Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Tin Tức Mới Lạ > Tin Tức Việt
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 03-04-2014, 09:17 AM
tuanqb tuanqb is offline
banned
 
Tham gia ngày: Feb 2014
Bài gởi: 1
Default Mất tiền vì thông tư 16 : người mua nhà có thể kiện

Sau khi Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 [url="http://...[/URL] loại bỏ cách tính diện tích nhà chung cư từ tim tường, nhiều người mua nhà đặt câu hỏi vậy họ có quyền đòi lại tiền mà họ đã nộp cho chủ đầu tư đối với diện tích sử dụng chung (tường, hộp kỹ thuật) mà họ đã phải nộp oan vì quy định tại Thông tư 16 hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh với Luật sư Trần Việt Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Trí Việt.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về cách giải thích của Bộ Xây dựng trong việc sửa đổi cách tính diện tích nhà ở theo Thông tư 16/2010/TT-BXD?

- Tôi đã từng nghe một quan chức của Bộ Xây dựng nói rằng, dù tính diện tích theo cách nào thì giá nhà đã bao gồm cả giá trị các công trình thuộc sở hữu chung, từ tường, hộp kỹ thuật. Do đó, nếu tính diện tích thông thủy thì giá nhà sẽ cao lên và nếu tính diện tích gồm cả hộp kỹ thuật thì giá nhà sẽ giảm xuống. Theo cách đó thì chủ đầu tư sẽ tính mọi chi phí xây dựng vào giá.

Nhưng tôi cho rằng đây là lập luận thiếu thuyết phục cho vấn đề tính diện tích nhà ở chung cư. Vì, theo Điều 70 Luật Nhà ở, diện tích tường chịu lực, hộp kỹ thuật là diện tích sử dụng chung, không được sở hữu riêng. Do đó, việc Bộ Xây dựng cho rằng cách tính diện tích nhà ở bao gồm cả tường và hộp kỹ thuật mà cơ quan này ban hành trên cơ sở “tham khảo” các nước khác, như quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD vẫn không sai, là cố tình lẩn tránh trách nhiệm trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trái luật.

Như ý kiến của các luật sư đã phân tích thì Bộ Xây dựng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì đối với việc người dân “mất tiền oan” do quy định tại Điều 21 Thông tư 16. Vậy, những người mua nhà phải trả tiền cả diện tích tường và hộp kỹ thuật có thể đòi lại tiền từ chủ đầu tư hay phải “ngậm đắng nuốt cay” thưa ông?

- Về nguyên tắc, khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, hai bên xác định đặc điểm của hàng hóa là căn hộ, trong đó quan trọng nhất là diện tích vì nó trực tiếp liên quan đến giá trị hợp đồng. Khi ký hợp đồng mua bán, ai cũng biết rõ sự tự nguyện và không bị ép buộc nên người mua đang bị ràng buộc vào bản hợp đồng mà cách tính diện tích bất hợp lý đang gây bất lợi cho họ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi cho rằng người mua nhà hoàn toàn có thể đòi lại số tiền mà họ đã phải bỏ ra để mua cả diện tích sử dụng chung là tường nhà, hộp kỹ thuật. Vì, theo Điều 70 Luật Nhà ở, chủ sở hữu nhà không được sở hữu diện tích thuộc sở hữu chung nên diện tích đó không được tính vào diện tích nhà ở.

Đối với cách tính diện tích nhà ở theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 16 thì người mua có thể yêu cầu tuyên bố điều khoản về diện tích trong hợp đồng mua bán là vô hiệu do điều khoản này trái với Luật Nhà ở.

Nếu kiện đòi tiền, người mua sẽ phải bắt đầu như thế nào, thưa ông?

- Trước tiên, những người gặp hoàn cảnh trên nên lập nhóm và cử đại diện gặp chủ đầu tư để yêu cầu xem xét lại cách tính diện tích. Hai bên có thể thương lượng về việc tính lại diện tích nếu việc tính diện tích theo cách tính từ tim tường và tính cả hộp kỹ thuật gây thiệt hại cho bên mua quá nhiều. Trường hợp bên bán không đồng ý tính lại diện tích thì người mua nhà có thể khởi kiện thành vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và yêu cầu tòa án tính lại diện tích nhà ở, sau đó sẽ yêu cầu chủ đầu tư hoàn trả tiền đã tính sai diện tích.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Bất Động Sản
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:44 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.