#1
|
|||
|
|||
Đừng để trẻ bị 'chai lì' cảm xúc
Đừng để trẻ bị 'chai lì' cảm xúc
Động cơ thôi thúc cha mẹ xử dụng các hình thức ứng xử phạt con được thôi thúc bởi suy nghĩ “thương cho roi cho vọt, nghét cho nghọt, cho bùi”. Những hiện tượng trừng phạt nặng nề trong gia đình như đánh và mắng chửi trẻ em khi các em mắc lỗi gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Trẻ em bị đánh đòn cảm thấy buồn, lo lắng và sợ hãi. Nhiều em muốn bỏ nhà đi và xa lánh cha mẹ, không còn kính trọng cha mẹ. Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ em bị bố mẹ đánh đòn, chửi mắng, Năm 2009, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu những tổn thương tâm lý ở trẻ thiếu niên sống trong gia đình bạo lực”, kết quả chỉ ra rằng trẻ ham chơi, không chăm chỉ học bài, không nghe lời bố mẹ, không giúp bố mẹ việc nhà là những lỗi trẻ có thể bị đánh. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số trẻ và cha mẹ của các em, chúng tôi lại phát hiện ra rằng khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không có các biện pháp giáo dục tích cực mà chỉ biết mắng, chửi hoặc đánh. Động cơ thôi thúc cha mẹ xử dụng các hình thức ứng xử như vậy được thôi thúc bởi suy nghĩ “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi”. Chính suy nghĩ như vậy đã khiến bố mẹ đánh, mắng trẻ mà không nhắc nhở, hướng dẫn trẻ sửa lỗi. Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng phát hiện ra một số cha mẹ biết rằng đánh, mắng trẻ không có lợi, không tốt chỉ nhắc nhở trẻ khi các em có lỗi. Những bậc cha mẹ này lại bị những người xung quanh gièm pha cho rằng chiều con, nuông con. Để khỏi bị rèm pha, thỉnh thoảng họ cũng đánh trẻ, cũng mắng trẻ. Hành vi trừng phạt trẻ một cách bạo lực như đánh, mắng, chửi, dọa dẫm…. làm cho trẻ sợ, chính nỗi sợ hãi đó trẻ không dám tái phạm, không dám mắc lỗi nữa. Điều này củng cố việc bố mẹ sử dụng hình thức ứng xử này. Về lâu về dài, điều này bị thách thức, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khi trẻ hết sợ cũng là lúc trẻ không xem chuyện bị đánh, mắng là một hình phạt, đó là chuyện nhỏ đối với trẻ. Ở đây trẻ bị “chai lì” về cảm xúc. Vấn đề đặt ra, khi trẻ mắc lỗi cha mẹ phải làm gì? Cha mẹ cần có các biện pháp giáo dục tích cực để giúp trẻ vượt qua lỗi đã mắc phải. Theo Nguyễn Bá Đạt Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội/Afamily. |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|