Go Back   Vina Forums > Thư Viện Online > Kho Tàng Truyện > Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 07-21-2004, 06:06 PM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Ai mua hành tôi



Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ tới đậu trên một phiến đá ở gần chỗ mình đang làm việc. Nhìn thấy thế, anh bỗng động lòng thương con chim bé bỏng sắp sửa lọt vào miệng loài ác điểu. Anh bèn nhặt hòn đá ném con quạ. Quạ giật mình bỏ mồi vỗ cánh bay lên. Tức mình vì hỏng ăn, quạ chửi rủa om sòm. Anh nhặt đá ném thêm và mắng: - "Đồ chim dữ! Hãy cút ngay!". Quạ hậm hực bay đi, miệng còn đe dọa sẽ báo thù. Anh chàng chạy lại nhặt con chim sẻ đang thoi thóp, cố tìm cách ấp ủ cho nó sống lại. Quả nhiên, chỉ chừng giập bã trầu, con chim sẻ đã hồi tỉnh và bay được. Nó cảm ơn anh và bảo anh ngồi chờ để nó đưa biếu một vật. Một lát sau, con chim đã bay trở lại miệng ngậm một cái lọ bé đặt xuống bên cạnh và nói - "Đây là lọ nước thần có phép làm cho người già thì trẻ lại, vật nhỏ thì lớn thêm, trần gian không ai có". Nói rồi nó vỗ cánh bay đi. Anh ngồi tần ngần mở nút ra xem thì thấy đầy một lọ nước mùi thơm ngào ngạt. Anh nghĩ bụng: - Những thứ này chỉ để cho các bà quan làm đỏm, có đâu để hạng chúng ta dùng". Rồi anh nút lọ lại cẩn thận, khi gánh củi về, treo lọ trên kèo nhà. Và rồi thời gian trôi qua, vì bận công việc làm ăn, anh cũng quên đi, không nghĩ tới cái lọ ấy nữa.

ít năm sau đó, chật vật mãi anh chàng mới cưới được vợ. Vợ anh cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay bùn, nên đen đủi, xấu xí. Nhưng hai vợ chồng thì rất thương yêu nhau.

Một hôm chồng đi cày vắng, vợ Ở nhà quét dọn khắp nơi. Thấy một cái lọ con treo trên kèo nhà, chị bèn bắc ghế lấy xuống mở nút ra xem. Khi ngửi thấy mùi thơm, chị ta đồ là dầu thơm gội đầu. Lát sau, chị nấu nước tắm gội rồi tiện tay đổ lọ nước ra bôi khắp tóc tai mình mẩy. Không ngờ sau khi bôi xong chị ta tự nhiên trở nên xinh đẹp trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều ít ai sánh kịp. Nước thần trôi xuống mấy luống hành bên cạnh giếng, khiến cho những cây hành cũng tự nhiên lớn phổng lên một cách lạ thường: củ to như bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh.

Khi người chồng đi cày về nhìn mặt vợ thì ngẩn cả người cứ tưởng là tiên sa xuống cõi trần, nếu không có tiếng nói thì cơ hồ anh không nhận ra là vợ mình. Nghe vợ nhắc đến lọ nước thơm, anh mới sực nhớ tới chuyện báo đền của con chim sẻ ba năm về trước. Nỗi mừng biết lấy chi cân, anh ngắm vợ mãi không chán mắt, rồi kể lại câu chuyện cũ cho vợ nghe.

Từ đấy anh cứ quấn quýt lấy vợ không rời. Công việc đồng áng vì thế cũng mười phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà mãi thì đói mất nên anh đành phải đi làm. Để khỏi nhớ vợ, anh thuê thợ vẽ hình vợ. Mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại treo bức tranh ở bờ ruộng để nhìn cho thỏa.

Một hôm anh đang cày ruộng, bức tranh được treo lên một cái cọc cắm ở trên bờ. Vừa cày được mươi luống, tự nhiên con quạ năm xưa ở đâu sà xuống quắp lấy bức tranh mang đi. Anh chàng ở bên kia bờ thấy vậy, bèn hò hét đuổi theo nhưng không kịp nữa. Quạ đã cất cánh bay cao và bay đi rất xa, chỉ một loáng đã mất hút. Báo thù việc anh ném đá giành mồi của nó ngày xưa, quạ mang bức tranh vào đến tận kinh đô, thả xuống ở sân rồng. Bọn lính thị vệ thấy sự lạ lùng, bèn nhặt lên đem trình vua. Cầm lấy bức truyền thần vua ngắm nghía mãi không chán mắt, bụng bảo dạ: "Trong ba cung sáu viện của ta đã có nhiều người đẹp, nhưng chưa có người nào đẹp bằng người đàn bà trong tranh này. Hẳn là trời sai con quạ đến mách cho ta đây!".

Lập tức vua ra lệnh cho một quan đại thần và một trăm thị vệ phải tìm cho được người đàn bà đã vẽ trong tranh mang về. Quan đại thần cho người về các địa phương sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Để việc tìm tòi có hiệu quả, chúng bày ra trò mở hội ở các vùng chúng đến để cho mọi người đổ về xem. Mỗi lần thấy dân tập hợp đông đúc, chúng đưa bức tranh ra giả tảng nói là tình cờ bắt được, người nào mất thì đến mà nhận.

Một hôm, chúng tới vùng quê hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần và cũng bày trò mở hội ba đêm ngày. Quả nhiên anh chàng sa vào mưu gian. Khi nhìn thấy bức tranh anh không đắn đo gì cả, lật đật bước tới để nhận. Nhưng anh không ngờ bọn lính chộp lấy anh như chộp con mồi. Chúng theo ngay anh về nhà và chúng tìm thấy ngay người đàn bà trong tranh. Mừng quá chúng vội đưa kiệu rước về kinh đô, mặc kệ cho người chồng vật mình than khóc.

Sau khi bị bắt vào cung, người đàn bà không cười không nói, áo đẹp không mặc, đầu không chải và không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, nhà vua hết sức mừng rỡ, nhưng cũng hết sức buồn phiền vì mọi thứ dỗ dành, dọa nạt đều không thể làm cho người ngọc nở một nụ cười. Vua bèn hạ lệnh cho rao trong dân chúng hễ ai có cách gì làm cho nàng cười nói lên được, thì sẽ ban thưởng cho quan cao lộc hậu. Nghe tin này, có nhiều người, từ những vai hề nổi tiếng, những ông trạng cười cho đến các bậc lương y, các pháp sư phù thủy v.v... đua nhau trẩy kinh hy vọng dùng tài phép làm cho người đàn bà phải buột miệng nói cười để mong ân thưởng. Nhưng dù đã giở đủ mọi trò, đều vô hiệu.

Lại nói chuyện anh chồng từ khi vợ bị quan quân bắt đi thì không còn thiết làm ăn gì nữa. Khi nghe tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung nói cười được thì vua sẽ ban thưởng, anh biết là vợ mình đang ở cung vua, bèn quyết vào kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành ở cạnh giếng buộc làm một gánh, quảy theo. Đến kinh đô, anh quảy gánh của mình đi lại trước cửa hoàng cung rao to lên những câu:

Dọc bằng đòn gánh
Củ bằng bình vôi
Ai mua hành tôi
Thì thương tôi với!

Tiếng rao của anh vọng vào cung mỗi lúc một lớn. Nét mặt của vợ anh tự nhiên cũng mỗi lúc mỗi tươi. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

Khi nhìn thấy mặt chồng, vợ anh cười lên một tiếng. Thấy người đàn bà lần đầu tiên cười nói, vua sung sướng như mở cờ trong bụng; lại thấy những cây hành to lớn lạ thường thì lấylàm kinh ngạc. Vua ngỡ là nhờ những cây hành kỳ lạ này mà người đẹp nói cười. Vua liền nẩy ra ý nghĩ muốn tự mình cải trang gánh hành để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:

- Hãy đặt gánh hành lại đó và cởi áo ra mau!

Vua cởi áo long bào vứt cho anh và mặc áo của anh vào. Vua còn bắt anh bày cho mình học thuộc câu rao, rổi quảy gánh qua lại trước mặt người đàn bà, cất tiếng rao mới học được. Thấy vậy, vợ anh hàng hành cười nghặt nghẽo. Vua thích thú lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người đàn bà bảo thị nữ thả đàn chó ra. Chó thấy vua ngỡ là người lạ liền nhảy xổ tới cắn chết. Người đàn bà vội bảo chồng:

- Mình hãy mau mau trèo lên ngai vàng đi!

Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 07-22-2004, 05:28 PM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Anh bán vải


Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được. Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa này. Anh bán vải mừng rỡ bằng lòng giúp một số tiền. Đêm đó tên ác tăng thiết tiệc rồi nói:

-- Anh phải làm phước cho trọn, cần tu bổ tất cả kiểng chùa này, từ chánh điện tới hậu liêu, sửa lại cửa tam quan, đúc chuông mới.

Anh bán vải hoảng hồn.

-- Tôi nghèo lắm, một mình làm sao gánh nổi sở phí. Bây giờ tôi có bao nhiêu vàng bạc trong tôi xin cúng hết.

Tên ác tăng không chịu, muốn lấy tất cả số vải của anh và giết anh ta luôn thể để phi tang. Anh bán vải nài nỉ, khóc lạy xin tha tội. Sau cùng tên ác tăng bằng lòng cho anh bán vải tự thắt cổ. Lúc ấy tình cờ có ông quan đi ngang chùa, chợt thấy đứa con gái bận quần đỏ chun theo lỗ vách tường mà vào chùa, ông quan hồ nghi chuyện lạ, dừng ngựa lại, ra lịnh cho quân hầu đuổi theo...

Vào chùa, chợt thấy cái phòng đóng cửa kín mít, ông quan yêu cầu mở gấp. Tên ác tăng cản lại.

-- Bẩm thượng quan! Trong phòng có qui?.

Vị quan nổi giận, phá cửa gặp một người đang thắt cổ ngất ngự Chừng cứu sống lại được, anh bán vải bày tỏ đầu đuôi. Vị quan mới hiểu người con gái lạ thường khi nãy là điềm Trời Phật giáng xuống cứu người lương thiện. Tên ác tăng bị chém đầu. Anh bán vải và vị quan nọ hiệp cùng dân góp công, góp của tu bổ kiểng chùa ấy thịnh vượng.


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 07-22-2004, 05:29 PM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Ba Tượng Phật Sống


Năm đó, chúa Nguyễn ánh bị Tây Sơn truy nã nên phải bỏ thành Gia Định mà chạy về phía làng Tây Sơn Nhì. Trời vừa tối, Chúa Nguyễn đến một kiểng chùa. Qúa mệt mỏi, phần thì quân Tây Sơn đang rượt phía sau, Chúa Nguyễn cùng hai vị quan hộ vệ đành vào chùa mà trốn. Trong chùa, lúc ấy có ông sư già đang tụng kinh. Sau khi nghe Chúa Nguyễn bày tỏ sự thật, sư cụ nói:

Xin các vị vào phía sau thay xiêm đổi áo, y theo lời bần tăng, phải làm như vầy... Chập sau quân Tây Sơn kéo tới, xúm bao vây ông sư nọ mà hỏi:

--Nguyễn ánh đâu rồi? Nói mau bằng không ta chém đầu.

Sư cụ nói:

--Mô phật, xin các ông cứ lục xét chùa. Nếu có bần tăng cam chịu tội.

Viên chỉ huy bèn đem cây đèn trên bàn Phật xuống mà rọi từ trong ra ngoài. Bỗng nhiên, hắn dòm xuống bàn phật mà la lớn:

--Ba đứa nào đây? Quân đâu! Mau chém nó.

Chừng xét kỹ lại, rọ ràng là ba cốt phật. Hỏi sao không để trên bệ, sư cụ trả lời đó là mấy cốt Phật của chùa ở làng kế bên đem gởi, chùa ấy vừa bị sập, chùa bên này không có chỗ trống nên để tạm dưới đất. Nghe hữu lý, quân Tây Sơn rút lui. Sau đó, Chúa Nguyễn ánh cùng hai vị quan hộ vệ từ trên bàn Phật bước xuống, vô cùng mừng rỡ, khen gợi sư cụ. Số là khi nãy sư cụ có sáng kiến khiêng tượng Phật xuống đất. Thay vào đó, ba người tị nạn khoác áo cà sa leo lên bệ ngồi chắp tay không nhúc nhích giả như tượng thật. Quân Tây Sơn nào có ngờ!


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 07-22-2004, 05:29 PM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Bánh Dầy Bánh Chưng


Ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua muốn truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp 20 quan lang (hoàng tử) lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa hay, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Lèo) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha me Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành"

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rợ Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cộ Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Về sau, trở thành tục lệ Ở Việt Nam, đâu đâu cũng làm bánh Chưng bánh Dầy trong dịp Tết, kể cả các lễ cưới và đám tang.


Hết


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 07-22-2004, 05:29 PM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Cá Nược


Ngày xưa, ở tại một cửa bể buôn bán sầm uất có một người đàn bà không rõ tên họ, người ta vẫn gọi tên là con mẹ Lừa. Mẹ Lừa bề ngoài vờ vĩnh buôn bán để cám dỗ các thương gia giàu có hòng lừa đoạt của cải. Nhờ đó mà chẳng bao lâu mẹ Lừa thành ra giàu có làm chủ một cửa hàng to lớn.

Cứ mỗi lần có một chủ thuyền nào buôn lớn cặp bến là mẹ Lừa được báo tin liền, vội đến ngay thuyền trả mua hàng với giá rất cao để khỏi có ai tranh. Mẹ Lừa khôn khéo kéo dài ngày giờ mua bán, rồi trong lúc đó lịch thiệp mời chủ thuyền buôn đến nhà, mụ ta đãi đằng niềm nở. Sau khi đã gây cảm tình thân mật rồi, mẹ Lừa đưa ra một nải chuối và một con rùa đúc toàn bằng vàng ròng cho khách xem. Của quý giá này to bằng vật thực, lại được chạm trổ tinh vi, xinh đẹp khiến cho khách hết lời trầm trồ, ca ngợi sự giàu có, tư cách của chủ nhân. Đến đêm lại, mẹ Lừa sai tôi tớ tâm phúc lén mang con rùa và nải chuối vàng đem dấu vào dưới thuyền khách thương gia, để rồi sáng hôm sau lên tiếng buộc cho khách lấy trộm. Khách thật tình khăng khăng phản đối những lời buộc tội vu oan cho mình. Mẹ Lừa mới quỷ quyệt đưa ra cạm bẫy thử thách: nếu có bằng chứng rõ ràng là khách đã lấy trộm thì tất cả của cải, cả thuyền lẫn hàng hóa, sẽ thuộc về bà ta và khách sẽ phải chịu ở làm tôi tớ suốt đời. Trái lại, thì tất cả tài sản của mẹ Lừa sẽ về tay khách và bà ta phải chịu làm tôi tớ suốt đời cho khách.

Nghĩ mình ngay thật, khách nhận lời thử thách, làm giấy tờ ngay trước mặt nhà chức trách đã được mẹ Lừa mời đến. Tới khi khám xét trong thuyền khách buôn người ta tìm thấ


Ngày xưa, ở tại một cửa bể buôn bán sầm uất có một người đàn bà không rõ tên họ, người ta vẫn gọi tên là con mẹ Lừa. Mẹ Lừa bề ngoài vờ vĩnh buôn bán để cám dỗ các thương gia giàu có hòng lừa đoạt của cải. Nhờ đó mà chẳng bao lâu mẹ Lừa thành ra giàu có làm chủ một cửa hàng to lớn.

Cứ mỗi lần có một chủ thuyền nào buôn lớn cặp bến là mẹ Lừa được báo tin liền, vội đến ngay thuyền trả mua hàng với giá rất cao để khỏi có ai tranh. Mẹ Lừa khôn khéo kéo dài ngày giờ mua bán, rồi trong lúc đó lịch thiệp mời chủ thuyền buôn đến nhà, mụ ta đãi đằng niềm nở. Sau khi đã gây cảm tình thân mật rồi, mẹ Lừa đưa ra một nải chuối và một con rùa đúc toàn bằng vàng ròng cho khách xem. Của quý giá này to bằng vật thực, lại được chạm trổ tinh vi, xinh đẹp khiến cho khách hết lời trầm trồ, ca ngợi sự giàu có, tư cách của chủ nhân. Đến đêm lại, mẹ Lừa sai tôi tớ tâm phúc lén mang con rùa và nải chuối vàng đem dấu vào dưới thuyền khách thương gia, để rồi sáng hôm sau lên tiếng buộc cho khách lấy trộm. Khách thật tình khăng khăng phản đối những lời buộc tội vu oan cho mình. Mẹ Lừa mới quỷ quyệt đưa ra cạm bẫy thử thách: nếu có bằng chứng rõ ràng là khách đã lấy trộm thì tất cả của cải, cả thuyền lẫn hàng hóa, sẽ thuộc về bà ta và khách sẽ phải chịu ở làm tôi tớ suốt đời. Trái lại, thì tất cả tài sản của mẹ Lừa sẽ về tay khách và bà ta phải chịu làm tôi tớ suốt đời cho khách.

Nghĩ mình ngay thật, khách nhận lời thử thách, làm giấy tờ ngay trước mặt nhà chức trách đã được mẹ Lừa mời đến. Tới khi khám xét trong thuyền khách buôn người ta tìm thấy con rùa và nải chuối bằng vàng giấu ở đáy khoang. Tất nhiên khách bị buộc vào tội trộm, và theo giấy tờ đã ký kết, cả thuyền lẫn hàng hóa thuộc về tay mẹ Lừa, khách lại còn phải chịu làm tôi tớ suốt đời.

Với lối lừa gạt này, mẹ Lừa :Dng trở nên giàu có, chẳng mất đồng nào mà lại có bao nhiêu tôi tớ hầu hạ, là những khách buôn thuyền mắc phải cạm bẫy bà ta.

Nạn nhân cuối cùng cam chịu số phận không may, song âm thầm tìm cách giải thoát. Gã ngầm viết thư cho vợ kể lể hết mọi nỗi bị lừa gạt, mất cả cơ nghiệp, vướng vào vòng nô lệ, và khẩn nài vợ cứu giúp, trả thù cho mình. Khách giao thư cho một bạn thuyền tâm phúc đưa về gia đình. Người vợ nhận được thư chồng, biết rõ đầu đuôi câu chuyện, đang sẵn tiền của, liền sắm một chiếc thuyền lớn chở đầy hàng hóa, thẳng buồm đến cửa bể mẹ Lừa. Trong số các tay làm công dưới thuyền, người vợ đưa theo một anh thợ bạc với đủ đồ nghề.

Khi thuyền cập bến, mẹ Lừa vội vàng đến viếng như đã viếng các thuyền thương gia giàu có. Trước lời mời mọc đon đả của mẹ Lừa, người khách mới nhận lời đến nhà bà ta, ngắm khen con rùa và nải chuối bằng vàng rồi ra về. Đêm lại, mẹ Lừa cho mấy tay bơi lội tài tình lén mang con rùa và nải chuối bằng vàng đến bỏ vào thuyền khách. Người ta đã biết trước nên canh chừng, thấy rõ tất cả song cứ để yên cho mẹ Lừa thi hành quỷ kế. Đến khi bọn bơi lặn đi rồi, người thợ bạc được lệnh bà chủ thuyền thổi ống bễ lên, rùa vàng và chuối vàng đem cho vào lửa chẳng mấy chốc biến thành những nén vàng.

Sáng hôm sau, vừa mới tinh sương, mẹ Lừa đã bước xuống thuyền lớn tiếng gọi nữ chủ nhân ra trách móc đã lợi dụng lòng hiếu khách và tin cẩn mà đoạt mất con rùa và nải chuối bằng vàng đã đưa cho xem. Người đàn bà chủ thuyền buôn một mực phản đối, mẹ Lừa lại đưa ra trò thử thách cũ rồi đôi bên cam kết trước mặt nhà chức trách. Đến khi khám xét dưới thuyền, mẹ Lừa ngạc nhiên không tìm thấy rùa vàng và chuối vàng đâu. Mẹ Lừa không ngờ mắc phải cảm bẫy chính mình đã bày ra, và đến lượt mình phải làm tôi mọi.

Theo giấy tờ cam kết, bao nhiêu của cải tài sản mẹ Lừa đều thuộc về tay bà chủ thuyền. Bà ta giải thoát cho tất cả tôi tới và đem một phần tiền của mới được phân phát cho người nghèo. Vàng bạc của mẹ Lừa chất lên thuyền rồi, bà ta cùng chồng dong buồm trở về xứ, không quên đem theo mẹ Lừa là kẻ tôi đòi.

Thuyền vừa ra khỏi cửa bể, mẹ Lừa nghĩ tiếc mất sạch của cải bấy lâu lừa gạt được của mọi người, bèn nhảy đâm đầu xuống biển. Trước khi chết mẹ Lừa còn trồi đầu mấy lần lên trên mặt nước để nhìn theo chiếc thuyền chở tài sản của mình, thở ra những lời than tiếc.

Chết rồi mẹ Lừa hóa kiếp thành con cá nược, một loài cá có vú, thường nhô đầu lên mặt nước nhìn theo các ghe thuyền chạy qua như tìm xem chiếc thuyền nào đã chở mất của cải của mình rồi thở ra tiếng kêu than.


Hết


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Old 07-24-2004, 10:54 AM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Cây Đào


Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ Ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.

Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.

Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhạ Ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quy.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.


Hết


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Old 07-24-2004, 10:54 AM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Chử Đồng Tử


Ngày xưa, vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.

Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoắc xin ăn.

Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.

Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
"Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!"
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
"Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"?

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.

Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi tọ Tiên Dung mới bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời chọ Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.

Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
"Đây là vật thần thông".

Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.

Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.

Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.

Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
"Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự tạ Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".

Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).

Về sau, Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trời. Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.

Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.

*

Có thuyết kể rằng vị tổ sư nội đạo, Chử Đồng Tử, còn có một người vợ thứ hai. Ở làng Đa Hòa, phủ Khoái Châu (Hưng Yên), nơi có đền lớn thờ phượng Chử Đồng Tử, dân chúng truyền rằng sau khi công chúa Tiên Dung đắc đạo, hai vợ chồng đi viếng các danh lam thắng cảnh trong nước.

Khi đến địa phận làng ông Đình (phủ Khoái Châu), họ gặp trước chùa Cổ Kính một cô gái mười tám, mười chín tuổi, đẹp như chim én baỵ Tiên Dung trỏ cô gái mà bảo chồng rằng:
"Mình muốn lấy con người đẹp ấy làm thiếp không"?
Chử Đồng Tử mỉm cười không nói, Tiên Dung hiểu ý chồng, một mình tiến lại gần cô gái quê, ngỏ lời:
"Cô ơi, cô là tiên hay người trần? Cô là thần gió hay thần hoa? Chồng tôi là kẻ lỗi lạc xuất chúng, cô có nhận lời làm vợ thứ hai cũng không phải là không xứng đáng. Mặc dù là công chúa tôi không kiêu hãnh, ghen tuông như kẻ thường tình. Nếu chúng ta được kết làm chị em thì thật là sung sướng cho tôi!"

Cô gái đáp:
"Thật ra tôi là tiên nữ ở Tây điện, đội lốt người phàm. Hai người đã thành đạo, cuộc gặp gỡ hôm nay giữa chúng ta phải chăng là do ý trời định hay là sự tình cờ của kẻ thế gian"?

Tiên Dung nói:
"Đúng là do trời định! Song le người ta thường dự định rồi nhờ trời tác thành: trong sự quyết định của trời cũng có phần của người can dự vào!"

Đoạn hai người thề nguyền kết làm chị em, rồi ra mắt Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử liền bày tiệc lớn, rước cô vợ đẹp thứ hai về ở chung với Tiên Dung.

Cũng theo thuyết kể trên, Chử Đồng Tử và hai vợ đã nổi danh chữa bệnh rất tài tình. Vào thuở ấy, ở làng ông Đình, có năm sáu xác chết sắp chôn. Đồng Tử nói cùng với hai vợ rằng:
"Tôi đã học được phép Đạo có thể làm cho người chết sống lại. Giờ tôi muốn cứu những người sắp đem chôn kia. Hai nàng có muốn theo tôi không"?

Người vợ thứ đáp:
"Cứu người là một việc lành, sao chị em chúng tôi lại không đi theo mình"?
Khi đến nơi, Đồng Tử niệm thần chú rồi lấy gậy trỏ vào xác chết. Tức thì các người chết sống lại, đòi ăn uống. Mọi người mừng rỡ, mời Đồng tử, công chúa Tiên Dung và Tiên Nữ Tây điện về nhà để tạ Ơn. Dân làng mang đến nhiều tặng phẩm trọng thể, thưa rằng:
"Trong xã chúng tôi hiện đang có nhiều người bệnh sắp chết lối trên một trăm người".

Đồng Tử bảo:
"Đợi cho họ chết rồi tôi sẽ cứu họ".

Người vợ thứ mỉm cười nói với chồng:
"Mình cứu được người chết sống lại, nhưng không biết cách chữa cho người bệnh. Em có phương trị khỏi bệnh cho hàng ngàn người một lúc".
Đồng Tử và Tiên Dung yêu cầu Tiên Nữ thi hành bí quyết màu nhiệm. Người vợ thứ lấy giấy trắng, viết chữ son lên, rồi đốt thành tro đem hòa vào nước lã. Người bệnh uống thứ nước này vào thì khỏi ngaỵ Trước việc màu nhiệm này, dân làng sụp lạy Đồng Tử và hai bà vợ, nhận họ làm cứu tinh, và tôn lên làm minh chủ. Ba vợ chồng khước từ ra đi.

Để ghi ơn, dân làng ông Đình bèn lập đền thờ ba người, ngày nay hãy còn hương khói.

Dân làng Đồng Tảo, ở cùng phủ Khoái Châu, cũng thờ Chử Đồng Tử, song lại không nhìn nhận người vợ thứ. Trong đền thờ, bên trái Chử Đồng Tử, người ta đặt tượng công chúa Tiên Dung, còn bên phải, thay vì tiên nữ Tây điện, là cô gái Ngải Hòa, theo sự tích sau đây:
"Nàng là con gái của một người làm ruộng ở làng Đồng Tảo. Vào năm mười lăm tuổi, khi công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử lên trời, nàng đang cắt lúa ngoài đồng. Thấy hai người bay lên không, nàng bỏ cả liềm hái để theo. Trong vùng người ta kể chuyện lại như vậy. Nhưng cha mẹ nàng và dân làng không tin. Một hôm, chiếc yếm của nàng thường mặc từ trên mây rơi xuống. Dân làng thấy sự màu nhiệm ấy bèn lập đền thờ, còn đến ngày nay".


Hết


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Old 07-24-2004, 10:54 AM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Chùa Một Cột


Ngày xưa, vào đời Lý, vua Lý Thái Tôn là một tín đồ nhiệt thành của Đạo Phật, theo phái gọi là Vô Ngôn Thông. Thời bấy giờ, đạo Phật đang bành trướng, ảnh hưởng nhiều đến văn hoá Việt. Riêng ở triều đại này, nhà vua truyền lệnh xây 95 ngôi chùa mới, trùng tu tất cả các tượng Phật. Trong các dịp lễ lớn, vua đều ban lệnh tha thuế cho dân.

Vào năm 1049, một hôm, vua Lý Thái Tôn nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra, đưa nhà vua đến một toà sen rạng ngời ánh sáng. Sau khi tỉnh dậy, vua thuật lại giấc chiêm bao cho triều thần hay. Vị sư đã hướng dẫn nhà vua trên đường tu đạo hạnh, là thiền tăng Thuyền Lão đã bàn cùng vua dựng nên một ngôi chùa để nhớ ơn Đức Phật Bà Quan Âm.

Đó là chùa Diên Hựu. Chùa đã được dựng lên theo hình hoa sen, đặt trên một cái cột lớn độc nhất. Chùa được đặt giữa một cái ao trồng toàn là hoa sen đào, ở gần kinh đô nhà Lỵ Đây là một kiến trúc đặc biệt, có một không hai, xây theo mỹ thuật Đại La thời Nhà Lý, tục gọi là Chùa Một Cột.

Ngày nay, chùa vẫn còn hiện hữu ở đất cố đô Thăng Long, ghi nhớ cuộc gặp gỡ chiêm bao kỳ ảo giữa vị vua Lý Thái Tôn mộ đạo với Phật Bà Quan Âm.


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Old 07-24-2004, 10:55 AM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Chuyện Chàng Lía


Ngày xưa ở một làng nọ có vợ chồng người làm vườn nghèo khổ, sinh được đứa con trai đặt tên là Lía. Cha qua đời, Lía còn nhỏ tuổi chịu cảnh mồ côi cha. Thường ngày Lía theo mẹ bắt ốc hái rau để sống. Lúc lên mười tuổi, mẹ Lía đem Lía đợ cho một người nhà giàu trong vùng để chăn trâu.

Thấy mẹ ăn uống cực khổ, Lía mới trộm gà của chủ đem về làm thịt cho mẹ ăn. Mẹ Lía biết chuyện rầy la dữ lắm, Lía mới thôi không trộm gà nữa.

Thường ngày, Lía đuổi trâu ra đồng để mặc trâu đi đâu thì đi, còn Lía tụ tập vài ba đứa trẻ hoang, hết bày việc đánh nhau bằng gậy gộc, lại rủ nhau trộm bầu bí, khoai lang củ sắn.

Một lần nọ, thằng Lía để trâu lạc vào vườn của phú ông làng bên cạnh. Ông phú hộ truyền bắt trâu cột lại để bắt đền kẻ để trâu phá vườn ông.

Bị mất trâu, thằng Lía không dám về nhà, nó rủ thằng Hung và thằng Hoang đi tìm. Tình cờ nó nhìn được con trâu t rong nhf ông phú hộ. Nó liền bàn kế hoạch với hai thằng bạn của nó, đốt nhà ông phú hộ, để mọi người lo cứu, bấy giờ nó lẻn vào bắt trâu đem về cho chủ.

Chủ hay được, sợ liên luỵ, nên đuổi thằng Lía đi. Nó trở về sống với mẹ già, và xin với mẹ nó cho nó đi học. Mẹ nó phải van lạy ông thầy để cho nó được học .Nó rất tối dạ, lại hay sinh sự đánh nhau, nên thầy học không dám dạy nó nữa. Thằng Lía liền hợp với thằng Hung và Hoang và vài đứa trẻ ngỗ nghịch đi bắt trộm gia súc của người giàu trong làng, rồi đem về chia cho người nghèo. Hành động của thằng Lía càng ngày càng lộng hành, người trong làng mới hiệp nhau đầu cáo với quan trên. Làng lính liền tìm bắt Lía. Nó hoảng sợ trốn lên tỉnh, được một viên đội tâm phúc của quan tỉnh thâu nhận là thuộc hạ. Lía bèn học tập côn quyền võ nghệ. Càng lớn lên, Lía càng có sức mạnh hơn người. Tánh nghĩa hiệp nên gặp chuyện bất bình là xông vào can thiệp, vì vậy giữa Lía và bọn cường hào ác bá thường có những trận gây gổ đánh nhau.

Năm đó có mở khoa thi, những ai giỏi luồn cúi hoặc có tiền đút lót thì được đỗ, bằng không thì bị đánh hỏng dù văn hay chữ tốt. Tuy học hành dở dang, Lía cũng vào thi, nhân thấy bọn tham quan bắt nạt, ngược đãi kẻ nghèo nàn, Lía vô cùng bất bình. Thừa đêm tối, cùng đám bạn lẻn vào nhà viên chủ khảo giết chết người này rồi trốn vào rừng.

Quân mở cuộc truy nã ráo riết. Lía chiêu tập đám người vô nghề nghiệp lẩn lút trong rừng chống lại quan quân. Nhiều trận hai bên giáp chiến dữ dội, quan quân đại bại phải rút lui. Lía đem bộ hạ tràn ra làng xóm chiếm đoạt tài sản của người giầu chia cho người nghèo. Thanh thế ngày càng lớn. Triều đình phải treo giải thưởng cho ai bắt sống hoặc phải giết chết được thắng Lía. Nhưng Lía giỏi lẩn trốn, thành ra quan quân phải bắt mẹ Lía đem ra thị Oai. Nếu thằng Lía không chịu ra nạp mình thì mẹ nó bị giết. Động lòng hiếu đễ, thằng Lía phải chịu nạp mình cho mẹ được tha. Nhưng chẳng bao lâu Lía trốn thoát.

Bấy giờ, Lía phải trốn tránh rất là cực khổ, đói khát nhiều ngày. Bất đắc dĩ, Lía phải cải trang sửa dạng trốn vào trong thành để kiếm sống. Quan quân dò xét biết liền bao vây lấy thành mở cuộc lục xét khắp nơi. Lía trốn vào nhà một ông lão hiền lành. Lúc này, Lía nghe tin mẹ mình bị bệnh mà chết, các bộ hạ lớp bị bắt, lớp bị giết thì đau lòng, không thiết gì sống nữa. Một hôm, Lía nói với ông lão rằng: "Chưa bao giờ tôi bị thất bại chua cay như lần này. Có lẽ trời hại tôi. Vậy ông hãy chặt đầu tôi đem nạp cho quan trên để lãnh thưởng, chỉ còn cách đó để đền đáp ơn ông".

Ông lão bằng lòng. Lía tự trói mình để cho ông đẹm nạp quan trên. Thế rồi Lía bị đem ra trảm quyết.

Đến sau có câu hát cảm thương Lía như sau:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Old 07-24-2004, 10:55 AM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default

Con Chó Biết Nói


Ngày xưa, có một ông già giàu nhất làng. Tiền bạc của ông kiếm được phần nhiều là do những món nợ ăn lời quá vốn, hoặc những âm mưu cướp giật ruộng đất, nhà cửa của dân lành. Càng có nhiều tiền lão càng cay nghiệt. Không bao giờ lão chịu bố thí, cứu giúp cho chòm xóm. Lúc nào lão cũng lăm lăm kiếm nhiều tiền hơn nữa để trở thành phú hộ ăn trên ngồi trước thiên hạ.

Lão có nuôi một con chó mực, lão thương con chó còn hơn con ruột. Lão cho con chó ăn ngon như lão, cho ngủ trên giường và chăm sóc kỹ lưỡng. Lão thường ao ước:

- Giá như con mực này biết nói tiếng người thì ta sẽ trở thành một người nổi tiếng nhất làng. Ta sẽ làm tiền thiên hạ mỗi khi ai muốn nghe nó nói. Và nhờ vậy mà ta sẽ có nhiều tiền, ta sẽ ăn trên ngồi trước người.

Một anh đầy tới biết ý muốn của lão chủ, nghĩ kế làm tiền chủ cho bỏ ghét. Anh lựa lúc chủ vui mà nói rằng:

- Thưa ông chủ, tôi biết một vị tu sĩ trong núi có phép dạy chó nói tiếng người. Nếu ông cho tôi dắt chú mực đi học, chắc chắn trong ba tháng sẽ nói được như tôi.

Lão già khoái quá hỏi giá bao nhiêu. Anh đầy tới tính phỏng lối năm nén bạc. Lão liền đưa cho anh năm nén bạc và một nén làm lộ phí.

Anh đầy tới dắt chó ra đi. Anh không đi vào núi mà lại đưa chó về nhà cha mẹ mình ở cách đó khá xạ Anh giao chó cho cha mẹ nuôi và trăm năm nén bạc, nhờ cha mẹ mua ruộng cho anh. Ở chơi vài ngày rồi anh trở lại nhà chủ, thưa rằng:

- Ông tu sĩ nhận tiền và hứa sẽ dạy chú mực biết nói trong hai tháng. Ông ta đòi thêm ba nén bạc nữa về lớp dạy gấp rút này.

Lão già bằng lòng lắm, hy vọng sẽ có con vật đặc biệt nhất làng. Lão đi khoe khắp nơi và hăm rằng kẻ nào khinh khi lão sẽ bị chó chửi thay lão.

Thời gian trôi qua, đến ngày hẹn, lão trao ba nén bạc nữa cho anh đầy tới và cho thêm hai nén đi đường. Anh chàng khôn ranh ôm bạc về nhà nhờ cha mẹ cất, chờ anh về cưới vợ. Anh gọi con chó lại vuốt đầu tỉ vẻ cám ơn nó. Vài hôm sau anh trở lại nhà chủ một mình.

Lão già ngạc nhiên thấy không có con :D lật đật hỏi:

- Chó mực đâu? Chó mực đâu? Sao mày lại về một mình?

Anh làm bộ âu sầu kể lại rằng:

- Thưa ông chủ, tôi không ngờ chú mực lại vô ơn bội nghĩa đến thế. Ông tu sĩ đã dạy nó nói được tiếng người đàng hoàng như tôi, vừa thấy tôi là chú kêu tên tôi ngaỵ Tôi hỏi thăm sức khỏe của chú để thử tài ông thầy, thì chú trả lời ron rót y như tôi nói chuyện với ông chủ vậy. Chú nói rằng: "Tôi về nhà rồi chủ tôi sẽ biết. Tôi sẽ kể hết tội ông chủ làm lâu nay, như cho vay lấy lời cắt cổ, gạt người ta lấy của, kiện cáo đoạt nhà, cướp ruộng thiên hạ, lo lót quan trên, hãm hại dân lành. Tôi sẽ tố cáo ông chủ trước mặt quan phủ để ngài bắt lão chủ bỏ tù, tịch thu tài sản mới được... ".

Thưa ông chủ chú còn nói nữa, nhưng tôi không dám thuật hết cho ông chủ nghe, tóm lại chú biết hết các chuyện ám muội của ông chủ và nhất định cho ông chủ vào tù. Tức quá tôi lấy búa chém đứt đầu nó rồi.

Lão già toát mồ hôi hột. Lão đâm lo vì tội ác rành rành như thế, nếu con chó nói hết thì lão không tránh khỏi tai họa. Lãm cảm ơn anh đầy tớ đã giúp lão giết con vật "chó chết" và cứu lão thoát nạn. Lão cho anh ba nén bạc gọi là thưởng công anh.

Từ đó lão bớt dần tính ác độc và bủn xỉn, lão sợ những con vật rồi đây sẽ biết nói và sẽ không bỏ qua những việc làm có tội của lão.

Còn anh đầy tới, anh xin nghỉ làm ở nhà chủ, anh về nhà với cha mẹ lo làm ruộng, rồi anh cưới vợ, cất nhà riêng. Anh nuôi con chó mực như các con chó khác, và nó cũng chỉ "biết nói" gâu gâu mà thôi.


Hết


__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:51 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.