View Single Post
  #3  
Old 04-25-2011, 10:00 PM
AnhPL's Avatar
AnhPL AnhPL is offline
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 150
Default

Câu nói của Khổng Tử mà học trò ông ghi lại trong Luận ngữ như sau:

“Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ"

Nghĩa là: "Ta mười lăm tuổi để hết tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi tự lập thân, bốn mươi tuổi không nghi hoặc điều gì, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi nghe lời người là hiểu được, bẩy mươi tuổi muốn điều gì là tùy tâm mình mà không vượt ra khuôn phép, quy củ".

Có thể nói, tiểu sử trên là mô hình lý tưởng về sự thành đạt của con người. Ngày nay, người ta thường viện dẫn câu nói trên để nói về mục tiêu, kết quả tu dưỡng, phát triển của con người gắn với từng giai đoạn như sau:

"Thập hữu ngũ nhi chí vu học" ( ? ) - nghĩa là 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học; nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.

"Tam thập nhi lập" (三十而立) - 30 tuổi lập thân, lập nghiệp - đã trụ vững, có nghề nghiệp, việc làm, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình, đã xác định vị trí của mình trong xã hội.

"Tứ thập nhi bất hoặc" (四十而不惑) - 40 tuổi không còn mê hoặc, đến tuổi này thì đã chín chắn, lịch duyệt; có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).

"Ngũ thập nhi tri thiên mệnh" (五十而知天命) - 50 tuổi thì biết rõ sứ mệnh của mình; đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.

"Lục thập nhi nhĩ thuận" (六十而耳順) - 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn - nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.

"Thất thập nhi tòng tâm dục, bất du cửu" (七十而從心欲,不踰矩) - Tới tuổi 70, cổ lai hy thì đạt đến cảnh giới đắc đạo tâm tính và đạo đã hợp nhất, mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, chẳng vi phạm phép tắc (bất du cửu = không vượt ra ngoài quy tắc).


***


"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân"

己 所 不 欲勿 施 於 人

- Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác

***

Lời dạy trong sách Luận Ngữ của Ðức Khổng Tử


Tử cống viết: Như hữu bác thí ư dân nhi năng tế chúng, hà như? Khả vị nhân hồ?

Tử viết: Hà sự ư nhân? Tất dã thánh hồ! Nghiêu, thuấn kỳ do bịnh chư!
Phù, nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân; kỷ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ ví, khả vị nhân chi phương dã dĩ. (6:28)

(Ngài Tử Cống hỏi rằng: Một kẻ bố thí ân trạch, cứu giúp dân chúng thì như thế nào? Y có phải là kẻ có lòng nhân chưa?

Ðức Khổng Tử trả lời rằng: Lòng nhân nào phải chỉ có vậy? E rằng lòng nhân mà làm tròn thì thành thánh vậy! Ngay như vua Nghiêu vua Thuấn, các ngài chỉ sợ mình không làm tròn.
Cho nên nói về lòng nhân tức là: Hễ mình muốn thành tựu thì trước hết hãy thành tựu kẻ khác, mình muốn thông đạt (đạt đạo), thì trước hết hãy làm kẻ khác thông đạt (đạt đạo). Biết xét điều mình hy vọng, mong cầu cũng là điều mà kẻ khác mong ước thì tức là phương pháp để sinh lòng nhân vậy.)
Trả Lời Với Trích Dẫn