Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 11-15-2012, 11:14 PM
ThichThiChieu ThichThiChieu is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 55
Default Màu tím hoa sim và màu xanh của tóc

Màu tím hoa sim và màu xanh của tóc


Màu tím hoa sim là một trong những bài thơ tiếng Việt rất nổi tiếng, đã có ba nhạc sĩ (Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng) phổ thành những bản nhạc rất thịnh hành. Năm 2004, công ty Vitek làm một cú PR đẹp mắt khi họ mua bản quyền từ tác giả Hữu Loan với giá 100 triệu đồng . Tuy bài thơ nổi tiếng như vậy, nhưng theo tôi, nó đã bị mọi người… hiểu sai!

Trước hết xin nói sơ qua về bối cảnh của bài thơ, theo lời chính tác giả đã thuật lại . Chàng thanh niên Hữu Loan và cô bé Ninh quen nhau lúc Ninh mới tám tuổi, khi chàng đang làm việc xa nhà và được cha mẹ Ninh mướn kèm học cho anh cô bé. Ninh rất thân ông thầy giáo trẻ tuổi. Một trong những kỷ niệm đẹp là khi hai người đi chơi trên đồi, cô bé chạy tung tăng hái sim cho thầy ăn. Một năm sau, Hữu Loan bỏ đi gia nhập kháng chiến. Chín năm sau chàng về thăm, cô bé đã thành thiếu nữ, tình anh em hay thầy trò biến thành tình yêu. Sau khi cưới, Hữu Loan phải trở lại đơn vị. Ba tháng sau thì được tin vợ chết

Xin trở lại với bài thơ.

1. Phân đoạn khúc đầu

Hầu hết các bản được phổ biến thường gom ba câu đầu thành một đoạn như sau:


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh


Câu cuối nhiều khi viết là “Khi tóc nàng còn xanh”. Nhạc sĩ Phạm Duy khi phổ nhạc thành bài “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” cũng gom như vậy sau khi đổi lời đôi chút:


Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh


Phân đoạn như vậy hàm ý rằng khi chết, nàng hãy còn trẻ (tóc xanh). Đoạn sau nói về tình yêu và đám cưới của hai người:


Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới…


Tuy nhiên, phân đoạn như vậy làm bài thơ trở thành mâu thuẫn: tại sao chỉ coi cô gái là em gái mà tác giả lại lấy làm vợ? Chẳng lẽ nhà thơ “ế vợ” tới mức đó sao? Nên nhớ Hữu Loan lúc trẻ là một người đẹp trai, học giỏi, dáng dấp hào hùng (theo lời kể của Phạm Duy và của chính Hữu Loan)

Thực ra, bài thơ không chấm phẩy, không phân đoạn nên người đọc phải phân đoạn lấy. Theo tôi, những câu đầu cần phải chia làm ba đoạn, hoặc ba ý, như sau:


(1)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói


(2)

Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái


(3)

Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo


Đoạn 1 nói về thời điểm “hiện tại”, khi tác giả nghe tin vợ chết. Lúc này, nàng đang có ba anh lớn đi lính và một đàn em nhỏ. Đoạn 2 kể lại thời xưa (trước đó chừng 9 năm, theo lời tự thuật của tác giả), khi cô gái còn nhỏ (8 tuổi theo lời tự thuật, “tóc nàng còn xanh xanh”) nhưng tác giả đã trưởng thành nên chỉ coi cô bé như một người em gái. Đoạn 3 trở lại dĩ vãng gần, tức là ngày cưới. Vì chín câu thơ trải ba thời điểm khác nhau, nên nếu không phân biệt rõ thì dễ hiểu sai.

Phải ghép câu “Khi tóc nàng xanh xanh” với hai câu sau thì ta mới hiểu rằng khi nàng còn nhỏ, tác giả đã lớn và đi lính


Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
cho nên chàng mới
Yêu nàng như tình yêu em gái


Chữ “tóc xanh xanh”, do đó, phải hiểu là nói về một đứa trẻ (theo tự thuật là 8 tuổi), tác giả chưa được phép yêu.

Để cho thật rõ, xin tạm dịch phần đầu bài thơ ra tiếng Anh, với chấm phẩy, như sau:


She has (1) three elder brothers fighting in the Resistance (2)
And younger siblings, one still a babbling toddler.


Once when she was but a child
And I a Resistance soldier (3) far away from home
I used to love her like a little sister.


For our wedding she didnỌt ask for a new dress
I was in uniform, boots stained with the mud of campaigns
She smiled prettily next to her unorthodox husband


Chú thích:

(1) Tôi đã dùng “she has” thay vì “she had” để nhấn mạnh sự khác biệt thời điểm

(2) (3) Dịch sát chữ “đi bộ đội” thành “in the army” thì không sai, nhưng chưa đủ. Ta phải nghĩ đến ngữ cảnh và tình cảm sau chữ “đi bộ đội”. Ở thời điểm kháng chiến chống Pháp, dưới mắt một chiến sĩ như Hữu Loan, “đi bộ đội” là nói về những thanh niên yêu nước, không thích chiến tranh, nhưng sẵn lòng hy sinh để giải phóng đất nước. Còn trong tiếng Anh, nếu chỉ nói “She has three older brothers in the army” thì người ta có thể nghĩ về những gia đình binh nghiệp, cả nhà thích theo đuổi nghề binh tướng, kiểu như họ McArthur hay McCain ở Mỹ. Vì vậy, “đi bộ đội” nên dịch là “fighting in the Resistance”. Cũng vậy, “người Vệ quốc quân” xin dịch là “Resistance soldier”. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng dùng chữ “chiến binh đi kháng chiến” để thay cho chữ “Vệ quốc quân”, lúc ấy (thời chiến tranh Quốc Cộng) bị cấm kỵ ở miền Nam

2. Ý nghĩa hai câu đầu


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói


Hai câu này tả anh em của nàng, nhưng tả để làm gì? Theo tôi, tác giả chủ ý nói về những cảm giác đau xót của tác giả khi nghe đến cái chết của cô gái. Tại sao một gia đình hy sinh nhiều cho đất nước như vậy (ba người anh đi bộ đội) mà phải chịu thảm kịch này? Tại sao lũ em nhỏ ngây thơ phải mất chị? Tài tình là không hề nói đến chữ “chết” hay “đau xót”, mà hai câu này toát ra sự xót xa cùng cực

Hiểu như vậy, ta càng thấy là ý “tóc nàng còn xanh” không thể thuộc về đoạn này. Vì cái ý “chết khi còn trẻ”, tuy cũng buồn, nhưng quá sáo mòn, một thi sĩ tài như Hữu Loan không thể dùng. Hơn nữa, nên nhớ đây là thời chiến, bao nhiêu trai trẻ đang hy sinh ngoài trận địa, sự chết trẻ không có gì đặc biệt

3. Tại sao “Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi”?


Tôi về không gặp nàng
Mà tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi

Đây là lần thứ hai mái tóc xanh hiện ra trong bài thơ. Trong thơ văn Việt Nam, mái tóc xanh tượng trưng cho tuổi trẻ, nhưng thế nào là trẻ? 10, 20, 30 tuổi? Vì sự mập mờ đó nên hầu hết độc giả đều hiểu rằng tóc xanh nói về người thiếu phụ chết trẻ, có lẽ chừng 20 tuổi. Tuy nhiên, theo ý đoạn trước (khi tóc nàng còn xanh và tôi đã là lính, tôi yêu nàng như em gái) cũng như lời tự thuật của tác giả, thì ta hiểu rằng “tóc xanh” trong bài này nói về cô bé tám tuổi. Có như vậy thì mới không ngạc nhiên vì mái tóc xanh này “ngắn chưa đầy búi” – đó chính là mái tóc của một cô bé, chứ chẳng lẽ đến tuổi lấy chồng rồi mà tóc còn ngắn như vậy (ngày xưa các cô thiếu nữ chưa có mốt cắt tóc “tomboy”, tóc garcon, mà luôn luôn phải để dài để búi hay quấn). Tóc xanh ở đây được dùng như đồng nghĩa của “mái đầu xanh”, chỉ trẻ con

Vậy ba câu trên nói về khi tác giả ngồi trước mộ vợ, nghĩ tới những hình ảnh, kỷ niệm thời xưa, trong đó có hình ảnh cô bé tóc ngắn chạy tung tăng trên đồi sim


Những đồi hoa sim - Thơ Hữu Loan - Dũng Chinh phổ nhạc

Chuyện hoa sim - Thơ Hữu Loan, Anh Bằng phổ nhạc


Sưu Tầm về xem chơi.
Có nhiều chỗ đọc
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:25 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.