Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 04-01-2004, 03:51 PM
ThanhCatTuHan ThanhCatTuHan is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 34
Default

CHƯƠNG 11



Mấy ngày liền sau đó, Tiểu Song sáng đi tối mịt mới về. Chúng tôi ít khi gặp được Tiểu Song. Ngay cả tôi cũng vậy. Khi Tiểu Song ra cửa, tôi còn ngủ. Còn đến lúc Tiểu Song về thì tôi đã ngủ khò. Đôi lần gặp nhau, khi nghe tôi hỏi "Sao bận rộn gì thế?" Thì Tiểu Song chỉ trả lời ngắn gọn:

- Không có gì cả

Nghe vậy, là không có lý do nào tôi hỏi thêm. Tuy không hỏi nhưng tôi cũng biết rằng dù cho bầu trời đã vào đông dù lò sưởi đã bắt đầu được khởi nóng đêm đêm và bên ngoài mưa lạnh lất phất, thì ở tận cùng của ngôi lầu bốn tầng nọ, trong ngôi nhà gỗ lụp sụp, mùa xuân vẫn ngập đầy, vẫn ấm áp. Tiểu Song vắng nhà suốt ngày làm cho cha tôi không vui, người nói với mẹ, với Nội:

- Có chuyện gì mà con bé vắng nhà suốt ngày thế? Quý vị làm bà, làm bác đừng bao giờ nghĩ là nó họ Đỗ chớ không phải họ Chu mà hất hủi nó nghe.

Nôi tôi kêu lên.

- Làm cái gì có chuyện đó, Nó đáng tội đáng thương hơn lũ trẻ nhà này nhiều, ai lại không thương. Có điều con gái lớn rồi có bạn trai thì tính tình đương nhiên đổi khác. Nó cũng nào phải họ Chu đâu mà dám mang bạn trai về nhà như mấy đứa trong nhà này. Đó còn chưa nói là tại vì... tại vì...

Nội chỉ nói đến đó rồi thở dài. Tôi hiểu tiếng thở dài đó, nó phải là "Tại vì trong nhà này còn có một thằng đang thất tình" đó là ông anh tôi. Đâu phải Thi Bình, Thi Tịnh đâu. Mang bạn trai về nhà làm nhà vui hơn. Còn Tiểu Song mang về chỉ tổ làm cho một người thêm đau khổ. Đó là lý do Tiểu Song phải mang "nguời ta" đi nơi khác.

Cha tôi nhìn mọi người hỏi:

- Sao? Có bạn trai rồi ư? Tiểu Song đã yêu? Ai vậy? Lư Hữu Văn ư?

Vũ Nông đáp.

- Vâng, Đúng là Lư Hữu Văn.

Cha tôi gật gù, một chút nói tiếp.

- Ai chứ thằng đó cũng được, tuy nghèo nhưng có ý chí, có tài, lại chịu khó. Với những đứa như vậy sẽ làm nên. Một đứa thì mồ côi cha mẹ không chịu tìm chỗ giàu sang nương tựa, mà lại yêu một thằng rớt mồng tơi như thế, cũng hiếm có.

Tôi nghĩ.

- Dĩ nhiên như vậy thôi. Không yêu một phó giám đốc đài truyền hình, trẻ tuổi tài cao, lại yêu một tay như vậy. Hạnh phúc ư? Phép lạ. Nhưng dù sao cũng mong là họ sẽ hạnh phúc.

Mấy ngày đó, gia đình tôi đều bận rộn, tôi cũng lo thi học kỳ nên không còn thời gian đâu lưu ý chuyện Tiểu Song.

Một buổi tối Tiểu Song nói.

- Hôm nay, anh Hữu Văn dọn nhà.

- Hử

Tôi ngạc nhiên. Tiểu Song nói tiếp:

- Lúc này, trời lạnh quá, cái nhà nhỏ lại nằm tuốt trên sân thượng khiến cho mỗi lần gió thổi vào là giống như ngồi trong tủ đá, nếu cứ ở mãi trong tình trạng đó rất dễ sinh bệnh.

Tiểu Song ngần ngừ một tí rồi lại tiếp:

- Vì vậy, không thể không dọn đi chỗ khác được. Anh Văn sẽ dọn đến ở gần khu Đại học sư phạm, nơi ấy có một ngôi nhà nhỏ, lúc đầu chủ nhà định phá vỡ để xây cất chung cư nhưng đất hẹp quá mà nhà kế bên lại không hợp tác nên đành bỏ trống, bỏ trống thì uổng nên họ lại cho thuê. Anh Văn mướn được nơi này tuy hẹp nhưng vẫn tốt hơn nơi ở cũ, bây giờ chỉ cần sắp xếp lại, trồng thêm một ít hoa là khung cảnh sẽ hết sức thích hợp cho việc viết lách.

Tôi hỏi:

- Tiền nhà mỗi tháng là bao nhiêu?

- Tám trăm đồng, thế chân thêm năm ngàn đồng nữa.

Tám trăm đồng! Đối với nhiều người đó là một con số nhỏ. Nhưng đối với Lư Hữu Văn là một con số rất to, đó là chưa kể năm ngàn tiền thế chân. ở đâu Lư Hữu Văn có? Nhưng rồi tôi nhớ đến Tiểu Song. Số tiền mười ngàn đồng tác quyền của bản nhạc. Vậy là Tiểu Song có cách sử dụng. Của anh hoặc của em cũng thế. Có điều tôi chợt thấy buồn. Cái ông anh khờ khạo của tôi khéo lo, anh đã nghĩ sai khi tưởng rằng với số tiền đó Tiểu Song sẽ được ăn ngon hơn, lên xe xuống ngựa đỡ phải vất vả. Nhưng số tiền đó đã được sử dụng bằng phương thức khác.

Nhừng ngày kế tiếp, Tiểu Song tỏ ra bận rộn hơn. Một bữa tối dưới ánh đèn, tôi thấy Tiểu Song đang may màn cửa bằng kim tay, màn cửa màu đỏ bằng một loại vải dày. Tôi nói:

- Sao không đem cho mẹ may bằng máy?

Tiểu Song đỏ mặt:

- Cũng không cần, em may xong rồi.

Thì ra cô nàng vẫn ngại. Ngôi nhà mới của Lư Hữu Văn với toàn bộ thiết kế đều là do Tiểu Song đích thân bày trí. Nhìn cô bé tôi thấy tội nghiệp quá! Tôi mong rằng Lư Hữu Văn sẽ không để cho Tiểu Song dọn dẹp cả đống cỏ ngoài sân. Nhưng rồi hai hôm sau khi Tiểu Song trở về tôi thấy trên ngón tay nàng được băng kín bằng vải. Tôi hỏi:

- Sao thế?

Tiểu Song cười nói:

- Cũng không có gì, em không ngờ cái liềm nó lại bén như vậy.

Hôm ấy cũng thật tình cờ anh Thi Nghiêu tan sở sớm. Anh với Tiểu Song chạy đụng nhau tại phòng khách, đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau, kể từ khi có chuyện xảy ra trong phòng ngủ. Họ muốn tránh né nhau, nhưng bất ngờ lại đụng vào nhau và thật tình cờ anh Nghiêu lại đụng trúng ngón tay bị thương của Tiểu Song, cô nàng đau quá hét lên "Ui da" một tiếng. Anh Thi Nghiêu hết hồn nắm lấy ngón tay bị thương của Tiểu Song:

- Làm sao thế? Em bị thương à?

Tiểu Song đỏ mặt rút tay lại:

- Cũng không có chi.

Rồi nhanh :Dng Tiểu Song bỏ về phòng ngủ, anh Thi Nghiêu đứng ngần ngừ một chút mới lê gót về phòng riêng. Tôi nghe có tiếng thở dài của mẹ và tiếng ho của Nội trong phòng khách.

Tối hôm ấy tôi kiếm cớ vào phòng của anh Thi Nghiêu thấy anh nằm trên giường mắt dán lên trần nhà. Tôi thở dài nói:

- Anh Nghiêu này đừng ngớ ngẩn nữa, cô ấy vì người khác mà bị thương mắc mớ gì anh phải đau lòng cho cô ta.

Anh Thi Nghiêu cắn nhẹ môi nói:

- Cái thằng Lư Hữu Văn chết bầm kia, không biết sao lại để cho Tiểu Song bị thương như vậy.

Tôi thấy tội nghiệp cho ông anh của tôi.

- Kỳ cục không? Chuyện đó không lẽ Lư Hữu Văn cố tình muốn, đó chẳng qua chỉ là một sự xui xẻo, có ai thích vậy đâu.

Anh Thi Nghiêu vẫn có vẻ buồn buồn:

- Không cần biết, tôi không muốn thấy Tiểu Song bị thương. Nếu Tiểu Song là người yêu của anh, thì anh sẽ không bao giờ để cô ấy bị đau đến một cọng tóc.

Tôi nhìn anh Nghiêu rồi đột nhiên nhớ đến chuyện không thể cứu chữa nữa rồi.

Mấy hôm sau rồi tôi khám phá ra là trên mái tóc dài của Tiểu Song không còn kẹp đóa hoa trắng. Tôi tròn mắt:

- Ủa bộ mãn tang rồi à?

Tiểu Song nói khẽ.

- Đủ một năm rồi. Em đã đến chùa lạy ba lạy coi như xong lễ. Em không biết là người chết rồi sẽ đi dâu, chỉ mong rằng dưới suối vàng cha sẽ hiểu cho và ở cạnh em để giúp đỡ chỉ bảo, để đời em không còn khiến ai buồn nữa.

Nghe Tiểu Song nói. Rồi nhìn vào mắt nàng, tôi cảm thấy như Tiểu Song có rất nhiều tâm sự, nhưng chờ mãi vẫn không thấy nàng nói gì nữa.

Và rồi những ngày thi cuối năm cũng trôi qua và một buổi tối chủ nhật Tiểu Song đột ngột cùng Lư Hữu Văn đến nhà. Đó là một chuyện lạ, cũng tình cờ hôm ấy cả nhà đều đông đủ. Anh Thi Nghiêu thì vừa nhìn thấy Lư Hữu Văn là miễn cưỡng gật đầu rồi dự tính rút lui. Không ngờ Tiểu Song đưa tay ngăn lại với nụ cười:

- Anh ở lại. Anh Nghiêu, được chứ?

Nụ cười của Tiểu Song rất dịu dàng khiến anh Thi Nghiêu không thể không ngồi xuống ghế trở lại và đốt một điếu thuốc. Tiểu Song hôm nay mặc rất đẹp chiếc robe màu phấn hồng, mặt trang điểm khéo, còn Lư Hữu Văn trong bộ âu phục màu đen, áo chemise trắng trông rất lịch sự, hai người như đi dự dạ hội và tôi liếc khéo về phía anh Thi Nghiêu, hình như anh có vẻ bối rối, Tiểu Song đứng giữa phòng khách trịnh trọng nói:

- Thưa Nội, thưa hai bác cùng các anh chị, trước hết con xin rất cám ơn tất cả đã giúp đỡ và nuôi nấng con trong một năm qua. Ơn đó con không bao giờ quên...

Nội có vẻ không hiểu được:

- Tiểu Song, làm gì con trịnh trọng thế. Con định đóng phim ư?

Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc. Tôi không hiểu Tiểu Song định làm gì, chỉ có mẹ là có vẻ hiểu tâm lý đàn bà. Người nói.

- Tiểu Song có chuyện gì con cứ nói. Gia đình này rất thoải mái con đừng ngại gì cả.

Tiểu Song đỏ mặt

- Con biết hai bác đều rộng rãi. Vì vậy có gì không phải xin hai bác tha thứ cho.

Cha tôi khuyến khích.

- Thì con cứ nói đi.

Tiểu Song nhìn hết mọi người trong phòng rồi nói:

- Thưa bác, con và Hữu Văn mới ký giấy hết hôn chiều nay.

Cả phòng khách chợt nhiên chùng hẳn xuống, mọi người nhìn nhau, chẳng ai tin đó là sự thật nhất là anh Thi Nghiêu. Tôi ở chung một phòng với Tiểu Song lại thân nhau thế mà tôi chẳng hay biết gì cả. Tôi thấy tức giận bước tới nắm tay Tiểu Song, nói:

- Sao làm chuyện kỳ cục vậy? Song muốn lấy chồng có ai cấm đâu. Nhưng Tiểu Song phải biết là Song đã vào đây ở với chúng tôi, đã là một thành viên trong gia đình chúng tôi vậy mà cái chuyện kết hôn Tiểu Song lại lén lút không cho chúng tôi biết. Chúng tôi không đáng được uống một ly rượu mừng ư? Thật là kỳ!

Nội cũng có vẻ không vui:

- Tiểu Song, chuyện hôn nhân là chuyện hệ trọng chứ không phải là một trò đùa. Sao con lại làm như thế?

Lư Hữu Văn bước tới, cúi đầu chào cha mẹ rồi nói:

- Xin hai bác hãy bớt giận, tất cả là đều do tôi xướng cả, hai bác có trách, trách tôi chứ không phải Tiểu Song.

Nội nói:

- Có nghĩa thật sự hai người đã lấy nhau?

Lư Hữu Văn nói:

- Vâng. Tụi con đã đăng ký kết hôn tại Toà án điạ phương. Nếu quí vị không tin, chứng thư đây nè.

Chúng tôi nhìn thấy chứng thư kết hôn mới tinh, là sự thật. Lập tức cả phòng vang lên tiếng xì xào bình luận. Tôi quay sang nhìn anh Thi Nghiêu hình như anh đang bối rối và tôi quay sang Vũ Nông.

- Hay thật! Anh Nông làm việc ở toà án điạ phương vậy mà họ đến đấy đăng ký kết hôn anh lại không biết hay là anh muốn giấu?

Vũ Nông kêu oan:

- Em lầm rồi, toà án nó rộng như vậy. Anh lại bận ghi ở phiên toà xử, trong khi họ đăng ký kết hôn ở phòng khách, thì làm sao anh biết được.

Tiểu Song bước tới bên tôi:

- Chị Thi Bình chị đừng giận anh ấy. Nghe em nói này, ngày em mất cha, bác Chu đã đem em về đây nuôi, một năm qua về phương diện ăn mặc em đều được sung sướng với chị và chị Thi Tịnh. Đó là một năm mà mãi mãi không bao giờ quên, em thật có lỗi, em là đứa vô tình vô nghĩa được cư xử đầy như thế mà chuyện lớn như lấy chồng em lại không hỏi ý kiến hai bác, lại tự ý đi làm, xin hai bác và tất cả anh chi. thứ lỗi. Có điều em thấy sau khi quen với Lư Hữu Văn định mệnh đã an bày. Anh ấy cũng là một đứa con mồ côi không cha không em., con may tốt phước hơn anh ấy nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa con côi, lúc nào cũng mặc cảm với thân ăn nhờ ở đậu, giữa hai đứa trẻ mồ coi chúng con đã cảm thông và đến hôn nhân. Con biết bác rất thương anh Hữu Văn và con nghĩ chắc bác cũng không phản đối chuyện con lấy anh Văn chứ?

Cha tôi nhìn Tiểu Song gật đầu và Tiểu Song lại tiếp:

- Bác thử nghĩ xem, hai bác đã coi con như con ruột thì con đưa ý kiến lập gia đình bác sẽ không bao giờ để con kiếm hai người chứng đến toà án làm hôn thú một cách đơn giản như vầy chắc chắn là bác sẽ làm linh đình hơn bác mới yên tâm. Nhưng nếu làm như thế con sẽ bứt rứt. Hơn một năm qua tình cảm bác dành cho con từ tinh thần đến vật chất, nghĩa nặng ân dày, bây giờ để bác phải nặng lo chuyên. hôn nhân nữa làm sao con yên tâm. Anh Văn cũng nghĩ như con. Hôn nhân là chuyện riêng của hai người yêu nhau lấy nhau, niềm tin với lời thề cộng thêm thủ tục pháp lý cho hợp lệ là đủ. Chúng con không cần hình thức. Tình yêu trên hết và tình yêu mới vĩnh cửu. Xin hai bác hãy tha thứ cho chúng con về tội qua mặt. Nếu bác và anh chị đây hãy còn thương con thì đừng trách mắng gì con, mà hãy chúc mừng hai con.

Tiểu Song nói một hơi, chúng tôi cứ ngẩn ra nhìn mà không biết xử trí ra sao. Cuối cùng cha là người phá vỡ cái không khí ngỡ ngàng đó:

- Thôi được rồi, ta xin chúc mừng các con, ta cũng mong hai đứa nên phấn dấu để vươn lên và yêu nhau đến lúc bạc đầu.

Tiếp theo lời cha tôi là những tiếng vỗ tay. Tôi kéo Tiểu Song về phía mình nói:

- Mi hư thật, chuyện quan trọng vậy mà dám giấu giếm cả nhà.

Trong khi Vũ Nông kéo Hữu Văn qua một bên nói:

- Ê, Hữu Văn, mày chưa trả lễ cái công làm mai của tao nhé.

Chị Thi Tịnh thì hỏi:

- Nhà mới ở đâu vậy? Tại sao không đưa tụi này đến xem.

Anh Lý Khiêm cũng nói vào:

- Chúng ta không được uống rượu, không được tham gia nghi thức hôn lễ. Vậy thì kéo nhau đến phá nhà mới đi!

Giữa tiếng cười nói ồn ào thì Nội chen vào nắm tay Tiểu Song nói:

- Tụi bây bậy quá. Nội chẳng hài lòng tí nào trước một lễ cưới đơn giản như vậy nhưng lỡ rồi, Nội cũng không thể trách các con. Nội chỉ biết mừng cho các con, con có nhớ ngày đầu tiên con đến đây, lúc đó Nội đã nói con là đứa cháu thứ ba của Nội. Khi Nội còn trẻ gia đình rất dư giả nhưng sau cuộc chiến chạy đến Đài Loan này Nội hoàn toàn tay trắng. Tài sản của Nội chỉ vỏn vẹn có một đôi xuyến và một chiếc mặt ngọc. Đôi xuyến thì Nội đã định cho Thi Tịnh và Thi Bình mỗi đứa một chiếc còn mặt ngọc này Nội dành cho con.

Nói xong Nội tôi tháo sợi dây chuyền trên cổ và mở ra lấy chiếc mặt ngọc gói vào miếng bông đưa cho Tiểu Song. Đó là chiếc mặt ngọc cẩm thạch khắc hình hai chú cá.

- Đây là món nữ trang rất cổ. Nội tôi mang trong người đã mười mấy năm, Nội không biết với trào lưu hiện đại nó có còn đáng giá không, nhưng Nội có cái tin tưởng là nó có thể trừ được tà ma, vì vậy Tiểu Song hãy mang nó trong người Nội mong rằng nó sẽ vĩnh viễn trên người con, đừng làm mất, coi như là một vật kỷ niệm.

Tiểu Song cầm chiếc mặt ngọc có vẻ bối rối:

- Nội ơi không được đâu... Nội hãy giữ lấy nó mà mang.

Nội tôi nghiêm giọng:

- Con không muốn coi Nội là Nội của con ư?

Tiểu Song xúc động, nàng chỉ kêu lên một tiếng:

- Nội!

Rôì không nói được nên lời và sà vào lòng người. Nội tôi vuốt lấy tóc Tiểu Song nói:

- Tội nghiệp cháu tôi vô phước, không mẹ không cha, bây giờ lại lấy chồng, một cuộc đời mới đang bắt đầu, mong rằng từ đây về sau con sẽ không còn khổ nữa.

Và hai người cứ thế ôm nhau với nước mắt, mẹ tôi bước tới gỡ tay Nội ra nói:

- Thôi hôm nay là ngày vui không được phép khóc, dù gì cũng là ngày lấy chồng của Tiểu Song, chúng ta không có chuẩn bị gì hết nhưng cơm tối qua cũng lâu rồi. Tôi đề nghị cả nhà đến nhà hàng Cành Mai kêu một chai rượu và vài món ăn gọi là để mừng cho Tiểu Song, mọi người thấy thế nào?

Đề nghị của mẹ lập tức được mọi người hoan hô, tôi nhìn sang anh Thi Nghiêu người từ đầu đến cuối chỉ yên lặng hút thuốc, bây giờ đã đứng dậy. Anh Nghiêu nói:

- Mẹ nói đúng, chúng ta phải ăn mừng. Phải ăn mừng cái vui từ trên trời rớt xuống.

Tôi cảm thấy lời nói của anh Thi Nghiêu không được tự nhiên, chưa biết làm gì, thì mẹ đã lên tiếng:

- Này, Thi Nghiêu, hình như sáng mai con bận việc, vậy con ở nhà trông cửa nhé?

Thi Nghiêu ngạc nhiên nhìn mẹ rồi bước đến trước mặt Tiểu Song:

- Có phải là tôi không có quyền uống rượu mừng của cô phải không?

Tiểu Song bối rối:

- Sao lại có chuyện đó.

Anh Thi Nghiêu đưa mắt nhìn mọi người hỏi.

- Vậy thì... Còn ai phản đối chuyện tôi đi uống rượu nữa không?

Không khí có căng thẳng, Nội đã gỡ rối bằng cách vỗ tay nói:

- Thôi chúng ta đi nào. Hôm nay là ngày mà không cho phép bất cứ một ai vắng mặt.

Thế là chúng tôi ùa nhau về phòng riêng sửa soạn, và kéo rốc đến nhà hàng, tổng số cũng vừa ngồi đủ chật một bàn. Vừa an vị thì anh Nghiêu gọi cô hầu bàn lại:

- Cho tôi năm chai rượu Chiêu Hưng. Tối nay ai không say không cho phép về.

Tôi nhìn mẹ không biết tình hình rồi sẽ diễn biến ra sao, cô hầu bàn đã mang rưọu ra, anh Nghiêu lập tức rót cho mỗi người một ly, nâng lên anh nhìn về phía Lư Hữu Văn nói:

- Cuộc đời giống như một bãi chiến trường phải không cậu Văn?

Lư Hữu Văn đáp lại bằng nụ cười rất lịch sự, nụ cười kẻ chiến thắng. Không khí trên bàn tiệc rất căng, chúng tôi chưa biết làm gì thì cha lên tiếng:

- Làm gì kỳ cục thế? Chưa gọi thức ăn mà đã chuốc rượu?

Anh Thi Nghiêu tảng lờ như chẳng nghe thấy, nói với Hữu Văn.

- Chúng ta thi nhau uống nào? Xem thử tửu lượng của cậu có mạnh như những thứ khác không?

Lư Hữu Văn vẫn cười một cách rất quân tử:

- Có cần thiết phải như vậy không? Tôi không chuyên nghiệp về rượu lắm.

Và nhìn về phía Tiểu Song, Văn lại tiếp:

- Hôm nay không cần rượu, tôi cũng đã say rồi.

Câu nói của Hữu Văn khiến lòng Thi Nghiêu bốc lửa. Tôi đã nhìn thấy phản ứng trên tròng mắt anh Nghiêu. Anh đứng dậy, đang định nói gì đó, thì Tiểu Song cũng đã dứng lên. Trong tay Tiểu Song một ly rượu lớn. Tiểu Song nhìn anh Nghiêu bằng ánh mắt van lơn nhịn nhục:

- Anh Nghiêu này, xưa đến nay em không biết uống rượu, nhưng hôm nay xin phép anh cho em kính anh một ly gọi là để đa tạ sự giúp đỡ và chăm sóc lâu nay của anh. Nếu thời gian qua em có làm gì không phải, cũng xin anh tha thứ.

Nói xong, Tiểu Song nâng ly lên uống ngay. Nhưng chỉ mới hai ngụm, Tiểu Song đã bị sặc. Anh Nghiêu tái mặt. Đưa tay chận lại:

- Thôi đủ rồi, Tiểu Song ạ.

Giọng anh run run. Và tôi nhìn thấy nét giận lúc đầu của anh Nghiêu đã biến mất, thay vào đó là một thoáng buồn. Anh cũng nâng ly lên nói với Hữu Văn.

- Xin chúc mừng cậu, cậu Văn mong là cậu sẽ thay gia đình tôi chăm sóc, yêu thương và lo lắng cho Tiểu Song.

Nội vỗ tay nói:

- Hoan hô, nào gọi thức ăn đi. Nội đói rồi đây này. Ai muốn uống rượu thì một tí nữa hãy uống. Còn bây giờ xem naò, nhà hàng này có món cá hương ngon lắm, ngoài cá hương ra không biết có món tôm hùm không? Hôm nay ngày vui phải dùng món đặc biệt.

Không khí bàn tiệc cởi mở hơn, vui hơn. Và bữa cơm hôm ấy cũng đánh dấu được một cuộc tình trong giai đoạn mới.

Tiểu Song đã lấy chồng như vậy đó. Nàng rời gia đình tôi về với tổ ấm. Đến cũng đột ngột rồi đi cũng đột ngột. Đêm ấy cũng là đêm đầu tiên, sau một năm dài, bây giờ ngủ một mình tôi không làm sao ngủ được. Đồ đạc của Tiểu Song vẫn còn để trong phòng. Cuộc hôn nhân quá bí mật, nên chưa kịp mang đi. Nhìn quần áo đồ đạc của nàng để lại, rồi nghĩ đến những vui buồn một năm sống chung, lòng tôi bồi hồi trăn trở. Tôi ngồi dậy, khoác áo và đi về phía phòng của anh Thi Nghiêu.

Đèn phòng của anh Nghiêu vẫn sáng, chứng tỏ anh cũng không ngủ. Tôi đẩy cửa bước vào. Anh đang ngồi bên bàn, với giấy và bút. Thấy tôi, anh vẫn yên lặng. Tôi bước tới:

- Anh Nghiêu này.

Anh quay lại nhìn tôi:

- Anh đã nghĩ kỹ rồi, anh đã sai ngay từ đầu.

Tôi kêu lên:

- Anh Nghiêu. Sao anh cứ tự trách mình thế? Đó chẳng qua là định mệnh. Cuộc hôn nhân này trời đã định từ lâu rồi anh.

Anh Thi Nghiêu vẫn tiếp tục nguệch ngoạc trên giấy, giọng buồn:

- Anh sai nhiều thứ. Chính anh kêu cô ấy lấy chồng, anh bức cô ta lấy chồng. Vì Tiểu Song cảm thấy không còn chỗ đứng trong gia đình này nữa. Tại anh, anh không hề tỏ rõ mình yêu Tiểu Song, mà anh chỉ bức bách Tiểu Song.

Tôi xúc động bước tới nắm tay anh Nghiêu, bàn tay thật lạnh.

- Anh Nghiêu, anh nghe em này, đừng nghĩ ngợi gì nữa, nếu hôm dó không có chuyện cãi nhau giữa anh với Tiểu Song thì em nghĩ là Tiểu Song rồi cũng lấy Hữu Văn. Đó là một sự thật.

Anh Thi Nghiêu nhìn lên với đôi mắt đỏ. Anh không trả lời tôi, anh lại cúi xuống vớ cây viết và tờ giấy. Những con số nằm theo đủ mọi hướng... Con số 378.

Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Con số gì thế anh? Số nhà của họ ư?

Anh Nghiêu lắc đầu:

- 378! Tất cả là 378 ngày! Từ ngày đầu tiên đặt chân vào nhà ta cho đến lúc bay mất. Anh đã làm xổng mất 378 cơ hội.

Tôi thở dài nhìn anh Nghiêu. Trời ơi! Một người tình si. Từ đây về sau sẽ chẳng bao giờ tôi dám nghĩ thơ Xuân Diệu là một câu sáo rỗng không thực rồi!

Người si muôn kiếp là hoa núi,

Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 04-01-2004, 03:56 PM
ThanhCatTuHan ThanhCatTuHan is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 34
Default

CHƯƠNG 12


Tiểu Song lấy chồng được ba hôm. Tôi đang thu dọn toàn bộ đồ đạc của cô ấy lại chuẩn bị gởi về nhà mới thì chị Thi Tịnh tới nói:

- Thi Bình này. Chị đã tính với anh Lý Khiêm rồi, chuyện Tiểu Song lấy chồng, bất cứ lý do gì, ta cũng không có quyền làm ngơ, ta nên có một cái gì gọi là kỷ niệm.

Tôi tán đồng ngay:

- Vâng. Hoan hô... Nhưng... nhưng mà đám cưới đã xong rồi, làm sao?

Anh Vũ Nông nói:

- Theo tôi thì bây giờ không phải là phút bày tỏ lòng yêu quý của mình. Hoàn cảnh của Hữu Văn thế nào tôi hiểu rõ. Cậu ấy nghèo đến độ khố rách áo ôm. Còn Tiểu Song, mọi người đã thấy. Họ yêu nhau bằng tình uống nước lã nói chuyện tình yêu. Vì vậy tôi đề nghị chúng ta ở đây mỗi người bỏ ra một ít, hùn lại cho Thi Bình mang đi. Thi Bình hẳn khéo nói, để cô ấy nhận tiền mà không tự ái.

Anh Lý Khiêm nói.

- Hay lắm. Vậy tiến hành ngay đi.

Thế là chúng tôi bắt đầu đóng góp. Tiếc một điều ai cũng đều nghèo nên tổng số không được bao nhiêu. Giữa lúc chúng tôi đang bàn tán, thì mẹ gọi tôi vào phòng người.

- Nghe nói tụi con đang góp tiền cho Tiểu Song ư?

Tôi nói.

- Vâng. Gom hết mà chỉ mới có hai ngàn đồng, sớm biết vậy, tháng trước con không may áo.

Mẹ yên lặng một chút nói.

- Thi Bình, mẹ với cha con cũng đã bàn tính. Nhà ta mấy năm nay cũng đủ ăn đủ mặc, tuy không có dư giả gì, lại lo đám cưới cho Thi Tịnh nên không còn tiền mặt, con đem sợi dây chuyền này cho Tiểu Song.

- Vâng, quý lắm rồi, nãy giờ con chỉ sợ ít quá coi không được.

Mẹ nói và lấy trong tủ ra một túi vải.

- Còn nữa. Đây là số tiền mà hàng tháng Tiểu Song đưa cho mẹ, mẹ không xài tích lũy lại, con đưa cho Tiểu Song luôn nhé.

Tôi cảm động.

- Vâng. Mẹ con thật tuyệt vời, con yêu mẹ.

Mẹ cười:

- Xem kià. Con lớn rồi. Nhưng thấy mẹ lo cho Tiểu Song thế này, con không ganh ư?

Tôi cười nói:

- Không đâu mẹ. Không bao giờ, vì con khác Tiểu Song. Con có mẹ yêu, có cha lo lắng và Nội nuông chìu còn Tiểu Song mồ côi không có gì cả.

Mẹ gật gù.

- Con gái mẹ biết nói như vậy là tốt. Con có phúc vì có cha có mẹ thôi được rồi, con đi đi.

Thế là tôi mang hơn mười lăm ngàn bạc, nữ trang và cả đồ đạc, cho Tiểu Song ra cửa, vừa định đi thì anh Thi Nghiêu đuổi theo nói.

- Thi Bình, bộ cô tưởng tôi nhỏ nhoi đến độ không có quà cưới được ư?

Tôi bối rối.

- Đâu phải, tại em nghĩ là bao nhiêu đây cũng đủ rồi em đưa cho Tiểu Song và nói với cô ấy là đóng góp của cả nhà ta chứ không là riêng của ai hết.

Anh Thi Nghiêu đưa một phong thư dày cộm cho tôi:

- Đưa thêm cái này cho cô ấy.

Tôi lùi lại khoát tay.

- Đừng anh Nghiêu, người ta dù sao cũng đã có chồng, không dám đưa thư đâu.

Anh Nghiêu lắc đầu.

- Anh thề đây không phải là thư tình đâu.

- Vậy cái này, có thể đưa trước mặt Hữu Văn không?

- Không nên.

- Vậy thì em không đưa.

Anh Nghiêu suy nghĩ môt. chút rồi nói.

- Thôi được, em cứ đưa trước mặt Hữu Văn, nói là của anh, nếu Tiểu Song không nhận cứ ra về.

Tôi nghi ngờ.

- Anh cứ cho biết cái gì trong ấy. Nếu làm trò cười em sẽ không nhận đâu.

Anh Nghiêu thất vọng.

- Không lẽ anh làm trò cười cho họ à?

- Làm sao em biết?

Anh Nghiêu có vẻ giận.

- Thôi được rồi, không cần, mai đích thân anh mang đi.

Tôi nghĩ chắc không có gì đâu, nên nói.

- Vậy đưa đây em mang cho.

Và tôi mang tất cả ra đường, đón xe Taxi đem dến cho Tiểu Song.

Xe ngừng trước môt. con hẻm ở đường Phổ Thành và nhanh :Dng tìm ra địa chỉ nhà Tiểu Song. Chung quanh hầu như đều là nhà bốn tầng, chỉ có một vài căn nhà gỗ lạc lõng. Tôi bấm chuông và Tiểu Song ra cổng với ánh mắt ngạc nhiên:

- Ồ! Chị Thi Bình, không ngờ chị đến, em đang tính mai rủ chị và Thi Tịnh đến chơi, không ngờ chị đến trước.

- Thôi mau mang đồ đạc cô vào đi, chờ cô đến rước chắc mỏi cổ.

Tiểu Song mang đồ đạc, chăn mền vào, cô ta có vẻ ngạc nhiên.

- Ủa, sao có cả những thứ này nữa?

- Thì cái nào của cô đã xài tôi đều mang đến hết, vì bỏ ở nhà cũng đâu có ai xài đâu, để đó cuối năm sẽ có xài.

- Tại sao cuối năm có xài?

- Thì có thêm một tí nhau.

Tiểu Song nói một cách ngượng ngùng.

- Ồ! Chị này.

Tôi đưa mắt nhìn quanh ngắm nghía. Căn nhà lá hẹp. Nhưng được cái có khoảng sân ngoài sân, trồng chuối, và cây hoa hồng và cỏ dại.

Vào phòng khách, là thấy ngay Hữu Văn ngồi bên bàn giấy bút, bản thảo, tách trà... Chiếm hết mặt bàn. Hữu Văn quay lại nhìn tôi nói.

- Đang viết đến đọan gay cấn nhất, để khỏi bị ngắt đọan cảm hứng, chị ngồi chơi với Tiểu Song, đừng buồn nhé.

- Không, không sao đâu.

Tôi nói và được Tiểu Song kéo vào nhà trong. Căn nhà vách gỗ này lâu nay chưa được tu sửa nên rất ọp ẹp, mỗi bước đều gây thành tiếng động. Trong phòng chỉ có một chiếc giường mới sắm. Ngoài giường ra, còn một ủ áo, hai chiếc ghế, một chiếc bàn. Trên bàn đặt một lọ hoa và một tấm kính có lẽ dùng để trang điểm. Mùi mốc và mùi gỗ mục đâu đấy. Tiểu Song nói như phân bua.

- Nhà vừa nhỏ lại vừa cũ, nhưng được cái chúng em cũng không đòi hỏi, miễn qua ngày là được.

Tôi hỏi.

- Anh Hữu Văn lúc gần đây viết lách có thu nhập được gì không?

Tiểu Song với tay ở đâu giường lấy một quyển tạp chí. Quyển này có lẽ đã được lật xem nhiều lần nên vừa cũ vừa rách. Tiểu Song lật đưa tôi xem một trang, đó là một truyện ngắn có tựa đề là “Dưới Ngưỡng Cửa Đời” và ký tên Lư Hữu Văn. Tôi nói.

- Cái tựa nghe cũng được quá hở?

Tiểu Song vừa gật đầu nàng có vẻ hãnh diện tôi định hỏi viết một truyện ngắn như vậy được bao nhiêu tiền nhưng rồi lại thôi vì với những người yêu văn nghệ mà đụng tí đem tiền ra nói có vẻ trần tục quá. Tôi cười và lấy từ trong ví ra gói quà của chúng tôi và sợi dây chuyền của mẹ

- Dây chuyền này của mẹ cho Tiểu Song, người nói tuy nó không đáng giá nhưng là một vật kỷ niệm, còn gói quà này là của cả nhà. Tôi biết Tiểu Song với Văn rất coi thường vật chất, nhưng cuộc sống bao giờ cũng là cuộc sống, ta không thể thiếu gạo mắm muối nước tương. Ta phải thực tế. Vì vậy xin gửi cho Tiểu Song...

Tiểu Song nhìn tôi bối rối. Cô nàng có vẻ khó xử trí. Tôi phải nói thêm vào.

- Thật ra chúng tôi cũng nghĩ là Tiểu Song đang cần tiền nên thay vì mua quà mà mang tiền mặt đến cho Tiểu Song, đừng có tự ái.

Tiểu Song nắm lấy tay tôi nước mắt rưng rưng.

- Sao các anh chị lại tốt với chúng em như thế?

Tôi an ủi:

- Chỉ cần em hiểu và nhận là chúng tôi đã vui rồi.

- Em không nhận cũng không được. Thú thật với chị con người sống không thể trốn tránh thực tế phải không? Hiện em rất khổ...

Bỗng nhiên tôi thấy bối rối, làm sao tôi không biết là cuộc sống của Tiểu Song thiếu thốn, nhưng với đông lương bốn ngàn ở trường dạy nhạc cộng thêm số tiền viết lách của Hữu Văn. Đó là chưa kể đến số tiền mười ngàn của anh Thi Nghiêu đưa, thì cũng còn chút :Dnh dự trữ. Vậy tại sao khổ. Trong lúc tôi còn suy nghĩ thì chợt Tiểu Song cười nói:

- Ồ! Quên, nãy giờ quên mời chị dùng nước để em đi lấy trà.

Tôi ngăn lại.

- Khoan hãy đi, còn một món này nữa nè.

Tiểu Song quay lại.

- Gì nữa? Nhiều quá em không nhận đâu.

Tôi kéo Song ngồi xuống mép giường nói:

- Ngồi xuống đây. Cái món này là cái gì tôi cũng không biết, của anh Nghiêu bảo tôi đưa cho Tiểu Song.

Tiểu Song nhìn phong thư mặt tái hẳn.

- Chị Bình, hãy đem về đi. Không cần biết bên trong có chứa gì nhưng nó là của anh Nghiêu thì em không nhận. Em lấy anh Văn vì chúng em yêu nhau, có cực khổ thế nào em cũng chịu. Em quyết không bao giờ để chồng em hiểu lầm mình.

Lời của Tiểu Song làm tôi thấy xấu hổ. Sớm biết thế này tôi sẽ không nhận lời làm hộ anh Nghiêu. Tôi đứng dậy nói.

- Thôi đươc. rồi để tôi về.

- Khoan đã. Chị ở lại uống với em tách nước. Chị giận em đấy à?

Thế là tôi không có lý do gì để bỏ đi, tôi ngồi lại để Tiểu Song ra ngoài rót nước mang vào. Tôi hỏi:

- Chúng ta nói chuyện lớn tiếng thế này có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh Văn không?

Tiểu Song cười nói.

- Không đâu. Anh ấy mới vừa cho biết là hôm nay viết rất hứng khởi, được hơn hai ngàn chữ. Anh bảo tôi giữ chị lại chơi.

Tôi chẳng hiểu gì về văn chương nên hỏi.

- Thế nhưng anh Hữu Văn bình thường mỗi ngày viết được bao nhiêu chữ?

- Cái đó không nhất định. Việc viết lách phải tuỳ cảm hứng, có ngày viết được vài ngàn chữ, nhưng đôi khi cả tháng lại không được chữ nào.

Tôi khù khờ rồi hỏi:

- Vậy thời gian của Hữu Văn, hứng hay không hứng nhiều hơn?

- Đương nhiên là thiếu cảm hứng nhiều hơn. Chị không thấy có nhiều nhà văn suốt cuộc đời viết có được một tác phẩm hay sao?

Tôi tò mò lấy tập san có truyện ngắn “Dưới Ngưỡng Cửa Đời” của Văn ra xem, Tiểu Song ngồi cạnh cuời nói.

- Có lẽ chị không thích tiểu thuyết loại này đâu.

- Tại sao vậy?

- Chị đọc đi sẽ rõ.

Và tôi đọc, chuyện chỉ dài khoảng tám ngàn chữ, không có tình tiết nào phức tạp. Chủ yếu tả chuyện một đứa con gái người thợ mỏ, yêu một anh sinh viên. Cô cứ nghĩ rằng anh sinh viên có trình độ đại học đương nhiên là phải cao thượng và cư xử lịch thiệp hơn các phu thợ mỏ. Thế rồi một buổi tối anh sinh viên hẹn cô ra một khu vườn bỏ hoang, anh chàng như con thú dữ vồ mồi thọc tay vào áo con gái người thợ mỏ, cô gái phải vùng vẫy mới thoát thân được và lúc bấy giờ cô mới giác ngộ ra rằng "Lũ đàn ông chúng đều giống nhau".

Đợi tôi đọc xong Tiểu Song hỏi:

- Chị thấy thế nào?

Tôi nhún vai.

- Tạm được, nhưng chẳng có gì xuất sắc. Tôi nghĩ là tốt hơn Hữu Văn nên chọn đề tài khác.

- Tại sao?

- Vì tôi cũng đọc qua một số tạp chí văn học trong và ngoài nước. Tôi thấy Văn nên chọn một đề tài nào cụ thể. Ví dụ như hiện nay thì tốt nhất nên viết về tình yêu. Miêu tả được cái tình yêu say đắm thánh thiện mà Tiểu Song đã dành cho anh ấy nó sẽ tuyệt vời hơn, là mô tả "Cái thọc tay vào ngực của một người phụ nữ".

Tiểu Song cười:

- Em đã nghĩ là chị không thích, vì chị là người yêu cái đẹp, cái thánh thiện, nhưng cuộc đời đâu phải thế...

Tôi nổi nóng.

- Cuộc đời thì sao? Có phải lần đầu Lư Hữu Văn gặp cô đã thọc tay vào ngực cô à?

- Chị này, lúc nào chị cũng nghĩ xấu cho người khác, dù sao thì người ta cũng là nhà văn.

Tôi nhún vai.

- Thì nhà văn mới cần phải hiện thực, tôi còn nhớ lần Lư Hữu Văn đến nhà nói chuyện văn chương anh ấy đề cập đến "Văn chương cần phải sinh động hoá" thì ra là như vậy.

- Tôi không ngờ Thi Bình lại nghiên cứu về văn chương thế.

Có tiếng của Lư Hữu Văn. Anh ta đứng ngay cửa như vậy là nãy giờ đã theo dõi cuộc nói chuyện giữa tôi và Tiểu Song. Tôi nói.

- Có nghiên cứu gì đâu? Biết lõm bõm cho vui với đời vậy mà.

Tiểu Song trông thấy Hữu Văn, nét vui thoáng hiện, nàng như một cánh én lượn ngay đến bên Văn.

- Anh viết xong rồi à? Để em rót ly trà nóng cho anh nhé!

Và Song biến ra khỏi phòng. Hữu Văn nhìn theo lắc đầu.

- Tiểu Song dại quá! Lấy chi một thằng điên như tôi để cho cuộc đời phải khổ.

Tôi cười.

- Anh là thằng điên à?

- Vâng, có hàng trăm công việc hái ra tiền mà chẳng làm, để ôm bụng đói viết lách không phải điên thì là gì?

Có tiếng Tiểu Song dịu dàng ở phía sau.

- Anh không phải là điên, anh là một thiên tài.

Hữu Văn nhún vai, với thái độ tự hào.

- Giữa thiên tài với người điên khoảng cách không lớn lắm. Tôi nghĩ là chắc có lẽ mình nên viết một quyển sách có tựa đề là Thiên tài và điên loạn biết đâu chả đoạt được giải Nobel.

Tiểu Song nhìn tôi với nụ cười kiêu hãnh.

- Đó chị thấy không? Đầu ông ấy lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc viết với viết.

Chợt Lư Hữu Văn nghiêm mặt.

- Không phải vậy đâu Tiểu Song. Trong đầu anh còn có hình bóng của em. Ngày mai anh phải đi tìm việc làm, chuyện viết lách không đổi được gạo mà ta cần sống, phải ăn...

Tiểu Song cắt ngang.

- Anh Văn. Anh hãy lo việc viết lách của mình, đừng bân. tâm chuyện đó.

Và để làm loãng cái không khí căng thẳng, Tiểu Song nói:

- Anh Văn này, cả nhà của Thi Bình góp lại cho chúng ta một vạn đồng quà cưới và sợi dây chuyền này.

Lư Hữu Văn nhìn sợi dây chuyền ngớ ra, nụ cười biến mất, chàng lầu bầu cái gì trong miệng rồi bỏ đi về phòng viết. Tiểu Song cũng có vẻ bối rối. Tôi hỏi:

- Tiền nhuận bút của anh ấy có khá không?

Tiểu Song nhìn về phía tờ tạp chí ban nãy thở dài.

- Loại tạp chí này không cho tiền nhuận bút.

Tôi ngạc nhiên:

- Thế các nhà văn tên tuổi lúc chưa nổi danh họ sống bằng cách nào?

Tiểu Song nói.

- Thì cũng giống như Văn thôi. Anh Văn lại kén viết lắm, nên tác phẩm cũng chẳng nhiều.

Rồi quay sang tôi, đột nhiên Tiểu Song hỏi:

- Chị biết ở đâu có bán đàn dương cầm cũ không? Em định dành dụm tiền mua một chiếc, để ở nhà thu dạy học trò.

Tôi ngạc nhiên:

- Thế còn trường dạy nhạc, cô nghỉ rồi à?

Tiểu Song nói.

- Trường dạy học cuối tháng này đóng cửa. Ông chủ bảo là lời ít quá nên dẹp tiệm và em coi như thất nghiệp.

- Hèn gì! Họ có vẻ túng quẫn.

Tiểu Song cười gượng với tôi.

- Đúng ra em cũng không khổ thế này. Nhưng chị biết anh Hữu Văn, trước kia sống độc thân không làm ra tiền, anh ấy lại nợ tùm lum. Gần ngày cưới em mới biết được chỗ này một trăm chỗ kia hai trăm, nhưng em đã trả được tất.

Tôi gật gù, còn biết nói gì hơn, mỗi người có một định số, một sự lựa chọn. Tiểu Song đã chọn Văn nếu đạt được niềm vui thì đã là hạnh phúc.

Tối hôm ấy trở về nhà, lòng tôi mênh mang bao thứ đi ngang qua phòng anh Thi Nghiêu tôi lẳng lặng đặt phong thư lên bàn, anh đưa mắt nhìn tôi thăm dò.

- Họ cũng không buồn xé ra xem ư?

- Vâng. Suýt chút họ đã giận cả tôi.

Anh Nghiêu im lặng lấy phong thư xé ra, bên trong là một xấp giấy giống như giấy hoa đổ xuống sàn nhà, trong đó có một mảnh giấy lớn đẹp mắt, tôi tò mò cầm lên. Đó là đơn đặt hàng của hãng dương cầm Yamaha bên trên có dòng chữ nhỏ của anh Nghiêu.

Người xưa tặng kiếm báu cho hiệp sĩ

Phấn hồng cho giai nhân.

Còn tôi xin tặng chiếc đàn dương cầm này cho người tri âm.

Anh Thi Nghiêu giật lấy đơn đặt hàng đó và xé nát ném tung qua cửa.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 04-01-2004, 04:05 PM
ThanhCatTuHan ThanhCatTuHan is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 34
Default

CHƯƠNG 13



Sau khi lấy chồng Tiểu Song rất ít về nhà chúng tôi. Còn nhà tôi thì sao? Ngày một tháng năm sẽ là ngày đám cưới cho chị Thi Tịnh. Công việc của anh Vũ Nông ở Tòa án cũng ngày càng bận rộn, anh phải chuẩn bị cho cuộc thi vào Luật sư đoàn. Anh Lý Khiêm thì đã chánh thức phụ trách biên tập cho đài truyền hình, anh Thi Nghiêu lên chức Giám đốc và công việc càng bề bộn hơn trước, mẹ và Nội gần như suốt ngày cùng chị Thi Tịnh mua vải may quần áo, sắm sửa gia dụng trong nhà cho chị. Tôi cũng bận tất bật, nào là luận án tốt nghiệp, rồi thực tập kế toán tại Ngân hàng. Có lẽ vì sự bận rộn của cả nhà nên tình cảm giữa chúng tôi và Tiểu Song cũng hời hợt đi. Có một đôi lần, Nội với mẹ ghé qua Tiểu Song, lúc trở Nội có vẻ buồn buồn, nói:

- Tội nghiệp con nhỏ, cái thân ốm yếu như vậy mà phải gánh biết bao cực khổ.

Mẹ thì không nói gì hết, người chỉ ngồi yên lặng. Trước hôm cử hành hôn lễ của chị Thi Tịnh một ngày Tiểu Song có ghé qua, lúc đó đã chiều tối. Chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm bận sắm sửa, không có nhà. Cha thì đi dự tiệc, những người còn lại có mặt đầy đủ, sự xuất hiện của Tiểu Song làm tôi thích thú. Nội bước tới ôm lấy cô ta mà ngắm nghía:

- Thế này không được nghe Tiểu Song, mập lên một chút chứ. Người tay lấy chồng thì mập ra mà con lại càng lúc càng gầy?

Hôm đó Tiểu Song vẫn mặc chiếc áo trước kia nàng hay mặc. đó là bộ âu phục mày đen, nàng không trang điểm, mái tóc xõa dài, nước da xanh xao như ngày đầu tiên đến với chúng tôi. Tiểu Song cười chào hết mọi người trong nhà, khi đến trước mặt anh Thi Nghiêu, nàng nói một câu rất khẽ nhưng tôi vẫn nghe thấy.

- Cám ơn món quà anh đã tặng cho tôi.

Món quà gì thế? Tôi thắc mắc. Còn nhớ cách đây không bao lâu Tiểu Song đã thẳng thắn từ chối tặng phẩm của anh Thi Nghiêu cơ mà? Thế là thế nào? Tôi liếc nhanh về phía anh Thi Nghiêu, anh có vẻ bối rối một chút:

- Xài được không?

- Dạ tốt lắm! Em thu được mười học sinh.

Tôi tò mò, nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Thi Nghiêu:

- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy?

Tôi tò mò nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Nghiêu:

- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy?

Tiểu Song đáp thay:

- Một chiếc đàn dương cầm. Chúa nhật tuần trước khi vừa thức dậy tôi thấy người ta khiêng chiếc đàn ấy vào nhà. Tôi rất ngỡ ngàng không biết đó là mộng hay thực, mãi đến khi nghe anh Hữu Văn hỏi tôi ở đâu có, tôi nhìn lên tấm danh thiếp trên đàn mới biết là phần thưởng rút thăm trong công ty anh Thi Nghiêu.

Nhìn sang anh Thi Nghiêu, Tiểu Song hỏi:

- Giải thưởng lớn như vậy? Không có rút thăm mà ở đâu anh có?

Anh Thi Nghiêu có vẻ bối rối, anh nói:

- À!Cái đó, cái đó... là thông lệ của công ty chúng tôi, nếu hàng không rút thăm thì được phát cho nhân viên cao cấp để thay cho tiền thưởng, mà nhà tôi đã có một chiếc đàn rồi, có lấy thêm một chiếc nữa, thừa ư?

Tiểu Song gật đầu nhìn mẹ và Nội rồi nói:

- Con mang ơn ở nhà này nhiều quá! Thật ra thì, mặc dù chiếc đàn là của công ty cho riêng anh Thi Nghiêu, không phải tốn tiền mua. Nhưng con chẳng có công mà được hưởng, thì điều đó cũng không đúng, có điều... - Tiểu Song thở dài nói - Con đang cần một chiếc đàn, sau khi trường dạy nhạc đóng cửa, con không có việc gì làm cũng buồn, có đàn con rất vui, con cũng thu thêm được một số học sinh... Con mang ơn anh Thi Nghiêu vô cùng.

Lời của Tiểu Song làm cho anh Thi Nghiêu vui hẳn lên, anh ngồi cười và nói:

- Tiểu Song đừng khách sáo như vậy. Tôi biết trước kia tôi đã sai lầm nhiều thứ. Tiểu Song có bỏ qua điều đó cho tôi không?

Tiểu Song nói với đôi má hồng:

- Anh nhắc những điều ấy làm gì? Anh em ruột thịt đôi khi còn ngộ nhận, em cũng nhờ vả quá nhiều vào gia đình anh làm sao dám buồn dám giận? Ngược lại thì có.

Tôi nhìn hai người chợt thấy tội cho ông anh của tôi, ông ấy vẫn không quên, chỉ có Tiểu Song là người hưởng lợi nhiều nhất.

Mẹ nãy giờ ngồi yên mãi cho đến anh Thi Nghiêu biện bạch về xuất xứ của chiếc đàn dương cầm, mẹ mới lắc đầu thở dài. Anh Thi Nghiêu thì dường như không nghe thấy, anh đang phấn chấn:

- Còn một món quà nữa tôi muốn tặng cho cô.

Anh nói và lập tức Tiểu Song chau mày:

- Tôi không thể nhận thêm bất cứ cái gì của anh nữa.

- Nhưng món quà này lại khác. Cô không thể không nhận.

Anh Thi Nghiêu nói và lập tức xông vào phòng. Tiểu Song có vẻ bối rối nhìn tôi, mọi người chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, thì anh Nghiêu đã quay trở ra với miếng bìa cứng trên tay, đó là một đĩa hát. Tôi nhìn lên bao đĩa và chợt nhiên hiểu ra, đó là đĩa hát có tên gọi “Bên Giòng Nước”. Tiểu Song xúc động hỏi:

- Cho em mượn máy một chút nhé? Nhà không máy về sẽ không nghe được.

Anh Thi Nghiêu mở máy. Tiểu Song yên lặng lắng nghe. Hai người ngồi cạnh đó. Trong phòng không một tiếng động. Chỉ có lời của bản nhạc. Bản nhạc vừa dứt, anh Thi Nghiêu cho hát lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Sau đó Tiểu Song trịnh trọng lấy đĩa hát ra phủi nhẹ trên mặt đĩa, dù chẳng có một hạt bụi nào bám trên ấy. Anh Thi Nghiêu có vẻ nặng tình:

- Tiểu Song, có nhớ lời hứa của em hôm trước không?

- Hứa gì?

- Em đã hứa là sẽ phổ lời vào nhạc của cha em, để anh đem lên đài trình diễn? Bản “Bên Giòng Nước” bây giờ nổi tiếng em biết không?

- Thế à? Em thì suốt ngày trong nhà, nên chẳng biết gì hết.

Thi Nghiêu say sưa nói:

- Rồi ngày nào đó, đầu đường xó chợ đâu đâu Tiểu Song cũng nghe hát bài đó. Do tình trạng hiện nay, đi chấn chỉnh phong hóa. Nhà nước đã cấm hết mấy bản nhạc có lời ca thô tục, kém văn hoá. Nên nhạc hay nhạc tốt rất hiếm. đây là cơ hội. Tiểu Song nên bắt tay vào việc, vừa có thêm thu nhập lại làm vui lòng cha Tiểu Song nơi chín suối.

Tiểu Song chăm chú nghe, nàng gật gù tán đồng:

- Vâng, bây giờ em đã có đàn, em sẽ cố soạn nhạc, có thời gian là em sẽ bắt tay vào việc ngay.

Thi Nghiêu nói:

- Em nên nhớ là lúc nào tôi cũng theo dõi, em phải bắt tay ngay vào việc.

Tiểu Song cười, tôi nắm lấy chéo áo của Vũ Nông kéo mạnh, anh Vũ Nông như chợt tỉnh, hỏi:

- Chị Tiểu Song, lúc này anh Hữu Văn thế nào? Mà chẳng thấy cùng đi với chị vậy?

Câu hỏi của anh Nông đột ngột làm anh Nghiêu mất vui. Sự say sưa thảo luận biến mất, anh lặng lẽ rút lui về phía ghế salon ngồi xuống. Tiểu Song thì lúng túng:

- Ờ! Anh ấy rất bận, lúc nào anh ấy cũng rất bận.

Tôi chen vào:

- Quyển “kẻ điên loạn với thiên tài” anh ấy viết tới đâu rồi?

Tiểu Song nhìn tôi cười:

- Đến giờ này em cũng không rõ anh ấy là thiên tài hay chỉ là kẻ điên loạn.

Nội không hiểu gì cả nói:

- Tiểu Song nầy. Nhà này thì chỉ mua mỗi ngày có một tờ Liên Hiệp. không biết Hữu Văn nó đăng tiểu thuyết ở báo nào, mà Nội chẳng thấy cái tên nó ở đâu cả.

Vũ Nông phải nói:

- Tại Nội không hiểu, chứ viết tiểu thuyết, mấy ông nhà văn thường sử dụng bút danh chứ đâu để tên thật đâu?

- Vậy bút danh của Hữu Văn là gì? Nó có viết báo Liên Hiệp không?

Nội hỏi, khiến Tiểu Song đỏ mặt:

- Dạ, Nội ơi! hiện nay anh ấy bận viết một truyện dài. Mà chuyện dài không phải là một sớm một chiều, có khi phải viết từ tám tới mười năm. Trong khi viết, anh ấy cũng không dám bàn chuyện gì khác, vì như vậy khi nguồn cảm hứng bị phân tán, không tập trung... Chính vì thế mà Nội sẽ không thấy bất cứ bài nào của anh ấy trên báo cả.

Nội thở ra:

- Trời! Rồi nhà báo họ có phát lương cho nó không?

Tôi vội đỡ lời cho Tiểu Song:

- Nội không hiểu gì cả. Nhà văn ai lại lãnh lương? Người ta chỉ lãnh tiền nhuận bút thôi, mà tiền nhuận bút thì có bài đăng ra mới có tiền.

Nội vẫn thắc mắc:

- Vậy thì ngồi đó tám năm, mười năm mới viết xong một cuốn truyện rồi lấy gì mà ăn? Lấy gì sống?

- Bởi vậy làm nhà văn đâu phải dễ? Phải chịu khó, nhẫn nại và can đảm.

Tôi nói, nhưng Nội vẫn chưa hiểu:

- Như vậy làm nhà văn làm gì? Bao nhiêu công việc khác không làm, đút đầu vào cái nghề khổ như vậy làm chi?

Mẹ tôi nói với Nội:

- Mỗi người họ có cái chí riêng của họ cả. Mẹ ạ, mẹ không nghe ngày xưa người ta hay nói "Thập niên song hạ vô nhân tri, nhất cử thành danh thiên hạ hiểu" Hữu Văn hiện đang ở giai đoạn "Thập niên song hạ" đấy, rồi sẽ có ngày cậu ấy nổi danh.

Nội tôi như giác ngộ ra:

- À, thì ra cậu ấy định làm quan chứ gì?

Tiểu Song cười, chúng tôi cũng không nhịn được cười. Nội lẩm bẩm, nhìn chúng tôi qua đôi kính lão.

- Tưởng tao không biết ư? Nó muốn được làm Quan No bị ở mà?

- Quan No Bị ở?

Tiểu Song không hiểu, tôi chợt nhớ ra cười lớn:

- Giải Nobel ấy!

Thế là tiếng cười rộ tiếp theo, tôi nhìn Tiểu Song và thấy ra trong cái cười kia có một chút gì ngượng ngập. Hay là Tiểu Song hiểu lầm là chúng tôi đang cười ngạo Hữu Văn.

Tối hôm ấy, sau khi Tiểu Song về rồi, tôi vào phòng anh Thi Nghiêu.

- Chiếc đàn dương cầm đó sao vậy? Anh nói thật em nghe đi?

Anh Thi Nghiêu nhìn tôi chậm rãi:

- Thì cô không giúp được, tôi một mình hành động thôi.

Tôi nói:

- À thì ra đó là chiếc đàn dương cầm Yamaha! đương nhiên không phải là giải rút thăm của đài truyền hình. Nhưng anh lấy tiền ra mua vậy?

Anh Thi Nghiêu yên lặng, tôi nổi nóng:

- Một chiếc đàn dương cầm không phải rẻ. Hay là anh thâm lạm công quỹ?

Anh Thi Nghiêu châu mày:

- Không bao giờ có chuyện đó. Chẳng qua mấy năm rồi, tiền thưởng của công ty hơi khá...

Tôi cắt ngang:

- Hèn gì nghe mẹ than, năm nay khó khăn quá, ngay tiền thưởng cuối năm của anh cũng không có.

Anh Thi Nghiêu chỉ ngồi yên lặng, anh lấy viết ra nguệch ngoạc trên giấy. Tôi nhìn qua, không phải là những con số mà chỉ là câu:

Sóng nước mây mù cỏ non xanh

Có người con gái đứng bên dòng.

Đứng bên dòng... bên kia dòng. Rõ ràng người đẹp của anh Thi Nghiêu nhà tôi đang đứng ở bên kia dòng nước. Một khoảng cách thật xa lắc xa lơ.

Đầu tháng năm, đám cưới của chị Thi Tịnh với anh Lý Khiêm. Ngôi nhà mới của họ là apartment rộng khoảng ba mươi mét gồm năm phòng cả thảy, trang trí đẹp lắm ở đường Nhân Ái. Hôm đám cưới, Tiểu Song với Hữu Văn cũng có đến dự Hữu Văn vẫn đẹp trai, vẫn láng, còn Tiểu Song thì ốm và xấu đi thấy rõ. Trong bữa tiệc, một nhà đạo diễn bạn của anh tôi còn hỏi:

- Ê, cậu đàng kia là ai vậy, hỏi thử xem anh ta chịu đóng phim không?

Anh Thi Nghiêu trợn mắt:

- Đừng nói năng lộn xộn chạm tự ái bây giờ. Người ta là nhà văn đó.

Anh đạo diễn vẫn không hiểu:

- Nhà văn thì nhà văn chứ, viết văn là làm nghệ thuật, còn làm điện ảnh là tổng hợp nghệ thuật. Người làm nghệ thuật đóng phim cũng đâu có gì xấu hổ đâu?

Cũng chính vì chuyện đó mà, sau lễ cưới của chị Thi Tịnh, chúng tôi thường đem ra đùa. Anh Vũ Nông vỗ vai Hữu Văn nói:

- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không?

- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không? Nhà cửa thì trống vắng, gió thổi vi vu. Còn cậu xem này các tài tử như Tần Tường Lâm, đặng Quang Vinh... Chỉ đóng một cuốn phim là có mấy trăm ngàn. Thời đại đã thay đổi rồi cậu ạ. Chuyện viết lách bây giờ không có thời gian.

Hữu Văn đẩy Vũ Nông qua một bên:

- Đừng đùa, muốn tôi đóng phim ư? Cũng được thôi, với điều kiện là phim đó phải phóng tác từ tiểu thuyết của tôi viết.

- Tiểu thuyết của cậu?

- Vâng, đang viết dở mà!

Và Hữu Văn đang bám chặt việc viết lách. Mặc phê phán mặc mọi người dem chuyện đó ra đùa. Tôi cũng phải phục lăn.

Mùa hè đến. Tôi tốt nghiệp đại học và lập tức có chân kế toán trong ngân hàng ngay. Tôi rất bận. không phải bây giờ mà trước khi ra trường. Nạp luận văn tốt nghiệp, thực tập rồi thi cử. Bây giờ thì đi làm. Nên rất ít ghé qua Tiểu Song. Trung tuần tháng có một bữa rảnh rỗi, tôi tạt ngang. Lúc đó trời đã tối, vừa tới cửa có tiếng đàn không liên tục từ trong vọng ra. Vậy là Tiểu Song đang dạy đàn.

Tôi bấm chuông. Tiểu Song ra mở cửa với nụ cười:

- Ồ, chị Thi Bình, vậy mà em cứ ngỡ là chị quên em luôn rồi chứ.

- Cô quên thì có. Cô không biết là tôi bận dường nào ư? Vậy mà cũng không ghé qua, Nội cứ nhắc mấy người luôn đấy.

Tiểu Song có vẻ bối rối:

- Em... Em nào có quên đâu... chỉ tại... chỉ tại...

Tôi cười:

- Nói chơi vậy thôi. Chứ lúc gần đây ai chẳng công việc lu bù, làm sao rảnh rỗi.

Chúng tôi đi vào phòng khách. Lư Hữu Văn đang ngồi viết quay lại chào. Tôi định bước tới nói mấy câu, nhưng Tiểu Song đã kéo tôi về phòng ngủ. Bấy giờ tôi mới thấy là chiếc đàn dương cầm đặt trong phòng ngủ chứ không phải ở phòng khách. Có một cô bé khoảng tám tuổi mập mạp đang ngồi đàn. Tiểu Song khép cửa lại rồi mới nói với tôi:

- Mấy ngày nay, anh ấy lại viết không thuận tay, nên hơi nóng nảy. Em phải đặt đàn trong phòng ngủ để khỏi làm ồn anh ấy. Chị Thi Bình chị ngồi chơi một chút, để em dạy con bé này xong mình sẽ nói chuyện sau nhé?

- Cứ lo chuyện của Tiểu Song đi.

Tôi nói, và tự ý ngồi tựa vào thành giùong, với tay lấy quyển tạp chí ởđầu giường xuống xem. Vẫn là quyển báo cũ có truyện ngắn “Dưới Ngưỡng Cửa Đời” của Hữu Văn. Tôi lật qua lật lại cũng không có gì để đọc. Tiếng đàn vang lên. Tiểu Song vừa đàn vừa cố gắng giải thích cho cô bé:

- Sao con hiểu không?

Cô bé lắc đầu, Tiểu Song đàn lại:

- Con hiểu rồi chứ?

Cô bé cứ lắc đầu. Tiểu Song cầm tay cô bé đặt lên phím đàn. những ngón tay giống như những khúc gỗ. Tôi chăm chú theo dõi đến bực mình. Nếu là học trò của tôi, nãy giờ chắc tôi đã đẩy nó ra khỏi phòng. đàn khảy tai trâu đã là một đau khổ mà Dạy Trâu khảy đàn lại còn bi đát hơn.

Tôi đang định nói điều đó cho Tiểu Song nghe, thì có một tiếng ho trong phòng khách, rồi tiếng kéo ghế vọng vào,Tiểu Song chợt ngưng đàn. Chưa biết xảy ra chuyện gì, thì cửa mở. Hữu Văn với khuôn mặt hầm hầm xuất hiện:

- Tiểu Song, tôi đã nói với cô mấy lần rồi?

Tiểu Song vội đứng dậy nói:

- Anh Văn. Em dạy xong rồi, tối nay không dạy nữa đâu. Bữa nay có chị Thi Bình đến.

- Tôi biết chuyện đó. - Hữu Văn cắt ngang, liếc nhanh về phía tôi rồi quay sang Tiểu Song.- Tôi đã bảo em hàng trăm lần rồi, sao em không nghe? Muốn dạy đàn, thì đi đâu đó mà dạy, cứ tối ngày ồn ào như vầy làm sao tôi viết??

Và quay sang cô bé học đàn, Văn hét:

- Đi, đi đi. Cái con nhỏ ngu này, đần thế mà cũng bày đặt học đàn, ra khỏi đây ngay.

Tiểu Song sợ hãi kéo cô bé vào lòng:

- Anh đừng nói thế mẹ nó nghe. Em bé này không đần đâu, từ từ dạy nó sẽ biết. Có ai không học mà biết đàn ngay đâu.

Hữu Văn vẫn hét:

- Đi, tôi bảo phải cho nó cút đi!

Cô bé sợ hãi khóc thét lên. Tiểu Song phải vỗ về.

- Ly Ly đừng khóc con. Chú đang giận đang nóng, con đừng buồn chú ấy nhé.

Cô bé tên Ly Ly càng khóc lớn:

- Không, không, cho con về với mẹ đi, mẹ ơi, mẹ

Lư Hữu Văn kéo cô bé đẩy ra cửa.

- Đi, đi! Về với mẹ mày đi, bắt đầu từ ngày mai cấm đến nhớ đấy nhé!

Cô bé khóc bù lu bù loa chạy tuốt về nhà. Còn lại Tiểu Song ngồi lặng bên đàn.

- Thế này là anh hài lòng rồi nhé, anh đã đuổi đứa học trò cuối cùng của em.

Lư Hữu Văn vẫn còn nổi nóng:

- Hài lòng, hài lòng! Em phải biết từ khi em mang chiếc đàn quỉ yêu này về đây. Tôi không viết được một chữ nào hết, hiểu không?

Tiểu Song nhìn lên, chậm rãi:

- Đâu phải chỉ khi mang đàn về? Trước khi mang anh cũng có viết được chữ nào đâu?

Hữu Văn trừng mắt nhìn Tiểu Song, những tia lửa đỏ trong lòng mắt:

- Em nói thế là thế nào? Có phải em muốn nói là tôi chẳng viết được gì hết? Em khi dể tôi phải không? Đừng giấu gì hết. Muốn gì cứ nói ra đi!

Tiểu Song chẳng dám nhìn thẳng mắt Văn, nàng đưa mắt nhìn lên nắp đàn:

- Từ lâu em kính trọng anh, sùng bái anh, yêu anh... Chính vì vậy mà em mới lấy anh... Em biết anh có lý tưởng, có chí lớn, nhiều ước mơ. Nhưng ước mơ với thực tế là hai vấn đề, để giải quyết cuộc sống, không có gì khác hơn, em phải dạy đàn...

Hữu Văn hét:

- Em nông cạn lắm. Lúc nào cũng nghe em nói tới gạo củi nước mắm. Tại sao không biết nhìn xa hơn, anh không muốn em so sánh em với những hạng người tầm thường.

Tiểu Song trầm giọng:

- Em lúc nào lại không sống bằng hy vọng sáng lạn mai sau. Nhưng nhiều lúc em phải lo lắng khi cái tương lai sáng lạn chưa kịp đến, thì chúng ta đã chết đói.

Lư Hữu Văn nghiến răng:

- Tiểu Song, thật tôi không ngờ cô thực dụng như vậy, nhỏ nhoi, ích kỷ, nông cạn... Cô chỉ là con đàn bà sống bằng cái hào nhoáng bề ngoài.

Tiểu Song nói:

- Anh nói mà không nghĩ. Anh cho rằng mình hơn người, anh không muốn so sánh với những con người tầm thường, nhưng anh vẫn phải ăn, phải uống, phải mặc như bao người khác? Anh và em đều chẳng phải là thần thánh tiên phật... rồi còn con của chúng ta...

Tiểu Song bắt đầu rớt nước mắt. Tôi ngẩn ra, bây giờ tôi mới chú ý đến chiếc áo rộng phùng phình của Tiểu Song. Thì ra cô nàng đã sắp sửa làm mẹ. Tôi lại quay sang nhìn Văn. Quả nhiên câu nói của Tiểu Song đã khiến anh thay đổi. Anh không còn hùng hổ như lúc đầu nữa. Một chút suy nghĩ, rồi anh bước tới nắm lấy tay Tiểu Song.

- Anh xin lỗi em, anh nóng quá. Anh mới ích kỷ, hẹp hòi, anh có trăm thứ tội vì để em khổ.

Tiểu Song ngã vào lòng Hữu Văn

- Không, không có gì đâu anh! Tại em hết, đúng ra em không nên nói như vậy, em đã làm anh buồn.

Hữu Văn rưng rưng nước mắt.

- Em không có lỗi gì hết. Tất cả tại anh. Từ ngày lấy anh đến nay, không có ngày nào em vui. Anh phải đi tìm việc làm. Em nói đúng. Mặc dù ta có kỳ vọng ở một tương lai sáng lạn, thì cũng không quên thực tế của cuộc sống. Anh không thể để em đói, em khổ vì anh.... đó là chưa nói đến đưá con trong bụng em. Hữu Văn nầy không nuôi được vợ con thì có còn là đàn ông nữa không? Tiểu Song, em nên yên tâm đi, đừng buồn nữa, anh không phải là hạn người biết nổ mà không biết làm. Anh thề với em, bắt đầu từ hôm nay...

Nói xong, Hữu Văn lấy bút ra, viết lên phần trắng của tờ tạp chí để trên đầu giường mấy hàng chữ. Rồi chỉ vào đó, nói với tôi và Tiểu Song.

- Ở đây có chị Thi Bình làm chứng, đây là lời thề của tôi và bây giờ, tôi đi!

Hữu Văn nói xong bỏ ra ngoài. Tiểu Song gọi theo:

- Anh Văn, anh Văn. Anh đi đâu đấy?

Văn không quay lại nói:

- Đến gặp thầy học cũ của anh ở đại học, nhờ ông ấy tìm việc làm!

Còn lại tôi và Tiểu Song, cô ấy đã lau khô nước mắt. Nàng nhìn với nụ cười gượng gạo nói:

- Bậy quá, lâu lâu chị ghé thăm, để chị thấy cái cảnh không hay.

Tôi choàng tay qua ôm Tiểu Song, nói:

- Phải nói là một cảnh rất cảm động. Thôi đừng buồn, thế gian này có cặp vợ chồng nào không một lần cãi nhau? Anh ấy còn gởi lời thề cho cô này, chịu chưa, người sắp làm mẹ?

Tiểu Song đỏ mặt, tôi lại nói:

- Sao một chuyện quan trọng như vậy mà chẳng cho nhà biết vậy? Bao giờ sinh?

- Còn sớm mà... chắc có lẽ cuối tháng hai sang năm.

Tôi cười:

- Thế này là Nội sẽ bận cho bằng thích.

Rồi chợt nhớ đến lời thề ban nãy của Hữu Văn, tôi tò mò lấy quyển tạp chí lên. Bút tích của Hữu Văn như rồng bay phượng múa:

Tôi xin từ giã cái linh hồn quá khứ tôi, tôi ném nó lại đằng sau như ném một vỏ ốc. Cuộc đời chẳng qua chỉ là một chuỗi chết đi và sống lại. Lư Hữu Văn nầy, thôi thì ta hãy chết đi rồi sống lại sau.

Tôi đọc đi đọc lại mấy lần, bất giác thở dài:

- Tiểu Song đọc mấy hàng chữ nầy. Tôi thấy nếu sau nầy mà Hữu Văn không trở thành văn hào thì thật vô lý. Tiểu Song xem nầy, mới phóng bút có mấy hàng mà văn chương lại súc tích như vầy. Văn đã sử dụng ngôn ngữ quá tuyệt diệu.

Tiểu Song cầm quyển tạp chí tôi đưa, liếc nhanh rồi trả lại cho tôi nói:

- Văn chương thì hay thật, nhưng ông ấy đã viết thế này cho em không biết mấy trăm lần, em đã thuộc làu. Mỗi lần Văn cảm thấy cần tìm việc làm là lại viết.

Tiểu Song ngưng lại một chút, rồi nói tiếp:

- Câu văn này đâu phải của Văn đâu? Nó là câu cuối trong quyển Jean Christcủaer của Romain Roland, anh ấy chỉ thay chữ Christcủaer bằng chữ Lư Hữu Văn mà thôi.

Tôi ngẩn ra, ngơ ngác. Chợt nhiên tôi cảm thấy nỗi xót xa cay đắng trong câu nói của Tiểu Song. Tôi hiểu. Nàng đã cố chịu đựng, che giấu lâu rồi. Nàng đã vật vã trong nỗi phiền muộn giấu kín tất cả... tất cả... Tôi nhìn thấy nàng cười... Ôi mọi thứ trong ngôi nhà này tất cả chỉ là một sự lừa dối trắng trợn. không có lấy một sự thật! Kể cả nụ cười của Tiểu Song.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 04-01-2004, 04:08 PM
ThanhCatTuHan ThanhCatTuHan is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 34
Default

CHƯƠNG 14


Từ nhà Tiểu Song trở về. Tôi im thin thít, không dám để lại cho ai biết chuyện vợ chồng họđã cãi nhau. Tôi chỉ cho mẹ và Nội biết là Tiểu Song đã có bầu. Thế là Nội tôi nhảy dựng lên.

- Thấy chưa, con người ta nhỏ hơn Thi Tịnh, Thi Bình mà đã làm mẹ rồi. Coi như đã đoạt giải Nobel rồi đấy. Nhưng mà... Ờ!... còn nhỏ quá, không có biết cách lo cho con không? điệu này Nội phải qua bên đó chỉ bảo.

Tôi cảnh cáo:

- Nè... nè... Nội đứng trước mặt Hữu Văn với Tiểu Song, nhớ không được nói đến giải Nobel cả nhé.

Nội có vẻ không hiểu:

- Sao vậy? Bộ cái chữ đó xúi quẩy lắm ư? Sao tao thấy Hữu Văn nhắc hoài vậy, mà mỗi lần đều nhắc một cách kiêu hãnh?

Tôi không biết phải giải thích thế nào với Nội, nên nói:

- Thì con bảo đừng nhắc là Nội cứ không nhắc là xong.

Nội là người nhanh nhẹn, việc gì nói làm là làm ngay. Thế là qua ngày sau, người tới ngay nhà Tiểu Song. Và vừa về tới nhà người đã thở ra:

- Thật tức chết đi thôi, tức thật đó.

Mẹ tôi hỏi:

- Sao vậy? Tiểu Song nó cũng lễ độ lắm mà, nó làm mẹ giận ư?

Nội vừa thở vừa nói:

- Không phải Tiểu Song. TAo vừa vô nhà mày biết tao thấy gì không? Cái con nhỏ đó nó bò dưới sàn lau nhà, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Tao kéo nói lại rầy, có nghén không được làm chuyện nằ.ng như vậy. Nó chỉ cười bảo vận động một chút cho khỏe. Mẹ tức quá nói: Vậy sao không để cho Hữu Văn vận động một chút? Nó không chịu nói, chuyện này là chuyện của đàn bà làm, mày thấy giận không?

Anh Thi Nghiêu đứng gần đó, hỏi:

- Thế lúc Nội nói chuyện, Hữu Văn đứng ở đâu?

Nội nói:

- Thì thằng đó vắng nhà. Cái con Tiểu Song mở miệng ra là tội nghiệp ảnh. Con làm khổ ảnh. đúng ra ảnh phải dành hết cuộc đời mình để lo chuyện viết lách, không phải đi làm, thế mà vì có con... Tóm lại, lúc nào Tiểu Song cũng bao che, lo lắng, còn chồng nó tỉnh bơ. đâu phải chỉ vậy không? Mấy con biết không, khi Nội chưa kịp ngồi xuống thì có một người đàn bà mập ơi là mập... Coi coi lớn khoảng gấp đôi Nội...

Tôi tò mò:

- Bà ấy làm gì?

Nội không chịu được nên bước tới nói: Người ta đã xin lỗi, đã chịu hoàn tiền một phần cho bà đủ rồi, bà còn đòi hỏi gì nữa chứ? Nội chỉ mới nói có mấy câu thì bà ta hùng hổ nói: " Rồi sao mấy người định đánh tôi phải không? " Tiểu Song phải chạy tới can nói: "Bác ơi con lạy bác, thôi con xin hoàn lại cả ba tháng tiền học cho con bác. Bác cho con hẹn mấy ngày con sẽ trả, như vậy mới yên.

Anh Thi Nghiêu vẫn chưa hả giận:

- Nhà bà ta ở số mấy? Con tới đó cho bả một trận biết tay.

Nội nói.

- Thôi. Đụng với mấy bà như vậy chỉ thiệt mình. Chuyện cũng chưa hết.

- Sao vậy?

- Lúc Hữu Văn về, Nội thấy tức quá mới kể lại cho Hữu Văn nghe, Tiểu Song không chịu đứng bên cứ kéo tay kéo chân Nội. Nội đã không ngờ chuyện làm của mình càng gây thêm rắc rối.

Anh Thi Nghiêu nói:

- Con biết rồi, có phải Hữu Văn nghe nói đã nổi nóng và đi tìm người đàn bà mập kia gây sự không?

Nội nhìn anh Thi Nghiêu:

- Mâỳ chỉ nói đúng có một nửa. Đúng là Lư Hữu Văn nổi sùng lên, nhưng nó lại quay sang gây với Tiểu Song mới tức chứ.

Tôi ngạc nhiên:

- Sao kỳ vậy?

- Tụi con không biết Nội lúc đó giận run lên, thằng Hữu Văn nó vừa chỉ Tiểu Song vừa chửi: "Tôi đã bảo cô rồi mà tối ngày chỉ giỏi kiếm chuyện không hà. Với những đứa ngu và những bà lắm mồm như thế thì đừng có đụng vào? Tôi có bảo cô dạy đàn, thu nhận học sinh đâu? Cô làm tôi mất mặt quá!" Tụi con biết không, tội nghiệp con nhỏ. Tiểu Song chỉ biết đứng đó ràn rụa nước mắt, nó vừa thút thít vừa nói: "Em chỉ muốn kiếm tiền”. Nhưng không ngờ câu nói làm Hữu Văn nổi nóng thêm. Nó nhảy dựng lên nói: "Ai bảo cô kiếm tiền, cô định trước mặt Nội của Thi Bình làm xấu tôi ư? Lư Hữu Văn này nghèo thật, không có tiền, chuyện đó ai cũng biết. Tại sao lúc cô lấy tôi, cô nói là cô có thể chịu được, cô không chịu khổ nổi thì cô lấy tôi làm gì? Lư Hữu Văn này không cần phải bám vào cái nghề dạy học của cô mới sống nổi" Các con biết không nó vừa nói vừa hét. Tao đứng đó mà tay chân tao giận run. Tao định lên tiếng, tội nghiệp con Tiểu Song nắm lấy tao van nài: "Xin Nội đừng nói gì anh ấy hết, tại anh ấy đang giận đấy, bình thường anh ấy rất tốt với con... " đứng trước cảnh như vậy tao biết nói sao. Thôi thì đành hậm hực bỏ về.

Lời kể của Nội làm không khí trong phòng nặng nề, một lúc lâu mới nghe tiếng mẹ thở dài:

- Tội nghiệp sao con nhỏ này nó khổ quá!

Anh Thi Nghiêu đứng dậy bỏ về phòng, tôi thấy trên mặt anh thoáng nét buồn, tôi yên lặng bước theo anh, thấy anh bước tới bên bàn cầm một cây bút chì lên bẻ đôi. Tôi bước tới, anh ngẩng đầu lên nhìn lạnh lùng:

- Cô giỏi lắm Thi Bình!

Tôi ngẩn ra. Ồ! Khi không sao lại trút cơn giận lên đầu tôi, không lẽ Tiểu Song bị ức hiếp rồi tôi phải lãnh? Tôi nói:

- Em có làm gì nên tội đâu anh?

Anh Thi Nghiêu rít lên:

- Tại sao cô giấu tôi? Cô biết mà cái gì cô cũng giấu? Tiểu Song đang sống trong điạ ngục mà cô cũng giấu?

Tôi hỏi:

- Theo anh thì sự khác biệt nhau giữa địa ngục với thiên đàng ở chỗ nào? Anh tưởng cô ấy đang ở địa ngục, nhưng cô ta lại cho rằng mình đang ở thiên đàng thì sao? Vì vậy, anh Nghiêu, em nghĩ là anh khéo lo.

Anh Thi Nghiêu trừng mắt, những sợi gân xanh như hằn lên trán anh, anh ném thật mạnh cây bút chì gãy trong tay lên vách và hét lớn:

- Tôi làm được gì đây hỡi trời?

Tôi nghiêm nghị nói:

- Anh không thể làm được gì cả! người ta đã là đàn bà có chồng lại sắp làm mẹ Cái mà anh cần làm nhất hiện nay là làm sao xóa đi hình ảnh của Tiểu Song trong đầu anh, đừng nghĩ đến cô ấy nữa, chuyện Tiểu Song có hạnh phúc hay bất hạnh thì cũng chỉ là chuyện của cô ấy, điều anh nên làm hiện nay là nên đi tìm một người bạn gái mới, lấy vợ đẻ con cho ba mẹ, anh cũng đừng tưởng rằng Nội đã được giải phóng khỏi quan niêm cũ, Nội hiện nay rất cần cháu chắt đấy anh ơi.

Anh Thi Nghiêu tròn mắt nhìn tôi. Anh nhìn tôi như nhìn một con quái vật, anh nghiến răng nói:

- Thi Bình, cô đúng là một thứ không có lương tâm, một động vật máu lạnh, không tình cảm.

Tôi quay lưng định đi ra ngoài và nói:

- Tốt lắm. Em chỉ là một con vật máu lạnh thì để xem động vật máu nóng anh sẽ làm được gì trong chuyện này.

Anh Thi Nghiêu nắm tôi kéo lại:

- Khoan hãy đi!

Tôi đứng lại. Anh nhìn tôi với đôi mắt đỏ ngầu:

- Thi Bình, em làm ơn giúp anh một việc, nếu không anh cũng không biết làm sao.

- Anh muốn em làm gì?

- Em hãy giúp anh sắp xếp thế nào, để anh được gặp riêng Tiểu Song một lần, anh có rất nhiều điều muốn nói với cô ấy, Thi Bình em hãy làm ơn.

Tôi lắc đầu:

- Không, không thể được. Anh không có quyền làm thế anh ạ em cũng không thể giúp được anh làm chuyện đó, như điều anh đã nói, anh đã đánh mất ba trăm bảy mươi tám cơ hội, và bây giờ trễ thật rồi. Nếu muốn, tại sao những ngày đầu tiên cô ấy đến nhà ta, khi Lư Hữu Văn chưa xuất hiện, khi họ chưa yêu nhau, anh lại không nhờ em. Em rất sẵn sàng để sắp xếp, nhưng bây giờ thì tuyệt đối không, không thể được.

Anh Thi Nghiêu giữ chặt lấy tay tôi giọng xúc động:

- Thi Bình, em phải giúp anh. Anh biết mọi sự đều trễ hết rồi. Anh cũng không phải gặp cô ấy để tỏ tình, em cũng biết con người của anh cao ngạo đến chừng nào, thế mà bây giờ anh cô đơn như một thanh gỗ mục. Anh biết mình đã mất đi cái quyền tán tỉnh Tiểu Song. Anh chỉ muốn gặp cô ấy để nói với cô ta là, lúc nào anh cũng bên cạnh, cũng sẵn sàng giúp đỡ và làm mọi thứ, anh muốn Tiểu Song hiểu anh, hiểu thật rõ về con người của anh....

Tôi nghiêm túc:

- Anh Nghiêu. Tất cả những gì anh muốn nói em biết, Tiểu Song đều hiểu cả, bây giờ tốt nhất em nghĩ là anh không nên làm gì cả. Vì nếu anh hành động chỉ có thể gây đau khổ thêm cho Tiểu Song mà thôi.

Anh Thi Nghiêu đứng lặng nhìn tôi. Cả hai anh em tôi yên lặng nhìn nhau. Mắt anh ấy ngập đầy nỗi buồn tuyệt vọng, cô đơn, anh buông tay tôi ra và buông người xuống giường.

- Em nói đúng, anh sẽ không làm gì cả, nhưng mà...

Anh Nghiêu chợt nghiến răng.

- Nếu cái thằng chết bầm Lư Hữu Văn mà còn ức hiếp Tiểu Song nữa thì anh sẽ giết nó.

Tôi bước tới ngồi xuống cạnh anh:

- Anh Nghiêu, anh đừng có điên như vậy, không lẽ anh không hiểu là Tiểu Song đã yêu Lư Hữu Văn đến độ nào ư? Dù Lư Hữu Văn bạc đãi thế nào thì Tiểu Song vẫn yêu chồng, em dám bảo đảm với anh là nếu anh đụng đến một sợi lông chân của Hữu Văn thì người đau khổ chính là Tiểu Song chứ không ai khác.

Anh Nghiêu trừng mắt nhìn tôi:

- Cái thằng Lư Hữu Văn kia lại đáng hưởng một tình yêu như vậy à?

Tôi buồn buồn nói:

- Em cũng không biết. Có điều em hiểu là Tiểu Song chỉ vui khi Hữu Văn vui và buồn khi chồng cô ấy buồn.

Anh Thi Nghiêu nằm quay mặt vào trong, không nói thêm một tiếng nào nũa, và tôi bỏ ra ngoài.

Qua lời kể của Nội và một loạt những sự thăm dò của tôi, mọi người trong nhà đều biết là, cuộc hôn nhân của Tiểu Song không đẹp như mọi người tưởng. Nhưng gia đình nào lại chẳng có những bứt rứt của nó, trên quả đất này cũng không thể tìm được hạnh phúc vẹn toàn, chúng tôi nghĩ như vậy, chúng tôi đau khổ cho Tiểu Song. Nhưng còn bản thân Song cô ấy có hối tiếc về cuộc hôn nhân của mình chăng? điều ấy không ai biết, và một tháng sau khi chuyện xảy ra, chúng tôi còn đang ưu tư, thì Tiểu Song một mình đến trong bộ y phục tươm tất. Lúc đó là buổi tối, cả nhà có mặt đông đủ, Tiểu Song trong chiếc áo màu hồng váy đen tóc xõa ngang vai, mặt được điểm một tí phấn hồng nên trông rất tươi. Anh Thi Nghiêu vừa nhìn thấy Tiểu Song vào là ngồi bật dậy như một sợi dây thun, anh ấy chăm chú nhìn Tiểu Song đến độ cô ấy phát ngượng, hỏi:

- Bữa nay chẳng có ai ra phố cả à?

Nội thì nắm lấy tay của Tiểu Song âu yếm:

- Hôm nay trời tốt con đi đó đi đây thế này phải lắm, chứ tối ngày làm những việc nặng nhọc như lau nhà là chẳng được nha.

Tiểu Song nhìn Nội cười:

- Lâu lâu làm một lần bị Nội bắt gặp, chứ con ở nhà rất hiếm khi đụng tay đến việc đó.

- Còn Hữu Văn ở nhà viết văn ư?

Anh Vũ Nông hỏi. Anh cũng có một chút mặc cảm phạm tội vì nghĩ rằng mình là người đã giới thiệu Văn với Tiểu Song. Tiểu Song quay sang vui vẻ:

- Anh Nông biết không? Anh Hữu Văn đã tìm được việc làm.

Vũ Nông trợn tròn mắt.

- Đi làm hả? Làm ở đâu thế?

- Ở một công ty thương mại. Anh ấy giữ chức nghiên cứu thư văn bằng tiếng Anh, ngày làm tám tiếng. Mới di làm nên cũng chưa quen về bữa nào cũng than nhức mỏi, đau bụng.

Tôi tò mò:

- Ủa làm việc sao lại đau bụng?

Tiểu Song cười và nói rất tươi.

- Anh ấy bảo là, phải cong lưng nhiều quá nên ảnh hưởng đến bụng.

Lâu lắm rồi tôi mới được thấy cô ấy vui như thế.

- Dù sao thì anh ấy cũng đã chịu đi làm, bảo anh ấy đi làm còn khó hơn bảo anh ấy uống thuốc chuột.

Vũ Nông hỏi:

- Vậy còn việc viết lách của ông ấy ra sao?

Tiểu Song nói với một chút bối rối.

- Thì cũng vẫn viết, nhưng tối đến mới viết. Anh Vũ Nông, không biết anh thấy thế nào, chứ em thấy anh Hữu Văn tuy có tài nhưng anh ấy không thể làm một nhà văn chuyên nghiệp vì anh ấy thiếu sự nhạy bén, em đã từng nghiên cứu rất nhiều về chuyện viết lách của anh ấy, em cũng đã thắc mắc tại sao ở Đài Loan co quá nhiều nhà văn chuyên nghiệp kiếm được tiền mà anh ấy lại không kiếm được một đồng? Rồi em cũng tìm được kết luật, gạt tất cả những nhà văn tên tuổi qua một bên, chỉ đề cập đến nhà văn mới thôi, mỗi tháng họ viết từ tám đến mười truyện ngắn, giả sử phân nửa bị bỏ vào sọt rác, thì cũng còn bốn năm chuyện, như vậy cũng còn chút :Dnh tiền, đàng này anh Hữu Văn, anh ấy chỉ thích ngồi đấy suy nghĩ, nghĩ chán rồi viết xong lại xé. Cứ thế cả một tháng trời, viết chưa được một ngàn chữ, hỏi như vậy làm sao làm nhà văn chuyện nghiệp được?

Tôi hỏi:

- Tiểu Song. Tôi hỏi thật nhé, từ lúc quen Hữu Văn hồi tháng bảy năm ngoái đến nay tính ra đã hơn năm ruỡi. Trong năm rưỡi đó Hữu Văn viết được bao nhiêu tác phẩm rồi?

Tiểu Song thật thà:

- Thật ra viết cũng nhiều lắm, nhưng anh ấy đã xé hết.

Nội không hiểu hỏi:

- Tại sao lại đem xé, đem những thứ đó lên đăng báo cũng kiếm được tiền vậy?

Tiểu Song nói:

- Dạ tại anh ấy đòi hỏi khá cao. Anh Hữu Văn muốn tác phẩm của mình phải đạt được sự đánh giá cao của độc giả, nên thấy cái nào không hợp lòng thì anh ấy lại xé. Từ ngày con quen anh ấy đến giờ, anh chỉ cho đăng một truyện ngắn có tựa “Dưới Ngưỡng Cửa Đời”, truyện này lại không có nhuận bút.

Và quay sang anh Vũ Nông nói như phân bua:

- Anh Vũ Nông biết không, anh Hữu Văn nhà tôi ít khi nào chịu đề cập đến chuyện tiền bạc. Anh ấy nói: Nếu đem nhuật bút ra để đánh giá tác phẩm là làm nhục anh ấy. Anh Văn nói không muốn đem văn chương ra đổi lấy cái ăn, mà văn chương thì để lưu văn hậu thế. Chắc quí vị ở đây cũng nghe qua cách lý luận đó. Vì vậy khuyến khích anh ấy đi làm là cả một vấn đề.

Tôi hỏi:

- Thế cô động viên bằng cách nào thế?

Tiểu Song thở dài:

- À cũng khó lắm. Trước kia tôi cũng không muốn để anh ấy bận tâm về vấn đề tiền bạc, nhưng kéo dài mãi cũng khó. Thi Bình biết không? Tháng này công ty điện lực xuống cắt điện, anh ấy vẫn ngoan cố thắp đèn cầy viết, nhưng rồi tiếp đó thủy cục xuống đòi cắt nước, mà nếu không có nước làm sao ta nhịn uống được? Em phải đi xách nước một bữa, mới quảy đôi thùng đến trước cửa em đã trợt té...

Nội kêu lên:

- Trời ơi! Con muốn giỡn chơi ư? Bầu bì như vậy mà còn gánh nước, rồi có làm sao không?

Tiểu Song đỏ mặt:

- Lúc đó đau quá con ngất đi, lúc tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường, được chích thuốc an thai, nên cũng không sao. Anh Hữu Văn hoảng lên thề là anh ấy sẽ cố gắng kiếm tiền để lo lắng cho gia đình. Anh ấy cũng đem cái lời hứa cũ rích "Sẽ từ giã cái linh hồn cũ, sống lại một cuộc đời mới". Con tưởng là anh ấy chỉ hứa suông, không ngờ lần này làm thiệt, thật khó tin.

Tôi nói:

- Cũng nhờ cái trượt ngã của Tiểu Song đấy. Nói thật nhé, Tiểu Song biết không, tôi thấy là dù Hữu Văn có là thiên tài cỡ nào thì cậu ấy cũng phải có một công việc thật sự để làm, đàn ông không thể...

Nhưng cha tôi nãy giờ ngồi yên, đã cắt ngang:

- Nói như vậy cũng không đúng. Viết văn cũng là một công việc đấy chứ. Có điều không được "Nổ cho nhiều mà làm chẳng bao nhiêu". Phê bình người khác thì thật hay, nhưng khi đụng tay vào việc thì chẳng nên tích sự. Cuộc đời không đơn giản.

Tiểu Song nói:

- Bác đừng nói câu này cho Hữu Văn nghe nhé, anh ấy kị nhất là khi nghe phê phán " Chí lớn tài hèn".

Tôi nhanh miệng:

- Nhưng rõ là như vậy cơ mà?

Tiểu Song biện bạch.

- Không phải đâu. Anh ấy có tài, chỉ vì còn trẻ quá, chưa qua tôi luyện, nên thiếu kinh nghiệm đời. Em đã khuyên nhủ nhiều lần. Nói cho anh ấy thấm là ở các nhà văn lớn họ cũng phải ăn mới sống.

Cha tôi gật gù:

- Cậu Văn cũng tối đấy chứ, cái sai của cậu ấy chỉ là mơ mộng nhiều quá nên quên thực tế.

Tiểu Song cười với nụ cười thật ngọt, một nụ cười hạnh phúc hiếm thấy.

- Bây giờ thì anh ấy thực tế lắm rồi bác ạ. Nhưng cũng tội cho anh ấy, anh ấy phải hi sinh nhiều quá vì con.

Anh Thi Nghiêu buột miệng:

- Thế mà cũng nói được! bổn phận người chồng là phải lo lắng cho gia đình, vợ con, cái đó đâu phải là sự hi sinh!

Tiểu Song quay sang nhìn anh Thi Nghiêu. Tôi tưởng nàng định biện bạch, nhưng không phải, nàng chỉ cười và quay sang đề tài khác.

- Anh Nghiêu, hôm này em đến đây là để gặp anh.

- À?

Anh Thi Nghiêu có vẻ ngạc nhiên. Chợt nhiên tôi thấy anh lúng túng, Tiểu Song lấy xấp giấy trong túi xách ra, đưa cho anh với nụ cười:

- Em đã soạn được hai bản nhạc của cha, lời em viết. Anh Văn đọc chê là lẩm cẩm, nhưng anh ấy không chịu viết cho em. Anh cứ xem thử đi, nếu sử dụng được thì sử dụng, có nhiều chỗ hơi ngượng, nhưng em không biết sửa thế nào, nhờ anh.

Anh Thi Nghiêu đọc sơ qua, rồi đứng dậy mở nắp đàn dương cầm, vui vẻ:

- Vậy Tiểu Song đàn đi, hát đi, nếu có chỗ nào trục trặc, ta sẽ bàn lại và sửa ngay tại chỗ, được chứ?

Tiểu Song ngoan ngoãn ngồi xuống ghế. Anh Thi Nghiêu đứng cạnh bên với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Đối với anh, Tiểu Song vẫn là Tiểu Song ngày nào, chứ không phải là một người đàn bà sắp làm mẹ Bàn tay Tiểu Song dạo nhẹ trên phím. Nàng nói:

- Bản nhạc này có tên là “Mộng”. Anh nghe lời nhạc có gì không phải đừng cười nhé?

Và nàng bắt đầu hát, cả nhà cùng lắng nghe:

- Tối qua gặp ai trong mộng

Tay trong tay chẳng thành lờI

Sáng nay thức dậy mộng không còn

Người hỡi người, sao khép vội chi

Tối qua nhìn nhau trong mộng

Bao nhiêu câu chẳng thành lờI

Sáng nay thức dậy nhớ người

Mong rằng rồi lại gặp mơ

Tối qua gặp nhau trong mộng

Tình yêu sao lắm ngọt bùi

Sáng nay thức giấc tan rồi

Giấc mộng chỉ là mơ thôi.

Tiếng hát của Tiểu Song thật ngọt. Lời cũng khá hay. Chúng tôi ngồi yên thưởng thức. Và dĩ nhiên, thấm nhất là anh Thi Nghiêu. Tôi nghĩ thế, vì tôi thấy ông anh tôi thẫn thờ như kẻ mộng du.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 04-01-2004, 04:11 PM
ThanhCatTuHan ThanhCatTuHan is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 34
Default

CHƯƠNG 15



Cuối năm, tôi ghé qua thăm Tiểu Song. Lúc đó khoảng tám giờ tối. Tôi nghĩ chắc Lư Hữu Văn và Tiểu Song đều có mặt ở nhà, nhưng khi đến nơi chỉ gặp một mình Tiểu Song. Căn nhà thật lạnh lẽo. Chỉ có một ngọn đèn nhỏ lờ mờ. Tôi đến lúc Tiểu Song đang ngồi bên bàn soạn nhạc. Bụng cô ấy đã thật to, thật nặng nề. Nàng có vẻ thật mệt mỏi. Tôi hỏi:

- Anh Hữu Văn đâu rồi?

Tiểu Song chỉ cười buồn:

- Em cũng không biết, lúc gần đây, tan sở xong ít khi anh Hữu Văn về nhà. Anh ấy bảo là không đi làm thì thôi, mà đã đi là có bạn bè, họ kéo đi nhậu... Thế giới của đàn ông không hạn hẹp như đàn bà, ngoài gia đình ra họ còn có xã hội riêng của họ.

- Nói láo. Anh Lý Khiêm và chị Thi Tịnh chẳng phải đi làm ư? Sáng sớm thức dậy, họ ăn sáng ở nhà rồi đến sở. Chiều ai về trước thì người đó lo cơm nước, rồi cùng ăn vui vẻ. Tôi có nghe anh Lý Khiêm nói là thế giới đàn ông khác đàn bà gì đâu?

Tiểu Song yên lặng nhìn tôi một lúc rồi nói:

- Họ thật hạnh phúc, phải không chị Thi Bình? Có một mái ấm như chị Thi Tịnh. Chồng vợ đều lo chung sức làm ăn thì còn gì hơn.

- Thế còn vợ chồng coÂ? Hữu Văn còn viết văn không?

- Dạ vẫn còn.

Tiểu Song bước ra phòng khách, tôi bước theo. Nàng bật đèn lên và tôi thấy trên bàn viết của Hữu Văn, giấy má lẫn lộn, cái có mấy chữ, cái viết được vài hàng, cái còn là giấy trắng. Tôi tò mò cúi xuống hỏi:

- Tôi đọc được chứ?

Tiểu Song chọn lấy một tờ đưa cho tôi. Chỉ có mấy hàng chữ "Chàng đứng trên dốc cao, gió núi thở phần phật. Hình như có tiếng gọi của biển từ thật xa, tiếng gọi đó dồn dập như những cơn sóng dữ muốn vùi lấp tất cả... "

Tôi đặt trang giấy xuống:

- Mở đầu thế này hay lắm, sao không viết tiếp?

Tiểu Song chau mày.

- Tại vì... tại vì anh ấy không biết tiếng gọi kia gọi cái gì và nó muốn vùi lấp cái chi. Em nghĩ do chẳng qua chỉ là sự vật vã của nội tâm anh Hữu Văn. Anh ấy nghe lòng mình tự nhủ. Hữu Văn, mi là thiên tài, là thiên tài... Thế là anh ấy cầm bút lên, phải viết, phải viết. Nhưng viết được mấy chữ lại tịt ngòi, anh ấy không biết phải viết gì nên bỏ dở.

Tôi nói:

- Còn nhớ lần đầu tiên đến nhà tôi, Hữu Văn đã nói rất nhiều, vạch ra nhiều kế hoạch, lý tưởng. đã dự tính như thế sao không viết được là sao?

Tiểu Song bối rối:

- Cái đó em cũng không biết. Bây giờ cái gì em cùng thấy rối nùi. Chị biết không, lần đầu tiên gặp Văn, nghe Văn nói, em thấy anh ấy nghèo thật nhưng giàu lý tưởng, có nghị lực, anh ấy là người... hằng ao ước. Nhưng bây giờ thì anh ấy giống như một bài toán đố. Khoảng cách giữa chúng em càng lúc càng to. Em như sống trong hỏa mù, đầu em lúc nào cũng căng thẳng sợ sệt. Em sợ bâng quơ, em không còn thấy đâu là hạnh phúc.

Cảm giác đó có thể là do Tiểu Song có một mình trong nhà, nghĩ ngợi nhiều thứ tạo thành.

Đáng ra anh Hữu Văn phải có mặt bên cạnh Tiểu Song luôn, nhất là trong thời điểm Tiểu Song đang mang bầu thế này.

Tiểu Song nói:

- Cái đó em thấy cũng không cần thiết lắm. Còn hai tháng nữa em mới sinh, bên cạnh em còn cả chiếc bùa hộ mệnh nữa.

- Bùa hộ mệnh nào vậy?

- Chiếc mề đay bằng ngọc của Nội cho đây này.

Tiểu Song nói, rồi mân mê chiếc mặt ngọc trên cổ.

- Mỗi lần có gì buồn, lo lắng, em chỉ cần đưa tay lên nắm lấy chiếc mề đay này là lòng em bình hẳn xuống. Chị biết không chị Bình, em thấy là em sống trong cuộc đời này không cô độc, không lẻ loi, em được mọi người thương, em là cháu cưng của Nội.

Tôi nhìn Tiểu Song. Thì ra nàng đã có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi. Vậy là nàng không hạnh phúc? Như sực nhớ ra mình đã tiết lộ điều gì không hay. Tiểu Song cười vả lả.

- Ôi thôi, nói chi mấy chuyện căng thẳng đó, chuyện của anh Văn mặc anh ấy, lại đây, chị Bình. Chị lại đây nghe em đàn nè. Bản nhạc em mới sáng tác. Chị nghe thử xem được không nhé.

Chúng tôi trở về bên đàn. Tiểu Song đàn cho tôi nghe, trình độ thưởng thức âm nhạc tôi kém. Nhưng tôi cũng cảm nhận được những âm thanh trầm buồn.

- Chỉ là một bản nhạc chưa có lời ư?

Tôi hỏi, Tiểu Song không nhìn tôi nói.

- Có cả lời chứ, nhưng em không muốn hát.

- Tại sao vậy?

- Vì anh Hữu Văn cho là lời ca này thuộc tiêu chuẩn đàn bà.

- Ủa, nhạc mà cũng có giống đực giống cái nữa ư?

Tiểu Song nói.

- Tại chị không biết. Chứ theo anh Hữu Văn thì ngoài nhạc ra, phim cũng có lọai phim đàn bà, tiểu thuyết cũng có loại tiểu thuyết đàn bà nữa.

- Nhưng những thứ văn nghệ đại loại đàn bà đó tốt hay xấu?

- Phần lớn là xấu, vì nó đại diện cho cái thứ gọi là thương vay khóc mướn ủy mị, yếu đuối, không có tinh thần trượng phu, không có máu, có lửa.

Tôi gật gù:

- À, đúng là cái gì thuộc về đàn bà đều không tốt cả, có một điều lạ là lúc nào tôi cũng thấy đàn ông sống không thể thiếu đàn bà.

- Anh Văn nói, đó chính là bi kịch của nhân loại.

- Vậy tại sao ông ấy không viết một tác phẩm đại loại như Luận về bi kịch của nhân loại. Biết đâu một tác phẩm như thế sẽ đoạt được giải Nobel?

Tôi nói mà thấy tức vô cùng. Tại sao nhục mạ đàn bà chúng ta thế? Nếu không có đàn bà thì làm gì có đàn ông?

Tiểu Song cười nói:

- Sao chị dễ nổi giận như vậy? Không có gì cũng giận, chị mà ở gần anh Văn, chắc có nước cãi tối ngày.

Tôi nói.

- Vì vậy mà ít khi tôi ngôì lâu bên ông ấy. Mà thôi, Tiểu Song cô cứ hát bản nhạc đàn bà kia cho tôi nghe xem nào?

Tiểu Song dạo đàn, vừa định hát thì tiếng chuông cửa reo. Tiểu Song nhảy xuống, mặt vui hẳn.

- Chắc anh Văn về đấy.

Và chạy ra mở cửa, tôi bước ra phòng khách, nghe tiếng hai vợ chồng cãi nhau. Giọng Tiểu Song có vẻ nhẫn nhục:

- Từ đây về sau, nếu có bận gì không về được anh cũng nhắn cho em biết trước chứ, để em chờ tới giờ chưa ăn cơm.

Thì ra, Tiểu Song chưa ăn cơm. Tôi nhìn đồng hồ. Chín giờ hơn rồi. Nếu Nội mà biết được, chắc là bà giận lắm. Tôi đứng đó, nghe họ bước vào. Thấy tôi, Hữu Văn có vẻ ngỡ ngàng:

- À, chị Thi Bình đấy à? Chị đến đây chơi vừa kịp lúc. Chị ở nhà chơi với Tiểu Song nhé. Tôi còn bận chuyện phải đi ngay.

Tiểu Song ngạc nhiên, nắm lấy chéo áo của Hữu Văn:

- Chín giờ hơn rồi anh còn đi đâu nữa? Bận cái gì mà lúc rày anh cứ sáng đi tối mịt mới về? Mai còn phải đi làm nữa đấy.

Hữu Văn phủi tay Tiểu Song:

- Tôi có chuyện gấp.

Hay là Hữu Văn định lánh mặt tôi? Tôi nói:

- Thôi để tôi về, bữa khác gặp lại nhé Tiểu Song.

Hữu Văn nói.

- Khoan, chị Bình đừng đi. Chị ở lại với Tiểu Song đi, tôi bận chuyện phải đi liền, nếu không có chị ở lại Tiểu Song sẽ ngồi khóc suốt đêm. Nghĩ cũng lạ trước kia tôi tưởng cô ấy là người cứng cỏi chớ đâu ngờ đụng một tí là rơi nước mắt như bây giờ đâu. Tôi đã lầm, tôi không phải là Cổ Bảo Ngọc lại gặp một con vợ như Lâm đại Ngọc, tôi rất sợ nước mắt mà bây giờ lại cưới phải con vợ lúc nào cũng nước mắt.

Tôi đứng lại quay nhìn Tiểu Song, cô ta có vẻ rất cố gắng, nhưng mắt cũng long lanh, bấy giờ Lư Hữu Văn quay lại nói với Tiểu Song:

- Anh có chuyện muốn nói riêng với em.

Tiểu Song cắn nhẹ môi.

- Chị Thi Bình cũng không phải là người ngoài, không cần giấu giếm gì cả, anh muốn nói gì cứ nói tại đây.

Lư Hữu Văn ngần ngừ một chút nói:

- Vậy thì đưa anh một ít tiền.

Tiểu Song trừng mắt:

- À thì ra anh về để lấy tiền, nếu không vì lý do đó chắc anh chưa về phải không?

Lư Hữu Văn chau mày nói.

- Đừng có lằng nhằng. Tôi không có thời giờ cãi lộn, lấy ba ngàn đưa cho tôi nhanh lên.

Tiểu Song tròn mắt:

- Ba ngàn đồng? Anh tưởng tôi có cái mỏ vàng chắc, ở đâu tôi có ba ngàn đồng, mà anh cần số tiền lớn như vậy để làm gì?

Lư Hữu Văn có vẻ bực dọc:

- Tôi làm gì kệ tôi, cô đưa đây đi.

- Tôi làm gì có số tiền đó?

Lư Hữu Văn đã thật sự nổi nóng.

- Đừng có giả vờ nữa. Chị Thi Bình ở đây mà cô muốn tôi lật tẩy cô ư?

- Lật tẩy? Tôi làm gì có tẩy cho anh lật?

- Cô làm tôi bực lắm rồi đấy. Đừng giả vờ thanh cao nữa, cô tưởng tôi không biết là mới tuần rồi Thi Nghiêu mới đem lại cho cô bao nhiêu? Con số đâu phải nhỏ.

Tôi nghe tim mình đập mạnh. Lại cũng anh Thi Nghiêu, anh ấy đúng là một thằng khùng, có lẽ anh đã lén lút gặp riêng Tiểu Song và lại để cho chồng người ta trông thấy. Tôi quay sang nhìn Tiểu Song, nhưng thấy cô ta vẫn bình thản như không về làm chuyện gì xấu xa gian dối. Cô ta đang nhìn thẳng về phía Hữu Văn hỏi:

- Làm sao anh biết?

- Tôi đã điện thoại hỏi Lý Khiêm, anh ấy nói là hai bản nhạc của cô đã bán xong, nghĩ cũng lạ, mấy cái bản nhạc của cô vậy mà cũng được mấy hãng đĩa mua. Tiền trên trời rơi xuống như vậy mà không chia cho tôi là không được.

- Anh... anh nói thế là thế nào?

- Tôi biết cô tài, cô giỏi, cô có bản lĩnh làm ra tiền, được không? Bây giờ đưa tiền đây cho tôi.

Tiểu Song run rẩy, nàng cố hết sức để nén cái cảm xúc của mình, mắt trừng trừng nhìn Hữu Văn nói như nghẹn:

- Anh Văn, anh hay lắm, đúng rồi tôi mới thu được một vạn đồng do người ta mua nhạc của tôi, cái đó cũng nhờ Công ty truyền hình, nhờ sự giúp đỡ và giới thiệu của anh Nghiêu, nhưng đồng tiền đó là đồng tiền quang minh chính đại, anh đừng có ậm ờ nghĩ xấu cho người khác. Tôi không có làm điều gì nhục cả.

Tay Lư Hữu Văn xiết chặt tay Tiểu Song gằn mạnh... và hét lớn.

- Tôi có bảo là cô làm chuyện gì nhục đâu? Bây giờ có đưa tiền cho tôi không? nói đi.

Tiểu Song đau khổ van xin:

- Anh Văn em van anh, em để dành số tiền đó chờ ngay sanh đẻ...

- Sanh đẻ gì? Từ đây đến đó còn cả hai tháng, tới lúc đó tôi sẽ lấy tiền nhuận bút đưa cho.

- Anh Văn, anh đừng nói tới chuyện nhuận bút, cái đó xa vời lắm.

Tiểu Song nói và tiếp theo nàng hét to.

- Ối đau quá, anh xiết mạnh làm em đau quá.

Tôi không nhịn được bước tới trước, kéo tay Hữu Văn lắc mạnh:

- Anh có khùng không anh Văn, anh làm cô ấy đau, anh buông ra đi, anh phải nhớ là trong bụng cô ấy còn có đứa con của anh.

Lư Hữu Văn đẩy mạnh tay rồi buông ra. Tiểu Song loạng choạng xuýt té, tôi ôm lấy cô ấy, tấm thân yếu đuối còn run rẩy trong lòng tôi. Lư Hữu Văn vẫn còn đứng gần đấy hét.

- Tiểu Song, tôi đã cảnh cáo cô, đừng bao giờ đem chuyện viết lách của tôi ra để châm biếm, tôi thù việc ấy.

Tiểu Song đứng thẳng dậy. Nàng có vẻ hối hận:

- Xin lỗi anh, anh đừng giận, em không cố tình muốn thế.

Tôi ngồi đó thở dài, tôi không hiểu Tiểu Song đã sai ở chỗ nào. đời sao rắc rối thế. Lư Hữu Văn đã bỏ đi về phía ghế, ngồi xuống. Còn Tiểu Song ngập ngừng buồn bã.

- Anh Văn, anh có giận em không?

Văn úp mặt vào hai tay:

- Cô đã coi thường tôi, tôi biết cuộc đời này tôi chỉ có một mình cô mà cô cũng không thương tôi.

Tiểu Song có vẻ sợ hãi, bước tới ôm đầu Văn vào lòng như hành động của một người mẹ đang an ủi con.

- Anh Văn, không bao giờ có chuyện đó, em không bao giờ dám coi thường anh, em biết anh là thiên tài, anh có quyết tâm, nhưng cái gì cũng phải từ từ phải không? Thành Rome cũng không phải một sớm một chiều dựng lên, anh đừng buồn, em lỡ lời...

Và Tiểu Song lại khóc, Lư Hữu Văn nhìn lên và kéo vợ vào lòng mình nói.

- Tội nghiệp vợ tôi, số em khổ. Em đã gặp một thằng chồng không ra gì, tại sao em lại chọn anh? và không chọn một người khác để cuộc đời sung sướng hơn?

Thái độ tự trách của Hữu Văn khiến cho Tiểu Song cảm động, nàng ôm chồng nói.

- Đừng nói vậy anh Văn. Anh lúc nào cũng là một người chồng tốt, em không cảm thấy khổ.

Rồi Tiểu Song buông Văn ra, và chạy vào phòng ngủ, chỉ một phút sau tôi thấy cô ta bước ra trên tay với một xấp tiền, không biết bao nhiêu. Nàng nhét tất cả vào túi áo Hữu Văn, lấy tay vuốt suông những sợi tóc rối trên đầu chàng, nói:

- Thôi có việc gì anh cứ đi đi để không người ta chờ.

Lư Hữu Văn lắc đầu:

- Thôi anh không đi đâu. Anh ở lại đây với em, anh hứa sẽ sửa đổi...

Nhưng Tiểu Song thúc giục:

- Anh đi nhanh lên đi để về sớm, vì em biết nếu để anh ở nhà suốt đêm anh sẽ trằn trọc.

- Nhưng mà... Em có một mình...

- Thì anh cứ đi đi.

Lư Hữu Văn đứng dậy, do dự nhìn tôi:

- Chị Thi Bình ở lại chơi với Tiểu Song nhé.

Tôi đứng dậy nói nhanh:

- Không được. Tiểu Song là vợ của anh, anh phải ở nhà với cô ấy...

Nhưng Tiểu Song đã nắm lấy tay tôi.

- Chị Thi Bình chị giận em à?

Tôi như bị xì hơi, khoát tay với Hữu Văn.

- Thôi anh đi đi, đi nhanh còn về, tôi ở đây với vợ anh.

Lư Hữu Văn do dự một chút rồi quay đầu lẻn nhanh chỉ còn lại tôi và Tiểu Song nhìn nhau trong phòng. Sau đó Tiểu Song vào phòng tắm rửa mặt, tôi bước theo hỏi:

- Tiểu Song chưa ăn cơm tối phải không? Thôi ăn đi, tôi đợi đây.

Tiểu Song lắc đầu:

- Bây giờ cái gì em cũng nuốt không vô cả, đợi một tí đói em sẽ ăn sau.

Tôi thở dài, chúng tôi quay trở về phòng ngủ của Tiểu Song, tôi nhìn cô ấy, nhịn không được tò mò hỏi.

- Anh Văn đi khuya như vậy, cô biết là anh ấy đi đâu không?

- Em biết chứ.

- Đi đâu vậy?

Tiểu Song chỉ cúi đầu không đáp. Tôi hỏi thêm:

- Đi làm gì chứ? Sao Tiểu Song biết mà lại không nói ra.

Tiểu Song vẫn im lặng, có điều trên gương mặt mới rửa sạch kia lại có hai giọt nước mắt rơi xuống, tôi trợn mắt.

- Trời! Có phải anh ấy có vợ bé phải không? Tiểu Song cho tôi biết đi. những anh chàng có mã đẹp trai như Hữu Văn khó tin lắm, họ dễ đào hoa...

Tiểu Song cắt ngang.

- Chị Thi Bình. Chị đừng nghĩ thế, anh Văn không có chuyện đó đâu.

- Vậy thì khuya thế này anh ấy còn đi đâu vậy.

Tiểu Song ngập ngừng một chút rồi nói:

- Anh ấy đi đánh bạc.

Tôi nhảy dựng lên.

- Cái gì? Cô có điên không? Cô biết như vậy mà vẫn để ông ấy đi, có bao nhiêu tiền dành dụm để thua hết, cô đâu phải triệu phú hay thần tài? Cờ bạc là chuyện tán gia bại sản, cô nuông chìu, cô để mặc anh ấy làm gì thì làm, vậy là cô đã hại anh ta.

Tôi nói một hơi, Tiểu Song chỉ yên lặng, một lúc sau nàng lắc đầu nói nhỏ.

- Chị thấy đó, em biết làm sao hơn? Em chỉ cần can mấy câu là anh ấy đối xử với em như kẻ thù. Nhưng nghĩ lại nhiều lúc cũng tội. Anh Văn không viết được tác phẩm, anh ấy mặc cảm, anh ấy buồn. Chính vì vậy mà anh ấy mới đi đánh bạc, để trốn lánh chính mình.

Tôi giận dữ:

- Tiểu Song em đừng tin. Bất cứ một tay mê cờ bạc nào cũng viện dẫn trăm lý do. Không lẽ cô chẳng biết sao còn bào chữa cho hắn? Em đúng là...

Tiểu Song nhìn tôi với cặp mắt buồn, cặp mắt van xin, làm tôi không nói thêm được lời nào. Chúng tôi nhìn nhau thở dài. Một lúc sau, Tiểu Song chợt nói:

- Em muốn nhờ chị một chút, chị Bình!

- Tiểu Song cứ nói.

- Tất cả những gì chị nhìn thấy bữa nay, từ chuyện đánh bạc của anh Hữu Văn đến chuyện chúng em cãi lộn. Xin chị làm ơn đừng cho anh Thi Nghiêu và cả Nội biết nhé.

Tôi nhìn Tiểu Song. Thật tội nghiệp: Còn biết làm sao hơn?

- Được rồi, Tiểu Song cứ yên tâm, tôi sẽ không nói lại cho ai biết đâu.

Tiểu Song nhìn tôi với cặp mắt cảm ơn, và nàng bước tới bên đàn, chậm rãi dạo từng phím nhạc.

- Ban nãy chị bảo là chị muốn nghe bài hát đàn bà của em ư?

Và rồi Tiểu Song vừa đàn vừa hát:

Anh ơi hãy lắng nghe, lời nhạc buồn.

Có người con gái nhỏ chưa hiểu thế nào là yêu

Nàng thì thầm với trăng: "Tình yêu là chi hở?"

Trăng chỉ biết thì thầm "Tình chỉ là niềm đau"

Bây giờ nàng đã lớn. Tình đã qua với đờI

Bây giờ đây mới biết cuộc tình là cô đơn

Nhìn sao lòng thầm hỏi. Chờ mãi đến bao giờ

"Tình yêu là mong đợi. Tình yêu là đơn phương....

Tiểu Song không hát hết bản, vì đột nhiên nàng gục mặt lên đàn nức nở khóc.

Tôi xúc động đến cạnh, nắm lấy tay Tiểu Song kéo vào lòng. Tiểu Song vẫn ràn rụa nước mắt.

- Chị Bình ơi? Tại sao tình yêu lại có thể thay đổi nhanh :Dng như vậy? Người em yêu vẫn là người yêu hay lại biến thành kẻ thù. Tình yêu là niềm vui hay chỉ là sự bi đát của cuộc sống. Là hạnh phúc hay bất hạnh triền miên.


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #16  
Old 04-01-2004, 04:30 PM
ThanhCatTuHan ThanhCatTuHan is offline
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 34
Default

CHƯƠNG 16


Suốt một thời gian dài, tôi buồn dùm cho Tiểu Song, tuy đã hứa với nàng là sẽ không để cho anh Thi Nghiêu và Nội biết, nhưng tôi không thể giấu Vũ Nông. Vì Hữu Văn là do Vũ Nông mang đến giới thiệu với Tiểu Song, do đó tôi thấy Vũ Nông phải có phần nào trách nhiệm trong sự việc này. Vũ Nông cũng hiểu như vậy, chàng bứt rứt nói với tôi.

- Dù sao Lư Hữu Văn cũng là một thanh niên nhiệt tình và thông minh, không thuộc loại đàng điếm ngược đãi vợ con. Bên trong hẳn có uẩn khúc gì đây, để anh tìm hiểu xem.

Và chúng tôi cứ hai ba ngày kéo đến nhà Tiểu Song một lần. Có lẽ Tiểu Song cũng đoán được, nên lúc nào đến, tôi cũng chỉ thấy Tiểu Song cười làm ra vẻ hết sức hạnh phúc. Còn Hữu Văn? đến ba lần chỉ một lần gặp ở nhà, lần gặp duy nhất đó lại thấy Hữu Văn ngồi nghiêm chỉnh bên bàn, luôn miệng "bận quá" "ngồi chơi, tôi hơi kẹt"... Và thế là chúng tôi chẳng làm sao hỏi cho ra lẽ được. Ngồi một chút lại về. Nhưng dù sao đến mấy lần như vậy thấy gia đình Tiểu Song lặng sóng cũng yên tâm.

Nhưng rồi cái gì cũng không giấu được lâu. Một buổi tối khi đến chơi. Chúng tôi thấy Hữu Văn với nét mặt hầm hầm ngồi nơi bàn. Còn Tiểu Song mặt tái mét ngồi cạnh đấy. Khung cảnh cho chúng tôi biết sóng gió đã xảy ra, Vũ Nông bước tới cạnh Hữu Văn hỏi:

- Sao thế? Nguồn hứng lại bị kẹt, nên viết không ra lẽ?

Hữu Văn lớn tiếng.

- Viết cái khỉ gì? Này cậu Nông, cậu biết không, tôi chỉ là một thằng điên chứ không phải là thiên tài!

Vũ Nông nhìn Hữu Văn, rồi nhìn Tiểu Song:

- Thế này là thế nào? Hai người lại cãi nhau ư? Cậu Văn, cậu phải biết Tiểu Song là người đàn bà toàn diện thế nào, cậu cần yêu vợ nhiều hơn, dù sao cậu cũng sắp là cha rồi đấy.

Hữu Văn nhảy dựng lên, chỉ Tiểu Song nói.

- Làm cha quý lắm ư? Lúc biết cô ấy mang thai, tôi đã bảo đi giải quyết đi, nhà nghèo thế này nuôi bản thân không còn chưa đủ, bày đặt có con làm gì, nhưng cô ấy không chịu nghe, đòi đẻ... Rồi bây giờ, mở miệng ra một tí là vì con, lo cho con, chuẩn bị cho con... Tôi đâu có cần con cái gì đâu? Tôi chỉ cần sống để viết. Có Tiểu Song rồi có con. đời tôi sẽ ra sao? Làm thân trâu ngựa hay nô lệ? Cái tên Lư Hữu Văn sẽ biến mất trên thế gian này, chỉ còn tên nô lệ cho Tiểu Song và đứa con gái.

Vũ Nông khờ ra. Ngay chính chàng cũng không hiểu được cái lập luận kỳ cục của Hữu Văn, Vũ Nông nói:

- Chúng ta sống vì người ta yêu quí, thì có gì sai đâu?

Bấy giờ Tiểu Song mới ngẩng lên:

- Vấn đề ở đây là anh ấy đâu có yêu em và con đâu!

Câu nói của Tiểu Song giống như một quả bom vừa được châm ngòi, Hữu Văn nhảy dựng lên, bước tới lắc mạnh vai Tiểu Song:

- Tiểu Song, cô nói gì? Cô nói bằng lương tâm cô chứ?

Tiểu Song với đôi mắt đẫm lệ:

- Anh đừng hành hạ tôi như vậy, nếu thật sự anh yêu tôi thì hãy chứng minh bằng hành động xem.

Lư Hữu Văn buông Tiểu Song ra, trừng trừng nhìn vợ, rồi quay về buông người xuống ghế. Cái nghề đóng kịch của Hữu Văn bắt đầu phô bày. Anh ta ôm lấy đầu, tỏ vẻ bứt rứt đau khổ.

- Tôi đã làm gì? Tôi đã làm gì? Quỉ ám tôi ư? Sao tôi lại hành động như vậy? Hết rồi, hết thuốc chữa rồi, tôi đã tự giết mình. Còn nói chi chuyện viết lách? Tôi chỉ là một thứ thùng rỗng, một vật phế thải, một thứ rác ruởi vô giá trị, tôi không có tài mà cứ tưởng mình là thiên tài. Sự hiện diện của tôi trên cõi đời này còn có ý nghĩa gì? Nó chỉ làm đau khổ người tôi yêu, đày đọa người tôi yêu. Tôi không hơn cả một con chó!

Chưa bao giờ tôi nghe được những lời tự trách nặng nề như vậy. Tôi chới với, Vũ Nông ngơ ngác, còn Tiểu Song? Trái hẳn mọi khi, nàng không mềm lòng như trước, mà hôm này lại tỏ ra rất cứng rắn, Tiểu Song lạnh như một tảng băng, nàng ngồi im lặng mặc cho những lời của Hữu Văn vi vu bên tai. Tôi nghĩ có lẽ Tiểu Song đã nghe nhiều, nghe chán rồi, những bản nhạc cũ rích lải nhải... Trong lúc đó thì Hữu Văn càng tỏ ra đau khổ bứt rứt hơn, anh ta hai tay ôm đầu kêu gào:

- Tiểu Song, anh biết mà... em hận anh, em thù anh lắm phải không?

Tiểu Song lắc đầu:

- Em không giận anh, mà em chỉ giận chính mình.

Hữu Văn như một con thú bị thương đau đớn, gào thét.

- Không, không, em đừng nói thế. Em hãy đánh anh đi, anh đáng hưởng mấy tát tay của em, anh là một thằng hèn, Tiểu Song! Em đừng giận anh nữa, anh hứa với em từ giờ phút này, anh sẽ không về khuya nữa, anh không cờ bạc nữa, anh sẽ gắng viết, sẽ tiếp tục sự nghiệp văn chương của anh. Ở đây có mặt Vũ Nông và chị Thi Bình, hai vị làm chứng giùm tôi. Bắt đầu từ ngày mai Lư Hữu Văn này sẽ thay đổi. Sẽ cố gắng làm, kiếm tiền và viết văn. Sẽ cố để xứng đáng với Tiểu Song, xứng đáng là người đàn ông biết trách nhiệm với bản thân và gia đình...

Tiểu Song chỉ nói nhỏ:

- Nếu thật sự anh đã quyết tâm như vậy, thì cứ hành động đi khỏi hứa gì cả.

Tôi bàng hoàng nhìn Tiểu Song. Phải, làm đi, khỏi phải nói gì hết.

Lư Hữu Văn có vẻ thật ngoan ngoãn dễ chịu:

- Vâng, nếu em không giận nữa, nếu em tha thứ cho anh thì anh hứa. Anh sẽ ít nói đi, anh sẽ làm, sẽ hành động, anh sẽ cho em thấy rõ thành quả thật sự của mình, chứ không phải là thứ hổ lốn không đầu không đuôi.

Tiểu Song thở dài, nàng nhìn lên. Họ yên lặng nhìn nhau. Cuộc cãi vã có lẽ chấm dứt. Tôi liếc nhanh về phía anh Vũ Nông, ngầm thông báo với chàng nên rút lui đúng thời điểm. Sau cơn mưa thường trời lại sáng. Tình yêu sau bão táp càng nồng. Tiểu Song đưa chúng tôi ra cửa, tôi tò mò hỏi:

- Tại sao lại cãi nhau thế?

Tiểu Song ngập ngừng một chút nói.

- Vì anh Văn đòi bán chiếc dương cầm.

Tôi giật mình.

- Tại sao vậy?

- Tại sao chị cũng không biết ư? Nhà này còn có gì đáng giá để ông ấy bán lấy tiền đi đánh bạc đâu? Chỉ còn cây đàn thôi. Ông ấy đòi bán. Tôi nói, cây đàn này là của tôi, nhiều lúc không có anh ở nhà, tôi đàn đỡ buồn. Vả lại lúc gần đây việc học nhạc trở thành nguồn thu nhập đáng kể. Nếu... nếu bán đàn, em làm sao soạn nhạc được? Chỉ có vậy mà ông ấy nổi sung thiên lên nói "Nào là tôi khi dễ, coi thường ông ấy".

Tôi thở dài, trong khi Vũ Nông an ủi Tiểu Song:

- Thôi chuyện qua rồi, đừng buồn nữa, cậu ấy cũng đã hứa là bắt đầu từ ngày mai sẽ làm lại cuộc đời.

Tiểu Song thở dài.

- Ngày mai ư? Cái bản nhạc đó nhàm quá rồi. "Cứ ngày mai rồi ngày mai sẽ đổi thay, cứ chờ đi, cứ đợi đi rồi sẽ thay đổi" mong là lần ngày mai này, thật sự Hữu Văn sẽ thay đổi.

Từ nhà Tiểu Song ra, tình cảm của tôi với Vũ Nông cũng rất nặng nề. Chúng tôi là những người đã biết được tình yêu của họ từ khởi đầu đến nay, quen nhau yêu nhau, lấy nhau... tưởng là một mối tình hạnh phúc, đâu có ngờ Hữu Văn lại bê bối như vậy? Anh Vũ Nông phân tích nói:

- Thật sự ra thì Hữu Văn cũng thông minh tốt lành chứ, nhưng tại tình cảm của cậu ấy quá phức tạp, mâu thuẫn. Hữu Văn nóng thật đấy, nhưng cũng nguội rất nhanh, chính vì sự thay đổi thất thường đó mà người sống chung nhiều lúc thấy bối rối, đau khổ. Cậu ấy cảm xúc thật sự chứ không phải đóng kịch.

Tôi không biết sự phân tích của Vũ Nông có đúng với con người của Hữu Văn không? Có điều một sự kiện khác xảy đến, làm mọi thứ đều thay đổi.

Đó là ngày 8 tháng 2 dương lịch, tôi còn nhớ rất rõ. Sắp Tết đến nơi, công việc của Ngân hàng rất bận rộn. Năm giờ chiều tôi đang thu xếp công văn chuẩn bị dọn dẹp để ra về thì nhận được điện thoại của mẹ.

- Thi Bình, con đến phòng cấp cứu bệnh viện Hùng Ân ngay, Tiểu Song gặp tai nạn! Con cũng điện cho Vũ Nông bảo nó tìm Hữu Văn ngay nhé.

Tôi kinh hoàng, giao hồ sơ nhờ bạn đồng nghiệp cất dùm, không kịp gọi điện thoại cho Vũ Nông, tôi gọi Taxi đi thẳng tới bệnh viện. Gặp mẹ, người nắm tay tôi hỏi:

- Còn Hữu Văn đâu?

Tôi nói.

- Dạ không biết. Con đi thẳng từ ngân hàng đến đây. Tiểu Song làm sao thế? Chuyện gì vậy mẹ?

Mẹ tôi nói.

- Mẹ cũng không biết. Theo lời bà hàng xóm của Tiểu Song kể lại, thì bà ta nghe tiếng bấm chuông, chạy ra mở cửa thấy Tiểu Song quỵ nơi đó, máu me tùm lum. Tiểu Song chỉ kịp nhờ bà ấy gọi điện đến nhà ta, cho mấy con số máy là ngất xỉu. Bà ta hoảng quá, kêu xe cấp cứu, rồi điện đến báo cho mẹ và Nội con hay... Hiện nay Tiểu Song vẫn chưa tỉnh, bác sĩ đang truyền máu, chuẩn bị phẫu thuật mang đứa bé ra. Còn cái thằng Lư Hữu Văn đâu? Không có nó lấy ai ký tên chứ?

Tôi hốt hoảng:

- Me... thế... Tiểu Song bị gì thế? Cuối tháng mới tới ngày sanh cơ mà? Rồi đứa bé có sao không?

- Mẹ cũng không biết, bác sĩ nói nếu tình trạng mà nguy kịch quá thì phải hy sinh đứa con để cứu mẹ Con còn chờ gì mà không bảo Vũ Nông điện thoại tới công ty của Hữu Văn báo nó đến đây liền chứ.

Tim tôi đập rối lên. Tôi chạy ngay đến trạm điện thoại công cộng quay số gọi cho Vũ Nông hay, rồi tức tốc quay về phòng cấp cứu. Tiểu Song nằm thiêm thiếp dưới lớp ra trắng. Mặt trắng bệch, bác sĩ và cô y tá đang vây quanh. Người đo áp huyết, người chuẩn bị vô huyết thanh. Tôi bước tới cạnh gọi:

- Tiểu Song ơi! Tiểu Song!

Tiểu Song mở mắt thì thào:

- Nội đâu rồi? Nội ơi! Nội ơi!

Nội bước tới nghẹn ngào:

- Nội đây, đừng sợ con, có Nội cạnh con đây.

Tiểu Song lắc đầu, nức nở:

- Nội ơi, chiếc mề đay, Nội ơi.

Chợt nhiên tôi nhớ tới chiếc mặt ngọc mà Nội đã cho Tiểu Song, chiếc bùa hộ mệnh của nàng. Tôi nhìn lên ngực Tiểu Song, ở đó chỉ có vết xuớc đỏ, tôi còn đang ngơ ngác, thì mấy bác sĩ phẫu thuật đến, họ đẩy tôi qua một bên.

- Tránh hết, mời quí vị ra khỏi đây, đưa bệnh nhân vào phòng mổ ngay. Ai là thân nhân ký tên đi chứ?

Nội run run nói:

- Dạ có tôi, tôi ký.

Thế là Tiểu Song được đẩy vào phòng giải phẫu, trên đường Tiểu Song vẫn vật vã:

- Nội ơi, chiếc mề đây, chiếc mề đay của Nội!

Khi cửa phòng phẫu thuật đóng kín, chúng tôi chỉ biết ngồi bất lực nhìn nhau. Lư Hữu Văn vẫn mất biệt. Mẹ từ phòng y sĩ trưởng trở về. Chúng tôi ba thế hệ ngồi đây trông ngóng. Giữa không khí căng thẳng, anh Thi Nghiêu đến, mặt anh tái xanh:

- Sao? Thi Bình? Tiểu Song thế nào? Có nguy hiểm lắm không?

Tôi bực dọc nói.

- Đừng có trù! Bác sĩ đã đưa vào phòng giải phẫu, nghe nói hy sinh một trong hai mẹ con hoặc con nhưng... nhưng anh đến đây làm gì?

Mẹ sực nhớ ra, nói:

- Chính mẹ kêu anh con đến. Đâu, tiền đâu? Phải nộp tiền thế chân rồi tiền tiếp huyết nữa...

Anh Thi Nghiêu nói:

- Con gom hết tất cả tới đây. Ở nhà còn bảy ngàn, con hỏi bác Lý hàng xóm muợn thêm năm ngàn.

Mẹ đưa phiếu nộp phí cho anh Thi Nghiêu. Giữa lúc đó một y tá đẩy hai bình máu vào phòng phẫu thuật, anh Thi Nghiêu hốt hoảng nhìn theo, tôi phải đẩy anh ấy ngồi xuống:

- Đừng anh, anh bình tĩnh một chút, coi chừng người ta tưởng anh là chồng Tiểu Song còn mệt nữa.

- Cái thằng chết tiệt Hữu Văn đâu rồi? Thật tức!

Tôi can:

- Thôi lấy tiền đi nộp phí đi, giờ này không phải giờ chửi người ta, có chửi cũng vô ích.

Anh Thi Nghiêu đi nộp phí xong quay lại rồi cùng chúng tôi ngồi chờ. Thời gian trôi qua thật chậm... Các bác sĩ, y tá ra vô phòng phẫu thuật vội vã, nhưng chẳng ai thèm nhìn đến mặt chúng tôi. Gặp ai Nội cũng nắm áo hỏi:

- Sao cô? Bệnh nhân thế nào cô?

- Chưa rõ.

Rồi bỏ đi, lần luợt mấy người như vậy. Sau cùng rồi cũng có một cô bước ra nhìn chúng tôi với nụ cười:

- Sinh một con gái, khỏe, nặng hai ký tám.

Nội hỏi:

- Sống chứ?

Cô ta cười.

- Sống tốt.

Anh Thi Nghiêu nghẹn giọng:

- Còn Tiểu Song? Người lớn đó cô?

- Bác sĩ sắp ra, quý vị cần gì hỏi bác sĩ.

Và cô y tá bỏ đi, anh Thi Nghiêu ngã phịch xuống ghế, ôm lấy đầu.

- Chắc cô ấy sẽ chết tôi biết mà!

Tôi giận quá lấy chân giẫm mạnh lên chân anh Nghiêu:

- Anh bình tĩnh một chút được không? Tại sao anh cứ rủa Tiểu Song hoài vậy?

Anh Thi Nghiêu ngẩng lên nhìn tôi, mắt anh đỏ hoe, mặt tái ngắt, thần sắc anh giống như người vừa được tòa tuyên án tử hình, nắm lấy tay anh, tôi nói:

- Anh yên tâm đi, cô ấy không sao đâu, mới hai mươi tuổi, còn trẻ quá mà làm sao chết được?

Và bác sĩ đã bước ra, chúng tôi đứng bật dậy quây quanh. Bác sĩ gật gù nói:

- Mất máu nhiều quá, nếu trễ một chút là không cứu kịp. Bây giờ nếu không có biến chứng bất ngờ nào khác thì chắc có lẽ không sao đâu. Quí vị qua phòng bệnh đợi đi nhé.

Chúng tôi qua phòng bệnh. Một lát sau Tiểu Song được đẩy ra. Khuôn mặt trắng bệch với đôi mắt thâm quầng, cơ thể yếu đuối mong manh nằm ép sát với làn da trắng. Thuốc mê chưa mất hiệu lực, nàng nằm thiêm thiếp, nhìn nàng không ai không chua xót, xúc động. Tội nghiệp! Tiểu Song nằm thoi thóp, mê sảng, đau đớn.

- Nội ơi! Nội ơi.

Nội xúc động nắm tay Tiểu Song.

- Tiểu Song, Nội đây con, Nội đang ở cạnh con đây.

Tiểu Song cố gắng mở mắt, nàng đưa tay sờ soạng chung quanh:

- Nội ơi còn... con con đâu?

Tôi vội nói.

- Nó khỏe lắm. Tiểu Song cứ yên tâm nghỉ ngơi, con gái, nặng hai ký tám. Tôi sắp qua xem nó đây. Tiểu Song cứ nghỉ ngơi.

Tiểu Song nhìn tôi với đôi mắt nghi ngờ. Rồi hai giọt nước mắt lăn xuống má.

- Chị Thi Bình, em muốn nhìn con em.

Mẹ vội trấn an.

- Để bác đi thương lượng bác sĩ xem, nhờ mấy cô y tá mang nó đến đây cho con nhìn nhé? Chịu không? Nhưng theo luật ở đây, sau khi sinh được hai mươi bốn tiếng đồng hồ mới được mang ra khỏi lồng kiếng.

Tiểu Song đưa mắt van xin nhìn mẹ. Cô y tá chăm sóc đứng cạnh an ủi:

- Không được đâu, bác sĩ không cho phép mang ra đâu.

Rồi cô y tá xúc động nói:

- Thôi để tôi đi hỏi thử xem.

Cô y tá đi rồi. Tiểu Song mới nhắm mắt lại. Quả nhiên chỉ một lúc sau, cô ta bồng đưá bé ra. Tiểu Song cố mở to mắt ra nhìn con của mình. đứa bé ngủ yên như con mèo nhỏ, hai bàn tay nhỏ nắm chặt lại.

- Thôi đủ rồi, cả mẹ lẫn con đều cần phải nghỉ ngơi.

Và bồng trẻ sơ sinh về phòng vô trùng. Tiểu Song bây giờ mới tỏ ra yên tâm. Nội vuốt mái tóc rối của Tiểu Song.

- Tiểu Song, con ngủ một chút đi.

Tiểu Song nói yếu ớt.

- Nội ơi chiếc mề đay của Nội cho, hắn đã giựt mất rồi.

Nội không hiểu Tiểu Song nói gì, Nội nhìn tôi và tôi cúi xuống:

- Tiểu Song, ai đã cuớp mất chiếc mề đay?

Tôi hỏi nhưng cũng lờ mờ đoán ra. Chiếc mặt ngọc bị mất, rồi lại đẻ non hai mươi ngày, vậy là phải có lý do có liên can giữa hai sự việc.

Tiểu Song nghẹn lời, nước mắt chảy.

- Hắn đã cuớp mất. Hữu Văn đấy! Hắn đã bán mất sợi dây chuyền rồi bây giờ cướp cả chiếc mặt ngọc.

Tôi đưa tay kéo cổ áo Tiểu Song qua bên. Vết xuớc trên cổ nàng, chứng tỏ có sự giằng co. Tôi thở dài quay lại thấy anh Thi Nghiêu tựa người vào cửa, anh có vẻ giận run, tôi bước tới nói:

- Thôi anh về đi, ở đây không có việc gì cho anh nữa đâu.

Anh Thi Nghiêu nghiến răng nhìn tôi.

- Không biết cái thằng Hữu Văn ở đâu, anh mà gặp nó là phải bằm ra làm trăm mảnh.

Tôi nhíu mày.

- Anh làm ơn đừng gây rối nữa được không? Bao nhiêu đó cũng đủ quá rồi.

Và ngay lúc đó Vũ Nông đến:

- Thi Bình, anh đã tìm mà không thấy Hữu Văn ở đâu cả, ở Công ty nói chiều nay Văn xin phép nghỉ một buổi. Anh đã đến nhà cậu ấy, có để lại giấy để cậu ta biết mà đến đây. Còn bạn đồng nghiệp của Văn thì bảo muốn tìm Văn cứ đến sòng bạc mà tìm.

Tôi ngẩn ra:

- Sòng bạc ư? Ở Đài Loan làm gì có sòng bạc?

Vũ Nông nói.

- Thì sòng bạc lậu đấy. Tôi biết một nơi, để tôi đến đó xem, nhưng mấy đồng nghiệp của Văn nói, chưa hẳn tìm được vì sòng bạc đó thay đổi địa chỉ luôn. Anh sợ em chờ nên đến đây xem sao. Thế nào? Tiểu Song đã thoát nguy hiểm chưa?

Tôi nói và nghẹn lại.

- Sinh được một cháu gái nặng hai ký tám. Anh Nông, anh biết không. Hữu Văn là thằng đàn ông tàn nhẫn nhất, không có nhân tính nhất trên thế gian này.

Vũ Nông nhìn tôi, rồi quay lưng đi.

- Anh phải tìm cho ra hắn.

Anh Thi Nghiêu nói.

- Tôi cùng đi với cậu.

Tôi nắm anh Nghiêu níu lại.

- Anh Nghiêu, anh đừng đi, anh mà đi gây thêm họa còn khổ hơn.

Và tôi đưa mắt với Vũ Nông, để Vũ Nông vội vã bỏ đi. Anh Thi Nghiêu bất lực, nắm hai tay lại, mắt trừng trừng nhìn lên trần nhà. Tôi thấy xúc động. Sao vậy? Sao cuộc đời lắm éo le thế này? người yêu ta lại không duyên không nợ? người được ta yêu lại không biết tiếc rẻ cuộc tình. Tại sao? Tại sao????......

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:59 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.