Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #21  
Old 11-08-2004, 06:30 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 21



Thảo đặt vội chén nước xuống bàn, lắng tai nghe, mắt ngơ ngác. Lâm hỏi:

- Việc gì thế mợ?

Bỗng có tiếng trẻ báo bán báo rao ở xa xa:

- Tân Văn... 6 trang... cô Loan giết chồng...

Lâm hỏi:

- Cô Loan nào? Mợ thử mua một số xem. Hay là Loan...

Thảo ra cổng một lúc rồi chạy vào hoảng hốt:

- Chính chị Loan, cậu ạ!

Rồi hai người vội trải tờ báo xuống bàn, cắm cúi đọc:

"Cô Loan, một gái tân thời, sau một cuộc cãi lộn với chồng và mẹ chồng, cầm dao đâm chồng chết. Hiện cô đã bị bắt giam... "

Lâm nói:

- Làm thế nào bây giờ?

- Cậu viết thư xin phép nghỉ chiều hôm nay. Ta lại cụ Hai hỏi thăm tin tức rồi ta lại thăm chị ấy... Tôi có ngờ đâu nông nỗi này.

Lâm nói:

- Tôi thì vẫn sợ từ lâu. Loan rất nóng tính mà bấy lâu chịu nhịn được như thế, thể nào chẳng có ngày lôi thôi. Nhưng biết đâu là Loan đã giết chồng. Về chỗ Loan đâm chồng, báo nói mập mờ lắm...

Thảo cau mày đáp:

- Báo này xưa nay vẫn ghét bọn gái mới. Hễ được dịp là họ công kích, họ cần gì đăng đúng sự thực. Chưa chi họ đã đặt điều nói xấu Loan rồi ấy. Cậu viết thư ngay đi rồi ta lại cụ Hai.

Lúc Lâm và Thảo đến nơi thì bà Hai đương ngồi khóc. Sau khi đã nghe bà Hai kể chuyện lại, Thảo nhìn chồng nói:

- Thế này không sợ lắm. Loan có quyền chống cự lại.

Rồi nàng quay lại nói với bà Hai:

- Xin cụ đừng lo. Thưa cụ, chỗ chị Loan với con là bạn chí thân. Cụ cho phép con lo liệu mọi việc. Con xin chạy thầy kiện. May ra thì không việc gì.

Bà Hai kể chuyện xong lại khóc. Hai tay đấm vào ngực than vãn:

- Nó làm khổ tôi. Nó làm dơ riễu cả nhà tôi. Hai bác tính, tôi hiếm hoi có một đứa con, cũng tưởng gây dựng cho nó nên người tử tế, có ngờ đâu bây giờ tôi hóa ra mẹ một đứa con giết chồng. Nhục nhã chưa?

Thảo đưa mắt nhìn Lâm, khó chịu. Người mẹ mà Loan yêu nhất đời, mà Loan vì muốn cho vui lòng, hy sinh cả hạnh phúc ái tình, ngờ đâu lại là người thốt ra những câu trách móc, thóa mạ Loan như thế. Thảo muốn nói một vài câu phân trần, nhưng lại thôi, nàng biết là không phải lúc: nàng biết là bà Hai không sao hiểu được Loan. Bây giờ Thảo mới thấy đúng câu của Loan vẫn nói với nàng hồi trước: "Hai mẹ con, hai thế giới, khó có thể hiểu nhau được".

Lâm và Thảo từ biệt bà Hai để vào thăm Loan. Gặp Loan ở nhà pha, sau mấy tháng cách biệt, Thảo cảm động quá, ứa nước mắt khóc.

Loan nhìn bạn, ôn tồn nói:

- Chị vẫn bảo em nên can đảm. Em xin can đảm cho đến phút cuối cùng, xin chị đừng buồn vì em.

Thảo đưa vạt áo lau nước mắt, trông thấy bạn gầy gò, xanh xao và nghĩ đến bạn bấy lâu đã khổ sở, lại còn có ngày sa chân vòng tù tội, Thảo thở dài bảo Loan:

- Tôi hối hận lắm. Lúc khuyên chị, tôi không tưởng đến nông nỗi này.

- Không, chị không có lỗi gì cả. Mà cũng không có lỗi gì với ai. Em chỉ buồn rằng vì em mà một người đã chết, chứ em không hối hận gì cả. Chồng em chết oan không phải em giết, em không phải là một người giết chồng. Ra tòa em cứ sự thực em khai, nếu có phải tội, em cũng đành chịu thứ hình phạt mà xã hội đã định cho kẻ lỡ tay giết người.

Rồi Loan kể rành mạch việc đã xảy ra cho hai bạn nghe.

- Đấy, chị xem, là một việc cãi nhau xoàng như người ta thường thấy ở các gia đình. Xảy ra ánh mạng như thế này là một sự bất ngờ chỉ vì lỡ tay mà ra.

Lâm nói:

- Chỉ sợ người ta dựa vào cớ mình bất phục tòng chồng, cho mình định tâm giết người vì căm tức.

Thảo ngắt lời chồng:

- Dẫu sao, chị ấy cũng có quyền chống cự lại những khi thấy nguy đến tính mệnh. Việc này không lo, đã có trạng sư.

Rồi Thảo cầm tay Loan âu yếm nói:

- Chị cứ để chúng tôi lo liệu hết cách cho chị khỏi tù tội. Vì một người như chị đã chịu đau khổ trong bao lâu, không lẽ nào lại còn phải chịu đau khổ nữa.

Lúc sắp từ biệt Loan. Thảo ghé vào tai bạn dặn nhỏ:

- Cốt nhất là chị đừng đả động gì đến việc của chị với Dũng.

Loan mỉm cười chua chát, đôi mắt mơ màng nhìn bạn sẽ gật.



__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #22  
Old 11-08-2004, 06:31 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 22



Hoạch ra bàn giấy vừa tìm quyển sổ tay vừa hỏi Dũng:

- Bây giờ thì anh định đi đâu?

Dũng cười đáp:

- Đi cắt tóc để còn diện với tiểu thư Hà Thành. Anh tính ở rừng về, đầu tóc thế này thì ma nào nhìn. Còn anh, anh đi đâu bây giờ?

- Tôi ra tòa.

- Hôm nào anh cũng ra?

- Không, hôm nay bất thường.

Dũng hỏi gặng:

- Có việc gì quan hệ không?

Hỏi vậy nhưng Dũng đã biết bạn ra tòa về việc xử Loan.

- Chắc anh biết cô Loan ở phố Mới?

Dũng thẫn thờ đáp:

- Có hơi quen. Từ độ cô ấy còn đi học, mà hồi ấy thì ai không biết Loan.

Hoạch nói:

- Sau cô ấy lấy chồng ở ấp Thái Hà, lôi thôi với chồng; với mẹ chồng, cô chồng, và họ hàng nhà chồng. Mới đây cầm dao giết chồng. Hôm nay tòa xử việc ấy.

Rồi Hoạch kể cho Dũng nghe đầu đuôi câu chuyện, tuy Dũng đã xem báo biết rõ cả.

Dũng đáp:

- Tôi phải lại đằng kia, nhưng nếu kịp tôi sẽ đến xem. Anh phải đi viết tường thuật?

Hoạch đáp:

- Không, nhà báo nào đã có người riêng về việc ấy. Tôi ra coi cho biết, vì việc này là một việc to tát. Các báo cãi nhau dữ dội lắm.

Dũng về Hà Nội giấu không cho ai biết, giấu cả Lâm và Thảo. Thấy Hoạch là người bạn thân mà lại không biết chàng có quen Loan, nên Dũng về Hà Nội tìm ngay đến nhà Hoạch, Dũng lại có cảm tình với Hoạch, nhất là từ khi thấy tờ báo mà Hoạch đứng chủ bút, về phe mới, bênh Loan một cách sốt sắng.

Dũng hỏi Hoạch:

- Báo anh về phe nào?

- Bên Loan. Không phải bên Loan vì Loan giết người. Loan giết chồng hay không, hôm nay còn đợi tòa xử. Bây giờ chỉ biết, Loan một cô gái mới, lôi thôi với nhà chồng, một gia đình cũ. Một bên thì cho là lỗi ở Loan, cho Loan là một gái hư thân mất nết, một bên thì cho là lỗi gia đình cũ và công kích cái chế độ gia đình đã bắt một người không có quyền sống một đời riêng. Một bên thì cho là Loan lộng quyền, một bên thì cho là mẹ chồng và chồng lạm quyền.

Dũng nói:

- Tôi thì cho không lỗi ở bên nào cả, vì nếu thế thì hiện giờ biết bao nhiêu người có lỗi. Trong bất cứ gia đình nào, hễ cứ có người mới người cũ, là xảy ra những câu chuyện bất bình như thế. Lỗi đó ở chế độ, ở hai quan niệm khác nhau của hai bọn người phải chung sống.

Nói đến đây, Dũng buồn rầu nghĩ tới việc riêng của chàng đối với gia đình.

Người nhà bưng lên hai cốc cà phê. Dũng vừa cầm thìa khuấy đường vừa nói:

- Biết bao nhiêu người chịu khổ yên lặng mà không ai biết. Loan cũng vậy. Nếu không xảy ra án mạng này mà các báo nói đến, thì Loan cũng chỉ là một người yên lặng chịu đau khổ một thời...

Dũng nghĩ thầm:

- Mình sinh làm trai nên có cái may thoát khỏi ra ngoài vòng.

Chàng hối hận rằng chính chàng đã vô tình đẩy Loan vào nơi sầu khổ. Chàng lẩm bẩm:

- Cũng may mà Loan không tự tử như bao nhiêu người con gái khác.

Chàng cất tiếng bảo Hoạch:

- Anh chắc còn nhớ việc cô Minh Nguyệt, cô Lệ Hồng tự tử. Đấy, cách thoát ly thông thường của những cô gái mới.

Hoạch buồn rầu nói:

- Cô Minh Nguyệt, cô Lệ Hồng là những người đã chết rồi mà họ cũng nhẫn tâm không tha, còn mai mỉa, chê bai, huống chi như bây giờ đối với Loan, một gái mới mà họ cho rằng đã định tâm giết chồng để thoát ly... Đối với những người tận tâm với chủ nghĩa đại gia đình như thế, thì hễ thuận với gia đình là tốt, mà ngược với gia đình là xấu, cái quyền sống riêng không kể đến được. Phen này mà Loan được tha...

Dũng đặt cốc rượu vội hỏi:

- Anh chắc Loan được tha?

- Không chắc lắm. Nhưng nếu Loan được tha thì đố Loan yên thân với họ. Anh tính Loan còn có thể nào sống lẫn với những người nệ cổ ấy được nữa. Mà những người này ở xã hội mình còn nhiều lắm. Loan thoát móng vuốt mẹ chồng, khỏi tù tội, nhưng sự giày vò cay nghiệt của cái xã hội cũ kỹ này thì suốt đời Loan, Loan khó lòng tránh nổi.

Lúc Hoạch đi rồi, Dũng ngồi ánh diêm châm thuốc lá hút. Còn một giờ đồng nữa thì tòa án bắt đầu xử. Dũng định ngồi hút thuốc lá đợi đến giờ ra tòa án, nhưng chàng nóng ruột không sao ngồi yên được, cầm mũ ra phố chơi cho khuây khỏa. Càng có ý chọn những con đường vắng để khỏi gặp người quen và định đến tòa án chậm một chút cho mọi người khỏi để ý đến. Chàng chỉ phập phồng sợ việc của Loan lại hoãn đến phiên tòa khác, chàng không thể đợi được lâu, mà lần sau, không chắc chàng đã về được.

Lúc Dũng đến nơi, tòa bắt đầu xử. Người đến xem đông quá, phải đứng chen chúc cả ngoài hiên gác. Dũng kiễng chân, ngước mắt nhìn vào trong, nhưng vì lúc đó còn xử việc khác mà Loan lại đứng hiên bên kia nên chàng không nom thấy.

Đã hơn hai năm nay, Dũng chưa gặp mặt Loan.

Đứng nấp sau bức tường, chàng phập phồng, hồi hộp đợi đến giờ xử việc Loan, chàng cố ý nhìn quanh xem có gặp người quen nào không. Chàng thoáng thấy Hoạch ngồi ở bàn các nhà báo mắt nhìn lên trần, và cũng như đang nóng ruột đợi họ xử việc này cho :Dng xong đi.

Bỗng có tiếng mõ tòa gọi:

- Nguyễn Thị Loan!

Bao nhiêu người trong phòng đều nghiêng đầu về đằng trước. Dũng được cái may đứng ở chỗ có thể nhìn mặt Loan một cách rõ ràng. Chàng thấy quả tim ập mạnh và thoáng trong một lúc, chàng quên cả việc xử Loan, mà chỉ biết rằng lúc đó là lúc chàng được cái mừng gặp Loan, gặp một người chàng vẫn yêu trong bao lâu mà bây giờ mới được thấy. Tuy vậy, nhưng chàng vẫn đứng nấp sau một người khác nhìn ra, chỉ sợ Loan trông thấy mình. Lúc Loan theo người sen đầm bước vào và vô tình quay nhìn về phía Dũng, Dũng vội vàng ngoảnh mặt đi.

Lúc gọi những nhân chứng lên, Dũng nhận thấy có Lâm và Thảo trong đó.

Sau khi những người là chứng đã ra cả ngoài rồi, Loan thong thả bước ra đứng vịn vào vành móng ngựa. Lúc ấy Dũng mới dám nhìn kỹ: chàng thấy Loan gầy và xanh hơn trước nhiều. Nét mặt nàng lúc đó thản nhiên, không lộ một chút sợ hãi lo lắng.

Những người đến coi ngạc nhiên, nhất là khi thấy Loan cất tiếng trả lời ông chánh án bằng tiếng Pháp một cách dõng dạc, điềm đạm.

Nàng cứ thong thả kể lại một cách rõ ràng những việc xảy ra. Nàng không nhận đã giết người, nàng chỉ tỏ ý hối hận rằng vì muốn giữ mình mà một người phải chết oan.

Đến lượt bà Phán lên kể, thì những việc lại xảy ra một cách khác hẳn. Bà nói là Loan đã định tâm từ lâu và hôm đó trước khi sinh sự, vờ xem sách để tiện có dao giết chồng.

Trong đám người đến xem, tiếng nói chuyện bỗng rào rào lên một lúc. Ông chánh án phải ra lệnh bảo yên.

Dũng chỉ đăm đăm nhìn Loan ngồi ở giữa hai người sen đầm, dựa lưng vào thành ghế, hai tay xếp vào lòng, thẫn thờ như không để ý đến những lời khai của mọi người lên làm chứng.

Một lúc sau, ông chưởng lý giũ tay áo đứng lên, quay mặt về phía mấy người bồi thẩm, Dũng cũng nhìn lên và nghĩ thầm:

- Không may cho Loan gặp mấy ông bồi thẩm già này là những người xưa nay vẫn có tiếng bênh vực cho nền luân lý cổ.

Ông chưởng lý, sau khi từ tốn kể lại việc xảy ra, bỗng giơ thẳng tay chỉ vào mặt Loan và cao tiếng buộc tội:

"Người này đã giết! Tay người đã nhuộm máu của một người chồng, một người chồng hiền lành, cả đời chỉ có mỗi một cái lỗi là cái lỗi lấy phải một người ác. Thị Loan này đã có đi học, mà đi học đến năm thứ tư bậc Cao đẳng tiểu học, ở xã hội An Nam, như thế hẳn là một người thông minh. Đã là một người thông minh có lẽ nào để cho hết thảy mọi người trong nhà, trong họ, không một ai là không chê, không ghét. chỉ tại Thị Loan vì thông minh nên sanh ra kiêu hãnh, không coi ra gì cả. Khinh mẹ chồng, khinh chồng, khinh bố chồng. Người nào Thị cũng cho là vô học thức, các ngài hẳn hiểu rõ cái đại học tiểu thuyết của những bọn thanh niên biết tiếng Pháp; một luồng gió lãng mạn cuối mùa thổi qua để lại biết bao tai hại.

"Vì kiêu căng, vì lãng mạn, lại vì so sánh những cảnh thần tiên thấy trong tiểu thuyết với sự thực tầm thường trước mắt, nên Thị Loan tìm cách thoát ly.

"Cho là Thị Loan muốn thoát ly nữa, nhưng thiếu gì cách. Thị không nghĩ thế. Thị nỡ giết chồng trong một lúc giận dữ. Thị dùng một cách thoát ly nhẫn tâm, vô nhân đạo. Lúc đó Thị chỉ cốt cho hả giận riêng. Thị không biết rằng người làm cho Thị giận lại chính là Thị đó.

"Thị Loan không thể cãi rằng không định tâm giết chồng. Nói rằng cầm dao để đỡ cái lọ đồng trong khi né mình tránh khỏi là một sự vô lý. Mà không cái gì tỏ ra rằng người chồng vác lọ đồng để đánh chết vợ, một người vợ đã hỗn với mẹ mình! Thị Loan đã khôn khéo, phải, rất khôn khéo, vì đã giết chồng mà khéo làm ra như là chồng tự giết mình. Tôi rất phục. Nhưng cái khéo đó là của một người nham hiểm, một người gian trá.

"Tôi xin tòa trị tội thật nặng để làm gương cho người khác. Không phải là lần đầu, tòa phải xử một việc như thế này. Những việc lôi thôi trong gia đình không biết bao nhiêu mà kể. Biết bao gái non quay cuồng vì cái luồng gió lãng mạn mà tôi nói đến lúc nãy, đã quên hẳn cái thiên chức một người dâu thảo, một người vợ hiền, làm cột trụ cho gia đình như những bực hiền nữ trong xã hội An Nam cũ. Họ quay cuồng muốn phá bỏ gia đình mà họ tưởng là nơi tù tội của họ. Gia đình lung lay, xã hội sẽ bị lung lay vì cái xã hội An Nam này được vững chãi chỉ là nhờ ở gia đình.

"Người Pháp đến đây là để giữ lấy nền tảng xã hội dân bảo hộ. Mình không thể khoan dung được, vì khoan dung tức là yếu ớt. Để cho gia đình tan nát, xã hội tan nát, ấy là lỗi ở ta. Nhất là những bọn gái này lại dựa vào những thuyết ta đem dạy họ để phá những cái mà bổn phận ta phải giữ. Vẫn biết là họ hiểu lắm! Chính vì vậy, ta phải tỏ cho họ biết rằng họ hiểu lắm mà việc cải cách xã hội không phải là việc của những bọn tuổi còn non nớt, học thức còn dở dang, chỉ được cái kiêu căng là không bờ bến.

"Thị Loan là một người có tội với gia đình. Nhưng cái tội lớn của thị là tội giết người, cố ý giết người".

Lúc ông chưởng lý ngồi xuống, trong phòng yên lặng không một tiếng động. Ai nấy đều chăm chú nhìn ông trạng sư. Dũng để ý nhìn Loan, vẫn thấy Loan ngồi không nhúc nhích, như xa xăm, không mảy may lộ chút cảm động. Thật ra thì lúc đó, khi nghe mấy câu cuối cùng của ông chưởng lý, sự liên tưởng đưa trí Loan nghĩ đến Dũng; nàng không ngờ đâu, cách nàng chỉ có mấy thước, Dũng đương đăm đăm nhìn nàng và hồi hộp, lo sợ cho nàng.

Thấy trạng sư cúi xuống hỏi, Loan giật mình ngửng mặt lên đáp mấy câu vắn tắt. Trong phòng lại có tiếng ồn ào. Dũng lắng tai nghe hai người đứng cạnh thì thào nói chuyện. Một người nói:

- Thế này ít ra cũng phải mười năm... Tội nghiệp cho con người đẹp thế mà phải ngồi tù.

Trạng sư bắt đầu cãi, tiếng nói to lớn làm át cả những tiếng thì thào trong phòng. Tuy không biết tên ông trạng sư, nhưng thấy ông còn trẻ và nói mấy câu đầu có vẻ thiết tha, Dũng đã vững tâm và mừng cho Loan có người hết lòng cãi hộ và cãi bằng một giọng hùng hồn cảm động.

Trạng sư đem hết lẽ ra để chứng minh rằng Loan không định tâm giết chồng, chỉ vì Thân muốn đánh Loan và vô ý ngã vào con dao. Ông đọc giấy chứng nhận của thầy thuốc khám nghiệm rồi kết luận:

- Loan không giết chồng! Điều đó là một sự tự nhiên rồi. Giấy chứng của đốc tờ, lời khai sự thực của con sen đúng với lời khai sự thực của bị cáo nhân, đã tỏ ra một cách rõ ràng rằng, những lời khai khác hẳn nhau của gia nhân người thiệt mạng toàn là những lời vu khống vì thù ghét. Còn như Thị Loan cầm dao, đó không phải là một cái tội. Cái lọ đồng kia có thể làm chết người. Thị Loan có quyền giữ mình, giữ mình bằng cách nào cũng được.

"Tôi vừa nói đến chữ thù ghét, và nếu tôi không lầm, thì lúc nãy ông chưởng lý cũng nói rằng cả nhà ghét Thị Loan. Nhưng không có gì tỏ rằng lỗi đó về cả phần Thị Loan.

"Người ta lại ghét Thị, đó không phải là một chứng cớ rằng Thị kiêu hãnh. Thị Loan là một cô gái có học, nghĩa là một cô gái đã tiến, nhưng tiến không phải một nghĩa với lãng mạn. Thị Loan là một cô gái mới mà đã vui lòng nghe theo lời mẹ đi lấy một người chồng cổ, sống trong một gia đình cổ. Tôi nói thế là dựa theo chứng cớ hẳn hoi".

Rồi trạng sư giơ ra một tờ giấy và nói tiếp:

- Đây là bức thư của Thị Loan viết cho một người bạn là bà giáo Thảo hiện có mặt tại đây. Tôi xin đọc một câu của Thị Loan viết trong đó: "Em sẽ sống như mọi người khác, em sẽ cố thuần thục, lấy gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, biết đâu em không thấy được hạnh phúc ở chỗ đó".

"Đấy các ngài nghe rõ chưa? Thị Loan muốn yên mà người ta không để Thị yên.

"Tôi không muốn nhắc đến người đã thiệt mạng, mà nhất là nhắc đến một cách không hay ho cho người đó, nhưng cái ngài hãy nhìn lại Thị Loan ngồi đây; một người có nhan sắc như Thị Loan..."

Nghe tiếng cười trong phòng, trạng sư nhắc lại câu đó:

- Phải, tôi cần nhắc đến nhan sắc của Thị Loan. Thị Loan có học thức, có nhan sắc, đương vào độ chan chứa lòng nguyện ước về một cuộc đời tốt đẹp, thế mà vì hiếu với cha mẹ đã vui lòng lấy một người chồng dốt nát và bao năm đã cố yên vui với số phận mình. Và hơn nữa, Thị Loan, một cô gái mới, vì không có con nên đã lấy vợ lẽ cho chồng để gia đình nhà chồng có người nối dõi! Một người như thế không phải là một gái non quay cuồng như ông chưởng lý đã nói.

"Trong bao nhiêu năm, Thị Loan đã chịu bao nhiêu điều khổ sở cay ắng. Tôi chỉ xin nhắc lại việc đứa con trai Thị Loan chết oan".

Rồi trạng sư kể lại việc bà Phán giao đứa cháu cho thầy cúng: câu chuyện đó, Thảo đã kể cho ông ta biết một cách rành mạch:

- Chính bà mẹ chồng đã giết cháu bà mà không biết. Mà lại còn đổ cho Thị Loan cái tội giết con! Đến nay, bà đổ cho Thị Loan cái tội giết chồng, nhưng bà có biết đâu, con bà chết là lỗi ở bà, lỗi ở cái luân lý trái mùa và quá ư nghiêm ngặt kia. Người có tội chính là bà mẹ chồng Thị Loan và cái luân lý cổ hủ kia.

"Nhưng nếu vượt lên trên, và nghĩ rộng ra không kể đến cá nhân nữa, thì bao nhiêu những việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả, mà lỗi ở sự xung đột hiện thời đương khốc liệt của hai cái mới, cũ.

"Ta không thể không nhận thấy điều đó. Chính người Pháp đến đây để đem văn hóa tây phương, chính người Pháp đã dạy họ những lý lẽ mới, đã cho họ những quan niệm mới về cuộc đời.

"Ông chưởng lý có nói rằng người Pháp đến đây để giữ lấy nền tảng dân bảo hộ, và nền tảng ấy là gia đình. Tôi cũng nhận như thế. Nhưng ta đã hết sức dạy cho họ tiến thì phải cho họ tiến lên. Giữ họ lại là một việc thất sách, mà giữ lại cũng không được nào.

"Xã hội An Nam bây giờ không như xã hội An Nam về thế kỷ thứ 19. Gia đình bây giờ không thể để nguyên như gia đình về thế kỷ trước được nữa. Ở các nước Viễn Đông, Nhật, Tàu, Xiêm, nhất là nước Tàu thủy tổ của nền văn hóa Á đông, cái phạm vi gia đình bây giờ cũng không như trước nữa.

"Giữ lấy gia đình! Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ bỏ từ lâu, mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ! Ấy thế mà, có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An Nam.

"Bà mẹ chồng Thị Loan, vì vô tình, vì thói quen lưu truyền đã dùng đến cái quyền đó cũng như trăm nghìn bà mẹ chồng khác ở xã hội An Nam.

"Những người đã được hấp thụ văn hóa mới đã được tiêm nhiễm những ý tưởng về nhân đạo, về cái quyền tự do cá nhân, lẽ cố nhiên là tìm cách thoát ly ra ngoài chế độ đó, ý muốn ấy chánh đáng lắm. Nhưng thoát ly không phải dễ dàng như ta tưởng. Ngoài những người nhẫn nại sống trong sự phục tùng như Thị Loan đây, biết bao nhiêu người không chịu nổi cái chế độ cay nghiệt ấy đã liều mình hy sinh cho thoát nợ".

Trạng sư rút trong cặp ra mấy tập thuật trình cũ có đánh dấu bút chì đỏ và đọc vài đoạn thí dụ:

- Đó, các ngài coi, chính chúng ta mới là có tội lớn. Cho họ học cái mới mà không tạo ra cho họ một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của họ.

"Buộc cho Thị Loan cái tội giết người ư? Thị Loan không giết người!

"Buộc cho Thị Loan cái tội quấy rối gia đình ư? Chính Thị Loan lại là người tha thiết muốn được yên sống trong gia đình.

"Thị Loan chỉ có mỗi một tội là cắp sách đi học để rèn luyện tâm trí thành một người mới, rồi về chung sống với người cũ. Thị Loan chỉ có mỗi tội đó. Nhưng tội ấy, Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu đau khổ.

"Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng, tức là tỏ ra rằng cái chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chỗ cho một chế độ gia đình khác hợp với cái đời mới bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới.


"Các ngài tha cho Thị Loan tức là tha cho một người đã bị buộc tội oan, tha cho một người đau khổ vì đã bị phí cả một đời thanh xuân và đã đem thân hy sinh cho cái xã hội mới cũ khắt khe này".

Tiếng trạng sư im bặt, Dũng nhìn thoáng thấy Thảo ngồi cạnh Lâm đương đưa khăn lên thấm nước mắt. Đến lúc ông chánh án hỏi bị cáo nhân có muốn nói gì thêm không, Loan lạnh lùng đứng dậy, ra vịn vào vành móng ngựa và thong thả nói:

- Trạng sư đã nói thay cho tôi. Những ý tưởng về mới, cũ, trạng sư vừa phân bày rất đúng với tình cảnh bọn chị em bạn gái mới chúng tôi. Tôi tiếc rằng chính tôi là người ở trong cảnh mà không có giọng hùng hồn để nói cho mọi người cảm thấy rõ những nỗi thống khổ mà chúng tôi đã phải chịu. Không phải tôi cốt để tòa rủ lòng thương riêng đến một mình tôi, vì tôi đã đành cam chịu lấy hết các thứ hình phạt mà xã hội bắt tôi phải chịu. Tôi nói cốt để chị em gái mới, đến đây nghe, biết rằng nếu các chị muốn được hưởng hạnh phúc với chồng con, thì điều trước nhất, các chị em phải tìm cách sống một đời riêng, một đời tự lập, tránh sự chung sống với bố mẹ, họ hàng nhà chồng và nhất là cố vượt hẳn ra ngoài quyền của cha mẹ chồng thì mới mong gia đình hòa thuận.

Rồi Loan quay lại phía bà Phán:

- Tôi xin lỗi bà và rất hối hận rằng vì tôi mà con bà đã thiệt mạng oan. Đến bây giờ, tôi không còn là con dâu bà nữa, tôi có thể nói ra một cách chân thật cảm tưởng của tôi đối với bà trong bao lâu. Bà với tôi là hai người không thể hiểu nhau được. Đã như thế mà phải ở với nhau, tất không sao tránh được sự xung đột. Lỗi đó không phải ở ai cả. Biết vậy nên dẫu có bị tù tội chăng nữa, tôi cũng không oán hờn ai chút nào, còn như bà, nếu bà vẫn coi tôi như kẻ thù, đó là quyền riêng của bà. Tôi xin lỗi cô hai đã vì tôi mà góa bụa, trên tay còn đứa con thơ mồ côi cha sớm. Tôi xin hết cả những người trong họ chồng tôi nghĩ lại và nếu không hiểu được tôi chăng nữa, thì cũng nên khoan dung mà biết cho rằng trong hết thảy những người bấy lâu phải xô xát nhau, vì không hiểu nhau, tôi là người đã chịu nhiều đau đớn nhất, là người đáng thương nhất.

Loan cúi đầu yên lặng. Ông chánh án ân cần hỏi:

- Cô còn muốn nói gì nữa không?

Loan đáp:

- Tôi nói thế đủ rồi.

Rồi Loan lại thong thả về ngồi chỗ cũ.

Ông chánh án quay mặt hỏi ý kiến hai ông bồi thẩm, rồi đứng lên. Cả tòa cùng đứng dậy một loạt, tiếng người rào rào lẫn với tiếng hô bồng súng. Dũng vội vàng ra phía cửa sổ: chàng cúi nhìn xuống dưới vườn hoa và chống hai tay vào má cho mọi người khỏi nhận thấy mặt.


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #23  
Old 11-08-2004, 06:33 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 23



Tòa tha trắng án.

Sau một hồi vỗ tay ran, người trong phòng kéo ra ngoài quá nửa, vì phần nhiều họ chỉ đến để xem xử việc Loan.

Dũng đi lẩn vào đám ông, cố lánh ra hiên gác bên kia, rồi đưa mắt nhìn lại chỗ Loan đứng. Chàng thấy bà Hai và vợ chồng Lâm quấn quýt bên người Loan, vui mừng hớn hở, luôn luôn cười nói.

Loan, vẻ mặt vẫn thản nhiên như không, chỉ thỉnh thoảng hơi mỉm cười nhìn Thảo bằng đôi mắt dịu dàng mà Dũng thấy ngụ không biết bao nhiêu tình âu yếm. Lúc đó Dũng chỉ muốn Loan trông ra phía chàng để trong giây lát chàng cũng được hưởng cái nhìn âu yếm của Loan. Chàng đã toan không giấu giếm nữa, lại gần để mừng Loan, nhưng nghĩ lại chàng mới biết ý định của chàng là vô lý: chàng chưa thể gặp Loan ngay bây giờ được.

Chàng lẩm bẩm:

- Để lúc khác vội gì.

Rồi chàng đi rẽ sang bên tòa nam án để lánh mặt vì sen đầm đang dẫn Loan đi về phía chàng, xuống dưới nhà. Đợi cho mọi người đã ra cả, Dũng thong thả xuống gác, rồi ra cửa sau lần theo phố hàng Bông Thợ Nhuộm về nhà Hoạch.

Nửa giờ sau, ở trong tòa án, bốn cái xe song song đi ra. Ngồi trên xe, nhìn gió đùa ánh sáng trong rặng cây sơn điệp, nhìn mây bay lẹ làng trên trời xanh, Loan mỉm cười sung sướng:

- Bây giờ mình mới thật là tự do, hoàn toàn tự do.

Đôi mắt Loan bỗng thoáng qua vẻ buồn xa xăm nghĩ đến người ở bên trời, Loan thở dài thì thầm:

- Anh Dũng...

Một tiếng gọi to làm Loan giật mình nhìn sang Thảo hỏi:

- Việc gì thế chị?

Thảo đáp:

- Ông Hoạch nhờ tôi nói với chị để ông ta đến phỏng vấn.

- Báo nào thế?

- Báo Minh Nhật.

Thấy Loan nghĩ ngợi, Thảo nói luôn:

- Nên để ông ta đến, vì báo này xưa nay vẫn binh chị.

Xe đến phố Mới, Loan cảm động khi nhìn thấy nhà nàng và cái cửa hàng xơ xác của mẹ nàng: đã bốn tháng nay Loan chưa về đến nhà. Lần này là lần nàng về hẳn, như con chim bay về tổ cũ.

Bà Hai bảo con:

- Tao lo buồn nên cửa hàng để mặc cho người nhà trông nom.

Loan nói:

- Để từ nay, con sẽ ráng hết sức trông nom việc buôn bán cho mẹ.

Rồi nàng đưa mắt nhìn cửa hàng khắp một lượt, mỉm cười nói với Thảo:

- Em trở lại một cô hàng chiếu, giá me em cứ để cho em buôn bán từ trước thì đâu đến nỗi.

Loan ngừng lại vì nàng biết nói lỡ lời: câu nói của nàng có một câu nói trách bà Hai.

Loan đã biết rằng mẹ nàng không thể nào hiểu được những việc xảy ra từ xưa đến nay, nhưng thấy vẻ mặt, Loan cũng đoán chắc rằng mẹ nàng rất hối hận mà không nói ra.

Lúc mọi người đến thăm đã về cả, trong nhà chỉ còn lại hai mẹ con trơ trọi, bà Hai ứa nước mắt gọi Loan lại, toan kể lôi thôi, nhưng Loan gạt đi:

- Con xin mẹ từ nay đừng nghĩ lôi thôi gì thêm phiền lòng. Mẹ nên quên đi, quên hẳn những chuyện ấy đi, coi như là không có, coi như là con vẫn ở nhà với me như độ con còn con gái, chưa lấy chồng.

Ngừng một lát Loan lại nói tiếp:

- Vả con cũng không bao giờ lấy chồng nữa. Suốt đời ở cạnh me để cho me được vui tuổi già.

Nói vậy, nhưng trong thâm tâm Loan, Loan biết rằng mình vừa tự dối mình.



__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #24  
Old 11-08-2004, 06:36 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 24



- Sao chị đến chậm thế?

Thảo vừa cười nói vừa dẫn Loan sang bàn ăn. Loan đáp:

- Em bị phỏng vấn.

- Ông Hoạch phải không?

- Vâng, ông ấy hỏi mãi, cho nên em đến chậm. Em bây giờ thành ra nổi tiếng... Nhưng chẳng biết tiếng tốt hay xấu.

Đưa mắt nhìn bàn ăn thấy trên bàn phủ vải trắng có để một bình đầy hoa cúc với chai rượu và mấy chiếc cốc pha lê trong phản chiếu ánh đèn sáng loáng. Loan tắc lưỡi bảo bạn:

- Làm gì mà sang thế này?

Rồi Loan nhìn hết món đồ ăn nọ đến món đồ ăn kia, hí hởn như đứa trẻ ngây thơ:

- Đã mấy năm nay em mới được bữa cơm ăn vui vẻ như thế này. Mà vui thì chắc là ngon... Em sẽ uống thật say.

Loan trạnh nhớ lại những bữa cơm ở nhà chồng, những bữa cơm buồn tẻ, ăn cốt lấy no, trong một bầu không khí nặng nề, người ngồi cùng mâm nhìn nhau một cách hằn học khó chịu.

Loan uống cạn hai cốc đầy, trong người đã thấy choáng váng, còn đưa cốc rót thêm:

- Em sẽ uống thật nhiều để kỷ niệm cái ngày hôm nay... ngày em đoạn tuyệt với cái đời cũ...

Hai con mắt Loan lúc đó sáng quắc, đôi má đỏ hồng, mấy sợi tóc mai rủ xuống thái dương bóng loáng ánh đèn. Thảo thấy Loan trẻ hẳn lại, nói đùa:

- Trông Loan trẻ đi được hai mươi bốn tiếng đồng hồ, hồng hào như độ còn con gái.

Loan hơi thẹn, nhấc cốc lên và thoáng trong giây lát nhớ cái đêm trước hôm về nhà chồng, Dũng nâng cốc mời nàng uống rượu. Nàng nói:

- Xin anh chị uống cạn chén rượu này, để mừng em, mừng em thoát ly...

Rồi Loan cất tiếng cười giòn giã tiếp luôn:

- Và để tiễn em lên đường...

Thảo sửng sốt hỏi:

- Đi đâu mà lên đường?

Loan vừa cười vừa nói:

- Không, để tiễn em lên con đường mới... Đó là em nói bóng ấy, và đố chị đoán ra... em sắp thành nữ văn sĩ...

Thấy bạn không hiểu, Loan nói tiếp:

- Nghĩa là em tập sự... Ông Hoạch bảo em cố viết, rồi ông ấy đăng lên báo cho. Ông ấy lại hứa cho em công việc làm ở nhà; đánh máy chữ tính tiền. Viết thì em chịu, nhưng rồi em sẽ đi học đánh máy để kiếm thêm giúp mẹ em, em phải nghĩ đến cách kiếm ăn chứ...

Loan chỉ giữ được tỉnh táo đến lúc ấy thôi, hơi rượu bốc lên làm nàng quên cả đứng đắn, nghiêm trang, nàng nói:

- Để cái ông mặc áo thụng đen khỏi mắng em nữa.

Rồi nàng đứng dậy, giơ thẳng tay bắt chước giọng nói của chưởng lý:

- Tôi xin tòa trị tội thật nặng để làm gương cho người khác. Thị Loan là một người kiêu hãnh, Thị Loan là một người nham hiểm, gian trá... Có tội với gia đình.

Ba người cùng cười vang.

Phần thì say quá, phần thì nói nhiều hóa mệt, Loan ra ngồi ở ghế đệm dài, gục đầu vào tay, thiếp đi. Mãi đến lúc người nhà bưng cà phê lên, nàng uống hết cốc cà phê nóng và ăn hết nửa quả cam mới thấy tỉnh hẳn.

Nàng đưa tay vuốt tóc, nhìn hai bạn bâng khuâng như người ta vừa tỉnh mộng.

- Vui quá nhỉ?

Lâm nói:

- Hôm nay thật là hoàn toàn vui... chỉ còn thiếu...

Thảo đoán được ngay ý chồng, vội đưa mắt nhìn chồng ra hiệu. Lâm hiểu ý vợ, nói chữa:

- Chỉ còn thiếu cái lò sưởi.

Thảo đỡ lời chồng:

- Phải ấy, hôm nay rét mà quên bẵng đi mất.

Ngồi trước lò sưởi đã bắt đầu cháy đỏ lửa, nghe tiếng củi lách cách, Loan mơ mộng nhớ lại cả quãng đời quá khứ, hồi cùng Dũng từ biệt, mỗi người đi một ngả, nay nàng lại trở về đời cũ, nhưng trở về một mình.

Nàng thu người co hai tay ôm lấy ngực như người sợ lạnh, nhưng thật ra, nàng thấy một nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn. Hơi rượu tàn, cuộc vui gượng đã qua, Loan chua chát nhắc lại mấy câu của Hoạch tình cờ nói đến Dũng khi phỏng vấn nàng. Vì mấy câu đó, Loan chắc rằng Dũng bây giờ không phải như Dũng ngày trước nữa, nàng biết rằng Dũng đã đổi khác và nàng đối với Dũng, nay chỉ như một người xa lạ... Là trong khi phỏng vấn Loan và nói chuyện xa gần về mới cũ, Hoạch đã vô tình nhắc đến tên Dũng, một người bạn của chàng để làm thí dụ, và khi Loan hỏi gặn, Hoạch vô tình cho biết rằng Dũng có về Hà Nội, nhưng không ra tòa án, về Hà Nội vì có việc riêng rồi lại phải đi ngay.

Loan không thể hỏi tường tận để biết hơn nữa, vì không tiện, nhưng thế cũng đủ cho nàng hiểu rõ rằng Dũng không yêu nàng, và không những thế, lại hững hờ không thèm để ý đến nàng nữa.

Thảo hỏi:

- Chị lạnh hay sao mà ngồi co ro thế kia?

Loan nói:

- Uống rượu vào nên dễ thấy lạnh. Chị ngồi xuống đây nói chuyện cho vui.

Lúc nói chuyện, Thảo lấy làm lạ không thấy Loan đả động gì đến Dũng, nàng đoán Loan có sự gì muốn giấu. Nhìn Loan thu hình trước lò sưởi, hai con mắt lờ đờ nhìn lửa cháy, Thảo không thể không nhớ lại mấy năm về trước đây, cũng một đêm mùa đông như đêm nay, Loan ngồi với nàng nói chuyện về Dũng; nàng còn như nghe rõ bên tai câu nói rất buồn rầu của Loan:

- Em sẽ đợi...

Năm năm qua... Loan bây giờ lại gặp một cảnh ngộ như trước, mà người Loan đợi trước kia không biết bây giờ Loan còn đợi nữa không? Tò mò muốn biết, Thảo khơi câu chuyện hỏi lân la:

- Ngồi lại đây nhớ lại mấy năm trước... Kể lại cũng :Dng thật.

Yên lặng một lúc, rồi Loan thong thả nói, mắt vẫn đăm đăm nhìn lửa cháy:

- Em thật như vừa tỉnh một giấc mộng. Em không muốn bao giờ nhắc đến cái đời cũ nữa. Coi như là không có. Em không muốn nghĩ nữa để có can đảm kéo nốt những ngày sống thừa của đời em.

Thấy hai giọt lệ long lanh ở khóe mắt Loan, Thảo tưởng bạn muốn nói đến cái đời làm dâu của bạn, nên ngạc nhiên không hiểu, vội nói một câu an ủi:

- Từ nay trở đi thì chị không còn lần nào phải khóc nữa.

Loan lấy khăn thấm nước mắt nói:

- Giá em có tỏ nỗi lòng cho chị biết được thì cái khổ của em nhẹ đi đôi chút.

Nói xong Loan lại sợ Thảo đoán rõ ý riêng mà Loan biết là chưa thể ngỏ cho Thảo được, nên vội nói tránh:

- Nhưng không sao, dần dần rồi em cũng có thể quên, quên hẳn được... Em chỉ ước ao rằng nhờ em mà có người thoát được cái cảnh đời đau lòng như cái cảnh đời em vừa qua.



__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #25  
Old 11-08-2004, 06:38 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 25



Một mình Loan ngồi trên cái hòm da đen, dựa lưng vào tường, khoanh tay, đưa mắt nhìn quanh gian nhà trống không. Đồ đạc đã cho lên cả xe bò đem lại nhà nàng mới thuê, vì cái nhà này, cái nhà của cha mẹ nàng, của nàng nay đã bán cho người ta rồi. Loan nhờ Thảo tìm hộ người mua, trong hai tháng mới bán được đúng ba nghìn bạc đủ tiền trả món nợ bà phán Lợi. Từ ngày bà Hai mất đi đó đến nay trên bốn tháng đó Loan chỉ quanh quẩn với cái ý tưởng bán nhà để trả nợ. Nàng muốn không còn dính dáng một tí gì với đời cũ nữa. Còn lại một mình, nàng mong giũ sạch bụi đường cũ, để thảnh thơi tiến bước một cảnh đời mới mà nàng vẫn khao khát bấy lâu.

Từ sáng đến giờ, trong lúc dọn nhà, nàng có cái cảm tưởng như người sắp sửa bắt đầu một cuộc đi chơi xa; nàng hồi hộp lo sợ, nhưng trong cái sợ có lẫn cái vui sắp được sống một cuộc đời tự lập, không lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được.

Tiếng người hỏi ở cửa làm nàng giật mình ngoảnh mặt trông ra. Bà Đạo và bà Cả Toại, một người dì của Loan vừa đi vào vừa ngơ ngác nhìn quanh:

- Làm sao thế này?

Loan mỉm cười đáp:

- Thưa cô, cháu dọn nhà.

- Làm sao lại dọn nhà?

- Nhà bán thì phải dọn đi, không đi người ta cũng không cho ở.

Bà Đạo còn ngạc nhiên:

- Chị bán nhà mà chị không nói qua với tôi một lời.

Loan yên lặng không đáp. Nàng cũng biết rằng nói qua với bà cô cũng không sao, nhưng nàng có ý giấu để tỏ ra rằng nàng muốn toàn quyền hành động, mà việc của nàng là việc riêng, không dự đến ai cả.

- Làm sao chị bán nhà.

- Cháu cũng vừa định nói để cô rõ. Cháu bán nhà để trả nợ bà Phán ở dưới ấp... Cháu phải bán vội, nếu không thì bà ấy cũng tịch ký. Bà ấy đã có thư dọa ngay từ khi mẹ cháu mất. Cháu bán vừa đủ trả nợ, bây giờ chỉ còn có hai bàn tay không.

Bà cả Toại nói:

- Hôm nay xấu ngày thế mà chị dọn nhà. Bây giờ chị định đi đâu?

- Cháu đã thuê được nhà ở dưới kia. Cháu định mở trường dạy học.

- Thế chị ở một mình.

Loan mỉm cười đáp:

- Thưa cô, không ở một mình thì ở hai mình sao?

Bà Đạo ngắt lời:

- Chị này lúc nào cũng đùa được. Chị ở thế bất tiện lắm. Tìm nhà dạy học thôi, còn chị thì về nhà tôi mà ở.

Loan biết bà Đạo thật tình muốn Loan về ở với mình, nhưng chính vì thế mà Loan sợ. Loan tìm cớ thoái thác:

- Thưa cô, khác nhà chớ có khác gì đâu. Bấy lâu cháu ở nhà một mình được, thì đến đằng kia không ở một mình được sao?

Thấy bà Đạo nói khẩn khoản mãi mà lời nói có ngụ ý bắt buộc, Loan không nhịn được nữa, nói vắn tắt mấy câu:

- Thưa cô, cháu đã nghĩ kỹ rồi.

Nghe giọng nói quả quyết của Loan, bà Đạo hiểu ngay rằng bà không thể sai khiến được Loan nữa, đối với đứa cháu ấy, bà không có quyền hành gì cả.

Bà nhìn vào trong, thấy bàn thờ ông Hai, bà Hai còn để đó, liền nói:

- Chị chưa đem bàn thờ đi?

Loan đáp:

- Lư hương với cây nến cháu đã bán đi rồi, đấy chỉ có cái bàn không, cháu để lại cho chủ mới.

Bà Đạo nói giọng trách móc:

- Tôi chỉ thương hại anh chị tôi không người thừa tự; để tôi đem bát hương về thờ vậy.

Loan nói:

- Cháu thì cháu chỉ biết thờ ở trong lòng. Cần gì phải bàn thờ, cần gì phải cần người thừa tự. Thừa tự làm gì để cho họ ngồi đấy hưởng, rồi lạy bày vẽ lắm trò lôi thôi.

Loan nhớ lại đưa đám bà Hai, một mình nàng chống cự với tất cả họ, nàng nhất định không tế lễ, cỗ bàn gì cả, lẳng lặng thuê xe đòn đưa mẹ đi nghĩa địa mặc những lời nhiếc móc, mỉa mai.

Có tiếng xe đỗ, bà Toại nhìn ra hỏi Loan:

- Ai ấy?

- Bà chủ nhà này.

- Thôi, chúng tôi về. Chị dặn bà chủ nhà để tôi cho người lại lấy bát hương. Chị văn minh thì thôi từ rày mặc chị.

Loan cố giữ vẻ tươi, tiễn hai bà ra cửa.

Sau khi đã giao nhà cẩn thận cho bà chủ nhà, Loan lên xe về chỗ ở mới. Nàng có cái cảm tưởng rằng lúc lên xe mới thực hẳn là lúc bắt đầu cuộc đời mới của nàng.

Chỗ ở của Loan là một lớp nhà hai gian ở vào góc vườn một cái đền cổ. Gian nhà nhỏ Loan dùng làm buồng ngủ, còn gian rộng dùng làm lớp học. Bàn ghế và bảng đen thì Loan đã nhờ Thảo mua rẻ lại của một trường học tư. Tuy ở trong đền, nhưng vì vườn rộng và có cửa ra vào riêng, nên cũng không có gì bất tiện. Đầy tớ của nàng thì vẫn là con sen trước kia ở với bà phán Lợi, sau Loan gọi về nuôi từ khi nó bị bà Phán đuổi đi.

Lúc Loan về tới đền thì Lâm và Thảo đã có ở đấy rồi. Thảo cười nói:

- Vợ chồng tôi đến xem nhà mới của chị... Và trường học của chị.

Thảo vừa nói vừa chỉ tay ra hiệu bảo Loan nhìn vào trong nhà. Loan ngạc nhiên mừng rỡ:

- Kìa có bàn ghế rồi kìa! Ai đem lại bao giờ thế?

- Tôi vừa cho khiêng lại trong khi dọn nhà. Bây giờ bàn ghế đã có, chỉ còn đợi học trò nữa là có thể gọi bạn tôi là bà giáo được rồi.

Lâm nói chữa:

- Cô giáo chứ lại, cô giáo nghe trẻ hơn...

Thảo cười:

- Cậu khá đấy. Đã mấy năm nay, bây giờ mới thấy cậu nói một câu có duyên.

Loan bẽn lẽn cúi mặt, đôi má hay hay đỏ:

- Anh giáo nói thế mà đúng. Em chỉ muốn làm cô giáo suốt đời... Không làm bà...

Rồi nàng nói lảng sang chuyện khác:

- Em được như thế này thực là mãn nguyện lắm rồi. Có lẽ từ nay em sẽ được sung sướng.

Rồi Loan mời Thảo ngồi ở bức tường lan can. Bên cạnh nàng, một cây lựu gió đưa phơ phất, hoa đỏ nở đầy như những nụ cười tươi thắm đón chào mùa hè rực rỡ sắp tới. Loan nói:

- Có lẽ em còn vất vả nhiều, nhưng em không ngại. Trong bao lâu em chỉ ao ước sống cái đời tự do, rộng rãi, không cái gì bó buộc, bây giờ được như thế, em hãy vui đã...

Nàng giơ tay ngắt một bông lựu vừa tẩn mẩn bứt cánh vừa nói:

- Thế mới biết cái hạnh phúc ở đời giá cũng đắt thật... Kể ra muốn như thế này thì phỏng có khó gì đâu, đáng lẽ có thể được ngay từ bao giờ rồi, thế mà...

Loan dịu giọng nói thong thả như người kể chuyện:

- Đáng buồn nhất là phải đợi đến lúc những người thân yêu mất đi rồi mới thấy được hạnh phúc. Sao ngay từ độ thầy me em còn, lại không thể thế được. Cớ sao vậy?

Nhìn những cánh hoa lựu rơi rải rác trên vạt áo trắng, Loan tự nhiên thấy thoáng hiện trong trí cái ý tưởng so sánh những cánh hoa với những giọt máu còn tươi. Nàng cau mày chua chát nói tiếp:

- Dễ dàng như thế mà trải qua bao nhiêu khổ sở, tay nhuộm máu, thân phải tù tội mới có thể được.

Thấy con sen bưng khay nước ra, Loan giũ những cánh hoa trên áo, đứng dậy vui vẻ mời Lâm và Thảo:

- Anh chị xơi nước... Em bây giờ sống cô độc thế này, chỉ mong anh chị đến chơi cho vui.

Thoáng nghĩ đến Dũng, nàng đăm đăm nhìn nước ở trong chén bốc lên, giọng nói xa xăm:

- Ở đời không biết thế nào cả. Bao nhiêu người thân yêu mất dần. Bây giờ chỉ còn có anh chị mà thôi. Còn ai nữa?

Thảo muốn nhân câu nói của Loan để hỏi dò ý tứ Loan đối với Dũng, điều mà nàng vẫn muốn biết rõ từ hôm ăn tiệc mừng Loan. Nàng làm như người vô tình, thẫn thờ nói:

- Còn anh Dũng không biết độ này ẩn núp ở đâu mà không thấy tin tức gì cả.

Loan đáp:

- Bây giờ thì anh ấy còn nghĩ gì đến chúng mình nữa. Từ ngày anh ấy đi tới giờ dễ thường đã năm, sáu năm rồi, còn gì...

Thảo nói:

- Giá bây giờ anh ấy về thì chắc thấy nhiều sự thay đổi. Không biết anh ấy có xem nhật trình không?

Lâm cười đáp:

- Anh ấy mà lại không đọc nhật trình.

- Thế thì chắc anh Dũng biết việc chị Loan?

- Sao lại không biết.

Câu chuyện đến đây thì ngừng hẳn lại, ba người lẳng lặng uống nước và cùng một ý tưởng như nhau, nhưng không ai dám nói cho ai hay.

Loan làm như không nghĩ đến việc ấy nữa, vội vàng hỏi Thảo:

- Mai là chủ nhật phải không chị? Tôi quên cả ngày, giờ.

Lâm nói đùa:

- Cô giáo thế thì hỏng. Cần nhất ngày chủ nhật lại quên.

Loan vui mừng nói:

- Thế thì sáng mai anh chị lại xơi cơm với em mừng trường học mới và... Mừng em lên chức cô giáo.


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #26  
Old 11-08-2004, 06:39 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 26



Loan ngửng mặt chăm chú nhìn qua rặng cây và rất lấy làm lạ khi thấy hai cô học trò nhỏ đi qua lại ngoài cổng mấy lượt, thập thò không dám vào. Khi đã nhận thấy mặt, Loan cất tiếng gọi:

- Phương, Hảo vào đây?

Hai chị em đi tắt qua bãi vào, vẫn có dáng rụt rè, e sợ. Loan hỏi:

- Việc gì thế, hai em?

Phương sợ hãi nói:

- Thưa cô không.

Lúc đó Loan mới sực nhớ ra hai chị em trò này sáng nay không đến học.

- Sao sáng nay hai chị em nghỉ học?

Phương đáp ngập ngừng:

- Thưa cô... Thưa cô...

Loan hiểu ngay; Phương và Hảo đến xin phép nàng thôi học, cũng như những học trò khác. Loan dạy học được hai tháng, thầy trò đã bắt đầu mến nhau thì bỗng nàng thấy số học trò một ngày một kém, hết trò nọ xin thôi lại đến trò kia. Loan không cần nghĩ ngợi cũng biết được rằng không phải là nàng dạy kém, vì học trò nào thôi cũng có ý mến tiếc nàng. Loan chắc có người mưu hại nàng bằng cách nói xấu nàng với bố mẹ học trò. Mà không cần nói xấu nữa, cứ việc kể lại chuyện cũ của nàng cũng đủ cho bố mẹ học trò sợ không dám cho con đi học. Loan biết vậy từ trước nên đã phải hết sức giấu giếm quãng đời quá khứ của mình, nàng phải thuê nhà ở chỗ hẻo lánh này cho khỏi gặp người quen thuộc và nàng đã phải cẩn thận đổi tên và bảo học trò gọi mình là cô giáo Hồng. Nghĩ đến bà phán Lợi, Loan cau mày lẩm bẩm:

- Mình muốn quên, nhưng người ta lại không muốn quên.

Rồi nàng dịu dàng bảo Phương:

- Em không sợ, cô không phạt về tội nghỉ học sáng nay đâu. Phạt làm gì nữa, vì hai em đến xin phép cô thôi học, có phải thế không?

Phương và Hảo đưa mắt nhìn nhau như lấy làm lạ rằng sao cô giáo đoán trúng. Phương lúc đó mới dám nói thật:

- Thưa cô vâng, chúng con đến xin phép cô cho chúng con nghỉ học... ít lâu.

Loan hỏi gặng:

- Cô biết hai em không bao giờ nói dối, vậy hai em cứ nói rõ cho cô biết vì lẽ gì hai em nghỉ học?

- Thưa cô chúng con sắp phải về quê.

Loan không nghe câu trả lời của học trò, tắc lưỡi, nói một mình:

- Mình cũng lẩn thẩn lắm. Chúng nó biết thế nào được.

Rồi nàng nói to:

- Thôi hai em về. Còn tiền học tháng này chưa trả, hai em nói với thầy mẹ rằng cô giáo không lấy nữa đâu.

Phương và Hảo vừa ra khỏi một lúc thì một cô bé, vẻ mặt sáng sủa cắp sách vào chào Loan. Loan âu yếm hỏi:

- Có gì lạ không, em Bảo?

Bảo đáp:

- Cô giáo sáng này có cho con một bài tính khó quá, con nghĩ mãi không hiểu.

- Vào đây cô giảng cho.

Bảo mấy tuần lễ trước còn là học trò của Loan và cũng bị cha mẹ bắt thôi để đi học trường khác. Bảo thông minh học giỏi nhất lớp cho nên khi Bảo thôi, Loan lấy làm buồn hơn cả. Nhưng vì thầy trò mến nhau, nên Bảo lẻn nhà sang trường Loan để hỏi han Loan và học thêm.

Hai thầy trò vừa mới ngồi vào bàn, thì ở ngoài có tiếng người đàn bà hỏi con sen:

- Tôi muốn hỏi cô giáo Hồng.

Loan chưa oán được tiếng ai cả, thì một người đàn bà to béo đã đứng ở bậc cửa nhìn vào, Loan vội hỏi:

- Bà muốn gì?

Người đàn bà, nét mặt hầm hầm sẽ gật đầu chào Loan, rồi cất tiếng giận dữ gọi:

- Bảo ra ngay đây.

Loan thấy Bảo mặt tái mét, run sợ vội vàng ôm sách vào lòng, rụt rè ra cửa. Người đàn bà không nói một lời, tay trái níu lấy vai Bảo, rồi giơ tay phải tát hết sức vào má. Loan vừa sửng sốt, vừa giận đứng lên nói:

- Bà không được làm thế.

- Nó là con tôi.

Thấy bà kia toan tát Bảo cái nữa, Loan sấn lại cản:

- Tôi vẫn biết nó là con bà... Nhưng đây là nhà tôi, bà không có quyền đánh con bà ở nhà tôi.

- Tôi dạy con tôi.

Loan chỉ tay ra cửa:

- Bà về nhà bà dạy con bà.

Người đàn bà đẩy con ra ngoài, nhìn thẳng vào mặt Loan:

- Tôi không cho con tôi học cô. Nếu cô còn cứ để nó đi lại đây thì tôi sẽ trình cẩm cho cô biết.

Loan giận lắm, nhưng vẫn mỉm cười:

- Bà cứ việc giữ con bà, còn tôi, tôi không muốn nói chuyện với một người vô lễ. Bà ra ngay khỏi nhà tôi tức khắc, bà biết điều đừng để đến nỗi tôi đuổi bà ra.

Thấy Loan nói giọng quả quyết, người đàn bà hơi chột dạ lùi dần ra cửa, rồi cầm tay con kéo đi, vừa kéo vừa lẩm bẩm chửi mắng. Loan đứng nhìn theo:

- Cô nào tốt số về làm dâu bà này thì phải biết. Đấy là đối với mình, một người không thuộc quyền họ, mà còn thế ấy.

Loan cau mày:

- Bây giờ mình không thuộc quyền ai nữa, nhưng còn dính dáng với bọn này thì chưa yên thân.

Đưa mắt nhìn sang lớp học thấy học trò đã tới đông đủ, Loan thong thả vào lớp, rồi đứng cạnh bàn đưa mắt thầm đếm số học trò. Loan ngồi xuống, một tay uể oải mở cửa sổ, một tay ôm trán, nghĩ ngợi. Học trò vẫn yên lặng đợi mãi không thấy cô giáo gọi đọc bài. Một lúc Loan mới ngửng lên, nhìn khắp một loạt rồi ôn tồn nói:

- Thôi cho các chị nghỉ học...

Học trò ngơ ngác nhìn cô giáo không hiểu.

- Cho các chị nghỉ học hẳn. Bắt đầu từ nay, tôi không dạy học nữa.

Thấy học trò nhao nhao muốn hỏi, Loan giơ tay:

- Các chị thu xếp sách vở rồi về ngay, nói với thầy mẹ ở nhà rằng cô giáo phải đi xa, nên không dạy học nữa. Tôi khuyên các chị có đi học trường khác vẫn được chăm chỉ và ngoan ngoãn như ở đây. Thôi, các chị về, cô còn phải xếp dọn.

Học trò đứng cả lên xúm quanh bàn Loan hỏi chuyện, nhưng Loan gạt đi và bảo ra ngay.

Lúc học trò về cả rồi, ở lại một mình trong lớp học vắng tanh, Loan ngồi gục đầu xuống bàn yên lặng như pho tượng.

Tiếng con sen làm Loan giật mình ngửng lên:

- Cô cho học trò nghỉ học?

- U(`, cho nghỉ hẳn, từ nay tôi không dạy học nữa.

Rồi Loan bảo con sen:

- Chị liệu xem đâu có việc thì đi tìm việc mà làm. Cô không thể mướn chị được nữa.

- Thưa cô, cô định đi đâu bây giờ?

- Cô không đi đâu được cả, nhưng cô hết tiền thì thầy trò phải liệu đi tìm việc làm riêng kiếm ăn.

Con sen đứng cúi đầu ngẫm nghĩ một lát, rồi nói giọng chân thật:

- Thưa cô, miễn ở với cô có đủ cơm ăn là con xin ở mãi. Tiền công cô cho con mấy tháng nay, con chỉ ăn quà tiêu nhảm.

- Thế còn chồng con chị?

- Thưa cô, con chưa có cháu nào. Còn chồng con nó đi làm thợ mộc cũng đủ tiêu, con không phải lo.

Rồi con sen cười để che cảm động:

- Ở với cô chẳng bao giờ sợ đói. Thế là đủ. Mà dẫu có đói nữa thì hai cô cháu cùng đói. Xin cô đừng ngại.

Loan cũng cười theo, nói:

- Bây giờ phải lo việc nhà cửa. Cái nhà này thuê đắt quá, phải đi tìm cái rẻ hơn.

Con sen đáp:

- Con nghe phong phanh hình như bà Đồng đến cuối tháng này muốn đòi lại nhà.

- Tôi đã biết trước. Bà Đồng thế nào chẳng quen bà phán Lợi. Lạ gì!

Rồi Loan dặn con sen:

- Cốt nhất là đừng nói cho bà giáo Thảo biết. Cứ nói là cô tìm được việc làm ở nhà báo nhiều tiền hơn, nên thôi dạy học.


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #27  
Old 11-08-2004, 06:41 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 27



Dũng và một người bạn cùng xuôi thuyền về đồn điền Độ. Lúc thuyền ở sông Thao rẽ sang sông Đà, đi sang đồi thông bến đò Trung Hà được ít lâu, thì trời đã chiều. Dũng bảo bạn:

- Khó lòng mà về kịp được, anh Chúc ạ. Tới Thanh Thủy thì tối mất.

Chúc nói:

- Hôm nay có trăng.

- Có trăng cũng không thể đi được, vì phải qua rừng. Đành phải ngủ lại dưới thuyền vậy.

Chúc cười đáp:

- Ngủ lại càng hay. Đêm lạnh, tôi đã có cái áo này.

Rồi hai người yên lặng trông ra cảnh chiều trên sông cùng nghĩ đến cái thú sắp được nghỉ ngơi sau mấy tháng trời vất vả.

Về phía tay phải, núi Tản Viên đã bắt đầu mờ mờ trong sương. Những bãi cát nổi trên mặt sông lúc nãy nhuộm vàng dưới ánh chiều tà lướt qua, bây giờ đã biến ra sắc trắng dịu. Trong một vài chiếc thuyền, cắm sào đậu bên cạnh bãi, ánh lửa thổi cơm chiều thấp thoáng giãi vàng trên mặt nước đen.

Bỗng trên sông yên lặng, một tiếng hát ở đâu văng vẳng đưa lại, Chúc tắc lưỡi, rồi muốn đáp lại câu hát, Chúc nghịch bắt chước giọng buồn rầu se se ngâm:

... Thuyền ai đỗ bến mặc ai

Quanh thuyền trăng giãi, nước trôi lạnh lùng

Hát xong, Chúc nói:

- Chúng mình tưởng như được ở bến Tầm Dương vậy.

Không thấy Dũng nói gì, Chúc quay lại. Dũng như không biết có Chúc ở bên cạnh, ngồi chống tay vào cằm, mắt nhìn ra chân trời, yên lặng lắng tai nghe một tiếng gọi từ ở nơi đâu xa đưa lại.

Con thuyền vẫn từ từ lướt trên mặt nước.

Dũng quay lại hỏi Chúc:

- Trong đời anh, anh đã yêu ai chưa?

Chúc lấy làm lạ:

- Anh hỏi đùa chơi?

Dũng nói:

- Anh thì cái gì cũng cho là đùa. Tôi chắc anh chưa biết thế nào là tình yêu?

Chúc cười đáp:

- Cũng có lẽ... vì tôi đã nhất định không yêu ai. Tội gì yêu một người để bận bịu vì nhau, trong lúc mình có thể yêu khắp mọi người được. Trong cuộc đời nay đây mai đó của tôi, tôi đã gặp biết bao nhiêu người đẹp, người nào tôi cũng yêu, tuy chỉ yêu thoảng qua trong chốc lát... Nhưng tôi không để ai yêu tôi bao giờ.

Chúc lấy ngón tay gõ xuống mạn thuyền, nói tiếp:

- Vì để người ta yêu tức là để người ta giữ lại. Tôi, tôi cho đời là một cuộc du lịch dài, thấy cảnh đẹp chỉ ngắm qua chứ không thể dừng chân lại được; phải đi, đi tìm cảnh mới lạ mãi mãi.

Dũng thẩn thờ nói:

- Anh là một người sung sướng. Nếu tôi cũng có thể như anh được...

Chúc nhìn bạn mỉm cười:

- Hôm nay trông anh có vẻ bí mật tệ.

Dũng đáp:

- Đời người nào mà không có sự bí mật ẩn ở trong.

Thấy đã đến chỗ sông rẽ đôi trước huyện, Dũng gọi người lái ò:

- Bác cho thuyền ghé vào bờ, mua thức ăn xuống đây, rồi cho thuyền ra đậu ở bãi, mai chúng tôi mới lên bộ.

Chúc dặn với:

- Và nhớ mua nửa chai rượu nữa.

Đêm hôm ấy, trong cái khoang nhỏ, dưới ánh đèn le lói, hai anh em ngồi uống rượu quên cả trời đất.

Dũng chỉ yên lặng nhìn Chúc cười nói, hát luôn mồm. Mệt quá, Chúc vừa đặt mình xuống chiếu đã ngủ thiếp đi. Dũng nhìn bạn lẩm bẩm:

- Một người vô tư lự!

Chàng kéo cái áo dạ đắp cẩn thận lên người bạn, rồi ngồi dựa vào khoang, nhìn ra ngoài sông rộng; bấy giờ trăng đã lên, tỏa ánh sáng lạnh lẽo xuống bãi cát trắng mờ mờ. Những thuyền đậu đằng xa đã lẫn vào trong sương. Về phía tay trái, giữa lưng chừng mây có ánh lửa lập lòe: Dũng đoán chắc là người ta đốt rừng trên núi, nhưng không biết rõ là núi nào vì chàng đã say, nên không định được phương hướng.

Đã lâu lắm, chàng ngồi yên, mê man như đương ở trong một giấc mộng. Gió trên sông càng về đêm càng lạnh, hiu hắt thổi lọt vào khoang. Tiếng nước róc rách vỗ vào mạn thuyền như tiếng nói của đêm thanh thì thầm kể lể với Dũng những nỗi nhớ nhung thương tiếc...

Dũng đưa mắt nhìn bạn; thấy bạn vẫn ngủ yên, chàng lấy trong túi ra mấy mảnh giấy, rồi rút bút chì, cắm đầu viết...


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #28  
Old 11-08-2004, 07:10 PM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương kết



Loan mở cửa bước vào nhà uể oải đặt mấy cái gói lên bàn. Nàng vừa ở phố về, mua mấy thức lặt vặt để dùng trong ba ngày tết, vì sáng ngày con sen đã xin phép nàng về quê. Đưa mắt nhìn gian nhà vắng vẻ, tự nhiên Loan thấy buồn bã lạ thường. Trong lúc năm hết tết đến, Loan còn cảm rõ nỗi cô độc của nàng, một thân một mình sống trơ trọi, gian nhà này mỗi khi về nàng thấy ấm cúng bao nhiêu, thì chiều hôm nay có vẻ lạnh lẽo bấy nhiêu.

Loan nghĩ ngay đến việc lại chơi nhà Thảo để được gần gũi một người bạn có thể an ủi nàng trong lúc chán nản như lúc này.

Nàng vội cất mấy cái gói giấy vào ngăn kéo rồi khóa trái cửa, gọi xe bảo kéo lại phố Thảo ở.

Lúc đến nơi thì Lâm và Thảo đã ngồi vào bàn sắp cầm đũa. Loan cười hỏi:

- Hôm nay sao anh chị ăn cơm sớm thế?

Rồi không kịp để cho Thảo mời, nàng nói luôn:

- Anh chị cho em ăn cơm với... Hôm nay hết năm, buồn quá...

Tuy Loan vừa nói vừa cười, nhưng Thảo cũng đoán được tâm trạng Loan lúc đó, và hiểu thấu nỗi buồn của người bạn lẻ loi.

Âu yếm, Thảo nói:

- Chị ngồi vào đây. Rồi ở luôn đây ăn tết với chúng tôi. Hôm nay chúng tôi định thức đến giao thừa rồi dạo chơi phố xem họ đi lễ.

Rồi Thảo ghé vào tai Loan có vẻ bí mật:

- Tôi có một chuyện cần nói với chị hôm nay.

Tiếng pháo tiễn năm cũ ở một vài nhà đã bắt đầu nổ ran. Ba người ăn cơm xong cùng đứng lên. Thảo nói:

- Nhà tôi không có vẻ tết gì cả. Ở những gia đình khác thì bây giờ họ đã trang hoàng lộng lẫy...

Loan nói:

- Còn em thì em không có gia đình nào cả...

Nàng nhìn hai bạn mỉm cười:

-... Nhưng em có gia đình này.

Thảo nhìn Loan tinh nghịch:

- Biết đâu rồi chị không có gia đình khác.

Loan đáp:

- Không thể nào như thế được nữa.

- Tại chị không muốn đó thôi.

Loan không hiểu lời bạn nói, toan hỏi gặng, nhưng vừa lúc nói thì Lâm cầm mũ nói đi xem chớp bóng, hẹn tám giờ sẽ về. Thật ra Lâm lại nhà một người bạn để cho Thảo tiện nói chuyện riêng với Loan.

Trong buồng còn lại hai chị em. Thảo bảo bạn ra ngồi ở ghế đệm dài, rồi cắt cam mời bạn ăn. Loan nhắc lại câu chuyện lúc nãy:

- Em không hiểu vừa rồi chị định nói gì?

Thảo đáp:

- Tôi nói đùa chị ấy thôi?

Loan buồn rầu nói:

- Em thì còn mong đâu có gia đình, mà em cũng không muốn có gia đình nữa... không bao giờ nữa

Hai người ngồi yên lặng một lúc lâu... Một cơn gió thổi hắt chiếc màn đen treo ở cửa sổ.

Loan nói:

- Trời mưa, chị ạ.

- Chị ngồi dịch lại đây không ướt.

Loan đứng dậy đóng cửa, rồi ngồi lại chỗ Thảo, cúi đầu ngẫm nghĩ. Trời đã mờ mờ tối. Loan nói:

- Lúc nãy chị bảo muốn nói với em một câu chuyện cần...

Thảo nói:

- Chỗ chị em, tôi xin nói thật, mà chị cũng đừng giấu giếm tôi làm gì. Chị vẫn nói rằng chị thích sống cái đời cô độc. Đó là vì chị chỉ nghĩ đến những nỗi khổ đã gặp khi còn phải sống trong những gia đình cũ. Nhưng tôi, tôi biết chị lắm, tôi chắc chị cũng một đôi khi có cái hy vọng lập nên một gia đình mới như ý muốn của mình... Bây giờ không có cái gì bó buộc nữa... chị muốn sao được vậy.

Thấy Loan vẫn ngồi yên, Thảo nói tiếp:

- Chị cũng không nên cố chấp e ngại.

Loan ngửng lên nhìn bạn:

- Em biết vậy, nhưng không đời nào em có thể lấy chồng được nữa... Không đời nào. Suốt đời em sẽ sống như thế này.

Thảo nói:

- Chị không muốn nhớ lại ấy thôi, chứ tôi thì nhớ lắm. Tôi không hiểu vì cớ gì chị đã cố ý muốn quên cái tình cũ của chị đối với...

Loan vội ngắt lời Thảo:

- Em van chị, xin chị đừng nhắc đến chuyện ấy làm gì nữa. Em đã cố quên, thì chị cũng nên thương em đừng nói nữa.

Thấy bạn ngồi cúi đầu có vẻ đau đớn, Thảo vội nói:

- Xin lỗi chị. Nhưng tôi có hiểu chuyện gì đâu.

Loan vuốt tóc mai, thổn thức đáp:

- Chỉ vì thấy chị thương em, muốn cho em sung sướng, nên em tủi thân.

Thảo nói:

- Chị đã coi tôi như một người bạn thân, như một người chị ruột, thì có chuyện gì chị cứ nói thực, can gì phải giấu giếm.

Loan ngập ngừng nói:

- Em không muốn nói với chị, vì sợ xấu hổ. Em nhầm, nhầm đã hơn sáu năm nay. Em yêu Dũng - cái tình đối với Dũng, chị đã biết - nhưng chị có ngờ đâu rằng, đó chỉ là một mối tình mộng tưởng, yêu người ta, tưởng người ta yêu mình, mà thật ra từ trước đến nay, Dũng không bao giờ yêu em cả. Em nhầm và em muốn giữ riêng câu chuyện một mình mãi mãi.

Trong lúc đó, Loan vẫn cúi nhìn xuống đất nên không nhận thấy vẻ vui tươi thoáng hiện trên nét mặt Thảo. Loan thở dài nói tiếp:

- Huống hồ bây giờ em không còn là một thiếu nữ ngây thơ, trong sạch như trước kia nữa. Em chỉ còn mong có một điều là được mãi mãi sống như thế này, và quên hẳn chuyện cũ đi, quên hết.

- Nhưng mà có người lại chưa quên...

Câu nói của Thảo làm Loan ngạc nhiên. Nàng ngửng lên nhìn bạn và ngạc nhiên hơn nữa, khi thấy bạn đưa ra một cái phong bì gấp tư đã nhàu nát.

Loan hỏi:

- Thư của ai thế?

Thảo mỉm cười:

- Của người chưa quên chị... Anh Dũng.

Thấy bạn rụt rè không dám cầm, Thảo nói tiếp:

- Thư anh ấy gửi cho tôi. Nhưng tôi muốn để chị xem.

Rồi Thảo rút cái thư đặt vào tay Loan:

- Mong rằng từ nay hai người không hiểu lầm nhau nữa.

Thấy Loan cứ nhìn mình trừng trừng, Thảo giục:

- Thì chị đọc đi sẽ hiểu.

Muốn cho bạn khỏi ngượng, Thảo xoay mình, lấy một quả cam, thong thả gọt vỏ.

Loan giở thư ra, nhìn những chữ viết bằng bút chì, nguệch ngoạc không thẳng dòng rồi cúi đầu nhẩm đọc:

Thanh Thủy, ngày 17 tháng chạp...

Chị giáo,

"Em viết bức thư này cho chị, một đêm trăng mờ trên sông Đà. Em phải kê giấy vào ván thuyền để viết, mà viết trong lúc cảm động, tâm trí bàng hoàng; nên chữ khó đọc, xin chị cũng tha lỗi cho.

"Tuy đã ngoài sáu năm, em chưa về thăm chị, nhưng không bao giờ em quên được lòng tử tế của chị đối với em là lúc nào em cũng tin rằng chị vẫn coi em như người bạn thân đó hơn thế nữa đó một người em ruột.

"Vì thế nên em mới dám viết thư này để ngỏ cho chị hay nỗi lòng của em và nhờ chị giúp cho em một việc, mà chỉ có chị giúp được thôi. Vì biết chị là người hết lòng với bạn hữu và coi chị như người chị ruột, nên tuy việc này có tính cách riêng tây mà cũng không nề hà, e ngại. Em có thể nói rõ cho chị biết hết và em khao khát được chị cho nghe lời khuyên bảo của chị về việc này.

"Em xin thú thật với chị rằng đã hơn tám năm nay, em nặng một tình yêu Loan, nhưng sau khi đã biết Loan là vợ chưa cưới của người khác, em cố đổi tình yêu ra tình bè bạn và coi Loan chỉ như một người bạn. Như thế cho đến ngày em phải bỏ Hà Nội đi. Trước khi đi, Loan có đến nhà thăm em và khuyên em ở lại. Nếu em không nhầm thì cái cử chỉ đó đã tỏ ra rằng Loan cũng yêu em. Nhưng nghĩ Loan bị nhà bắt buộc lấy người khác mà em thì phải sống cái đời phiêu bạt vô định, nên em không thể nào cùng Loan đi một con đường và hôm đó em phải đóng vai một người bạn vô tình để cho Loan quên hẳn em đi.

"Vì vậy cho nên tối hôm em về thăm anh chị, em phải trốn sang buồng bên cạnh khi thấy Loan đến, vì em không muốn làm bận lòng Loan, trước khi Loan về nhà chồng. Em mừng rằng Loan đã nhất định nghe theo lời cha mẹ, bằng lòng lấy Thân và em vẫn ao ước rằng Loan được yên phận sống cái đời mới của Loan. Còn em tuy về sau không quên hẳn được Loan, nhưng vì vui với công việc, nên chỉ lúc nào nhàn nhã mới tưởng nhớ qua thôi.

"Em ở xa, nhưng cũng biết Loan khổ sở vì nhà chồng. Dầu thương Loan đến đâu đi nữa, em cũng không có quyền dự vào việc riêng của một người đàn bà đã có chồng.

"Cho đến ngày xảy ra việc lôi thôi. Hôm xử việc Loan, em có về Hà Nội và đến tòa án xem. Lúc đó em có cảm tưởng rằng họ xử em, vì chính em mới là thủ phạm. Loan với em cùng gặp một cảnh ngộ, em đã thoát ra, sao em còn muốn cho Loan ở lại để chịu khổ trong bao lâu,

"Lúc ấy tòa tha Loan trắng án, em đã toan chạy lại mừng Loan. Chị và Loan có ngờ đâu cách đấy mấy bước, em đương đứng nấp sau cột mừng rỡ, hồi hộp.

"Trong sáu năm nay em đợi... đợi cho đến bây giờ chuyện ấy đã thành chuyện cũ. Em không biết Loan sống làm sao, không biết Loan có được sung sướng không, nhưng có một điều ngày nay em biết chắc là Loan bây giờ không còn bị cái gì bó buộc nữa.

"Vậy bây giờ em nhờ chị dò xét ý tứ Loan và viết thư cho em biết. Em rất mong đợi, vì hạnh phúc đời em ở cả bức thư của chị.

"Nếu Loan đã quên em hẳn, hay từ trước đến giờ, Loan chỉ coi em như một người bạn thì xin chị coi như là không có bức thư này và từ nay em không bao giờ nhắc đến chuyện ấy nữa. Nếu Loan có thể để cho em chuộc lại cái lỗi trước thì chị nói cho Loan biết rằng Loan không nên câu nệ. Đối với em thì Loan bây giờ cũng như Loan khi chưa lấy chồng. Còn như bảo rằng em e ngại, vì Loan đã là một người có tai tiếng với gia đình, thì điều đó Loan đã biết rằng em không để ý đến, vì em cũng như Loan.

"Hai người cùng đau đớn như nhau, sao không tìm về với nhau để chung sống một cuộc đời mới và giúp nhau quên cái quá khứ nặng nề kia đi.

"Loan bây giờ sống một thân trơ trọi, chắc cũng đôi khi mong ước có một người bạn để chung gánh những công việc nặng nề phải gặp trên đường đời, để an ủi, dỗ dành trong những ngày thất vọng. Em mong có cái hạnh phúc được là người đó.

"Nhưng đời em là một đời xuôi ngược, lênh đênh, không biết Loan có vui lòng nhận sống như em không. Đó là mối lo ngại của em: em không muốn vì em mà Loan phải chịu khổ một lần nữa. Nhưng việc này là về sau, em mong rằng ý nguyện của hai người rồi cũng có thể giống nhau được.

"Em xin nhắc lại lần nữa rằng:

"Nếu chị xem ý Loan không có chút tình gì đối với em, thì chị cố giấu kín đừng cho Loan biết. Em đành yên lặng giữ một khối tình tuyệt vọng cho đến ngày... đến ngày hết cái đời phiêu lưu của em.

"Chị có viết thư cho em thì cứ viết về đồn điền anh Độ. Hết tết em không có ở đó nữa, nhưng anh Độ sẽ chuyển thư đi cho em.

"Em có lời hỏi thăm anh giáo".

Dũng.

Thảo tuy ngồi gọt cam, nhưng vẫn để ý đợi khi Loan đọc xong. Lúc Loan đặt lá thư xuống, Thảo quay lại và cảm động đến rưng rưng nước mắt, khi thấy vẻ sung sướng lộ trên nét mặt. Loan ngồi không nhúc nhích, nhìn thẳng ra trước mặt bạn, hai con mắt luôn luôn chớp, rồi thong thả hai tay đưa lá thư lên áp vào chỗ trái tim nàng đương thổn thức.

Thảo nghẹn ngào nói:

- Không lẽ nào chị phải chịu khổ sở mãi mãi!

Có tiếng động ở cửa, hai người cùng giật mình nhìn ra. Lâm tươi cười đi vào bỏ mũ xuống bàn nói:

- Định đi xem, nhưng toàn phim chiếu rồi, họ chiếu lại cho học trò xem... Hai bà ngồi làm gì thế? Sao không vặn đèn to lên?

Loan khẽ bảo Thảo:

- Chị cho em mượn bức thư này.

Thảo gật đầu. Loan cho thư vào túi áo, rồi uể oải đứng lên nói:

- Em về qua nhà một tí.

Lâm hỏi:

- Cô ở đây ăn tết kia mà?

- Chốc nữa em sẽ trở lại... À, nhưng có lẽ em bận lâu một chút. Hay là đến giao thừa, anh chị đi qua nhà vào rủ em, rồi ta cùng đi chơi.

Loan muốn về để được yên tĩnh nghĩ đến cái sung sướng của mình. Nàng như người say, mở cửa ra ngoài, quên cả chào Lâm và Thảo. Lúc đóng cửa, nàng mới nhớ, vội quay lại nói to để che ngượng nghịu:

- Thế nào chốc nữa anh chị cũng lại rủ em đấy.

Thảo âu yếm nhìn Loan, tươi cười đáp:

- Vâng, đến mười hai giờ đêm chúng tôi sẽ xin lại... Mừng chị.

Lâm đợi cho Loan đi rồi, hỏi vợ:

- Thế nào?

- Thế nào gì?

- Việc ấy thành bại?

Thảo không đáp lại câu hỏi của Lâm; nàng ra cửa sổ, yên lặng nhìn theo Loan rồi mỉm cười tinh nghịch bảo chồng:

- Hiện giờ có một người sung sướng. Người đó đương đi ngoài mưa gió, quên cả mưa ướt, gió lạnh.







HẾT
__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:46 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.