Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Hạnh Phúc Gia Đình > Chăm Sóc và Giáo Dục Mầm Non
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 09-17-2009, 05:18 PM
asiangirl911's Avatar
asiangirl911 asiangirl911 is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2004
Nơi Cư Ngụ: Lòng Mẹ
Bài gởi: 1,036
Send a message via AIM to asiangirl911 Send a message via Yahoo to asiangirl911
Default Làm gì khi bé hay cắn?

Từ 1 tuổi, bé thích khám phá điều gì xảy ra sau mỗi hành động, ví dụ, đập thìa vào nồi sẽ có âm thanh, thả đồ chơi ra ngoài cũi, đồ rơi xuống đất. Và khi cắn ai đó, bé sẽ thích thú vì thấy họ la hét và nhảy choi choi.
Để tìm cách kiểm soát con không cắn người khác, đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu xem tại sao bé lại hay cắn.

Tại sao trẻ cắn?

Bé muốn khám phá. Các bé từ 0 tới 3 tuổi thường tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các giác quan như sờ, nếm, nghe, ngửi. Nếu bạn cho bé một món đồ chơi, nó sẽ đưa vào miệng. Các bé chưa thực sự hiểu sự khác biệt giữa gặm đồ chơi và cắn người khác.
Bé mọc răng. Bé mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 4 tới 7 tháng tuổi. Khi nướu bắt đầu nứt, bé sẽ cảm thấy khó chịu và muốn nhai một thứ gì đó. Đôi khi, đồ vật mà bé "nhai" là bạn.
Muốn gây sự chú ý. Điều này thường xảy ra với các bé trên 1 tuổi. Khi không được cha mẹ quan tâm hằng ngày, trẻ tìm cách gây chú ý. Và việc cắn người khác cũng nhằm mục đích đó.
Bắt chước người khác. Các em bé trên 1 tuổi thích bắt chước. Đôi khi bé nhìn thấy người khác cắn và muốn thử xem sao. Nếu bạn cắn lại nhằm trừng phạt trẻ, bạn đã vô tình dạy bé nó được quyền làm thế.
Bé muốn độc lập. Trẻ từ 1 tới 3 tuổi luôn muốn tìm kiếm sự độc lập. "Cái này của con" hoặc "Để con làm" là những cụm từ bé thích dùng. Cắn là một hành động đầy sức mạnh để điều khiển cha mẹ, ông bà. Nếu muốn lấy một món đồ chơi hoặc "đuổi" bạn cùng chơi về, cắn giúp bé nhanh chóng đạt được mục đích.
Bé thất vọng. Trẻ em chưa biết điều khiển cơ thể mình và chưa biết nói nhiều nên gặp khó khăn khi muốn người khác giúp đỡ. Nó cũng chưa biết cách chơi cùng bạn bè và sử dụng từ ngữ để diễn đạt các cảm xúc của mình. Vì thế, bé tìm cách cắn, đánh hoặc đẩy người khác.
Bé căng thẳng. Nếu không có việc thích thú để làm, người lớn không chơi cùng hay người thân trong gia đình mất, cha mẹ ly dị, chuyển nhà mới hoặc mẹ sinh em, bé sẽ cảm thấy căng thẳng. Cắn là hành động thể hiện cảm xúc và giải toả của bé.

Bạn có thể làm gì?
Đầu tiên, bạn hãy trả lời đầy đủ các câu hỏi: Khi nào bé cắn người khác, ai là nạn nhân? Bé hay cắn ở đâu? Điều gì xảy ra trước hoặc sau khi bé cắn? Sau đó, thực hiện các bước sau:
Cố gắng "phòng bệnh"
- Nếu thấy bé cắn người khác là do mọc răng, bạn có thể mua cho con một chiếc gặm nướu mềm.
- Nếu bé cắn bởi mệt mỏi hoặc đói, bạn thử xem lại những công việc hằng ngày để giúp con nghỉ ngơi và ăn uống đủ hơn.
- Nếu bé cắn bạn cùng chơi vì bọn trẻ tranh giành nhau một món đồ, bạn có thể mua thêm món tương tự. Trẻ em dưới 3 tuổi chưa thực sự hiểu về khái niệm chia sẻ. Bé chưa có kỹ năng thương lượng hoặc nhìn nhận theo quan điểm của người khác.
- Nếu con cắn với mục đích gây chú ý, bạn thử dành nhiều thời gian cho con: Ôm bé, đọc truyện hoặc cùng nhau lăn qua lăn lại trên sàn nhà hơn là trách mắng, rầy la.
- Nếu trẻ căng thẳng do những chuyện xảy ra trong gia đình, bạn cố gắng thu xếp nếp nhà càng giống trước càng tốt. Thông thường, các hoạt động như thư giãn trong bồn tắm, chơi nặn đất sét... sẽ giúp giải tỏa căng thẳng tốt.
Dạy trẻ cách xử sự mới
Khi bé cắn, bạn có thể dùng giọng nói và nét mặt biểu lộ cho con thấy làm thế không chấp nhận được. Bạn cần nhẹ nhàng nhưng cương quyết và nhìn thẳng vào mắt con. Ví dụ, bạn có thể nói "Không! Tũn, con không được cắn bạn. Bi đang khóc vì đau đấy. Mẹ không muốn con cắn Bi và các bạn". Nếu bé biết nói, bạn có thể bảo con: "Con có thể nói với Bi về ý định của mình để bạn đi ra chỗ khác chứ đừng cắn bạn. Con có thể nói: Joh, đi ra chỗ khác để tớ chơi chỗ này".
Bạn cũng có thể cùng bé giúp "nạn nhân" rửa vết thương, băng gạc và vỗ về nó. Cùng bé an ủi nạn nhân cũng là một cách tốt để dạy trẻ hiểu hành vi có thể chấp nhận được.
Bất cứ khi nào bé không kiểm soát được bản thân, bạn có thể hoãn cuộc chơi hoặc cách ly con vào chỗ khác để nó bình tĩnh, sau đó, hai mẹ con cùng trao đổi về hành vi của trẻ.
st (Theo Làm Cha Mẹ)
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:07 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.