Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #11  
Old 11-03-2004, 04:38 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default


Chương 11



Tôi là vợ Ba Hoàng, chắc cô có biết, tuy chúng ta chưa gặp nói chuyện với nhau lần nào. Riêng tôi biết rất nhiều về cô, qua lời kể của anh Ba Hoàng, anh Sáu Hải và những người bạn của họ nhân những buổi họ tụ lại nhà tôi. Tôi cũng nhớ có lần nhìn thấy cô, hình như ở văn phòng anh Ba Hoàng, có ai đó chỉ cho tôi nhưng cô đã đi lướt qua nên tôi nhìn không được rõ lắm.

Anh Ba Hoàng cưới tôi sau ngày giải phóng, tôi kém anh Ba Hoàng mười lăm tuổi nhưng đã có một đời chồng, không có con, anh Ba Hoàng chưa có vợ, vậy coi như bù qua sớt lại không ai hơn kém gì ai. Sau ngày cưới chúng tôi có liền hai đứa con, toàn con gái, chúng đang học cấp hai và chúng nói là chúng có biết mặt cô, chúng rình mò từ đâu tôi không thể nào biết được.

Không biết tại sao tôi viết thư này cho cô. Do những bài báo của cô, chắc thế, và có nhiều lý do khác nữa. Đầu tiên do nó có dính líu tới anh Ba Hoàng, nhưng chuyện đó tôi hãy nói sau. Kế đến, cô viết về mẹ cô, về đội biệt động chỉ có , tôi tuy không biết gì về chuyện kháng chiến cách mạng nhưng tôi cũng là đàn bà, tôi nghĩ tôi có thể cảm thông được với mẹ cô ngày xưa cũng như với cô bây giờ. Tôi muốn kể thêm đôi điều, coi như chen vào giữa các bài báo ấy, những điều tôi biết được nhân những dịp như tôi đã nói, những người bạn của anh Ba Hoàng tụ lại nhà tôi. Tôi kể mà không nhận xét đánh giá gì cả. Đó là những chuyện trước kia của anh Ba Hoàng tôi không hề biết, anh Ba Hoàng đã cưu mang tôi và tôi kính trọng anh ấy, là người vợ tôi có nhiệm vụ sanh con và thương yêu chăm sóc anh ấy.

Tôi gặp anh Ba Hoàng ngay ngày ba mươi tháng tư, ở sân bay Tân Sơn Nhất. Cả nhà tôi đi Mỹ, chồng tôi cũng thế, tôi bận việc không về kịp thế là không còn gặp ai nữa. Tôi đang đứng bơ vơ ở sân bay thì anh Ba Hoàng có việc đi ngang đó. Chúng tôi gặp nhau, anh Ba Hoàng không cần hỏi gì cả cũng biết tình cảnh của tôi như thế nào. Sẵn có xe anh muốn đưa tôi về nhà. Hóa ra nhà chúng tôi ở cạnh nhau. Tôi có một căn nhà rộng mênh mông và anh Ba Hoàng ở trên một gác xép nhà kế bên. Chúng tôi quen nhau từ ấy. Anh Ba Hoàng thường qua thăm tôi, không biểu lộ tình cảm gì cả, cho đến một hôm anh đột ngột hỏi cưới tôi. Tôi lưỡng lự rất lâu, sau mấy đêm không ngủ, tôi không biết đó có phải là tình yêu hay không. Cho đến bây giờ tôi cũng thường tự hỏi như thế. Sau này về sống với nhau tối tối ngồi ở phòng khách tôi thường hỏi anh Ba Hoàng: "Tại sao anh hỏi cưới em? Mình khác nhau quá, suốt ngày mình ngồi với nhau đâu có chuyện gì để nói". Tôi đẻ hai đứa con nếu tính theo âm lịch thì cùng một năm. Do anh Ba Hoàng đã lớn tuổi, còn tôi muốn quên đi chuyện cũ. Anh Ba Hoàng rất thương tôi, và cưng chiều con hết mức, mua cho chúng đủ thứ đồ đạc, hồi chúng còn nhỏ anh xây cả một sân chơi trong nhà cho chúng và khi chúng lớn lên một chút thôi thì xe cộ, quần áo, máy nghe nhạc không thiếu thứ gì. Nhưng chỉ có như vậy thôi chớ anh ít có dịp gần gũi chuyện vãn với chúng. Anh bận việc ở cơ quan và khi về nhà mệt mõi anh ngồi thừ ra ở phòng khách, không bật đèn, như chìm đắm vào một thế giới riêng tư nào đó. Tôi đi ra vô nhiều khi không biết có anh trong đó. Thật ra tôi bận nhiều việc bếp núc của tôi. Hai con tôi, với tuổi trẻ của chúng, bỏ đi chơi suốt ngày với bạn bà chúng. Gia đình tôi chưa tụ họp lại được đã tan rã ra. Phòng khách rộng mênh mông, tối mờ mờ, lạnh ngắt, ở nhà tôi chỉ thực sự vui lên một chút khi có bạn bè anh Ba Hoàng tới chơi.

Đó là những người bạn cũ của anh Ba Hoàng hồi trong chiến tranh, và như vậy cũng là bạn của mẹ cô, họ ở thành phố hoặc các tỉnh lân cận, do anh Ba Hoàng mời về hoặc các anh hẹn hò nhau, phần đông các anh đều nhỏ tuổi hơn anh Ba Hoàng, trừ một người ở Sông Bé hay Đồng Nai gì đó thấy xưng hô mày tao với anh Ba Hoàng, tuy chưa chắc lớn tuổi hơn. Người này có lối nói chuyện ngang ngang tôi không thể nào chịu được. Hai đứa con tôi thấy nhà có khách cũng hóng chuyện ở lại một lúc. Tôi nhân dịp đó trổ tài nấu nướng. Anh Ba Hoàng cho mở hết các cửa sổ ra, mọi người ăn uống cười nói, kể đủ thứ chuyện xưa chuyện nay, khen tôi nấu ăn ngon rồi lại chê nêm nhiều đường quá, không hợp với khẩu vị của những người ở rừng. Anh Ba Hoàng ngồi chính giữa nghe mọi người cười nói, ra vẻ người lớn tuổi và người chỉ huy, thế là cuộc vui kéo dài tới xế chiều, có khi tới tối.

Nhưng có những bữa không vui. Đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi nhớ rất rõ bởi chỉ mới đây thôi, sau ngày cô cho đăng các bài báo. Như thường lệ hai đứa nhỏ ở lại hóng chuyện một lúc rồi bỏ đi chơi. Tôi lo nấu nướng trong bếp. Mọi người ăn uống cười đùa, trêu chọc nhau về những mái tóc bạc, những cái răng rụng, nói về các bài báo của cô rồi nói sang những chuyện khác. Bỗng người ở Sông Bé nói, ám chỉ các bài báo của cô:

"Hay thật! Đội biệt động của thằng Ba Hoàng chết hết, giờ sau hai mươi năm bỗng sống lại, từng người một".

Anh Ba Hoàng ậm ừ theo kiểu của anh:

"Không sống chết gì cả, cô ấy là một phóng viên trẻ tuổi biết tới đâu viết tới đó thôi. Ngay như tụi mình chiến đấu cả đời cũng chỉ biết mỗi công việc của mình, công tác nội thành là như vậy mà".

"Nhưng cô ta là con gái nhà ai? Tại sao phải lôi người chết sống dậy?". Người Sông Bé vẫn giọng ngang ngang nói: "Mình phải chịu đựng mất mát vào những năm đó chưa đủ hay sao?".

"Đúng là trận đánh đó cánh biệt động mình thiệt hại nhiều. Anh Ba Hoàng vẫn một kiểu ậm ừ. "Nhưng các cánh khác cũng thiệt hại không ít. Chiến tranh tổn thất kể sao cho xiết".

"Đúng. Nhưng tại sao mày lại cố tình cho xây tòa nhà khách sạn ở chính tòa nhà ấy? Mày không quên tại chỗ đó đội biệt động của mày chết hết chớ". Người Sông Bé vẫn khăng khăng. "Hay là mày muốn xây một cái gì, và xóa đi một cái gì?".

"Tao không xây không xóa gì cả". Anh Ba Hoàng nói ngắc ngứ như người không biết nói. "Tao làm công việc của tao hiện nay, vậy thôi. Đúng ra không phải tao làm mà công việc dẫn dắt tao".

"Vậy cô ta ẩn ức điều gì, cái cô phóng viên trẻ tuổi ấy?".

"Cô ấy không ẩn ức điều gì cả".

"Vậy thì tại sao?".

"Tại vì mẹ cô ta cũng ở trong đội biệt động đó".

"A, vậy thì tại sao lại là chuyện khác".

Người Sông Bé như ngớ người ra. Anh Ba Hoàng lợi dụng tình hình đó để làm thinh một lúc. Rồi anh nói tiếp, giọng buồn buồn:

"Cô ấy không ẩn ức điều gì. Vì mẹ cô ấy lúc sống cũng như chết không làm điều gì để ai phải ẩn ức, với mọi người cũng như với con đẻ của mình".

Người Sông Bé cười rộ lên, như để khỏa lấp:

"Vậy thì hay lắm, vậy tao phải tiếp tay cô ấy cho mày một vố trước khi mày về hưu".

Tôi bỏ đi vào trong. Tôi biết ngoài anh Ba Hoàng và anh Sáu Hải không ai biết cô là con của mẹ cô. Anh Ba Hoàng giữ điều bí mật đó như để cho riêng mình. Anh Sáu Hải bao giờ cũng vậy thường ít tham gia vào câu chuyện chung, nhất là lúc có mặt anh Ba Hoàng, anh thích đóng vai của người cấp dưới nhỏ nhoi khiêm tốn. Nhưng vào trong bếp rồi nóng ruột tôi lại trở ra. Tôi không thể để anh Ba Hoàng ngồi một mình ngoài đó được. Không biết anh Ba Hoàng làm sao vậy, có cuộc họp mặt nào là anh bị tấn công tứ phía, như có món nợ nào đó cần phải trả, hoặc địa vị chức tước của anh ấy bây giờ là lường công của người khác. Cũng có thể tôi hơi bi thảm hóa sự việc. Là do tôi thương anh Ba Hoàng quá thôi. Thật ra họ là bạn cũ cùng sống chết với nhau, đều đã lớn tuổi, những cuộc tranh cãi bao giờ cũng pha chút khôi hài, và thiếu hơi sức, có hùng hổ như người Sông Bé rồi cũng đến mức cười xòa thôi. Lúc tôi trở ra mọi người đã nói sang chuyện khác, anh Ba Hoàng lại ngồi cười cười nhìn mọi người cười nói. Và rồi người Sông Bé bỗng kể một chuyện về mẹ cô, giọng khác hẳn, không còn mày tao với anh Ba Hoàng nữa và cũng không nói cạnh khóe tới các bài báo của cô:

"Cô ấy chết rồi, thương quá!". Người Sông Bé nói như mẹ cô vừa mới chết hôm qua. "Tôi có biết cô ấy. Gặp vài lần gì đó thôi trong các cuộc họp, chỉ nhìn thấy ở xa xa và cô ấy lại che mặt. Nhưng tôi vẫn nhận ra. Cho đến một lần tôi nhớ mãi. Đó là lần cuối cùng trong đợt chuyển vũ khí trong trận tổng tấn công năm ấy. Cánh tụi này được giao tiếp nhận một số lượng súng đạn lớn tại bến sông... vào ngày giờ... với mật khẩu "Chuối". Chỉ có như vậy thôi. Chiếc ghe chở đầy những cần xé chuối đã cặp bến từ lâu, thấy có người láo nháo trong ghe. Tôi la xuống: "Chuối phải không?". Có tiếng đáp vọng lên, giọng trong vắt: "Chuối đây!". Để tránh nhìn thấy nhau tôi nói tiếp: "Quán mở cửa rồi bà con mình đi uống cà phê đi!". Người trong ghe lục tục kéo lên, đúng kiểu một gia đình ghe: ông bà già, con trai con dâu, thằng nhóc chạy rột rẹt trên mui như con chuột lắt. Và một cô con gái... Trời ơi, chính là cô ấy! Cô ấy đi sau cùng như người quán xuyến tất cả: "Ba má lên đi! Anh Hai chị Hai cũng lên đi! Lên quán ăn hủ tíu uống cà phê! Thằng Tý lao chao té xuống sống tao đập chết bây giờ". Không thể lầm lẫn được. Nghe nói cô ấy đang đánh xe ngựa với tay nào ở phía Bắc thành phố mà, sao chuyển xuống đây? Cô ấy lên với tôi cố ý quay mặt né tránh nhưng cô ấy lại cứ đi sát vào tôi, lại còn lên giọng thét lác: "Mấy cha khiêng vác ẩu xị khiêng cho cẩn thận giập một trái chuối là phải đền đó nghen!". Không một trái chuối này bị giập hết. Tụi này khiêng những cần xé chuối chỉ có lớp chuối bên trên bên dưới chất đầy súng đạn. Một tốp khác cặp xe tải tới đưa đi trót lọt hết. Nhưng tôi bỗng nghĩ: có nên đến quán uống ly cà phê không? Nghe nói đội thằng cha Ba Hoàng có cô đội viên nữ "chiến" dữ lắm, cũng nên coi biết như thế nào. Thế là tôi đến quán. "Gia đình ghe" đã ngồi vào quán vẫn cô ấy quán xuyến tất cả kêu hủ tíu cho người này mì cho người nọ, ai uống cà phê ai uống nước ngọt, dặn bảo chủ quán phải nấu thế này thế nọ, đập vào lưng thằng Tý khi nó lấy chiếc đũa dử dử con rồi trên bàn. Đó là một cái quán tẹp nhẹp thường thấy ở bến sông, đèn sáng trưng nhưng bàn ghế thấp lè tè, ướp nhớp nhúa, sàn nhà cũng ướt, không có tấm vách nào khiến gió thổi lùa từ bên này sang bên kia, rồi không hiểu sao có lúc lại từ bên kia sang bên này. Có hai tên lính đang ngồi trong ăn trong quán. Đó là hai tên lính trận bận đồ rằn ri đàng hoàng, và như để hợp với cái quán tẹp nhẹp đầu tóc chúng cũng rối bù, ướt đẫm, dính đầy bùn đất, như chúng lội dưới sông lên quán ăn. Chúng ăn hai tô xương heo to tướng, xương chất đống trên bàn, uống bia thẳng từ chai. Đang bận túi bụi với bàn của mình cô ấy bỗng ngẩng lên nhìn hai tên lính. Chi vậy, chúng có phải là cảnh sát đâu? Thằng Tý chán chơi với con ruồi trên bàn thấy cô ấy nhìn hai tên lính cũng nhìn theo. Rồi bỗng nghĩ ra trò chọc phá gì đó nó liền sà qua bàn hai tên lính chộp lấy chai bia đưa lên miệng hửi rồi la lên: "Ôi cha không phải bia, hai ông này uống rượu ta ơi". Như chọc vào ổ kiến lửa vậy! Hai tên lính nãy giờ cắm cúi ăn bỗng nổi cơn say chộp lấy Thằng Tý gầm lên: "Mắc mớ gì tới mày hả? Tụi tao uống rượu mắc mớ gì tới mày?". Chẳng ra làm sao cả nhưng chúng có thể làm rùm beng lên, cảnh sát đến hỏi giấy tờ thế là mọi chuyện lộ ra hết. Tôi ngồi như chết đứng tại chỗ. Cô ấy cũng vậy. Nhưng chỉ một giây thôi, cô ấy đứng phắt dậy sải chân đi lại bàn hai tên lính giằng lấy thằng Tý ra nói: "Nó là con nít thấy sao nói vậy mấy anh làm gì dữ vậy? Không phải mấy anh uống rượu sao? Mới sáng đã uống rượu là sao? Mấy anh không thương mấy anh thì cũng thương vợ con ở nhà...". Cô ấy cứ thế thao thao, không cần biết hai tên lính có nghe không, và không biết từ lúc nào chủ quán đem bia ra và cô ấy đổi giọng đon đả nói: "Anh Hai qua uống bia chơi với hai anh này đi, trời nóng uống bia cho mát. Ba cũng uống một chút đi". Không biết sao trời lại có thể nóng trong buổi sáng như thế này. Nhưng rồi mọi chuyện trở nên vui vẻ, thằng Tý khoái chí chạy rột rẹt chung quanh nghĩ ra trò chọc phá mới nữa. Như đi xiếc trên đây vậy. Thôi tôi cũng xin kiếu. Tôi tìm cách bỏ đi cho thật tự nhiên, lấy cớ lại quầy mồi điếu thuốc. Nhưng đi được mấy bước liền nghe tiếng cô ấy kêu réo lên sau lưng: "Anh gì kia ơi uống bia không em đãi một chai nè". Tôi chuồn thẳng, không thèm mồi thuốc gì cả".

Đó là chuyện kể của người Sông Bé, như để khỏa lấp những lời nói cạnh khóe trước đó đối với các bài báo của cô. Nhưng tôi thấy cũng hợp với hình ảnh mẹ cô tôi tưởng tượng ra qua lời kể của những người khác.

Tối hôm đó sau khi mấy anh về rồi còn hai vợ chồng ngồi lại với nhau tôi bèn gợi chuyện anh Ba Hoàng:

"Chị ấy giỏi giang lanh lợi vậy nhưng nghe nói chị ấy là gái từ dưới quê lên phải không?".

"Em nghe ai nói?". Anh Ba Hoàng hỏi lại.

"Em không nhớ. Không phải anh nói hả?".

Anh Ba Hoàng trầm ngâm một lúc rồi nói, không ăn nhập vào đâu:

"Ôi những cô gái quê lên thành phố, như một cuộc chạy việt dã vậy".

Rồi anh Ba Hoàng lại ngồi trầm ngâm, người lún sâu trong chiếc ghế bành, mắt mờ đi, như trước mặt chỉ có bóng tối. Cảnh phòng khách nhà tôi thường như vậy, như một cuộc mặc niệm kéo dài. Thế là tôi bỗng nghĩ: hay cô về đây ở với chúng tôi? Cô không còn nhỏ nữa, cũng chưa phải là người lớn tuổi, biết đâu cô sẽ là khâu nối kết chúng tôi lại với nhau?

Sau khi có những bài báo của cô anh Sáu Hải thường đến với anh Ba Hoàng hơn. Tòa nhà không được xây đó là mối ưu lớn nhất đối với anh ấy. Hai người nói chuyện với nhau trong bóng tối tôi đi ra vô chỉ nghe được lỏm bỏm:

"... Cô ấy lại viết bài nữa". Anh Sáu Hải nói. "Cô ấy lôi đủ thứ chuyện xương cốt ra nhưng đó là chuyện mẹ cô ấy tôi không thể ngăn cản. Nhưng đó là chuyện của cả chiến tranh tại sao chỉ mình tôi chịu trách nhiệm?".

"Tại sao mình cậu chịu trách nhiệm?". Anh Ba Hoàng ậm ừ hỏi lại.

"Vậy thì ai?". Anh Sáu Hải bắt đầu gay gắt. "Tiền thiệt hại trong quá trình thi công ai chịu?".

"Sao cậu cứ nói chuyện tiền bạc hoài vậy?".

"Chớ tòa nhà xây bằng gì? Bằng đất bùn à?'.

"Đất cát rồi trở về với đất cát thôi cậu à".

"Và cô ấy có gì làm bằng chứng?". Anh Sáu Hải càng gay gắt hơn. "Tôi nói mớ xương cốt ấy. Chỉ là chuyện một đội biệt động đánh vào một tòa nhà rồi chuyện đào lên gặp xương cốt, còn cái khoảng giữa xa vời ấy ta đã biết được gì?".

"Chính vì vậy ta mới cần tìm hiểu để biết".

"Anh nói ai? Với tôi hay với cô ấy? Anh không dự trận đánh ấy với đủ thứ lý do của anh còn tôi đang nằm trên máng xối một tòa nhà khác, chúng ta không có gì phải ân hận cả. Và nói chung cả cuộc đời chiến đấu của chúng ta không thiếu những lần vào sinh ra tử, cả ngàn lần tưởng đã chết rồi. Vậy mỗi lần chết lại phải lôi ta sống dậy hay sao?".

"Không ai lôi cậu sống dậy". Anh Ba Hoàng nói, như tự nói với mình. "Cậu cứ chết đi hoặc cứ xây tòa nhà đó là việc của cậu. Còn cô ấy viết các bài báo là viết về chuyện chung".

"Tôi xây tòa nhà cho riêng tôi hả?".

"Tôi không biết. Chuyện đó cậu phải biết hơn tôi".

"Anh quan tâm làm gì, anh đã ở ngôi vị cao :Dt vót rồi còn tôi là thằng làm công tôi phải lo thân tôi. Tôi buông tay ra vợ con tôi chết đói ngay. Mà tôi có thể buông tay lắm. Báo chí cứ xốc xới lên hoài như thế này thằng nước ngoài chán nản thôi hợp đồng coi như tôi với anh bị chết đuối luôn".

Tiếp đó họ nói chuyện mần ăn liên doanh gì nữa tôi không biết. Anh Sáu Hải không đến nỗi dấu diếm anh Ba Hoàng điều gì nhưng cũng không nói ra hết, anh ta loanh hoanh đâu giữa hai chỗ đó. Bỗng dưng tôi nghe anh Sáu Hải nói tiếp, giọng khác hẳn:

"Con nhỏ đã là phóng viên rồi à? Lẹ thật! Mới ngày nào còn ngồi vọc cát trên bãi sông... Thấy viết bài cũng lanh lợi lắm. Vậy là cũng một mình bươn chải lên Sài Gòn, nghe nói sống cực khổ lắm, cũng giống như người mẹ ngày xưa. Anh không lo gì được cho cô ấy à? Tôi biết cô ấy không ưa tôi, nhưng nếu anh có cách nói như thế nào để tôi lo cho cô ấy có được một căn phòng khá hơn, không phải ở chung đụng với người khác và cũng không tuốt trên cao như thế".

"Cậu lại muốn trả giá cái gì nữa đây?". Anh Ba Hoàng nói.

"Không. Anh biết tánh tôi rồi, chuyện mua bán tôi nói thẳng chớ không thông qua người khác. Nhất là thông qua anh. Anh nhớ mẹ cô ấy đối với tôi như thế nào không? Không có mẹ cô ấy giờ tôi còn lang thang ở bến sông. Tôi muốn lo cái gì đó cho cô ấy, cũng để cho tôi, để lương tâm tôi được yên ổn làm tiếp công việc khắc nghiệt này".

"Cậu không phải lo". Anh Ba Hoàng nói. "Con nhỏ một mình cũng sống được".

"Tôi biết". Anh Sáu Hải nói. "Tôi có nghe cô ấy sắp lấy chồng Việt kiều. Và xin nói thẳng tôi không ưa chuyện đó. Không lấy chồng được ở xứ này à? Còn ai ở đâu muốn cưới vợ thì về ở hẳn đây, không có kiểu vói qua vói lại như vậy".

"Nó lớn rồi cậu à". Anh Ba Hoàng nói. "Nó biết phải lấy ai và ở đâu. Và không phải bọn già tụi mình muốn dạy ai thì dạy đâu".

"Tôi không dạy ai cả, chỉ tôi nói lên ý riêng của tôi thôi. Và tôi chỉ nói với anh. Nhưng anh nên nhớ rằng tôi lớn lên từ trại mồ côi, và sau đó là trại tù".

"Cậu có thể tự hài về điều đó. Và đó cũng là điều cậu phải tự xem xét lại mình".

Tôi vào bếp. Và khi tôi trở ra câu chuyện chuyển sang điều tôi sợ nhất. Anh Sáu Hải nói:

"... Anh hoàn toàn có lỗi trong trận đánh đó. Anh hỏi tôi mới nói, và tôi chỉ nói một lần thôi. Anh có đủ lý do để bào chữa, nhưng với người khác chớ không phải với riêng anh. Tôi không biết anh quan hệ như thế nào với chị ấy và trước trận đánh hai người đã nói gì với nhau. Nhưng tôi biết chuyện thuyên chuyển công tác và vết thương của anh không phải là lý do chính. Vậy có lý do nào khác? Đã hai mươi năm trôi qua rồi ta không nên dấu nhau làm gì, khi mà cả đội chỉ còn tôi với anh. Anh đã nghe lời chị ấy rằng chiến dịch đã quá ác liệt anh và chị ấy phải có một người còn sống. Và vì chị ấy là người nữ duy nhất trong đội có thể trấn áp tụi lính gác nên anh không thể dự trận đánh ấy. Chị ấy đã nói như vậy và anh đã nghe theo, cũng như nhiều lần trước đó anh đã nghe theo chị ấy. Nhưng lần này anh đã sai lầm. Đã là trận đánh có một không hai anh đã để chị ấy một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm còn anh đứng lơ là bên ngoài và cho tới giờ sau hai mươi năm anh vẫn đứng lơ láo bên ngoài như vậy...".

"Cậu nói tất cả những chuyện ấy để làm gì?". Anh Ba Hoàng ngắt ngang nghe như tiếng kêu rên.

"Không làm gì cả, chỉ vì thương anh thôi. Tôi muốn anh đau một lần để không phải ngồi rầu rỉ hoài như thế này. Tôi còn ai đâu nữa ngoài anh. Anh biết không nhiều đêm không ngủ được nằm nhớ lại chuyện cũ tôi đã ứa nước mắt khóc. Tôi biết nhiều chuyện hơn anh tưởng, những năm đó tôi còn nhỏ các anh trong đội thường kể chuyện cho tôi nghe. Chị ấy cũng vậy. Tôi biết nhiều chuyện và cũng không quên chuyện gì. Tôi nhớ như in như nó vừa xảy ra hôm qua. Nhưng tôi chỉ nhớ về đêm thôi ban ngày tôi phải làm việc để kiếm sống. Và dù rất thương cô ấy, cái cô phóng viên linh lợi sắc sảo của anh ấy, chính tôi đã đùm bọc đưa hai mẹ con cô ấy về dưới Long Xuyên và thường xuyên về dưới thăm, nhưng tôi chỉ thương cô ấy một nửa thôi còn một nửa tôi sẽ chống lại, tôi sẽ xây tòa nhà dù cô ấy có viết cả ngàn bài báo như cô ấy đã từng viết...".

Tôi bỏ đi xuống bếp. Tôi tin lần này anh Sáu Hải nói thật, nửa này cũng như nửa kia. Nhưng bao nhiêu cũng đủ cho tôi rồi. Tôi thương anh Ba Hoàng quá. Cuộc chiến sao kéo dài quá đối với anh ấy. Nhưng tôi không thể nói gì cả, một lời an ủi cũng không. Tôi biết gì đâu mà nói?

Và rồi mới vừa đây thôi anh Sáu Hải lại đến, trong lúc tôi đang ngồi viết thư này cho cô, lần này chỉ bàn công việc với anh Ba Hoàng thôi. Đúng ra là báo cho anh Ba Hoàng một số tin. Đơn xin về hưu của anh Ba Hoàng đã được duyệt, chỉ còn chờ người thay thế. Tòa nhà sẽ được xây tiếp vào tuần sau. Tay út Mặt Mâm nào đó đã tự nhận chính anh ta đã đem xương cốt từ ngoài nghĩa địa vào để đánh tráo xương Mỹ đem ra, và đã viết lời khai. Vậy chuyện coi như xong. Nhưng khi các cơ quan có trách nhiệm tới tìm anh ta để hỏi cho rõ thêm thì anh ta trốn mất, nghe đâu ẩn náu trên Tây Nguyên, đang đào vàng hay tìm đồ cổ gì đó. Nhưng theo anh Sáu Hải tất cả những chuyện đó giờ chỉ là "chuyện bên lề" bởi tòa nhà sẽ được tiếp tục xây. Tuy vậy anh Sáu Hải cũng cho thành lập một tổ gọi là tổ truyền thống mướn mấy nhà văn nhà báo viết bài về trận đánh năm xưa của đội biệt động, sử dụng cả những bài báo của cô để in thành sách, cho đăng tin trên báo phát trên đài để có ai biết chuyện gởi thêm tư liệu về, tất cả đều rõ ràng, minh bạch, theo đúng luật lệ.

Sau khi anh Sáu Hải ra về rồi tôi ngồi lại với anh Ba Hoàng rất lâu, và lần đầu tiên tôi nói chuyện đó với anh. Tôi nói tôi không biết gì cả, tôi chỉ là người phụ nữ sống ở thành phố không biết gì về chiến tranh cách mạng, nhưng tôi nghĩ theo kiểu đàn bà của tôi rằng người ta hy sinh đau khổ, chết đi là để cho người sống gắn bó với nhau hơn. Tôi nói rất nhiều và đưa cả thư này cho anh ấy coi, anh ấy không nói gì cả duy chỉ riêng việc mời cô về ở với chúng tôi là anh ấy không đồng ý, không nêu lý do tại sao. Rồi lại tiếp tục ngồi trầm ngâm, người lún sâu trong chiếc ghế bành như anh ấy đã ngồi đó hàng ngàn năm rồi vậy.


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 11-03-2004, 04:39 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 12



Hương đi vào trong xóm Năm Từng. Phải làm rõ chuyện xương cốt với tay út Mặt Mâm mới được. Không biết sao Hương phải dính líu với nhân vật này. Nước vẫn chảy róc rách theo các con hẻm, ao rau muống vẫn xanh mướt. Đã quen đường Hương đi thẳng vào nhà bà Tư. Bà vẫn ngồi đó ở hàng hiên như chờ đợi Hương, đôi mắt mờ đục nhưng lại như nhìn thấy Hương từ xa:

- Con Lan đi đâu rồi! Nó cứ đi rột rẹt suốt ngày. Nó ở bên nhà thằng út Mặt Mâm nhưng tối qua ngủ bên này. Nó nói con bảo như vậy. Nó nhờ bà tiếp nấu cơm nhưng mắt mũi bà như vầy còn nó không biết làm gì cả, đi chợ mua toàn cá ươn nấu cơm hết sống tới khét. Con gái thời nay như vậy đó. Con đang viết bài về chuyện xương cốt gì đó phải không? Thằng út Mặt Mâm đọc cho bà nghe, bắt con Lan cùng nghe, khoe là con có viết về nó trong đó. Cái quân đầu trộm đuôi cướp tốn chữ nghĩa với nó làm gì? Nó bỏ trốn rồi không biết có chuyện gì. Ngữ đó không chết trong tù cũng chết ở đầu đường xó chợ thôi. Nhưng gẫm ra cũng thương nó. Lăn lóc một mình như nó không sống bằng nghề đào tường khoét vách thì sống bằng nghề gì? Bà sẽ đốt nhà nó, nhưng bà cũng sẽ đốt cho nó một cây nhang. Nghe nói nó bỏ trốn vì làm mất cái gì đó.

- Mất cái gì? - Hương hỏi, nhưng bà Tư không nghe thấy tiếp tục câu chuyện:

- Chuyện mồ mả xương cốt là chuyện thiêng liêng con viết bài chữ nghĩa phải cho cẩn thận. Hồi bà mới về đây ao rau muống này còn đầy xương cốt bà bèn đốt nguyên một bó nhang khấn có vong hồn nào linh thiêng phù hộ để bà mần ăn được khấm khá nuôi thằng em bà lớn lên. Nhưng chẳng thấy có vong hồn nào cả chỉ thấy có một ông già khô đét như con mắm đến che một cái chòi ngồi xếp bằng một chỗ như ông phật sống. Bà nói: "Ông đến đây giành ao rau muống của tôi hả?". Ông già đáp: "Tôi không giành giựt gì đâu, tôi không ăn rau muống của bà đâu". "Vậy ông ăn cái gì?", bà hỏi. "Tôi ăn đất sét". Ông già đáp, rồi nói tiếp. "Để cho nặng bụng. Coi nè bà thấy tôi ngồi vững vàng không?". Ông ta ngồi vững lắm, như thớt cối xay vậy. Cho đến một buổi sáng có người đi ngang thấy ông ta không còn thở nữa. Vậy là ông ta tới đây để tìm chỗ chết, như voi già về bãi nghĩa địa của mình vậy. Người ông ta khô đét không thấy bốc mùi gì cả, cả mấy ngày sau cũng vậy, tưởng chừng không cần đem chôn cũng được. Ai nấy đi qua đều chắp tay khấn vái, còn bà thì ôm thằng Mạnh khóc ròng...

- Bà ơi, sao bà cứ kể chuyện cực chuyện khổ không vậy?

- Chuyện sung sướng tao để dành cho tụi bây. Con à phải biết những chuyện như vậy để thấy mình được sống là phước đức lắm rồi. Ông già chết rồi người ta vẫn cứ kéo đến dân tha phương cầu thực trốn xâu lậu thuế, lính đào ngủ, thợ đánh chủ, tù trốn trại và vô số con nít không cha không mẹ kéo thành từng đàn ban đêm chúng ngủ đâu không biết ban ngày túa ra đi lục lọi trong các đống rác kêu chí :De như bầy chuột. Và rồi lâu lâu lại thấy một cái xác nổi lên trên mặt ao, trương phềnh ra, không thể nào biết được tên tuổi gốc gác xương thịt cứ thế rả dần ra làm phân bón cho ao rau muống mọc lên xanh mướt. Như người chết nuôi người sống vậy. Thằng Mạnh cứ khóc ri rỉ suốt ngày, khóc chán rồi chơi với cái cán chổi, bà cắt rau muống bó thành từng bó đem ra chợ bán, mười bó mua được một lon gạo, mười lăm bó mua được một con khô. Thằng Mạnh chỉ khóc chớ không nói gì cả, nó đã bốn tuổi rồi mà không biết nói bà ngỡ nó bị câm nhưng không phải, cho tới sau này lớn lên rồi chết đi nó cũng không nói được mấy tiếng...

- Bà nói đằng tòa nhà mất cái gì? - Hương hỏi cốt để ngắt ngang câu chuyện không biết kéo dài lê thê tới đâu. Nhưng bà Tư như không nghe thấy gì nữa trở lại dáng ngồi im lặng như cũ. Hương cũng ngồi im một bên cho đến khi Lan về tới.

- Em đi đâu? - Hương hỏi - Em nấu cơm sao bỏ đi hoài vậy?

- Em đi có công việc - Lan nghiêm nghị nói - Anh út Mặt Mâm muốn gặp chị đó.

- ủa, anh ta bỏ trốn rồi mà? Gặp chị trên Tây Nguyên hả? Có chuyện gì vậy?

- Em không biết. Anh ấy sẽ về đây gặp chị rồi trở lên trên đó.

- Chừng nào?

- Em không biết. Anh ấy sẽ báo về hẹn chị một chỗ nào đó anh sẽ đến gặp chị kể cho chị nghe một chuyện.

- Trời ơi làm gì mà hình sự quá vậy? Anh ta kể chuyện gì?

- Đã nói em không biết mà. Anh ấy sẽ kể một lần rồi thôi anh ấy trở lên Tây Nguyên cất một cái chòi ở một góc rừng cạo đầu đổi tên họ để không còn ai biết tới anh ấy nữa. Hay em đi theo anh ấy hả chị?

- Em đừng có khùng.

- Thật mà, em chán thành phố này rồi. Em sẽ làm vợ anh ấy hoặc anh ấy gả em cho ai cũng được, miễn em có được tấm chồng có được căn nhà đẻ được đứa con.

- Em khùng quá đi! Đằng tòa nhà mất cái gì?

- Mất xương. Mớ xương cốt đào được mất hết rồi. Tự dưng mất hết. Anh út Mặt Mâm đã bỏ trốn, người thợ già mặt rổ gác thay nói không biết gì cả, ông không được giao giữ mấy cái đó. Nhưng ông nói ông cũng biết ai lấy rồi.

- Tay út Mặt Mâm hả?

- "Còn ai ngoài thứ trộm cắp ấy", ông thợ già nói như vậy. Chắc cũng đúng như vậy chị à, có lần em nghe anh út Mặt Mâm nói: "Tôi đã từng biết nhiều người trong đội biệt động, đã chứng kiến họ sống và chết như thế nào. Chỉ mình tôi biết thôi nên bí mật này phải được giữ kín, xương cốt phải trở về với đất không còn lại dấu vết gì".

- Vậy tại sao bây giờ anh ta muốn kể với chị?

- Anh ấy nói còn mang ơn mẹ chị chưa trả được.

- Ơn gì?

- Ơn học chữ.

- Anh ta có học được chữ nào không?

- Anh ấy nói anh ấy rất ân hận do vậy ơn với mẹ chị càng thêm sâu nặng.

- Em đừng nghe lời anh ta - Hương cười nói mà nghe cay cay ở mắt - Anh ta đang diễn tuồng cải lương đó. Chị sẽ gặp anh ta nhưng anh ta có kể gì chị chỉ tin một nửa thôi. Bây giờ em đi ăn phở với chị đi.

- Em đang bận nấu cơm. Em cũng không muốn đi ra ngoài nữa. Em vừa gặp thằng du côn lò đường chị à.

- Thôi mà em tưởng tượng ra làm chi.

- Thật mà! Em không nhìn thấy nó nhưng em biết chắc nó đang đi theo sau em. Còn ai ngoài nó rình mò em?

- Em thật quá kỳ!

- Nó theo em chi vậy? Nó muốn giết em hả? Hay nó thương em?

- Em muốn nó thương em hả?

- Em không muốn, nhưng chị thấy em phải tính sao? - Lan bỗng nổi giận không biết với ai - Chị thì lo gì nữa, chị xinh đẹp học hành giỏi giang thiếu gì người thương chị. Việt kiều nước ngoài còn muốn lấy chị. Còn chị coi thân em nè, lấy anh út Mặt Mâm chị không cho còn lấy người khác em biết tìm ở đâu?

Lan đứng phắt dậy bỏ đi vào trong nhà. Hương ngồi lại một lúc với bà Tư rồi đến tòa soạn báo Minh Thu tìm người tán chuyện. Không có Minh Thu ở đó. Đám phóng viên con trai vây lấy Hương om sòm tán tụng:

- Chào người đẹp lạnh lùng! Nữ phóng viên được xếp hạng viết bài ào ào được tổng biên tập cưng chiều, nhưng gả chồng thì tổng biên tập không chịu. Vậy nên người đẹp mới phải ở chung phòng với nữ phóng viên báo tụi này. Nhưng hai người con gái ngủ chung giường thì ra làm sao?

Các câu trên đùa cứ thế tới tấp Hương ngồi ưỡn thẳng người chịu đựng, cảm thấy ấm áp dễ chịu với không khí quen thuộc của một tòa soạn báo như thế này. Các câu chuyện có cái gì đó nông nổi phù phiếm nhưng tự nhiên thân tình. Vả chăng Hương cũng cần nghỉ ngơi thoải mái một chút. Thiên phóng sự về mẹ Hương coi như gần xong rồi, những hài cốt từ đất lại trở về với đất rồi. Một anh chàng phóng viên mặt non choẹt, chừng trên hai mươi một chút nhưng cứ "anh em" với Hương thật ngọt ngào:

- Em đi công tác chung với anh về tỉnh không? Vui lắm! Có nhiều cái hay lắm!

- Mời mọc cái kiểu gì vậy? - Hương cười nói.

- Không sao cả, nghề nghiệp là thiêng liêng - Anh ta nói - Và cũng thật tiện lợi: em có thể đi chung chiếc xe gắn máy phân phối lớn của anh. Cho gần gũi với quần chúng. Nhưng ngủ ở khách sạn thì phải ngủ phòng riêng. Mình đâu có giấy đăng ký kết hôn?

Hương lắc đầu cười, anh ta bỗng thò từ đâu ra một miếng kẹo cao su đưa cho Hương:

- Ăn đi em! Ăn đi cho thơm tho cuộc đời!

Đám phóng viên con trai thôi không chú ý tới Hương nữa quay ra tán chuyện với nhau, thôi thì đủ thứ chuyện trên đời nào ông này thôi giữ chức ông kia tham nhũng, nhiệm kỳ này ai vào ai ra. Rồi chuyển sang tình hình thế giới chuyện chính trị đa cực đa đảng, phóng vệ tinh, cháy rừng, lụt lội, bà công nương nọ bị chụphình lén thấy rõ đùi, phía trên một chút.

Hương bỏ đi không ai hay cả. Ra ngoài đường đứng ngẩn ngơ một lúc Hương quyết định không về nhà hôm nay, tìm đến các tòa soạn báo để tìm người tán chuyện Hương quen hầu hết các tòa soạn báo. Nhưng không ở tòa soạn nào Hương được gặp người quen cả, tòa soạn này bận họp, tòa soạn kia vắng tanh. Thế là Hương cứ chạy lông nhông ngoài đường, chiếc xe gắn máy cà tàng long lên xồng xộc như con bò cạp lửa. Có một con hẻm quen quen hiện ra trước mặt. Hình như có một con bạn ở đây. Hương rẻ ngoặc vào hóa ra con hẻm lạ hoắc nhưng Hương cứ bướng bỉnh đi tới. Con hẻm cứ rộng dần ra, cuối cùng Hương lọt vào một khu cư xá rộng mênh mông đường sá xẻ ngang dọc vuông vức như bàn cờ chẳng thấy ghi tên đường nên Hương không biết mình đang ở đâu. Đói bụng! Không cần coi đồng hồ Hương cũng biết đã quá mười hai giờ rồi. Ăn cơm cái đã! Hương ghé vào một quán cơm bình dân kêu dĩa cơm thịt kho tép rang ăn vẫn chưa thấy no, ăn thêm tô bún bò quán bên cạnh nữa. Người đàn bà bán cơm có đứa con gái ba bốn tuổi thật dễ thương đi lẩm đẩm dưới chân mẹ rồi đến đứng nhìn Hương đăm đăm. Hương nắm lấy tay nó thì nó đẩy ra. "Cô thương mà con", người mẹ nói. Hương kiên trì một lúc cũng nắm được tay nó nhưng khi bồng nó lên thì nó khóc ré khiến Hương phải đặt nó trở xuống trả tiền đẩy xe ra chạy đi.

Thoát ra khỏi được cư xá Hương thấy mệt nhoài đành phải chạy thẳng về cơ quan. Buổi trưa tòa soạn nghỉ việc nhưng cô trực điện thoại vẫn còn đó đưa cho Hương một dọc những số điện thoại nhờ kêu gọi lại. Dĩ nhiên đầu tiên là Minh Thu. Cô nàng phóng viên này có thể liên hệ với bất cứ ai ở bất cứ nơi nào với những phương tiện thông tin hiện đại, kể cả dùng vệ tinh. Nhưng chắc chẳng có chuyện gì quan trọng, có thể bỏ qua. Kế là Tân. Chắc cũng báo ngày về Mỹ thôi. Nhưng cũng nên gọi thử coi. Đúng, Tân sẽ bay vào thứ năm tuần sau, chuyến bay thường lệ đi Mỹ. "Em không cần phải tiễn anh - Tân nói - Nhưng về bên Mỹ anh sẽ thường xuyên viết thư cho em, anh không chịu để mất em đâu". Hương không nói gì cả, im lặng chờ cho đến khi Tân gác máy. Hai số tiếp theo là của hai phóng viên quen, chắc hẹn đi viết bài thôi. Hương chưa muốn viết gì trong lúc này, trừ có chuyện phân công đặc biệt của ban biên tập.

Số cuối cùng của Ba Hoàng, số ở nhà. Hương bỗng linh cảm có chuyện gì không may. Chưa bao giờ Ba Hoàng cho số điện thoại ở nhà cho Hương cả. Ba Hoàng không về nhà buổi trưa bao giờ. Hương quay số gọi, tiếng người vợ Ba Hoàng vang lên, như đang thở gấp:

- Chú bệnh nặng Hương à. Tai biến não. Cô vừa mới ở bệnh viện về đây. Cháu vào thăm chú được không? Cháu ghi đi, bệnh viện, số phòng... Cô về nhà lấy ít đồ đạc rồi trở vào liền.

Hương gác máy ngồi lặng đi một lúc, nghe có gì đổ vỡ trong lòng. Không thể tin được, dù biết rằng Ba Hoàng đã già rồi, người sống sót sau chiến tranh với đủ thứ bệnh tật trong người. Nhưng dù sao cũng thật không ngờ...

Hương vào đến bệnh viện đã thấy vợ Ba Hoàng ở đó, cố làm ra vẻ tươi tỉnh, còn cười nói nữa, nhưng mắt thì đỏ hoe. Ba Hoàng trông vẫn mập mạp, nhưng mặt tái xanh. Ông ngồi dựa vào chiếc gối kê ở đầu giường, hai tay đặt lên bụng, mắt mở lớn chăm chú nhìn vật gì đó ngoài cửa. Vợ Ba Hoàng kéo ghế cho Hương ngồi xuống bên cạnh.

Phòng bệnh khá rộng, chắc loại đặc biệt, có toa lét riêng, máy điều hòa không khí, cả ti vi, tủ lạnh, đầu máy video nữa. Như một phòng ở khách sạn.

- Chú bệnh mấy ngày rồi phải không? - Hương cúi xuống với Ba Hoàng - Sao chú không báo cho cháu biết?

Ba Hoàng làm thinh. Người vợ đáp thay:

- Chú mới tỉnh lại đó Hương à. Còn cô thì rối lên. Mấy bữa rày ở đây cũng ồn dữ lắm, đầy người của công ty vào thăm.

- ồn ào quá đổi! - Ba Hoàng bỗng nói - Như cái chợ vậy. Tôi chưa hết đâu!

- Mình nghỉ đi mình à - Người vợ nói.

- Tôi đang nghỉ đây, vì bệnh chớ không phải vì được về hưu - Ba Hoàng bỗng trở nên cáu gắt - Bao giờ tôi cũng bị trễ một chút.

- Hương kể chuyện gì cho chú nghe đi - Người vợ vẫn một mực dịu dàng.

- Có chuyện gì nó viết bài đăng báo hết rồi - Ba Hoàng vẫn dai dẳng - Nó viết về tôi, chính tôi đọc cũng không nhận ra. Hay tôi đã quên?

- Mình uống nước không?

- Sao không thấy đám bạn già của tôi đến thăm tôi, chỉ thấy toàn dân làm ăn mua bán như thế này?

- Mình có bảo em điện cho ai đâu?

- Chúng phải biết chớ. Là đồng đội chúng phải biết có người nào vừa ngã xuống. Hay chúng cũng quên hết rồi?

- Để em gọi điện cho mấy anh nghen?

- Thôi khỏi - Ba Hoàng bỗng ngắt ngang - Hương rót cho chú ly nước.

- Nước đây chú à.

Nhưng Hương bưng ly nước tới Ba Hoàng đã nhắm mắt lại, như đã ngủ. Người vợ thì thầm:

- Mấy hôm rày chú ngủ thức thất thường như vậy đó. Thôi chú ngủ được cũng khỏe. Cháu ở lại đây thay cô một chút được không? Cô chạy về coi cơm nước cho hai đứa nhỏ.

- Cháu có thể ở lại đây cả buổi chiều - Hương nói - Buổi tối cũng được. Có chuyện gì cần cô điện thoại lại cơ quan nhờ gọi cháu cũng được.

- Cô đi đây. Điện thoại ở đầu cầu thang cháu thấy chưa?

Vợ Ba Hòng đi rồi Hương ngồi trở xuống lấy sách ra đọc. Ba Hoàng vẫn ngủ. Cuốn sách nói về thân phận một người phụ nữ, cũng có tình yêu ghen tuông chết :Dc nhưng Hương đọc không hiểu gì hết. Đó là người phụ nữ nào vậy? Hương gấp sách vừa lúc nghe tiếng Ba Hoàng nói, như nãy giờ ông không hề ngủ:

- Cô cháu về rồi à? Chú cháu ta nói chuyện một chút đi.

- Chú nghỉ đi chú à.

- Chú xong rồi. Đâu đó xong xuôi hết rồi. Chú chỉ bị đau đầu thôi, nó chỉ đánh chú một nhát thôi. Nhưng nhát thứ hai thì tiêu đời. Hôm nay chú phải nói chuyện với cháu.

- Chú kể chuyện cho cháu nghe hả?

- Cháu chưa viết về chú phải không, chú chưa có được nguyên một chương nào mà? Chú chưa muốn kể cho cháu nghe đâu nếu chú không bịnh như thế này. Cơn bịnh lại nhằm ngay trên đỉnh đầu.

- Chú chưa kể hết với cháu rồi sao?

- Chưa đâu. Cháu ngồi lại gần đây, câu chuyện dài đấy. Cháu tắt máy lạnh đi, mở cửa sổ kia ra. Vừa qua chú chỉ kể cháu nghe chuyện lúc mẹ cháu còn sống thôi. Mẹ cháu chết rồi những khó khăn tiếp theo sau không sao kể xiết. Lực lượng bị hao hụt, các đường dây bị chia cắt không làm sao tổ chức các trận đánh được. Bọn chú chỉ còn cách tản ra tìm chỗ tránh né, chờ thời cơ gầy dựng lại lực lượng. Chú được đưa đến một nhà, một ngôi biệt thự có khuôn viên bờ tường bao quanh, khá kín cổng cao tường là nơi ở lý tưởng cho những người hoạt động bí mật, tụi cảnh sát khó bất chợt đột nhập vào và mình cũng có cửa sau để thoát ra. Một cô giao liên đưa chú tới đó, báo sơ cho chú biết, nhà chỉ có hai vợ chồng già và một cô cháu gái học nội trú, không mấy khi về nhà. Chú được ở trong một phòng riêng cơm nước bưng tới nơi, một cô gái nhỏ người ở lo việc đó. Vậy là chú trở lại cuộc sống nhàn nhã, cảnh sống cơm bưng nước rót như một ông chủ cỡ nhỏ, như thuở trước khi chú đi làm cách mạng. Chẳng mấy chốc chú đã mập ra. Chú không lo gì cả, không nghĩ gì, cho đến một hôm tụi cảnh sát ập đến, ngay giữa trưa nên chú chỉ kịp trốn lên mái nhà. Không biết lộ từ đâu, nhất định không phải từ trong nhà. Từ trên máng xối chú nghe tụi cảnh sát đánh đập tra khảo hai ông bà già rồi bắt giải đi. Chú leo xuống và cô người ở khóc mếu máo với chú: "Chú làm gì người ta bắt hai ông bà cháu vậy?". Ngờ rằng tụi cảnh sát còn canh ngôi nhà và tương kế tựu kế chú ở lại luôn đó. Vả lại chú biết đi đâu bây giờ? Vậy là cuộc sống nhàn nhã lại tiếp tục, cô giao liên không thấy đến, chú chỉ còn đầu mối đó thôi. Có thể cô ta không hay biết gì cả, hoặc đã bị bắt, hoặc cũng sợ bị gài bẫy không dám tới. Giờ thì chú sống cuộc sống hoàn toàn cách biệt, không biết chuyện gì bên ngoài và cũng không biết phải làm gì. Chỉ còn biết chờ đợi thôi. Cả tháng trời như vậy trôi qua. Cho đến một hôm có tiếng chuông gọi cửa. Không phải cô giao liên mà là cô cháu gái chủ nhà. Như có một linh cảm nào đó chú không lánh mặt mà ra tiếp. Cô cháu gái học trường Tây, xinh đẹp duyên dáng một cách đáng khâm phục. Cô nói ngay khi bắt tay chú: "Tôi biết hết rồi. Cảnh sát đã thẩm vấn tôi. Tôi không liên can gì cả, tôi không hề biết chút gì về công việc làm của anh cũng như của hai ông bà tôi. Nhưng giờ tôi đã biết rồi thì anh cứ ở đây. Tôi sẽ ở với anh, được không?". Vậy là cuộc sống nhàn nhã tiếp tục, có thêm cô cháu gái. Suốt ngày chú và cô ấy ngồi trò chuyện, đọc sách, chơi cờ ca rô, ngồi ngó ra ngoài vườn cây kiểng bên ngoài. Chỉ như vậy thôi chớ không có gì hơn, cô gái không biết gì và chú cũng không dám nhờ cô đi móc nối chỗ này chỗ nọ. Cho đến một hôm lại có một chuyện nữa xảy ra. Cô gái có anh người yêu là một sĩ quan ở trường huấn luyện Thủ Đức, cô đã nói với chú ngay từ đầu và cũng nói là anh ta không biết nhà này, không khi nào cô mời anh ta đến đây. "Hai ông bà tôi không ưa anh ấy, chắc anh biết vì sao rồi", cô ấy nói. Nhưng rồi không biết sao anh ta biết được nhà này và anh ta đã đến đột ngột theo kiểu của những người trẻ tuổi, không phải vào cửa chính mà leo tường vào, chiếc xe giép đậu bên hông nhà. Cũng may anh ta đi một mình, tự lái xe lấy. Anh ta bắt gặp chú ngay tại phòng khách, chú không kịp phản ứng gì cả đành phải bắt tay chào hỏi. Nhưng đó là một thanh niên cực kỳ cởi mở, vui tính, dường như trên đời anh ta chẳng biết nghi ngờ điều gì. Sau khi nghe cô người yêu giới thiệu chú là "ông anh họ dưới quê lên chơi", anh ta liền bám lấy chú hỏi han đủ điều, rồi kể không thiếu gì chuyện về anh ta, nào anh ta đi lính mà chẳng coi cái nghề lính này ra cái gì, rằng gia đình anh ta có đủ tiền bạc quyền thế để rủ bỏ nó bất cứ lúc nào. Nói tóm lại anh ta đi lính "chỉ cho vui thôi". Anh ta chẳng có thiên kiến chánh trị gì, gặp thời chiến thì đi lính, không bên này thì bên kia, ở trong trại lính anh ta chỉ làm công việc huấn luyện, chỉ cách cầm súng bắn còn bắn ai và ở đâu anh ta không biết. Và giờ đây ra khỏi trại tuy bận đồ sĩ quan đi xe giép nhưng anh ta đã để lại tất cả trong trại, anh ta đang nghỉ phép đi thăm cô người yêu của mình. Và gặp chú đây anh ta rất thích. Chú là người lớn tuổi hiểu biết được chuyện vãn với chú anh ta lấy làm hân hạnh vô cùng. Anh ta mê chú ra mặt. Anh ta ngồi chồm tới bỏ cô người yêu của mình lại sau lưng bắt chú kể chuyện cho anh ta nghe và trong lúc nghĩ ra đủ chuyện để kể chú bỗng nghĩ: có thể lợi dụng anh chàng sĩ quan nông nổi đi tìm một "bãi đáp" chăng? Rồi chú quyết định: phải liều lĩnh thôi, không có cơ hội nào tốt hơn đâu. Chú liền ngõ lời muốn đi thăm một vài nơi trong thành phố và anh ta vui vẻ đồng ý ngay. Cô gái cũng vui khi thấy anh người yêu của mình lao vào một cuộc phiêu lưu mới. Thế là chú và anh chàng sĩ quan ra đi đến những nơi cơ sở của chú nhưng không nơi nào chú liên hệ được với ai, cũng không biết được thêm tin tức gì. Đó là những năm cực kỳ khó khăn, như chú đã nói, cơ sở ta tan rã hầu hết. Cuối cùng chú quyết định: đi vào xóm Năm Từng. Chú chưa bao giờ đi vào đó cả, giờ đây mẹ cháu đã chết rồi chú không hy vọng tìm được mối liên hệ nào. Chú chỉ muốn nhìn lại chỗ mẹ cháu đã ở thôi. Anh chàng sĩ quan có thể theo chú bất cứ nơi nào. Chú nói nghe ở đó có gà nòi muốn mua vài con về quê đá chơi. Chiếc xe giép đậu lại bên ngoài chú và anh chàng sĩ quan xăn quần đi vào. Chú hỏi người này người kia chỗ bán gà nòi. Nghe nói ở đây gà nòi đá hay lắm tướng Kỳ đã từng sục sạo vào đây. Nhưng người ta lắc đầu: không ai ở đây nuôi gà nòi cả, chỉ nuôi chó sủa cho vui thôi. Chú vẫn dẫn anh chàng sĩ quan đi riết vào. Có một đám con nít bu theo sau chỉ chỏ cười giỡn với nhau: "Có một ông lính đi với một ông Tây". Hẳn bộ dạng anh chàng sĩ quan trông lạ lắm. Chú cũng thế. Tuy chú là người Sài Gòn, đã từng chiến đấu nhưng chưa bao giờ vào một xóm như thế này. Cuối cùng rồi chú cũng tìm đến được nhà bà Tư. Hồi đó bà cũng già rồi, như không bao giờ bà là con gái cả. Chú hét vào tai bà chuyện gà nòi. Bà nhìn chú trân trân như linh cảm chuyện gì rồi hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn trên má.

"Thằng em tôi chết rồi phải không?". Bà thì thầm hỏi.

Chú ầm lấy tay bà xiết mạnh, không nói được gì cả.

"Nó chết ra sao?". Bà hỏi tiếp. "Ông không kể được với tôi hả? Tôi là chị nó, cũng như là mẹ, ông giấu tôi nữa sao?".

Chú không thể nói được gì, chú không biết cách nói trong những trường hợp như thế này.

"Thôi ông khỏi cần kể cũng được". Bà Tư nói. "Ông cũng đừng an ủi tôi. Tụi tôi ở đây quen chịu đựng những chuyện như vậy rồi. Ông coi ao rau muống đầy xương cốt dưới kia kìa".

Chú và anh chàng sĩ quan ra về. Đó là lần đầu tiên trong đời chú thấy khổ tâm, thấy mình xa cách với mọi người.

Chú trở về ngôi biệt thự chỉ mấy ngày sau thoát được ra ngoài. Hoàn toàn do tình cờ. Một bữa chú dòm ra ngoài đường chợt thấy Sáu Hải đi ngang.

Cậu ta trở về nhà thấy có cảnh sát lố nhố trước cửa, thế là cậu ta cũng đi lang thang như chú. Chú đi ra theo cậu ta, cũng đi lang thang thôi nhưng dù sao cũng có được hai người. Chẳng bao lâu tụi chú liên lạc được với tổ chức đợi tình hình khá hơn lại thành lập đội biệt động tiếp tục chiến đấu, nhưng chú thấy mình không còn như trước nữa, nếu không có cháu dưới Long Xuyên không biết chú sống và chiến đấu như thế nào...


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 11-03-2004, 04:40 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 13



Súng nổ đều trời trong những ngày Tết năm ấy. Chiến tranh đã tới đây rồi tôi mừng quá đỗi. Thằng út Mặt Mâm này muốn thành phố lộn tùng phèo lên hết.

Tôi chạy ra đường nhưng không thấy gì cả. Các trận đánh còn ở xa, ngoài ngoại thành, ở khu trung tâm này người ta vẫn đi lại nhởn nhơ ăn uống cười đùa như không có chuyện gì xảy ra. Tôi mò ra chỗ căn chòi để xe ngựa của cha Năm Mạnh thấy vắng tanh, chiếc xe ngựa nằm chỏng chơ, con ngựa chắc đã bứt dây chạy ra đồng rồi. Tôi chạy về nhà tìm cách dò hỏi bà Tư nhưng bà chỉ nạt đòi đốt nhà thế là tôi lại chạy đi nữa. Tôi phải tìm cho ra điều tôi muốn biết. Từ lâu tôi đánh hơi biết mẹ cô và cha Năm Mạnh làm công chuyện gì rồi, không biết đích xác nhưng cũng gọi là biết. Tôi nhớ lại những lần gặp mẹ cô ở trong xóm Năm Từng cũng như lần mẹ cô đứng nói chuyện với thằng cảnh sát gác đường ở một ngã tư đường, mẹ cô dẫn nó đến quán đối diện với tòa nhà ở đường Nguyễn Trãi. Hôm đó tôi đã rình đi theo mẹ cô, cho vui thôi, tôi đã rình theo ai có trời mới phát hiện ra.

Nhưng tôi phải ra chặn ngoài đầu ngõ xóm Năm Từng cái đã. Xóm Năm Từng đường sá chằng chịt nhưng chỉ có một lối vào duy nhất, đầu ngõ có cây trứng cá không của nhà ai tàng tròn xoe, rộng đủ chỗ cho vài ba đứa con nít leo núp. Tờ mờ sáng xóm chưa ai thức dậy, tôi ra leo lên, núp ở đó, mang theo khúc bánh mì khô nhai nhóc nhách cho đỡ buồn. Tôi núp rất kỹ khó ai có thể nhìn thấy nhưng hôm đầu tiên có lão vá xe đạp đẩy chiếc xe lọc cọc đi ngang không biết mắc mớ gì dừng lại ngước nhìn lên thấy tôi liền la lên: "Thằng trời đánh mày rình mò cái gì đó, có xuống không tao đập một mỏ lết bể đầu bây giờ". Hôm sau có bà bán cháo lòng mê thằng cha vá xe đạp đi bám theo sau, bà không nhìn thấy tôi nhưng tôi thấy gai mắt liền "hù" một tiếng bà quăng gánh cháo lòng bỏ chạy la "ma ma" inh ỏi. Tới hôm thứ ba thì tôi gặp mẹ cô.

Mẹ cô cùng đi với mấy người nữa, âm thầm lặng lẽ, họ vừa qua khỏi tôi liền quăng khúc bánh mì tuột xuống đi bám theo. Mẹ cô ăn bận thật gọn gàng, những người con trai bận áo chim cò rộng thùng thình, ra tới đường lớn họ bắt đầu trà trộn vào với người đi đường bắt đầu túa ra, vào giờ đó là dân lao động, dân quét rác, mua gánh bán bưng, thợ làm công nhựt hoặc đủ thứ dân vô công rỗi nghề đi tìm việc làm. Và nhiều nhất vẫn là đám con nít, nhiều đứa nhìn ra tôi nhưng tôi làm mặt lạ đi bám theo tốp người của mẹ cô. Họ đi vào một căn nhà hình như là một ga ra xe hơi và rồi chỉ có mình mẹ cô đi trở ra. Tôi lại đi bám theo mẹ cô. Mẹ cô đi đến ngã tư đứng từ xa cười với thằng cảnh sát. Điều tôi ước đoán đã gần với sự thật rồi, mẹ cô rủ thằng cảnh sát đến quán trước cửa tòa nhà thôi. Tôi chạy trước tới đó. Tôi đường hoàng đi vào quán kêu ly cà phê đen gói thuốc thơm rồi cứ thế ngồi gác tréo chân hút thuốc phà khói uống từng ngụm cà phê một cách điệu nghệ. Nhiều người trong quán trừng mắt nhìn tôi, tôi cũng trừng mắt nhìn lại. Trời sáng dần rồi nắng lên, bánh mì khô nở căng ra trong bụng tôi. Có mấy tên lính bước vào quán. Lính trận đàng hoàng, quần áo rằn ri, chắc đám trốn trại đi chơi đêm về đây. Chúng uống bia khui bằng đế giày, bom pháo nổ ùng oàng chung quanh chúng vẫn cứ uống, đứa này đứa kia tranh nhau kể chuyện chơi gái, chuyện đánh nhau chỗ này chỗ kia. Việt cộng đã chiếm được nhiều chỗ trong thành phố, chúng nói thế. Nhưng bọn chúng cũng đã chiếm lại được nhiều chỗ, chúng lại nói. Quân Mỹ bao vây vòng ngoài để chặn Việt cộng, bọn Mỹ không khi nào tin vào quân lính người Việt. Nhưng tụi Mỹ lại cũng có kế hoạch bỏ chạy ra ngoài Vũng Tàu, cái bọn chó đểu thế.

"Không giữ được Vũng Tàu chúng đi đâu?". Một đứa hỏi.

"Đi đâu kệ chúng". Đứa khác đáp. "Mày lo cho tụi Mỹ à?'.

Mẹ cô đến lúc nắng đã lên cao, độ hơn chín giờ. Một bầy trực thăng bay ngang ầm ầm trên đầu. Mẹ cô đứng lại ở cửa ngước nhìn lên đám trực thăng rồi nhìn vào khách ngồi trong quán. Mẹ cô nhìn thấy tôi liền đi thẳng tới kéo ghế ngồi xuống giọng thật tự nhiên, như những lần khác mẹ cô nói chuyện với tôi:

"Em làm gì ở đây? Em rình theo chị phải không?".

"Em uống cà phê". Tôi đáp.

"Không, đúng là em rình theo chị. Em hư lắm!".

"Em đâu biết chị làm chuyện gì?".

"Em không biết nhưng chị là người lớn, em là con nít không được rình mò theo chị".

"Lâu rồi chị không vô trong xóm Năm Từng hả?".

"Chị bận lắm! Súng nổ đều trời em không thấy sao? Bây giờ em chịu về chưa? Hay không chịu về?".

"Em uống cà phê cái đã".

"Em uống cà phê đen à? Chị cũng muốn uống một ly, chị buồn ngủ quá! Mấy hôm rày chị đâu có ngủ nghê gì được, chị ước chi được rảnh rỗi ngủ vài ngày cho đã. Hay là như vầy: nếu em không chịu về chị nhờ em một việc".

"Việc gì?".

"Em thấy mấy thằng lính rằn ri kia không? Chị không ghét gì chúng nhưng chị có người bạn làm cảnh sát gác đường có chuyện muốn bàn với nhau nhưng sợ mấy thằng rằn ri kia phá đám. Bọn chúng đâu ưa nhau. Em lôi thằng rằn ri kia đi chỗ khác dùm chị được không?".

"Được thôi".

"Chuyện đó quá dễ với em mà, phải không? Nhưng em uống cà phê đi cái đã".

Mẹ cô cũng uống cà phê, bỏ rất ít đường, ngó quanh, rồi coi đồng hồ. Suốt nãy giờ mẹ cô cứ coi đồng hồ liên tục, như nó chết máy vậy. Vừa lúc đó tên cảnh sát bước vào quán và tôi bước qua mấy bàn mấy thằng rằn ri làm công việc của tôi.

Chúng vẫn còn uống bia cười đùa. Dễ ợt, tôi nghĩ bụng, tôi lôi cả đại đội chúng đi cũng được. Tôi chọn lấy một thằng có vẻ say hơn cả chọc vào nách nó.

"Nhậu quá vậy cha nội?". Tôi nói. "Không chừa đường về hả?".

"Ê nhột!". Tên lính cười sằng sặc túm lấy cổ tôi. "Ê thằng nhỏ như con chuột lắt tụi bây ơi! Mày rình mò cái gì đây? Định móc túi hả?".

"Mình biết nhau quá mà". Tôi nói, kề vào tai tên lính. "Kiếm chút sái không? Hay gái?".

"Có không?". Tên lính lại cười sằng sặc. "Mày biết chỗ hả?".

"Đi với tôi".

"Đi tụi bây ơi!".

Tôi dẫn chúng đi. Đúng ra chúng giành nhau đi bám theo tôi. Tôi tiếc chúng không có cả đại đội để tôi làm oai với đường phố. Tôi dẫn chúng đến đó. Tôi biết tất cả hang ổ ăn chơi của bọn chúng, của lính say cũng như lính không say. Tên lính say cứ ôm lấy đầu tôi cười sằng sặc nói: "A tao khoái thằng nhỏ này quá! Phải chi tao có thằng con như mày, cha con cùng một giống ma quỉ như nhau". Tôi dẫn chúng đến một chỗ gần đó thôi nhét chúng vào đó dễ dàng tìm cách tốn trở ra ngoài. Trước khi ra khỏi cửa tôi còn kịp thấy một thằng ma cô đang móc túi tên lính say.

Tôi trở lại quán từ đằng xa nhìn thấy mẹ cô và thằng cảnh sát đi ra. Mẹ cô đi trước, chân sải dài, mặt tái xanh dưới ánh nắng. Thằng cảnh sát đi theo sau với những bước đi lóng nga lóng ngóng. Một chiếc xe tải nhỏ chết máy đậu phía bên kia đường, người tài xế lăng xăng với đầu máy còn đám thanh niên bận áo chim cò ngồi sau thùng xe thì đập tay thình thình vào thành xe la hét inh ỏi. Mẹ cô đứng bên này đường nhìn qua, ngó dáo dác hai đầu đường, chỉ có tôi đứng đằng này núp sau một thân cây mẹ cô không thể nhìn thấy được. Mẹ cô tìm kiếm ai vậy? Một đám trực thăng nữa lại bay ngang, mẹ cô ngước nhìn lên như lấy cớ để chờ đợi. Rồi mẹ cô đi băng qua đường. Thằng cảnh sát vẫn bám theo sau. Gần tới cổng tòa nhà hai người đi rẻ ra, mẹ cô đi về hướng bót gác còn thằng cảnh sát đi về chỗ chiếc xe chết máy, vừa đi vừa lên tiếng rầy rà giọng ỉu xìu như chính nó là người có lỗi chớ không phải chiếc xe.

Người tài xế cười giả lả ra sức đẩy chiếc xe đi tới nhưng lóng ngóng thế nào lại đưa chiếc xe vào gần bót gác hơn. Thằng cảnh sát thấy vậy bèn bước vào đẩy tiếp nhưng chiếc xe bây giờ hư thêm bộ phận thắng nữa, nằm chết dí một chỗ. Có mấy thanh niên trên xe cũng xuống phụ tiếp nhưng chỉ làm vướng víu thêm mà thôi. Một tên lính gác từ trong bót gác bước ra chống súng đứng nhìn. Mẹ cô cười với tên lính gác, nó cũng cười lại. Có vẻ như hai người đã quen nhau. Rồi mẹ cô bước tới tên lính gác chỉ về phía chiếc xe như phân bua điều gì. Rồi nhanh như chớp mẹ cô áp sát vào người tên lính gác đẩy nó đi vào trong bót gác.

Đó là những gì tôi thấy vào lúc đó, tại chỗ đó. Tôi biết chuyện gì xảy ra rồi. Tôi phải đi lo việc của tôi. Phải nhanh :Dng vào tòa nhà để được thấy những gì tôi muốn thấy. Không thể đột nhập thẳng vào cổng, chỉ còn con đường từ nghĩa trang leo qua. Tôi chạy ra cổng nghĩa trang như hai tên gác cổng dữ dằn quá, tôi xin vào ngủ trưa một chút chúng dọa đá đít tôi. Tôi chạy trở qua cổng tòa nhà thì đám thanh niên chim cò đã biến mất, người tài xế cũng vậy, chỉ còn chiếc xe chết máy đậu trơ ra ở đó. Lặng thinh lặng ngắt. Rồi bỗng thấy đám lính gác chạy túa ra, có thằng cảnh sát nữa, chúng chạy trong lặng thinh không thấy đứa nào hé miệng nói ra điều gì. Và rồi vắng lặng trở lại, tòa nhà câm lặng chìm trong ánh nắng tôi đứng bên này cố nhìn sang nhưng không thấy được gì.

Và rồi tôi gặp được một người. Đó là một người đàn ông cao lớn trắng trẻo từ xa đi bươn tới nhưng khi tới gần thì dừng lại đi thong thả, chắp tay sau đít như người nhàn tản đi dạo mát.

"Chú em đứng đây chơi hả?". Người đó hỏi tôi. "Nãy giờ có thấy gì không?".

"Ông muốn tôi thấy gì?". Tôi hỏi lại. Tôi không dễ để ai hỏi chặn tôi.

"Thành phố lộn xộn quá!". Người đàn ông nói lấp lửng. "Súng nổ khắp nơi nhưng ở đây yên quá hả? Chiếc xe của ai vầy nè?".

"Xe của ai người nấy đi thôi". Tôi đáp. "Tôi đâu thấy gì, tôi mới ở bên nghĩa trang bị tên lính đá đít chạy qua đây".

"Vô nghĩa trang làm chi? Ngủ hả? Hay đánh bài?".

"Muốn đánh bài cũng không có tiền".

"Nghèo quá hả? Nhà ở đâu nói thử coi?".

"ở đây thôi". Tôi đáp. "Chẳng cần nhà cao cửa rộng ở đâu chẳng được".

Chúng tôi nói chuyện bâng huơ như vậy và rồi tòa nhà vẫn lặng câm chúng tôi đường ai nấy đi. Tôi chạy qua chỗ nghĩa trang, hai tên gác cổng không dọa đá đít nữa mà chỉa súng vào bụng tôi:

"Tao cho mày một phát thì sao? Mày chưa chết vì súng đạn lần nào hả?".

"Tôi chết một lần rồi".

"Mày nói dóc hả?".

"Tôi ngủ quên trong lỗ huyệt bị người ta lấp đất lại".

"Mày nói dóc quá đi".

"Tôi ngủ trong nghĩa trang này hoài mà".

"Nhưng bữa nay không được. Thiết quân luật rồi".

"Tôi có phải là lính đâu. Súng mới quá ta!". Tôi đưa tay sờ nòng súng của tên lính. "Mới lãnh trong kho ra hả?".

"Súng Mỹ mà mậy".

"Của tụi Mỹ bên kia tòa nhà cho hả?".

"Tao không dính líu với tụi ấy".

"Dính líu tới chúng làm chi. Nhưng đồ của chúng mình cứ xài. Ông cho tôi vào nghĩa trang ngủ một chút tôi leo qua bên kia kiếm ít đồ hộp ông đem về cho vợ con".

"Tao không ham".

"Xài đỡ thôi. Đồ hộp của chúng tanh rình ăn cái gì. Nhưng rượu khá lắm. Uống rất mau say. Thuốc thơm cũng được. Hay để tôi kiếm cho ông mớ dao cạo râu, xà bông rửa tay, tấm trải giường ông đem về cho con vợ bé cắt ra làm tả cho con".

"A, tao nhớ gặp mày ở đâu rồi! Thằng ôn dịch!".

"Tôi ngủ đêm ở đây hoài mà. Bữa nay tôi ngủ trưa tới đêm gác thay ông đi chơi gái được không?".

"Thôi mày đi đi. Đi về nhà hay vô nghĩa trang cũng được. Mày ở đây một lát chắc tao phải tốn một phát đạn cho mày quá".

Tôi chạy tọt vào trong. Có một đám con nít bu lấy tôi. Tôi nói:

"Đứa nào muốn ăn đồ hộp đưa tay lên! Tụi bây canh đám lính gác tao leo qua bên kia lấy đồ hộp cho tụi bây ăn ỉa chảy chơi".

Tôi leo qua bờ tường một cách dễ dàng nhưng cảnh vắng lặng bên tòa nhà khiến tôi hơi hoảng. Sao không thấy động tĩnh gì như thế này? Chắc mẹ cô và đội biệt động đã đánh sâu vào bên trong rồi.

Tôi chạy băng qua khoảng rộng của sân bóng không gặp trở ngại gì. Tới thềm nhà tôi lách mình vào cửa chính. Một hành lang dài hun hút, như nghiêng xuống phía dưới, chắc là xuống từng hầm. Tôi ngán từng hầm lắm. Cả đời chui rúc dưới hầm mộ cũng đủ cho tôi rồi. Không có điện đóm gì cả, hành lang tối om. Tôi đi mò mẫm, nhưng đi một lúc rồi cũng thấy sáng dần ra. Đã bắt đầu nghe tiếng nổ nhưng nghe văng vẳng, lục bục như từ đâu dưới lòng đất vọng lên. Tôi đi cặp sát bờ tường, cẩn trọng dòm trước dòm sau, tôi không muốn lãnh một phát đạn ngay trong những bước đầu tiên như thế này. Tiếng nổ vẫn dai dẳng, nghe vừa xa vừa gần, có lúc nghe như sát bên nhưng tôi bước tới không nhìn thấy gì cả. Càng lúc tôi càng thấy sợ hơn, không biết vì lẽ gì. Việc đột nhập vào một tòa nhà như vầy đâu phải khó khăn quá đối với tôi. Tôi đã từng vào nhiều kho hàng của tụi Mỹ khó gấp mấy lần như thế này, có khi cùng ăn ngủ với chúng cả mấy ngày trong đó. Tôi nghĩ nếu tôi là một chiến sĩ đặc công tôi sẽ là một chiến sĩ đặc công giỏi. Dĩ nhiên trong việc rình mò lén lút như thế này thôi. Tôi tiếp tục đi qua dãy hành lang tối om, qua những dãy phòng cửa đóng kín mít. Vẫn không thấy có gì cả, không có dấu vết gì chứng tỏ có trận đánh nơi tôi vừa đi qua. Cuối cùng tôi gặp được một cầu thang và tôi đi lên từng trên. Cảnh vẫn y như vậy, tuy có sáng hơn một chút, tôi vẫn không nhìn thấy gì cho đến lúc bất ngờ tôi gặp được một người.

Người đó đã chết rồi. Đó là một chiến sĩ trong đội biệt động, chiếc chim cò anh bận tôi không thể lầm lẫn được. Anh ngồi dựa vào tường chân duỗi dài, mắt khép hờ, khẩu súng tiểu liên báng ngắn kẹp sát nách. Như anh chọn dáng ngồi thật thoải mái trước khi chết. Một bàn tay anh đang nắm chặt vật gì đó. Một cái chốt lựu đạn! Anh bị trúng đạn rồi còn kịp quăng trái lựu đạn hay sao? Hành lang trước mặt dài hun hút, các dãy phòng đều đóng kín, không thấy có phòng nào có khói rỉ ra. Anh ném trái lựu đạn vào đâu, và tụi Mỹ từ đâu đã bắn chết anh? Anh còn trẻ lắm, chừng hai mươi tuổi. Tôi chưa gặp anh bao giờ chưa từng thấy anh vào trong xóm Năm Từng. Chiếc áo chim cò không hợp với anh chút nào, trông anh quê mùa lắm, như từ dưới quê mới lên, hoặc ở một xóm Năm Từng của tôi. Khẩu súng của anh đã hết đạn, lựu đạn ở thắt lưng cũng không, chỉ còn cái chốt lựu đạn trong tay đó thôi. Tôi nhìn kỹ trong bóng tối mờ mờ và giờ đã sau hai mươi năm rồi tôi dám chắc tôi vẫn còn nhớ mặt anh. Tôi lục trong người anh thấy không có giấy tờ gì cả, một chiếc khăn tay cũng không. Tôi muốn ngồi lại với anh một chút. Tôi đợi trận đánh đi lên xa hơn nhưng thật tình tôi muốn ngồi lại với anh. Tôi nói:

"Tôi ngồi với anh một chút rồi tôi phải đi. Tôi không có công việc việc gì ở đây. Nhưng đã vô tới đây rồi tôi phải đi cho tới cùng. Tôi phải thấy cái gì tôi muốn thấy. Tôi có quen một chị trong đội mấy anh tôi muốn gặp chị ấy. Chị ấy dạy tôi học chữ nhưng tôi không học. Đúng ra nếu tôi học thì cũng lẹ thôi bởi chữ nghĩa của chị ấy cũng không có được bao nhiêu. Tôi ân hận lắm. Tôi phải gặp để nói cho chị ấy biết điều đó. Thôi tôi đi đây. Tôi giữ cái chốt lựu đạn của anh nghen?".

Tôi nhìn anh chiến sĩ lần nữa rồi đứng dậy lần theo bờ tường đi tới, lên một cầu thang rồi một cầu thang nữa. Vậy là đã từng lầu thứ ba rồi, tôi cố ghi nhớ trong đầu. Có tiếng loảng xoảng đâu đó như đồ đạc bể đổ rồi một loạt đạn nổ chát chúa trước mặt, không biết từ đâu bắn tới. Rồi có tiếng chân thình thịch của người chạy đuổi nhau. Vẫn không thấy có ai hiện ra, như một cuộc rượt đuổi của những người vô hình vậy. Tôi tìm thấy một hốc nhỏ trong tường đựng bình chữa lửa nằm sát phía dưới liền chun vào đó.

Chiếc hốc tối om. Tôi ngọ ngoạy tìm chỗ ngồi cho thoải mái, chợt có cảm giác có người ngồi chung với tôi. Đó là một anh chiến sĩ bị thương, vừa rồi hình như chính anh đưa tay kéo tôi vào.

"Em đi đâu đây?". Anh thều thào nói, tay ôm lấy chiếc bụng đẫm máu. "Em đi hôi của phải không? Ôi trời ơi là trời!".

"Không đâu, em vô đây chơi thôi". Tôi đáp.

"Chơi bời cái gì ở đây? Em dại quá! Em chạy đi! Chạy lẹ đi được không?".

"Tụi Mỹ bao vây bên ngoài rồi". Tôi đáp liều.

"Đúng rồi. Em bị kẹt rồi. Em dại quá mà".

"Anh bị thương hả?". Tôi hỏi

"Anh không sao đâu. Nhưng anh không đi được. Anh ngồi đây chờ tụi Mỹ đánh lên anh đánh chặn chúng. Em tìm chỗ nào thật kín trốn đi! Em cầm cái gì vậy?".

"Cái chốt trái lựu đạn. Em gặp một anh chết dưới kia kìa!".

"Mấy anh chết nhiều lắm, chưa chi mà đã hao quá như vầy! Nhưng tụi Mỹ cũng gần hết hơi rồi!".

"Anh cần gì không?".

"Cần gì hả thằng quỉ nhỏ? Thôi đi đi, đi đi...".

Tôi chạy vọt đi. Các lối đi trong tòa nhà thật kỳ cục, cứ quanh qua ngoặc lại như lối đi dưới âm cung, nhiều khi tôi nghe tiếng súng nổ sát bên nhưng không thể nào qua đó được. Trước mặt tôi giờ đây vẫn là một hành lang dài hun hút, hai bên là hai dãy phòng đóng kín cửa. Tôi đi lần mò không hiểu sao không tìm được cầu thang đi lên. Từng lầu bên trên treo lơ lửng à? Tôi cứ đi. Trước mặt tôi là một khúc quanh và tôi cẩn thận nhô đầu ra từ từ. Không thấy gì hết! Vắng tanh vắng ngắt! Nhưng tôi vừa bước tới mấy bước một loạt đạn nổ cài trước mặt tóe lửa lên khiến tôi té nhào xuống nền gạch. Tôi vội tìm một hốc đựng bình chữa lửa nhưng không thấy đâu cả, bờ tường phẳng lỳ khiến tôi như con cá lội trong bồn. Tôi bèn nép đại vào một góc tường, đúng ra là phơi mình ngay giữa hành lang. Có tiếng chân chạy loạn xạ rồi một thằng Mỹ nhô ra ở đầu kia hành lang, ngó dáo dác rồi chạy bổ nhào về hướng tôi, gần như dẫm đạp lên tôi. Một người chiến sĩ đuổi theo sau. Rồi cả hai mất hút ở đầu này hành lang. Rồi im lặng trở lại, rồi cảnh ấy lại diễn ra lần nữa, nhưng lần này thì ngược lại: người chiến sĩ chạy phía trước, tên Mỹ đuổi theo sau. Rồi cả hai lại mất hút. Tôi không hiểu ra sao cả. Hai dãy phòng hai bên đều đóng kín cửa, họ từ đây chạy ra và chạy đi đâu? Thật cứ như trận chiến của những hồn ma vậy.

Lần này tôi cẩn thận hơn, đợi cho thật yên hẳn rồi mới đứng dậy đi tiếp. Lần này tôi không gặp ai rượt ai cả, nhưng lại gặp một thằng Mỹ bị thương.

Nó ngồi trong một phòng có cánh cửa hé mở, có lẽ nó đã nhìn thấy tôi từ xa và vì tôi là người còn sống nên nó muốn nhờ tôi cứu giúp. Nó đưa tay ngoắc tôi lại xì xồ cái gì đó, tuy tôi có biết ít tiếng Mỹ do tiếp xúc với tụi Mỹ ở các kho hàng nhưng nó nói không còn ra tiếng người nữa nên tôi không nghe được. Nó bị thương ở bụng chắc là nặng lắm máu loang ra ướt đẫm cả nửa người bên dưới, loang ra cả nền gạch. Nó vẫn xì xồ đưa tay chỉ xuống dưới lầu, chắc muốn nhờ tôi đưa nó xuống dưới đó. Tôi đưa nó đi à, cõng nó trên lưng với cái thân xác to đùng ấy à?

Nhưng tôi bỗng nghĩ: được rồi mày muốn chuyện kỳ cục tao sẽ làm chuyện kỳ cục. Tao không cõng mày trên lưng mà xô mày xuống cầu thang cho mày chết lẹ đi cho rồi!". Tôi còn nói lớn lên nữa không sợ nó nghe thấy: "Mày không chịu chết yên một chỗ lại muốn chết lê lết dọc đường, nhưng mày đừng chết liền bây giờ để tao lôi mày xuống dưới sân cho mọi người nhìn thấy một thằng Mỹ khóc như thế nào".

Tôi xốc thằng Mỹ dậy, đúng ra là nó đứng dậy theo tôi bởi sức tôi không thể nào khiêng nổi nó dù chỉ là một cái chân của nó. Thằng Mỹ đã hoảng sợ quá mức, nó ngoan ngoãn đi theo tôi với ánh mắt van xin cầu khẩn như tôi là người cứu tinh của nó. Tôi nghĩ có khi nó sẽ chết vì sợ trước khi chết vì vết thương. Nó vẫn ngoan ngoãn đi theo tôi, thở hồng hộc, máu chảy dại thành vệt theo lối đi. Tới đầu cầu thang tôi gần như xô nó xuống nó lăn lông lốc rồi nằm lại một đống dưới chân cầu thang, tôi tưởng nó chết luôn nhưng rồi nó lồm cồm đứng dậy theo tôi đi tiếp. Chúng tôi đi xuống mãi, xuống mãi, có cảm giác không sao đi hết các cầu thang. Không thể tưởng tượng được có ai nhìn thấy tôi ì ạch với thằng Mỹ như thế này.

"Mày rên rỉ cái gì?". Bỗng dưng tôi đâm bực bội với thằng Mỹ. "Tao vào kho hàng hốt chút ít bột mì tụi mày xả súng bắn đạn còn ghim vào đít tao đây nè, giờ mày bị đau một chút mày phải câm cái miệng mày lại. Mà sao qua đây làm trời làm đất đủ chuyện gì là lúc trời đất hại mày đây".

Chúng tôi đi trên một hành lang tối om tôi không nhớ lúc nãy có đi qua hay không. Vẫn hai bên hai dãy phòng đóng kín cửa lặng ngắt. Bỗng tôi có cảm giác có ai đang nhìn mình. Tôi quay lại. Anh chiến sĩ bị thương ngồi trong hốc đựng bình chữa lửa đang nhìn chúng tôi đăm đăm, súng lăm lăm trong tay. Vậy ra tôi đã trở lại đúng con đường cũ, và có lẽ anh chiến sĩ bị thương đã nhìn thấy chúng tôi từ xa. Anh đã nhìn thấy tôi dìu thằng Mỹ đi xuống và anh yên lặng nhìn theo, súng lăm lăm trong tay nhưng anh không hề có vẻ gì muốn bắn cả. "Thằng Mỹ bỏ chạy à? Vậy thì cứ cho nó chạy đi, chạy đi!", dường như anh muốn nói như thế.

Thằng Mỹ thấy tôi quay lại cũng quay lại, và nó nhìn thấy y như những gì tôi thấy. Bỗng nó ngồi khuỵu xuống không chịu đi nữa.

"Sao vậy?". Tôi hỏi. "Mày sợ hả? Ông ấy không bắn đâu".

Nhưng thằng Mỹ lắc đầu ra vẻ không phải như vậy.

"Hay mày không muốn bỏ chạy nữa?". Tôi nói tiếp. "Mày là người lính có kỷ luật mà, phải không? Nhưng như vậy cũng đâu có hay ho gì. Đây đâu phải xứ mày. Mày qua đây quậy phá tùm lum hết rồi làm bộ đàng hoàng, chẳng khác nào phá chùa để đi tu".

Thằng Mỹ nhìn tôi trân trân và tôi nói tiếp:

"Thôi đành vậy thôi, mày cứ ngồi đó đi tao đi lo công việc của tao. Không lẽ tao ngồi đây nhìn mày chết? Nhưng tao cũng cầu mong mày được sống sót để kể lại chuyện này với anh em của mày".

Không còn con đường nào khác tôi đi trở lại chỗ anh chiến sĩ bị thương. Nhưng anh đã chết rồi, khẩu súng vẫn lăm lăm trong tay chỉa thẳng về phía thằng Mỹ. Nó đang nhăn nhó cái gì đằng đó nhưng tôi quay đi không nhìn về nó nữa. Tôi phải đi lẹ lên trên, nơi những người đang chiến đấu.


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 11-03-2004, 04:41 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương 14



Trận chiến càng lên cao càng ác liệt. Các cửa phòng đều bể nát, phòng nào cũng thấy khói rỉ ra, khói cuộn mù mịt trong các hành lang. Nhưng tôi không thấy gì cả, người sống cũng như người chết và giờ đây tôi cũng không biết tôi đang ở từng lầu thứ mấy. Tôi đi lên rồi đưa thằng Mỹ mắc dịch trở xuống giờ tôi lẫn lộn cả. Bỗng dưng tôi có cảm giác tôi không thể thoát ra được khỏi tòa nhà này, cứ đi loanh quanh cho tới khi tòa nhà sụp đổ chôn vùi tôi luôn trong đó. Tôi đi thật chậm, vẫn chơi cái trò nhảy cóc từ bờ tường này sang bờ tường khác, nghe ngóng mọi tiếng động, ngửi mùi khói đoán coi trận đánh đang xảy ra ở đâu. Các phòng giờ đây không còn cửa nẻo gì nữa nên tôi có thể dễ dàng luồn từ phòng này sang phòng khác, qua nào phòng làm việc, phòng tiếp khác, phòng hội trường, phòng ngủ và vô số những phòng chỉ thấy bày những tủ rượu, chắc là nơi chúng nhậu nhẹt, nhảy nhót. Có một phòng thấy giăng hoa kết tua như là thằng Mỹ cưới vợ vậy.

Lại có một phòng trống trơn, trải chiếu dưới sàn, đầu tường treo một tấm hình kỳ dị như bùa yêu ma quái, tôi đoán là phòng cầu kinh của bọn chúng. Chúng cầu gì, cầu sớm về nước hay ở luôn đây?

Tôi lại lọt vào một phòng ngủ thấy có giường nệm trắng tinh, chưa kịp xem xét gì cả chợt nghe tiếng nói giọng âm âm như từ trong tường dội ra:

"Ê nhỏ đi đâu đó?".

Không thấy có ai cả, trên giường cũng không, dưới sàn cũng không. Tiếng nói lại tiếp tục, lần này như từ trên thinh không:

"Tao nè, bạn bè đây! Cùng một phường trộm cắp cả. Mày kiếm được gì không?".

Tôi căng mắt nhìn, cuối cùng thấy được một lão già ngồi thu lu trong một góc phòng, một chiếc bọc đồ to tướng để trước mặt. Tôi không quen biết lão ta, chưa từng gặp lão ta bao giờ nhưng lão nói với tôi như với người quen thân:

"Không được gì hả? Trắng tay hả? Tao được cả một bọc đây nè. Nhiều thứ lắm, có cái sáng trưng như mạ bạc vậy. Nhưng tao không biết cái gì là cái gì. Mày ngồi lại đây tao chia cho một ít".

Tôi ngồi xuống với lão già, nghĩ bụng cũng nên nghỉ chân một chút. Lão già ốm nhom, răng nhọn như răng chuột, mặc chiếc áo rộng thùng thình nên không biết có mặc quần hay không.

"Ông vô đây hồi nào?". Tôi hỏi.

"Một trăm năm rồi". Lão già đáp. "Nghĩa là từ đêm hôm qua. Tính kiếm ít món làm của hồi môn cho con gái, nào ngờ đụng phải trận đánh mắc dịch này".

"Ông vô đây nhiều lần rồi phải không?".

"Cả trăm lần rồi. Có ngủ đêm lại nữa. Đây như nhà tao vậy. Mày không đi chôm đồ thì làm gì ở đây?".

"Đi chơi thôi".

"Hết chỗ chơi rồi hả? Để tao nhớ coi gặp mày ở đâu".

"Ông có ở tù không?".

"ở trong tù hả? Chắc như vậy quá. Hay ngoài nghĩa địa?".

"Ông chuyên moi xác chết hả? Ông đánh hơi có người chết nên vô đây phải không?".

"Thì cũng kiếm ăn như mày thôi. Cũng đau xót lắm mày à, chết như vầy rồi xương cốt chôn ở đâu?".

"Nãy giờ ông có thấy gì không?".

"Cũng thấy như mày thôi. Thằng Mỹ tiêu rồi. Nhưng đằng biệt động cũng không biết ra sao. Căng thẳng quá! Vậy mà đêm hôm tao có hay gì đâu. Tao ngủ khì đầu gối lên chiếc bọc này nè, đến giữa đêm đói bụng tao xuống bếp lục đồ ăn của tụi Mỹ ra ăn. Tao ăn hết cả đồ ăn trong cái tủ lạnh, thứ gì tao cũng ăn ráo, chỉ trừ rượu tao không uống. Cũng phải giữ mình một chút. Mày có ưa tụi Mỹ không?".

"Ông có ưa không?".

"Tao không biết. Tụi nó có hơi phách nhưng đồ đạc xài cũng tốt. Bền lắm. Thứ gì cũng được đúc thành thỏi như đạn pháo vậy. A, tụi mình rãnh rỗi ngồi nói chuyện chơi đi mày".

"Tôi bận lắm".

"Mày làm công chuyện gì?".

"Chuyện tôi ông biết làm gì? Tôi đi đây".

"Mày đi tao la lên bây giờ. Đừng bỏ tao con à. Đây tao cho mày món gì kỳ quá đây nè, như cái đồ khui bia hoặc trâm cài đầu, mày lấy về cho chị gái mày".

Tôi thấy không thể thoát được lão già này, chắc phải chết chung với lão thôi. Tôi tìm cách đánh trống lãng, nói:

"Chà phòng đẹp quá! Hồi hôm ông ngủ ở đây hả?".

"Tao nằm ngã lưng một chút thôi, có mùi đàn bà tao không ngủ được". Lão già nhăn mặt nói. "Thằng Mỹ có con vợ người Việt mày à, mày coi thư của con nhỏ kìa".

"Ông biết đọc chữ hả?".

"Tao coi hình. Con nhỏ chụp hình gởi về cho má nó ở dưới quê, Cà Mau hay Đồng Tháp gì đó. Chắc nó về quê ăn Tết rồi, thư gởi để lại đây. Thằng Mỹ vắng vợ đi chơi gái. Cũng may cho tụi nó".

"Ông thương thằng Mỹ hả?".

"Chúng nó là vợ chồng thằng Mỹ chết con nhỏ chết, chuyện đời có dây có nhợ mày muốn khác cũng không được".

Tôi nói:

"Thôi bây giờ như vầy nghen: ông ngồi đây giữ bọc đồ tôi đi tìm đường thoát ra ngoài. Ông chịu không?".

"Mày có trở lại không? Tao coi mặt mày gian lắm. Có hai thằng với nhau mày định bỏ tao, mày là thằng không có tình cảm hả?".

"Tôi trở lại mà, ông giữ cái trâm cài đầu đó cho tôi".

"Trở lại nghen con! Tao thương mày lắm, có khi chính tao đẻ ra mày".

Tôi cố gắng đi càng xa lão già càng tốt. Có tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả tòa nhà. Khói cuộn mù mịt trong hành lang, như có chỗ nào đó đang bốc cháy. Tôi luồn đi trong khói và lọt ra ngoài hành lang phía sau, từ đó có thể nhìn xuống khoảng sân phía sau tòa nhà. Không thấy có gì dưới đó cả. Không biết tụi Mỹ tiếp viện đã tới chưa hay chúng không hay gì cả. Cũng không thấy có máy bay quần đảo trên đầu. Trước mặt tôi cặp sát tòa nhà là chiếc ống khói nhà máy điện, tôi ngước nhìn lên ngạc nhiên thấy nó vẫn còn đang nhả khói. Nhà máy điện vẫn còn đang chạy à? Chạy mà không có điện! Tôi quay trở vào và sau một lúc luồn qua các phòng tôi hoàn toàn lạc lối, không tìm được đường ra hành lang. Tôi chợt thấy hoảng sợ, tuy không biết mình sợ cái gì. Tôi có thể tìm một chỗ chẳng ai tìm thấy, đợi trời tối thoát ra ngoài một cách dễ dàng, nhưng như vậy tôi vô đây làm gì?

Tôi đi luồn qua các phòng trong cơn hoảng loạn, mở tất cả những cánh cửa trước mặt lại qua những phòng ngủ, phòng tiếp khách phòng để quần áo. Có một lúc tôi đến được chân một cầu thang vừa bước lên được mấy bước liền bị một loạt đạn hất tôi té nhào trở xuống. Tôi lồm cồm bò dậy chạy lên nữa nhưng lần này không phải loạt đạn mà là một con mèo đen lắm. Tôi chờ một lúc lâu không thấy con mèo đen trở lại liền phóng chạy lên, từng hai bước một, rồi lên một cầu thang, một cầu thang nữa, cho tới lúc nghe tiếng chân chạy loạn xạ bên trên và hơi nóng phả xuống nóng rực tôi biết đã lên tới từng cuối cùng rồi. Bên trên hẳn là sân thượng và đợt đánh cuối cùng đang diễn ra trên ấy. Tôi cố tỉnh trí lại. Phải thật bình tĩnh mới được, tôi sắp gặp mẹ cô rồi, nếu mẹ cô còn sống, tôi phải chứng kiến giây phút cuối cùng này hoặc không bao giờ nhìn thấy gì nữa. Một tiếng nổ lớn ngay trên đỉnh đầu. Tôi nhìn quanh thấy có một căn phòng cạnh đó, ngay dưới chân cầu thang, tôi có thể núp ở đó quan sát người lên xuống ở cầu thang. Cửa sổ đã bể nát tôi liền nhảy tọt vào, chưa ngồi yên đã nghe tiếng rên rỉ:

"Mày đó hả? Mình tới nơi rồi, sắp chết rồi phải không?".

Trời ơi, lại lão già! Tôi quát:

"Ông lên đây chi vậy?".

"Tao sợ chết một mình lắm". Lão già nói. "Mày cho tao chết chung với".

"Bọc đồ đâu?".

"Đây nè".

"Ông ngồi yên đó đi! Ông dễ thương tôi sẽ cho ông mang bọc đồ theo".

"Tao dễ thương mà".

"Tôi chạy lên trên coi một chút rồi chạy trở xuống liền, tôi đâu chạy đi đâu được nữa ông thấy không?".

"Tao thấy rồi. Tao với mày chết chung chẳng đầu thai nổi đâu".

Tôi nhảy cửa sổ ra ngoài vừa lúc một trái lựu đạn lông lốc lăn xuống nổ bung dưới chân cầu thang. Không chờ khói tan hết tôi chạy đến luồn vào trong khói chạy lên cầu thang. Sân thượng hiện ra :Di lòa trước mắt tôi, đầy xác lính Mỹ. Không thấy có xác nào của người biệt động cả. Xác mẹ cô cũng không. ống khói nhà máy điện vẫn đang nhã khói. Tôi nhìn khắp một lượt nữa và không thể lầm lẫn vào đâu được, khoảng sân rộng trốn trơn với chiếc bồn nước, mấy chiếc bao cát, vạch vôi trắng làm bãi đáp cho máy bay trực thăng ống khói nhà máy điện đang nhả khói cạnh bên... Tuyệt nhiên không có xác nào của người biệt động cả.

Tiếng lão già thì thào bên tai tôi:

"Tao đây mày à, cho tao coi với. Ôi chết hết rồi, không còn người nào!".

"Ai?".

"Anh em mình chớ ai! Chết hết rồi! Nhưng xác họ đâu? Tuôn hết xuống ống khói kia hay sao?".

"Thôi ông đi đi".

Tôi xô lão già xuống cầu thang và lão biến mất tăm, từ đó tới giờ tôi không gặp lại lão nữa. Tôi chạy xuống khỏi hết các từng lầu không gặp thằng Mỹ nào, tìm được một chỗ núp chờ tối đến leo qua nghĩa trang đi về nhà. Từ đó tới giờ tôi không kể lại chuyện đó với ai cả. Tôi không tin lời lão già nhưng cũng không nghĩ được cách nào khác. Tất cả xác người của đội biệt động tuông hết trong ống khói nhà máy, vậy phải có người còn sống cùng lao xuống hay sao?


__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 11-03-2004, 04:42 AM
MauuTimmToiiYeuu MauuTimmToiiYeuu is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2004
Nơi Cư Ngụ: ViNa CaSiNo
Bài gởi: 2,258
Send a message via MSN to MauuTimmToiiYeuu Send a message via Yahoo to MauuTimmToiiYeuu
Default

Chương kết



Đám tang Ba Hoàng cử hành vào mười giờ sáng, chôn ở nghĩa trang thành phố. Đoàn xe đưa tang dài dằng dặc, đủ thứ xe lớn xe nhỏ, đi thật chậm, không phải để cho long trọng mà vì đường sá chật chội. Nhưng thoát ra khỏi nội thành xe chạy bon bon trên đường xa lộ rộng thênh thang. Gió đồng mát rượi khiến Hương tỉnh hẳn. Hương đi chung xe với vợ con Ba Hoàng, ngồi phía trước chỗ ngồi quen thuộc của Hương khi đi chung xe với Ba Hoàng. Anh lái xe trẻ tuổi quen mặt mấy lần nói với Hương điều gì đó nhưng gió thổi ù ù bên tai Hương không nghe được.

Suốt mấy ngày rày Hương mệt đừ người, do phải thường xuyên túc trực ở bệnh viện cùng với vợ Ba Hoàng lo toan mọi việc. Rồi lại bị hai đứa con Ba Hoàng quấy rầy nữa. Chúng đã lớn rồi, một đứa mười lăm, một đứa mười ba, con gái như vậy đã lớn, vậy mà chúng cứ như hai đứa con nít. Chúng cứ khóc và nói rằng sao ba chúng mập khỏe như vậy mà phải chết. Chúng thấy nhiều người trước khi chết thường ốm o gầy mòn, như chúng vừa mới thấy lúc vào bệnh viện thăm ba chúng. ở từng dưới chỗ dành cho bệnh nhân ít tiền, có một gian phòng rộng giường kê sát vào nhau, hai người nằm chung một giường, người nuôi bệnh nằm dưới sàn hoặc ngoài hành lang, người bệnh ai nấy đều ốm nhom nằm thở khò khè, vậy rồi nghe tiếng kẻng leng keng họ bật dậy đi lãnh cơm lãnh thuốc la lối xô đẩy nhau, rồi lại trở về giường nằm thở khò khè nữa. Họ như nằm đó lâu lắm rồi, một năm hai năm, có người như cả đời nằm ở đó, vậy sao họ không chết?

Sau cơn tai biến ban đầu Ba Hoàng trở lại bình thường, như không có chuyện gì xảy ra, nhưng bác sĩ trưởng khoa đã kêu vợ Ba Hoàng nói riêng gì đó, thế là tình thế trở nên nghiêm trọng. Có thể nói đám tang đã bắt đầu từ đó. Vợ Ba Hoàng gọi Hương đến báo lại mọi điều bác sĩ trưởng khoa đã nói nhưng Hương như không nghe gì hết. Tất cả tối sầm lại trước mặt Hương, những giọt nước mắt không kềm được tuôn rơi lã chã. Vậy là giờ đây Hương chỉ còn một mình trơ trọi trên đời. Vợ Ba Hoàng ngồi kế bên cũng bật khóc theo. Họ đang ngồi trong phòng bệnh, Ba Hoàng nằm kế bên vẫn mập mạp trắng trẻo, mắt mở lớn nhưng không nói được gì cả vì có đủ thứ máy móc úp chụp lên người.

Nhưng Hương không khóc lâu. Vì có Ba Hoàng nằm đó. Và vì Hương biết mình là con của mẹ mình, không thể không có giòng máu mạnh mẽ trong người. Hương ngồi sát vào vợ Ba Hoàng, cảm thấy từ nay mình sẽ gắn bó với người đàn bà này hơn. Vẫn như trước hai người thay nhau ở lại chăm sóc Ba Hoàng. Hương thường đến buổi chiều sau khi xong việc ở tòa soạn, đôi khi ngủ lại tối. Phòng có kê thêm giường nhưng Hương ít khi ngủ ở đó, thường ngồi đọc sách bên giường Ba Hoàng rồi qua nằm chợt mắt một chút bên phòng các cô hộ lý. Ba Hoàng thường cứ nằm yên trên giường không biết thức hay ngủ, như đang chìm đắm vào một thế giới riêng tư nào đó.

Một buổi chiều Sáu Hải đến thăm Ba Hoàng, lúc Hương đang ngồi đọc sách ngoài hành lang. Lâu rồi Hương không gặp ông ta. Sáu Hải ngồi lại bên ngoài một lúc với Hương vẻ tự nhiên thoải mái:

- Thiên phóng sự của cô sắp xong chưa? Cô viết dài quá đọc mỏi cả mắt!

- Thì chú đừng đọc - Hương đáp.

- Có người viết phải có người đọc chớ - Sáu Hải cười nói - Với lại đâu phải tôi bỏ tiền ra in.

- Chú phải in, chú đã hứa rồi mà - Hương cũng cười nói - Nhưng cháu cũng định kết thúc rồi, chỉ còn đợi tòa nhà của chú xây lại thôi.

- Đúng là như vậy - Sáu Hải nói - Nhân tiện đây tôi nói với cô chuyện này.

- Chú thì lúc nào cũng "nhân tiện" cả.

- Tôi là người mần ăn mà. Về chuyện tôi tính tìm cho cô một căn nhà, cô tính sao?

- Cháu có nhà rồi.

- Đó là nhà của nhà nước. Đây là tôi mua cho cô một căn nhà cô đứng tên hẳn hoi.

- Kiểu như nhà tình nghĩa vậy hả?

- Cô muốn gọi sao cũng được. Nhưng chuyện này không dính líu gì tới những bài báo của cô. Chuyện tòa nhà đã xong rồi chính cô cũng nói như thế. Đây là vì tình thân với mẹ cô ngày xưa thôi. Và với anh Ba Hoàng bây giờ nữa - Sáu Hải ngưng một chút, nhăn mặt như để lấy sức nói tiếp - Cô đừng ngại, căn nhà không nhiều tiền lắm đâu, và tôi cũng có thể tìm trong khoảng chi nào đó trong việc xây dựng mà không phải móc tiền của mình ra. Nghĩa là không phải của nhà nước, cũng không phải của riêng tôi.

- Vậy là của ai?

- Của trời đất, cô cứ coi như thế. Cô là con của mẹ cô, giờ cô mồ côi mồ chút cả đất nước này phải lo cho cô. Cô nhận đi cho tôi yên lòng. Cô cứ suy nghĩ không cần phải trả lời bây giờ. Thôi tôi vào thăm anh Ba Hoàng đây.

Hương đứng dậy mở cửa cho Sáu Hải vào rồi cùng theo vào. Ba Hoàng vẫn nằm thẳng người mắt mở lớn nhìn lên trần nhà. Trời mát, Hương không vặn máy lạnh mở hết cửa sổ ra, Ba Hoàng nằm trên giường có thể nhìn thấy vườn cây râm mát bên ngoài. Hôm nay không có máy móc nào úp chụp lên người nên trông Ba Hoàng có vẻ thoải mái.

- Sức khỏe thế nào, anh Ba? - Sáu Hải cúi xuống với Ba Hoàng hỏi. Ba Hoàng làm thinh.

Hương kéo ghế cho Sáu Hải.

- Chú ngồi đây.

- Cô ngồi đâu?

- Được rồi chú à, cháu đứng đây mà.

Ba Hoàng cựa mình như muốn thay đổi thế nằm rồi ngước nhìn lên Sáu Hải với ánh mắt lạnh lẽo:

- Công việc thế nào?

- Tốt thôi anh à. Anh cứ yên tâm dưỡng bệnh đi.

- Tôi không yên tâm về điều gì? - Ba Hoàng bỗng lên cơn bực dọc - Cậu cứ làm việc đi, đó là việc của cậu. Hay không làm cũng được.

- Anh rán dưỡng bệnh cho thật khỏe.

- Tôi không bệnh, tôi chỉ có sắp chết thôi - Ba Hoàng càng lúc càng thêm gay gắt - Không sống được thì tôi chết, tôi không được phép như vậy sao?

- Anh thấy trong người thế nào - Sáu Hải vẫn kiên trì.

- Cậu khám bệnh cho tôi à? Thôi cậu về đi, việc của cậu là ở ngoài kia chớ không phải ở đây.

- Vài ngày nữa tôi sẽ ghé coi anh có dặn gì không.

Nhưng Sáu Hải không kịp ghé. Đêm hôm đó Hương chỉ định ghé qua thăm Ba Hoàng thôi nhưng thấy vợ Ba Hoàng ngồi ngủ gục trên ghế Hương liều dìu bà lên giường ngồi thay vào chỗ đó. Đèn sáng, Hương giở sách ra đọc. Nhưng chỉ được mấy trang Hương cũng ngủ gà ngủ gật. Trong cơn mơ màng Hương thấy lại cảnh đứa nhỏ bị cột chân vào cọc chèo trên chiếc xuồng lênh đênh trên đồng nước, không biết đó là Hương hay mẹ Hương. Tất cả đều mông lung, mờ ảo, nhưng cảm giác nồng ấm thì rất rõ. Về khuya trời trở lạnh Hương ngồi co lại, mấy lần thức giấc nhìn sang Ba Hoàng rồi lại chìm vào giấc ngủ càng lúc càng mê mệt.

Cho đến gần sáng Hương chợt nghe tiếng gọi:

- Hương đó hả con? Rót cho chú ly nước.

Hương trở dậy rót nước nhưng Ba Hoàng khoát tay nói:

- Thôi chú hết khát rồi. Chú ngủ lâu lắm rồi hả?

- Chú nằm nhắm mắt không biết thức hay ngủ.

- Chú cứ mơ mơ màng màng. Nhưng chú thấy đỡ lắm rồi, người cứ nhẹ tênh. Nhưng đầu thì nặng trịch.

- Chú đừng nghĩ ngợi làm gì.

- Chú không nghĩ ngợi gì cả. Chú chỉ đang cố nhớ lại lúc mình còn nhỏ. Con người ta ai cũng vậy đoạn đầu đoạn cuối của cuộc đời cố mà gặp lại nhau. Chú nhớ lại hồi chú bốn, năm tuổi ngồi vọc cát trên bãi sông... Nhưng không phải rồi, đó là hình ảnh của cháu chớ đâu phải của chú, phải không?

- Chú uống nước đi!

- Chú cũng là một đứa con lưu lạc cháu à. Chú không biết mình sanh ra từ đâu, nhưng chú may mắn được một gia đình giàu có nuôi nấng học hành đến nơi đến chốn. Rồi chú được người hướng dẫn đi làm cách mạng. Rồi chú gặp được mẹ cháu. Nói chung mọi chuyện chú đều gặp may mắn cả, đường đời của chú thật trơn tru. Giờ đây chú nhớ lại rất rõ hôm đầu tiên chú gặp mẹ cháu, trong một đống ngói, không hiểu sao chú làm quen được với mẹ cháu...

- Chú kể chuyện đó cho cháu nghe rồi.

- Nhưng chú muốn nói với cháu như thế này: mẹ cháu từ trong một đống ngói đi vào thành phố, đi vào cuộc chiến đấu...

- Chú ngủ thêm chút nữa đi!

- Được, chú ngủ đây.

Ba Hoàng nhắm mắt. Hương tắt bớt đèn rồi trở lại ngồi ở ghế giở tiếp trang sách, nhưng chỉ chút sau đã ríu mắt lại. Hương ngủ không biết bao lâu, ngoẹo đầu trên thành ghế, cho đến lúc choàng tỉnh dậy vì tiếng kêu thét của vợ Ba Hoàng. Từ lúc nào vợ Ba Hoàng thức dậy phát hiện Ba Hoàng đã chết. Từ đó tới sáng vợ Ba Hoàng chỉ có ôm lấy chồng, mọi việc một mình Hương làm hết: chạy đi báo bác sĩ trực, gọi điện thoại về nhà, về cơ quan Ba Hoàng, và khi mọi người kéo đến Hương cắt đặt công việc như người con cả trong gia đình.

Thật ra Ba Hoàng chưa chết hẳn ngay lúc đó, các bác sĩ đã hồi sinh ông bằng thứ máy móc gì đó. Ba Hoàng sống thêm được vài ngày, gọi là đời sống thực vật, cho đến khi người ta gỡ máy móc ra Hương và vợ Ba Hoàng đã bình tĩnh trở lại cùng lo việc tẩn liệm chôn cất. Thi hài Ba Hoàng được quàng tại nhà, khách viếng đông đến nỗi Hương phải trốn lên lầu, rồi phải chạy xuống vì vợ Ba Hoàng muốn Hương cùng đứng chịu tang với hai đứa nhỏ. Hương không nhận lời cũng không từ chối, thành ra việc chịu tang cứ khi có khi không.

Nghĩa trang trong vườn cao su, lối đi vào thẳng tắp, xe chạy nối đuôi nhau nhích từng chút một, gần tới nơi khách viếng xuống xe đi bộ chuyện vãn rì rầm với nhau. Hương đi tuốt phía sau không nhìn thấy gì hết, nhưng lúc làm lễ hạ huyệt vợ Ba Hoàng kêu Hương lên trên để chụp hình chung với gia đình. Hương đứng im phắc nhìn chăm chăm vào một chỗ nào đó dưới lỗ huyệt, và khi người ta cào đất đắp lại Hương cũng nhìn như thế.

Mọi người tản ra, Hương cũng vẫn đi sau cùng. Chợt có người chen đi đến bên Hương. Lan. Không biết ai đưa cô ta đến đây. Hương ngó dáo dác không nhìn thấy ai cả. Hương quay lại cau mặt hỏi:

- Em đến với ai vậy?

Lan không đáp, thở hào hển, như chạy từ ngoài đường vào đây vậy. Vẻ mặt cô ta đăm chiêu, nghiêm nghị. Bỗng chốc Hương thấy Lan lớn hẳn lên, không còn là cô gái nhỏ nông nổi nữa. Vườn cao su thật râm mát. Hương kéo Lan cùng đi, dịu giọng hỏi:

- Em tìm chị có chuyện gì hả?

- Mai em đi làm rồi chị à - Lan nói, ngẩng cao đầu lên.

- Làm gì? ở đâu? - Hương ngạc nhiên - Chị đang lo việc làm cho em mà?

- Thì em làm chỗ đó thôi.

- ở chỗ hãng dệt hả? Nhưng ai báo cho em? Địa chỉ liên lạc chị để chỗ chị mà?

- Em đến thẳng chỗ đó. Em nhờ anh út Mặt Mâm đưa em đi. Tại em nóng ruột quá. Em đến gặp ông trưởng phòng, ông ta nói hồ sơ cũng vừa làm xong, định gọi điện cho chị. Em định nhờ chị nhưng thấy chị bận quá. Anh út Mặt Mâm lại rảnh. Thôi em tự lo được rồi chị à. Em đi làm rảnh rỗi em sẽ đến thăm chị. Chừng nào chị chưa lấy chồng em sẽ đến. Thôi em đi đây.

Lan quay ngoắt bỏ đi. Hương đưa mắt nhìn theo tìm kiếm út Mặt Mâm đang nút chỗ nào đó trong vườn cao su. Nhưng không nhìn thấy gì cả.

Hương ra tới chỗ đậu xe đã thấy vợ con Ba Hoàng ngồi trên xe rồi. Vợ Ba Hoàng nói:

- Về nhà đi Hương à, bữa nay cháu ở lại với mẹ con cô.

Hương nói:

- Bữa nay cháu bận, mai cháu sẽ đến. Cháu phải ra sân bay bây giờ.

Hôm nay là ngày Tân bay về Mỹ. Hương không định tiễn Tân, nhưng coi đồng hồ lại thấy đúng giờ Tân ra sân bay. Hương đến sân bay thấy Tân đứng đợi bên ngoài, như tin chắc là Hương đến. Hương đi thẳng vào làm ra vẻ tự nhiên:

- Em tưởng không kịp. Hình như giờ bay dời lại phải không?

- Không - Tân đáp, như đang thở gấp.

- Còn lâu không?

- Còn lâu. Anh làm thủ tục xong hết rồi. Mình tìm chỗ uống nước đi - Họ đi lên lầu, trên đường đi Tân nói - Anh không hay chuyện chú Ba Hoàng, cho đến hồi hôm nghe cáo phó trên đài. Sao em không báo cho anh biết?

- Em quên.

Hương mặc cho Tân chọn bàn, kêu thức uống, cô cứ đứng yên đưa mắt ngó dáo dác khiến Tân phải ngạc nhiên:

- Em tìm ai hả?

- Không...

- Hay em đi tiễn người khác - Tân cười nói - Có đúng em đi tiễn người khác không?

- Thôi mà.

Họ chọn chiếc bàn sát bên ngoài, có thể nhìn thấy qua cửa kiếng mấy chiếc máy bay trắng toát nằm lồ lộ dưới đường băng. Hương nhìn xuống sân bay rồi nhìn quanh phòng với ánh mắt ngạc nhiên, lạ lẩm. Hương thường vào đây - đi tiễn người quen, gặp ban giám đốc để viết bài - nhưng Hương không thể nào quen được cảnh sân bay như thế này. Sao mà nhộn nhịp quá như thế này! Và họ từ đâu tới, và họ đi đâu, những người khách lên xuống nhộn nhịp ấy? Mới mấy tiếng hồ trước họ còn ở bên kia bán cầu giờ đã ở đây rồi sao? Làm sao họ quen được? Và người ở đây ra đi nữa, họ cười cười nói nói thế kia rồi mấy tiếng đồng hồ sau đã ở một xứ sở xa lạ đầy tuyết phủ, mọi lá cây cọng cỏ đều khác. Làm sao họ sống được?

- Thiên phóng sự của em sắp xong chưa? - Tân hỏi, ngồi tì tay vào bàn nhìn vào mắt Hương - Hay anh còn phải đón đọc nó ở bên Mỹ.

- Xong rồi - Hương đáp - Em chỉ còn viết chương cuối cùng này thôi, từ nghĩa trang tới sân bay này.

- Không có anh trong đó chớ?

- Có đấy.

- Về Mỹ, anh sẽ viết thư cho em, được chớ?

- Anh cứ viết.

- Chừng anh quyết định về ở luôn đây, anh sẽ hỏi cưới em được chớ?

- Anh cứ hỏi.

Im lặng một lúc rồi Hương hỏi sang chuyện khác:

- Công việc của anh thế nào?

- Xong rồi. Anh chỉ làm công việc thăm dò thôi.

- Vậy có xây nhà không?

- Có đấy, nhưng ngoài bãi lầy thôi.

Im lặng một lúc nữa rồi Hương nói:

- Em quên mua quà lưu niệm cho anh.

- Có rồi, anh mang theo thiên phóng sự của em nè.

- Đó là chuyện riêng của mẹ em.

- Em đã đăng báo rồi không còn là chuyện riêng của em nữa.

Lần này im lặng kéo dài đến nỗi Hương phải hối:

- Anh coi tới giờ chưa kẻo trễ.

Tân cười:

- Em đừng lo, họ sẽ bắt anh lên máy bay, anh mua vé rồi không thoát được đâu.

Hương rời bàn đứng dậy đi đến áp sát mặt vào cửa kiếng nhìn xuống sân bay. Một chiếc máy bay đang khởi động. Có phải chiếc này không? Hay chiếc kia? Những chiếc xe tải nhỏ chạy tới lui, âm thanh vọng lên thật lặng lẽ, mơ hồ, như từ một nơi rất xa. Phòng đợi đã thưa hẳn người, như chiếc máy bay chỉ chở mình Tân vậy. Tân cũng rời bàn đi tới, vừa lúc Hương quay lại.

- Thôi em về đây - Hương nói, cúi xuống gần chạm mặt vào ngực Tân - Em không thích nhìn người lên máy bay. Anh đi mạnh giỏi nghen! Anh có thể trách gì em không? Trách thì em chịu nhưng em không thể làm khác được. Thử hỏi mình có gì gắn bó với nhau? Em cũng vậy, và anh cũng vậy. Nhưng em có tin thời gian sẽ thay đổi cả hai chúng ta. Anh cứ viết thư cho em. Em cũng sẽ viết thư cho anh. Có dịp về đây anh hãy đến thăm em. Và biết đâu em có dịp sang Mỹ, em cũng sẽ đến thăm anh. Và rồi sẽ có chuyện em viết. Đâu có chỗ nào không có chuyện để viết phải không anh? Bên này hay bên kia, hồi xưa hay bây giờ.

Hương ngước nhìn Tân mỉm cười, áp nhẹ đầu vào ngực anh rồi quay đi. Tân đứng yên như thế, không quay lại nhìn theo cho đến khi Hương đi xuống khỏi cầu thang.

Hương về đến nhà thấy có thư của Minh Thu nhưng không đọc. Ngày chỉ mới xế chiều. Hương tắm giặt, nấu cơm ăn rồi đóng cửa, vặn máy nghe nhạc, sau đó lên giường giở một cuốn sách ra đọc. Hương muốn được ở một mình suốt ngày nay, một mình và nếu có thể được suy nghĩ về mẹ mình.

Nhưng rồi Hương vùng dậy ra khỏi giường. Hương làm tất cả những chuyện này không phải để ngồi một chỗ suy nghĩ. Phải làm chuyện gì đó. Mẹ Hương ngày xưa cũng vậy. Hương thay quần áo mang túi xách khóa cửa xuống lầu đến tòa soạn. Không có ai ở đó cả, vị tổng biên tập cũng không. Nhưng Hương vừa ngồi xuống liền nghe tiếng ông ta gọi điện về, tiếng văng vẳng như từ trên mặt trăng:

- Phóng viên Mai Hương đó hả? Có việc cho cô đây!

- Ông ở đâu vậy? - Hương hỏi.

- ở đây thôi, trên hành tinh thân yêu của chúng ta. Cô đi Cà Mau được không?

- Có việc gì?

- Có cháy rừng ở dưới đó.

- Tôi chữa cháy được à?

- Để người ta chữa, còn cô thì viết bài. Viết mạnh vào, mình sẽ làm một đám cháy thứ hai. Cô đi được chớ?

- Ông giao cho tôi rồi phải không?

- Đúng. Tôi tin cô. Cô là một người con gái khôn khéo đảm đang. Nhưng sẽ là một người vợ dữ dằn đáng sợ. Cô có thể đi liền trong ngày mai, công tác phí như thường lệ. Nếu muốn uống thêm chai bia tôi cũng có thể chi thêm.

- Bia ông đã uống rồi. Tôi nghe mùi bia trong điện thoại đây nè. Thôi tôi về chuẩn bị đồ đạc đây. Ông cũng nên về với người vợ hiền dịu đáng thương của ông đi.

Hương về nhà, trong lúc chuẩn bị đồ đạc, đọc thư Minh Thu, hình ảnh những đám cháy rừng choán chật cả tâm trí Hương.


Hết
__________________
Bảo không nhớ sao lòng ta trống vắng.
Bảo không đau sao tim thắt nhịp ngừng
Bảo thôi nhé từ đây ta thôi nhé ....
Nhưng tình chờ tình đơi đến thiên thu.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:06 AM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.