Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 05-10-2004, 05:07 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
An Dương Vương





Theo truyền thuyết sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán là cháu nước Thục. Nước Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua HùngVương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.

Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc, Vĩnh Phú).



AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN

Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời chiến quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập nên một nhà nước lớn mạnh. Để thõa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt.

Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhứt củ quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do viên tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến sâu đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và trốn rừng đến đó. Chẳng mấy chốc quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt, do Thục Phán làm tướng, mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt – Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi. Thục Phán đã thực sự nắm trọn uy quyền tuyệt đổi về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương ngày càng được cũng cố và nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc vững mạnh.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-10-2004, 05:07 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Exclamation

AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA,


Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.

Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?

Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km... Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.

Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa ( Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)v.v... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.

Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sựtổng hợpcủa Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.

Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 05-10-2004, 05:08 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

AN DƯƠNG VƯƠNG BÃI CHỨC TƯỚNG QUÂN CAO LỖ

Chuyện xưa kể rằng:

Một lần Thục An Dương Vương hỏi tướng quân Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa:

Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa. Nay con trai họ là Trọng Thủy muốn cầu hôn với Mỵ Châu, ông nghĩ thế nào? Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt để hòa hiếu, tránh nạn binh đao?
Cao Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu :

Việc này hệ trọng lắm, xin Vương thượng cho nghĩ ba ngày.
Về nhà, Cao Lỗ suy nghĩ băn khoăn lắm. ý vua An Dương Vương đã rõ, nếu không chấp thuận, có thể bĩ bãi chức. Nếu đồng tình thì vận nước có cơ nguy.

Mấy hôm sau, vào chầu vua, Cao Lỗ tâu :

Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gửi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bố phòng của Loa Thành mà thôi. Việc ngàn lần không nên.
Thục An Dương bỗng nỗi giận :

Nhà Triệu đánh mãi Âu Lạc không thắng, muốn mượn chuyện cầu hôn để xí xóa hiềm khích, ta lẽ nào không thuận? Ông già rồi, ta cho ông về nghỉ.
Cao Lỗ không ngạc nhiên. Vốn điềm đạm, ông chỉ nói :

Việc đúng sai còn có vầng nguyệt soi sáng, thần không ân hận khi nói điều phải.
Vì không nghe lời khuyên của Cao Lỗ, An Dương Vương đã mắc mưu giặc khiến cho vận nước tan tành.

Lấy được nước Âu Lạc, nhà Triệu xác nhập vào quận Nam Hải với Âu Lạc thành nước Nam Việt.

Vốn là người quỷ quyệt, là rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thống trị người Nam Việt, cho nên Triệu Đà đã áp dụng chính sách hiểm độc gọi là "Dĩ di công di", tức là chính sách dùng người Việt trị người Việt. Triệu Đà vẫn giữ nguyên quyền vị cho các lạc tướng, dùng họ đễ cai trị nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà chỉ đặt một số ít quan lại và một số quân đồn thú để kiềm chế các lạc tướng và đốc thúc họ nộp phú công, mục tiêu chủ yếu của cuộc xâm lược lúc đó.



--------------------------------------------------------------------------------

2
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-10-2004, 05:09 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Ðinh Bộ Lĩnh





Ngày xưa, ở làng Đàm Gia, châu Đại Hoàng, có một người tên Đinh Công Trứ, làm nhà tướng cho vị đầu mục Dương Diên Nghệ, sau trở nên thứ sử đất Hoan Châu. Về già, ông Trứ lui về quê cùng người vợ trẻ là Đàm Thị.

Một hôm Đàm Thị đi tắm một mình ở dòng suối gần nhà, để quần áo ở bụi cây trên bờ, toan bước xuống nước bỗng thấy một con rái cá to lớn hiện lên tiến về phía mình. Đàm Thị sợ hãi ngất đi, đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm ở trên cỏ, bên cạnh có con rái cá ủ ấp liếm tay bà. Bàng hoàng đứng lên, bà vội mặc quần áo lại về nhà, dấu chồng việc lạ thường đã xảy ra.

Cách đó ít lâu, Đàm Thị có thai, ngờ rằng con rái cá kia là Thần Nước hiện ra đi lại với bà. Đến ngày, bà sinh được một đứa con trai khỏe mạnh, khôi ngô khác thường. Vài năm sau, ông Trứ chết đi, cũng không hề biết rằng đứa con kia không phải là dòng máu của ông.

Về sau, dân làng đánh bẫy bắt được con rái cá ở suối, giết ăn thịt rồi vứt xương đi. Đàm Thị nhặt xương con rái cá đem về gói lại treo ở bếp.

Đứa con trai lớn lên, tỏ ra sức khỏe, thông minh hơn người, giỏi về bơi lặn, có thể ở lâu dưới nước hàng giờ. Đàm Thị đặt tên con là Đinh Bộ Lĩnh.

Một hôm, có thày địa lý Tàu đến trong vùng tìm đất có long mạch để táng cốt cha đem theo, tới gần bờ suối nhận thấy có một ánh hào quang đỏ chiếu thẳng lên sao Thiên Mã. Thày địa lý không biết lặn mới thuê người xuống đáy nước xem. Đinh Bộ Lĩnh nhận lời lặn xuống dưới chỗ vực sâu nước chảy mạnh, thấy một con ngựa đá đang trừng mắt há miệng nhìn mình, hoảng sợ trở lên nói cho thày Tàu hay. Y liền bảo Đinh Bộ Lĩnh lấy một nắm cỏ đem xuống nhử vào mồm ngựa đá, thì ngựa há miệng ra nuốt lấy.

Khi nghe Bộ Lĩnh lên kể lại rằng ngựa đã đớp lấy cỏ, thày địa lý không dấu được nỗi vui mừng, kêu lên: "Đúng long mạch rồi! Ai táng cốt ông cha vào đấy thì sẽ được phát đế vương". Rồi y trao cho Đinh Bộ Lĩnh một gói xương bọc trong cỏ bảo mang xuống cho vào ngựa đá. Đinh Bộ Lĩnh cầm lấy lặn xuống nước, nhét gói xương dưới một khe đá rồi trở lên bảo đã đưa cho ngựa nuốt rồi. Thày địa lý Tàu tưởng thật mừng rỡ liền thưởng tiền cho Đinh Bộ Lĩnh và hứa hẹn sau này lên làm vua sẽ ban cho nhiều vàng bạc nữa.

Đinh Bộ Lĩnh chạy về nhà thuật lại việc này cùng mẹ rồi hỏi cốt cha ở đâu. Đàm Thị lúc bấy giờ mới nói thật cho con hay rằng Đinh Công Trứ chỉ là cha nuôi, và trao gói xương rái cá cho Đinh Bộ Lĩnh. Lĩnh lấy cỏ bọc mớ xương rồi lặn xuống vực đưa cho ngựa đá nuốt đi.

Từ đó Đinh Bộ Lĩnh sinh ra can đảm khác thường, các trẻ chăn trâu bò đều nể sợ, bầu lên làm tướng. Lĩnh bày trận giả, sai lũ trẻ bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm khí giới, rồi mấy đứa làm kiệu cho Lĩnh ngồi đi đánh nhau với trẻ làng khác. Một hôm, Lĩnh hội các trẻ ở ngoài đồng, bắt con trâu của chú sai đi chăn bổ làm thịt để mở tiệc khao quân. Ông chú ở nhà nghe tin vác gậy đi tìm, đến nơi chỉ thấy một chiếc đuôi chôn chặt ở đất, hỏi trâu thì Lĩnh nói trâu đã chui mất xuống đất rồi. Người chú tức giận đuổi đánh, Lĩnh chạy đến khúc suối, bí đường nhảy xuống nước, bỗng có con rồng vàng hiện ra cõng Lĩnh qua.

Về sau Đinh Bộ Lĩnh dấy lên ở Hoa Lư, dẹp loạn các sứ quân, đánh đâu thắng đó, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Lời tiên đoán của thày địa lý Tàu thực hiện: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi làm vua, gọi là Tiên Hoàng, niên hiệu Đại Cồ Việt.

Tục truyền rằng thày địa lý Tàu trở sang đến nơi thì đã thấy Đinh Tiên Hoàng dựng xong cơ nghiệp, biết họ Đinh được đất ấy rồi, bèn lập mưu để phản lại, mới xin vào triều, yết kiến:
"Tâu bệ hạ, ngài được ngôi đại địa, cũng bởi phúc mà trời cho, nhưng có ngựa thì phải có gươm mới tung hoành lâu dài được, vậy ngài nên cho để một thanh gươm trên cổ ngựa mới hay".

Rồi dâng lên vua một thanh gươm trần hai lưỡi rất sắc. Đinh Tiên Hoàng tưởng thật mới sai lấy thanh gươm buộc trên cổ ngựa, không ngờ lưỡi gươm theo sức nước cuốn dần dần cắm sâu vào cắt lìa cổ. Ngựa đứt đầu lôi cuốn theo sự xụp đổ của Đinh Tiên Hoàng, chấm dứt triều đại ngắn ngủi của nhà Đinh.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-10-2004, 05:10 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh





(968 - 980)

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình nghệ giữ chức Thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với kẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.

Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Nhưng vì bất hòa với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Năm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô vương, Nam Tấn vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.

Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương.

Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc đầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ.

Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm Thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Hoạ loạn gây nên ngay trong hoàng tộc.

Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm Vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bè lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua.

Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 05-10-2004, 05:11 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Hai Bà Trưng (40-43)





Thái thú Tô Ðịnh đã giết chết Thi Sách, con quan Lạc Tướng Chu Diên, là chồng của Trưng Trắc, con quan Lạc tướng Mê Linh. Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Ðịnh phải bỏ chạy về nước, các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cũng nổi lên theo về với Hai Bà Trưng.

Ðất nước sạch bóng quân thù, cả nước suy tôn Trưng Trắc lên làm vua là Trưng Nữ Vương đóng đô ở Mê Linh.

Trưng Nữ Vương ra lệnh miễn thuế khóa cho dân hai năm. Năm Tân Sửu (41), nhà Hán sai Mã Viện đưa 20 vạn quân sang xâm lược nước ta.

Trưng Nữ Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã chống cự mãnh liệt, các trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lăng Bạc, Ðông Triều, Yên Phong, Hà bắc. Hai Bà đã thu quân rút về giữ ở Cấm Khê (Thạc Thất - Quốc Oai), hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo vậy Tổ Quốc thiêng liêng của mình.

Ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (43), sau khi đã phóng những mũi lao và bắn những mũi tên cuối cùng vào kẻ thù, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết. Cả nước vô vùng thương tiếc, đã lập đền thờ ghi công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc.

Chiếm được nước ta, nhà Hán sáp nhập nước ta vào Ðông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ : "Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (cây đồng trụ đổ, thì người Giao Chỉ mất nòi). Nhân dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ ở đâu.



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 05-10-2004, 05:11 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Họ Hồng Bàng - Lạc Long Quân





Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công Nguyên ). Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua Hồ Ðộng Ðình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi Vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân lấy con gái Ðế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của người Bách Việt.

Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng , nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó ". Bèn từ biệt , chia năm chục người con theo mẹ lên núi, năm chục người con theo cha về phía nam miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi.

Hùng Vương lên ngôi Vua , đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú ), chia nước ra làm 15 bộ:

Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú ) .
Châu Diên ( Sơn Tây ).
Phúc Lộc (Sơn Tây ) .
Tân Hưng ( Hưng Hoá- Tuyên Quang ).
Vũ Ðịnh ( TháI Nguyên- Cao Bằng ) .
Vũ Ninh ( Bắc Ninh ).
Lục Hải ( Lạng Sơn ).
Ninh Hải ( Quảng Yên ).
Dương Tuyền ( Hải Dương ).
Giao chỉ ( Hà Nội, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Ninh Bình ).
Cửu Chân ( Thanh Hoá ).
Hoài Hoan ( Nghệ An ).
Cửu Ðức ( Hà Tĩnh ).
Việt Thường ( Quảng Bình- Quảng Trị ).
Bình Văn ( ? )
Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương , có 18 đời Vua Hùng Vương. Ðặt các tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai Vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính .

Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt . Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước.

Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt: Phù Ðổng Thiên Vương và Sơn Tinh Thủy Tinh.



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 05-10-2004, 05:13 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn





Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở :Dnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:

Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.

Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 05-10-2004, 05:13 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Lê Lợi





Ngày xưa, vào thời Minh thuộc, có một người làng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, tên Lê Lợi, là một thổ hào ở trên đất Mường, lớn lên gặp nước nhà bị đô hộ, bèn nuôi chí lớn khôi phục giang sơn.

Quân nhà Minh nghe tiếng bậc hào kiệt, muốn dụ làm quan, Lê Lợi nói: "Đại trượng phu phải giúp nước lúc gặp nạn, lập nên công lớn, chứ lại chịu đi làm đầy tớ người ngoài ư"? Rồi qui tụ anh hào, mộ quân các nơi quyết giải phóng đất nước khỏi ách thống trị độc ác của Tàu. Đến năm Mậu Tuất (1428) được thanh kiếm thần, Lê Lợi bèn phất cờ khởi nghĩa, xưng hiệu là Bình Định Vương.

Trong cuộc kháng chiến với quân nhà Minh, một lần thua trận ở Côi Huyên, binh sĩ tan rã, Lê Lợi một mình tìm đường chạy trốn bị tướng giặc đem quân đuổi theo, cùng đường phải nhảy xuống ruộng, may gặp một ông lão đang cấy mạ, bèn cởi quân phục dấu xuống bùn rồi giả vờ cầm mạ để cấy. Chốc lát quân giặc đuổi đến, thấy người làm ruộng hỏi thăm có thấy ai chạy qua đây không, ông lão mới trỏ tay về phía trước mặt nói: "Lão vừa thấy một tướng chạy về phía kia kìa"! Quân giặc tưởng thật kéo cả đi, Lê Lợi nhân thế thoát khỏi.

Lại một nữa, bị quân giặc đuổi gấp quá, phải núp mình ở cánh đồng giáp Mường, giặc sua chó săn sục kiếm, bao vây nhằm chỗ bụi cây Lê Lợi nấp. Quân giặc cầm giáo đâm vào trúng đùi, phải lấy áo lau sạch vết máu, bỗng có một con cáo nhảy ra, đàn chó đuổi theo, nhân đó mà Lê Lợi lại thoát được. Cánh đồng Lê Lợi nấp về sau dân chúng gọi tên là cánh đồng :D ở tả ngạn sông Chu gần Bái Thượng ngày nay.

Một lần khác bị vây ở núi Chí Linh, nhờ Lê Lai liều mình khoác áo ngự bào, cỡi ngựa ra trận để cho quân giặc tưởng là Bình Định Vương xúm lại bắt, Lê Lợi mới thoát khỏi.

Gian truân khốn khổ suốt mười năm trời, Lê Lợi không hề ngã lòng, lại được các tướng tài giúp đỡ và dân chúng khắp nơi một lòng hưởng ứng, nên dần dần chiếm lại xứ sở, đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, mà lên ngôi vua.

Khi đã thành công rồi, một hôm Lê Thái Tổ ngự thuyền rồng chơi trên hồ Tả Vọng bỗng thấy một con rùa nổi lên mặt nước, ngài cầm cây thần kiếm chỉ xuống, rùa đớp lấy rồi lặn mất. Do đó mà hồ này đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm.

Về tích thả gươm này, một thuyết khác kể lại rằng vua Lê Thái Tổ thắng trận, dời về kinh đô Thăng Long, trong lúc làm lễ tạ Thủy Thần đã dâng kiếm cho ngài đuổi giặc, thanh kiếm bỗng tuốt ra khỏi vỏ bay lên trên không sáng lòa hóa thành một con rồng xanh bay lượn rồi đâm thẳng xuống hồ nhập vào lưn gmột con rùa nổi lên mặt nước. Trong chốc lát con rùa sáng xanh lên như ngọc biếc rồi lặn mất, cùng một lúc hoa sen trên hồ nở ngát hương thơm. Vua Lê bèn đặt cho tên hồ là Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) ngày nay còn ở giữa lòng Hà Nội.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 05-10-2004, 05:14 AM
thuylam's Avatar
thuylam thuylam is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Nơi Cư Ngụ: Alameda Ca
Bài gởi: 3,579
Default

:::: Anh Hùng Dân Tộc ::::
Lý Nam Đế





(544-602)

Năm ất Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Ngụy, Thục, Ngô, đất Giao Châu lại htuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn lại phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh chém giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh :Dng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v...nổi lên chiếm cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở Đông Nam, phải dời đô về Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn.

Năm Canh thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Nam Triều và Bắc Triều. Bắc triều có nhà Ngụy, nhà Tề và nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần trị vì. Năm Kỷ mùi (479) nhà Tống mất ngôi nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 năm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.

Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắc khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trăm bề , người người đều oán giận. Bởi vậy, năm 542, Lý Bôn đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên lập nên nhà nước đầu tiên.

Lý Bôn còn gọi là Lý Bí quê ở Long Hưng Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nứơc ta từ cuối thời Tây Hán, khỏang đầu công nguyên. trải qua 07 đời, đến Lý Bí thì dòng họ Lý Bí đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân"

Lý Bí sinh ngày12 tháng 9 năm Quý Mùi ( 17-10503, Ông là con độc nhất trong gia đình. Bố là Lý Tỏan mẹ là Lê Thị óanh (người ái Châu Thanh Hóa) từ nhỏ Lý bí đã tỏ rõ là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ qua đời, Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có một vị pháp tổ tiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú; liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Quả hơn mười năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài văn võ kiêm tòan, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Có thời kỳ Lý Bí ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức giám quân ( kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu ( Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nhưng do bất bình với bọn đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Hưng) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, mến tài đức Lý Bí đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Rồi Tinh Thiều, Phạm Tu, và hào kiệt các nỡicung nổi dậy hưởng ứng.

Tháng giêng năm nhâm tuất (542), Lý bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lượnglâp tức ra lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọ xâm lược vừa kéo sang bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.

Đầu năm Quý dậu (543) vua Lương lại huy động binh mã sang xâm lược một lần nữa. Tướng sx giặc còn khiếp sợ còn dùng dằng chưa dám tiến quân, thì Lý Bí đã chủ động ra quân, đón đánh giặc ở bán đảo Hợp Phố , miền cực bắc Châu Giao. Quân Lương mười phần chết bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.

Tháng hai năm Giáp Tý (544) Lý Bí tụ xưng là Hòang Đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ. Tinh Thiều đứng đầu hàng quan văn, Triệu Túc làm tái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tà cũng được trọng dụng.

Lý Nam Đế sai dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa ( Yên Phụ) lấy tên là chùa Khai Quốc, sau này trỏ thành một trung tâm phật giáo và phật học lớn của nước ta. Chùa Khai Quốc là tiền thân của chùa Trấn Quốc, trên đảo cá vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây (Hà Nội).

Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là Hoàng Đế, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương nam.


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:55 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.