Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Old 01-20-2010, 04:12 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trạng Lợn dân gian: Dương Đình Chung (tt)

Nước ta thì cứ ba năm lại phải cử người đi sứ sang Tàu một lần. Lần này nhà vua cử Trạng đi. Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ cùng đi theo.

Tới Tam Quan, quân canh không mở cửa, một lát đem ra một cái biển có viết chữ thập, lấy tay chỉ đông chỉ tây Trạng bực mình quay lại bảo viên phó sứ :
- Nó muốn dọc ngang thì khoanh cho nó một cái vòng tròn.

Thấy cái vòng tròn, quân Tàu giật mình nghĩ rằng:
- Ý ta nói "tung hoành vũ trụ", thế mà nó biết đối lại là "bao quát càn khôn". Giỏi thật !

Qua tam quan rồi, đến một quãng đồng bát ngát, trông thấy một ả con gái đương vạch quần tiểu tiện, Trạng bảo viên phó sứ:
- Chép đi !

Viên phó sứ thưa "Chép gì".

Trạng chặc lưỡi nói:
- "Nong tay chí bẹn đỏ hân hân".

Viên phó sứ nghễnh ngãng chép ra.
- "Ðông Tây chí biện đổ hân hân".

Khi đến Yên Kinh, quan sở tại ra đón vào rồi viết một vế câu đối. "Nam Bắc lai triều đồ tể tể" rồi xin sứ đối cho. Trạng quay lại bảo viên phó sứ cứ giơ cái giấy biên lúc nãy đọc lên. Viên phó sứ đọc: "Ðông Tây chí biện đổ hân hân".

Quan Tầu kinh sợ nói:
- Thật là "Thần phù thủy" chớ đâu lại có người giỏi đến thế!

Vua Tàu cùng các sứ dạo vườn ngự đầy hoa thơm cỏ lạ, dưới có hồ bán nguyệt, trên hồ có đình bát giác bốn bề bỏ trống giữa đình treo hai chữ ngự thi, đó là "Trùng nhị". Vua Tàu hỏi sứ có biết đó là ý gì không. Trạng vô tình ứng khẩu đọc ngay "Phong nguyệt vô biên".

Vua Tàu có ý tả cái đình này gió trăng khắp cả. Thấy Trạng ứng khẩu nhanh nhẹn và thích ứng, vua Tàu phục sát đất.

Tháng năm năm ấy, trời không mưa, vua Tàu yêu cầu sứ ta lập đàn cầu mưa, Trạng nhận lời nhưng lo lắm vì không biết cầu đảo cách nào cho có mưa. Chợt nhớ tục bên ta thường bảo khi nào cỏ lang già và rễ si trắng là trời sắp mưa, Trạng bèn bảo lập một cái chòi cao, trên dán la liệt các thứ bùa bát quái, các vị tinh đẩu, các vị thần phù trợ, một mặt sai người đi xem hễ thấy rau lang già, rễ si trắng thì về bảo ngay.

Vài hôm sau có người về báo tin rau lang già rồi, rễ si trắng rồi, Trạng lên đài xõa tóc chống gươm bài quyết rồi đọc một tràng toàn những tiếng lóng lái heo, ai nghe cũng không hiểu mô tê gì cả như mộc tinh, thâm tinh cổ tinh, kẹo tinh, chó... tinh rồi kết cục bằng loạt linh tinh beng, linh tinh beng ma, linh tinh beng quỷ... Ðoạn cầm một bình nước lấy mỗi cành lá vẩy lên trời, hét ba tiếng khóc ba tiếng. Lễ chưa xong thì sấm sét ầm ầm, mưa xuống như trút. Vua Tàu và các quan Tàu khiếp sợ và cho rằng Gia cát Vũ Hầu ngày xưa nhất định không thể nào sánh kịp.

Hết hạn đi sứ, Trạng được về nhưng vì phục tài của Trạng vua cố nằn nì Trạng ở lại để dạy Hoàng tử. Trạng bèn sai lập một cái chòi thật cao, bắt Hoàng tử phải trèo lên. Vì sung sướng quen thân, Hoàng Tử mệt muốn chết, trèo lên tới lầu thì thở hồng hộc.

Trạng hét mắng, dặn Hoàng Tử sao không chào thầy lại đứng thở như bò. Như thế là hỗn, tiên học lễ nhiên hậu mới học văn. Trạng sai nẹt hoàng tử ra đánh, đánh rồi mắng, mắng rồi lại đánh, không dạy một chữ nào.

Thấy thầy dữ đòn quá. Hoàng hậu đành phải nói với vua Tàu xin để cho Trạng về kẻo "sứ Việt Nam nhớ nước nhớ nhà, cáu kỉnh đánh con mình có khi chết mất".

Thế là Trạng thành công trong việc thiết mưu lập kế để được vua Tàu cho về nước.

Về sau, Trạng Lơn được phong làm thượng quốc công, còn Phấn nương được phong làm Nhất phẩm phu nhân. Hai vợ chồng cùng ngao du sơn thuỷ, đàn địch ca hát nay bến này, mai bến khác, vui thú cả đời.

Hết

Ái Hoa
(sưu tầm và hiệu chính)
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #22  
Old 01-20-2010, 04:13 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Câu đối của Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh người làng Cao Lương huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, đỗ Trạng Nguyên đời Lê năm 22 tuổi, làm quan tới chức Hàn Lâm Trực Học Sĩ. Không những giỏi thi phú, thông làu kinh sử, ông còn là một nhà khoa học đại tài, người soạn sách "Đại Thành Thập Toán", và giỏi tài giúp dân đo đạc ruộng đất chính xác, nên được gọi là Trạng Lường.

Một lần vua Lê Thánh Tông đi thị sát dân tình vùng Sơn Nam. Trên đường về vua ghé lại làng Cao Lương thăm quan Trạng. Ông cùng các chức sắc trong làng đón vua và mời đến thăm chùa. Sư cụ đang tụng kinh thấy vua tới, lập cập thế nào làm rớt chiếc quạt xuống đất mà chưa dám lượm sợ thất lễ. Viên quan tuỳ tùng nhà vua nhặt chiếc quạt đưa cho sư cụ. Vua quan thấy vậy cùng cười. Khi trở ra, tiệc rượu đã bày sẵn, vua quan cùng ngồi vào mâm trên, Trạng và các chức sắc làng ngồi chiếu dưới. Rượu ngà ngà, vua hừng chí đọc câu đối bắt các quan đối lại. Câu đối ra như sau :

_ "Đường thượng tụng kinh, sư sử sứ"

nghĩa là: "đọc kinh trên bục, sư khiến sứ" (quan sứ của vua).

Không viên quan nào đối được, bởi vì khó nhất là tìm 3 chữ đồng âm khác dấu ghép liền nhau cho có nghĩa để đối với câu "sư sử sứ" của nhà vua.

Thấy Lương Thế Vinh ngồi im, Lê Thánh Tông đắc ý ra lệnh cho quan Trạng phải đối. LTV bèn quay lại bảo người hầu mời bà Trạng tới ngay. Khi vợ tới rồi, ông đứng dậy lảo đảo bảo vợ dìu đi và xin phép vua về vì đã quá chén sợ thất lễ. Thánh Tông cười nói :
_ Ngươi không đối được nên tìm cách trốn ta đấy phải không?

Quan Trạng thản nhiên đáp :
_ Muôn tâu thánh thượng, thần đâu dám trái mệnh. Thần đã đối xong rồi!

Vua ngạc nhiên hỏi :
_ Ngươi không say chứ?
_ Muôn tâu thánh thượng, quả là thần không dám nói dối.
_ Vậy thì khanh hãy đọc trẫm nghe.

LTV cao giọng :
_ "Đình tiền tuý tửu, phụ phù phu".

nghĩa là: "Trước đình say rượu, vợ dìu chồng".

Thánh Tông cười vang khen ngợi :
_ Quan Trạng đối rất chỉnh và sát ý. "Đường thượng" đối với "đình tiền" đã hay, "tụng kinh" với "tuý tửu" cũng chỉnh, mà "sư sử sứ" đối với "phụ phù phu" thì thật tuyệt vời, tưởng không còn vế đối nào hơn thế nữa!

Ái Hoa
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #23  
Old 01-20-2010, 04:14 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Trạng Trình nói lái

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng Nguyên và làm quan triều Mạc, được phong tước Trình Tuyên Hầu. Ông dâng sớ xin chém 18 tên gian thần hại nước không được chấp thuận nên từ quan về ở ẩn, vui thú điền viên. Học vấn uyên thâm, thi văn lưu loát, ông còn được biết nhiều về tài bói toán qua các bài sấm ký tiên đoán tương lai được người đời tin theo truyền tụng. Chẳng hạn bài thơ sau đây:

_ Non sông nào phải buổi bình thời
Thù oán nhau chi khéo nực cười
Cá vực chim rừng ai khiến đuổi
Núi xương sông máu thảm đầy nơi
Ngựa phi ắt có hồi quay cổ
Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa
Bên đầm ca hát nhởn nhơ chơi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hai câu luận bài thơ được cho là lời tiên đoán về việc trung hưng của nhà Lê và sự chuyên quyền của họ Trịnh.

Lúc sinh thời ông được cả vua nhà Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn tới cầu xin ý kiến. Câu nói nổi tiếng nhứt của ông là lời khuyên chúa Nguyễn Hoàng tới nhờ ông giúp sau khi anh là Nguyễn Uông bị anh rể là Trịnh Kiểm sát hại:
" Hoành Sơn nhứt đái, vạn đại dung thân " nghĩa là một rặng Hoành Sơn có thể nương thân muôn đời.

Theo lời khuyên của ông, Nguyễn Hoàng nhờ chị xin anh rể cho vào trấn ở phía Nam rặng Hoành Sơn (đèo Ngang), từ đó sáng lập ra cơ nghiệp nhà Nguyễn.

Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Chúa Trịnh nghe lời giữ lại ngôi vua Lê làm bình phong để nắm quyền hành.

Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt.


Thế gian còn truyền tụng bài sấm của ông về chiến tranh thế giới như sau:
_" Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ động đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình"

nhiều người cho rằng ứng với thế chiến II (1939-1945), mặc dù thời điểm chưa phải phù hợp lắm.

Tương truyền lúc Doanh điền Sứ Nguyễn Công Trứ phục mệnh vua Minh Mạng đi khai khẩn đất hoang vùng Hải Phòng có ra lệnh đào một con sông qua làng Trung Am quê Trạng Trình. Con sông đi thẳng qua đền thờ Trạng Trình nên sẽ phải phá đền, dân làng đến kêu quan chớ phá đền. Nguyễn Công Trứ cho là lệnh vua to hơn thần nên cứ ra lệnh phá dỡ đền đi.

Binh lính vào đền bê bàn thơ và bát nhang ra thì thấy dưới có tấm bia đá, vội khuân về trình Doanh điền Sứ. Nguyễn Công Trứ bước xuống đọc trên bia khắc dòng chữ tự lâu đời:
"Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền thì phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay!"

Năm ấy là năm Minh Mạng thứ 14. Nguyễn Công Trứ sợ toát mồ hôi trước thiên cơ thần toán biết trước hàng trăm năm của Trạng Trình, vội sai sửa sang lại đền đẹp đẽ và uy nghi hơn trước.

Người ta còn kể rằng có hai cha con người bắt chuột đồng do ham bắt đã đào hang ở đền Trạng Trình làm đổ tấm bia đá trước đền. Làng bắt cha con họ phải trồng lại bia và phạt 3 quan tiền. Khi kéo tấm bia lên trồng thì thấy dưới chân bia có hàng chữ:
_ "Cha con thằng Khả
Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao
Bắt đền TAM QUÁN"

Quả thiệt là người bắt chuột tên Khả và bị bắt phạt 3 quan tiền! Nhưng cha con họ nhà nghèo, vét hết túi cũng chỉ có quan tám, đào đâu ra thêm cho đủ 3 quan mà đóng? Có ông cử thương tình gọi tới nhà dặn dò, bày cho lão Khả cách biện bác. Lão Khả về làng xin nộp quan tám và minh rằng:
_ Cụ Trạng thương chúng con nghèo nên dặn rõ ràng hai chữ câu cuối là TAM QUÁN nói lái thành QUAN TÁM. Chứ cả bài thơ gồm toàn chữ Nôm, không lý gì cụ lại dùng chữ Hán ở cuối như thế!

Làng vào đền lễ tạ, xin quẻ âm dương, được Trạng Trình cho đúng như lời lão Khả, bèn bãi lệnh nộp 3 quan tiền mà cho phép lão chỉ nộp quan tám như lời nói lái của Trạng khắc trên bia!

Ái Hoa
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn
  #24  
Old 01-20-2010, 04:45 AM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Bất nhục quân mệnh

Giang Văn Minh ( 江 文 明, 1573 - 1638) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.


Ông sinh tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông đỗ đầu kỳ thi Hội, và Thám Hoa kỳ thi Đình năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất (tức là Đình nguyên). Ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung, Thái bộc tự khanh.

Năm Dương Hòa thứ 3, ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang Tàu cầu phong và nộp cống.

Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) triều kiến, Minh Tư Tông lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc. Đồng thời, vua Minh còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

“Đồng trụ chí kim đài vị lục”"

Nghĩa là:


Cột đồng đến nay rêu chưa xanh

Câu này vốn nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong). Ngụ ý của vua Minh cho là nước ta vẫn còn dấu tích thuộc địa của Trung Quốc, nếu vô lễ coi chừng Thiên triều sẽ cử binh chinh phạt.


Không hề khiếp sợ, Giang Văn Minh đã dõng dạc đáp:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

Nghĩa là:


Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ

Vế đối này thật là chỉnh, còn mang ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng, nếu vua Tàu vẫn còn mang mộng thôn tính thì kết quả cũng sẽ thảm bại như những lần trước mà thôi.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Trên cánh đồng này có một ngôi nhà nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa. ‎

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.

(nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)





thay đổi nội dung bởi: AiHoa, 01-20-2010 lúc 08:00 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:53 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.