Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Thành Viên Sáng Tác
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 02-22-2010, 05:59 PM
GloomySunday GloomySunday is offline
Junior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gởi: 10
Default 1000

Vừa bước vào phòng, chị gằn giọng „Sáng đi thế nào thì giờ còn y thế đó“ Anh ngạc nhiên đảo mắt nhìn quanh một lượt, nào có gì đâu? tất cả đều tinh tươm, gọn ghẽ, vật duy nhất không đúng chổ là hai cái ly uống nước của hai thằng nhóc, mà khi đi đón vợ, chúng vẩn đang ăn và uống. Anh thở dài phân bua rồi lặng lẽ dọn cơm ra bàn cho vợ, buổi cơm tẽ nhạt không ai nói với ai một lời.
„Chiều nay cho thằng nhỏ ăn bánh canh, còn thằng lớn với anh muốn ăn gì nấu nấy, em không ăn, đừng chờ“ sau lời dặn dò lạnh lùng, người vợ quay lưng bỏ vô phòng ngủ. Anh thởi dài dọn dẹp chén đủa và thầm thắc mắc vì sao anh lại có được cái kiên nhẩn mà hơn bốn mươi năm qua anh chưa hề có.
Dọn rửa xong, anh xem thằng lớn học bài, kiểm tra sơ qua những gì nó học, chỉ mới lớp bốn thôi, bài vở cũng chẵng gì nhiều, nó học cũng khá và từ gần một năm nay, anh cũng không còn mấy hứng thú kềm cập.
Quay tới, quay lui cũng hơn năm giờ chiều, anh hỏi xem bọn nhỏ muốn ăn gì, rồi bắt tay vào việc nấu nướng, số bánh canh củ, chẵng đứa nào muốn ăn, anh cho vào sọt rác và xào thịt bò theo lời chúng yêu cầu. Miếng thịt nhỏ tí xíu, vừa đủ cho hai thằng con, anh lưỡng lự. Thật ra chiều nay anh tính xào cà tím với tép và chiên mấy con cá để cả nhà cùng ăn, nhưng vợ anh bảo không ăn thì thôi xào thịt cho tiện và còn phần anh chút ăn gói mì cũng xong bửa.
Cơm nước xong, mấy cha con quay quần bên ván cờ tỉ phú, cũng tối rồi, chơi xong ván cờ, xem tivi chút thì cũng vừa đến giờ chúng đi ngủ, anh ngồi đó mà lòng buồn mênh mang, xa vắng.
Cửa phòng xịt mở, người vợ bước ra hỏi thằng bé ăn gì, thằng bé trả lời ăn thịt bò xào với củ hành, cô gầm lên: „Đã biểu cho thằng nhỏ ăn bánh canh, sao lại bắt nó ăn thịt bò?!“
Cô nhìn quanh trong bếp, chừng như kiếm gì ăn, bếp núc trống trơn, lạnh tanh, cô vùng vằng bỏ vô phòng. Anh thở dài: Nấu ăn thì kêu là khiến người ta mập, không nấu thì khó chịu, kiếm chuyện. Chẵng biết phải làm sao mới vừa lòng người đàn bà này.
Anh hối bọn nhỏ đi ngủ và lẵng lặng nấu gói mì cho bửa tối.
Hôm sau thứ bảy, chẵng có cái cuối tuần nào trong nhà không có chuyện hục hặc, chẵng hiểu vì sao, anh thật không đóan ra nổi. Nếu như cô ta muốn đi chơi thì cứ đi, nếu như cô ta muốn làm gì thì cứ làm, đã bao lâu rồi anh đâu có một lời, một chữ nào phản đối, thật chẵng hiểu nổi. Sự khó chịu xâm chiếm tâm hồn, càng nghĩ, càng khó chịu. Anh thức dậy cũng hơn tám giờ sáng rồi, hai thằng nhóc đang uống sửa và xem ti vi, người vợ đang nấu nướng trong bếp. Không quên được sự khó chịu đêm qua, anh phân trần, rằng bánh canh bỏ đi vì không đứa nào muốn ăn, chứ không phải anh vì thương thằng lớn mà bắt thằng nhỏ phải ăn bò xào… Người vợ im lặng, cái im lặng vốn có của cô ta mổi khi cô vô lý.
Anh bực bội làm ly cà phê, mang ra phòng ngoài. Chưa hết hai điếu thuốc, người vợ xuất hiện và nói: „Tuần sau về bên kia ở đi. Tuần nào cũng có chuyện gây lộn thì ở chung mà làm gì.“
„Sao cũng được“ Anh trả lời không nén nổi tiếng thở dài.
Vậy đó, li dị đã một năm rồi còn gì, hai thằng nhóc còn nhỏ quá, anh không nỡ để chúng phải sống với người dưng nên xin được giữ con cho vợ. Thay vì vợ anh phải trả ra khoãng hai trăm để mướn bà hàng xóm việt nam đưa đón chúng, cô ta lại bắt anh phải trả ra ba trăm tiền ăn để được trông chừng con, anh đồng ý, vì dù sao ở một mình bên kia, cũng phải ăn, mà một mình anh lại quá lười nấu nướng, thêm phần không yên tâm, anh chấp nhận trả cho người vợ củ ba trăm, cộng thêm với số tiền năm trăm để vợ nuôi con là tám trăm mổi tháng, vậy cũng được, tuy không dư gì nữa, nhưng được ở gần con ngày nào, anh vui và yên lòng ngày đó. Từ đó, anh sống như một người đày tớ trong nhà, đày tớ phải trả tiền ngược lại cho chủ và luôn bị chủ kiếm chuyện. Chỉ mới chưa đầy ba tháng, cô ta đòi anh phải trả một ngàn, chứ không phải tám trăm như đã thoã thuận. Một ngàn thì anh làm sao trả nổi, lương tháng chỉ một ngàn rưởi, rồi tiền nhà thuê bên kia, tiền điện, sưởi, xăng nhớt, xe cộ, bảo hiểm, anh không tài nào chi nổi và kết quả là cứ vài lần một tuần, cô ta không kiếm chuyện này, thì kiếm chuyện kia, chẵng hạn như lần nọ đi làm về, nhà cửa tinh tươm, cô ta cũng bò cho bằng được xuống gầm ghế salon lôi ra một cái chai nhỏ rồi la toáng lên là uống xong không biết dẹp. Cô ta dư biết đó là do hai thằng nhóc đánh rơi khi uống xong, nhưng có khi nào cô nhắc chúng dọn dẹp, mà tất cả sẽ chỉ là những lời trổng không đay nghiến.
Cô ta quá thừa biết rằng anh không thể có nổi một ngàn mổi tháng cho cô ta, nhưng cô ta bắt đúng thời cơ mà bọn người quen buôn lậu thưở nọ, sau nhiều năm đào vong, đã trở lại tìm anh đề nghị hợp tác.
Hơn mười hai năm trước, sau ròng rã tám năm lang thang xứ người, anh dần ổn định cuộc sống cũng như giấy tờ, anh quay về vn lần đầu với mục đích lấy vợ „Phải có vợ trông nom nhà cửa, cơm nước, anh mới mong học tiếp nổi để lấy mảnh bằng, cũng như nghề nghiệp nuôi thân“ nghĩ là làm, anh nhờ cha mẹ tìm cho một người nào đó hiền lành, trông được, ai cũng vậy thôi, anh không nghĩ rằng anh sẽ không tìm được hạnh phúc nếu mình thật sự thương yêu người ta.
Sau một năm lo giấy tờ bảo lãnh, vợ anh sang và việc đầu tiên cô ta làm là đặt điều nói xấu anh. Anh như người trong bọc, chẵng biết mô tê, ất giáp gì, vì sao họ lôi mình ra chửi là đã có vợ lại còn lăng nhăng bà lớn, bà bé, chắc ai đó ở không quá mà đặt điều đây, anh làm lơ. Tối anh đi làm, chiều đi học và ai gọi taxi thì dù đang ngủ anh cũng bật dậy mà chạy để kiếm thêm chút tiền cho vợ đở túng bấn.
Một đầu lương, vốn chỉ đủ ăn, đủ mặc, khó mà tránh khõi so đo rồi buồn bực. Những người bạn quen, làm nghề buôn lậu bèn rủ anh làm việc cho họ. Làm việc hẳn hoi, chứ không chỉ làm tài xế. Anh hỏi ý vợ, cô ta im lặng, cái im lặng đồng tình. Chuyến hàng đầu tiên trót lọt, phần anh được chia năm ngàn đồng tiền thời đó, cũng gần bằng nữa số lương tháng của anh, anh mang về đưa vợ, cô ta vui vẽ cầm. Anh thở dài, vĩnh viển sẽ không quên cái cảm giác này.
Sống với nhau cũng gần hai năm rồi, thằng bé nhà anh đã biết bò biết chơi, nó đen thui, mập tròn, chắc lẳn như con gấu con. Cuộc sống ba miệng ăn có phần túng bấn hơn. Đành là vậy, nhưng anh rất mong vợ anh nói một tiếng, yêu cầu anh đừng dính dáng vào chuyện buôn lậu, hay chí ít cũng là hỏi han, an ủi khi anh mang tiền về. Cái cảm giác buôn lậu lần đầu trong đời. Cô ta tươi cười nhận tiền, nhìn cái cười dể thương của cô ta, anh khẽ nhíu mày bỏ vào phòng lăn ra ngủ sau một đêm thức trắng mệt mỏi và sợ hãi.
Vài tháng sau, cái giá phải trả cho số tiền anh mang về cho vợ là bỏ học, ghiền cờ bạc và say bí tỉ sau mổi chuyến hàng. Đường dây buôn lậu đứt, người cầm đầu bỏ trốn sang usa, số còn lại tứ tán mổi người một nơi, một cảnh sống, riêng anh đã không còn xa nổi cờ bạc và bia rượu.
Xài thì quen, chứ nhịn đâu có quen, không khí trong nhà ngày càng tẽ nhạt mổi khi vợ chồng gặp mặt. Anh bỏ công việc chính trong hãng, trốn lánh bạn bè cờ bạc và dời về nông thôn, nơi đó anh đăng ký học nghề, cuối tuần làm thêm cho một hãng đồ gổ, cộng với tiền thất nghiệp cũng đủ cho ba miệng ăn. Hai năm sau, anh xin được việc làm mới, lương không tệ, nhưng cũng từ đó vợ chồng chỉ còn là danh, là nghĩa. Họ đã có với nhau hai mặt con và hai chữ li dị đã là đề tài thường xuyên giữa hai người trong nhà.
Cái đau của kiếp người xa xứ, ở đây luật lệ bảo vệ chặc chẽ quyền lợi người mẹ và trẽ con, nếu li dị, cha không được phép nuôi con, ngược lại còn phải chi đậm cho vợ, đó là lý do không ích phụ nữ vịn vào đó mà làm càn, làm bậy, biết bao nhiêu cặp vợ chồng lâm vào cảnh chồng đi làm, vợ ở nhà ngoại tình và nếu chồng phản đối , thì cách cuối cùng chỉ là li dị và chi. Nhiều năm trời ròng rã anh phải chịu cảnh này và cuối cùng đành chấp nhận ký vào tờ li dị sau khi quen được một cô gái vn khác. Âu cũng là số phận, cô vợ sắp cưới này kiên quyết không cho anh gặp con. Bỏ vợ thì được, chứ bỏ con sao đành, hai người buồn bã chia tay.
….
Hai thằng nhóc im lặng quan sát người cha gói ghém ít quần áo để về sống hẳn nơi làng bên cạnh. Thằng lớn đưa anh con gấu nhồi bông mà nó thích nhất: „Ba mang con gấu theo về bên kia để ba khõi phải ngủ một mình.“ Anh xoa đầu nó cám ơn. Thằng nhỏ thì thầm: „Mai mốt ba chết, con sẽ nhìn nó để nhớ đến ba“. Anh không ngăn nổi nước mắt, ôm nó vào lòng và hỏi: „Con thương ba không?“ „Không“ thằng bé trả lời. „Vì sao?“. „Tại ba nhìn già quá“ Nó cười hềnh hệch khiến anh cũng phải bật cười theo và đè nó xuống cù lét liên hồi vào bụng nó.
Người đàn bà giử con cho vợ anh cũng chính người không ngừng dèm pha tình cảm vợ chồng anh trong suốt thời gian qua, bà ta vốn không biết một chử tiếng dân bản xứ, không kiếm nổi việc làm và giử con cho thiên hạ là thu nhập duy nhất bà ta có thể làm được. „Trách chi người ngoài“ Anh vẩn thầm nhủ vậy.
Hai tuần lể dài như hai thế kỷ, anh chẵng buồn ăn, suốt ngày chỉ bia và rượu đến sai mềm.
Chiều nọ sau giờ làm, thằng con lớn gọi điện cho anh, báo rằng em nó sốt cao và bà giử con không liên lạc được với mẹ, anh vội vã chạy sang, thằng bé thiêm thiếp trên ghế ngoài phòng khách. Sốt đến hơn bốn mươi độ, anh choáng người tức tốc đưa nó vào nhà thương sau khi dặn dò thằng lớn mọi việc. Cũng may, không phải cúm heo như anh vẩn sợ, nhưng nhà thương cũng yêu cầu ở lại quan sát thêm.
Trong cơn mê sãng thằng bé gọi mẹ. Anh thì thầm vào tai nó: „Ba nè con, đừng sợ. Một ngàn thì một ngàn, ba không bỏ con đi nữa đâu.“
Wiena 2009.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 02-22-2010, 09:19 PM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

ui, truyện đọc buồn ghê gớm !
Thanks GloomySunday for sharing!

Nhiều khi thấy chuyện đời phũ phàng quá hén GS. Nhiều khi hai trái tim hết yêu thương nhau thì không có gì có thể hàn gắn nỗi, nhưng còn những đứa trẻ con bên cạnh thiệt là tội nghiệp quá !
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 03-01-2010, 09:36 AM
GloomySunday GloomySunday is offline
Junior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gởi: 10
Default

cám ơn đã cho ý kiến, chuyện buồn thì bên này nhiều lắm, tui viết tiếp nữa nhe.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 03-03-2010, 04:23 AM
TT_LưuLyTím_TT's Avatar
TT_LưuLyTím_TT TT_LưuLyTím_TT is offline
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 7,757
Default

Yes, please!
__________________
http://Taochu.Uhm.vN
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:43 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.