Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Kiếm Hiệp
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Old 06-14-2005, 02:15 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 08

CÂY ROI CỦA NGƯỜI CÂM


chiêu. Đôi khi ông kêu thơ lại hỏi thăm vài điều về các việc trước rồi lại cắm cúi làm việc. Từ ba ngày nay, ông thức khuya dậy sớm xem xét lại công việc cũ mà vẫn chưa rồi. Vẫn vị quan tiền nhiệm tánh lười biếng đã quen việc dễ cũng để đôi ba ngày mới chịu mó tay đến, việc khó khăn một chút, ông ta để ý không giải quyết, kéo hết tháng này qua tháng khác.
Vì là người có công tâm nên Bao Công lặng lẽ tiếp tục làm việc, không hề chán nản. Đúng lúc ông vừa giải quyết xong một vụ để đọng từ hơn hai năm nay, xảy có lính hầu vào bẩm:
- Thưa Thượng quan, ngoài cửa Nha có một người câm, cầm roi lớn làm hiệu muốn vào dâng Thượng quan.
Bao Công gật đầu cho vào. Người này trạc ngoài 30 tuổi ăn mặc tồi tàn, chân đi đất, tay phải cầm cái roi song lớn bằng ngón tay cái, dài hơn một sải tay, sơn đỏ, thứ roi lính lệ ngày xưa hay dùng để dẹp đường cho quan đi. Anh ta xăm xăm toan tiến gần lại bàn giấy Bao Công, thì bị người cai già cản lại, ra hiệu bảo đứng đó. anh ta giơ tay chỉ vào ngực rồi chỉ vào Bao Công miệng ú ớ một hồi đoạn hai tay anh ta nâng roi song lên ngang trán, mình cúi gập xuống tỏ ý dâng roi lên Bao Công.
Bao Công lấy làm lạ, ngồi thẳng dậy, hai khủyu tay chống lên án thư mắt nhìn chằm chằm vào người câm. Ông truyền lính đỡ lấy cây roi để lên án thư rồi ôn tồn biểu người câm tới gần một chút. Bao Công ngắm anh ta một lát thấy y diện mạo sáng sủa, dễ thương, mặt mày tuy hốc hác nhưng đôi mắt long lanh nhìn ông một cách thẳng thắn, không sợ hãi.
Bao Công hỏi: Nhà ngươi có biết viết không? Anh ta lắc đầu. Bao Công gọi viên thơ lại già, từng làm lâu năm tại Nha vào hỏi về lai lịch người câm. Thơ lại đáp:
- Tên câm này sống vất vưởng ở phố phủ này đã mười mấy năm nay. Hễ mỗi lần có quan phủ mới là y lại đến dâng roi, kể đã bảy tám lần rồi. Tôi cũng không rõ lai lịch của y.
Bao Công có vẻ không bằng lòng:
- Sao làm việc bê bối vậy? thế những lần trước người ta không hỏi han gì sao?
Viên thơ lại già gãi đầu bẩm:
- Thưa Thượng quan, tôi chỉ là kẻ thừa hành. Lệng trên bảo sao làm vậy. hỏi thì y chẳng biết nói, dọ hỏi khắp cũng chẳng hay biết gì về y, không sao được nên các quan trước biểu lấy ngay cây roi y dâng đét cho một trận rồi đuổi ra. Thượng quan hỏi y làm chi cho phí lời. Tôi tưởng cứ làm như trước là xong.
Bao Công lừ mắt, viên thơ lại xanh mặt tắt họng, đứng im.
Nói về người câm nghe viên thơ lại già nói như vậy và cũng không hiểu ý nghĩa cái lừ mắt của Bao Công, nên yên trí sẽ chịu số phận như bao lần trước: ăn mấy chục roi đòn rồi bị đuổi ra. Bất giác anh ta tủi phận, mặt hơi cúi xuống, đôi hàng lệ uất hận, đau thương lã chã tuôn rơi.
Bao Công nhìn người câm, tim như thắt lại, lòng ái ngại xót thương. Ông cố moi đầu óc tìm cách để biết tâm sự của người câm. Ông tự nhủ chắc y có điều chi oan ức lắm muốn được minh xét nên mới đến hoài, không sợ bị đòn.
Muốn được tĩnh tâm suy nghĩ, Bao Công truyền lính dẫn người câm xuống nhà dưới ngồi chờ định đoạt. Ông lại dặn lính phải cho uống nước tử tế.
Người câm đi khỏi, Bao Công gọi hai thám tử biểu ra phố dò la xem có ai biết chi về người câm này không. Hồi lâu, thám tử về trình họ có dọ hỏi cả đến trăm người mà không ai biết rõ lai lịch và ý muốn của người câm. Bao Công bỗng nghĩ ra một kế. Ông bí mật sai người ra chợ mua một chậu huyết heo, mặt khác ông cho đi kiếm mấy dây lưng vải cũa của lính. Ông lại kêu bốn thám tử lanh lẹ nhất vô dặn nhỏ các việc phải làm. họ vâng dạ rồi đi ra ngoài phố trà trộng vào đám đông chờ giờ hành động. Xếp đặt xong xuôi Bao Công cho đòi người câm lên và bảo:
- Muốn ta giúp xét tỏ nỗi oan khiên, nhà ngươi phải chịu khổ nhục kế này mới được. Chẳng hay ngươi có chịu không?
Người câm gật đầu, Bao Công sai lính cởi áo anh ta ra, lấy vải cột tay phải vào thân rồi mặc áo lại như cũ. Cánh tay áo phải lủng lẳng, trông anh câm như người cụt tay. Bao Công biểu lính cắt bỏ tay áo đó đi, lấy vải băng bả vai lại rồi lấy huyết heo đắp ra ngoài, và thoa nơi cổ cùng nửa mặt bên phải và cả bàn tay trái, giả bộ như người câm bị Bao Công chặt cánh tay phải vậy.
Bao Công lại bảo người câm hãy nghẹo đầu qua bên trái làm như ngất lịm đi vì đau đớn để hai người lính dìu ra đặt ngồi bên cổng Nha, lưng dực vào tường.
Bốn thám tử của Bao Công chựa sẵn ở ngoài liền phân tán đi len lỏi vào dân chúng phao tin người câm bị Bao Công chặt tay vì xấc láo dám cả gan vác roi vào Nha có ý muốn răn dạy quan trên.
Người hiếu kỳ kéo đến mỗi lúc một đông nhưng không ai dám bàn tám xôn xao. Vẫn theo lời dặn của Bao Công, các thám tử giả bộ nói này nói khác chê bai quan phủ mới cốt ý để xem có ai biết lai lịch người câm hay phiền trách Bao Công xử oan thì theo dõi về báo cáo.
Người bàn tán ra vào cũng nhiều nhưng chẳng có gì đáng lưu ý cả. Các thám tử đang thất vọng xảy có một cụ già, đầu râu tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi tới. Tuy tuổi đã cao nhưng trông cụ còn khỏe mạnh, mắc sáng quắc, da dẻ hồng hào, thiệt là đẹp lão.
Ông lão dừng chân nhìn về phía người câm một lát rồi lắc đầu chậm rãi bảo mấy người đứng xung quanh:
- Oan cho nó, nghĩ mà thương.
Một thám tử nghe đặng liền xáp lại hỏi:
- Lão trượng biết tên này sao?
Ông già nheo mắt nhìn thám tử rồi gật đầu:
- Lão biết chớ sao không biết. Thật là oan cho nó, nghĩ mà thương.
Nói đoạn ông cụ lững thững đi về nhà ở cuối xóm dưới. Thám tử dò theo biết đích tính danh và chỗ ở của ông cụ rồi về cấp báo với Bao Công.
Bao Công cho thám tử đó trở ra phụ lực các bạn đồng nghiệp tiếp tục dò la xem có thâu lượm thêm được tin tức gì không.
Một hồi sau thám tử trở về bảo đám người hiếu kỳ đã giải tán từ lâu và chẳng còn ai thèm ngó đến người câm nữa. Một mặt Bao Công ra lệnh dìu người câm vô hậu dinh tháo băng cho tắm rửa sạch sẽ rồi cấp phát cho quần áo mới. Mặt khác ông cho lính đi mời cụ già lúc nãy đến công đường để xét hỏi.
Theo lời khai của cụ già, người câm ấy tên là Thạch Á quán ở Nam Tôn, cách phủ vài dặm. Thạch Á bị câm từ thuở nhỏ. Cha mẹ anh ta có được hai người con, Thạch Tòan là anh và Thạch Á người câm nói trên là em. Khi cha mẹ chết đi, Thạch Á còn nhỏ tuổi người anh manh tâm chiếm đoạt hết gia tài, đuổi em ra đường, không cho em được một đồng bạc nhỏ. Từ ngày đó, Thạch Á ngày đi làm mướn, vất vả trăm chiều để đổi lấy miếng cơm ăn, tối đến ngủ vạ vật ở xó chợ hay hiên nhà lang. Trong lúc ấy Thạch Toàn một mình tọa hưởng gia tài kếch xù của cha mẹ để lại, ăn sướng mặt đẹp, kẻ hầu người hạ, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn. Thạch Á uất hận lắm muốn kiện lên quan mà chẳng được, phần vì anh ta đã câm lại mù chữ, không sao bày tỏ được ý muốn, phần vì các quan trước là phường vô lại được Thạch Toàn lo lót nên thảng hoặc có biết cũng làm ngơ. Câu chuyện xảy ra tính đến nay đã 20 năm trời có lẽ. Những ông bà già cả biết chuyện phần lớn đều đã qua lời chỉ còn lại đôi ba người tuy biết rõ câu chuyện nhưng cũng nín khe vì muốn nói mà chẳng ai hỏi mà có nói vị tất đã có người nghe.

__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #22  
Old 06-14-2005, 02:16 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Ông già ngưng một lát rồi nói tiếp:
- Vì bị oan ức như vậy nên cứ mỗi lần có quan phủ mới là Thạch Á lại đến Nha dâng roi ngụ ý muốn xin quan trên soi xét, sửa trị người anh gian tham kia. Tôi thấy những đời quan trước tuy có phần nhầm lẫn nhưng chỉ đánh đòn Thạch Á thôi chứ đến nay thấy Thượng quan chặt tay anh ta, tôi thấy bất nhẫn quá, nên nghĩ mà thương thay cho nó.
Bao Công nghe đoạn sai lính dẫn Thạch Á lên. Ông già trố mắt nhìn người câm đang vòng tay thi lễ hai người. Cụ già chợt hiểu ra mẹo của Bao Công bèn đứng dậy xá dài Bao Công và nói:
- Xin Thượng quan thứ lỗi cho kẻ hèn này đã nghĩ nhầm về đại nhơn.
Bao Công cười đáp:
- Nếu đã thật tôi đã chặt tay Thạch Á thì cũng đáng chê trách lắm. Bây giờ lão trượng hãy cho tôi biết trước kia lão trượng có bà con hay bạn bè chi với cha mẹ Thạch Á không và có thường hay đến chơi nhà không mà sao biết rõ vậy. cụ già lắc đầu nói:
- Không, sở dĩ tôi biết được là vì có gặp mẹ Thạch Á gọi hai đứa bằng con, vả lại chúng đều hao hao giống nhau.
Bao Công cám ơn ông già rồi đưa tiễn ra cửa. Sau đó Bao Công sai lính hỏa bài đi Nam Thôn đòi Thạch Toàn đến hầu gấp.
Thạch Toàn vừa bước vào, Bao Công đã chỉ Thạch Á rồi hỏi Toàn:
- Người này có phải là em ruột nhà ngươi không?
Thạch Toàn đáp:
- Thưa Thượng quan, hắn đâu có anh em gì với tôi. Nguyên cha mẹ tôi lúc sanh tiền hay thương trẻ tật nguyền nên một bữa nhân có người nghèo ở nơi xa đến khóc lóc lạy avn xin nuôi dùm, cha mẹ tôi động lòng trắc ẩn nhận nuôi làm phước. Thực tình như vậy, hắn có phải là con đẻ của cha mẹ tôi đâu mà dám nhận bậy là anh em của tôi. Xin Thượng quan minh xét. Quả thiệt nó là quân vô lại bất nhân, đã chẳng biết đến công ơn cha mẹ tôi cưu mang từ lúc mới chập chững biết đi lại còn sanh sự kiếm chuyện với tôi hoài.
Bao Công suy nghĩ một lúc rồi cho Thạch Toàn thong thả ra về. Toàn đi khỏi, Bao Công biểu Thạch Á rằng:
- Việc này khó xử: Lời khai của cụ già tuy có giúp ta tìm ra lai lịch của ngươi. Nhưng xét ra chưa đủ chứng minh là ngươi và Thạch Toàn là anh em ruột.
Cha ngươi có biết chữ không?
Thạch Á lắc đầu. Bao Công lại hỏi:
- Như vậy thì coi như gia phả tất không có tên nhà ngươi. Thạch Toàn khôn ngoan lắm chắc đã cho viết lại gia phả từ lâu rồi. Liệu trong bà con nội ngoại hay gia nhân đầy tớ cũ của cha mẹ ngươi có ai còn sống và còn ở trong vùng này không?
Thạch Á lắc đầu. Bao Công ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Thật là khó xử. Phải dùng mẹo mới xong. Ngươi có chịu làm theo ta biểu không?
Người câm gật đầu. Bao Công vẫy anh ta lại gần và nói nhỏ một hồi. Thạch Á gật đầu lia lịa đoạn vòng tay thi lễ Bao Công rồi đi ra cửa, mặt mày hớn hở. Người tinh ý sẽ thấy từ sau bữa đó Thạch Á thường chỉ làm mướn độ nhật quanh quẩn nơi cửa Đông mà bất kỳ ai ở Nam Thôn lên phố phủ đều phải qua.
Dân chúng không ngạc nhiên thấy Thạch Á còn đủ cả hai tay vì họ đã được ông già nọ thuật rõ cái kế của Bao Công giả bộ chặt tay người câm để rối nhờ lời bất bình của người biết chuyện mà rõ lai lịch cùng điều oan ức của Thạch Á. Họ chỉ tò mò muốn biết kết quả cuộc điều tra ra sao. Nhưng khi thấy Thạch Toàn và Thạch Á đều được Bao Công cho thong thả ra về thời ai nấy đều cho là chuyện đã xong và chẳng ai để ý đến nữa.
Lại nói về Thạch Toàn ở Nam Thôn, hàng tháng có lệ lên phố đôi ba lần để mua sắm vài thứ cần dùng và nhân dịp dạo chơi thắng cảnh và thăm bạn bè. Bữa nay, lấn thứ nhất, kể từ ngày bị Bao Công gọi hỏi Thạch Toàn mới từ Nam Thôn đi ngang qua cửa Đông để vào phố phủ.
Thạch Toàn đang nghênh ngang ngắm cảnh chợ xảy có Thạch Á xáp tới u ơ một hồi rối nắm cổ Thạch Toàn đánh cho một trận, sưng đầu, xẻ mặt, lại xé cả áo của Thạch Toàn cho rách tả tơi.
Thạch Toàn vì sức yếu hơn nên chỉ lo chống đỡ và la cầu cứu ầm ỹ. Người trong phố đổ xô lại gỡ Thạch Toàn ra và bắt giữ Thạch Á.
Thạch Toàn tay xoa đầu miệng lớn tiếng nói:
- Cô bác làm chứng dùm. Khi không vô cớ nó đánh tôi. Nhờ cô bác dẫn nó theo tôi lên cáo quan.
Đám đông còn đang dùng dằng người nọ đẩy người kia đi theo lên quan, thời lính tuần vừa đi đến đó liền áp giải cả hai anh em họ Thạch và mấy người làm chứng về Nha trình Bao Công.
Lại nói về Bao Công đang ngồi làm việc nơi công đường thấy lính vào bẩm có tên câm đánh người giữa chợ thời cả mừng buột miệng nói nhỏ “Trúng kế rồi”. Ông gọi thơ lại sắp giấy bút ghi lời khai rồi truyền cho giải cả bọn vào.
Vừa đến trước mặt Bao Công, Thạch Toàn vẫn còn tức nên nói liền:
- Xin Thượng quan xét cho. Thằng câm này không giữ lễ lại vô cớ đánh tôi là anh ruột nó bể đầu.
Bao Công làm như không để ý đến câu nói này, quay ra hỏi các nhân chứng về sự việc đã xảy ra. Sau khi nghe lời khai của họ. Bao Công chỉ Thạch Á mà biểu Thạch Toàn rằng:
- Nếu như tên câm này là em ruột của ngươi thời nó sẽ bị tội nặng và sẽ phải lưu đày nơi biên cương. Còn nếu nó là người dưng ta chỉ có thể xử theo tội đánh lộng mà thôi.
Thạch Toàn thưa:
- Thưa Thượng quan, đúng nó là em ruột tôi. Cha mẹ tôi chỉ có hai anh em chúng tôi. Xin Thượng quan thẳng tay trừng trị nó để làm gương cho những đứa em ngỗ ngược.
Bao Công mỉm một nụ cười khó hiểu và gật đầu đáp:
- Người nói phải lắm.
Rồi Bao Công làm bộ giận dữ quát hỏi người câm:
- Người này có phải là nah ruột ngươi không?
Người câm gật đầu. Bao Công quát lớn:
- Phận làm em, sao ngươi hỗn hào dám đánh cả anh ruột.
Đoạn Bao Công xây lại phía Thạch Toàn chỉ mặt quát:
- Tên câm này là em ruột ngươi sao ngươi không chia gia tài cha mẹ để lại cho nó cùng hưởng mà lại nhẫn tâm chiếm đoạt cả? Sao ngươi tham lam quá vậy? nếu ta không bầy kế cho nó đánh ngươi để ngươi tức giận tự miệng nhìn nhận nó đúng là em ruột thì không biết em ngươi còn chịu uất hận đến kiếp nào?
Thạch Toàn cứng họng, hết đường chối cãi. Bao Công liền truyền lính và thơ lại hiệo cùng hương chức sở tại lục soát kiểm điểm hết gia tài Thạch Toàn rồi chia làm đôi.
Thạch Toàn và Thạch Á mỗi người được hưởng một nửa.
Thiên hạ nghe chuyện đều phục tài Bao Công bày mẹo điều tra thật là khéo léo và xử án thật phân minh.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #23  
Old 06-14-2005, 02:18 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 09

AI LẤY CẮP GÓI BẠC CỦA NÀNG NGUYỆT NGA


(đây là vụ án mà Bao Công chịu không tra ra thủ phạm)
Ngày xưa, tại xứ Đường Châu, thuộc tỉnh Sơn Đông, bên Tàu, có một cô gái tên là Phòng Thoại Loan, xinh đẹp, nết na và rất mực thủy chung, nhưng phải cái rất nghèo.
Năm 16 tuổi, nàng lấy chồng làm ruộng ở cùng xứ tên là Châu Đại Thọ. Người này cha chết đã lâu nhà chỉ đủ ăn lại thêm còn mẹ già phải phụng dưỡng.
Tuy nghèo mà cảnh gia đình thiệt là hòa thuận đầm ấm, yên vui.
Sáu năm trời trôi qua, Phòng thị cũng chưa có tin mừng chi cả. Trái với các bà mẹ khác, mẹ Châu Đại Thọ vẫn quý mến con dâu, nhiều lần còn kiếm lời an ủi nàng. Còn chồng Phòng thị, anh cũng không vì vậy mà lạnh nhạt hắt hủi vợ.
Nhờ vậy Phòng thị cũng bớt ưu tư phiền muộn. Nàng thường cầu Trời khấn Phật cho nàng được một mụn con trai để nói dõi tông đường họ Châu.
Mùa xuân thứ bảy sau ngày lấy chồng, Phòng thị được như ý sở cầu. Sáng đó, trong tiết xuân ấm áp, dưới ánh xuân dịu dàng, trăm hoa đua nở, chim hót vang lừng, Phòng thị e lệ báo tin mừng cho mẹ chồng hay.
Châu mẫu cả mừng lật đật đi loan báo khắp hai họ nội ngoại và bạn bè thân thuộc. Qua bữa sau thôn xóm đều hay biết. Ai gặp Phòng thị cũng hỏi thăm khiến nàng vừa thẹn lại vừa vui.
Cuối thu năm ấy, Phòng thị sinh hạ được một em trai kháu khỉnh, mập mạp, được cụ Tiên chỉ vốn cùng họ với chồng nàng, đặt tên là Châu Khả Lập.
Khả Lập được một tuổi thời Châu Đại Thọ lâm bạo bệnh qua đời, để lại mẹ già, vợ dại, con thơ. Năm ấy, Phòng thị tuổi vừa hai mươi bốn.
Nàng ở vậy nuôi con và phụng dưỡng mẹ chồng rất mực cung kính. Năm sau bà cụ cũng cưỡi hạc quy tiên. Từ đó, Phòng thị vẫn can đảm một sương hai nắng, thắt lưng buộc bụng, tần tảo nuôi con.
Xóm trên có người tên là Vệ Tư Hiền, nhà giàu có, nhưng góa vợ và tổi ngoài bốn mươi nay muốn tục huyền. Nghe danh Phòng thị là người hiền đức Vệ Tư Hiền nhiều lần cậy người làm mai xin dẫn 30 lạng bạc làm lễ cưới. Nhưng Phòng thị lễ phép khước từ lấy cớ còn phải nuôi cho con khôn lớn.
Vệ Tư Hiền nghe vậy càng đem lòng quý mến Phòng thị cho nên ông vẫn nhờ người thỉnh thoảng tới thăm mẹ con Khả Lập, tuy ông không có hy vọng gì được toại nguyện.
Thắm thoát Châu Khả Lập đã được 18 tuổi. Lập thờ mẹ rất hiếu thảo chăm lo làm lụng suốt ngày, sáng đi làm việc đồng áng tối về lại xoay ra bửa củi, giã gạo. Nhờ vậy mẹ con xem ra ngày càng khá hơn xưa.
Khắp xứ ai cũng khen Khả Lập và thường lấy chàng làm gương răn dạy con cái. Nhiều nhà có con gái tới tuổi cặp kê cũng năng lui tới thăm hỏi Phòng thị với hậu ý muốn chọn Khả Lập làm rể. Phòng thị cũng thấy mát mặt với thiên hạ, thực bõ công một mình vất vả nuôi nấng, dạy dỗ con trong mười mấy năm trường.
Phòng thị nhiều lần gợi chuyện khuyên nên lo bề gia thất cho mẹ sớm có cháu bồng. Nhưng mỗi khi thấy mẹ đả động tới đường vợ con, Khả Lập đều lễ phép thưa:
- Xin cha mẹ nghĩ lại. nhà ta còn nghèo con thiết nghĩ hãy để thư thã cũng chưa muộn.
Phòng thị dư biết là thiên hạ cù có quý mẹ con nàng đến đâu chăng nữa nhưng còn phong tục ràng buộc, việc cưới hỏi tất nhà trai cũng vẫn phải lo cho đủ lễ.
Phòng thị hỏi ý Khả Lập cho có lệ chứ thực ra nàng đã có quyết định rồi.
Chưa biết nàng định thế nào chỉ biết qua sáng sau Phòng thị trở dậy thiệt sớm đi chợ mua sắm vàng hương bông trái, xôi gà. Ơû chợ về, nàng quét dọn sạch sẽ bàn thờ chồng bày đồ lễ tươm tất. Đoạn nàng mở rương lấy bộ quần áo đẹp mặc vào rồi trở ra trước bàn thờ chồng châm đèn đốt nhang, chắp tay vái chồng mà khấn rằng:
- Nay con mình đã lớn khôn, đến tuổi lập gia đình. Nhưng nhà nghèo, thiếp không sao lo cưới đặng vợ cho con, như vậy không có ai nối dõi tông đường họ Châu. Thiếp đã thủ tiết 17 năm nay. Nay thiếp đứng giữa hai ngả đường một là thủ tiết mãi thì Khả Lập đến già cũng không có vợ được. Hai là tái giá thì lấy số bạc thách cho con làm vốn cưới vợ đặng lo hậu tự cho chàng. Thiếp không biết tính sao nên phải gieo keo này xin chàng linh ứng cho biết phải lấy chồng hay ở trọn đời. Nếu chàng bắt thiếp bước một bước nữa để giúp con thời xin cho một keo ngửa.
Khấn xong, Phòng thị gieo tiền. Một keo ngửa. Nàng chưa tin lại gieo tiền lần nữa. Kết quả vẫn như lần trước.
Phòng thị vái tạ chồng và khấn tiếp:
- Chàng đã nhất quyết bắt thiếp phải lấy chồng thiếp xin vâng lệnh.
Lễ xong, Phòng thị gọi Khả Lập lại và bảo rằng:
- Mẹ biết con là người hiếu thảo. Nay con đã khôn lớn lại biết lo làm ăn cần mẫn. Thế là con đã đền ơn mẹ xứng đáng rồi. Mẹ đã lo đủ cho con, vậy vài tháng nữa mẹ sẽ đi lấy chồng.
Khả Lập nghe mẹ hiền dạy thế, rớt nước mắt mà thưa rằng:
- Lạy mẹ xin mẹ xét lại nguồn cơn. Nếu mẹ tái giá sao mẹ chẳng làm lúc con còn bé dại nay tuổi đã cao mẹ mới tính chuyện lấy chồng chẳng hóa ra uổng công mẹ thủ tiết suốt 17 năm trường. Hay là tại con bất hiếu, không phụng dưỡng mẹ thì xin mẹ cứ đáng đòn, con xin cam chịu.
Phòng thị đáp:
- Con chớ khá nhiều lời. Yù mẹ đã nhất quyết như vậy, con đừng cản mẹ.
Thấy mẹ có vẻ không bằng lòng Khả Lập len lén đi xuống nhà, vẻ mặt buồn hiu. Lần đầu tiên trong đời mẹ con Khả Lập không nói với nhau một lời suốt bữa co7m trưa hôm đó.
Chiều lại, Khả Lập trốn mẹ đến van nài mấy ông già trong họ nội nhờ khuyên can mẹ.
Nghe tin động trời, các cụ liền khăn áo chỉnh tề kéo nhau đến nhà mẹ con Khả Lập hỏi cho rõ đầu đuôi câu chuyện. Phòng thị lễ phép thưa lại duyên cớ đã thúc đẩy nàng sẽ tái giá. Nàng nói rõ có xin keo và hương hồn Châu Đại Lộc đã chấp thuận .
Nghe xong, một cụ mau miệng hỏi:
- Chị là người hiền đức, đảm đang, nội trong họ nhà ta, con dâu như chị thiết là có một không hai. Các cụ cũng như lão đây, thấy chĩ nghĩ như vậy là phải lắm. Chị biết hy sinh cho nhà chồng như thế, lẽ nào chúng ta lãi ngăn cản. Sỡ dĩ lão đến hỏi là vì cháu Lập tưởng chị giận gì nó mà hành động như vậy.
Một cụ khác vuốt chòm râu bạc, chậm rãi nói:
- Như cụ Trưởng đây dạy có chí lý. Vậy chẳng hay chị đã có nhận lời nơi đâu chưa.
Phòng thị bẩm:
- Con đâu dám vậy. con đã định sẽ xin các cụ đứng lên thu xếp giùm thời các cụ đã tới.
Qua mấy tuần nước, các cụ đứng dậy ra về ra vẻ hài lòng lắm. Một hai ngày sau, xóm trên, xóm dưới mọi người đều biết là Phòng thị năm nay 41 tuổi có ý muốn tái giá.
Người chú họ củ Vệ Tư Hiền trước đây đã đứng ra làm mai cho cháu nay bắt được tin này liền lên ngay xóm trên báo cho Vệ Tư Hiền hay. Hiền cả mừng liền đếm ngay 30 lạng bạc nhờ chú họ đem đến trao cho Phòng thị làm đồ sính lễ.
Phòng thị liền cho mời mấy cụ bên nhà chồng đến để chứng kiến. mọi việc đều được thu xếp ổn thỏa. Năm ấy Vệ Tư Hiền 50 tuổi chẵn.
Ít bữa sau đám cưới đơn giản của Phòng thị lấy Vệ Tư Hiền được cử hành. Trước khi về nhà chồng, Phòng thị gọi Khả Lập vô phòng và bảo con khóa rương có đựng 30 lạng bạc của dượng dẫn cưới lại. Khả Lập làm theo rồi đưa chìa khóa trả mẹ. Phòng thị không nhận và nói:
- Mẹ đem rương này theo. Chìa khóa con hãy giữ lấy, hai tháng nữa mẹ sẽ về thăm con.
Khả Lập nhất định không chịu và thưa rằng:
- Con đã bất hiếu, tự thân không lo đủ để mẹ phải ra thế này, con chẳng dám lấy bạc của mẹ xin mẹ cứ đem chìa khóa đi theo.
Nói rồi trả chìa khóa cho mẹ. Hai mẹ con khóc lóc mà từ biệt nhau.
Về nhà chồng được hai tháng, Phòng thị nói với chồng:
- Thiếp thiệt tình không muốn tái giá ngặt vì nhà nghèo không có tiền cưới con nên thiếp phải lấy chồng. Chàng là người rộng lượng xin cho thiếp đem 30 lạng bạc sính lễ khi trước về nhà lo cưới vợ cho con xong thiếp xin trở lại.
Vệ Tư Hiền vui vẻ đáp:
- Bạc ấy là của nàng rồi vậy cứ tuỳ tiện. Chẳng hay nàng đã kén nơi nào cho Khả Lập chưa?
- Thiếp chưa định. chàng có ý kiến gì xin ban bảo cho.
- Theo chỗ ta biết thì vùng này có con gái Lữ Tấn Lộc tên là Nguyệt Nga tuổi vừa 18 cùng lứa với con nàng. Gia đình nhà ấy nề nếp, chỉ ăn đủ, rất thật thà, trung hậu. Nguyệt Nga lại chăm chỉ, nết na, thuần hậu như nàng vậy. Nếu nàng ưng chịu để ta làm mai cho.
Phòng thị cả mừng liền nhờ chồng đứng ra tác thành cho đôi trẻ. Tư Hiền vui vẻ nhận lời rồi mặc áo đến ngay nhà Lữ Tấn Lộc thu xếp. Phòng thị cũng vội vã gói bạc đem về trao cho Khả Lập và bảo con:
- Số bạc này mẹ không tiêu chi đến, nay con lấy mà cưới Nguyệt Nga.
Khả Lập vâng theo và đám cưới được cử hành đầu mùa hạ năm ấy. Đêm tân hôn, Khả Lập cứ ở nhà lo dọn dẹp quanh quẩn mãi đến đầu canh ba (12 giờ đêm) mới lừng khừng đóng cửa ngõ tắt đèn cầy, đóng cả áo dài lên giường đánh một giấc đến khi gà mới gáy sáng lần đầu đã trở dậy lo sửa soạn đồ lễ về nhị hỉ bên nhà cha mẹ vợ. Trong lời nói và cử chỉ, Khả Lập vẫn tỏ ra âu yếm ân cần đối với vợ mới cưới nhưng chàng tránh các sự gần gũi về thể xác.
Rồi thì tình trạng đó cứ kéo hết tháng này qua tháng khác.
Gần nhà Khả Lập có Vương Văn tuổi ngoại ngũ tuần, vốn là người quen lớn với Lữ Tấn Thọ, anh ruột của cha vợ Khả Lập. Mấy tháng sau ngày lấy chồng, cứ mỗi lần gặp Nguyệt Nga là vợ Vương Văn lại hỏi thăm đã có tin mừng gì chưa. Nguyệt Nga bẽn lẽn đáp cụt lũn “Dạ chưa ạ” rồi lũi mất.
Từ khi ở riêng Nguyệt Nga thấy bác ruột Lữ Tấn Thọ thỉnh thoảng lại ghé thăm. Nguyệt Nga quý mến bác lắm vì ông ta rất tốt, khá giả và lại hay thương người nghèo. Bác nàng đã giúp đỡ cha mẹ nàng rất nhiều. Lần nào đến thăm Nguyệt Nga ông cũng chờ bằng được Khả Lập đi làm đồng về để hỏi chuyện. Đối với cháu rể ông cũng ôn tồn, vồn vã nên ít lâu sau Khả Lập cũng quý mến ông vô cùng.
Có lần đang nói chuyện với Khả Lập, Thọ thấy sột soạt bên kia vách đất ở phía sau lưng ông. Ông quay lại thấy thấp thoáng bóng người qua kẽ vách. Ông liền bảo cháu rể:
- Bác nghĩ qua mùa gặt, bữa nào rảnh rỗi cháu cũng nên trét lại cái lỗ hỏng trên vách này cho kín đáo. Tuy Tiêu Hắc ở có một mình và là người đứng đắn nhưng nghĩ cũng không tiện.
Khả Lập chỉ “vâng dạ” cho có lệ chứ thựa ra trong thâm tâm chàng nghĩ rằng mình nghèo, có gì mà sợ bị rình rập mà phải lo.
Một bữa Nguyệt Nga thú thực tình trạng giữa hai vợ chồng nàng cho bác nghe. Lữ Tấn Thọ khuyên cháu nên về thưa chuyện với mẹ.
Nguyệt Nga liền về hỏi mẹ. Không biết hai mẹ con nói gì với nhau mà lát sau Nguyệt Nga vẻ mặt e thẹn lẻn ra về.
Cách đó ít bữa, nhân buổi tiết Xuân đầm ấm, hơi Xuân dịu dàng, vạn vật như tràn đầy sức sống, hai vợ chồng Khả Lập thủng thẳng dắt nhau đi du Xuân. Tới một cây cầu ở ven đồi hai người dừng chân ngoạn cảnh. Dưới cầu nước chảy trong veo, bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha. Trong vòm cây nơi chân đồi, chim kêu ríu rít, trên mặt cỏ từng cặp bướm màu rỡn nhau bên những đóa hoa tươi thắm. Dưới nước cá lội tung tăng, nhìn loài vật từng đôi một âu yếm nhau dưới bầu trời Xuân ấm áp, Nguyệt Nga liếc mắt nhìn chồng rồi khẽ thở dài. Nhân lúc Khả Lập dừng chân đứng tực thành cầu ngắm cảnh, Nguyệt Nga xáp lại gần dặng hắng một tiếng nhỏ rồi nói mau làm như sợ không đủ can đảm nói hết điều mình muốn nói:
- Chàng là thiệt là kỳ lạ. Lúc đầu thiếp tưởng chàng không biết việc vợ chồng. Chàng chẳng chịu khích thiếp, thiếp phải khích chàng. Xin chàng cho biết vì sao chàng chẳng chịu việc ân ái.
Châu Khả Lập mắt vẫn nhìn theo dòng nước, miệng đáp:
- Ta há đâu không biết việc vợ chồng? Nhưng ngặt một điều tiền cưới hỏi nàng là của mẹ ta. Mẹ ta vì muốn có con cháu nối dõi tông đường họ Châu nên đành hy sinh gián đoạn cuộc đời thủ tiết thờ chồng, bước đi nữa đặng cho ta có đủ bạc cưới vợ. Ta thiết nghĩ nay không nhẽ lầy tiền bán mẹ mà khoái lạc với nhau sao cho đành lòng.
Khả Lập ngừng một lát rồi ngẩng lên nhìn vợ và nói tiếp:
- Ta giận ta không đủ tài sức tự lập được thân nên để khổ cho mẹ già. Nàng nên hiểu cho ta và nên cùng ta lo làm ăn dành dụm cho đủ 30 lạng bạc hoàn lại mẹ hiền rồi sau giao hợp tưởng cũng không muộn.
Nguyệt Nga hỏi chồng:
- Vợ chồng ta nghèo thế này, làm quần quật suốt đời cũng chỉ đủ ăn, lấy đâu ra 30 lạng bạc mà trả mẹ? Nói như chàng thì kiếp nào chúng ta mới ăn nằm với nhau? Không lẽ sống như vậy cho đến lúc già hay sao.
Khả Lập xẵng giọng nói:
- Không đủ thì ráng chịu chớ biết làm sao? Nếu như nàng sợ quá tuổi thanh xuân, nàng cứ việc lấy chồng khác ta chẳng nói chi.
Nguyệt Nga nghe nói thế dưng dưng nước mắt, nghẹn ngào bảo chồng:
- Con người ta phàm đã thành vợ chồng thời cực chẳng đã mới phải bỏ nhau. Nếu nay vì việc tình dục mà lìa nhau thì có khác chi loài súc vật. Thiếp hiểu tấm lòng hiếu để của chàng chẳng chịu vui thú trên sự đau khổ của mẹ hiền. Thiếp xin cố gắng giúp chàng toại ý. Vậy xin chàng cho thiếp về bên cha mẹ thiếp lo làm ăn kiếm thêm may ra vài năm hai ta hiệp lại có thể trả lại món nợ 30 lạng bạc đó.
Khả Lập rất đẹp lòng liền âu yếm nói với vợ:
- Nàng thiệt là vợ thảo. Thôi ta đi về sửa soạn cho àng lại nhà làm thêm đẵng sớm trả được nợ.
Qua sáng sau, Nguyệt Nga trở về nhà cha mẹ đẻ. Nàng không hề cho cha mẹ hay biết gì về ẩn ý của mình mà chỉ lo thức khuya, dậy sớm phụ với mẹ lo hàng sáo kiếm thêm chút vốn.
Những đêm thanh vắng, nằm ngủ một mình Nguyệt Nga tính nhẩm một hồi rồi bất giác thở dài ứa lệ. Nàng đã về nhà cha mẹ tính ra đã 9 tháng rồi mà nàng chỉ dành dụm được chút đỉnh. Xin xỉu cũng phải cả chục xuân nữa nàng mới được về ở với chồng.
Lại nói về Khả Lập từ bữa cho vợ về nhà chàng sanh ra buồn bã mất mấy ngày. Nhưng rồi chàng cố trấn áp nỗi buồn và ra sức làm lụng. Từ ngày vợ chàng ra đi tính ra đã 2 vụ lúa: tháng 5 và tháng 8. vì chàng là tá điền nên huê lợi chỉ dư ra chút đỉnh. Lắm lúc chàng ngồi thừ người mà thở dài ngao ngán. Không biết Nguyệt Nga kiếm được bao nhiêu chớ một mình chàng tính ra cũng phải 10 năm mới trả được nợ. Aáy là kể khi truyện đời suôn sẻ, Trời thương cho khỏi mất mùa và chàng đừng đau yếu.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #24  
Old 06-14-2005, 02:18 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Về phần Lữ Tấn Lộc, cha vợ của Khả Lập thấy con gái trở về nhà mới đầu ông cũng tin bằng lời tưởng con về chơi ít ngày. Qua một tuần trăng, ông có hỏi lại thì Nguyệt Nga xin ở nán lại ít tháng đặng lo kiếm thêm chút vốn để sau chồng con đỡ vất vả. Lữ Tấn Lộc lại thấy thỉnh thoảng Khả Lập có ghé qua thăm hỏi vợ và hai đứa vẫn có chiều quý mến nhau nên ông yên lòng. Đến nay Thu đã tàn, Đông tới, Lữ Tấn Lộc thấyy con gái xa chồng đã lâu nên một bữa ông biểu Nguyệt Nga sửa soạn để ông đưa về trả cho Khả Lập. Thấy Nguyệt Nga năn nỉ xin ở lại, ông giận la con ầm ĩ bắt phải thu xếp quần áo theo ông qua nhà chồng ngay. Lúc bấy giờ Nguyệt Nga mới òa lên khóc và thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe.
Nghe con gái bày tỏ nỗi lòng xong, Lữ Tấn Lộc liền sai đứa nhỏ đi mời anh ruột của ông là Lữ Tấn Thọ cũng ở gần đó au bàn chuyện gấp.
Lát sau Thọ hối hả qua nhà em. Vừa vào đến cửa, Thọ đã lo lắng hỏi em:
- Gì vậy chú?
Lộc nhắc lại câu chuyện theo lời Nguyệt Nga rồi thở dài bảo anh:
- Vì em không tin có chuyện vầy nên mời bác sang để chỉ dạy và răn bảo cháu dùm.
Thọ đáp:
- Cháu nó nói đúng đấy. Chẳng là ít lâu sau khi lấy chồng anh có ghé qua nhà Vương Văn ở gần nhà Khả Lập để đòi nợ. Anh cũng nhân dịp này dọ hỏi Vương Văn về vợ chồng con Nguyệt Nga nhà ta ăn ở với nhau có hòa thuận không. Vương Văn có khen Khả Lập là đứa con hiếu thảo vì chưa có đủ bạc trả cho mẹ nên nhất quyết chẳng chịu ăn nằm với vợ.
Lộc buồn rầu nói:
- Thật là khổ, bác đã biết đấy em cũng nghèo, bạc thách cưới đã dùng vào đám hỷ cho cháu chớ em có được gì đâu. Phải chi mình dư dật cũng giúp phứt nó đủ số bạc 30 lạng bạc cho rồi. Bây giờ chẳng biết tính sao?
Lữ Tấn Thọ ngồi yên không trả lời, vẻ mặt tra612m nag6m. cha Nguyệt Nga ngưng một lát rồi nói tiếp: Em không biết rồi phải xử trí ra sao. Bảo cháu về với chồng nó không chịu. Nó lại nói thà chết già chứ không chịu lấy chồng khác. Thấy nó khóc lóc em cũng đau lòng.
Tới đây phần vì tủi thân phần thì xót thương xon gái, Lữ Tấn Lộc nghẹn ngào nói chẳng nên lời.
Thọ lặng lẽ bưng tách nước trà nóng nhấp một ngụm rồi chậm rãi bảo em:
- Chú đừng nên lo buồn quá đỗi. Để anh giúp cho chú. Từ ngày được Vương Văn cho biết về tình trạng hai vợ chồng cháu Nguyệt Nga, anh đã để ý dò xét. Anh cũng có ghé qua nhà vợ chồng cháu Nga lấy cớ là tiệng đường đi thăm người bạn nên tạt vô chơi nhưng thực ra anh có ý coi tâm địa Khả Lập ra sao. Thoạt đầu anh ngỡ Khả Lập định làm tiền nhà vợ nên bày trò ra thế. Nhưng sau xét ra Khả Lập thực tình xót thương mẹ hiền và là người thực thà, cương trực. Anh lại cũng đã hỏi chuyện cháu Nga thì cháu cũng nhận xét như anh. Vả lại Khả Lập không hắt hủi, đánh đập, hành hạ vợ trái lại chúng nó vẫn thương mến nhau chỉ phải cái nhất định không chịu ăn nằm. Kịp đến khi nghe tin cháu Nga trở lại ở với em, anh nhờ Vương Văn dò la nơi Khả Lập mới hay quyết định của hai đứa. Anh thấy cháu rể hiếu để, cháu gái hiền đức nên định tâm giúp đỡ chúng sớm ngày nào hay ngày đó.
Lữ Tấn Thọ ngưng một phút, châm lửa đốt thuốc hút uống một ngụm nước rồi nói tiếp:
- Vì biết trước sẽ có ngày nay nên hiện nay anh đã lo góp được 20 lạng bạc còn thiếu 10 ng nữa thì đủ số. Anh biết em không có nên anh đang điều đình với người bạn để cố ruộng đất của anh cho đủ bạc đặng các cháu sớm được về ăn ở với nhau. Người ta hẹn đến chiều nay sẽ trao bạc và làm giấy. Anh cũng nói để em rõ là về số bạc 30 lượng anh sẽ trao cho cháu Nga tối nay, khi nào cháu nó có thì trả bằng không thì thôi, anh coi như số bạc tặng người hiếu tử. Em đừng thắc mắc làm chi. Phàm có tiền mà không lo làm điều phải lại chỉ bo bo giữ lấy thời chỉ làm tôi mọi cho đồng tiền, đã không ích chi lại khổ vào thân. Anh cũng tính tối nay qua hỏi ý em rồi trao bạc luôn cho cháu Nga thì em đã cho mời sang nói chuyện. Thôi thế càng hay. Bây giờ anh về lo làm giấy tờ cho xong rồi tối sẽ qua.
Nói đoạn Lữ Tấn Thọ đứng dậy tất tả ra về. Lữ Tấn Lộc ngồi ngây như tượng nhìn theo anh.
Tối đó y hẹn, Thọ xách gói vải xanh đựng đủ 30 lạng bạc qua nhà em. Thọ mở gói bạc ra kiểm lại trước mặt vợ chồng Lộc rồi cất tiếng gọi vọng vào nhà trong:
- Nguyệt Nga đâu? Ra đây bác biểu.
Nguyệt Nga rình nghe trộm lời bác lúc sáng nên lẩn quẩn ở nhà trên từ lúc lên đèn, có ý trông ngóng bác. Nay thấy bác đến và kêu nàng , Nguyệt Nga khẽ “dạ” một tiếng rồi đi ra đứng sau lưng mẹ.
Lữ Tấn Thọ vẫy nàng lại gần rồi trao gói bạc tận tay cháu gái. Nguyệt Nga đặng bạc liền lạy tạ bác rồi lui vô nhà trong sửa soạn mai về nhà chồng sớm.
Sáng sau, cha mẹ Nguyệt Nga sai đứa con trai lớn là Bá Chánh đưa chị trở về nhà Khả Lập. Trên đường về, Nguyệt Nga cười nói huyên thuyên làm đứa em trai cũng vui lây.
Bá Chánh đưa chị đến cửa rồi quay về. Đi được mấy bước nó ngoái cổ lại bảo chị “Cẩn thận kẻo mất đó, nghe chị”.
Nguyệt Nga mỉm cười gật đầu rồi lẹ làng luồn tay mở then cửa. Cánh cửa gỗ đã lâu năm kêu kẹt một tràng rồi hé mở. Nàng lách vô nhà đứng giữa phòng đưa mắt nhìn quanh một lượt rồi lẩm bẩm:
- Chà, ảnh để bụi dơ quá ta.
Nàng khép cửa ra vào lại, cốt ý không gài chốt để lát nữa chồng về khỏi mất công luồn tay mở cửa. Nguyệt Nga đi thẳng vô phòng ngủ của hai vợ chồng rối rút gói bạc trong bọc ra để trên bàn. Nàng ngắm nghía gói vải xanh một lúc với đôi mắt trìu mến. Rồi không hiểu tại sao, nàng mở gói vải dốc bạc ra bàn. Tiếng bạc kêu lanh canh nghe thật vui tai. Nguyệt Nga tần mần ngồi đếm lại từng lượng bạc một, nét mặt hân hoan, miệng khẽ cất tiếng hát.
Rủi cho Nguyệt Nga, bữa đó Tiêu Hắc người ở khít vách với vợ chồng nàng đau đầu nên nghỉ, không ra đồng làm việc. Nghe bên nhà Khả Lập có tiếng động rồi lại có tiếng hát của đàn bà và tiếng khua bạc, Tiêu Hắc chạy đến bên vách, ghé mắt nhòm qua bên nhà Khả Lập.
Y lẩm bẩm:
- Chà! Bạc đâu mà lắm quá ta. Mụ Khả Lập đi mần ăn xa về phát tài quá đỗi.
Lòng tham nổi lên, Tiêu Hắc vội bắc ghế ngồi khít vách theo dõi từng cử chỉ một của Nguyệt Nga.
Lại nói về Nguyệt Nga kiểm xong bạc lại bọc vào gói vải xanh rồi nhét xuống dưới đầu giường và xếp chăn gối lên trên. Nàng thu dọn loanh quanh trong phòng ngủ một lát rồi mở khạp lấy gạo đi ra bếp ở phía sau nhà nấu cơm.
Tiêu Hắc rình đúng lúc Nguyệt Nga đang bận ghế cơm thì lẻn sang nhà Khả Lập. Thấy cửa hé mở y cả mừng lấy tay đẩy nhè nhẹ… Cánh cửa gỗ buông vài tiếng kẹt kẹt nhỏ nhỏ, Tiêu Hắc đứng yên, ló đầu vô nghe ngóng tình hình. Nguyệt Nga nghe tiếng động ở trên nhà tưởng là chồng về nên vẫn lúi húi làm cơm dưới bếp, Tiêu Hắc mừng rỡ lỏn vô nhà rồi rón chân đi thẳng tới đầu giường vợ chồng Khả Lập. Nhanh như cắt hắn nhấc đống chăn gối, lật chiếu lên lấy gói bạc ra, xếp mọi thứ lại như cũ rồi ẵm gói bạc chuồn êm mà chẳng ai hay biết gì. Trở về nhà, Tiêu Hắc lục đục một lúc trong phòng rồi y ra sau hè lấy nón và cuốc đi ra đồng làm việc.
Lát sau Khả Lập ở ngoài đồng về nhà. Thấy cửa hé mở lại khói và mùi xào nấu từ dưới bếp đưa lên, Khả Lập liền đi thẳng ra sau nhà. Lập trông thấy vợ thì mừng quýnh sà ngay cạnh bếp hỏi chuyện. Hai người nói chuyện hàn huyên một hồi. Nguyệt Nga muốn dành cho chồng một sự bất ngờ nên chưa đả động gì đến chuyện tiền bạc cả.
Hai vợ chồng ăn cơm ngay cạnh bếp lửa cho ấm. Cơm nước xong Nguyệt Nga kéo chồng lên nhà. Tới cửa phòng nàng chạy a tới đầu giường hất đống chăn gối ra lật chiếu lên thì hỡi ơi! Gói bạc đã không cánh mà bay từ hồi nào.
Nguyệt Nga quay phắt lại, thất thanh hỏi chồng:
- Gói bạc thiếp để đây, chàng cất đâu rồi?
- Bạc nào? Ta đâu có biết mà hỏi cất đâu?
Nguyệt Nga nói mau:
- Bác Thọ mới cho 30 lạng bạc đam về để chàng trả lại mẹ. Thiếp đếm rõ ràng, gói khăn vải xanh giấu ở đầu giường này, chờ chàng về sẽ trao lại. Vừa rồi có nghe thấy chàng động cửa vô phòng. Phải chàng lấy ra giấu đi chỗ khác không? Nếu chàng không lấy thì còn ai vô đấy nữa?
- Nàng nói khó nghe quá. Ta vô nhà thấy cửa hé mở lấy làm lạ đi thẳng xuống bếp thì gặp nàng, chớ có vô phòng hồi nào mà bảo lấy bạc. Mà nàng nói bạc của bác Thọ cho cũng vô lý quá. Bác ý có dư dật đôi chút thật nhưng làm gì có tới 30 lượng bạc mà cho nàng. Thôi ta hiểu rồi. Nàng bày quỷ kế đặng gạt ta, ta không mắc lừa đâu. Giờ đây ta mới rõ bụng dạ nàng ghê gớm thiệt. Nàng muốn lấy đứa khác để ta gả nàng cho. Chớ đừng hòng bày mưu mà bẫy ta.
Nguyệt Nga òa lên khóc và nói:
- Té ra chàng có tình ý với người khác mới đặt bày ra chuyện 30 lượng bạc phải trả mẹ. Nay thấy thiếp lo đủ rồi lại kiếm cách chiếm đoạt rồi lập tâm gán tội cho người khác. Nếu chàng muốn vậy thì cứ hoàn lại bạc để tôi trả lại bác đã.
Khả Lập bực mình la lối om sòm một mực đổ diệt cho vợ lập kế gạt mình. Đôi bên cứ lời qua tiếng lại mỗi lúc càng gay gắt. Khả Lập giận quá xách nón bỏ ra đồng. Nguyệt Nga nghĩ ức lòng liền vô phòng lấy dây treo cổ lên xà nhà mà tự tử. Nay dây để lâu ngày đã mục nên đứt và ném Nguyệt Nga xuống giường tre nghe “bịch” một tiếng lớn. Vừa lúc ấy có người lối xóm nghe tin Nguyệt Nga về liền đến thăm, gặp Nguyệt Nga nằm lịm trên giường, cổ buộc dây. Người ấy hô hoán lên, xóm giền đổ đến cứu chữa. Hồi lâu Nguyệt Nga tỉnh lại bưng mặt khóc ròng rồi kể lể sự tình cho mọi người nghe.
Phút sau, chuyện vợ chồng Khả Lập bay ra khắp vùng. Lữ Tấn Thọ ở xóm trên hay tin lật đật kêu bố mẹ Nguyệt Nga cùng kéo nhau xuống nhà Khả Lập.
Vệ Tư Hiền và Phòng thị cũng vừa xuống tới. Mọi người xúm lại khuyên giải Nguyệt Nga hồi lâu.
Lữ Tấn Thọ chờ cho cháu gái qua cơn xúc cảm mới gạn hỏi đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, Lữ Tấn Thọ hỏi Nguyệt Nga:
- Cháu có tin là Khả Lập lấy không?
- Cháu không chắc đâu nhưng vì nhà cháu cứ đổ diệt cho cháu bẫy gạt nên ức lòng cháu có nặng lời cãi lại.
Lữ Tấn Thọ gật đầu nói:
- Bác cũng nghĩ rằng kẻ lấy trộm gói bạc không phải là Khả Lập. Bác cũng chẳng giận gì nó vì thực ra nó nghi là phải. Bác cũng chẳng dư dật gì cho lắm. Với 30 lạng bạc thu góp đưa cho cháu bữa qua thì từ hôm nay bác cũng phải vất vả mới đủ ăn.
Nói đoạn ông quay ra bàn luận với vợ chồng Tấn Lộc và Vệ Tư Hiền. Mọi người đồng ý phải đi báo với Bao Công. Trong khi đó Nguyệt Nga trở về ở với cha mẹ, rồi sẽ tính sau.
Lữ Tấn Thọ liền nhờ người làm đơn cho Nguyệt Nga đem lên bẩm với Bao Công. Đoạn Thọ ghé qua nhà Vương Văn nhờ khuyên giải Khả Lập.
Rồi mọi người ai về nhà nấy. Căn nhà Khả Lập lại chìm trong sự im lặng, cô liêu. Quá ngọ Khả Lập ở ngoài đồng về cùng với Tiêu Hắc. Khả Lập nghe lối xóm kể lại chuyện xảy ra sau khi Lập bỏ ra đồng. Chàng đứng lặng người một lúc rồi đẩy cửa vô nhà nằm vật ra giường suy nghĩ, nét mặt buồn hiu. Tiêu Hắc giả bộ hỏi han về chuyện mất bạc rồi không tiếc lời thóa mạ kẻ gian phi. Lát sau, Vương Văn ghé qua nhà Khả Lập ôn tồn dẫn giải cho Khả Lập nghe, Lập lấy làm hối hận vì đã nghĩ nhầm phụ lòng tốt của bác vợ. Anh chàng tỏ vẻ ăn năn nhưng sự thể đã lỡ rồi không biết tính sao.
Nói về Bao Công khi tiếp được đơn tố cáo của Nguyệt Nga liền cho đòi mọi người lên xét hỏi. Ông cho thám tử đi dò la cũng không ra manh mối gì. Hỏi hai bên nhà kế cận (dĩ nhiên hỏi cả Tiêu Hắc) thời họ đều nại được nhân chứng thấy rõ họ có mặt ở ngoài đồng sáng đó.
Bao Công tra mãi không ra thủ phạm nên cũng có ý lo buồn.
Họ hàng Nguyệt Nga thấy cớ sự như vầy có người khuyên Nga đi lấy chồng khác nhưng nàng một mực chẳng chịu.
Nhiều người thấy vậy tỏ ý chê bai Nguyệt Nga, Lữ Tấn Thọ thời buồn rầu vì vừa mất bạc mà chẳng giúp được ích chi cho cháu gái cả.
Câu chuyện vợ chồng chìm dần trong sự lãng quên của mọi người. Thám tử của Bao Công tìm kiếm suốt mấy tháng trường cũng không thấy ai ăn xài mua sắm gì ra vẻ được bạc cả nên họ đành chịu bó tay. Ai cũng trách trời không có mắt khiến kẻ gian phi nuốt trôi gói bạc để khổ cho đôi vợ chồng Khả Lập, Nguyệt Nga tuy còn sống mà như người góa bụa.
Cho tới một hôm giữa lúc trời nắng chang chang, bỗng một vần mây đen kéo đến rồi một tiếng sét long trời lở đất đánh xuống đầu thôn của Khả Lập ở.
Lát sau thiên hạ gọi nhau đi coi có người bị sét đánh cháy đen ở đầu xóm; gần gốc cây, trong lúc kẻ bạc phước đang đi trên lộ. Xem ra thì đó là Tiêu Hắc người ở khít vách với Khả Lập.
Xác Tiêu Hắc nằm sấp trên lộ, nám đen, quần áo cháy sạch. Chừng người ta lật ngửa Tiêu Hắc lên thấy có một bọc vải xanh liền mở ra thấy đựng toàn bạc.
Có người nói:
- Bữa trước vợ chồng Khả Lập cãi nhau vì gói bạc, có lẽ là bạc này chăng?
Một ông già gật đầu đáp:
- Rất có thể là gói bạc ấy. Tiêu Hắc ở kế bên nhà Khả Lập chắc y đã lẻn vô nhà cắp bạc của Nguyệt Nga rồi. Dẫu sao cứ đem trình quan là hơn cả.
Bao Công nhận được gói bạc liền cho cân lên thấy đúng 30 lượng. Ông sai lính đòi Lữ Tấn Thọ và Nguyệt Nga đến. Hai người đều nhìn nhận đúng là gói bạc bị mất trộm ngày trước. Bao Công giao trả cho Nguyệt Nga đem về.
Hai bác cháu về tới nhà Khả Lập thấy xóm lối đến mừng đầy nhà. Lát sau cha mẹ Nguyệt Nga cùng với Vệ Tư Hiền và mẹ Khả Lập là Phòng thị cũng kéo đến. Ai cũng khen Lữ Tấn Thọ trọng nghĩa khinh tài, Khả Lập chí hiếu và Nguyệt Nga tiết nghĩa.
Chuyện vãn hồi lâu, mọi người ra về. Nguyệt Nga cũng theo cha mẹ về thu dọn quần áo để mai sớm trở về với Khả Lập.
Hôm sau, Khả Lập khăn áo chỉnh tề đến nhà Lữ Tấn Lộc đón vợ. Hai vợ chồng kéo nhau đến nhà Vệ Tư Hiền nạp lại 30 lượng bạc cho Phòng thị rồi vui vẻ dắt tay nhau ra về.
Trưa đó, trong bữa cơm, Vệ Tư Hiền bảo Phòng thị:
- Lữ Tấn Thọ chẳng giàu có mà còn dám cho hết sản nghiệp để mưu hạnh phúc cho cháu gái và cháu rể. Nay ta giàu muôn lượng bạc lại chỉ có 2 con trai dù có xuất ba trăm lạng cho trai và dâu nàng làm vốn, cũng chẳng là nhiều.
Phòng thị yên lặng nhìn chồng bằng đôi mắt biết ơn và kính phục.
Cơm nước xong, Vệ Tư Hiền làm giấy chia sản nghiệp cho Khả Lập, con Phòng thị, ba trăm lạng bạc. Đoạn ông sai người đi kêu Khả Lập đến nhận giấy tờ. Khi được biết câu chuyện, Khả Lập lễ phép thưa rằng:
- Con chỉ ước mong mẹ con được trở về nhà đặng con phụng dưỡng, báo đền ơn dưỡng dục, còn bạc vàng con đâu có thiết.
Vệ Tư Hiền nhìn vợ đáp:
- Cái đó tùy ý mẹ ngươi, ta đâu có cấm?
Phòng thị nói với chồng:
- Thiếp cũng có ý ấy từ lâu hiền một nỗi mang ơn chàng quá nặng nên phải ở lại báo đáp cho trọn nghĩa, bao giờ chàng về cõi thọ, thiếp trở về phụng tự họ Châu cũng được. Vả lại hiện nay thiếp có thai với chàng đã 3 tháng rồi.
Vệ Tư Hiền vui vẻ bảo vợ:
- Không sao, nàng cứ về cho con nó giữ trọn được chữ hiếu. Còn đứa nhỏ trong bụng thì sau này sanh ra trai hay gái, nàng cũng nuôi cho khôn lớn rồi đem trả lại tôi. Nhưng tôi dặn trước là đứa con ấy phải coi vợ trước của ta là mẹ nó. Ta không ép buộc nàng phải ở lại đây, đó chẳng phải là ta không thương nàng mà vì rằng ta không đành lòng để mẹ con nàng phải vì ta mà xa nhau. Còn đứa nhỏ nàng sẽ hạ sanh ta muốn nàng nuôi nó tới tuổi lớn khôn cũng vì chẳng muốn nó thành đứa con không mẹ. Về ba trăm lạng bạc mà Khả Lập không chịu lấy, ta tặng cho nàng gọi là một chút để đền ơn nghĩa vợ chồng đã trọn năm.
Phòng thị lạy tạ Vệ Tư Hiền rồi cùng Khả Lập rời nhà chồng ra về.
Qua năm sau, Phòng thị đẻ được đứa con trai được Vệ Tư Hiền đặt tên là Vệ Thứ. Với số bạc ba trăm lượng của chồng cho, Phòng thị làm ăn ngày càng khá giả, chẳng mấy lúc trở nên giàu có và có dịp đền đáp lại một cách xứng đáng hảo tâm của Lữ Tấn Thọ người bác hào hiệp của Nguyệt Nga. Nàng chăm lo dạy dỗ Vệ Thứ đến năm nó 10 tuổi thời y hẹn đem con trả cho họ Vệ.
Vệ Thứ tư chất thông minh, lại chăm chỉ, nết na nên học càng ngày càng tấn tới sau thi đỗ đến kinh khôi.
Về phần vợ chồng Khả Lập từ ngày có đủ bạc hoàn lại mẹ thời ăn ở với nhau rất hòa thuận. Sau Nguyệt Nga đặng 4 con trai, khôi ngô, tuấn tú, thi đậu hiển vinh cả.
Thiên hạ ai cũng nói rằng thiệt là “Hoàng thiên bất phụ hiếu tâm nhơn”.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #25  
Old 06-14-2005, 02:19 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 10

VỤ ÁN CON TRÂU


Lưu Toàn là người làng Tiểu Dương thuộc phủ Khai Phong bên Tàu, sống về nghề làm ruộng, gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Tánh tình hiền hậu, chịu khó làm ăn. toàn không có điều tiếng chi với xóm giềng nhưng anh chẳng ưa cho ai vay mượn mà cũng chẳng thích vay mượn ai. Lối xóm có ai lỡ thiếu bó củi, gánh rơm lại năn nỉ anh cho mượn xài đỡ mấy bữa sau sẽ trả, cũng đều bị Toàn cương quyết chối từ.
Vợ Toàn thường khuyên chồng:
- Thiếp tưởng chàng cũng nên nghĩ lại. Mình may được trời cho đủ miếng cơm ăn. Người ta lỡ thiếu hụt mượn rồi trả chớ đâu có lười biếng, lạm dụng lòng tốt của mình nay vay mai mượn thét rồi không trả đâu mà sợ. Thiếp xin chàng nên cưu mang người lỡ bước vả lại ai nắm tay đến sáng, lỡ khi mình cũng có lúc vậy thì hỏi ai giúp đỡ. Hơn nữa người xưa có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”
Nhưng Lưu Toàn một mực không chịu:
- Tôi chẳng hề nhờ vả ai, thôi chẳng thích ai nhờ vả tôi.
Năm ấy chưa hết thu mà trời đã trở rét ghê gớm. Gia đình khá giả như Lưu Toàn trữ được từng gian nhà củi thời đỡ cực còn những người nghèo chạy được ôm củi thiệt là vất vả.
Một bữa có người cùng xóm tên là Bốc An thiếu củi đến hỏi mượn Lưu Toàn.
Toàn khước từ. Bốc An năn nỉ mãi chẳng được đành lủi thủi ra về.
Vợ Toàn lại nhân dịp này khuyên lơn chồng nhưng bị Toàn bực mình la như giặc và cấm ngặt từ nay không được đề cập đến vấn đề ấy nữa. Thế là từ đó, vợ Toàn nín khe.
Khi mùn gặt tháng 10 đã xong, cũng như các nhà nông khác, Lưu Toàn sai đứa cháu họ 8 tuổi hàng ngày lùa đàn trâu 4 con ra đồng cho ăn cỏ và nghỉ xả hơi chờ vụ cấy sau. Sáng tối hai buổi, Toàn đích thân trông cho đứa cháu họ dắt trâu đi, về. Toàn thường nhắc nhở bé chăn trâu đừng quá mải chơi để trâu đói nhất là phải đặc biệt chăm sóc con trâu đực đầu đàn to khỏe đã từng giúp anh rất đắc lực trong công việc đồng áng :một mình nó làm cho khỏe bằng hai ba con khác.
Một chiều, đàn trâu lịch kịch trở về chuồng. Như thường lệ, Lưu Toàn lại gần con trâu đực to lớn vỗ về rồi ghé vào tai con vật nói chuyện với nó một lúc. Bỗng Lưu Toàn giật mình, anh ta vừa thấy nước từ miệng trâu nhỏ giọt xuống đất. Toàn vội đưa tay sờ mõm con vật. Một chất nước dinh dính, và âm ấm chảy đầy tay anh. Toàn giơ tay lên coi thấy máu đỏ lòm.
Toàn thất kinh, la gọi vợ và đứa cháu ầm ĩ. Mọi người trong nhà chạy ùa xuống chuồng trâu, kẻ lo châm đuốc cho sáng, người lo đốt rơm sưởi ấm cho trâu. Dưới ánh đuốc sáng rực, Lưu Toàn vạch mõm trâu ra. Lưỡi nó bị kẻ nào xén mất một khúc đầu, máu đỏ tươi vẫn di dỉ chảy qua kẽ răng rỏ thành giọt xuống đất. Vợ Toàn thốt một tiếng “trời”, nước mắt chạy quanh, rồi nàng lấy tay xoa đầu con vật như để chia sẻ nỗi đau đớn với nó. Trâu ta giương đôi mắt lờ đờ mệt mỏi nhìn nữ chủ, đầu lắc lắc mấy cái như muốn nói vô phương cứu chữa…
Lưu Toàn hô người nhà kiếm lá dấu dịt vào vết thương cho con vật. Máu vẫn không cầm mà con vật dường như đã đuối sức, toàn thân run lên bần bật, rồi ngã quỵ xuống.
Biết là con vật chỉ còn chờ giờ chết, Lưu Toàn dặn vợ đứng trông chừng rồi chàng chạy đi báo với Bao Công.
Bao Công xem đơn xong hỏi Lưu Toàn:
- Có ai thù oán nhà ngươi không?
Lưu Toàn đáp:
- Thưa Thượng quan tôi không biết được. Xin đèn trời soi xét cho.
Bao Công suy nghĩ một lát rồi bảo Lưu Toàn:
- Bây giờ chưa tối hẳn, ngươi khá về xẻ thịt ngay con trâu đó ra rồi cho người đem bán lén khắp trong xóm cho ta.
Thấy Lưu Toàn có vẻ ngần ngại Bao Công giục:
- Nhà ngươi về làm như lời ta dặn, mau lên nhưng cấm tiết lộ cho ai hay rằng đó là do lệnh của ta. mà phải làm ra bộ lén lút nghe chưa? Ta cũng dặn trước hễ có động tĩnh gì thời cứ yên tâm.
Lưu Toàn đi khỏi, Bao Công chờ một lúc lâu mới gọi thơi lại cho đi rao khắp làng trên xóm dưới hễ ai biết người làm thịt trâu lậu đem bán thời cứ đến cáo quan sẽ được thưởng 300 quan.
Nói về Lưu Toàn về đến nhà, tuân theo lệnh Bao Công, nên giả bộ gọi 4 người nhà hàng xóm sang rồi thì thầm với họ:
- Con trâu này của tôi đáng giá 500 quan tiền hiện nó bị kẻ độc ác xén mất lưỡi thế nào nó cũng chết đêm nay. Nếu để qua sáng mai chỉ còn nước đem chôn thôi. vậy tôi xin các bác giúp tôi xẻ thịt nó ra đem bán cho lối xóm thâu được đồng nào hay đồng ấy.
Tim gan trâu giữ lại làm bữa nhậu tối nay và tôi sẽ biếu mỗi bác vài ký thịt gọi là để trả công.
Bốn người tán thành ngay và hiệp cùng Lưu Toàn kéo trâu ra vườn sau hạ thịt. Lát sau vợ chồng Lưu Toàn chia nhau đem thịt trâu còn nóng hổi đi bán khắp làng với giá rẻ nên lát sau họ đã thâu được gần 200 quan tiền, đi vài nhà nữa là xong. Vừa lúc ấy tiếng mõ từ đầu xóm nởi lên và tiếp theo là Cu Tèo, mõ làng Tiểu Dương lớn tiếng rao:
- Cốc! Cốc! Cốc! Xóm trên, nhà dưới, nhà trước, nhà sau, trên có các cụ dưới có cô bác hãy lắng tai nghe rõ lệnh quan truyền. Cốc! Cốc! Cốc! Quan truyền bất kỳ ai trong làng ta hễ biết kẻ làm thịt trâu lậu đem bán mau mau trình quan mà lãnh thưởng ba trăm quan tiền tốt. Cốc! Cốc! Cốc!
Vợ Lưu Toàn nghe vậy mặt tái xanh quơ vội rổ thịt, co giò chạy một mạch về nhà. Lưu Toàn thấy động cũng lủi mau về lòng phân vân không biết Bao Công lập kế gì đây. Tuy có được Bao Công dặn trước nhưng Lưu Toàn cũng vẫn thấy tim đập như trống làng. Anh ta len lén lần qua các ngõ hẻm ít người qua lại. Toàn đang dồn bước đi mau bỗng nghe tiếng chân người chạy huỳnh huỵch tới xáp sau lưng anh.
Rồi có tiếng đàn ông quát ngay sau gáy anh ta:
- Bắt được thằng bán thịt trâu lậu rồi, cô bác ơi.
Liền khi đó, Toàn thấy người ấy giằng lấy rổ thịt của anh và một bàn tay túm cứng nhắc lấy áo anh. Toàn thất kinh buông rổ thịt đánh mạnh vào tay kẻ lạ mặt rồi vùng bỏ chạy miết về nhà. Lúc đó trời đã tối rồi.
Lại nói về người lạ mặt bắt hụt Lưu Toàn liền cúi xuống lượm rổ thịt trâu đoạn chạy đi kiếm người làm đơn cáo với Bao Công để lãng thưởng ba trăm quan.
Tới cổng Nha, lính hầu bảo người đó đứng chờ rồi đem rổ thịt và lá đơn trình lên Bao Công.
Xem xong đơn Bao Công truyền cho lính hầu rằng:
- Ngươi ra dẫn Bốc An là người đã có đơn tố cáo đây, vô ngay cho ta hỏi.
Bốc An người đã mượn củi lúc trước của Lưu Toàn mà chẳng được, khúm núm lạy chào Bao Công.
Bao Công nhìn Bốc An từ đầu đến chân rồi cất tiếng hỏi:
- Phải ngươi là Bốc An đã tố cáo tên Lưu Toàn làm thịt trâu lậu đem bán không?
Bốc An đáp:
- Dạ phải. Chính tôi là người đầu tiên chạy ra toan bắt y đem nạp quan luôn thể chẳng ngờ y lanh chân thoát. Tôi có bắt được rổ thịt đây. Xin quan cho tôi lãnh thưởng.
Bao Công gật đầu nói:
- Được được. Nhưng ngươi có biết vì cớ gì mà Lưu Toàn phải giết trâu đem bán gấp không? Bộ trâu nó bệnh sao hay nó cần tiền cho mà làm liều hạ thịt trâu không xin phép trước?
Bốc An gãi đầu bẩm:
- Thưa Thượng quan, trâu của Lưu Toàn đi ngoài đồng ăn cỏ về hồi chiều thì bị ai xén mất lưỡi máu chảy ròng ròng khó sống qua đem nay nên y xẻ thịt bán gấp để gỡ lại một phần tiền.
Bao Công giả bộ ngạc nhiên hỏi lại:
- Ngươi nói trâu của Lưu Toàn bị kẻ nào xén mất lưỡi chiều nay phải không?
- Dạ phải.
- Ta tưởng như vậy nó có đủ thì giờ xin phép rồi về xẻ thịt trâu cũng chưa muộn mà.
- Dạ phải, nhưng Lưu Toàn là đứa cậy có của coi thường phép nước. Xin Thượng quan trừng trị nó để làm gương cho kẻ khác.
Bao Công vuốt râu cười khà khà đáp:
- Ngươi nói có lý lắm. Chẳng hay ngươi có ở kế cận nhà Lưu Toàn không?
- Dạ không. Y ở đầu xóm, tôi ở cuối xóm.
Bao Công nhìn thẳng vào mặt Bốc An và hỏi:
- Thế làm sao ngươi biết rõ chuyện nhà Lưu Toàn mau lẹ quá vậy?
Bốc An lúng túng:
- Dạ… dạ… vì hồi chiếu tôi có thấy trâu hắn.
Bao Công hỏi dồn:
- Gặp ở đâu? Hồi nào?
Bốc An luống cuống đáp:
- Dạ… dạ… gặp… gặp ở đồng hồi chiều.
- Biết là hồi chiều rồi nhưng trước hay sau khi trâu Lưu Toàn bị xén lưỡi. Nói mau.
- Dạ… dạ… bẩm trước khi ạ.
Bao Công quắc mắt điểm mặt Bốc An quát lớn:
- Chính ngươi đã xén lưỡi trâu của Lưu Toàn. Mau cung khia đừng để ta phải dùng cực hình tra tấn.
Bốc An bị la bất ngờ, luống cuống đến líu cả lưỡi:
- Dạ phải… xin. Xin Thượng quan thương cho làm phước.
Bao Công vỗ án hỏi:
- Vì lý do vì người xén lưỡi trâu Lưu Toàn?
- Dạ, vì lúc trước tôi có thiếu củi hỏi mượn Lưu Toàn mà chẳng được nên mấy tháng sau. Thừa dịp đứa cháu Lưu Toàn mải đánh khăng với trẻ mục đồng khác ở xa chỗ trâu ăn, tôi lẻn đến, sẵn dao chặt củi trong tay liền vạch miệng xén đứt lưỡi trâu đầu đàn của Lưu Toàn cho bõ ghét:
Bao Công truyền thơ lại ghi lời khai của Bốc An đoạn ông điểm mặt Bốc An mà mắng rằng:
- Lưu Toàn không cho nhà ngươi mượn củi cái đó là một chuyện. Nhưng không thể vì thế mà ngươi xén lưỡi trâu của nó đặng trả thù cho bõ ghét. Làm như thế là sai phép. Còn việc y hạ thịt trâu đem bán lén là do lệnh của ta. Nếu không dùng kế ấy làm sao mà tra được nhà ngươi là thủ phạm?
Nói đoạn Bao Công sai lính vật Bốc An ra đánh cho 50 gậy rồi phạt giam Bốc An một tháng tù ở.



LỜI BÀN
Ngày nay, tên Bốc An tất bị khép vào tội hủy hoại tài sản của người khác, chiếu điều 479 đoạn 1 Hình Luật Canh Cải.
Lưu Toàn tân thời có thể kiện Bốc An trước Tòa Hình (Tòa Hòa Giải hoặc Tòa Hòa Giải Rộng quyền xử thay thế Tòa Hòa giải) hay có thể kiện đòi bồi thường trước Tòa Hộ.
Về hình phạt Tòa sẽ phạt vạ vi cảnh từ 44 đồng đến 60 đồng và nếu tái phạm có thể bị phạt giam tới 5 ngày.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #26  
Old 06-14-2005, 02:21 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 11

XÁC NGƯỜI DƯỚI GIẾNG


Xưa kia, ở bên Tàu, cách thành Đông Kinh lối 30 dặm có một bến đò, thuyền bè qua lại suốt ngày đêm sự buôn bán rất là sầm uất.
Ông già họ Đổng cũng đến đó lập nhà ngủ cho lữ khách đến trọ. Nhờ đông khách vãng lai nên cơ nghiệp ngày càng phát đạt và Đổng ông trở nên giàu có nhất làng.
Tuy vậy ông vẫn bắt buộc người con trai duy nhất là Đổng Nhơn phải cất hàng đi buôn bán nơi xa. Bạn bè thấy vậy có ý chê bai và hỏi móc:
- Bố giàu có bạc muôn, còn bắt con vất vả kiếm thêm. Bộ hai cha con định vơ hết của thiên hạ sao?
Đổng ông nghiêm giọng đáp:
- Ta còn khỏe mạnh, một mình trông coi nhà trọ còn dư sức không cần thằng Nhơn vả lại cho nó lăn lộn với đời sau này nó mới biết giá trị của sự làm việc khỏi ỷ y cha mẹ có của mà sanh ra lười biếng.
Thời gian sau, Đổng ông muốn cho Đổng Nhơn yên bề gia thất nên có ý chọn nơi hỏi vợ cho con. Dĩ nhiên kẻ mối người mai cũng lắm song Đổng trưởng gia chẳng ưa đám nào. Ông thường nói:
- Tiền bạc tôi dư xài, đâu có ham lấy vợ giàu cho thằng Nhơn. Yù tôi chỉ muốn được đứa con dâu nhà làm ăn buôn bán đặng chỉ dẫn dần dần việc trông coi nhà ngủ này để mai hậu nó gìn giữ cơ nghiệp họ Đổng.
Sau đó người làm mai Dương thị là con người bán trà ở xóm Đông cho Đổng Nhơn. Dương thị năm nay tuổi vừa đôi chín. Nàng buôn bán rất giỏi, không bị thua lỗ mấy khi, lại thêm có sắc đẹp mặn mà, ăn nói có duyên, nhưng phải cái lẳng lơ…
Đổng ông đến tận cửa hiệu trà của cha Dương thị để thử thách và quan sát. Ông rất hài lòng về tài buôn bán của Dương thị nên đánh tiếng hỏi nàng cho con trai. Về phần Đổng Nhơn thì phải đi xa luôn có khi đôi ba tháng mới về nhà nên cũng không rõ tính tình Dương thị nay đi xem mặt thấy đẹp liền chịu ngay.
Thế là đám cưới đôi trẻ được cử hành trọng thể ít tháng sau. Về làm dâu họ Đổng, Dương thị biết tỏ ra cung kính bố mẹ chồng rất mực, khiến Đổng ông rất hài lòng. Sau tuần trăng mật, Đổng Nhơn lại lên đường đi buôn bán nơi xa.
Dương thị ở nhà thức khuya dậy sớm đốc thúc gia nhân chăm lo mọi việc khiến nhà trọ thiệt là sạch sẽ, khang trang. Lại thêm nàng xinh đẹp, nói năng dịu dàng, đôi môi hồng tươi thắm luôn luôn nở nụ cừơi duyên, đôi mắt phượng đa tình như thu hồn đám mày râu làm cho khách hàng hầu hết là chủ đò và tay buôn xuôi ngược trên sông này kéo đến xin ngủ trọ rần rần.
Tuy vậy cũng chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra một phần vì Dương thị mới về nhà chồng được ít tháng còn bỡ ngỡ, phần khác vì Đổng ông tuy già mà còn tráng kiện cứ sục sạo đi ra đi vô luôn chẳng chịu ngồi yên một chỗ.
Thấy Dương thị được việc lại không có điều tiếng chi Đổng ông thường bảo vợ rằng:
- Nhà ta có phước mới được đứa dâu như thế. may cho mình không nghe lời gièm pha của thiên hạ. Nều không thì hối hận biết bao.
Sự tin cậy của bố chồng đối với nàng dâu ngày càng gia tăng đến độ một hôm Đổng ông vui vẻ biểu Dương thị:
- Ta thấy con đảm đang ngaon nết lại bặt thiệp nghĩ mà mừng cho thằng Nhơn, nên định trao hết tiền bạc và sự trông coi nhà ngủ này cho con, trước là để ta sớm được di dưỡng tuổi già sau là để con tập cho quen công việc lúc ta còn khỏe mạnh có thể chỉ bảo cho.
Nói rồi ông đưa hết chìa khóa các tủ để sổ sách, và két đựng bạc vàng châu báu cho Dương thị. Ông lại dời phòng riêng về phía cuối ở cách biệt hẳn một góc và cho Dương thị thay thế ông dậy mở cửa đêm hôm cho khách tới lui.
Ông già còn cẩn thận dặn con dâu quý:
- Con đừng e sợ chi hết. Vùng này nghiêm lắm chẳng có trộm cướp bao giờ vì vậy ta chẳng nuôi chó vả lại cũng ngại nó rượt cắn khách thì phiền. Tuy vậy để đề phòng gia nhân biến tính dòm ngó đồ đạc của khách trọ ta đuổi chúng sang ngủ ở phía đầu vườn đằng kia mỗi khi dọn dẹp xong và chỉ được lên nhà buổi sáng khi ta gọi mà thôi.
Được vô cùng cảm động lại càng ra công làm việc gây dựng cho giang san nhà chồng ngày thêm bề thế.
Nhưng sự vắng nhà thường xuyên của Đổng Nhơn và sự tín nhiệm quá mức của Đổng ông đối với con dâu đã tạo nên hoàn cảnh thuận tiện cho sự sa ngã của Dương thị.
Trong đám trai tứ chiếng tới lui nhà ngủ có tên chủ đò Tôn Khoan bảnh trai, mạnh khỏe lại khéo mồm mép thường hay chuyện vãn, đùa rỡn với Dương thị.
Hai người rất hạp ý nhau. Rồi thì việc phải đến thì đến: Tôn Khoan và Dương thị vụng trộm ân ái với nhau. Là đứa xảo quyệt, Tôn Khoan chờ khuya mới lỏn vô phòng riêng Dương thị tới sáng sớm lại dông xuống đò. Y lại thận trọng dùng lối tắt đi qua vườn sau nhà trọ. Khoảng vườn này tiếp giáp với con đường mòn chạy sát hàng rào, dẫn ra tới bờ sông. Tuy nhà trọ không nuôi chó nhưng khách trọ không ai ưa dùng lối tắt này vì ngại phải đi ngang cầu tiêu ở cuối vườn. Ban đem lại càng không có ai lai vãng sợ e vấp ngã hay sẩy chân té xuống giếng sâu ở giữa vườn.
Lúc đầu Dương thị còn tỏ ý lo ngại vì người ta bắt gặp nhưng Tôn Khoan đã khôn ngoan chặn ngay:
- Em khỏi lo. Anh đã xem kỹ địa thế rồi. Dùng lối qua vườn không ai trông thấy vì nhà trọ này hình cánh cung. Phía giữa làm nhà ngủ cho khách, vợ chồng Đổng gia ở tuốt phía Đông. Căn nhà dành cho gia nhân thì đâu lưng lại khỏan vườn còn phòng em thì ở tận phía này là phía Tây lại không có cửa thông qua vườn anh ra vô đều qua cửa sau nhà trọ mở ra vườn. Giả tỉ có ai trông thấy đi nữa, họ cho là vì đò đến bến muộn sáng lại đi sớm nên anh thấy lối sau tiện thì đi cái đó là sự thường mà.
Dương thị vẫn chưa hết thắc mắc liền kéo Tôn Khoan lại gần cửa sổ thấp có chắn song ở ngay đầu giường nằm của vợ chồng Dương thị và nũng nịu nói:
- Thế anh quên là ở phía này chỗ cuối vừơn nhằm bên hông nhà mụ Tư già có cái cửa sổ nhỏ trông ra vườn nhà ta đó sao?
Tôn Khoan vỗ về Dương thị mà rằng:
- Em lo xa quá rồi. Mụ ấy già rồi còn đâu hơi sức mà đi dòm ngó chuyện người khác. Vả lại đên tối làm sao nhận ra mặt anh mà em ngại. Để cho khỏi bị nghi ngờ, anh sẽ nói là không ghé bến ban đêm nên không có lên nhà trọ. Phần em cũng cứ nói vậy.
Thế rồi từ đó, cứ mỗi kỳ đò, hai đứa lại lén lút gặp nhau thấm thoát đã được nửa năm mà trong nhà Đổng ông chẳng ai hay biết gì. Phải, người trong nhà chưa tỏ nhưng ngoài ngõ có một người hay biết. Người đó chẳng phải ai xa lạ, chính là bà Tư già vậy. Số là đôi gian phu dâm phụ cứ yên trí không ai có thể biết được hành vi ám muội của chúng nên chẳng giữ ý chi nữa và mỗi lần mở cửa ra vườn cho Tôn Khoan lỏn đi, Dương thị lại đốt đèn soi cho khỏi té khi bước xuống thềm.
Một đêm nọ trời nóng nực oi ả nhưng đêm canh tư thì trở lạnh như muốn mưa. Vì già không chịu nổi sự thay đồi đột ngột của thời tiết, bà Tư liền ngồi dậy ra đóng cửa sổ lại, thời bắt gặp Dương thị soi đèn cho Tôn Khoan ra đi. Trông điệu bộ hai đứa, bà Tư lẩm bẩm “Đờn bà chi mà kỳ vậy”. rồi từ bữa đó bà Tư bắt đầu để ý đến hai người. Cứ đêm nào tiếng chó trong xóm sủa từ xa lại gần thì một lát sau bà Tư nghe tiếng chân người từ phía rào sau nhà trọ đi về phía cửa sổ đầu giường Dương thị rồi trở lại phía có cửa nhà trọ thông ra vườn. Và sớm hôm sau lúc gà vừa gáy lần đầu bà dòm ra thì lại thấy Dương thị đốt đèn đưa Tôn Khoan ra vườn đi mất dạng.
Bà Tư nghi hai đứa thông dâm với nhau nên một bữa gặp Tôn Khoan ở chợ, bà hỏi liền:
- Mạnh giỏi chớ Khoan? Chà lâu không thấy mày đến nhà trọ của Đổng ông. Bữa nọ tao tính nhờ mày mua ít thứ ở miệt xuôi, tao ghé hỏi Đổng ông thì được biết đã mấy tháng nay mày không đến trọ nữa. Thế mày trọ ở đâu Khoan?
Tôn Khoan cười đáp:
- Dạo này cháu không hay ghé bến này nên không đến nhà trọ nữa bác ạ!
Bà Tư buông một tiếng “Thế à” mắt nhìn cây đoản đao chắc làm bén lắm mà Khoan luôn luôn giắt bên hông như các đồng nghiệp khác. Bất giác bà rùng mình nghĩ đến sự hung ác tàn bạo của các tay anh chị ngược xuôi trên dòng sông kiếm ăn, sẵn sàng hạ thủ những ai dòm ngó cản trở công việc của họ.
Bà liền quay lưng đi.
Tôn Khoan nhìn theo mỉm cười lẩm bẩm:
- Xem ra mụ già có vẻ tin lời ta nói. Càng tốt. Khỏi lo.
Nhưng Tôn Khoan đã lầm vì có lẽ hắn chưa biết rằng người già cả có bao giờ chịu tha các chuyện làm đồi phong bại tục. Cho nên đi được một quãng xa nhân gặp một chủ đò lớn tuổi mà bà quen biết, bà Tư giả bộ hỏi thăm về Tôn Khoan. Người này tình thật khai ra:
- Thằng Khoan vẫn ghé bến nhưng không lên vào buổi chiều. Tối đến y vẫn lên bờ ngủ. bà cần chi cứ cho người ra bến đò mà kiếm hay lại nhà trọ mà hỏi.
Bà Tư vội đáp:
- Không cần chi, tôi hỏi thăm vậy thôi. lâu không gặp nó tôi tưởng nó bỏ đi làm ăn nơi khác rồi.
- Không có đâu, thằng ấy có mua nhà cửa đàng hoàng ở thôn Nam cách đây 10 dặm, không khi nào nó lại dời đi đâu nữa.
- Thằng đó có tính chuyện vợ con chi không mà sao nó cứ lông bông hoài vậy?
- Ui chà, hơi đâu mà lo cho nó. Thôi chào bà Tư nhé, tôi đi kẻo lỡ việc.
Bà Tư đáp lại lời chào rồi lầm lũi đi thẳng, lòng tin chắc là Dương thị và Tôn Khoan có tư thông với nhau. Bà muốn đến nhà trọ nói cho Đổng ông nghe nhưng lại thôi vì ngại Tôn Khoan thù oán: bà có đứa con trai út ở xa lâu lâu lại đáp đò về thăm bà một lần. Bà sợ Tôn Khoan để tâm làm hại con bà.
Lại nói về Tôn Khoan ngay đêm bữa gặp bà Tư già, hắn có kể lại câu chuyện cho Dương thị nghe. Vợ Đổng Nhơn cười khúc khích nói:
- Anh mưu mẹo lắm.
- Chớ sao. Thôi từ nay khỏi lo sợ chi nữa nhé. Chuyện tụi mình kín như bưng khỏi lo đổ bể.
Nói vậy thôi chớ cách 10 hôm sau, một đêm, Tôn Khoan và Dương thị, hai đứa cũng vẫn bị một phen hoảng sợ.
Lần đó, Tôn Khoan quen lệ lần trong bóng tối vô vườn nhà trọ. Hắn lò dò đến cửa sổ thấp ở đầu giường Dương thị rồi theo thường lệ luồn bàn tay lạnh ngắt qua chấn song cửa, toan kéo gối đánh thức Dương thị dậy ra mở cửa cho hắn vô. Ai dè hắn sờ đúng mặt Đổng Nhơn khiến anh này đang mơ màng giấc điệp choàng dậy la làng :Di lói kêu có rắn hổ mang chung vô giường mình! Tôn Khoan rụng rời rút vội tay ra rồi nhanh chân lẩn vào bóng đêm chuồn về đò nằm nín khe. Dương thị nghe chồng la tỉnh dậy hiểu ra ngay cơ sự, thị liền bịt mồm chồng kéo nằm xuống và nói mau:
- Anh chớ la hét vùng vẫy rắn nó chết. Anh ráng nằm im một lát cho nó bò đi đã nào.
Đổng Nhơn nghe vậy lại càng sợ, lắp bắp hỏi vợ:
- Mình… mình xem hộ nó đã cắn lủng cổ anh chưa?
Dương thị bật cười vuốt má chồng đáp:
- Nếu có cắn lủng cổ anh thì anh đâu còn sống mà hỏi.
Miệng nói, vợ Đổng Nhơn vẫn lắng tai nghe tiếng chó sủa mỗi lúc một xa dần. Biết là Tôn Khoan đã chạy thoát, thị bèn ngồi dậy đốt đèn cầy làm bộ rũ giường chiếu và lấy gậy khua quanh gầm giường. Nhìn Đổng Nhơn mặt mày xanh lét ngồi co hai chân trên ghế, Dương thị thấy chồng đáng ghét lạ. Thị lầu bầu nói:
- Khi không nhảy choàng về nhà sớm năm bữa rồi lại còn sanh giặc.
Đổng Nhơn nghe không rõ, cất tiếng hỏi:
- Mình nói sao?
Dương thị bực mình gắt:
- Nói cha nội đi ngủ đi. Nó chạy thoát ra đến sông rồi còn ngồi đấy mà run.
Tội nghiệp cho Đổng Nhơn tưởng thiệt mừng quá nhảy vội xuống ghế rồi phóng đại lên giường. Cái ghế mất thăng bằng ngã lăn kềnh vào chiếc mâm đồng dựng ở chân giường nghe loảng xoảng điếc cả con ráy. Vợ Đổng Nhơn nói như rít lên qua kẽ răng:
- Người với ngợm, thấy mà lên ruột cả chùm vậy…
Dương thị chưa nói hết câu đã nghe tiếng Đổng ông từ ngoài phòng hỏi vọng vào:
- Chi vậy thằng Nhơn?
Dương thị vội trả lời qua loa cho xong chuyện. Ông già họ Đổng nghe rồi, chặc lưỡi nói:
- Thế mà làm như có giặc vậy.
Nói đoạn ông kéo giày lệt xệt đi về phòng.
Sau khi bị trận hú vía này, Tôn Khoan cho là Đổng Nhơn có nghi ngờ chi đó nên đến chuyến đò sau hắn lên nhà trọ hồi chiều để thăm dò trước. Khi được biết Đổng Nhơn đi khỏi và qua tháng chạp mới trở về, hắn trở lại thuyền chờ đến khuya mới lại lần vô phòng Dương thị.
Vào đến nhà, Tôn Khoan rút cây đoản đao đặt lên bàn rồi vừa tháo đai lưng, y vừa xuýt xoa nói:
- Chà năm nay lạnh sớm quá ta. Mới đầu tháng 10 mà đã rét cắt ruột, chịu không thấu. Thật là vì nàng mà ta phải vất vả đêm hôm thế này.
Dương thị thấy Tôn Khoan nói hơi to ngại có người nghe thấy, thị liền xua tay làm hiệu rồi chúm miệng thổi tắt ngọn bạch lạp.
Đem đó Tôn Khoan nhắc lại vụ hắn rờ đúng mặt Đổng Nhơn đêm trước rồi bảo Dương thị:
- Chúng ta đã thương yêu nhau mặn nồng như vậy nhưng hiềm một nỗi em là gái có chồng ta tới lui tất có ngày đổ bể, có chuyện chẳng lành cho đôi ta. Chi bằng em lấy cắp tiền bạc quần áo rồi trốn theo ta qua xứ khác ăn ở với nhau lâu dài. Chẳng hay em có khứng chịu không?
Rồi không ngờ câu trả lời của Dương thị, tên chủ đò khốn kiếp ấy đã nói luôn:
- Nếu như em chẳng chịu thời từ nay ta cũng không dám lai vãng nữa vì ta xét đôi ta khó có thể may mắn mãi được. Thế nào rồi cũng bị Đổng Nhơn thộp óc. Hơn nữa nếu quả như lời em nói Đổng ông nay tuổi đã cao dạo này lại bệnh hoài nên chuyến này Đổng Nhơn về sẽ không đi buôn bán xa nữa. Vậy là đôi ta vĩnh biệt từ nay, nếu em chẳng thuận theo ta.
Nói đoạn y làm bộ thở dài ra chiều luyến tiếc, cực chẳng đã nên phải dứt tình.
Dương thị hốt hoảng níu lấy Tôn Khoan năn nỉ:
- Em xin chịu theo anh. Xin anh đừng bỏ em.
Thế là hai đứa chỉ trời vạch đất thề thốt hẹn đến nửa đêm 21 tháng 11 sẽ dắt nhau đi.
Thấm thoát đã gần đến kỳ hẹn. Dương thị lợi dụng lòng tin cậy của Đổng ông, mở tủ lấy cắp bạc vàng châu báu hơn 400 món, đem về giấu trong phòng. Đến sớm ngày 21 tháng 11 Dương thị đã thu xếp xong mọi sự để đêm nay lén bỏ nhà chồng đi theo trai.
Thị dậy thiệt sớm và nôn nao mong cho :Dng hết ngày. Bữa nay không nhằm phiên thuyền bè tới nên từ sáng đến tối mịt, nhà trọ vắng hoe. Dương thị lại càng được ung dung chuẩn bị lên đường. Thị khấp khởi mừng thầm, miệng thở phào sung sướng. Thị vừa đốt đèn vừa cất tiếng hát vui vẻ. Suốt mấy bữa nay thị chỉ e ngại chồng về bất tử mà hỏng cả mưu sự. Nay chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là tới giờ hẹn chồng nàng không thể về kịp được vì mấy bữa nay trời trở lạnh dữ dội, tuyết rơi phủ trắng xóa cả bờ sông. Trừ phi có điều gì thiệt cần nếu không thời chẳng có ma nào qua lại trên sông cả. Dương thị tin chắc là Tôn Khoan sẽ đúng hẹn dù bão tuyết đến đâu chăng nữa vì đây là cơ hội cuối cùng cho cả hai.
Đốt đèn xong, Dương thị khóa chặt cửa phòng sắp xếp lại áo quần rồi mở gói bạc vàng châu báu kiểm lại lần :Dt.
Thị vừa chuẩn bị xong xuôi xảy có tiếng đập cửa phía trước. Thị giật mình không hiểu là Đổng Nhơn hay Tôn Khoan gọi cửa. Nếu là Đổng Nhơn thì mưu cơ của thị tan ra mây khói. Còn nếu là Tôn Khoan thì cũng nguy hại cho thị lắm vì như thế sau nàymọi người sẽ đoán được là thị bỏ nhà theo Tôn Khoan. Sự truy tầm vì thế sẽ dễ dàng hơn.
Dương thị còn đang vội vã cất giấu hành lý thì tiếng đập cửa lại nổi lên ầm ầm.
Tiếng Đổng ông từ cuối nhà vọng ra:
- Cái Nhơn đâu sao không ra coi ai gọi cửa kìa?
Dương thị chạy ra khỏi phòng lớn tiếng la:
- Ai hỏi chi vậy?
Có tiếng đứa bé trả lời qua khe cửa:
- Thầy trò tôi là nhà Chùa qua đây thì trời tối nên ghé xin ngủ đỡ một đêm mai sớm lại đi.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #27  
Old 06-14-2005, 02:21 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Đổng ông cũng vừa ra tới nghe thấy vậy liền hối Dương thị mở cửa gấp.
Cánh cửa vừa hé mở, một vị Hòa thượng mảnh mai đã lách vô theo sau là một chú tiểu vai đeo khăn gói.
Đổng ông mời hai vị Hòa thượng vô phòng, kêu đốt thêm lò sưởi để cho hai thầy trò, đoạn sai người làm cơm chay khoản đãi rất hậu hĩ.
Vì làm vội nên có vài món ăn chưa được chín tới nhưng vị Hòa thượng ăn ngon miệng lắm, có lẽ phần vì ngài đói bụng phần vì trời lạnh lại được dùng cơm canh nóng hổi.
Trong lúc ngồi hầu cơm vị Hòa thượng, Đổng ông hỏi thăm mới hay là Hòa thượng vốn trụ trì tại chùa Đại bi, núi Tượng Ngọc, đất Lạc Châu có việc qua xứ khác đến đây thì gặp trời tố.
Chờ cho Hòa thượng dùng bữa xong, Đổng ông kêu Dương thị dọn phòng đặc biệt để thầy trò Hòa thượng đi nghỉ rồi lại dặn thầy chùa rằng:
- Nếu đêm hôm cụ có cần điều chi xin cứ kêu chớ ngại.
Hòa thượng và Đổng ông ngồi đàm đạo hồi lâu rồi Đổng ông dắt tay Hòa thượng đưa đến tận cửa phòng. Dường như để chứng minh lòng mình trọng đãi nhà sư, Đổng lễ phép nói:
- Bạch cụ, phòng này cận ngay cửa đi ra vườn sau nhà là phòng thường dành cho khách quý. Còn khách thường thời ngủ chung trong căn phòng rộng ở giữa phòng, tôi ở bên trái Đông. Còn bên trái Tây là phòng khách và cuối góc có phòng của vợ chồng thằng Cả tôi. Bạch cụ có cần điều chi xin cứ kêu lớn tôi và dâu tôi ở hai đầu nhà đều nghe được hết.
Hòa thượng gật đầu nói vài lời cám ơn rồi theo chú tiểu vô phòng đóng cửa lại. Hòa thượng lên sập nằm còn chú tiểu nằm ở bộ ván nhỏ kê ở góc.
Đổng ông cũng chống gậy trúc thong thả về buồng ngủ trong khi Dương thị đem đèn soi lại cửa trước và ngõ sau. Công việc xong xuôi, Dương thị tắt đèn đi nghỉ. Lúc trống cầm canh điểm 2 tiếng báo hiệu đêm đã bước vào canh hai (lối 10 giờ khuya).
Hồi lâu sau, mọi người đều chìm trong giấc điệp, duy có Dương thị còn trằn trọc không sao chợp mắt được. Thỉnh thoảng thị lại ngước mắt nhìn ra cửa sổ để mở cho Tôn Khoan tiện gọi.
Bên ngoài, tuyết rơi mỗi lúc một nhiều. Cảnh vật như bị phủ dưới một tấm vải lớn trắng toát và lạnh lẽo như màu khăn tang. Thốt nhiên Dương thị rùng mình lòng tràn ngập một nỗi buồn man mác, khó tả pha lẫn ngại ngùng, e sợ. Thị thấy buồn cho số kiếp và lo cho ngày mai. Phải, ngày mai không biết nàng sẽ trôi dạt về đâu, trên con đò viễn xứ của Tôn Khoan?
Rồi thị nghĩ ngợi miên man. Hình ảnh Đổng Nhơn hiện ra trong tâm trí người đàn bà trắc nết ấy. Trong cái giờ phút sắp lìa khỏi nhà chồng, Dương thị mới cảm thấy tuy thị không yêu thương Đổng Nhơn nhưng cũng thấy thương hại người chồng thiệt thà chân thật.
Lại còn Đổng ông nữa. Nghĩ cũng ái ngại cho ông già đặt hết tin tưởng nơi con dâu quý mai sớm bị vỡ mộng chắc đau khổ vô cùng. Thực tình lúc này Dương thị thấy sự ra đi của mình là vô lý và nàng có cảm tưởng Tôn Khoan chỉ là tên chuyên đi lợi dụng đàn bà con gái,lợi dụng tình và tiền . Bất giác thị hổ thẹn vời lương tâm. Thị cũng tự hỏi không biết sau này về ở vời Tôn Khoan thị có được sung sướng hơn không?
Nhưng đã trót lỡ rồi thị nghĩ đành liều nhắm mắt đưa chân. Thị lẩm bẩm:
- Năm nay trời đổ tuyết sớm hơn mọi năm. Cũng sắp sang giờ Tý rồi còn chi mà tuyết lại càng đổ xuống dữ. Thật là không may. Hay để lát nữa mình thử xin chàng hoãn lại bữa khác sẽ ra đi. Không biết chàng sẽ nói sao?
Dương thị vừa nói đến đây bỗng một trận gió ào ào nổi lên rồi lại tắt ngay làm cho những bông tuyến như quay cuồng, như rối loạn trong không trung một lát rồi mới lặng lẽ, nhẹ nhàng bay xuống như trận mưa bông gòn bất tận. Dương thị sợ hãi kéo chăn phủ kín đầu. Thật đúng là cảnh não lòng trong cơn bão tuyết…
Xa xa trống cầm canh thong thả buông ba tiếng khô khan và cộc lốc vào cảnh tĩnh mịch của đêm trường. Giờ Tý đã điểm, giờ hẹn đã đến. Dương thị lật chăn ra, toan ngồi dậy. tay thị chạm phải thành giường gỗ lạnh ngắt như băng. Bất giác thị rùng mình rụt tay lại rồi nằm yên, ngại ngùng không muốn rời ổ chăn êm ấm.
Giữa lúc ấy một bóng đen hiện ra bên cửa sổ đầu giường Dương thị, ghé mắt dòm vô. Một tiếùng chuột rúc nổi lên… Dương thị như bị điện giật, quên cả rét lạnh thò tay gõ vào vách ba tiếng nhỏ. Bóng đen liền bước ra đứng giữa cửa sổ ghé miệng qua chấn song hỏi nhỏ:
- Em đã xong chưa? Mau lên kẻo muộn.
Thì ra bóng đen đó là Tôn Khoan và tiếng chuột rúc lúc trước cùng tiếng gõ vô vách vừa rồi là mật hiệu hỏi và trả lời giữa đôi gian phu dâm phụ rằng Đổng Nhơn vắng nhà. Mật hiệu này có từ bữa tên chủ đò rờ phải mặt Đổng Nhơn.
Lời nói của Tôn Khoan như có ma lực thúc đẩy Dương thị tung mền ngồi dậy. Thị quơ vội chiếc áo nỉ trong có dồn bông mặc vào người rồi nhẹ nhàng lén ra mở cổng sau đón Tôn Khoan.
Vô đến phòng tên chủ đò thấy người tình lần khân mãi chưa chịu thay quần áo, y sốt ruột nói:
- Em thu dọn lẹ lên, để ta đi cho kịp. Nếu chần chừ hết đêm lỡ có người gặp và quan quân đuổi theo bắt lại thì lôi thôi.
Dương thị khép chặt hai tà áo bông, ngại ngùng nhìn Tôn Khoan rũ chiếc mũ đầy tuyết trắng rồi uể oải đáp:
- Nào thì đi.
Nói đoạn Dương thị đi lại mở cửa tủ lấy bọc quần áo để ra giường. Thị lại mở khóa ô kéo và bưng ra một túi vải đỏ coi bộ khá nặng đặt xuống bên cạnh bọc quần áo. Những thoi bạc xô vào nhau phát ra những tiếng lanh canh lạnh lẽo.
Tôn Khoan lại gần sờ vào túi bạc, mắt hắn bỗng trở nên long lên một cách dữ tợn. Hắn giả bộ hỏi vợ Đổng Nhơn:
- Chi mà nặng vậy?
Dương thị đang thay quần áo ở bên kẹt tủ, khẽ đáp:
- Đó là túi bạc vàng.
Tôn Khoan giơ tay nhấc túi bạc lên rồi tấm tắc khen:
- Chà, chỗ này có tới mấy trăm lượng chứ chơi à?
Không nghe thấy Dương thị trả lời, tên chủ đò nhún vai, nói bâng quơ ra chiều tiếc rẻ:
- Mình cho là nhiều nhưng đối với lão già họ Đổng bất quá như muỗi đốt gỗ, ăn thua gì.
Dương thị vừa ra tới nghe vậy liền đáp:
- Bây nhiêu cũng dư đủ cho đôi ta tiêu đến hết đời…
Bỗng thị ngưng bặt vì vừa thoáng bắt gặp trong đôi mắt của Tôn Khoan một tia nhìn dữ tợn, hung ác.
Thấy Dương thị có vẻ sợ hãi, Tôn Khoan cười hề hề ôm lấy người tình, lả lơi nói:
- Trông em xinh quá, ai cầm lòng cho đặng. Thôi bây giờ ta lên đường nghe em. Anh sẽ đưa em đến tổ ấm.
Dương thị mở bọc quần áo ra xếp túi tiền bạc vô rồi cột cả lại cho Tôn Khoan đeo hộ rồi nói:
- Bây giờ anh nhẹ bước theo em vì trong buồng cận cửa hậu có thầy trò một Hòa thượng nghĩ đỡ đêm nay.
Tôn Khoan gật đầu. Ngọn bạch lạp trong phòng vụt tắt. Hai người lặng lẽ bước ra khỏi buồng lần theo vách tới cửa sau.
Dương thị nhẹ nhàng mở chốt hãm cửa rồi hai người cùng lách ra ngoài và khép cửa lại.
Màn đêm dày đặc, tuyết bay mịt mù… Tuyết phủ vòm cây, tuyết rụng ngập đất. Dương thị vẫn thấy cảnh vật như chìm trong một màn tang trắng lạnh lẽo, thê lương.
Dương thị phát rùng mình chùn bước lại khẽ bảo Tôn Khoan:
- Đêm nay lạnh lẽo, ướt át khó đi hay là để đến mai hãy lên đường. Trông chiều trời thế này chắc là mai hết tuyết.
Tên chủ đò dịu giọng vỗ về:
- Ta tưởng đã đến nước này, lùi lại cũng không được. Vả lại để lỡ dịp đêm nay, sợ e không có dịp khác nữa. Mai mốt Đổng Nhơn về lại thêm khó khăn ra.
Nói rồi y xốc lại bọc hành lý đeo bên vai trái và giơ tay phải quàng vai Dương thị dìu đi ra phía sau vườn.
Tới bên giếng nước, Tôn Khoan buông Dương thị ra và nhanh như cắt hắn rút cây đoản đao vẫn giắt bên hông vung lên nhằm cổ vợ Đổng Nhơn mà chém mạnh tới.
Dương thị ngã gục xuống đất chết liền, không kịp kêu một tiếng. Tôn Khoan lau sạch vết máu ở đoản đao vào áo Dương thị rồi xô thây nạn nhân xuống giếng.
Giếng này sâu nhưng gần cạn nước. Một tiếng “ùm” nhỏ từ đáy giếng vọng lên. Ngoài Tôn Khoan ra, chắc chắn không ai nghe thấy.
Thi hành xong thủ đoạn dã man, tên chủ đò khốn kiếp ẵm bọc tiền và quần áo dông thẳng tới bến đò, nhổ sào chuồn êm. Đêm nay bão tuyết lạnh lùng, trên bờ dưới nước vắng tanh nên chẳng một ai bắt gặp thuyền Tôn Khoan lúc cặp bến cũng như khi rút đi.
Về đến nhà tên chủ đò mở rương ném bọc đồ vô khóa lại rồi leo lên giường ngủ một mạch đến sáng bạch mới dậy đi dò la tình hình. Người trong nhà, chừng quen với sự đi về thất thường của Khoan nên không ai thèm để ý, hỏi han chi cả.
Lại nói về vị Hòa thượng đêm đó mệt mỏi vì đường xa, vừa đặt lưng xuống đã ngủ liền. Đến gần sáng, Hòa thượng bị chọt bụng (chắc là vì ăn phải thức nấu chưa chín) mới trở dậy ra đi tiêu. Vì tánh không thích phiền hà ai, nhà sư không kêu chú tiểu mà cũng chẳng gọi chủ nhà, cứ lùi lũi tiến ra vườn.
Thấy cửa hé mở, Hòa thượng cả mừng vội lách ra và theo lời dặn của Đổng ông, nhằm thẳng gốc cây to ở cuối vườn mà xăm xăm bước tới.
Nhưng đêm nay tuyết rụng trắng mặt đất nếu cứ chiều thẳng từ cửa tới gốc cây ắt chẳng xong vì còn… cái giếng! Nếu không có tuyết phủ và phải là ban ngày ta mới thấy rằng con đường mòn trong khoảng vườn ấy đã bọc vòng cái giếng.
Bởi vậy, Hòa thượng mới đi được lối 20 thước đã sa chân lăn tòm xuống giếng. Giếng sâu, Hòa thượng không sao leo lên được và trong cảnh tối như hũ nút ở đáy giếng, lại đụng phải xác của Dương thị, Hòa thượng khiếp hãi la làng :Di lói.
Nhà sư la đã hết hơi khan cổ nhưng chẳng ma nào nghe thấy.
Một lát sau, trời sáng, tuyết cũng nhừng rơi. Tiểu tăng choàng dậy thấy mất thầy chạy kiếm loanh quanh không ra, mới nhè phòng Đổng ông phóng tới mà hỏi thăm.
Đổng ông lật đật đi qua các phòng gọi nhỏ. Chẳng thấy ai trả lời, Đổng ông tiến lại đập cửa phòng con dâu. Thấy im lìm, ông xô cửa bước vào. Tủ trong phòng Dương thị mở toan, bên trong trống rỗng, dưới đất tuyết ở mũ áo Tôn Khoan rũ ra đã tan thành nước.
Đổng ông rụng rời, chợt nhớ đến hộp gỗ đựng bạc vàng để ở tủ bên phòng mình, ông liền hốt hoảng về coi xem sao. Vẫn cái tủ này có hai chìa khóa, Dương thị một, và bạc vàng đựng trong hộp gỗ ấy dùng vào việc giao dịch thường ngày. Bữa qua không có khách trọ, ông không xem tới, nhưng chắc phải còn đủ 400 món bạc vàng như ông đã kiểm cùng con dâu quý cách đây một ngày.
Đổng ông hồi hộp mở tủ… Ông tái mặt đứng vịn thành tủ một lát: hộp gỗ đựng bạc vàng rỗng tuếch. Đổng ông run rẩy đi ra mở cửa phía trước và lớn tiếng gọi gia nhân đầy tớ ở căn bên nhà trọ.
Nghe tiếng chủ la thất thanh, người làm chạy xô cả tới.
Đổng ông nói qua sự việc đã xảy ra cho họ biết rồi truyền lệnh:
- Tụi bây chia nhau đi lục soát khắp mọi nơi trong nhà và ngoài vườn cho ta. Không có lý gì mà Hòa thượng và mợ Nhơn nhà ta lại biến mất cùng một đêm được.
Đám người làm hùa nhau nói:
- Chắc mợ ấy theo Hòa thượng trốn đi rồi, ông ơi.
Đổng ông cũng có ý nghi như vậy nên càng sốt ruột la to:
- Tụi bây đi kiếm lẹ lên rồi còn bảo nhau lớp trình quan, lớp đuổi theo bắt họ mà lấy lại của cho ta chứ. Bộ tưởng rỡn sao.
Gia nhân phân tán chạy mỗi người một phía. Kiếm trong nhà chán chẳng thấy chi họ kéo nhau ra vườn sau. Tiểu tăng, cũng chạy theo tìm. Khi tới gần giếng thấy có vết máu loang trên mặt tuyết lại nghe có tiếng người từ đáy giếng đưa lên, bọn gia nhân gọi nhau ầm ỹ, rồi kéo đến bu quanh miệng giếng. Đổng ông nghe la lật đật chạy ra.
Hòa thượng đứng dưới giếng gọi rối rít:
- Các người làm phước đem ta lên mau. Có người chết ở dưới này nữa.
Đổng ông quát gia nhân đi kiếm thang và dây. Xóm giềng hay tin kéo đến đầy vườn.
Mọi người bàn tán xôn xao. Có kẻ ghé xuống miệng giếng gọi hỏi vị Hòa thượng:
- Người chết ấy là đờn ông hay đờn bà?
Hòa thượng đáp:
- Xác đàn bà.
Một gia nhân la lên:
- Chắc là xác mợ Đổng Nhơn rồi. Hòa thượng giết người, anh em ơi.
Thé rồi đám đông đứng trên miệng giếng la hét ầm ỹ, nguyền rủa Hòa thượng om sòm.
Bọn gian nhân vác thang và dây chạy tới, thòng xuống kéo Hòa thượng lên rồi đưa xác Dương thị lên theo. Vợ Đổng Nhơn đầu gần lìa khỏi cổ, chết cứng từ lâu. Đổng ông cho tìm kiếm chẳng thấy bạc vàng chi cả. Vị Hòa thượng vừa lên đến bờ, còn lảo đảo đứng chưa vững đã bị mọi người xúm lại đánh tơi bời rồi trói lại. chú tiểu thương thầy xây quanh đỡ đòn và van xin, cũng lãnh đủ mấy cái tát đổ hào quang, bật cả máu mồm máu mũi. Thương thay cho hai thầy trò khi không mắc nạn.
Hòa thượng một mực kêu oan nhưng chẳng ai chịu nghe ông cả.
Người hiếu kỳ kéo đến mỗi lúc một đông. Họ kháo nhau rằng:
- Hòa thượng tư thông với con dâu chủ trọ rồi rủ thị trốn đi. Ra đến vườn thấy Dương thị lắm của. Hòa thượng sanh lòng tham nên giết đi rồi ném xác xuống giếng chẳng dè mất thăng bằng nên té xuống theo.
Rồi mỗi người thêm một câu ra cái vẻ ta đây rành rẽ câu chuyện thét một hồi ai cũng nhìn nhà sư bằng con mắt căm hờn.
Hòa thượng thấy nói cũng chẳng ích chi nên lặng thinh miệng lâm râm niệm Phật, hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi.
Bà Tư già thấy ồn ào huyên náo cũng ra trước cửa sổ dòm sang vườn nhà trọ. Trông xác Dương thị bà lẩm bẩm:
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #28  
Old 06-14-2005, 02:22 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

- Chắc là Tôn Khoan giết.
Thấy Hòa thượng bị đánh, bà Tư già toan la lên. nhưng tới khi thấy mọi người sát khí đằng đằng bà lại thôi. vả lại bà vẫn ngại sự hung tợn của bọn gian hồ.
Người ta giúp Đổng ông làm đơn rồi áp đưa Hòa thượng lên cáo với Huyện quan.
Thiệt đúng với câu “tình ngay mà lý gian” và cũng thiệt đúng là cảnh “chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết”.
Huyện quan tiếp đơn liền hạch hỏi vị Hòa thượng. Sư ông cứ sự thật mà trình bày.
Huyện quan chẳng chịu, sai lính dùng cực hình tra tấn nhà tu hành, Hòa thượng vốn dĩ sức vóc đã mảnh mai, gầy yếu, nay lại bị kìm kẹp dã man đến nỗi thịt rơi máu chảy chết đi sống lại mấy hồi. Sau cùng vì đau quá chịu chẳng thấu, Hòa thượng đành nhận bậy có tư thông với Dương thị nên rủ thị đi theo rồi giết để đoạt bạc vàng.
Hỏi giết bằng gì, Hòa thượng đáp liều “giết bằng dao”.
Hỏi dao vất đâu, Hòa thượng mệt nhọc đáp “không biết rơi đâu nữa”.
Huyện quan lập biên bản rồi cho áp giải vị Hòa thượng lên trình Bao Công xét định.
Tin vị Hòa thượng thú nhận hết tội lỗi bay ra, liền hỏi cung Đổng ông và các gia nhân đoạn cho dẫn Hòa thượng đến trước công đường.
Vừa trông thấy nhà sư thân hình gầy ốm quần áo tả tơi, Bao Công giật mình, vẻ ngạc nhiên hiện trên nét mặt vị đường quan.
Bao Công ôn tồn cất tiếng hỏi:
- Phải Hòa thượng đã giết con dâu họ Đổng là Dương thị không? Nhà sư lắc đầu một mực kêu oan rồi cứ tình thật mà khai ra.
Trước lời phản cung của vị Hòa thượng, Bao Công lặng yên suy nghĩ một lát rồi truyền lính tạm giam nhà sư nhưng ngầm ra lệnh cho đối xử tử tế.
Bao Công cho điều tra lại rồi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án. Ông lẩm bẩm:
- Thực là khó tin quá. Không lẽ vị Hòa thượng này từ phương xa lại, mới đến trọ chưa trọn một đêm mà đã tư thông ngay được với vợ Đổng Nhơn. Ngoài ra, theo cuộc điều tra thì Dương thị đã thu dọn tươm tất trong phòng y thị. Vật dụng quần áo cái nào tốt tốt thì y thị đem theo, còn thứ cũ, xấu thì đếu cột lại xếp vuông vắn nơi nóc tủ. Hơn nữa y thị còn qua bên phòng bố chồng lấy trộm vàng bạc. Sự kiện này chứng tỏ thị có tư thông với ai và có ý định bỏ nhà chồng ra đi từ trước. Nhà sư hẳn đã đến trọ nhằm vào ngày thị hẹn. Ta chắc hung thủ phải là người tình của Dương thị nên mới hạ sát được nạn nhân dễ dàng như thế.
Nghĩ vậy Bao Công cho gọi thám tử thân tín vào và sai đi dò xét coi trong đám khách trọ ai là người hay tới lui mà có tình ý với vợ Đổng Nhơn.
Nhưng rốt cuộc chẳng ai cho được tin tức gì hữu ích cả, khiến cho Bao Công lại phải một phen bóp trán nghĩ cách tra ra thủ phạp.
Bỗng ông nẩy ra một ý kiến, liền kêu thơ lại soát lại xem trong đám tử tội có tên nào đến ngày phải chém mà mặt mũi hơi giống vị Hoà thượng không.
Lát sau, thơ lại vô trình:
- Thưa thượng quan, có một tử tội đến ngày phải thọ hình xem ra cũng hao hao giống vị Hoà thượng.
Bao Công gật đầu, mỉm cười bí mật. Viên thơ lại lấy làm lạ toan hỏi nhưng chợt nhớ ra là Bao Công vốn không ưa kẻ tọc mạch nên lại thôi, trong lòng thắc mắc vô cùng.
Bao Công cho thơ lại lui ra rồi kêu các thám tử vô và dặn rằng:
- Bây giờ các người chia nhau đi thật xa, nhất là tới vùng của Đổng ông loan tin cho mọi người rõ rằng vụ Hoà thượng bị biết về tội giết con dâu Đổng ông quan xét xử sắp xong rồi.
Bao Công lại sai viên cai ngục cạo trọc đầu tên tử tội rồi cho ăn mặc y như nhà sư bị bắt.
Qua bữa sau, mới sáng tinh sương Bao Công đã ra lệnh tập hợp quân lính trước công đường. Trừ những người có phận sự canh gác phủ còn bao nhiêu ông phân chia làm ba toán. Toán thứ nhất lập tức lên đường rao khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành rằng:”Hoà thượng trụ trì tại chùa Đại Bi, ở Lạc Châu, can tội giết con dâu họ Đổng là Dương thị, nay quan tra đã rõ nên sẽ đem xử chém tại chợ sáng nay”.
Lát sau, toán lính thứ hai gươm giáo chỉnh tề, rầm rộ kéo ra chợ, rồi phân tán lớp thiết lập pháp trường ngay giữa chợ, lớp lo bố trí canh gác xung quanh.
Còng toán lính thứ ba giả dạng làm thường dân len lỏi trong đám người tụ quanh pháp trường dò xét xem có ai phê bình điều chi thì lập tức theo dõi rồi về báo cáo. Trong trường hợp không được tin tức gì toán này sẽ phải chia nhau giả làm người đi buôn ở thành ra la cà vào các quán nước, nhà trọ trong vùng dọc theo bờ sông để nghe tin tức.
Căn dặn xong xuôi, Bao Công ra lệnh cho toán :Dt lên đường. Ông chờ lúc trời sáng tỏ mới cho áp giải tên tử tội giả Hoà thượng ra giữa chợ mà chém rồi yết bảng bên đầu phạm nhân trong ba ngày, với lời lẽ như toán lính thứ nhứt đã loan truyền.
Bắt được tin này, tên chủ đò Tôn Khoan mừng lắm, hắn thở phào sung sướng lôi bọc quần áo và bạc vàng của Dương thị ra toan tẩu tán đi xa nhưng chẳng biết nghĩ sao hắn đem xếp cả vào cái tủ nhỏ ở đầu giường và khoá lại.
Toán công sai dò la trong đám dân chúng không được tin tức gì liền kéo nhau ra ngoài thành.
Có hai người công sai nọ giả lái buôn đi tới bến đò có nhà trọ của Đổng ông, cách thành lối 30 dặm, gặp một quán nước liền ghé vào kêu ấm trà uống chơi. Hai người giả bộ bàn tán sôi nổi về vụ chém đầu Hoà thượng trong thành sáng nay.
Xảy bà Tư già bước đến trông thấy 2 lính công sai ăn vận lối tỉnh thành và cũng thoảng nghe nói về Hoà thượng bị chém, liền hỏi:
- Mấy cậu ở thành ra hả?
Một lính công sai đáp:
- Dạ phải.
- Chớ các cậu có biết vụ con dâu họ Đổng bị giết quan xử ra sao?
Anh lính làm bộ nhún vai bĩu môi rồi đáp:
- Sáng nay Quan cho chém thủ phạm là nhà sư phá giới đó, cụ ạ.
Bà tư già nghe nói tưởng thiệt quên cả sợ giậm chân kêu:
- Mô phật! Kẻ phàm giết oan Hoà thượng rồi còn chi. Tội nghiệp quá.
Công sai vờ ngạc nhiên hỏi lại:
- Cụ nói sao? Oan a? Có lý nào quan lại lầm quá vậy? Vả lại chính nhà sư đã thú nhận hết tội lỗi mà.
Bà Tư già lắc đầu chậm rãi đáp:
- Hoà thượng chết oan rồi. Tôi hỏi hai cậu chớ Ngài là bậc tu hành lại mới đến trọ một đêm can cớ chi mà giết con dâu họ Đổng là Dương thị? Tôi chắc thằng chủ đò Tôn Khoan ở cách đây 10 dặm giết chớ không phải ai xa lạ vì nó thường hay ban đêm lui tới vụng trộm với Dương thị lắm tiền bạc lập kế rủ đi trốn rồi giết rồi cướp của. Chẳng là Hoà thượng giết oan rồi còn còn cãi là không sao?
Nói đoạn, bà cụ quay ra hỏi mua gói trà rồi đi về nhà. Hai lính công sai dò la biết rõ tên họ địa chỉ bà Tư già. Một người tiếp tục đi thẳng đến nơi Tôn Khoan ở để dò la, còn một người chạy về cấp báo với Bao Công.
Bao Công nghe trình xong, gật đầu bảo viên quan thơ già lại:
- Ta cũng cho rằng Hoà thượng bị oan vì hung thủ phải là người quen biết lâu nên mới dễ dàng hạ sát Dương thị. Hiềm một nỗi không ai biết rõ kẻ nào hay tới lui nên ta phải bày ra mưu kế trên đặng có ai biết mà khai ra chăng?
Viên thơ lại hỏi Bao Công:
- Thưa thượng quan có cho đòi bà ấy không?
- Hãy khoan, bây giờ ngươi hãy làm theo lời ta dặn đây mới xong.
Rồi Bao Công nói nhỏ một hồi với viên thơ lại.
Lát sau lính hoả bài mang công văn xuống đòi huyện quan phải lập tức đem hồ sơ đầy đủ về vụ án Dương thị lên hội với Bao Công.
Huyện quan lật đật tới hầu. Viên thơ lại ra lệnh cho lính hoả bài thứ hai đem trám đi đòi Tôn Khoan đến nha gấp. Trong lúc đó, Bao Công nói qua cho huyện quan biết mẹo của mình, đoạn cả hai bày hồ sơ vụ án Dương thị trên bàn rồi cùng ngồi uống trà chờ Tôn Khoan đến.
Lối một tiếng sau, lính hầu vào bẩm có Tôn Khoan xin vô. Bao Công gật đầu rồi cùng huyện quan dẹp khay trà qua một bên và làm ra vẻ đang thảo luận về vụ án.
Vì đã được dặng trước nên thơ lại để Tôn Khoan tiến đến gần chỗ hai quan làm việc.
Bao Công giả bộ không trông thấy Tôn Khoan, cứ cúi xuống viết, miệng nói lớn với huyện quan:
- Xưa nay ai giết người phải thường mạng. Kẻ giết Dương thị là Hoà thượng nọ đã thú nhận tội lỗi và đã bị hành quyết rồi. Chuyện thường mạng kể như đã xong. Nay lại có đơn tố cáo tên chủ đò Tôn Khoan ở thôn Nam, cách nhà họ đổng lối 10 dặm, là thủ phạm giết Dương thị. Có lý nào mà tới hai người phải thường mạng sao? Chắc kẻ tố cáo đây nom thấy Tôn Khoan lượm được bọc quần áo bạc vàng nên nghi oan chăng. Chẳng hay ý quan thế nào?
Huyện quan vội đáp:
- Tôi thấy ý kiến của thượng quan thật là xác đáng.
Bao Công nói tiếp:
- Tôi tưởng cứ gọi Tôn Khoan hỏi xem có lượm được gói bạc không, nếu y chối, ta cứ cho khám nhà cho có lệ. Trong trường hợp y nha65nta sẽ để y hoàn lại mà không bắt tội chi cả. À ông đã cho đi kêu hắn ta chưa?
Huyện quan đáp:
- Dạ, đi lâu rồi, chắc sắp về tới.
Huyện quan vừa dứt lời viên thơ lại hắng giọngười bước lại gần hai quan và bẩm rằng:
- Xin trình thượng quan, thiểm chức đã cho đòi Tôn Khoan tới đây.
Bao Công làm bộ mắng thuộc hạ:
- Uûa, sao kỳ vậy. Khi không đem người ta vô khơi khơi chẳng trình bẩm gì trước. Lần sau còn như vậy sẽ bị phạt nghe chưa?
Viên thơ lại làm ra vẻ sợ hãi miệng “dạ dạ”một hồi rồi khép nép lui sang một bên.
Bao Công nhìn Tôn Khoan hỏi:
- Phải anh là chủ đò Tôn Khoan không?
- Dạ phải.
- Có người khai là anh đã lượm được gói bạc vàng lối 400 món mà hung thủ đoạt của Dương thị làm văng ra khi té xuống giếng. Nếu anh có lượm được thì trả lại cho người ta, khỏi bị tội gì cả.
Tôn Khoan từ lúc nghe trộm được lời bàn của hai quan đã chột dạ. Y tự trách đã sơ xuất không tẩu tán quần áo và bạc vàng để phi tang. Nay quan quân khám nhà thì y biết cãi ra sao, chi bằng tìm cách đỡ đòn trước là hơn. Nhận là có lượm được tại nhà trọ sáng đó thì không xong vì trái với những điều y đã dựng lên, chi bằng nhận là người nhà họ Đổng đem gửi thì hơn. Nghĩ vậy, y bèn đáp:
- Thưa Thượng quan, đã từ lâu tôi không có ghé bến ban đêm và cũng không tới nhà trọ của Đổng ông. Tôi không hề lượm được gói quần áo và bạc vàng mà là chính họ Đổng đã đem gửi tôi giữ giùm bữa nọ, hiện tôi để trong tủ nhỏ ở cạnh giường nằm.
Bao Công vuốt râu cười và bảo tên chủ đò:
- Tốt lắm, tốt lắm.
Rồi ông lớn tiếng gọi:
- Lính đâu kêu thầy cai điểm ngay một tốp binh mã đi cùng thơ lại dẫn Tôn Khoan về nhà lấy bạc vàng, quần áo xong trở lại đây mau.
Tôn Khoan đi khỏi, Bao Công quay lại nói với huyện quan:
- Bạc vàng Đổng ông kêu mất nằm trong tay Tôn Khoan. Một là chính tên chủ đò này đã tư tình với vợ Đổng Nhơn rồi rủ nhau đi trốn, lúc khởi hành hắn thấy y thị lắm của nên giết mà đoạt lấy. Hai là cha con Đổng Nhơn biết Tôn Khoan tư tình với Dương thị nên lập kế trả thù, gởi tên chủ đò giữ hộ bọc quần áo của Dương thị và bạc vàng rồi sau hạ sát Dương thị và kêu mất bạc vàng để dồn Tôn Khoan vào cửa tử.
Huyện quan hỏi lại Bao Công:
- Trong hai giả thuyết ấy, Thượng quan cho giả thuyết nào là đúng.
- Ta thấy giả thuyết thứ nhất có phần hợp lý hơn. Về giả thuyết thứ hai ta còn thắc mắc ở điểm nếu quả thực họ Đổng có đem bạc vàng, quần áo gởi Tôn Khoan thì khi hay tin Dương thị bị giết và họ Đổng kêu mất bạc, Tôn Khoan nếu ngay tình tất đã gấp đem bọc quần áo của cải trình quan để không bị nghi oam lẽ nào lại chờ ta gọi hỏi mới khai ra. Tuy vậy cũng phải kiểm soát lại và tìm bằng cớ rõ rệt.
Huyện quan chưa hết thắc mắc lại hỏi Bao Công:
- Nếu họ Đổng bẫy Tôn Khoan để trả thù thời họ Đổng đã tố cáo tên chủ đò ra chứ?
- Theo ta, họ Đổng mà đích thân tố cáo thì non tay rồi. Và ta sẽ đoán ra ngay. Tuy nhiên, họ Đổng vẫn có thể mượn tay bà Tư già để tố giác Tôn Khoan nếu quả thực cha con Đổng Nhơn đã bẫy tên chủ đò. Vụ này còn nhiều điều bí ẩn phải cah61t vấn và nếu cần phải đối chất những người liên hệ rồi theo lời khai của họ mà luận ra mới xong.
Nói đoạn Bao Công ngồi suy nghĩ một lát rồi như chợt nhớ ra điều gì, ông hỏi huyện quan:
- Ông coi lại trong hồ sơ có phải Đổng ông được tới 4, 5 người đáng tin cậy chứng nhận hắn ở liền bên họ khi xảy ra án mạng không?
Huyện quan lật hồ sơ ra coi một lát rồi đáp:
- Dạ phải.
- Nếu vậy kẻ giết Dương thị chỉ còn có thể là Đổng ông và Tôn Khoan thôi. Bây giờ ông khá trở về Huyện cho đòi cha con Đổng ông và bà Tư lên Nha cho tôi hỏi. Nhớ đừng cho họ nói chuyện với nhau.
Huyện quan tuân lệnh lui về.
Lát sau lính dẫn Tôn Khoan ôm bọc quần áo và bạc vàng của Dương thị về tới.
Bao Công liền sai mở ra coi. Ông cho kiểm lại bạc vàng thấy ngoài 400 món Đổng ông kêu mất còn có vài món khác chắc là tư trang của Dương thị.
Bao Công nhìn Tôn Khoan từ đầu đến chân rồi hỏi tên chủ đò:
- Bộ họ Đổng tin ngươi lắm sao mà gửi nhiều tiền bạc dữ vậy?
- Dạ phải.
- Mà ai đem gởi.
- Dạ… họ Đổng.
- Biết rồi nhưng ai mới được chớ? Đổng ông? Đổng Nhơn hay người làm?
- Dạ… Đổng Nhơn!
- Thế còn quần áo đờn bà nào vậy?
- Dạ của Dương thị.
- Sao biết?
- Đổng Nhơn nói.
- Ngươi có biết Dương thị bị giết không?
- Dạ có.
- Thế sao không đem trình các vật này?
- Dạ… sợ bị nghi.
Bao Công vừa hỏi tới đây thì lính vô báo có cha con Đổng ông và bà Tư già đến hầu. Bao Công dạy đưa Tôn Khoan ra ngoài chờ và cho gọi Đổng ông vào.
Bao Công ngắm kỹ ông già. Thấy Đổng ông gầy yếu, tay chân run rẩy, Bao Công trong lòng nghi hoặc.
Ông hỏi họ Đổng:
- Ông có biết Tôn Khoan không?
- Có.
- Có gởi tiền bạc chi nhờ hắn giữ giùm không?
- Không.
- Vậy mà hắn quả quyết là ông có gởi hắn giữ giùm số bạc vàng ông kêu mất đó. Vậy nếu có gởi hay sai người gởi phải khai cho thật nếu không sẽ bị tội.
Đổng ông ngạc nhiên:
- Tôn Khoan tuy là khách quen song đã từ lâu y không trọ nhà tôi nữa vả lại không có lý do gì tôi lại gởi hắn ta nhiều đến thế.
- Nó và Dương thị có tình ý gì với nhau không?
Đổng ông quả quyết:
- Dạ không. Y không đến trọ làm sao mà tư thông với dâu tôi được.
Thấy Đổng ông có vẻ thành thật, Bao Công sai đem bọc quần áo và bạc vàng ra coi. Đổng ông nhìn nhận đúng là của cải mình bị mất.
Bao Công truyền dẫn Đổng ông ra và kêu Đổng Nhơn vào rồi trỏ đống quần áo đờn bà, hỏi:
- Phải quần áo vợ ngươi không?
Đổng Nhơn run run giở quần áo ra coi một lúc, rồi nghẹn ngào trả lời Bao Công:
- Dạ phải.
Bao Công hỏi tiếp:
- Phải ngươi đã đem bạc vàng và quần áo Dương thị gởi Tôn Khoan không?
Đổng Nhơn ngơ ngác:
- Thưa không. Quan dạy Tôn Khoan nào? Tôi không biết.
Bao Công không đáp, gọi thơ lại đến gần dặn nhỏ một hồi. Lát sau lính dẫn Tôn Khoan vô.
Bao Công hỏi tên chủ đò:
- Tôn Khoan, ngươi khai Đổng Nhơn đem đồ gởi ngươi giữ dùm phải không?
- Dạ phải.
Bao Công quay hỏi Đổng Nhơn:
- Có đúng không?
- Dạ, không đúng. Tôi không hề gởi y vật gì cả.
Bao Công điểm mặt Tôn Khoan mà nói lớn rằng:
- Chính mi đã tư thông với vợ Đổng Nhơn rồi xúi thị lấy cắp của nhà chồng rồi trốn theo mi. Thấy y thị lắm bạc vàng mi sanh lòng tham muốn lấy mới hạ thủ y thị, đúng mi là thủ phạm giết Dương thị.
Tôn Khoan tái mặt, nhưng còn cố cãi:
- Thưa Thượng quan, đã từ lâu tôi không đến trọ tại nhà họ Đổng thời làm sao mà tư thông với Dương thị cho đặng? Thủ phạm giết Dương thị là nhà sư đâu phải tôi? Chính Đổng Nhơn đã đem gởi gói đồ ấy nơi tôi nay còn chối cãi vì ghét tôi không đến trọ nhà y. xin Thượng quan minh xét cho.
Bao Công cả giận, vỗ án quát rằng:
- Hay cho tên cướp của giết người này, tội trạng đã rành rành còn già miệng chối leo lẻo. Thôi được ta đã có cách này xem mi còn nói cứng được nữa không.
Nói đoạn Bao Công vỗ tay làm hiệu. Tôn Khoan giật mình khi thấy bà Tư già và vị Hòa thượng cùng bước vô một lượt. Thì ra Bao Công chắc chắn thủ phạm là Tôn Khoan rồi nên mới ra trước lệnh đưa nhà sư lên để đánh đòn cân não cho Tôn Khoan hoảng sợ.
Bao Công trỏ tên chủ đò hỏi bà Tư già:
- Phải tên này thường đêm tối lỏn vô nhà trọ tư thông với Dương thị không?
- Thưa Thượng quan chính là hắn.
Rồi bà Tư già thuật lại các điều tai nghe mắt thấy cho Bao Công nghe.
Tôn Khoan hết đường chối cãi đành thú nhận hết tội lỗi và quỳ lạy Bao Công xin khoan dung tha cho tội chết.
Bao Công cười nhạt đáp:
- Mi quỷ quyệt, dã man quá chừng. May mà tra ra được là mi nếu không thì đã có thêm một mạng nữa chết oan rồi còn chi. Đừng van nài nữa vô ích. Ta cũng nói cho mi biết là kẻ bị chém bữa nọ không phải là Hòa thượng đâu. Lính đâu đem tên tử tội này hạ ngục cho ta để sớm mai đem chém đầu nơi giữa chợ nghe.
Lính hầu dạ rồi xúm lại lôi tên chủ đò đi.
Bao Công đứng dậy uỷ lạo Hòa thượng rồi nắm tay tiễn ra khỏi công đường sau khi đã tặng ít lượng bạc làm tiền lộ phí. Còn bạc vàng và quần áo của Dương thị thời trao cho cha con họ Đổng đem về.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #29  
Old 06-14-2005, 02:23 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Hồi 12

OAN ÔNG BỐ CHỒNG


Vợ chồng Tả Cảnh trạc ngũ tuần là người làm ruộng, ngụ tại làng Kiết An Võ thuộc phủ Dương Châu, cách thành năm dặm. Vợ chồng nhà này chịu khó làm ăn nên tuy vốn ít nhưng cũng khá giả. Con trai duy nhất của Tả Cảnh tên là Tạ Aáu An, năm nay đã 18 tuổi.
Một bữa đầu xuân, Tả Cảnh bàn với vợ:
- Thằng An nhà ta đã lớn khôn. Ta tính nên lấy vợ cho nó để thêm người đỡ đần việc đồng áng. Bà nghĩ sao?
Vợ Cảnh hoan hỉ đáp:
- Ông nói phải lắm. Được như vậy nó yên bề gia thất khỏi lông bông và ta sớm có cháu bồng.
Tả Cảnh gật đầu bảo vợ:
- Nếu vậy thì hay lắm. Sẵn Tô Minh, bạn ta hiện ngụ trong thành, có đứa con gái là Tô thị. Bác ấy xem ra hiền lành và khá giả. Ta để ý đến đám ấy từ lâu nên cũng đã dò xét ý tứ Tô Minh nghe chừng bác ta cũng thuận. Được con nhà ấy làm dâu thì tốt lắm.
Vợ chồng Tả Cảnh chọn ngày lành tháng tốt đi hỏi Tô thị cho con trai. Tô Minh ưng thuận.
Tả Cảnh bảo con trai:
- Nay mày sắp lấy vợ, nhà ta sẽ có thêm người đỡ đần công việc, ngay từ giờ mày có thể đi coi ba đám ruộng ở xa cho quen đi, các ruộng ở gần, ta với má mày là đủ. Còn việc nhà sẽ giao cho Tô thị trông coi.
Thế là từ bữa đó, thỉnh thoảng Tạ Aáu An lại vắng nhà đôi ba ngày mới về.
Tin Tạ Aáu An sắp lấy Tô thị bay ra, thiên hạ bàn ra tán vào cũng nhiều. Người tán thành kẻ chê bai. Aâu đó cũng là thường tình. Nhưng trong vùng có một người hễ thấy 100 đám cưới thì vui mừng mong cho cả trăm đám thành tựu mà lẹ chừng nào tốt chừng ấy… !
Chà! Ơû đời làm gì có người tốt bụng quá cỡ vậy. Ấy vậy mà có đấy.
Người ấy tên là Lý Cường chuyên sống về nghề… ăn trộm! Hèn chi y vui mừng là phải. Chẳng là đám cưới nào thì cô dâu cũng có đồ mừng không nhiều thì ít chưa kể con nhà khá giả có bạc vàng châu báu làm của hồi môn.
Nay nghe tin hai họ Tạ Tô đều là nhà giàu sắp làm sui gia với nhau. Lý Cường mừng rơn càng ra công dò xét đường đi lối lại trong nhà chú rể, số người trong gia đình, tính nết và thói quen đi về ra sao.
Thấm thoát đã tới mùa thu. Lễ thành hôn giữa Tạ Aáu An và Tô thị được cử hành trọng thể. Cô dâu đem về nhà chồng một số nữ tranh khá bộn. Điều đó Lý Cường khỏi nhọc lòng dọ hỏi vì thói thường nhà gái đã không giấu giếm mà lại còn phô trương cho hai họ đều biết.
Tô thị về làm dâu họ Tạ tỏ ra hiếu thảo với bố mẹ chồng và rất mực quý mến chồng nên được mọi người rất yêu thương. Nàng lại chăm làm, nói năng nhỏ nhẹ, khiến bố con Tả Cảnh càng đẹp lòng.
Về phần Tạ Aáu An chàng là người rất tốt nhưng phải cái trực tính, hễ không bằng lòng điều chi hay không ưa ai thì nói huỵch tẹt hay làm ra mặt ngay. Anh biết như thế có thể có hại cho anh lắm nhưng quen tính mất rồi. Anh thường bị mẹ mắng luôn:
- Má ngán quá, An à. Bố con nhà mày giống nhau cả đến cái tính ấy thì sau này mày cũng chỉ ít bạn lắm thù mà thôi.
An phân trần:
- Thế má muốn con giả dối hay sao?
- Má đâu có biểu vậy. Ý má muốn mày nên mềm mỏng một chút. Mày xem má đây cũng có nhiều người má chẳng ưa thích chớ. Không thích thì không chơi, không thân. Nhưng nếu người ta chào hỏi cũng phải đáp lại cho qua đi, có đâu lại nín khe, làm bộ mặt khinh khỉnh như vậy.
Tô thị bắt gặp câu chuyện giữa hai mẹ con nhưng nàng không dám nói chi ngay lúc ấy. Nàng chờ bữa khác khi chồng vui vẻ mới tươi cười bảo:
- Thiếp rất mừng có người chồng cương trực như chàng. Nhưng thiếp nghĩ chúng ta nên sửa lại cách đối xử với người mình chẳng ưa. Nên làm cho họ hiểu thái độ của mình nhưng đừng làm họ bẽ mặt quá mà sanh ra oán hờn.
Tạ Aáu An gật đầu tán thành ý kiến của vợ. Nhưng con người ta không dễ gì ngày một ngày hai mà thay đổi tính nết được. Mấy bữa sau có cháu họ của Tọ thị là Tô Nghi đến thăm vì bữa cưới Tô thị, Nghi ở xa chưa về kịp. An biết Nghi là đứa vô lại nên không thèm nói chuyện. Ngại rằng Nghi là kẻ tiểu nhơn đem lòng thù oán, Tô thị cố làm cho Nghi vui vẻ. Nhưng muộn rồi, trước thái độ khinh rẻ của An, Nghi sạm mặt bỏ ra về.
Nửa tháng sau, tới kỳ Tạ Aáu An phải đi coi ruộng xa, như mọi bận. Một sáng tinh mơ, An khăn gói lên đường hẹn vợ qua sáng sau sẽ trở về. Tên trộn Lý Cường dò biết An vắng nhà, bèn chuẩn bị để lỏn vô phòng Tô thị trộm quần áo nữa trang của cô dâu mới.
Nhờ đã dò la từ trước nên Lý Cường biết rõ địa thế khu nhà và tập quán của vợ chồng Tả Cảnh cùng con dâu.
Hắn chờ lúc nhá nhem tối lẻn vô vườn nấp trong bụi chuối sau hè, phía đầu phòng Tô thị rồi thừa dịp Tô thị mải thu dọn dưới bếp, hắn chun vô nấp dưới gầm giường.
Đến nửa đêm, Tô thị ngủ say, Lý Cường chui ra cạy rương lấy hộp nữ trang rồi lén ra mở cửa định chuồn êm, chẳng dè hắn xô phải cái bàn làm Tô thị giật mình choàng dậy trông thấy la lên. Lý Cường sợ bị bắt liền rút dao nhọn đâm Tô thị chết tười rồi bỏ đi mà không ai hay biết.
Sáng sau, vợ chồng Tả Cảnh thức dậy thấy cửa phòng Tô thị mở toang lại không thấy con dâu ra thu gọn phía ngoài như mọi lần, cả hai cất tiếng gọi. Không thấy trả lời, vợ Tả Cảnh mới vào phòng thì thấy Tô thị nằm trên giường, mình mẩy đầy máu và và rương bị bẻ khoá mở tung.
Vợ Tả Cảnh tri hô lên:
- Bớ làng nước, có đứa giết dâu tôi để cướp của.
Tả Cảnh đứng sững sờ nhìn cảnh tượng hãi hùng mà chưa biết tính ra sao.
Xóm giềng đổ đến đầy nhà. Lúc ấy Tạ Aáu An cũng vừa về tới ôm xác vợ khóc than thảm thiết. Tạ Cảnh nhờ người chạy vào thành cấp báo cho sui gia hay tin chẳng lành này.
Họ Tô lật đật kéo đến. Tô Minh hỏi rể:
- Hồi hôm anh đi đâu mà để con ta đến nông nỗi này?
An trả lời đi coi ruộng mới về tới. Mấy người lối xóm nghe vậy thì thầm với Tô Minh:
- Mọi lần nó đi mấy ngày, sao kỳ này đi một bữa đã về. Nếu có trộm thì Tô Thị tất phải la mới bị giết, vậy mà chúng tôi ở kế cận không ai nghe thấy Tô Thị la cầu cứu. Thật đáng nghi.
Tô Minh xót xa cho con gái bị chết oan uổng chẳng nói chi cả nhưng cũng có ý nghi con rể giết vợ rồi bày đặt ra vụ trộm để che mắt thiên hạ.
Mọi người còn đang bàn tán xảy có Tô Nghi hay tin chậm nên lúc này mới xuống tới. Thấy mặt Tạ Aáu An, Nghi nhớ lại bữa trước bị An khi rẻ nay nhân dịp này mới tính chuyện trả thù.
Tô Nghi tính kế. Y lẩm bẩm:
- Thằng An vắng nhà bữa qua, nay ta cáo nó giết vợ thì không có gì chắc chắn, nhất là nếu nó có người làm chứng, chi bằng ta cứ cáo là Tạ Cảnh thừa lúc con trai vắng nhà muốn lấy dâu nhưng dâu chẳng chịu nên giết đi. Tạ Cảnh bị bắt rồi sẽ bị tử hình. Thằng An phải sống mà mang nhục suốt đời cho hết phách nữa.
Nghĩ vậy, Tô Nghi lập tức đi báo quan. Tới phủ, Tô Nghi cáo với quan Thái doãn họ Lưu rằng:
- Thưa quan, đêm qua tại Kiến An Võ có vụ giết người. Nạn nhân là Tô Thị con dâu của Tạ Cảnh. Tên này nhân lúc con trai y là Ta Aáu An có việc phải vắng nhà, rắp tâm muốn lấy dâu nhưng Tô Thị chẳng chịu nên y đâm chết để chuyện khỏi đổ bể. Y lại khôn ngoan phá rương của dâu lấy hết nữ trang, rồi bày đặt là trộm vào nhà lấy của giết người.
Lưu Thái doãn cho lệnh đòi Tạ Cảnh đến hạch hỏi rằng:
- Phải ngươi muốn lấy dâu mà nó chẳng chịu nên giét đi không?
Tả Cảnh đáp:
- Thưa quan, thiệt tình dâu tôi bị kẻ trộm lẻn vô phòng lấy nữ trang rồi giết. Tôi đâu có bậy bạ như vậy. Không tin quan cứ hỏi xóm giềng.
Lưu Thái doãn cho gọi lân bang tới hỏi:
- Đêm rồi nhà Tạ Cảnh có trộm vô lấy của rồi giết Tô Thị phải không?
- Thưa quan chúng tôi không tin như vậy. Thường thì có la lên, trộm mới giết để tháo thân. Chúng tôi không nghe thấy Tô Thị la cầu cứu, trong vụ này chắc có điều mờ ám.
- Nếu vậy đức giết Tô Thị phải là người trong nhà nên nó mới không kịp la chớ. Chắc là Tạ Cảnh bậy bạ chẳng xong nên giết đây.
- Thưa quan , có lẽ vậy.
Lưu Thái doãn cho dẫn Tạ Cảnh vào quát mắng rằng:
- Đúng mi là thủ phạm giết Tô Thị. Biết điều thì khai mau đi, nếu không, ta dùng cực hình tra tấn.
Tạ Cảnh một mực kêu rằng:
- Oan tôi lắm. Đêm đó có vợ tôi ở nhà. Xin quan xét lại kẻo oan phận này.
Lưu Thái doãn la:
- Vợ mầy tất bênh mày, hỏi vô ích. Xóm giềng khai không nghe tiếng dâu mầy la thì làm gì có trộm. Thủ phạm là mầy mau khai đi.
Cảnh vẫn kêu oan. Phủ quan hất hàm ra hiệu, bọn lính liền xúm lại vật Tạ Cảnh ra đánh đập tơi bời. Bố chồng Tô Thị đau qáu chịu không thấu nên nhận bậy là có giết con dâu.
Lưu Thái doãn ra lệnh tống giam Tạ Cảnh và lập biên bản đệ trình thượng ty quyết định.
Tạ Cảnh bị giam thấm thoát đã được 1 năm.
Bữa đó Bao Công đi tuần án các nơi, đến Phủ Dương Châu thẩm quyết các án. Ông sai lính truyền rao ai có điều chi oan ức cứ vô đơn kêu nài.
Tạ Aáu An hay tin liền làm cáo trạng khiếu oan cho cha. Bao Công chấp đơn cho gọi An vào xét hỏi. Sau đó ông lại Tạ Cảnh vẫn kêu oan và khai bị đánh quá đau nên phải nhận liều.
Bao Công sai thám tử đi điều tra về vị trí ngôi nhà Tạ Cảnh, tính tình của vợ chồng, cha con họ Tạ.
Bữa sau thám tử về phúc trình đầy đủ chi tiết, Bao Công coi lại hồ sơ rồi lẩm bẩm nói:
- Chắc là oan đây, Tạ Cảnh nhà khá giả chỉ có một con trai, nếu muốn thì y có thể lấy được vợ bé nàng hầu rồi can chi mà phải làm vậy. Một là Tô Thị cókêu nhưng qua nhỏ và nhà có vườn nên xóm giềng không thể nghe thấy được . Hai là nạn nhân bị giết mà chưa kịp la cầu cứu. Sự thể như vầy chắc là tên trộm đã lẻn vô phòng từ trước. Tô Thị sơ ý không rọi đèn rà soát trước khi đóng cửa đi ngủ nên mới mang họa.
Bao Công suy nghĩ mãi chưa biết làm cách nào tra ra thủ phạm. Ông cho thám tử đi dò la thêm, và truyền cai ngục nới lỏng Tạ Cảnh cho thong thả đôi phần.
Lại nói về Lý Cường lấy đặng nữ trang của Tô Thị đem về giấu trên sàn nhà. Sáng sau, y lén đào đất dưới gường nằm rồi đem chôn xuống đó chờ sau này mại dần.
Lúc Bao Công xét lại vụ án thì Lý Cường nghe tin trong thành có đám cưới lớn: Giang Tá nhà giàu lắm sắp lấy vợ cho con là Giang Vinh. Thấy lần trộm nhà Tô Thị trôi chảy, Lý Cường ăn quen đi làm thêm “trận” nữa. Y ăn vận sạch sẽ chờ lúc rước dâu về tới liền trà trộn vào đám đông hai họ đang ùn ùn kéo vào nhà. Biết thóp nhà gái hay có lệ vô thăm phòng cô dâu, Lý Cường cũng điềm nhiên theo vào. Nhà trai tưởng y là đàng gái, nhà gái lại nghĩ y là đàng trai. Thế là y được dịp quan sát trong ngoài, lối ra vào, nơi để bảo vật. Cuối cùng thừa lúc mọi người ra gian ngoài nhập tiệc, Lý Cường liền phóng vô gầm giường cô dâu chú rể nằm mọp dưới đất chờ đến đêm mọi người ngủ mệt sẽ ra tay vơ vét một mẻ.


__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #30  
Old 06-14-2005, 02:23 PM
vui_la_chinh vui_la_chinh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Nơi Cư Ngụ: Trum Yeu Gai
Bài gởi: 4,697
Send a message via Yahoo to vui_la_chinh
Default

Trời xế chiều rồi tối hẳn… Mấy ngọn bạch lạp lớn bằng cườm tay người lớn và cao tới 5 tấc đặt trong phòng cô dâu vẫn tiếp tục cháy bừng bừng từ lúc đón dâu về.
Hồi lâu sau, nằm mãi cũng mỏi, Lý Cường bò ra ngóc đầu lên đưa mắt nhìn một lượt. Quanh phòng, trướng rủ, màn che, bàn ghế cẩm đôn, tủ giường lọ cổ, :De sứ, thẩy đều là thứ mắc tiền. Cái rương nhỏ đầy bạc vàng châu báu của cô dâu đem về nhà chồng, còn để trên chiếc cẩm chồng, còn để trên chiếc cẩm đôn kê gần đầu giường.
Lý Cường bật tiếng khen: “Chà giàu sang quá ta”. Hắn còn đang dán mắt vào chiếc khóa đồng vàng :Di gắn ở nắp rương đen đựng của hồi môn của cô dâu xảy có tiếng mở khóa cửa phòng. Hắn vội thụt xuống gầm giường hé mắt nhìn ra.
Giang Vinh và vợ mới cưới bước vào. Vinh thở phào một cái và nói:
- Chà tiếp khách mệt quá.
Đoạn Vinh nắm tay vợ kéo lại ngồi ở thành giường, cô vợ xấu hổ nói lảng:
- Họ chàng đông quá, thiếp chẳng nhận được ai vào ai nữa.
Thế là Giang Vinh dẫn giải cho vợ là cái ông già tóc bạc có bộ râu cước dài tới rún là ông nội, cái bà đứng tuổi mặc áo gấm màu da đồng chạy chữ thọ mồm cứ toe toe rằng về làm dâu nhà này phải thế nọ thế kia, rằng nhà chị có phước lớn mới lấy được thằng Vinh… cái bà ấy là bà cô goá chồng đã lâu, giàu trên muôn trượng bạc vân vân và vân vân…
Cô vợ mới thỉnh thoảng lại ỏn ẻn một câu, làm cho chồng khoái trí nói hoài, nói hoài khiến Lý Cường bực mình muốn xổ cho cả chùm.
Lát sau có tiếng ngáp dài của Giang Vinh rồi sau đó không nghe tiếng y nữa. Xa xa trống cầm canh thong thả điểm ba tiếng. Lý Cường nhếch mép cười và lẩm bẩm:
- Nửa đêm, giờ tý, canh ba rồi còn chi. Mày giỏi nói nữa thôi. Mai sớm trở dậy mất của, tha hồ mà nói.
Rồi y nhẹ nhàng rút con giao nhọn giắt trong người. Tứ bề yên lặng. Bỗng có tiếng vợ Giang Vinh nói:
- Chàng quên tắt đèn cầy…
Giang Vinh đáp:
- Bậy nào. Cha bảo theo tục lệ phải đốt đèn suốt trong ba đêm đầu. Nàng không nhắc đến ta quên để đèn tắt sái chết. Để ta đi đốt tiếp vì mấy ngọng bạch lạp cũng gần cháy hết rồi.
Nói đoạn Giang Vinh phóng dậy đi ra án thư thắp thêm một lượt bốn năm cây bạch lạp mới toanh.Mấy ngọn bạch lạp đua nhau cháy lu bù làm cho căn phòng sáng rực như ban ngày. Lý Cường thấy vậy thở hắt ra nằm xụi lơ trên nền ghạch một lúc lâu.
Canh tư vừa điểm. Lý Cường lắng tai nghe. Bên trên tiếng ngáy đều đều của Giang Vinh vọng tới. Tên trộn miệng cắn dao bò dần, bò dần ra. Hắn nghĩ phải liều…
Rồi chẳng biết vì vướng hay vì hồi hộp, Lý Cường để rớt dao xuống gạch nghe “xoảng” một cái. Hắn vội lượm con dao và bò lui vào gầm giường nằm im nghe ngóng. Phía trên vợ Giang Vinh cất tiếng gọi chồng. Giang Vinh ngồi dậy nhìn quanh phòng rồi lại nằm xuống ngủ khò.
Lý Cường loay hoay tính kế. Hắn lẩm bẩm:
- Chắc bữa qua xuất hành gặp giờ đại hung rồi. Cớ mửng này mình chạy ra thoát là phúc chớ khó lòng lấy của đem ra cho đặng.
Hắn lăn mình vào phía trong sờ soạng tìm lối ra. Vô ích tường bằng gạch đâu phải đất mà hòng khoét chuồn ra bây giờ được thì ban ngày càng khó nữa.
Còn đương phân phân chưa biết tính sao thì trống thành đã điểm canh năm tiếng rộn rã như vui mừng báo hiệu đêm đã gần tàn. Bên ngoài bọn gia nhân đầy tớ đã lục đục trở dậy lo việc nhị hỉ cho vợ chồng Giang Vinh.
Tên trộm bị kẹt như cá chui vào lờ lúng túng mãi chẳng có lối ra. Nước này đành chờ cơ hội thuận tiện chớ biết sao nữa. Nghĩ vậy hắn nhắm mắt đánh một giấc đến sáng bạch mới tỉnh dậy thì vợ chồng Giang Vinh đã khoá trái cửa phòng đi về nhị hỉ bên nhạc gia từ lâu rồi.
Cửa sổ phòng Giang Vinh mở rộng, phía ngoài chấn song một đứa tớ gái ngồi chốc chốc lại dòm vô canh chừng đồ cho nữ chủ. Lý Cường hết hy vọng chuồn ra. Hắn nằm bẹp trong gầm giường đến tối thì vợ chồng Giang Vinh trở về. Mấy ngọn bạch lạp lại thi nhau cháy thâu đêm.
Bụng đói, miệng khát, Lý Cường khổ cực vô cùng. Trong đêm thứ hai này hắn toan trốn ra mấy lần mà chẳng được vì vợ Giang Vinh tỉnh ngủ lắm, hơi động một chút đã đánh tiếng hỏi và gọi chồng rối rít.
Qua ngày thứ ba cô dâu mới còn e lệ chưa dám ra ngoài cứ quanh quẩn trong buồng khi thu vén chỗ này lúc dọn chỗ kia, chán rồi lại giở vải vóc ra cắt cắt, may may làm Lý cường giận đến tái người đi.
Tối đến, đèn đuốc lại sáng choang như hai bữa trước. Lý Cường vừa đói vừa khát, vừa sợ nhưng cũng đành cắn răng nằm chịu trận dưới gầm giường.
Qua ngày thứ tư, tên trộm cũng không ra thoát vì khi thì Giang Vinh vô bàn chuyện gia sự với tân giai nhân lúc lại có bà con cô bác hai họ tới lui thăm hỏi cô dâu mới. Lý Cường đói đến mờ cả mắt, khát đến khô cả cổ. Câu “xui tận mạng” thường được hắn thốt ra luôn.
Chiều hôm đó hắn đang đói lả lại bị một phen thất thần. Số là trong đám họ hàng đến thăm cô dâu có người dắt theo mấy đứa nhỏ. Một đứa tung tung đồng tiền kẽm để chơi, nó hụt tay, đồng tiền rơi xuống đất lăn tuốt vô gần giường.
Lý Cường nhanh mắt trông thấy liền đẩy đồng tiền sát ra phía ngoài. Vừa lúc đó đám trẻ ùa nhau chạy đến vén vải the thành giường lên toan chun vô tìm. Thấy đồng tiền ằm ngay đó chúng reo lên và kéo nhau ra. Lý Cường nằm vật xuống đất thở hổn hển. Bụng đói như cào hắn không còn đầu óc, hơi sức đâu mà nghĩ đến điều gì ngoài chuyện tháo thân cho mau.
Tên trộm lết ra gần phía ngoài, nằm chờ có cơ hội trốn ra.
Lúc trời đã nhá nhem tối, thừa dịp vợ Giang Vinh tiễn người bà con ra về, Lý Cường liền toài ra khỏi gần giường, lảo đảo đứng dậy chạy mau ra cửa. Hắn vừa bước chân ra tới ngoài thì bị gia nhân nom thấy hô hoán ầm ĩ rồi bảy tám người xô nhau bao vây thộp óc được Lý Cường, đánh cho một trận nhừ tử đoạn trói gô lại định sớm mai đem trình Lưu Thái doãn.
Họ Giang kiểm điểm lại thấy không mất đồ vật chi nên yên trí là Lý Cường mới lẻn vô nhà và Lý Cường cũng chẳng dại gì mà khai là hắn đã nằm rình từ ba bữa trước.
Lý Cường năn nỉ Giang Vinh tha cho. Họ Giang nhất định không chịu, Cường giở giọng doạ dẫm:
Tôi có tội là đã lẻn vô nhà anh, nhưng tôi chưa kịp lấy món chi. Anh tha cho tôi thì cả hai đàng đều vô sự, nhược bằng anh giải tôi lên quan tôi có cách làm cho anh mang tiếng:
Họ Giang nổi xung đáp:
- Hay cho phường đạo tặc đã bị bắt lại còn giở giọng doạ nạt. Ta chẳng có điều chi mà sợ mang tiếng. Đã thế sớm mai ta giải mi lên thẳng Bao đại nhơn.
Bọn gia nhân thấy chủ nổi giận bèn hè nhau đánh cho Lý Cường một trận nữa thật tơi bời.
Sáng sau Giang Vinh cho giải tuốt Lý Cường lên cao với Bao Công.
Bao Công xem xong cáo trạng cho đòi Lý cường tới hỏi:
- Sao ngươi không chịu làm ăn lương thiện lại toan đi trộm của người ta?
- Thưa thượng quan tôi không phải là kẻ trộm. Họ Giang vu oan cho tôi để dễ bề bắt tôi mà thôi.
- Ngươi không ăn trộm sao lại vô nhà người ta làm chi?
- Thưa thượng quan cô dâu có tật kín cậy tôi theo gần bên để làm thuốc ngày cho tiện. Tôi là thấy thuốc đâu phải kẻ trộm?
Bao Công bật cười hỏi vặn Lý Cường:
- Ngươi nói khó nghe quá. Con gái với về nhà chồng dù có tật kín chi đi nữa cũng ếm nhẹm một thời gian mới cho chồng hay để rước thầy thuốc về trị bịnh có đâu lại dắt thầy thuốc đi theo ngờ ngờ như vầy. Trông mi hung ác thế kia, chắc là kẻ trộm rồi.
Lý Cường vẫn gân cổ cãi:
- Thưa thượng quan, oan cho tôi. Tôi tuy diện mạo dữ tợn song là người lương thiện. Để tôi xin trình quan rõ hết gia sự nhà đó.
Rồi y tả lại cho Bao Công nghe phòng cô dâu chú rể trưng dọn, bầy biện ra sao. Hắn lại kể ra rành mạch tông chi họ hàng đàng trai, đàng gái và nói tiếp:
- Tôi có làm thầy thuốc ở nhà ấy mới biết đặng gia sự của họ Giang chớ. Xin thượng quan xét dùm mà tha cho tôi về.
Bao Công suy nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Thế bố mẹ cô dâu có biểu ngươi đi theo con họ về nhà chồng khônog?
- Dạ không.Cô dâu biểu tôi thôi.
- Dù không biểu nhưng bố mẹ cô dâu cũng phải biết ngươi chớ?
Lý Cường nhanh trí đoán ra Bao Công định bẫy nên hắn thản nhiên trả lời:
- Dạ chỉ có mẹ cô dâu biết tôi mà thôi. Nay ra cớ sự này chắc là người ta sẽ toa rập với họ Giang mà vu vạ cho tôi ăn trộm để khỏi trả tiền tôi và khỏi sợ tôi tiết lộ điều bí mật của con gái họ ra ngoài cho thiên hạ đàm tiếu.
Bao Công truyền tạm giữ Lý Cường lại rồi ngay sau đó, ông đem theo hai lính hầu đến thẳng nhà họ Giang dạy Giang Vinh đưa vô xem nhà. Bao Công qua phòng cô dâu thì thấy quả đúng như lời Lý Cường đã tả.
Bao Công hỏi gia nhân đầy tớ về trường hợp bắt được Lý Cường. Mọi người đều khai tên trộm thừa lúc nhá nhem tối lẻn vào nhà toan vô phòng cô dâu ăn trộm nhưng mới tới cửa phòng thì bị bắt.
Bao Công ra về trong lòng phân vân tự hỏi:
- Nếu nó là trộm vừa tới cửa đã bị bắt thì làm sao nó thuộc hết chuyện nhà Giang Vinh được. Còn nếu nó là thầy thuốc do cô dâu dắt theo về nhà chồng thì vì cớ gì họ Giang lại vu oan cho nó? Ta thấy lý luận nó đưa ra không vững vả lại mặt mày, điệu bộ nó không có vẻ chi là thầy thuốc cả. Hay là nó lẻn vô trước, nằm dưới gầm giường nghe lỏm vợ chồng nhà này bàn bạc chuyện vãn với nhau nên nhớ mà khai ra chăng? Vụ này lại phải lập kế mới tìm ra sự thật được.
Nghĩ vậy nên khi về đến nha, Bao Công cho lính kêu Giang Vinh đem gấp tới nha y phục và đồ trang sức cô dâu đã mặc hôm cưới. Ông lại sai lính đi mướn một gái điếm xinh đẹp nhưng mặt mũi khác hẳn vợ Giang Vinh rồi đem về cho ăn vận phục sức giống hệt cô dâu họ Giang hôm cưới.
Xong xuôi đâu đấy. Bao Công để người đó đứng giữa công đường rồi giả bộ gọi Lý Cường ra đối chứng.
Theo lời dặn của Bao Công, my chú lính áp giải Lý Cường từ nhà giam lên công đường làm bộ thì thào với nhau, đủ cho Lý Cường nghe thấy:
- Bữa nay quan đòi dâu mới của họ Giang tới đối chứng với tên này xem oan ưng ra sao?
Lý Cường nghe nói tưởng thật, lấy làm mừng lắm, nghĩ rằng “May quá, chút xíu nữa giáp mặt nó mình không biết là ai thì khổ. Hôm cưới mình không nom rõ mặt nó. Từ bữa nằm gầm giường nhà nó, ta chỉ nom thấy… chân thôi.
Tên trộm theo lính bước vào công đường. Bao Công chỉ gái điếm hỏi Lý Cường:
- Biết người này là ai không?
- Dạ… thưa đó là con dâu họ Giang.
- Chắc không?
- Dạ, chắc. Tôi là thầy thuốc của y thị mà.
Nói đoạn Lý Cường chỉ mặt người đàn bà mà mắng rằng:
- Đã nhờ ta trị bịnh cho mi sao mỡ để chồng mi vu oan ta là ăn trộm?
Người đàn bà làm thinh còn công lại đứng hầu xung quanh Bao Công che miệng khúc khích cười!
Bao Công cũng phá lên cười sằng sặc một hồi rồi nghiêm mặt bảo Lý Cường:
- Mi nói làm thầy thuốc cho con dâu họ Giang? Tên này gớm thiệt.
Bỗng Bao Công đột ngột hỏi:
- Phải năm rồi mày giết dâu họ Tạ không?
Lý Cường tái mặt đứng yên không trả lời. Bao Công quát lính vật tên trộm ra đánh cho mấy chục côn. Lý Cường nhận có toan vô ăn trộm nhà Giang Vinh nhưng chối không hề giết dâu họ Tạ năm trước.
Bao Công cả giận vỗ án la:
- Thằng này to gan và xảo quyệt lắm. Lính đâu đem nó hạngục rồi đến xét nhà nó tức khắc cho ta.
Quân lính kéo đến lục tung đồ vật trong nhà Lý Cường nhưng không thấy gì cả mới dò tìm dướii gầm giường có vết đất mới, liền đào lên và bắt gặp một số nữ trang đem về nạp Bao Công.
Bao Công cho gọi bố mẹ Tô Thị và Ta Aáu An đến nhìn. Họ đều khai đúng là đồ nữ trang của nạn nhân.
Bao Công sai lính lôi Lý Cường ra. Trông thấy tang vật nằm sờ sờ trên mặt bàn. Lý Cường cứng họng hết đường chối cãi đành phải thú nhận hết tội lỗi. Thế là vụ án sau, Bao Công tra vụ sát hại nàng Tô Thị, con dâu Tạ Cảnh lúc trước.
Bao Công lên án chém đầu Lý Cường về tội giết người cướp của và truyền trả tự do cho tạ Cảnh, bố chồng Tô Thị.
Bao Công lại sai lính bắt Tô Nghi (cháu họ Tô Thị) về nha vật cổ ra đánh 30 hèo và phạt tù 6 tháng về tội phao vu khiến Tạ Cảnh phải hàm oan.
__________________




**************************************************
TRUM YEU GAI , CHET VI GAI
SONG DE YEU , CHET VI YEU
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:17 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.