#1
|
||||
|
||||
So Sánh Paris Và New York
SO SÁNH PARIS VÀ NEW YORK
"So sánh" Paris và New York theo style hết sức độc đáo Phong cách khác nhau sẽ được minh họa qua những chi tiết đặc trưng nhất! Cùng xem những bức tranh tương phản giữa Paris và New York, hai thành phố nổi tiếng vào bậc nhất thế giới! Phong cách uống cà phê Ngồi thư thái trong một quán cà phê ở Paris là một trong những thú thưởng thức và nghỉ ngơi tao nhã của mỗi người khách du lịch khi tới thăm tháp Eiffel. Chính vì thế, một tách Expresso nóng hổi luôn là sự lựa chọn của người Paris. Một ly espresso ngon đòi hỏi cà phê hảo hạng, máy pha chế cao cấp và một người pha chế sành sỏi. Còn tại New York, nơi mà cuộc sống như tính theo giây, người ta thường có xu thế thực dụng hơn, muốn uống loại cà phê Americano ư? Vui lòng mua theo kiểu cốc giấy (có thêm nắp đậy) nếu không muốn muộn giờ làm nhé! Tuy nhiên hiện tại ở Paris cũng đang dần mất đi cái văn hóa ngồi nhâm nhi cà phê rồi, vì cuộc sống ngày càng hối hả mà! Thẻ tàu điện ngầm cũng phản ánh phong cách hai thành phố Ở Paris (bên trái), người ta đi tàu điện ngầm theo vé ngày, đi ngày nào mua vé ngày ấy (vé ở đây gọi là ticket), còn tại New York (bên phải), để tránh mất thời gian xếp hàng mua vé, mọi người thường làm luôn một cái card (gọi là metrocard) đi tàu tàu điện ngầm theo từng tháng (hoặc lâu hơn, tùy vào loại card). Văn hóa "tiền tip" nào Theo luật ở Pháp, phí dịch vụ được tính trong giá hóa đơn, chính vì vậy, tiền tip không cần thiết, nhưng thông thường người Pháp lịch lãm vẫn để lại tiền thối nhỏ cho người phục vụ. Đối với khách sạn, tiền tip (tiền boa) thông thường cho phục vụ phòng hay nhân viên khuân vác là 1 - 2 euro. Mỹ là một quốc gia có thể nói là “nơi khai sinh” văn hóa tip, thậm chí, nếu không có tiền tip, nhân viên phục vụ sẽ “công khai” thể hiện sự khó chịu. Tiền tip trong các nhà hàng Mỹ thường từ 15 - 20% hóa đơn. Con số này khá cao so với các quốc gia khác trên thế giới và nó được giải thích bởi văn hóa sống của người Mỹ - phải tự phục vụ mình và để phụ thêm cho đồng lương ít ỏi của người phục vụ. Không chỉ ở nhà hàng, tại các khách sạn, nhân viên quán bar cũng mong muốn nhận được một lượng tiền tip nhỏ. Tiền tip là một thông lệ ở quốc gia có nền công nghiệp dịch vụ phát triển bậc nhất thế giới này. Biển chỉ dẫn giao thông khác gì nhau? Ở Paris, biển báo cũng được thiết kế rất bắt mắt với khung biển đa dạng. Còn ở New York, có lẽ là chỉ cần đưa đủ thông tin cấm gì, đi như thế nào là đủ rồi, thời gian để làm cái khác! Đến thùng rác cũng đem lên bàn cân Thùng rác của hai thành phố này. Bên trái là Paris, rất "đồng bộ", còn bên phải là New York, biến thiên với rất nhiều hình dáng! "Linh vật" của hai thành phố Tại Paris, cũng như nhiều thành phố ở Châu Âu, bồ câu là "khách quen" của các nơi công cộng: khu tượng đài, công viên, đài phun nước, v.v... Chim bồ câu là một nét đặc trưng của Paris, góp phần gây ấn tượng với khách du lịch. Tuy nhiên với số lượng lớn, chim bồ câu cũng gây không ít nỗi phiền toái, ví dụ như chúng "phóng uế" bừa bãi lên các tượng đài, khu vực công cộng, gây mất mĩ quan trầm trọng. Còn ở New York, mặt trái của một thành phố náo nhiệt, sôi động, hiện đại chính là... những con chuột cống - "bá chủ" đường phố New York về đêm. Bánh mì truyền thống Nhắc đến bánh mì Pháp, người ta thường nghĩ ngay đến bánh mì Baguette, cái tên đã làm nên linh hồn ẩm thực nước Pháp nhất là kinh đô ánh sáng Paris. Đây là một loại bánh mì dài, và có vỏ giòn. Bánh mì Baguette thường được dùng kèm với patê, sốt mayonnaise hay với một ly sôcôla nóng vào buổi điểm tâm sáng, hoặc với một ít pho mát và một ly rượu vang cho một bữa tối đơn giản. Baguette khá cầu kì và có phần "lích kích", vì thế nó thích hợp cho những bữa ăn gia đình ấm cúng. Trái ngược với Baguette, bánh mỳ Bagel có hình tròn và nhỏ phù hợp với văn hóa "take-away" (đồ ăn mang theo) đặc trưng ở Mỹ. Bánh mỳ bagel (bánh mỳ vòng) ra đời ở Châu Âu nhưng đến thế kỷ 19 Bagel mới trở nên được ưa chuộng từ New York. Nếu đã từng nếm thử một miếng bánh mỳ Bagel ở New York thì chắc hẳn rằng bạn sẽ không muốn thưởng thức Bagel ở một vùng nào khác. Giải quần vợt ở hai thành phố Bên trái: Giải quần vợt Roland-Garros (tiếng Pháp: Tournoi de Roland-Garros), hay còn gọi là Giải quần vợt Pháp mở rộng, là một trong 4 giải Grand Slam quần vợt trong năm. Đây là giải Grand Slam thứ 2 trong năm và thường diễn ra vào nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tại Paris, Pháp. Đây cũng là giải đấu trên mặt sân đất nện lớn nhất thế giới đấy nhé! Roland Garros tổ chức trên mặt sân đất nện (clay court) Bên phải: Giải quần vợt Mỹ Mở rộng (tiếng Anh: US Open) là một trong 4 giải Grand Slam quần vợt trong năm. Đây là giải Grand Slam cuối cùng trong năm và diễn ra vào nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 tại New York. (theo wiki) US Open diễn ra trên nền sân cứng. Sân đất nện (clay court): thường được làm từ gạch, đá, đất nghiền mịn, rất cầu kì trong việc thực hiện làm sân và bảo quản sau mỗi trận đấu. Mặt sân này làm cho bóng đi chậm hơn và nảy hơn so với mặt sân cỏ, vì thế việc kiểm soát bóng trên sân đất nện là điều vô cùng khó! Sân cứng (hard court): Sân cứng là mặt sân làm bằng các chất liệu tổng hợp khác nhau và do vậy cũng có tính chất khác nhau tùy từng mặt sân. Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc được làm bởi nhiều lớp cao-su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng (DecoTurf). Loại sân này thường làm cho bóng đi nhanh, nẩy cao và đều. Thiết kế kiến trúc này! Kiến trúc giữa hai thành phố thật khác xa nhau! . Paris không bao giờ làm khách du lịch thất vọng khi luôn phô bày những kiểu kiến trúc nhà mang phong cách cổ điển (điểm nhấn nằm ở lan can sắt uốn lượn rất tinh tế). Tại New York, các khu nhà thường đi theo một kiểu nhất định vuông thành sắc cạnh như thế này. Cầu thang có thêm phần thang chéo nối liền lan can giữa các tầng để nếu chẳng may có hỏa hoạn, người gặp nạn trong nhà dễ bề thoát ra. Bánh ngọt ở đâu hấp dẫn hơn nhỉ? Một loại bánh ngọt tiêu biểu ở Pháp là bánh Macaron, một loại bánh vỏ giòn xốp hình tròn, đường kính khoảng từ 3 đến 5 cm. Macaron được chế biến từ bột hạnh nhân, đường kính, đường cát và lòng trắng trứng gà. Bột bánh được trộn đều và đổ ra trên bảng mặt phẳng trước khi đút vào lò. Bánh Macaron nguyên thủy là một mẩu bánh đơn, ngày nay là hai mẩu bánh kẹp với nhân bánh ở chính giữa. Macaron luôn là thước đo cho độ "pro" của thợ làm bánh hay những người nội trợ ở Pháp bởi nó cực khó làm! Tại New York, không gì hơn là nên đi thử cupcake, loại bánh được làm từ khuôn giấy hoặc khuôn kim loại, bên trên có phủ một lớp kem tươi, các loại hạt hoặc kẹo màu. Hai công trình nổi tiếng gắn liền với các nhân vật trong phim ảnh Bên trái: Cột tháp cao nhất của Nhà thờ Đức Bà Paris, tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic. Đây là nhà thờ mà mỗi khi nhắc đến không thể không "kéo" thêm nhân vật Quasimodo, thằng gù Nhà thờ Đức Bà. Bên phải: Tòa nhà Empire State (cao 381m) là một tòa nhà 102 tầng tại giao điểm của Đại lộ 5 và Phố 34 Wall Street Thành phố New York. Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, tòa nhà WTC (World Trade Center) bị phá hủy, Empire State đã trở thành tòa nhà cao nhất New York. "Nhân vật" nổi tiếng gắn liền với tòa nhà này chính là Kingkong biết yêu trong bộ phim cùng tên (hẳn các bạn còn nhớ những cảnh cuối phim). Kingkong đã leo lên trên nóc tòa nhà này và "quậy tới bến" luôn! |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|