View Single Post
  #15  
Old 09-07-2012, 06:11 AM
Helen's Avatar
Helen Helen is offline
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 3,082
neww Bác Sĩ Zhivago - Phần 9

BÁC SĨ ZHIVAGO


Phần IX

Varykino

1.
Mùa đông, khi có thời giờ thư thả hơn, bác sĩ Zhivago bắt đầu ghi chép những điều khác nhau. Chàng viết:
"Mùa hè vừa rồi đã bao lần tôi muốn cùng thốt lên với Chutchev(1):
Mùa hè, ơi cái mùa đẹp nhất.
Phép nhiệm màu của trời đất bao la.
Ta muốn hỏi người từ đâu đi đến.
Mà bất ngờ, người chả nói cùng ta?
Hạnh phúc thay khi được làm việc cho mình và gia đình suốt từ sáng đến tối, cất nhà, xới đất trong nỗi lo có đủ miếng ăn, tạo dựng cái thế giới riêng của mình như Robinson Cruseu, bắt chước đấng tạo hoá và noi theo người mẹ cứ luôn luôn tái tạo bản thân lình!
Biết bao tư tưởng, bao ý nghĩ mới mẻ diễn ra, nảy sinh trong tâm trí, khi ta miệt mài với công việc chân tay nặng nhọc của người thợ thổ hay thợ mộc, khi ta tự đặt cho mình những nhiệm vụ hợp lý, vừa với sức vóc của mình, mà khi hoàn thành ta sẽ được thưởng công bằng niềm vui và kết quả rõ rệt, khi suốt sáu giờ đồng hồ liên tiếp, ta đào đất hay đẽo cây dưới bầu trời phóng khoáng khiến ta nám mình vì hơi thở đầy sinh khí của nó. Và nếu như những tư tưởng, những suy đoán, những sự tiếp cận ấy không được ghi lại trên giấy, mà bị lãng quên bởi chúng chỉ thoáng vụt qua trong giây lát, thì đó chẳng phải là sự mất mát, mà còn ích lợi là đằng khác. Hỡi người ẩn sĩ nơi đô thị, quen dùng cà phê den đậm và thuốc lá nặng để kích thích suy nhược của bạn, bạn sẽ chẳng biết được một thứ ma tứy mạnh nhất hàm chứa trong những nhu cầu sinh hoạt thành thực và trong một sức khỏe dồi dào.
Tôi không đi xa hơn điều vừa nói, tôi chẳng thuyết giáo cho quan điểm tha thứ hết thảy và trở về với ruộng đất theo kiểu Tolstoy, tôi cũng không định bổ sung gì cho chủ nghĩa xã hội về vấn đề ruộng đất. Tôi chỉ ghi nhận sự kiện có thực và tôi không đề cao cái số phận tình cờ đưa đẩy của chúng tôi lên thành một hệ thống. Trường hợp của chúng tôi có thể chưa đúng và chưa cho phép rút ra kết luận. Nền kinh tế gia đình của chúng tôi quả không đồng nhất về thành phần. Bàn tay chúng tôi chỉ làm được một phần nhỏ của nó, đó là rau và khoai. Toàn bộ phần còn lại do nguồn khác tạo nên, việc chúng tôi sử dụng đất đai là phi pháp, là hành động cố ý trốn tránh sự kiểm soát theo quy định của chính quyền Nhà nước. Việc đốn gỗ của chúng tôi là trộm cắp tài sản của Nhà nước, không thể biện bạch rằng trước đây rừng cây ấy vốn là quyền của Cruyghe. Chúng tôi được che chở bởi sự dung túng của Miculisyn là người đang sống theo cách tương tự chúng tôi; sự xa cách thành phố đã cứu chúng tôi. Ở đó, may thay người ta vẫn chưa hay biết gì về các hành động sai trái của chúng tôi.
Tôi đã từ giã nghề y và lờ đi cái chuyện tôi là bác sĩ để khỏi trói buộc tự do của mình, nhưng luôn luôn vẫn có những kẻ từ tâm ở những nơi xa tít tắp biết rằng tại Varykino có một vị đốc tờ. Họ cất công lặn lội vài ba chục dặm đường tới đây xin một lời khuyên. Người thì đem theo con gà, kẻ đem theo chục trứng, hoặc hộp bơ hay một món quà gì đó. Dù tôi tha hồ làm bộ không cần thù lao, cũng không sao khước từ các thứ đó, bởi vì mọi người cấm chịu tin vào sự hiệu nghiệm của những lời khuyên không mất tiền. Vậy là việc khám bệnh đem lại cho tôi một khoản thu nhập. Nhưng chỗ dựa chủ yếu của chúng tôi và của Miculisyn vẫn là Samdeviatov.
Tôi không sao hiểu nổi con người ấy dung hoà trong bản thân mình những điều trái ngược. Ông ta chân thành ủng hộ cách mạng và hoàn toàn xứng đáng với sự tin cậy của Xô viết thành phố Yuratin. Với toàn bộ thẩm quyền của mình, ông ta có thể trưng dụng và chở đi hết số gỗ ở Varykino mà chẳng cần nói với chúng tôi và Miculisyn một lời, và chúng tôi cũng sẽ không dám ho he. Mặt khác, nếu muốn biển thủ công quỹ, ông ta có thể ung dung nhét vào túi bao nhiêu xấp tiền cũng được, mà chẳng ai hé răng. Ông ta chẳng có ai để chia chác hay quà cáp lấy lòng. Vậy điều gì buộc ông ta quan tâm đến chúng tôi, giúp đỡ gia đình Miculisyn và nâng đỡ hết thảy mọi người trong vùng, như giúp viên trưởng ga Torfianaia chẳng hạn.
Luôn luôn thấy ông ta đến nơi này nơi nọ, mang đi hoặc chớ đến cái này cái kia, ông ta phân tích và lý giải "Bầy Quỷ" của Dostoievsky và Tuyên ngôn Đảng cộng sản một cách say sưa như nhau, và tôi có cảm tưởng rằng, nếu ông ta không làm cho cuộc sống của ông ta trở nên rắc rối một cách không cần thiết, một cách không tính toán và hiển nhiên như thế, chắc ông ta sẽ chết vì buồn".

Chú thích:
(1) Chutchep F. I (1803 – 1873) nhà thơ Nga nổi tiếng.

2.
Ít lâu sau, bác sĩ Zhivago viết:
"Chúng tôi thu xếp ăn ở trong hai phòng của cái chái nhà bằng gỗ, làm nối vào tường hậu của toà nhà vụ chủ trại ngày xưa Thuở bà Anna Ivanovna còn thơ ấu, cụ Cruyghe đã dành chái nhà này cho mấy người đầy tớ do cụ lựa: chị thợ may, chị quản gia và bà vú nuôi đã mất sức.
Chái nhà này đã bị thời gian làm cho hư nát khá nhiều. Chúng tôi tu sửa lại khá nhanh. Với sự trợ giúp của những người am hiểu, chúng tôi đã xoay lại cái bếp lò chung cho cả phòng theo kiểu mới, khiến nó đem lại hơi nóng nhiều hơn.
Ở góc này của hoa viên, mọi dấu vết lối quy hoạch ngày xưa đã bị cỏ cây trùm lấp. Bây giờ, giữa mùa đông, khi vạn vật xung quanh đều chết lặng, cái sống không che phủ được cái đã chết, thì các dấu xưa bị tuyết vùi lại nổi lên rõ rệt hơn.
Chúng tôi gặp may… Mùa thu vừa rồi rất khô ráo và ấm áp chúng tôi đã kịp bới khoai trước khi mùa mưa và các đợt rét ập đến. Sau khi trả số khoai đã vay của Miculisyn, chúng tôi còn được hai chục bao. Tất cả được chất trong gian chính của tầng hầm, bên dưới lót cỏ khô, bên trên phủ các tấm chăn cũ rách. Hai thùng dưa leo và hai thùng bắp cải do Tonia muối cũng được cất xuống hầm. Bắp cải tươi được treo từng đôi một suốt các cây cột chống. Cà rốt dự trữ được vùi dưới cát khô, cùng với số lượng tạm đủ về củ cải đường, củ cải chát, còn ở trên nhà thì trữ rất nhiều đậu ván và đậu Hà Lan. Củi chở về xếp trong vựa đủ dùng cho đến mùa xuân. Tôi thích hơi ấm của mùa đông ở dưới hầm nhà. Mùi củ, quả mùi đất và tuyết xộc ngay vào mũi khi ta vừa mở nắp xuống hầm vào lúc tảng sáng, trước hừng đông, với ánh sáng leo lét của cây nến ta cầm nơi tay.
Ra khỏi chài nhà, trời hãy còn tối. Ta khép cánh cửa nghe ken két, ta vô tình hắt hơi hoặc nghe tiếng tuyết lạo xạo dưới chân, và đằng kia, từ một luống rau có những bắp cải nhô lên từ dưới tuyết, mấy chú thỏ rừng sẽ vọt ra, chạy biến đi, để lại trên mặt tuyết, khắp xung quanh những vết chân chằng chịt. Và những con chó ở gần đâu đây cứ lần lượt sủa hồi lâu. Những con gà cuối cùng ngừng tiếng gáy vì trời bắt đầu sáng. Ngoài dấu chân thỏ, trên cánh đồng tuyết bát ngát còn vô số vết chân linh miêu, từng lỗ, từng lỗ nhỏ kế tiếp nhau, kéo dài được xâu cẩn thận bằng các sợi chỉ. Linh miêu đi hoang như mèo nhà, chân sau đặt vàp vết chân trước, người ta quả quyết rằng mỗi đêm chúng vượt được nhiều dặm đường.
Người ta đặt bẫy bắt chúng. Nhưng thay vì linh miêu, lại chỉ thấy các chú thỏ rừng đáng thương sa bẫy, khi gỡ ra, chúng đã chết cóng, cứng đờ, và bị vùi nửa mình dưới tuyết.
Thời kỳ đầu, dạo mùa xuân, mùa hè, đời sống thật cơ cực, chúng tôi kiệt sức. Còn bây giờ, các buổi chiều tối mùa đông, chúng tôi được nghỉ ngơi. Nhờ Samdeviatov cung cấp dầu hoả, chúng tôi quây quần quanh ngọn đèn dầu. Phụ nữ thì đan lát hay khâu vá, tôi hoặc giáo sư Gromeko đọc sách cho cả nhà nghe. Lò sưởi đang cháy. Tài nhóm lò của tôi được công nhận từ lâu nên tôi canh lò và đóng cửa lò đúng lúc để hơi nóng khỏi phí phạm ra ngoài. Nếu gặp thanh củi khó cháy, làm tắc lò thì tôi lôi nó ra mà chạy ra cửa và quẳng thanh củi còn đang bốc khói mù mịt xa mãi ngoài sân tuyết. Nó bay trong không khí như một cây đuốc, bắn ra vô số tia lửa nhỏ, rọi sáng cái mép hoa viên đang ngủ trong bóng tối có các ô tứ giác màu trắng của bồn cỏ, nó nổ lách ta lách tách và tắt ngấm khi rơi xuống đống tuyết.
Chúng tôi đọc đi đọc lại "Chiến tranh và hoà bình", "Evgenhi-Oneghin" và tất cả các trường ca, chúng tôi đọc "Đỏ và Đen" của Standan, "Hai thành phố" của Dicken và các truyện ngắn của Clast qua bản dịch sang tiếng Nga".
3.
Zhivago viết vào những ngày sắp sang xuân:
"Tôi thấy hình như Tonia có bầu. Tôi nói với nàng điều đó, nàng không tin, song tôi quyết là đúng. Những dấu hiệu ban đầu khó nắm bắt chẳng đánh lừa nổi tôi, trước khi có những triệu chứng rõ rệt hơn.
Mặt người thiếu phụ thay đổi, không thể nói nàng xấu đi, nhưng ngoại diện của nàng vốn hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của nàng trước đó, nay thoát ra khỏi sự kiểm soát ấy. Bây giờ nàng bị chi phối bởi cái tương lai nàng mang trong mình, nên nàng không còn là chính nàng nữa. Việc diện mạo thoát ra khỏi sự kiểm soát của người thiếu phụ theo kiểu đó sẽ biểu lộ tình trạng bối rối của cơ thể: mặt nàng kém tươi, da kém mịn đi, và mắt thì bắt đầu sáng lên theo cách khác, không như nàng muốn, tựa hồ nàng không còn làm chủ được tất cả những biểu hiện đó, đành bỏ mặc.
Tôi và Tonia chẳng lúc nào rời nhau. Những cái năm lao động này càng giúp chúng tôi gần gũi nhau hơn nữa. Tôi thấy nàng tháo vát, khỏe mạnh và dẻo dai xiết bao, nàng khéo léo thu xếp công việc để đỡ tốn thời gian mỗi khi thay đổi chúng.
Tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng mọi sự thụ thai đều không có tội, đều là trinh khiết và cái giáo lý liên quan đến Đức Mẹ Đồng Trinh ấy thể hiện ý tưởng phổ biến về tư cách làm mẹ.
Mỗi sản phụ còn mang cái ánh sáng phản chiếu của sự cô đơn, bị bỏ rơi, chỉ biết trông chờ yào chính bản thân mình. Vào cái khoảnh khắc quyết định sự sinh tử ấy, người đàn ông bị gạt ra rìa, đến mức hệt như anh ta không hề tham dự vào cuộc sản sinh ấy và tất cả được ban xuống từ trên trời.
Người đàn bà tự mình cho đứa con ra chào đời, tự mình theo đứa con rút lui vo một góc khuất của cuộc sống, một nơi yên tĩnh, nơi có thể an tâm đặt một chiếc nôi. Trong âm thầm lặng lẽ, nàng tự mình nuôi dưỡng đứa con.
Người ta cầu khẩn Đức Mẹ: "Xin Mẹ hãy cầu với con và Chúa của mẹ". Người ta đặt vào miệng Đức Mẹ những lời trích từ Thánh thi: "Và linh hồn tôi mừng rỡ trong Chúa Cứu tinh tôi Người đã đoái nhìn tôi tớ hèn mọn của Người và vì vậy, mọi thế hệ tuyên xưng tôi có phúc". Ấy là Mẹ nói về con mình, người con sẽ làm cho mẹ vinh danh ("Vì Chúa toàn năng đã dựng nên tôi"). Người con là vinh danh của Mẹ. Người đàn bà nào cũng có thể nói như vậy. Chúa của họ ở trong đứa con của họ. Cảm giác ấy phải là quen thuộc đối với các bà mẹ của các vĩ nhân. Nhưng hết thảy các bà mẹ, không trừ một ai, đều sinh hạ các vĩ nhân, và nếu sau này cuộc đời có đánh lừa họ, thì đó đâu phải lỗi tại họ".

4.
"Chúng tôi cứ đọc đi đọc lại "Evgenhi-Oneghin" và các bản trường ca. Hôm qua Samdeviatov tới, mang theo nhiều quà tặng. Chúng tôi vừa ngồi uống trà, ăn bánh ngọt, vừa đàm đạo bất tận về nghệ thuật.
Từ bao lâu nay, tôi vẫn quan niệm rằng nghệ thuật không phải là tên gọi của một loại hình hay một lĩnh vực bao gồm hằng hà sa số các khái niệm và các hiện tượng được phân nhánh tỉ mỉ. Trái lại, nghệ thuật là một cái gì rất thu hẹp, rất tập trung, biểu thị cái khởi nguyên nằm trong thành phần của tác phẩm nghệ thuật, nó là tên gọi của cái sức mạnh được vận dụng hoặc của cái chân lý được khai thác trong tác phẩm ấy.
Và tôi không bao giờ cảm thấy nghệ thuật là đối tượng hoặc một phương diện của hình thức; mà đúng ra nó là cái bộ phận bí ẩn và ẩn tàng của nội dung. Tôi thấy điều đó rõ như ban ngày, tôi cảm nhận điều đó bằng hết thảy các thớ thịt đường gân trong con người tôi, nhưng biết diễn tả hoặc phát biểu tư tưởng ấy như thế nào nhỉ?
Các tác phẩm nói bằng nhiều cách: bằng các đề tài, bằng các hoàn cảnh, các cốt truyện, các nhân vật. Nhưng trên tất cả, nó hấp dẫn ta bởi sự hiện diện của nghệ thuật chứa đựng trong tác phẩm. Sự hiện diện của nghệ thuật trên các trang "Tội ác và trừng phạt" khiến ta xúc động nhiều hơn là tội ác của Rasconhikov.
Nghệ thuật thời cổ sơ, nghệ thuật Ai Cập, nghệ thuật Hy Lạp, nghệ thuật thời nay tuy trải qua bao ngàn năm, song chắc chắn vẫn là một và vẫn vậy thôi. Đó là một tư tưởng nào đó, một sự khẳng định nào đó về cuộc sống, - sự khẳng định này có tầm khái quát khá rộng nên không thể chia nhỏ thành các từ ngữ riêng biệt, và khi một nguyên tử của sức mạnh ấy đi vào thành phần của một hỗn hợp phức tạp hơn, thì cái phần tử nghệ thuật ấy sẽ có ý nghĩa nặng hơn hết thảy phần còn lại và nó là thực chất, là linh hồn nền tảng của những gì được miêu tả
5.
"Tôi bị cảm lạnh, ho và có lẽ kèm theo sốt nóng thể nhẹ. Suốt ngày cứ như có một cục gì vương vưởng lan lên cổ họng, mắc kẹt ở đó, khiến tôi nghẹn thở. Gay go rồi. Đó là động mạch chủ. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh đau tim mà bà mẹ tội nghiệp của tôi đã di truyền đến tôi. Có, thật vậy chăng? Sao sớm thế nhỉ? Nếu đúng vậy, thì tôi sẽ chẳng được sống lâu trên cõi đời này.
Có mùi khen khét trong phòng, mùi vải đang được ủi. Ai đó đang ui đồ, chốc chốc lại cời một cục than nóng đỏ ra khỏi lò sưởi, gắp bỏ vào bàn ủi và đậy nắp bàn ủi lại nghe lạch cạch như tiếng hai hàm răng va vào nhau. Điều này gợi nhớ một cái gì đó nhưng tôi chưa nhớ ra được. Hiện tượng dễ quên này chắc do tôi đang bệnh.
May thay, Samdeviatov mang xà bông, dầu hôi tới, cả nhà liền tiến hành giặt giũ toàn bộ quần áo và đồ lót giường.
Bé Xasa không người coi sóc suốt hai ngày ấy. Khi tôi ngồi viết nó chui vào gầm bàn, ngồi lên cái then ngang nối giữa hai chân bàn và bắt chước Samdeviatov mỗi lần tới đều cho nó ra ngồi xe trượt tuyết, nó làm như đang chở tôi trên xe.
Khi nào khỏi bệnh, tôi cần lên thành phố đọc vài cuốn sách về lịch sử và dân tộc học ở miền này. Người ta quả quyết rằng ở đấy có một thư viện tuyệt diệu nhờ mấy đợt quyên góp lớn lập nên. Tôi thèm viết. Phải khẩn trương mới được. Thấm thoát sắp sang xuân rồi. Lúc ấy chả còn bụng dạ nào để đọc sách và viết lách.
Bệnh đau đầu mỗi ngày một tăng. Tôi ngủ không ngon. Tôi mơ một giấc mơ phí lý, một trong những giấc mơ bị quên ngay khi tỉnh dậy. Tôi quên diễn biến giấc mơ, chỉ còn nhớ cái nguyên nhân khiến mình tỉnh dậy. Đó là tiếng nói của một người phụ nữ mà tôi đã nghe thấy trong mơ và tiếng vang vọng của nó. Tôi nhớ rõ giọng nói ấy và tái hiện nó trong ký ức tôi điểm lại trong óc những phụ nữ quen biết, mong tìm ra trong số họ ai là người có giọng nói trầm nặng, dịu dàng và ướt át ấy. Không thấy ai cả. Tôi nghĩ có lẽ mình đã quá quen với Tonia nên điều đó làm giảm thính giác của tôi đối với nàng chăng. Tôi thử quên nàng là vợ và đẩy lui hình ảnh của nàng tới một khoảng cách đủ xa để làm sáng tỏ sự thật. Không, đó vẫn không phải là giọng nói của nàng. Vậy là vẫn chưa xác định được giọng nói kia là của ai.
Nhân tiện nói về mộng mị. Mọi người vẫn cho rằng ban đêm ta thường mơ thấy những gì gây ấn tượng mạnh nhất lúc ban ngày, lúc ta tỉnh. Riêng tôi nhận thấy hoàn toàn ngược lại.
Nhiều lần tôi để ý rằng chính những cái ta ít để ý ban ngày, những tư tưởng chưa được suy ngẫm đến cùng, những lời nói chơi và thoảng qua, thì đêm đến sẽ trở lại, hiện ra nguyên hình và trở thành đầu đề của các giấc mơ, như để trả mối hận đã bị ta coi thường chúng lúc ban ngày".
6.
"Đêm trong sáng và băng giá. Vạn vật hiện ra trọn vẹn và rực rỡ khác thường. Đất, trời, trăng, sao, được băng giá kết dính lại với nhau. Những bóng cây in rõ nét, như được cắt gọt và lồi lên, trên những con đường đôi trong hoa viên. Luôn luôn có cảm giác tựa hồ những bóng đen nào đó cứ đi cắt ngang con đường ở các chỗ khác nhau. Những ngôi sao lớn treo lơ lửng giữa các cành cây trong cánh rừng như những chiếc đèn bằng mi-ca xanh. Cả bầu trời chi chít những ngôi sao nhỏ, như đồng cỏ mùa hè đầy các bông cúc điểm nhặt.
Tối tối, chúng tôi tiếp tục trò chuyện về Puskin. Chúng tôi phân tích những bài Puskin làm hồi còn học trường lítsê, in trong tập đầu. Biết bao điều lệ thuộc vào việc lựa chọn cách luật của thơ!. Khi Puskin viết những câu thơ dài, thì giới hạn đua tranh của chàng thi sĩ trẻ tuổi là Thi xã Arzamat (1), chàng muốn không thua kém các bậc đàn anh, muốn lừa phỉnh ông bác ruột (2) bằng các điển tích thần thoại, bằng giọng văn hoa mĩ, bằng cách giả bộ hư hỏng và ham mê chủ nghĩa khoái lạc, bằng cách vờ ra vẻ ta đây thạo đời từ sớm.
Nhưng vừa thoát ly khỏi sự bắt chước Osian hoặc Pacni, hoặc từ sau bài "Những hồi ức ở Hoàng Thôn", chàng thi sĩ non trẻ lập tức dùng các câu thơ ngắn trong "Tỉnh Lỵ" hoặc "Thư gửi em gái tôi", hay bài "Gửi lọ mực của tôi" viết ở Kishinev sau đó ít lâu, hoặc dùng các nhịp điệu trong "Thư gửi Yudin", thì toàn bộ nhà thơ Puskin tương lai đã thức dậy trong chàng thiếu niên này.
Ánh sáng và không khí, tiếng ồn ào của cuộc sống, các sự vật các thực thể từ bên ngoài ùa vào thơ chàng như ùa vào một căn phòng vừa mở cửa sổ. Các sự vật của thế giới bên ngoài, các vật dụng sinh hoạt, các danh từ cứ chen lấn xô đấy nhau giành giật các dòng thơ, loại bỏ đi những từ loại kém chính xác định hơn. Đồ vật, sự vật, luôn luôn chỉ thấy các vật thể xếp hàng thành từng cột hoà vận ở rìa bài thơ.
Hệt như các loại thơ bốn âm tiết ấy của Puskin, sau này trở nên lừng danh, là một thứ đơn vị đo lường của cuộc sống Nga, một thứ thước đo cuộc sống được rút ra từ toàn bộ đời sống nước Nga, giống như người ta vẫn vẽ khuôn bàn chân để đóng giầy hoặc gọi con số để lựa bao tay cho vừa kích thước.
Tương tự như vậy, sau đó các nhịp điệu của nước Nga biết nói, giọng trầm bổng của tiếng Nga thường nhật đã được thể hiện trong các độ dài ngắn bởi các tiết tấu nhịp ba của thơ
Nekrasov (1) và bởi nhịp thơ đăctin của ông".

Chú thích:
(1) Thi xã Arzamat: nhóm thi sỹ ở Petersburg những năm 1815 - 1818, chống thói bắt chước chủ nghĩa cổ điển, bảo vệ chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn.
(2) Ngụ ý Vaxili Lvovich Puskin (1770 - 1830), nhà thơ Nga là bác ruột của nhà thơ A. S. Puskin vĩ đại. V. L. Puskin tham gia Thi xã Acdamat, viết trường ca, thơ ngụ ngôn và trào phúng.
(3) N. A. Nekrasov (1821 - 1877). Nhà thơ nhân dân Nga có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển văn học Nga thế kỷ 19.



7.
"Ngoài phận sự làm ruộng hay chữa bệnh, tôi còn muốn thai nghén một cái gì lớn lao, lưu lại dấu ấn, muốn viết một công tnnh khoa học hay một tác phẩm nghệ thuật.
Sinh ra đời, mỗi người đều là một Phaostơ để ôm lấy hết thảy cảm nhận hết thảy, diễn tả hết thảy mọi điều. Biến Phaostơ thành một học giả. ấy là lỗi lầm của những người sống trước cùng thời với Phaostơ. Bước tiến trong khoa học được thực hiện theo luật xô đẩy, bắt đầu từ việc bác bỏ những lầm lẫn, những lý thuyết sai lầm đang ngự trị.
Phaostơ trở thành nghệ sĩ là do các tấm gương dễ lây lan của các ông thầy. Bước tiến trong nghệ thuật được thực hiện theo luật hấp dẫn, bắt đầu từ việc bắt chước, theo đuôi và tôn thờ các bậc tiền bối mà mình ưa thích.
Vậy cái gì đang cản trở tôi làm phận sự, chữa bệnh và viết? Tôi nghĩ, không phải là những thiếu thốn, những sự lang thang trôi giạt, không phải là sự bấp bênh cùng những thay đổi thường xuyên, mà là tinh thần của câu nói huênh hoang đang rất phổ biến, đang ngự trì thời nay, ấy là câu nói kiểu: bình minh của tương lai, xây dựng thế giới mới, đuốc sáng của nhân loại. Thoạt nghe, ta có cảm tưởng: phong phú thay, trí tưởng tượng rộng lớn thay? Nhưng thực ra thì ta thấy nó huênh hoang chính vì nó thiếu tài năng.
Chỉ cái bình thường mới là kỳ tích khi được bàn tay của thiên tài chạm đến. Puskin là bài học hay nhất về mặt đó. Thế mới là ca tụng lao động trung thực, ca fụng nghĩa vụ và các tập quán thường ngày chứ! Bây giờ chúng ta nghe mấy tiếng "tiểu thị dân, tiểu tư sản thành thị" đầy hàm ý chê trách, sự chê trách ấy đã được cảnh báo rằng các câu thơ trong bài "Gia hệ".
"Tôi là tiểu thị dân, tôi là tiểu thị dân" và trong bài "Cuộc du ngoạn của Oneghin":
Giờ đây lý tưởng của tôi
Được làm nội trợ thảnh thơi ở nhà
Ước ao sống cảnh bình hoà
Có tô canh ngọt thật là vừa môi
.
Trong tất cả những cái gì là Nga, hiện nay tôi thích nhất cái chất trẻ con của Puskin và Sekhov, cái tính vô lo e ấp của họ đối với những thứ đao to búa lớn, như cái mục đích tối hậu của nhân loại và sự cứu rỗi chính họ. Tất cả những chuyện ấy, hai ông thừa hiểu, nhưng họ chẳng hơi đâu nghĩ đến những điều huênh hoang đó, - họ chẳng hoài hơi và cũng không có phận sự đề cập! Gogol, Tolstoy, Dostoievsky sẵn sàng chào đón cái chết, họ băn khoăn tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, rút ra kết luận, song cho đến phút cuối cùng họ đều bị cuốn hút vào bao nhiêu chuyện riêng tư vụn vặt hàng ngày của cái nghiệp nghệ sĩ, và trong chuỗi dài liên tiếp các sự việc ấy, họ không để ý mình đã sống trọn một cuộc đời, cũng rất riêng tư và chả động chạm đến ai kia; và bây giờ, cái sự riêng tư vụn vặt ấy hoá ra là sự nghiệp chung và, giống như các trái táo ương ương hái trên cây, nó đang được kế thừa, mỗi ngày một thêm ngọt ngào và ý vị.
8.
"Những dấu hiệu đầu tiên báo tin xuân về. Tuyết tan. Khi trời thoang thoảng mùi bánh nướng và mùi rượu vôtca, như trong ngày thứ ba ăn mặn trước Lễ Tro, khi mà chính cuốn lịch dường như cũng muốn chơi chữ mặt trời ngái ngủ, hấp háy con mắt ướt nhèm ở trong rừng, cánh rừng cũng ngái ngủ chớp chớp đôi hàng mi nhọn như kim, những vũng nước buổi trưa cứ anh ánh như có bôi mỡ. Thiên nhiên ngáp dài, vươn vai, trở mình rồi lại ngủ thiếp đi.
Ở chương thứ bảy của tác phẩm "Evgenhi-Oneghin" có tả cảnh mùa xuân, toà dinh thự vắng tanh sau khi Oneghin ra đi ngôi mộ Lenski ở dưới chân đồi, bên bờ suối.
Suốt đêm vang tiếng hoạ mi
Chàng tình nhân của mỗi kỳ xuân sang
Tầm xuân xanh biếc mơ màng
Nở bên dòng suối cũng đang dậy thì.
Tại sao lại gọi hoạ mi là chàng tình nhân của mùa xuân? Nhìn chung, cái định ngữ nghệ thuật ấy là tự nhiên và hợp chỗ. Quả là tình nhân. Hơn nữa, nghe nó rất hoà vần với "tầm xuân". Nhưng liệu con "Hoạ mi đạo tặc" trong các bài tráng sĩ ca có ảnh hưởng gì tới đây không nhỉ?
Trong tráng sĩ ca, hoạ mi bị gọi là "hoạ mi dạo tặc", con trai của Odieman. Có những câu thơ rất hay về nó!
Phải, vì tiếng hót hoạ mi
Tiếng gầm dã thú đến kỳ động dong
Cỏ kia nằm rạp rối bung.
Hoa kia rớt cánh ngàn bông cũ rời.
Rừng sâu phủ phục nơi nơi
Bao người ngã gục lìa đời còn đâu.
Chúng tôi đến Varykino khi trời vừa sang xuân. Chẳng mấy chốc cây cối đều xanh tươi trở lại, nhất là ở khe núi Sutma dưới chân khu nhà của Miculisyn - đầy anh đào, cây trăn, phỉ tứ. Mấy đêm sau thì hoạ mi bắt đầu hót.
Và một lần nữa, hệt như tôi mới nghe hoạ mi hót lần đầu tiên trong đời, tôi lại kinh ngạc thấy nhạc điệu này vượt trội tiếng hót của mọi loài chim khác: thiên nhiên nhảy vọt, khỏi cần chuyển đoạn từ từ, tới giọng láy phong phú và vô song ấy. Đa dạng biết mấy trong sự thay đổi các nét lướt và mạnh mẽ biết mấy cái âm thanh trong trẻo, vang vọng rất xa kia!
Tuôcghênhep đãmiêu tả trong tác phâm nào đó các tiếng lướt láy ấy tiếng sáo của sơn thần, tiếng ríu nt líu lo. Đặc biệt nổi lên hai nhạc cú nói tiếp nhau. Đầu tiên là "Chiốc! chiốc! chiốc" nghe dồn dập, khát khao và lộng lẫy lúc thì nhịp ba, đôi khi kéo dài liên tiếp không đếm xuể, đáp lại nhạc cú này, các bụi cây đẫm sương run rẩy như được mơn trớn, động đậy lá cành để phô sắc đẹp. Tiếng đó là nhạc cú thứ hai chia thành hai nhịp rõ rệt "osnhit! osnhit!", nghe như lời kêu gọi, thấm thía, nài rủ, khẩn khoản và khích lệ "Dậy đi! Dậy đi!"
9.
"Mùa xuân. Chúng tôi đang chuẩn bị công việc vườn tược Không bụng dạ nghĩ đến nhật ký. Mặc dù tôi vẫn thích viết nhật ký. Đành phải gác việc này đến mùa đông vậy.
Mới đây, lần này thì đúng vàơ ngày thứ ba trước Lễ Tro, giữa lúc đường sá lầy lội, có một người nông dân bị bệnh đi xe trượt tuyết đến nhà tôi, bất chấp nỗi vất vả dọc đường. Dĩ nhiên là tôi từ chối việc chữa bệnh. "Xin lỗi bác, tôi đã bỏ nghề lâu rồi, chẳng có thuốc men dụng cụ gì hết thì chữa bệnh làm sao được". Nhưng đâu dễ thoái thác dễ dàng như thế. "Xin ông cứu giúp, da tôi cứ bị tróc đi. Bác sĩ hãy thương tôi. Bệnh tật khổ lắm".
Biết làm sao được? Trái tim không phải là sắt đá. Phải khám cho bác ta vậy. "Bác cởi áo ra". Tôi xem xét. "Bác bị bệnh lao da". Vừa khám, tôi vừa liếc mắt ra cửa sổ, nhìn chai Phenol (Lạy Chúa, xin đừng hỏi, tôi đào đâu ra chai thuốc ấy và một số thứ tối cần thiết khác! Tất cả đều là nhờ Samdeviatov). Tôi thấy ngoài sân mới thêm một chiếc xe nữa, tôi tự nhủ: lại một bệnh nhân! Nhưng không, đấy là chú em Epgrap của tôi đến bất thình lình như từ trên mây đáp xuống sân nhà tôi. Trong chốc lát, cả nhà tranh nhau kéo tay, rúu áo Epgrap: nào Tonia, nào bé Xasa, nào cha vợ tôi. Rồi khi xong việc, tôi cũng lại họp mặt với họ. Cả một trận mưa câu hỏi: "Làm sao chú biết mà đến đây chú từ đâu tới?" Vẫn như hồi trước, Epgrap chỉ mỉm cười, nhún vai, tránh không trả lời thẳng vào câu hỏi, thật là kỳ diệu và bí ẩn.
Epgrap ở lại chơi gần hai tuần lễ, thường lên thành phố Yuratin. Rồi chú bất ngờ biến mất như có phù phép. Trong thời gian chú ở chơi với gia đình tôi, tôi đã kịp nhận thấy chú ấy còn có thế lực hơn cả Samdeviatov, nhưng chú làm gì và quen biết ai thì khó biết hơn. Chú từ đâu tới? Nhờ đâu chú có thế lực lớn? Chú đang làm gì? Trước khi biến đi, chú có hứa sẽ lo liệu cho việc làm ăn sinh sống của gia đình tôi đỡ vất vả hơn, để Tonia có thời giờ chăm sóc bé Xasa, còn tôi được rảnh rỗi mà chuyên tâm vào y học vào văn chương. Chúng tôi tò mò hỏi chú định giúp bằng cách gì, thì chú chỉ im lặng mỉm cười.
Nhưng chú không đánh lừa đâu. Có một vài dấu hiệu chứng tỏ điều kiện sinh sống của gia đình tôi chắc chắn sẽ thay đổi.
Kỳ lạ thật. Đấy là chú em cùng cha khác mẹ của tôi. Chú với tôi mang chung một họ. Song thú thực, tôi lại biết về chú ít hơn về tất cả những người khác.
Đây là lần thứ hai Epgrap bước vào cuộc đời tôi như một quý nhân phò trợ, một cứu tinh giải thoát mọi khó khăn. Có lẽ trong tiểu sử mỗi người, bên cạnh các nhân vât chính tham gia, còn phải có một mãnh lực vô tri, bí ẩn, một nhân vật gần như mang tính chất tượng trưng, sẵn sàng hiện ra giúp đỡ mà không cần mời gọi, và chú em Epgrap của tôi đang giữ cái vai trò "ông Thiện" bí mật ấy chăng?"
Tới đây chấm dứt nhật ký của bác sĩ Zhivago. Từ đó, chàng không viết tiếp nữa.


10.
Trong phòng đọc sách của thư viện thành phố Yuratin, bác sĩ Zhivago đang xem lướt qua những cuốn sách chàng vừa mượn. Phòng đọc đủ chỗ cho cả trăm độc giả, có vô số cửa sổ.
Các dãy bàn dài và hẹp chạy suốt đến tận các cửa sổ. Thư viện đóng cửa vào lúc chập tối. Về mùa xuân, buổi tối thành phố không thắp đèn đường. Tuy nhiên, Zhivago cũng chả bao giờ ngồi lỳ đọc sách hoặc kề cà ở thành phố muộn hơn giờ ăn chiều. Chàng gửi con ngựa mà Miculisyn cho mượn, tại quán trọ của Samdeviatov, đọc sách cả buổi sáng, rồi khoảng giữa trưa thì cưỡi ngựa trở vể Varykino.
Hồi chưa đến thư viện đọc sách, Zhivago hiếm khi lên Yuratin. Chàng chẳng có việc gì đặc biệt ở đây cả. Chàng biết rất ít về thành phố này. Nên khi trước mắt chàng, phòng đọc sách đông dần người thì ngồi gần chàng, kẻ ngồi xa, chàng cảm thấy như mình đang làm quen với thành phố, đang đứng ở một trong những ngã tư đông đúc của nó, và tựa hồ không phải là các độc giả Yura- tin, mà chính là các căn nhà và đường phố của họ đang tụ tập ở đây.
Tuy nhiên qua các khung cửa sổ, cũng có thể lấy thành phố Yuratin đích thực, chính cống, chứ không phải trong tưởng tượng. Cạnh chiếc cửa sổ ở giữa phòng, cửa sổ lớn nhất, có đặt một thùng nước đã đun sôi. Những độc giả nghỉ giải lao thường ra ngoài cầu thang hút thuốc, hoặc đứng quanh thùng uống nước, rồi sau khi đổ nước thừa vào một cái bô, họ tụ tập bên cửa sổ ngắm nhìn cảnh thành phố.
Độc giả có hai loại: những độc giả lâu năm thuộc thành phần trí thức ở địa phương, chiếm đa số, và hhững người bình dân.
Loại thứ nhất, phần đông là phụ nữ, ăn mặc xuềnh xoàng, không để ý săn sóc diện mạo bề ngoài, mặt mày tiều tuỵ, hốc hác xám bủng vì nhiều nguyên nhân - vì đói, vì bệnh hoàng đản, vì phù thũng. Họ là các độc giả thường xuyên của phòng đọc họ quen thân với các nhân viên thư viện và cảm thấy ở đây thoải mái như ở nhà mình.
Những người bình dân mặt mũi tươi tỉnh, khỏe mạnh, ăn mặc chỉnh tề như đi dự hội, họ bước vào phòng đọc với dáng điệu lúng tứng, rụt rè như bước vào nhà thờ, họ xuất hiện ồn ào hơn lẽ thường, chẳng phải vì họ không biết nội quy, mà vì họ muốn bước vào thật lặng lẽ, song lại chưa biết làm chủ những bước chân và giọng nói mạnh mẽ của họ.
Ở bức tường đối diện với các cửa sổ có một cái khám. Trong đó kê một cái bục cao, ngăn cách với toàn bộ phần còn lại của phòng đọc. Đấy là nơi làm việc của các nhân viên phòng đọc, viên thủ thư và hai nữ phụ tá của ông ta. Một trong hai phụ tá ấy mặt mày cau có, quàng chiếc khăn len, cứ luôn tay hết nhấc ra lại đeo vào cái kính kẹp mũi, hẳn không phải vì nhu cầu nhìn ngó, mà là tuỳ thuộc vào sự thay đổi tâm trạng luôn xoành xoạch của mình. Cô thứ hai mặc áo sơ mi lụa đen, chắc chắn bị bệnh đau ngực, và hầu như lúc nào cũng áp chiếc khăn tay vào miệng và mũi, nói và thở đều qua chiếc khăn.
Cũng như loại độc giả thứ nhất, ba nhân viên thư viện cũng mang những bộ mặt chảy dài, phì phị, cũng nước da màu đất xam xám, nhèo nhẽo, màu dưa leo muối mốc meo. Cả ba cứ thay nhau làm cùng một việc, họ rì rầm cắt nghĩa cho các độc giả mới bản nội quy phòng đọc, xem các phiếu mượn sách, trao sách ra và nhận lại. Còn thừa thời giờ nào, thì họ đều câm cúi lập các bản thống kê hàng năm gì đó.
Và lạ thay, do sự liên tưởng khó hiểu giữa các ý nghĩ, trước cái thành phố đang hiện diện bên ngoài cửa sổ và được tưởng tượng ở trong phòng, thứ nữa, do sự giống nhau nhất định được gợi ra bởi vô số bộ mặt phù thũng xám ngoét ở xung quanh, tựa hồ tất cả mọi người đều bị bệnh bướu cổ, bác sĩ Zhivago chợt nhớ đến người đàn bà bẻ ghi khó tính trên ga xe lửa ngoại ô vào buổi sáng hôm nào, chợt nhớ đến toàn cảnh Yuratin nhìn từ xa. Samdeviatov ngồi bên cạnh chàng trên sàn tàu và những lời giải thích của ông ta. Những lời giải thích được đưa ra cách xa thành phố ấy, chàng muốn đem gắn với những gì chàng đang thấy lúc này, ở ngay bên cạnh giữa lòng bức tranh. Nhưng chàng đã quên các lời giải thích của Samdeviatov, nên việc đối chiếu chẳng đem lại kết qua gì.
11.
Zhivago ngồi ở cuối phòng, các cuốn sách đặt xung quanh. Trước mặt chàng là chồng tập chi thống kê của Hội đồng quản hạt địa phương và mấy cuốn viết về đặc điểm dân tộc học của miền này. Chàng đã thử hỏi mượn thêm hai cuốn khảo luận về lịch sử Pugachov(1), nhưng cô thủ thư mặc áo sơ mi đen nói nhỏ với chàng qua chiếc khăn áp môi, rằng không thể cho một người mượn nhiều sách cùng một lúc, rằng nếu muốn mượn mấy cuốn sách đó, thì chàng phải trả lại một phần số sách vừa mượn.
Bởi vậy Zhivago liền vội vã và chăm chú đọc lướt qua các cuốn sách chưa kịp phân loại, để xếp riêng ra những tài liệu cần thiết nhất, và để đem những cuốn còn lại đổi lấy hai tập khảo luận lịch sử nọ. Chàng giở nhanh các tuyển tập và lướt mắt xem mục lục, hoàn toàn chuyên chú vào công việc không hề nhìn ngang nhìn ngửa đi đâu. Phòng đọc đông người không cản trở hoặc làm xao nhãng sự chú ý của chàng. Chàng đã quan sát kỹ những người ngồi bên cạnh, nên không cần ngước mắt khỏi trang sảch, chàng vẫn hình dung rõ về họ! với cảm giác rằng cho đến lúc chàng ra về, thành phần những người ấy vẫn không thay đổi, hệt như ngôi nhà thờ và các toà nhà của thành phố vẫn ở đúng vị trí của chúng phía bên ngoài cửa sổ kia.
Nhưng mặt trời thì không đứng yên. Trong vòng mấy tiếng đồng hồ vừa qua, nó luôn luôn xê dịch và đã vượt quá góc nhìn phía Đông của thư viện. Bây giờ nó rọi qua các cửa sổ ở bức tường phía Nam, làm chói mắt những độc giả ngồi gần phía ấy nhất, khiến họ khó đọc.
Cô thủ thư bị sổ mũi bèn rời khỏi bục, đi ra chỗ cửa sổ. Các cửa sổ phía này đều có rèm trắng gấp nếp che bớt ánh sàng. Cô thủ thư buông rèm xuống che các cửa sổ, trừ cái cuối cùng ở trong bóng râm. Tới đó, cô ta kéo sợi dây để mở cái ô cửa nhỏ thông gió, rồi hắt hơi.
Khi cô ta hắt hơi đến lần thứ mười hai mười hai gì đó, thì Zhivago đoán chính cô ta là em vợ của Miculisyn, một trong bốn cô con gái nhà Tunsev mà Samdeviatov đã kể. Cũng như các độc giả khác, chàng ngẩng đầu lên nhìn về phía cô ta.
Lúc ấy chàng thấy vừa có sự thay đổi xảy ra trong phòng. Ở đầu kia có thêm một nữ độc giả mới. Zhivago nhận ngay ra Lara. Nàng ngồi quay lưng về phía Zhivago và thì thầm nói chuyện với cô thủ thư bị sổ mũi đang cúi mình xuống nói khẽ gì đó với nàng. Cuộc trao đổi ấy hẳn phải có tác dụng gì rất tốt đẹp với cô thủ thư: trong nháy mắt, cô ta chẳng những khỏi hẳn cơn hắt hơi đáng giận, mà còn cất được cả cái vẻ cau có lo âu Cô ta nhìn Lara bằng ánh mắt thân ái, biết ơn, cất vào tlíi chiếc khăn tay từ trước đến giờ vẫn áp trên môi, rồi trở về chỗ làm việc của mình, vẻ vui sướng, tự tin và tươi cười.
Cảnh tượng có chi tiết cảm động ấy không giấu được một số người đang ở trong phòng. Từ nhiều phía, người ta nhìn Lara với vẻ cảm mến và họ cũng mỉm cười. Căn cứ vào các dấu hiệu nhỏ nhặt ấy, Zhivago xác định ở thành phố này người ta quen biết và yêu mến Lara tới mức nào!

Chú thích:
(1) Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân ở Nga gần cuối thế kỷ 18.


12.
Ý định đầu tiên của Zhivago là đứng dậy và lại chỗ nàng. Nhưng cảm giác thiếu thoải mái và ngại rắc rối, vốn rất xa lạ với chàng, song lại hình thành từ lâu trong quan hệ của chàng đối với Lara, đã ngăn giữ chàng. Chàng quyết định không quấy rầy nàng và cũng không làm gián đoạn công việc của chính mình. Để chống lại sự cám dỗ nhìn về phía nàng, chàng xoay chéo chiếc ghế so với cái bàn, gần như quay lưng về phía các độc giả khác, và chàng vùi đầu vào đọc với một cuốn sách cầm tay, một cuốn để mở trên đầu gối.
Song ý nghĩ của chàng cứ phiêu đãng tận đâu đâu, chẳng dính dáng gì đến những điều chàng đọc. Đột nhiên, chàng hiểu rằng cái tiếng nói mà chàng nghe thấy trong giấc mơ ở Varykino vào một đêm đông, chính là giọng của Lara. Chàng ngạc nhiên trước phát hiện đó, bèn xoay chiếc ghế về vị trí cũ, - Vội vàng đến mức khiến mấy người xung quanh phải để ý, - sao cho có thể nhìn rõ Lara, và chàng bắt đầu ngắm nàng.
Chàng thấy nàng từ phía sau lưng, hơi nghiêng nghiêng. Nàng mặc, chiếc áo blu kẻ ô, màu sáng, có dây thắt lưng, nàng đọc mải mê, quên cả mình, y như trẻ con, đầu hơi nghiêng sang bên vai phải. Đôi lúc nàng đăm chiêu ngước mắt nhìn lên trần nhà hoặc nheo nheo đâu đó phía trước, sau đó lại một tay chống cằm, tay kia cầm bút chì ghi rất nhanh các đoạn trích vào một cuốn vở.
Zhivago kiểm chứng lại những nhận xét của chàng hồi ở thị trấn Meliuzev. Chàng nghĩ. "Nàng chả thiết làm mê lòng người, chẳng thiết đẹp để quyến rũ ai. Nàng coi thường cái phương tiện đó của bản tính đàn bà và hình như nàng đang muốn trừng trị bản thân mình vì mình quá xinh đẹp như vậy. Và cái sự thù ghét kiêu hãnh đối với chính bản thân ấy lại càng làm cho nàng hấp dẫn hơn bội phần. Tất cả những gì nàng đang làm mới đẹp làm sao. Nàng đọc sách, mà coi đó như không phải là hoạt động cao quý nhất của con người, tựa hồ đấy chỉ là một việc hết sức giản đơn, loài vật cũng làm được. Hệt như nàng gánh nước hay gọt khoai".
Những suy tưởng ấy khiến Zhivago yên tâm. Một sự bình yên hiếm có thâm nhập tâm hồn chàng. Các ý nghĩ của chàng không còn chạy loạn lên nữa. Bất giác chàng mỉm cười. Sự hiện diện của Lara tác động đến chàng hệt như đến cô thủ thư cau có kia.
Chàng chẳng để ý đến vị trí chiếc ghế của mình nữa, cũng không sợ bị quấy nhiễu hay đãng trí, chàng làm việc chừng hơn một tiếng đồng hồ, còn miệt mài và chăm chú hơn ca trước khi Lara đến. Chàng đã xem lướt hết cả đống sách cao trước mặt, chọn ra những điều cần thiết nhất, thậm chí còn kịp ngốn xong hai bài báo quan trọng trong số đó. Chàng quyết định hôm nay làm được như vậy là tốt, chàng bắt đầu thu dọn sách để đem trả. Mọi tư tưởng xa lạ quấy nhiễu ý thức chàng đều tiêu tan. Với lương tâm thanh thản và không một chút ẩn ý xấu, chàng nghĩ rằng sau vài giờ làm việc chăm chỉ, chàng có quyền gặp lại người quen cũ và cho phép mình hưởng niềm vui đó một cách chính đáng. Nhưng khi chàng đứng dậy đưa mắt nhìn khắp phòng, thì Lara đã chẳng còn ở đây nữa.
Trên cái bục, chỗ Zhivago đem sách đến trả, số sách Lara đã trả vẫn chưa được cất đi, toàn là những tài liệu hướng dẫn về chủ nghĩa Mac. Chắc nàng lại được bổ nhiệm làm giáo viên như cũ và đang tự lực cánh sinh học tập chính trị tại nhà.
Các phiếu yêu cầu của Lara vẫn gài trong các cuốn sách, đầu phiếu thò ra ngoài, có ghi địa chỉ của nàng, rất dễ đọc.
Zhivago bèn ghi địa chỉ ấy và ngạc nhiên về tên gọi của nó.
"Phố Thương Gia, đối diện nhà có tượng".
Zhivago bèn hỏi một độc giả và được biết rằng cái lối nói "nhà có tượng" ở Yuratin này cũng phổ biến như cách gọi các phố theo tên nhà thờ xứ của Moskva hoặc cái tên "cạnh nhà ngũ giác" ở Petersburg.
Toà "nhà có tượng" là một ngôi nhà u tối, màu xám thép, có các trụ đỡ hình người và tượng các vị thần nghệ thuật cố đại tay cầm trống, đan lia và mặt nạ. Một thương gia từ thế kỷ trước đã xây nó làm nhà hát riêng, tại gia. Người thừa kế của ông ta đã bán toà nhà cho Nghiệp đoàn Thương gia. Vì thế cái phố mang tên đó. Người ta dùng tên toà nhà để chỉ toàn bộ khu vực lân cận. Hiện nay, "nhà có tượng", là trụ sở Thành uỷ, và trên bức tường của cái nền nhà nghiêng nghiêng, dốc ra phố, nơi trước kia vẫn dán la liệt các tờ quảng cáo kịch và xiếc, bây giờ treo các sắc lệnh và nghị định của Chính phủ.
13.
Đó là một ngày gió rét đầu tháng năm. Sau khi làm xong vài công việc của thành phố và đảo qua thư viện, Zhivago đột nhiên thay đổi mọi ý định để đi tìm Lara.
Gió thổi cuốn cát và bụi mù mịt như mây, cản cả đường đi của chàng. Chốc chốc chàng lại phải quay mặt, nhắm mắt, cúi đầu chờ đám bụi tạt qua hết mới tiếp tục cất bước.
Lara sống ở góc phố Thương Gia với phố Novosvan đối diện với "nhà có tượng" là ngôi nhà màu xám thép tôi tối, xanh xanh, mà Zhivago trông thấy đây là lần đầu. Toà nhà quả thực rất hợp với tên gọi của nó và gợi nên một cảm giác lạ lùng, lo ngại.
Toàn bộ phần trên ngôi nhà được bao quanh bởi các cột đỡ hình phụ nữ trong thần thoại, to gấp rưỡi người thật. Giữa hai cơn lốc bụi che khuất mặt tiền ngôi nhà, trong chốc lát Zhivago có cảm tưởng rằng toàn bộ phụ nữ ở trong nhà đã ra ban công, đang nghiêng mình trên bao lơn cúi xuống nhìn chàng và đường phố Thương Gia ở bên dưới.
Có thể lên nhà Lara theo hai lối, qua cửa chính mở ra phố Thương Gia, hoặc qua sân, nếu từ phố Novosvan tới. Chàng không biết có lối thứ nhất, nên chàng chọn lối thứ hai.
Lúc chàng vừa vào cổng thì gió cuốn lên trời một dám đất bụi và rác rưởi từ khắp sân, khiến chàng không nhìn rõ cái sân. Mấy ả gà mái bị một chú gà trống đuổi, vừa chạy qua chân chàng vừa kêu cục tác ầm ĩ.
Khi đám bụi đen tan đi, Zhivago thấy Lara đang đứng bên giếng. Lúc cơn lốc cuốn lên bất ngờ, thì nàng đã lấy đầy hai thùng nước và móc vào chiếc đòn gánh đặt trên vai trái. Để che cho tóc khỏi bụi, nàng vội lấy tấm khăn vuông trùm lên đầu, thắt nút ở trước trán. Nàng dùng hai đầu gối kẹp vào cái vạt áo choàng mà gió đang thổi phùng ra, để nó khỏi bị tốc lên.
Nàng sắp cất bước đi vào nhà, thì một cơn gió khác nổi lên, thổi bay chiếc khăn vuông ra khỏi đầu, làm tóc nàng rối tung, gió cuốn tấm khăn đến tận cuối hàng rào, nơi đám gà mái vẫn đang cục ta cục tác ầm ĩ.
Zhivago chạy theo chiếc khăn nhặt nó lên và đem đến trao cho Lara đang đứng sững bên giếng. Vẫn giữ vẻ tự nhiên thường lệ, nàng không reo to một tiếng nào để lộ sự ngạc nhiên hay bối rối của mình. Nàng chỉ thốt lên:
- Zhivago?
- Lara!
- Phép lạ nào đây? Sao lại thế này?
- Xin cô hãy đặt thùng xuống, để tôi gánh dùm.
- Tôi chả bao giờ ngừng lại nửa vời, tôi không đời nào bỏ dở việc đang làm. Nếu ông đến thăm tôi, thì xin mời ông vào nhà.
- Tôi có thể đến thăm ai nữa kia chứ?
- Biết đâu đấy.
- Dầu sao, xin cô cho phép chuyển cái đòn gánh từ vai cô sang vai tôi. Tôi chẳng thể đứng không, mà nhìn cô vất vả được.
- Vất vả gì đâu. Tôi không chịu đâu. Ông sẽ làm nước sóng sánh ra cầu thang mất thôi. Tốt hơn, xin ông hãy nói ngọn gió nào đã đưa ông lại? Ông đã ở đây hơn một năm rồi, thế mà vẫn chưa bao giờ rảnh rỗi để tới nhà tôi phải không?
- Tại sao cô biết?
- Đất truyền lan tin đồn. Vả lại cuối cùng thì tôi cũng nhìn thấy ông ở thư viện.
- Thế sao cô không gọi tôi?
- Ông sẽ chẳng làm cho tôi tin được rằng ông đã không trông thấy tôi.
Lara hơi loạng choạng gánh đôi thùng nước đi trước dẫn đường cho Zhivago chui qua một cái cửa tò vò thấp. Đấy là cửa sau của tầng trệt. Đến đây, nàng nhanh nhẹn khuỵu gối, đặt đôi thùng xuống nền đất, nhấc đòn gánh ra khỏi vai, đứng thẳng dậy và bắt đầu lau tay bằng một chiếc khăn nhỏ xíu không rõ lôi từ đâu ra.
- Nào, để tôi dẫn ông qua lối trong nhà ra cửa chính. Ở đó sáng sủa. Ông sẽ đợi tôi ở đấy một lát. Tôi sẽ gánh nước lên từ cửa sau, tôi sẽ dọn dẹp qua loa trên nhà và trang điểm tí chút. Ông thấy cái cầu thang của chúng tôi đây. Bậc bằng gang có trang trí họa tiết. Từ trên, có thể nhìn suốt qua các bậc gang ấy. Nhà cũ bị rung chuyển nhẹ nhẹ hồi đánh nhau ở thành phố. Khu này bị pháo kích mà. Ông xem, các hòn đá bị rời ra. Gạch bị thủng lỗ chỗ. Đây, cái lỗ hổng này tôi và cháu Katenka vẫn giấu chìa khoá phòng, rồi lắp một hòn gạch vào, mỗi khi chúng tôi ra khỏi nhà. Xin ông nhớ cho. Lỡ hôm nào ông tới mà không gặp tôi, mời ông cứ mở cửa lên nhà, cứ tự nhiên như ở nhà mình vậy, trong lúc chờ tôi về. Ông thấy không, cái chìa nằm đây này, nhưng tôi không cần chìa, tôi sẽ đi lối sau và mở cửa từ bên trong. Ở đây chỉ khổ mỗi một cái là chuột. Hàng đàn hàng lũ, chả làm sao diệt được chúng. Chúng nhảy cả lên đầu mình. Nhà này cũ quá rồi, tường vách hư nát, nứt rạn hết cả. Chỗ nào nứt nhỏ, tôi còn bịt kín và giết chuột được. Nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Hôm nào rảnh, có lẽ phải nhờ ông giúp một tay. Những lỗ hổng dưới sàn nhà và kẽ chân tường phải bít lại. Được chứ ạ? Thôi, ông đứng đây, nghĩ vài chuyện gì đó một lát nhé. Tôi sẽ không bắt ông chờ lâu đâu, tôi gọi ông ngay đấy.
Trong lúc chờ đợi, Zhivago bắt đầu đưa mắt nhìn các bức tường tróc lỡ của lối vào, các phiến gang đúc của cầu thang.
Chàng tự nhủ: "Lúc ở thư viện, mình đã so sánh vẻ mải mê đọc sách của nàng với sự hăng hái và hăm hở mà nàng sẽ vận dụng vào việc lao động chân tay thực sự. Bây giờ ngược lại, nàng gánh nước y như nàng đọc sách, nhẹ nhàng, chả vất vả gì Nàng ung dung uyển chuyển trong mọi việc. Tựa hồ, từ thời thơ ấu nàng đã lấy đà một lần cho cả cuộc đời, và bây giờ mọi việc làm của nàng cứ diễn ra thuận theo cái đà ấy, một cách tự nhiên, dễ dàng. Điều này còn thể hiện ở đường nét của tấm lưng thon thả khi nàng cúi xuống, ở nụ cười khiến môi nàng hé ra và cằm nàng tròn lại, ở lời ăn tiếng nói và cả trong các ý nghĩ của nàng".
- Zhivago! - từ ngưỡng cửa cạnh đầu cầu thang phía trên, có tiếng gọi vọng xuống. Chàng bèn đi lên.


14.
Ông đưa tay đây và hãy ngoan ngoãn theo tôi. Ở đây có ai căn phòng tối om và chất đồ ngổn ngang, cao đến trần nhà.
Ông có thể bị vấp chân hoặc va người vào đâu đó.
- Đúng là một mê cung. Một mình chắc tôi chẳng lần ra lối đi.Tại sao vậy? Nhà đang sửa à?
- Đâu có. Không phải thế đâu nhà này là của người khác. Thậm chí tôi chả biết chủ cũ là ai. Trước kia chúng tôi có chỗ riêng, trong toà nhà của trường trung học, do Nhà nước cấp. Khi Ban nhà đất của Xô viết thành phố lấy trường trung học, thì họ chuyển hai mẹ con tôi đến ở một góc của ngôi nhà bỏ không này. Đây, đồ đạc của chủ cũ còn chất cả ở đây. Rất nhiều đồ gỗ. Tôi chẳng cần đến tài sản của kẻ khác. Tôi chất đồ đạc của họ vào hai căn phòng này rồi sơn trắng các cửa sổ. Đừng buông tay tôi mà lạc bây giờ. Thế. Quẹo phải. Giờ thì thoát cái mê cung. Kia là cửa phòng tôi. Vào đây sẽ thấy sáng hơn. Coi chừng, bậc cửa đấy.
Khi Zhivago theo Lara bước vào phòng nàng, chàng kinh ngạc vì phong cảnh nhìn thấy qua cái cửa sổ đối diện với cửa ra vào. Cửa sổ nhìn xuống sân, xuống phần sau các ngôi nhà bên cạnh và khu đất trống của thành phố ở ven sông. Ở đó, các bầy dê và cừu đang gặm cỏ, bộ lông dài của chúng quét đất hệt như các vạt áo lông không cài cúc. Ngoài ra, ở đó, trên hai cây cột đối diện với cửa sổ, treo lủng lẳng một tấm biển quảng cáo mà Zhivago đã biết: "Moro và Vetchinkin. Máy gieo hạt. Máy đập lúa".
Dưới ảnh hưởng của tấm biển vừa nhìn thấy, Zhivago bèn kể luôn cho Lara nghe về chuyến đi của chàng cùng gia đình tới miền Ural này. Chàng quên mất rằng có dư luận đồn Strelnikov với chồng nàng là một, nên chả nghĩ ngợi gì, chàng bèn kể luôn cuộc gặp gỡ giữa chàng với Strelnikov trên toa tàu bọc sắt. Đoạn này của câu chuyện đã gây ấn tượng đặc biệt tới Lara.
- Ông đã gặp Strelnikov thật ư? - Lara hỏi lại. - Bây giờ tôi sẽ không nói thêm gì nữa với ông điều đó. Nhưng đó là một điều rất có ý nghĩa! Đúng là một sự tiền định nào đấy buộc hai ông phải gặp nhau. Một ngày kia tôi sẽ giải thích cho ông nghe, lúc ấy ông sẽ hết sức kinh ngạc. Nếu tôi không lầm, thì Strelnikov đã gây cho ông một ấn tượng tốt hơn là xấu phải không?
- Vâng. Có lẽ vậy. Đáng lẽ ông ta phải làm cho tôi căm ghét mới đúng. Chúng tôi đã đi ngang qua những nơi bị ông ta đàn áp và phá huỷ. Tôi tưởng sẽ gặp một kẻ tàn sát binh lính hoặc một gã cuồng tín cách mạng chỉ quen đàn áp mọi người, song tôi không thấy ông ta thuộc hai loại đó. Kể cũng hay, khi ta gặp một người khác hẳn điều ta chờ đợi, khác hẳn với quan niệm có sẵn của ta về họ. Một kẻ bị xếp vào loại nào đó, thế thì là hết, là bị lên án với tư cách làm người rồi. Nếu người ta không thể liệt họ vào loại nào, nếu họ không tiêu biểu, thì như thế chứng tỏ họ có được một nửa những gì con người phải có. Họ được giải phóng khỏi bản thân mình, họ đạt được một chút, dù chỉ là một chút, sự bất tử.
- Nghe nói ông ta không có chân trong Đảng.
- Vâng, tôi có cảm tưởng như vậy. Điều gì khiến ta cảm mến ông ta? Ấy là số phận bi đát của ông ta. Tôi cho rằng ông ta sẽ bị chết thảm. Ông ta sẽ phải chuộc những cái ác do mình gây ra. Những người cách mạng tự tiện xử trí là rất đáng sợ, không phải vì họ là những kẻ hung ác, mà vì họ là thứ máy móc nằm ngoài vòng kiểm soát, là những cỗ xe bị trật đường ray. Strelnikov cũng điên cuồng như bọn kia, nhưng ông ta điên cuồng không phải do mớ lý thuyết trong sách vở, mà là do những gì ông ta từng phải nếm trải và gánh chịu. Tôi không rõ các uẩn khúc của ông ta, nhưng tôi tin rằng ông ta có uẩn khúc. Sự liên minh của ông ta với những người Bolsevich là ngẫu nhiên. Chừng nào ông ta còn cần cho họ, họ sẽ chịu đựng ông ta và cho đi chung một đường. Nhưng ngay khi không cần đến ông ta nữa, lập tức họ sẽ gạt bỏ và giày xéo ông ta không chút hối tiếc, như họ đã xử nhiều chuyên gia quân sự trước ông ta.
- Ông tin như vậy ư?
- Chắc chắn sẽ như vậy.
- Ông ta không có cách gì thoát thân hay sao? Bỏ trốn chẳng hạn.
- Trốn đi đâu hở cô? Ngày xưa, dưới thời Sa Hoàng thì được. Còn thời nay cứ thử trốn xem!
- Thương thật. Chuyện ông kể khiến tôi thương ông ấy. Còn ông, ông thay đổi hẳn, trước đây ông luận xét về cách mạng không có vẻ gay gắt và khó chịu như vừa rồi.
- Cái gì cũng có mức độ của nó, cô Lara ạ. Vấn đề là ở đấy Sau một thời gian như vừa qua, đã đến lúc phải đi tới một cái gì đó. Đằng này, té ra đối với những người cổ vũ cuộc cách mạng, những sự thay đổi và đảo lộn tứ tung là một sự tự nhiên thân thiết độc nhất, đến nỗi họ chẳng thiết gì hết, ngoài việc hãy giao cho họ một cái gì đó cỡ như địa cầu này. Việc xây dựng các thế giới, các thời kỳ quá độ là mục đích tự thân của họ. Họ chưa học được cái gì khác, họ chẳng biết làm gì hết. Thế cô có biết tại sao có cái cảnh chuẩn bị tất bật, bất tận ấy không? Vì thiếu vắng những năng lực có sẵn nhất định, vì bất tài. Con người sinh ra để sống, hiện tượng đời sống, tặng phẩm đời sống hoàn toàn không phải là chuyện đùa! Vậy thì tại sao lại đem thay thế cuộc sống bằng trò múa rối con nít của những giả tưởng non nớt, bằng những trò trốn học sang Mỹ của đám học trò như Sekhov đã tả ấy? Nhưng thôi. Bây giờ đến lượt tôi hỏi. Chúng tôi đáp xe lửa tới gần thành phố vào cái buổi sáng thành phố này chuyển qua tay Hồng quân. Cô cũng có mặt trong biến cố lớn lao ấy chứ?
- Ôi, khỏi phải bàn? Dĩ nhiên. Lửa cháy rần rần tứ phía. Mẹ con tôi suýt nữa chết cháy. Cái nhà này, như tôi đã nói, bị rung dữ dội! Đến bây giờ ở ngoài sân, cạnh cổng ấy, vẫn còn một quả đại bác chưa nổ. Các vụ cướp phá, pháo kích, những trò xấu xa. Như mọi cuộc thay đổi chính quyền. Nhưng đến lúc ấy chúng tôi đã biết cả, đã quen cả rồi. Chả phải lần đầu. Cái hồi bọn bạch vệ còn đóng quân ở đây, thôi thì đủ trò tệ hại? Nào giết chóc ngoài phố vì tư thù cá nhân, nào tống tiền, nào điên loạn! À, mà tôi chưa kể với ông điểm chủ yếu. Anh chàng Galiulin của chúng ta! Một nhân vật quan trọng của quân Tiệp ở đây. Một thứ quan Toàn quyền.
- Tôi biết. Tôi có nghe. Cô gặp anh ta à?
- Gặp luôn là đằng khác. Nhờ anh ta, tôi đã cứu sống bao nhiêu người. Đã giấu trong nhà được bao nhiêu người! Phải công bằng mà nhận xét về anh ta. Anh ta đã xử sự rất hào hiệp, không chê trách vào đâu được, khác hẳn bọn vô lại lau nhau, bọn sỹ quan kỵ binh cô-dắc, bọn hạ sĩ quan cảnh sát. Nhưng hồi đó quyền thế lại thuộc về bọn vô lại lau nhau ấy, chứ không phải thuộc về những người tử tế. Galiulin giúp tôi nhiều việc. Cảm ơn anh ấy. Chúng tôi chẳng là chỗ quen biết cũ mà. Hồi còn nhỏ, tôi vẫn qua chơi ở khu nhà, nơi anh ấy đã lớn lên. Các gia đình công nhân hoả xa sống ở khu nhà đó. Bấy giờ tôi đã chứng kiến cảnh nghèo khổ và sự lao động vất vả. Vì thế thái độ của tôi đối với cách mạng khác thái độ của ông. Cách mạng gần tôi hơn. Đối với tôi, cách mạng có nhiều điều thân thiết. Riêng Galiulin, con trai một bác lao công, lại đột nhiên trở thành đại tá, thậm chí thành ông tướng bạch vệ, thì lạ thật. Tôi là thường dân nên không hiểu gì về cấp bậc. Nghề của tôi là giáo viên dạy Sử. Vâng, đúng như thế đấy, ông Zhivago ạ. Tôi đã giúp nhiều người. Tôi thường đến gặp Galiulin. Chúng tôi vẫn nhắc đến ông luôn. Ấy là tại tôi bao giờ cũng có các mối quen biết và những người che chở dưới mọi chỉnh thể, và dưới chế độ nào cũng có những điều phiền muộn, mất mát. Chỉ trong những cuốn sách tồi, những người đang sống mới bị chia thành hai phe và không tiếp xúc với nhau. Còn trong thực tế, mọi thứ đều đan quyện vào nhau vô cùng mật thiết! Phải là một kẻ tầm thường ghê gớm, thì mới chỉ sắm một vai trong đời, giữ một vị trí trong xã hội, chỉ có cùng một giá trị kia thôi! Kìa, con đấy à?
Một bé gái độ tám tuổi, có hai bím tóc đuôi sam nhỏ, bước vào phòng. Kẽ mắt hẹp, góc mắt hơi xếch khiến cô bé có vẻ tinh quá Lúc cười, nó hơi ngước mắt lên. Lúc ở bên ngoài cửa, nó đã biết mẹ có khách, nhưng khi bước vào, nó thấy lại tỏ vẻ ngạc nhiên một cách vô tình. Nó nhún người xuống để chào rồi ném về phía bác sĩ Zhivago cái nhìn trân trân, dạn dĩ của một đứa trẻ lớn lên trong cảnh thiếu cha mẹ và sớm biết nghĩ.
- Đó là Katenka, con gái tôi. Mong hai bác cháu thân nhau.
- Cô đã cho tôi xem ảnh cháu, hồi ta ở Meliuzev. Cháu chóng lớn và thay đổi nhiểu quá nhỉ?
- Thì ra con ở nhà à? Mẹ cứ ngỡ con đang đi chơi. Con vào lúc nào, mẹ chả nghe thấy.
- Con đang lấy cái chìa khoá trong lỗ hổng, thì một con chuột to tướng phóng ra. Con hét lên và bỏ chạy! Sợ chết khiếp được mẹ ạ!
Lúc nói, Katenka có điệu bộ thật dễ thương, nó mở to cặp mắt láu cá và chúm tròn cái miệng như chú cá nhỏ vừa bị bắt ra khỏi nước.
- Thôi con về phòng con đi. Mẹ sẽ mời bác đây ở lại dùng bữa chiều, lúc nào bắc chảo trong bếp ra, mẹ sẽ gọi con.
- Cảm ơn, nhưng tôi không thể ở lại được. Kể từ khi tôi lên thành phố đọc sách, gia đình tôi ăn bữa trưa rất muộn, mãi sáu giờ chiều kia. Tôi đã quen không về trễ, mà riêng chuyện đi đã mất ba, bốn tiếng đồng hồ rồi. Vì vậy tôi mới đến thăm cô sớm thế này, mong cô tha lỗi. Có lẽ tôi sắp phải từ biệt cô ngay bây giờ.
- Thì ông ở lại nửa tiếng nữa thôi.
- Rất vui lòng.

15.
- Còn bây giờ, tôi cũng xin thành thực đáp lại lòng thành thực của ông. Cái ông Strelnikov ông kể lúc nãy chính là chồng tôi. Pasa Pavlovich Antipop, mà tôi đã lặn lội ra mặt trận để tìm và tôi đã rất có lý khi không tin ở cái chết của anh ấy.
- Tôi không ngạc nhiên, tôi biết trước cô sẽ nói vậy. Tôi đã nghe câu chuyện hoang đường ấy và cho rằng nó chẳng có lý chút nào. Vì vậy, tôi mới vô tình đi kể một cách thoải mái và không chút dè dặt với cô về ông ta, tựa hồ chẳng có những lời đồn đại kia. Nhưng đúng là những lời đồn đại phi lý. Tôi đã gặp con người ấy. Sao người ta có thể gắn cô với ông ta được nhỉ? Có gì chung giữa hai người đâu?
- Tuy nhiên, đó là sự thực đấy. Ông Zhivago ạ.
Strelnikov đúng là Pasa Anhtipov, chồng tôi. Tôi đồng ý với dư luận chung. Bé Katenka cũng biết thế và nó hãnh diện về cha nó. Strelnikov chỉ là cái tên đi mượn, một bí danh, như tất cả những người hoạt động cách mạng đều có. Vì một lý do nào đấy, anh ấy phải sống và hoạt động dưới một cái tên giả. Cái dạo anh ấy đánh chiếm Yuratin này và nã pháo vào đầu chúng tôi, anh ấy biết rằng mẹ con tôi ở đây, nhưng không một lần tìm hiểu xem chúng tôi sống chết ra sao, để khỏi lộ tung tích của anh ấy. Đấy là bổn phận của anh ấy, hẳn thế. Giả dụ anh ấy có hỏi tôi, anh ấy phải hành động thế nào, thì chúng tôi cũng sẽ khuyên anh ấy làm đúng như vậy thôi. Ông sẽ bảo rằng, việc tôi không bị ai động đến, việc tôi được Xô viết thành phố bố trí chỗ ở, vân vân, là bằng chứng gián tiếp cho thấy anh ấy kín đáo săn sóc mẹ con tôi! Dầu vậy, ông cũng không thể lý giải được điều này: ở ngay sát nách, mà dứng vững trước sự cám dỗ về thăm vợ con! Đầu óc tôi, trí khôn của tôi không thể hiểu nổi điều đó. Đó là một cái gì vượt quá sức hiểu của tôi, không phải là cuộc sống nữa, mà là một thứ thái dộ dũng cảm công dân của người La Mã, một trong những điều bí ẩn thời nay. Nhưng tôi đang sa vào ảnh hưởng của ông và bắt đầu hót theo ông mất rồi. Tôi chả muốn sự thể ra như vậy. Tôi với ông không đồng nhất về tư tưởng. Đành rằng có những cái khó nắm bắt, những cái không cần thiết, thì tôi với ông quan niệm giống nhau. Nhưng khi đụng tới những chuyện rộng lớn, đến triết lý cuộc sống, thì tôi với ông cứ đối lập nhau lại hay hơn.
- Nhưng ta hãy trở lại chuyện Strelnikov.
- Hiện nay anh ấy đang ở Sibiri, và ông nói đúng, tôi cũng nghe đồn rằng người ta chê trách anh ấy, tôi nghe mà cứ lạnh cả tim. Hiện anh ấy đang ở Sibiri, ở một trong những mũi nhọn của chúng ta, đang giáng đòn chí tử vào người bạn thuở thiếu thời và sau đó cũng từng là chiến hữu của anh ấy ở ngoài mặt trận, ấy là anh chàng Galiulin tội nghiệp, một người thừa biết tên thật của Strelnikov, biết tôi là vợ anh ấy, song với một sự tế nhị cao quý, không hề để tôi cảm thấy một chút gì về điều đó, mặc dầu chỉ nghe nhắc đến cái tên Strelnikov, Galiulin đã sôi máu và hết cả bình tĩnh rồi. Vâng, vậy là hiện tại anh ấy đang ở Sibiri. Cái dạo anh ấy còn ở vùng này (anh ấy ở đây khá lâu và lúc nào cũng sống trên cái toa tàu bọc thép mà ông đã gặp anh ấy) tôi luôn luôn tìm cách chạm trán với anh ấy một cách bất chợt, tình cờ. Thỉnh thoảng anh ấy có đến bộ tham mưu, đặt ở trụ sở trước kia của Bộ chỉ huy Komus - quân đội của Hội nghị Lập hiến. Số phận thật trớ trêu. Lối vào bộ tham mưu lại nằm ngay ở chỗ Galiulin vẫn tiếp tôi dạo trước, khi tôi đến nhờ Galiulin can thiệp để cứu giúp một số người. Chẳng hạn hồi ấy ở trường võ bị có chuyện làm xôn xao dư luận: bọn học viên rình rập và bắn chết những giáo viên không vừa ý chúng, viện cớ họ có cảm tình với Bolsevich. Hoặc khi bắt đầu những cuộc truy lùng và tàn sát dân Do Thái. À, nhân câu chuyện, tôi nói với ông, nếu chúng ta là lao động trí óc ở thành phố này, thì một nửa số người quen biết của ta sẽ là dân Do Thái. Và vào giai đoạn tàn sát ấy, khi những trò dã man, hèn hạ ấy xảy ra, thì ngoài sự phẫn nộ, xấu hổ và thương xót, chúng tôi còn bị ám ảnh bởi cảm giác nặng nề về tính chất hai mặt, rằng sự thông cảm của mình chỉ tiến bộ được một nửa, còn nửa kia là dư vị giả dối đáng ghét.
Những người từng một thời giải phóng nhân loại khỏi cái ách tôn thờ ngẫu tượng, và hiện nay rất nhiều người trong số họ đã hiến thân cho sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi sự xấu xa của xã hội, - Những người ấy lại bất lực, không tự giải phóng được khỏi chính bản thân mình, khỏi sự trung thành với cái danh xưng lỗi thời, vốn có từ trước thời hồng hoang, đã mất hết ý nghĩa; họ lại không thể vươn lên trên họ và hoà nhập hoàn toàn với những dân tộc còn lại, với những người mà cơ sở tín ngưỡng do chính họ tạo nên, với những người hẳn sẽ rất gần gũi với họ, ví thử họ biết rõ hơn về những người ấy. Có lẽ những trò xua đuổi, truy lùng và tàn sát đang buộc họ vào cái tư thế hết sức vô ích và tai hại kia, vào sự biệt lập quên mình đáng xấu hổ và chỉ đem lại toàn tai họa kia, nhưng trong cái đó, còn có cả sự già cỗi nội tâm, sự mỏi mệt lịch sử nhiều đời. Tôi không ưa cái lối tự khích lệ mỉa mai của họ, sự nghèo nàn khái niệm và trí tưởng tượng dè dặt của họ. Cái đó khiến ta khó chịu như nghe những người già nói về tuổi già hay người ốm nói về bệnh tật. Ông đồng ý chứ?
- Tôi chưa nghĩ đến điều đó. Tôi có một anh bạn tên là Misa Gordon, cũng có những quan điểm như cô.
- Vậy là tôi thường tới đó đón gặp Pasa. Hy vọng thấy anh ấy đi vào hoặc đi ra. Thời trước, cái chỗ ấy là văn phòng của viên toàn quyền. Bây giờ trên cửa gắn tấm biển nhỏ: "Phòng khíếu nại" Có lẽ ông cũng đã thấy nơi ấy? Đây là nơi đẹp nhất thành phố. Cửa nhìn ra cái quảng trường lát đá vuông. Quảng trường là công viên thành phố, với các loại cây tứ cầu sơn trà cây thích. Tôi đứng lẫn trong đám người xếp hàng trên vỉa hè và chờ đợi. Dĩ nhiên tôi không đòi được tiếp, không xưng tôi là vợ Strelnikov, vả lại, họ của hai người khác nhau(1). Còn tiếng nói của trái tim là cái quái gì ở đây? Họ có những quy tắc hoàn toàn khác. Chẳng hạn, thân sinh của anh ấy là Pavel Ferapoltovich Antipop, một cựu chính trị phạm bị phát vãng, xưa kia làm thợ, nay làm ở toà án, rất gần đây, trên đường cái quan đi Sibiri. Ở nơi xưa kia ông ấy bị lưu đày. Và cả ông Tiverzin là bạn của ông ấy, hai người đều là thành viên của toà án quân sự cách mạng. Thế mà ông nghĩ sao? Pasa không buồn thổ lộ với bố rằng mình là ai, còn ông bố thì cũng chả tự ái, cứ coi như chuyện đương nhiên. Nếu anh còn giấu danh tính, tức là nó không thể lộ tên thật. Họ là đá, chứ không phải là người nữa. Nguyên tắc. Kỷ luật. Đúng, giả sử cuối cùng tôi có chứng minh được rằng tôi là vợ anh ấy đi nữa, thì sao, hệ trọng quá hả! Ở đấy người ta có để tâm đến vợ con chăng? Giữa thời buổi này chăng? Vô sản thế giới, tạo dựng lại vũ trụ, đấy mới là chuyện đáng bàn, cái đó tôi hiểu. Đằng này, một sinh vật có hai chân, đại loại như một mụ vợ ấy à, xì, thì cũng chả gì hơn một con chấy con rận.
Viên sĩ quan tuy tùng thỉnh thoảng bước ra, hỏi ai muốn gặp anh ấy có việc gì, rồi cho vài người vào. Tôi không xưng họ tên; vào gặp có việc gì, thì tôi trả lời là có chuyện riêng, có thể biết trước rằng mình sẽ bị từ chối. Viên sĩ quan tuỳ từng nhún vai, nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ. Thế là tôi không gặp Pasa lần nào cả.
Chắc ông tưởng anh ấy khinh rẻ mẹ con tôi, không còn thương và nhớ đến mẹ con tôi chăng, ngược lại! Tôi biết anh ấy quá mà! Vì quá dư thừa tình cảm mà anh ấy bày ra như thế! Anh ấy cần đặt xuống dưới chân mẹ con tôi tất cả các vòng hoa chiến thắng, để trở về không phải với hai bàn tay trắng, mà là trong niềm vinh quang của người chiến thắng! Để làm cho hai mẹ con tôi trở nên bất tử! Để chúng tôi phải loá mắt! Như một đứa trẻ con.
Katenka lại bước vào phòng. Lara nhấc bổng đứa bé đang ngơ ngác lên tay, đung đưa nó, cù nó, hôn nó và ôm nó đến nghẹt thở.

Chú thích:
(1)Ở Nga phụ nữ có chồng thường mang họ của chồng.

16.
Zhivago cưỡi ngựa từ thành phố trở về Varykino. Chàng đã qua lại vùng này không biết bao nhiêu lần. Chàng đã quá quen thuộc với con đường, đến nỗi chẳng còn để ý hoặc có cảm xúc gì với nó nữa.
Chàng sắp tới ngã ba trong rừng, nơi có đường quẹo dẫn đến xóm chài Vaxilepscoie trên sông Sacma. Ở ngã ba có dựng tấm biển quảng cáo nông cơ của hãng Moro-Vetchinkin, tấm biển thứ ba trong vùng. Thường thường, chàng về tới đó vào lúc hoàng hôn. Hôm nay cũng vậy, trời sắp tối.
Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày chàng ở lại thành phố, chứ không trở về Varykino vào buổi chiều. Chàng ở lại nhà Lara, nhưng bảo với gia đình rằng chàng bận việc trên thành phố nên phải nghỉ lại ở quán trọ nhà Samdeviatôp.
Chàng và Lara đã chuyển sang lối xưng hô "anh - em" từ lâu.
Chàng đang lừa dối Tonia và giấu nàng những điều ngày càng nghiêm trọng hơn, những điều khó bề tha thứ. Chưa bao giờ có chuyện như thế này.
Chàng yêu vợ tới độ sùng bái. Đối với chàng, sự yên tĩnh của tâm hồn nàng, sự yên ổn của nàng là điều quý giá nhất trên đời. Chàng bảo vệ danh dự cho nàng bằng tất cả khả năng mình còn hơn cả cha nàng và chính nàng. Nếu có kẻ nào làm tổn thương lòng kiêu hãnh của nàng, chàng sẵn sàng xé xác kẻ đó bằng chính đôi tay chàng. Thế mà bây giờ, kẻ xúc phạm ấy lại chính là chàng.
Ở nhà trong gia đình, chàng luôn có cảm giác mình là một tên tội phạm chưa bị phát giác. Gia đình không hay biết gì vẫn niềm nở yêu thương chàng khiến chàng lấy làm đau đớn. Giữa lúc đang vui vẻ chuyện trò, chàng chợt nhớ đến tội lỗi của mình, thì sững cả người ra và không còn nghe hiểu điều gì xung quanh nữa.
Nếu điều đó xảy ra trong bữa ăn, thì miếng ăn nuốt xuống bị tắc ở cổ họng chàng, chàng đành đặt muỗng, đẩy cái dĩa ra một bên. Chàng nghẹn ngào, cố giữ cho nước mắt khỏi trào ra. "Anh làm sao thế? - Tonia ngơ ngác. - "Chắc anh biết có chuyện gì chẳng lành ở trên thành phố phải không? Có ai bị bắt chăng? Hay là bị xử bắn? Nói đi anh. Đừng sợ làm em buồn. Anh nói ra sẽ thấy dễ chịu hơn".
Phải chăng chàng đã phản bội Tonia vì thích ai đó hơn nàng? Không, chàng chẳng chọn ai, chẳng so sánh nàng với ai.
Tư tưởng "quyền tự do luyến ái" những kiểu nói đại loại "quyền và nhu cầu tình cảm" đều là xa lạ đối với chàng. Nói và nghĩ đến những chuyện như thế bị chàng coi là đê tiện. Trong đời chàng chưa hề hái "các bông hoa khoái lạc", không xếp mình vào loại siêu nhân hay thần thánh, không đòi cho mình các đặc ân. Chàng đang khổ sở vì bị lương tâm cắn rứt.
"Rồi sẽ ra sao? - Đôi khi chàng tự hỏi mà không tìm được câu trả lời nên cứ hy vọng vào một phép lạ, vào sự can thiệp của những hoàn cảnh bất ngờ nào đó sẽ đem lại cách giải quyết giùm cho chàng.
Nhưng hôm nay thì không thế. Chàng đã nhất quyết cởi bỏ thẳng thừng cái mối bòng bong ấy. Chàng về nhà với một quyết định có sẵn: chàng sẽ thú nhận tất cả với Tonia, xin nàng tha thứ và sẽ không bao giờ gặp Lara nữa.
Thật tình mọi chuyện ở đây không thuận chèo mát mái hoàn toàn. Lúc này chàng cảm thấy rằng vẫn chưa thật rõ, vẫn còn mập mờ cái chuyện chàng dứt tình mãi mãi, chàng đoạn tuyệt hẳn với Lara. Sáng hôm nay, chàng tuyên bố với Lara rằng chàng muốn thú nhận tất cả với Tonia, rằng chàng và Lara không thể tiếp tục gặp nhau được nữa, nhưng bây giờ chàng có cảm tưởng rằng giọng nói của chàng lúc ấy quá mềm yếu chưa đủ cương quyết. Lara cũng hiểu chàng đang khổ tâm như thế nào, nên không muốn làm chàng buồn thêm bằng những cảnh não lòng.
Nàng gắng gượng bình tĩnh để nghe chàng nói hết. Câu chuyện giải thích giữa hai người diễn ra trong một căn phòng bỏ trống của chủ cũ, mà Lara không ở, phòng này nhìn ra phố Thương Gia. Những giọt lệ chảy dài trên má Lara, những giọt lệ mà nàng không hề cảm nhận được, giống như những giọt nước mưa lúc ấy đang chảy trên mặt các pho tượng đá ở ngôi nhà phía đối diện. Nàng khẽ nói, bằng giọng chân thành, chứ không hề tỏ bộ cao thượng:
"Anh cứ làm những điều mà anh cho là tốt nhất, đừng lo lắng gì cho em. Em sẽ đủ nghị lực vượt qua tất cả".
Và nàng không biết mình đang khóc, nên không lau các giọt nước mắt đi.
Khi nghĩ rằng Lara có thể hiểu lầm chàng, rằng chàng đã để mặc nàng với sự hiểu lầm ấy, với những hy vọng hão huyền, thì chàng đã định quay ngựa phi trở lại thành phố để nói nốt cái điều còn mập mờ kia, và chủ yếu là để từ biệt nàng một cách thống thiết hơn, dịu dàng hơn, đúng với một cuộc biệt ly vĩnh viễn thực sự. Khó khăn lắm chàng mới tự chủ được để đi tiếp về nhà.
Mặt trời càng xuống thấp, cánh rừng càng lạnh và tối hơn. Nó toả ra mùi lá ướt y hệt mùi chiếc chổi kết bằng cành cây đẫm hơi nước đặt ở cửa buồng tắm hơi nước. Từng đàn muỗi lơ lửng trong không trung như những cái phao bơi trên mặt nước, cứ vo ve đều đều một điệu, nghe đến là buồn.
Chàng cứ luôn tay đập chết những con bám vào mặt, vào cổ chàng, và những tiếng đập của bàn tay vào lớp da đẫm mồ hôi nghe cứ bành bạch, rất hợp với nhịp ngựa phi, với tiếng lạch xạch của đai yên ngựa, với tiếng vó ngựa giẫm lép bép dưới bùn và tiếng sôi bụng thoát ra từ trong bụng con ngựa. Bỗng nhiên ở đằng xa, nơi ánh hoàng hôn bị mắc vướng, chợt nổi lên tiếng hót hoạ mi:
- "Osnho! Osnhi" (Dậy đi! Dậy đi!) - Tiếng gọi có sức thuyết phục ấy nghe gần giống với tiếng gọi trước ngày Phục Sinh: "Linh hồn của ta, hỡi linh hồn của ta! Dậy đi thôi, sao cứ ngủ mê hoài!".
Đột nhiên, một ý nghĩ hết sức đơn giản lóe lên trong óc chàng. Làm gì phải vội vàng? Đã tự hứa với mình thế nào, chàng sẽ làm đúng thế ấy. Chàng sẽ thú tội: Nhưng ai bảo nhất thiết phải ngày hôm nay? Chàng đã hẹn hò gì với Tonia đâu.
Để dịp khác cũng chưa muộn. Trong thời gian ấy, chàng sẽ còn lên thành phố. Chàng sẽ hoàn tất nốt câu chuyện với Lara, sẽ nói với nàng thật thấm thía, thật chân tình, đủ đền bù mọi nỗi khổ sầu ôi tuyệt quá! Hay quá! Lạ chưa, sao chàng không nghĩ ra được như thế sớm nhỉ!
Vởi ý nghĩ rằng chàng sẽ còn gặp Lara lần nữa, chàng muốn phát điên lên vì vui mừng. Tim chàng đập rộn ràng. Bằng tưởng tượng, chàng như đang sống với cuộc tái ngộ ấy.
Những ngôi nhà dựng bằng thân cây ở ngoại ô, những vỉa hè lát gỗ. Chàng đang trên đường đi tới nhà nàng. Lát nữa, ở phố Novosvan, những bãi trống và khu vực nhà gỗ của thành phố sẽ chấm dứt, bắt đầu khu vực xây bằng nhà đá. Các ngôi nhà nhỏ vùng ngoại ô vụt thoáng qua rất nhanh, như các trang sách đang được giở vội, không phải dùng ngón trỏ lật từng tờ, mà dùng ngón cái đặt trên mép sách cho tất cả mọi tờ lật qua phần phật. Xúc động đến nghẹn thở! Kia, chỗ nàng ở kia rồi, ở cuối phố. Dưới khoảng sáng trắng của bầu trời quang dần về chiều sau khi mưa. Chàng yêu biết mấy những ngôi nhà nhỏ quen thuộc kia trên đường dẫn tới nhà nàng! Giá có thể bồng chúng lên tay mà hôn thoả sức! Những cái gác thượng nhỏ, ở giữa mái nhà, chỉ có một cửa sổ nhìn ra! Các ánh đèn thắp sáng và đèn thờ phản chiếu trong các vũng nước trông như các trái dâu! Dưới cái dải trắng của bầu trời đường phố sau cơn mưa kia. Ở đấy chàng sẽ lại nhận được món quà của tạo hoá, do thượng đế tạo ra, là cái kỳ quan sáng loá ấy. Một bóng người bị bóng tối vây quanh sẽ ra mở cửa đón chàng, hứa hẹn một sự gần gũi từ tốn, lạnh như đêm thanh phương Bắc, một người không của ai cả, chẳng thuộc về ai; - cảm giác ấy cứ dâng lên như đợt sóng đầu tiên của biển đêm, khi ta lao mình ra đón nó trên bờ cát.
Zhivago buông cương, cúi rạp người về đằng trước, ôm lấy cổ ngựa, giụi mặt vào bờm nó. Con ngựa tưởng chủ vuốt ve yêu thương như thế tức là ngụ ý giục nó tận dụng sức lực, bèn tung vó phi nước đại.
Con ngựa lướt đi uyển chuyển, vó câu chỉ hơi chạm đất, Zhivago, ngoài tiếng đập rộn ràng của trái tim đang hân hoan, còn nghe văng vẳng những tiếng gọi nào đó mà chàng cho là ảo giác.
Một tiếng súng nổ gần khiến chàng ù tai. Chàng ngẩng đầu lên, chộp lấy dây cương và kéo căng ra. Con ngựa đang đà phi nhanh, bị kìm lại thì loạng choạng mấy bước, lùi lại và hơi khuỵu hai chân sau, sắp sửa chồm lên dựng đứng.
Trước mặt chàng là ngã ba đường. Bên vệ đường, tấm biển quảng cáo "Moro và Vetchinkin. Máy gieo hạt. Máy đập lúa" hồng lên trong ánh chiều tà. Chặn ngang đường là ba người cưỡi ngựa có võ trang. Một người trẻ măng, đội mũ lưỡi trai của học sinh trung học, có các băng đạn liên thanh khoác chéo trên ngực. Người thứ hai mặc áo capết sĩ quan kỵ binh, đội mũ cabana, loại mũ của kỵ binh cô-dắc. Và một ông béo, trông rất kỳ dị, như được ngụy trang đi dự vũ hội hoá trang, mặc chiếc quần bông chần, chiếc áo bông và đội chiếc mũ linh mục rộng vành sụp xuống tận mắt.
- Đứng im, đồng chí bác sĩ, - người sĩ quan kỵ binh nói, giọng đều đều, thản nhiên. - Trong trường hợp tuân lệnh, chúng tôi xin bảo đảm tuyệt đối an toàn cho tính mệnh của đồng chí. Bằng không, chúng tôi sẽ nổ súng ngay, chớ trách. Đồng chí y sĩ của đơn vị chúng tôi mới hy sinh. Chúng tôi buộc phải trưng dụng đồng chí làm công tác y tế. Hãy xuống ngựa và trao dây cương cho đồng chí trẻ tuổi kia. Tôi nhắc lại. Nếu có ý định chạy trốn, chúng tôi sẽ chẳng nể nang gì hết.
- Có phải anh là đồng chí Lensnyc, con trai ông Miculisyn không đấy?
- Không, tôi là Kamenodvoski, trưởng ban liên lạc của đồng chí ấy.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn