Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 11-04-2004, 02:23 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Như những gịot nắng

1.



Thúy Văn vén rèm nhìn xuống sân. Họ đã đến và đang xuống xe. Cô nhìn thấy hai người thanh niên và ba người đàn ông lớn tuổi đi vào nhà. Trong hai người trẻ đó, cô không biết ai là Hiệu Nghiêm, người mà lát nữa đây cô có bổn phận phải biết mặt và tìm hiểu tính tình anh ta. Ðể rồi sau này số phận của cô sẽ tùy thuộc vào anh ta, dù là yêu hay ghét.

Thúy Văn thở dài buông rèm xuống, đứng tựa đầu vào tường. Cô nhớ lại buổi nói chuyện tối qua với ông Nhị mà rùng mình. Cô sợ sự khắc nghiệt của ba đến nỗi nghĩ rằng, thà nhắm mắt buông xuôi về sống với người lạ, còn hơn ở lại nhà mình với nỗi sợ hãi phập phồng.

Cô không hiểu tại sao ba cô ghét cô đến thế, trong khi với Thúy Lan thì luôn luôn chiều chuộng. Chẳng lẽ cô không phải là con của ba sao ?

Thúy Văn chậm chạp bước đến mở tủ. Cô đưa mắt tìm một bộ đồ thích hợp với mình. Cuối cùng cô cũng chọn được chiếc áo màu xám. Nó hoàn tòan không có vẻ gì phù hợp cho một ngày được coi mắt. Nhưng cô đang quá buồn nản, cô thích màu áo ảm đạm này.

Thúy Văn đứng ở lan can đợi ông Nhị. Ông đang nói chuyện qua điện thoại và khoát tay bảo cô chờ. Một lát sau ông đi ra, nói khô khan:

-Ba hy vọng con đừng làm gì cho người ta phật ý. Nếu họ vì con mà hủy bỏ quan hệ với ba, con sẽ không được yên ổn đâu. Nhớ đấy!

Thúy Văn “dạ” nhỏ một tiếng và lầm lũi đi sau ông. Xuống đến phòng khách, ông niềm nở bắt tay với khách, rồi quay lại vỗ nhẹ vào đầu Thúy Văn:

-Con ngồi xuống đây, để ba giới thiệu con làm quen với mấy anh mà con sẽ làm bạn.

Thúy Văn lần lượt chào từng người mà không hề nhìn mặt họ. Cô chỉ hơi ngước mặt lên khi ông Nhị bảo cô chào Hiệu Nghiêm. Trong lòng cô là nỗi thất vọng mênh mông. Giá không phải anh ta, mà là người thanh niên bên cạnh. Anh ta gần như vượt quá tên của mình. Khi nghe giới thiệu, anh ta cũng không buồn ngước lên nhìn cô. Khuôn mặt nghiêm nghị và đôi môi hơi mím lại, vừa kiêu ngạo vừa khinh thường, vừa khắc nghiệt chán ghét. Anh ta lập tức gây cho cô cảm giác bị xúc phạm. Và cô buồn rầu nhìn xuống tay mình với ý nghĩ rồi đây mình sẽ sống trong địa ngục mới.

Trái hẳn với Hiệu Nghiêm, ông bác của anh ta tỏ ra ân cần lịch thiệp với Thúy Văn, như để đền bù cho cô về thái độ lạnh lùng của cháu . Ông điềm đạm nói chuyện với ông Nhị, thỉnh thoảng quay về phía Thúy Văn, ân cần:

-Bác nghe nói cháu tốt nghiêp ngoại thương, thế cháu đã đi làm ở đâu chưa ?

-Dạ chưa.

Ông quay lại ông Nhị:

-Chắc ông còn kén chỗ cho cháu, chứ ở công ty anh cũng có chỗ cho cháu vậy.

ông Nhị khoát tay:

-Con gái tôi đứa nào tôi cũng cho ra ngoài tìm chỗ làm, tôi không muốn chúng nó có tính ỷ lại vào cha mẹ anh ạ. Tự tụi nó phải quyết định tương lai nó thôi.

Ông Thịnh gật gù:

-Anh dạy con hay lắm

Ông quay qua Thúy Văn:

-Vậy cháu có tìm được nơi nào vừa ý chưa ?

-Dạ chưa bác ạ

Rồi cô làm thinh. Những người làm chủ này cứ tưởng công việc là dễ tìm lắm. Có lẽ vì họ chỉ ngoắc tay một cái là có được tất cả những gì họ muốn. Ai cũng tưởng tiểu thư gia đình này muốn gì được nấy. Họ làm sao hiểu được là điều đó không hề xảy ra cho cô mà chỉ với Thúy Lan.

Thúy Văn còn đang nghĩ ngợi thì ông Thịnh nói với vẻ sốt sắng:

-Nếu cháu chưa tìm được việc làm thì hãy tới công ty của Hiệu Nghiêm làm. Như thế sẽ tiện cho cháu , và cả cho con nữa phải không Hiệu Nghiêm?

Ông vừa nói vừa quay lại nhìn Hiệu Nghiêm, nhưng anh ta chỉ lắc đầu thờ ơ:

-Con không chắc công việc ở công ty con xứng đáng với cổ. Ðể cổ tự tìm chỗ thích hợp thì hay hơn.

Ông Thịnh có vẻ hụt hẫng, nhưng lập tức lại cười như không hề phật ý:

-Thúy Văn mới ra trường, dù sao có người quen nâng đỡ cũng dễ hơn. Ðó là bổn phận của con mà.

Hiệu Nghiêm quay mặt chỗ khác, không trả lời. Anh ta như bất cần tất cả, cũng không hề sợ ông Nhị . Thậm chí Thúy Văn có cảm tưởng anh ta muốn khiêu chiến với cô. Hình như trong chuyện này, anh ta cũng bị áp lực như cô.

Tự nhiên cô cảm thấy một chút coi thường Hiệu Nghiêm. Anh ta là con trai, tại sao lại chịu để mình bị khống chế trong hôn nhân ? Rõ ràng là anh ta không thích cuộc hôn nhân tính toán này nhưng vẫn thực hiện nó. Nếu không, tối nay anh ta chẳng theo gia đình đếnd dây coi mắt cô.

Thúy Văn rất lơ mơ về chuyện làm ăn của ba cô. Chỉ khi muốn gả cô cho Hiệu Nghiêm, ba cô mới nói cho cô biết anh ta là giám đốc của một công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra ông không nói gì thêm về anh ta. Ðây là lần đầu tiên cô gặp một người mà mình đã từng hình dung một cách ác cảm. VÀ đúng như trong tưởng tượgn của cô, anh ta thậm chí còn đáng ghét hơn nhiều.

Mọi người ngồi nói chuyện quanh những chuyện mua bán và về những biến đổi của thị trường. Thúy Văn hiểu tất cả những điều đó nhưng không tham gia. Cô ngồi im nhìn xuống tấm thảm. Mà không chỉ riêng cô, cả Hiệu Nghiêm và người thanh niên tên Hữu Tri cũng không nói gì. Hiệu Nghiêm ngồi nhìn thẳng vào góc phòng, nhưng Thúy Văn biết Hữu Tri ngấm ngầm quan sát cô. Cô biết điều đó khi bất chợt ngước lên, cô thấy ánh mắt anh ta bối rối chuyển sang nơi khác.

Khi họ ra về, Thúy Văn nói một cách rụt rè:

-Ba, con thấy anh ấy rất ác cảm với con, nếu mà …

Nhưng ông Nhị gạt phắt đi:

-Ba biết nó không ưa ba, nhưng chuyện đó không quan trọng. Ba mặc kệ nó nghĩ gì, điều chủ yếu là ba cần những mối quan hệ của công ty nọ Còn nó thì cần tiền của ba. Nó ghét hay thích con không quan trọng. Ba chỉ cần hai công ty kết hợp làm ăn, con hiểu không?

Thúy Văn ngân ngấn nước mắt:

-Nhưng anh ta không thích con, con cũng không thích anh ta, sống chung như thế con buồn lắm ba ạ.

-Vớ vẩn. Ba không thích nghe mấy chuyện đó, đừng nói nữa. Công ba nuôi con mười mấy năm, bây giờ con làm gì để trả, con tự suy nghĩ đi.

O6ng bỏ đi lên lầu, Thúy Văn ngồi xuống salon, tay mân mê mặt nệm một cách vô thức. Cô bỗng bật khóc. Với cô ba luôn bất công như thế. Trong khi với Thúy Lan thì chiều chuộng từng ý thích. Thúy Lan yêu người nào ba cũng dễ dãi và nâng đỡ người đó. Còn cô thì gần như bị xem là công cụ để ba trao đổi làm ăn. Cô không chịu nổi sự cư xử nghiệt ngã đó.

Vài hôm sau, buổi sáng Thúy Văn đi ra ngoài về thì ông Nhị gọi điện về bảo cô đến công ty ngay. Thúy Văn không cãi lời nhưng cô ngạc nhiên kinh khủng. Lần đầu tiên ba cô gọi điện cho cô, mà lại là đến công ty. Không biết đây là chuyện vui hay buồn.

Khi cô đến, ông Nhị đang ngồi dưới phòng khách như đợi ai. Thấy cô, ông đứng dậy:

-Ði với ba

Thúy Văn không dám hỏi gì, chỉ yên lặng theo ông ra xe. Ông Nhị cũng không giải thích là đi đâu. Mãi khi xe dừng trước một công ty xuất nhập khẩu, ông mới quay lại cô:

-Ba muốn con làm quen với công ty của chồng con sau này. Con hãy tỏ ra thông minh một chút.

Rồi ông mở cửa bước xuống. Thúy Văn ngơ ngác nhìn vào trong. Ðó là một tòa nhà ba tầng, nhìn qua có vẻ là nhà ở hơn. Lúc trưóc cô hay đi ngang con đường này và có vào đây một lần vơ’i nhỏ bạn. Cô không ngờ đây là chô ~làm việc của Hiệu Nghiêm và cảm thấy lúng túng khi biét lát nữa sẽ gặp nhỏ bạn. Cô không biết mình phải giải thích thế nào.

Cô theo ông Nhị vào phòng. Một nhân viên mời ông ngồi chơ` rồi định lên báo với Hiệu Nghiêm nhưng ông khóat tay ra dấu không cần và tự mình đi lên lầu. Vừa lúc đó ông Thịnh cũng vê` đến. Ông bắt tay ông Nhị một cách niềm nở:

-Anh đến sao không báo trước để tôi ở lại đón, rất may là tôi đi công việc mới về.

Ông ta quay qua nói với một nhân viên ngồi bên bàn:

-Cậu đi lên báo giám đốc xuống tiếp khách.

Ông Nhị cản lại:

-Thôi khỏi anh ạ, để cậu ấy làm việc. Tôi tiện đường ghé chơi thôi. Ðể tôi lên trên đó cũng được.

Ông Thịnh rất chiều ý đưa cha con ông Nhị lên tầng trên. Thúy Văn vừa đi vừa đưa mắt tìm Ngọc Thân. Qua khung cửa kiếng của phòng bên trái, cô thấy cô nàng đang ngồi bên máy tính. Ngọc Thân cũng vừa thấy cô, cô nàng tròn mắt ngạc nhiên nhìn. Thúy Văn định vào phòng đó thì ông Nhị quay lại:

-Ði theo ba.

Cô đành quay lại đi phía sau ông và không quên ra dấu bảo Ngọc Thân chờ cô.

Khi mọi người bưuóc vào phòng, Hiệu Nghiêm như rất ngạc nhiên nhưng không hề có vẻ nồng nhiệt khi đón hai vị khách bất ngờ này. Anh đứng lên chào ông Nhị, rồi bước qua salon. Thúy Văn định chào anh ta nhưng thấy cử chỉ khô lạnh của anh ta khi nhin minh`, cô lại thôi và lặng lẽ ngồi xuống cạnh ông Nhị, mắt nhìn xuống bàn như mọi việc xung quanh đều không liên quan đến mình.

Thúy Văn không tin ba cô tiện đường ghé chơi như ông đã nói với ông Thịnh. Cô biết rất rõ ba cô làm bất cứ điều gì cũng có mục đích riêng. Không biết lần này là gì.

Tự nhiên Thúy Văn cảm thấy đâm ra ngại với ông Thịnh và Hiệu Nghiêm. Cô muốn mình là người ngoài cuộc hơn là làm cái đuôi của ba mình. Nghĩ vậy cô đứng lên nói nhỏ:

-Dạ, con xin phép ra ngoài một chút.

Không nghe ông phản ứng, Thúy Văn nhẹ nhàng đi ra ngoài. Cô xuống cầu thang đi vào phòng Ngọc Thân. Vừa thấy cô, cô nàng quay lại hỏi ngay:

-Ði đâu vậy, bộ tính xin vào đây hả ?

Thúy Văn lắc đầu:

-Không có, mình theo ba mình đi chơi.

-À, chắc bác quen với giám đốc, chỗ làm ăn hay là bạn vậy ?

Thúy Văn không biết giải thích thế nào, cô lại lắc đầu:

-Mình không biết, ba bảo đi thì đi, không biết gì cả.

-Sao ? Tìm được chỗ làm chưa ?

-Chưa, ở đâu cũng là chỗ quen của ba, mình ngán quá.

Ngọc Thân cười khì:

-Ông già có công ty, sướng gần chết mà không chịu làm, lại chạy long nhong kiếm việc, chưa thấy ai ngông như Văn.

Thúy Văn không trả lời, cô hỏi như thăm dò:

-Làm ở đây thế nào, sếp có khó lắm không?

-Cũng không khó lắm, mà cũng không biết được, mình đâu có làm gì bậy mà sợ sếp khó.

-Nhưng tính anh ta có dễ chịu không, đối với nhân viên ra sao, không lẽ Thân không nhận biết được ?

-Ờ, nhiều lúc cũng có khó, với lại mặt sếp lúc nào cũng đăm đăm, mình ngán lắm.

Cô quay lại đối diện với Thúy Văn:

-Này, nếu Văn không tìm được chỗ làm thì xin vào đây đi, ở đây đang tuyển hai người đấy. Một tiếp thị, một thư ký văn phòng, xin đi Văn, làm chung cho vui.

Thúy Văn chưa kịp trả lời thì thấy ông Nhị, ông Thịnh và Hiệu Nghiêm đang đi xuống. Cô đứng dậy:

-Ba mình xuống kìa, mình về nghe.

-Ê, nhưng mà có muốn xin vào đây không?

-Cũng không biết nữa, rảnh gọi điện cho mình nghe.

-Ừ

Thúy Văn đi ra hành lang. Ông Thịnh và Hiệu Nghiêm tiễn ba cô ra cửa. Cô rụt rè chào ông Thịnh và gật đầu với anh ta. Anh ta cũng gật đầu đáp lại nhưng khuôn mặt vẫn lạnh băng. Thúy Văn lập tức đi đến cạnh ba cô để giữ khoảng cách xa xa với anh ta.

Ngồi trong xe, cô rất muốn hỏi ông Nhị chuyện lúc nãy nhưng không dám. Còn ông thì im lặng nhìn ra bên đường. Thỉnh thoảng cười thoáng như hài lòng. Cô có cảm tưởng cuộc nói chuyện vừa rồi phía bên Hiệu Nghiêm đã làm ông vừa ý.

Buổi trưa Thúy Văn đang dọn dẹp thì có điện của Ngọc Thân. Cô ngồi xuống giường, dấu hiệu của một cuộc nói chuyện khá dài. Ngọc Thân nói chuyện đông tây một lúc rồi than thở:

-Lúc sáng Văn về rồi, sếp gọi mình lên phòng quạt cho một trận, tức muốn chết đưọc.

Thúy Văn ngạc nhiên:

-Nhưng mà la chuyện gì ?

-Sếp bảo trong giờ làm không được tiếp bạn, không được nói chuyện riêng. Thật ra mình có vi pham gì nhiều đâu, nếu căng ra thì Văn là khách của sếp, mình có dám không tiếp chuyện không, tự nhiên hôm nay ông ta khó chịu dễ sợ.

-Ngoài ra, anh ta còn nói gì nữa không?

-Sếp hỏi mình quan hệ ra sao với Văn, mình bảo là bạn, thế là ông tabảo không thích nhân viên công ty kể với người ngoài chuyện nội bộ, vô lý dễ sợ, mà mình đã nói gì đâu.

-Có lẽ anh ta bực mình chuyện gì đó, rồi trút vào nhân viên, gặp Thân xui nên lãnh đủ, chư ‘không phải anh ta có thành kiến với Thân đâu.

-Cũng mong như vậy, chứ nãy giờ mình tức muốn chết, ngủ không đuợc luôn.

-Thôi mà, đi làm bị la là chuyện thường, để bụng làm chi.

-Nhưng mà la như thế thì oan quá, lại vô lý nữa, không tức sao đuợc. Xí, ai mà làm vợ ông ta là vô phúc bảy đời, đàn ông gì lúc nào cũng quạu quọ, thấy ớn.

Thúy Văn thóang lặng người . Ngọc Thân không biết câu nói vô tình đó động chạm tới nỗi buồn của cô, cô cắn môi im lặng. Bên kia Ngọc Thân vẫn liếng thoắng một tràng rồi dặn dò:

-Nhưng Văn đừng kể chuyện này với sếp nghe, mình sợ bị sếp quạt thêm một trận về tội mách lẻo, phiền lắm đấy.

-Yên tâm đi, mình không điên thế đâu.

-Thôi, mình cúp nha. Ðến giờ đi làm rồi. Chiều nay mà vô trễ không chừng sếp biết, lôi vào phòng quạt thêm một trận vê` tội đi trễ nữa, ngán lắm.

Thúy Văn bỏ máy xuống, ngồi bó gối suy nghĩ. Cô có cảm tưởng Hiệu Nghiêm làm thế để cảnh cáo cô. Anh ta muốn qua Ngọc Thân để nói với cô rằng anh ta không hề có ý thân thiện và nể nang cô dù cô sắp là người thân với anh ta.

Thúy Văn không biết mình có thành kiến không. Nhưng cách cư xử của Hiệu Nghiêm làm cô thấy nản vô cùng.

Hôm sau cô đdang trong phòng tắm thì dì Tám lên thông báo có Hiệu Nghiêm đến và ông Nhị bảo cô xuống tiếp khách. Thúy Văn đứng thừ người, chán chường và mệt mỏi. Nếu được phép, cô sẽ thẳng thừng từ chối tiếp anh ta ngay.

Ðang chải tóc, Thúy Văn chợt giật bắn người vi tiếng hét của Thúy Lan:

-Tại sao cái áo nhăn nhúm thế này ? Dì tám đâu, dì Tám .

Thúy Văn mở cửa, ló đầu ra xem . Dì Tám đang hớt hải chạy lên hành lang, Thúy Lan cầm chiếc áo, căng ra:

-Dì ủi đồ như vậy đó hả ? Hư hết rồi, thấy chưa ?

-Dạ, dạ .. tại tui lỡ để bàn ủi nóng quá, cô mặc đỡ giùm/

Tiếng dì im bặt khi Thúy Lan quát lên:

-Lỡ với chả lỡ, làm ăn không nên thân vậy đó, dì có biết cái áo này tui mặc mới có một lần không ? Ðấy, có giỏi thì mặc đi.

Cô hung hăng ném chiếc áo xuống gạch rồi vào phòng đóng sầm cửa lại. Thúy Văn bưóc đến cầm chiếc áo lên , nói như an ủi:

-Ðể con mua cái khác đền chị ấy, không sao đâu, dì đừng ngại.

Cô bảo bà đi xuống rồi cầm áo vào phòng mình, treo lên tường. Chợt nhớ Hiệu Nghiêm đang ở dưới phòng khách, cô vội chải sơ tóc rồi xuống tiếp anh ta.

Hiệu Nghiêm đang ngồi ở salon. Anh ta ngước lên khi thấy Thúy Văn. Qua cái nhìn của anh ta, Thúy Văn hiểu lúc nãy anh ta đã nghe hết và tưởng tiếng quát tháo lúc nãy là của cô. Cô thấy rất rõ nụ cười châm biếm của anh ta.

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 11-04-2004, 02:24 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

2.



Cô ngồi xuống phía đối diện. Nhìn quanh như tìm ông Nhị, Hiệu Nghiêm lên tiếng:

- Ba cô mới vừa ra ngoài.

Thúy Văn thoáng cau mặt. Có khách mà ba vẫn bỏ đi, rõ ràng ba không hề lịch sự với Hiệu Nghiêm. Cô nhỏ nhẹ:

- Tại ba tôi bận quá nên không tiếp được, tôi xin lỗi.

Trên môi Hiệu Nghiêm lại thoáng nụ cười châm biếm. Nhưng giọng anh ta vẫn lịch sự:

- Tôi biết, và tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu.

Ngay cả khi tỏ ra lịch sụ, anh ta cũng không giấu được vẻ mỉa mai ngấm ngầm. Có lẽ anh ta đang nghĩ cô đóng kịch, mà cũng đúgn thôi, sau khi đã nghe giọng nói chanh chua lúc nãy, cô càng nói năng mềm mỏng thì càng có vẻ giả tạo. Nhưng thanh minh thì lại càng dở, vì anh ta có nói gì đâu.

Thúy Văn thầm thở dài, rồi đẩy ly nước về phía anh ta:

- Anh uống nước.

- Cám ơn

Hiệu Nghiêm khoát tay như bảo để mặc anh ta, Thậm chí anh ta cũng không hề nhìn xuốgn ly nưóc. Anh ta nói một cách nghiêm nghị:

- Hôm đó ba cô đã yêu cầu tôi nhận cô vào làm ở trong công ty . Tôi đến để hỏi, có thật cô cần đi làm không và cô đã biết những gì. Nếu vào công ty tôị liệu cô muốn ở vị trí nào ?

Thúy Văn mở lớn mắt nhìn Hiệu Nghiêm, im lặng. Anh ta cũng nhìn lại cô vớ imot chút ác cảm lẫn mai mỉa:

- Hình như cô không biết chuyện này ? Không cần phải làm như thế với tôi đâu, cứ thẳng thắn nói ra đi, cô cần cái gì ?

Thúy Văn liếm môi , buông thõng:

- Ba tôi đã nói thế, anh muốn tôi làm ở khâu nào cũng được, tôi không có ý kiến gì cả/.

- Tuỳ cô, vậy sáng mai tám giờ cô đến công ty trực tiếp gặp tôi, tôi sẽ phỏng vấn xem năng lực của cô đến đâu.

Nói xong, anh đứng dậy ngay:

- Xin chào, mong là cô đến đúng giờ.

Không đợi Thúy Văn có ý kiến, anh ta đi nhanh ra cửa. Cử chỉ đột ngột của anh ta làm cô không biết phải phản ứng ra sao, chỉ biết đứng ở cửa nhìn vị khách không mời mà đến kia đang lái xe ra đường.

Hôm sau Thúy Văn chuẩn bị rất thận trọng. Cô mặc bộ vest nghiêm chỉnh và mang theo tất cả giấy tờ, bằng cấp của mình. Cô đến rất đúng hẹn. Khi cô lên phòng thì Hiệu Nghiêm đã có mặt ở đó. Anh ta đang ngồi phía sau bàn như chơ` cô, dáng vẻ xa cách cố ý. Hình như anh ta muốn nhấn mạnh vị trí của cô, rằng ở đây cô chỉ là người đến xin việc chứ không phải cô gái mà anh đã đến coi mắt cách đây mấy ngày.

Anh ta hất đầu về phía chiếc ghế truớc mặt:

- Cô ngồi đi.

Thúy Văn lẳng lặng đặt hồ sơ xuống bàn:

- Ðây là những bằng cấp của tôi, anh muốn xem qua không?

- Cứ để đó tôi sẽ xem sau.

- Vâng

Anh ta ngồi tựa lưng vào ghế, hai tay chống lên bàn. Anh ta quan sát cô một lát, rôi` hỏi bất ngờ:

- Tại sao cô không làm việc cho ba cô ? Tôi thấy trình độ của cô đủ sức làm việc ở những công ty lớn , còn công ty của tôi thì rất nhỏ . Cô không thấy thiệt thòi sao ?

Thúy Văn ngồi im. Cô thật sự không biết trả lời thế nào. Chẳng lẽ nói với anh rằng cô rất muốn làm việc cho ba cô nhưng ông không đồng ý. Và cả cô cũng không hiểu nổi tại sao ba cứ một mực bắt cô đến làm cho Hiệu Nghiêm.

Không nghe cô trả lời, Hiệu Nghiêm nhắc lại:

- Tại sao cô muốn vào đây, nói đi, đó là ý của cô hay của ba cô ?

Thúy Văn buông thõng:

- Ba tôi bảo làm ở đâu thì tôi làm ở đó, còn anh nhận hay không là quyền của anh, tôi không có ý kiến gì cả.

Cô im lặng một lúc rồi nói thêm:

- Anh là giám đốc, anh có quyền không nhận. Còn tôi có thể tìm nơi khác.

- Phải không? - Giọng Hiệu Nghiêm đầy vẻ châm biếm.

- Tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ, tin hay không là tuỳ anh

Hiệu Nghiêm chợt đổi giọng:

- Cô nói tiếng Anh rành chứ?

- Tôi có người bạn người Úc, chúng tôi chỉ nói chưyện vơi nhau bằng tiếng Anh.

- Nói chuyện với bạn dễ hơn giao tiếp với khách quốc tế rất nhiều. Còn công ty tôi thì chủ yếu là mua bán với nước ngoài.

- Tôi không ngại chuyện đó.

- Tôi cần một người làm tiếp thị, mà phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm, cô nghĩ sao ?

Biết anh ta muốn dồn mình vào chân tuờng, Thúy Văn không thể không phản khán:

- Bất cứ công ty nào cũng muốn tuyển nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, nhưng những người có kinh nghiệm chỉ muốn làm ở những công ty lớn. Còn công ty anh thì nhỏ, anh nghĩ sao về sự đòi hỏi đó ? Có cao quá không?

Hiệu Nghiêm có vẻ bất ngờ vì phản ứng của cô. Nhưng anh ta không hề lúng túng, và quật lại ngay.

- Bất cứ ai khi tuyển nhân viên cũng đòi hỏi năng lực của họ, còn nếu cô cảm thấy như vậy là không xứng với mình, cô có thể không la`m ở đây, tôi không ép.

Anh ta đẩy hồ sơ về phía cô:

- Cô có thể ra về, tôi không dám ép uổng tiểu thư nhà bác Nhị đâu.

Thúy Văn mím môi ngồi im, rồi cô cầm xấp hồ sơ đứng lên:

- Cám ơn về cuộc phỏng vấn dễ chịu của anh.

Cô quay người đi ra, tim đập mạnh vì tức. Cô mang tâm lý bất chấp tất cả . Nhưng cô vừa ra đến cửa thì ông Thịnh cũng vừa vào. Thấy cô, ông niềm nở:

- Cháu đến nhận việc đó hả, thế nào, cháu có vừa ý công việc không?

- Dạ …

Cô còn đang ấp úng thi Hiệu Nghiêm lên tiếng:

- Cô ấy chê công ty chúng ta nhỏ, con không dám làm phật ý cô ta. Hãy để cô ta về làm việc cho gia đình bên đó, như thế hay hơn.

Ông Thịnh có vẻ giật minh:

- Con không nhận à, tại sao lại như thế ?

Ông quay lại, thân mật choàng qua vai Thúy Văn:

- Khoan về đã cháu, chắc cháu phật lòng phải không? Thật ra bất đồn gý kiến trong công việc là chuyện thường, cái đó nhỏ thôi. Ngồi xuống đi cháu, mình bàn lại vấn đề xem nào.

Thúy Văn miễn cưỡng làm theo lời ông. Hiệu Nghiêm hơi cau mặt vì sự vồn vã của ông Thịnh nhưng không nói gì, chỉ nhìn chỗ khác một cách chán nản. ông Thịnh thấy hết cử chỉ của anh nhưng vẫn lờ đi và quay qua Thúy Văn:

- Ba cháu muốn cháu tập cho quen việc ở đây, như thế là tốt vì trước sau hai công ty cũng phải hợp tác với nhau. VẢ lại mai mốt cháu cũng phải điều hành công việc vơi Hiệu Nghiêm, cho nên cháuhãy bỏ qua những xích mích nhỏ.

- Vâng

Hiệu Nghiêm liéc qua Thúy Văn, nghi ngờ. Anh hơi ngạc nhiên khi thấy cô thuần phục như vậy. Với anh, đó là một sự tính toán thâm hiểm. Anh không hiểu rằng Thúy Văn cố gắng lắm mới tự chủ đưuợc mình vì trên đầu cô là quyền lực của ba cô. Trong hai cái chịu đựng, cô chọn cách đối phó với Hiệu Nghiêm. Vì dù có khó khăn đến mấy, anh ta cũng không đáng sợ bằng ba.

Ông Thịnh cũng không hiểu tâm trạng của Thúy Văn. Nhưng thấy vẻ ngoan ngoãn của cô, ông có cảm tình hơn. Dù sao cũng không dám để mất lòng cô vì ông cần sự hợp tác của ông Nhị.

Ông ngồi xuống đối diện với Thúy Văn, thân thiện:

- Công ty bác đang thiếu người tiếp thị, nhưng cháu không phải làm công việc đó mà sẽ làm trợ lý cho Hiệu Nghiêm. Bất cứ lúc nào muốn đi làm, cháu cứ đến đây tập việc, Hữu Tri sẽ bàn giao công việc cho cháu.

- Vâng

- Thế cháu định chừng nào bắt đầu công việc?

- Dạ, chừng nào cũng được ạ, cháu không bận gì cả.

- Vậy thì mai nhé, để bác nói trước với Hữu Tri

Thúy Văn đặt hô` sơ lên bàn:

- Bác có cần xem qua những hồ sơ của cháu không ạ, cháu để đây cho bác nghiên cưú.

Ông Thịnh xua tay:

- Bác nghĩ văn bằng chỉ là hình thức, chủ yêú là năng lực. Nhưng bác tin con gái một người tầm cỡ như anh Nhị chắc chắn phải khá rồi.

Thúy Văn cúi đầu nhìn xuốgn gạch:

- Dạ, cháu không nghĩ vậy đâu, cháu chỉ muốn học việc thôi.

Cô ngước lên, bắt gặp cặp mắt dò xét của Hiệu Nghiêm. Anh ta hình như muo6’n nghiên cứu vẻ khiêm tốn của cô là thật hay giả. Cuối cùng anh ta cười nhếch môi như không tin:

- Chúng tôi cũng mong cô không coi công ty này là nơi cô thực tập làm tình báo.

Thúy Văn ngơ ngác nhìn anh ta. Nhưng chưa kịp nói thì ông Thịnh đã khoát tay:

- Hiệu Nghiêm chỉ nói đùa thôi, đừng để ý nhé cháu.

- Vâng

Cô kéo ghế đứng dậy:

- Xin phép bác cháu về.

Cô quay qua Hiệu Nghiêm:

- Chào anh

- Chào.

Thấy ông Thịnh định đi theo, Thúy Văn vội ngăn lại:

- Dạ, bác đừng tiễn như thế, cháu không dám đâu. Thưa bác cháu về.

Rồi cô đi nhanh ra ngoài. Cô khép cánh cửa phía sau lựng. Khi cô định đi thì ben trong có tiếng Hiệu Nghiêm vọng ra:

- Tại sao bác dễ dãi với cô ta như vậy ? Thật con không hiểu được, chẳng lẽ bác không biét làm như vậy là trúng kế của ông ta ?

- Con đừng nóng nảy quá, mình cần hợp tác với người ta thi phải chìu ý người ta con ạ.

- Con nhận cô ta vào đây là nhân nhượng lắm rồi, con không thể nhân nhượng hơn được nữa đâu. Con không muốn cô ta thọc sâu vào chuyện làm ăn của con.

- Thế con định để con bé làm gi ?

- Cô ta chỉ được làm những việc vặt vãnh trong thời gian chưa cưới. Ngoài ra cô ta cũng sẽ không biết được hoạt động của công ty . Con không tin cô ta có thiện ý.

- Nếu đồng ý hợp tác mà con găng như thế, liệu bên kia có tin được mình không? Cô ấy là con gái ông ta, con cư xử như vậy không sợ mất lòng họ sao ?

- Nhưng nếu mình quá nhu nhược, con sợ họ sẽ lấn tới. Thực tế là miình đã lệ thuộc họ rồi, nếu từ đầu mình nhường họ, cuối cùng mình sẽ mất hẳn quyền hành, bác có nghĩ đến chuyện đó không?

- Bác có nghĩ , nhưng Thúy Văn không đủ sức làm gián điệp cho ba nó như con nghĩ đâu. Con bé mới ra trường, làm sao nó có khả năng đó được. Bác thấy nó rất hiền.

Tiếng Hiệu Nghiêm cười khan:

- Cô ta không hiền như bề ngoài đâu. Nếu bác nghe cô ta quát mắng người làm, bác sẽ thấy cô ta ghê gớm hơn nhiều.

Im lặng một lát, anh ta nói tiéep:

- Cô ta phải có bản lĩnh thế nào đó họ mới đưa cô ta vào gia đinh mình. Họ có hai cô con gái, chắc chắn là lựa chọn lắm mới gả cô ta cho con, cô ta còn người chị nữa mà.

- Bác biết con đề phòng họ là đúng. Nhưng con không nên căng thẳng với họ quá, bất lợi cho mình lắm.

- Con biết, con sẽ có cách đối phó với họ.

- Nhưng dù sao con cũng không nên găng với Thúy Văn quá. Sự sống còn của công ty này phụ thuộc vào cách hợp tác của họ, đừngđể mất cơ hội này.

- Con biết, bác đừng lo. Con cũng muốn biết xem bản lĩnh của cô ta ghê gớm đến đâu.

Thúy Văn thở dài, bỏ đi xuốgn cầu thang. Giá đừng nghe được câu chuyện của họ, có lẽ cô sẽ đỡ bị áp lực. Thật buồn cười khi một người từng trải như Hiệu Nghiêm lại đề phòng cô, một con bé mớ ra trường không có lấy chút kinh nghiệm. Trong khi cô cũng chỉ là một công cụ trogn nước cờ của người lớn .

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 11-04-2004, 02:27 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

3.



Sáng hôm sau cô đến công ty rất đúng giờ. Nhưng Hiệu Nghiêm còn sớm hơn. Hình như anh ta làm việc từ lúc bảy giờ hay sớm hơn thế nữa. Thúy Văn không biết. , Khi Thúy Văn đến thì thấy anh ta ngồi sau bàn việc cặm cụi viết cái gì đó.

Nghe tiếng mở cửa, anh ta cũng không ngước lên, chỉ nói ngắn gọn:

- Chờ một chút, mời ngồi.

Thúy Văn lưỡng lự không biết đến ngồi ở đâu. Ðến bàn viết anh ta thì có vẻ gần gũi quá, cô không muốn. còn chờ ở salon thì có vẻ mình là khách. Cuối cùng cô chọn cách thứ hai. Cô ngồi nhìn lơ đãng trong phòng và thầm công nhận nơi làm việc của anh ta rất đẹp.

Một lát sau Hiệu Nghiêm bước qua, ngồi xuống đối diện với cô. Anh ta nhìn cô một cách nghiêm nghị:

- Tôi đã xem qua hồ sơ của cô. Tôi thừa nhận la` cô rất có năng lực. Nhưng giữa sự học và thực tế là một khoảng cách khá xa đấy.

“Không biết anh ta định giở trò gì” Thúy Văn nghĩ thầm và im lặgn chờ đợi.

Hiệu Nghiêm nhìn cô thăm dò, rồi tiếp:

- Những công việc ở đây không cần bằng cấpcũng làm được , tôi báo truớc để cô chuẩn bị tinh thần.

- Tôi không có ý kiến cũng như không phản đối gì hết.

- Tốt, nếu cô bằng lòng với công việc tiếp thị thì từ đây về sau cô sẽ phụ trách viẹc đó, cũng không cần có ai hướng dẫn đâu.

Anh ta đứng dậy đi ra ngoài gọi ai đó, lát sau một cô gái bước vào. Anh ta nói như ra lệnh:

- Bắt đầu ngày mai cô chuyển qua phòng kế toán, công việc của cô bàn giao cho cô này trong ngày hôm naỵ

- Dạ.

Anh ta khoát tay:

- Hai người có thể ra ngoài đươc. rồi.

Cô gái đứng dậy chào anh ta rồi đưa mắt ra hiệu cho Thúy Văn. Thúy Văn cũng đứng lên theo cô ta. Cô cố tình tránh chào Hiệu Nghiêm. Anh ta cũng không nhìn cô, chỉ im lặng.

Cô gái đưa Thúy Văn xuống tầng dưới, vào căn phòng đối diện với phòng Ngọc Thân. Cô ta mở cửa, rồi quay lại nhìn Thúy Văn, cười làm quen:

- Chị mới vô xin việc hả ?

- Ừ

- Lúc trưóc chị có đi làm ở đâu không?

- Không, tôi chỉ mới ra trưòng thôi.

- Thế hả ? Chị học truong gì ?

- Ngoại thương.

Cô ta tròn xoe mắt:

- Trời, chị học truờng đó mà làm mấy việc này à ?

Thúy Văn im lặngCô lờ mờ đoán Hiệu Nghiêm sẽ đày ải cô đến cùng. Nhưng cô vẫn bình tĩnh chờ cô ta bàn giao công việc cho mình.

Cô gái ngồi xuống bàn, bắt đầu lấy sổ sách ra:

- Việc của em nhàn lắm, cuối tháng mới bận rộn, còn bình thường cứ làm tà tà thôi.

“Làm việc trong công ty tư nhân mà “tà tà” thì lạ thật” . Thúy Văn nghĩ thầm. Cô gái đẩy quyển tập trước mặt cô:

- Chị sẽ phụ trách việc mua văn phòng phẩm vào đầu tháng, phân về các phòng. Mỗi phòng xài một loại riêng nên chị phải chia ra, cũng không khó lắm đâu, em có ghi trong sổ hết rồi, chị chỉ cần xem lại thôi. Còn đây là mâý dấu mộc. …

Thúy Văn sửng sốt nhìn về phía cô gái. Cô ngồi chết lặng, không biết phải nói thế nào . “Tiếp thị” là thế này hay sao ? Nếu thế thì cô học đại học làm gì ? Những chuyện thế này một đúa trẻ mới lớn cũng làm đưoc. tự nhiên cô cảm thấy phẫn nộ ghê gớm. Cô muốn chạy lên phòng Hiệu Nghiêm trút tất cả tức giận vào anh ta. Nhưng một cái gì đó từ lý trí bắt buộc cô ngồi yên.

Cuối cùng thì cũng bàn giao xong công việc. Cổ họng Thúy Văn đau thăát vi cảm giác tức nghẹn. Cô im lặng nhận sổ sách và chìa khóa rồi đứng dậy ra về.

Cô đi ra đường. Trong lòng là sự mâu thuẫn dữ dội. Cô biết Hiệu Nghiêm làm thế để đày đọa tinh thần cô, bắt cô phải rút lui khỏi công ty anh ta. Bản năng làm cô muốn lập tức bỏ việc.

Buổi tối, khi nằm trên giường, Thúy Văn nhìn đăm đăm lên trần nhà với một ý nghĩ bướng bỉnh, rằng cô sẽ không chịu thua anh ta. Trốn tránh có nghĩa là hèn nhát, cô sẽ không để cho Hiệu Nghiêm đạt được ý muốn của anh ta. Dù biết như thế là mình sẽ tơi tả.

Những ngày đầu tiên Thúy Văn làm việc rất trôi chảy. Công việc của một thư ký văn phòng bèo nhất công ty. Nhưng không hề tà tà như cô gái kia đã nói. Phải nói là Hiệu Nghiêm sai cô chạy “mờ đầu” với đủ thứ công việc của anh ta. Khi thì ra bưu điện bỏ thư, khi chạy đi mua quà cho anh ta tặng bạn. Hoặc đặt vé máy bay cho anh ta. Thậm chí có lúc anh ta bất chợt muốn nghe nhạc, cô cũng chạy đi tìm đĩa nhạc mà anh ta yêu cầu. Ðủ thứ chuyện vặt vãnh khiến cô nhớ không hết. Cô chỉ có khái niệm suốt ngày ở ngoài đuờng nhiều hơn ở công ty. Và nửa thời gian làm việc là phục vụ cho cá nhân giám đốc chứ không phải cho công ty .

Thúy Văn không biết sự xuất hiện của cô đã gây một dư luận xôn xao trong công ty . Con gái của một thương gia nổi tiếng lại bằng lòng đi làm thư ký văn phòng cho một công ty khác. Thậm chí có người còn bạo gan hơn khi có ý kiến rằng giám đốc sử dụng chất xám thật hoang phí, sang quá là sang.

Tất cả những điều đó Ngọc Thân đều kể cho Thúy Văn. Nhưng cô chỉ cười chứ không có ý kiến. Thậm chí nói rất dửng dưng:

- Mình không cần biết anh ta muốn gì. Nhưng mình coi những thứ đó như thử thách. Thử xem anh ta thử thách tới đâu nữa.

- Thế ba Văn có nói gì không, không phản ứng gì à ?

Thúy Văn im lặng. Hôm qua ông Nhị đã hỏi về công việc của cô. Cô chỉ nơi ngắn là đang học việc. Và Hiệu Nghiêm đang cho cô làm tất cả mọi việc để nắm hoạt động của công ty. Nghe xong ba cô chỉ phán một câu:

- Ðâu có cần thiết phải rườm rà như vậy. Nó đào tạo kiểu đó chừng nào con mới quản lý được công ty ? Ba cho nó một thời gian ngắn nữa thôi đấy.

Thúy Văn không biét sau đó ba cô sẽ làm gì. Nhưng trong thâm tâm, cô không muốn hai bên găng nhau. Cuối cùng hậu quả chỉ là cô gánh mà thôi.

Thấy cô làm thinh, Ngọc Thân hỏi một cách nôn nóng:

- Sao, bác Nhị không có ý kiến gì sao ?

Thúy Văn cười gượng:

- Ba mình muốn mình nhu thế để tự rèn luyện , mình thì sao cũng được .

- Nhưng Văn không thấy bất mãn à ?

- Mình không thấy gì cả .

Ngọc Thân không hỏi nữa. Quả thật thái độ của Thúy Văn làm cô thấy ngạc nhiên. Trong khi mọi người đều bất mãn dùm thì Thúy Văn lại im lặng không phản kháng, thật lạ lùng.

Sáng nay Thúy Văn đi mua dụng cụ văn phòng về, vô vừa bê chồng giấy lên lầu thì gặp ông Thịnh đi xuống. Thấy cô, ông đứng hẳn lại:

- Ủa, cháu làm gì vậy ?

Thúy Văn đặt chồng giấy xuống cầu thang:

- Dạ, con đi mua đồ về.

- Mua mấy cái này à ?

- Dạ

- Ai bảo cháu làm việc này ?

- Dạ, công việc của con là vậy, con làm quen rôì.

- Thế hai tuần này cháu làm những gì ?

Thúy Văn không biết phải trả lời sao cho gọn. Cô nói ngắn:

- Con thay cho chị thư ký văn phòng, chị ấy chuyển qua phòng kế toán bác ạ.

Ông Thịnh nhìn sững cô, không nói gì. Rồi ông khoát tay:

- Thôi, cháu cứ làm việc đi.

- Dạ

Ông đứng nhìn Thúy Văn khệ nệ bưng chồng giấy vào phòng, khẽ lắc đầu, rồi ông lên phòng Hiệu Nghiêm:

- Tại sao con phân công việc nhu vậy cho Thúy Văn? Bác không ngờ và cũng không hiểu nổi, con có ý đồ gì vậy ?

Hiệu Nghiêm buông bút xuống bàn, giọng bình thản:

- Nếu cô ta bất mãn với công việc đó, cô ta có thể nghỉ, con không ép.

- Hình như con có thành kiếnv ới con bé quá rồi đấy.

- Con không quan tâm đến bản thân cô ta, nhưng con muốn ngăn chặn sự xâm nhập của ông Nhị. Ông ta phải hiểu rằng đây là sự hợp tác, và hai bên đều bình đẳng.

- Thật sự là mình và họ bình đẳng đấy chứ.

- Nếu vậy ông ta đưa con gái vào đây làm gì ? Bác không thấy ý đồ của ông ta ra sao ? Nói gì thi nói, con không tin được con người đó.

- Nhưng con cư xử như vậy với Thúy Văn, ông ta sẽ bất mãn.

- Cái đó tuỳ ông ta, thực tế cô nàng vẫn đi làm bình thường. Bác có thấy cô ta quá bản lĩnh không ? Nếu không có ý đồ gì thì cô ta không chịu đựng thế đâu.

- Con đánh giá Thúy Văn sai lệch quá rồi đấy, bác thấy nó rất hiền.

- Dưới mắt con, cô ta là một người quỷ quyệt, con không tin bề ngoài khiêm tốn đó là thật đâu. Rồi cũng có lúc con vạch trần chân tưóong của cô ta, đứa con gái đó không đối đầu nổi với con đâu.

Ông Thịnh lắc đầu, đuối lý:

- Tạm thời gác chuyện đó qua đi, thế họ đã chuyển tiền cho mình chưa ?

- Dạ rồi

- Trong chuyến hàng này họ đòi chia bao nhiêu ?

- Dạ, 60%

- Chà, hơi cao đấy.

Hiệu Nghiêm nheo mắt lại, khuôn mặt anh trở nên rắn đanh:

- Con nhượng bộ vì mình không còn đuờng nào xoay sở. Nhưng sau này con sẽ không để ông ta lấn lướt đâu. Suy cho cùng con gái ông ta ở trong tay con mà.

Ông Thịnh trầm ngâm:

- Bác thấy Thúy Văn không như con nghĩ, đừng áp đạt nó quá, tội nghiệp. Nói gì thi nói sau này nó cũng là vợ con. Bây giờ đừng để nó có thành kiến, sau này sống chung nặng nề lắm.

Hiệu Nghiêm không trả lời, đôi môi mím lại một cách cứng rắn. Ông Thịnh hiểu cử chỉ đó rất rõ. Khi Hiệu Nghiêm đã quyết định thì không ai lay chuyển được. Cá tính quyết đoán đó rất cần thiết đôí với một giám đốc nhưng cũng có những mặt trái của nó.

Tính ông thì lại hơi nhu nhược, giàu tình cảm. Cho nên việc Hiệu Nghiêm độc đoán vơi’ Thúy Văn làm ông bất nhẫn cho cô. Trong mắt ông, cô là một đứa con nít vô hại. Và ông không nhìn cô qu alăng kính của ông Nhị như Hiệu Nghiêm.

Ông ngồi lại một lát, rồi ra về.

Hiệu Nghiêm cho người gọi Thúy Văn lên. Anh ngồi sau bàn viét, im lặng nhìn cô khép nép ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Thấy cô nhìn chỗ khác lảnh tránh tia mắt của mình, anh cười khan, nghiêm nghị:

- Hình như cô bất mãn sự sắp đặt của tôi, và không thích công việc đang làm?

Thúy Văn ngước lên:

- Tôi làm gì để anh nghĩ nhu vậy ?

Hiệu Nghiêm gằn giọng:

- Trả lời đi, đừng hỏi ngược như vậy. Tôi rất ghét bị nhân viên tra vấn lại mình.

Thúy Văn nhìn anh, cố trấn áp sự bất mãn lóe lên trong mắt, rồi nói bình thản;

- Tôi không có ý kiến gì cả.

- Thật chứ ?

Anh nhìn thẳng vào mặt Thúy Văn:

- Tôi nghe dư luận trong công ty rất đầy đủ. Họ phê phán ra sao, tôi mặc kệ. Còn cô, cô nghĩ gì về điều đó ? Cô phải nói thật.

- Xin lỗi giám đốc, đó là quyền tự do của tôi, anh có thể trách tôi nếu tôi làm sai công việc, nhưng anh không được xâm phan tự do cá nhân, cho nên tôi sẽ không nói với anh ý nghĩ của tôị

Hiệu Nghiêm nhếch môi:

- Muốn bảo vệ tự do của mình thì đừng xâm pham đến tự do của người khác. Hiẻu chứ ? Tôi muốn cô nhó rõ điều đó, và hãy để bao cô cũng hiểu như cô.

- Anh có thể nói thẳng điều đó với ba tôi. Còn tôi chỉ là một nhân viên tầm thường, tôi không hiểu nổi những chuyện cao siêu đó.

Hiệu Nghiêm cười mỉa:

- Hy vọng cô thật sự tầm thường và sự khiêm tốn đó là có thật.

Anh im lặng quan sát sự thay đổi trên nét mặt cô. Rồi thấy cô chớp chớp mắt như cố tự chủ, anh tiếp tục giọng nói uy quyền:

- Cô có thấy công việc đó thấp kém so với trình độ của mình không ?Cứ nói thẳng đi.

- Liệu nói ra anh có tin không?

- Nếu cách giải thích đó thuyết phục.

Thúy Văn nghiêm nghị:

- Khi tôi ra trường, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm những công việc này. Nhưng khi anh muốn dùng cách dod’ để trấn áp tôi, tôi bỏ cuộc là he`n nhát.

- Và cô muốn ở lại để đối đầu với tôi ?

- Khi nào tôi có quyền lực như anh, có lẽ tôi se ~có ý nghĩ đó, còn bây giờ thì không.

Hiệu Nghiêm lại im lặgn quan sát Thúy Văn, như muốn đo lường sự lợi hại của cô. Thúy Văn ngồi yên chịu đựgn cái nhìn của anh ta, không hề tỏ thái độ phản đối. Cuối cùng anh ta không nhìn cô nữa, chỉ có một sự ác cảm trong mắt. Anh ta cười khẩy:

- Tôi nói trước cho cô biết, tôi rất ghét những cô gái quỷ quyệt chỉ muốn cướp đoạt của người khác. Và tôi không bị lầm vẻ bề ngoài của cô đâu. Nếu muôn’ đối đầu với tôi, cô chỉ thất bại mà thôi.

Thúy Văn im lặng làm thinh. Anh ta tiếp:

- Tôi bất chấp dư luận ra sao, cũng như không cần biết ý nghĩ của ba cô về việc lam` của tôi . tôi chỉ nói rằng nếu quyết định bám lại đây, cô chỉ được ngần ấy công việc thôi, không thu nhập được gì đâu.

Thúy Văn vẫn tiếp tục làm thinh. Nếu anh ta cảnh cáo cô như vậy thi thật vô ích. Cô không hiểu động lực nào làm anh ta có ác cảm với ba cô như vậy. Nhưng cô có biết gì về chuyện của họ đâu.

Hiệu Nghiêm rất ngạc nhiên về sự im lặng của cô. Ðối với anh, đó là thái độ của một người chịu đấm để được ăn xôi. Và cô càng thu mình lại thì anh càng có tâm lý nghi ngờ, đề phòng.

Anh chợt khoát tay:

- Cô về chỗ làm việc đi.

- Chào anh.

Thúy Văn đứng dậy định đi ra, anh ta lại lên tiếng:

- Khoan, cô ngồi lại đây.

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 11-04-2004, 02:29 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

4.



Thúy Văn quay lại nhưng vẫn đứng:

- Anh muốn nói chuyện gì ?

Giọng Hiệu Nghiêm rành rọt:

- Tôi không thích nhân viên của công ty là người thích ta thán cấp trên, chỉ cần cô hiểu như vậy.

Thúy Văn không trả lời, cô quay phắt người đi ra cưa, môi run run muốn khóc. Ra đến hành lang, cô chạm trán với Hữu Tri. Anh ta nhin mặt cô, rồi nhìn về phía phòng giám đốc. Giọng anh ta thật dịu dàng:

- Có chuyện gì vậy Thúy Văn? Anh ấy khiển trách chị phải không?

Thúy Văn quẹt ngang mắt, hít mũi:

- Không có gì đâu, tôi quen rồi.

Nói xong cô bỏ đi xuống cầu thang. Cô không hay Hữu Tri cũng đi theo phía sau. Anh ta bước vào phòng, đến bên bàn:

- Chuyện gì vậy, nói cho tôi biết đi. Nếu không có gì thì chị đã không căng thẳng như vậy.

Thúy Văn cười gượng chứ không trả lời. Trong thâm tâm cô đề phòng luôn cả Hữu Tri. Anh ta là cánh tay mặt của Hiệu Nghiêm, làm sao dám thân mật với anh ta.

Hữu Tri nói với giọng trầm ấm:

- Tôi biết chị bất mãn với công việc, tại sao chị không bỏ cuộc ? Chị đâu đáng đẻ bị đối xử như vậy. Hãy nói thật với tôi có phải chị bị bắt buộc không?

- Anh Nghiêm luôn coi tôi là gián điệp cho ba tôi, thế anh có nghĩ vậy không?

Hữu Tri lắc đầu rất thành thực:

- Tôi không tin chị có tính đó, và chị cũng không đủ khả năng đối đầu với anh ấy.

- Cám ơn anh, anh là người duy nhất nói với tôi như vậy,

Hữu Tri ngồi thẳng lên, cười như an ủi:

- Thật ra anh Nghiêm không khe khắc như cách ảnh thể hiện với chị đâu. Có điều ở cương vị của ảnh, ai cũng bắt buộc phải đề phòng. Chị biết không, khi công ty sụp đổ, ảnh là người duy nhất gượng lại được. Phải dựa vào ba chị, an?nh khổ tâm lắm.

- Và đề phòng ba tôi nữa chứ gì ?

Hữu Tri mỉm cười:

- Biết làm sao được, tôi không phê phán ba chị nhưng ông ấy chơi trội hơn chúng tôi. Thậm chí là ép buộc. Anh Nghiêm bắt buộc phải như thế thôi.

Anh nhìn vào mặt Thúy Văn, rồi cười thân ái:

- Tất nhiên tôi không coi chị như người đối nghịch, trái lại đấy Thúy Văn ạ.

- Cám ơn anh.

Hữu Tri hơi cúi đầu ngẫm nghĩ một chút rồi ngước lên:

- Tôi rất muốn chị thế vị trí của tôi, tôi sẽ hết lòng truyền kinh nghiệm cho chị .

Thúy Văn mỉm cười:

- Anh không nghĩ tới quyền lợi của mình sao ?

- Khi mình vì một người nào đó, thì quyền lợi cá nhân đâu có nghĩa lý gì.

Thấy khuôn mặt Thúy Văn cau lại như suy nghĩ, anh vội nói lấp đi:

- Thật ra anh Nghiêm không có ác ý với chị đâu, chị đừng buồn.

Thúy Văn trả lời bằng một cái lắc đầu, cô tuyệt đối không tin cách an uỉ đó. Nhưng cũng không muốn nói để nghe Hữu Tri tiếp tục an ủi. Hữu Tri trầm giọng, nói rất chân tình:

- Nếu công việc nặng nhọc quá, cứ noí để tôi làm giúp nhé Văn. Tôi nói thật đó, mong chị hiểu đúng ý tôi.

Thúy Văn chớp mắt, cảm động thật sự:

- Cám ơn anh nhiều lắm, chỉ cần anh nghĩ như vậy tôi cũng vui rồi.

Ngay lúc đó cánh cửa bị đẩy mạnh. Hiệu Nghiêm bước vào, anh ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy Hữu Tri ở đây. Ðưa một xấp thư cho Thúy Văn , anh ta nói:

- Cô ra bưu điện gửi những thư này ngay. Sau đó qua công ty Mỹ Hằng thu tiền hóa đơn này. Bảo họ là không thể trễ hẹn nữa. Còn thuyết phục thé nào là tùy cô.

Nói xong, anh ta dudua mắt nhìn Hữu Tri, rồi đi ra. Hữu Tri bước đến cầm hóa đơn trên tay Thúy Văn, nhìn lưót qua:

- Tôi không hiểu sao anh ấy giao cho Văn việc này, cứ để tôi

- Nhưng anh còn công việc của anh nữa, tôi không muốn phiền anh đâu.

Hữu Tri mỉm cười:

- Chị không quen làm việc này đâu, công ty này thiếu nợ dai như đỉa, khó đòi lắm, để tôi .

Thúy Văn lắc đầu:

- Tôi tự làm được, nếu cái gì khó cũng đùn cho anh, tôi ngại lắm.

Nói xong cô bỏ tất cả vào cặp, khóa tủ lại. Hữu Tri cũng đứng lên theo cô:

- Nếu có gì khó khănn thì gọi tôi nhé, Thúy Văn.

- Vâng.

Thúy Văn cười với anh ta và đi ra hành lang. Cô biết Hiệu Nghiêm muo^’n thử thách khản năng của cô. Ðiều đó làm cô tự ái và quyết tâm không để cho mình thất bại. Cô không muô[n anh ta coi thường cô hơn nữa.

Thúy Văn đến bưu điện rồi đi đến công ty Mỹ Hằng. Tiếp cô là một phụ nữ lớn tuổi có khuôn mặt lạnh như tiền. Bà ta ngồi ở chiếc bàn ngay cửa. Khi Thúy Văn nói lý do mình đến, bà ta lơ là cầm phiếu, xem lướt qua, vẻ mặt vẫn không thay đổì:

- Cô lạ quá làm sao tôi dám đưa tiền.

Thậm chí bà ta cũng không thèm mời cô ngồi. Thúy Văn vừa tức vừa lúng túng. Cô tự nhiên ngồi xuống đối diện với bà ta, nhỏ nhẹ:

- Cháu là nhân viên mới của công ty, chính giám đốc cử cháu đến thu tiền. Tờ hóa đơn này, chắc chắn dì thấy quen phải không?

- Thời buổi bây giờ giấy tờ giả mạo thiếu gì, ai dám tin.

“Với vẻ mặt và giọng nói chua như giấm này, ba ta giao dịch mua bán đưọc cũng là lạ" Thúy Văn phát tức lên, ghét bà ta cay đắng. Cô vẫn cố mềm mỏng:

- Dạ, nếu dì không tin, dì có thể gọi điện về công ty hỏi cho bảo đảm.

- Phiền phức quá, ai mà giải quyết cho đươc.

Thúy Văn ngồi yên nhìn bà ta. Từ tức chuyển sang ngạc nhiên, cô không tưởng tượng bổi có một người thô lỗ như vậy. Mà công ty của bà ta đâu phải xoàng xĩnh. Cô muốn đứng dậy bỏ về cho rồi, nhưng nhơó đéen cái nhìn bằng nửa con mắt của Hiệu Nghiêm, cô lại không chịu thua và cố thuyết phục:

- Hóa đơn này là của năm trước, dì thiếu lâu quá rồi, phiền dì thanh toán dùm.

- Tiền bạc lúc này kẹt cứng, thôi, tháng sau trở lại đi.

Thúy Văn lắc đầu cương quyết:

- Không đâu, nếu không trả đủ, dì có thể đưa trưóc nửa phiếu, như thế cháu có thể giải thích với giám đốc, chứ như vầy giám đốc không tin cháu đâu.

Bà ta xoay người nghiên về phía cô, thái độ như muốn đuổi khách, giọng bà ta nhát gừng:

- Không phải tôi không muốn trả, nhưng cô lạ quá,ai mà dám tin cô.

Vẫn là điệp khúc cũ, Thúy Văn cảm thấy bất lực vô cùng vì bà ta nói rất có lý.

Cô biết Hiệu Nghiêm muốn bắt cô phải khuất phục anh ta, vì anh ta thừa biết sẽ không dễ dàng thu được tiền. Anh ta muốn cô chịu thua và cô sẽ nản. Nghĩ đến vị trí của mình, tự nhiên cô tủi thân muốn khóc. Con của một thương gia lớn lại phải ngồi năn nỉ người ta để đòi nợ, còn bị nói nặng nhẹ nữa chứ. Ðây là lần đầu tiên cô thấy ghét Hiệu Nghiêm không thua gì anh ta ghét cô.

Thúy Văn còn đang căng thẳng tìm cách thuyết phục thì chợt thấy Hữu Tri dỗ xe ngoài sân. Cô mừng muốn nhảy lên khi thấy anh ta bước xuống. Cô dưa mắt nhìn người phụ nữ:

- Cháu không tin dì không nhận ra trợ lý của công ty cháu. Dì vừa nói sẽ trả tìền, bây giờ dì hãy đưa cho anh ấy đi.

Hữu Tri bước vào, thản nhiên ngồi xuống ghế:

- Thế nào rồi bà Những ? Lâu quá không gặp.

Bà ta chưa trả lời thì Thúy Văn vội lên tiếng:

- Bà ấy muốn trả, nhưng không dám đưa tiền cho tôi vì tôi là người lạ.

- Vậy thì tốt quá, bà có thể đưa tôi vậy.

Bà Những lúng túng một chút, rồi cứng rắn:

- Tháng sau cậu tới đi, tôi sẽ trả đủ, có một tram triệu mà làm gì dữ vậy, Bộ sợ tôi giựt hả ?

Hữu Tri thản nhiên:

- Một trăm triệu không la` gì cả, nhưng thời hạn của nó mới là dữ. Công ty tôi để bà thiếu gần một năm, nếu bà không muốn giựt thì đã trả lâu rồi. Bây giờ vẫn còn kịp đấy, nếu không …

Anh ta không nói nữa, ngồi yên nhìn ba` ta, vẻ mặt thật ngầu, thật đe dọa. Thúy Văn nhìn mà còn thấy ngán. Cô rất ngạc nhiên vì lần đầu tiên thấy Hữu Tri có vẻ mặt như vậy.

Người phụ nữ vẫn tỏ ra cứng cỏi:

- Chỗ làm ăn lâu năm, làm gì găng dữ vậy, tôi đã noí tháng sau mà.

Giọng Hữu Tri cũng cứng không kém:

- Tôi nói không là không, phải trả ngay bây giờ.

Anh đứng dậy, chống hai tay xuống bàn gầm gừ:

- Chúng tôi để cô này đến trưóc là nhân nhượng với bà. Nếu bà chơi ngang, tôi sẽ có thứ khác cho bà. Ðã không còn làm ăn vơi nhau thì tôi cũng không cần khoan nhượng.

Anh bước tới, đá chiếc ghế bên tường cho nó ngã lăn ra rồi quay lại:

- Thế nào ? Bà có tin tôi phá nhà này không? Nếu bà thấy chưa đủ thì tôi gọi đám đàn em tới.

Thật ngạc nhiên ngoài trí tưởng tượng của Thúy Văn, bà ta bỗng thay đổi thái độ đột ngột:

- Nè, đừng có làm bậy nhe, trả thì trả chứ.

Bà ta sầm sập đi lên lầu, Hữu Tri quay qua nhìn Thúy Văn, nháy mắt cười. Cô cũng cười khúc khích:

- Không ngờ anh có oai như vậy.

Hữu Tri nói nhỏ:

- Oai gì, tôi cũng run muốn chết. Tôi đâu có quen làm mấy thứ này, hù bả kiểu này nếu bả không sợ thì chắc tôi cũng chào thua.

- Hên là bả đã sợ, nếu không có anh thì chắc tôi cũng bỏ về mất. Anh đi đâu thế ?

- Tôi sợ cô làm không lại bà ta, ở công ty tôi không yên tâm nên đi theo cô.

Thúy Văn ngồi im, mân mê chiếc cặp, sự nhiệt tình của Hữu Tri làm cô cảm động không biết nói gì. Có một người che chở cho mình như thế cô mới thấy những ngày qua minh thật đơn độc.

Cô ngước lên nhìn Hữu Tri:

- Cám ơn anh lắm, tôi nói thật đó.

Hữu Tri khoát tay:

- Chỉ cần cô hiểu tôi thoi, đừng cám ơn như vậy.

Cả hai ngồi im chờ bà Những. Hữu Tri chợt cười:

- Anh Nghiêm đã cho hai người đến đòi rồi nhưng không được. Bả ỷ không còn mua bán nên thiếu dai lắm, cỡ cô không đủ sức đòi đâu.

- Thế còn anh, nếu đi một mình anh có làm như vaậy không?

- Cũng chưa biết. Có điêù tôi nghĩ, nếu cô về tay không thì mọi việc sẽ bất lợi cho cô, thế là tôi đem hết quyết tâm ra đối phó, không ngờ bả cũng nhát. Cái này là may chứ không phải do oai.

- Có lẽ tôi sẽ học cách này của anh.

- Văn làm không nổi đâu, cô không hù được ai cả.

Ngay lúc đó bà Nhungg đi xuống, bà đặt tiền xuống bàn, đay giọng:

- Không ngờ cậu Nghiêm cũng là người thô lỗ như vậy.

Hữu Tri nói tỉnh:

- Tại bà buộc chúng tôi phải làm thế.

Anh tỉnh bơ đếm tiền. Thúy Văn cũng đếm phụ. Chỉ trong một loáng là xong, cả hai đứng lên chào bà ta. Ra đến ngoài dường, Hữu Tri đưa chiếc cặp cho cô:

- Văn về công ty trưóc đi, tôi sẽ đi phía sau. Không cần phải giải thích gì với anh Nghiêm nhé.

- Tôi hiểu, cám ơn anh.

Thúy Văn trở về công ty . Cô đi thẳng lên phòng Hiệu Nghiêm, lẳng lặng ngồi xuống trưóc mặt anh ta rồi mở cặp lôi hết tiền đặt lên bàn:

- Tôi đã thu tiền xong, nhờ anh kiểm tra lại.

Hiệu Nghiêm ngồi tỳ tay lên bàn, im lìm nhìn cô. Phải nói là anh ta kinh ngạc khi Thúy Văn làm được việc này, Anh không tin cô đủ bản lĩnh để khống chế người đàn bà đó. Thế mà cô đã làm đưuợc. Cô ta dữ dằn hơn anh tưỏng nhiều.

Ðiều đó chỉ làm anh thêm ác cảm với cô. Anh khoát tay ra hiệu cho cô đi ra, Thúy Văn đứng lên. Cô khẽ rùng mình khi thấy ánh mắt anh ta nhìn cô. Ðó là ánh mắt của một người nhìn con báo, đầy ghê sợ và đề phòng. Trong một thoáng, cô bỗng hiểu mình đã tự chuốc họa vào thân. Cô càng tỏ ra có năng lực thì chỉ càng làm anh ta đối phó. Thật là dở khóc dở cười.

Thúy Văn muốn kể thật, nhưng cô sợ liên lụy đến Hữu Tri. Cô khoát tay một cách bất lực và ấp úng:

- Tôi không ghê gớm như anh tưởng đâu, đừng có soi mói như thế.

Ánh mắt Hiệu Nghiêm vẫn không thay đổi, khuôn mặt anh ta lạnh băng:

- Cô biết tôi nghĩ gì về cô ? Ði ra ngoài đi.

Thúy Văn đành phải đi ra. Vừa đi cô vừa có cảm giác gờn gợn phía sau. Ánh mắt anh ta như dao sắc, thật là không chịu nổi.

Cô đi về phòng mình, ngồi phịch xuống ghế nghĩ ngợi. Giá cô đừng được Hữu Tri giúp đỡ, giá cô không đòi tiền được cho công ty . Nói chung là, nếu cô dở tẹ, có lẽ Hiệu Nghiêm sẽ không có thành kiến với cô như vậy.

Tự nhiên cô gục xuống bàn, khóc tấm tức một mình.

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 11-04-2004, 02:31 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

5.



Hiệu Nghiêm dựng xe trước sân, bước vào nhà. Phòng khách không có ai ngoài chú chó nằm trước ngạch cửa. Thậm chí nó chỉ ngóc đầu lên ve vẩy đuôi khi thấy anh. Nó đã quá quen thuộc với Hiệu Nghiêm, đến nỗi nếu nói được, nó sẻ hỏi tại sao lâu nay anh không đến.

Hiệu Nghiêm bước vào nhà. Anh chưa kịp lên tiếng thì Yến Oanh đã ló đầu ra nhìn. Thấy anh, cô ngỡ ngàng một phút rồi bước hẳn ra:

- Em cứ nghĩ là anh không tới nữa.

Cô im lặng ngồi xuống ghế. Hiệu Nghiêm cũng ngồi xuống đối diện với cô. Giọng chùng lại:

- Làm sao anh không tới cho được, em có khỏe không? Sao nhìn em xanh quá vậy ?

Yến Oanh áp hai tay lên mặt, cười gượng:

- Em gầy lắm hả, chắc bây giờ em xấu lắm.

Hiệu Nghiêm lắc đầu:

- Ðừng nghĩ như vậy. Em như thế chỉ khiến anh buồn thêm thôi, anh lo cho em lắm.

Yến Oanh khẽ cúi mặt nhìn xuống bàn.không trả lời. Vẻ buồn buồn trong cử chỉ của cô làm tim anh như thắt lại. Anh định nói một cái gì đó dỗ dành nhưng cô đã ngước lên:

- Em đã thấy cô ấy. Cô ấy rất quý phái, nhìn là biết con nhà giàu. Anh hãnh diện về cô ấy lắm phải không?

Hiệu Nghiêm khựng lại ngạc nhiên, anh hỏi nhỏ:

- Em gặpp ở đâu ?

- Hôm đó em thấy anh và vài người trong nhà hàng đi ra. Em đóan chính là cô ấy. Lúc đó em chạy ngang qua, nhưng anh không thấy em.

Hiệu Nghiêm im lặng một lát, lắc đầu như chán ngán:

- Anh không bao giờ coi cô ta là vợ sắp cưới. Ðối với anh, cô ta là một người xa lạ và là sự chịu đựng mà anh không thể không chấp nhận. Anh không cảm thấy hãnh diện khi cưới một người vợ như vậy.

- Nhưng cuộc hôn nhân đó sẽ cứu vãn sự nghiệp của anh.

- Và anh phải trả một giá quá đắt, đó là mất em.

Yến Oanh cười buồn:

- Em thì làm được gì cho anh ? Vừa nghèo vừa tầm thường lại không đẹp. Cưới một người như em anh đâu có gì để hãnh diện.

Hiệu Nghiêm cầm tay cô, bóp nhẹ:

- Anh thích sự tĩnh lặng ở em, cũng không cần những thứ hào nhóang. Mà thôi, nói thế nào em cũng không hiểu được tình cảm đó đâu.

Anh buông tay cô:

- Hãy coi như anh là thằng đê tiện, không xứng đáng với em, và quên anh đi., Không tội gì em phải vương vấn một tình yêu như vậy.

- Em cũng muốn quên lắm, nhưng quên không được. Những ngày anh không đến, em cứ tự nhủ như thế là hết. Và em cố không nghĩ đến anh nhưng không được. Em biết làm sao bây giờ ?

Nói xong cô gục xuống bàn, khóc nức nở.

Hiệu Nghiêm ngô`i lặng người nhìn cô, đau lòng đến mức không đủ can đảm tiếp tục chứng kiến những giọt nưóc mắt ấy. Anh đứng bật dậy, bước qua ôm Yến Oanh, kéo mặt cô lên:

- Em đừng như vậy Oanh, em có biết thấy em thế này anh càng đau khổ không?

- Nhưng em không chịu đựng nổi, em không thể sống mà không có anh.

Hiệu Nghiêm ôm lấy co, vuốt ve nhẹ nhàng:

- Và anh cũng không thể bỏ mặc em bơ vơ. Anh đã suy nghĩ rất lâu trưóc khi quyết định cuộc sống cho em, bình tĩnh nghe anh nói đi em.

Yến Oanh vẫn cứ khóc. Những giọt nước mắt yếu đuối và giày vò. Ðến nỗi trong một phút, Hiệu Nghiêm muốn rũ bỏ tất cả vì cô. Nhưng rồi anh cố nén lòng, cứng rắn:

- Anh không làm cho em được hạnh phúc, thì ít ra cũng không để em chịu bất hạnh. Nghe lời anh, em có chồng đi, người đó sẽ cho em cuộc sống đầy đủ, em sẽ không phải sống thiếu thốn như trước đây nữa.

Yến Oanh ngẩng nhanh mặt lên, kinh ngạc nhìn Hiệu Nghiêm:

- Anh nói gì ?

Hiệu Nghiêm điềm tĩnh nhìn lại cô:

- Em hãy đồng ý lấy Hữu Tri, anh ấy là người tốt. Anh sẽ yên tâm khi em có người chồng như vậy.

Yến Oanh lạc giọng:

- Anh gả em cho trợ lý của anh, đó là sự sắp xếp tương lai cho em đó sao ? Anh coi thường em lắm.

- Anh không coi thường, mà chỉ vì tương lai của em. Em hãy bình tĩnh suy nghĩ, rồi sẽ thấy anh thương em đến độ nào.

- Nhưng không ai dẩy người yêu của mình vào tay người khác cả. Anh hiểu không? Yến Oanh hét lên

Hiệu Nghiêm cúi đầu lặng câm. Nét mặt anh chưá một sự khổ tâm sâu sắc. Nhìn thấy nét đau khổ đó, tự nhiên Yến Oanh dừng lại, không đủ sức để giận nữa. Cô thẫn thờ:

- Em không trách anh đâu. Nhưng sự sắp xếp của anh làm em đau lòng quạ

Hiệu Nghiêm thở dài, giọng anh trầm xuống như một sự cố gắng quá sức khi phải nói với cô điều đó:

- Giữa em và gia đình, anh chỉ có thể chọn một bên. Cuộc sống của gia dinh phụ thuộc vào anh, còn anh thì cũng không được để cho cơ ngơi của ba anh sụp đổ. Anh còn trách nhiệm với gia đình. Nếu không dựa vào ông ta, anh sẽ làm sụp đổ tất cả.

- Em hiểu, em hiểu điều đó sâu sắc lắm, nên em đâu có trách anh. Có điều anh đã đẩy em đến với người khác, em thấy đau lòng quá.

- Vậy em nghĩ anh không đau lòng sao ? Nhưng ngoài tình cảm còn có lý trí nữa Oanh ạ. Lý trí bắt anh phải thu xếp cho em một gia đình êm ấm, để có người che chở em. Nếu không anh sẽ bị dằn vặt suốt đời.

- Anh nghĩ làm vậy lương tâm anh sẽ yên ổn sao ?

Thấy anh không trả lời, cô buồn bã chống cằm nhìn xuống bàn:

- Anh không thấy đau khổ khi em thuôc về người khác sao ?

- Còn hơn ích kỷ nhìn em sống một mình đau khổ một mình.

Yến Oanh ngước lên, nhìn anh riết rống:

- Em không cần phải có chồng, chỉ cần biết anh có yêu cô ấy không, có thay thế tình cảm của em cho cô ấy không ?

Hiệu Nghiêm điềm tĩnh nhìn vào mắt cô, giọng rành rọt:

- Cô ấy thuộc mẫu người xảo quyệt, lừa lọc. Anh không yêu được mẫu con gái như vậy. Dù phải cướí cô ta, anh vẫn không coi đó là vợ. Không có tình yêu trong cuộc hôn nhân kinh tế này đâu em.

Yến Oanh thở nhẹ:

- Chỉ cần như vậy là em được an ủi rồi , anh cứ sống với cô ấy, nhưng trái tim anh là của em. Em muốn như vậy có ích kỷ quá không anh?

Hiệu Nghiêm cúi xuống ôm lấy cô:

- Em hiền lắm, không bao giờ anh quên đươc sự dịu dàng của em.

Yến Oanh tựa đầu vào ngực anh, im lặng và buồn buồn. Sự quan tâm đầy trách nhiệm của Hiệu Nghiêm đã an ủi rô rất nhiều. Dù không giữ được anh nhưng cô có được một niềm kiêu hãnh là mãi mãi được yêu. Một tình cảm mà cô gái giàu sang kia không bao giờ có được. Và cô thấy mình hạnh phúc hơn cô ta.

Hiệu Nghiêm áp mặt lên tóc cô, thì thầm:

Hãy bằng lòng với sự sắp xếp của anh nghe em, đừng để anh bị dằn vặt. Em biết anh thưong em lắm không?

Yến Oanh dịu dàng:

- Em luôn nghe lời anh mà, từ trưóc đã thế, bây giờ cũng vậy. Nếu chuyện đó làm anh vui.

Cô vùi mặt vào áo Hiệu Nghiêm, nuốt nước mắt:

- Em không muốn làm gánh nặng của anh, dù bất cứ hình thức nào. Anh hiểu đuợc điều đó không?

Hiệu Nghiêm siết chặt lấy cô:

- Anh hiểu, và anh yêu em nhiều hơn nữa. Em vị tha lắm.

- Nhưng hãy cho em một thơì gian nghe anh, em không thể chấp nhận anh ấy ngay bây giờ đâu. Hãy cho em một thời gian để làm quen với việc đó.

Hiệu Nghiêm lặng lẽ gật đầu. Sự ngoan ngõan của Yến Oanh làm anh yêu cô một cách đau đớn. Cô hiền lành đến mức làm động lòng người khac’. Một cô gái không có gì đáng để đối phó. Có thể yên tâm rằng mình co ‘một người vợ thật sự khi sống vơi cô. Anh nghĩ đến Thúy Văn mà càng thấy day dứt khi để mất Yến Oanh trong sáng của anh.

Hiệu Nghiêm cố dằn cảm giác yếu đuố, anh hôn cô thật lâu rồi cương quyết ra về. Anh sợ ở lại lâu bên cô, anh sẽ không đủ can đảm gìữ vững quyết định của mình.

Anh trở về công ty với tâm trạng bần thần. Khi lên góc cầu thang, anh lại va phải Thúy Văn khi co^ từ hành lang bước xuống, cô khệ nệ mang thùng giấy cao ngất đến nỗi không thấy người đi phía trước. Chiếc thùng chạm phải Hiệu Nghiêm rớt bịch xuống gạch, giấy tờ văng tóe ra ngoài. Hiệu Nghiêm đang buồng nên càng dễ nổi nóng, anh gằn giọng:

- Ði đứng cẩn thận chứ.

Anh ném cho cô cái nhìn nghiêm khắc rồi bỏ đi lên. Thúy Văn ngồi nép một bên, lom khom gom cách thứ dưới gạch. Cô không thấy Hữu Tri đã đứng ở cửa phòng nhin thấy hết. Anh chậm rãi bước đến, cúi xuốgn phụ nhặt với cô:

- Lần sau Văn đừn gkhiên nặng như vậy nữa, cứ gọi tôi làm cho.

Thúy Văn mỉm cười:

- Mỗi cái mỗi nhờ đến anh, chắc suốt ngày anh không lam` việc riêng được quá. Tôi không muốn anh Nghiêm thấy đâu.

Hữu Tri im lặgn tiếp tục lươm giấy. Anh mang về phòng cho Thúy Văn rồi trở lên phòng Hiệu Nghiêm. Anh ngồi xuống chiếc ghé đối diện, trầm ngâm;

- Tôi thấy anh hơi nặng tay với Thúy Văn đấy. Cổ không phải là nhân viên bình thường trong công ty, anh quên rồi sao ?

Hiệu Nghiêm ngẩng đầu lên:

- Chuyện gì nữa vậy ?

Hữu Tri nói chậm rãi:

- Lúc nãy tôi đã thấy thái độ của anh.

- Anhh quan tâm đếnc ái đó làm gì, cứ măc kệ cô ta.

- Không mặc kệ được đâu, anh đdừng quên Thúy Văn là ai. Tôi thấy càng ngày anh càng có tâm lý xem cô ấy là một nhân viên thật sự Anh quên mất cô ta là ai rồi.

Hiệu Nghiêm dựa vào thành ghế, khuôn mặt khó đăm đăm:

- Không bao giờ tôi quên thân thế cô ta, mặc dù tôi rất muốn quên điều đó.

Anh chợt khoát tay:

- Ðừng nói vê`cô ta nữa.

Nhưng Hữu Tri vẫn nói một cách thuyết phục:

- Anh đã quá thẳng tay với Thúy Văn rồi, ngừng lại đi anh Nghiêm. Chỉ cần người ta thấy anh ngược đãi với một cô tiểu thư con nhà, người ta cũng đã có thành kiến với anh. Nếu ddích thân ông Nhị đến đây mà chứng kiến cảnh như vừa rồi, ông ta sẽ nghĩ sao ?

- Nếu thấy xót ruột, ông ta có thể đưa con gái về. Còn tôi thì cũng rất vui lòng khi cô ta biến khỏi đây, rất tiếc cô ta không chịu hiểu điều đó.

Anh ngừng lại, nhìn xoáy vào mặt Hữu Tri:

- Anh có vẻ quan tâm quá mức tới cô ta, không cần thiết đâu.

- Tôi quan tâm như vậy vì sợ cho anh. Dù sao công ty mình đang cần sự giúp đỡ của ông tạ Thái độ đúng nhất của anh là phải lấy lòng Thúy Văn.

Hiệu Nghiêm với tay lấy điếu thuốc trên bàn, giọng khô khan:

- Tôi không thích làm viẹc đó, và tôi muốn anh cũng vậy/

Anh im lặng nhả khói, thái độ như muốn chấm dứt câu chuyện. Hữu Tri hiểu ý đứng lên, định đi ra ngoài. Nhưng Hiệu Nghiêm đã lên tiếng:

- Chiều nay anh có rảnh không?

- Anh cần tôi làm chuyện gì ?Tôi sẽ thu xếp/

- Không cần làm gì hết, tôi chỉ muốn nói chuyện với anh. Hết giờ sẽ quyết định nên đi đâu. Bây giờ tôi chưa nghĩ ra được.

Hữu Tri hơi ngạc nhiên nhưng không hỏi. Anh đi ra ngoài mà vẫn cứ thắc mắc về thái độ của Hiệu Nghiêm. Một thái độ trầm lặng và có chút gì đó nặng nề. Cái gì làm Hiệu Nghiêm bị chi phối đến vậy ?

Anh về phòng mình tiép tục công việc bị bỏ dở. Khi anh ngước lên thì đã hơn năm giơò. Những người trong công ty đã ra về. Các phòng lặng im, anh vội thu xếp bàn giấy rồi đến gõ cửa phòng giám đốc.

Hiệu Nghiêm vẫn chưa vê` và ngôì im limm bên bàn. Ðầu hơi cúi xuống như suy nghĩ chuyện gì ghê gớm. Thấy Hữu Tri, anh vẫn ngồi yên. Hữu Tri lên tiếng:

- Lúc nãy anh bảo đi đâu ?

Hiệu Nghiêm buông tay xuống , nói chậm chạp:

- Thôi, không cần ra ngoài làm gì cho ồn, ở đây nói chuyện cũng được, anh ngồi xuống đó đi.

- Chuyện gì vậy ? –Hữu Tri vừa hỏi vừa ngồi xuống.

Hiệu Nghiêm không trả lời. Anh ta lại chống hay tay lên bàn, cúi đầu với vẻ suy nghĩ. Không khí căng thẳng như vậy cứ kéo dài thật lâu. Cuối cùng anh ngẩng lên:

- Anh biết là tôi không thể không cưới Thúy Văn?

Hữu Tri có vẻ bất ngờ nhưng cũng gật đầu:

- Tôi biết

- Nhưng tôi cũng không thể bỏ mặc Yến Oanh, cổ đâu có lỗi gì với tôi, mà lại quá hiền lành. Ðiều đó làm tôi dằn co không ít.

Hữu Tri lại gật đầu:

- Tôi hiểu. Chị Oanh thuộc mẫu người yếu đuối, làm chị ấy khổ thì có cái gì đó tàn nhẫn. nhưng anh còn phải gánh cả một gia đình, anh phải hy sinh thôi.

- Anh có nghĩ giùm tôi cách nào để xoa dịu lương tâm tôi không?

- Tôi không biết, nhưng tôi nghĩ ở hoàn cảnh của nh, anh chỉ có thể giúp chị ấy về vật chất thôi, xem nhu một sự đền bù, dù là không đáng gì.

- Ðiều đó là hiển nhiên, nhưng tôi còn nghĩ xa hơn thế nữạ Tôi muốn tại cho Yến Oanh một gia đinh yên ổn, có một người đàn ônglà chỗ tựa cho cổ. Anh biết đó, cổ cũng không đủ khả năng tự bảo vệ cho mình nữa/

Hữu Tri cười thông cảm:

- Tôi biết anh có trách nhiêm. Nhưng cái đó nằm ngoài khả nang của anh rồi.

- Cho nên tôi mới nhờ đến anh.

Hữu Tri vẫn chưa hiểu, và lại cười:

- Tôi có quen biết ai đâu mà mai mốt, vả lại cái đó thuộc về tình cảm, Yến Oanh không chịu đâu.

Hiệu Nghiêm nhìn Hữu Tri chăm chăm:

- Tôi muốn nhờ anh thay tôi. Anh hãy cưới Yến Oanh, bảo bọc cho cổ. Tôi chỉ yên tâm nếu người đó là anh.

Hữu Tri nhíu mày kinh ngạc hoảng hốt. Lần đầu tiên anh bị một chấn động tâm lý như vậy. Anh nhìn Hiệu Nghiêm:

- Anh không nói đùa đó chứ ?

- Anh thừa biết tính tôi không thích đùa cợt, cũng không nói năng vô trách nhiệm.

- Nhưng anh có ý nghĩ đó từ lúc nào ?

Hiệu Nghiêm thở nhẹ, nét mặt đầy cứng rắn:

- Mới đây thôi, nhưng tôi sẽ không thay đổi quyết định, tất cả là tùy vào anh.

- Anh biết không, anh vừa quyết định một chuyện vược xa cái bình thường. Ðột ngột lắm, tôi không trả lời được đâu. Dù tôi lúc nào cũng muốn giúp anh.

- Tôi biết.

Anh suy nghĩ đam chieu, rôi nói rành rọt:

- Tôi biết như vậy là áp đạt anh, nhưng nghĩ kỹ đi Hữu Tri, tôi không ích kỷ chỉ biết mình đâu. Nếu Yến Oanh là một người như Thúy Văn, tôi sẽ không bao igờ thuyết phục anh cưới.

“Anh biết gì về tình cảm của tôi, và đánh giá Thúy Văn quá thấp. Nếu anh đặt hcính cô ấy vào tay tôi, tôi sẽ trân trọng chứ không ngược đãi như anh” Hữu Tri nghĩ thầm nhưng chỉ yên lặng.

Hiệu Nghiêm không thể tưởng tượng được ý nghi trong đầu Hữu Tri, anh noí như thuyết phục:

- Yến Oanh luôn mềm mỏng dịu dàng, lại rất chu đáo, tôi tin cổ sẽ tạo cho anh một mái ấm hẳn hoi. Nếu cưới một người vợ mà lúc nào cũng có cảm giác như sống với giặc, anh sẽ hiểu nó bất hạnh ra sao/

- Anh lầm rồi, đúng hơn là anh bị lệch lạc, hôn nhân không chỉ có bao nhiêu đó thôi. Còn tình cảm nữa chứ, cái đó mới quan trọng.

- Tôi biết, nhưng có khi người ta phải lý trí một chút. Cũng như tôi đã cưới vợ vì sự tính toán.

Anh chợt ngừn glại, im lặng. Như cảm thấy mình đang độc đoán. Cuối cùng anh noi như buông xuôi:

- Tôi chỉ đề nghị, chứ không bắt buộc. Nếu anh từ chối thì tôi cũng thông cảm được. Tôi chỉ nói thế này, néu anh đồng ý bảo bọc cho Yến Oanh thì anh đã cứu vớt một con người. Ðiều đó có ý nghĩa lớn lắm.

- Tôi sẽ suy nghĩ chuyện này. Một tháng nữa tôi sẽ quyết định dứt khoát. Và từ dây đến đó, chúng ta sẽ không nói chuyện này nữa, anh đồng ý không ?

Hiệu Nghiêm gật đầu:

- Ðồng ý.

Hiệu Nghiêm đứng dậy:

- Anh về bây giờ chưa ?

- Tôi muốn ỏ lại một chút, anh về trước đi.

Hữu Tri đi ra khỏi phòngAnh chậm chạp bước trên hành lang. Suy nghĩ quay cuồng. Anh với Hiệu Nghiêm no’i chuyện vừa rồi rất ngắn gọn, vì tính hai người không thích nói nhiều. Nhưng anh biết cả anh và Hiệu Nghiêm đều sẽ bị chi phối về chuyện này. thậm chí sẽ trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần.

Ði ngang qua phòng Thúy Văn, Hữu Tri đứng lại yênlạng nhìn xuyên qua cửa kiếng. Anh hình dung hình ảnh cô khi ngồi cắm cúi ghi chép bên bàn. Từ lúc cô vào đâ làm, tình cảm nó cứ ngày càng lớn dần mà anh không sao cữong lại được. Anh từn gmuốn tránh mặt Thúy Văn đê? đừng phải yêu cô. Nhưng cô cứ bị Hiệu Nghiêm đàn áp, cuối cùng anh phải đứng phía sau giúp đỡ cô. Mà như vậy thì tình cảm đó cứ phát triển không cách gì để kiềm chế nổi.

Bây giờ Hiệu Nghiêm lại nhờ anh bảo bọc Yến Oanh, thật chẳng khác nào tình cảm bị cưỡng chế. Nó nặng nề đến nỗi anh muốn lập tức thoát ra tất cả mọi người .

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 11-04-2004, 02:32 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

6.



Hôm sau vào công ty, Hữu Tri không cách nào tập trung làm việc được. Khi ra ngoài giải quyết công việc, anh thấy nhẹ nhàng và dễ chịu một chút, nhưng khi trở về công ty anh không sao cưỡng lại ý muốn nhìn thấy Thúy Văn. Hiệu Nghiêm đã vô tình khơi gợi những tình cảm thầm kính trong anh. Bây giơ không kthể không nghĩ đến nó.

Anh rời phòng mình, lẳng lặng xuống tìm Thúy Văn. Cô đang ngồi ở góc phòng, loay hoay phân phối lại các dụng cụ văn phòng. Thấy anh, cô ngước lên cười:

- Anh có cần lấy gì không?

- Không, cám ơn.

- Tôi định mang cái này lên cho anh trước đấy.

Vừa nói cô vừa chỉ về phía xấp giấy. Hữu Tri nhìn lướt qua một cách lơ đãng. Anh nhìn chăm chăm những ngón tay của Thúy Văn khi làm việc, đầu óc lại liên tưởng tới yọ Hiệu Nghiêm cứ canh cánh lo che chở cho Yến Oanh, còn với Thúy Văn thì không màng gì tình cảm của cô. Một cô tiểu thư lại phải bị đối xử như thế, anh thấy bất nhẫn cho cô quá.

Thúy Văn hơi lúng túng khi thấy Hữu Tri cứ dán mắt vào cô. Cô ngừng tay ngước lên nhìn anh, mỉm cười:

- Có chuyện gì vậy anh Tri, hôm nay tôi thấy anh rất lạ.

Hữu Tri chợt hỏi đột ngột:

- Thúy Văn này, chị bằng lòng đám cưới rồi sao, chị có yêu anh ấy không?

Thúy Văn có vẻ bị bất ngờ, cô lúng túng một thoáng, rồi nói giản dị:

- Chuyện ấy đã quyết định rồi, tôi có muốn cãi cũng không được.

Hữu Tri hỏi gặn:

- Nhưng chị có yêu anh ấy không?

- Không, cũng như anh ấy không hề yêu tôi .

Thúy Văn trả lời một cách thật lòng. Không hiẻu sao với Hữu Tri, cô không hề có chút đề phòng hoặc lo ngại. Và cách trả lời giản dị của cô làm anh thấy đau nhói trong lòng. Anh cũng hỏi rất thật:

- Vậy thì tại sao chị lại chấp nhận như vậy ?

- Tôi không có cách nào cả . Từ bao giờ tôi chưa bao giờ có quyê`n quyết định cái gì cho mình. Anh không hiểu được đâu.

Cô ngập ngừng một lát, rồi nói với vẻ phản kháng:

- Nhưng nê’u có một chút tự do, tôi sẽ từ chối sự áp đặt này. Ðối với tôi, lấy chồng là bước qua một địa ngục thứ hai, có thể, nó sẽ tệ hại hơn khi tôi còn ở trong gia đình.

Rồi như cảm thấy đã để Hữu Tri biết quá nhiều về mình, cô vội nói lảng đi:

- Anh có cần bảo tôi làm gì không?

- Không

Hữu Tri trả lời lơ lửng, đầu óc vẫn quay cuồn gvì sự thổ lộ của cô. Cử chỉ của anh rất lạ mà chính anh cũng không nhận ra. Ðến nỗi Thúy Văn cũng đâm ra hoang mang:

- Có chuyện gì không anh Tri ?

- Không, không có gì cả . Nhưng mà … nếu có một người thật sự lo cho chị, cchị có dám bứt phá tất cả không ?

Thúy Văn cười như không tin và lắc đầu:

- Nếu có được quyền đó, tôi đã chống đối rồi, chứ không cần phải dựa vào người khác. Nhưng sao anhhỏi vậy ? Hôm nay anh rất lạ .

Hữu Tri lắc đầu:

- Không có gì cả, tôi chỉ hỏi vậy thôi.

Anh đứng lên, định đi ra. Thúy Văn cũng đứng lên:

- Anh có thể mang dùm tôi cái này không, như thế tôi khỏi phải lên chỗ anh.

- Ðược chứ, chị đưa đây.

- Cám ơn anh nha.

Vừa nói cô vừa đặt xâp’ giấy lên tay Hữu Tri. Anh nhìn nụ cười của cô với một chút bâng khuâng. Quả thật với anh, cô không có vẻ gì là lợi hại cả, chỉ có một nét đáng yêu khiến người ta muốn nâng niu.

Có những hoàn cảnh thật khốn khổ, nó đặt người ta vào vị trí ngang trái mà không cách gì làm đảo lộn. Cũng như anh đang rất muốn thay vào vị trí của Hiệu Nghiêm mà không thể nào thay đổi được.

Hữu Tri đi lên tầng trên, đầu óc vẫn suy nghĩ miên man. Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu khiến anh phải ngạc nhiên với chính mình. Anh vừa nghĩ ra rằng, nếu anh muốn Thúy Văn đỡ bất hạnh thì anh phải nhận lấy trách nhiệm lo cho Yến Oanh . Bởi vì nếu Hiệu Nghiêm tiếp tục đến với tình cảm cũ, có nghĩa là anh gián tiếp đẩy cô vào hoàn cảnh bị phản bội .

Hữu Tri tê liệt cả người vì nhận thức đó, nó mạnh mẽ đến nỗi anh xem đó như là một quyết định. Và anh bàng hoàng như mình vừa phán quyết bưót ngoặc của cuộc đời mình.

Hai tuần sau, buổi chiều khi mọi người đã ra về. Cũng giống như không khí vắng lặng lần trưóc, Hữu Tri bước vào phòng Hiệu Nghiêm , Anh nói ngắn gọn như thông báo một việc:

- Anh còn nhớ lời đề nghị với tôi không? Tôi không phản đối, anh cứ sắp xếp đi.

Hiệu Nghiêm thoáng ngạc nhiên nhưng anh chỉ hỏi một cách điềm tĩnh:

- Anh có thể cho tôi biêt lý do không ?

- Tôi muón giúp anh, đó là lý do lớn nhất.

- Thoi được, anh không thích nói thì tôi không ép. Nhưng tôi tin anh không thay đổi quyết định này.

Hữu Tri cười một mình, anh nói một cách buồn rầu:

- Yên chí đi, tôi có lý do của tôi, còn lại là anh tự sắp xếp với Yến Oanh . Tôi thế nào cũng được.

Hiệu Nghiêm gật đầu trầm ngâm. Cả anh cũng không muốn kéo dài những trao đổi như thế này. Ðây là chuyện bất thường, mà cũng không thể làm khác. Mà đã chấp nhận rồi thì anh không muốn khơi gợi nhiều nữa.

Khi Hữu Tri về rồi, anh còn ngồi lại một mình, lặng lẽ suy nghĩ. Cả anh cũng thấy bàng hoàng khi nhìn lại việc làm của mình. Bởi vì dù biết hoàn cảnh là như vậy, anh vẫn thấy bước ngoặt đó quá đột ngột.

Mấy ngày liền anh và Hữu Tri đều cố tránh mặt nhau. Còn nếu tiếp xúc vì công việc thì cũng không ai đá động gì tới chuyện dod’.

Hiệu Nghiêm thản nhiên thản nhiên với cuộc hôn nhân của mình đến nỗi chỉ còn đúng một tháng nữa đám cưới, anh cũng chưa làm gì để chuẩn bị . Anh dửng dưng như đó là chuyện quan trọng của riêng gia đình Thúy Văn, chứ không liên quan gì đến mình .

*
**
***
Thúy Văn ngồi bên cạnh Hiệu Nghiêm . Ðối diện với hai người là Hữu Tri ngồi nghiêm trang bên cạnh Yến Oanh . Căn phòng nhỏ trong nhà hàng dễ gây nên sự thân mật ấm cúng. Nhưng cả bốn người đều có vẻ miễn cưỡng , bị gượng ép bởi một nỗi buồn chán đè nặng, dù mỗi người buồn chán theo một cách riêng.

Chợt cánh cửa bị đẩy nẹ rụt rè. Rồi một cậu bé đi vào với một lẵng hoa hồng trên tay. Cậu ta đứng gần Hiệu Nghiêm:

- Chú, mua hoa tặng cho cô ấy đi chú.

Cậu ta quay qua Hữu Tri, cũng lặp lại câu nói cũ. Nhưng cả anh và Hiệu Nghiêm đều lảng tránh như không muốn nghe. Cậu ta nhắc lại nhu kèo nài, vừa có chút ranh mãnh:

- Mua tặng cô ấy đi mà chú, hoa hồn glà biểu tượng của tình yêu đấy, chú không muốn thể hiện vói cô ấy sao ? Chú tiếc tiền làm gì, mua đi chú.

Yến Oanh nhìn Hiệu Nghiêm chăm chăm. Nhưng Thúy Văn thì nhìn lẳng đi nơi khác, như không muo”n vây vào một chuyện có liên quan đến Hiệu Nghiêm. Cả anh cũng vậy, anh bực mình khoát tay:

- Chúng tôi cần nói chuyện, em đi ra ngoài đi.

Nhưng cậu nhỏ không phải là loại con nít dễ đuổi, cậu ta cứ đứng kỳ kèo dai nhách như chewinggum, mặc ch khuôn mặt Hiệu Nghiêm lạnh như tiền. Thúy Văn chợt đứng lên:

- Xin phép, tôi ra ngoài một chút.

Hiệu Nghiêm có vẽ dễ chịu hơn khi không có cô lúc này. Hôm nay là ngày tình yêu, anh đã tặng quà cho Yến Oanh từ lúc sáng, và anh không hề có ý định thẻ hiện tình cảm theo kiểu đó vói Thúy Văn. Anh nói như gằn giọng:

- Ði ra ngoài đi.

Thấy cậu nhỏ lì lợm đứng năn nỉ, Hữu Tri khoát tay:

- Thôi được, tôi lấy hai bó.

Anh trả tiền, rồi đặt mỗi bó hoa đến chỗ của Yến Oanh và Thúy Văn. Cách cư xử của anh không bắt bẻ vào đâu được . Yến Oanh nói nhỏ:

- Cám ơn anh

- Không có gì.

Hữu Tri vừa nói vừa kín đáo nhìn ra ngoài tìm Thúy Văn. Một lat sau cô đi vào, thấy bó hoa tren bàn, cô nói mà không nhìn ai:

- Cám ơn.

Thấy Yến Oanh nhìn mình như quan sát, cô cười thân mật đáp lại. Cô không biết tí gì về mối quan hệ giữa hai người vớoi nhau. Cũng không biết đă`ng sau buổi tiệc nhỏ này là những sắp đặt của ba người mà trong đó cô là người ngoài cuộc. Thậm chí cô thấy thích Yến Oanh, đơn giản đó là người yêu của Hữu Tri.

Sự thơ ngây của Thúy Văn khiến Hữu Tri càng thấy thưong cô hơn. Và cảm thấy mình là người có lỗi khi không nói sự thật. Nhưng nói ra làm Thúy Văn đau khổ thì tệ hại hơn là giấu giếm. Và anh chỉ biết lặng lẽ ngồi yên bên cạnh Yến Oanh

Hiệu Nghiêm cứ lầm lì mà uống. Anh như không đủ sức vược qua đau khổ của mình. Phải cố gắng lắm anh mới đưa Thúy Văn đến đây như một hình thức để Hữu Tri tiếp xúc với Yến Oanh. Ðối với anh, sẽ không có một lần như thế này nữa. Anh biết phía bên kia, Yến Oanh cũng tan nát trong lòng. Nhưng lúc này anh không biết cách nào hơn.

Buổi tiệc nhỏ diễn ra lặng lẽ như đưa đám. Ai cũng có tâm trạng riêng nên không muốn nói chuyện. Thúy Văn rất ngạc nhiên khi thấy mọi người có thái độ như vậỵ, Nhưng không biết tại sao nên cô cũng làm thinh.

Không ai buồn nhìn đến bàn ăn . Yến Oanh chợt bụm miệng như muốn oà lên khóc . Rồi cô chợt đứng dậy:

- Tôi xin phép về trước, tôi xin lỗi mọi người .

Hiệu Nghiêm bỏ ly xuống bàn, ngồi lặng câm nhìn theo, rồi anh nhìn Hữu Tri:

- Anh đưa cổ về đi.

Hữu Tri nặng nề đứng lên. Thúy Văn nhìn anh đi ra cửa bằng ánh mắt lạ lùng. Cô lý giải theo cách riêng của mình, rằng hai người họ giận nhau. Nhưng sao anh ta không nói gì hết vậy ?

Cô cầm ly nước lên, lặng lẽ quan sát Hiệu Nghiêm, còn lại hai người anh càng trở nên lầm lì hơn. Rượu mà anh ta rót như rót nước suốị Anh ta như không biê;t có cô ngồi bên cạnh, cứ lẳng lặng mà uống, thái độ thật dễ sợ.

Bất chợt anh ta gục xuống bàn, đẩy chiếc ly ra. Thúy Văn thấy vai anh ta run lên từng cơn. “Chẳng lẽ anh ta khóc ?” cô tự hỏi một cách kinh ngạc.

Thúy Văn cắn moi một cách khó xử. Cô không biết làm gì với anh ta bây giờ, và tại sao anh ta lại gục ngã như thế ? Lần đầu tiên cô thấy anh ta nhu vậy, thì ra anh ta không phải là người tuyệt đối sắt đá.

Cô lưỡng lự một hồi rồi thận trọng kéo nhẹ tay áo Hiệu Nghiêm:

- Anh say rồi phải không ? Anh ráng về nhà được không ?

Hiệu Nghiêm chợt ngẩng đầu lên , Cái nhìn của anh ta làm Thúy Văn bất giác rụt tay lại. Bản năng làm cô ngồi nhích ra. Ðôi mắt anh ta đỏ ngầu thật dữ dội, anh ta nhìn như muốn nuốt cô:

- Cô có biết cô là tai họa của đời tôi không ? Cô chết ngay đi .

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 11-04-2004, 02:33 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

7.



Hiệu Nghiêm chợt ngẩng đầu lên , Cái nhìn của anh ta làm Thúy Văn bất giác rụt tay lại. Bản năng làm cô ngồi nhích ra. Ðôi mắt anh ta đỏ ngầu thật dữ dội, anh ta nhìn như muốn nuốt cô:

- Cô có biết cô là tai họa của đời tôi không ? Cô chết ngay đi .

Thúy Văn sợ hãi đứng lên, lùi về phía tường:

-Anh say rồi phải không?

Hiệu Nghiêm như đã trấn tĩnh lại, giọng anh ta lạnh lùng:

-Tôi không say, cứ yên tâm, ngồi xuống đó đi.

Nhưng Thúy Văn không nghe câu ra lệnh của anh ta. Cô vẫn đứng yên:

-Tôi thấy anh nên về đi, nãy giờ anh uống nhiều quá ròi.

-Tôi uống bao nhiêu là việc của tôi, tôi không thích cô quan tâm.

Anh ta quay hẳn lại nhìn cô, nhấn giọng:

-Bây giờ và sau khi cưới cũng vậy, cô hiểu không?

-Tôi không có ý định vấn sâu vào đời tư của anh đâu, tôi nói thật . Ngược lại, tôi cũng mong anh như thế.

Hiệu Nghiêm yên lặng như đang suy nghĩ chuyện riêng nào đó. Thúy Văn có cảm tươ?ng anh ta không hề để ý đến câu nói của cô. Anh ta chợt ngồi thẳng người lên:

-Còn bao lâu sẽ đám cưới, một tháng phải không? Dù sao thì tôi và cô cũng nên nói chuyện này một chút. Tôi nhớ là chưa bao giờ mình đối diện với nó mà, phải không?

-Anh muốn nói gì ?

-Tính tôi vốn rạch ròi, và tôi cũng không cần giấu là tôi không hề yêu cô. Thực tế đây là một cuộc hôn nhân kinh tế. Không có chuyện tình cảm trong đó, cô có chấp nhận như vậy khng?

-Tôi không có ý kiến.

Hiệu Nghiêm khoát tay:

-Tôi bất cần cô nghĩ gì và muốn gì ở tôi . Nhưng tôi nói để cô hiểu rõ, không bao giò cô được phép quản lý tôi , cũng không nhận được ở tôi tình cảm vợ chôn`g . Tôi nói thẳng như vậy, cô cứ suy nghĩ và có quyền hủy bỏ đám cưới . Bây giờ cũng chưa muộn đâu.

Anh ta nhìn cô chằm chằm, chờ phản ứng của cô . Nhưng Thúy Văn vẫn thản nhiên không một phản ứng . Những gì anh ta nói không làm cô thấy đau đớn hay bị xúc phạm , bởi cô đã xuống địa ngục từ lâu rồi .

Thấy khuôn mặt trơ trơ của cô, Hiệu Nghiêm cười khinh bỉ:

-Cô đồng ý điều kiẹn đó để đạt cái gì vậy ? Cô nuôi trong đầu những mưu mô gì vậy ?

Vẫn không nghe trả lời, anh ta nhếc môi:

-Nhưng dù cô có âm mưu gì, cô cũng sẽ không đạt được đâu.

Thúy Văn để mặc anh ta nói, chỉ im lặng nghe. Cô không hiểu rằng sự nhẫn nhịn của cô chỉ làm anh ta hiểu khác đi. Và anh ta giận dữ:

-Có phải ba cô dạy cô cách im lặng để vô hiệu hóa những gì tôi nói không? Bị người sắp cưới ghê sợ mình, cô không thấy đau lòng sao ?

Không nhịn được nữa, Thúy Văn nhìn thẳng vào mắt anh ta:

-Tôi có thất cả những cái đó, có điều tôi không được phép bộc lộ như anh. Anh nghĩ rằng chỉ có anh là căm ghét tôi sao, sao anh không nghĩ ngược lại ?

Hiệu Nghiêm hơi khựng lại truớc phản ứng của cô . Anh yên lặng ngẫm nhĩ một lát rồi gật gù:

-Ít ra cô cũng bộc lộ được con người của cô, thật dễ chịu khi biết được cô không ưa tôi . Hy vọng sau đám cưới, cô sẽ vẫn như vậy và để tôi được yên ổn .

Thúy Văn hơi hất tóc ra phía sau, mặt ngẩng lên:

-Nếu anh cần một sự thỏa hiệp, thì tôi xem đây là thỏa hiệp ước trước khi cưới, rằng sẽ không ai xâm phạm đến ai cả .

-Tốt, đây là giao ước giữa tôi với cô. Sau khi cưới, tôi hứa sẽ không xâm phạm đến tự do của cô, và cô cũng vậy/

Anh ngừng lại, nhấn giọng:

-Ðặc biệt là về chuyện công ty, cô không được xen vào bất cứ chuyện gì, cũng như không được để mắt theo dõi tôi.

Thúy Văn nói như trả đũa:

-Chỉ có một người vợ yêu chồng mới quan tâm đến sự nghiệp của chôn`g. Còn tôi chỉ yêu bản thân mình, anh yên tâm.

Hiệu Nghiêm nhìn cô, châm biếm:

-Cô nói năng dịu dàng lắm, đúng là mẫu người vợ lý tưởng.

Anh định đứng lên thì Thúy Văn chặn lại:

-Khoan, tôi còn một chuyện nữa.

-Chuyẹn gì ?

-Từ trước tới giờ anh cứ luôn gán ghép tôi đủ thứ chuyện tồi tệ, tôi không muốn như vậy nữa. Chuyện giữa anh với ba tôi, tôi không liên quan gì hết, đừng có trút lên đầu tôi những gì của người khác làm . Tôi khng chịu được đâu.

Hiệu Nghiêm nhìn cô hơi lâu, rồi nhếc môi:

-Muốn người ta nghĩ tốt về mình thì tự mìinh hãy chứng minh bằng việc làm đi. Cô đã làm gì thi hãy hỏi lại mình, tôi không thành kiến đâu.

-Còn tệ hơn cả thành kiến, anh có năng khiếu làm cho những người ở gần anh thấy cuộc sống là ngục tù.

Nói xong, cô bưóc lại ghế, lấy xắc tay khoác lên vai rồi bỏ đi ra cửa . Hiệu Nghiêm không hề có phản ứng trước thái độ của cô. Anh ngồi yên bên bàn khá lâu, đầu gục xuống suy nghĩ một mình. Anh đưa mắt nhìn bó hoa ở chỗ của Yến Oanh, hinh ảnh tuyệt vọng của cô làm lòng anh như dậy sóng.

Khi Hiệu Nghiêm rời khỏi nhà hàng thì thấy Thúy Văn đang đứng bên đường đón taxị Anh khẽ nhún vai khi nhớ lại phản ứng của cô lúc nãy. Nếu lát nữa, cô ta để cho ông Nhị thấy cô ta về một mình, có lẽ ông ta sẽ bất mãn với anh.

Mặc kệ họ nghĩ gì, anh nhượng bộ đã quá mức rồi, không cần sợ nữa. Trong đầu anh rừng rực những căm hận đến nỗi trong mắt anh bây giờ, Thúy Văn là một nỗi ám ảnh nặng nề . Và anh đang căm ghét bản thân mình.

*
**
***

Thúy Văn mở cửa rồi đứng tựa vào tường nhìn bao quát trong phòng. Phía trên đầu giường treo bưc hình cô dâu chú rể đã đưọc phóng to. Cô nhìn nó với cảm giác gai gai khắp người rồi vội đưa mắt nhìn nơi khác.

Hình dung đêm nay cô phải trải qua những giây phút với Hiệu Nghiêm trên chiếc giường nệm gối trang trọng kia, cô lại nhắm mắt rùng mình, không dám nghĩ tới nữa.

Thúy Văn đến ngồi trưóc bàn phấn, hối hả gỡ chiếc khăn voan và những thứ nữ trang trước khi anh ta vào phòng. Cô không muốn anh ta nhìn thấy những việc làm riêng tư của một cô dâu. Và cô biết chắc chắn anh ta cũng không muốn đối diện với sự thật là cô đang có mặt trong thế giới riêng của anh ta.

thật lâu mà Hiệu Nghiêm vẫn chưa vào phòng. Khi Thúy Văn từ phòng tắm bước ra, cô thấy anh ta đứng ngoài ban công nhin xuống đuờng. Cô vội chải lại mái tóc rồi tìm quyển sách đến ngồi bên cửa sổ đọc.

Hiệu Nghiêm bước vào phòng. Anh ta có vẻ mệt mỏi vì tiếp khách suốt ngày và vì phải chờ lâu. Anh lẳng lặng cởi áo ngoài vắt lên thành ghế, rồi tién vào phòn gtắm mà không nhìn xem Thúy Văn đang làm gì . Rõ ràng anh ta cũng bực mình vì thế giới riêng của mình từ nay có người xâm phạm .

Thúy Văn cố để tâm đến quyển sách nhưng đầu óc rối ren và tim đập loạn lên trong ngực. Cô thấy nặng nề đến mức trong một phút cô muốn rời khỏi nơi này, chạy trốn về nhà mình, được đóng cửa ngồi trong phòng mình một cách yên ổn.

Cô chợt giật bắn người khi Hiệu Nghiêm đến đứng trước mặt cô. Anh đã nhìn thấy vẻ hốt hoảng của cô nhưng vẫn bình thản nhìn . Và hỏi như người ta bàn công chuyện:

-Trên nguyên tắc, cô có thể yêu cầu đi chơi trong tuần trăng mật, cô muốn đi đâu không?

-Không, tôi không muốn.

-Cô có quyền nghỉ phép một tuần đọ.

-Vậy tôi có thể về nhà tôi không?

Cô nói mà không hề biết yêu cầu của mình rất ngô nghê. Hiệu Nghiêm nhìn cô một cái, rồi nói nghiêm khắc:

-Chuyện đó không thể được, đừng đem tôi ra làm trò cười cho mọi người .

Nhận ra mình vô lý, Thúy Văn nói nhỏ:

-Thì thoi vậy, nếu anh không ngại bị người ta nói, thì ngày mai cứ để tôi đi làm bình thường.

Hiệu Nghiêm lắc đầu:

-Không được.

-Sao vậy ?

-Bắt đầu từ ngày mai, cô sẽ không đến làm ở công ty nữa, cô hãy ở nhà đi.

-Cái gì ? Thúy Văn kêu lên kinh hài

Hiệu Nghiêm nói với giọng dứt khoát:

-Tôi khng yêu cầu cô phải làm dâu trong gia đình này . Cô có thể rãnh rỗi đi chơi tùy thích, nhưng dứt khoát không được đến công ty nữa.

-Như thế chẳng khác nào anh giết tôi . Không làm gì thì làm sao tôi chịu nổi chứ. Và tôi cũng không biết nấu ăn, tôi biết làm gì bây giờ ?

-Tùy cô, tôi không có ý kiến.

-Nhưng tại sao anh không cho tôi đi làm ? Tôi có đòi hỏi gi khác đâu, và tôi băn`g lòng công việc cũ mà.

-Lúc trước được, nhưng bây giờ khác rồi. Trong mắt mọi người, cô là vợ tôi, cô không được làm gì tùy thích nữa.

-Mặc kệ cho người ta nói, tôi không quan tâm.

-Nhưng tôi thì quan tâm . Tư` đây về sau khi làm việc gì cô cũng phải suy nghĩ đến thể diện cua tôi, và cũng là của cô nữa.

Thúy Văn chiếu tia nhìn căm ghét về phía anh ta:

-Vậy mà trước đây anh bảo không xâm phạm đến tự do của nhau, anh trở mặt nhanh lắm.

Hiệu Nghiêm nói tỉnh bơ:

-Trước đây tôi không nghĩ đến chuyện này, bây giờ tôi vần không đổi ý . Trong cuộc sống riêng tư, cô hoàn toàn tự do, chỉ yêu cầu cô giừ thể diện cho tôi mà thôi . Cả tôi cũng vậy, tôi cũng sẽ không làm gì ảnh hưởng đến cô.

Thúy Văn ngân ngấn nước mắt:

-Anh Nghiêm, tôi biết anh không ưa tôi, nhưng đừng có khắc nghiệt như thế . Chảng lẽ vừa đám cưới xong anh lại lập tức trả thù sao ? Tôi đã làm gì anh kia chứ ?

Hiệu Nghiêm nhíu mày:

-Cô nghĩ cái gì vậy ? Tôi không phải loại người ti tiện đâu, cô không phải là đối tượng ngang tay với tôi, và tôi không thèm trả thù con gái . Nếu cần tôi sẽ đối đầu với ba cô, chư ‘không phải là cô .

-Nhưng anh cư xử như vậy, không phải trả thù là gì ?

-Tôi cư xử thế nào ?

-Vừa đám cưới xong, anh đã lập tức dùng quyèn lực với tôi . Anh có biét tôi không muốn bị thất nghiệp không ?

-Cô cần bao nhiêu tiền cứ nói, tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho cô .

Thúy Văn vung tay lên tức tối:

-Tôi không cần cái đó, tôi thích ra ngoài làm việc, nếu bắt anh rảnh rỗi suốt ngày anh có chịu không ? tôi không phải là con mèo mà bị nhốt ở nhà.

-Nếu vậy cô cứ làm gì tùy thích, nhưng dứt khóat không được làm trong công ty tôi .

-Vậy thì tôi sẽ xin chỗ khác, tôi cũng không thích làm chung với anh đâu.

Hiệu Nghiêm khoát tay:

-Với điều kiện cô không được làm gì để tôi bị đàm tiếu, có nghĩa là công việc đó phải tương xứng với tôi .

Thúy Văn bặm môi bướng bỉnh:

-Ðó là quyền tự do của tôi, anh không được can thiệp.

Không kềm được, cô đứng bật dậy:

-Lúc trước tôi biết anh không ưa tôi, nhưng tôi không nghĩ sau đám cưới anh sẽ tìm cách trả thù. Chỉ việc anh không cho tôi đi làm cũng đủ thấy rồi.

Hiệu Nghiêm im lìm nhìn cô, ánh mắt vừa ác cảm vừa khinh bỉ . Rồi anh cười khẩy:

-Ðúng là đầu óc đàn bà, chỉ nhìn thấy những điều nhỏ hẹp. Tôi tưởng cô cao tay lắm cơ đấy.

Thúy Văn im bặt, không trả lời được dù cô rất tức. Cô định bỏ ra ngoài thì thấy Hiệu Nghiêm đi về giường lấy mền gối, rôì quay về phía cô:

-Nếu muốn cô có thể gọi điện nói cho ba cô những việc làm của tôi .

Anh đi ra cửa, Thúy Văn nói với theo:

-Tôi không phải là người nhỏ nhen, tôi không giống như anh.

Hiệu Nghiêm nghe hết, nhưng không thèm trả lời. Khi anh đi ra rồi, Thúy Văn ngồi phịch xuống ghế, vừa tức vừa có cảm giác ngao ngán . Cô hoang mang tự hỏi rồi mình sẽ sống ra sao trong nhà này. Cô tự hỏi liệu mình có sai lầm không khi chọn cái khổ thứ hai ?

Thúy Văn đứng lên, đến cài cửa cẩn thận rồi chuẩn bị đi ngủ . Cô nhìn ra ngoài cửa sổ. Ánh trăng tràn vào phòng soi nghiên một bên mặt cô, hàng mi cong vút của cô khẽ chớp chớp đầy tư lự . Tối nay cô cảm thấy khó ngủ dù rất mệt. Có lẽ là do lạ nhà.

Cô tự hỏi tối nay Hiệu Nghiêm ngủ ở đâu ? Dù sao cô cũng thầm cám ơn anh ta khi để cô yên ổn một mình trong phòng. Nói chung là đêm tân hôn tuy có chuyện để tức, nhưng không đến nỗi nặng nề như cô tưởng.

Sáng hôm sau, Thúy Văn vẫn thức sớm như thường lệ . Cô đang tập thể dục thì có tiếng gõ cửa phòng. Cô thận trọng ló đầu ra xem đó là ai , thì ra là Hiệu Nghiêm. Anh ta cũng thức sớm như cô. Không nhìn đến cô, anh ta đi thẳgn vào phòng đặt mền gối vào giường rồi làm gì đó trong phòng tắm khá lâu . Thúy Văn phải ngưng buổi tập chờ anh ta ra. Mãi lâu sau mới thấy anh ta . Cô đứng sát tường, hỏi một cách khó chịu:

-Mỗi sáng ah có thể đợi bảy giờ hãy vào phòng được không?

Hiệu Nghiêm quay lại:

-Tại sao ?

-Vì tôi phải tập thể dục nữa.

-Cô cứ làm công việc của cô, tôi không ảnh hưởng gì cả .

-Nhưng có mặt anh tôi không tập đuợc.

Hiệu Nghiêm có vẻ bực mình:

-Nhưng tôi đã quen sinh hoạt như vậy, buổi sáng tôi chỉ có bao nhiêu thời gian đó thôi, tại sao cô không lên sân thượng tập ?

-Không được, tôi quen tập trong phòng rồi.

Hiệu Nghiêm bực mình thật sự:

-Thôi được, cô cứ làm theo ý cô. Nhưng nói trước là tôi sẽ vào lúc bảy giờ, và tôi không muốn bị cô ngăn trở thời gian của tôi đấy.

Thúy Văn gật đầu nhượng bộ:

-Tôi sẽ cố gắng.

Hiệu Nghiêm đi đến góc phòng mặc đồ. Rồi đến bàn cho vài thú giấy tờ vào cặp. Khi anh định đi ra thì Thúy Văn lên tiếng:

-Anh làm ơn nói giùm tôi, sinh hoạt buổi sáng ở nhà thế nào ? Tôi phải làm gì nữa ?

-Buổi sáng cả nhà đều tập trung ăn sáng, nhà này có lệ la `không ăn sáng bên ngoài, hy vọng cô đừng làm ngược lại.

-Thế tôi có cần xuống chuẩn bị không?

-Không, chuyện dod’ có người lo rồi, mà tôi cũng không tin cô làm được đâu.

-Trái lại, tôi rất thích chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, Lúc còn ở nhà, sáng nào tôi cũng lo sẵn cho ba tôi .

-Thế à ?

Hiệu Nghiêm hỏi với vẽ lơ đãng. Dĩ nhiên anh không tin một người như Thúy Văn mà cũng biết nghĩ tới người khác. Anh đã nghe cô gắt gỏng với người làm. Và trong đầu anh, cô chỉ tạo cho mình một bề ngoài dễ thương ngọt ngào, còn bên trong là một bản chất ích kỷ, thiếu giáo dục, thậm chí rất thâm hiểm . Có một người cha như vậy cô làm sao mà khác đi được.

Anh nhìn thoáng qua cô, rồi nói như nhắc:

-Hy vọng là cô đừng bắt mọi người chờ cô.

-Tôi sẽ xuống ngay.

Thúy Văn đến cài cửa phòng rồi hối hả thay đồ. Cô không muốn lần đầu mà ddã làm phiền mọi người . Trong thâm tâm, cô in trí tất cả thành viên trong gia đình Hiệu Nghiêm đều ghét cô, cho nên dù có tâm trạng đối phó , cô cũng không muốn làm mọi người có ác cảm thêm .

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 11-04-2004, 02:34 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

8.



Thúy Văn xuống phòng ăn thì chưa có ai ngoài Hiệu Nghiêm đang ngồi đọc báo. Gần đó là một người đàn ông đang loay hoay dọn bàn ăn. Thúy Văn ngạc nhiên nhìn quanh tìm, nhưng không thấy một người phụ nữ nào, Cô nghĩ vậy là ong ta nấu bếp, lạ thật.

Cô không quen nhìn những người đàn ông là đầu bếp nên thấy ngại ngại. Cô nhìn qua Hiệu Nghiêm, thấy anh ta tỉnh bơ như đó là chuyện thươn`g, nên nén lại không hỏi.

Thúy Văn đến đứng gần ông ta, nhìn ông ta chiên trứng . Cô hỏi nhỏ nhẹ:

- Cái này có phải chia ra từng phần không hả chú ?

- Có chứ, cô.

- Thế trong nhà có mấy người tất cả ?

- Năm người .

“Ai mà nhiều thế nhỉ ?” Thúy Văn nghĩ thầm một cách ngạc nhiên. Nhưng cô không hỏi, chỉ đến lấy đĩa gắp trứng ra. Người đàn ông nói vừa nghiêm nhghị vừa hoảng hốt:

- Cô cứ để tôi làm, cô đừng làm vậy.

- Không sao đâu, con thích làm mấy cái này lắm. Thế ở nhà chỉ có mình chú nấu nướng thôi à ?

- Vâng.

Ngay lúc đó , một cô bé đẩy cửa bước vào, nói như hối thúc:

- Xong chưa chú Ba, con trễ giờ rôi` nè .

Hiệu Nghiêm ngẩng lên:

- Chờ một chút, sáng nay chú ấy phải dọn dẹp những thứ tối qua nên làm hơi trễ, chưa tới giờ đâu.

Thúy Văn lấy bánh mì đặt ra đĩa, rồi mang qua bàn. Cô cười làm quen với cô bé. Cô nhỏ chống cằm nhìn lại cô, rồi buột miệng:

- Sao chị dậy sớm thế ?

Thúy Văn ngạc nhiên:

- Gần bảy giờ rồi, đâu có sớm .

- Em nghĩ chị ngủ đến tám giờ mới thức. Chị dâu của nhỏ bạn em như thế đấy, người ta bảo ai là cô dâu cũng mệt hết.

- Nhưng chi, không thấy mệt, nếu không dậy sớm thì làm sao chị gặp đuợc em, đúng không? Em tên gì vậy ?

- Ủa, chị không biết tên em thật hả ? Còn em thì biết tên chị lâu rồị

Thúy Văn làm thinh, cô chợt hối hận vì đã hỏi như vậy , Thật là bất lịch sự và vô tâm. Nhưng đúng ra đây là lỗi của Hiệu Nghiêm, anh ta chẳng khi nào đưa cô vê` nhà, cũng không kể tí gì về gia đình anh ta, làm sao mà cô biết được.

Tự nhiên cô thở dài, và tự nhủ trên đời này chỉ có cô và Hiệu Nghiêm là cặp vợ chồng nhạt nhẽo nhất, thậm chí người nhà của nhau cũng không biết hết, vậy thì biết được cái gì?

Hiệu Nghiêm hình như cũng có tâm trạng như cô. Anh ta bỏ tờ báo xuống, ngước lên:

- Cứ gọi nó là bé Hân.

Ngay lúc đó, một cô gái lớn hơn và một thanh niêm khoảng bằng tuổi Thúy Văn bước vào, cả hai ngồi vào bàn và nhìn thoáng qua cô:

- Chào chị.

Thúy Văn cười đáp lại chứ không hỏi gì. Cô sợ sẽ bị hớ như lúc nãy mặc dù cô rất muốn biết tên hai người em chồng này. Cả hai đều ít nói chứ không hồn nhiên như cô bé tên Hân, và chắc không phải là dễ chịu.

Mọi người im lặng ăn. Hình như có mặt Thúy Văn nên không khí không được tự nhiên như bình thường. Chỉ có bé Hân là nói luyến thoắng với Thúy Văn, hình như cô nhỏ không quên đưọc chuyện lúc nãy:

- Bộ chị không biết tên em thật hả chị Văn ?

Thúy Văn hơi lúng túng:

- Ờ, … chị biết chứ.

- Thế sao lúc nãy chị hỏi em tên em ? Rõ ràng là chị không biết.

Hiệu Nghiêm nói át đi:

- Ăn đi Hân, trễ là anh không đợi đâu đấy.

- Vâng.

Cô nhỏ im lặng ăn nhưng một lát sau lại lên tiếng:

- Lát nữa chị có đi làm không chị Văn?

Thúy Văn đưa ánh mắt nhìn Hiệu Nghiêm, anh hơi cau mày:

- Em hỏi nhiều quá đó Hân, chị ấy sẽ ở nhà một thời gian sau đó mới đi làm. Ăn nhanh đi.

- Vâng, thế anh chị có đi chơi ở đâu không ? Bạn em nói anh chị nó đám cưới xong đi chơi một tuần, chị dâu nó mua cho nó nhiều quà lắm. Nếu anh chị đi thì nhớ mua nhiều quà cho em nghe chị Văn.

- Ừ, nếu có dịp chị sẽ mua.

Thục Linh lên tiếng:

- Ðủ rồi Hân, tối ngày cứ vòi vĩnh. Cấm em không được đòi quà chị Văn nghe không?

Cô bé chưa kịp phản đối thì Hiệu Nghiêm đã đứng dậy:

- Lên lấy căp đi, anh đợi ngoài xe đấy. Nhanh lên!

- Vâng.

Cô nhỏ uống vội ngụm nước, rồi đâỷ ghế đứng lên:

- Em đi nhé hai chị, em đi nha anh Ba.

Cô bé chạy biến ra ngoài. Còn lại ba người, không khí trở nên trầm lắng đi. Thục Linh quay lại nhìn Thúy Văn:’

- Anh Hai không đưa chị đi chơi đâu à ?

Thúy Văn mỉm cười:

- Công việc nhiều quá nên chị không muốnlàm phiên ảnh.

- Nhưng đó là quy luật, chị có quyền yêu cầu mà.

- Chị không đòi hỏi gì cả, bận công việc như vậy, đi chơi cũng không vui gì đâu.

Thục Linh có vẻ suy nghĩ, nhưng không noi gì. Một lát sau cô nói một cách tư lự:

- Em hy vọng là chị sẽ sống hòa hợp với nhà em . Thật ra, nếu có một người khác ý, không khí sẽ nặng nề lắm.

Thúy Văn gật đầu:

- Chị hiểu, thật ra chi không như anh Hai em nghĩ đâu, chị nói thật.

- Em cũng mong như vậy.

Thục Linh nhẹ nhàng đứng lên, rồi như nhớ ra, cô lại ngồi xuống:

- Lúc nãy em nghe anh Hai nói chị sẽ không đi làm, chị nghỉ luôn hay chỉ thời gian đầu ?

- Chị sẽ tìm chỗ khác làm, vì anh anh muốn vậy.

- Thật à ? Sao mà …

Cô như nghĩ ra điều gì rất tế nhị nên không hỏi nữa, chỉ quay qua nhìn Tuấn Phong:

- Sáng nay em không đi làm sao ?

- Có chứ, hôm nay em đi xuống tỉnh, có lẽ chiều tối mới về nhà, ở nhà đừng chờ em nhé.

- Ði một mình hay đi với ai ?

- Với vài người trong công ty .

- Nhớ tranh thủ về sớm đấy.

- Dạ.

Cả hai đứng lên, rời khỏi phòng. Thúy Văn phụ dẹp bàn ăn, trong đầu nghĩ ngợi lẩn thẩn. Cô rất ngạc nhiên khi gia đình Hiệu Nghiêm nề nếp và quan tâm lẫn nhau như vậy. Nhà cô chỉ có hai chị em mà mỗi người là một thế giới riêng. Nhà Hiệu Nghiêm có vẻ vui hơn nhiều.

Một điều làm cô thấy nhẹ lòng là ở đây không có ai khó khăn, trừ Hiệu Nghiêm. Nhưng cô không thấy như vậy là nặng nề lắm. Cô đã chịu đưụng dược anh tatrong công ty thì ở nhà có chịu đựng hơn nữa cũng không sao.

Ăn sáng xong, Thúy Văn đâm ra chẳng biết làm gì. Cô đi lên lầu, tò mò nhìn qua các phòng. Ðối diện với phòng cô là phòng bé Hân, kế bên là của Thục Linh. Cô ta có vẻ rất ngăn nắp và có khiếu thẩm mỹ cao. Ðặc biệt treo rất nhiều tranh. Trong khi bên bé Hân lại toàn là búp bê. Cô bé chỉ chăm sóc cho búp bê của mình, còn lại thì sách vở và quần áo vương vãi lung tung.

Thúy Văn ngồi xuống, tẩn mẩn sắp xếp lại các thứ rô`i về phòng mình. Cô nhìn lên đồng hồ, vẫn còn sớm chán. Cô nghĩ nếu cứ rảnh rỗi như thế này chắc chán đến chết mất. Ðúng là Hiệu Nghiêm đã giam lỏng cô. Chớ tự do kiểu này chịu sao cho nổi.

Cô thay đồ đi ra ngoài đường và suốt buổi sáng cô đi loanh quanh trong chợ mua đồ trang trí lại căn phòng.

Buổi chiều khi Hiệu Nghiêm về, trong phòng đã thay đổi hẳn. Từ màn cửa đến tấm dra đều là màu hồng. Màn cửa bằng loại tuyn mỏnh nhìn tha thướt và làm căn phòng dịu mắt hẳn đi. Trên giường cô lại chất đến ba bốn thứ vừa búp bê vừa gấu bông. Nó mang nét nữ tính chư không đơn điệu như cách trang hoàng của Hiệu Nghiêm.

Anh nhìn mọi thứ trong phòng bằng con mắt bàng quang. Anh không hề bực mình vì sự thay đổi tự nhiên của Thúy Văn. Cũng không tán thành việc cô đã chất quá nhiêù thứ lỉnh kỉnh trên giường. Hình như anh muốn để mặc cho Thúy Văn muốn làm gì thì lam. Nhưng cái nhìn cua anh làm Thúy Văn hoang mang. Cô hỏi một cách ái ngại:

- Tôi trang trí thế này có làm phiền anh không?

- Không. Nhưng tại sao phải đổi, cô không vừa ý căn phòng này à ?

- Tôi không thích, nó đơn điệu quạ, Xin lỗi vì đã làm mà không hỏi anh trước, nhưng tại tôi quên.

- Tôi không quan tâm, cô muốn sửa thêé nà là tùy cô.

Thúy Văn thở nhẹ một cách dễ chịu. Ít ra anh ta phải tỏ ra mình là người đàn ông chứ, những chuyện thế này mà cũng khó khăn thì đem anh ta đi câu sấu cho rồi.

Buổi tối anh ta cũng cách ly cô như đêm đầu tiên. Và Thúy Văn cũng không còn sợ phải mất tự do nữa, dần dần cô xem việc anh ta ngủ nơi khác là hiển nhiên. Như thế không ai xâm phạm đến ai.

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như cô nghĩ. Sáng nay, khi đang ăn bé Hân chợt lên tiếng:

- Anh Hai này, tại sao anh không ngủ chung với chị Văn ? Tối nào emcũng thấy anh ngủ ở phòng khác, sao lạ thế ? Không phải vợ chồn glà phải ngủ chung sao ?

Trong phòng chợt lặng tanh. Mọi người bị bất ngờ không sao bịt miệng được con bé . Mặt Thúy Văn đỏ bừng vì xấu hổ. Cô bị quê với Tuấn Phong và Thục Linh đến dở khoc dở cười. Và vì quê, cô đâm ra giận sự ngô nghê của cô bé. Cô đứng dậy bỏ ra khỏi phòng mà không ý thức được mình đang làm gì.

Qua phút đột ngột, Thục Linh lập tức quá mắng bé Hân:

- Con nít biết chuyện gì của người lớn. Sao em ăn nói lung tung vậy ?

Bé Hân ngơ ngác vì bỗng nhiên bị mắng/. Cô bé cố cãi lại:

- Nhưng em có nói gì bậy đâu, tại tối nào em cũng thấy anh Hai cầm mền gối ra khỏi phòng mà.

- Thấy thì thấy nhưng không được hỏi.

Hiệu Nghiêm khoát tay:

- Ðừng la nó, con nít không biết gì đâu.

Anh quay lại bé Hân:

- Tại anh phải làm việc đến khuya, nên anh ngủ ở đó luôn cho tiện. Hiểu không ?

- Chứ không phải anh và chị ấy ghét nhau à ? Hay là chị ấy đuổi anh ?

- Không có đuổi, cũng không ghét nhau. Mà vì phải thức làm công viêc. Ở đâu tiện thì ngủ . Mai mốt em đừng hỏi như vậy nữa nhé.

Cách giải thích như vậy lập tức thuyết phục được cô bé ngay. Và nó không hỏi gì nữa. Nhưng đó chỉ là thuyết phục con nít, với người lớn thì không. Tuấn Phong và Thục Linh vừa thấy buồn cười, vừa coi sự viêc là nghiêm trọng . Tuấn Phong chỉ tiếp tục ăn không nói gì, nhưng Thục Linh thì thấy hơi ngại. Cô cúi mặt xuống cố nín cười rồi ngẩng lên nói nghiêm chỉnh:

- Anh Hai này, em thấy .. em thấy anh không nên đối xử cách biệt với chị ấy như vậy .. Nếu anh Bình mà đối với em như vậy em buồn lắm.

- Anh biết.

Hiệu Nghiêm buông một tiếng ngắn gọn. Anh ngồi yêu tư lự một lát, rồi quay qua bé Hân:

- Hân này, chuyện em hỏi lúc nãy, đừng bao giờ em kể cho ai nghe, nhớ không ? Tuyệt đối không kể với ai, kể cả bác Tư, hiểu chưa ?

- Sao vậy anh Hai ?

- À .. ờ .. Vì như vậy người ta sẽ ghét anh.

Cô bé lập tức gật đầu:

- Vâng, vâng, em sẽ không nói cho ai hết, kể cả bạn em, em cũng không kể luôn.

- Vậy thì tốt, em ngoan lắm.

Thục Linh dặn thêm:

- Và nhớ là không được kể với chị Văn về chị Oanh, nhớ chưa, em mà kể thì chị Văn sẽ ghét anh Hai mình đấy.

- Vâng, em nhớ rồi, mấy lần nói chuyện với chị Văn em đâu có kể, chị ấy không biết gì đâu.

- Vậy là giỏi.

Bé Hân lại múc súp ăn. Chợt nhớo ra, con bé tỏ vẻ hoang mang:

- Anh Hai ơi, em nói như vậy chị Văn ghét em rồi phải không? Sao chị ấy bỏ đi như vậy ?

Thục Linh hớt ngang:

- Tại chị ấy mắc cỡ đấy, mai mốt em nhớ đừng hỏi như vậy nữa nghe chưa.

Vừa nói cô vừa giấu mặt chỗ khác giấu nụ cười. Cách hỏi ngây ngô của con bé không làm sao mà nín cười được. Ðúng là con nít/

Hiệu Nghiêm đi lên phòng lấy cặp. Anh thấy Thúy Văn đang ngồi ở góc phòng đọc sách. Anh lấy vẻ tự nhiên, nói mà không nhìn cô:

- Bé Hân còn con nít lắm, hy vọng cô không chấp nhặt nó.

- Tôi không nghĩ gì cả.

Cô nói mà mắt không rời quyển sách. Hiệu Nghiêm cũng không nói gì thêm nữa, anh đi ra khỏi phòng va` xuốgn sân. Bé Hân đang đợi anh trong xe. Con bé đã quên hẳn chuyện lúc nãy và nói huyen thuyên những chuyện trong lớp nó . Hiệu Nghiêm nghe một cách lơ đãng, đầu óc anh vẫn còn nghĩ chuyện vừa rồi. Quả thật anh cũng bị bất ngờ khi chuyẹn riêng bị phát hiện. Ðể cho một đứa con nít biết có nghĩa là cả xóm cũng biết. Nếu bé Hân đi kể lung tung thì thật chẳng ra làm sao . Anh không sợ ông Nhị biết, nhưng không thích như vậy.

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 11-04-2004, 02:35 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

9.



Khi người khách cuối cùng đến tạm biệt cô dâu chú rể, những người trong gia đình cũng lần lượt ra về, chỉ có Hiệu Nghiêm và Thúy Văn ở lại với hai nhân vật chính. Cô dâu có vẻ rất mệt nên khuôn mặt không có lấy nụ cười. Cả chú rể cũng thế. Nếu có chăng là những cái nhếch môi gượng gạo như thể họ bắt buộc đến đây dự lễ cưới của chính mình.

Không riêng gì hai người trong cuộc, cả Hiệu Nghiêm cũng đờ đẫn vì nỗi đau khổ day dứt. Khi tiễn khách xong, anh quay lại nói với Hữu Tri:

- Tôi sẽ đưa hai người về, còn nếu kong mệt chúng ta ở lại uống riêng vơi nhau đi.

Hữu Tri chưa kịp trả lời thì Yến Oanh đã lên tiếng:

- Thôi, anh cho tuịi em về đi. Em cảm thấy không được khoẻ.

Hiệu Nghiêm nhìn cô chăm chú:

- Em mệt lắm rồi phải không ?

- Vâng

Thúy Văn vô tình không nhìn thấy cử chỉ săn sóc lộ liễu ấy, cô khẽ vịn tay Yến Oanh:

- Mình dọn đồ đi, tôi sẽ phụ vơí chị.

Cô và Yến Oanh trở lại nhà hàng, vào phòng thu dọn áo cưới. Nhìn vẻ mặt buồn hiu hắt của Yến Oanh, Thúy Văn ái ngại:

- Chị mệt nhiều lắm hả ? Nhìn chị có vẻ mất sức quá.

Ý cô muốn nói trông Yến Oanh thật buồn, nhưng không tiện hỏi. Cô không biết sự chu đáo của cô chỉ gợi trong lòng cô dâu một tình cảm mâu thuẫn. Vừa oán trách vừa dè dặt, Yến Oanh cố cười dịu dàng:

- Hôm qua tôi bệnh mới hết, nên hôm nay còn mệt .

- Vậy à, xui quá nhỉ, có lẽ tại chị lo nhiều đó.

- Ờ, chắc vậy.

Cả hai đi xuống dưới, Hiệu Nghiêm và Hữu Tri đang ngồi bên bàn chờ hai người . Hữu Tri vội đứng dậy bước tới đỡ chiếc vali trên tay Thúy Văn:

- Cái này nặng lắm, chị để tôi .

Thúy Văn hơi đứng lại, nhìn anh một cách quan tâm:

- Hôm nay tôi thấy cả anh và chị Oanh đều có vẻ mệt, anh có sao không?

- Không, cám ơn chị.

- Hôm qua chị Oanh bệnh mới hết, anh nhớ giúp chị ấy dọn dẹp nhé. Có cần tôi tới phụ dọn với hai người không?

Hữu Tri lờ đờ nhìn cô. Cặp mắt anh biểu lộ một tình cảm đau đớn và say đắm. Nhưng anh chỉ nói bình thường:

- Không cần đâu, cám ơn chị.

Và anh vẫn cứ nhìn cô, Thúy Văn không hiểu được tình cảm đó, cô buộc miệng:

- Sao anh có vẻ buồn thế ?

Hữu Tri hơi nhắm mắt lại một chút, rồi anh mở mắt ra:

- Chị có biết câu thơ này không Thúy Văn, tôi nhớ là mình đã đọc ở đâu đó, nhưng bây giờ tôi mới hiểu.

Anh nhíu mày như cố nhớ rồi đọc:

- “Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”

Ðấy, tôi là thế đấy, chị có biết bây giờ tôi đau khổ lắm không ? Nhìn chị tôi càng thấy đau khổ.

Mắt Thúy Văn mở lớn nhìn anh, ngạc nhiên và ngơ ngác. Rồi cô khe ~lăc’ đầu:

- Tôi không hiểu gì cả, anh nói gì vậy ?

Hữu Tri lắc đầu:

- Không có gì đâu, tôi say quá nên nói bậy, xin lỗi chị . chúng ta về thôi.

Và anh nắm tay Thúy Văn, dắt cô về phía bàn. Thúy Văn rất lạ lùng về cử chỉ táo bạo khác thường đó, nhưng cô nghĩ anh đang say nên không rút tay lại.

Khi ra đến xe, Hữu Tri giữ tay Thúy Văn lại, và quay qua nói vơí Hiệu Nghiêm:

- Hãy để cô ấy ngồi phía sau với tôi, tôi muốn cám ơn cô ấy.

Nói rồi anh đẩy Thúy Văn vào xe. Cô cònphân vân thì đã thấy cô dâu mở cửa ngồi vào ghế trước. Cô không còn cách nào hơn là nghe lời anh.

Hiệu Nghiêm không bật đèn nên trong xe tối om. Thúy Văn nhìn ra bên đường, cô tưởng Hữu Tri muốn cám ơn cô vì cô đã nhiệt tình với Yến Oanh trong tiệc cưới. Nhưng anh không nói gì. Cô cười thầm một mình và tự nhủ anh đang say.

Cô chợt giật mình vì bàn tay mình bị nắm chặt. Trong bóng tối, Hữu Tri lặng lẽ siét chặt những ngón tay cô trong tay anh. Cử chỉ đó làm cô hoang mang thật sự và cô chỉ biết nhìn ngơ ngác.

Quả thật hôm nay Hữu Tri rất lạ, Thúy Văn biết anh quý mến cô. Trưóc đây anh đã giúp đỡ cô rất nhiều nhưng không bao giò có một cử chỉ hay một câu nói biểu hiện tình cảm . Nó giống như một người tốt bụng cư xử với kẻ bị hiếp đá. Chỉ có thế nên cô không gợn chút hoài nghi. Thế mà tối nay anh …

Thúy Văn không muốn xúc phạm anh, nên vẫn để yên. Nhưng cử chỉ đó làm cô có cảm tưởng Hữu Tri sẽ ôm lấy cô, nếu phía trưóc không có hai người kia. Ðiều đó làm cô hoảng sợ.

Hiệu Nghiêm chợt lên tiếng:

- Có thể đi một vòng thành phố không, chú rể ?

- Tùy anh /

Hiệu Nghiêm khẽ liếc qua Yến Oanh:

- Còn em thì thế nào, Oanh ?

Yến Oanh nhỏ nhẹ:

- Em thế nào cũng được.

Thúy Văn không nghe Yến Oanh nói, cô vội lên tiếng:

- Hai người mệt rồi, nên về đi anh Nghiêm.

Không nghe Hiệu Nghiêm trả lời, cô nói thêm:

- Tôi mệt lắm rồi, tôi thấy nên về đi.

Hiệu Nghiêm có vẻ bực mình:

- Cô không thể chìu ý moi người một chút sao ?

Nhưng Thúy Văn đang hoảng sợ vì cử chỉ của Hữu Tri nên cô phản đối quyết liệt:

- Tôi mệt lắm, tôi muốn về. Nếu mọi người muốn đi chơi thì cho tôi xuống đây cũng được.

- Ðược, tôi chìu ý cô.

Nói rồi Hiệu Nghiêm tấp xe vào lề đường:

- Cô chịu khó đi taxi về vậy.

Thái độ thẳng thừng của anh làm Thúy Văn tức muốn khóc. Cô vừa quê với vợ chồng Hữu Tri, vừa cảm thấy bẽ bàng vì bị coi thường. Thậm chí anh ta còn săn đón vợ bạn hơn là vợ mình. Và cô tự ái mơ? cửa bước xuống.

Cử chỉ của cô làm Hữu Tri bàng hoàng, anh gần như kêu lên:

- Tại sao anh đối xử với Thúy Văn như vậy, đưa cô ấy về đi.

Hiệu Nghiêm nhìn Thúy Văn đi băng băng phía trước, anh cau mặt với một vẻ khó đăm đăm:

- Cứ để cô ta làm theo ý cô ta.

Hữu Tri đập mạnh tay vào thành ghế:

- Anh quá đáng thật . Thôi được, để tôi đưa cô ấy về.

Nói rồi anh cũng mở cửa bước xuống, đi nhanh theo Thúy Văn .

Yến Oanh chợt quay lại:

- Sao anh cư xử với chị ấy như vậy, anh không sợ chị ấy buồn sao ?

Hiệu Nghiêm không trả lời, anh vẫn cho xe lưót tới, thái độ đầy vẻ mệt mỏi. Yến Oanh nói mà không nhìn anh:

- Nếu vì em mà anh lạnh nhạt với vợ, lương tâm em không thanh thản đau.

- Ðừng nghĩ tới cô ấy nữa Oanh, nói về mình đi. Anh biết Hữu Tri muốn tạo điều kiện cho mình gặp nhau lần cuối. Em nghĩ gì về đám cưới của em, nói với anh đi.

Yến Oanh kéo khăn voan che ngang măt., buồn buồn:

- Anh biết là em không hề vui, anh hỏi làm gì.

- Suốt ngày nay anh cảm thấy .. Khi nhìn em did bên cạnh Hữu Tri, anh tưởng mình sắp ngã quỵ . Thật kinh khủng khi người yêu mình đi lấy chồng . Em cóhiểu đuợc tâm trạng đó không ?

- Em biết chứ, cũng như tâm trạng của em trong ngày cưới của anh vậy, bi đát lắm.

Hiệu Nghiêm gục đầu trên vô lăng:

- Anh cảm thấy mình không còn nghị lực nữa, anh hối hận điên cuồng vì đã để mất em. Không bao giờ anh tha thứ cho mình về sai lầm này, không bao giờ.

- Ðó là anh chỉ nghĩ trong nhất thời. Nếu bắt đầu lại, anh cũng không làm khác được đâu. Tốt hơn là bằng lòng với thực tế anh Nghiêm ạ, cả em cũng vậy.

Hiệu Nghiêm chợt ngẩng đầu lên:

- Anh yêu em, dù là em có chồng cũng vậy, chỉ có thể yêu một mình em.

- Nhưng em thua kém vợ anh. Chị ấy là hoa lan trong lồng kiếng. Còn em là loại bông bụp bên hàng rào, anh có thể yêu mãi đươc không?

- Anh không so sánh em với Thúy Văn . Em là em, và anh yêu em.

Anh cúi xuống, hôn cô một cách điên cuồng. Yến Oanh chỉ ngần ngại một thoáng, rồi cũng đáp lại cuồng nhiệt.

Thật lâu cô rời anh ra, đưa tay lên môi:

- Anh và em vừa làm gì vậy, cả hai đứa tội lỗì quá anh Nghiêm, bây giờ mình không có quyền nữa rồi.

Hiệu Nghiêm gục đầu không trả lời. Nhìn cử chỉ của anh, Yến Oanh có cảm tưởng anh đã mất hết nghị lực, chỉ còn sự đau khổ rã rời. Ðiều đó làm cô thấy vui sướng về tình yêu dành cho mình đồng thời có chút thương hại Thúy Văn . Cô nhẹ nhàng:

- Ðưa em về đi anh, giờ này chắc anh Tri đã về rồi, em không muốn anh ấy có ấn tượng với em.

Hiệu Nghiêm nhìn cô một cách đặc biệt:

- Em thật sự quan tâm đến chồng em sao ?

- Khi chấp nhận là vợ anh ấy, em cần phải làm vậy thôi. Cuộc sống của em là lệ thuộc anh ta mà.

Hiệu Nghiêm cười gượng:

- Anh hiểu.

Anh bật công tắc, cho xe lướt tới. Cả hai không nói gì cho đến lúc về nhà cô. Khi xe thắng lại, Yến Oanh vẫn ngồi im. Rồi bất chợt cô gục đầu vào ngực Hiệu Nghiêm:

- Thông cảm cho em, em vẫn yêu anh, không bao giơ` em quên anh.

- Anh biết, anh yêu em.

Hiệu Nghiêm xiết cô vào người, rồi buông ra:

- Em vào nhà đi, đừng để chồng em chờ.

Yến Oanh bưóc xuống, ngó lên ban công. Hữu Tri đang đứng nhìn xuống, hy vọng là anh không thấy được gì. Cô khẽ thở dài, rồi đến mở cửa.

Hiệu Nghiêm chạy trên đường như người mất hồn. Anh đang buồn. Nỗi buồn mênh mông và tuyệt vọng. Ðêm nay lại chính mình đưa người yêu về nhà chồng. Thật không còn nỗi xót xa nào hơn . Anh hình dung Yến Oanh trong tay chồn gmà tâm hồn như bị dày xéo. Nếu biết trưóc cuộc chia tay đau đớn thế này thà lúc trước anh chấp nhận đánh đổi công ty để được cô.

Hiệu Nghiêm vào một quán rượu. Anh ngồi bên quầy, trút nỗi cô đơn của mình vào những ly rượu. Ðây là lần đầu tiên anh uống nhiều như vậy, uốn gmãi mà không thấy say.

Người ta bảo uống rượu mềm môi, nhưng mà nỗi buồn nghiến nát lòng anh thì không thấy mềm dịu được.

Anh về nhà lúc khuya, đi ngất ngưởng lên phòng. Ðèn trong phòng tắt ngấm, không thấy Thúy Văn trong phòng, anh nghĩ cô còn lang thang đâu đó ngoài đường. Mặc kệ cô ta với những giận hờn, cô ta không làm lòng anh rung động để thấy tội nghiệp. Ðêm nay anh và Yến Oanh còn đau đớn hơn cô ta gấp trăm lần.

Hiệu Nghiêm mò mẫm tìm công tắc. Nhưng anh say quá nên không còn khả năng định hưóng. Anh vấp phải chiếc ghế bên cửa sổ và ngã chúi vào Thúy Văn đang ngồi đó. Cô né người để tránh, mùi rượu nồn gnặc làm cô thấy cuồn cuộn ở cổ họng. Cô bụm miệng cố đẩy anh ra:

- Tránh qua một bên, anh làm gì vậy ?

Hiệu Nghiêm cố định thần đứng lên. Trong bóng tối , giọng anh khô khan:

- Cô làm gì ở đây vậy ?

Thúy Văn không trả lời, cô quýnh quáng đến bật đèn, rồi đứng xa xa nhìn Hiệu Nghiêm:

- Tôi không chịu nổi mùi rượu, mai mốt anh vui lòng cẩn thận dùm một chút.

- Xin lỗi vì đã làm cô khó chịu. Nhưng tôi không thấy đường. Còn cô, tại sao ngồi ở dây ? Cô không nghĩ là mình làm vướng víu người khác sao ?

Thúy Văn hiểu câu nói đó theo cách nghĩ của cô, tự nhiên cô giận phừng lên:

- Tôi biết mình làm phiền người khác nên đã tự động về trưóc. Nhưng tôi thấy anh đi với chị Oanh giờ này mới về thì quá vô lý. Anh làm thế không sợ người ta dị nghị sao ?

Hiệu Nghiêm lừ lừ nhìn cô:

- Tôi làm gì là chuyện riêng của tôi, đừng phê phán tôi . Tôi không coi cô là vợ đâu, và cô cũng không đủ tư cách để cằn nhằn. Ý thức lại mình đi.

Thúy Văn như bị tạt nước mắt vào mặt . Cô lặng đi một lát, rồi mím môi.

- Tôi không cằn nhằn, cũng không phê phán . Nhưng tôi thấy đám cưới bạn bè mà anh có vẻ đau khổ như thế, thật là khác thường.

Ðến lượt Hiệu Nghiêm lặng đi vì bị chạm đến chỗ đau sâu kín của mình. Cộng với hơi rượu làm máu nóng như bốc lên đầu. Anh phóng đến Thúy Văn, dằn cô vào tường, anh nghiến răng, bóp mạnh mặt cô:

- Cô có biết cô vừa nói gì không , tôi nói cho cô biết, nếu cô còn ăn nói bừa bãi như thế tôi sẽ tống cổ cô ra đường . Còn bây giờ thì đi cho khuất mắt tôi, tôi không muốn thấy cô.

Mặt Thúy Văn xanh mét, đau đến thót cả người . Cô cố đẩy tay anh ra. Trong mắt cô hiện lên một sự căm ghét ngấm ngầm và bất lực.

Bị đẩy mạnh, Hiệu Nghiêm loạng choạng ngã xuống giường. Anh muốn ngồi lên, nhưng say quá nên không gượng dậy nổi. Và cứ để nguyên áo quần mà nằm.Chẳng bao lâu anh ngủ say.

Thúy Văn đứng thẫn thờ nhìn anh ta. Ðầu óc cô quay cuồng vì những chuyện xảy ra. Lần đầu tiên cố ý thức được hết cảnh khổ của mình, và bắt đầu hình dung cuộc sống sau này. Cô thấy nơi đây thật sự là một địa ngục.

Cô bước tới lấy mền gối đi ra ngoàị Nhưng ra đến cửa, cô cứ đứng tựa vào tường phân vân. Ðêm nay biết qua phòng ai bây giờ. Thục Linh thì không, vì cô không muốn nói chuyện của mình. Còn qua phòng bé Hân thì sợ con bé sẽ nói lung tung.

Cô ngước mắt nhìn lên trần nhà, khuôn mặt chìm khuất trong bóng tối càng đượm nét thê lương.

Cuối cùng cô đẩy cửa bước vào phòng bé Hân. Con bé đã ngủ say giữa mớ chăn gối hỗn độn. Cô lẳng lặng xếp tất cả qua một bên, rồi ngã người xuống giường. Cặp mắt khép lại một cách buồn rầu.

Sáng hôm sau Thúy Văn dậy thật sớm và rời khỏi phòng trước khi bé Hân kịp thức. Cô không muốn lát nữa dưới bàn ăn con bé hỏi oang oang trước mặt mọi người rằng tại sao cô không ở cùng phòng với Hiệu Nghiêm . Một lần cũng đủ sợ rồi.

Cô ra khỏi nhà để khỏi phải gặp Hiệu Nghiêm. Và cứ đi lang thang suốt buổi sáng . Cuối cùng, cảm thấy nhớ nhà, cô rẽ vào nhà mình.

Bước vào phòng khách, Thúy Văn rất ngạc nhiên khi thấy ông Nhị đang ngôì một mình ở salon. Cô chưa kịp chào thì ông đã lên tiếng:

- Sao con về nhà một mình vậy, có chuyện gì không?

- Dạ không, tại con nhớ nhà nên về thăm. Chị Lan có nhà không ba ?

- Nó đi làm, giờ này chưa về đâu. Con ngồi xuống đi.

- Dạ

Thúy Văn ngồi xuống đối diện với ông. Cô chưa biết nói gì thì ông đã lên tiếng:

- Chuyện nó bắt con ở nhà, sao con không nói với ba ?

Bị hỏi đột ngột, Thúy Văn lúng túng:

- Dạ, anh ta đâu có bắt con ở nhà, con muốn làm ở đâu cũng được. Con định chơi một thời gian thì đi xin việc làm đó ba.

Ông Nhị chợt đập cái rầm xuống bàn, làm Thúy Văn giật bắn mình. Giọng ông gay gắt:

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 11-04-2004, 02:36 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

10.



Ông Nhị chợt đập cái rầm xuống bàn, làm Thúy Văn giật bắn mình. Giọng ông gay gắt:

- Nhưng ba gả con cho nó không phải để con đi ra ngoài làm. Nếu cần cho con làm việc thì ba đã để con làm cho ba rồi. Ba muốn gì con không hiểu sao ?

Thúy Văn cúi gầm mặt, không trả lời. Ông Nhị bực tức nói tiếp:

- Con phải biết cách quản lý công ty nó, con làm vợ nó mà không làm được chuyện đó thì ai làm. Nếu không như vậy thì ba gả con về đó làm gì.

Thúy Văn vẫn ngồi im, âm thầm nuốt nước mắt. “Ba có biết chỉ vì sự tính toán ích kỷ của ba, con đã trả một giá đắt như thế nào không? Ở gia đình chồng htì bị hắt hủi tẻ lạnh, về nhà thì bị ba tra gạn trách cứ. Ba chỉ coi con là công cụ chứ không phải là con mình” Cô muốn hét lên, nói tất cả những điều đó. Nhưng uy lực của ông làm cô không sao mở miệng được và chỉ biết ngồi lặng câm.

Ông Nhị khoát tay:

- Nó nhất quyết không cho ba can thiệp sâu vào chuyện làm ăn cuả nó. Thằng này cao thay lắm. Nhưng ba cũng có cách trị. Con phải gíup ba, phải làm sao nắm được mối buôn bán của nó. Con có hứa với ba không?

Thật đúng là một chuyẹn quá sức, Thúy Văn biết điều đó. Nhưng cô sợ quá nên chỉ biết nhắm mắt gật đầu, rồi có ra sao thì ra.

Ông Nhị nhíu mày như suy tính chuyện gì đó, thật lâu ông mới ngước lên bực bội:

- Ba thật không hài lòng con chút nào cả . Con thiếu bản lĩnh và thậm chí là ngu ngốc., Nếu con khôn ngoan 1 chút thì moi chuyện đã khác đi rồi.

Thúy Văn cúi gầm mặt như có lỗi, cử chỉ đó cũng không làm ông thấy động lòng:

- Con có học, có nhan sắc vậy mà vẫn không dụ đuợc nó. Con có biết là ba đã đổ vốn cho công ty nó biết bao nhiêu không, vậy mà tới giờ vẫn không thu đuợc kết quả gì. Không khéo roi ba mất trắng với thằng nhóc đó.

Thúy Văn thu hết can đảm nói ra ý nghĩ của mình:

- Tại sao ba muốn chiếm đoạt công ty ảnh ? Ảnh là chồng con, nếu ảnh bị phá sản thì con cũng khổ, ba không thương con sao ? Con là con của ba mà.

- Con của ba à ?

Ông Nhị lặp lại rô`i cười gằn. Cái cười của ông làm Thúy Văn hoang mang rối rắm. Cách thể hiện đó không có chút tình cảm cha con nào cả . Tại sao như thế ?

Chợt có tính hiệu điện thoại, ông Nhị mở máy ra nói chuyện. Thúy Văn buồn bã đứng lên. Cô định lên phòng mình một chút, nhưng không hiểu sao hai chân cứ đi ra ngoài dường. Buổi trưa nắng như đổ lửa, vậy mà cô vẫn không nhận ra và cứ bước tới như người mộng du.

Chợt một chiếc xe thắng sát bên Thúy Văn làm cô giật mìnhthoát khỏi cơn mê nặng nề. Cô nhận ra Hữu Tri , nhưng chỉ biết đứng nhìn anh. Hữu Tri mỉm cười:

- Trời nắng thế này sao lại lang thang thế, chị đi đâu vậy ?

- Tôi ở nhà tôi ra.

Hữu Tri nhíu mày:

- Chị định đi bộ về nhà à ? Sao không đón taxi ?

Thúy Văn lắc đầu không trả lời. Hữu Tri nhìn cô chăm chú:

- Chị làm sao vậy ? Có chuyện gì phải không?

- Cũng không có gì , anh đi đâu vậy ?

- Ði làm, chị quên đã trưa rồi à ?

- Ờ, tôi quên .

- Thúy Văn này, chị gặp chuyện gì phải không?

- Sao anh hỏi vậy ? Tôi khác thườn glắm hả ?

Hữu Tri không trả lời, lần đầu tiên anh nói với cô bằng giọng ra lệnh:

- Lên xe đi, tôi đưa chị về.

- Anh không về nhà sao, coi chừng chị ấy trông.

- Tôi hay đi đột xuất, cô ấy không trông đâu, chị lên đi.

Thúy Văn lưỡng lự một lát, rồi ngồi lên phía sau Hữu Tri, đi một đoạn, anh chợt quay lại:

- Tôi nghĩ chắc chị chưa muốn về nhà đâu, đi ăn với tôi nhé Thúy Văn?

- Vâng

Trả lời xong, Thúy Văn chợt thấy hoang mang. Không biết như thế có phiền Hữu Tri không, nhưng cô thật sự đang cần một người bạn. Néeu anh quan tâm đến cô thì công việc cuả anh không quan trọng nữa. Và cô để mặc anh muốn đưa đến đâu thì đưa.

Hữu Tri vào một nhà hàng quen. Anh đề nghị một căn phòng riêng biệt. Khi cả hai người đối diện nhau qua bàn, anh bắt đầu điều tra ngay:

- Chị nói thật vơí tôi đi, lúc nãy chị gặp chuyện gì vậy ?

Thúy Văn nói thật lòng:

- Không phải lúc nãy, mà là tối qua và cả sáng nay nữa. Tôi cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Tôi không có chỗ cho mình nữa, nếu không gặp anh, có thể tôi sẽ vào một công viên mà ngồi, tôi đã định như vậy.

Chợt nhớ ra, cô ngưóc lên:

- Tại sao anh lại đi làm, anh vừa đám cưới mà ?

- Tôi không muốn đi hưởng tuần trăng mật, mà thôi, nói tiê’p chuyện của chị đi. Tại sao chị lại bị dồn nén như vậy ?

Thúy Văn ngập ngừng:

- Tối qua về, tôi với anh Nghiêm cãi nhau, thế là anh ấy đuổi tôi đi.

- Ðuổi đi à ?

Hữu Tri nhíu mày, rồi anh giận bùng lên:

- Không ngờ ảnh thô bạo như vậy . Tại sao hai người lại cãi nhau ?

- Tôi không hiểu, nói ra thì có vẻ vô lý. Nhưng tôi không hiểu tại sao anh đâm ra như vậy, ảnh như có vẻ đau khổ chuyện gì đó. Tôi tự hỏi, không lẽ đám cưới của anh làm ảnh buồn, nghe ra thì có vẻ vô lý. Nhưng thái độ của ảnh là như vậy.

Ðến lượt Hữu Tri ngồi yên, bần thần .Chuyện đa~ như vậy anh còn biết nói gì bây giờ. Nếu biết sự hi sinh của mình chỉ có tác dụng ngược lại, thi anh đã không hi sinh một cách ngu ngốc như thế.

Anh đấm mạnh tay xuống bàn, cử chỉ phẫn nộ bộc phát . Thúy Văn ngỡ ngàng ngồi im. Thái độ ngơ ngác của cô làm Hữu Tri như dịu lại, anh cố tự chủ, mỉm cười:

- Chị đừng sợ, tại tôi hơi bất mãn anh Nghiêm. Thật ra ảnh buồn chuyện của công ty thôi . Chị đừng quan tâm.

Thúy Văn mở to mắt:

- Có phải buồn ba tôi không ? Tôi biết, tôi thật không biết nói sao.

Cô chợt nguẩy mạnh đầu, phẫn uất:

- Tôi không có lỗi gì cả, tại sao ba tôi và ảnh đối đầu nhau rồi lại trút tất cả vào tôi ?
Tôi có cảm tưởng mình là tưởng mình là thùng rác, những điều xấu xa họ đều vứt hết vào tôi .

- Bình tĩnh đi Thúy Văn, chuyện không như chị nghĩ đâu.

- Làm sao tôi bình tĩnh cho nổi, tối qua anh ấy đuổi tôi đi vì ghét ba tôi . Thế rồi buổi sáng nay tôi về nhà thì lại bị mắng. Ba tôi bảo tôi là đồ vô dụng.

Cô chợt nghẹn lại, khóc nấc lên:

- Tôi muốn chết đi cho rồi, anh có biết cảm giác của một người bị oan ức và ruồng bỏ không? Trên đời này tôi không tìm được một ai yêu thương tôi cả.

Cô ngừng lại, như nhớ ra mình đang nói gì, cô hít mũi nói nhỏ:

- Chỉ có mình anh nâng đỡ tôi, rất may là tôi còn có anh.

Hữu Tri im lặng, có lẽ chỉ có anh mới hiểu hết nỗi khổ của Thúy Văn. Rất may cô không biết mình còn thêm một bất hạnh khác, đó là Yến Oanh . Và anh thề với lòng sẽ giữ mãi cho cô bí mật đó. Thúy Văn khổ như thế cũng đủ rồi.

Thúy Văn quẹt mắt, cố giữ bình tĩnh:

- Tôi cũng biết ba tôi thật quá đáng. Nhưng tôi không lam` sao ngăn được. Anh thấy đó, ngay cả chuyện hôn nhân của mình tôi cũng không đuợc quyền lựa chọn . Thế thì tôi làm sao chống nổi ba tôi chứ. Tôi ước sao anh ta bị sống oan ức, để anh ta hiểu được cái khổ của tôi

Hữu Tri diu dàng:

- Yên tâm đi Thúy Văn, đến lúc nào đó Hiệu Nghiêm cũng sẽ nhận ra. Thời gian sẽ thanh minh cho chị. Còn bây giờ anh ấy vừa cần đối phó vói ba chị, ảnh không còn thời gian để khám phá đâu.

- Ðợi đến khi anh ta hiểu ra thì tôi không tin lúc đó mình còn đủ sức chịu đựng.

- Chị phải đi làm đi, có việc làm rồi chị sẽ thấy đỡ nặng nề hơn.

- Nhưng ba tôi không cho, ba tôi cứ một mực bắt tôi tìm cách quản lý công ty, tôi làm sao mà làm nổi việc đó. Tôi sợ lắm.

- Chị sợ gì ?

- Sợ ba tôi không cho đi làm, và sợ cả anh Nghiêm nữa.

Giọng Hữu Tri nghiêm nghị:

- Nghe này Thúy Văn, chị phải vượt lên nỗi sợ của mình. Từ đó giờ chị chỉ biết nghe lòi ba mình, bây giờ tập tự chủ lại đi. Chị có chồng rồi, có tự do của chị, và có quyên quyét định cuộc sống của mình. Ba chị hết quyền với chị rồi, chị hiểu không ?

Thúy Văn mở mắt lớn nhìn Hữu Tri . Anh đã nói một điều quá mới mẻ với cô. Nó như giúp cô mở mắt nhìn một thế giới khác, có cách suy nghĩ khác. Nó làm cô hoảng sợ, dù thừa nhận anh nói đúng.

Hữu Tri điềm nhiên nhìn vẻ ngơ ngẩn của cô, anh tiếp:

- Ðó là với ba chị, còn với anh Nghiêm thì chị càng không nên sợ , Vì chị có làm gì bậy đâu.

- Nhưng ba tôi ,, ba tôi ..

- Tôi biết, nhưng đó là chuyện của ba chị, còn trên thực tế chị có làm hại ai đâu.

Thúy Văn nhìn anh , mắt vẫn mở to im lặng. Ðiều mới mẻ này hãy còn làm cô bàng hoàng, nhưng đồng thơì cô cũng cảm thấy vui sướng kỳ lạ, giống như mình vừa được giải thoát.

Cô cười rụt rè:

- Có lẽ tôi sẽ nghe lời anh. Từ lâu rồi không có ai chỉ cho tôi thấy như vậy là hay. Có lúc tôi cũng hình thành tư tưởng phản kháng, tôi muốn tự bảo vệ mình, nhưng sau đó …

- Sau đó chị lại sợ hãi ?

- Vâng, đó chỉ là tư tưởng thóang qua .

- Tập làm chủ lấy mình đi Thúy Văn ạ . Lúc đó chị sẽ cảm thấy sung sướng hẳn . Tôi không nói sai đâu.

Thúy Văn gật đầu như hiểu. Cả hai im lặng khá lâu, lơ đãng ăn và mỗi người theo đuổi suy nghĩ riêng/. Rồi Thúy Văn không ngăn được tò mò:

- Tôi rất ngạc nhiên là anh đi làm ngay hôm nay.

Hữu Tri mỉm cười:

- Anh Nghiêm cũng đi làm ngay sau khi cưới đó thôi/

- Nhưng chúng tôi khác, chúng tôi không thích ở gần nhau. Còn anh và chị Oanh thì yêu nhau, làm thế anh không sợ chị ấy buồn sao ?

Hữu Tri giải thich lấp lửng:

- Tôi coi công việc quan trọng hơn.

Thúy Văn nói như bâng khuâng”

- Tôi nghĩ ,, Tôi nghĩ những người yêu nhau lấy được nhau chắc là sướng lắm. Chắc chẳng có chuyện gì để thấy nặng nề đâu. Vì thế nếu yêu nhau thì người ta sẽ tha thứ tất cả . Tôi nghĩ có đúng không/

- Chắc là vậy.

- Sao anh trả lời lập lờ thế, chẳng lẽ anh không hiểu đươc mình ?

- Chính vì hiểu quá nên tôi không dám chắc.

Thúy Văn mỉm cười:

- Anh nói chuyện khó hiẻu quá

Lại im lặng khá lâu, Hữu Tri lên tiếng:

- Chị đang nghĩ gì vậy ?

Thúy Văn ngước lên, ngập ngừng:

- Tôi muốn nhờ anh đi với tôi, tôi muốn mua đầu đĩa để nghe nhạc, nhưng không rành những thứ đó.

- Anh Nghiêm không cho chị xài à ?

- Không phải, không phải vậy.

Cô hơi đỏ mặt vì phải để Hữu Tri biết chuyện riêng tư của mình, nhưng cũng không giấu giếm:

- Có thể tôi hơi con nít, nhưng thật tình tôi không muốn dính dáng bất cứ thú gì đến anh ta, kể cả chuyện xài đồ của anh ta.

- À, tôi hiểu rồi .

Hữu Tri vừa nói vừa ngã người ra ghế. Anh muốn cười nhưng không dám, và nói thật nghiêm chỉnh:

- Như vậy thì không phải chỉ đầu đĩa thôi, còn phải có tivi, đầu máy và nhiều thứ khác. Nếu chị có đi làm thì phải có máy vi tính nữa.

- Vâng đúng đấy, nhưng tạm thời chỉ cần một thứ thôi, vì tôi rất mê nghe nhạc.

- Nhưng nếu mua tất cả những thứ đó, vô tình chị đã làm nên một thế giới riêng.

Mặt Thúy Văn lại đỏ lên, cô thấy quê với Hữu Tri thật sự:

- Vâng, tôi muốn ngăn phòng ra. Anh đừng cười tôi nhé.

Hữu Tri lắc đầu:

- Tôi không bao giò phản đối bât’ cứ điều gì chị làm.

- Tôi cũng thấy vậy là kỳ, nhưng không làm thế thì không chịu nổi.

Hữu Tri gật đầu liên tục:

- Tôi hiểu.

Thật ra anh không chỉ thông cảm mà còn thấy một cảm giác gì đó sung sướng. Anh biết như vậy là ích kỷ, nhưng không muốn xóa bỏ nó. Sự sung sướng ích kỷ của một người thấy người mình yêu vẫn giữ thanh tân dù đã có chồng.

Anh nhìn Thúy Văn hơi lâu rồi hỏi đột ngột:

- Thường buổi sáng chị ở nhà một mình phải không ?

- Vâng

- Sáng mai chị đừng đi đâu nhé.

- Chi vậy anh Tri ?

- Ðừng hỏi, mai tôi sẽ đến giúp chị.

- Ôi, đừng . Như thế không tiện đâu, kỳ lắm.

- Cứ coi như tôi phục vụ cho vợ sếp đi, không có gì cả.

Thấy cô định phản đôi tiếp, anh khoát tay:

- Chuyện đến đây coi như xong, không bàn tới nữa nhé.

Anh nhìn đồng hồ rồi cười nhẹ nhàng:

- Bây giờ chị thấy hết buồn chưa, chị có muốn đi đâu nữa không?

- Tôi muốn về, dù sao tôi cũng đi suốt buổi sáng nay rồi. Phải về xem nhà cửa ra sao.

Hữu Tri nhìn cô một cách ý nghĩa:

- Chị đã bắt đầu xem đó là nhà mình rồi đó Thúy Văn .

- Vậy sao ? Nhưng chắc là vậy thật . Anh biết không, tôi thích không khí nhà anh Nghiêm lắm, mọi việc đều thoải mái. Nhiều lúc tôi nghĩ giá anh ta cứ đi mãi đừng về nhà, có lẽ cuộc sống của tôi sẽ vui vẻ hơn nhiều.

Hữu Tri bật cười:

- Thật là nghịch lý phải không?

- Vâng, thật là nghịch lý.

Cả hai rời nhà hàng, Thúy Văn chia tay ở cổng:

- Ðể tôi đón taxi về, anh không cần phải đưa đâu.

Hữu Tri ngần ngừ một chút, nhưng cũng gật đầu:

- Thôi được, mai gặp lại.

Thúy Văn nhìn anh một cái, cô có cảm giác đây là một cuộc hẹn hò riêng tư với nhau. Ðiều đó làm cô nhớ lại cử chỉ của anh tối qua. May là lúc đó anh say, nếu không cô sẽ không tự nhiên nổi với anh như sáng nay.

Thúy Văn về nhà thì đã quá trưa. Trong nhà yên lặng như tờ, mọi người đã ngủ nên cô không gặp ai. Cô nhẹ nhàng đi lên phòng mình. Vừa mở cửa, cô suýt đứng tim khi thấy Hiệu Nghiêm ngay trước mặt. Anh cũng đang định đi ra. Thấy cô, anh chỉ nhìn lưót qua rồi nhìn chỗ khác:

- Ba cô vừa gọi điện tìm cô và nhắn khi nào về thì gọi ngay cho ông ấy.

Thái độ của anh như không nhớ gì chuyện tối qua cũng không quan tâm về sự vắng mặt của cô từ sáng đến giờ. Sau khi đã xúc phạm người khác nặng nề, anh ta mặc kệ không cần biết tâm trạng người ta ra sao. Thật là vô tâm, vậy thì cô không còn gì để ngại khi cách ly với anh ta.

Sáng hôm sau cô loay hoay dọn một góc phòng cho mình. Căn phòng khá rộng nên việc ngăn đôi không khó lắm. Cô đang lui cui đóng đinh lên tường thì có tiếng chuông gọi cổng. Cô nhảy xuống ghế, chạy ra cửa sổ nhìn. Ðó là Hữu Tri, anh ta đúng hẹn thật .

Hữu Tri đem đến cho cô một giàn máy làm Thúy Văn ngạc nhiên kinh khủng. Cô tròn mắt định hỏi, nhưng anh đã trả lời trước:

- Không phải hôm qua chị bảo chị cần những thứ này sao ? Tôi muốn tặng cho chị.

- Cái gì ? Trời đất !

- Khi chị ở trong thế giói riêng của chị, chị hãy nghĩ đến tôi. Như thế là tôi thỏa mãn rồi, tôi không muốn chị thiếu tiện nghi nào cả .

- Nhưng tôi không có quyền nhận một món quà lớn như vậy, tôi sẽ trả tiền lại cho anh. Anh không được hào hiệp với tôi như thế, chị Oanh biết đuợc sẽ buồn lắm đấy.

Cô định đi lên cầu thang, nhưng Hữu Tri đã tự nhiên kéo tay cô lại, nghiêm mặt:

- Trong những chuyện thế này nghĩ đến trả nợ là vô nghĩa, chị hiểu không ? Ðừng làm tôi hụt hẫng.

Thúy Văn ngơ ngác nhìn anh, rồi chợt rút tay về. Cô gật đầu nhè nhẹ:

- Tôi hiểu, và sẽ không nghĩ đến tiền nữa. Nhưng quả thật chưa ai tặng tôi món quà lớn như thế bao giờ.

Hữu Tri khom người nhấc chiếc tivi lên:

- Tôi sẽ làm ổ điện sẵn cho chị, chị không làm được đâu.

Anh đi lên phòng, và gần cả buổi sáng anh ở lại sắp xếp căn phòng cho Thúy Văn. Cô lăng xăng phụ giúp anh. Cô có cảm giác vui thích vì mình được chăm sóc và cứ nói chuyện liếng thoắng không ngớt. Cô chạy xuống bếp mang lon nước lên cho anh:

- Anh có mệt không, uống đi.

Một cử chỉ săn sóc như thế cũng làm Hữu Tri thấy sung sướng. Anh đón lon nước trên tay cô, mỉm cười:

- Cám ơn!

Cả hai đứng nhìn thành quả của mình . Hữu Tri thấy một chút tự hào thầm kín khi nghĩ rằng chính anh chứ không phải Hiệu Nghiêm chăm sóc cho Thúy Văn. Và chuyện đó chỉ có cô và anh biết mà thôi . Bí mật này sẽ gắn bó với anh một cách thầm lặng.

Hiệu Nghiêm chỉ nghĩ đến chuyện chăm sóc cuộc sống của Yến Oanh, vậy thì chính anh sẽ làm tất cả để Thúy Văn hạnh phúc.

__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:48 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.