Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 09-11-2005, 11:34 PM
PhuongOanh PhuongOanh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Nơi Cư Ngụ: Florida USA
Bài gởi: 82
Send a message via ICQ to PhuongOanh Send a message via AIM to PhuongOanh Send a message via MSN to PhuongOanh Send a message via Yahoo to PhuongOanh
Huyền thoại
Dân tộc nào cũng tạo ra một số huyền thoại để giảng giải nguồn gốc của mình; địa thế của xứ sở, do đâu mà có núi, sông; đất đại được khai phá ra sao, và dân tộc bắt đầu văn minh ra sao...
1. Bàn Cổ
Người Việt chúng ta tự cho là con Rồng cháu Tiên, người Nhật Bản tự nhận là con cháu nữ thần Mặt Trời; người Trung Hoa bảo tổ tiên của họ chỉ là một người, ông Bàn Cổ, nhưng ông Bàn Cổ còn hơn cả Rồng, Tiên, và Mặt Trời nữa.
Theo một học giả Trung Hoa, ông Tsui Chi trong cuốn Histoire de la Chine et de la Civilisation Chinoise (Payot, 1949) thì thời khai thiên lập địa, trời và đất như lòng trắng và lòng đỏ trứng gà; rồi ông Bàn Cổ sinh ra, lấy những chất trong và sáng tạo ra trời, những chất đục và tối tạo ra đất. Mỗi ngày ông lớn lên được một trượng (khoảng 3 mét), trời cao thêm được một trượng và đất cũng dày thêm được bấy nhiêu. Ông sống được 18.000 năm, khi ông mất thì trời cao lắm và đất cũng dày lắm rồi.
Ông khóc, nước mắt ông chảy xuống trở thành sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, ông thở thành gió, nói thì thành sấm, mắt ông đưa qua chớp lại thành chớp? Khi ông mất, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn núi thiêng ở Trung Hoa, tức Ngũ Nhạc (Thái Sơn, Hoa Sơn...); hai mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ của ông chảy ra thành sông, biển và tóc ông đâm rễ trong lòng đất, thành cây cối.

2. Tam Hoàng
Không rõ bao nhiêu năm sau khi Bàn Cổ chết thì có những ông vua đầu tiên của Trung Quốc; mà ba ông vua - Tam Hoàng - đó là ai thì các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau. Có ít nhất ba giả thuyết:
a. Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng.
b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế.
c. Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông (theo Tsui Chi, sách đã dẫn).

3. Ngũ Đế
Sau Tam Hoàng tới Ngũ Đế. Cũng có nhiều thuyết về Ngũ Đế:
a. Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
c. Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Chí (theo Từ Hải).
d. Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn (theo Tsui Chi).
Thật là lộn xộn, cùng một ông, như Thần Nông, khi thì gọi là Hoàng, khi gọi là Đế, khi thì làm vua trước Hoàng Đế (2b), khi thì sau (3a).
Những ông được nhắc tới nhiều nhất là:
- Hoàng Đế, một ông được coi là tạo nên nền văn minh Trung Hoa: chữ viết, công nghệ; bà vợ ông dạy cho dân tộc Trung Hoa nuôi tằm, dệt lụa.
- Thần Nông, dạy dân cày ruộng, trồng lúa, và tìm được nhiều cây để chữa bệnh.
- Phục Hi (cũng gọi là Thái Hạo), đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch.
Nên kể thêm bà Nữ Oa, có công luyện đá ngũ sắc để vá trời khi trời sụp đổ vì những cây cột chống trời gãy.
Mấy vị đó toàn là do dân Trung Hoa tưởng tượng ra cả rồi cho họ trị vì từ khoảng – 2.900 (dấu - trước con số có nghĩa là trước kỷ nguyên Tây lịch) tới khoảng – 2.350.
Chỉ có hai ông Nghiêu, Thuấn là có thể coi bán thực bán huyền (semi-historique).
__________________
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
VINA NET-WORK nằm lòng
Lập ra là để cho người mua vui
Đời như con nước ngược xuôi
Nó trôi trôi mãi lênh đên giữa dòng
Ví như phận gái đục trong
Mười hai bến ấy long đông chãy hoài
Thôi thì mời gái mời trai
Mời anh mời chị vào chơi diễn đàn...
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 09-11-2005, 11:42 PM
PhuongOanh PhuongOanh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Nơi Cư Ngụ: Florida USA
Bài gởi: 82
Send a message via ICQ to PhuongOanh Send a message via AIM to PhuongOanh Send a message via MSN to PhuongOanh Send a message via Yahoo to PhuongOanh
Tục Bó Chân Của Phụ Nữ

Những chiếc giày bé tí bằng lụa, với nhiều màu sắc rực rỡ, làm say lòng người, song đôi khi cũng khiến người ta lo ngại. Bởi vì những hình dáng kỳ thú và kích cỡ của chúng - không tới 8cm-dường như thích hợp cho đôi bàn chân của búp bê hơn là cho phụ nữ Trung Hoa mang vào chân trong thực tế. Thế nhưng đó là sự thật nghiệt ngã. Xuất phát từ tập tục bó chân đã có từ hàng ngàn năm qua, nó là bằng chứng cho cổ tục quái dị của đế chế Trung Hoa cổ xưa.

Truyền thuyết kể rằng, cách đây khoảng hơn ba nghìn năm, Trụ Vương đã cưới nàng công chúa Đắc Kỷ đẹp nhất thế gian. Nhưng nàng cũng là người gian ác nhất trên đời: đó là một con cáo thành tinh, hóa thành mỹ nhân được ma quỷ phái đến để phá hoại đất nước Trung Hoa. Thân thể nàng chỗ nào cũng đẹp một cách hoàn mỹ, nhưng duy chỉ có đôi chân là của con cáo. Và để che đậy đôi bàn chân hồ ly đó, Đắc Kỷ đã phải dùng dải băng lụa dài để bó chúng lại.

90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi bàn chân bông sen vàng! đôi giày bé tí sẽ được làm tại nhà và hôm trước ngày bó chân lần đầu tiên, người mẹ của bé gái sẽ đặt đôi giày đầu tiên lên bàn thờ tử thần của lòng khoan dung. Các bà mẹ phải tiến hành tục bó chân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của con họ. ở Trung Hoa thời xưa, phụ nữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến người chồng và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho nên cô gái Trung Hoa sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt.

Những đôi giày bông sen vàng vô cùng phong phú. Chúng được làm bằng lụa đỏ, màu của ngày hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái ân mà người vợ trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ trước đó, cô dâu phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng. Về mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian tang chế kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay bằng vải trắng và các màu sậm.

Sau Cách mạng Trung Quốc, vào 1949, tục bó chân đã giảm bớt do ảnh hưởng của phương Tây và sau đó mất hẳn. Họa sĩ Frédéric Pineau cho biết: "Bây giờ những phụ nữ bó chân của Trung Quốc chỉ còn có những đôi giày bé tí có dây buộc thật nhạt nhẽo buồn tẻ do các cửa hàng nhà nước cung cấp mà thôi". Những đôi giày bông sen vàng ngày nay là những cổ vật bảo tàng mà những bà cụ Trung Quốc nhập cư ở phương tây không chịu từ bỏ. Beverley Jackson, tác giả của một trong những cuốn sách hiếm hoi về đề tài này, đã nhìn thấy những chiếc giày bé tí này và đã lặng lẽ ngấm nghía những chứng tích của một thời tuổi trẻ và vẻ đẹp của phụ nữ Trung Hoa xưa.
__________________
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
VINA NET-WORK nằm lòng
Lập ra là để cho người mua vui
Đời như con nước ngược xuôi
Nó trôi trôi mãi lênh đên giữa dòng
Ví như phận gái đục trong
Mười hai bến ấy long đông chãy hoài
Thôi thì mời gái mời trai
Mời anh mời chị vào chơi diễn đàn...
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 09-14-2005, 01:40 PM
PhuongOanh PhuongOanh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Nơi Cư Ngụ: Florida USA
Bài gởi: 82
Send a message via ICQ to PhuongOanh Send a message via AIM to PhuongOanh Send a message via MSN to PhuongOanh Send a message via Yahoo to PhuongOanh
Âm Dương Gia

Dân tộc Trung Hoa đã có quan niệm âm dương từ thời Thương. Trên các giáp cốt thời đó, người ta đã thấy hai hình (sau này là chữ) biểu tượng âm và dương. Mới đầu âm biểu tượng chỗ tối, không có ánh mật trời, dương biểu hiện chỗ có ánh mặt trời, rồi sau âm có nghĩa là đêm, lạnh, giống cái, yếu, suy, tiểu nhân..., dương có nghĩa là ngày, ấm, giống đực, mạnh, thịnh, quân tử... âm, dương thành ra hai trạng thái trái nhau của một sự vật, hai mặt của một vấn đề..., trong vũ trụ cái gì cũng có âm dương. Quan niệm đó đặc biệt của Trung Hoa, áp dụng vào mọi ngành học được; quan niệm négatif, posotif của phương Tây không tiện bằng, bao quát bằng, đủ ý nghĩa bằng, và người Âu đành phải phiên là Yin, Yang.

Âm dương bao trùm cả không gian (như phía nam phía bắc), thời gian (như ngày, đêm), thời tiết (như đông, hè, mưa, nắng); không vật gì hữu hình hay vô hình trong vũ trụ mà không có âm dương: giống cái, giống đực, rỗng đặc, suy thịnh, thăng giáng, thiện ác, quân tử, tiểu nhân... đều là âm dương cả. Âm dương không phải chỉ là 2 cái khí hai 2 nguyên lí, không phải chỉ là những năng lực, khía cạnh, những đặc tính... mà là tất cả những cái đó.

Đặc biệt nhất, kì dị nhất, làm cho khắp thế giới ngạc nhiên là Kinh Dịch, chỉ dùng hai vạch: liền - để biểu tượng dương, và đứt - - để biểu tượng âm, rồi chồng hai vạch đó lên nhau hai lần được tám quẻ đơn (bát quái): càn (là trời), khôn (là đất), li (lửa), khảm (mạc), cấn (núi), đoái (chằm), tốn (gió), chấn (sấm); sau cùng lấy tám quẻ đơn đó chồng lên nhau, được 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép này có một tên riêng và một ý nghĩa riêng, mỗi quẻ gồm sáu nét dương hoặc âm, gọi là sáu hào, mỗi hào có một ý nghĩa riêng.

Không rõ những quẻ đó xuất hiện từ đời nào và do sáng kiến của ai, chỉ biết cuối đời Thương người ta đã dùng những quẻ đó để bói, và tương truyền vua Văn vương nhà Chu khi bị giam ở ngục Dữu Lí viết quái từ để giảng ý nghĩa của mỗi quẻ, rồi sau, con ông là Chu Công viết hào từ để giảng ý nghĩa của mỗi hào. Có thể cuối đời Xuân Thu, Khổng Tử nghiên cứu thêm ý nghĩa của Kinh Dịch, nhưng hầu hết các học giả đời sau đều nhận rằng có một nhóm người đời Chiến Quốc và đầu đời Hán - gọi là phái Dịch học - viết Thập dực, cũng gọi là Thập truyện, để giải thích thêm phần kinh tức phần quái từ và hào từ, lần lần biến đổi một bộ sách vốn đùng để bói thành một cuốn dung hòa được đạo Khổng, đạo Lão, và thuyết âm dương, có thể coi là một tổng hợp triết lí Trung Hoa thời Tiên Tần.

Dịch luận về sự phát triển của vạn vật trong vũ trụ; cho rằng hất thảy đều do sự giao cảm của càn khôn mà ra. Vạn vật luôn luôn biến hóa mà vẫn có sự bất biến vì theo một trật tự nhất định (trời cao, đất thấp, sang hèn đã định), và theo một luật tuần hoàn, thịnh cực rồi suy, suy cực rồi lại thịnh.
Về nhân sinh quan, Dịch chú trọng vào sự “tự cường bất tức”, vào đức trung chính, biết tùy thời của đạo Khổng; và đức khiêm, nhu của đạo Lão. Hai quẻ chính: càn là đức tự cường, mà khôn là đức khiêm nhu.

Chỉ có 64 quẻ kép gồm 64 x 6 = 384 hào mà Dịch bàn về mọi vấn đề nhân sinh, từ tề gia, trị quốc, tu thân, ăn uống, dạy trẻ, tới cách xử thế thời bình, thời loạn, khi đi ở nhờ nước ngoài, khi xuất quân, khi kiện cáo, khi lập đảng, khi làm cách mạng, khi cách mạng thành công, khi diệt kẻ tiểu nhân, lúc giàu, lúc nghèo, lúc đắc chí, lúc hoạn nạn...; tùy mỗi thời, mỗi hoàn cảnh Dịch đều chỉ cho ta cách đối phó ra sao để giữ được tư cách người quân tử trung chính, cương mà vẫn nhu. Có thể nói tác phẩm đó là sự minh triết của dân tộc Trung Hoa, và từ đời Hán đến đầu thế kỉ chúng ta, trên 2.000 năm, nó được coi là một bộ kinh ngang hàng với các kinh của Khổng, Lão. Một cuốn sách vốn dùng để bói mà thành một cuốn kinh, hiện tượng đó độc nhất trong Lịch sử triết học của nhân loại.
__________________
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
VINA NET-WORK nằm lòng
Lập ra là để cho người mua vui
Đời như con nước ngược xuôi
Nó trôi trôi mãi lênh đên giữa dòng
Ví như phận gái đục trong
Mười hai bến ấy long đông chãy hoài
Thôi thì mời gái mời trai
Mời anh mời chị vào chơi diễn đàn...
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 09-14-2005, 01:44 PM
PhuongOanh PhuongOanh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Nơi Cư Ngụ: Florida USA
Bài gởi: 82
Send a message via ICQ to PhuongOanh Send a message via AIM to PhuongOanh Send a message via MSN to PhuongOanh Send a message via Yahoo to PhuongOanh
Giáo Dục

Từ đời Thương, Trung Hoa đã có chữ viết, mới đầu khắc trên giáp cốt, lên đồ đồng; rồi sau, từ đầu đời Chu (?) khắc bằng dao hoặc viết bằng sơn lên thẻ tre; su nữa lại viết bằng sơn trên lụa.

Có chữ viết thì có trường học. Tên trường học mỗi thời một khác. Ta chỉ cần biết là trường chia làm hai cấp: tiểu học cho những trẻ từ 8 đến 14 tuổi, đại học cho thiếu niên từ 15 đến 20 tuổi.

Tiểu học dạy cho trẻ cách ứng đối, kính nhường và học một số chữ. Đại học dạy lục nghệ tức lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (toán học).

Con nhà bình dân thì học ở hương học (trường ở làng), con nhà quý tộc học ở trường quốc học (kinh đô). Sử chép như vậy, nhưng đầu đời Chu có lẽ chỉ con nhà quý tộc mới được học cấp đại học, biết lục nghệ để sau ra làm quan, còn con bình dân thì may lắm một số rất ít được học vài năm ở tiểu học thôi.
Tới gần cuối đời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư thục để dạy trẻ em và thanh niên bất kỳ thuộc giai cấp nào. Có thể ông cũng dạy lục nghệ, nhưng ông chú trọng nhất tới sự đào tạo một số thanh niên tuấn tú (đa số trong giới điền chủ mới và quý tộc sa sút như chính ông), dạy họ Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc (có thể cả Kinh Dịch nữa), để họ thành những người tài, đức thay giai cấp quý tộc mà giúp vua chúa. Một số môn sinh của ông đã giúp các vua và đại phu đương thời, thành những kẻ sĩ có danh vọng.

Sau ông, môn đệ của ông gần thì như Tăng Tử, xa thì như Mạnh Tử (học trò của cháu nội ông, Tử Tư), Tuân Tử và nhiều nhà khác như Mặc Tử, Trang Tử... noi gương ông mở trường dạy học, đào tạo được giai cấp kẻ sĩ; giai cấp này càng ngày càng đông, uy tín càng tăn, chiếm được những địa vị cao trong chính quyền, qua đời Hán thì gần như thay thế hẳn giai cấp quý tộc ở triều đình, trong dân gian.

Vậy chế độ huyết thống sớm chuyển qua quý tộc trí thức hai ngàn năm trước phương Tây, khiến người phương Tây rất ngạc nhiên và rất phục, khen văn minh Trung Hoa là vô cùng độc sáng. Người có công đầu là Khổng Tử; ông thật xứng được mang danh hiệu vạn thế sư biểu.
__________________
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
VINA NET-WORK nằm lòng
Lập ra là để cho người mua vui
Đời như con nước ngược xuôi
Nó trôi trôi mãi lênh đên giữa dòng
Ví như phận gái đục trong
Mười hai bến ấy long đông chãy hoài
Thôi thì mời gái mời trai
Mời anh mời chị vào chơi diễn đàn...
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:56 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.