Go Back   Vina Forums > Vườn Thơ > Tủ Sách Văn Học
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 11-14-2012, 12:36 PM
da1uhate's Avatar
da1uhate da1uhate is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2007
Bài gởi: 605
Default Cuộc đời của Pi - Yann Martel

Tôi dịch xong Cuộc đời của Pi cách đây đã hơn 3 năm, đầu óc đã vướng bận với nhiều bản dịch văn chương khác, vậy mà mỗi lúc nhớ đến nó, trong lòng lại lấp lánh những câu chữ đầy hình ảnh và nhạc điệu về nhiều điều dường như chẳng liên quan gì đến nhau.



Đầu tiên thường là đoạn này: “Điều kì diệu đầu tiên khắc vào lòng ta sâu sắc nhất; những điều kì diệu đến sau chỉ vừa khít vào cái ấn tượng của buổi ban đầu.” Câu viết ấy trào lên rồi lặn đi như một làn sóng nhẹ, khiến tôi lại bâng khuâng không biết cái kì diệu đầu tiên của đời mình là gì, hoặc giả mình đã có nó hay chưa?

Đó là một trong những hạt ngọc mà tôi đã có được khi dịch Cuộc đời của Pi, những hạt ngọc mà tôi đã nói đến trong lời người dịch, rằng sẽ không thể bán được cho ai, nhưng chính vì vậy mà không bao giờ lo mất, và sẽ tỏa sáng mãi ở trong lòng.

Rồi tôi tưởng mình cũng là thằng bé Pi còn ẵm ngửa lần đầu được mẹ cho vào một ngôi đền: “... một vài tia sáng và bóng tối, một vài ánh lửa, những vệt màu vụt lóe lên, một cái gì đó thâm trầm và bí ẩn của ngôi đền đã đọng lại trong tôi. Một hạt giống của niềm hoan lạc tín ngưỡng, chưa bằng một hạt cải, đã được gieo vào và nẩy mầm trong tôi. Nó đã không ngừng lớn lên từ ngày ấy.”

Tôi vẫn thường tự hỏi mình có tín ngưỡng hay không? Nếu có thì tín ngưỡng của tôi là gì? Nếu không thì tại sao? Và khó trả lời hơn cả là: tại sao tôi lại tự hỏi những câu như thế?

Sau khi dạt vào bờ biển Mexico sau 227 ngày cùng nhau khổ nạn ngoài đại dương, con hổ Richard Parker đã dửng dưng bỏ Pi kiệt sức ở mép nước để chạy vào rừng. Tôi thấy mình là Pi trong cảnh ấy: “Tôi khóc như một đứa trẻ. Không phải vì đã qua cơn khổ nạn, mặc dù thế. Tôi khóc là vì Richard Parker đã rời bỏ tôi không có một cử chỉ nào cho phải phép. Thật khủng khiếp phải chia tay như thế. Tôi là người tin vào hình thức, vào sự hài hòa của trật tự. Khi có thể được, ta nhất thiết phải tạo được dáng dấp có ý nghĩa cho mọi vật. Ví dụ - tôi nghĩ - liệu câu chuyện của tôi có thể được viết lại với đúng một trăm chương thôi, không hơn không kém? Phải nói rằng có một thứ trong cái biệt hiệu Pi của tôi mà tôi rất ghét, ấy là con số đó dài vô tận. Cái quan trọng ở đời là phải kết thúc mọi thứ cho chỉnh chu. Có thế ta mới yên tâm mà đi được. Nếu không thì lúc nào trong ta cũng đầy những lời muốn nói mà chẳng bao giờ nói, và lòng ta sẽ nặng trĩu ân hận. Cuộc giã biệt không phải phép ấy đến giờ vẫn làm tôi đau đớn.”

Tôi đã có bao nhiêu cuộc giã biệt như thế? Và bạn nữa? Có ai thống kê được những chuyện như vậy trong chính cuộc đời mình?

Tôi nghĩ gì về tác phẩm văn chương này ư? Tôi không biết. Cuộc đời của Pi có ý nghĩa gì, nó có quan trọng không, có cần thiết cho tôi và cho bạn không?

Cho phép tôi được khoe một chuỗi ngọc nữa thôi trong cuốn sách này, đoạn tác giả ghi lại sau một lần trò chuyện với nhân vật Pi để chép lại câu chuyện cuộc đời anh: “Sau những lần tiếp chuyện anh, lúc nào tôi cũng thấy ngán ngẩm với ý thức bằng lòng ỉu xìu vốn đã thành đặc trưng của cuộc đời mình. Những từ gì anh dùng đã khiến tôi giật mình ấy nhỉ? A, đây rồi: những thực tế khô ran và không có men nở, câu chuyện hay hơn. Tôi lấy giấy bút ra và viết: ‘Những lời đầy ý thức thần thánh... một cuộc thức tỉnh của ý thức đạo đức, làm cho ta đột nhiên thấy rằng đó là điều quan trọng hơn nhiều so với việc hiểu biết được mọi vật; một cuộc xếp đặt lại vũ trụ theo những nguyên lí đạo đức chứ không phải tri thức; một giác ngộ rằng cái nguyên tắc nền tảng của sinh tồn chính là cái mà ta gọi là tình yêu...’ Tôi ngừng viết. Còn sự im lặng của Thượng đế thì sao? Tôi suy đi nghĩ lại, rồi viết tiếp: ‘Một trí tuệ, nhưng phải được thấm nhuần với cảm thức đáng tin về sự hiện diện, và về một mục đích tối hậu.’"

Cuộc đời của Pi khiến cho những viên ngọc vô hình tôi cóp nhặt được ở văn chương và cuộc đời va chạm nhau, khẳng định và chối bỏ nhau, tối đi và sáng lên bên cạnh nhau, xốn xang và trầm lắng.

Vâng, năm tháng sẽ cứ trôi qua, nhưng giờ đây, sau khi nói với bạn những điều vừa chợt đến với tôi như thế, tôi biết rằng câu chuyện ấy sẽ còn trở lại tâm trí tôi với những câu hỏi vô tận và chẳng chỉn chu chút nào.

Cái cách tôi nghĩ về nó như thế này là lí tính hay cảm tính? Tôi không biết. Tôi không phải là người phê bình văn chương. Hình như tôi chỉ có thể là một người dịch chuyện.

Xin cảm ơn các bạn.

Trịnh Lữ

Hà Nội, 21 tháng 6 năm 2007
Caffee Văn học về chủ đề văn học dịch do Hội đồng Anh tổ chức.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-23-2014, 05:40 AM
minhdangac minhdangac is offline
banned
 
Tham gia ngày: May 2014
Bài gởi: 38
Default

Đó là một trong những hạt ngọc mà tôi đã có được khi dịch Cuộc đời của Pi, những hạt ngọc mà tôi đã nói đến trong lời người dịch, rằng sẽ không thể bán được cho ai, nhưng chính vì vậy mà không bao giờ lo mất, và sẽ tỏa sáng mãi ở trong lòng.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 06-11-2014, 02:22 PM
minhdangac minhdangac is offline
banned
 
Tham gia ngày: May 2014
Bài gởi: 38
Default Cuộc đời của Pi

Cuộc đời của Pi khiến cho những viên ngọc vô hình tôi cóp nhặt được ở văn chương và cuộc đời va chạm nhau, khẳng định và chối bỏ nhau, tối đi và sáng lên bên cạnh nhau, xốn xang và trầm lắng.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:29 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.