Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 02-17-2008, 11:03 PM
ammayngu ammayngu is offline
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Bài gởi: 67
Default Lịch sử Phật Thích Ca

I. Ấn Ðộ trước khi Phật mới sanh:

Là một nước: Về lãnh thổ bị phân chia từng nước nhỏ có vua quan riêng, có binh lính riêng, thường sát phạt nhau, khuynh đảo nhau.

Về học thuật tư tưởng thì có trên 60 phái, từ duy thân, duy tâm, đến duy vật chống báng nhau.
Về tôn giáo thì Bà La Môn Giáo ngự trị với chế đạo với giai cấp nặng nề do Bà La Môn thống trị. Giai Cấp Palia - giai cấp hạ tiện nhất - bị muôn ngàn áp bức, khống chế, hành hạ.

Lòng người ly tán, thần quyền tự trị, xã hội bất công. Trong sự đổ vỡ ấy, Thái Tử Tất Ðạt Ða ra đời, và sự ra đời ấy quả thật cần thiết để thống nhất lại nước Ấn Ðộ, thống nhất lại nhân dân.


II. Nhìn vào đời sống của Ðức Phật Thích Ca:

Trước hết, "Phật" cũng là "người" như chúng ta, Ngài cũng mang tâm trạng hết sức là người, vui, buồn, lo lắng, thắc mắc, băng khoăn, dằn vặt và chịu đựng được mọi sự bi đát của thân phận người.

Nhưng, cái thân phận bèo bọt ấy có đủ khả năng tiến bộ, tiến bộ đến mức cao nhất - Ðại Giác. Suốt cuộc đời của Thái Tử Tất Ðạt Ða đến địa vị Phật Ðà tất cả những diễn biến đều có sứ mạng chứng minh cái khả năng vô thượng ấy. Ðó là niềm tin cao ngất, và niềm tin ấy được báo hiệu qua lời nói của Thái Tử Tất Ðạt Ða khi mới giáng sinh: ỀTrên trời dưới đất chỉ có khả năng chứa đựng trong con người là độc tônỂ, "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn". Mỗi một cử chỉ, mỗi một hành động, mỗi lời nói là một bài học, là cả một bài thuyết pháp không lời. Ðó cũng là một lối giáo dục - giáo dục bằng hành động.

Ðó là những điều hết sức cần thiết để chúng ta học lịch sử của Ðức Phật. Ðó là những bài học mà các em đội chúng trưởng cần phải tìm tòi để ứng dụng vào nếp sống đội chúng trưởng của mình. Có như thế, chúng ta mới thâu nhập được những tinh hoa cho đời sống cho cá nhân cũng như đoàn thể. Với nhận thức căn bản ấy, chúng ta đi vào lịch sử của ngài.


Ðản Sinh:

Giáng sinh vào dòng họ quý tộc vương giả của vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia đều lấy lòng nhân ai để cai tri dân, chính sự từ bỏ ngai vàng điện ngọc để dấn thân vào con đường chông gai sau này làm nổi bật lên ý nguyện cứu thế của Thái Tử. Dòng nước mắt của đạo sĩ A Tư Ðà đã là những giọt nước mắt chân thành của bất cứ ai cảm thấy mình không được duyên lành nghe những lời thuyết pháp của vị đại giác ngộ.

Ngày trăng tròn tháng tư là ngày Ðản Sanh của Phật, ngày biểu hiệu cho:
- Hòa Bình, vì đạo Phật là đạo của tình thương.
- An lạc, vì đạo Phật diệt trừ tham lam, sân hận và si mê, nguồn gốc của chiến tranh.
- Bình đẳng, vì đạo Phật chủ trương không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ; không những chỉ bình đẳng giữa người và người mà bình đẳng ở giá trị tuyệt đối con người (Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Mọi chúng sanh đều có khả năng thành Phật

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 02-17-2008, 11:06 PM
ammayngu ammayngu is offline
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Bài gởi: 67
Default

B.Tâm trạng của Thái Tử Tất Ðạt Ða:

Sống trong nhung lụa, trong sự nuông chìu của vua quan, trong viện ảnh nối nghiệp ngôi báu của vua cha, tâm trạng của Thái Tử chưa hề được yên ổn vì luôn luôn bị giằn vặt bởi những thực tế cuộc đời: sự sống, bệnh tật, già nua và chết chóc. Những lo âu ấy cho ta thấy cái ý hướng của Thái Tử theo chiều đại chúng, nhân loại.

Tâm trạng ấy làm cho hoàng gia lo ngại tìm cách giữ con lại với ngai vàng và Ềtơ tình tuy mành mà chắcỂ.

C. Cuộc tranh hùng:

Mà phần thưởng là do Da-Du-Ðà-La, một cô gái vẹn toàn, theo tập tục đương thời thi cung, thi kiếm, thi cưỡi ngựa. Trong ba cuộc thi, cuộc thi cưỡi ngựa để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá: bài học chinh phục con ngựa ô khó tính. Sự chinh phục dựa trên tình cảm và tình thương là một sự chinh phục có thành quả lâu bền và vững chắc, và là một kinh nghiệm mà người diều khiển không thể không suy nghiệm.

D. Ra đi:

Trước khi rời khỏi cung điện, Thái tử cũng đà suy nghĩ rất nhiều về quyết định trọng đại ấỵ. Ba lần ra đi, ba lần trở lại nhìn vợ đẹp con thơ lòng xao xuyến. Nhưng vì nghĩa cả Thái Tử quyết cùng với Xa Nặc, với ngựa Kiền Trắc ra đi trong đêm đen sau một buổi tiệc linh đình trong cung vua. Ðến bờ sông Anoma Thái Tử đã:

Cắt bỏ tóc tượng trưng cho sự dứt bỏ phiền nào nghiệp chướng.

Cởi chiếc vương bào, là muốn dứt khoát địa vị, lợi danh.

Vĩnh biệt vương bào, không muốn chinh phục đất cát bằng lưỡi kiếm nhọn như ngài đã nói: “ Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh se trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm ghê gớm.”

Tất cả những thứ ấy - những thứ ràng buộc - đều được gởi trả lại Phụ Vương để biểu lộ ý chí cương quyết của Thái Tử. Thiếu ý chí và sự quyết tâm thì mấy ai làm được gì trên đời này?

E. Học hỏi:

Thái Tử đã tìm thầy học đạo. Nghe đâu có thầy giỏi là Thái Tử đến đó để học hỏi. Cuối cùng Thái Tử tu khổ hạnh với năm vị Sa-Môn. Mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt đậu, uống nước sông cùng chịu bao nhiêu sự ép xác khác gây ngạc nhiên và thán phục của những người đồng tu. Khổ hạnh cho nên thân mòn sức kiệt mà ánh đạo thì vẫn chìm trong bóng tối. Thái Tử sắp ngã gục trong quãng đường đang bỏ dở thì câu chuyện về sợ dây đàn của những nàng ca nữ làm Thái Tử tỉng giấc để về với con đường Trung-Ðạo, con đường vượt ra ngoài hai thái cực buông lung và ép xác.

Sau đó, ngài nhận bát Nê-Hồ của nàng Tu-Xa-Ðề rồi xuống tắm ở sông Ni-Liên. Ngài cảm thấy khoan khoái, tinh thần trở lại. Ngài bước từng bước chắc chắn và vững mạnh đến ngồi tại gốc cây Tát-Bát-La và phát nguyện: ỀDù máu ta có khô, xương ta có mục, ta cũng không rời khỏi chốn này nếu ta không tìm được đạo.Ể Một lời hứa và chỉ hứa với mình mà thôi nhưng nó có giá trị quyết định. Ý chí, quyết tâm là hai điều kiện cần thiết để thành công.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 02-17-2008, 11:11 PM
ammayngu ammayngu is offline
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Bài gởi: 67
Default

F. Ánh Ðạo và Ma Vương:

Ngày thứ 49 của những chuỗi ngày thiền định dưới gốc Ðại-Thọ, từ trán Thái Tử phóng ra những tia hào quang, dấu hiệu của trí giác. Ma Vương hiện thân của tội lỗi, của phá hoại tìm cách quấy phá. Ðủ mọi thứ Ma Vương: Tham, Ái, Nghi, Ngã mạn, Sân hận, Vị kỷ, Phá giới, v.v nhung nguy hiểm nhất là ác quỷ dục tình. Nhưng tất cả không làm cho Thái Tử mảy may xao động.


Ðầu canh năm, cúng với bình minh vùng dậy, trời và người hân hoan chào mừng vị Ðại-Giác-Ngộ: Phật Thích-Ca Mâu-Ni và cây Tát-Bát-La được mang tên là cây Giác-Ngộ, Cây Bồ-Ðề (Bodhi: giác ngộ).

G. Chuyển pháp luân:

Bánh xe được chuyển lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển và năm vị hiền giả do Kiều Trần Như lãnh đạo gồm: Kiều Trần Như, Ác Bệ, Thập Lục, Ca Diếp, Mabanam, Câu Di, Sau đó, hoàng tử Gia Ma cùng với 34 vị quý tộc đến quy y Phật.

Sau khi nhận giáo pháp, 30 vị đệ tử đi khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh.

H. Những ngày cuối cùng:

Rời khỏi vườn Lộc Uyển, Ðức Phật với chiếc gậy đường rừng rày đây mai đó, đem Giáo pháp của Ngài truyền bá khắp nhân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, trí thức hay đần độn. Mỗi một lớp tuổi, mỗi một tâm trạng, mỗi một trình độ, Ngài dùng những phương tiện riêng và thích hợp với căn cơ của họ... Ngài cũng không từ bỏ giai cấp hạ tiện - giai cấp Bà Ly - để chấp thuận họ vào hàng giáo hội.

Tám mươi tuổi, thân mòn sức yếu, Ngài nhập niết bàn tại rừng Sa-la, giữa hai cây song thọ. Kim thân của ngài được hỏa táng, xương cốt thành xá-lơị. Xá-lợi ấy được phân chia khắp các xứ. Xá lợi được tôn trí tại các bảo tháp để dân chúng được chiêm ngưỡng.



IV. Những suy nghĩ:

Không như những giáo chủ của các tôn giáo khác, Ðức Phật không phải là sứ giả của thần linh, của Thượng Ðế. Từ thân phận con người Ngài đã chiến đấu và chiến thắng để đạt tới Giác Ngộ. Giáo pháp của Ngài là những phương pháp đưa đến sự Giác Ngộ ấy. Tự Giác Ngộ là do sự tự lực của ta, Ðức Phật cứu độ chúng ta bằng những phương pháp của Ngài. Những phương ấy được diễn đạt Suốt Cả Cuộc Ðời Ngài. Học hỏi ở đời Ngài không phải là học hỏi ở lý thuyết mà là ứng dụng những điều mà Ngài đã ứng dụng. Như thế mới co ích lợi thiết thực, mới đáp ứng được sở nguyện của Ngài.

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:54 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.