#1
|
||||
|
||||
![]() The Pharaohs vẫn là chúa tể châu Phi. Quyền lực tuyệt đối thuộc về Ai Cập. Quá nhiều mỹ từ dành cho đội quân của HLV Shehata trong lần thứ bẩy lịch sử.
Tất cả đều hiểu rõ sự lọc lõi và bản lĩnh của nhà ĐKVĐ. Ghana đã rút ra những bài học của Cameroon, Algeria để biến trận chung kết thành thử thách khắc nghiệt nhất đối với Ai Cập. Những ngôi sao Đen đã chơi trận hay nhất của họ tại CAN 2010 khi lấn lướt nhà ĐKVĐ trong phần lớn thời gian thi đấu. Song, những gì Ghana làm được trong trận chung kết chỉ càng tôn vinh giá trị Ai Cập. Bản lĩnh nhà đương kim vô địch một lần nữa được phát huy đúng lúc, giúp Ai Cập đẩy Ghana vào “cái chết bất ngờ”. Ai Cập chỉ có một sự thay đổi so với đội hình thường lệ, nhưng lại là mắt xích vô cùng quan trọng. Sự vắng mặt của tiền vệ trung tâm Fathalla (treo giò) đã ảnh hưởng rõ rệt lên lối chơi nhà ĐKVĐ, do người thay thế Ghaly chơi không mấy ấn tượng. Tuyến giữa hoạt động kém hiệu quả của Ai Cập tạo điều kiện cho Ghana làm chủ thế trận trong phần lớn thời gian của hiệp 1. Tuy nhiên, Những ngôi sao Đen lại thiếu sự sắc sảo để xuyên thủng hàng phòng ngự được tổ chức rất tốt của đối phương. Trong thế trận khá bế tắc, cả hai bên chỉ biết cầu may bằng những cú sút xa. Trong đó, pha nã pháo từ khoảng cách hơn 30 mét của Asamoah (Ghana) là tình huống đáng kể nhất trong hiệp một. Trận chung kết CAN có thừa bạo lực nhưng lại thiếu những pha bóng đẹp. Sự cẩn trọng và lối chơi quá quyết liệt của cả 2 khiến trận đấu bị vỡ vụn bởi tiếng còi của trọng tài. Hiệp 2 là thời điểm mà Ghana thể hiện rõ ràng ưu thế về thể lực so với đối thủ. Ai Cập vẫn chơi kín kẽ nhưng sự xuống sức của nhạc trưởng 34 tuổi Hassan khiến họ rất khó lên bóng. Tương tự 45 phút đầu, thế trận lấn lướt của Ghana chỉ được thể hiện bằng những pha sút xa. Có lẽ, chưa bao giờ, các CĐV Ghana cảm thấy thiếu Essien như lúc này. Nếu tiền vệ của Chelsea có mặt trên sân thì những đợt lên bóng của Ghana sẽ bớt đơn điệu và bế tắc. Quy luật muôn thuở của bóng đá: Tấn công nhiều mà không ghi bàn thì sẽ phải trả giá. Ghana đã không tránh được vết xe đổ đó trước một đối thủ già giơ và cực kì bản lĩnh. Phút 85, sau pha phối hợp nhanh với Zidan, tiền đạo vào thay người Geddo khôn khéo thoát xuống hạ gục thủ thành Kingson bằng một cú dứt điểm tinh tế. Bàn thắng vào thời điểm nhạy cảm đã đánh gục hoàn toàn ý chí của Những ngôi sao Đen. Vài phút còn lại của trận đấu chỉ chứng kiến sự tuyệt vọng của Ghana, với những pha dứt điểm vội vã và thiếu chính xác. Ngày hội bóng đá ở Angola đã khép lại trong ánh hào quang của Pharaohs…. Đội hình thi đấu Ai Cập: Al Hadari, Al Muhammadi, Said, Gomaa, Moawad (Shafi 56’), Fathi (Moatoasem 89’), Abd Rabou, Hassan, Ghali, Zidan, Motaeb (Geddo 69’). Ghana: Kingson, Addy, Inkoom, Sarpei, Vorsah, Badu, Ayew, Agyemang (Addo 88’) Asamoah, Annan, Gyan (Ahmed Eid 86’). Bàn thắng: Geddo (85’) Các danh hiệu của giải Vô địch: Ai Cập Á quân: Ghana Hạng Ba: Nigeria Hạng Tư: Algeria Vua phá lưới: Geddo (Ai Cập -5 bàn) Thống kê đáng chú ý: 0: Burkina Faso là đội bóng duy nhất không ghi nổi bàn thắng nào tại CAN 2010. 7. Ai Cập đang giữ kỉ lục 7 lần vô địch CAN (1957, 1959, 1986, 1998, 2006, 2008, 2010). 10: Algeria bị thủng lưới nhiều nhất tại CAN 2010 với 10 bàn thua. 15: Ai Cập ghi nhiều bàn thắng nhất tại CAN 2010 với 15 bàn thắng. 36. Bàn thắng nhanh nhất tại CAN 2010 được ghi ở giây thứ 36 trong trận Mali - Malawi với tác giả là Kanouté. 71: Là tổng số bàn thắng tại CAN 2010, trung bình 2,5 bàn/trận.
__________________
Nhà nhà Song Hỷ người người Song Hỷ ![]() |
![]() |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|