Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 09-11-2005, 07:03 PM
PhuongOanh PhuongOanh is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Nơi Cư Ngụ: Florida USA
Bài gởi: 82
Send a message via ICQ to PhuongOanh Send a message via AIM to PhuongOanh Send a message via MSN to PhuongOanh Send a message via Yahoo to PhuongOanh
Ai đã từng dắt xe đạp chở nàng áo thướt tha ở cổng trường Gia Long, ai đã từng theo trêu ghẹo các nữ sinh áo trắng trường Trưng Vương, ai đã mê mẫn đuổi theo vạt áo để đề thơ hẳn không quên những tà áo sinh viên mượt mà, tung bay trong gió thu. Từ những tà áo thật giản đơn đến những tà áo lộng lẫy từ những tà áo tô điễm cho các dịp lễ hội, đám cưới, đám tang, đến những tà áo thơ ngây dưới sân trường, tất cả đều có thể được mô tả bằng một danh từ chung: ÁO DÀI.

Cho đến nay, chưa ai rõ nguồn gốc đích thực cũa chiếc áo dài, chỉ biết rằng thủy tổ của nó, vốn làm bằng da thú và lông chim, xuất hiện trước thời Hai Bà Trưng (năm 38-42 trước Tây lịch) qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (5000 năm trước Tây Lịch). Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhàHán. Cũng tương truyền, do tôn kính Hai Bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà may thay bằng áo tứ thân với bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành (cũa hai vọ chồng). Vả lại, khi đó kỹ thuật còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lưng (gọi là sống áo), mép cũa hai mảnh được nối vào nhau và dấu vào phía trong. hai mảnh trước được thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài khuy (cúc, nút) khi mặc. Bình thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang (tang chồng hay cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu vào trong. Ðấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc, khiêm tốn.

Sau khi xua quân đánh đuổi quân Hai Bà, tướng Mã Viện áp đặt một chế độ cai trị hà khắc nhằm đồng hóa nền văn hóa Việt. Hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của Trung Hoa, chiếc áo dài, áo tứ thân cũng nỗi trôi theo mệnh nước nhưng không bao giờ bị xóa bỏ. Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, nhất là miệt quê, cho đến ngày hôm nay.

Vào thời vua Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân được biến cải thành áo ngũ thân, rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Áo ngũ thân cũng dược may như áo tứ thân, nhưng vạt áo bên phải phía trước chỉ được may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái được may bằng hai thân vải như vạt áo đằng sau. Ngoài ra, áo năm thân có khuy áo như đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy như áo dài ngày nay hoặc thắt vạt như áo tứ thân. Về ý nghĩa, bốn thân áo chính tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tượng trưng cho người mặc áo; năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo Khổng Giáo: Nhân (lòng thương người, nhân từ), Lễ (biết trên, dưới), Nghĩa (nghĩa khí), Trí (sự sáng suốt, trí tuệ), Tín (uy tín). Rõ ràng, chiếc áo dài ngũ thân diễn đạt nhân sinh quan cũa Việt Nam nhưng không khỏi sự ảnh hưỡng cũa Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ.

Khi triều đình Huế ký hòa ước Patenôtre nhượng quyền cai trị nước vào tay Pháp năm 1884, văn hóa Tây Phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đi đôi với việc dạy chữ Quốc Ngữ thay chữ Nho. Cuộc sống bỗng biến đổi theo đà đua đòi cũa văn hóa Tây Phương, nhất là ở những đô thị lớn.

Sau khi chính phủ Pháp mở trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội, một lô cải cách cho chiếc áo dài truyền thống đã được một số người có tâm huyết với chiếc áo dài đưa ra. Các màu nâu, đen thường được thay bằng bằng các sắc màu tươi sáng hơn, gây sôi nổi trong dư luận quần chúng thới ấy. Năm 1934, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã khích động phong trào cải cách: "...Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi bị gió mưa, nắng lạnh, ta chẵng nên để ý đến cái đẹp, cái sang cũa nó làm gì...Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức cũa một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục cũa người nước họ, ta cũng đủ hiểu...." Trong thập niên 1930, Cát Tường đưa ra thị trường kiểu áo dài mới Le mur. Kiểu Le mur được vẽ theo kiểu áo đầm Tây Phương với nối vai và tay phồng, cổ lá xen, cài khuy trên vai, mặc với quần trắng, đeo bóp, che dù, v.v... Sau đó, họa sĩ Lê Phổ cải tiến áo Le mur và mẫu áo dài này được hoan nghênh trong Hội chợ Nữ Công Ðà Nẵng. Ðây là một kết hợp giữa áo Le mur và áo tứ thân, rất gần gũi với chiếc áo dài tân thời ngày nay: nối vai và tay không phồng lên, cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn. Áo dài Lê Phổ được may bằng vải màu mặc với quần trắng, tóc búi lỏng hay vấn trần hoặc vấn khăn nhung. trong suốt gấn 30 năm sau đó chiếc áo dài Việt Nam không thay đổi bao nhiêu, ngoại trừ cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc vén cao, lúc hạ thấp; eo áo thí lúc nhỏ lúc to. Những thay đổi này đi đôi với những thay đổi nho nhỏ cũa chiếc quần phụ nữ: chân què qua đáy giữa, lưng quần thắt giải rút rồi tới giây thung, gài nút, và sau cùng là dùng phẹc-mo-tuya (fermeture), ống quần thì lúc rộng lúc hẹp theo thị hiếu thẩm mỹ cũa từng giai đoạn một.

Mãi đến đầu thập niên 1960, nhà may Dung Ðakao ở Sài Gòn đưa ra một kiểu áo dài mới: áo dài tay raglan mặc với quần xéo. Vì tay áo và thân áo được nối xéo góc khoảng 45 độ, kiểu áo dài raglan này tránh được những đường nhăn hai bên nách và vai (so với kiểu áo Lê Phổ). Chiếc quần xéo may bằng vải mềm, được xếp xéo góc khi cắt, có hông ôm sát người và hai ống lòa xòa dài qua mắt cá chân giúp cho nữ giới có những bước đi tha thước qua đôi guốc ẩn hiện dưới hai ống quần.

Sau áo dài raglan là áo dài mini-raglan, vốn là áo raglan may với tà áo cao gọn ghẽ. kiểu mini-raglan này được các nữ sing Sài Gòn ưa chuộng mãi cho đến cuối tháng Tư 1975.

Cảm thấy muốn tiến xa hơn, một số nhà may tại Sài Gòn đã tung ra thị trường kiểu áo dài ba tà gốm một vạt sau và hai vạt trước. Cổ áo cao, có khuy cài từ cổ xuống eo. Áo ba tà được mặc với quần ống voi, thứ quần dài có ống rộng thùng thình. Kiểu áo này không ưa chuộng cho lắm ví không thích hợp với bản chất ôn nhu cũa nữ giới Việt Nam.

Ngày nay, khi tị nạn đến xứ người, các nhà vẽ kiểu thời trang lại "thêm bớt" cho chiếc áo dài. Trong đó, có kiểu áo dài "ngắn" với hai tà áo ngắn lên qúa đầu gối, áo hớ cổ, áo một tay, v.v... Nhưng có lẽ khó có kiểu nào sánh được những chiếc áo mini-raglan trắng nõn mà các chàng ngơ ngẫn đứng chờ trước cổng trường Gia Long, Trưng Vương ngày nào.
__________________
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
VINA NET-WORK nằm lòng
Lập ra là để cho người mua vui
Đời như con nước ngược xuôi
Nó trôi trôi mãi lênh đên giữa dòng
Ví như phận gái đục trong
Mười hai bến ấy long đông chãy hoài
Thôi thì mời gái mời trai
Mời anh mời chị vào chơi diễn đàn...
(¯`°•.¸¯`°•.¸ •:*´¨¨`*:•. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/ ¸.•'´¯.•:*´¨•:*´¨¨`*:•:*´¨¨`*: ??. .¯`'•.¸ \*/
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:15 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.