Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Tin Tức Mới Lạ > Xung Quanh Khoa Học & Đời Sống
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 04-28-2011, 06:52 PM
pink's Avatar
pink pink is offline
Nhóm Mài Mực
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gởi: 166
Default 6 sự thật bất ngờ về chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của nhân loại

6 sự thật bất ngờ về chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của nhân loại

Tàu vũ trụ chở Gagarin không thể hạ cánh với du hành gia bên trong hay Gagarin đã nhảy xuống khỏi xe để “giải quyết nỗi buồn” khi trên đường tới bệ phóng…là những bất ngờ thú vị về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ tròn 50 năm trước.
>> Những dấu mốc 50 năm chinh phục không gian
>> Nga tiết lộ những lời bí mật cuối cùng của Gagarin




50 năm trước, vào ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu kỷ nguyên bay vào vũ trụ của nhân loại.

Tên lửa đưa tàu vũ trụ Vostok 1 chở Gagarin được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Baikonur vào 6h07 sáng (giờ địa phương).

Khi đạt tốc độ chưa từng có tiền lệ vào thời điểm đó, con tàu đã thoát ra khỏi sức hút của trái đất, tiến vào quỹ đạo, bay một vòng trước khi tiến trở lại bầu khí quyển và hạ cánh xuống đất Liên Xô (cũ).

Dưới đây là sáu sự thực thú vị về sứ mệnh lịch sử trên của Gagarin.

Gagarin ở trong vũ trụ bao lâu?

Tổng thời gian của sứ mệnh bay vào không gian đầu tiên của con người kéo dài 108 phút, nhưng hành trình bay quanh quỹ đạo trái đất, với vận tốc 17.500 dặm/giờ (hơn 28.000km/h) diễn ra chưa đầy 1 tiếng 30 phút.

Trong thời gian đó, Vostok 1 bay chưa hết hoàn toàn một vòng quỹ đạo, với độ cao tối đa là 203 dặm (326km), trước khi giảm tốc tới điểm khoang tàu vũ trụ được kéo trở lại bầu khí quyển để trở về trái đất.

Tàu vũ trụ Vostok 1 là loại tàu gì?

Vostok là khoang tàu hình cầu, được thiết kế nhằm triệt tiêu những thay đổi ở tâm trọng lực. Theo cách này, tàu có thể đảm bảo cho nhà du hành duy nhất được thoải mái dù đi theo hướng nào. Tuy nhiên, tàu không được thiết kế để hạ cánh xuống trái đất khi nhà du hành vẫn ở bên trong.

Không giống như những tàu vũ trụ sau này của Nga, như loại tàu Soyuz hiện đại, Vostok 1 không được trang bị hệ thống giúp nó giảm tốc khi hướng trở lại trái đất, vì vậy Gagarin phải bật dù ra ngoài trước khi chạm đất, ở độ cao khoảng 4 dặm (6,5km).

Khiếm khuyết trên đã được người Nga giữ bí mật trong thông cáo báo chí chính thức của mình, do sứ mệnh có thể bị xem là không thành công.

Điều gì khiến các tàu trước đó không bay được vào quỹ đạo?

Đó là tốc độ.

Để thoát khỏi lực hút của trái đất, tàu vũ trụ cần phải đạt tới vận tốc 17.500 dặm/h, hay khoảng 5 dặm/giây. Trước sứ mệnh Vostok 1, không có tên lửa nào đủ mạnh để đẩy tàu đi với vận tốc nhanh như vậy. Chính hình dạng cầu của Vostok đã giúp cho tên lửa đẩy được nó đạt được vận tốc cần thiết.

Vostok được thử nghiệm như thế nào trước sứ mệnh của Gagarin?

Vài tuần trước đó, một mô hình tàu của Gagarin, Vostok 3KA-2 đã hoành thành chuyến bay quanh quỹ đạo thấp của trái đất, mang theo một hình nộm bằng người thật có tên gọi Ivan Ivanovich và một con chó có tên gọi Zvezdochk.

Ivan đã được bán trong phiên đấu giá của Sotheby năm 1993.

Yuri Gagarin là ai?

Yuri Gagarin là phi công 27 tuổi thuộc Không quân Liên Xô khi thực hiện chuyến bay đầu tiên và duy nhất của mình vào vũ trụ. Sau chuyến trở về vang dội, anh luôn là một “báu vật” của quốc gia, khiến nhiều người cho rằng anh không nên thực hiện thêm một sứ mệnh nguy hiểm nữa.

Nhưng cuối cùng Gagarin lại tiếp tục chuẩn bị để trở lại vũ trụ một lần nữa. Và anh đã qua đời trong một vụ tai nạn khi đang thực hiện buổi tập luyện thường lệ. Gagarin vẫn là anh hùng sau khi Liên Xô tan rã.

Như đã thành thông lệ, các nhà du hành vũ trụ ngày nay vẫn tiến hành một truyền thống “thiêng” trong ngày rời trái đất, dựa trên các bước chuẩn bị trước chuyến bay năm 1961. Trên đường tới bệ phóng, chiếc xe chở các nhà du hành thường dừng lại để các thành viên trong đoàn có thể nhảy xuống xe và “giải quyết nỗi buồn” như Gagarin đã từng làm trong buổi sáng làm nên lịch sử của mình.

Bệ phóng vẫn được sử dụng

Một di sản vẫn còn trong chuyến bay lịch sử của Gagarin là bệ phóng của sứ mệnh năm đó tại trung tâm Baikonur. Bệ phóng vẫn được sử dụng cho đến ngày này, với du hành đoàn gần đây nhất lên Trạm vũ trụ quốc tế cất cánh vào tuần trước, ngày 5/2 (giờ địa phương).

Trung tâm Baikonur là một trong nhiều trung tâm phóng tàu vũ trụ của Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (được biết đến với tên gọi Roscosmos), nhưng không nằm ở Nga. Trung tâm nằm ở Kazakhstan, nước từng thuộc Liên bang Xô Viết trong thời Chiến tranh Lạnh.

Các nhà du hành vũ trụ vẫn tiếp tục được phóng đi từ bệ phóng Vostok 1 của Gagarin trong suốt Chiến tranh Lạnh và truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Phan Anh
Theo Foxnews
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:04 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.