Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Tin Tức Mới Lạ > Tin Tức Việt
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 12-17-2013, 03:04 PM
Sweet_T's Avatar
Sweet_T Sweet_T is offline
Tìm Nhà Cửa
 
Tham gia ngày: Nov 2011
Nơi Cư Ngụ: Portland, OR
Bài gởi: 1,535
neww Táng người chết dưới nước để trường thọ

Người Chăm ở An Giang có phong tục chôn người thân dưới đáy nước sâu hoặc mép ao gần nhà để phù hộ cho con cháu sống lâu. Để vào được làng người Chăm từ An Phú, phải rẽ qua ngã tư Quốc Thái (một trong những ngã tư nổi tiếng ở An Phú, An Giang) sau đó thì tiến thẳng về phía rừng biên giới, hỏi làng người Chăm ở búng Bình Thiên thì hầu như ai cũng cũng biết.

Búng Bình Thiên từ lâu đã nổi tiếng kỳ bí bởi xung quanh nó là một hệ thống hồ nước trong vắt quanh năm không bao giờ cạn. Những người Chăm nơi đây cũng dùng chính nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Ông Ma Hảo chào đón: "Uống 5 ly trà người Chăm pha bằng nước hồ quanh búng Bình Thiên đun sôi lên pha, ăn xong một bát cơm do chính tay những cô gái Chăm ở vùng đất này nấu thì những người khách mới được bắt đầu hỏi chuyện. Nghi thức này đã có từ bao giờ thì chính những người Chăm già ở đây cũng nhớ rõ và chắc chắn lắm”.

Cơn mưa chiều biên giới bất chợt đổ xuống làm mù cả một quãng hồ nước. Những người Chăm bắt đầu quây quần về bên những căn nhà sàn của mình. Khách lạ, bất kể là ai khi vào làng đều phải cúi chào cả chiếc cổng làng cũng như những tượng đài và các thánh vật mà người Chăm cho rằng đó là linh thiêng, nếu trót quên thì sau khi chào hỏi người già sẽ quay ra chào hỏi các thánh vật thiêng đó.


Do thời tiết nên người dân chon cất quan tài ở mép ao gần nhà!

Những già làng cũng chẳng nhớ phong tục táng người chết dưới nước sâu của tổ tiên người Chăm đã hình thành từ khi nào. Ông Ma Long kể: “Từ khi tôi mới sinh ra đã thấy những người già ở đây khi qua đời đều được chôn dưới đáy nước sâu. Trước kia là các ngách sông ngay bên cạnh nhà mình. Sau đó, do sự biến chuyển của thiên tai, sợ các quan tài bị nước cuốn trôi mất nên người dân thường táng ngay trong các mép ao bên cạnh nhà. Người Chăm luôn nghĩ rằng chỉ có làm như vậy thì các linh hồn mới thiêng hơn và phù hộ cho những người sống trên dương gian được sống lâu trường thọ hơn mà thôi”.

Theo những người Chăm già ở đây thì quan tài phải được làm bằng một loại gỗ đặc biệt mà bùn lẫn nước đều không thể phá hủy được. Họ cũng lý giải thêm rằng cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ở vùng đất này chôn cất người chết xuống nước theo kiểu thủy táng.

Trong quan niệm đạo Hồi, sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh. Sự linh thiêng cũng như những nghi lễ đặc biệt ở vùng đất này biến chuyển theo thời gian trong ngày. Họ cho rằng, thường linh hồn con người thiêng nhất vào lúc đêm khuya. Bởi thế nên các lễ kêu cầu lẫn việc cúng lễ thường bắt đầu lúc 8h tối và kết thúc lúc 12h đêm.

Người Chăm ở đây bao đời nay vẫn tồn tại suy nghĩ bất biến thế này. Cũng bởi sự biến chuyển của thời gian nên giờ phương tiện đi lại rất thuận lợn, nếu có ai đó chẳng may chết đi trong đúng mùa nước nổi thì người thân có thể khâm liệm rồi dùng ghe, xuồng máy đưa thi thể người thân đến những vùng đất cao để chôn cất.

Điều này xưa kia chưa từng tồn tại trong ý nghĩ của người dân, họ chỉ đơn thuần nghĩ táng luôn xuống nước cho thuận tiện đủ bề. Hơn nữa, chính quyền địa phương ở các xã có các làng Chăm sinh sống cũng thường xuyên quan tâm, giải thích và khuyên cộng đồng không nên thủy táng người thân để tránh ảnh hưởng đến môi trường nước của chính đồng bào.

Bên cạnh đó nhận thức của người Chăm cũng ngày càng được nâng cao nên họ đã dần sáng tỏ việc thủy táng là lạc hậu. Nhưng niềm tin vào sự linh thiêng của xác chết trong việc tiếp xúc với nguồn nước mát lành ở bùng Bính Thiên này thì vẫn không thay đổi.

Một điều lạ lùng nữa là trong bữa cơm đãi khách, tất cả đều dùng tay bốc. Mâm cơm chỉ có vài chiếc thìa để múc canh và các thức ăn lỏng là nước. Còn tất cả đồ khô đều dùng tay bốc. Theo trí nhớ của ông Ma Hảo thì nghi thức ăn bốc này bắt nguồn từ một giấc mơ của người khai sinh ra làng người Chăm ở vùng biên giới này.

Theo lời kể lại thì ông tổ khai sinh ra làng Chăm này là ông Ma Lung. Ông tổ Ma Lung trong một đêm nằm mộng thấy các bậc hiền thánh bảo phải ăn bốc để có sức khỏe hơn và cảm giác được các món ăn ngon hơn. Từ đó tất cả người Chăm ở đây đều dùng tay bốc đồ ăn bất kể món gì, trừ canh và các món nước.

Cách đây vài thế kỷ, khi nghĩa quân Tây Sơn từng đi qua và có một thời gian đóng đô ở vùng đất này cũng gia nhập nghi thức này, dùng tay bốc đồ ăn và họ rất thích thú với điều đó. Ông Ma Long, năm nay 83 tuổi cho biết: “Ông nội tôi kể lại khi đó một viên tướng triều Nguyễn là Đinh Viết Thành, trong những bữa tiệc ăn uống rất thích thú điều này nên ra lệnh tất cả quân lính đều ăn bốc”.

Hiện nay, ông Ma Long cũng là người giám sát dân làng Chăm thực hiện luật lệ này. Ăn bốc với người Chăm được tiện lợi đủ đường, họ cho rằng dùng tay có thể biết được đồ ăn nóng hay nguội.

Không như xưa kia, trước khi bước vào bữa tiệc ăn bốc, người dân đều múc nước từ hồ quanh bùng Bính Thiên để rửa tay, khi rửa không cần bất cứ một loại xà bông gì mà họ cho rằng nguồn nước đó đã tinh khiết và đã được diệt khuẩn.

Hơn nữa, khi ăn bắt buộc phải dùng tay phải vì tay trái là cánh tay có thể làm những việc sai trái nên không thể bốc thức ăn, thứ được cho là cao quý, của thánh Alla ban cho con người nhằm duy trì sự song.
__________________
Canh nấm, canh chua, lại canh rau
Ngồi đây nhớ ai cơm chẳng lành,
Canh cải, canh sen vừa mới nấu
Biết kiếm người nào ăn với anh?


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:01 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.