View Single Post
  #4  
Old 05-21-2012, 07:35 AM
AiTinh's Avatar
AiTinh AiTinh is offline
@->Trùm Yêu...*muahzz*<-@
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Nơi Cư Ngụ: In your heart :)
Bài gởi: 2,741
Default

Là thái độ gì???

Mấy tuần trước khi trên đường lái xe đi làm đến ngã tư rẽ trái, trong khi chờ đèn xanh thì thấy có một ông cụ đứng cầm cái bảng homeless. Ái đậu xe lane trong sát với lề trái nên gần ngay ông cụ. Ái bấm cửa sổ xuống và cho ông cụ 3 đô. Của ít lòng nhiều vì đây không phải là lần đầu tiên. Ái gặp đâu thì cho đó thôi. Ông cụ lấy xong cảm ơn rồi còn nói "God bless you"...v...v..!

Khi ái bấm cửa sổ lên xong vô tình quay qua bên phải thấy một chiếc xe đậu kế bên lane rẽ trái của ái là một người đàn ông Mỹ, tuổi bao nhiêu cũng chẳng biết (vì Mỹ nhìn già hơn Á đông) nhưng có lẽ cũng chừng độ ngoài 30 mà thôi. Lái một chiếc xe thật đẹp và mới trị giá của nó phải hơn chiếc xe cũ kỹ của ái đến 10 lần. Vì vô tình vừa bấm kính xe lên vừa cất cái bóp lại nên mới nhìn sang phải thì thấy ánh mắt của người này có vẻ khinh đời và bĩu môi rồi liếc háy qua ái một cái. ái không hiểu đó là thái độ gì? Nhưng ái chỉ nhìn lại và cười một cái thôi !!!


********

Một thái độ mà người ta có thể giải thích là xem thường người khác nghèo hơn mình?? Xem thường người giúp đỡ người khác vì với số tiền quá ít?? Một thái độ mà những người bình thường sẽ không thích vì có vẻ phách lối quá ! Không phải mình giàu có là có thể nhìn người khác bằng ánh mắt như vậy. Nhưng biết đâu được lái chiếc xe thật xịn và là người giàu có như thế, dám bỏ tiền ra mua cho mình nhưng có dám spend tiền cho người khác hay không??? Có dám bỏ tiền ra giúp người khác hay không??? Nếu mà mình không thể trong trường hợp như trên mà có thể give away một phần nhỏ nhoi trong tài sản mình có thì không có tư cách để bĩu môi hay tỏ thái độ khinh khi chê bai gì đó !

Nếu tỏ thái độ như thế mà có dám cầm cho ông cụ 100 đô hay không thì hãy cố sức mà liếc háy ái

Con người của ái không thích màu mè, quan trọng mình có lòng hay không mà thôi. Và của cho không bằng cách cho !

Khi bố thí hay cho đi dù là 1 đô hay 10 ngàn đô đều có giá trị như nhau nếu như dựa trên tấm lòng và tài sản mà người ta có được. Một người nghèo với gia tài ít ỏi thì 1 đô rất là quí với họ nhưng họ sẵn sàng chia xẻ cùng người khác. Vẫn có giá trị bằng nhau với 10 ngàn đô của một người có gia tài lên cả mấy chục triệu đô. Bởi vì sự khác biệt quá lớn giữa một người nghèo và một người giàu !

Mà trên thực tế người ta thường không so sánh từ góc độ đó, người ta hay dựa trên số tiền cho đi là bao nhiêu để đánh giá tấm lòng. Điều này hoàn toàn sai ! Khi bố thí cho đi mà không cần nghĩ ngợi và bất cứ lúc nào dù là nhỏ nhoi nhưng mà có thể giúp người khác trong cơn nguy khốn thì đó chính là niềm vui của mình. Tu nhân tích đức không phải chỉ một lần cho đi, cho ra, mà chính là từ kiếp này sang kiếp khác.

Đức Phật đã dạy: "đừng bao giờ chê dù là một việc thiện nhỏ mà không làm" ! (*)

Chúa đã dạy: "khi con làm đẹp lòng những người xung quanh con thì chính là con đã làm đẹp lòng ta" ! (*)

(*) không phải nguyên văn chỉ là đại khái nhưng vẫn thích để trong quote ! Không phải chỉ nhớ thuộc lòng nguyên văn lời nói là tốt, mà chính là phải hiểu lời nói đó và hành lời nói đó như thế nào mới là quan trọng !

Hai lời dạy,

một của Phật đã xóa ngay cái thái độ của người đàn ông kia là có hiểu thế nào là làm việc thiện không?

hai của Chúa đã chứng tỏ là người đàn ông này sống mất lòng người chung quanh cho dù him không biết ái là ai, ông cụ kia là ai, và ngược lại !

Vì thế sống ở đời không phải chỉ biết cho mình thôi, mà còn phải biết đến người khác. Chúng ta không thể sống mà không cần đến ai khác trong xã hội được. Quan trọng là phải nghĩ đến đạo làm người chính là cách cư xử giữa một con người với một con người ! Có quan tâm, giúp đỡ, tôn trọng, chia xẻ với người khác thì mình mới nhận được giống như vậy khi mình cần đến người chung quanh !

AT
__________________



Thương yêu trải hoa từ bi nở rộ
Khắp gian trần mừng rỡ giữa hoan ca
Yêu thật nhiều yêu say đắm thiết tha
Yêu nhân loại thiện lành ...tâm bác ái !


Trả Lời Với Trích Dẫn