Go Back   Vina Forums > Câu Lạc Bộ Giao Lưu > Tin Tức Mới Lạ > Xung Quanh Khoa Học & Đời Sống
Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Tìm Kiếm Bài Trong Ngày Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 12-02-2010, 07:27 PM
VietDoll's Avatar
VietDoll VietDoll is offline
Búp Bê Nhí Nhảnh
 
Tham gia ngày: Mar 2004
Bài gởi: 2,416
Default Tia X phi trường có hại không?

Khi bạn được chiếu tia X tại văn phòng nha sĩ, người phụ tá đắp lên người bạn một áo khoác nặng nề bằng chì để bảo vệ cơ thể bạn trước các tia phóng xạ. Như vậy, bạn có thể tự hỏi, khi bạn đi qua những chiếc máy rà cơ thể bằng tia X tại các phi trường, liệu bạn có bị đặt trước sự nguy hiểm hay không. Câu trả lời là: Có thể không. Tất cả tùy thuộc vấn đề liều lượng.




Bảng thông báo hành khách sẽ phải khám tia X toàn thân tại phi trường Seattle-Tacoma. Nếu tia X trong phòng mạch bác sĩ được xem là nguy hiểm, lâu lâu bệnh nhân mới rọi một lần, liệu tia X trong phi trường có nguy hiểm không? (Hình: AP Photo/Ted S. Warren)

Các máy rà của Cơ Quan An Ninh Chuyển Vận (TSA) sử dụng một hệ thống hiện hình được gọi là kỹ thuật khúc xạ phản chiếu (backscatter), hoạt động bằng cách chiếu tia phóng xạ X liều lượng thấp vào một hành khách khi họ đứng giữa hai máy dò hình hộp. Hình ảnh hiện trên một máy điện toán ở gần đó và có thể phát giác các vũ khí và chất nổ cất giấu dưới quần áo hoặc bên trong cơ thể của một người.

Vấn đề then chốt ở đây là “liều lượng thấp.” Theo TSA, liều lượng phóng xạ trung bình theo cho mỗi lần rà soát là khoảng 0.15 uSv (một đơn vị phóng xạ), ít hơn nhiều lần so với những gì mà bạn bị phơi bày tại văn phòng nha sĩ. Thật vậy, theo Hội Phóng Xạ Mỹ và Hội Tia Roentgen Mỹ, một hành khách máy bay di chuyển xuyên qua nước Mỹ bị phơi bày trước tia phóng xạ vũ trụ trong thiên nhiên nhiều hơn so với việc rà soát bởi một trong những dụng cụ này.

Ngoài ra, Hội Ðồng Quốc Gia về Bảo Vệ và Ðo Lường Phóng Xạ đã báo cáo rằng một khách du hành sẽ cần trải qua 2,500 lần rà soát bằng khúc xạ phản chiếu mỗi năm để đạt tới những mức mà họ phân loại như là một liều lượng cá nhân không đáng kể.

Cũng nên ghi nhận rằng không có liều lượng phơi bày trước tia X nào được coi như có lợi, nhưng đối với nhiều người, kể cả TSA, những mức này đủ được coi là an toàn. Nhưng nhiều phi công, những người sẽ đi qua các hệ thống an ninh hàng trăm lần một năm, cảm thấy không yên tâm.

“Những rủi ro cho cá nhân liên quan đến các máy rà khúc xạ phản chiếu tia X có thể cực kỳ nhỏ, nhưng nếu tất cả 800 triệu người sử dụng các phi trường hàng năm được rà bằng tia X, khi đó tỉ lệ rủi ro được nhân lên với một con số lớn - và điều đó bao hàm một rủi ro về y tế công cộng và xã hội có thể xảy ra,” theo lời ông David Brenner, chủ tịch của ban y khoa tại Ðại Học Columbia.

Dù sao, các máy rà có thể sẽ không biến mất trong thời gian sắp tới. Trong những tháng gần đây, TSA đã liên tiếp lý luận rằng cần phải áp dụng các phương pháp rà soát cẩn thận hơn tại các phi trường trong nước. “Chúng ta thường được nhắc nhở rằng kẻ thù của chúng ta có óc sáng tạo và sẽ làm hết sức để tránh bị phát hiện. TSA sử dụng tin tình báo mới nhất để thông báo việc bố trí kỹ thuật và các thủ tục mới, như vỗ người từ trên xuống dưới, để ngăn chặn những đe dọa đang biến chuyển,” theo lời ông Sari Koshetz, phát ngôn viên của TSA.

Do đó, nếu không phải vài ngày bạn lại đi máy bay một lần, liều lượng có thể quá thấp để gây ra thiệt hại. Nếu bạn bị phơi bày thường xuyên, dù với liệu lượng thấp, các khoa học gia không thể loại bỏ tiềm năng bạn có thể bị thương tổn. Tùy sự quyết định của các bạn. Biện pháp thay thế là việc vỗ người của các lính gác an ninh.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:27 PM.


Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.