Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 05-01-2004, 11:48 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 1

Tiếng chuông vào lớp reo đã lâu Dĩnh mới ung dung từ vườn hoa nhà trường chui ra, đi về lớp ở tầng lầu hai.

Những học sinh đang chú ý lắng nghe lời giáo sư giảng bài, đều dời tia mắt về phía cửa lớp vì sự xuất hiện đột ngột của nàng.

Dĩnh vuốt lại mái tóc, mỉm một nụ cười như ái ngại, bước thẳng đến trước bàn thầy, nhìn giáo sư Khiêm đang đứng trước tấm bảng đen.

- Thưa giáo sư, tảo an!

Giáo sư Khiêm khẽ gật đầu và cúi xuống sổ điểm danh ghi vào một dấu hiệu.

- Xin lỗi giáo sư, em vào trễ!

Giáo sư Khiêm tươi cười, tỏ vẻ không chú ý gì tới việc đó.

Dĩnh còn muốn nói thêm, nhưng giáo sư đưa tay ra hiệu bảo nàng về chỗ ngồi.

Dĩnh dở sách ra, đưa tay chống cằm, nhìn về giáo sư Khiêm mà lòng ở đâu đâu. Đôi mắt của nàng có vẻ như đang chú ý nghe bài dạy, nhưng tai nàng lại không lọt vào một chữ nào.

Dĩnh đưa mắt nhìn quanh các bạn trong lớp, ai cũng đang lo ghi chú. Nàng cắn đầu ngón tay, và cuối cùng nhìn sững sờ vào người nữ sinh tên gọi là Mỹ Lâm.

Dĩnh biết dung nhan của mình đẹp nhất trong lớp. Chỉ có Mỹ Lâm là sánh được với nàng. Chính Dĩnh cùng nhìn nhận Mỹ Lâm đẹp lắm, nhưng nàng biết mình cao hơn, thắng thế hơn về mặt thân thể. Mỗi lần bước đến cạnh Mỹ Lâm, Dĩnh luôn luôn cố ý ngửa mặt lên và liếc mắt nhìn xuống. Dĩnh nhìn Mỹ Lâm với tia mắt xem thường.

Cố nhiên Mỹ Lâm không hài lòng, nhưng gặp trường hợp đó Mỹ Lâm vẫn tươi cười như chẳng hề để ý, để bộc lộ lòng rộng lượng của mình. Mỹ Lâm cũng biết Dĩnh đang ganh tỵ làn da trắng mịn của mình. Trên làn da của Dĩnh thỉnh thoảng thấy có vài bớt nám nhỏ, nên nàng cố tìm một tí vết trên khuôn mặt của Mỹ Lâm. Nhưng mỗi lần cố gắng như vậy Dĩnh đều thất vọng. Da mặt Mỹ Lâm luôn trắng trẻo mịn màng.

Trước kỳ nghỉ hè Dĩnh nghe Mỹ Lâm bảo với các bạn là sẽ đi học bơi lội, sẽ hàng ngày ra bãi biển để tập môn thể thao này. Dĩnh rất vui thích, nghĩ rằng sau vụ nghỉ hè, Mỹ Lâm sẽ bị nắng ăn đen thui. Như vậy da khuôn mặt Mỹ Lâm có đẹp đến đâu cũng bị sút giảm đi rất nhiều.

Thế nhưng niên khóa mới bắt đầu, Dĩnh thấy làn da của Mỹ Lâm càng hấp dẫn với màu nâu nhạt. Làn da đó càng làm cho đôi mắt của Mỹ Lâm thêm đen láy, càng thêm duyên dáng với khuôn mặt trái xoan. Dĩnh nhìn chiều nghiêng, thấy khuôn mặt Mỹ Lâm càng thêm đẹp. Nàng vừa ước ao vừa ganh tỵ.

Không hiểu giáo sư Khiêm đã đến đứng trước mặt Dĩnh từ lúc nào và đang cúi đầu chú ý nhìn nàng. Mặt Dĩnh bừng đỏ, vội vàng nhìn lên bảng đen, vội vàng chép mấy dòng chữ vào tập.

Giáo sư Khiêm không nỡ quở trách Dĩnh, bèn bước trở lại bàn thầy, tiếp tục giải thích về sự phát triển văn học thời cận đại của nước Anh.

Thế là giáo sư Khiêm đã chú ý tới mình. Dĩnh thầm vui mừng và thở phào hơi nhẹ. Đã hai tuần lễ vào học niên khóa mới, lúc nào Dĩnh cũng hy vọng giáo sư Khiêm sẽ để ý nhìn tới nàng trước mặt tất cả các bạn trong lớp như ngày hôm nay.

Giáo sư Khiêm gọi Dĩnh đứng lên, bảo nàng trả lời một câu hỏi. Dĩnh cảm thấy trên bốn chục cập mắt đều tập trung vào một mình nàng, trong lòng thầm vui thích. Cả lớp học chỉ có Dĩnh và giáo sư Khiêm đứng lên, thích quá.

Để cho cảnh tượng này được kéo dài một tí, nàng cố ý chần chờ không đáp ngay mà làm ra vẻ nghĩ ngợi. Giáo sư Khiêm tưởng Dĩnh không đáp được câu hỏi, định bảo nàng ngồi xuống. Dĩnh nhìn thấy Mỹ Lâm hối hả đưa tay để đáp, liền nhanh nhẹn dùng giọng nói trong ngần, đáp rất trôi chảy câu hỏi của thầy nêu ra. Dĩnh liếc nhìn sắc mặt hài lòng của giáo sư Khiêm, sửa lại chiếc díp đồng phục màu trắng và ngồi xuống với dáng điệu thật trang nhã.

Đã tới giờ xuống lớp, Dĩnh đưa mắt nhìn theo giáo sư Khiêm đi vào phòng giáo sư rồi mới quay lại nhìn vào lớp học. Dĩnh đến bên cạnh bảng đen xem qua thời dụng biểu. Kỳ thật nàng chẳng cần xem cũng biết giờ đầu ngày mai là giờ cúa giáo sư Khiêm. Ngày mai này nàng phải làm cách nào để cho giáo sư Khiêm càng chú ý đến nàng hơn, nàng nghĩ rằng mình không thể dùng cách đến muộn như ngày hôm nay được.

Giáo sư Khiêm nhận thấy Dĩnh trong niên khóa này hơi khác lạ. Trước đây cứ sáng sớm là thấy Dĩnh ngồi trong vườn hoa nhà trường ôn bài. Niên khóa này mới khai giảng trên mười ngày, thế mà đã đến năm lần Dĩnh bị ghi đến muộn. Lắm lúc đang giờ học bỗng nàng to tiếng nói vài lời, làm cho cả lớp cười rộ. Điều đó trái ngược với thái độ trang nhã và trầm lặng của nàng trước kia. Có lẽ nàng ỷ giáo sư thương mình, nên mới có hành động như vậy. Điều đó không có gì đáng lạ, trong ba năm làm nghề dạy, giáo sư Khiêm đã thấy quen trường hợp đó rồi.

Ngày hôm sau Dĩnh không tới trễ. Trong giờ học Dĩnh cũng ngồi trang nghiêm. Giáo sư Khiêm thấy hài lòng một tí, nên không chú ý nhiều tới nàng.

Sau khi giảng xong bài học, giáo sư Khiêm định tóm tắt lại các điểm quan trọng một lượt, bỗng thấy nàng mọp xuống bàn như đang viết cái gì. Giáo sư Khiêm bèn bước tới chỗ nàng ngồi và ngửi thấy mùi nước hoa thoang thoảng. Khiêm bèn lấy miếng giấy của nàng đang viết lên xem qua và sắc mắt thay đổi ngay. Khiêm có vẻ giận lắm.

Trên tấm giấy của Dĩnh có vẽ ba bốn người đàn ông nhìn vào là biết ngay Dĩnh vẽ hình giáo sư Khiêm. Một khuôn mặt hơi vuông, đôi môi mím chặt, cặp kiến cận thị có gọng to. Mỗi cái hình đều có sắc mặt khác nhau. Có hình sắc mặt trang nghiêm, cũng có hình Dĩnh thêm cho Khiêm một mái tóc hip-pi, mình mặc một chiếc áo mong-ta-gu có vẽ bốn chữ "Hòa Bình Và Yêu!".

Dĩnh không ngửa mặt nhìn lên. Trái tim nàng đang nhảy mạnh. Giáo sư Khiêm đã bắt gặp rồi, nhưng không hiểu Khiêm sẽ đối phó ra sao? Dĩnh mong rằng sẽ được Khiêm gọi riêng để rầy thì hay quá. Trái lại, nếu Khiêm gọi nàng lên phòng hiệu trưởng để nghe những lời khiển trách thì thật là nguy.

Giáo sư Khiêm nhìn dung nhan mình dưới ngòi bút của Dĩnh, trong lòng vừa giận vừa buồn cười. Khiêm muốn quở trách nàng vài lời, nhưng không biết phải nói gì. Nếu khiển trách Dĩnh trước mặt đám đông học sinh, thì sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của nàng. Hơn nữa, Khiêm cũng không muốn lãng phí thì giờ buổi học, nên đành giằn cơn giận, nói:

- Sức tưởng tượng của em dồi dào quá!

Những học sinh khác không biết đã xáy ra chuyện gì, đưa đôi mắt tò mò nhìn về phía hai người. Giáo sư Khiêm không muốn làm lớn chuyện, lấy tấm giấy kẹp vào quyển sách đang cầm trên tay. Khiêm không nhìn Dĩnh, bước khỏi chỗ ngồi của nàng. Thôi vậy, để cho Dĩnh tự biết lỗi là được rồi. Tánh mắc cở của con gái lúc nào cũng là động cơ giúp cho con người nữ sinh chừa bỏ những lỗi lầm.

Dĩnh thấy sự phản ứng của giáo sư Khiệm trong lòng không khỏi lấy làm lạ. Kế hoạch của nàng xem như đã thất bại, vậy phải tính sao đây? Chả lẽ nàng phải chờ giờ học, bất ngờ đứng lên đi tới trước mặt Khiêm nắm tóc chàng hay sao?

Nhưng rồi cơ hội tốt đã đến.

Đây là việc xảy ra hai ngày sau. Đây là giờ học lịch sử, cũng là giờ giáo sư Khiêm dạy. Khiêm đang tiếp tục giảng bài học mà giờ trước chưa giảng hết. Khiêm kể lại cuộc thất bại của Nã-Phá-Luân trong trận đánh Waterloo. Tất cả học sinh trong lớp đều say sưa chú ý lắng nghe. Không khí lớp học im phăng phắc.

Giáo sư Khiêm thấy học sinh chú ý bài học thì rất hài lòng.

Giảng bài xong chàng lại hỏi học sinh có chỗ nào chưa hiểu rõ về những sự tích lịch sử trong thời Nã-Phá-Luân không?

Dĩnh chớp mắt. Nàng chưa đưa tay xin phép đã nói to lên:

- Thưa giáo sư, chuyện tình giữa Nã-Phá-Luân với người yêu của ông ta kết cuộc như thế nào?

Học sinh trong lớp đều cảm thấy rất bất ngờ trước câu hỏi vô ích của nàng. Mọi người đều quay mặt nhìn về nàng.

Giáo sư Khiêm nuốt nước bọt đáp:

- Việc đó không dính dáng gì đến bài học của chúng ta.

Dĩnh bạo dạn:

- Nhưng bất cứ là xưa hay nay, là ở nước ta hay ở nước ngoài, mỹ nhân luôn có ảnh hưởng đến anh hùng về phương diện nào đó. Chuyện tình của Nã-Pha-Luân, hẳn có tương quan đến sự nghiệp của ông ấy?

Cả lớp học ồn ào. Không hiểu có một nam sinh nào đó huýt lên một tiếng sáo dài. Giáo sư Khiêm vỗ bàn ra hiệu cho mọi người im lặng.

Dĩnh vừa thẹn vừa cuống quít mà cũng vừa thầm vui mừng. Nàng cảm thấy hai lỗ tai bừng nóng.

Giáo sư Khiêm gọi tên nàng. Dĩnh bèn đứng lên đi đến trước mặt bàn thầy, buông thõng hai tay đứng thẳng. Đối mắt to và đen huyền của nàng nhìn vào Khiêm có vẻ sợ sệt.

Giáo sư Khiêm sửa cặp kiếng:

- Hôm nay sau giờ tan học, em hãy đến phòng giáo sư gặp thầy.

Dĩnh đỏ mặt khẽ gật đầu. Giáo sư Khiêm tưởng là nàng mắc cở, nào dè đâu nàng đỏ mặt vì quá vui mừng.

Sau giờ tan học, Dĩnh hối hả thu dọn sách vở, lấy gương ra soi mặt và định bước ra khỏi phòng học.

Bỗng Mỹ Lâm từ sau lưng vỗ vai nàng, hỏi:

- Trương Tư Dĩnh, chị có sợ không?

Nàng thản nhiên đáp:

- Sợ cái gì?

Mỹ Lâm nói với giọng rất thân thiện:

- Không hiểu giáo sư Khiêm có phạt chị không? Vấn đền chị nêu ra vừa rồi cũng quá lắm...

Dĩnh nhìn Mỹ Lâm với tia mắt ít nhiều xem thường như thường lệ:

- Chả lẽ chị cũng muốn chỉ dạy tôi nữa sao?

Mỹ Lâm nói nhanh:

- Chị Dĩnh, chị chớ nên hiểu lầm. Tôi không có ý nghĩ đó đâu. Chúng tôi chỉ lo ngại cho chị thôi. Niên khóa này dường như chị thay đổi nhiều.

- Có gì lạ đâu? Người tuổi trẻ chả lẽ phải luôn giữ tác phong quen thuộc của mình sao?

Mỹ Lâm chỉ gượng cười, không nói gì nữa.

- Cám ơn ý tốt của chị. Bây giờ tôi phải đi, chắc giáo sư Khiêm đang chờ tôi ở đấy.

Dĩnh nhìn khuôn mặc bị nắng ăn đỏ hồng của Mỹ Lâm với tia mắt ít nhiều ganh tị, rồi bước thẳng ra khỏi lớp học.

Dĩnh cố giữ bình tĩnh đưa tay lên gõ cửa phòng giáo sư Khiêm hai tiếng. Giáo sư Khiêm trông thấy nàng liền đứng lên. Trong phòng đang có mặt giáo sư các lớp. Họ đang bận rộn chấm bài của học sinh hoặc thu dọn học cụ, nói chuyện ồn ào.

Giáo sư Khiêm bước ra:

- Hãy đến vườn hoa nhà trường, tôi cần nói với em ít lời. Ở đấy yên tĩnh hơn.

Hai người ngồi xuống băng đá. Dĩnh để sách vở lên bắp đùi, chờ đợi giáo sư Khiêm lên tiếng trước.

Khiêm suy nghĩ một lúc:

- Này Trương Tư Dĩnh, năm nay em đã là học sinh lớp mười hai rồi. Sang năm em phải dự kỳ thi.

- Dạ!

- Niên khóa trước tôi là giáo sư phụ trách lớp của em, nên hiểu rõ về em lắm. Tôi còn nhớ em luôn luôn là một học sinh tốt.

Dĩnh khẽ chau mày.

- Mặc dù thành tích của em không phải giỏi nhất lớp, nhưng em tỏ ra rất chăm cần, biết giữ kỷ luật.

Dĩnh lại khẽ nhếch đôi môi.

Giáo sư Khiêm dừng lại giây lát rồi nói tiếp:

- Nhưng sau khi lên lớp, thầy thấy em có nhiều thay đổi. Em thường đi trễ, điều đó thầy không trách, vì có thể bị kẹt xe. Nhưng gần đây em vẫn thường hay phá hoại trật tự lớp học, làm mất thì giờ của các bạn khác. Em nhìn nhận điều đó không?

Dĩnh vội vàng gật đầu. Thì ra giáo sư luôn chú ý đến sự thay đối của nàng. Nàng mừng ra mặt.

Khiêm nhìn nàng một cách lạ lùng:

- Này Trương Tư Dĩnh, chả lẽ em không biết mình làm vậy là điều không nên hay sao?

Nàng chỉ khẽ nhún vai.

Khiêm hơi giận:

- Em làm thế nghĩa là gì? Thầy nói mà em chỉ cúi gầm đầu. Những lời thầy nói em có nghe được không?

Dĩnh ngửa mặt lên nhìn giáo sư Khiêm sững sờ.

Khiêm hơi ngạc nhiên. Dưới ánh mặt trời, chàng trông thấy trên mắt Dĩnh thoáng hiện một lớp phấn tô mắt màu xanh. Hai hàng lông mi của Dĩnh đen và rậm, hơi cong lên, dường như được chăm sóc và trang điểm.

Khiêm nhớ hôm nó bước đến chỗ ngồi của Dĩnh, chàng còn ngửi thấy mùi nước hoa. Cô nữ sinh này đã thế nào rồi? Đi học mà cũng trang điếm, hoàn luân mất đi nét thơ ngây trong sạch của nàng trước kia. Nhưng vì Khiêm là nam giáo sư, đâu tiện đề cập đến những vấn đề đó với Dĩnh.

Dĩnh biết Khiêm đang chú ý nhìn tới đôi mắt cúa mình, nhưng nàng cố ý không tránh né, mạnh dạn nhìn thẳng vào tia mắt của Khiêm.

Giáo sư Khiêm đưa mắt nhìn về khóm cây trước mặt:

- Thí dụ như câu hỏi của em hôm nay, đã gây ra sự ồn ào cả lớp.

Dĩnh lại khẽ gật đầu.

- Thầy biết đây là một câu mà em cố ý hỏi.

- Không sai, em đã cố ý hỏi.

Khiêm ngạc nhiên quay mặt nhìn lại, có vẻ lúng túng:

- Trương Tư Dĩnh, tại sao em lại làm như vậy?

Dĩnh sửa lại vạt áo, suy nghĩ xem cần phải trả lời cho Khiêm như thế nào?

- Em không thể trả lời được hả?

Dĩnh lấy can đảm:

- Được! Tôi xin nói cho giáo sư biết. Những cử chỉ gần như vô ích cúa tôi mà thầy đã nêu ra vừa rồi, chính là do tôi cố ý hỏi như vậy. Mục đích của tôi giản dị lắm, chỉ là... chỉ là để gây sự chú ý của thầy mà thôi.

Khiêm lấy làm lạ, nhìn Dĩnh.

- Thưa giáo sư, tôi không muốn làm một học sinh tốt. Tôi không muốn để lại cho người khác những ấn tượng tốt.

Giáo sư Khiêm ngơ ngác:

- Em nói gì?

Dĩnh lấy khăn tay ra chặm mồ hôi trên trán. Đấy là nàng muốn trấn tĩnh tâm trạng của mình.

- Tôi biết các giáo sư và các bạn học đều cho rằng tôi trầm lặng ít nói, thậm chí còn cho tôi là một con người cô độc.

Giáo sư Khiêm nghiêng đầu lắng nghe. Nàng nói tiếp:

- Tôi luôn có cảm giác là mình rất cô quạnh. Tôi hy vọng mọi người đều lo lắng đến tôi, để ý đến tôi.

- Vì vậy mà em thay đổi tác phong, với hy vọng thu hút sự chú ý của người khác?

Dĩnh mỉm một nụ cười xuất phát tận đáy lòng. Thì ra giáo sư Khiêm đã hiểu được việc đó.

- Phải! Vì năm nay là năm thi, em sắp rời khỏi nhà trường, nếu vẫn giữ cá tánh cũ, thì sau ngày tốt nghiệp, các giáo sư sẽ quên tôi rất nhanh.

Giáo sư Khiêm cảm thấy lời nói của nàng rất khôi hài, nhưng chàng cố gắng không cười ra tiếng.

- Em nhận rằng phải có một vài cử chỉ khác thường mới có thể gây cho người khác những ấn tượng sâu sắc hả?

Dĩnh nhìn về phía các học sinh đang chơi đùa nơi sân bóng rổ.

- Em rất sợ bị người ta lãng quên. Ngay từ lúc nhỏ em đã có sự sợ hãi đó.

- Nhưng nếu em là một học sinh tốt, mọi người cũng sẽ luôn nhớ tới em.

Dĩnh lắc đầu:

- Em tự biết mình không thế trở thành một học sinh gương mẫu, về cả hai mặt hạnh kiểm và học lực. Dù em có cố gắng tới đâu, tên của em vẫn không thể đứng đầu bảng xếp hạng. Vvậy em chỉ còn có những biện pháp khác để gợi cho người ta chú ý tới mình. Dù cho mọi người có cảm nghĩ xấu về em cũng được, chỉ cần họ biết em là ai thì đủ rồi.

Giáo sư Khiêm cau đôi mày. Dù cho trước đâu chàng có đọc rất nhiều quyển sách về giáo dục và tâm lý học, có thấy đề cập đến những mẩu chuyện tương tự như thế này. Nhưng những chuyện đó thường xảy ra nơi các học sinh nhỏ tuổi và nghịch ngợm mà thôi. Nay chuyện này lại xảy ra nơi một nữ sinh đã theo học mười hai năm ở nhà trường. Khiêm quả chẳng dám tin là có thật.

Khiêm lẩm nhẩm:

- Nhưng em làm vậy thì sao được? Trước đây em rất đàng hoàng, vậy nay tại sao lại thay đổi như thế?

- Nhưng biết đâu đó mới là con người thật của tôi, là cái tánh cúa tôi được bộc lộ một cách tự nhiên. Tôi đã đè nén con người tôi lâu rồi. Suốt mấy năm qua tôi vẫ cố kềm hãm con người tôi, cố gắng kinh động trong khuôn khổ của một học sinh mẫu mực để được người khen ngợi.

Khiêm lấy làm lạ, hỏi:

- Như vậy không phải tốt sao? Em không thích làm như vậy sao?

- Em cảm thấy mình rất giả dối. Mọi người chỉ nhìn thấy chíếc mặt nạ của tôi, trong khi những thói hư tật xấu tiềm tàng trong người tôi vẫn không được sửa đổi. Tôi gò bó mình mấy năm qua, chỉ đổi lấy được một niềm đau khổ về mặt tinh thần.

Giáo sư Khiêm hết sức kinh ngạc. Những lời nói như thế phải kể là chàng được nghe lần đầu.

- Mặc dù tôi chưa hiểu rõ được những cảm nghĩ trong lòng của em, nhưng tôi rất thích thái độ thành thật của em.

Dĩnh đá nhẹ lớp cát dưới chân:

- Tôi luôn muốn thố lộ những gì trong lòng tôi cho người khác biết. Đè nén nó mãi trong lòng chỉ làm cho tôi cảm thấy khổ sở. Nhưng các bạn học không có ai thông cảm với tôi. Nếu nói ra có lẽ họ cho rằng tôi bị bệnh lãng trí. Còn mẹ tôi, thì tôi không muốn nói bao giờ.

- Tại sao vậy?

Dĩnh muốn nói nhưng lại thôi. Nàng nhìn giáo sư Khiêm không trả lời. Khiêm định hỏi thêm, nhưng trông thấy thái độ Dĩnh như vậy bèn im tiếng không hỏi gì nữa.

- Phải! Thời đại này rất nhiều người trẻ tuổi đều nhận rằng sự cách biệt giữa hai thế hệ là việc không tránh khỏi. Có lẽ do ở tuổi tác chênh lệch nhau quá xa, nên tư tưởng đôi bên không làm sao hòa hợp được.

- Không! không phải nguyên nhân đó. Thiệt ra, tuổi tác giữa chúng tôi chênh lệch không nhiều lắm, thật thế.

- Vậy em cũng ngại bà ấy không hiểu tư tưởng của em?

Dĩnh tươi cười:

- Tôi nghĩ rằng phần đông mọi người đều không hiểu. Mọi người không thể nghĩ được rằng, hành động vượt ra ngoài khuôn khổ của người tuổi trẻ, không phải có mục đích phá hoại kỷ luật gì đó, mà chỉ là một sự phát tiết do bởi nội tâm buồn khổ mà ra.

- Nếu vậy sự bí mật của em, chỉ có một mình thầy là hiểu thôi?

Dĩnh thẹn thùng gật đầu:

- Bây giờ tôi nói ra hết nên cảm thấy trong lòng rất nhẹ nhàng. Y như một cái gút đã thắt lại nhiều năm, tới nay mới được mở ra vậy.

Khiêm cảm thấy thầm tức cười. Thật ra việc đó không đáng kể là một việc quan trọng cho lắm, chẳng qua với một cô gái tuổi hãy còn nhỏ như Dĩnh, thường thích nghĩ ngợi lung tung mà thôi.

- Các giáo sư khác cũng không hiểu được tôi. Họ đều là những người trên bốn mươi tuổi, vậy mà sao họ hiểu được tư tưởng của chúng tôi?

Dĩnh bạo dạn hỏi tiếp:

- Còn giáo sư, năm nay mấy tuổi rồi?

Khiêm đứng lên đáp rất tự nhiên:

- Tôi hai mươi tám tuổi.

Dĩnh chớp đôi mắt:

- Tôi mười bảy tuổi, vậy thầy lớn hơn tôi có mười một tuổi thôi!

Khiêm nghiêm trang:

- Này Trương Tư Dĩnh, hành động của em hôm nay thầy có thế tha thứ. Thầy cũng hiểu tại sao em làm như vậy. Nhưng từ nay về sau chớ nên dựa vào lý do đó để lại phạm cùng một lỗi lầm nữa. Em hiểu chưa?
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 05-01-2004, 11:50 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 2

Sau dịp đó những hành động phóng túng của Dĩnh bớt đi, vì mục đích chính của nàng đã đạt được. Những việc còn lại là làm thế nào duy trì cảm tình và sự chú ý của giáo sư Khiêm đối với nàng mà thôi.

Giáo sư Khiêm thấy Dĩnh không còn gây rối trong giờ học nữa, nên lắm lúc không để ý tới nàng. Cũng có khi chàng trông thấy Dĩnh ngó chăm chú vào mình nhưng chẳng phải để ý nghe giảng bài, thì chàng liền dùng tia mắt để nhắc nhở rồi thôi. Cũng có khi sau giờ học Khiêm gặp Dĩnh ngoài hành lang thì đứng lại nói chuyện với nàng vài câu, khuyên nhủ nàng nên cố gắng. Mặc dù đó chỉ là những cử chỉ rất thông thường giữa thầy và trò, nhưng đã làm cho Dĩnh vui mừng suốt cả buổi.

Vì để gây ấn tượng tốt nơi giáo sư Khiêm, Dĩnh cố gắng thật nhiều những môn do chàng dạy. Còn những môn học khác Dĩnh chỉ học chiếu lệ mà thôi. Lắm lúc sau giờ học, Dĩnh tìm cớ gặp riêng giáo sư Khiêm để hỏi một số vấn đề trong bài, hầu tạo cơ hội gặp gỡ với chàng.

Vì Dĩnh chọn ban văn chương nên trong lớp rất ít nam sinh. Trong số đó có một hai nam sinh thường hẹn gặp gỡ riêng với nàng, nhưng Dĩnh đối với những chàng trai suýt soát tuổi mình vẫn có thái độ xem thường. Nàng cho là họ ngu muội, ấu trĩ, nhố nhăng nên chẳng bao giờ để họ vào mắt.

Tiếng chuông tan học đã reo. Dĩnh cầm tập và bút chì đi tới phòng giáo sư định tìm Khiêm, nhưng lại trông thấy Khiêm đang đứng với Mỹ Lâm tại một góc hành lang. Mỹ Lâm đang dở sách và hình như đang hỏi gì. Dĩnh trông thấy hết sức buồn tức. Nàng cầm đầu bút chì đứng yên tại cửa phòng học mắng thầm:

- Rõ đáng ghét!

Người nữ sinh ngồi bên cạnh Dĩnh tên gọi là Huệ, khi đi ngang qua đã lên tiếng hỏi:

- Ủa? Chị Dĩnh, sao chị chưa về?

Dĩnh nhìn về hướng giáo sư Khiêm mím miệng, đáp:

- Tôi còn một số vấn đề trong bài chưa hiểu, muốn hỏi lại giáo sư Khiêm.

Huệ nói:

- Ông ấy đang bận giải thích gì cho Mỹ Lâm mà. Cô ấy nghỉ bệnh mấy hôm nên đã mất hai bài học. Giáo sư Khiêm thật là nhẫn nại, bất cứ học sinh nào muốn hỏi bài vở, ông vẫn vui vẻ giải đáp như nhau.

Dĩnh liếc nhìn Huệ thầm nhủ: Dĩnh muốn thố lộ ý nghĩ ấy ra cho Huệ biết.

Nàng nhìn Huệ với tia mắt bực mình:

- Chị hãy về trước đi, chậm một chốc thì chị không chen nổi lên xe buýt đó.

Huệ đã rời đi nhưng Dĩnh vẫn còn đứng yên tại chỗ, chăm chú nhìn về phía Mỹ Lâm. Giáo sư Khiêm đứng bên cạnh Mỹ Lâm, dường như đang giải thích tường tận những gì đó Mỹ Lâm hỏi. Dĩnh không khỏi có ý ganh tị. Nếu là một học sinh nào khác thì Dĩnh chẳng để ý lắm, đằng này lại chính là Mỹ Lâm, một nữ sinh có sắc đẹp khôang thua sút nàng. Hừ, xem Mỹ Lâm đứng hỏi mãi như không muốn rời đi, rõ ràng cô ta đang toan tính gì!

Nhưng rồi Mỹ Lâm cũng đã rời đi. Giáo sư Khiêm trông thấy Dĩnh. Chàng vẫy tay với Dĩnh. Dĩnh bèn vội vàng bước tới, suýt nữa va chạm với Mỹ Lâm khi hai người đi ngang qua. Mỹ Lâm nhìn nàng tươi cười, trong khi nàng chỉ nhếch môi như một cái máy để đáp lại.

Trong lòng Dĩnh đang bực bội. Nàng cảm thấy nụ cười Mỹ Lâm ít nhiều có vẻ trêu chọc mình, có vẻ như tự hào cô ta đã lanh chân đến trước.

Giáo sư Khiêm nhìn thấy trong tay Dĩnh đang cầm tập và bút chì, bèn dịu dàng hỏi:

- Có vấn đề gì chưa hiểu hả?

Dĩnh vốn có ý định hỏi một số vấn đề, nhưng khi nàng nghĩ đến nụ cười hình như có ngụ ý đắc thắng của Mỹ Lâm, thì trong tiềm thức của nàng như không cam chịu làm kẻ đến sau. Nàng liền thay đổi ý định:

- Không! Hai bài vừa dạy rất dễ, bài tập cũng chẳng có gì khó, vậy chỉ có những người không sử dụng bộ óc mới không hiểu mà thôi.

Dĩnh thầm đắc ý, dường như câu nói của mình đã đả kích được Mỹ Lâm.

- Trưa rồi sao em chưa về?

Dĩnh định tìm một lý do để trả lời, bỗng thấy Huệ ôm cặp bước đến trước mặt nàng:

- Chị Dĩnh, có người tìm chị kìa.

Một người đàn bà mặc rốp màu vàng tươi, đang từ thang lầu đi về phía Dĩnh. Người ấy có một hình dáng trang nhã và cao sang đài các, nên vừa xuất hiện là đã hấp dẫn bao nhiêu cặp mắt của nữ sinh đang có mặt. Bà vừa trông thấy Dĩnh liền mỉm một nụ cười thân ái:

- Má có việc đi ngang qua, nên ghé vào đây để rước con về luôn.

Dĩnh vui mừng:

- Má, con giới thiệu với má nhé, đây là giáo sư Khiêm... còn đây là má của tôi.

Người đàn bà nhìn giáo sư Khiêm khẽ gật đầu. Hai người trao đổi một nụ cười lễ phép.

Nếu không chính tai mình nghe được lời giới thiệu của Dĩnh, người đàn bà này là mẹ nàng, thì Khiêm thật không dám tin. Hai người là mẹ con, nhưng xem ra thật giống hai chị em. Khiêm không khỏi thầm lấy làm lạ về bí quyết làm đẹp của người dàn bà này. Bà ta đã giữ gìn sắc đẹp cho được trường thụ với một bí quyết chưa từng có. Là mẹ của một cô gái mười bảy tuổi, nhưng xem bà như vừa mới ba mươi tuổi mà thôi.

Dung nhan của bà còn đẹp lắm. Nếu bảo Dĩnh là một cô gái có sắc đẹp trong sạch, thì mẹ nàng gieo cho người chung quanh một cảm nghĩ trái ngược. Sắc đẹp của bà hấp dẫn như cục đá nam châm. Mặc dầu bà không còn cái đẹp của một thiếu nữ thanh xuân, nhưng với nét đẹp của người đã trưởng thành như bà, thì cái đẹp cúa một cô gái thanh xuân không làm sao so sánh được.

Đấy là một sức quyến rũ kết hợp bởi sắc đẹp và những kinh nghiệm dồi dào trong một chuỗi tháng năm tạo nên.

Bà ta gỡ cặp kính mắt xuống:

- Giáo sư đây có lẽ là giáo sư phụ trách lớp của em Dĩnh? Nó thường nhắc tới giáo sư luôn.

Giáo sư Khiêm tự giới thiệu sơ lược về mình, rồi lại khiêm tốn nói một vài câu khách sáo. Dĩnh nhìn mẹ rồi lại nhìn giáo sư Khiêm:

- Con rất thích học giờ của giáo sư. Chẳng những giáo sư giải thích rất rõ ràng mà còn hiểu thấu tâm lý của học sinh.

Giáo sư Khiêm nói:

- Em Dĩnh là một học sinh chuyên cần, sức hiểu biết nhanh nhẹn...

Khiêm quay sang Dĩnh nói tiếp:

- Em mau vào lớp học thu nhặt sách vở, kẻo má em phải chờ lâu.

Trông thấy Dĩnh đã rời đi, Khiêm nói tiếp:

- Thưa bà, tôi muốn nói vài lời với bà về em Dĩnh.

Sự phản ứng của mẹ Dĩnh rất nhợt nhạt:

- Nó đã phạm lỗi?

- Không phải là vấn đề nghiêm trọng như vậy. Chẳng qua niên khóa nầy tôi thấy nó thay đổi nhiều hơn trước.

Mẹ Dĩnh không trả lời, dường như bà cho đó là vấn đề không đáng chú ý, vì là việc nằm trong sự dự liệu của bà.

Khiêm hơi ngạc nhiên nhưng không bằng lòng chấm dứt câu chuyện tại đó. Chàng nói một cách thận trọng:

- Tôi muốn tìm hiểu cá tánh thật sự của nó.

- Tôi xin thú thật, chính tôi cũng không hiểu được nó!

Nghe mẹ Dĩnh trả lời như thế, Khiêm chỉ có thể gật đầu. Bà ngửa mặt lên có vẻ hãnh diện:

- Chúng tôi cùng sống một nhà, nhưng mỗi người có một lãnh vực tư tưởng riêng tư khác biệt nhau!

Khiêm đáp qua thái dộ tán đồng:

- Về điểm đó tôi hiểu. Trong những năm gần đây trẻ con khi lớn trên dưới mười lăm tuổi, là đã biết giữ bí mật một số vấn đề trong lòng, ít khi chịu nói ra cho cha mẹ hiểu.

Mẹ Dĩnh nắm hai bàn tay lại:

- Nói một cách rõ ràng hơn, là tôi không dám tìm hiểu về nó!

Khiêm kinh ngạc nhìn thẳng vào bà:

- Tôi sợ làm như vậy nó sẽ có những sự hiểu lầm và do đó nó sẽ bất mãn, cho rằng tôi đã xâm phạm tới tự do của nó.

Mẹ Dĩnh nói thế không phải là không có lý. Nhưng Khiêm đã nhớ đến những lời của Dĩnh bộc lộ với mình trước đây.

- Nhưng thưa bà, dường như nó đang muốn bà thử tìm hiểu nó, để biết rõ những cảm nghĩ trong nội tâm của nó.

Mẹ Dĩnh hơi chau mày, nhưng rồi bình thản trở lại ngay. Khiêm lại đem một việc gần đây của Dĩnh kể đại khái cho mẹ Dĩnh biết là nói tiếp:

- Sở dĩ Dĩnh tìm đủ cách làm cho người khác chú ý đến nó, dựa theo lời chính nó giải thích, thì ngay từ nhỏ nó đã có cái tâm lý sợ mọi người lãng quên nó đi.

Mẹ Dĩnh nói lảm nhảm một mình:

- Sợ bị lãng quên!

Khiêm gật đầu:

- Nhưng Dĩnh đã nói cho tôi biết là nó không có anh chị em, vậy sống trong gia đình nó đâu lại bị mọi người xem thường bao giờ?

- Phải! Tôi không bao giờ xem thường nó, mà trái lại, tôi rất trọng nó. Nó là tất cả đối với tôi.

- Như vậy có thế là do ở Dĩnh đa nghi, hoặc là có sự bất mãn đối với đời sống.

Mẹ Dĩnh cúi đầu nghĩ ngợi nhưng không bộc lộ ý kiến ngay.

Khiêm nói thêm:

- Đấy là một hiện tượng rất thường thấy ở giới trẻ.

Mẹ Dĩnh ngửa mặt nhìn lên:

- Theo tôi, tâm lý lo sợ đó của nó, ít nhiều có liên quan đến hoàn cảnh gia đình.

Khiêm thấy không tiện tò mò vào chuyện gia đình của người ta, nên chỉ mỉm cười.

Mẹ Dĩnh không nói gì thêm và cũng không hỏi gì về các mặt khác của con gái. Bà chỉ hơi ngửa mặt lên, dường như có ý bảo với Khiêm là câu chuyện đã kết thúc. Bà không muốn nói gì thêm nữa.

Dĩnh ôm cặp bước tới chào Khiêm để ra về. Trong lòng Dĩnh đang hết sức vui mừng vì thấy Khiêm đã quen biết với người nhà của nàng.

Khiêm nhìn theo hai mẹ con Dĩnh đang rời đi. Chàng cảm thấy mẹ Dĩnh tuy đẹp, nhưng lại ít nhiều lạnh lùng, dường như luôn luôn có một lớp sương bao phủ trên sắc đẹp của bà. Đồng thời cũng dường như có rất nhiều bí ẩn.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 05-01-2004, 11:53 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 3

Dĩnh đi một mình trên đường. Đã là giữa tháng mười rồi, nhưng khí trời vẫn còn oi bức. Vừa đi Dĩnh vừa nghĩ ngợi đến cảnh tượng trả lại bài thi vừa rồi ở trong lớp học. Giáo sư Khiêm đã ngợi khen nàng trước mặt tất cả học sinh. Dĩnh cảm thấy lòng thật khoan khoái. Được khen như vậy mà cần phải học bài suốt mấy đêm liền cũng chẳng sao.

Giáo sư Khiêm đã đặc biệt chú ý tới Dĩnh. Trong giờ học nàng chẳng cần phải ồn ào, Khiêm cũng luôn để ý nhìn nàng, xem chừng phải chăng nàng đang chăm chỉ. Cứ mỗi lần tia mắt của Dĩnh chạm với tia mắt của giáo sư Khiêm là tim nàng nhảy thình thịch. Không hiểu giáo sư Khiêm có cảm giác như thế không?

Giáo sư Khiêm không phải đẹp trai, nhưng với đường nét trưởng thành, trang trọng, nho nhã, chính là một mẫu đàn ông mà Dĩnh cảm thấy ưa thích nhất. Trong khi Khiêm suy nghĩ, có những nét tương tự như cha Dĩnh. Nàng sùng bái và kính yêu cha, cho nên đối với những đàn ông nào tương tự cha nàng là rất có tình cảm. Hơn nữa, giáo sư Khiêm học cao, hiểu rộng, tánh tình đứng đắn. Chỉ có điều là không biết ông ấy đã có bạn gái hay chưa. Nếu ông ấy chưa có bạn gái thì thật là may quá, tốt đẹp quá.

Nghĩ đến đấy, trong lòng Dĩnh cảm thấy thật là vui sướng.

Bất ngờ, trước mặt Dĩnh có người đứng chặn ngang đường. Nàng giật mình ngửa mặt nhìn thì thấy có hai chàng trai, đang mỉm cười nhìn nàng. Dĩnh nhận ra trong số đó có một nam học sinh ở cạnh lớp nàng, hằng ngày vẫn thường lân la đến trước cửa lớp. Vừa nhìn thấy thái độ lẳng lơ của người nam sinh đó là Dĩnh đã tránh xa ra.

Dĩnh bị hai người con trai lên tiếng, trêu chọc. Họ còn có những thái độ như muốn làm hỗn, dù nàng phản đối họ vẫn trơ trơ.

Giữa lúc Dĩnh hết sức hoảng sợ thì bỗng nghe có tiếng nói từ sau lưng:

- Chuyện gì đó?

Dĩnh quay mặt nhìn thấy giáo sư Khiêm. Sự xuất hiện của Khiêm làm cho nàng vui mừng khôn tưởng. Như gặp được cứu tinh, Dĩnh reo lên:

- Ồ! Giáo sư!

Khiêm nghiêm giọng:

- Các anh làm gì ở đây?

Người nam sinh sợ hãi, ấp úng:

- Chẳng... chẳng làm gì cả. Chúng em bất ngờ gặp được chị Dĩnh nên đứng lại hỏi chuyện thôi. Chúng em phải đi ngay, xin chào giáo sư.

Khiêm nhìn họ đi xa mới quay lại:

- Về sau nếu gặp chuyện như vầy, em phải báo cho hiệu trưởng biết ngay. Tuy nhiên thầy xem chúng nó có vẻ sợ lắm.

Dĩnh cảm kích:

- Cũng may gặp giáo sư đến rất kịp thời.

- Để thầy đưa em về nhà nhé.

Dĩnh cảm thấy hết sức bất ngờ, tâm trạng vừa vui mừng vừa căng thẳng:

- Tôi xin cảm ơn thầy.

Khiêm nhìn xuống mặt đường nhắc nhở khéo:

- Những hành động như vừa rồi của các nam sinh, tuy đáng trách, nhưng có điều là em đi học mà lại chưng diện quá, dễ làm cho người ta chú ý.

Dĩnh hơi thẹn, đưa tay lên sửa mái tóc một cách mất tự nhiên. Nàng cúi mặt nhìn xuống chân. Gần đây Dĩnh khônng mang vớ trắng nữa. Chân nàng thường mang một đôi săng đan gót thấp. Ngoài bộ đồng phục, nàng ăn diện có vẻ không giống một nữ sinh.

Để nàng khỏi ngượng nghịu, giáo sư Khiêm lại nói khéo:

- Thật ra với một người như em, chẳng cần phải dùng đến một thứ mỹ phẩm nào nữa.

Dĩnh thầm vui thích: thì ra giáo sư Khiêm đang tán thưởng nét đẹp thiên nhiên của mình!

Khi đến trước nhà, Dĩnh cất giọng nhiệt thành:

- Thưa giáo sư có rảnh không? Mời giáo sư lên lầu ngồi chơi một tí.

- Có làm phiền người nhà em không?

- Giáo sư đừng khách sáo. Nhà em luôn luôn vắng vẻ, chỉ có em và má em thôi. Giờ này có lẽ bà ta đã về đến rồi.

Đắn đo một tí, Khiêm bèn cùng Dĩnh bước vào thang máy.

Mẹ Dĩnh, bà Trương trông thấy con gái dẫn giáo sư về nhà thì hơi ngạc nhiên:

- Mời giáo sư ngồi chơi, chắc con Dĩnh không có làm điều gì sai lầm ở trường chớ?

- Má hãy yên tâm, con mời giáo sư Khiêm đến đây chơi thôi.

Bà Trương thở phào, ngồi xuống sa long.

Dĩnh đang lăng xăng đi từ nhà bếp trở ra phòng khách để lo việc tiếp đãi thầy. Giáo sư Khiêm và bà Trương ngồi đối diện nhau ở phòng khách, đôi bên chỉ trao đổi những lời hàn huyên, rất khách sáo.

Khiêm cảm thấy thái độ của bà Trương hôm nay tự nhiên hơn nhiều. Có lẽ vì đây là lần gặp gỡ thứ hai giữa hai người. Nhưng Khiêm vẫn thấy nét đẹp của bà Trương vẫn lạnh lùng, nhất là khi bà ngồi ngay ngắn, mắt hơi ngửa lên, nét đẹp của bà thật trang nghiêm đến không ai dám xâm phạm.

Khiêm ngó quanh thấy gian phòng không rộng lắm, nhưng trang trí thật là thanh nhã, bộc lộ được nhãn quan đặc biệt của chủ nhân, và cá tính ưa thích sự gọn gàng. Khiêm đang suy đoán ông chủ nhà nầy là một người như thế nào.

Bà Trương hỏi:

- Nhà giáo sư gần trường hay xa?

- Gia đình tôi ở ngoại ô, vì cha tôi thích những nơi có không khí trong lành... riêng tôi vì để tiện đi làm việc, nên có thuê một gian phòng gần trường học để ở một mình. Chỉ những ngày nghỉ lễ tôi mới về nhà.

Ngồi chơi một chốc giáo sư Khiêm đứng lên định cáo từ, nhưng Dĩnh cố giữ chàng lại dùng cơm trưa. Bà Trương cũng thành khẩn mời Khiêm ở lại, nên chàng đành ngồi trở xuống.

Dĩnh hết sức vui mừng. Nàng nhất định tự xuống nhà bếp để làm món ăn. Dĩnh cất tiếng hát nho nhỏ bước ra cửa để đến chợ mua thêm thức ăn.

Trong nhà chỉ còn lại giáo sư Khiêm và bà Trương. Khiêm đang suy nghĩ xem mình cần phải nói gì với mẹ của Dĩnh. Nhưng bà Trương đã lên tiếng trước:

- Thưa giáo sư, gần đây con Dĩnh ở trường thế nào?

- Khá lắm. Học lực của Dĩnh rất khác. Tuy nhiên, có vài môn khác dường như hơi kém sút. Có lẽ là vì chương trình lớp 12 hơi nặng nề.

Bà Trương im lặng một lúc, mới nói:

- Con Dĩnh khá thông minh, nhưng hơi phóng túng và cũng hơi cô độc. Nhưng cũng không thể trách nó tại sao lại như vậy.

Khiêm nghĩ ngợi một lúc:

- Nói chung những đứa trẻ con một, tánh tình thường hơi cô độc.

Bà Trương cúi mặt:

- Hơn nữa cũng vì tôi quá cưng nó, nên tánh nó mới trở thành phóng túng.

Khiêm tin như vậy.

- Nói đúng ra, sở dĩ tôi cưng nó đến thế, cũng là vì tôi cảm thấy thương hại nó.

- Thương hại?

- Phải! Cuộc đời nó rất đáng thương hại. Ngay từ thuở bé, nó không ngây thơ và vô tư lự như những đứa bé khác.

Giáo sư Khiêm nói:

- Lắm lúc tôi cũng cảm thấy Dĩnh kém vui, thích xa rời mọi người.

Bà Trương hít mạnh một hơi dài:

- Từ bấy lâu nay nó vẫn thế. Nhưng ba năm trở lại đây, nó càng trầm lặng hơn nữa.

Khiêm lấy làm lại đưa mắt nhìn mẹ Dĩnh.

- Ba năm trước do ở một tai nạn phi cơ, nó đã mất đi người cha thân yêu.

Khiêm kinh ngạc chú ý nhìn bà Trương. Khi bà nói lên những lời đó, sắc mặt bà thoáng hịện nét buồn rầu, nhưng cũng mất đi thật nhanh.

- Tôi rất hối hận vì đã gợi cho bà nhắc lại những chuyện đau lòng đó.

Bà Trương vẫn cúi đầu, nhìn đăm đăm vào sàn nhà:

- Giáo sư không có ngày nào mà tôi không nhớ đến việc đó.

Khiêm im lặng. Nhất thời chàng không biết phải lấy lời lẽ gì để an ủi Bà Trương.

Mẹ Dĩnh như nhận ra điều đó, thay đổi giọng nói:

- Nhưng thời gian đã lâu rồi, nên lòng tôi cũng lần lần bớt đau đớn.

Khiêm nghĩ ngợi:

- Xem vậy, sự thay đổi tánh tình của Dĩnh, một phần lớn là do ở biến cố này.

- Việc ấy là một sự đau đớn, to tát đối với chúng tôi, nhưng trước đó cá tánh của nó vẫn ít thấy vui vẻ.

- Tại sao vậy? Ông bà đều thương Dĩnh, vậy đáng lý nó phải vui vẻ chớ?

Mẹ Dĩnh thở dài như có điều gì khó nói thật. Bà im lặng.

Khiêm cũng yên lặng, không dám hỏi chi thêm nữa. Không khí trầm lặng ấy kéo dài mấy phút đồng hồ. Sau đó Khiêm đưa tay chỉ bức tranh sơn dầu treo trên tường, mỉm cười hỏi:

- Bà thích loại tranh trừu tượng này lắm hả?

Bà lắc đầu:

- Tôi xem không hiểu gì ráo. Bức tranh này do Dĩnh vẽ trong dịp nghỉ hè.

Khiêm trố mắt:

- Thật không ngờ Dĩnh lại có thiên tài về hội họa.

- Ngay từ lúc nhỏ nó đã thích vẽ vời, lắm lúc nó vẽ khá đẹp. Bức tranh này theo lời nó nói, rất có ý nghĩa, nhưng tôi xem tới xem lui vẫn không hiểu gì hết.

- Như vậy là sức tưởng tượng của Dĩnh rất phong phú.

- Thật ra nó rất thích tưởng tượng. Nó thường đóng cửa ở trong phòng để suy nghĩ đủ thứ. Có thể nói nó là một đứa con gái rất thâm trầm. Tôi cũng mong nó để hết tâm trí vào việc hội họa trong những ngày nghỉ lễ, kẻo nó lại có nhiều thì giờ nghĩ ngợi lung tung, không hay.

Khiêm quay mặt lại:

- Trong khi Dĩnh vẽ tranh nhất định nó cũng nghĩ ngợi rất nhiều, nhưng chẳng qua nó dùng phương thức hội họa để thể hiện ý nghĩ cúa nó đó thôi. Song đây là một thú tiêu khiển tốt, chẳng những có thể giết thì giờ, mà còn là nơi nương tựa tinh thần nữa.

Bà Trương đứng lên đi tới trước bức tranh xem một chốc, nói:

- Tôi nhớ Dĩnh bảo ngụ ý bức tranh này là so sánh với cái gì đó. Khi tôi nghe nó giải thích cũng không để ý lắm, nên bây giờ đã quên hết.

- Theo tôi hiểu, chắc chắn Dĩnh rất mong muốn tôi luôn tìm cách hiểu về nó, để hai mẹ con được gần nhau hơn, nhưng tư tưởng của chúng tôi vẫn không thể nào cảm thông được.

Khiêm nghĩ ngợi:

- Đó không phải là việc khó khăn, tuổi tác giữa bà và Dĩnh không chênh lệch nhau lắm, phải thế không?

Mẹ Dĩnh ngước mắt nhìn trần nhà:

- Tuổi tác giữa tôi và nó, có thể nó chênh lệch rất ít so với nhiều bà mẹ và con gái khác.

- Tôi thú thật khi được gặp bà lần đầu tiên, tôi không thể ngờ rằng với một người tuổi nhỏ như vậy mà lại là...

Mẹ Dĩnh nói nhanh:

- Lại là một quá phụ?

Câu nói ngay thẳng của bà làm cho Khiêm hơi lúng túng:

- Ý tôi muốn nói là một bà mẹ của một bé gái mười bẩy tuổi.

Mẹ Dĩnh cười. Nụ cười ấy không làm sao biết đuợc là một nụ cười của kẻ tự hào tuổi mình hãy còn trẻ, hay là một nụ cười đau đớn của kẻ muốn tự chế nhạo mình. Bà nói:

- Tôi luôn muốn biết Dĩnh đang nghĩ gì về tôi.

- Điều đó tôi không nghe Dĩnh nói, nhưng theo tôi đoán nó rất kính trọng bà. Bà đối với Dĩnh rất thương yêu, và đã cung cấp cho nó cuộc sống đầy đủ và tự do.

Mẹ Dĩnh dùng tay ra hiệu như không còn cách gì khác hơn:

- Có thể Dĩnh nghĩ rằng, mọi sư hưởng thụ ngày nay trong đời sống của nó, đều do cha nó để lại. Nhà tôi là một thương gia chuyên môn bán các dụng cụ bằng da. Bây giờ tôi đang tiếp tục kinh doanh ngành hoạt động đó. Trong tâm khảm của Dĩnh cha nó là một người vĩ đại nhất trên đời này, không còn ai có thế thay thế được địa vị của cha nó nữa.

Khiêm khẽ gật đầu tỏ ý đã hiểu:

- Nhưng mấy năm gần đây bà và Dĩnh cũng sống trong cảnh cô đơn, vậy tình cảm giữa nhau không còn suy ngăn cách nào mới phải.

- Tôi và Dình mặc dù phải nương tựa nhau để sống, nhưng tình cảm giữa chúng tôi rất phức tạp. Tôi cảm thấy chúng tôi đã thương xót lẫn nhau, đã cố gắng nương tựa vào nhau, thương mến nhau để bù đắp lại những gì về mặt tình cảm. Đồng thời chúng tôi cố gắng hết sức tránh cho nhau một cảm giác là tình thương đó chỉ là sự xót thương, kẻo lòng tự trọng của cả đôi bên bị thương tổn. Vì vậy mà giữa chúng tôi không làm sao hiểu sâu với nhau được.

Khiêm nghe qua lời nói của bà Trương, cảm thấy hoang mang khó hiểu. Chàng không làm thế nào biết rõ được sự quan hệ phức tạp giữa hai mẹ con của Dĩnh.

Khiêm lẩm nhẩm:

- Xót thương?

- Phải! Tôi xót thương Dĩnh bị mất cha và Dĩnh lại thương tôi bị mất chồng.

- Nhưng ngoài những điều đó ra, giữa Dĩnh và bà hãy còn một thứ tình thương thiêng liêng, ấy là tình mẫu tử!

- Bà mấp máy đôi môi một lúc thật lâu mới nói:

- Lắm lúc tôi cũng cảm thấy sự chăm sóc của tôi đối với Dĩnh, hơn bất cứ một bà mẹ nào đối với con. Nhưng đối với hành động của nó, tôi không dám ràng buộc quá.

Khiêm lại chau mày. Chàng cảm thấy thật khó hiểu.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 05-01-2004, 11:54 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 4

Khiêm để bút xuống, đứng dậy bước tới trước cửa sổ, nhìn chăm chú ra ngoài bầu trời đêm.

Khiêm không làm sao hiểu được, mấy hôm nay vì đâu hàng đêm khi chàng đọc sách hoặc sửa bài học sinh, đã luôn nghĩ đến bà Trương. Không hiểu đây phải là do ở Khiêm đồng tình cảnh ngộ của bà, hay là có những nguyên nhân nào khó giải thích khác.

Gần đây Dĩnh vào lớp học tỏ ra chăm chú hơn trước, đối với Khiêm cũng có lễ phép hơn, thường thấy nàng cười luôn. Nhưng mỗi lần Khiêm thấy nụ cười của Dĩnh, thì chàng càng nhớ đến nét mặt sang trọng nhưng buồn bã của mẹ nàng.

Từ trước tới nay Khiêm chưa bao giờ quan tâm đến một phụ huynh học sinh như thế. Có lẽ do ở bà Trương là một quả phụ chăng? Chính Khiêm đã tự thú như vậy. Mặc dù sau dịp tiếp xúc chuyện trò hôm ấy, giữa đôi bên có vẻ quen biết nhiều hơn, nhưng Khiêm vẫn cảm thấy bà Trương là người có nhiều bí ẩn, luôn thu hút lòng hiếu kỳ của chàng. Thặm chí do việc đó làm cho Khiêm thường nghĩ tới bà Trương luôn. Khiêm cũng luôn suy đoán về vấn đề tại sao giữa Dĩnh và mẹ nàng lại có sự lạnh nhạt với nhau? Không hiểu bà Trương mấy năm qua làm thế nào để xua đuổi nỗi buồn cô quạnh trong lòng? Không hiểu bà Trương đã được bao nhiêu tuổi rồi?

Mỗi khi nghĩ tới các vấn đề đó, Khiêm khônng khỏi cười thầm cho mình. Chẳng hiểu vì sao Khiêm bỗng lại nghĩ vu vơ như vậy, vì sao chàng bỗng lại có hứng thú đi tìm hiểu chuyện riêng của người ta như vậy?

Nhà trường của Khiêm sắp tổ chức hội chợ triển lãm mỗi năm một lần. Đầy là cuộc triển lãm để bày bán các sản phẩm của học sinh, lấy tiền xung vào quỹ của học đường. Vì Khiêm là giáo sư lớp thi, nên chàng khỏi phụ trách một công việc nào cả. Chàng được tự do hơn mọi giáo sư khác.

Riêng Dĩnh thì hăng hái tham gia việc chưng dọn gian hàng của lớp nàng.

Buổi sáng khi hội chơ triển lãm vừa khai mạc, Dĩnh đã báo cho Khiêm biết là má nàng sẽ đến. Vì vậy Khiêm luôn đi tới đi lui trong vườn hoa nhà trường và luôn để ý đến các tân khách viếng hội chợ. Mỗi lần trông thấy một hình bóng nào tương tợ bà Trương, là Khiêm thấy tâm trạng mình căng thẳng hơn lên.

- Giáo sư Khiêm!

Một giọng nói dịu dàng và quen thuộc từ phía trái Khiêm truyền đến.

Chàng quay đầu nhìn lại, trông thấy mẹ của Dĩnh đang mỉm cười. Khiêm cố che đậy sự vui mừng trong lòng:

- Bà cũng đến dự đấy hả? Gian hàng của Dĩnh ở phía bên kia, để tôi đưa bà đi.

Dĩnh trông thấy mẹ liền nhảy tưng lên:

- Má! Gian hàng của chúng con trang trí có đẹp không?

Bà khen:

- Đẹp lắm, trang trí rất đặc biệt.

Dĩnh cúi mình như đón mời một khách hàng:

- Hoan nghinh má đến viếng, mời má chọn mua nhiều nhiều!

Mấy bạn của Dĩnh có mặt tại gian hàng, nghe nàng gọi người đàn bà sang trọng ấy bằng má, đều lộ sự ngạc nhiên. Có mấy nữ sinh đang kề tai thì thầm với nhau và đưa mắt nhìn bà Trương thật kỹ. Ánh mắt của các cô hiện rõ vẻ ái mộ.

Bà Trương dừng lại trước gian hàng của Dĩnh thật lâu, chừng như bà cảm thấy rất vui thích đối với tất cả những món vật có liên quan đến con gái. Dĩnh cũng hết sức vui thích, không ngớt miệng giải thích cho mẹ nghe. Giáo sư Khiêm đứng bên cạnh, nhìn cử chỉ hòa hợp của hai mẹ con, cảm thấy khó tin được là giữa hai người lại có một sự cách biệt.

Bà Trương xách chiếc túi đựng thật nhiều đồ vật lên, nói với Dĩnh:

- Má muốn đến các gian hàng khác để xem.

Dĩnh ái ngại:

- Con không thể đưa má đi được, vì con còn phải ở đây.

Giáo sư Khiêm lên tiếng:

- Tôi sẽ đưa bà đi xem khắp nơi. Tôi không có nhiệm vụ gì nhất định, tự do lắm.

Dĩnh vui mừng:

- Như vậy là hay quá. Em cám ơn giáo sư. Tôi chỉ sợ má tôi đi một mình thì buồn. Má, chốc nữa má có thể về trước, chẳng cần chờ con.

Bà Trương gật đầu, theo giáo sư Khiêm đi đến các gian hàng khác. Có nhiều trò chơi rất vui. Đối với bà Trương đều là những trò chơi mới mẻ và thích thú. Khiêm đi bên cạnh bà, khích lệ bà tham gia những trò chơi. Chẳng mấy chốc, bà Trương cảm thấy say mê y như một đứa trẻ

Dường như bà quên mất tuổi tác của mình, quên mất mình là ai, hòa mình vào thế giới ngây thơ và trong sạch của thời niên thiếu thuở trước. Khiêm cũng cảm thấy mình như trẻ lại rất nhiều và người đi bên cạnh như những bạn trẻ của mình lúc nhỏ. Khiêm đang vui vì thấy mẹ Dĩnh vui:

- Này giáo sư, chúng mình lại thắng cuộc!

Bà vui đến đỗi quên mất sự giữ gìn, kéo lấy tay áo của Khiêm.

- Ồ, may quá!

Khiêm nhìn bà Trương, thấy mớ tóc đen mượt của nàng đang lấp lánh dưới ánh nắng. Đầy là lần thứ nhất Khiêm nghe được tiếng cười thật vui tươi của nàng.

- Trúng được nhiều đồ vật quá. Hôm nay cần phải có một chiếc va ly da mới đựng hết!

Bà Trương vừa cười vừa thè lưỡi.

Khiêm xô nhẹ vào cánh tay của nàng:

- Chúng ta hãy đi qua bên ấy để xem. Nên chinh phục tất cả các gian hàng ở đây!

Đến một góc khác của vườn hoa nhà trường, bà Trương đi xem khắp nơi với một tâm trạng hiếu kỳ. Bà xem nơi nào có những trò chơi đặc biệt hơn.

- Bà muốn thử trò chơi bắn bia này không?

Nàng dừng chân chú ý nhìn theo hướng tay chỉ của Khiêm. Ở sát chân tường có dựng lên một bức vẽ, phía sau là trời xanh mây trắng, mục tiêu để nhắm bắn được đặt trên mình một con nhạn bằng giấy. Con nhạn ấy được dùng điện để chuyển động, không ngớt bay lượn trên bầu trời, muốn bắn trúng nó không phải là chuyện dễ.

- Lại đây, tôi giương cung giúp cho bà.

Khiêm bước lại sát bên cạnh mẹ Dĩnh để dạy bà cách nhắm bắn.

Bà Trương đứng nhìn con nhạn ngẩn ngơ, không nghe Khiêm nói gì cả. Khiêm không để ý, nên đưa cung tên đến tận tay bà vui vẻ nói:

- Hãy thử xem, với cái vận đỏ hôm nay của chúng ta, chắc chắn không thất bại đâu!

Bà Trương nhận lấy cung tên như một cái máy, lấy một mắt nhắm ngay con nhạn đang bay. Tay nàng hơi run nhưng cũng bắn mũi tên bay xẹt đi.

Chung quanh vang lên tiếng vỗ tay. Những học sinh phụ trách gian hàng ấy vội vàng khom xuống lấy một món tặng phẩm trao đến cho bà Trương.

Khiêm hết sức vui vẻ:

- Người ta bắn ba lần đều trật, bà chỉ có bắn có một lần là trúng ngay hồng tâm, quả rất tài!

Trên mặt bà Trương chẳng hề thấy một nét vui mừng nào:

- Thật ra tôi không hy vọng bắn trúng nó.

Khiêm cười:

- Tại sao vậy? Bộ bà sợ sẽ nhận được nhiều tặng phẩm quá chăng?

Bà Trương dang rộng đôi tay, bước đi khỏi nơi ấy.

- Giáo sư, tôi phải đi về.

Khiêm hơi ngạc nhiên, sự vui mừng từ nãy giờ bỗng tan biến đi.

- Đã trưa rồi, tôi ăn cơm trưa xong còn phải trở ra tiệm.

Khiêm sửa lại cà vạt:

- Chúng ta cùng đến phòng ăn để ăn buổi trưa được không? Hôm nay tôi đang cần có một người cùng ăn cơm trưa cho vui.

- Ờ, cũng được.

Nàng không tỏ vẻ vui thích mà cũng không tỏ vẻ lạnh nhạt.

Sau khi hai người bước vào một phòng ăn yên tịnh và cùng ngồi xuống, bà Trương trao gói tặng phẩm trong tay cho Khiêm:

- Những món này xin biếu cho ông, tôi không muốn lấy.

Khiêm nhận gói đồ vật để lên bàn:

- Bà chưa mở ra coi cái gì bên trong, tại sao bà biết mình không thích?

- Không cần! Bắn trúng con chim nhạn để lấy được những tặng phẩm này tôi đâu thể vui được?

- Tôi không hiểu. Những tặng phẩm này có liên hệ gì tới chuyện bắn chim?

Nàng do dự:

- Tôi cảm thấy con nhạn khi nãy cũng ví như tôi. Nó cô độc, không nơi nương tựa. Nhìn bề ngoài nó là một con nhạn sống, nhưng kỳ thực thì nó lại là một con nhạn không có sinh mệnh.

Dừng lại chốc lát nàng nói tiếp:

- Hơn nữa cái tên ấy bất ngờ lại trùng hợp với tên tôi. Tôi tên là Nhạn Linh.

Khiêm ngẩn ngơ:

- Bà nghĩ ngợi xa xôi quá. Chớ đem mình để so với chim, một con nhạn không có sinh mệnh. Bà chẳng những có sức sống, mà còn có ý chí kiên cường. Bà sẽ có một tương lai hạnh phúc và vui vẻ.

Nàng trầm ngâm:

- Tương lai? Tôi có ý chí kiên cường? từ trước tới nay tôi chẳng hề có cảm giác đó?

- Nhưng tôi nhận thấy được. Bà chẳng những gánh lấy trách nhiệm dạy dỗ con, nuôi nấng con, mà còn có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp của chồng. Tôi tin là nhiều người đàn bà không làm được việc đó.

Bà khẽ nhướng chân mày:

- Đó chỉ là một điều bất đắc dĩ. tôi không có tài về làm ăn, nên không thể nào chọn một việc làm nào khác nữa.

- Nhưng dù sao đó vẫn là một phương cách rất tích cực, và cũng là một nhân sinh quan đứng đắn. Dù nhiều người khi gặp trở lực, thì không biết tự tiến lên, mà gục đầu thấy vọng. Tôi cảm thấy bà không phải là hạng người đó.

Cả hai đều im lặng.

Khiêm không muốn Nhạn Linh nhớ lại chuyện cũ, nên không đề cập tới những chuyện đó nữa.

- Hãy xem bà biếu tôi những gì đây?

- Tôi hy vọng đó là những vật mà ông thích, hoặc những vật mà ông thường dùng.

Nhạn Linh đưa mắt nhìn Khiêm xé tung gói tặng phẩm ra. Trước tiên chàng mở một chiếc hộp và lấy đồ vật trong ấy lên để giữa lòng bàn tay, đưa mắt nhìn kỹ Nhạn Linh.

Đấy là một món đồ trang trí dùng để treo lên tường, là một con chim nhạn bằng sứ.

Nàng khẽ kêu lên:

- Tại sao lại là một con nhạn? Mà cũng chỉ có con thôi. Đấy là một con chim nhạn cô độc!

Khiêm không nói gì, đặt con chim nhạn trở vào hộp.

- Cám ơn bà, tôi sẽ gìn giữ nó hết sức kỹ lưỡng.

Nàng có vẻ đắn đo, chừng như muốn lấy con chim nhạn ấy trở lại, nhưng vì đã hứa tặng cho người ta rồi, đâu tiện đổi ý lấy lại như thế.

- Tôi không dè tặng phẩm cũng là một con chim nhạn.

Khiêm tươi cười, chẳng để ý chi đến điều đó:

- Con nhạn này thật là đẹp.

Nhạn Linh ngước mắt lên thì vừa gặp tia mắt của Khiêm. Lúc đầu nàng có hơi bẽn lẽn và muốn tránh đi. Nhưng chỉ trong giây phút ngắn ngủi, nàng đã giữ được sự bình tĩnh, an lành. Nàng nhìn Khiêm mỉm cười.

Khiêm ngẩn ngơ. Nụ cười ấy có một sức quyến rũ mãnh liệt của người trưởng thành, lại chen lấn với vẻ e ấp của một cô gái. Trong sự chân thành, nụ cười ấy cũng pha lẫn sự giả dối của một người xã giao. Do đó chính nó đã có một sức thu hút huyền diệu làm cho không ai chống cự lại được.

Nhạn Linh không thấy Khiêm nhìn nàng với đôi mắt bừng sáng thì cô hơi ngượng, vội cúi mắt xuống.

Hai người ngồi đối diện nhau không ai nói gì. Họ im lặng thật lâu.

Khiêm giật mình dời tia mắt trở về nhìn bó hoa tươi nhỏ ở trên bàn:

- Hôm nay bà đến đây chơi vui vẻ lắm.

- Phải! Đã lâu rồi tôi không hề tới những chỗ vui vẻ nhẹ nhàng như thế này.

- Lắm lúc tôi cũng thích cái không khí vui vẻ như vầy. Vừa rồi chơi thật là vui. Tôi có cảm giác chúng mình như hai đứa trẻ.

Nàng mơ màng:

- Do đó giờ đây tôi mới cảm thấy ngẩn ngơ.

Khiêm giật mình:

- Nếu vậy, sự vui vẻ vừa rồi, càng làm cho bà cảm thấy cô quạnh hơn?

- Tôi chỉ cảm thấy thôi, tôi không thuộc vào trường hợp đó. Mặc dù vừa rồi tôi thật vui, nhưng khi chợt tỉnh lại tôi mới nhận ra đó không phải là tôi. Vì đã từ lâu rồi tôi không còn là một đứa trẻ nữa.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 05-01-2004, 11:55 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 5

Từ trường học bước ra, Khiêm thẫn thờ trên đường một lúc, cuối cùng đã đi đến gần tiệm bán dụng cụ bằng da của Nhạn Linh.

Vừa đi chàng vừa suy nghĩ có nên đi tìm Nhạn Linh không. Suốt hai tháng qua, mỗi tuần nào Khiêm cũng tìm cách gặp Nhạn Linh một hai lần. Khiêm còn nhớ rõ, lần thứ nhứt chàng trông thấy Nhạn Linh đứng trước cửa tiệm. Nàng đã tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy chàng. Nàng đã mời chàng vào trong tiệm ngồi chơi. Nhưng hôm đó Nhạn Linh không nói gì cả, chỉ im lặng nhìn Khiêm. Hai khóe miệng của nàng hiện lên một nụ cười thật đặc biệt. Qua nụ cười đó dường như nàng muốn suy đoán tại sao Khiêm tim tới đây. Đồng thời cũng giống như nàng đã hiểu Khiêm đến đây là để gặp mặt mình.

Hôm ấy Khiêm tỏ ra rất vụng về. Những lời nói mà chàng chuẩn bị sẵn để giúp cho cuộc gặp gỡ được nhẹ nhàng bỗng tự nhiên chàng không thể nói ra được một lời nào. Thậm chí Khiêm còn cảm thấy tiếng nói của mình vấp váp. Kết cuộc Khiêm chỉ có thể cho nàng biết là mình đến đây có mục đích thăm qua căn tiệm của nàng. Chàng cũng ngợi khen nàng vài câu rất khách sáo. Sau khi trớ về đến nhà, Khiêm mới thầm trách mình tại sao lại quá ngu ngốc.

Mấy lần gặp gỡ sau đó Khiêm ăn nói tự nhiên hơn nhiều. Đầu đề câu chuyện cũng đi sâu hơn. Nhạn Linh xem Khiêm như bạn của mình, chớ không phải là giáo sư của con gái mình nữa. Nhạn Linh cũng lần là cảm thấy được, Khiêm đối với mình ngoài thái độ lo lắng, còn có ít nhiều cảm tình rất tế nhị. Nhưng Nhạn Linh luôn tự dối gạt mình, xem như chẳng hề có chuyện đó. Nàng chỉ duy trì tình bạn như thuở sơ giao, khôing có ý rút ngắn khoảng cách đó giữa hai người.

Lúc đầu Khiêm không làm sao có thể biết trước được là mình lại thầm yêu mẹ của một nữ sinh. Khiêm càng che giấu tình cảm đó trong lòng bao nhiêu, Khiêm mỗi lúc càng tỏ ra thương mến Dĩnh hơn. Thậm chí Khiêm còn nghĩ rằng, hiện nay Dĩnh tỏ ra kính mến, tôn trọng chàng như thế, mai sau dù chàng có trở thành cha Dĩnh, thì cũng không có chi là trở ngại.

Khiêm băn khoăn không biết Nhạn Linh đối với mình có ý nghĩ ra sao. Lắm lúc Khiêm cảm thấy Nhạn Linh như cố hết sức lánh xa mình. Phải chăng Nhạn Linh chê tuổi mình quá trẻ?

Mặc dù Khiêm không biết Nhạn Linh bao nhiêu tuổi nhưng căn cứ tuổi con gái nàng để suy đoán chắc chắn tuổi Khiêm trẻ hơn nàng nhiều. Khiêm sợ dưới mắt Nhạn Linh, một người đàn ông hai mươi tám tuổi, thì là một cậu bé ngây thơ không biết gì.

Khiêm đi đến trước tiệm, đưa mắt nhìn qua tủ kính, trông thấy Nhạn Linh đang chuyện trò với một khách hàng. Khiêm dừng chân đứng lại chú ý ngắm khuôn mặt ngó nghiêng thật đẹp và cử chỉ cao sang của nàng.

Nhạn Linh đã trông thấy Khiêm. Nàng quay sang dặn dò người làm mấy lời rồi lấy áo choàng khoác lên bước ra ngoài. Đôi bên chẳng chào hỏi nhau, mà cũng không gật đầu, chỉ có tươi cười. Họ quen nhau như là chàng trai đến đón một tình nhân tan sở vậy.

Sau khi gặp nhau hai người lại vào hiệu cà phê ngồi hằng giờ. Họ nói nói cười cười những chuyện không đâu. Chỉ có thế thôi. Dù vậy những cuộc gặp gỡ tầm thường đó đối với Khiêm lại rất có ý nghĩa rất đầy đủ.

Khiêm kéo ghế cho Nhạn Linh, nhìn nàng với đôi mắt đầy vẻ lo lắng:

- Hôm nay dường như bà hơi mệt mỏi.

Nhạn Linh dụi mắt:

- Mấy hôm nay công việc ở tiệm khá bận rộn. Sáng sớm lại phải lo công việc nhà, tôi cảm giác như không lúc nào được nghỉ ngơi. Hiện nay thuê người làm không phải dễ. Nhưng cũng may Dĩnh đã lớn rồi, tự nó biết lo cho nó, chẳng cần tôi phải bận tâm.

- Trương Tư Dĩnh tốt nghiệp xong, cũng có thể ra tiệm giúp đỡ.

- Tôi xem nó không có ý thích đó. Chính tôi cũng không có ý thích đó, nhưng không thể dẹp tiệm được. Vì tôi cảm thấy làm như vậy rất có lỗi với cha Dĩnh.

- Dĩnh có định đi học ngoại quốc không?

Nhạn Linh lắc đầu:

- Tôi không muốn cho nó đi. Chính nó cũng không có ý nghĩ đi ngoại quốc. Dĩnh tuy là một đứa bé cá tánh cứng cỏi, nhưng tự lo cuộc sống cho mình chưa xong. Ra ngoại quốc sợ nó không quen.

- Dĩnh ở lại Hồng Kông cũng tốt, vì mẹ con sẽ gần bên nhau.

Nhạn Linh hỏi như than:

- Nếu không có nó, thật tôi không biết phải sống như thế nào.

- Nhưng nó là con gái, rồi có một ngày nó phải rời khỏi bà.

Khiêm nói với giọng đầy tình cảm.

Nhạn Linh khẽ rùng mình:

- Phải! Rồi nó sẽ có ngày đi lấy chồng, xây dựng riêng gia đình của nó.

Khiêm hỏi rất dịu dàng:

- Chừng ấy bà sẽ thế nào?

Nhạn Linh gượng cười:

- Có thể tôi sẽ cảm thấy được một sự an ủi, vì tôi đã làm tròn trách vụ.

Khiêm nói lẩm bẩm:

- Bà Trương, có khi nào bà nghĩ trong cuộc đời của bà cần có một người bạn khác không?

- Kết hôn?...

Khiêm gật đầu. Nhạn Linh đáp ngắn ngủi:

- Không có.

- Nếu có một người chung sống với bà, có thể họ đắp được sự trống trải trong đời sống tinh thần của bà, chia xẻ với bà sự buồn vui, thì bà sẽ không còn cảm thấy cô quạnh nữa.

- Nhiều bạn bà cũng nói với tôi như vậy. Họ nói thẳng thắng hơn, bảo là đàn bà không thể không có nơi nương tựa.

- Nói như vậy tuy rất thường tình, nhưng lại là thực tế.

Nhạn Linh nhíu đôi mày:

- Nhưng theo tôi, một con người không thể vì thấy cần có chồng mà đi lấy chồng. Xuất phát điểm của việc kết hôn không phải là tìm một nơi nương tựa, mà chính là tình yêu.

Khiêm im lặng giây lát:

- Tôi hiểu ý của bà. Tôi cũng rất đồng ý lập luận đó. Một người cần phải tìm một đối tượng biết yêu mình để kết hôn, chớ không phải vì thấy cần kết hôn mà tìm đối tượng. Nhưng chả lẽ bà không thấy có một người nào để bà yêu được hay sao?

- Có! Có một người!

Khiêm cảm thấy tâm trạng vô cùng căng thẳng.

- Người ấy là ai?

Nhạn Linh thong thả đáp:

- Đó là ba của Dĩnh! Mãi cho tới ngày nay tôi vần còn yêu anh ấy. Ngoài anh ấy ra, tôi không thể yêu ai khác nữa.

Khiêm buồn thiu, một lúc lâu không nói nên lời.

Giọng nói của Nhạn Linh thật buồn:

- Nói ra thật lạ. Có lẽ vì anh ấy chết đột ngột, nên dù tai nạn xảy ra đã lâu, mà đến nay tôi vẫn chưa tin anh ấy rời khỏi nhân thế. Tai biến xảy ra đã ba năm rồi, thế mà nhiều đêm tôi còn nằm mộng thấy anh ấy. Khi chợt tỉnh dậy tôi vẫn đinh ninh là anh ấy đang ở bên cạnh tôi. Chờ khi tôi hoàn toàn tỉnh hẳn, nhận ra mọi việc đều không phải là sự thật, tôi mới cảm thấy đau đớn, cả người tôi tê tái.

Khiêm nhìn sắc diện cúa Nhạn Linh không khỏi sót dạ thay cho nàng.

- Con đường của cuộc sống không phải là bằng phẳng. Ai cũng không tránh khỏi những trở lực và chông gai. Chỉ cần bà nhớ rằng trên đời này còn nhiều người khác bất hạnh hơn mình, thì bà sẽ không còn cảm thấy quá đau đớn nữa.

Hai hàng mi của Nhạn Linh sụp xuống:

- Đấy là biện pháp duy nhất để tôi tự an ủi tôi. Nhưng tôi làm sao quên được nỗi đau khổ do biến cố ấy đưa đến cho tôi. Nhất là gương mặt của Dĩnh rất giống anh ấy, khiến mỗi lần tôi nhìn thấy Dĩnh là có cảm giác như anh ấy đang ở cạnh tôi. Trong tâm linh của tôi và Dĩnh, anh ấy vẫn còn sống mãi.

- Lẽ tất nhiên bà không làm sao quên được ông nhà. Nhưng bà không thể vì đó mà đè nén tình cảm của mình, không yêu một người nào khác.

Nhạn Linh bùi ngùi:

- Ông cho rằng việc nuôi dưỡng một tình cảm, là việc đơn giản lắm hay sao? Hiện nay tôi đối với tình yêu không còn nghĩ như lúc tuổi còn thanh xuân nữa. Ngoài yêu ra còn nhiều vấn đề tôi phải nghĩ đến.

Khiêm thành thực hỏi:

- Phải chăng bà thường lo nghĩ rằng mình đã là một gái có chồng?

- Là một quả phụ!

- Theo tôi vấn đề đó không thể dùng nhãn quan thế tục mà cân nhắc, đo lường được. Đó chỉ là việc riêng giữa hai người. Chỉ cần hai người chân thành thì không còn một yếu tố nào ngăn cản đươc nữa.

Nhạn Linh bỗng có vẻ lạnh lùng kiêu hãnh như trước:

- Thôi, tôi không muốn thảo luận vấn đề đó nữa.

Khiêm không còn cách nào hơn là gật đầu. Lòng chàng cảm thấy buồn thiu.

Việc gặp gỡ nhau giữa Khiêm và Nhạn Linh đã bị Dĩnh biết được sau mấy hôm. Một bữa nọ Dĩnh đang ngồi trên bãi cỏ nơi vườn hoa nhà trường, sau lưng nàng là những khóm cây thấp. Dĩnh đang cúi đầu xem sách, bỗng nghe có tiếng nói của mấy cô gái từ phía sau khóm cây truyền lại:

- Thảo nào giáo sư Khiêm đặc biệt có cảm tình với con Dĩnh. Gần đây tôi thấy ông ấy chú ý tới Dĩnh lắm.

Dĩnh nhận ra giọng nói đó là của các bạn học chung lớp với nàng, bèn lắng tai chú ý nghe. Qua lời đối thoại của họ, Dĩnh mới hay là giáo sư Khiêm đã thường tới lui gặp gỡ riêng mẹ nàng. Họ còn cho rằng giữa hai người có sự liên hệ đặc biệt lắm.

Dĩnh không muốn tin đây là sự thật. Từ bấy lâu nay Dĩnh đã thầm yêu giáo sư Khiêm, một con người mà chính nàng đã sùng bái. Vậy mà giáo sư Khiêm có đâu không chấp nhận mối tình của nàng, mà đi yêu mẹ nàng nữa?

Sự thật phũ phàng đó làm cho Dĩnh cảm thấy hết sức thất vọng. Hình ảnh giáo sư Khiêm mà nàng sùng bái trong lòng sau khi bị sụp đổ tan tành, đã mang đến cho nàng một sự đau buồn thẩm thía, làm nàng cảm thấy mình cô đơn chưa từng có. Gần đây nàng đã say sưa vì được giáo sư Khiêm lo lắng yêu thương, vẫn tưởng là nàng đã chiếm được tình yêu của Khiêm. Chẳng dè đến bây giờ nàng mới biết giáo sư Khiêm làm như vậy là để tranh thủ cảm tình của mình. Nghĩ đến đây, nàng đã đánh giá thấp nhân cách của giáo sư Khiêm tức khắc.

Còn mẹ nàng nữa, tại sao bà có thể trở thành tình địch của mình? Từ trước tới nay mẹ nàng lúc nào cũng là người đoan trang, cao quý, trong sạch hoàn toàn, vậy tại sao lại đi mến thích một người đàn ông trẻ tuổi hơn bà? Dĩnh cảm thấy cha mình chết thật không đáng. Cha nàng chết để lại người vợ xinh đẹp cho người đàn ông khác săn đuổi. Nàng bỗng hết sức hận mẹ nàng, cho rằng mẹ nàng phản bội cha nàng, phá hoại gia đình nàng. Gia đình này là do cha nàng xây dưng nên và vĩnh viễn thuộc về cha nàng.

Trong giây phút đó ý nghĩ trong đầu óc Dĩnh thật là mâu thuẫn và rối loạn. Nàng muốn đi tìm ngay giáo sư Khiêm để hỏi cho rõ. Nhưng nàng không có can đảm để tưởNg tượng, nếu giáo sư Khiêm nhìn nhận thẳng là yêu mẹ nàng, thì nàng sẽ thế nào? Chắc là nàng sẽ ngất xỉu ngay tại chỗ.

Nàng cũng nghĩ rằng nếu trực tiếp hỏi mẹ nàng, thì bà ấy có thể vì quá thẹn mà thành tức giận, chối phắt đi hay là trách mắng nàng thì nàng thật là xấu hổ.

Hơn nữa, nếu như làm như vậy, từ đây về sau mẹ nàng sẽ đề phòng. Dĩnh mong rằng nàng sẽ có cơ hội hành động một cách bất ngờ, làm cho giáo sư Khiêm và mẹ nàng không tránh kịp, không thể nào phủ nhận được, để họ càng bị nhục nhã trước mặt nàng.

Trước đây hễ tan học là Dĩnh về nhà ngay để ôn bài. Nàng chờ mẹ mình về đến thì cùng lo nấu cơm. Nhưng nay vì muốn tạo cơ hội để nàng có thể bắt gặp bất ngờ mối tình vụng trộm giữa giáo sư Khiêm và mẹ nàng, nên sau giờ tan học là nàng đến tiệm. Dĩnh muốn giáo sư Khiêm đến tìm mẹ nàng, bất ngờ gặp mặt nàng ở đây, tất nhiên sẽ lúng túng ngượng nghịu vô cùng.

Chẳng dè sau lần gặp gỡ hôm ấy, giáo sư Khiêm cảm thấy Nhạn Linh đã ngầm cho chàng biết là bà không có cảm tình gì đặc biệt đối với mình, cho nên Khiêm không thường đến gặp Nhạn Linh nữa. Chàng sợ đến thường sẽ làm Nhạn Linh không thích. Dĩnh đã ở tiệm chờ đón mãi mấy tuần lễ mà vẫn không thấy giáo sư Khiêm đến. Dĩnh tưởng là kế hoạch của mình đã bị lộ, nên không khỏi tức giận.

Dù vậy, đối vơi giáo sư Khiêm, Dĩnh vẫn giữ thái độ như thường ngày, để chàng khỏi nghi ngờ.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 05-01-2004, 11:58 AM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 6

Dĩnh đặt chiếc ba lô xuống. Nàng ngồi lên một tảng đá to thở hổn hển. Không hiểu ai đã đề nghị cuộc du ngoạn cuối cùng cho học sinh sắp tốt nghiệp như vầy. Họ nhân dịp mùa xuân hãy còn, tổ chức một cuộc leo núi để tạo cho mọi người một ấn tượng sâu sắc trong khi còn học chung một trường. Họ đã chọn một đoạn đường khá nguy hiểm, Dĩnh nghi danh tham dự vì thấy mục đích cuộc leo núi có ý nghĩa.

Ngồi nghỉ một chốc, họ lại tiếp tục hành trình. Phải nhọc nhằn lắm cả đoàn người mới vượt lên được địa điểm cuối cùng. Các nam sinh bắt đầu nhóm lửa để đốt lửa trại.

Dĩnh nhặt bừa một miếng thịt kê lên than nướng để ăn như mọi người. Nhưng nàng hoàn toàn không biết mùi vị gì cả. Nàng chỉ cảm thấy quá mệt nhọc, nên muốn dựa vào gốc cây để ngủ.

Cuộc vui chơi tập thể sau bữa ăn Dĩnh cũng không muốn dự. Ai nấy chơi đùa rất vui, nhưng nàng cứ ngồi thừ một chỗ với ý nghĩ trong lòng.

- Dĩnh, sao em không đi chơi?

Giáo sư Khiêm bước đến gần nàng ngồi xuống. Dĩnh nhếch môi cười:

- Mệt quá! Leo núi thật là mệt!

- Tết nguyên đán vừa qua em có thấy vui khôeng?

Dĩnh nhỏ mấy cọng cỏ ở bên nàng:

- Cũng không có gì khác hơn ngày thường.

Dĩnh nhớ trong kỳ nghỉ tết, có lần nàng dã đọc sách liên tiếp hai ngày liền, cảm thấy mệt. Buối chiều đó Dĩnh lên giường ngủ. Khi thức dậy nàng không thấy mẹ mình đâu nữa, mà cũng không để lại một tấm giấy nào. Dĩnh nghĩ là hành động bí mật của mẹ nàng, chắc chắn là có dính líu đến giáo sư Khiêm. Kịp khi mẹ nàng trở về cũng im lìm không nói gì cả, làm cho nàng hết sức tức giận.

- Má em gần đây thế nào?

Giáo sư Khiêm đã vào đề chính! Thì ra ông ấy đến đây nói chuyện với nàng, chỉ là để tìm hiểu những tin tức về mẹ nàng mà thôi. Dĩnh thầm bực mình, cho rằng giáo sư Khiêm vừa hẹn gặp nhau với mẹ nàng, thế mà bây giờ lại giả vờ hỏi như lâu lắm không gặp nhau vậy?

Dĩnh chớp đôi mắt:

- Có lẽ vẫn vui. Cám ơn sự lo lắng của giáo sư.

Khiêm im lặng nhìn cảnh núi xa xa, dường như trong lòng chàng có rất nhiều việc muốn nói, nhưng không biết phải bắt đầu thế nào.

- Dĩnh, má em chắc là thường buồn bã luôn! Nếu em có rảnh, nên ở cạnh bà ấy để bà đỡ buồn.

- Em hiểu việc đó thưa giáo sư.

Dĩnh cười thầm. Nếu mẹ tôi không có cô đơn buồn bã như vậy, thì ông cũng chưa có dịp để gặp mặt mẹ tôi được.

Dĩnh nhắm nghiền đôi mắt, không muốn trông thấy nét mặt giả dối của Khiêm. Khiêm tưởng là nàng quá mệt muốn ngủ, bèn lẳng lặng rời đi.

Lúc trở về, Dĩnh cũng đi thui thủi một mình. Nàng cảm thấy hối hận vì đã tham gia cuộc du ngoạn này. Suốt dọc đường không ai nói cười với nàng cả. Nàng có cảm giác như mình bị mọi người bỏ rơi.

Giáo sư Khiêm cùng một đám nữ sinh đi ở phía trước nàng. Nàng trông thấy trong nhóm người có cả Mỹ Lâm, nên liền chen về phía ấy.

Mỹ Lâm khom người ngắt một nhánh cỏ dại đưa lên hỏi giáo sư Khiêm gì đó. Giáo sư Khiêm thò tay cầm cọng cỏ và cả hai cúi đầu sát nhau nói rất nhiều.

Dĩnh từ phía sau thấy vậy, trong lòng nàng hết sức ghen tức. Nàng nhìn đôi vai của họ gần kề nhau, chỉ muốn mình tan biến ngay đi để khỏi trông thấy cảnh đau lòng đó.

Và nàng đã biến mất thật, vì chân nàng đã sụp xuống một hố đá.

Giáo sư và các học sinh đều kinh hãi. Khi Dĩnh được khiêng lên, sắc mặt nàng đã tái nhợt. Trên trán bị thương máu ra đầm đề, cũng may là nàng chưa ngất lịm, nàng khóc một cách đau đớn.

Giáo sư Khiêm cõng Dĩnh đi nhanh ra công lộ, chận một chiếc xe hơi cấp tốc đưa nàng vào bệnh viện.

Bà Trương hay được tin, hoảng sợ đến luống cuống chân tay. Khi bà gặp giáo sư Khiêm thì không nói được gì, chỉ thở hổn hển đứng nhìn Khiêm. Giáo sư Khiêm cho bà biết bệnh tình của Dĩnh chẳng có gì đánh ngại. Bà vào thăm Dĩnh thấy nàng đã bình tĩnh như thường.

Ngày hôm sau vào một buổi trưa, khi giáo sư Khiêm trở lại bệnh viện, thấy Dĩnh đang ngồi dựa lưng vào đầu giường, đôi mắt nhìn sững sờ ra cửa sổ.

Dĩnh nghe tiếng gõ cửa thì quay mặt lại, thấy Khiêm đẩy cửa bước vào và đi đến gần nàng.

- Thưa giáo sư.

Khiêm cười vui vẻ hỏi:

- Hôm nay bẳt đầu thấy ê ẩm cả người. Em bị sưng bầm mấy chỗ.

- Nằm lâu trên giường, chắc là em cảm thấy không dễ chịu?

Dĩnh chỏi tay ngồi ngay trở lại:

- Em muốn đến cửa sổ ngắm phong cảnh. Em rất thích gốc cây khô cằn, trơ trọi không có một chiếc lá kia.

Khiêm khoác áo choàng cho Dĩnh:

- Để thầy đỡ cho em đi.

Khiêm đỡ Dĩnh đứng lên, nhưng đầu bàn chân của Dĩnh vừa chạm đất là nàng thấy đau nhói. Nàng cắn môi rồi gục lên vai Khiêm. Khiêm vội vàng đỡ Dĩnh. Chàng trông thấy sắc mặt tái nhợt của Dĩnh, bèn vội vàng tay phải đỡ lấy nách nàng để bồng nàng lên. Khiêm bước tới chiếc ghế dựa đặt cạnh cửa sổ để nàng xuống đấy.

Trong giây phút ngắn ngủi bồng Dĩnh trên tay, đầu ốc của Khiêm hiện lên bao ý nghĩ. Khiêm bỗng nhớ lại người bạn gái của mình trước đây cũng có làn da trắng mịn, mái tóc óng mượt như Dĩnh. Đây có lẽ là đặc điểm của các cô gái đang xuân chăng?

Thật thế, Dĩnh không còn là một đứa bé nữa, mặc dù Khiêm đã thương như một đứa bé. Dĩnh đã là một thiếu nữ xuân thì. Tuy nhiên, Khiêm cảm thấy có chút tiếc rẻ, ấy là một cô gái đáng mến như vậy lại không thể trở thành đứa con của mình.

Riêng Dĩnh khi được Khiêm bồng trên tay, thì lòng cảm thấy thật ngọt ngào. Nàng tiếc là cửa sổ cách giường quá gần. Hôm qua khi Khiêm cõng nàng ra công lộ, nàng được ở trên lưng Khiêm suốt mười phút đồng hồ. Nhưng lúc đó nàng đang nửa tỉnh nửa mê, không có dịp để hưởng trọn sự say sưa ấm áp. Bây giờ nhớ lại nàng hãy còn thấy vui.

Dĩnh băn khoăn không hiểu tình cảm giữa Khiêm và mẹ nàng đã phát triển đến mức độ nào. Nàng tưởng tượng hai cánh tay khỏe mạnh của Khiêm, cũng có thể đã từng ôm chặt lấy mẹ nàng, tự nhiên nàng không khỏi xót xa chua xót.

- Còn má em đâu?

Câu nói của Khiêm đã cắt đứt ý nghĩ của Dĩnh.

- Bà ấy về làm cơm trưa cho thầy ăn, chốc nữa sẽ đến.

- Hay quá!

Thì ra Khiêm vì muốn gặp được mẹ nàng nên mới tới đây. Lòng ghen tức của Dĩnh lại dâng lên. Nàng không bằng lòng để ai chiếm mất Khiêm. Khiêm phải là của riêng nàng.

Dĩnh bỗng tỏ ra rất thành khẩn:

- Thưa giáo sư, thầy có thể xem tôi như một người bạn, nói cho tôi hiểu việc này không?

Khiêm ngửa mặt thầm nghĩ, nếu mình thố lộ chân tình với Dĩnh, có thể Dĩnh giúp đỡ mình được, Dĩnh sẽ khuyên mẹ nghe được!

Khiêm do dự:

- Em hỏi gì cứ hỏi.

- Thưa giáo sư, có phải thầy rất mến thích mẹ tôi không?

- Phải, thầy rất mến thích bà ấy. Nhưng chính thầy cũng biết được việc đó không đi tới kết quả gì!

- Ý thầy muốn nói sao?

Khiêm ấp úng:

- Vì mẹ em đối với thầy không có cảm tình gì đặc biệt.

Dĩnh nhìn Khiêm mơ màng:

- Mẹ em không thích thầy?

Khiêm không gật đầu mà cũng không lắc đầu. Nhìn qua sắc diện ngẩn ngơ của Khiêm, Dĩnh đoán biết đây là sự thật. Nếu mẹ nàng không yêu Khiêm, thì mọi việc sẽ giản dị quá. Dĩnh cảm thấy lòng tin cúa mình vững vàng thêm.

- Này Dĩnh...

Khiêm ấp úng:

- Có lẽ bà ấy không tin ở lòng thành của thầy, sẽ có một ngày thầy phải bộc lộ tình yêu của mình cho bà ấy thấy. Em không làm sao hiểu được, thầy đang tha thiết muốn trở thành cha của em.

Dĩnh lạnh lùng:

- Không khi nào thầy trở thành được như vậy.

Khiêm hoang mang hỏi:

- Em không đồng ý việc đó?

Dĩnh nói với giọng xem thường:

- Dù cho thầy có cưới mẹ em, thầy cũng sẽ không bao giờ là cha em được. Thầy sẽ chỉ là người chồng của vợ cha em mà thôi.

Khiêm khẽ run. Chàng không ngờ Dĩnh lại nói với chàng một câu nói như vậy.

Dĩnh nhìn những cành khô trên cây:

- Vì bà ấy không phải là mẹ ruột của em.

Câu nói bất ngờ đó làm cho Khiêm hết sức kinh ngạc. Chàng trố mắt đứng trơ trơ, nói chẳng nên lời. Dĩnh nhắc lại chuyện cũ:

- Bà ấy kết hôn với cha em năm em vừa mười tuổi. Em lúc nào cũng oán hận bà ấy, nhận rằng bà đã cướp mất tình thương của cha em. Nhưng bao giờ bà cũng xử sự tốt với em, xem em như một đứa con ruột.

Khiêm ngẩn ngơ:

- Thầy không ngờ bà ấy không phải là mẹ ruột của em. Nhìn qua cuộc sống giữa hai người, thầy thấy cảm tình giữa hai mẹ con rất khắng khít.

- Phải! Từ ngày cha em chết, tình cảm giữa chúng tôi mỗi lúc được tốt đẹp hơn lên.

Khiêm lần lần đã hiểu rõ mối quan hệ giữa Nhạn Linh và Dĩnh. Đôi bên im lặng một lúc thật lâu, Dĩnh lại lên tiếng:

- Năm rồi có một người đàn ông theo đuổi mẹ tôi rất tha thiết, làm tôi cảm thấy khó chịu vô cùng, sợ từ đó tôi sẽ mất đi một người mẹ. Nhưng cũng may mẹ tôi chẳng hề thích ông ấy. Lần này, sau khi em biết thầy yêu mẹ em, trong lòng em càng thêm sợ hãi, vì theo em hiểu, mẹ em đối với thầy có nhiều cảm nghĩ không phải xấu.

- Nhưng từ đấy đi đến yêu hãy còn một khoảng cách khá xa. Có lẽ mẹ em nhận thấy rằng, không còn một người nào có thể so sánh được với cha em.

Khiêm bùi ngùi nhìn nét mặt buồn thiu của Dĩnh, nói tiếp:

- Nầy Dĩnh, em chẳng cần phải buồn rầu. Chớ nói là chuyện ấy không thế thành sự thật được, mà dù có thành sự thật đi nữa, em cũng sẽ không bao giờ mất mẹ, Chúng ta có thể sống chung vui vẻ.

Dĩnh đau đớn lắc đầu:

- Em chẳng những sợ mất đi một người mẹ, mà em càng sợ mất thầy!

Khiêm cười chua chát:

- Sao lại có như vậy được? Nếu mẹ em cũng yêu thầy, thì chúng ta sẽ là người một nhà kia mà!

Dĩnh nghẹn ngào. Khiêm hoàn toàn không hiểu được tình cảm của nàng đối với Khiêm.

- Chả lẽ đến bây giờ thầy vẫn chưa biết là em yêu thầy sao?

Khiêm bất giác nhìn chăm chú vào nàng. Dĩnh đã yêu Khiêm, đấy quả là một chuyện không thể có! Trong giây phút đó, Khiêm như mất hết cả trí giác. Khiêm nhận thấy từ trước tới nay, chàng chưa bao giờ gặp phải một việc làm cho chàng phải kinh ngạc đến như thế.

Dĩnh đang yêu chàng, còn chàng thì đang yêu mẹ của Dĩnh!

Khiêm lần lần lấy lại được bình tĩnh. Bao nhiêu chuyện thuộc về dĩ vãng, lần lượt hiện lên trong óc chàng! Từ ngày khai trường, Dĩnh đã làm nhiều việc cho chàng để ý, và lần lần Dĩnh có những lời nói và những tình cảm đặc biệt đối với chàng. Khiêm vẫn tưởng đó là Dĩnh kính nể, sùng bái mình, tưởng đó là tình cảm thông thường giữa thầy giáo và học trò.

Ngoài sự kinh ngạc, Khiêm còn cảm thấy hết sức thương xót Dĩnh. Chẳng phải chính chàng cũng đang gặp cái cảnh đau khổ vì yêu mà không được yêu đây sao? Khiêm biết Dĩnh vì chàng mà bị trật chân té xuống hốc đá, nên trong lòng chàng chẳng những đau xót, bùi ngùi, mà còn cảm thấy lương tâm tự trách phạt.

Dĩnh ngồi yên nhìn sững sờ những cành câu khô. Nàng cảm thấy nỗi hy vọng trong lòng mình cũng rụng đi tất cả.

Dĩnh cố gắng nói với giọng thật bình tĩnh:

- Xin thầy chớ nói những cảm nghĩ của thầy ra, cũng chẳng cần giải thích, chẳng cần an ủi tôi. Tôi đã hiểu là thầy chưa bao giờ yêu tôi cả.

Khiêm thở dài, không biết phải nói gì.

- Em hãy trở về giường nằm nghỉ!

Một lúc lâu sau Khiêm mới lên tiếng để đánh tan không khí nặng nề. Khiêm đứng dậy định bồng Dĩnh, nhưng chợt nhớ khung cảnh đang ngượng nghịu giữa đôi bên, nên không ai bảo ai đều thụt tay lại, không dám nhìn thẳng vào nhau. Dĩnh chõi vào tay ghế đứng lên:

- Để tôi đi thử một vài bước.

Dĩnh quay gót định đi trở lại giường, Khiêm đỡ lấy hai bên nách nàng. Nhưng hai người vừa mới ngước mắt lên thì đều giật mình sửng sốt.

Nhạn Linh đang đứng trước cửa tự bao giờ. Nàng đứng trơ trơ nhìn chăm chú vào hai người.

Dĩnh sợ hãi dừng chân đứng lại. Dĩnh quên mất chân mình đang bị đau. Cả người nàng run lẩy bẩy. Từ trước đến nay chưa bao giờ Dĩnh trông thấy sắc mặt của mẹ mình đáng sợ như vậy. Bà đứng không nhúc nhích, sắc mặt không một tí cảm tình, trông chẳng khác nào một pho tượng không sinh mệnh.
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 05-01-2004, 12:00 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương 7

Nhạn Linh nhìn đồng hồ treo tường, thấy Khiêm đến đã gần một tiếng đồng hồ rồi. Hai người ngồi đối diện ở phòng khách, nói với nhau chưa được mười câu.

Nhạn Linh lên tiếng:

- Ngày mai Dĩnh sẽ rời bệnh viện. Suốt năm ngày qua tôi sống ở nhà một mình buồn thật là buồn.

- Phải! Tôi rất thông cảm với nỗi buồn trong lòng của bà.

Nhạn Linh giật mình, không nói chi thêm nữa.

Khiêm do dự:

- Những lời của Dĩnh nói hôm ấy, bà đã nghe tất cả?

Nhạn Linh thong thả gật đầu:

- Từ bấy lâu nay tôi không nói cho ông nghe việc Dĩnh không phải là con ruột tôi. Tôi muốn bảo vệ lòng tự ái của nó, vì nó có quyền giữ bí mật việc đó. Nay Dĩnh đã cho ông biết, ấy cũng là quyền tự do của nó.

- Dĩnh rất cảm động trước những cử chỉ chăm lo của bà đối với nó.

Nhạn Linh bèn kể rõ cho Khiêm nghe trường hợp của Dĩnh. Năm nàng lên sáu tuổi, cha mẹ nàng ly dị. Người mẹ ruột của Dĩnh đã nhẫn tâm bỏ rơi nàng. Hai năm sau cha Dĩnh và Nhạn Linh quen biết nhau và sau đó đã cưới hỏi nhau. Lúc đầu Dĩnh sợ Nhạn Linh cướp mất tình thương cúa cha, nên có vẻ oán ghét Nhạn Linh lắm. Nhưng sau đó nhờ ở Nhạn Linh đối xử với Dĩnh thật tốt, nên lần lần Dĩnh mới có cảm tình với bà. Sau khi cha Dĩnh chết, hai mẹ con càng cảm thấy phải nương tựa vào nhau để sống, nên cảm tình lại càng khắn khít hơn.

Cuối cùng Nhạn Linh với giọng run run nói tiếp:

- Cha của Dĩnh chết là do tôi gián tiếp gây ra!

Khiêm trơ mắt không hiểu:

- Chẳng phải bà bảo ông nhà bị tai nạn máy bay sao?

Đôi mắt của Nhạn Linh thật buồn, bà gật đầu:

- Phải! Nhưng là vì tôi mà ra nông nỗi. Anh ấy đi ngoại quốc để mua các loại da thuộc, vốn có ý định hai tuần lễ mới trở về, nhưng vì tôi không biết lo lắng công việc trong tiện, nên đánh điện gọi anh ấy về sớm hơn. Chính vì lẽ đó, nên anh ấy mới thay đổi cuộc hành trình, đáp chuyến máy bay bị tai nạn.

- Xin bà chớ quá tự trách như vậy, chuyện rủi ro có ai mà biết trước được đâu?

Nhạn Linh ngửa mặt thở dài:

- Mặc dầu thế, nhưng tôi vẫn không thể tha thứ cho mình. Sở dĩ tôi thương yêu nuông chìu Dĩnh, chính là vì tôi muốn chuộc lại cái lỗi ấy của tôi, chính tôi đã làm cho nó bị mất cha. Trong lòng tôi lúc nào cũng bị ám ảnh không làm sao xóa bỏ dược.

Khiêm trông thấy đôi mắt Nhạn Linh lóng lánh ánh lệ, rõ ràng nàng đang nhớ tới chuyện cũ mà không che giấu được nỗi đau buồn. Khiêm bước tới ngồi xuống bên cạnh nàng, vỗ nhẹ vào vai nàng an ủi.

Nhạn Linh gượng cười:

- Ông chớ lo, tôi không khóc đâu, từ trước tới nay tôi không bao giờ rơi lệ trước mặt người khác, ngoại trừ trường hợp tôi hết sức cảm động.

Khiêm lẩm bẩm:

- Tôi ước mong bà sẽ sớm gặp được một người bà yêu. Nếu cùng sống chung với một người hiểu bà và yêu bà, thì bà sẽ không còn buồn rầu như thế này nữa.

Nhạn Linh từ từ ngước mặt lên:

- Dù cho có gặp, tôi vẫn tình nguyện tiếp nhận cái khung cảnh thực tế này.

Khiêm ngơ ngác, hỏi:

- Tại sao vậy?

Nhạn Linh điềm nhiên trả lời:

- Tôi không thể sống chung với người ấy, trong khi lòng tôi vẫn còn nhớ tới chồng trước của tôi. Hơn nữa, tôi không muốn vì đó làm cho Dĩnh khinh rẻ và bất mãn tôi. tôi không muốn lưu lại cho Dĩnh cái ấn tượng xấu.

Khiêm nói với giọng đầy tin tưởng:

- Không đâu! Dĩnh rất hiểu nỗi khổ tâm của bà. Nó sẽ tha thứ cho bà. Mặc dù khi nhỏ nó có lòng ích kỷ, nhưng nay đã lớn rồi, nó đã hiểu tất cả.

- Tại ông không biết rõ đấy thôi. Con Dĩnh đối với người và hoàn cảnh xa lạ nó khó hòa mình được. Đây là chưa nói một đứa trẻ chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi, mà lại có đến hai người mẹ, hai người cha, thì ông nghĩ nó có thể vui vẻ được không? Tôi không thể không lo lắng cho nó. Hiện nay chúng tôi sống chung nhau rất hòa hợp, nên tôi không muốn thay đổi cuộc sống này.

- Thong thả rồi Dĩnh sẽ quen với khung cảnh mới. Hai mẹ con bà nhất định vẫn được sống vui vẻ như thường.

Sắc mặt của Nhạn Linh trở nên lạnh lùng. Nàng nói qua giọng buồn buồn:

- Ông tưởng có những người đàn ông bằng lòng đi cưới một quả phụ có cả một đứa con gái mười tám tuổi, trong khi đứa con đó không phải là con ruột của nàng hay sao?

- Đây không phải là then chốt của vấn đề. Trong tương lai Dĩnh có thể sống độc lập một mình.

Nhạn Linh kêu lên:

- Không! Tôi không thể để cho nó rời khỏi tôi!

Khiêm nắm lấy tay Nhạn Linh:

- Chớ nên hiểu lầm mà tức giận. Không phải tôi có ý ly gián hai mẹ con bà đâu.

Sau một lúc Khiêm mới buông tay nàng ra. Khiêm nhìn nàng với giong buồn bã:

- Bà nào biết rằng có một người khao khát biến việc đó thành sự thật.

Nhạn Linh ngồi im lặng không cử động trên chiếc ghế sa-lông. Mặt nàng không tí tình cảm, chừng như nàng không nghe những lời nói của Khiêm.

- Nhạn Linh!

Lần thứ nhứt Khiêm gọi trống không tên nàng với tất cả tình cảm dồn dập. Nhạn Linh như bị điện giựt, quay nhanh mặt lại. Đôi mắt nàng đang tìm cách tránh né đôi mắt của Khiêm, trông nàng như con chim bé nhỏ đang sợ hãi, muốn bay đi nhưng không vỗ nổi đôi cánh.

Khiêm nói với giọng chân thành và khẩn khoản:

- Nhạn Linh hãy tiếp nhận sự thật này, tiếp nhận tất cả cái gì đang đến!

Nhạn Linh lùi lại phía sau một tí, mắt nhìn mặt đất, nhưng Khiêm trông thấy đôi môi nàng không ngừng mấp máy.

Nhạn Linh cố gắng lắm mới nói được:

- Tôi... Tôi... không thể.

Khiêm nắm chặt hai tay Nhạn Linh:

- Từ bấy lâu nay Nhạn Linh trốn tránh tôi là chỉ vì Dĩnh?

- Dĩnh là học trò của ông, chã lẽ ông muốn nó trở thành đứa con chồng trước của vợ ông hay sao?

- Nhạn Linh đã xem nó như con ruột, thì nó cũng chính là con của tôi. Tôi sẽ đối xử với nó thật tốt. Nhạn Linh cũng hiểu là tôi thương yêu nó vô cùng.

Nhạn Linh nói với giọng lạnh lùng:

- Nhưng chính tôi cũng biết là nó rất yêu ông!

Khiêm như bị người ta kéo từ cõi mộng trở về thực tế. Chàng bỗng nhớ lại những lời nói của Dĩnh hôm đó và vẻ mặt thất vọng của nàng.

Khiêm như nói một mình:

- Tuổi nó rất nhỏ, vậy với người lớn tuổi như tôi làm sao thích hợp được?

Nhạn Linh liếc nhìn Khiêm:

- Tuổi của tôi cũng không thích hợp với ông. Ông cho là ba người chúng ta sống chung sẽ được vui vẻ? Ông và Dĩnh đều yêu một người không yêu lại mình, thế mà vẫn phải sống mãi bên nhau!

Bắp thịt nơi khóe miệng của Khiêm khẽ vặn:

- Nhạn Linh, bà thật sự... chẳng hề yêu tôi hay sao?

Nhạn Linh run rẩy:

- Không! không thể! tôi không thể!

Khiêm đỡ cằm Nhạn Linh, nhìn thẳng vào đôi mắt nói dối của nàng. Nhạn Linh cũng nói một chữ tuyệt vọng:

- Tôi không thể! Tôi không thể đoạt mất bất cứ vật gì của Dĩnh yêu thích!

- Dĩnh đối với tôi chỉ là cái yêu non dại của kẻ quá sùng bái. Nó chỉ là đứa trẻ, không thật sự biết gì là tình yêu chân chính. Mối tình non dại đó sẽ tan biến rất mau. Hơn nữa hiện nay Dĩnh đối với bà tỏ ra rất kính trọng và khâm phục, nó luôn hy vọng bà sẽ được hạnh phúc và vui vẻ.

Nhạn Linh ngồi thừ người ra, như không còn có tri giác nữa. Nàng không biết phải chăng mình đã yêu Khiêm. Trong đầu óc Nhạn Linh đang chập chờn toàn hình ảnh cha Dĩnh: với nụ cười hiền hòa, với dáng điệu trầm ngâm, và cuối cùng là tiếng hét hãi hùng trước khi ông tắt thở!

Nhạn Linh nhắm mắt, bụm tai, lắc đầu một cách đau đớn. Nàng kêu lên:

- Không!... tôi không thể nào quên được chồng tôi!

Tiếng kêu tha thiết của Nhạn Linh giống như một mũi tên xuyên vào quả tim của Khiêm. Chàng không khỏi thầm bùi ngùi xót thương Nhạn Linh. Chàng vuốt nhẹ mái tóc nàng:

- Nhạn Linh, chớ quá đau khổ.

Nhạn Linh ngửa mặt nhìn lên, mắt nàng thật là trống trải.

Khiêm nói với giọng tha thiết:

- Tôi không yêu cầu Nhạn Linh phải quên anh ấy. Anh ấy vẫn luôn sống trong tâm hồn bà. Bà vẫn có thể nghĩ ngợi dến anh ấy bất cứ lúc nào. Tôi chỉ hy vọng là tôi cũng có thể chiếm được một vị trí quan trọng trong trái tim của bà mà thôi.

Nhạn Linh nhìn Khiêm mơ màng. Nàng hoài nghi những lời vừa nói của Khiêm. Hoài nghi hai lỗ tai của mình. Qua một lúc sau, nàng cảm thấy tất cả những gì trước mắt đều mơ hồ. Từng giọt lệ từ khóe mắt nàng rơi xuống.

Nàng nhớ ngoài việc tang lễ của chồng, đã lâu lắm rồi, nàng không bao giờ khóc trước mặt ai. Nàng luôn chôn chặt niềm đau khổ trong lòng. Không ai dễ gì trông thấy nàng rơi lệ, kể cả Dĩnh.

Thế nhưng lần này, nàng chưa kịp đè nén là mặt nàng không biết đã ướt nước mắt từ lúc nào.

Khiêm không an ủi nàng, cũng không nói một lời gì. Khiêm thấy rằng nàng phải khóc. Nàng phải khóc thật nhiều nước mắt hơn nữa, để gột rửa nỗi u sầu và đau khổ tích chứa trong lòng nàng.

Nhạn Linh không biết nàng khóc bao lâu. Khi nàng chùi khô nước mắt và ngửa mắt lên, mới phát giác là mình đang gục nơi khuỷu tay của Khiêm.

Nhạn Linh ngồi thẳng người, nức nở:

- Khiêm, tôi không thể dối gạt được ông vì làm như vậy là một sự bất công đối với ông.

Khiêm nói với giọng dịu dàng:

- Bà không hề dối gạt tôi.

- Như vậy là dối gạt. Ông cũng hiểu lòng tôi luôn luôn yêu ai rồi. Chính tôi không biết là tôi sẽ bao giờ yêu ông không.

- Tôi bằng lòng nhẫn nại đợi chờ, cho tới khi nào bà tìm được câu trả lời.

Nhạn Linh lại lắc đầu:

- Như vậy là phải chờ thật lâu. Có khi tôi vĩnh viễn sẽ không tìm được câu trả lời.

Khiêm hít vào một hơi, thong thả nói:

- Bà không phải đang dối gạt tôi, mà chính là đang dối gạt bà.

Nước mắt nàng lại trào ra. Lần này nàng mím đôi môi, cố hết sức đè nén sự xúc động.

Khiêm đỡ nhẹ cằm Nhạn Linh, ép mặt nàng dựa vào đôi bàn tay của mình. Khiêm trân trối nhìn nàng. Đôi mắt của Nhạn Linh cố tránh tia mắt của Khiêm, nhưng nàng không tránh xa nữa, mà vẫn ngồi ở vị trí có thể nghe được hơi thở của Khiêm.

Nhạn Linh cảm thấy những đầu ngón tay của Khiêm đang sờ nhẹ lên mặt nàng. Cảm giác đó đối với nàng thật là xa lạ, nàng nhắm mắt lại tận hưởng phút giây êm dịu đó. Tay Khiêm bắt đầu rung rung. Mấy hôm trước chính Khiêm cũng không hề nghĩ đến, lại có dịp may mắn gần gũi với nàng như thế này. Khiêm nhìn kỹ từng nét trên khuôn mặt hấp dẫn của nàng. Đôi môi khẽ lay động của chàng hạ thấp lần xuống.

Nhạn Linh rùng mình nhưng vẫn không mở mắt ra. Nàng cảm thấy hai cánh tay của Khiêm đã dời ra sau lưng nàng, ôm siết nàng thật chặt.

Nhạn Linh say sưa trong mộng ảo. Nàng hồi tưởng lại những cái hôn ấm áp của cha Dĩnh, hồi tưởng lại một đêm trước khi cha Dĩnh rời đi, đã tỏ ra hết sức âu yếm nàng. Thân người nàng đã mềm nhũm.

Đột nhiên, nàng lấy sức xô mạnh Khiêm ra, giẫy khỏi hai cánh tay của Khiêm. Nàng ngồi phịch xuống sa-lông, đôi mắt ngó đăm đăm. Nàng không thể tiếp nhận sự thật này. Không sao tưởng tượng được đôi cánh tay này, đôi môi này lại là không phải của chồng nàng.

Nàng ngửa mặt lên ngơ ngác nhìn Khiêm. Khiêm bỗng trớ thành một người xa lạ quá. Nhạn Linh có cảm giác như mình chưa gần Khiêm bao giờ, chưa quen bao giờ.

Mặc dù giây phút qua, Khiêm đã gợi lại cho nàng nhưng Khiêm không thể nào thay thế địa vị của cha Dĩnh trong lòng nàng được. Vừa rồi nàng đón nhận cái hôn của Khiêm, chẳng qua vì tưởng tượng đấy là cái hôn của chồng. Nàng đã dựa vào cái thực tại để đi tìm cái quá khứ. Sau khi tất cả những ảo giác đều tan biến, thì nàng cảm thấy đau khổ hơn, trống trải hơn trước kia nữa!

Nhạn Linh lạnh lùng nhìn nét mặt sơ hãi, thất vọng và ngượng nghịu của Khiêm.

Khiêm cúi mặt vì khó chịu. Cái xô của Nhạn Linh dường như đã xô chàng ra khỏi ảo tưởng để trở về với thực tại. Chàng xoa đôi tay, ái ngại:

- Tôi xin lỗi Nhạn Linh.

Nhạn Linh dang rộng hai tay, không hiểu nàng muốn bộc lộ cái gì.

Nàng hỏi lạnh lùng:

- Ông không còn người bạn gái nào khác sao?

Khiêm giật mình:

- Ở trước đây tôi có một người, tình cảm khá sâu sắc.

- Còn bây giờ?

- Chúng tôi đã chia tay nhau trước đây hai năm rồi.

Nhạn Linh lại hỏi:

- Tại sao vậy? Ông cho rằng cô ấy không thích hợp với ông?

Khiêm lắc đầu:

- Không! Chính cô ấy tự ý xa rồi tôi. Cô ấy tuổi trẻ, tình cảm không chắc chắn, rất dễ thay đổI.

Giọng nói của Nhạn Linh trở thành lạnh lùng và khó khăn:

- Ông thích tôi, chỉ vì tôi không phải là một cô gái trẻ?

Khiêm kêu lên:

- Nhạn Linh!

Nhạn Linh không nhìn Khiêm, tia mắt nàng vẫn nhìn thẳng về phía trước. Khiêm nói với giọng buồn sầu:

- Xin đừng nói như vậy.

Nhạn Linh thở dài:

- Tôi xin lỗi ông!

- Từ trước tới nay tôi không bao giờ nghĩ như thế.

- Vậy tôi đã nói sai. Nhưng có thể tôi so với cô gái trẻ tuổi đó càng không vững vàng, càng dễ thay đổI.

Khiêm lại nắm tay Nhạn Linh một lần nữa:

- Nhạn Linh không phải như thế. Chỉ cần, bà có thể thay đổi được ý nghĩ hiện nay là bà sẽ cảm thấy vui vẻ.

Giọng nói của Nhạn Linh thật lạnh:

- Tôi không hiểu ông đang nói gì?

- Hãy thay đổi cái tâm lý chạy trốn trước sự thật.

Nhạn Linh sững sờ, im lặng thật lâu. Nàng nói:

- Xin hãy quên tôi đi!

Khiêm nhìn thẳng vào Nhạn Linh:

- Không! Tuyệt đối không thể được. Tôi sẽ kiêm tâm chờ đợi cho tới khi nào bà không còn chạy trốn được nữa.

Nhạn Linh không trả lời, vì nàng sợ cất tiếng nói chuyện là nước mắt lại trào ra.

Khiêm vỗ nhẹ vào lưng bàn tay của Nhạn Linh:

- Tôi sẽ giải thích cho Dĩnh biết tất cả. Chắc nó sẽ thông cảm.

Nhạn Linh lại suy nghĩ miên man. Nàng không làm sao dám tưởng tượng mọi việc giữa ba người lại trở thành rắc rối như vậy.


__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 05-02-2004, 04:39 PM
LoiThiTham LoiThiTham is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 652
Default

Chương Kết

Dĩnh đang ngồi trước bàn trang điểm, buồn rầu nhìn vào gương. Những vết thương trên mặt đã lành, nhưng hãy còn vết thẹo màu tím rất rõ. Dĩnh hết sức đau khổ vì thấy dung nhan của mình không còn như trước.

Nhạn Linh bước vào phòng thấy con buồn bực thì khuyên nhủ vỗ về, hứa trong tương lai sẽ đưa Dĩnh đi Nhật Bản nhờ các bác sĩ thẩm mỹ chữa chạy cho nàng. Nhạn Linh báo cho Dĩnh biết tất cả các tài sản là tiền bạc của cha nàng để lại là thuộc về nàng. Vì thấy Dĩnh còn nhỏ cho nên Nhạn Linh phải trông nom giúp nàng đó thôi. Dĩnh nghe thế trong lòng cũng thấy vui lên.

Sau khi vết thương hoàn toàn bình phục, Dĩnh bắt đầu vào trường học trở lại. Một hôm sau giờ dùng cơm trưa xong, Dĩnh trốn nơi vườn hoa nhà trường ngồi xem sách. Nàng thấy chỉ còn hơn ba mươi ngày nữa là phải thi, nên lấy làm lo lắng. Cố học bài cho kịp kỳ thi sắp tới.

Vì đang luống cuống với ý nghĩ ấy, Dĩnh đã đánh rơi một cuốn sách xuống đất.

- Này Dĩnh!

Bỗng có tiếng nói của giáo sư Khiêm từ sau lưng nàng. Dĩnh khom mình nhặt sách lên. Nàng ngửa mặt nhìn thì chạm phải tia mắt của Khiêm làm nàng hơi lúng túng. Dĩnh cúi mặt nhìn xuống chờ Khiêm lên tiếng trước.

Khiêm tươi cười:

- Có chuyện gì làm em không vui?

- Không có gì hết. Kỳ thi đã gần kề, em sợ không còn đủ thời giờ để ôn bài nên lo lắng.

- Từ trước tới nay bài vở em đều khá, vậy cần phải có lòng tự tin. Theo thầy thì em chẳng cần phải lo ngại.

- Vì hôm trước bị thương phải nằm bệnh viện, em nghỉ cả tuần lễ, nên sợ không học kịp bài vở của chúng bạn.

Dĩnh ngửa mặt thấy Khiêm đang nhìn thẳng vào mình, nên thầm lo lắng, tưởng Khiêm chú ý nhìn vết thẹo trên trán nàng. Nàng giả vờ lấy tay sờ mái tóc để che giấu vết thẹo ấy đi.

Khiêm hỏi với ý tốt:

- Bây giờ chân em hết đau rồi chớ?

- Hết rồi, cảm ơn thầy.

Hai người im lặng một lúc. Khiêm cố tìm đề tài để nói chuyện, giúp cho Dĩnh khôi phục lại sự tươi vui tự nhiên của nàng trước kia. Khiêm cười rất hiền hòa:

- Các em sắp tốt nghiệp rồi, là một điều vui vẻ.

- Vâng!

Dù ngoài miệng nói thế, nhưng trong lòng Dĩnh lại thầm nhủ là tốt nghiệp xong, sẽ có ít dịp gặp mặt thầy. Điều mà Khiêm tưởng nàng vui mừng chính nàng không vui mừng tí nào hết.

- Sau khi tốt nghiệp, em có tính gì không?

- Em sẽ tiếp tục học thêm.

Khiêm gật đầu.

- Như vậy tốt lắm. em định vẫn ở lại Hồng Kông này?

- Có lẽ sẽra ngọai quốc Nhưng em phải học xong lớp dự bị đại học trước. Em sẽ vào một trường khác để học năm dự thi.

Khiêm ngạc nhiên:

- Hả? Em không thích trường này hay sao? Nửa niên học sau thầy sẽ dạy giờ cho lớp dự bị đại học.

Dĩnh gắng gượng hỏi:

- Thế hả?

Cái tin đó đối với Dĩnh không còn giá trị gì nữa. Bây giờ Dĩnh chỉ muốn tránh gần gũi Khiêm.

- Trước đây thầy có nghe mẹ em bảo là em không thích đi du học ngoại quốc. Mẹ em cho rằng em không quen hòa mình với hoàn cảnh xa lạ.

Dĩnh buồn bã đáp:

- Bây giờ hoàn cảnh khác rồi, không thích cũng phải thích. Có lẽ ở lại Hồng Kông thì hoàn cảnh trong tương lai càng làm cho em không thích sống.

Khiêm im lặng giây lát, lên tiếng:

- Nhưng đi ra ngoại quốc cũng là việc tốt, vì sẽ học được nhiều hơn. Ngoài những kiến thức trong sách vở, còn có thể tiếp nhận được nhau quan niệm triết lý về đời sống. Mốt con người sẽ được lớn khôn nhờ ở sự trui rèn liên tục.

- Em đi ngoại quốc không phải có mục đích để học hỏi thêm, mà chỉ muốn thay đổi nếp sống, muốn đựơc dip sống cô độc một mình, tránh trường hợp cùng sống chung với người khác mà tự mình không thấy thích.

- Em có thể xa rời thân nhân của em sao?

- Thân nhân! có phải thầy muốn bảo mẹ tôi không.

Không hiểu vì đâu hai tiếng "mẹ tôi" nàng bỗng cảm thấy thật khó nói.

Khiêm gật đầu:

- Giữa hai người từ trước đến nay sống rất khắng khít.

- Trước đây là thế, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ không sống chung với nhau nữa thì thích hợp hơn.

Khiêm ái ngại:

- Này Dĩnh, thầy biết em bây giờ rất buồn thầy, thật ra...

- Chớ nhắc tới nữa. Em biết thầy muốn nói gì. Việc đó không thể gượng ép được.

Thái độ Dĩnh trở nên bình tĩnh hơn. Nàng nói tiếp:

- Em chỉ là học trò của thầy.

Khiêm không biết nói gì hơn. chàng đưa mắt nhìn nàng:

- Còn về việc mẹ em...

Dĩnh lơ đễnh:

- Đây là việc riêng của thầy và bà ấy.

- Này Dĩnh, em chẳng nên nghĩ ngợi quá nhiều. Thật ra mãi cho tới bây giờ thầy vẫn không hiểu cảm nghĩ của bà ấy đối với thầy ra sao.

Dĩnh đáp thật lạnh nhạt:

- Thầy nói thế là gì? thầy muốn thăm dò, tìm hiểu về bà ấy nơi em phải không?

Khiêm không dè Dĩnh nói lên những lời đó, nên sửng sốt thật lâu.

Dĩnh trông thấy Khiêm lúng túng, thì hơi ái ngại. Nàng muốn xin lỗi Khiêm, nhưng lòng lại bảo đừng.

- Xin lỗi em, chớ giận thầy.

Nào ngờ Khiêm lại lên tiếng xin lỗi Dĩnh trước. Dĩnh nói gián đoạn:

- Không! thưa giáo sư, chính thái độ của em sai, vậy mong giáo sư đừng phiền.

- Thầy không để ý tới những vấn đề đó đâu. Chính thầy cũng hiểu mọi việc đã xảy ra làm cho em rất khó chịu. Đúng ra, thì cả ba người chúng ta không ai là cảm thấy vui cả.

Dĩnh cúi đầu nhin cỏ xanh dưới chân:

- Bởi vậy em mới quyết định ra ngoại quốc.

- Nhưng bà ấy sẽ không nỡ để em đi.

- Trong đời có buổi tiệc nào mà không tàn phương chi em không phải là con ruột của bà ấy, mai sau bà ấy có con, thì sẽ quên em đi.

Dĩnh đưa đôi mắt đau buồn nhìn Khiêm, nói tiếp:

- Thưa giáo sư, em không biết mai sau rồi hai người sẽ ra thế nào, không biết hai người có sống mãi bên nhau không, nhưng em mong rằng bà ấy sẽ được vui.

Khiêm xúc động:

- Thầy không biết phải nói thế nào... Thầy cũng mong rằng em và mẹ em có một tương lai tốt đẹp!

- Những năm gần đây, tâm trạng chúng tôi chưa bao giờ thật sự vui vẻ.

Khiêm nhìn Dĩnh thật lâu mới hỏi:

- Lần này, em không trách bà ấy chứ?

Dĩnh đáp buồn thiu:

- Em không có lý do gì để trách bà ấy, và cũng không có lý do gì để ganh tị, dù sao bà ấy đối xử với em cũng tốt quá.

- Này Dĩnh, em có ý định đi du học ngoại quốc, phải chăng là để xa lánh thầy?

Dĩnh suy nghĩ một chốc, thẳng thắn gật đầu một cách thành thật.

- Có lẽ như vậy, vì làm thế đối với em sẽ dễ chịu hơn.

- Thầy rất có lỗi... Thầy hy vọng em luôn được vui vẻ ở ngoại quốc.

- Em sẽ không bao giờ vui được. Em tin chắc như vậy.

Khiêm nói với giọng trầm buồn:

- Nếu thế thì em hãy ở lại Hồng Kông. Nhạn Linh chưa chắc đã ưng thầy. Dù cho có ưng đi nữa, chúng mình vẫn có thể sống chung một nơi. Thầy không muốn em vì thầy mà làm những việc em không muốn làm, càng không muốn vì thầy mà làm cho mẹ con em phải phân ly.

- Chẳng cần phải nói lên những lời đó. Biết đâu trong lòng thầy đang vui mừng, vì bớt em thì sẽ bớt đi một trở lực. Nhưng em xin nói thẳng để thầy hiểu, dù cho bà ấy có yêu thầy cũng là một việc rất bị động.

Dĩnh lườm Khiêm và cất giọng hiếu kỳ:

- Xin thầy tha thứ em to gan nói thật một lời, ấy là dưới mắt bà ấy thầy chưa bằng một nửa cha em!

Khiêm giật mình. Chàng tròn xoe đôi mắt nhìn theo Dĩnh đang ngửa mặt rời đi.

Trong kỳ thi Khiêm khỏi phải đi làm giám khảo, khác, ấy là nàng băn khoăn tự hỏi phải chăng nàng có yêu Khiêm. Nhạn Linh chỉ cảm là mình mới mến thích Khiêm thôi.

Nhạn Linh cũng hiểu việc tìm một nơi nương tựa là một vấn đề rất thực tế của người phụ nữ. Nhưng riêng nàng không thể thực tế đến như vậy, không thể muốn có chỗ nương tựa m của Nhạn Linh. Lắm lúc nửa đêm tỉnh giấc, Khiêm nhìn con nhạn bẵng sứ treo trên tường trân trối. Khiêm nhớ rất rõ thái độ ngẩn ngơ của Nhạn Linh khi giương cung bắn trúng con chim nhạn trong dịp viếng hội chợ triển lãm tại trường. Chàng nhớ gương mặt của nàng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Nhưng từ đó về sau, Khiêm không còn bao giờ thấy nàng tươi cười vui vẻ như thế nữa.

Dù cho họ gặp gỡ nhau ngày càng nhiều, nhưng Nhạn Linh đối với Khiêm vẫn giữ một khoảng cách nhất định. Khiêm đến tiệm tìm nàng, nàng luôn tỏ ra hoan nghinh Khiêm, nhưng không bao giờ thấy nàng nhiệt liệt vui mừng. Mỗi lần chào hỏi Khiêm, Nhạn Linh tỏ ra rất vui vẻ, nhưng hễ Khiêm nói tới chuyện tình yêu và hôn nhân, là nàng im lặng không nói gì hết.

Khiêm luôn nhẫn nại chờ đợi nàng. Khiêm biết đôi bên mới quen nhau chừng tám tháng, vậy đề cập tới chuyện hôn nhân quá sớm. Khiêm hy vọng sẽ giúp nàng được thay đổi cái tâm lý sợ sệt và lẩn trốn tình yêu. Chỉ cần Nhạn Linh có can đảm tiếp nhận mối tình của chàng, là chàng chờ đợi mấy năm cũng được.

Nhưng sự mâu thuẫn trong lòng Nhạn Linh không phải giản dị như thế. Ngoại trừ nàng nhận rằng việc hôn nhân cần phải suy nghĩ thận trọng, lại còn một chủ yếu khác, ấy là nàng băn khoăn tự hỏi phải chăng nàng có yêu Khiêm. Nhạn Linh chỉ cảm là mình mới mến thích Khiêm thôi.

Nhạn Linh cũng hiểu việc tìm một nơi nương tựa là một vấn đề rất thực tế của người phụ nữ. Nhưng riêng nàng không thể thực tế đến như vậy, không thể muốn có chỗ nương tựa mà đi yêu một người. Mặc dù có nhiều phụ nữ vì muốn được kết hôn nên mới nghĩ tới tình yêu, nhưng riêng nàng bất cứ thế nào cũng không thể làm như vậy.

Lắm lúc nàng có ý nghĩ là cảm tình giữa nàng với Khiêm được kết thúc càng sớm càng tốt. Mình đã không có ý định tiến tới hôn nhân, thì chớ kéo dài làm gì cho thêm phiền.

Riêng Dĩnh đối với chuyện cúa hai người, tỏ ra chẳng cần tìm hiểu. Đối với Nhạn Linh, Dĩnh mỗi lúc càng thêm khách sáo, gần như là một thái độ giả dối.

Nhạn Linh cảm thấy thái độ của Dĩnh đối với mình như vậy, càng làm khổ sở hơn là bị người khác xem thường. Sau kỳ thi Dĩnh luôn lấy cớ đi khỏi nhà.

Nhạn Linh không muốn để tình cảm giữa Dĩnh với nàng trở nên phai nhạt. Nàng đã tìm cách gần gũi Dĩnh, hỏi han việc thi cử, sức khỏe và những vấn đề giải trí. Nhạn Linh khuyên Dĩnh sau ky thi nên đi xem xi-nê cho đỡ buồn.

Thấy Dĩnh không thích xi-nê, Nhạn Linh bèn rủ nàng đi ra ngoại ô du ngoạn chơi. Dĩnh đồng ý ngay, nhưng sau khi biết có cả giáo sư Khiêm cùng đi thì nàng lại lấy cớ đã hẹn với một bạn gái đi xem xi-nê, và từ chối cuộc du ngoạn. Nhạn Linh rất buồn bã nhưng không biết phải nói gì hơn.

Không chờ Khiêm tới, Dĩnh vội thay đồ ra đi trước.

Khi Dĩnh đã đi rồi, Nhạn Linh cảm thấy một nỗi hiu quạnh khó tả. Việc đó không phải vì Nhạn Linh ở nhà một mình. Trước đây Dĩnh thường đi học, chẳng phải Nhạn Linh cũng ở nhà một mình hay sao? Nhưng nàng không cảm thấy quá cô quạnh như hôm nay. Đây chính là vì thái độ của Dĩnh đã làm cho Nhạn Linh đau lòng. Vì vậy Nhạn Linh bỗng thấy oán ghét Khiêm. Nếu không có Khiêm chen vào, thì tình hình trong gia đình Nhạn Linh đâu có biến đổi như vậy. Nàng cũng cảm thấy hoàn cảnh của Dĩnh bây giờ thật là khó chịu, lúc nào cũng phải tìm cách lánh xa Khiêm. Chính vì vậy mà Dĩnh đã tính đi du học ngoại quốc để trốn nàng.

Khiêm đã đến. Bao nhiêu ý nghĩ trong đầu óc Nhạn Linh bị gián đoạn. Trông thấy Khiêm tự nhiên trong lòng Nhạn Linh có những ý nghĩ chán ghét, Nhạn Linh càng cảm thấy rằng mình không thế xa rời Dĩnh. Ngoại trừ lý do giữa hai người đã có một mối tình cảm không thể phân chia, Nhạn Linh còn có thể thấy được hình bóng của người chồng quá cố từ nơi dáng vóc của Dĩnh. Nhạn Linh không muốn hình bóng đó mất đi. Nàng muốn nói luôn luôn quanh quẩn bên nàng.

Khiêm hỏi:

- Còn Dĩnh đâu?

- Nó đã đi chơi từ sớm rồi.

- Đã lâu tôi không có dịp gặp nó, vậy nó gần đây mạnh không?

- Vẫn mạnh, vết thẹo trên mặt cũng đã nhạt bớt đi.

- Hôm nay dĩnh không cùng đi chơi với chúng ta sao?

- Nó đã đi xem xi-nê với bạn rồi!

Cứ Khiêm hỏi một câu thì Nhạn Linh đáp một câu. Khiêm không hỏi thì nàng cũng không nói gì.

- Sao bà chưa thay y phục? Mẹ tôi bảo mình đến sớm một tí để ăn cơm trưa rồi đi đây đó chơi. Mẹ tôi nói là phong cảnh ở ngoại ô đẹp chắc bà sẽ vừa lòng.

Nhạn Linh chậm chạp đứng lên:

- Khiêm, ông có nói cho bà cụ biết tôi là ai không?

- Tất nhiên! Mẹ tôi biết bà là bạn gái của tôi.

- Không, tôi muốn hỏi ông đề cặp tới thân thế của tôi không?

Khiêm ngạc nhiên:

- Việc đó thì có quan hệ gi? hà tất cả phải nói cho mẹ tôi biết nhiều như vậy? Thân thế của một người sẽ ảnh hưởng gì đến việc tình yêu?

Nhạn Linh không đồng ý:

- Ông cho là không có?

Nàng đi vào phòng, không mấy chốc lại trở ra, mình mặc một bộ y phục màu lam thâm rất giản dị, không thoa phấn son. Như vậy làm cho Nhạn Linh như già hơn bình nhật mấy tuổi. Khiêm hơi sững sốt, nhưng không tiện nói ra.

- Chuẩn bị xong rồi chớ?

Nhạn Linh đáp bình thản:

- Như vậy được không? Đi ra ngoại ô tôi vẫn thường thích ăn mặc giản dị. Ông hãy lái xe nhé, vì ông quen đường đi.

Nhà của Khiêm tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ, phong cảnh rất đẹp. Từ công lộ vượt lên núi độ ba phút là tới nơi.

Mẹ Khiêm nghe tiếng động cơ liền dẫn em gái của Khiêm bước ra nghênh đón. Khi đôi bên còn cách nhau khá xa bà đã vẫy tay.

Sau khi xuống xe, Khiêm bèn giới thiệu cho mọi người biết nhau. Mẹ chàng mỉm cười khách sáo:

- Cô Nhạn Linh, đã từ lâu cả nhà chúng tôi muốn được gặp cô, nhưng mãi đến hôm nay cô mới đến chơi làm tôi vui mừng quá.

Nhạn Linh tươi cười lễ phép:

- Thưa bác, bác khách sáo quá. Nơi đây phong cảnh thật là đẹp, không khí thật là trong lành.

- Nếu cô thích thì hãy ra đây ở chơi vài hôm.

Em gái của Khiêm nhảy tung tăng:

- Chị Nhạn Linh, nếu chị ra đây ở chơi thì vui quá. Ba và anh đều bận đi làm, ban ngày chỉ có em và má buồn ghê.

Nhạn Linh nhìn nàng, thấy nàng tuổi suýt soát với Dĩnh, thái độ rất vui vẻ. Có lẽ ở vùng ngoại ô thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên làn da của nàng ngâm đen, nhưng nhìn qua là ai cũng thấy mến thích.

Vào đến nhà mẹ Khiêm vừa tiếp đãi Nhạn Linh, vừa liếc mắt dò xét nàng. Bà không ngờ bạn gái của con mình lại giản dị, trang nhã như vầy, không giống những cô gái mới ngày nay luôn bôi son tô phấn thật nhiều. Nhưng có một điều đáng tiếc, ấy là bà không ngờ Nhạn Linh đã lớn tuổi.

Em gái của Khiêm đeo theo nói chuyện với Nhạn Linh rất vui vẻ. Cô ta không chú ý quan sát Nhạn Linh như mẹ.

Lúc ăn cơm, Nhạn Linh nói với em gái của Khiêm:

- Hôm nay vui mừng được biết em, nếu chị có mang cả Dĩnh theo thì chắc hai đứa sẽ trở thành một đôi bạn. Tuổi nó cũng suýt soát như em.

Em gái Khiêm hỏi:

- Dĩnh là ai? Em của chị hả?

Nhạn Linh bình tĩnh đáp:

- Không! Nó là con gái của chị!

Em gái Khiêm buông đũa:

- Cái gì?

Mẹ Khiêm nghe Nhạn Linh nói thế, suýt nữa bà đã nuốt luôn xương cá. Bà kinh ngạc đến không nói được một tiếng nào.

Khiêm vội vàng lên tiếng:

- Má, cô ấy nói đùa đấy. Dĩnh không phải là con gái của cô ấy đâu. Chẳng qua vì Nhạn Linh rất thương Dĩnh, nên xem nó như là con gái của mình.

Mẹ Khiêm như trút bỏ được gánh nặng:

- Ồ! Thế hả?

Nhạn Linh thầm tức cười. Nàng cảm thấy Khiêm thật là khôi hài, chưa chi đã vội vàng giải thích. Nhạn Linh muốn chờ xem sự phản ứng của mẹ chàng ra sao.

Em gái Khiêm cười nói:

- Lần sau chị hãy dẫn chị ấy đến đây chơi.

Mẹ Khiêm vẫn có ấn tượng tốt đối với Nhạn Linh, nhất là vì bà biết con trai mình yêu nàng, nên tiếp đãi nàng rất ân cần.

Nhưng nếu xem nàng như một con dâu tương lai, thì bà không thể không thận trọng chọn lựa. Bà hỏi kỹ một vài khía cạnh trong đời sống của Nhạn Linh để thu nhập thêm tài liệu hầu nhận xét về nàng.

- Cô ở chung với cha mẹ hả?

- Không! Cùng ở chung với cháu chỉ có một mình Dĩnh thôi.

- Cô không có thân nhân sao?

- Cháu chỉ có một thân nhân, ấy là Dĩnh.

Hỏi qua mấy lời, bà có cảm giác con dâu tương lai của mình bao trùm bí mật, thân thế khó hiểu như một câu đố. Ngoài ra tại sao nàng luôn nhắc tới Dĩnh, không hiểu cô gái ấy do đâu mà nàng xem rất quan trọng.

Suốt buổi chiều hôm đó họ cùng đi ngắm cảnh chung quanh. Đến hoàng hôn mẹ Khiêm cố giữ hai người lại để ăn cơm tối rồi mới cho ra về. Nhạn Linh đành phải nán ở lại.

Mẹ Khiêm nói rất nhiệt thành:

- Cha của Khiêm và em trai nó cũng sắp về đến. Họ đều muốn gặp mặt cháu.

Em gái của Khiêm đi vào nhà bếp lo nấu cơm và làm thức ăn. Ba người ngồi ở ngoài vườn hoa cùng nói chuyện để chờ cha Khiêm về.

Mẹ Khiêm hỏi:

- Phải rồi, nói chuyện với nhau đã lâu, mà không biết cô Nhạn Linh họ gì nhỉ?

- Dạ, cháu họ Trương!

- Té ra đây là cô Trương.

- Không! Cháu là bà Trương!

Mẹ Khiêm lại một phen trố mắt ngạc nhiên:

- Cháu nói sao?

Nhạn Linh muốn chờ xem thái độ của bà. Trông thấy bà trố mắt như vậy thì biết mình đã thành công, nên nàng đáp nhanh:

- Chồng cháu họ Trương, nhưng ông ấy đã chết rồi. Đứa con gái mà cháu nói đến hồi nãy, chính là con của chồng cháu.

Nhạn Linh nhìn mẹ Khiêm với đôi mắt của một khán giả chờ xem hát. Nàng thấy bà buồn bã nhìn nàng rồi lại quay sang nhìn Khiêm. Nhạn Linh biết dù cho một người bình tĩnh đến đâu mà gặp việc bất ngờ như vậy, vẫn không làm sao chế ngự sắc kinh ngạc trên mặt.

- Ồ! Tôi thật không nghĩ đến cô là một người đã có chồng...

Mẹ Khiêm nói như líu lưỡi:

- Khiêm vẫn... không có nói cho tôi biết...

Trong ba người có lẽ Khiêm là người ngượng nghịu hơn hết. Chàng không làm sao ngờ được Nhạn Linh lại thành thật ngang nhiên nói hết mọi việc một cách bất ngờ như vậy. Xem chừng như Nhạn Linh cố ý muốn nói thế. Nhưng Khiêm không tài nào đoán được nàng có mục đích gì. Khiêm cũng không ngờ mẹ chàng sau khi nghe những lời nói đó, lại quên mất đi lễ nghi cần giữ gìn.

Khiêm luống cuống nói:

- Má, điều đó chẳng quan hệ gì!

Nhạn Linh tươi cười một cách tự nhiên:

- Cháu biết anh ấy không bao giờ nói đến việc đó, vì sợ nói ra thì bác sẽ phản đối.

Mẹ Khiêm đã bình tĩnh trở lại. Bà nhìn con trai và sắc diện của bà cố giữ vẻ tươi cười, nhưng vẫn dễ nhận ra đây là một nụ cười xã giao giả dối.

Riêng Nhạn Linh thì cảm thấy rất vui sướng trên cái đau khổ của người khác. Nàng nhìn Khiêm với tia mắt trào lộng, rồi lại đưa mắt nhìn sắc diện thay đổi luôn của mẹ chàng.

Từ sắc diện của mẹ Khiêm, Nhạn Linh thấy được nhãn quan của thế tục, thấy được quan niệm của mọi người trong thực tế. Chẳng bao lâu, mẹ Khiêm đứng dậy:

- Để bác vào nhà bếp xem nó làm cơm xong chưa?

Khi bà đi ngang qua cạnh Khiêm, liền nháy mắt ra hiệu thật nhanh, ngỏ ý bảo Khiêm đi theo bà vào nhà.

Khiêm ngần ngại nói với Nhạn Linh:

- Cô ngồi đây chơi, tôi ra sau rửa tay sẽ trở ra ngay.

Nhạn Linh vui vẻ ngồi một mình ở đấy một lúc lại đứng lên đi tản bộ. Nàng men theo hông nhà đi tới. Nơi đó trồng thật nhiều hoa tươi xinh đẹp. Gian nhà không phải nhỏ, nàng đi một lúc lâu mới đi hết khu nhà trên. Nàng đã đến cửa sổ nhà bếp, nơi đó đang có khói bốc ra.

Nhạn Linh đoán biết ba người đang có mặt ở đấy, bèn nhón chân đi nhẹ tới sát tường, nghiêng tai lắng nghe:

- Má, con vốn có ý nói rõ cho má biết, nhưng vì thấy chưa tiện nên chưa vội nói. Con chờ khi cô ấy đồng ý việc hôn nhân thì mới giải thích với má điều đó!

- Cái gì? Mầy khùng hay sao? Chỉ cần cô ta bằng lòng là xong à? Còn ý kiến của cha má mầy thì mầy không cần biết? Cuộc hôn nhân nầy má chấp nhận mới là chuyện lạ!

- Má ơi, điều đó thì có quan hệ gì? Cô ấy tánh tình rất tốt, chắc chắn má sẽ thích cô ấy ngay.

- Trong đời này thiếu gì con gái tánh tình tốt. Riêng điều kiện về phần mầy không phải tệ, vậy tại sao lại chọn cô ta? Mầy không nghĩ lại mà xem, mầy là con trai lớn trong nhà họ Vương, vậy cần phải kiểm điểm một cách nghiêm chỉnh. Nếu hai đứa em trai của mầy cũng giống như mầy cả, mỗi đứa cưới một cô gái như thế ấy về, thì mặt mũi của má để đi đâu?

Có tiếng nói của em gái Khiêm:

- Chuyện gì vậy má?

- Cô ta là một cô gái đã có chồng. Còn con Dĩnh gì đó lại là con chồng của cô ta. Hãy nghĩ mà xem, với một sự liên hệ phức tạp như vậy, đủ chứng tỏ chồng cô ta không phải là người tốt đâu.

Nhạn Linh nghe người ta nói xấu cha của Dĩnh, thì cảm thấy hết sức tức giận.

- Má nó nhỏ tiếng chớ, để cho cô ấy nghe được kỳ lắm. Thật ra chuyện đó không phải là một chuyện lớn lao gì, con không hiểu tại sao má vừa nghe là ngạc nhiên như vậy.

- Còn má lại không hiểu tại sao con lại đi yêu một người quả phụ lớn tuổi hơn con!

Nhạn Linh âm thầm rời đi. Trong tâm não nàng hiện giờ chỉ là một mảng trắng bạch. Nàng cảm thấy mình không phải là rất yêu Khiêm. Mọi việc xảy ra lại chính do nàng cố tình xếp đặt, với mục đích làm cho Khiêm tắt lửa lòng. Một sự kết thúc như vậy là nằm trong dự liệu của Nhạn Linh.

Dù vậy, nàng vẫn cảm thấy đau buồn vì bị xúc phạm. Nàng cảm thấy như mất đi một cái gì. Nàng nghĩ ngợi một lúc lâu, mới biết cái gì đó chính là lòng tự trọng của nàng.

Nàng bước tới mở cửa xe như một cái máy và chui vào trong. Nàng cầm tay lái theo bản năng rồi mở máy xe vọt đi.

Khiêm nghe tiếng động cơ vội vàng chạy ra. Chàng đuổi theo và vẫy tay:

- Nhạn Linh! Nhạn Linh...

Nàng không dừng xe, mà cũng không quay mặt nhìn lại, tiếp tục nhìn về phía trước phóng xe tới.

Khiêm co giò chạy theo như điên. Chàng chạy được một đoạn đường, thấy xe Nhạn Linh mỗi lúc một xa nên dừng chân đứng lại, dựa vào gốc cây thở hổn hển.

Chàng bùi ngùi nhìn xuống chân núi, cho tới khi bóng nàng mất hút dưới ánh nắng sót lại của buổi chiều tà...

Hết
__________________

-------------- --------------
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 06-19-2014, 08:41 AM
minhdangac minhdangac is offline
banned
 
Tham gia ngày: May 2014
Bài gởi: 38
Default

Tên Dĩnh bây giờ ít ai đặt lăm... Dĩnh biết dung nhan của mình đẹp nhất trong lớp. Chỉ có Mỹ Lâm là sánh được với nàng. Chính Dĩnh cùng nhìn nhận Mỹ Lâm đẹp lắm, nhưng nàng biết mình cao hơn thắng thế hơn về mặt thân thể. Mỗi lần bước đến cạnh Mỹ Lâm, Dĩnh luôn luôn cố ý ngửa mặt lên và liếc mắt nhìn xuống. Dĩnh nhìn Mỹ Lâm với tia mắt xem thường.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:27 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.