyến đi thứ sáu của Sindbad:
***
“Những người chết trước tiên - Sindbad nói tiếp - được những người khác chôn cất. Về phần tôi, tôi làm nghĩa vụ cuối cùng đối với tất cả các bạn và cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên vì ngoài phần được chla đều với các bạn, tôi còn một phần giữ riêng không cho các bạn biết. Tuy vậy lúc tôi chôn cất cho người bạn cuối cùng xong thì số lương thực còn lại cũng thật quá ít ỏi, nên xét thấy tôi cũng chẳng còn đi được bao xa nữa. Vì vậy tự đào sẵn cho mình một huyệt mộ, để tới một lúc nào đó tôi sẽ tự lăn xuống đó. Tôi xin thú nhận với các vị là trong lúc. làm cái công việc đó tôl chẳng khỏi tự xỉ vả chmh mình là nguyên nhân cái chết của mình và ân hận là đã tự mình lao vào cái chuyến đi cuối cùng này. Không dừng lại ở những suy nghĩ mà tôi còn cắn vào tay mình cho đầm đìa máu, mong được chết sớm đi.
Nhưng Thượng đế hãy còn rủ lòng thương xui khiến tôi đi ra tới tận con sông mà dòng nước của nó chảy mất hút dưới vòm hang. Ở đó, sau khi xem xét rất kỹ, tôi tự bảo: ''Con sông giấu mình dưới đất này ắt phải thoát ra ở một chỗ nào đó. Làm một chiếc bè, ngồi lên trên, phó mặc cho dòng nước đẩy đi, ta sẽ tới một vùng đất có dân, hoặc là ta chết. Nếu chết thì chẳng qua cũng là thay đổi loại chết như thế nào thôi. Ngược lại, nếu ra khỏi được cái chốn thê lương này thì không những ta tránh được cái số phận buồn thảm của các bạn đường mà ta còn có thể tìm được cơ hội mớl để làm giàu. Biết đâu vận mệnh lại chẳng chờ ta ra khỏi cái tai nạn gớm ghiếc này để đền bù một cách hào hiệp cho vụ ta bị đắm tàu.
Tôi không lưỡng lự gì nữa mà bắt tay vào làm ngay chiếc bè. Không thiếu vật liệu nên tôi thả sức lựa chọn: những mảnh gỗ ván tốt, những dây thừng chão bền. Tôi gá, buộc thật chặt chẽ các thứ vào nhau thành một chiếc bè rất vững chắc. Khi hoàn thành, tôi chất lên vài bọc hồng ngọc, bích ngọc, hổ phách, đá thạch anh và vảl vóc quí. Xếp thật cân bằng và buộc chặt vào bè, tôi trèo, lên cùng với hai chiếc bơi chèo nhỏ tôi đã không quên đẽo gọt, rồi thả bè theo dòng sông, tôi phó mặc mình cho ý chí của Thượng đế.
Vừa qua vòm hang, chẳng còn ánh sáng nữa, dòng nước cuơn tôi đi đâu, tôi nào có rõ. Suốt mấy ngày tôi ở trong cái bóng tối đen ngòm chẳng nhìn thấy một tia sáng nào. Có lần tôi thấy cái vòm quá thấp tưởng có thể chạm đầu, điều đó làm tôi hết sức chú ý để khỏi bị nguy hiểm. Suốt thời gian này tôi chỉ nhấm nháp cầm chừng sốâ thực phẩm còn lại để duy trì sự sống. Nhưng dù có dè sẻn đến đâu thì thức ăn cũng cạn ráo. Thế rồi, không sao cưỡng nổi, một giấc ngủ nhẹ nhàng đến làm tê liệt cả các giác quan của tôi. Không biết là ngủ được bao lâu nhưng lúc thức giấc tôi ngạc nhiên thấy mình đang ở giữa một cánh đồng rộng trên bờ một con sông mà chiếc bè của tôi được neo buộc ở đó. Cả một đám đông người da đen xúm quanh tôi. Tôi lồm cồm đứng lên và cất tiếng chào.
Họ nói với tôi gì đó nhưng tôi không hiểu tiếng của họ.
Lúc đó tôi sung sướng đến mê man cả người nên không rõ là đã thức hay còn ngỉl. Biết chắc chắn là mình không mơ, tôi kêu to sung sướng và đọc lên những câu thơ tiếng Ả Rập: ''Hãy cầu khẩn đấng Tối cao hùng mạnh, Người sẽ tới cứu giúp mi. Chẳng cần mi phải ôm đồm việc khác. Hãy nhắm mắt lại! Và trong khi mi ngủ, Thượng đế sẽ chuyển vận mệnh mi từ xấu sang tốt''.
Một trong số người da đen, hiểu tiếng Ả Rập, nghe thấy tôi nói thế, tiến đến và nói:
- Người anh em - Anh ta nói - Xin đừng ngạc nhiên thấy chúng tôi ở đây. Chúng tôi sống ở nông thôn như bạn thấy đấy và hôm nay tới đây để tưới ruộng bằng nước của con sông nó chảy từ quả núi kia ra những lạch nhỏ này. Nhận thấy dòng sông có cuốn theo cái gì đó, chúng tôi chạy ra xem và thấy đó là một chiếc bè. Một người trong bọn tôi bèn nhảy xuống sông lôi nó lên buộc vào bờ, và chúng tôi chờ bạn thức đậy. Xin bạn hãy kể cho chúng tôi nghe chuyện của bạn chắc là phải rất kỳ lạ. Hãy nói cho chúng tôi biết vì sao bạn lại lênh đênh trên sông và bạn từ đâu tới thế.
Tôi bảo họ là trước hết họ hãy cho tôi ăn đã rồi sẽ kể hết cho họ nghe.
Họ đưa cho tôi nhiều món ăn và khi đã lưng lửng dạ, tôi kể cho họ nghe tất cả những gì xảy ra với tôi. Họ lắng nghe với vẻ thán phục. Khi kể xong, họ đồng thanh nói sau khi nghe người phiên dịch nói lại:
- Đó thực là một câu chuyện vô cùng kỳ lạ. Bạn cần phải đích thân kể lại cho nhà vua nghe mới được. Tôi bảo là sẵn sàng làm theo lờl họ.
Những người da đen tức thì cho đi kiếm một con ngựa, một lát sau cồ người dắt đến. Họ đặt tôi lên lưng ngựa, một toán đi trước dẫn đường, những người khác là những người khoẻ nhất khiêng lên vai chiếc bè cứ để nguyên thế với tất cả các gói bọc lên trên đi theo sau tôi.
Scheherazade kể đến đây bắt buộc phải ngừng lại vì trời đã sáng rõ. Cuối đêm sau, nàng lại kể tiếp câu chuyện còn bỏ dở.
***
“Chúng tôi cùng đi - Sindbad tiếp- đến tận thành phố Serendib, chính tôi lúc này đang ở trên hòn đảo đó. Những người da đen đưa tôi đến trình quốc vương của họ. Tôi đến gần ngai vàng ông đang ngồi và chào như cách chào các ông vua Ấn Độ nghĩa là quì xuống bên chân ông và hôn mặt đất. Nhà vua này cho nâng tôi dậy, tiếp tôi rất lịch sự, mời tôi ngồi cạnh ông. Trước hết ông hỏi tên tôi. Trả lời tên mình là Sindbad, biệt hiệu ''người đi biển'' vì đã có nhiều chuyến đi vượt biển, tôi nói thêm mình là công dân của Bagdad.
- Nhưng - Quốc vương lại hỏi - làm sao ông lại đến được đất nước của ta và đến bằng đường nào. Tôi không giấu nhà vua một tí gì và cũng kể lại như tôi vừa kể cho các ông nghe. Ông rất lấy làm ngạc nhiên, thích thú và sai viết lại câu chuyện của tôi bằng chữ vàng để lưu lại văn khố quốc gia. Sau đó người ta khiêng cả chiếc bè cùng với những bọc gói tới trước mặt nhà vua. Ông ngắm xem và rất thích những bọc gỗ trầm hương và hổ phách, đặc biệt hâm mộ những viên hồng ngọc và bích ngọc vì ông bảo trong kho báu của ông chẳng có viên ngọc nào sánh bằng.
Nhận xét thấy ông thích thú ngắm nhìn những viên đá quí mân mê hết viên này đến viên khác, tôi đánh bạo quì xuống nói:
Tâu bệ hạ, không riêng gì bản thân tôi mà tất cả mọi thứ trên chiếc bè này đều thuộc quyền bệ hạ. Xin Người cứ tuỳ nghi sử dụng.
Ông mỉm cười bảo tôi:
- Ta không có một chút ý đồ nào muốn lấy đi những gì mà Thượng đế đã ban cho ông. Không những không muốn làm giảm đi sự giàu có của ông mà ta còn muốn làm tăng lên nữa kia. Ta không muốn khi ông rời khỏi vương quốc ta mà không có gì mang theo để chứng tỏ cho sự hào phóng của ta.
Tôi chỉ còn biết đáp lại những lời đó bằng những câu chúc tụng cho đất nước của Người luôn yên bình thịnh vượng và ca ngợi tấm lòng nhân từ và độ lượng của một vị anh quân. Ông trao cho một vị quan chăm sóc tôi, cử người hầu hạ tôi chu đáo. Ông quan đó chấp hành lệnh của chủ thật trung thành và cho chuyển đến nơi ở của tôi toàn bộ những bọc, những gói để trên chiếc bè gỗ.
Hàng ngày, vào giờ giấc nhất định tôi vào chầu vua, thời gian còn lại tôi đi dạo quanh thành phố để xem có gì hay, có gì lạ tại đây.
Đảo Serendib nằm chính dưới đường hoàng đạo vì vậy ngày và đêm ở đây đều dài đủ mười hai tiếng đồng hồ. Đảo có chiều dài cũng như chiều rộng đo được tám mươi parasanges(1). Thành phố kinh đô toạ lạc tại cuối một thung lũng đẹp hình thành bởi một ngọn núi ở chính giữa đảo và là một ngọn núi cao nhất thế giới. Đúng vậy, cách ba ngày đường trên mặt biển, người ta đã nhìn thấy nó. Người ta tìm thấy ở đây nhiều loại khoáng sản, kể cả đá đỏ và phần lớn đá núi ở đây thuộc loại sa thạch là một thứ đá kim loại dùng để gọt giũa những đồ đá quí. Người ta còn thấy ở đây tất cả các loạl cây cỏ quý hiếm nhất là cây bá hương và cây dừa. Dọc theo bờ biển và ở các cửa sông người ta còn mò ngọc trai và ở một vài thung lũng của đảo còn có cả mỏ kim cương. Vì tín ngưỡng, tôi còn làm một cuộc du hành lên tận đỉnh núi, tới chỗ mà tương truyền là nơi Adam bị đày ải sau khi bị trục xuất ra khỏi địa đàng.
Lúc trở lại thành phố, tôi xin nhà vua cho phép được trở về xử sở của mình. Nhà vua đã chuẩn y ngay với thái độ rất khiêm nhường và lịch sự. Ông bắt tôi phải nhận một tặng phẩm có giá trị lấy từ trong kho ra và lúc tôi tới để cáo biệt, ông lại ban thêm cho một tặng phẩm khác giá trị lớn hơn kèm với một bức thư đức gửi Thống lĩnh các tín đồ,hoàng đế của chúng ta. Ông bảo tôi:
- Ta nhờ ông dâng lên hoàng đế Haroun Alraschid món quà mọn này cùng với bức thư của ta và nói với Người là ta luôn luôn yêu quí và kính trọng Người. Tôi kính cẩn nhận quà tặng cùng với bức thư và hứa với quốc vương sẽ thực hiện đầy đủ mệnh lệnh mà Người đã hạ cố trao cho. Trước khi tôi xuống tàu, nhà vua cho vời thuyền trưởng và các thương gia sẽ cùng đi chuyến ấy, lệnh cho họ phải hết sức quan tâm đến tôi.
Thư của quốc vương Serendib viết trên tấm da của một con thú quí hiếm nào đó mà màu của nó ngả sang màu vàng. Chữ của bức thư viết bằng thứ mực có màu xanh da trời và bằng ngôn ngữ Ấn Độ như sau:
''Mặc dù tặng phẩm gửi đến bệ hạ chẳng đáng là bao, mong bệ hạ vì tình hữu nghị xuất phát từ đáy lòng tôi mà nhận lấy trong tình anh em bè bạn mà món quà này là một biểu hiện. Tôi mong Ngài cho phép tôi cũng được hưởng như Ngài tình hữu nghị như thê. Tự xét mình xứng đáng với điều đó vì ngang địa vị với Ngài. Lấy tư cách là người anh em, tôi khẩn cầu bệ hạ như vậy. Xin kính chào''.
Tặng phẩm gồm có: thứ nhất, một chiếc lọ bằng nguyên một viên hồng ngọc, khoét rỗng và chạm trổ, cao nửa bộ và dày một ngón tay, chứa đầy ngọc tròn nặng nửa drachme(1). Thứ hai: một tấm da rắn có vảy to bằng đồng tiền vàng và có tính năng phòng bệnh cho những ai thường nằm lên trên để ngủ. Thứ ba: năm mươi vạn drachme gỗ trầm hương thơm ngát nhất cùng ba chục viên long não to bằng củ lạc. Và cuối cùng sau tất cả những tặng phẩm trên là một nữ nô lệ với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành trang phục đính đẩy châu ngọc.
Con tàu giương buồm và sau một chặng đường dài thuận buồm xuôi gió, chúng tôi ghé vào Balsora và từ đấy về Bagdad. Vlệc đầu tiên của tôi ngay sau khi về tới nơi là lo làm tròn sứ mệnh được trao.''
scheherazade thôi kể vì thấy trời vừa sáng. Đêm sau, nàng kể tiếp.
***
“Tôi cầm bức thư của quốc vương Serendib đi tới cung điện của đấng Thống lĩnh các tín đồ, theo sau là cô gái nô lệ tuyệt đẹp và những người nhà đội các thứ quà tặng mà tôi được ký thác. Nói rõ lý do và ngay tức thì tôi được dẫn đến trước ngai vàng của hoàng đế. Tôi quì lạy và sau khi kể lại sự việc một cách thật ngắn gọn, tôi trình bức thư và các tặng phẩm. Hoàng đế, sau khi đọc xong những lời mà quốc vương Serendib viết trong bức thư, hỏi tôi có thực đúng là nhà vua này rất giàu và hùng mạnh không. Tôi lại quì xuống một lần nữa và khi đứng lên, tôi nól:
- Tâu, đấng thống lĩnh các tín đồ? Tôi có thể đảm bảo chắc chắn là ông ta không nói quá sự thật về sự glàu có và hùng mạnh của mình, chính tôi đã mục klch. Không sao có thể tả hết được vẻ tráng lệ của cung điện nhà vua đó. Khi đi tuần du, ông ngồi trên chiếc ngai vàng đặt trên lưng voi và đi giữa hai hàng các thượng thư, các cận thần và các quan chức khác của triều đình. Phía trước ông, cũng trên con voi đó là một võ quan tay cầm một ngọn giáo bằng vàng, phía sau ông là một võ quan khác đứng cầm một cây trượng cũng bằng vàng và đầu chót là một phiến ngọc bích dàl nửa bộ và to bằng ngón tay cái. Tiền vệ là một đơn vị cấm binh gồm một ngàn người mang đồng phục bằng dạ và lụa thêu kim tuyến, ngồi trên những thớt ỵoi trang sức thật sang trọng.
Ngoài ra, quốc vương Serendib còn là một ông vua thật công minh chính trực. Ở kinh đô cũng như ở các địa phương trong đất nước của ông đều không có pháp quan. Dân chúng nước ông không cần cái đó, họ thông hiểu luật pháp, tôn trọng làm theo luật pháp và không bao giờ xa rời nghĩa vụ của mình. Vì vậy toà án và pháp quan đối với họ hoàn toàn không cần thiết.
Hoàng đế rất hài lòng về sự tâu trình của tôi, Người bảo:
- Tài trí của nhà vua đó đã thể hiện trong bức thư và sau khi nghe ông kể lại thì ta cũng thấy là ông ta thật xứng đáng với thần đân của mình và thần dân của ông cũng thật xứng đáng vớl ông ta.
Nói xong hoàng đế cho tôi lui và ban cho một tặng phẩm có giá trị. Sindbad kết thúc câu chuyện, những thính giả của ông cũng rút lui, nhưng Hindbad lại nhận được một trăm đồng sequin. Ngày hôm sau, tất cả bọn họ lại tới nhà Sindbad để ông kể cho họ nghe chuyện chuyến đi thứ bảy cũng là chuyến phiêu lưu cuối cùng của ông.


Chương 32

CHUYẾN ĐI THỨ BẢY VÀ CŨNG LÀ CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA SINDBAD


Sau chuyến đi thứ sáu trở về, tôi quyết từ bỏ ý định làm những chuyến đi khác. Cũng đã đến cái tuổi đòi hỏi được nghỉ ngơi nhiều hơn, tôi tự hứa là chẳng tội gì còn dấn thân vào hiểm nguy mà tôi cũng đã nhiều lần trải qua. Chỉ nên nghĩ đến một cuộc sống êm đềm cho quãng đời còn lại.
Một hôm đang chiêu đãi một số bạn bè thì gia nhân đến báo có một vị quan tới hỏi tôi. Tôi rời bàn ăn để tiếp ông. Ông bảo:
- Hoàng đế sai tôi đến triệu ông tới gặp Người.
Tôi theo vị quan này đi tới hoàng cung, quỳ lại bên chân hoàng đế.
- Sindbad - Nhà vua nói - Ta cần ông, ông phải giúp ta một việc. Ông mang cho ta thư trả lời và những tặng phẩm này tới quốc vương Serendib: Cần phải đáp lại Bự lịCh thiệp của nhà vua đó.
Lệnh của hoàng đế như một tiếng sét đối với tôi:
- Tâu đấng Thống lĩnh các tín đồ! - Tôi nói - Tôi sẵn sàng làm tất cả những gì Người ra lệnh, nhưng cầu xin Người chiếu cố mà xét cho là tôi đã chán ngấy bao nhiêu gian lao khổ ải mệt nhọc ngoài sức tưởng tượng mà tôi đã phải trả qua. Hơn nữa, tôi cũng đã có lời nguyền là sẽ chẳng bao giờ rời khỏi Bagdad nữa.
Nhân đó tôi cũng kể cho nhà vua nghe hết các chi tiết trong tất cả các chuyến phiêu lưu của tôi và ông cũng chịu khó ngồi nghe không bỏ sót một chi tiết nào.
Khi tôi kể xong, Người liền bảo:
Ta thú thật, đó đúng là những sự kiện thật lạ kỳ nhưng dù sao thì vì lòng yêu mến ta, ông cũng chẳng nên từ chối chuyến đi mà ta yêu cầu. Chỉ cần đi tới đảo Serendib hoàn thành sứ mệnh ta đã trao, rồi sau đó ông sẽ được tự đo quay trở về. Nhưng nhất thiết phải đi vì ông cũng thấy rõ là sẽ chẳng lịch sự và chẳng xứng đáng với danh vị của ta chút nào nếu chưa đáp lễ được quốc vương đảo ấy
Thấy hoàng đế cứ khăng khăng bắt tôi làm việc đó, biết không thể thoái thác được nữa, tôi đành phải tỏ ra sẵn sàng tuân phục. Ông tỏ vẻ rất vui và cấp cho tôi một nghìn đồng sequin làm lộ phí.
Tôi sửa soạn cho chuyến đi chỉ mất vài ngày và khi người ta đem đến các tặng phẩm và lá thư chính tay hoàng đế viết thì tôi lên đường ngay. Tôi đi thẳng đến Balsora và xuống tàu. Thuận buờm xuôi gió nên chẳng bao lâu đã tới đảo Serendib. Tôi trình bày với các quan chức sứ mệnh được trao và yêu cầu được bệ kiến nhà vua ngay, họ đã vui vẻ giúp tôi liền. Họ long trọng đưa tôi tới hoàng cung, lúc quỳ lạy theo đúng nghi lễ, nhà vua nhận ra tôi, ông hết sức vui mừng khẽ kêu lên:
- A, Sinđbad! Xin chào mừng ông. Ta thề với ông là từ ngày ông ra đi, ta luôn nhớ tới ông. Tạ ơn ngày hôm nay vì chúng ta lại được gặp nhau lần nữa.
Tôi cũng chúc mừng ông và sau khi nói lời cảm ơn về lòng tốt đối với tôi, tôi dâng lên ông bức thư và tặng phẩm của hoàng đế. Ông tiếp nhận với vẻ hết sức hân hoan mừng rỡ.
Hoàng đế gửi tặng nhà vua Serendib một chiếc giường hoàn chỉnh phủ dạ vàng trị giá tới một nghìn đồng sequin; năm chục áo dài bằng thứ vải quí, một trăm chiếc khác bằng vải trắng mịn xứ Caire, Suez, Cufa và Alexandrie; một chiếc giường khác màu đỏ sẫm và chiếc khác nữa theo kiểu khác; một chiếc bình mã não lùn dày một đốt ngón tay miệng rộng nửa bộ, đáy chạm nổi một người nam giới quỳ một gối xuống đất, tay cầm cung và một mũi tên sẵn sàng bắn vào một con sư tử; cuối cùng hoàng đế gửi tặng nhà vua một chiếc bàn sang trọng tương truyền được lưu lại từ thời Salomon vĩ đại. Thư của hoàng đế nội dung như sau:
''Nhân danh vị chúa dẫn theo chính đạo xin gửi tới hoàng đế hùng cường và hạnh phúc lời chào của Abdallah Haroun Alraschid, được Thượng đê đặt vào chỗ tôn qúi sau các đấng tổ tiên đời đời vinh hiển.
Chúng tôi đã vui mừng nhận được thư bệ hạ và xin gửi đến bệ hạ thư này từ triều đình chúng tôi, vườn hoa của nhưng trí tuệ lớn. Chúng tôi hy vọng khi bệ hạ ngự lãm sẽ thấy được thiện chí của chúng tôi và bệ hạ sẽ thấy hài lòng. Xin kính chào''.
Quốc vương Serendib rất vui thấy hoàng đế đáp lại tấm tình hữu nghị của mình. Sau cuộc bái klến đó một thời gian ngắn, tôi xin phép được cáo biệt nhưng thật chẳng dễ dàng gì vì sự quyến luyến của nhà vua. Nhưng cuối cùng tôi cũng được y chuẩn, và nhà vua, trước lúc bái biệt còn ban cho tôi một tặng phẩm có giá trị rất lớn. Không chút chậm trễ, tôi xuống tàu với ý định là thẳng hướng trở về Bagdad. Nhưng không đạt được ý muốn như hằng mong ước, số phận tôi còn tuỳ thuộc vào sự định đoạt của Thượng đế kia.
Đi được khoảng ba bốn ngày, chúng tôi bị bọn cướp biển tấn công. Chúng chẳng khó khăn gì tròng việc làm chủ con tàu vì tàu không có một chút chuẩn bị nào để đối phó. Một vài người trên tàu định phản đối đều bị chúng giết, Còn tôi và những người khác thì bị chúng bắt làm nô lệ''
Trời hừng sáng ngăn Scheherazađe lại. Đêm sau, nàng kể tiếp:
***
- Tâu bệ hạ - Nàng nói với hoàng đế Ấn Độ - Sindbađ kể tiếp những chuyện xảy ra trong chuyến đi cuối cùng của ông:
“Sau khi bọn cướp biển cướp đoạt và trấn lột chúng tôi trần trụi, chúng vứt cho những áo quần cũ bẩn bắt mặc vào rồi đưa chúng tôi tới một hòn đảo to và rất xa để bán.
Tôi rơi vào tay một nhà buôn giàu có. Vừa mua được tôi, ông ta đã đưa về nhà cho ăn uống và cho ăn vận sạch sẽ, áo quần của người nô lệ. Vài ba ngày sau vì chưa rõ thân thế của tôi nên ông ta hỏi tôi có biết nghề nào không. Tôi trả lời mình không phải là thợ mà chuyên làm nghề buôn bán. Bọn cướp biển đã đem bán tôi sau khi đã cướp đoạt toàn bộ hàng hoá của cải của tôi. Ông hỏi:
- Cho tôi biết là anh có thạo nghề cung nỏ không?
Tôi đáp đó là một trong các môn chơi của tôi hồi trẻ và đến lúc này cũng hãy còn nhớ.
Thế là ông ta đưa cho tôi một cây cung và ít mũi tên, đặt tôi ngồi trên lưng voi, phía sau ông ta và đưa tôi đến một khu rừng rất rộng cách xa thành phố khoảng hai giờ đi đường. Chúng tôi đi rất sâu vào phía trong và khi thấy có thể dừng lại, ông bảo tôi xuống voi. Rồi chỉ tay yào một Cây to, ông bảo:
- Anh hãy trèo lên cây kia, và nhằm bắn vào những con voi đi ngang qua. Rừng này có rất nhiều voi. Khi bắn ngã được con nào thì báo cho tôi biết.
Nói xong, ông để lại thức ăn cho tôi và quay trở lại đường về thành phố. Tôi núp trên cây cao suất cả đêm đó mà chẳng thấy một con voi nào. Nhưng đến ngày hôm sau, mặt trời vừa nhô lên, tôi đã nhìn thấy một đàn voi rất đông. Chúng đi ngang qua dưới gốc cây, tôi giương cung bắn liên tiếp. Cuối cùng có một con ngã xuống. Ngay lập tức các con khác rùng rùng tháo chạy để tôi được tự do đi báo chủ. Ông thết tôi một bữa ăn thịnh soạn, khen ngợi tài bắn cung của tôi, rồi cũng đi vào rừng, đào một hố to chôn con voi tôi vừa hạ. Ông chủ của tôi bảo là sẽ quay lại khi con voi đã thối rũa để lấy đôi ngà của nó đem bán.
Tôi tiếp tục săn voi trong khoảng hai tháng và không mấy ngày là tôi không hạ được một con. Không phải là tôi chỉ cố định núp trên một cái cây duy nhất mà nay ở cây này, mai ở cây khác. Một buổi sáng tôi chờ đàn voi đến và cực kỳ kinh ngạc thấy đáng lẽ bọn chúng đi xuyên rừng, qua chỗ tôi nấp thì tất cả dừng lại và ào ào tiến về cál cây trên đó có tôi, chân chúng chạy làm rung chuyển cả mặt đất. Chúng vây chặt xung quanh cây giơ vòi lên và những cặp mắt nhìn thẳng vào tôi. Trông cảnh tượng kỳ quặc khủng khiếp đó, tôi đờ người sợ hãi đến nỗi cả cung cả tên đều rơi xuống đất.
Đàn voi nhìn tôi một lát, rồi một con to nhất chắc là con đầu đàn bước đến dùng vòi quấn quanh thân cây vặn mạnh đến mức cál cây to như vậy mà bật rễ bị quật nằm xuống đất. Tôi bị ngã cùng với thân cây nhưng con voi đã đưa vòi ra đỡ lấy tôi và nhẹ nhàng đặt lên lưng nó. Tôi ngồi mà sợ hết vía, túi đựng tên hãy còn lủng lẳng trên vai. Con voi đó tức thì dẫn đầu cả bọn đưa tôi đến một nơi quang đãng, đặt tôi xuống đất rồl nó và cả bọn quay vòi đi mất. Các vị có biết tình trạng tôi lúc đó như thế nào không? Tôi tưởng mình đang sống trong một giấc mơ vậy. Sau một lát nằm đài trên mặt đất, nhìn không còn thấy con voi nào, tôi ngồi dậy và thấy mình đang ở trên một quả đồi khá dài rộng. Xương voi và ngà voi chất đống. Xin thú thật với các vị là điều trông thấy làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thầm thán phục linh tính của loài vật này. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là nghĩa địa của voi. Chúng đã cố ý đưa tôi đến đây để cho tôi biết và thôi không giết hại chúng nữa. Sở dĩ làm cái việc đó chẳng qua cũng chỉ là muốn lấy ngà của chúng thôi. Tôi không nán lại trên đồi làm gì nữa mà lập tức quay gót về thành phố. Sau một ngày và một đêm đi bộ, tôi về đến nhà người chủ. Trên đường đi, chẳng gặp một con voi nào, tôi đoán là chúng đã rút sâu vào trong rừng để con đường từ thành phố đến quả đồi đó không có gì trở ngại.
Vừa trông thấy tôi, ông chủ đã kêu lên:
- Ôi? Sindbad tội nghiệp! Ta đang rất buồn khổ khi biết cái gì đã xảy ra với anh. Ta đã vào rừng, đã thấy cái cây bị vặn trơ gốc, cái cung và các mũi tên rải rác trên mặt đất. Sau khi ra sức tìm kiếm anh không kết quả, ta thất vọng là chẳng còn bao giờ được nhìn thấy anh nữa. Hãy kể lại cho ta nghe đi, điều gì đã xảy ra với anh. Nhờ may mắn nào mà anh hãy còn được sống.
Tôi đã thoả mãn sự muốn hiểu biết của ông. Ngày hôm sau cả hai đi tới quả đồi và ông cực kỳ vui sướng công nhận những điều tôi nói hoàn toàn là thật. Chúng tôi chất lên lưng con voi mà chúng tôi cười để đến quả đồi, tất cả những cặp ngà mà nó đủ sức mang được. Trên đường về, ông chủ bảo tôi:
- Người anh em ạ! Ta không muốn coi anh như nô lệ nữa, sau việc anh vừa làm cho ta. Sự khám phá này sẽ làm cho ta giàu sụ, Thượng đế sẽ ban cho anh mọi thứ của cải và sự phồn vinh: Ta xin tuyên bố trước Người là ta trả lại tự do cho anh. Ta đã giấu anh những điều mà anh sẽ nghe ta nói đây.
Những con voi trong rừng đây, mỗi năm đã giết chết rất nhiều nô lệ mà chúng ta sai đi lấy ngà. Dù có dặn dò chúng thế nào đi nữa thì sớm hoặc muộn thế nào chúng cũng bị nhũng con vật tinh khôn ấy giết chết. Thượng đế đã giải thoát cho anh khỏi sự hung dữ của chúng và chỉ ban phúc cho một mình anh thôi đó. Điều này chứng tỏ là Người yêu anh và Người cần đến anh để anh làm điều tốt cho đời. Anh đã mang về cho ta một mối lợi rất lớn. Chúng ta có được những ngà voi cho đến lúc này là nhờ vào sụ hi sinh mạng sống của các nô lệ. Và bây giờ, thế là cả thành phố này giàu có lên là nhờ vào cách làm của anh. Đừng tưởng là trả lại cho anh tự do là đã đền đáp cho anh đầy đủ. Ta muốn còn cho anh của cải nhiều hơn nữa mới xứng đáng. Ta có thể vận động cả thành phố này tham gia vào việc gây dựng cơ đồ cho anh, nhưng đó là một vinh dự mà ta muốn chỉ một mình ta hưởng thôi.
Với những lời đầy ân nghĩa đó, tôi đáp:
- Ông chủ ạ, cầu Thượng đế phù hộ cho ông! Cái tụ do mà ông ban cho cũng đủ đền công cho tôi rồi. Để trả công cho tôi đã giúp đỡ ông và toàn thành phố, tôi chỉ dám xin ông cho phép được~trở về quê huơng xứ sở.
- Được lắm. - Ông nói - Chẳng bao lâu nữa những con tàu sẽ theo gió mùa về đây ăn ngà voi. Ta sẽ gửi anh và những thứ ta cho để anh đưa về nhà.
Tôi lại cảm ơn ông về việc giải phóng cho tôi và những ý tốt của ông đối với tôi. Tôi ở nhà ông để chờ có gió mùa lên và trong thời gian đó chúng tôi đã nhiều lần đi tới ngọn đồi khiến cho những kho hàng đầy ắp ngà voi. Tất cả những nhà buôn của thành phố làm nghề buôn bán ngà voi đều làm thế vì không thể giấu được lâu sự phát hiện đó.''
Đến đây, Scheherazade thấy trời hửng bèn thôi kể. Nàng tiếp tục vào đêm sau và nói với hoàng đế.
***
“Tâu bệ hạ, Sindbad tiếp tục kể về chuyến đi thứ bảy của ông:
- Những con tàu - Ông nói - cuối cùng đã tới và ông chủ tôi tự mình chọn tàu cho tôi xuống, chất ngà voi xuống đầy nửa tàu coi như phần của tôi. Ông cũng không quên đưa xuống tàu nhiều thức ăn nước uống cần cho chuyến quá giang của tôi. Thêm nữa ông còn bắt tôi dự những buổi chiêu đãi thịnh soạn và nhận những sản vật lạ của địa phương. Sau khi hết lòng cảm ơn về tất cả những việc tết ông đã làm cho tôi, tôi xuống tàu. Tàu nhổ neo bắt đầu lướt sóng và câu chuyện bị làm nô lệ rồi lạl được trả tự ảo thật vô cùng kỳ lạ làm cho đầu óc tôi không khỏi bàng hoàng.
Chúng tôi dừng lại ở một vài hòn đảo để tiếp tế thêm thức ăn tươi. Tàu của chúng tôl khởi hành từ một bến đất liền Ấn Độ, chúng tôi cũng cặp vào một bến như vậy và ở đó, để tránh những rủi ro ở biển đến tận Balsora, tôi cho bốc số ngà voi của tôi lên bờ và quyết định đi bằng đường bộ. Tôi bán ngà voi được khoản tiền rất lớn. Bằng tiền đó tôi mua nhiều thứ quý hiếm dùnly làm quà, và nhập vào một đoàn nhà buôn rất đông người. Đường đi dài và thật là gian khổ nhưng tôi cố gắng chịu đựng với ý nghĩ an ủi là như vậy chẳng phảl bị bão biển, cướp biển cũng chẳng sợ gặp rắn rết và các tai nạn hiểm nghèo khác mà tôi đã từng trải qua .
Nhưng rồi tất cả những sự gian lao vất vả ấy đều qua, tôi sung sướng về tới Bagdad. Trước hết tôi xin bệ kiến hoàng đế và tường trình về chuyến đi sứ của mình. Nhà vua nói là chuyến đi quá dài của tôi làm cho Người lo lắng nhưng ông luôn hy vọng là Thượng đế sẽ chẳng bỏ tôi. Khi kể cho Người nghe chuyện về những con voi, Người tỏ ra rất ngạc nhiên, chắc Người sẽ không tin là chuyện có thật nếu sự trung thực của tôi Người không biết rõ từ lâu. Người thấy câu chuyện này và cả những câu chuyện khác tôi đã kể thật là kỳ lạ nên lệnh cho một trong những ký lục của Người chép lại bằng chữ vàng để giữ gìn trong văn khố của triều đình. Tôi cáo lui, rất hài lòng về vinh dự được nhận và những tặng phẩm Người hạ cố ban cho. Rồi sau đó tôi dành hoàn toàn mọi sự quan tâm, mọi điều ưu ái và tất cả thời gian của tôi cho gia đình, bà con, bè bạn.
Sindbad kết thúc câu chuyện về chuyến đi biển thứ bảy và là cuối cùng của ông như vậy đấy. Rồi ông bảo Hindbad:
- Này anh bạn! Anh có bao giờ nghe nói có một người nào đó đã từng trải qua bao gian nan khổ ải như tôi chưa, có một người nào bị rơi vào những tình huống vô cùng gay cấn như thế chưa? Có công bằng không, sau bao nhiêu việc đã làm như thế, tôi được hưởng một cuộc sống dễ chịu và bình yên?
Ông nói xong, Hindbad tiến lại gần hôn tay ông, nói:
- Phải thú thật là, thưa ngài, ngài đã trải qua bao gian nan nguy hiểm thật là khủng khiếp. Những nỗi khó khăn vất vả của tôi nếu đem so thì chẳng thấm gì. Nếu nó có làm cho tôi mệt nhọc, buồn nản trong thời gian phải chịu đựng thì bù lại và để an ủi thì tôi đã có được một món lợi nhỏ trong đó rồi. Ngài không những xứng đáng được sống một cuộc sống êm đềm, mà còn đáng được hưởng tất cả của cải ngài có bởi vì ngài đã biết sử dụng nó một cách xứng đáng và thật hào hiệp biết bao. Xin ngài hãy cứ tiếp tục sống trong niềm vui cho đến giờ phút lậm chung.
Sindbad lại biếu gã một trăm đồng sequin, nhận gã vào số bạn bè, bảo gã hãy bỏ cái nghề khuân vác quá cực nhọc đối với tuổi của gã, đến ăn tại nhà ông, cho gã có chỗ dựa để trọn đời nhớ đến Sindbad, người đi biển.”
Scheherazade, nhìn thấy trời chưa sáng nên lại tiếp tục nói và bắt đầu kể một câu chuyện khác.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:46 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.