Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Nhịp Đập Trái Tim > Góc Chia Sẻ
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 12-27-2012, 08:04 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Người Hai Hệ


Khi nhắc đến ba chữ này có lẽ người ta sẽ vội vàng kết tội ái sao lại kỳ thị người hai hệ ! Người hai hệ là người như thế nào? Theo cái nhìn đơn giản và bình thường của một người trần tục thường thì một người bị gán ghép cho là bóng, bê đê, gay, les chính là người hai hệ. Từ lâu mình đã có ý định tâm sự về vấn đề này, nhân dịp cuối năm 2012 đề tài mình muốn chia xẻ nhiều nhất là vấn đề người hai hệ.

Những người thường được người ta gán ghép với các tên ở trên là để phân biệt ngoài hai loại người đàn ông và đàn bà thì còn có một loại người là nửa đàn ông & nửa đàn bà, điều này chỉ đơn giản vậy thôi ! Chuyện người hai hệ không phải không có trong thời xưa nhưng chẳng qua ở cái xã hội phong kiến, cổ hủ, cổ lỗ sĩ thời bấy giờ con người ta thường xem thể diện, mặt mũi, danh tiếng quá cao vì thế có những người hai hệ phải âm thầm chịu khổ tới chết vì họ không thể sống thật với chính bản thân mình ! Thời xưa nếu trong mười điều thì có hết tám điều vướng vào khoản: cái gì cũng cấm đoán, cái gì cũng ép uổng, cái gì cũng lệ thuộc..v...v ! Một người bình thường còn bị vướng vào các khoản đó thì huống gì đến người hai hệ ! Điều này không có nghĩa là kỳ thị người hai hệ là không bình thường. Bình thường ở đây chúng ta nên hiểu đơn giản theo cái nghĩa tự nhiên cũng giống như bình thường và phi thường vậy ! Thường những người hai hệ trong thời đại này họ sống nội tâm khép kín, kín đáo không dám can đảm đương đầu với sự thật ! Kể cả gia đình người thân họ cũng khó mà chấp nhận một thành viên trong gia đình bị biến thành người hai hệ. Theo họ thì là bị biến thành, nhưng thực tế người đang chịu trong cái cảnh đó họ hoàn toàn không có tội lỗi gì cả !

Thời nay sự hiện diện của người hai hệ có ở khắp mọi nơi và công khai còn có thể hợp pháp kết hôn ở một số nơi trên thế giới. Sự kỳ thị cũng đã giảm bớt rất nhiều, họ được gia đình người thân thông cảm và nâng đỡ tinh thần, họ có thế giới bạn bè của những người hai hệ ! Và cũng có những trường hợp tréo cẳng ngỗng là khi chính những người đã từng kỳ thị người hai hệ cuối cùng lại vướng phải có một thành viên trong gia đình là người hai hệ ! Từ đó họ mới hiểu được cái cảm giác mà người khác đã từng trải qua trong cuộc sống.

Thường người hay nói theo quan niệm những người hai hệ quen nhau, yêu nhau hay kết hôn với nhau là những người đồng tính luyến ái ! Và trên pháp luật ngày nay cũng hay dùng ngôn ngữ này "người đồng tính" cho những người trong trường hợp này. Rồi người dân thường cứ gọi "đồng tình luyến ái" hay "đồng tính luyến ái". Cái mà họ phân biệt chẳng qua chỉ là trên hình thức hình dáng bên ngoài. Thấy hai người con trai thương nhau, hoặc hai người con gái thương nhau thì họ cho là cùng một hệ mà đi thương nhau là trái tự nhiên, trái luân lý...v...v...! Đồng tính đúng ra thì cái nghĩa của nó phải là cùng chung một tính chất ! Nếu đã cùng chung một tính chất thì phải đi sâu vào tâm hồn nữa mới có thể lý luận đúng cái nghĩa của người hai hệ !

Con mắt người đời nhìn qua trước tiên là dáng sắc bên ngoài. Khi thấy một người đàn ông đi nắm tay, hôn nhau với một người đàn ông thì họ cho rằng hai người này đồng tính thương nhau hay đang cặp nhau, nhưng chưa hẳn là vậy !!! Thật ra thì sự khác biệt của một người hai hệ chính là sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn. Một người mang dáng vóc đàn ông nhưng tâm hồn lại là mang cái chất đàn bà và ngược lại thì đây chính là người hai hệ. Cho dù có thể hiện sự thay đổi qua cách ăn mặc chăm chút cái dáng sắc của mình hay không thì qua cách sống người ta cũng hiểu được phần nào ! Có người không muốn giữ nguyên dáng vẻ đàn ông nghĩa là ăn mặc theo lối phụ nữ, son phấn, mang ví, giày cao, điệu bộ õng ẹo như phụ nữ; cũng có người giữ dáng vẻ đàn ông nhưng lòng họ thì toát ra tình yêu với một người đàn ông đối diện ! Cả hai loại này đều thuộc người hai hệ bởi vì cho dù có thay đổi hay không thay đổi dáng sắc bên ngoài thì tâm hồn của họ vẫn là "cái chất đàn bà" !

Ngày nay xã hội văn minh, người hai hệ vì muốn hợp thức hóa với pháp luật để khỏi "mang thân con gái mà tâm hồn con trai và ngược lại" nên họ mới đi phẫu thuật để có thể toại nguyện và sống thật với đời mà không bị người ta dòm ngó và phê phán, đàm tiếu.

Thật ra trong chúng ta ai cũng có chất đàn ông và đàn bà. Chất nào cao hơn thì là "đàn đó" thôi. Nhưng....may mắn một điều là khi một người có chất đàn ông cao hơn = tâm hồn là đàn ông, được kết hợp hoàn hảo trong cái thân xác của đàn ông (cái mà khoa học và nhân loại đã được phân chia ranh giới). Người ta thường gọi loại đàn ông và đàn bà là mang tính tự nhiên. Và khi một người có cái chất đàn ông lại sinh ra trong thân xác đàn bà thì người ta cho là trái tự nhiên???? Nếu mà nói đơn giản thật ra chả ai có tư cách để nói đó là trái tự nhiên cả, bởi cái gì cũng có trường hợp ngoại lệ. Nếu hiện tượng trái tự nhiên đó xảy ra thì cội nguồn từ đâu?? Không phải con cái được mang cái tính di truyền từ cái "gen" của cha và mẹ à??? Nếu sự kết hợp của hai nhóm máu từ cha mẹ là cội nguồn của hiện tượng đó thì cũng là sự giải thích hợp lý, thì chẳng có nguyên lý nào để phán xét người hai hệ là trái tự nhiên cả !

Nếu lý luận kiểu hợp lý thì chỉ có cha mẹ trái tự nhiên mới sanh ra con trái tự nhiên (hoặc là chỉ có sự "trái tự nhiên" tồn tại trong cái gốc của cha mẹ nên mới hòa hợp thành một thể mang tính trái tự nhiên mà thôi. Tự nhiên đứa bé ra đời rồi bị như vậy, chứ đâu phải là nó sửa đổi cái chất của nó để thành như vậy đâu??? Chỉ có cách lý luận hóm hỉnh này mới có thể giải thích được cái lý này đó chính là: bởi vì người hai hệ là do "nhân tạo" = sự kết hợp của "nhân đực" và "nhân cái" nên không mang tính tự nhiên. Còn cái gì mà do "thiên tạo" thì mới mang tính tự nhiên, có phải vậy không ????

Một kinh nghiệm dưới đây từ bản thân mà mình luôn ghi nhớ. Xin nhắc lại đây theo quan điểm sống: đạo làm người và lý lẽ đơn giản ! Tuyệt đối không có ý va chạm đến Tôn Giáo hay bất cứ cá nhân nào !

Còn nhớ từ thời cựu tổng thống Clinton, có một lần khi một vị Linh Mục đang nói chuyện đã đề cập đến chuyện ông không thích tổng thống Clinton bởi vì ông Clinton đã không phản đối hay kỳ thị những người hai hệ. Ông Clinton chấp nhận cho việc "phá thai" ! Mới thoáng qua thì hai vấn đề này có vẻ làm giảm sự tôn trọng của người dân đối với ông Clinton. Và kể cả vị Linh Mục kia cũng bức xúc mà nói lên quan điểm của ông !

Không biết là vị Linh Mục này hiểu như thế nào khi mà nghe tổng thống nói là chấp nhận cho việc "phá thai" kia. Đồng ý là theo mặt Đạo thì cho dù bên Phật Giáo hay Công Giáo thì phá thai vẫn là không thể chấp nhận cho dù quan niệm của hai tôn giáo có hơi khác nhưng chung quy vẫn là không được giết người. Cái này chỉ có thể lý luận theo mặt Đạo mà thôi. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Đạo phải đi đôi với đời, sự giết người ở đây ý nói là vô cớ, vô căn mà giết người. Bên đạo Phật còn khó tu hơn là không những không được giết mạng người mà kể cả các loài vật...v...v..! Khi sống hoàn toàn theo Đạo thì chỉ có những người đi tu thật sự mới có thể buông bỏ hết tất cả và giữ đúng hết giới luật, điều răn. Mà đôi khi họ còn chưa làm được kìa thì nói gì đến người bình thường ! Nhưng khi cuộc sống gắn liền giữa Đạo và đời thì không có dễ như mình tưởng đâu à. Huống chi là tổng thống của một nước. Chẳng lẽ một vị lãnh đạo quốc gia mà có thể phát ngôn thiếu suy nghĩ được hay sao??? Trước khi phán đoán và phê bình điều đó thì mình phải hiểu cho hết ý của người ta. Vì sự việc đó có liên quan đến nguyên nhân, một nguyên nhân và lý do hết sức là khó chấp nhận.

Nếu như trong xã hội có quá nhiều người vô ý thức, vô trách nhiệm, sống sa đọa, hưởng lạc thú rồi tạo ra bào thai, sau khi sanh đứa bé ra thì vứt vào thủng rác, nhét xuống toilet, bỏ ngoài đường. Sau khi sanh ra xong rồi mới giết nó chết đi. Sau khi sanh xong rồi không lo được thì bắt chính phủ phải nuôi vì không có tiền nuôi đứa bé. Mà tiền đâu chính phủ có? Không phải một phần là do người dân cong lưng đi làm đổ mồ hôi xót con mắt nộp thuế để nuôi hay sao??? Nếu như mà cho giữ lại những cái thai đó rồi mới giết nó thê thảm như vậy khi đã tượng hình người rồi thì không phải...........thà rằng "bỏ" nó đi lúc chỉ còn là cục máu nhỏ chưa tượng hình gì cả??? Nếu hai đứa trẻ dưới tuổi thành niên mà cứ lấy bừa rồi mang thai, rồi không lo được và dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ thiếu nhân đạo đó thì hậu quả có phải là tồi tệ hơn không???? Nói thật với lòng mình, với đúng lý lẽ đi ! Vì thế càng ngày càng có những viện mồ côi, những hội chuyên môn nhặt các đứa trẻ đó về nuôi dưỡng mà lấy đâu ra tiền để làm điều đó??? Có phải là kêu gọi lòng hảo tâm, lòng từ thiện của những người chung quanh không???

Vì thế khi mà phân tích ra vấn đề từ điểm này mới có dẫn đến cái chuyện là nếu mà cấm phá bỏ đi cái bào thai để tồn tại tệ nạn xã hội thì tại sao không cho phá đi ngay từ đầu tuy có đau lòng nhưng mà không tội lỗi nhiều bằng sau khi sanh nó ra rồi mới vứt bỏ nó đi (như thế này không phải là càng ác nhân thất đức hơn sao?)! Trong trường hợp này vị Linh Mục không sai theo nghĩa Đạo nhưng mà ông tổng thống cũng không sai theo nghĩa đời ! Hãy đặt mình vào vị trí của một vị lãnh đạo quốc gia để hiểu được sự suy nghĩ của họ là cho cả một quốc gia dân tộc mà đôi lúc phải hy sinh việc nhỏ để hoàn thành việc lớn.

Quay trở lại chuyện cựu tổng thống không kỳ thì phân biệt người hai hệ, thật ra thì mình thấy thái độ nói chuyện của vị Linh Mục trong lần ấy đã làm giảm đi sự kính trọng của mình đối với Ngài ! Ngài bảo rằng cái ông Clinton này sẽ mất đi sự ủng hộ rất nhiều của bên Công Giáo vì ổng đã chấp nhận việc cho phá thai và người hai hệ. Với vị Linh Mục ấy, Ngài đã tự tin nói rằng "tụi gay và les là trái tự nhiên, Chúa không chấp nhận những loại người này". Sau khi nghe một câu này thôi là sự kính trọng tan biến mất tiêu trong lòng của mình.

Theo Công Giáo chẳng phải Chúa là đấng toàn năng tạo ra vũ trụ muôn loài sao??? Nếu Chúa đã tạo ra "les, gay, bê đê" thì Chúa tất nhiên là yêu thương họ như là đàn ông & đàn bà ! Lỗ tai nào của vị Linh Mục nghe được Chúa nói?? Kinh Thánh nào chỉ ra rõ ràng Chúa không chấp nhận "gay, les"??? Đối với Thiên Chúa nếu bất cứ ai thờ phượng Chúa đúng nghĩa của một con chiên thì Chúa yêu thương một. Ai chưa tròn đúng nghĩa một con chiên thì Chúa sẽ thương và quan tâm gấp mười. Chính vì loài người còn tội lỗi quá mà không thức tỉnh nên Chúa đã hy sinh chịu nhục hình trên thập giá để cứu nhân loại kia mà !

Ông bà xưa có câu: "thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" vì thế...........vị Linh Mục sẽ nghĩ gì?? Sẽ nghĩ thế nào nếu mà Ngài phải vướng vào cái cảnh và khi mình lọt vào địa vị của một "người đồng tính" đó??? Và khi Ngài đi tu thì người ta sẽ gọi Ngài là "Cha" hay "Mẹ" đây??? Chúa không chấp nhận?? Hay chỉ riêng vị Linh Mục ngài không chấp nhận mà thôi??? Ngài có bao giờ nghĩ rằng trong đời sống tu sĩ hằng ngày của mình không nhiều thì ít cũng có phần đóng góp của những loại người mà Ngài cho là "người hai hệ" đó để Ngài có được sức khỏe, tinh thần mà phụng sự Chúa và dìu dắt con chiên???!!!

Vì vậy "chiếc áo không làm nên người tu sĩ" ! Người tu sĩ là sự hiện diện của Chúa, Phật để đem ánh sáng, chân lý của Đạo đến với đời. Điều này không có nghĩa là hễ ai khoác lên chiếc áo của thầy tu đều là người tu sĩ chân chính cả ! Mà còn tùy thuộc vào khả năng, kiến thức, tuổi Đạo của người được bao nhiêu, bao sâu, bao rộng..........nữa ! Tại sao có những vị Linh Mục ai ai cũng khao khát và muốn lắng nghe các Ngài giảng. Còn có những vị khi nghe giảng làm cho giáo dân thêm bực bội và ngủ gục??? Cũng như một vị tu sĩ khi đi giảng Đạo đừng bao giờ giảng những điều làm cho mọi người hiểu sai lệch về tôn giáo của mình và hiểu nông cạn về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại !

Người hai hệ theo quan điểm của người khác thì mình không biết, nhưng theo những gì mình đã học được, đã nhìn thấy trong cuộc sống này từ cơ duyên của mình thì đa số những người hai hệ lại là người rất thông minh, rất có tài. Khi làm bạn với họ, đã là thân thiết thì họ lại rất tốt bụng. Họ thích làm việc từ thiện và ít thay lòng đổi dạ ! Họ phải sống trên dư luận và chịu rất nhiều áp lực từ gia đình đến xã hội.

Không biết có phải mình cũng bị biến thành người "trái tự nhiên" luôn không khi mà mình không có "mind" chuyện người ta là hệ đàn ông, hệ đàn bà, hay là hai hệ; miễn làm sao người ta sống có đạo đức, sống chân thành và không làm gì thiệt hại đến ai thì mình yêu thương, thân thiết, quí mến ! Nói như vậy không có nghĩa là mình không thương những người sống thiếu đạo đức ! Mà là tình thương đó sẽ được biểu hiện khác nhau tùy theo từng trường hợp, từng người mà xử sự khác nhau ! Nói vui vui đại khái có nghĩa là "ngoan thì mình thương kiểu ngoan, còn hư thì mình thương theo cách khác" :

Sống ở đời cần mở rộng lòng ra đón nhận những gì mà đa số thiên hạ khó chấp nhận, còn cố chấp thì cõi lòng mình mới thấy nhẹ nhàng hơn. Điều này không có nghĩa là sống không có nguyên tắc, mà chính là nguyên tắc cho ra nguyên tắc đúng chỗ, đúng việc ! Nhưng mà đằng sau cái nguyên tắc cũng là cả một tấm lòng yêu thương vì muốn người ta tốt hơn, hoàn hảo hơn, thánh thiện hơn chứ không phải rinh một đống nguyên tắc, điều lệ ra để uy hiếp ai hết. Bởi vì nếu trong cuộc sống mà ai cũng bừa bãi, vô ý thức không theo nguyên tắc thì xã hội này sẽ ra sao??? Vì vậy thường người ta đem lễ nghĩa ra tiếp đãi trước nhưng nếu "rượu mời không muốn uống mà lại muốn rượu phạt" thì lúc đó đừng có trách tại sao người ta không nể mặt mình. Mình hãy xem lại bản thân mình coi đã có tư cách để cho người ta nể mình chưa?!!!

AT
2:30 AM 12/27/2012
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 12-27-2012, 02:30 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Em phục sis Ái, phục lăn lóc luôn

Wow ! So impressive !
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 12-28-2012, 04:18 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Trích:
Nguyên văn bởi TT_LưuLyTím_TT View Post
Em phục sis Ái, phục lăn lóc luôn

Wow ! So impressive !
Lỳ. ái chỉ muốn chia xẻ những điều đơn giản nhất và thực tế nhất với cuộc sống trong xã hội ngày nay áh cưng !
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 12-28-2012, 05:27 AM
cafe234567cn's Avatar
cafe234567cn cafe234567cn is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gởi: 184
Default

Chắc là em " chất đàn bà nhiều hơn" đó chị Ái..

Đàn ông con trai gì mà tối ngày theo phụ nữ 888 với nhìu chuyện, sao mà chững chạc nỗi.. hữa?

hic
---
__________________
iu em hok?
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 12-28-2012, 05:34 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Trích:
Nguyên văn bởi cafe234567cn View Post
Chắc là em " chất đàn bà nhiều hơn" đó chị Ái..

Đàn ông con trai gì mà tối ngày theo phụ nữ 888 với nhìu chuyện, sao mà chững chạc nỗi.. hữa?

hic
---
hihihi bé Cafe, chất nào nhiều hơn cũng không sao hết miễn là mình sống mà biết cách làm cho người chung quanh thương mến là được rồi em

Nữa sao lại hic nữa rồi nè?
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Old 03-19-2013, 07:45 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Đất Nước Và Con Người



Nhân dịp đọc bài post: 5 câu chuyện đắng lòng về "tật xấu" người Việt ở nước ngoài của Mr. TNC (OX) sưu tầm mình cảm thấy cần nên chia xẻ một vài điều nho nhỏ chỉ nhầm mục đích muốn giải thích rõ ràng một chút về văn hóa VN.

Thật lòng mà nói thì không phải là "quơ đũa cả nắm" bởi vì mình cũng là người Việt. Nhưng cái phép lịch sự tối thiểu hay còn gọi là phép xã giao không chỉ tùy thuộc vào một xã hội văn minh hay kém văn minh giữa một nước nghèo như VN hay các nước cường tiến khác, mà còn tùy thuộc vào sự giáo dục của từng gia đình và tư cách của một cá nhân. Ở bất cứ thời đại nào, đất nước nào cũng có ít nhất hai loại người gọi chung chung đó là: người tốt và người xấu. Ở đây nói một cách chung qui chứ không có nghĩa là người tốt chưa bao giờ phạm sai lầm, và người xấu không có nghĩa là chưa từng làm một việc tốt.

Trích:
Thứ nhất: không thừa nhận, cho rằng đó là cá biệt, nói ra sợ xấu, bạn bè biết, không chơi với mình nữa, nặng tư tưởng "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại"... "đóng cửa trong nhà bảo nhau"... Quan điểm đó đúng là yêu đất nước, con người Việt Nam thật! Xong đó là cách yêu thụ động, yếm thế... rất có hại.

Thứ hai: thẳng thắn thừa nhận, chỉ rõ những hiện tượng xấu trong văn hoá Việt... từ đó nhận thức lại, tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn hoá ứng xử văn minh. Đây là cách yêu dũng cảm, có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc.... Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai.
Quan điểm thứ 2 này đúng. Nhưng nói thì dễ mà làm thì khó đấy "người trong cuộc" ạ ! Thông thường mười người là hết 9 người khi nghe người ta nói mình sai, mình xấu là đã không chấp nhận mặc dù là sự thật. Giống như những trường hợp mà "người trong cuộc" trải qua đó, nhắc nhở mà không có lọt vào lỗ tai họ rồi đành tránh xa, ngồi thật xa để khỏi bị mang tiếng chung. Điều này đủ chứng minh là sự ương ngạnh hay là cái tật xấu đã ăn sâu vào cơ thể họ thì cho dù sống ở xứ văn minh hay xứ lạc hậu họ cũng biểu lộ giống nhau thôi.

Còn một điều mà mình thật sự muốn biết. Là con người không có ai hoàn hảo cả, và chính cả "người trong cuộc" cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, có những tật xấu. Vậy thì "người trong cuộc" đã có bao giờ nói "thank you" người khác một cách "tỏ lòng biết ơn thật sự trong niềm vui" khi người ta nhắc nhở hay chỉ ra cái sai của mình chưa??? Đừng nói là "người trong cuộc" chưa từng phạm lỗi, hay không có tật xấu nào trong cuộc đời của mình nha ! Và sau khi người khác chỉ ra cái sai đó của "người trong cuộc" thì lần sau "người trong cuộc" có thích tiếp xúc với người đó nữa chăng??? Vậy "người trong cuộc" có thích "vạch áo cho người ta xem lưng" không??? Nghĩa là tự mình kể ra những cái tính nết xấu xa của bản thân mình với tất cả mọi người. Ai ai cũng thích nhìn thích nghe thích hưởng ứng những cái tốt đẹp của người khác nên thông thường người ta thích khoe ra cái đẹp cũng là chuyện muốn tốt cho cả người và cả ta. Những khiếm khuyết người ta tìm cách để chỉnh sửa nhưng không cần thiết phải phô trương. Bởi vì đa số khi nhìn thấy khuyết điểm của người khác, người biết cảm thông, chia xẻ thì ít. Còn người cười cợt, châm biếm thì nhiều....vì thế mà con người ta mới thường hay che đậy. Một ví dụ đơn giản: một cô gái có thân hình cân đối đẹp mặc những bộ quần áo hơi bó, để show ra những đường cong tuyệt vời trên cơ thể thì ai cũng tấm tắc khen là dáng cô ấy đẹp. Nhưng ngược lại một cô gái thật mập mạp thịt mỡ lòi ra từng cục từng khúc khi mặc bó sát như vậy thì đa phần ai cũng nhìn, lắc đầu và cười nhiều hơn là thấy cái vẻ đẹp thẩm mỹ trên cơ thể cô gái mập này. Thậm chí một số người còn chê là ăn mặc thấy ghê hay kỳ cục nữa. Vì vậy cái hình dáng hơi xấu xí ấy nên cần ăn mặc theo một cách khác (những bộ quần áo che đi khuyết điểm) để giúp cô gái mập trông "dễ nhìn" hơn, hay là nên ăn mặc bó sát người để lòi ra những cái thiếu thẩm mỹ???

"Về nhà đóng cửa dạy nhau" câu này luôn đúng theo thời gian nhưng phải hiểu rõ để mà áp dụng. Ông bà ta ngày xưa thường nói câu đó là để nhắc nhở mọi người đừng có hồ đồ mà làm mất mặt thành viên khác trong gia đình. Một ví dụ đơn giản:

Khi chồng làm gì sai trái vợ chỉ nên nhắc khéo hoặc là không nên làm mất mặt chồng trước đám đông rồi về nhà mới tìm cơ hội mà tâm sự, tỉ tê và khuyên nhủ chồng ! Đó là thể diện. Nếu mà "người trong cuộc" bị vợ mắng ngoài public thì liệu "người trong cuộc" có thấy vui vẻ không, có cảm ơn vợ đã "chửi" mình trước "quần chúng" không???

"vợ khôn chồng đặng mang hài
Nhầm con vợ dại có ngày mang nhơ"

hay là "người đàn ông thành công sau lưng cần có một người đàn bà"......nhưng người đàn bà đó phải có bản lãnh như thế nào mới có thể giúp chồng lập nên cơ nghiệp, gầy dựng tiếng tăm và thành công trong mọi mặt !

Bản thân mình là một người VN được sinh ra và lớn lên ở quê nhà thường nghe ông bà nói: thường người ta nhìn vào hành vi, thái độ của một đứa bé (không phải em bé mới sanh okay) mà có thể đánh giá cha mẹ. Nhìn vào những đứa bé mà hiểu được một gia đình có giáo dục hay không? Sự giáo dục ở trường lớp từ thầy cô, sách vở chỉ là đứng ở hàng thứ nhì mà thôi. Trong khi nền tảng giáo dục chính là từ trong một gia đình. Đứa bé được sinh ra và trước khi cắp sách đến trường đã được sự răn dạy của cha mẹ rồi chứ không phải khi được đến trường học mới được giáo dục. Bất cứ ai nghĩ rằng được đi học mới có giáo dục là sai.

Những câu chào: "chào ông, chào bà, chào chú -bác, cô - dì"..v..v.. hay hai chữ "cảm ơn" hay "xin lỗi" không phải qua Mỹ hay các nước tân tiến khác mới học được mà bất cứ một gia đình VN nào cũng phải và nên dạy dỗ con cái, giải thích, giảng nghĩa cho con cái hiểu cái lễ phép như thế nào. Không nói cao xa thâm thuý vì con nít không hiểu được vậy đâu. Nhưng phải giải thích cho chúng hiểu tốt, xấu, đúng, sai để chúng phân biệt và học theo cách răn dạy của gia đình.

Ngay từ nhỏ Mẹ đã dạy "đi thưa, về trình" mà cho đến ngày hôm nay khi mình làm gì đi đâu vẫn giữ đúng như vậy. Hồi nhỏ Mẹ đã dạy là gặp bất cứ người lớn như ông bà, chú bác thì con phải khoanh tay chào. Khi người lớn hỏi thì phải trả lời: dạ, thưa. Khi nhờ vả ai, hay khi ai tặng, biếu mình cái gì thì mình phải cảm ơn. Cho dù mình vô tình hay cố ý làm đau người khác cũng phải xin lỗi. Nhất là khi làm cha mẹ hay người lớn buồn lòng thì hai chữ "xin lỗi" luôn cần phải hiện diện trong lời lẽ của mình. Làm những điều này không có nghĩa là mình đã tốt. Mà chỉ có nghĩa là em bé cần được sự dạy dỗ của gia đình đúng cách. Còn bé không dạy, chờ tới lớn khôn thì đã quá trễ rồi. Chiều chuộng con cái không đúng cách chỉ dạy nó thêm hư và làm cho người ta cười vào bản thân cha mẹ không biết dạy con. Không nghe ông bà ta có câu:

"dạy con từ thuở còn thơ
dạy vợ từ thuở ban sơ mới về"

hay sao? Còn hơn thế nữa từ nhỏ Mẹ đã dạy không được nói bậy, chửi bậy. Khi người ta chửi mình, nhất là các bạn cùng trang lứa thì cũng không nên chửi lại giống như vậy. Vì mình biết cái đó xấu mà mình làm như vậy thì mình cũng xấu như họ. Nếu con không muốn người ta tới nhà mắng vốn Mẹ làm cho mẹ mất mặt, xấu hổ thì con đừng làm. Mẹ nói những từ mình hay dùng nhiều nhất khi còn nhỏ khi mà mấy đứa bạn cùng tuổi làm điều gì mình tức giận thì mình nói "nghỉ chơi" và không thèm chơi chung. Còn giận lắm thì sẽ nói "mất dạy" và không thèm chơi chung luôn. Từ thời tiểu học đã nghe bà ngoại đọc tới đọc lui nhắc nhở con cháu bằng những câu ca dao, tục ngữ. Câu nào không hiểu thì hỏi và lắng nghe. Khi làm sai điều gì thường bị ngoài rày và đem mấy câu này ra nói.

Ngày xưa hay bây giờ vẫn vậy khi nhìn thấy một đứa bé người ta hay nói "đứa bé này ngoan quá đúng là cha mẹ nó có dạy dỗ đàng hoàng", "thằng bé này phá quá thiệt là cha mẹ nó cưng chiều quá đáng, không biết dạy con". Nhiều người còn nói "thằng bé này mất dạy" hay "thằng này láu cá", nhiều người còn nói nặng hơn "đúng là cha nào con nấy", "mẹ nào con nấy"..v..v...Một đứa bé ngoan, lễ phép thì người lớn ai cũng thích và muốn ẳm, muốn bồng. Còn một đứa bé hư và hỗn thì không người lớn nào thích cả. Cực chẳng đã là con cháu ruột của họ thì họ phải chịu thôi. Nhưng nếu mà là "ái" thì chắc là không có chuyện đó rồi. Hư thì dạy theo hư .

Một vài điều nhỏ ở trên chỉ là để chứng minh rằng người nền văn hóa của người VN không phải là tệ như một số người nghĩ. Mà là mỗi một gia đình có biết cách giáo dục con cái đúng theo cái truyền thống văn hóa VN không?

Tại sao lại có câu những câu ca dao hay tục ngữ của VN rất thâm thúy, mà những câu này thường hay truyền miệng trong dân gian cho dù không được cắp sách đến trường vẫn được cha mẹ dùng để răn dạy con cái:

"Học ăn, học nói, học gói, học mở"

Câu trên ngày xưa thường dành cho con gái hơn, nhưng theo ái thấy thì con trai hay con gái...con nào cũng nên học hết. Câu này hiểu đơn giản một chút là người ta nhìn vào cách ăn uống, ngôn từ, cách tỉ mỉ, khéo léo, hay vụng về để đánh giá một con người. Cách ăn uống, lời lẽ thì cho cả phụ nữ và nam giới. Nhưng tỉ mỉ, khéo léo hay vụng về nghiêng về phụ nữ hơn. Những người xưa chọn dâu thì phải coi người con gái đó có được giáo dục dạy dỗ uốn nắn từ gia đình một cách đàng hoàng không?!

"ăn coi nồi, ngồi coi hướng"

Câu trên có người hay đùa và bảo rằng ý câu đó nói là kêu khi ăn thì lựa chỗ gần nồi cơm cho dễ bới và ăn được nhiều. Hướng bên nào đồ ăn nhiều để dễ gắp. Đừng bao giờ đem câu đùa này dạy cho con nít nhé. Câu này ông bà ta hay dạy nhất là cho nhà có con gái. Khi ăn phải biết coi nồi có nghĩa là phải coi xem cái nồi cơm bao lớn không phải để "ngốn" hay "ăn lấy, ăn để" biết cái bụng của mình vì thấy quá ngon, nhất là gặp những bữa ăn bất ngờ mà chủ nhà mời mình, và mình là khách thì mình phải ý tứ, để ý một là từ chối còn nếu mà có ăn thì chỉ là ăn theo phép lịch sự. Còn cho dù người ta có mời và chính thức nấu phần cho mình cũng không vì thế mà ăn uống hàm hồ thì người ta sẽ cười cha mẹ, gia đình mình. Khi "ăn phải coi nồi, ngồi phải coi hướng nói về cả hai mặt:

Một là khi ngồi vào bàn ăn: trong gia đình mình thì mình biết vị trí nào cho ai rồi. Nhưng khi trong gia đình là con gái ở trong nhà phải biết nội trợ, cơm nước dọn lên mâm cho cha mẹ, khi ngồi thì ngồi gần nồi cơm để dễ dàng bới cơm cho cha mẹ, ông bà, chứ con cháu không có được quyền ngồi chỗ xa nồi cơm rồi đưa chén kêu cha mẹ bới cơm cho mình. Còn tới nhà người khác thì nên để cho gia đình người ta chỉ định vị trí cho mình đừng có "sớn sác" nhào vô ngồi ngay ghế giữa chỗ dành cho người lớn tuổi chẳng hạn như chỗ của ông bà. Chỗ người ta dọn mâm cỗ lên cúng vẻ trang nghiêm mà nhảy phóng lên đứng lông ngông ở đó. Bàn ăn dọn lên phải xem các món ăn nhiều ít bao nhiêu để mà liệu ăn làm sao cho "không bất lịch sự" với mọi người. Không phải cái gì mình thích rồi là ôm hết để ăn một mình. Chỗ người ta có đám tiệc tề tựu đông đủ tự nhiên nằm ình người ra ngủ ngáy khò khò. Con trai chỉ bị la sơ sơ. Còn con gái thì bị các bà già xưa mắng là "đồ con gái hư, ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng". Câu này không có nghĩa chỉ là ám chỉ khi ăn và khi ngồi mà là hàm ý rằng chúng ta phải biết ý tứ, có lễ giáo, gia phong cho dù đi đứng nằm ngồi gì cũng bị đánh giá hết.

Hai là còn có ý nói khi ngồi phải ngó trước ngó sau, phải nhìn cho kỹ khi đặt "mông xuống ghế". Chỗ người lớn nói chuyện bàn chuyện trọng đại không phải chỗ của mình không được phép kéo ghế ngồi xuống nói chuyện ngang hàng. Đó là vô phép. Khi tới nhà người ta không ngồi chính giữa cửa lớn ngồi kiểu "chò hõ quay vô nhà", xen vô ngồi trước mặt người khác, chận ngang cuộc nói chuyện của người khác...v...v...đại khái là như vậy !

"nhập gia tùy tục"

Câu trên thì quá dễ hiểu rồi đi đến nhà ai thì phải theo phong tục của nhà đó. Ví dụ nhà người ta có gạch men, gạch bông lau thật sạch sẽ bóng láng. Bao nhiêu người khi bước vào bỏ dép giày ngoài thềm. Trong khi mình lôi đôi giày dính đầy sình vì trời mưa ở ngoài vào trong sàn gạch của người ta. Một điều nhỏ nhoi này thôi cũng khiến chủ nhà không vui rồi. Phong tục của nhà người ta là chờ cả nhà đông đủ mới ăn cơm và cầu nguyện trước khi ăn. Cho dù mình không theo cái lệ đó cũng phải chờ người ta làm đúng lễ xong rồi mới ăn chung. Chứ đừng thò đũa gắp lấy gắp để thức ăn mà ngốn trong khi chủ nhà vẫn còn chưa xong "cầu nguyện". Đó chỉ là kể ra một vài điểm nhỏ mà thôi. Giống như con gái khi ở nhà thì khác, dù được dạy dỗ lẫn cưng chiều nhưng chỉ là ở nhà mình, khi đi về nhà chồng thì phải học theo cách ăn ở của bên chồng thế nào để còn liệu mà chiều gia đình bên chồng. Không khéo lại bị mắng là cha mẹ không biết dạy con thì khổ cho cha mẹ lắm.

"thương người như thể thương thân"

Nếu ai cũng làm được điều trên thương mọi người như bản thân thì đâu còn gì để nói nữa. Cho dù không thương người được như thương bản thân mình thì cũng đừng nên làm điều có hại cho người. Bất cứ điều gì có hại cho người mà cũng chả lợi lộc gì cho mình hết thì không nên làm, đó là tội lỗi rõ ràng. Còn ai ích kỷ hơn thì làm điều gì có lợi cho họ mà họ không kể là điều đó mang đến sự thiệt hại cho người khác thì bó tay rồi. Có khuyên thì khuyên, nhưng nếu bản thân họ đã vậy thì đó là tội hay phước là do họ.

"ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn"

Làm người phải có trước có sau. Nhớ ơn người đã từng cưu mang giúp đỡ ta. Ăn trái lê, trái táo nhớ công người đã trồng nó. Ăn một miếng cơm nhớ ơn người trồng lúa, nhớ ơn người đã nấu bữa ăn, hay nghĩ tới cảm ơn trời đất...v..v...! Làm người có tình có nghĩa khi ai làm gì cho mình thì mình ghi ơn. Uống nước nhớ nguồn đại khái cũng là nhắc nhở là con người phải biết cội biết nguồn, mình từ đâu mà ra, từ đâu mà có. Một con người mà không biết tri ân những người chung quanh mình, những người đã từng giúp đỡ ta cho dù một bát cơm hay một chén nước lúc lỡ đường lỡ buổi thì không xứng đáng làm người. Hai câu này đã giải thích rất rõ ràng nhưng vẫn còn rất nhiều người trong xã hội chẳng biết thế nào là ơn nghĩa hay cội nguồn.

"Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư"

Câu trên đúng theo mọi thời đại. Nhưng mà phải hiểu rõ một điều nó chỉ đúng đối với bậc cha mẹ biết giáo dục con cái đúng cách, đúng lễ nghĩa, đúng văn hóa. Một ví dụ rất cụ thể:

Phải dạy cho con nên người và hiểu được:

"con ơi nhớ lấy lời cha
một đêm ăn trộm bằng ba năm tù"

Còn dạy theo cái kiểu :
"con ơi nhớ lấy lời cha
một đêm ăn trộm bằng ba năm làm"

thì hai câu...
"Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư"...hoàn toàn không có giá trị nữa. Đứa con nào mà nghe theo cha mẹ kiểu này thì chỉ có nước là ngồi gỡ lịch sớm thôi. Cha mẹ nào ngu xuẩn lắm mới dạy con kiểu đó trừ khi họ là ăn trộm nên mới muốn "cha nào con nấy"


"Cha nào con nấy", "rau nào sâu nấy"

Khi thấy con cái làm điều gì đúng hay sai người ta thường ví cái câu này. Mà nhất là những khi hình tượng của đứa con lập lại một đức tính xấu xa của người cha thì dễ bị đem câu này ra mà ví, mà so sánh.

"Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh"

Từ "cha nào con nấy" lại quay sang "con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh"...câu này đại khái cũng là cùng mang dòng máu, cùng một tổ tiên, dòng họ thì không giống nhiều cũng giống ít. Nhưng câu này thường hay khen thưởng hơn. Nếu đứa con học hành giỏi, hay khôn khéo, đáng yêu...v..v.. thì người ta thường hay bảo đúng là "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh"


"Con hơn cha, nhà có phúc"

Rồi từ hai câu đó lại có thêm câu "con hơn cha, nhà có phúc" câu này chỉ dành khen thưởng cho cái "hơn" tốt, "hơn" đẹp khi mà con cái chăm ngoan, thành tài đỗ đạt....ăn nên làm ra làm rạng rỡ tổ tông, nở mặt cha mẹ thì người ta dùng câu này để tán thưởng. Chứ câu này không dành cho những cái "hơn" xấu xa, "hơn" tệ hại.


"một câu nhịn, chín câu lành"

Câu này nhắc nhở và dạy chúng ta "chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không" nghĩa là nếu nhịn được thì nên nhịn còn hơn là nói ra một lời khó nghe. Vì:

"lời nói không mất tiền mua
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Một người đã không lựa lời làm tổn thương người khác, nhưng nếu người khác biết nghĩ và nhường nhịn thì sẽ từ chuyện nhỏ hóa không. Còn nếu như nhịn không được thì chuyện nhỏ hóa to thêm. Nhưng nói thì nói chứ cũng tùy trường hợp. Thấy nhịn hoài mà làm tới và ăn hiếp hoài thì thần thánh cũng phải phản ứng chứ đừng nói đến con người, có con người bình thường nào mà chịu nổi? Nhưng thay vì không nhịn sẽ nói ra một lời hung ác thì nếu ta nhịn được một câu hung ác đó sẽ là giá trị bằng chín câu lành thiện (mặc dù chúng ta không nói ra)

"im lặng là vàng"

Rồi có thêm câu "im lặng là vàng" câu này thì tùy vào từng trường hợp. Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng. Có những lúc im lặng là cả một sự tai hại. Sự im lặng của mình có thể giết chết một mạng người, có thể khiến người khác bị lâm vào cảnh khốn cùng. Im lặng là vàng đại khái là dạy khôn cho chúng ta phải "biết người biết ta" nếu phát ngôn mà ăn nói bậy bạ thì thà rằng...

...."biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe".....bởii vì biết im lặng lắng nghe sẽ học được nhiều hơn là tài lanh, tài khôn trong khi kiến thức mình thì bé như hạt cát. Đôi khi im lặng là cách tốt nhất để bình tĩnh hơn tìm ra câu trả lời hay lời nói thích đáng, hợp lý. Im lặng không ai dám bảo mình ngu, nhưng mà phát ngôn bừa bãi vô ý thức thì người ta đánh giá ngay con người của mình.


"Con sâu làm rầu nồi canh
Một người làm xấu, nhơ danh cả nhà"

Hai câu ca dao trên ông bà thường hay nói. Nhất là thời xưa người ta hay vì danh giá, mặt mũi khi trong nhà có một chuyện xấu xảy ra cho một người thì lập tức cả một gia đình, dòng họ bị ảnh hưởng. Một nồi canh hấp dẫn, thơm, đẹp mắt cho mình tư tưởng là khi ăn vào sẽ rất là ngon nhưng nhìn thấy con sâu nằm trong ấy rồi không biết được mấy người sẽ cầm chén lên múc hay cầm muỗng lên húp tiếp???? Giống như vậy thì một người trộm cắp, giết người thì cả nhà sẽ bị mang tiếng chung.

Nhưng cũng có lắm khi người ta lại nhận xét một cách xác thực hơn qua câu :

"Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi".........câu này ngụ ý một gia đình một dòng họ không phải một vài người làm điều xấu là cả nhà đều giống như vậy. Như trong một xã hội có người vầy kẻ khác thì trong một gia đình cũng vậy. Ví như cây mía chỉ có một đốt bị sâu người ta chặt bỏ đốt đó nhưng vẫn ăn những đốt khác trong một cây mía. Nhà dột có nơi chứ không phải cả trần nhà đều dột hết. Ví đốt mía sâu và chỗ nhà dột để nói lên bên cạnh cái hư cái nát vẫn có thể còn cái tốt cái lành, vẫn có chỗ còn xài được, ăn được. Đại khái cũng liên quan đến câu:

"Cha mẹ sanh con trời sanh tánh"......đôi lúc cha mẹ là người tốt muốn cố gắng răn dạy con nên người nhưng đứa con ngỗ nghịch không vâng lời trở nên hư đốn thì cha mẹ than thân trách phận cho rằng không biết nó giống ai chứ không giống họ. Vì vậy họ mới nghĩ là thân xác đứa con là do cha mẹ tạo, nhưng bản tính là dó ông trời sinh.......!

Lại quay về cái câu mà hồi nhỏ khi con cái bị la rầy cứ đem bà và mẹ ra mà mắng khéo:

"Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"...........thật ra đúng và không đúng. Tại sao?? Đúng là bởi vì con cận kề gần gũi với mẹ nhiều hơn cha. Cháu gần gũi với bà nhiều hơn ông. Khi con bị gì thì mẹ đau lòng hơn cha. Mẹ thường hay la rày nhiều nhưng cũng hay cưng chiều nhiều. Hay giấu giếm những cái sai trái vì sợ con sẽ bị cha đánh. Bà cũng chiều chuộng cháu. Nói tóm lại mẹ và bà gần gũi đứa con, đứa cháu hơn cho nên.....đứa con nên hay hư đôi lúc người ta hay đỗ lỗi cũng tại mẹ, tại bà ! Không đúng là bởi vì khi thoáng nghe qua không suy nghĩ cặn kẽ dễ dẫn đến hiểu lầm là mỗi khi đứa con hư là trách cứ hay qui trách nhiệm cho mẹ là không đúng. Có nhiều người mẹ dạy dỗ con rất đàng hoàng thì ngược lại người cha chiều con không đúng cách. Nhưng hễ đứa con ra ngoài phá phách gì thì hay đi mắng vốn và người cha thường đỗ thừa cho vợ......."nó hư là tại bà hết đó, làm mất mặt tui quá"...v..v... Ủa? không phải răn dạy con cái là trách nhiệm chung hay sao???

Bởi vậy mà cái câu "tâm đầu ý hợp" lúc nào cũng cần phải đi chung với sự lựa chọn trong hôn nhân (nếu được tự do, còn bị áp đặt theo "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" thời xưa thì bó tay, miễn bàn tới chuyện "tâm đầu ý hợp"). Ngày xưa ông bà cha mẹ lấy nhau có khi chẳng biết mặt nhau đến ngày cưới mới biết mặt nhau. Hoặc là chỉ gặp nhau qua mai mối rồi chẳng thương yêu mà cũng nên nghĩa vợ chồng. Ngày xưa cái nghĩa nặng hơn cả cái tình nên người ta mới vẫn sống đến "răng long tóc bạc". Còn ngày nay càng được tự do lựa chọn bao nhiều thì lại dễ thay lòng đổi dạ bấy nhiêu. Cái tình chỉ nặng lúc đầu còn về sau cái nghĩa ít ai giữ cho tròn. Nên người xưa mới có câu "một đêm vợ chồng bằng ngàn ngày tình nghĩa". Còn ngày nay có khác, một số người thay tình như thay áo vậy ! Và trong hôn nhân nếu cả hai vợ chồng đồng lòng chung sức thì:

"Ðồng vợ đồng chồng,
Tát biển Ðông cũng cạn"..........hay cũng gần như là "nồi nào úp vung nấy" vậy !

Khi mình nhìn vào cách cư xử của người khác hay là cái ngu, cái dốt của người ta, cái sai cái xấu của thiên hạ mà há miệng cười to thì cũng bị ông bà cha mẹ rày:

"Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười"...........con cười người ta nhưng đừng quá đáng biết đâu hôm sau người ta sẽ cười lại bản thân con....!

Ông bà cũng thường nhắc nhở:

"tu tâm dưỡng tánh", "tu nhân tích đức"

Trước tiên là tập tu dưỡng lại cái tâm tính của mình mỗi ngày, ngày hôm nay được tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ càng tốt hơn ngày hôm nay. Điều này không có nghĩa là mình sẽ thành người hoàn hảo. Chỉ một điều nếu mình chịu tu tập, nuôi dưỡng cái tâm lành, tâm thiện, biết đạo làm người biết tu nhân, tích đức là để tích luỹ không phải cho đời này mà cho kiếp sau.

Ông bà ta cũng nhắc nhở thật nhiều qua những câu:

"Ðánh bạc quen tay
Ngủ ngày quen mắt
Ăn vặt quen mồm"

Cái gì mà làm hoài thành thói quen. Một thói quen tốt thì có lợi cho cửa, cho nhà, cho gia đình êm ấm đề huề, cho xã hội văn minh, tân tiến. Một thói quen xấu trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình và ảnh hưởng gián tiếp đến những người thân thương.

"Ðứng mũi, chịu sào"

Tại sao là đứng mũi chịu sào?? Điều này có ý nghĩa gì? Câu này ngày xưa liên qua đến việc chống chèo, lèo lái con đò, chiếc thuyền. Mũi thuyền thường có người trực tiếp nhìn xem động tĩnh, lèo lái con thuyền. Khi đỗ ở nước cạn hay tấp vào bờ thì người ta dùng cây sào để chống để đẩy, để đưa chiếc đò, chiếc thuyền theo ý mình muốn. Khi đứng mũi thuyền là trách nhiệm rất lớn. Vì vậy ông bà ta mượn cái câu này để ví với con người. Khi một người mà mang trọng trách điều khiển một tập đoàn, một đoàn thể, một cộng động, một chế độ nếu kẻ dưới làm điều sai trái thì người trên phải đứng ra chịu trách nhiệm cho người dưới quyền của mình. Chứ không phải bắt kẻ dưới đứng ra lãnh đạn cho mình. Một đứa con hư bị người ta mắng vốn thì cha mẹ phải đứng ra xin lỗi vuốt ve cho vừa lòng người bị tổn thương. Mọi tội lỗi đứa con gây ra đôi lúc làm liên luỵ đến cha mẹ phải bị sĩ nhục, phải hứng chịu.

Một câu rất là chí lý khác mà ông bà cha mẹ hay khuyên răn:

"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"

Đúng và rất chính xác....Đại khái giống như khi chơi với bạn tốt thì ta được khai trí mở mang đầu óc, con người sẽ được cải thiện tốt hơn. Còn lúc tiếp xúc với kẻ xấu riết rồi bị lây nhiễm thói hư tật xấu. Nếu không xấu thì đâu cần phải chơi với kẻ xấu. Mà không xấu ở gần kẻ xấu riết rồi thành ra xấu theo. Vì sao??? Không làm không được vì họ không cho chơi chung. Thích chơi chung đâm ra từ tốt biến thành thiếu suy nghĩ và dẫn đến hành động kém sáng suốt. Điều này không kể trường hợp ngoại lệ mà đôi lúc người ta lân la đến gần kẻ xấu là để tìm cơ hội giúp cho kẻ ấy quay về nẻo thiện đường lành. Nhưng không mấy người được đủ bản lãnh để giữ mình vẫn tốt không thay đổi mà có thể thay đổi được đối phương tốt theo mình !!!

Ông bà ta cũng thường dạy rằng:

"Gieo gió gặt bão"

Gieo cái gì thì gặt cái nấy.........Luật nhân quả từ xưa đến giờ đã là bằng chứng tốt nhất cho câu này. Không có cái kết quả "quả báo nhãn tiền" thì cũng sẽ trả nợ ở kiếp sau thôi. Một ví dụ cụ thể đơn giản:

Trong xã hội khi cứu người thì được trả ơn, được khen tặng, được kính nể, ngưỡng mộ, được ca tụng. Giết người thì bị thù hận, bị tù đày, bị khinh khi, bị sĩ nhục, bị nhơ danh.

Ông bà ta nói "trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" điều này ngụ ý chúng ta phải biết suy nghĩ, cẩn thận ngôn từ đừng phát ngôn thiếu ý thức, bởi vì:

"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

"Có thể ăn bậy, nhưng đừng nói bậy"

Khi một người nói lời làm tổn thương mình thì điều trước tiên mình phải tự xem xét lại bản thân mình đã làm hay nói điều gì tổn thương người đó chăng??? Nếu như nguyên nhân là do mình gây ra thì mình có nên gây hấn, kiếm chuyện nữa không?? Thật đáng đời mình bị chửi lại cũng tại mình mở miệng thiếu ý thức trước cơ mà ! Còn như vô cớ người ta nói điều gì đó tổn thương mình nếu có thể nhịn được thì tốt còn nếu không nhịn được thì cũng nên dùng từ khôn khéo để mà dạy họ một bài học, đừng phát ngôn bừa bãi giống như họ thì chẳng khác nào mình cũng như họ !

Ông bà ta cũng có câu:

"Thương cho roi, cho vọt
Ghét cho ngọt, cho bùi"

Câu này hay dùng cho con cái.....Nhiều người hiểu lầm.....yêu thương là phải đánh, còn ghét là cứ ngọt ngào, giả dối, đầu môi. Cái này không đúng à nha. Hai câu này ý nói khi thương thật sự thì phải dạy dỗ, cho roi cho vọt không có nghĩa là phải dùng roi quất vào mông, khẻ vào tay mà chính là nói ra cái sai cái quấy, chỉ vào cái nhược điểm dám nói thẳng làm chạm tự ái người đó, chỉnh sửa người ta, rày, la...nhưng đúng chỗ. Biết rằng làm người ta khó chịu nhưng không phải là vì mình ghét mà là vì mình thương, mong muốn người ta được tốt hơn, hoàn thiện hơn. Còn lúc cho ngọt cho bùi chẳng phải là ghét, nhưng mà chính vì thấy sai không nói thẳng, không chỉnh sửa mà cứ xuôi theo, nói vuốt, cứ ngọt ngào sẽ làm cho con người ta càng tự cao tự đại hơn. Cái đó không phải là thương thật sự mà chính là đang hại họ thêm hơn (nên tưởng là thương vì không đánh đau ai ngờ nó chính là hiện thân của thương không đúng chỗ). Điều này cũng còn tùy thuộc vào đức tính của mỗi con người và cách cư xử của người đối diện. Một đứa con ngoan thì cần gì cho roi cho vọt vẫn gọi là "yêu thương". Một đứa con ngoan thì dĩ nhiên xứng đáng được cha mẹ ngọt ngào vỗ về thì làm sao gọi là "ghét"??? Cho nên khi hiểu thì phải hiểu cặn kẽ. Lúc không hiểu thì học hỏi và tìm hiểu cho đúng, cho chính xác còn như hiểu mà hiểu không đúng thì sẽ hành sai. Bản thân mình hành sai thì sao dạy dỗ con cái được !

Ba câu dưới đây là những câu nói liên quan chặt chẽ đến bài sưu tầm của Mr. TNC. Đừng nói là ông bà cha mẹ không dạy. Cho dù ông bà cha mẹ không biết dạy con cái thì những câu nói dân gian đã được truyền miệng, đã được lưu lại trong sách vở, được thầy cô từng giảng nghĩa ở học đường...không lý nào mà không biết đến:

"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ
mất tiếng chào xấu hổ ngàn năm"


Một câu hỏi tiếng chào nó quí hơn cả mời người ta vào mâm cỗ tiệc tùng. Một câu chào hỏi thăm sức khỏe khiến người ta cảm giác thân thiện hơn, cởi mở hơn, gần gũi hơn. Sống mà lạnh lùng, thờ ơ, vô phép, thiếu lễ nghĩa thì luôn luôn bị người ta chê cười. "Con nhỏ đó con ông A hay bà B cái mặt thì đẹp mà gặp người lớn thì lỏ con mắt ra nhìn, miệng câm như hến", "thằng Tèo, con Tí tuy nhà nghèo mà cha mẹ nó biết dạy con, gặp là thưa, là chào hỏi thăm ríu rít thiệt là dễ thương dễ mến"..v...v...., vì vậy mà một con người sinh ra đời :


"Tiên học lễ, hậu học văn"

Cha mẹ dạy dỗ giáo dục con mình cái lễ nghĩa, phép tắc, đạo đức, cách cư xử ở đời trước rồi mới cho con đi học chữ nghĩa sau. Một người dốt = kém học thức = trường lớp không có nghĩa là một người vô giáo dục, thiếu đạo đức. Một người có kiến thức rộng = học cao làm ông này bà kia không có nghĩa là người đó được sự giáo dục, dạy dỗ đàng hoàng, không có nghĩa là người đó có đạo đức hơn người dốt. Trường học chỉ dạy ta 1 phần trong đời. Chỉ có trường đời mới dạy ta muôn ngàn bài học mới. Một người được giáo dục, dạy dỗ đàng hoàng từ gia đình là nền tảng vững chắc cho họ bước lên trong cuộc sống vì họ sẽ biết cách làm đẹp lòng người chung quanh. Những người chỉ dựa vào những bằng cấp, kiến thức của họ mà không có tư cách, không có đạo đức tốt = không được sự giáo dục đúng cách của gia đình thì đó chỉ là những cái "vỏ cua" mà thôi. Vì dần dần họ sẽ bị người đời xa lánh do cách đối xử không phải với những người chung quanh. Vì vậy:

Có cả đức lẫn tài thì miễn bàn vì sẽ là những nhân vật xuất chúng trong xã hội !

"có đức mà không có tài thì việc gì cũng khó".......nhưng dù khó vẫn làm được vì sẽ có người giúp cho mình...........ai cũng thích giúp và nâng đỡ người hiền đức !

Nhưng "có tài mà không có đức là người vô dụng"......chưa kể đến người không có đức mà họ đem cái tài đó ra để làm điều kém đạo đức nữa thì không phải là tư cách của họ hết xài được rồi chăng???


"Ði một ngày đàng, học một sàng khôn"

không phải sống lâu mấy chục năm ở nước ngoài mà vẫn không học được sự văn minh, lịch sự của người nước ngoài nhưng mà có lẽ từ nền tảng giáo dục của gia đình đã tiêm nhiễm vào cơ thể của họ rồi.

Nếu nói theo một mặt khác nữa đã là "đi một ngày đàng, học một sàng khôn"... chỉ có một ngày ra giữa chợ đời học được đủ thứ.....nhưng mấy chục năm sống ở nước ngoài sao không chịu học hỏi cái hay của người ta??? Điều này không phải đã rơi vào "có tài mà không có đức" hay sao???

Sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới nếu là người tốt thì đi đâu cũng tốt, là người xấu thì đi đâu cũng xấu, đơn giản vậy thôi. Một người xấu muốn biến đổi bản thân mình trở thành tốt hơn cũng không khó. Quan trọng là họ có tự chấp nhận và nhận thức rằng bản chất của họ là xấu và họ sẵn sàng đương đầu với sự thật, chấp nhận sai trái, lỗi lầm để mà vượt qua nó và tránh xa nó hay không? Thì đây mới là điều đáng nói.

Chuyện thứ nhất:
Biết đâu chừng họ cũng sợ người VN như bản thân của "người trong cuộc", hay họ sợ sự tò mò, sợ phải giúp đỡ. Cũng có thể họ đã học theo lối sống của người Hàn Quốc là đề phòng tất cả dù là người VN với nhau. Cũng có thể họ đã nghe "người trong cuộc" nói chuyện và không thích cách nói chuyện của "người trong cuộc". Cũng có thể là họ đã quen cái nếp sống không thích tiếp xúc với người lạ cho dù người đó là người VN. Có nhiều lý do để họ không hỏi han hay nói tiếng Việt với mình. Đâu cần thiết phải nghĩ ngợi nhiều để cho cái tâm mình bị quấy nhiễu. Chuyện thứ nhất này công bằng mà nói không thể gọi là "tật xấu" được !

Ở bên xứ Mỹ này có một điều mình thấy funny, bản thân mình lúc nào cũng sợ và nghĩ rằng khả năng anh Ngữ của mình còn tệ nên đi ra ngoài không có thích tía lia sợ người ta cười. Trong khi đó lại có rất nhiều người Việt trình độ Anh ngữ thì không tới đâu hết mà họ tự hào như là mình rất giỏi đi ra ngoài nói tiếng Anh với nhau như vẹt. Đến khi nói chuyện với Mỹ thì họ lại ngơ ngáo, ngẩn người ra kiểu "yes, I know"...but...do you...really... know? or understand it??? , cầm tờ đơn đọc cũng không hiểu được rồi quay sang hỏi mình bằng tiếng Việt. Mình mắc cười quá cứ tưởng tiếng Anh họ chắc phải là dzữ dội lắm và mình càng im re vì sợ không bằng họ, ai ngờ cái họ có chỉ là cái vỏ bên ngoài !

Chuyện thứ hai:

Trích:
Họ đâu có nghe "cứ đánh thẳng vào trung tâm" lấy thức ăn bạt mạng ... có ông ăn xong chơi hẳn một đĩa hoa quả to... 3 người ăn không hết... "miếng ăn là miếng nhục" họ đâu có đói khát, mà vấn đề là văn hoá... Cái giá trị phi vật thể nó kết tinh từ ngàn năm đọng lại trong mỗi con người Việt.
Câu cuối cùng được in đậm trong phần "quote" trên là ý gì đây? Cái này là sao? Mình thật không hiểu à nha ! Đang nói xấu cả dân tộc VN hả? Câu này nặng lắm đấy. Giá trị văn hóa phi vật thể là những cái gì không thể hiện hay tồn tại qua vật thể, hình thể mà nó "thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội trong hoạt động tư tưởng và văn hóa - nghệ thuật mà thể hiện ra, khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó."

Cái chuyện ăn ngốn, ăn tham, thói xấu kiểu này bất cứ nước nào cũng có những dạng người như vậy. Ngay cả người Mỹ cũng có rất là nhiều người như thế nhưng cũng không vì vậy mà mình nhận xét cả nước Mỹ đều giống vậy !

Đem so sánh hành vi tật xấu của một vài cá nhân với cả một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc VN, wow.........! Mà còn cho rằng nó kết tinh từ ngàn năm đọng lại trong "mỗi con người Việt"??? What??? Do you mean everybody who is Vietnamese always bad like that??? Then how about yourself??? Do you mean... our culture was that bad??? Wrong comparison, you were leading people in a wrong direction. Why didn't you say their existence was just a few worms in the whole delicious soup pot. Because our culture was more beautiful than what you was described in this second story ! I only agreed with you that every culture always has both good sides and bad sides. I wonder that are you really Vietnamese??

Or may be in this case you described like:

Phi vật thể....

phi = phi thường = không bình thường
vật = vật chất
thể = cơ thể

Một người nghiêng về vật chất chỉ ham thích tiền tài, ham thích miếng ăn ngon, mặc chiếc áo đẹp..v...v...mà không có thiết tha gì đến cái giá trị tâm hồn hay tư cách của mình bị người ta đánh giá qua cái hình thể vật chất kia thì người Mỹ có chữ "material person"....!

Thì tạm gọi hình tượng hay tình trạng không bình thường của những người vì miếng ăn như thế này nó không phải do một ngày một buổi mà được kết tinh từ ngàn năm đọng lại (do phong tục tập quán xấu xa?) trong những con người đó, cá nhân đó??? Chứ không phải là trong "mỗi con người Việt". Nhưng lời nói vắn tắt hay không giải thích rõ ràng của "người trong cuộc" vừa đọc qua là gây cho người khác sự hiểu lầm (theo chiều hướng xấu) về cả một giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc VN !


Còn việc chuyển hành lý: "người trong cuộc" và người thông dịch đăng ký khách sạn ở tầng thứ 2 thì trách nhiệm của tạp vụ là phải mang hành lý lên đúng tầng 2. Tạp vụ chuyển và vất hành lý của "người trong cuộc" và người phiên dịch ở ngoài hành lang của tầng 17 cũng không hẳn là trách nhiệm của những người đăng ký ở tầng 17. Tại sao nghĩ một chiều thôi mà không nghĩ thêm một chiều khác nữa: Not theirs...that was why they didn't touch it. Không thấy khi lấy hành lý ở ngoài sân bay sao??? Hành lý của ai nấy lấy !

Nếu có lòng tốt mang hành lý vô cất giùm, mọi chuyện okay hết thì không sao, bằng ngược lại tự nhiên lúc "người trong cuộc" mở hành lý ra nói rằng bị mất đồ thì lúc đó sao nhỉ??? Rồi đỗ trách nhiệm cho ai???

Chuyện thứ ba:
Nếu công bằng mà nói trường hợp gạt gẫm này thì phần trăm người Việt ở nước ngoài làm sao bằng phần trăm người Việt ở trong nước???? Thử cộng trừ nhân chia lại xem sao nhé "người trong cuộc" ! Hơn nữa những tật xấu này không phải là chỉ riêng người trong nước hay ngoài nước mà chính là tật xấu của một số người VN thiếu đạo đức mà thôi.

Cái này không phải là tật xấu của người Việt ở nước ngoài mà là tật xấu của những người VN đã không được giáo dục dạy dỗ đàng hoàng từ một gia đình. Vì họ không sống được như câu:

"nghèo cho sạch, rách cho thơm"

Nếu nói đây là tật xấu của người VN ở nước ngoài thì đã là "quơ đũa cả nắm" !

Chuyện thứ tư:

Trích:
Khi tôi ở Canada và Mỹ, ra đường liên tục phải chào "Hi", "Hello", phải cười, nhiều khi phải giơ tay đáp lễ... Nhất là đi bộ tập thể dục, từ xa họ đã cười, giơ tay chào... Con người nhìn nhau với ánh mắt thân thiện, tôn trọng. Nhưng cái văn hoá đó không thấm vào người Việt dù họ ở nước ngoài ba bốn chục năm.. Người Việt gặp nhau vẫn "làm ngơ".
Đã nói ở trên rồi văn hóa VN, truyền thống VN đã dạy rất rõ ràng về lễ nghĩa, phép tắc cách sống ở đời, dễ hiểu nhất đã là câu "tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Vì vậy chào hỏi hay làm ngơ đều là do bản chất riêng của mỗi con người. Người Mỹ cũng có lắm người bất lịch sự ngay cả lời xin lỗi "sorry" cũng không biết nói khi làm người khác bị tổn thương. Gặp họ "say hi" họ làm thinh, phớt lờ. Vậy thì cái trường hợp này phải gọi thế nào nhỉ??? Ngay cả một số người VN rất bất lịch sự khi mình từng chào hỏi họ thứ nhất là theo xã giao (nhất là mấy người lớn tuổi), thứ hai là người cùng dân tộc nhưng đôi lúc họ giả bộ hất cái mặt lên trời như là họ không thấy mình. Sorry nha, một lần, hai lần vậy thôi. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục "cà chớn" thì đừng có hòng là mình sẽ chào hỏi họ trước nữa.

Đúng, người Mỹ có phép lịch sự xã giao mà mình cần nên học hỏi, nhưng điều này không có nghĩa là người Việt không có văn hóa, không biết lễ nghĩa, không biết phép xã giao ! Đừng bao giờ "quơ đũa cả nắm" như vậy !

Không cần biết trình độ của họ chỉ "đủ để mua hàng" mà thôi hay là cũng như trình độ của "người trong cuộc" đủ cao để được cử làm trưởng đoàn cho những chuyến công tác nhưng người ta thích nói tiếng Việt hay tiếng Anh là quyền của người ta điều này không thể qui vào tật xấu được. Trừ khi khả năng tiếng Anh của họ không đủ để "bán hàng" và làm cho "người trong cuộc" không hiểu được họ nói gì khi "người trong cuộc" đứng mua hàng thì lại là một chuyện khác.

Sự cởi mở, thân thiện hay người VN hay gọi là "dễ thương, dễ mến, đáng yêu" gây sự thân thiện, gây cảm tình ngay với người đối diện chỉ cần biểu hiện qua một lời nói, tiếng chào mà thôi !

Chuyện thứ năm:
Còn nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến Mỹ, đến trạm đầu tiên của nước Mỹ là San Francisco, chờ chuyến bay về thành tiểu bang khác, gia đình tôi đã gặp được hai chị em của một cô người Việt thật tốt bụng. Tôi gọi cô vì lúc ấy cô đã trạc tuổi với Mẹ của tôi. Cô ra phi trường đón hay tiễn người thân thì tôi không nhớ rõ. Chỉ nhớ là cô thấy Mẹ tôi lạnh vì không ngờ thời tiết lại lạnh đến vậy nhất là trong phi trường họ mở lạnh suốt, và cô ngồi nói chuyện với Mẹ tôi. Cô mặc trên người chiếc áo lạnh duy nhất nhưng cô đã cởi ra và tặng Mẹ tôi, dù Mẹ tôi không nhận nhưng cô nói mình cùng là người VN em giúp chị với tấm lòng của em, chị đừng ngại. Xem như món quà đầu tiên khi chị đặt chân tới Mỹ. Mẹ tôi ngại không nhận và bảo là còn cô thì sao khi đi về sẽ bị lạnh. Cô bảo là "em sống ở đây cũng khá lâu nên em cũng chịu được mà, lên xe về nhà thì ấm rồi". Và người em trai của cô cũng cởi chiếc áo lạnh của him để tặng bố tôi. Chú ấy còn đi mua đồ ăn, nước uống tới cho gia đình của tôi ăn nữa. Rồi họ chúc cả gia đình tôi sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống ở xứ văn mình này ! Ơn nghĩa đó đến bây giờ gia đình tôi còn nhắc mãi.

Khi tôi còn sống ở CA đã từng giúp một người VN không quen biết. Lẽ ra tôi chỉ ra post office drop off mail cho văn phòng vừa đi ra khỏi post offfice thấy hai chiếc xe đụng nhau tuy không nặng . Một anh thanh niên đụng vào xe một chị đang mang thai em bé bụng đã to chắc chừng 5, 6 tháng. Chị ấy quên không mang cell phone theo nhưng cả đám người VN bu quanh đó không ai offer hết. Chị muốn call cho chồng chị biết để tới đón chị và giải quyết chuyện đụng xe. Tôi cũng trong giờ làm việc nhưng tôi sẵn sàng cho chị mượn phone không những gọi chồng chị, gọi cho cảnh sát, và người khác trong gia đình. Rốt cuộc tôi về VP trễ hơn 15 phút may mắn là không bị la. Tôi cũng kể lại với boss câu chuyện mình đã làm. Boss chẳng trách tôi mà chỉ cười nói giúp người ta là chuyện tốt !

Trích:
Sao thế nhỉ? tại sao người Việt lại đối xử với nhau như vậy nhỉ, có phải văn hoá không... Đúng đấy, nó lại là văn hoá, cái thứ vô hình đấy nó thấm vào mỗi con người, mỗi dân tộc.
Như thế này lại là thế nào nhỉ?? Sao cứ lập đi lập lại những lời không nên nói hoài vậy ta? Cái thứ vô hình đấy nó thấm vào mỗi con người, mỗi dân tộc?? Có nghĩa là ý của "người trong cuộc" muốn nói văn hóa của dân tộc VN nó tệ hại, xấu xa đến mức ấy mà "người trong cuộc" cũng là một trong những phần tử của người VN??? Có đúng vậy không???


Một vài tật xấu của một số người VN sống ở nước ngoài nói riêng (một số người VN nói chung) mà tôi thường gặp nhất đó chính là:

Vứt rác bừa bãi. Trong các khu chợ của VN cũng để rất nhiều thùng rác bên ngoài nhưng mà tôi luôn thấy rác bỏ đầy ở ngoài parking lot và chính mắt nhìn thấy một số người lột vỏ trái cây, lột lá gói bánh vừa đi ra xe vừa vất ngay xuống đường. Nào bao ni lông, nào tàn thuốc, nào vỏ trái cây, nào vỏ gói bánh..v..v.. nói chung là không có sạch sẽ chút nào. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là một trong những hình thức chứng minh một người có ý thức hay không.

Tiểu tiện bừa bãi. Trong những building để nhiều hàng rào bằng các loại cây có lá rậm rạp, rõ ràng là các quán ăn, quán nước đều có restroom nhưng một số người VN = đàn ông cứ đứng sát các bụi cây đó rồi "tè" luôn. Đến nổi các chủ building cho người phá hết các hàng rào cây cối để trống luôn.

Cut line. Nghĩa là những người khác đang xếp hàng để chờ tới phiên mình thì bị một vài người VN xẹt vô cắt ngang cái line đứng xen vào chỗ gần nhất để được tới phiên mình trước một cách tỉnh bơ. Không cần biết bao nhiêu người khác nhìn họ với ánh mắt xem thường. Bởi vì bản tính họ đã như vậy rồi thì dù sống ở đâu cũng vậy thôi. Họ chẳng chịu nhận sai lầm, chẳng biết xấu hổ, chẳng chịu học hỏi và sửa đổi, cải tiến chính con người họ thì ai mà giúp họ làm được đây?

Khi đi chợ. Một số người khi đi chợ mua đồ có những loại trái cây người ta để sẵn trong túi họ cũng đâm lủng túi moi ra lựa tùm lum. Còn trái cây để ở ngoài thì rất dễ nhìn thấy mà chọn trái ngon, vẫn chưa vừa ý còn lấy móng tay bấm bấm có dấu để lại cùng hết ngoài vỏ trái cây.

Tài lanh và mặt mũi. Một số người hay giữ mặt mũi không muốn cho người khác biết là mình thiếu kiến thức về mặt này, mặt kia. Cứ làm như cái gì cũng biết hết. Khi một người bị bối rối cần hỏi họ chẳng hạn hỏi đường đi, hỏi giấy tờ, v..v... Không biết thì nói không biết hoặc nhờ người khác chỉ hộ nhưng họ làm giọng tài lanh chỉ bậy chỉ bạ báo hại người ta bị trễ nãi, bị từ chối, bị phiền phức rắc rối thêm.

Dấu nghề và hiểm. Một số người ngộ lắm. Nếu đã biết và muốn share thì nên mở hết lòng ra. Còn biết mà không muốn share thì thà rằng đừng share. Đã chấp nhận share thì đừng nên dấu bớt lại một điều cần thiết trong những điều mình đã share. Vì sự ích kỷ đó của mình đôi lúc làm hao tổn thời gian, tiền tài và nhân lực của người khác !

Mượn đồ không trả. Một số người rất khá giả có tiền nhưng không thích mua sắm đồ đạc mà thích đi mượn của người khác. Mượn xong rồi không nhắc tới chuyện trả cho đến khi mình cần thì phải mở miệng hỏi họ. Hỏi họ rồi thì đôi khi họ lại không nhớ đã mượn mình. Họ còn hỏi ngây ngô là "ủa tui tưởng đâu tui trả rồi mà ta". Mình ngớ người ra "huh"???

Giành giựt parking lot. Trường hợp này mình gặp rất nhiều lần mà thủ phạm là người VN. Một số người VN rất là vô duyên thiếu ý thức. Trong những khu phố và chợ VN parking đậu xe rất hiếm phải đi vòng nhiều lúc mới tìm được. Trong khi người khác đang signal chờ parking lot từ một chiếc xe sắp đi ra......dĩ nhiên là mình phải giữ một khoảng cách cho người ta lui xe ra. Chiếc xe đó vừa ra mình còn chưa chạy tới thì nghe một cái vèo và tiếng thắng xe lết bánh, chình ình ngay trước mặt mình một chiếc xe đã nhào qua mặt mình và lũi ngay vào cái parking lot đó. Mặt mũi thì đẹp đẽ sáng láng mà con người vô ý thức. Có một lần trong một ngày bị hai lần như vậy, không những họ giựt parking lot không biết xấu hổ mà cái mặt họ còn vênh vênh giống như họ vừa giành được một chiến công. Bị một người cà chớn như vậy phải chạy một, hai, ba vòng nữa mới có parking. Họ nghĩ họ cần gấp còn mình thì không cần chắc??? Khi mình signal thì cũng nhìn thấy một chiếc xe đứng sau có lẽ cũng định giành giựt tiếp. Đến lúc tìm thấy một chiếc xe định lui ra thì mình kêu chị bạn đi chung qua bên driver. Còn mình thì xuống và hỏi người đang lái chiếc xe trong parking lot chắc chắn là họ lui ra. Xong mình đứng luôn ngay giữa parking....có ai có ngon thì chạy vô đụng mình thử đi nào??? Dám không? Không dám.......! Có ai muốn đứng giữa parking lot để giữ cái parking cho mình đâu??? Tại mấy người "cà chớn" trước nên dám trách tui mới là chuyện lạ !!! Ba chị bạn nhìn mình cười quá chừng rồi lắc đầu hết ý kiến. Họ nói sao mình gan vậy rủi tụi kia nó lủi vào đụng mình cái rầm. Mình trả lời gọn hơ: thì nó phải nuôi em tới hết đời của nó. Vì thế ngày xưa cứ mỗi lần về thăm gia đình mà bắt mình lái xe rồi daddy cứ bảo: con nhỏ này từ ngày đi xa...về lái xe cao bồi quá. Không phải là cao bồi mà vì cái hoàn cảnh sống thay đổi nếu mình không thích ứng được thì làm sao mà sống. Nhất là các tiểu bang lớn có rất nhiều lanes, xe đông san sát.......nhát như thỏ đế thì làm gì dám change lanes, con mắt không lưu ý đường thì bị lóst như chơi....lost rồi phải đi một vòng nếu đường trong thành phố, còn mà ngoài freeway thì lạc "mút chỉ" luôn .....chứ đâu yên tĩnh như cái xứ mà mình đã từng ở...và đang ở (dù bây giờ đường xá có mở rộng thêm vì traffic đông hơn nhưng chưa bao giờ nhìn thấy chuyện giành giựt parkinglot kỳ cục ở nơi đây)

Nổ ! Nổ là một trong những cái tật của một số người VN. Trong nhà họ có thiệt không thì không biết mà đi "nổ" từ làng trên xóm dưới, từ chỗ làm đến trường học, miệng luôn cho rằng chỉ có họ mới có. Lúc nào cũng thích nói trên trời dưới đất !

Tò mò nhiều chuyện. Tò mò cũng là một cái tật của một số người VN. Thích đi nhiều chuyện, moi móc chuyện người khác. Nhiều khi gặp mấy người Mỹ bị người ta nói là impolite. Bởi vì chỉ mới biết, mới quen mà đã hỏi lung tung chuyện personal của người ta.

****


"Người trong cuộc" có nghĩ là văn hóa VN dạy con người VN ăn uống thô tục như vậy sao??? Trong văn chương, thơ ca VN, ca dao, tục ngữ thường luôn có những câu chỉ trích và nhắc nhở dạy dỗ những người hàm hồ, bất lịch sự, thiếu tư cách ! Những con người này đã không được giáo dục tốt từ một gia đình. Hoặc là có thể cả gia đình của họ đã như vậy nên họ tất nhiên là cũng giống luôn. Hoặc có thể gia đình họ đã từng giáo dục họ nhưng "cha mẹ sinh con trời sinh tính". Vì thế họ trở thành những người thiếu ý thức cũng là do ảnh hưởng từ nhiều mặt khác nhau của cuộc sống từ gia đình cho đến xã hội. Vì vậy những cái xấu đã xâm nhập vào từng mạch máu sớ thịt của họ và trở thành tật xấu. Đôi lúc có thể họ cũng nhận ra được hành vi của mình nhưng không cách nào thay đổi được !

Một câu chuyện rất buồn cười nhưng có thật của một gia đình VN mà mình được thấy. Đã từng ngồi chung bàn dự tiệc cưới với gia đình đó một vài lần. Một bàn tiệc có 10 người mà gia đình họ chiếm hết 4 người rồi. Mỗi lần phục vụ viên dọn món ăn gì lên thì cũng nghe người mẹ quay sang mọi người và nói "ăn đi, ăn đi để người ta ăn hết" (mà ai ăn hết đâu??) Miệng nói tay thì bắt đầu múc, gắp thức ăn vào đĩa của bà ta rồi 4 mẹ con chuyền nhau là gắp gần hết cả đĩa thức ăn đó rồi đặt xuống bàn. Một lần ngồi chung với ba mẹ con một chị quen và cả 4 người gia đình kia nữa. Hai đứa bé con của chị kia thì không ăn gì nhiều hết. Món nào nó cũng lắc đầu và chỉ ngồi uống nước. Nhưng tới một món kia thì đứa em nói là nó muốn ăn. Xong cả nhà của 4 người đó cũng luôn giành lấy và gắp một đống cho vào đĩa của mình lựa hết miếng ngon và nạc. Chừa lại toàn là miếng có xương rồi chìa cái đĩa qua cho mẹ của đứa bé. Khi mình nhìn thấy họ như vậy thì chỉ đánh giá ngay vào gia đình họ chứ chưa bao giờ mình đem cái văn hóa phi vật thể của dân tộc VN để mà so sánh với họ cả. Bởi chính bản thân mình cũng từ cái văn hóa VN đó ra mà mình có bao giờ ăn uống như thế đâu ! Và còn bao nhiêu người khác rất là lịch sử tử tế kia mà.

Mình đồng ý với Mr. TNC là "Nhiều người Việt Nam cái gì củng biết, chỉ có lịch sự là không biết thôi!"

Câu nói ấy đúng với sự thật và không "quơ đũa cả nắm". Và đúng là có một số người VN đã trở thành:

"con sâu làm sầu nồi canh
một người làm xấu, nhơ danh cả nhà"

Bởi vì khi ta làm điều gì tốt đẹp lớn lao có thể không được nhắc hay nhớ đến nhiều nhưng khi ta làm điều gì xấu xa dù nhỏ bé vẫn giống như hai câu này:

"Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"



Để rồi khi một lúc vô tình nghe được người khác nói về dân tộc VN cùng với cả thế giới mình cũng không khỏi hổ thẹn, bởi vì cho dù mình không làm nhưng vẫn phải mang và chịu chung tiếng xấu. Nhưng nếu có người nước ngoài nào dám ở trước mặt mình mà nói xấu dân tộc VN thì họ cũng sẽ nhận được những câu thắc mắc thật xứng đáng từ bản thân mình để cho người khác nhìn vào đánh giá trình độ hiểu biết và kiến thức họ tới mức nào??!

Có một mẫu chuyện nho nhỏ từ một cậu bé Mỹ. Một hôm mọi người cùng bàn tán về chuyện ngôn ngữ, đất nước và con người. Một cô bé người Á đông bảo là cậu bé Mỹ nhiều lúc nói cái gì cô bé không hiểu, bởi cậu ấy nói nuốt lời, nuốt chữ hay giống như đớt đớt không biết có phải nói tiếng Anh hay là tiếng gì nữa? Bởi vì đôi lúc cậu bé Mỹ này nói chuyện nhiều người không hiểu nhưng vì mình quen cách nói chuyện của cậu bé nên dễ hiểu ý của cậu hơn. Nghe cô bé nói vậy cậu bé bỗng nói là I'm speak American và nói âm thanh kiểu trong miệng. And cô bé hỏi "what?". You crazy huh? Mình nghĩ lúc này cậu bé đã hơi nổi nóng vì bản tính của him rất nóng từ thái độ cười cười giỡn giỡn lúc đầu thì cậu chuyển sang serious vừa pha chút ba gai rồi nói I'm American of course I speak American, American you know?? Lúc này thì mình không nhịn được cười nữa nên mới lên tiếng. Hey S. what are you just saying? Are you American? Yes. What language are you speaking now? Lúc này him vẫn lỡ trớn nên nói luôn..."I speak American" and he laughed and tried to walk away. Nhưng mà mình đã kéo him lại và nói. Don't ever come outside and talk with people that way. Yes you are American, but when people asked you what language do you speak, you should answer: I speak English instead of answer: I speak American. Cậu ta vẫn vừa đuối lý và ngang bướng : no...I am speaking American. Mình chỉ nói một câu đơn giản. If you keep talking like that...you know what.....? People will think you are so dumb. Bởi vì câu trả lời của cậu ấy không phải sai trên nguyên tắc (văn phạm)nhưng mà thông thường hiếm ai nói I speak American mà người ta nói là I speak English. Chừng 15 phút sau không biết từ đâu cậu ta chạy tới nói "I'm sorry D., I did not mean to argue with you...yes I know... I speak English" ! Có một vài trường hợp giống như vậy......cũng như are you Mexican? Nhưng khi trả lời yes, I'm Mexican.......and I speak Spanish chứ người ta ít có ai nói: I speak Mexican. Nhưng trường hợp của VN thì....Where are you from? I'm from Vietnam. Are you Vietnamese? Yes I am Vietnamese. Do you speak Vietnamese? Yes, I speak Vietnamese. But I can speak both Vietnamese and English....(NOT....I speak Vietnamese and American).

Đôi khi có một số người Việt cứ nói chuyện :
Are you Vietnam?? (wrong)

Are you Viet? or Do you speak Viet? (ok , Viet theo kiểu viết tắt ngắn gọn)
Are you Vietnamese? (right)

Vietnam = country = đất nước
Vietnamese = người Việt, tiếng Việt
Are you Vietnamese? Bạn là người Vietnam phải không?
Are you Vietnam? Bạn là nước Vietnam phải không?

Nên khi hỏi Are you Vietnam? là không đúng cho dù người ta vẫn hiểu nhưng mình nên tránh dùng kiểu này, để trở thành thói quen thì càng phiền hơn nữa bởi vì từ văn nói tới văn viết khác nhau nhiều lắm!

Hãy nhìn lại all the forms or documents người ta sẽ hỏi mình biết nói ngôn ngữ nào thì "English" luôn luôn có trong list boxes, nhưng thường thì tôi không thấy có box nào cho speak American hết ! Vì vậy không phải người Mỹ nào cũng hiểu hết cách xử dụng ngôn ngữ của họ và không phải lúc nào họ cũng đúng bởi vì họ là American đâu nhé!


AT
03/19/13
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #17  
Old 03-19-2013, 10:15 AM
Sweet_T's Avatar
Sweet_T Sweet_T is offline
Tìm Nhà Cửa
 
Tham gia ngày: Nov 2011
Nơi Cư Ngụ: Portland, OR
Bài gởi: 1,535
Default

Bà nhớn có ám chì gì T trong này không dzạ? Too lon, I have to keep reading to understand but not all of it yet! Yes I read, speak, and understand English but I'm not American. Just U.S Citizen only. And yes I'm half Vietnamses, half Chinese. But I like to read Vietnamese still have to read manytime to understand . Am I say it right bà nhớn? Tôi, đọc và nói được tiếng Mỹ, nhưng tôi không phải là người Mỹ ! lolz
__________________
Canh nấm, canh chua, lại canh rau
Ngồi đây nhớ ai cơm chẳng lành,
Canh cải, canh sen vừa mới nấu
Biết kiếm người nào ăn với anh?


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #18  
Old 03-19-2013, 04:00 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Em phục sis Ái lăn lốc !

Em đồng ý với sis Ái, nếu mỗi gd đều dạy con lễ nghĩa thì đi ra đường sẽ không bị người ta chê bai. Em có thấy 1 gia đình người bạn, )thường thì người Việt hay có ý nghĩ không đẹp mấy dành cho " con lai " bởi con sâu làm rầu nồi canh...) gd người bạn đã đổ vỡ nhưng những đứa con của họ khi gặp là cuối đầu chào, thưa, rất là ngoan ngoãn. Em rất yêu thích những đứa trẻ lớn lên ở xứ người lại lễ phép như vậy. KT và V cũng đi thưa về thốt và rất ngoan khiến em cũng hảnh diện, nhưng không vì vậy mà em chê khen con nít người khác, em chỉ ước nếu mỗi gd cha mẹ dạy con thật lễ phép kính trên nhường dưới.... thì hay quá !
Sis Ái ơi, sis Ái viết về vấn đề " con lai " đi, em ức quá hà, tội nghiệp cho những người bạn của em, cứ bị quơ đủa cả nắm. Theo em thì 1,2 hay 3,4 giòng máu cũng là con người, tại sao phải phân chia cao thấp, dèm pha nầy nọ . Người Việt mình cứ nói người ta là Racist nhưng chính mình mới là người kỳ thị nhất áh. Em xin lỗi đã dùng chữ " con lai " theo mọi người trong topic này, nhưng đối với em ai cũng là con người, yêu thương nhau không hết thì thôi chứ người Việt mình lại đi dèm pha này nọ ... Sis Ái chia sẻ cảm nghĩ của sis Ái với em và mọi người nha, please ! Em rất thích những lời thẳng ngay của sis Ái.

Uncle T ơi, em hông có ý gì dèm pha 2-3 giòng máu nha, em nghĩ sau bao nhiêu năm nước Việt bị đô hộ bởi Tàu Tây Mỹ, người Việt mình có lẽ ai cũng mang trong người ít nhất 2 giòng máu, nhưng người Việt hay dèm pha lai Mỹ lai Tây...

Em mong là sau khi được nghe lời chia sẻ đúng và hay thì mọi người sẽ hòa thuận hơn, quý mến nhau hơn, chứ em hổng có ý gì khác nha.
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #19  
Old 03-21-2013, 06:19 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Trích:
Nguyên văn bởi T_n_C View Post
Bà nhớn có ám chì gì T trong này không dzạ? Too lon, I have to keep reading to understand but not all of it yet! Yes I read, speak, and understand English but I'm not American. Just U.S Citizen only. And yes I'm half Vietnamses, half Chinese. But I like to read Vietnamese still have to read manytime to understand . Am I say it right bà nhớn? Tôi, đọc và nói được tiếng Mỹ, nhưng tôi không phải là người Mỹ ! lolz
hahaha có....có... có...nhưng không phải ám chỉ.........mà là thanks dear đã sưu tầm bài đó về. Nhờ vậy mà ái mới có cơ hội để viết một bài thật dài đến nổi dear đọc không nổi luôn

Mấy tuần nay rất là busy nhưng khi đọc bài đó.........ái thấy không thể không post lên một bài dài như vậy. Bài đó viết mấy đêm mới xong, mỗi đêm viết được một ít thôi vì I was so tired and can't stay up late. Yesterday busy nên không lên reply được.

Yes hihihi you are right........we are U.S. Citizen only !!
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #20  
Old 03-21-2013, 06:33 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Trích:
Nguyên văn bởi TT_LưuLyTím_TT View Post
Em phục sis Ái lăn lốc !

Em đồng ý với sis Ái, nếu mỗi gd đều dạy con lễ nghĩa thì đi ra đường sẽ không bị người ta chê bai. Em có thấy 1 gia đình người bạn, )thường thì người Việt hay có ý nghĩ không đẹp mấy dành cho " con lai " bởi con sâu làm rầu nồi canh...) gd người bạn đã đổ vỡ nhưng những đứa con của họ khi gặp là cuối đầu chào, thưa, rất là ngoan ngoãn. Em rất yêu thích những đứa trẻ lớn lên ở xứ người lại lễ phép như vậy. KT và V cũng đi thưa về thốt và rất ngoan khiến em cũng hảnh diện, nhưng không vì vậy mà em chê khen con nít người khác, em chỉ ước nếu mỗi gd cha mẹ dạy con thật lễ phép kính trên nhường dưới.... thì hay quá !
Sis Ái ơi, sis Ái viết về vấn đề " con lai " đi, em ức quá hà, tội nghiệp cho những người bạn của em, cứ bị quơ đủa cả nắm. Theo em thì 1,2 hay 3,4 giòng máu cũng là con người, tại sao phải phân chia cao thấp, dèm pha nầy nọ . Người Việt mình cứ nói người ta là Racist nhưng chính mình mới là người kỳ thị nhất áh. Em xin lỗi đã dùng chữ " con lai " theo mọi người trong topic này, nhưng đối với em ai cũng là con người, yêu thương nhau không hết thì thôi chứ người Việt mình lại đi dèm pha này nọ ... Sis Ái chia sẻ cảm nghĩ của sis Ái với em và mọi người nha, please ! Em rất thích những lời thẳng ngay của sis Ái.

Uncle T ơi, em hông có ý gì dèm pha 2-3 giòng máu nha, em nghĩ sau bao nhiêu năm nước Việt bị đô hộ bởi Tàu Tây Mỹ, người Việt mình có lẽ ai cũng mang trong người ít nhất 2 giòng máu, nhưng người Việt hay dèm pha lai Mỹ lai Tây...

Em mong là sau khi được nghe lời chia sẻ đúng và hay thì mọi người sẽ hòa thuận hơn, quý mến nhau hơn, chứ em hổng có ý gì khác nha.
Muahzzzzzzzz Lỳ Thanks cưng luôn là một trong những người đầu tiên hiểu được ngụ ý sâu sắc trong những bài viết của ái.

Tuần sau có time ái sẽ chia xẻ về topic "con lai" ! Đó cũng là một trong những topic mà ái muốn nói đến thật nhiều. Bởi vì ái biết rất là nhiều người bạn = con lai !

Lỳ biết không ái luôn thích phân tích đúng và thẳng vào sự thật để chia xẻ đến nhiều người. Chỉ có những người quá kỳ thị hay là quá cố chấp bởi cái tư tưởng cá nhân hay thành kiến quá nặng mới cố tình không muốn hiểu những lời ái nói mà thôi. Bởi vì những người ấy họ chẳng bao giờ đặt mình vào vị trí của người khác để mà tìm hiểu, cảm thông ! Cũng giống như bài sưu tầm của Mr. OX, nếu mà bình thường thì ái chỉ đọc và để lại reply trong cái thread đó. Nhưng vì bài đó đã ảnh hưởng sâu xa đến cả một giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc VN nên dù busy đến mức nào cũng ráng dành thời gian mà viết một bài thật dài ngụ ý là để giải thích phải trái, đúng sai (không phải chỉ để cho người viết bài ấy hiểu) mà cho những người khác hiểu đúng về giá trị thật của văn hóa VN !
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:37 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.