Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 03-28-2004, 06:08 PM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Wink

Chương Một

Thành phố Bắc Kinh, thời vua Càn Long.

Đối với bà Đại Phước Tấn Tuyết Như ở Hạc Thân Vương Phủ mà nói thì cái mùa thu năm ấy, hình như đến sớm hơn mọi năm. Mới đầu tháng 8 mà sương đã sa nhiều. Rồi tết trung thu, lá trên cây Ngân Hạnh trổ vàng rơi đầy trên đất. Tuyết Như ưỡn chiếc bụng sắp sinh về phía trước, ngày tháng ảm đạm nặng nề như đè nặng trên vai, trên trái tim trên cả đứa bé sắp sinh và những toan tính căng thẳng. Mọi thứ thật khó sử gay go quá. Nỗi lo sự chờ đợi... Càng gần ngày lâm bồn, áp lực càng lúc như càng nặng nề càng trở nên mạnh mẽ, nhiều lúc làm bà muốn nghẹt thở...

Mọi chuyện bắt đầu từ mùng 8 tháng 8, vâng...

Hôm ấy là sinh nhật của Vương Gia.

Trình Đại Phu và Ngô Đại Phu quả là nhiều chuyện, bỗng nhiên rồi dâng "qùa chúc thọ" cho Vương Gia bằng một đội vũ công 24 người và cả Phiên Phiên nữa.

Phiên Phiên là cô gái người Hồi, có biệt tài múa bụng. Với làn da trắng nõn nà. Chiếc áo voan mỏng và ánh mắt trẻ tình, Phiên Phiên xuất hiện trên các sàn nhảy, trên các buổi yến tiệc. Có lẽ vì những hành vi gợi cảm cũng có thể vì một chút hấp dẫn lạ của "hàng nước ngoài". Trong phút giây Phiên Phiên đã chiếm được tình cảm của Vương Gia ngay. Và cái tên Phiên Phiên cũng là do Vương Gia đặt cho... Liền lúc ấy Phiên Phiên được nhập cung. Và bắt đầu suốt ba tháng liền, Vương Gia hầu như không còn đặt chân đến phòng của Tuyết Như nữa...

Đầu tháng 8 lúc cơn sương đầu mùa rơi, thì cũng có tin là Phiên Phiên đã cấn thai. Qua tháng 9 Phiên Phiên được Vương Gia phong chức Trắc Phước Tấn. Tuyết Như biết ngay là địa vị của mình đang bị lung lay.

Được gả vào vương phủ năm 18 tuổi. Mới đấy mà đã mười năm. Mười năm qua là mười năm hạnh phúc được vương gia sủng ái. Tuyết Như đã ba lần cấn thai, ba lần liên tục mang lại cho Vương Gia ba nàng công chúa. Nghĩa là ba lần thất vọng. Nhưng vương gia vì yêu nàng nên vẫn không nạp thêm thê thiếp. Bây giờ chiếc bào thai thứ tư sắp chào đời, thì Phiên Phiên lại được tấn cung... Chuyện được Vương Gia yêu quý không nói, đàng nầy lại cấn thai... Mà nếu như lần này... Tuyết Như lâm bồn lại sinh thêm một đứa con gái, trong khi Phiên Phiên sinh được con trai thì sao? Vấn đề gay go là ở chỗ đó.

Vì vậy mùa thu năm nay... Tuyết Như phu nhân cảm thấy tiết trời đặc biệt lạnh. Ngày tháng vẫn vậy mà sao nặng nề thế? Mặc dù cạnh Tuyết Như lúc nào cũng có Tần Má Má, người vú già trung thành, hầu cận Tuyết Như từ nhỏ, rồi theo Tuyết Như tiến cung, vào Vương Phủ. Tần Má Má có thể nói vừa là tớ nhưng cũng như mẹ.

Ngay từ tháng sáu. Tần Má Má đã góp ý với Tuyết Như, bằng mọi giá chứ không được khác! Vì tương lai của Phu Nhân có được Vương Gia sủng ái nữa không là do đây cả!

Tuyết Như buồn bã lắc đầu.

- Chuyện sinh con trai hay gái là do trời sắp đặt, đâu phải do ta quyết định được đâu?

Tần Má Má khẽ nói:

- Sao lại không? Chuyện này nên mời Đô thống phu nhân sang đây thảo luận.

Đô thống phu nhân tức là Tuyết Tịnh, chị ruột của Tuyết Như. Hai chị em cách nhau có hai tuổi. Mặc dù là chị em nhưng hai người tính tình lại khác nhau. Tuyết Tịnh thì cương quyết, cứng rắn, dám nghĩ dám làm, còn Tuyết Như thì yếu đuối nhu mì, nhiều lúc gần như bạc nhược. Có điều hai chị em rất thương yêu nhau.

- Chuyện Phiên Phiên thì cũng không thể trách Vương Gia. Bởi vì người năm nay đã 30 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, dĩ nhiên là phải nôn nóng. Nếu chị là em thì... sớm đã liệu mà tìm cách... như vậy Phiên Phiên làm sao có cơ hội để vào Vương Phủ, để rồi được phong Trắc Phước Tấn? Lần này nó lại đậu thai... Vậy là sẽ ảnh hưởng nhiều đến địa vị của em đấy.

Tuyết Tịnh vừa nói vừa ngắm chiếc bụng tròn của em gái. Tuyết Như băn khoăn.

- Tìm cách? Tìm cách nào chứ? Lần nào cấn thai em đều ăn chay niệm phật, đến tổ miếu đốt hương... Vậy mà cũng chẳng sinh được con trai, còn tìm biện pháp nào nữa chứ?

Tuyết Tịnh nhìn lên. Ánh mắt sáng và lạnh, làm Tuyết Như sợ hãi. Linh tính cho nàng thấy có cái gì đó không hay. Và quả thật mỗi lời của Tuyết Tịnh thốt ra như những nhát dao sắc bén.

- Lần sinh này, nếu là trai thì đương nhiên là ai cũng thích cũng vui, nhưng nếu là gái? Bắt buộc phải hành động, cương quyết, nhanh :Dng không được chần chờ gì cả. Áp dụng sách lược chuyển phụng thành long.

Tuyết Như vừa nghe nói đã tái cả mặt. Mặc dù biết chuyện đó đã từng xẩy ra trong bao nhiêu vương triều... Bản thân cũng tự nghĩ đến... Nhưng mà "nghĩ" và "làm" là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. "Nghĩ" không phạm pháp, còn "làm" là tử tội. Đó là chưa nói. Trên đời nầy có ai nỡ nào cắt bỏ núm ruột của mình tạo ra? Để đi ôm ấp nuôi dưỡng con của người khác? Ta có thể làm chuyện đó được không? Không! Không thể nào được! Không bao giờ... Tuyết Như nghĩ.

- Nếu không làm như vậy... Rủi sau đó Phiên Phiên sinh con trai thì... Em cũng biết là... Vương Gia sẽ thế nào chứ? Con trai bao giờ cũng quý... Và em sẽ bị truất để nâng địa vị của Phiên Phiên lên... Hãy suy nghĩ cho kỹ đi nếu em muốn bị bỏ xó như một góa phụ ở lãnh cung thì tùy em hay thiếp tục được sủng ái? Em đừng quên cái gương dì Hai của chúng ta đã phải sống khổ sở thế nào suốt kiếp còn lại? Hãy suy nghĩ cho kỹ đi! Suy nghĩ rồi hãy quyết định!

Và Tuyết Như đã suy nghĩ. Trăn trở như vậy suốt ba tháng trời. Từ mùa hạ đến mùa thu. Trong thời gian đó. Tần Má Má vô cùng bận rộn, Tuyết Như cũng thế. Ra vào vương phủ như con thoi. Vương Gia thì suốt ngày mải mê đàn địch yến tiệc bên Phiên Phiên nên chẳng để ý đến những khác thường đó.

Và rồi ngày tháng trôi qua... Cứ vậy mà trôi qua...

Giữa khuya ngày 2 tháng 10. Tuyết Như lâm bồn.

Hôm ấy trong phòng sinh, chỉ có Tần Má Má, Tuyết Tịnh và Tô Má Má là vú già của Tuyết Tịnh cùng sản phụ thôi. Tô Má Má là người đỡ đẻ nhiều kinh nghiệm, đương nhiên cũng là tâm phúc của Tuyết Tịnh và Tuyết Như. Khi đứa bé vừa oa oa chào đời. Tô Má Má cắt nhau rún và băng lại cho đứa bé xong nói nhanh:

- Xin chúc mừng Phúc Tấn! Một vị tiểu thiếu gia!

Đứa bé được Tô Má Má bế trong vòng tay bà vừa nói vừa bước lùi ra sau. Còn Tuyết Tịnh nhanh :Dng mang đứa con trai đã chuẩn bị sẵn đến trước mặt Tuyết Như nói:

- Này xem đi! Mau lên ta còn phải mang ra ngoài báo hỉ với mọi người nữa chứ?

Trái tim của Tuyết Như chùng hẳn. Cái đau vừa qua đột ngột quay lại. Muốn xé nát lòng Như. Không! Không! Không! Đừng làm thế! Như gào lên trong lòng... Nỗi đau biến thành nước mắt. Như cố nhỏm người dậy, kéo giật tay Tô Má Má lại.

- Đừng! Hãy mang con trả lại cho tôi! Trả lại tôi...

Tuyết Tịnh thấy thế nghẹn lời.

- Tuyết Như này. Bây giờ có muốn thay đổi cũng muộn rồi... Việc phải giải quyết nhanh :Dng. Bằng không, ai đó đột ngột bước vào, thì bọn ta chỉ có nước chết. Chị hứa với em là con gái của em sẽ được Tô Má Má mang vào phủ của chị chăm sóc chu đáo như con đẻ. Thỉnh thoảng em còn được ghé qua đó, thăm viếng nó như vậy em chẳng những không bị mất con mà còn có thêm được một đứa con trai... Còn bây giờ thì... Chuyện không thể để trễ nải nữa rồi. Chị sẽ bế tiểu công tử ra gặp Vương Gia. Vì chỉ một lúc nũa thôi cả vương phủ sẽ họp mặt ở tiền sảnh. Còn Tô Má Má thì phải mau :Dng mà theo cửa sau phía Tây chuồn mau. Bây giờ chưa ai để ý. Hiểu ý tôi rồi chứ?

Tô Má Má gật đầu. Tuyết Tịnh vội bế đứa con trai bước nhanh ra cửa. Có muốn thay đổi đã muộn cũng không được hối hận! Không còn cách nào khác! Tuyết Như đau khổ dành lại Tô Má má cái sinh mệnh yếu đuối nhỏ nhoi, vô tội kia, Tuyết Như ôm chặt trong lòng, nghẹn lời nói:

- Tần Má Má! Tần Má Má! Đem cây trâm hoa mai lại đây! Cây trâm hoa mai! Đem ngay lại đây!

Tần Má Má nghe gọi vội vàng bước đến bên hỏa lò, dùng kẹp lửa khều than, lấy ra chiếc trâm hình cành hoa mai được nung đỏ từ lâu. Tô Má Má nhìn thấy sợ hãi.

- Quý vị định làm gì đó?

Tuyết Như vừa chảy nước mắt, vừa nói.

- Tôi phải làm dấu cho con bé, để mấy người không còn làm chuyện tráo mận tráo đào được nữa.

Tuyết Như đặt đứa nhỏ lên đùi, một tay ấn lên đầu nó, một tay đỡ chiếc trâm hoa mai nung đỏ, nhưng lại chần chừ.

Lúc đó bên ngoài có tiếng hò vang.

- Xin chúc mừng Vương Gia! Chúc mừng Vương Gia!

Rồi tiếng chân bước, tiếp pháo nổ... Tuyết Như biết không còn chần chừ được. Vội in ngay chiếc trâm cháy đỏ lên vai con bé. "Xèo!" Thịt da non bị cháy phát thành tiếng, một làn khói trắng bốc lên. Đứa bé "oa! oa!" khóc nhưng may quá tiếng pháo đã át tiếng khóc. Tuyết Như run rẩy ném cây trâm nhìn cái vết đỏ trên vai con mà đau lòng. Nước mắt không dằn được:

- Con ơi con! Sao con phải khổ thế này? Đóa hoa mai nầy in trên vai con cũng đã in trên lòng me. Từ đây về sau, mẹ con ta phải sống xa nhau. Nhưng mẹ mong là không xa vĩnh viễn... Mẹ ngày ngày sẽ đốt hương cầu trời khấn phật, cầu xin trời xanh có mắt, để một ngày nào đó giúp con trở lại bên chân me. Chúng ta sẽ nối lại tình thâm nhe con! Lúc đó mẹ sẽ nhận ra con với cái ấn hoa mai này!

Tô Má Má thấy thời gian cấp bách không đợi được nữa, xông tới đoạt lấy đứa bé trong tay Tuyết Như.

- Bà Phước Tấn ơi! Bà phải nghĩ đến chuyện đại cuộc, đừng bịn rịn nữa, phải mang nó đi ngay bây giờ, bằng không chết cả!

Tô Má Má đặt đứa bé lẫn vào giỏ vải dơ mau :Dng rời khỏi phòng, đi cửa sau ra ngoài. Bà Tuyết Như phục trong lòng Tần Má Má khóc ngất.

Đối với bà Tuyết Như mà nói, thì cái đêm hôm ấy, một phần cuộc đời bà đã đi theo "vết sâm hoa mai" kia rời khỏi Vương Phủ để sang Đô Thống phủ. Mặc dù, đổi lại, bà có thêm một đứa con trai kháu khỉnh dễ thương nhưng có thể nào thì cũng đâu bằng núm ruột của mình?

Đứa con trai mới "sinh" được Vương Gia đặt tên là Hạo Trinh. Vương Gia rất yêu quý, vì nó là nỗi khát khao mong đợi. Hôm đầy tháng 1, đại yến được mở ra, mời cả quan to quan nhỏ trong triều. Hôm ấy, nhà vua cũng gởi qùa đến.

Mà Hạo Trinh khôi ngô thật. Thằng bé có đôi mắt đen nháy, có cái mũi cao thẳng. Vương Gia ngắm rồi ngợi khen hết lời, nào là nó giống in như cha. Một đôi mày rậm, một thiên đình cao. Vậy là thằng bé sẽ thông minh. Hậu phúc lâu dài... Tuyết Như ngồi bên nghe mà bồn chồn. Không phải chỉ vậy còn "nỗi lo" và "đau"... Vâng, bây giờ có hối hận cũng không còn kịp. Bí mật phải giữ kín thật kín...

Và rồi mùa xuân năm sau Phiên Phiên cũng trở bụng. Cũng được một đứa con trai, đặt tên là Hạo Tường. Vương Gia liên tục có hai đứa con trai. Còn gì hơn? Lúc nào ông cũng cười. Và nhờ vậy mà gia nhân trong Vương phủ cũng được hưởng phúc lây.

Ở chốn riêng tư, Tần Má Má kề tai Tuyết Như nói nhỏ:

- Đấy, phu nhân thấy chưa, may mà chúng ta đi sớm một bước, bằng không là nguy rồi!

Tuyết Như ôm lấy Tần Má Má đau xót:

- Nhưng mà... nhưng mà... Thế Má Má có thường xuyên đến Đô Thống phủ? Có nhìn thấy nó không? :Dng lớn, khỏe mạnh chứ? Tại sao bà chị của ta cứ né tránh ta mãi... Chuyện đã hơn nửa năm rồi... Vậy mà chẳng nghe động tịnh gì cả ta có thể qua đấy thăm nó được không? Có việc gì không?

Tần Má Má ra hiệu Tuyết Như im:

- Suỵt! Tai vách mạch rừng, phu nhân tốt nhất là đừng nhắc đến, mọi chuyện đã có Đô Thống phu nhân lo cả.

- Nhưng mà... nhưng mà...

- Đừng có nhưng mà gì cả. Bên cạnh đó còn có tôi. Để tôi sang đấy xem xét và báo cáo lại là xong.

Tần Má Má sang phủ Đô Thống. Đi rồi về, về rồi đi. Mỗi lần đều báo cáo tin hay tin đẹp. Nào là nó dễ thương, đẹp giống mẹ, khỏe... Nhưng Tuyết Như nào có biết đâu sau đó Tần Má Má phải quay mặt đi giấu hai hàng nước mắt. Và chuyện lừa dối chỉ kéo dài được nửa năm. Một lần đến Bích Vân Tự dâng hương lễ phật, khi Tuyết Tịnh có cơ hội riêng lẻ bên đứa em gái của mình, mới nói:

- Bây giờ thì chị không muốn giấu em nữa. Đứa bé của em, Tô Má Má mang ra ngoài xong, bọn chị đã đặt nó vào một chiếc bồn gỗ, để nó theo giòng suối Hạnh Hoa khẽ trôi đi mất rồi. Chị cũng không có cho người theo dõi xem, sau đấy. Chiếc bồn kia có còn hay đã chìm mất. Đứa bé thế nào thôi thì đành phó mặc định mệnh của nó vậy.

- Chị nói gì vậy?

Tuyết Như thấy trời đất như quay cuồng.

- Làm sao có thể như vậy được chứ? Chị đã thề, đã hứa với em chị nói là chị sẽ yêu, sẽ đối xử với nó như con ruột do chính mình banh da xẻ thịt đẻ ra... Chị sẽ không để nó khổ... Em đã tin chị. Em mới giao con cho chị. Vậy mà... Tại sao chị lại nhẫn tâm? Chị lại có thể làm một chuyện tày trời như vậy được chứ?

Tuyết Như không dằn được chụp lấy đôi vai Tuyết Tịnh lắc mạnh. Vừa lắc vừa khóc:

- Em không tin, chị đã lường gạt em! Chị đã dối em!

Tuyết Tịnh cũng vừa khóc vừa nói:

- Chị nói thật đấy! Bởi vì em phải hiểu nỗi khổ tâm của chị, chị đã suy nghĩ cặn kẽ, chu đáo... Chị biết là em sẽ không bỏ được con bé. Bằng chứng là trước khi cho mang đứa nhỏ đi, em còn bắt phải đóng dấu hình hoa mai lên cánh tay của nó. Như vậy nếu để nó lại trong nhà chị thì cái hậu họa sau nầy khó có thể lường. Biết ai tin được ai không? Rồi em cứ qua lại nhà chi. Tình cảm con người yếu mềm. Một lúc nào đó em lại vô tình tiết lộ. Chuyện vỡ lở, đến tai Vương Gia, lúc đó không những chỉ có em, mà cả chị cũng đều mang họa... Đều bị án tử. Em suy nghĩ đi. Suy nghĩ cặn kẽ đi... Trong cái hoàn cảnh như vậy, chị làm sao dám chứa nó. Em có trách chị thế nào, có hận chị thế nào cũng được, chị chấp nhận... Chị hành động như vậy là vì em! Một cách làm chẳng đặng đừng, em nên thông cảm.

Tuyết Như mở trừng mắt nhìn chị... nhưng chẳng thấy gì. Nước mắt tạo thành một màn sương trước mặt lòng Tuyết Như đau quặn... Đứa con gái mà Tuyết Như mang nặng đẻ đau kia, định mệnh đã chỉ định mẹ con phải sinh ly, cũng đồng thời là tử biệt... Đời nàng... Từ đây đến cuối đời coi như không còn cái hy vọng được đoàn tụ với con. Nàng cắn môi, cố không để bật tiếng khóc. Mồ hôi lạnh lấm tấm trên trán...

- Con ơi!

Tuyết Như kêu lên trong lòng. Đứa con mà ngay cả cái tên cũng chưa kịp đặt... Nó đã vĩnh viễn xa nàng... Có thể như vậy được ư? Ta là người mẹ không có trái tim! Và đột nhiên, Tuyết Như thấy lòng ngực đau nhói, ngã vào lòng Tuyết Tịnh khóc lớn. Tuyết Tịnh nói:

- Em khóc đi! cứ khóc đi! Khóc cho thoải mái!

Tuyết Tịnh ôm em gái trong lòng, nước mắt lưng tròng:

- Em khóc cho hả hê, quên sầu. Để một lúc nữa khi trở về Vương Phủ thì xóa hết, đừng để lộ một chút tàn tích nào... Bắt đầu từ hôm nay, em nên hiểu là đứa con gái bất hạnh kia của em nó không còn tồn tại trên cõi đời này, em chỉ có ba gái trước đó và một trai là Hạo Trinh thôi!

Khi trở về Vương Phủ... Tuyết Như không được để lộ một chứng tích gì... Phải nhớ Hạo Trinh là trai mới sinh. Hạo Trinh!

Ngay lúc đó gió bốn bể nổi lên. Tuyết Như nghe như hai tiếng Hạo Trinh vang vọng vây chặt quanh nàng.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 03-28-2004, 06:18 PM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Wink

Chương Hai

Năm Hạo Trinh 12 tuổi, lần đầu tiên theo Vương Gia đến Vi Trường săn bắn.

Lúc đó Hạo Trinh đã là một thiếu niên dong dỏng cao. Hạo Trinh khỏe đẹp, thông minh lại được rèn luyện văn thơ và kiếm cung cùng lúc ngay từ nhỏ. Nhờ nhớ dai, học mau biết, nên Hạo Trinh rất được Vương Gia sủng ái.

Hạo Trinh vừa giỏi chữ nghĩa, lại cỡi ngựa, bắn tên, luyện võ đều hơn người. Hạo Trinh lại chịu khó luyện tập. Thầy dạy võ nghệ cho Hạo Trinh có tên là A Khắc Đan. Một võ sư có thân hình lực lưỡng, sức mạnh vô song. Khuôn mặt đen như lọ nồi, mày sậm, râu hàm, tướng tá rất hung dữ, mỗi lần mắt trợn lên là giống như hai mắt cọp, lại ít ai dám gần gũi. Ông ta được chỉ định dạy võ cho Hạo Trinh từ nhỏ, là một người thầy tận tình. Yêu quý học trò hơn cả bản thân nên cũng được Hạo Trinh quý mến.

Nếu so sánh, Hạo Trinh hơn đứa em cùng cha khác mẹ là Hạo Tường gấp bội, dù chỉ lớn hơn có nửa tuổi.

Lần này Hạo Trinh được cha cho cùng đi săn. Hạo Trinh đã gây ấn tượng mạnh cho mọi người để chuyện gần như trở thành huyền thoại. Hôm ấy cùng đi còn có cả Hạo Tường và hơn hai trăm kỵ xạ thủ khác. Mặc dù đây chỉ là một cuộc săn nhỏ. Mục đích chủ yếu của chuyến săn này, là Vương Gia muốn hai đứa con mình làm quen với cái không khí căng thẳng của cuộc săn, cũng như để kích thích bầu máu nóng của bọn trẻ.

Bữa đó ở Vi Trường trời có sương mù. Tầm nhìn không xa…Đoàn người ngựa rong ruổi cả buổi mà chẳng bắn được con thú nào to lớn. Vì vậy tất cả mới xuyên qua cánh rừng để đến một cánh đồng cỏ rộng lớn hoang dã.

Chính tại đây. Hạo Trinh đã phát hiện một chú chồn lông trắng. Chú chồn này hẳn đã bị tiếng vó ngựa dồn dập làm sợ hãi, nên nó thu người trong bãi cỏ. Đôi mắt to đen hấp dẫn của nó cứ nhìn Hạo Trinh. Nó như đang ở tư thế chuẩn bị "sống mái".

Hạo Trinh phấn khởi hét to.

- Hay quá! Có một con chồn đây này! một con chồn trắng!

Con chồn nghe động, nó vội nhanh chân lủi sâu vào cỏ.

Vương Gia cũng thấy, hứng khởi vút roi.

- Hãy để đó cho ta, đừng để nó chạy thoát!

Rồi tiếng có ngựa đuổi theo. Bụi bay mịt mù. Hơn hai trăm vó ngựa chỉ để đuổi một con chồn nhỏ. Hạo Trinh đuổi trước. Hình như Vương Gia có ý muốn nhường cho Hạo Trinh, để Hạo Trinh được dịp thi thố tài nghệ, nên khoát tay không cho mọi người dùng tên.

Hạo Trinh cỡi ngựa đuổi. Chú chồn cứ chạy… Hạo Trinh đã mấy lần giương cung lên. Nhưng rồi có lẽ vì đôi mắt đen nháy của con chồn trắng cứ quay lại nhìn mình. Ánh mắt của nó như sợ hãi làm sao? Hạo Trinh có cảm giác như nó đang van xin… Thế là chàng lại chùn tay, không nỡ. Võ sư A Khắc Đan chạy phía sau, cuối cùng không nhịn được nói.

- Nào để nó cho ta!

Hạo Trinh cuống quít, lên tiếng.

- Đừng! Đừng giết nó! Tôi muốn bắt sống nó thôi!

Vương Gia cũng đồng tình:

- Được! Được! Được! Hãy bắt sống nó, đừng để nó bị thương nhé!

- Bối Lạc Gia này!

Võ sư A Khắc Đan gọi Hạo Trinh. Vì Hạo Trinh là con trai trưởng của Thạc Thân Vương phủ, nên được phong "Bối Lạc".

- Bối Lạc Gia nầy, nếu muốn bắt sống con vật này, thì xin người hãy dùng bẫy lưới!

Nói xong, Võ sư tung lưới qua cho Hạo Trinh, Hạo Trinh bắt lấy, lựa vị trí thuận lợi để ném lưới về hướng con vật. Trong khi Vương Gia và đám tùy tùng vây ngựa chung quanh, để chận đường thoát của con vật. Lúc đó con chồn cũng thấy không còn lối thoát. Nó dừng lại hổn hển thở và đưa mắt nhìn quanh tìm đường. Hạo Trinh thì đã đến gần và lưới được tung ra. Cái lưới như chiếc dù ụp xuống, đám kỵ binh phía sau reo hò như vỡ chợ.

- Bắt được rồi! Bắt được rồi! Bối Lạc Gia là tay hảo thủ thật tuyệt!

Võ sư A Khắc Đan nhanh nhen nhảy xuống, phụ kéo lưới tóm gọn con chồn trắng, dâng lên.

- Xong rồi! Con chồn trắng này là chiến lợi phẩm của Đại Thiếu Gia đấy nhé! Xin chúc mừng!

Vương Gia cưỡi ngựa chạy đến, nhìn con chồn cười.

- Hay lắm! Hay lắm! Chồn mà lông trắng thế này hiếm lắm đấy! Lột da nó dùng để làm áo hoặc làm nón thì chẳng có cái nào đẹp hơn.

Hạo Tường ở phía sau chen vào nói.

- Anh cả, em đang muốn có chiếc nón. Anh cho em con chồn này đi để em may một chiếc nón trắng nhé!

Vương Gia quay lại trừng mắt.

- Đây là chiến lợi phẩm của anh con. Hãy để anh ấy tự quyết định.

Nhìn con chồn, bất chợt Hạo Trinh rùng mình. Con thú như có linh tính, nó như hiểu được tiếng người. Nó nghe nói bị lột da đã sợ hãi thu người trong tay Hạo Trinh, và cái đôi mắt đen láy của nó cứ nhìn Hạo Trinh không nháy, vừa như van xin, vừa như cầu khẩn, làm Hạo Trinh cảm động. Hạo Trinh quay sang cha.

- Thưa cha! Cha vừa nói là con có toàn quyền quyết định số mệnh con vật này!

- Dĩ nhiên.

Hạo Trinh quyết định:

- Vậy thì! Con sẽ thả nó!

Vương Gia có vẻ bất ngờ:

- Thả nó à? Đây là chiến lợi phẩm, phải nhiều công khó mới bắt được. Sao con lại có ý tha cho nó?

Hạo Trinh nói:

- Con đã nghỉ kỹ rồi. Đây là một con chồn cái, nó đang đi kiếm ăn chẳng may bị ta bắt! Mà cha đã từng dạy con. "Giống cái phải phát triển giống nòi, rất hữu ích nên bảo tồn. Đó là luật tự nhiên của tạo hóa". Vì vậy con nghĩ là mình không nên làm trái tự nhiên. Thả nó về với núi rừng thì hơn…

Vương Gia có vẻ suy nghĩ, rồi gật gù tán đồng. Ông có vẻ hãnh diện về những nhận định vừa rồi của Hạo Trinh, nên cười một cách sảng khoái.

- Ha! Ha! Hay lắm! Nào A Khắc Đan hãy làm theo lời của Hạo Trinh, hãy thả con vật ra!

- Vâng!

A Khắc Đan vâng lời, mở lưới lôi con vật ra, nhưng không thả ngay. Mà rút thanh mã tấu sau lưng ra, nắm lấy chiếc đuôi của con chồn, cắt lấy một chồm lông đuôi, đưa lên nói.

- Theo luật của tổ tiên, thì buổi đi săn đầu tiên ta không được về tay không, vậy thì phải có cái này mang về.

Sau đó, A Khắc Đan mới buông con thú xuống cỏ. Con vật sau một vòng lăn. Nó rùng mình một cái rồi như con lốc phóng nhanh vào lùm cỏ trước mặt.

Hạo Trinh nhìn theo với nụ cười. Những tưởng là con vật vì quá sợ hãi chạy luôn. Nhưng không, nó chạy được một khoảng xa. Chợt dừng và quay lại nhìn Hạo Trinh rồi mới tiếp tục chạy. Nó làm như vậy mấy lượt. Khiến cho Vương Gia, Hạo Trinh, A Khắc Đan và đám kỵ binh phải ngạc nhiên. Phải chăng vì chồn là con vật thông hiểu nhân tính? Tin đồn hay thật? Nhưng trong cái phút giây này. Gần như ai cũng có trực giác lạ lùng. Tin hay không tin không quan trọng, chỉ thấy con chồn khi được tha, đã mấy lần dừng lại nhìn, rồi mới chịu mất hút trong đồng cỏ.

Chuyện Hạo Trinh lần đầu đi săn gặp chồn linh. Chẳng mấy chốc loan truyền khắp kinh thành. Cái câu chuyện thần kỳ đó còn được tô vẽ thêu dệt thêm chuyện "Bắt chồn lông trắng rồi thả chồn" là một hành vi can đảm, nhân từ, trí tuệ … Chỉ có con người anh dũng và nhân ái mới làm được điều đó.

Rồi tin đồn thấu tai cả Hoàng Đế. Người đã đặc biệt triệu Hạo Trinh vào triều, ban thưởng cho một chiếc quạt gọi là ghi công.

Vì vậy, mới 12 tuổi, mà Hạo Trinh đã nổi tiếng và có được một đứa con trai xuất sắc như vậy. Vương Gia còn đòi hỏi gì hơn? Tuyết Như càng tin đây là số mệnh trời ban và từ đó trở nên an phận. Như trút hết cái tình mẫu tử còn lại cho Hạo Trinh, bà còn lấy những chiếc lông chồn mang về đó, thắt lại thành một chuỗi dây phướng cột chiếc ngọc bội, lúc nào cũng mang trên dây nịt của Hạo Trinh.

Từ đó… chiếc ngọc bội là gia bảo của gia đình, nó tượng trưng cho "ân sủng" của cha. "Tình yêu" của mẹ và còn có kỷ niệm của con chồn lông trắng nữa. Hạo Trinh lúc nào cũng yêu quí nó.




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 03-28-2004, 06:19 PM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Wink

Chương Ba

Lần đầu, Hạo Trinh gặp Bạch Ngân Sương là lúc Hạo Trinh vừa tròn 20 tuổi.

Bấy giờ, bên cạnh Hạo Trinh bao giờ cũng có hai cận vệ thân tín. Một văn một võ. Võ thì đương nhiên là A Khắc Đan. Còn văn thì là Tiểu Khấu Tử. Tiểu Khấu Tử tuổi đời nhỏ hơn Hạo Trinh. Khoảng 18, 19 thôi, Tiểu Khấu Tử từ nhỏ đã theo hầu Hạo Trinh. Vì vậy nên tuy là tiểu thái giám Tiểu Khấu Tử cũng được học hành, chơi đùa chung với Hạo Trinh như là bạn. Tiểu Khấu Tử lại rất thông minh, lanh lợi, biết nuông chiều, nhưng có cái tật là hay nói nhiều, Hạo Trinh bực mình không ít về chuyện đó.

Trưởng thành trong cái Vương Phủ nề nếp, Hạo Trinh từ cái ăn mặc đến học tập lúc nào cũng có thời khóa biểu nghiêm khắc. Hết học chữ, âm nhạc, thi ca đến học võ... ngày qua ngày, mọi cái lập đi lập lại... Học mãi chẳng bao giờ dứt làm Hạo Trinh ớn đến tận cổ. Nên giờ Hạo Trinh đã lớn, cũng muốn học đòi như người bình thường, muốn hưởng thụ một chút không khi buông thả tự do, mà muốn vậy chỉ có cách là lén trốn ra phố...

Thế là hôm ấy, Hạo Trinh thay bộ quần áo bình dị dẫn Tiểu Khấu Tử ra đường. Hạo Trinh cũng chỉ muốn "thay đổi không khí". Muốn tham quan cuộc sống đời thường. Ghé các cửa hàng xem bán buôn, ghé quán nước uống ly trà, tấp qua gánh hát sơn đông mãi võ xem làm xiếc rồi về. Nhưng không hiểu sao bữa đó trời xui đất khiến thế nào mà Hạo Trinh lại ghé Long Nguyên Lầu ở Thiên Kiều.

Long Nguyên Lầu là một tửu lầu to, chỗ tụ họp của những bậc công tử giàu sang và các lái buôn lớn. Vì vậy, không khí có vẻ nề nếp, không xô bồ như ở các quán nước nhỏ. Hạo Trinh tò mò ghé vào, định gọi một ít thức ăn, uống tí rượu. Ngồi ở đây, đưa mắt nhìn xuống có thể nhìn thấy cảnh quan tấp nập dưới phố, cũng vui.

Vừa chọn bàn ngồi xuống, Hạo Trinh đã nghe bên tai có âm thanh thánh thót vang lên. Tiếng đàn! Hạo Trinh rảo mắt tìm và dừng lại trước một thiếu nữ khoảng 17, 18 tuổi. Cô gái đang ngồi giữa thính phòng, trên tay là chiếc đàn tỳ bà đang được thử dây. Bên cạnh cô gái là một ông lão và chiếc đàn hồ cầm.

Cô gái sau phút thử giây xong, nhìn lên trịnh trọng chào thực khách, rồi cất giọng thanh thoát nói.

- Thưa quý vị, tiện nữ là Bạch Ngân Sương, còn gia phụ đây là Bạch Thắng Linh. Hai cha con tiện nữ hôm nay xin được hầu quý vị một số bản nhạc, nếu có gì sơ suất xin quý vị niệm tình tha thứ!

Hạo Trinh ngồi yên, mắt không rời cô gái, cô ta đẹp thật! Cái mái tóc đen dài được búi lên cao, một chiếc trâm cài đầu với những sợi kim rủ, khuôn mặt trái xoan của cô gái rồi nước da trắng mịn, đôi mày như họa. Đôi mắt trong sáng như hai vì sao, còn chiếc mũi dọc dừa, chiếc miệng nhỏ hình trái ấu như cười nhưng vẫn buồn. Cả khuôn mặt hài hòa nét thoát tục, thanh thoát như lôi cuốn. Cô gái cũng bình dị trong bộ áo trắng thêu hoa. Dáng dấp yên tĩnh cao quý như một đóa hoa phù dung đang hé nhụy.

Đẹp! Đẹp quá! Hạo Trinh khen thầm... Càng ngắm Hạo Trinh càng có cảm giác quen quen. Ta đã gặp nàng ở đâu ư? Không biết. Nhưng mà đôi mắt kia... À... Có lẽ là ở kiếp trước! Hạo Trinh tự diễu mình.

Bạch Ngân Sương cũng cảm thấy cái nhìn của Hạo Trinh. Nàng nhìn lên và như chạm phải dòng điện... Cái ánh mắt của anh chàng lạ mặt quá lôi cuốn...

Có tiếng hồ cầm dạo... Và Bạch Ngân Sương bắt đầu hát:

Ánh trăng mông lung, dòng nước lung linh

Lòng như sóng vỗ, bên đèn leo lét

Gió thổi chẳng ngừng, cơn mộng tỉnh say

Ba canh trống dục, lòng ta thêm sầu.

Hồn thì dật dờ, cánh hoa héo hon

Rượu dâng lên mắt thành dòng lệ sa

Chẳng thấy xuân qua, mà nay xuân về

Rượu nồng càng uống, càng nghe xót xa

Người về ở đâu? Tháng năm qua mãi

Lầu cao ngắm nhìn, chỉ thấy núi cây

Mùa thu trãi mắt, nhạn dưới sương mù

Quan san cách trở, chẳng đến được nhau

Xuân đi đông đến, núi non nghìn trùng

Gởi lời thương nhớ, tợ tiếng hư vô

Được như cành liễu, mãi mãi cạnh chàng.

Giọng hát của Bạch Ngân Sương thánh thoát, ngữ thanh rõ ràng. Tiếng đàn như nước chảy, như mưa sa. Bài hát lại là một bài thơ đẹp quyện một chút nỗi lòng buồn phiền. Nó giống như tơ tầm mùa xuân từng sợi từng sợi cuộn lấy con tim người nghe.

Hạo Trinh chưa bao giờ có cái cảm giác xúc động như vậy. Ở trong Vương Phủ, chung quanh chàng a hoàn, nữ tỳ rồi bọn nô bọc, tùy tùng đầy ắp, chúng lúc nào cũng sẵn sàng chìu chuộng. Chưa nói đã lo. Rồi phường hát, bọn làm trò, thích diễn các vở vui, hề, giải trí... Chưa có một cô gái nào khiến cho Hạo Trinh động tâm như vậy.

Chỉ một bài hát một tiếng đàn mà Trinh đã phải ngẩn ngơ? Hạo Trinh chưa kịp phân tích tại sao mình lại như thế? Thì tiếng vỗ tay vang lên... Rồi Bạch Ngân Sương chậm rãi đứng dậy với chiếc mâm trên tay, đi đến từng bàn tiệc. Khách như chẳng biết thưởng thức họ có vẻ thờ ơ. Họ uể oải ném từng đồng xu vào mâm. Bạch Ngân Sương có vẻ đã quá quen thuộc với cảnh này, nên rất bình thản. Khi Bạch Ngân Sương đến cạnh cầu thang, nơi Hạo Trinh đang ngồi thì Hạo Trinh không nghĩ ngợi, móc túi lấy ngay nén bạc năm lượng đặt vào. Thái độ của Hạo Trinh làm Bạch Ngân Sương giật mình nhìn lên. Bốn mắt lại chạm nhau. Lúc đó Tiểu Khấu Tử chen vào, dục Bạch Ngân Sương.

- Thiếu gia cho nhiều vậy, sao không biết cảm ơn đi!

Lời nhắc nhở của Tiểu Khấu Tử làm Bạch Ngân Sương giật mình nhưng Hạo Trinh thì càng lúng túng hơn. Hạo Trinh cảm thấy cái hành động ban nãy của mình có vẽ hồ đồ làm sao. Bạch Ngân Sương nào có phải là ăn mày? Ta không khéo làm cô gái chạm tự ái tưởng cái hành vi của kẻ thừa tiền coi rẻ danh dự người. Hạo Trinh càng nghĩ càng bối rối đến vã cả mồ hôi. Chàng ấp úng phân bua.

- Xin lỗi... Xin lỗi... Tại cái bài hát của cô hay quá! Tôi chưa hề được nghe qua. Tôi quá xúc động... Mong là cô... là cô hiểu cho... Đây cũng không phải làm gì mạo muội...

Ngân Sương nhìn Hạo Trinh với ánh mắt cảm ơn, hiểu biết:

- Tiểu nữ Bạch Ngân Sương từ nhỏ theo cha sống bằng nghề ca hát khi gặp được tri âm chỉ biết cảm ơn chứ chẳng biết gì hơn! Xin thành thật cảm ơn công tử.

Hạo Trinh vừa định nói gì đó thì chợt có tiếng quát tháo ồn ào.

- Ê này, cái con bé hát hay mà trẻ đẹp kia đâu rồi?

Sau đó gã có giọng đồng vỡ kia xuất hiện, hắn vừa nhìn thấy Bạch Ngân Sương là cười hì hì, nắm ngay chéo áo Ngân Sương một cách không kiêng nể.

- Nào! Nào! Nào! Đây rồi! Hãy lên phòng Nhã Tọa trên lầu hát mấy bài cho ta!

Hạo Trinh cau mày, không khỏi bất bình. Chàng chợt thấy quả đất này sao quá nhỏ hẹp. Bởi vì cái anh chàng lỗ mãng kia không phải ai khác hơn là một "tiểu vương gia" khác hắn cũng được âm phong chức "Bối Tử" và có tên là Đa Long. Hắn cũng biết chàng. Có điều không thân, vì hắn là bạn của Hạo Tường. Một bạn ăn chơi sa đọa!

Hạo Trinh có ác cảm với Đa Long, thế mà lại chạm mặt... ngay giữa lúc đó Ngân Sương đã rứt tay ra khỏi được Đa Long, và lão Bạch Thắng Linh thấy ồn ào cũng đến can thiệp.

- Dạ thưa đại gia. Nếu đại gia muốn nghe nhạc, hãy ở đây chúng tôi sẵn sàng phục vụ.

Đa Long trợn mắt:

- Ta muốn bọn bây phải lên lầu hát, đi ngay!

Hắn lại đưa tay ra định nắm lấy Ngân Sương một lần nữa. Bọn tùy tùng của Đa Long ở phía sau cũng ùa đến.

- Có nghe chưa? Đi ngay! Tụi bây không biết là ai đang ra lệnh bây ư? Đa Long bối tử dấy, Tiểu Vương Gia đấy!

Bạch Ngân Sương cố né tránh.

- Xin mời Tôn Giá ở lại đây. Có muốn nghe bài gì, có chỉ dạy điều chi, tụi tôi đều vâng lời cả.

Đa Long chẳng nói chẳng rằng, vung tay tới trước, lão Bạch Thắng Linh đã bị xô ngã sang một bên. Ngân Sương thấy vậy cả kinh, nhào tới ôm cha.

- Cha! Cha! Cha có sao không?

Hạo Trinh không dằn được nữa cũng quên hẳn mục đích chuyến đi là để "thay đổi không khí" không nên để va chạm thấu tai Vương Gia. Chàng phóng tới chụp lấy tay Đa Long, nghiến răng nói.

- Mi là Vương công tử đệ, sao lại ức hiếp dân lành? Thế nầy thì thật quá lắm!

Đa Long nhìn thấy Hạo Trinh, hắn dậm chân nói to.

- Thế nào là quá lắm, không quá lắm? Mi ở đây làm gì? À thì ra vì phải lòng cái con bé hát rong nầy phải không? Được rồi! Được rồi! Vậy cũng chẳng sao! Lên lầu nào, chúng ta cùng chia đôi. Công bằng chứ?

Hạo Trinh chẳng thèm đáp, vung nắm đấm lên đúng ngay cầm hắn văng bật ra sau, làm ngã theo mấy chiếc bàn. Đoàn tùy tùng của Đa Long thấy chủ bị trúng đòn, hò hét nhào lên. Hạo Trinh phải đem hết mấy món nghề của A Khắc Đan truyền cho ra ứng phó. Quả là tuyệt! Chẳng mấy chốc đám tùy tùng của Đa Long cũng bị đánh bạt cả. Tài phú và tiểu nhị của quán chỉ còn biết kêu trời.

- Đừng đánh! Đừng đánh nhau nữa... Quý vị muốn gì thì ra ngoài, đừng để sập quán chúng tôi!

Lúc đó Đa Long cũng đã lồm cồm ngồi dậy một bên miệng hắn sưng tím. Hắn vung tay về phía Hạo Trinh nói.

- Được rồi! Mày hãy nhớ cho rõ nhé! Mối thù nầy mà không trả không phải người. Rồi mày xem, một ngày không xa, mày sẽ quỳ dưới chân để tao trừng trị!

Nói xong, hắn lùi dần đến cầu thang, đám tùy tùng thấy hắn bỏ chạy, cũng rút theo. Hạo Trinh kéo thẳng lại nếp áo. Tiểu Khấu Tử đứng cạnh có vẻ khổ sở.

- Thế này thì không ổn rồi. Mình ra đây chỉ để thay đổi không khí, mà gây chuyện to như vậy... Nếu Vương Gia mà biết được thì công tử không sao, chứ còn tôi chết mất!

Hạo Trinh đẩy Tiểu Khấu Tử qua một bên:

- Im đi! Làm gì phải sợ. Ta nhận hết cho, không dính dáng gì tới mi cả.

Rồi Hạo Trinh nhìn qua Bạch Ngân Sương.

Bấy giờ Bạch Ngân Sương cũng đang dìu cha chậm chạp bước tới. Cả hai đứng trước mặt Hạo Trinh thi lễ.

- Xin cảm ơn công tử!

Hạo Trinh còn đang nghĩ ngợi, định nói, thì Tiểu Khấu Tử đã dục.

- Bây giờ trời cũng không còn sớm, mời công tử về phủ ngay cho.

Hạo Trinh móc ra một nén bạc, đưa cho tài phú tiệm.

- Đây này, chúng tôi đền bù các thứ đổ vỡ, ông cầm và cho xin lỗi nhé!

Tài phú tiệm thấy Hạo Trinh đền bù cao có vẻ bất ngờ:

- Dạ dạ! Xin cảm ơn công tử, cảm ơn! Công tử rõ là người đại lượng. Võ thuật cao cường, lại khí khái...

Tiểu Khấu Tử vổ vai viên tài phú:

- Thôi đủ rồi! Đủ rồi! Nghe đây nầy. Từ đây về sau mi phải cư xử với hai cha con cô hát rong này tốt một chút, đừng có làm khó dễ để người ta làm ăn, công tử muốn ngươi phải giúp bọn họ nghe không?

Tiểu Khấu Tử khá lanh trí, hắn đã thay Hạo Trinh nói những gì mà Hạo Trinh muốn. Tay tài phú gật đầu lia lịa.

- Vâng, vâng! Tôi xin nghe!

Tiểu Khấu Tử quay lại Hạo Trinh.

- Thôi chúng ta về được rồi chứ?

Hạo Trinh lại liếc sang Ngân Sương. Lúc đó Ngân Sương đang cúi nhìn xuống vì e thẹn.

Hạo Trinh chần chừ một chút, rồi nói bâng quơ.

- Xin hẹn gặp lại dịp khác!

Rồi cùng Tiểu Khấu Tử bước xuống lầu ra về.




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 03-30-2004, 10:09 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Wink

Chương Bốn

Bắt đầu từ hôm đó, Hạo Trinh gần như thường xuyên ghé qua Long Nguyên Lầu. Mấy ngày liền, Hạo Trinh ở đấy mãi đến hoàng hôn, chàng chẳng lên Nhã Tọa lầu ngồi mà chỉ chọn một góc nhỏ ở Đại thính phòng. Ngồi uống tí rượu, lắng nghe tiếng hát thánh thoát của Ngân Sương. Chỉ ngồi lẳng lặng nghe chứ không dám cả chuyện mời chào Ngân Sương đến bàn mình dùng một ly rượu. Hạo Trinh cảm thấy như vậy là thô bạo gần như trở thành xúc phạm. Bởi vì ngay từ nhỏ, Hạo Trinh đã được giáo dục nghiêm khắc. Hạo Trinh hiểu chốn trà đình tửu điếm là chỗ tạm dừng chân. Hạo Trinh cũng nghĩ Ngân Sương ở đấy chỉ vì nghề nghiệp bắt buộc chứ không mê gì chỗ trà đình tửu điếm nên để tôn trọng chàng chỉ lặng lẽ đến, rồi lặng lẽ rút lui. Hạo Trinh không hề mở lời nói với Ngân Sương một điều gì, chứ đừng nói là làm gì. Chàng ngồi nghe cô gái hát, lặng lẽ xem và như bảo vệ. A Khắc Đan thì từ cái hôm Hạo Trinh đụng độ với Đa Long, đã gần như có mặt thường xuyên bên cạnh Hạo Trinh và Tiểu Khấu Tử.

Tuy không dám nói Hạo Trinh điều gì, nhưng Khắc Đan đã mấy lần trách Tiểu Khấu Tử.

- Mi thật quá đáng, đưa Bối Lạc Gia ra phố uống rượu rồi gây chuyện. Mà gây chuyện vì một cô gái hát rong nữa chứ? Để đến đổi kết thù kết oán với Đa Long Bối Tử... Mi gây toàn chuyện rắc rối... Thử đưa tay sờ đầu xem. Tại sao ngu quá vậy? Đụng với ai không nói. Với Đa Long Bối Tử hắn sẽ không bỏ qua đâu... Rồi sẽ có nhiều chuyện nẩy sinh. Đánh không lại họ bắn lén, lúc đó ai thiệt. Có phải là công tử nhà ta thiệt không?

Tiểu Khấu Tử không có gì hối hận, lại còn pha trò.

- Chính vì vậy mà... mới mời sự phụ cùng ra đây cho vui có sư phụ thì không còn gì phải sợ cả... còn tôi là thứ ăn hại, chỉ được cái mồm mép. Mọi sự trông đợi ngài.

A Khắc Đan trừng mắt:

- Mi còn đùa nữa à? Sao mồm mép giỏi vậy mà không khuyên Bối Lạc Gia đừng đến Long Nguyên lầu nữa đi?

Tiểu Khấu Tử làm ra vẻ sợ hãi:

- Chuyện đó... chuyện đó... Tôi không dám! Nếu ông muốn cứ nói với công tử!

A Khắc Đan là người trực ngôn nên cũng muốn khuyên bảo nhưng vừa mở lời, thì Hạo Trinh với thái độ rất là hòa nhã, đã lái câu chuyện sang hướng khác.

- Ồ, mỗi người đều có số mệnh... Chẳng hạn có người sinh ra đã được hưởng vinh hoa phú quý, trái lại có người phải sống cảnh lưu lạc giang hồ... Chúng ta là những người có phúc có phần nên có bổn phận chia sẽ, giúp đỡ những người gặp cảnh bất hạnh.

Thế là A Khắc Đan chưa nói được gì đã phải tịt ngòi. Mặc dù với cái kinh nghiệm từng trải, ông biết là chuyện Hạo Trinh với Ngân Sương không phải là chuyện đùa. Hạo Trinh đang động lòng thật tình đây. Nhưng còn Ngân Sương? Cô gái hát dạo này cũng rất kỳ lạ. Mấy lần cùng đến đây với Hạo Trinh, ông thấy là Ngân Sương rất nghiêm chỉnh, chứ không hề lộ một ý gì là lơi lả định rù quyến Hạo Trinh. Cô ta chỉ lo việc đàn ca kiếm tiền. Còn với Hạo Trinh? Chẳng qua chỉ là một người khách, một khán thính giả như bao nhiêu khán thính giả khác. Có chăng thỉnh thoảng trao đổi một ánh mắt tình cảm vậy thôi. Vậy thì... Đâu có thể kết luận một cách bừa bãi. Cũng chẳng có lý do can thiệp. A Khắc Đan chỉ còn biết đứng khoanh tay sau lưng Hạo Trinh như một bức chắn. Hạo Trinh thích nghe hát và ông có bổn phận như một người bảo vệ thôi.

Cũng gần như cùng lúc đó, Vương phủ nhận được một tin quá vui. Nó còn hơn tiếng pháo chiến thắng, làm rung chuyển cả phủ. Vương Gia nhận tin thì mừng cực điểm. Còn Phước Tấn, Hạo Trinh, Hạo Tường... Thì có người lo, có người mừng.

Đó là Hoàng Đế vừa giáng chỉ. Hạo Trinh đã lọt vào mắt xanh của Hoàng Thượng, người hạ bút phê chuẩn, chỉ định Hạo Trinh sẽ là phò mã tương lai. Hạo Trinh được thành hôn với Lan công chúa.

Lan công chúa còn có tên gọi là Lan Thanh mặc dù không phải là con ruột của hoàng đế mà là con gái của Tề Vương Phủ nhưng vì mất mẹ cha từ nhỏ, được hoàng hậu mang về và nhận làm con nuôi mà Lan công chúa rất ngoan, được hoàng đế và hoàng hậu quý yêu như con ruột. Vì vậy biết bao vương tôn công tử có tham vọng đều ngắm nghé. Vậy mà không ngờ cái vinh dự đó lại lọt vào tay Hạo Trinh. Một kẻ không chờ mà được.

Tin đó làm cho Vương Gia lúc nào cũng cười toe toét, ông ta gặp ai cũng khoe.

- Quý vị biết không? Mấy ngày trước, khi Hoàng Thượng hạ chỉ xuống là muốn triệu kiến một số thân vương tử đệ tôi đã nghi ngờ, sau đó đặc biệt lại gặp ta, người lại nhắc đến chuyện "Tay đi săn bắt được chồn lông trắng rồi lại thả chồn". Bấy giờ ta cũng ngờ ngợ có chuyện, nhưng không dám đoán. Bây giờ thì quả thật! Hồng phúc to tát lại rơi vào tay Hạo Trinh nhà ta.

Và rồi ông nắm lấy tay bà Tuyết Như xiết chặt.

- Phải nói là cảm ơn phu nhân! Rất cảm ơn phu nhân! Phu Nhân cho ta một thằng con trai vẹn toàn như vậy.

Bà Tuyết Như ngồi yên, trái tim đập mạnh. Mắt ứa lệ không biết nên buồn hay vui.

Trong lúc cả nhà hoan hỉ, như chưa bao giờ được hoan hỉ, thì Hạo Trinh lại tỏ ra bình thản phải nói là gần như dửng dưng. Tại sao? Chẳng ai biết chuyện hôn nhân chỉ định. Lan công chúa, Hoàng Thượng ban chức phò mã... với Hạo Trinh gần như chỉ là những danh từ xa lạ... Không dính dấp đến mình mặc dù không phải chỉ bây giờ, mà ngay khi mới lớn. Hạo Trinh đã biết, hôn nhân với những người ở Vương Phủ. Không phải chỉ là chuyện lứa đôi của hai người, mà nó còn là đại sự của cha me. Người lớn tùy nghi sắp đặt con cái phải nghe theo vì ngoài chuyện môn đăng hộ đối. Với dân tộc Đại Thanh, huyết thống cũng là một vấn đề quan trọng chuyện đôi lứa phải được kiểm soát chặt chẽ. Không phải tự ý muốn thế nào cũng được, hôn nhân của chính mình lại không nằm trong tay của mình, muốn có ý kiến cũng vô ích. Vì vậy Lan công chúa có đẹp xấu thế nào thì Hạo Trinh cũng phải nhận. Chính vì vậy mà Hạo Trinh làm sao vui cho nổi? Nên Vương phủ nhận được giáng chỉ, đốt pháo ăn mừng, thì Hạo Trinh lại ở trong cái tâm trạng "Áo mão cân đay rực rỡ mà lòng tơi tả ai hay".

Sau khi có giáng chỉ, Hạo Trinh cũng không được rảnh rỗi nữa, những thủ tục kế tiếp làm Hạo Trinh bận rộn hẳn Hạo Trinh phải tiến cung nầy, rồi tạ ân, bái bội, thết tiệc đãi thân nhân, bạn bè... Hạo Trinh càng nổi bật như một điểm sáng ở kinh thành thì càng bị quay tròn trong cái hào quang vua ban cho.

Cũng vì vậy mà Hạo Trinh cũng không có thì giờ để đến Long Nguyên Lầu nữa?

Cho đến lúc rảnh rỗi. Lúc nghỉ đến chuyện ghé thăm Long Nguyên Lầu trở lại, thì thời gian đã là một tháng sau.

Đứng trước tòa đại thính phòng Hạo Trinh vô cùng ngạc nhiên. Tiếng đàn tiếng hát và cha con người hát rong cũ, nay vắng bóng. Tài phú tiệm phát hiện khách quen, đã vội vã đón chào, được hỏi, ông chỉ chậm chân thở dài.

- Ồ! Công tử! Tại công tử lâu quá không ghé qua nên không biết. Cô nương Ngân Sương thật là đáng tội...

- Sao? Chuyện gì xảy ra? Cô ấy bây giờ đâu rồi?

Hạo Trinh giật mình hỏi tới tấp khi linh tính báo cho biết đã có chuyện không hay.

- Mi kể hết ta nghe xem? Nhưng trước đó ta nhớ đã căn dặn là phải bảo vệ đối xử tốt với cha con cô ấy mà?

Lão tài phú thở dài.

- Biết là vậy, nhưng tôi biết làm sao hơn? Ở đây có ai dám đụng tới Đa Long bối tử chứ?

A Khắc Đan gầm lên:

- Lại Đa Long bối tử nữa? Hắn đã làm gì cô ấy?

Lão tài phú vội khoát tay, đính chính:

- Dạ cô ấy không sao, nhưng đã có án mạng xảy ra.

Hạo Trinh choáng váng:

- Cái gì? Ông nói sao? Án mạng? Án mạng gì chứ?

Tiểu Khấu Tử bước tới chụp lấy ngực ông tài phú tiệm.

- Mi nói nhanh lên. Chuyện xảy ra thế nào, kể xem?

Lão tài phú, sợ hãi kể.

- Vâng, vâng! Để tôi nói! Nguyên là thế nầy, cách đây khoảng bảy tám hôm trước, cái vị Đa Long Bối Tử hôm nọ lại đưa một đám tùy tùng đến đây. Chúng la hét om xòm làm đám bảo vệ cửa hàng phải sợ hãi tránh đi hết. Bạch cô nương không tránh kịp, bị bọn chúng chụp lại lôi đi. Nhưng Bạch cô nương không chịu vừa la hét vừa vùng vẫy. Bạch lão ông thấy con gái mình bị người ta bắt đi, bất kể thân già, xông đến ngăn chận. Cự không lại ông lớn tiếng chửi rủa. Cái tay Đa Long Bối Tử kia nổi nóng, vung tay đấm ông lão mấy đấm rồi còn đá lọt xuống thang lầu. Tội nghiệp lão già đã ngoài 70 làm sao chịu nổi đòn nặng nên thổ huyết tại chỗ rồi bất tỉnh nhân sự. Lúc đó tên Đa Long thấy mình đã gây họa trí mạng người khác. Mới bảo bọn thuộc hạ rút lui. Nhưng lão già mặc dù được thầy thuốc hết lòng cứu chữa, vẫn không qua khỏi. Ngay đêm ấy ông ta đã lìa đời.

Hạo Trinh đứng lặng người. Câu chuyện là cả một nỗi bức xúc. Tiểu Khấu Tử hỏi tiếp.

- Rồi sau đó? Ta muốn hỏi là sau khi ông lão từ trần thì cô nương kia thế nào? Mi có phụ người ta lo chuyện ma chay tống táng không?

Lão tài phú méo mặt.

- Đại gia ơi đại gia! Các vị nên hiểu cho là. Bọn tôi mở quán ăn là để kiếm sống, chứ đâu có mục đích gì khác? Được các vương tôn công tử quý nhân chiếu cố là bọn tôi mừng vô cùng. Chẳng dám làm mích lòng ai. Chuyện mời phường hát rong vào hát trong quán cũng là để tăng cái không khí vui vẻ, tăng số thu cho quán. Chẳng ai muốn có chuyện không hay xảy ra cả. Còn có chuyện chết người trong quán? Rõ là xui xẻo. Bọn tôi chỉ muốn mọi sự êm đẹp. Chứ nếu sớm biết thế nầy. Mười tôi cũng chẳng dám mời cái cô Bạch cô nương kia hát đâu.

A Khắc Đan giận dữ, trợn mắt:

- Mi chỉ khéo nói năng lằng nhằng. Bây giờ ông lão họ Bạch kia đã được tống táng chưa? Còn cái cô nương hát rong kia nữa, ở đâu? Mi nói ngay, đừng có quanh co nữa.

Ông tài phú lắp bắp:

- Được rồi, để tôi nói! Tôi nói! Lúc đó tôi cũng không biết làm sao hơn, là dùng một tấm cửa gỗ đặt xác ông lão lên rồi cho người khiêng ra chùa Pháp Hoa Tự ở ngoại ô thành phố tạm liệm. Còn cái cô Bạch cô nương kia thì... thì nghe nói là sau đó, ngày ngày ra chợi Thiên Kiều, ngồi bán mình lấy tiền chôn cha.

A Khắc Đan đẩy mạnh làm lão tài phú chúi nhủi:

- Hừ! Mi làm vậy mà xem được à? Mi có trái tim không khi tống khứ ra khỏi quán, để người ta bơ vơ vậy?

Hạo Trinh thì chẳng thiết gì ở lại để hỏi tiếp, chàng quay người vội vã bước ra cửa. A Khắc Đan và Tiểu Khấu Tử phải đi theo, lầm lũi hướng về phía chợ Thiên Kiều.

Đến chợ, Hạo Trinh thấy ngay Ngân Sương. Người con gái trông bộ quần áo vải thô, đầu chít khăn trắng đang quỳ thẳng ở đó; trên khuôn mặt xanh xao khô quánh kia có một nỗi buồn phảng phất. Cây đàn tỳ bà trong lòng Ngân Sương đáng phát ra tiếng đàn não ruột.

Nhà miên viễn hề phương trời xa.

Đời lạc loài hề toan xót xa.

Lưu lạc phương trời hề sương gió.

Cha đã mất hề kiếp bơ vơ.

Cây muốn lặng hề gió không ngừng.

Con muốn nuôi hề cha không ở.

Trước mắt vô thân hề tang thương.

Muốn ngỏ nỗi lòng hề bàng hoàng.

Lời hát đầy nước mắt. Hạo Trinh bước tới đứng trước mặt Ngân Sương. Dưới chân Suong có một mảnh vải trắng. Trên đó có viết mấy chữ.

"Ngân Sương nầy cùng cha sống bằng nghề hát rong. Đời chỉ còn một con một cha. Trên đường lần trở về quê, thì gặp chuyện không may. Cha qua đời. Tứ cố vô thân, lại chẳng có của cải, nên hiện xác cha còn quàng nơi miếu lạnh, chưa được chôn cất. Lòng Ngân Sương nầy đang nóng như lửa. Mong quý nhân quân tử qua đường, ra tay nghĩa hiệp, rộng lòng giúp đỡ, để tiện nữ có đủ phương tiện chôn cất cha trả hiếu: Sau đó xin làm kiếp nô tỳ trả ơn".

Trên tấm vải đó. Hạo Trinh còn trông thấy mấy đồng xu lẻ. Chứng tỏ người qua lại đông, họ sẵn sàng bố thí một ít, chứ chẳng ai giúp đỡ nhiều.

- Ngân Sương này!

Hạo Trinh lần đầu tiên gọi đích danh cô gái. Ngân Sương nhìn lên, cô ta đã trông thấy Hạo Trinh. Bốn mắt nhìn nhau, chẳng một lời nói, nhưng trong cái ánh mắt trao đổi kia, những giọt lệ đã chảy ra.

Hạo Trinh đưa tay ra, nghẹn giọng.

- Hãy đứng dậy đi, đừng có quỳ mãi thế. Cô không phải hát hò gì nữa. Ta thật lấy làm tiếc... Vì đến quá muộn!

Ngân Sương nhắm mắt lại. Nỗi tủi nén trong lòng bấy lâu được tuôn trào. Lệ lại chảy dài thấm ướt cả áo sô. Nhưng Ngân Sương biết mình đã gặp người tế độ.




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 03-30-2004, 10:11 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Default

Chương Năm

Thi hài ông lão Bạch Thắng Linh được chôn cất ở khu công mộ vùng Hương Sơn. Bạch Ngân Sương thì sau đó dọn vào một căn nhà nhỏ vùng Mao Nhi phía đông thành Bắc Kinh. Ngôi nhà nhỏ này do Tiểu Khấu Tử giới thiệu. Nó là của một người họ xa với Tiểu Khấu Tử, vì dư xài, bỏ trống đã lâu. Bây giờ muốn tăng thêm thu nhập nên mang ra cho thuê. Ngân Sương đến kịp lúc. Người đứng ra thuê nhà là Hạo Trinh.

Ngôi nhà không rộng lắm, nhưng cũng có đủ ba gian. Phòng khách, phòng ngủ và phòng ăn. Với Hạo Trinh thì vậy là hẹp. Nhưng trong cái hoàn cảnh bức bách bấy giờ. Không thể chọn lựa? Còn với Ngân Sương? Thế này là quá, nào dám đòi hỏi gì hơn.

Mọi chuyện tiến hành nhanh :Dng. Từ chuyện tang ma đến dọn vào nhà mới diễn ra chỉ trong vòng ba ngày. Mọi chuyện tiến hành như vậy vì nhiều nguyên do.

Trước nhất. Ông lão Bạch Thắng Linh chết đã lâu ngày, không thể để quàng lâu được. Chọn được ngày lành là chôn ngay. A Khắc Đan phụ trách chọn điểm đào huyệt xây mô. Còn Ngân Sương. Bây giờ đơn chiếc. Thân gái cũng không thể ở mãi lề đường. Mà con người có an cư rồi mới lạc nghiệp. Ngân Sương có chỗ cư ngụ vững vàng rồi muốn làm gì cũng dễ. Chính vì vậy, mà Hạo Trinh đã hối thúc A Khắc Đan và Tiểu Khấu Tử sắp xếp mọi thứ nhanh :Dng.

Thế là Ngân Sương đã có một mái nhà tươm tất.

Nhưng có nhà rồi không lẽ lại ở một mình? Thế là Tiểu Khấu Tử lại có việc. Khấu Tử nhờ người thiếm thứ ba của mình đến ở chung với Ngân Sương. Sau đó chọn cho Ngân Sương một a đầu lanh lợi làm bạn. Thế là nhà đã có ba người ở chung. A đầu này tên là Hương Kỳ.

Chuyện sắp xếp để Ngân Sương có một chỗ dung thân tuy là việc thiện. Nhưng A Khắc Đan vẫn cảm thấy bất an thế nào đấy. A Khắc Đan là người thầy cũng là một người tớ trung thành. Nên lúc nào cũng coi chuyện "an nguy" của chủ là của mình. Khắc Đan thấy quả là Hạo Trinh đang đùa với lửa. Vì Hạo Trinh vừa được vua "chỉ hôn" để sắp được làm phò mã. Chuyện chưa tới đâu mà Hạo Trinh lại vướng víu chuyện "cứu người đẹp" để rồi khó tránh khỏi "xây tổ uyên ương ở chốn tư riêng". Thế này quả là không ổn... Nên khi ở chỗ riêng rẽ, ông đã gọi Tiểu Khấu Tử ra mắng.

- Mi là cái thằng lắm chuyện. Sao ưa bày vẽ thế? Bày đặt chỉ chỗ cho thuê nhà, rồi kéo thêm thím Ba mi vào cuộc. Bây giờ chuyện thế này rồi biết thu xếp ra sao? Lỡ thấu tai Vương Gia có phải là khó giải thích, chuyện lọt vô cung nữa thì... Mi và ta càng thêm đổ nợ.

Tiểu Khấu Tử lắc đầu nói:

- Biết làm sao bây giờ? Ông có trách thì tôi đành chịu. Chuyện này hoàn toàn do ông trời sắp đặt. Thử nghĩ xem. Chúng ta chỉ có một tháng vắng mặt ở Long Nguyên Lầu, thì gia đình của Bạch cô nương đã tan nát... Ông không thấy tình trạng của Bối Lạc Gia ư? Ông ấy bức rức khổ sở. Nếu mà chúng ta chỉ đứng khoanh tay ngồi nhìn, không phải là khéo vô tình ư? Bạch cô nương thân gái yếu đuối. Lại lâm vào tình cảnh khốn khổ. Ta không thể không cảm thông. Còn Bối Lạc Gia thì... Ông cũng phải thấy người đã thật sự động lòng... Mà chuyện các vương tôn công tử năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình... Có ai ngăn được họ?... Nói chi là phò mã tương lai... Tôi nghĩ là nhà vua rồi cũng không trách vì ngay nhà vua cũng có những tam cung lục viện, 72 phi tần mỹ nữ nữa là... Vì vậy... Vì vậy... ông cũng không phải lo nhọc công. Cứ cư xử tốt với Bach cô nương để công tử hài lòng là được.

Lời của Tiểu Khấu Tử có lý! Với cái đầu đơn giản của A Khắc Đan thì Tiểu Khấu Tử rõ là không sai. Lý luận, giải thích hoàn toàn đúng. Chỉ cần Bối Lạc Gia vui là được. Nhưng rồi ở chỗ riêng tư. A Khắc Đan cũng thấy nó làm sao đấy, vì trực giác cho ông thấy. Trong chuyện này có tiềm tàng một mối nguy, một sai lầm nào đó! Không phải chỉ có A Khắc Đan, mà cả Ngân Sương cũng nhận thấy như vậy.

Sau khi chôn cất cha xong. Ngân Sương thấy chuyện "trả ơn" cho Hạo Trinh là chuyện phải làm. Nhưng mà trả ơn bằng cách nào? Mãi đến giờ này. Ngân Sương không rõ lý lịch của Hạo Trinh, ngay cái tên của chàng Ngân Sương cũng không biết. Có điều nhìn cái hành vi dũng cảm, có kiến thức của Hạo Trinh, rồi đi bên chàng lúc nào cũng có hai vệ sĩ. Ngân Sương cũng đoán được cái xuất thân cao quý của Hạo Trinh. Chắc là người của nhà cao cửa rộng, phải bậc Vương Gia công tử, ở những người này họ rất cần có nữ tỳ, A hoàn hầu hạ. Vậy thì...

Một bữa, Ngân Sương đã quỳ trước mặt Hạo Trinh.

- Công tử. Xin công tử hãy để tiện nữ này về dinh làm a đầu. Tiện nữ hứa là sẽ phục vụ hết lòng, hoàn thành nhiệm vụ mà công tử giao phó.

A Khắc Đan đứng cạnh đó không đợi Hạo Trinh mở miệng, đã nói ngay:

- Không được! Cô không thể vào Vương phủ được!

Ngân Sương ngạc nhiên chưa biết lý do gì thì Hạo Trinh đã nói.

- Chuyện xuất tiền để chôn cất cho cha cô chỉ là một chuyện giúp đỡ nhỏ trong lúc cô hoạn nạn, còn cái chuyện tôi cần trả ơn thì không có. Nếu cô nghĩ vậy thì cô đã quá xem thường tôi.

Ngân Sương lúng túng.

- Nhưng dù công tử không đòi hỏi, thì đó là bổn phận của tôi. Tôi đã viết điều đó minh bạch trên mảnh vải lúc ngồi trước chợ cơ mà "Muốn bán mình để chôn cha". Vì vậy, nếu công tử chê. Nghĩ tôi cũng không đủ tư cách để làm một đứa a đầu... thì tôi cũng sẵn sàng làm công việc khác thấp hơn. Chẳng hạn như bửa củi, gánh nước hay làm bất cứ một công việc nặng nề khác để hoàn trả lại...

- Không phải! Không phải! Cô hoàn toàn hiểu sai rồi!

Hạo Trinh vội vã giải thích.

- Tôi làm sao dám coi nhẹ cô như vậy? Cô đừng để tôi phải khó xử... Chuyện trả ơn không cần thiết, còn lý lịch tôi ư? Tôi thuộc hàng hoàng thân quý tộc. Cha tôi chính là Thạc Thân Vương, riêng tôi là một vương hầu bậc Bối Lạc, tên là Hạo Trinh.

Ngân Sương ngẩn ra nhìn Hạo Trinh. Nàng thật không ngờ. Dù đã nhiều lần Ngân Sương đoán, nhưng Ngân Sương đâu nghĩ Hạo Trinh lại ở vị trí quá cao như vậy? Ngân Sương chưa biết cư xử ra sao, thì Tiểu Khấu Tử đã nói.

- Không phải chỉ có vậy thôi đâu. Bối Lạc Gia của ta, tháng trước còn được Hoàng Thượng chỉ hôn để gả Lan công chúa cho nên chẳng bao lâu nữa, người sẽ trở thành phò mã rồi đấy.

Ngân Sương càng ngạc nhiên hơn nữa. Rồi chợt nhiên một nỗi buồn vô cớ xuất hiện. Thì ra... Vị công tử đẹp trai nầy không phải người thường. Ngân Sương thấy mình thấp hèn trước một danh gia :Di sáng...

Tiểu Khấu Tử lại tiếp.

- Để cô biết rõ hơn, tôi nói cho mà biết. Cái thứ nhất là quy luật trong Vương phu rất là nghiêm ngặt không phải ai muốn vào muốn ra lúc nào thì rạ điều thứ hai. Chuyện Bối Lạc Gia nhà tôi trốn ra khỏi Vương Phủ đến Long Nguyên Lầu uống rượu rồi đánh lộn là một chuyện tối bí mật không được để vương gia biết. Điều thứ ba là bây giờ cô đang có tang cha. Mà người có tang đâu thể đến nhà người khác, đó là điều cấm kỵ thứ ba... Nên cô không thể vào Vương Phủ của chúng tôi được, hiểu chưa?

Ngân Sương liếc nhanh về phía Hạo Trinh:

- Nếu vậy thì... Vậy thì... Tôi phải làm sao bây giờ? Tôi chỉ là kẻ tứ cố vô thân không nhà, không cửa, tôi lại mang ơn công tử... Nếu mà công tử... Ồ không phải, nếu mà Bối Lạc Gia muốn tôi sống chết thế nào... Thì tôi cũng xin vâng lời để trả ơn nầy. Bằng không tôi không dám ở đây làm phiền thêm.

Ngân Sương rưng rưng nước mắt nói.

- Vậy thì mấy lạy nầy xin bái biệt... Tôi xin đi!

Hạo Trinh chụp tay Ngân Sương giữ lại.

- Cô định đi đâu chứ?

- Dạ... Còn cây đàn tì bà, một cây đàn nguyệt, rồi cây hồ cầm của cha tôi để lại. Thì có đi bốn phương trời, chắc tôi cũng không đến nỗi đói.

Hạo Trinh chận lại:

- Không được! Cô không thể đi như vậy. Tôi không đành lòng để cô sống như thế, cô cứ tạm sống ở đây rồi tôi sẽ định liệu sau.

Thế là Ngân Sương ở lại trong căn nhà nhỏ với thiếm ba của Tiểu Khấu Tử tên là Thường Má và cả Hương Kỳ.

Bắt đầu từ đó... Cuộc đời Ngân Sương đã thay đổi. Không còn là cô gái hát rong mà là chủ của một cái nhà có kẻ hầu người ha. Ngân Sương cũng có bạn.

Hạo Trinh cứ vài ba ngày là ghé thăm qua một lần, mỗi lần ghé, chàng thường hay đem chuyện ở Vương Phủ, từ Vương Gia, Phúc Tấn phu nhân, chuyện Hạo Tường rồi còn bàn luận cả thế sự, thiên hạ sự ra nói. Đáp lại Ngân Sương cũng đem chuyện mình kể lại cho Hạo Trinh nghe. Từ chuyện nhỏ xíu đã theo cha mẹ đi giang hồ... Những tháng ngày gian khổ lầm than... Năm mười tuổi mất mẹ chỉ còn dựa vào sự chăm sóc của cha. Chuyện của Ngân Sương hoàn toàn mới lạ với Hạo Trinh, nhưng không vì thế mà họ ngăn cách, trái lại hình như họ đã tìm thấy ở đó một sự cảm thông tương đắc, tri âm nhưng rồi Ngân Sương vẫn thấy bất an, vì cái thân phận mình. Ở đây chủ chẳng ra chủ, mà tớ cũng không ra tớ. Hạo Trinh tuy đối với nàng một mực thiết tha nhưng lúc nào cũng có một khoảng cách. Điều đó thế nào? Có ý hay vô tình? Cuộc sống tạm thời như an ổn, nhưng còn lâu dài? Dần dần Ngân Sương lại thấy. Khi Hạo Trinh không đến thì lòng như trống vắng, chờ đợi. Còn Hạo Trinh đến Ngân Sương vui tươi, nhưng cái vui rất mong manh. Chờ đợi cũng khổ, mà vui cũng không trọn vẹn. Cuộc sống cứ phân thân, như bềnh bồng, mộng mà không thực... Vì vậy, khi đàn, Ngân Sương thường hay hát cho Hạo Trinh nghe bản "Tây Giang Nguyệt" sau đây.

"Đàn khảy lên, hãy khảy đàn lên, nguyệt cầm của ta.

Và hát vang bản Tây Giang Nguyệt cho nàng.

Vuốt tóc mai làm duyên

Kẻ mắt nhạt cho tình

Khói hồng, sương xanh phủ

Tất cả bềnh bồng như trong mơ

Gặp nhau như không gặp

Hữu tình hay chỉ vô tình

Tiếng tiêu tàn, cơn say tỉnh

Đình viện trăng soi vẫn lặng yên

Đàn khảy lên, có khảy lên tiếng đàn Nguyệt

Rồi hát thêm khúc Tây Giang Nguyệt cho chàng.

Mời chàng lắng nghe.

Mỗi lần Ngân Sương hát bản đó. Hạo Trinh chỉ yên lặng lắng nghe chàng nhận ra cái thiết tha trong cuộc đời nầy chỉ có một Bạch Ngân Sương mới đem lại được cho chàng. Nhưng liệu nó có là của chàng chăng?

Hạo Trinh với Bạch Ngân Sương được kết hợp nhau lại là nhờ cái con chồn lông trắng nhiều năm trước.

Thế mới lạ kỳ!

Hôm ấy, chợt nhiên Ngân Sương để ý đến chiếc ngọc bội cột ở thắt lưng của Hạo Trinh.

Bên dưới chiếc ngọc bội là chuỗi sợi thắt bằng lông chồn Ngân Sương hiếu kỳ, từ nào đến giờ có ai lấy lông chồn làm chùm sợi trang trí cho ngọc bội đâu? Hạo Trinh thấy Ngân Sương chú ý, nên tháo chiếc ngọc bội kia ra, đưa cho Ngân Sương xem. Tiện thể chàng kể lại câu chuyện "Bắt chồn rồi thả chồn" cho nghe. Ngân Sương say mê theo dõi, đôi mắt chớp chớp một cánh cảm động. Nghe xong Ngân Sương lại ngồi suy nghĩ.

Hạo Trinh cười.

- Cô đang nghĩ ngợi gì đó?

- Em đang nghĩ về con chồn lông trắng. Nhất là cái hình ảnh lúc nó được tha. Trước khi chạy nó còn quay đầu nhìn lại nhiều lần. Chứng tỏ là nó đã định cảm ơn công tử mà không nói được.

Rồi nghĩ đến chuyện gì đó. Ngân Sương chợt đề nghị.

- Công tử có thể chia một nửa lông chồn trắng kia cho thiếp được không?

Hạo Trinh ngạc nhiên.

- Cô thích chùm lông nầy à? Cô định dùng nó làm gì?

Ngân Sương cầm chuỗi sợi trên tay, vừa cười vừa nói:

- Xin công tử đừng hỏi. Có lẽ vì em cần có nó.

Hạo Trinh cũng cười nói:

- Thôi được! Để khỏi phải tháo ra tháo vô rắc rối, ta để cả chiếc ngọc bội này ở đây. Lần sau khi ta đến, trả lại cho ta cũng được!

Lần sau, cách đấy mấy hôm, Hạo Trinh đến. Hôm ấy không biết có chuyện gì mà Hạo Trinh có vẻ không vui. Lúc hỏi ra thì mới biết, trong Vương Phủ vừa mới xảy ra một chuyện không vui chút nào.

Lý do là cách đây ít lâu bên Nội vụ Phủ có gởi qua Vương Phủ một ca nhi trẻ tên là Tiểu Tần, để nhờ Phiên Phiên huấn luyện. Không biết vì lý do gì lại lọt vào mắt xanh của Hạo Tường. Mà Hạo Tường thì đã quen thói ngang ngược, thích chuyện nài hoa ép liễu. Cái cô bé Tiểu Tần lại thuộc loại tiết liệt, nên không chấp nhận chuyện đó. Vì vậy khi bị bức bách đã nhảy xuống hồ tự vẫn. Chuyện vỡ lở. Phiên Phiên thương con, bao che, nhận hết tội lỗi. Hạo Trinh tuy biết rõ chuyện, nhưng vì muốn êm đẹp lại không muốn chuyện xấu loan truyền ra ngoài bất lợi cho Vương Gia, nên đã giúp Phiên Phiên che giấu sự thật. Thế mà Hạo Tường không biết, còn lớn tiếng với Hạo Trinh.

- Mi đừng tưởng là mi con của chính thất, rồi muốn xử ép ta thế nào cũng được. Lâu nay ta đã bực mi lắm rồi. Ta muốn phát điên lên vì cứ phải sống lu mờ dưới hào quang của ngươi. Tại sao mẹ mi là một chính danh hoàng tộc, còn mẹ ta chỉ là một cô gái dân tộc Hồi? Tại sao nhà vua gả công chúa Lan cho ngươi mà chẳng gả cho ta? Ta buồn quá! Thật buồn! Vì vậy mà ta mới tìm đến Tiểu Tần để giải khuây, ta cũng đâu có ngờ cái con nhỏ đó cứng cổ như vậy? Hừ... Mi đừng ham lên mặt dạy đời... Ta mà làm những chuyện đó cũng do học theo mi thôi.

Sao nghĩ vậy? Hạo Tường quả là lầm lẫn con người khi sinh ra đời đâu có thể tự lựa chọn? Nếu thế thì làm gì có kẻ con bụi đời, người phú quý? Tất cả trời chỉ định, không thể đem nó ra làm cái cớ để oán trách, bực dọc... Dù biết là bất công, nhưng đó là bất công an bài sẵn.

Hạo Tường cũng nào có khổ? Hắn sung sướng hơn chán vạn người khác nhưng ỷ lại vào cái giàu có của mình mà xem thường phẩm giá người khác để đưa đến cái chết của người ta thì không nên. Vì như vậy là càng bất công.

Càng nghĩ Hạo Trinh càng buồn bực. Và chàng tìm đến Ngân Sương để khuây khỏa nỗi lòng. Không ngờ đến nơi, sân vườn vắng lặng. Thường má bước ra cho biết.

- Bạch cô nương và Hương Kỳ ra phố rồi.

- Đi đâu biết không?

- Dạ không nghe nói nên không biết.

- Đi được bao lâu rồi?

- Sau khi dùng cơm chiều. Gần hai tiếng đồng hồ rồi, chắc sắp về đấy.

Hạo Trinh nhăn mặt. Sao lại đi lâu thế? Hạo Trinh định bước vào phòng khách định chờ Ngân Sương về. Trong khi A Khắc Đan lại nôn nóng.

- Nếu Bach cô nương không có ở nhà thì chúng ta cũng nên về thôi, mấy hôm rày ở Vương Phủ có nhiều chuyện không vui xảy ra. Công tử ở đây đợi, sợ Vương Gia có việc tìm công tử không gặp rồi rắc rối...

Hạo Trinh đang bực, gắt.

- Mi muốn về thì về trước đi. Ta ngồi đây chờ, bao giờ Ngân Sương về ta mới về.

A Khắc Đan đành ngồi im cùng Tiểu Khấu Tử đứng phía sau như hai bức tượng.

Và Hạo Trinh cứ thế chờ, cứ đợi thêm hai tiếng đồng hồ trôi qua... Hạo Trinh đã uống hết ba bình trà... Nóng nảy đi tới đi lui. Vậy mà cũng không thấy bóng Ngân Sương quay về.

Trời bắt đầu tối. Đèn được khơi ngọn. Rồi bên ngoài mưa rớt hạt. Chưa bao giờ Hạo Trinh lại có cảm giác căng thẳng và bực dọc như vầy. Hay là Ngân Sương gặp chuyện gì không hay? Cái cô gái tứ cố vô thân nầy đã gặp quá nhiều trắc trở. Rất có thể bị trêu ghẹo giữa đường với những tay háo sắc cơ? Đa Long? Nghĩ đến chuyện đó Hạo Trinh càng đứng ngồi không yên...

Sau cùng rồi Ngân Sương cũng trở về với Hương Kỳ, cả hai ướt như chuột nghe Thường Má nói lại là Hạo Trinh chờ đã khá lâu. Ngân Sương vội vã chạy ngay vào phòng khách. Trên tay còn ôm túi vải màu xanh.

Vừa nhìn thấy cái bóng sũng ướt của Ngân Sương, Hạo Trinh bất bình, vỗ bàn nói.

- Như vầy còn chưa hài lòng nữa à? Sao vậy?

Ngân Sương giật mình, chưa biết chuyện gì xảy ra thì Hạo Trinh nói tiếp liền một hơi:

- Ăn uống, đồ dùng trong nhà đều đầy đủ, chẳng thiếu một cái gì! Mà nếu có thiếu đi nữa, cũng có thể bảo Hương Kỳ hoặc Thường má ra ngoài mua cũng được mà? Cô cần gì phải đích thân ra ngoài chứ? Còn nếu có muốn ra ngoài thì cũng nên liệu mà về sớm chút. Bên ngoài thì trời tối đen lại mưa gió nữa. Rủi gặp phải kẻ xấu, có phải là gây chuyện rắc rối không? Lúc đó tính sao? Chưa hẳn là cô sẽ gặp được một Hạo Trinh thứ hai như lần trước đến kịp lúc cứu vãn tình thế! Cô có biết không? Có rõ không?

Ngân Sương vội vã gật đầu, với ánh mắt hối lỗi:

- Dạ... Dạ... Tôi biết mình sai rồi, lần sau sẽ không thế nầy nữa đâu.

- Nếu cô nghĩ là ở nhà buồn quá, muốn đi ra ngoài, thì ít ra cô cũng nên chờ tôi. Có người đi với cô dù gì cũng hay hơn, phải không? Vã lại lúc này cô đang có tang mà, vui gì mà ra ngoài nên ở nhà chứ? Ra đường chỉ tổ gây sự chú ý của người khác. Có hay không có việc tốt nhất là nên ở nhà... Đi nhởn nhơ ngoài đường vô bổ. Cô cũng đâu như lúc trước phải hát rong...

Ngân Sương nghe Hạo Trinh nói đến chuyện đó, bất giác hai dòng nước mắt chảy dài. Hương Kỳ đứng cạnh đấy, thấy Hạo Trinh trách như hơi bất mãn, nên bước tới đỡ lấy túi vải xanh trên tay Ngân Sương mở ra. Trước mặt Hạo Trinh là một bức gấm thêu hình tròn. Hương Kỳ đưa cho Hạo Trinh và nói.

- Tiểu thơ với con đi ra tiệm bán tranh, nhờ họ đồ họa bức thêu nầy, nhưng vì ông chủ thấy phiền phức không chịu, nên tiểu thư phải năn nỉ rất lâu bên cạnh đó vì không dám bỏ hàng ở đấy sợ mất, nên hai cô cháu phải ngồi đợi, mới mất thì giờ, mới phải dầm mưa mãi đến bây giờ mới về được nhà đấy thiếu gia ạ.

Hạo Trinh cầm lấy bức tranh thêu nhìn mới giật mình. Trên bức gấm, một con chồn lông trắng, đang ở tư thế chạy với chiếc đuôi vểnh cao, đầu đang ngoái nhìn lại. Con chồn có đôi mắt đen sống động.

Tim Hạo Trinh đập mạnh trong lồng ngực. Con chồn lông trắng! Ký ức chuyến đi săn đầu tiên. Nét tranh rất sống động. Hạo Trinh nhìn lên chưa kịp nói gì, thì đã nghe Hương Kỳ nói tiếp.

- Hôm trước khi Bối Lạc Gia để miếng bội ngọc nầy lại, tiểu thư nhà tôi đã bỏ công mấy đêm liền không ngủ, để thêu đêm thêu ngày cho được bức tranh nầy. Bối Lạc Gia không thấy tiểu thư gầy đi, mắt thâm quầng ư? Người cố gắng làm kịp bức thêu để tặng cho Bối Lạc Gia, chứ nào có ý định vui chơi gì đâu mà Bối Lạc Gia nghi oan cho như vậy?

Hạo Trinh nghe nói quay qua nhìn Ngân Sương. Ngân Sương nhìn đáp lại. Hạo Trinh chợt cảm thấy hối hận. Đúng rồi cái dáng dấp bơ phờ, cái đôi mắt thâm quầng vì nhiều đêm mất ngủ kia. Tất cả chỉ vì để ta hài lòng, vậy mà ta lại không hiểu. Ta ích kỷ và nghĩ xấu cho người... khác.

Hạo Trinh đặt cái bức gấm thêu ấy xuống không dằn được cảm xúc, bước tới dang đôi tay ra ôm lấy Ngân Sương vào lòng.

- Ngân Sương! Ngân Sương! Chưa bao giờ như bây giờ! Anh ước chi mình không phải là người của hoàng tộc... Mà chỉ là một công dân bình thường... bình thường như bao nhiêu người khác, anh đã hạnh phúc hơn bao nhiêu người. Thế nầy là đã thiên đàng rồi. Ồ! Ngân Sương... Em có biết là em đã chiếm hữu hẳn trái tim của anh rồi không?

Ngân Sương nép trong lòng Hạo Trinh. Không dằn được nước mắt tuôn trào.

A đầu Hương Kỳ đã lặng lẽ rút lui ra ngoài. Còn Tiểu Khấu Tử va A Khắc Đan thì đưa mắt nhìn nhau. Rồi lại nhìn ra ngoài trời. Đêm đã khuya, thật vắng chỉ có tiếng mưa đập lên tàu lá chuối, thời gian qua như ngưng đọng... thế nầy thì chuyện gì rồi sẽ đến? Không biết nhưng nếu có, phải chấp nhận thôi...

Đêm ấy, Hạo Trinh ở lại ngôi nhà nhỏ tại Mao Nhi.

Trong phòng riêng của Ngân Sương. Màn buông rủ, chỉ có ánh đèn mờ với hai kẻ yêu nhau.

Hạo Trinh ôm Ngân Sương trong vòng tay, mọi thứ như mơ chứ không thực. Hạnh phúc bất chợt và mong manh dễ mất. Chàng trân trọng cái đang có và không muốn nghĩ đến cái xa vời, Hạo Trinh hôn lên từng phần da thịt trên mặt Ngân Sương quên bẵng không gian và thời gian, quên bẵng cả chuyện bản thân mình là Bối Lạc Gia, quên cả chuyện công chúa, nhà vua, Vương Gia... Trước mặt chàng chỉ có một Ngân Sương. Một tình yêu thật sự và duy nhất và chàng đang có.

Rồi Hạo Trinh từ tốn cởi nhẹ cúc áo trên người Ngân Sương. Cô gái nằm yên. Hạo Trinh cúi xuống hôn phần cổ nõn nà... Bất chợt Hạo Trinh dừng lại vì chàng vừa thấy cái vết sẹo trên bả vai mặt của Ngân Sương. Nó có hình tròn như một cánh hoa, Hạo Trinh hỏi.

- Cái nầy là gì vậy?

Ngân Sương đưa tay vết sẹo cười nói.

- Mẹ bảo, lúc mới sinh ra, em đã mang sẵn dấu sẹo nầy.

Hạo Trinh nói nhưng rồi lại thắc mắc:

- À... vậy có nghĩa là một vết chàm! Nhưng tại sao lại có vết chàm lồi chứ? Để ta xem kỹ lại xem nào?

Rồi Hạo Trinh kéo Ngân Sương đến trước đèn, dưới ánh đèn quan sát kỹ, Hạo Trinh nói.

- Nó nằm ở vị trí nầy, em hẳn là nhìn không rõ, nhưng ta đã thấy, nó có dạng một đóa hoa mai.

Ngân Sương thẹn thùng nói:

- Vâng. Mẹ em trước đó cũng có cho em biết nó hình hoa mai.

Hạo Trinh đặt đèn xuống rồi ôm lấy Ngân Sương:

- À! Thế thì có nghĩa kiếp trước em hẳn là một cô tiên hoa mai sau đó đầu thai xuống trần. Vì vậy mới có ký hiệu nầy trên tay. Hèn gì nhìn em đã thấy cái cốt cách của một tiên nữ, thoát phàm! Đúng là như vậy!

Hạo Trinh lại hôn lên cánh tay hoa mai đó. Chàng hôn nhiệt tình và chân thật.

- Ngân Sương nầy! Anh chưa bao giờ lại thấy mình hạnh phúc thế nầy. Anh hứa với em! Từ đây về sau anh sẽ trung thành với em!

Và Hạo Trinh bế Ngân Sương lên giường.

Tạo hóa rõ là khéo bày. Như vậy là ta đã biết Ngân Sương chẳng phải ai khác hơn là đứa con gái của Tuyết Như mất tích 20 năm qua.

Và thượng đế rõ cũng khéo xếp đặt. Con người có tính toán sắp xếp thế nào thì cũng không qua được ý trời. Ngân Sương có thả trôi theo suối cũng quay lại để gặp lại người trong Vương Phủ.

Có điều cái lương duyên nầy có thành đạt có xuông sẻ không đó là chuyện khác. Chuyện xảy ra thế nào ta hãy chờ xem!




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 03-30-2004, 10:12 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Default

Chương Sáu

Một chuỗi ngày đẹp tiếp nối.

Cứ mỗi sáng mai thức dậy. Hạo Trinh đều mong mỏi được trông thấy Ngân Sương. Và khi đêm về, Hạo Trinh lại có mặt tại Mao Nhi phố. Thời gian hai người gặp nhau, bao giờ cũng tràn ngập tiếng cười, lúc chia tay chỉ là phút giây mà cũng bịn rịn. Và Hạo Trinh bây giờ mới hiểu tại sao trong sách vở, thi ca của người xưa khi diễn tả về tình yêu, về nỗi nhớ, về tương tư thường hay viết những thứ đại khái như: "Nỗi tình cứ ray rức. Mới sa xuống mày, đã vào tận tim... "

Dĩ nhiên, trong tình yêu không phải chỉ toàn mật ngọt, còn có những khắc khoải, chờ đợi, lo âu, đau khổ, nóng nảy, bực dọc... Hạo Trinh cũng biết, cuộc sống hiện nay của chàng với Ngân Sương không phải là cách sống dài lâu, mà chỉ có tính cách tạm thời. Nếu thật sự muốn hạnh phúc lâu dài, thì Hạo Trinh phải đưa Ngân Sương vào phủ. Ngân Sương phải được mẹ cha thừa nhận. Nhưng điều nầy quả là khó khăn, vì đó chẳng khác gì như muốn hóa đá thành vàng, một việc không tưởng.

Mà để cuộc sống tạm bợ thế nầy của Hạo Trinh với Ngân Sương, thấu tai Vương Gia cũng không được. Vì Vương Gia là người khẳng khái nghiêm trang. Không muốn thấy Hạo Trinh ra ngoài Vương Phủ làm bạn với một ca kỹ giang hồ như Ngân Sương. Đó là Vương Gia, còn Tuyết Như? Bà Tuyết Như với cuộc sống khép kín trong khuê phòng. Ít khi dời chân ra ngoài, càng không thể chấp nhận cái hành vi mà bà nghĩ là phóng túng, hoang đường như thế? Vì vậy, Hạo Trinh khi rảnh rỗi cứ bị giằng co ray rức chàng cố tìm trăm phương ngàn cách để giải quyết vấn đề, nhưng tìm mãi không ra.

Tiểu Khấu Tử và A Khắc Đan thấy sự việc diễn biến đến nước nầy thì cũng chỉ biết lo lắng. Tai họa gần như treo lơ lửng trên đầu không biết lúc nào sẽ ụp xuống. Mà tai họa có đến, người đầu tiên lãnh đủ là họ.

Riêng với Ngân Sương nào có dám nghĩ đến chuyện xa vời? Nghe đến chuyện vào phủ là đã hồn phi phách tán. Vào chốn ấy không phải là chuyện đùa. Ở đấy chỉ có "họa" chứ không hề có "phúc" nên nhiều lần Ngân Sương nói.

- Thôi thì anh cứ để em ở trong ngôi nhà nhỏ nầy đi. Giữ nguyên trạng thái thế nầy là hạnh phúc lắm rồi, mãn nguyện lắm rồi. Em không cần địa vị, chức phận gì cả. Em chỉ cần tình yêu của anh! Được anh yêu là đủ.

Hạo Trinh thương cảm nhìn Ngân Sương.

- Sao vậy? Em sao lại ngây thơ thế? Em có biết là nếu không có địa vị chức phận, thì hai ta sẽ không bao giờ được sống lâu dài bên nhau. Dù cho có tình yêu. Sống vầy chỉ có tính cách tạm bợ... Mà lại chẳng an toàn, chỉ cần một chấn động nhỏ là mọi thứ sẽ sụp đổ hết. Và ở trong cái tâm trạng yêu đương hạnh phúc mong manh, nửa vui, nửa sợ, nửa lo đó... chẳng có gì là trọn vẹn.




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 03-30-2004, 10:13 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Default

Chương Bảy

Điều mà Hạo Trinh tiên liệu nó đến thì phải đến. Nhà vua lại hạ chỉ. Lễ cưới giữa Lan công chúa và Hạo Trinh phải tiến hành trong ngày 15 tháng ba tới!

Hôn kỳ khi đã định, là mọi chuyện phải tiến hành ngay. Cả Vương Phủ ồn ào như chợ vỡ. Công việc được chuẩn bị ráo riết tưng bừng trong cái không khí vui vẻ. Ai phần việc nấy. Vương Phủ được quét vôi, sắp xếp lại. Phòng dành cho đôi tân nhân được sửa sang rồi mua sắm bàn ghế mới. Trang trí nội thất. Hạo Trinh ngoài việc sắm sửa, còn phải học thêm nghi thức hoàng triều cách đi đứng, xưng hô. Vào cung vua, tạ ơn, theo Vương Gia đến hội kiến với chủ Vương phủ khác. Hạo Trinh phải túc trực thường xuyên ở nhà, để có lệnh trong cung vua gọi, là có mặt ngay. Vào triều không làm gì khác hơn là hầu vua dùng cơm, rồi đánh cờ. Đây chẳng qua chỉ là dịp để vua tiếp xúc, tìm hiểu... Ai cũng cho đấy là "vinh hạnh" là được sủng ái. Và lúc đó Hạo Trinh cũng phải áo mão, cân đai sẵn sàng. Không còn được phóng túng, tùy tiện như xưa... Vì bận rộn gần như tất bật đó. Hạo Trinh không làm sao có thì giờ héo lánh đến cái ngôi nhà nhỏ ở Mao Nhi Hồ Đồng? Ngay cả Tiểu Khấu Tử, thỉnh thoảng theo lời dặn dò của Hạo Trinh đến nói cho Ngân Sương đôi điều bốn việc là phải rút lui về phủ ngay. Ngân Sương chỉ còn biết tựa cửa chờ đợi.

Tháng hai ở Bắc Kinh. Thời tiết rất khắc nghiệt, gió lạnh như cắt da. Tuyết tụ trong sân còn chưa tan hết. Cái màu trắng xóa của tuyết lại giống như màu tang. Lòng Ngân Sương se lại như tuyết, lạnh cắt, không những lạnh mà còn buồn cái tê tái mà nhà thơ nào đó đã diễn đạt bằng câu "Vô tình bắt tựa đa tình khổ". Người vô tình bao giờ cũng hạnh phúc hơn... Nhìn cảnh vật rồi liên tưởng đến chuyện mình. Ngân Sương cố lắc đầu xua đuổi. Nhưng làm sao không nghĩ đến được. Đám cưới của Hạo Trinh sắp diễn ra... Rồi Lan công chúa... Rồi cái đêm động phòng hoa chúc... Người đã có quan hệ thể xác với nàng, sẽ lại chung chạ với một người khác... Ngân Sương biết là mình không có quyền ghen, không thể buồn. Vì Ngân Sương nào có tư cách gì để làm chuyện đó, nhưng mà mỗi khi nghĩ đến, trái tim của Ngân Sương đau như bị bóp vỡ.

Ngày cưới càng lúc càng đến gần, lòng Ngân Sương như con sóng triều dâng theo. Có lẽ rồi đây sau lễ cưới, Hạo Trinh sẽ không còn ghé qua đây nữa, và lúc đó Ngân Sương sẽ mất Hạo Trinh... Cái ý nghĩ đó, làm lòng Ngân Sương tan nát. Ngân Sương thẫn thờ, biếng ăn, biếng uống, người càng lúc càng xanh xao.

Tối đêm 12 tháng 3. Ngân Sương lại ra cửa đứng chờ. Chỉ còn có ba ngày nữa. Như vậy thì bữa nay, chàng hẳn là khá bận rộn. Vì đây là lúc tổng kiểm tra mọi công việc, xem đã hoàn chỉnh hay chưa? Ngân Sương đang nghĩ ngợi, thì chợt có tiếng vó ngựa, tiếp đến là tiếng gõ cửa.

- Thường Má! Hương Kỳ đâu, ra mở cửa!

Tiếng của Hạo Trinh làm trái tim của Ngân Sương muốn ngừng đập. Ngân Sương không chờ ai, một mình chạy bay ra cổng, trước cả Thuong Ma và Hương Kỳ. Thanh cài vừa được kéo ra. Cửa mở rộng. Hạo Trinh ngồi chễm trệ trên con tuấn mã đang ở bên ngoài. Ngân Sương vồn vã:

- Anh đấy ư? Thật là anh đấy ư? Làm sao anh đến đây được? Bằng cách nào anh ra đây được chứ?

Hạo Trinh nhảy xuống ngựa, bước vào nắm chặt lấy tay Ngân Sương. Đôi mắt của chàng nhìn nàng một cách say đắm. Hai người như hai pho tượng, chỉ đứng bất động nhìn nhau. Một lúc sau, Ngân Sương mới như ý thức được cái quý của thời gian, nàng ngã vội vào lòng chàng. Hạo Trinh ghì mạnh Ngân Sương trong vòng tay, giọng tắt nghẹn.

- Ngân Sương! Em nghe nầy. Anh chỉ có thể ở lại đây năm phút. Vì giờ nầy, trong phủ, yến tiệc đang diễn ra, khách khứa đầy nhà. Anh đã thừa lúc chẳng ai để ý chuồn ra đây để gặp em, rồi anh phải quay trở về đấy ngay, em nghe rõ chưa? Nghe rõ thì nghe đây, bất kể là gì, dù có cưới ai, thì em vẫn là vợ anh! anh se không bao giờ quên em! Anh không bỏ rơi em, không phản bội em! Hãy tin và chờ anh. Sau lễ cưới, rồi anh sẽ tìm cách. Nhất định anh sẽ đưa em vào phủ. Chuyện của chúng mình mới là chuyện đại sự. Vì anh mà bảo trọng. Đừng để cho cơ thể suy yếu em nhé!

Hạo Trinh nói, nước mắt đã rơi xuống vai Ngân Sương.

- Em nghe anh nói rồi chứ? Em đã gầy lắm rồi, đừng để tiều tụy héo hon thêm. Hãy cố vì anh mà phấn chấn lên.

Ngân Sương vừa khóc vừa nói:

- Vâng! Vâng! Vâng! Anh đã đến đây, đã vì em mà bất chấp mọi gian nguy. Những điều anh vừa nói, em sẽ tạt dạ, sẽ nhớ suốt đời. Anh hãy yên tâm. Em sẽ vì anh mà cố bảo trọng lấy mình. Em cũng sẽ chờ, sẽ đợi, có chờ một trăm, một ngàn năm em cũng đợi anh...

Ngoài cổng, con ngựa chợt hí vang, làm cả hai giật mình Hạo Trinh buông Ngân Sương ra, bịn rịn nói.

- Thôi bây giờ anh đi!

Không dám chần chờ nữa. Hạo Trinh nhảy ngay lên yên ngựa. Ngân Sương đuổi theo ra cổng, nhìn theo. Bóng ngựa mang người đã khuất nơi đầu hẻm. Ngân Sương cảm thấy mệt mỏi rã rời. Thường Má và Hương Kỳ bước ra, hai người đi hai bên Ngân Sương, họ cảm động đến rơi lệ.




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 03-30-2004, 10:14 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Default

Chương Tám

Rồi ba hôm sau, Hạo Trinh và công chúa Lan làm lễ thành hôn. Theo phong tục của người Mãn, thì lễ cưới cử hành vào buổi tối chứ không phải lúc ban ngày. Và luật lệ trong Vương thất lại có nhiều nghi lễ và thủ tục hơn nữa.

Tối hôm ấy khi lễ bắt đầu, đoàn rước dâu diểu phố. Người người đã đổ xô ra đường chen nhau xem. Quang cảnh rộn rịp đông vui như ngày hội. Đội ngủ lễ cưới rồng rắn dài những hai cây số. Hạo Trinh cỡi ngựa đi trước, kế đó là đội nghi lễ, đội lồng đèn, đội cờ tộc, sính lễ đội quạt, đội xe hoa... Rồi đến tám cái kiệu hoa đỏ. Trong đó ngồi đầy các cung nữ được vua ban cho theo hầu công chúa. Rồi mới đến một chiếc kiệu thật to, sơn son thếp vàng có hoa văn rực rỡ dành cho công chúa. Có Thôi má má là vú em từ nhỏ của công chúa dẫn thêm bảy hữu Phuớc má má khác theo hầu. Họ khiêng kiệu hoa chầm chậm tiến bước.

Hạo Trinh nghiêm trang, mắt hướng về phía trước, uy nghi như pho tượng đồng. Mặc cho đám người hai bên vệ đường xôn xao bàn tán. Suýt xoa về sự qui mô của lễ cưới.

Dĩ nhiên Ngân Sương và Hương Kỳ cũng có mặt trong đám đông xem lễ kia. Đôi mắt Ngân Sương không theo dõi đoàn kiệu mà mải mê ngắm cái pho tượng uy nghi trên ngựa dẫn đầu. Khoảng cách chỉ là gang tấc, vậy mà như góc biển chân trời, khó đến gần nhau.

Tối hôm ấy, sau những lễ nghi phức tạp. Hạo Trinh và Lan công chúa được đưa vào động phòng. Lại qua thêm một cửa ải tục lệ khác. Công chúa đội mão cao có khăn che mặt. Hai bên nâng rượu hợp hoan uống cạn, rồi ăn bánh "con cháu đầy đàn" Thôi má má đưa đám cung nữ thái giám theo hầu rút lui. Lúc đó lễ mới xem là hoàn tất giai đoạn một.

Hạo Trinh bấy giờ mới mặt đối mặt với công chúa.

Hạo Trinh im lặng ngắm người vợ trước mặt. Vàng vòng kim cương gần như tỏa sáng trên người nàng, làm tăng thêm cái vẻ đẹp rực rỡ con gái. Hạo Trinh hơi ngạc nhiên. Tại sao cô ấy không xấu đi một chút? Xấu đi để mình có lý do để dửng dưng? Nhìn đôi mày lá liễu, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen với nụ cười gần như thẹn thùng trên đôi môi trái tim qua màng lụa mỏng mà Hạo Trinh không khỏi xao động. Ngay lúc đó, bên ngoài phòng, lại có tiếng reo lanh lảnh.

- Kính mời Phò mã và Công chúa, làm lễ Hợp Cẩn!

Tiếng reo là của Thôi má má. Rồi tiếng của một thái giám khác.

- Tất cả hãy hát bài "Hợp Cẩn Ca"!

Và rồi tiếng xênh phách vang lên, rồi tiếng hát. Lan công chúa đầu cúi thấp, nhưng mắt lại liếc về phía Hạo Trinh. Còn Hạo Trinh thì lại thấy vô cùng căng thẳng, mồ hôi vã ra cả người. Chàng nhìn công chúa, biết mình không thể tránh né được nữa. Đây là quy luật. Hạo Trinh đưa tay ra định giở lấy chiếc màn mỏng che mặt cô dâu nhưng bất chợt hình ảnh Ngân Sương với đôi mắt đẫm lệ lại hiện ra trong đầu, làm Hạo Trinh dừng tay lại.

Cử chỉ của Hạo Trinh làm Lan công chúa ngạc nhiên. Bài "Hợp Cẩn Ca" đã hát đến đoạn thứ hai. Hạo Trinh thở hắt, đưa tay lên định tiếp tục, thì dáng dấp của Ngân Sương lại xuất hiện. Làn da nõn nà của nàng với vết sẹo hình cánh hoa mai trên vai, làm Hạo Trinh giật mình. Bây giờ thì Hạo Trinh biết. Nếu không xem nghi thức nầy như một "nghĩa vụ" thì chàng sẽ không bao giờ hoàn thành được.

Hạo Trinh quyết định không để tình cảm gây xáo trộn. Nhưng bóng dáng Ngân Sương vẫn không biến mất. Chàng mím môi, nén lòng cố hoàn thành bổn phận.

Cái thái độ giằng co của Hạo Trinh khá kỳ quặc làm công chúa ngạc nhiên mấy lần nhìn lên. Khuôn mặt điển trai kia như có gì căng thẳng. Mới là tháng ba mà mồ hôi đã đầm đìa trên trán chàng. Công chúa thấy tội nghiệp, nàng nghĩ có lẽ vì Hạo Trinh quá hồi hộp, nên thỏ thẻ nói:

- Cả ngày thi lễ, chắc chàng đã mệt lắm rồi, thiếp cũng vậy, thôi thì chúng ta cũng thông qua đi!

Hạo Trinh nghe nói, thở phào nhẹ nhõm.

Qua ngày thứ hai. Vương Phủ lại mở đại tiệc chiêu đãi. Hôm ấy Hạo Trinh đã uống say túy lúy.

Rồi ngày thứ ba, tương tợ.

Cứ như thế, năm đêm liền trôi qua.

Theo quy luật của Vương thất Mãn Thanh, khi công chúa xuất giá, thì phò mã phải xây riêng cho công chúa một căn nhà và bao giờ được Công chúa triệu, thì phò mã mới được vào phòng loan. Bằng không thì ai nấy ở riêng.

Vì Lan công chúa không phải là công chúa chính thức, nên hoàng thượng cũng gia giảm cho Thạc Vương Phủ, không bắt phải xây phòng riêng cho công chúa, nhưng Thạc Vương Phủ là người tế nhị nên đã chọn dãy nhà đẹp nhất ở phía Nam, sửa sang lại và đặt tên là "Sấu Phương Trai" dành cho công chúa.

Sau lễ cưới, năm ngày trôi qua thì có những tiếng dị nghị từ dinh công chúa. Bắt đầu là Thôi má má, qua Tần má má rồi thấu tai Phước Tấn Tuyết Như phu nhân.

Tuyết Như phu nhân vừa nghe nói mà đã giật mình. Sao lại có chuyện kỳ cục vậy? Đám cưới đã năm ngày. Mà lại chưa viên phòng? Hạo Trinh làm vậy là sao? Công chúa hỏi gì nữa? Hạo Trinh cũng đâu còn nhỏ nhắn mà bảo là không biết chuyện? Hoang đường qua! Vô lý quá! Không được! Không được! Tuyết Như phu nhân không dằn được kéo Tần má má đi sang phòng của Hạo Trinh.

Hạo Trinh đang đứng trong phòng, ngắm lấy bức gấm thêu hình con chồn lông trắng.

Bà Tuyết Như vừa nhìn thấy Hạo Trinh đã nói to.

- Hạo Trinh, con thật là quá lắm! Tại sao? Công chúa về nhà ta đã năm hôm. Vậy mà sao mãi đến nay con vẫn chưa viên phòng?

Tần má má vội khép cửa lại, sợ bên ngoài nghe thấy. Hạo Trinh giật mình, nhìn lên. Bà Tuyết Như tiếp.

- Tại vì quá căng thẳng, hay là con không biết chuyện? Đâu có lý nào để đêm nào cũng say khước. Làm người ít ra cũng phải biết phép tắc, phải biết cái đạo làm người chứ? Con cư xử như vậy có đúng không? Con bạc đãi công chúa như vậy, rồi công chúa về khóc lóc với hoàng thượng, chuyện sẽ như thế nào? Con lớn rồi... chuyện đàn bà đàn ông, không lẽ không biết? Con cưới được công chúa cũng là ân sủng của hoàng thượng, thế mà con khinh thị xem thường, thế có phải là gây phiền cho gia đình không?

Hạo Trinh có cả một nỗi lòng mà chẳng làm sao nói ra được. Chàng đau khổ kêu lên.

- Mẹ!

Bà Tuyết Như chợt lo lắng:

- Thế nào? Con có chuyên khó nói đúng không? Cứ trình bày đi ta nghe hết!

- Dạ....

Hạo Trinh quỳ xuống, hai tay nâng chiếc gấm thêu hình chồn trắng lên.

- Xin mẹ hãy cứu con! Chỉ có mẹ mới cứu được con! Đây là bức gấm thêu của một cô gái, cô ta tên là Bạch Ngân Sương... Phải để cho cô ta vào phủ, bằng không chẳng bao giờ con viên phòng với công chúa được!

Bà Tuyết Như tròn mắt nhìn con, rồi nhìn cái bức gấm thêu ngạc nhiên. Sau đó bà được rõ toàn bộ câu chuyện của Hạo Trinh với Ngân Sương chỉ có một điều là chưa biết, đó là cái vết sẹo hình "Hoa Mai". Hạo Trinh đã không kể lại chuyện đó vì nghĩ là không cần thiết.




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 03-30-2004, 10:16 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Default

Chương Chín

Tối hôm ấy, một cỗ xe ngựa đã đến con hẻm ở Mao Nhi. Thường Má bị tiếng gõ cửa gấp gút làm giật mình. Vừa mở cửa, đã thấy Tiểu Khấu Tử chạy vào.

- Bạch cô nương! Bạch cô nương! Phước Tấn phu nhân nhà tôi đến đây!

Ngân Sương đang ngồi đàn, vừa nghe nói, mặt đã tái hẳn. Nàng vừa chạy ra đón, thì Tuyết Như và Tấn má má đã vào đến nơi.

Ngân Sương vội quỳ xuống sụp lại, run rẩy nói:

- Ngân Sương xin được bái kiến Phước Tấn phu nhân.

Trực giác cho Ngân Sương thấy đại họa gần kề. Bởi vì Hạo Trinh vừa mới cưới vợ, thì tại sao Phước Tấn Phu nhân lại đích thân đến đây? Có phải là... Hay Hạo Trinh đã nói gì? Ngân Sương quỳ đầu cúi thấp không dám nhìn lên.

Bà Tuyết Như vừa ngồi xong, lạnh lùng phán.

- Mi hãy nhìn lên cho ta xem nào?

- Dạ.

Ngân Sương nghe càng run hơn, mặt ngước lên nhưng không dám nhìn thẳng. Bà Phước Tấn lên tiếng lần thứ hai.

- Ta bảo có nghe không? Nhìn thẳng ta nè?

Bấy giờ thì Ngân Sương không thể tránh né, nàng nhìn lên, người đàn bà trước mặt trông thật cao quý đài các.

Bà Tuyết Như cũng giật mình. Ồ đứa con gái có đôi mắt đẹp quá! Vừa chạm mắt với Ngân Sương bà Tuyết Như đã thấy tim đập mạnh. Cái đôi mắt đen nháy long lanh như hai vì sao. Rồi chiếc mũi dọc dừa, cái miệng nhỏ... Một khuôn mặt quen thuộc. Hình như bà đã gặp ở đâu... Một chút bất ngờ, ngạc nhiên. Bà còn chưa phản ứng, thì Tần má má đứng cạnh lại buột miệng.

- Ồ!

- Cái gì vậy?

Phước Tấn phu nhân quay qua nhìn Tần má má. Tần má má vội lắc đầu.

- Dạ không có gì, chỉ tại Bạch Cô nương ở đây rất quen thuộc!

Bà Phước Tấn nghe càng bối rối, trước đó khi còn ở nhà, bà đã chuẩn bị sẵn một số việc vậy mà bây giờ lại chẳng nói được gì cả chuyện bà đã chuyện bà đã chuẩn bị một số tiền, nhưng cũng không biết phải làm sao đưa ra. Giữa cái lúng túng đó thì Ngân Sương lên tiếng, giọng của Ngân Sương thật xúc động:

- Thưa Phước Tấn phu nhân. Xin người hãy tha thứ cho con. Đừng có giận con, con biết phận mình thấp hèn. Không dám đòi hỏi gì cả. Con lưu lại đây, chỉ là để được gần gũi và chăm sóc mộ cho cha con, sau đó là với tấm lòng của kẻ biết ơn. Thỉnh thoảng tiếp Bối Lạc Gia giá lâm. Ngoài ra con chẳng dám xin xỏ gì hết. Con cũng không muốn quấy rầy ai. Vì vậy con cũng đâu dám đến Vương Phủ Xin bà hiểu cho... hãy xem con như một con chó hay một con mèo của Bối Lạc Gia. Để con được trả ơn người.

Bà Tuyết Như khó xử:

- Hừ! Tại sao lại ví mình là con chó con mèo? Mi nói nghe dễ quá? Mi có biết là Hạo Trinh đã vì mi, mà mãi đến giờ nầy vẫn chưa chịu viên phòng với công chúa hay không? Chó với mèo lại quyến rũ nó mạnh mẽ như vậy được à?

Ngân Sương giật mình, nói một cách xúc động.

- Dạ thưa? Bối Lạc Gia đến giờ nầy còn chưa viên phòng với công chúa ư? Làm sao có chuyện lạ vậy? Sao lạ vậy?

Bà Phước Tấn trừng mắt.

- Mi ngạc nhiên ư? Chính vì vậy mà ta mới đến đây hỏi mi xem tại sao đấy chứ?

Ngân Sương tái mặt, không dám nói gì cả.

- Chuyện như vầy, mi có thấy là ta quá khó xử không? Ban nãy mi bảo là mi không dám làm phiền, quấy rầy ai, nhưng thật ra thì sự hiện diện của mi đã làm phiền quá nhiều người. Nếu bây giờ Hạo Trinh mà vẫn không tỉnh ngộ. Để công chúa kết tội cả nhà, ta phải gặp đại nạn không? Mi suy nghĩ xem đúng không?

Ngân Sương dập đầu. Bà Tuyết Như thở ra, rồi nói:

- Mi còn trẻ, tài sắc vẹn toàn như vậy? Tại sao lại sống cuộc sống đời buông thả như vậy chứ? Mi phải có một người chồng đàng hoàng phải là chính thất, chứ đừng sống một kiếp sống tạm bợ, ngôn không chánh, danh không thuận như vầy. Nếu mi chịu xa Hạo Trinh, ta hứa sẽ không để ngươi thiệt thòi đâu.

Ngân Sương nhìn lên giọng bi thảm.

- Con hiểu rồi, ý phu nhân nói là... Con nên lấy chồng khác, con phải ngoảnh mặt đi với Bối Lạc Gia, để bối Lạc Gia quên con? Phu nhân chẳng cần biết Bối Lạc Gia nghĩ gì và con nghĩ gì ư?

Tuyết Như phu nhân nghe nói giật mình, Tần má má vội bước tới, can thiệp.

- Đó là ý tốt của Phước Tấn Phu Nhân... người đã nghĩ nhiều đến ngươi rồi đấy. Ai chẳng vậy? Ai lại không muốn uống rượu thưởng mà lại phải uống rượu phạt chứ? Với người có tài sắc như ngươi, mà Phước Tấn phu nhân đây đỡ đầu thì thế nào rồi cũng lấy được chồng tốt, như vậy có phải là phước từ trên trời rớt xuống không? Mi không lạy tạ ơn Phước Tấn phu nhân còn chờ gì nữa?

Ngân Sương gật đầu. Nhưng ánh mắt đầy tuyệt vọng.

- Vâng, tôi hiểu! Ý của quý vị ra sao tôi đã hiểu, Phước Tấn phu nhân không chấp nhận, thì tôi chỉ có còn một cách là đi. Tôi đi để phản bội Hạo Trinh, nhưng cũng cắt đứt được sự tơ tưởng của chàng, tôi phải biến mất trên cõi đời nầy để trừ mọi hậu hoạn.

Nói xong, Ngân Sương đứng dậy và như con thú bị thương Ngân Sương chạy vọt ra cửa sau. Bà Tuyết Như kinh ngạc, đưa tay chận lại nhưng không kịp, linh tính báo cho bà biết là sắp có chuyện không hay. Bà đứng bật dậy, gọi với theo.

- Ngân Sương nầy! Ở lại đây nghe ta nói! Mi định đi đâu đó?

Nhưng Ngân Sương đã biến mất ngoài cửa. Tiểu Khấu Tử là người lanh trí, chợt kêu lên.

- Không hay rồi! Coi chừng cô ấy nhảy giếng đấy!

Nói xong, anh ta đuổi theo ngay. Lúc đó Ngân Sương đã đến bên miệng giếng. Mặc cho mọi người đuổi theo sau. Ngân Sương đã giở được rào cản. Tiểu Khấu Tử đến kịp lúc, chụp tay Ngân Sương nắm lại và đẩy Ngân Sương ngã chúi bên phần đất bùn bên ngoài.

Khi bà Tuyết Như, Tần má má, Thường má, Hương Kỳ đến nơi, thì đã thấy Ngân Sương nằm sóng soài trên nền đất.

Hương Kỳ nhào tới ôm Ngân Sương khóc.

- Tiểu Thơ ơi! Thiểu Thơ nào có mệnh hệ gì! Bối Lạc Gia hẳn là không sống nổi đâu.

Bà Tuyết Như đứng đấy, chuyện xảy ra trước mặt quá rõ ràng, lời của Hương Kỳ rồi của Ngân Sương nằm dưới đất áo quần lắm lem bùn... Chân tình của đứa con gái khiến bà không khỏi không xúc động mắt bà cũng ướt hẳn.

Bà Tuyết Như nghẹn giọng nói:

- Cái con nhỏ nầy thật lạ. Ta đến đây chẳng qua chỉ là để thương lượng với ngươi. Còn ngươi muốn gì? Nghĩ gì thì cứ nói cho ta biết để ta tính lại, chưa gì mi lại hành động như vậy? Có phải là định trút tội cho ta ư?

Ngân Sương chỉ biết gục đầu khóc. Tiểu Khấu Tử quỳ trước mặt bà Tuyết Như van xin.

- Thưa phu nhân, nô tài là kẻ tài hèn sức mọn, nhưng trong cái hoàn cảnh nầy. Nô tài xin hiến một kế thế nầy là phu nhân cứ nói với mọi người chung quanh là Ngân Sương tiểu thư đây là con gái nuôi của thím ba nô tài. Mẹ cha mất sớm lại tứ cố vô thân, nên phu nhân thấy tội cho nhận vào Vương Phủ làm A đầu. Cố kéo dài tình trạng nầy khoảng một hai năm, rồi sau đấy bảo là tiểu thư đây đã lọt vào mắt xanh Bối Lạc Gia, để kết nạp tiểu thư đây làm thiếp. Phu nhân thấy thế nào?

Bà Tuyết Như ngồi yên suy nghĩ. Trong hoàn cảnh nầy quả là khó. Bà quay qua hỏi ý kiến Ngân Sương.

- Sao mi thấy thế nào? Có chập nhận như vậy không?

Ngân Sương không dám tin những gì mình vừa nghe. Nàng quỳ dưới đất dập đầu, khóc. Bà Tuyết Như cảm động đỡ Ngân Sương lên.

- Cũng được, nhưng nếu con muốn về phủ, thì phải cởi áo tang ra. Tần má má nầy, hãy chọn cho nó mấy chiếc áo màu tươi một chút để nó mặc vậy.

Rồi bà quay qua Hương Kỳ đứng cạnh đấy.

- Còn nữa... Cái con A đầu nầy của mi, nó cũng có vẻ tình nghĩa, không thể bỏ nó lại, thôi thì thêm một đứa nữa cũng không sao cho nó về phủ luôn tụi bây coi như là hai chị em ruột vậy.

Hương Kỳ nghe vậy mừng quá, nó quỳ xuống sụp lạy:

- Dạ Hương Kỳ nầy xin được cảm ơn Phước Tấn phu nhân. Cảm ơn anh Tiểu Khấu Tử! Cảm ơn Tần má má...

Ngân Sương nhìn lên cảm động. Phước Tấn phu nhân rõ nhân từ. Và Ngân Sương thấy quý bà như người mẹ thứ hai!




__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 03-30-2004, 10:17 AM
Thao_Trinh Thao_Trinh is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: MemPhis , TN U.S.A
Bài gởi: 69
Send a message via AIM to Thao_Trinh Send a message via Yahoo to Thao_Trinh
Default

Chương Mười

Thế là Ngân Sương cùng Hương Kỳ đã vào được Vương Phủ. Bà Tuyết Như cho dọn một chái nhà ở phía đông bỏ phế để Ngân Sương và Hương Kỳ tá túc. Nơi đây vắng vẻ nên còn có tên là "Tịnh Tư Sơn Phòng".

Vì dãy nhà nầy bỏ phế đã lâu nên rất bẩn. Tiểu Khấu Tử, A Khắc Đan, Tần Má Má và hai chị em Ngân Sương phải dọn dẹp cả buổi mới xong. Nhưng nhờ tâm trạng hạnh phúc nên Ngân Sương đã làm việc chẳng thấy mệt.

Sau đó thì Hạo Trinh đến, cách xa có mấy bữa mà như vạn ngày. Buồn buồn tủi tủi, Hạo Trinh nắm lấy bàn tay của Ngân Sương, ngắm người yêu với khăn xanh, đã bỏ áo tang với nỗi xúc động lạ lùng. Hạo Trinh chỉ lặng yên ngắm, trong khi Ngân Sương lên tiếng trách.

- Anh vì em mà làm chuyện kinh động đến Vương Phủ thế nầy không hay! Rủi mai nầy...

Hạo Trinh lấy tay che miệng Ngân Sương, thú nhận.

- Anh cũng biết làm như vậy là sai, nhưng biết làm sao bây giờ? Đối diện với công chúa mà anh cứ nghĩ đến em... Lực bất tùng tâm em ạ, nhưng bây giờ em được vào phủ rồi, anh đã yên tâm, anh nghĩ có lẽ là...

Ngân Sương cắt ngang:

- Không "có lẽ gì nữa". Chúng ta yêu nhau, biết vậy là đủ. Tình yêu có tính cách dài lâu, chứ nào phải một ngày một buổi. Nếu anh mà để tình trạng nầy kéo dài thì chuyện của chúng ta sớm muộn gì cũng gặp trở ngại. Anh phải hiểu là, bây giờ em đã vào đây. Mặc dù đóng vai trò A đầu hay tôi tớ gì chăng nữa thì cũng không quan trọng, cái quan trọng là từ đây về sau, ngày ngày em đều trông thấy anh. Bấy nhiêu đó là quá đủ mãn nguyện rồi. Xin anh hãy vì em mà đóng cho trọn vai trò phò mã, làm một người chồng tốt của công chúa. Có như vậy em mới yên tâm, mới không phải lo lắng, như vậy mới có nghĩa là anh yêu em, là đã giúp được cho em có được lối thoát.

Hạo Trinh chăm chú nhìn Ngân Sương.

- Nhưng mà như vậy... Anh vẫn có mặc cảm phạm tội.

- Thế sống bên em, anh không có mặc cảm đó sao?

- Không! Chỉ có sống với công chúa anh mới có mặc cảm đó. Bởi vì em là người đến trước, em đã chiếm hữu trọn trái tim của anh. Tình yêu đầy ấp, làm sao anh dung nạp được hình bóng thứ hai chứ? Anh nghĩ sống làm người phải chung thủy với một người, chẳng lẽ điều đó là sai?

Ngân Sương nước mắt lưng tròng, nói:

- Lời của anh làm em cảm động! Nhưng mà anh nên nhớ là anh đã cưới công chúa làm vợ. Từ lúc anh được đức vua chỉ định hôn nhân. Có nghĩa là thân phận và địa vị của anh cũng đã chỉ định. Và anh không có quyền làm trái lại ý của vua cũng như làm cha mẹ anh thất vọng... Anh nhớ là tội bất trung còn nặng hơn chuyện không chung thủy.

Rồi Ngân Sương nhìn lên, nói một cách dứt khoát:

- Nếu anh yêu em thì phải yêu công chúa trước, muốn gần em, cũng phải gần cô ấy trước, em van anh! Năn nỉ anh. Bằng không thì...

Hạo Trinh nhìn vào mắt Ngân Sương, lời của người yêu làm chàng xúc động. Hạo Trinh cúi xuống.

- Hứa! Hứa!

Ngay lúc đó có tiếng tằng hắng làm Hạo Trinh và Ngân Sương vội buông nhau ra. Hai người nhìn ra sau. Bà Tuyết Như đã hiện diện tự bao giờ. Bà có vẻ không hài lòng.

- Phải nhớ là... Nơi đây là Vương Phủ, chứ không phải còn trông ngôi nhà nhỏ ở Mao Nhi đâu nhé! Đừng tưởng ở đây thanh vắng, không người rồi muốn làm gì thì làm. Ở Vương Phủ nầy tai vách mạch rừng người nhiều lắm. A đầu, thái giám. Chúng đều có thấy thì sớm muộn gì công chúa cũng biết. Hai người cần phải cẩn thận hơn!

Bà Tuyết Như có vẻ không yên tâm nói:

- Bắt đầu ngày mai, Ngân Sương phải đến phòng ta phục dịch. Ta sẽ bảo Tần Má Má dạy cho mi biết thêm một ít phép tắc trong cái vương phủ nầy.

Ngân Sương cúi đầu, nàng biết sự sắp đặt của bà Tuyết Như chỉ là một cách giám sát, chia cách hai người. Bà Tuyết Như quay qua Hạo Trinh.

- Còn Hạo Trinh! Con còn đứng đó làm gì? Mẹ đã làm mọi việc vì con. Bây giờ là đến phiên con phải vâng lời, phải thực hiện nghiêm chỉnh những gì đã hứa với mẹ.

- Vâng, vâng!

Hạo Trinh liếc sang Ngân Sương, bắt gặp ánh mắt van xin của Ngân Sương. Câu nói của Ngân Sương còn đó:

- Nếu muốn yêu em thì phải yêu công chúa trước, nếu muốn gần em thì công chúa phải ưu tiên!

Hạo Trinh thở dài rồi bước ra ngoài.

Tối hôm ấy, trong phòng công chúa hương trầm tỏa ngào ngạt. Hạo Trinh nhìn công chúa lại thấy là Ngân Sương. Âu là duyên phận! Hạo Trinh đưa tay mở lấy cúc áo công chúa mà có cảm giác đấy là cúc áo người mình đã yêu. Trong khi công chúa thẹn thùng nhìn xuống một cách hạnh phúc. Sự hiến dâng là hạnh phúc.

Vì đấy có nghĩa là tình yêu.



__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:31 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.