View Single Post
  #12  
Old 09-07-2012, 05:56 AM
Helen's Avatar
Helen Helen is offline
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jan 2007
Bài gởi: 3,082
neww Bác Sĩ Zhivago - Phần 6

BÁC SĨ ZHIVAGO


Phần VI

Moskva - trạm dừng chân


Dọc đường, do phải ngồi bó gối trong ngăn tàu chật hẹp, Zhivago tưởng đâu chỉ có đoàn tàu chuyển động, còn thời gian ngừng lại, và cứ ngỡ bây giờ mới là bữa trưa.
Nhưng trời đã về chiều, khi chiếc xe ngựa chở bác sĩ và hành lý của chàng vất vả len từng bước ra khỏi đám người đông như kiến tụ tập ở khu chợ Smolensk.
Sau này, khi nhớ lại ngày hôm đó, Zhivago có cảm tưởng - chàng không rõ đó là ấn tượng đầu tiên hay nó đã lẫn lộn với kinh nghiệm của những năm sau, - rằng hình như người ta tự tập để họp cái chợ dạo ấy chỉ vì thói quen, chứ chẳng có chút lý do gì hết, bởi vì các sạp hàng đều rỗng tuếch, các mái che đều bị hạ xuống, người ta cũng chẳng buồn khoá lại, và trên khu chợ bẩn thỉu, ngập ngụa rác rưởi từ lâu ngày không được quét dọn kia thì có gì để mua bán đâu.
Và chàng có cảm tưởng rằng, cũng từ thời buổi đó, chàng đã thấy những ông bà già cả ăn mặc lịch sự, gày còm, đứng nép mình trên vỉa hè như thầm trách kẻ qua người lại, lẳng lặng chìa ra bán những thứ chẳng ai buồn mua và cũng chẳng ai cần đến, như hoa giả; đụng cụ nấu nước để pha cà phê đốt bằng cồn, hình tròn, có nắp thuỷ tinh và còi hơi; bộ áo dạ hội may bằng sa đen, trang phục của nhân viên xem xét Bộ đã bị giải thể.
Phần đông những người khác thì bán các đồ hữu dụng hơn: những mẩu bánh mì đen, vừa một suất ăn, bị khô cứng rất nhanh; những mẩu đường đã chảy nước, trông bẩn bẩn, những bịch thuốc sợi makhorka và được cắt giấy bọc ở chính giữa bịch. Và khắp chợ diễn ra cảnh mua đi bán lại những món đồ tầm tầm, mà cứ mỗi lần sang tay lại lên giá.
Chiếc xe ngựa quẹo vào một trong những phố nhỏ nằm bên khu chợ. Mặt trời đang lặn, rọi nắng vào lưng họ. Trước mặt họ, một con ngựa đang kéo một chiếc xe không, chiếc xe cứ nẩy lên nẩy xuống ầm ầm, làm bốc lên từng cột bụi đỏ rực như đồng trong ánh chiều tà.
Cuối cùng, họ cũng vượt được chiếc xe chạy cản trước mặt. Họ bắt đầu phóng xe nhanh hơn. Bác sĩ kinh ngạc thấy ừng đống báo cũ và áp phích, bị xé từ trên tường nhà và hàng rào, nằm ngổn ngang trên vỉa hè và mặt đường. Gió thổi chúng giạt về phía này, vó ngựa, bánh xe và bước chân người lại đẩy chúng sang nẻo khác. Chẳng mấy chốc, sau vài ngã tư, ở góc phố đã hiện ra ngôi nhà thân yêu. Chiếc xe ngựa đỗ lại.
Bác sĩ Zhivago cảm thấy nghẹn ngào, tim dập rộn lên, khi chàng xuống xe, bước tới cửa chính và giật chuông. Không thấy ai ra mở cửa. Chàng giật chuông lần nữa. Vẫn chẳng có tác dụng gì. Với cảm giác lo lắng tăng dần, chàng bèn giật chuông liên hồi với quãng cách nho nhỏ. Mãi đến hồi thứ tư chàng mới nghe thấy bên trong có tiếng bật móc cửa, tiếng gỡ dây xích, rồi khi cánh cửa mở ra một nửa, chàng thấy Tonia đang đứng choán hết cả khoảng trống, một tay còn đang giữ cánh cửa. Vì quá kinh ngạc, giây lát đầu tiên cả hai đứng sững, thậm chí không nghe thấy mình đã kêu lên. Song cái cửa mở một nửa trong tay Tonia đã giống vòng tay giang rộng như nời gọi, khiến họ hết cả sững sờ mà ôm chầm lấy nhau như những người điên. Phút sau, hai vợ chồng cùng nói một lượt, người nọ ngắt lời người kia:
- Trước hết, cả nhà mạnh giỏi cả chứ em?
- Vâng, vâng, anh cứ yên tâm. Bình an cả. Em đã viết cho anh lá thứ ngớ ngẩn. Em xin lỗi. Nhưng chuyện đó để sau hãy nói. Sao anh không đánh điện? Cứ để đấy, bác Macken sẽ mang hành lý vào nhà cho anh. À, em hiểu rồi, lúc nãy giật chuông, không thấy chị Egorovna ra mở cửa, anh lo sợ chứ gì? Chị Egorovna đi về quê.
- Em có phần gầy đi. Nhưng trông thon thả và trẻ hẳn ra. Để anh trả tiền thuê xe đã.
- Chị Egorovna về quê lấy bột. Những người giúp việc khác thì cho thôi cả rồi. Bây giờ chỉ có một người mới là cô bé Niusa lo trông nom bé Xasa thôi, anh chưa biết cô ta đâu. Ở nhà đã báo tin cho mọi người biết là anh sắp về, ai cũng nóng lòng chờ đợi. Misa Gordon này, Nica Dudorov này, tất cả mọi người.
- Còn Xasa, con vẫn khỏe chứ?
- Ơn Chúa, con vẫn bình thường. Nó vừa ngủ dậy. Giá anh không đầy bụi tàu thì chúng mình có thể vào chỗ nó ngay.
- Ba có nhà không?
- Ơ hay, thế chưa ai viết thư cho anh biết hay sao? Từ sáng đến khuya ba ở ngoài trụ sở hội đồng quận. Ba làm chủ tịch. Vâng, anh có tưởng tượng được không? Anh đã trả tiền bác đánh xe rồi phải không? Bác Macken, bác Macken ơi!
Hai vợ chồng đứng giữa vỉa hè, với một cái giỏ và một chiếc va-li, chắn cả lối đi. Khách qua đường vòng tránh họ, tò mò nhìn họ từ đầu đến chân và cứ ngó mãi chiếc xe ngựa đang đi xa, cùng cái cánh cửa chính mở rộng như chờ xem còn chuyện gì sắp xảy ra.
Trong khi đó, Macken, mặc chiếc áo gilê bên ngoài chiếc sơ mi vải sita, tay cầm chiếc mũ cátkét của người lao công, từ cổng chạy ra chỗ ông bà chủ trẻ tuổi reo to:
- Trời ơi! Ông Yuri đây ư? Đúng rồi! Đúng là con chim ưng yêu quý đây rồi! Ông Zhivago - Ánh sáng của chúng tôi, Ông vẫn chưa quên đám đầy tớ vẫn luôn luôn cầu nguyện cho ông, ông đã trở về tổ cũ! Còn các ông bà cần gì? Nào, còn đứng đấy à? Xin mời quý ông bà đi đi cho. Cử đứng trố mắt ra mà ngó mãi!
- Chào bác Macken, chúng ta hôn nhau đi chứ. Bác đội mũ vào đi, cái nhà bác thộn này! Thế nào, có gì mới không, có gì hay không bác? Bác gái và mấy cô con gái của bác thế nào?
- Thế nào ấy à, thì vẫn thế thôi. Vẫn ăn no chóng lớn. Đa tạ ông. Còn có cái gì mới không ạ? Ấy trong khi ông đi làm tráng sĩ ở phương xa, thì bọn tôi ở đây cũng chẳng khoanh tay ngồi ngáp dài đâu ạ? Chúng tôi cũng đã bày ra đủ trò, làm rối tung cả mọi thứ, đến nỗi ma quỷ cũng chẳng biết đằng nào mà lần. Thật là khốn khổ! Phố xá không ai quét, mái nhà không ai sửa, nhà cửa chẳng ai chăm, bụng thì cứ trống như mùa chay, tha hồ mà sạch ruột, tuy chẳng phải đóng thuếnộp sưu cho ai.
- Bác Macken cứ liệu, tôi thì tôi sẽ kể tội bác cho nhà tôi nghe. Anh Yuri yêu quý, cái bác này lúc nào cũng thế. Em không chịu nổi cái giọng ngớ ngẩn của bác ta. Và chắc chắn bác ta còn cố ý làm ra như vậy để mừng anh, tưởng anh thích lắm không bằng. Thực tình thì bác ta cũng không đến nỗi dần độn. Thôi, thôi bác ơi, đừng thanh minh thanh miếc gì nữa. Bác là đần độn lắm. Đã đến lúc bác nên khôn ngoan hơn một chút. Bác thừa hiểu bác đang sống không phải ở một gia đình buôn bán.
Khi Macken mang hành lý vào nhà và đóng cửa chính lại rồi, bác ta còn nói tiếp, giợng thì thầm bí mật:
- Bà Tonia đang giận, ông thấy đấy. Bà nhà lúc nào cũng vậy Bà cứ luôn miệng bảo tôi: Macken, này Macken, bác đần độn lắm, đần độn hết chỗ nói. Bà ấy bảo, bây giờ không cứ gì trẻ con, mà cả đến con mốp(1), con bolonca(2) có lẽ cũng đã bắt đầu hiểu ra. Cố nhiên rồi, ai dám cãi, nhưng ông Yuri ơi, ông tin tôi hay không thì tuỳ, nhiều vị có học đã được thấy cuốn sách sấm truyền của Hội Tam Điểm, cái cuốn sách đã nằm một trăm bốn mươi năm dưới một tảng đá ấy mà; và bây giờ tôi trộm nghĩ rằng ngưòi ta đã bán rẻ chúng ta, ông hiểu không, đúng là họ đã bán rẻ chúng ta không lấy một xu, không lấy nửa xu hay một dúm thuốc sợi. Đấy ông xem, bà nhà lại chẳng cho tôi nói nốt, ông thấy đó, bà đang xua tay kia kìa.
- Không xua tay mà yên được à. Thôi, được rồi. Bác hãy đặt đồ xuống sàn, xong, cám ơn bác. Bác đi được rồi đấy, bác Maken. Nếu cần gì, nhà tôi sẽ gọi bác.

Chú thích:
(1) Loại chó cảnh đầu tròn, mõm ngắn.
(2) Loại chó cảnh mình nhỏ, lông dài.


- Cuối cùng thì cũng thoát được lão ta. Ờ, anh cứ tin lão ta đi, anh cứ việc mà tin. Một tay ba hoa hạng nhất đấy. Trước mặt người khác thì luôn giả bộ ngây ngô, khù khờ, nhưng trong bụng lại thủ sẵn lưỡi dao. Có điều là lão ta chưa quyết định đâm vào ai đấy thôi, cái quân giả nghèo giả khổ.
- Cái đó thì em tưởng tượng đấy! Anh thì cho rằng bác ra say rượu nên làm trò hề, chứ đâu có tâm địa gì khác.
- Thế anh thử nói xem, có bao giờ bác ta không say không nào? Mà thôi, thây kệ bác ta. Em chỉ lo bé Xasa lại ngủ mất rồi. Giá không sợ cái bệnh chấy rận hay lây trên tàu xe… Anh không mang giận về đây chứ?
- Anh nghĩ là không. Chuyến tàu anh đi đầy đủ tiện nghi, như hồi trước chiến tranh. Nhưng để anh đi rửa mặt mũi, chân tay qua loa một chút, rồi sẽ tắm gội sau. Này, em đi đâu thế? Sao không đi qua phòng khách? Bây giờ dùng cầu thang khác à?
- Ôi em đoảng quá, chẳng kể cho anh biết. Ba và em đã nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng nhường một phần dưới nhà cho Học viện Nông nghiệp. Nếu không, mùa đông chả lấy đâu ra củi sưởi ấm cả nhà được. Vả lại, cả tầng trên cùng cũng quá rộng, ba và em đã mời họ sử dụng luôn, nhưng hiện thời họ chưa nhận. Ở tầng trệt họ bố trí các phòng làm việc, các phòng mẫu cây, các bộ sưu tập hạt giống. Miễn là họ đừng nuôi chuột. Gì thì gì cũng là thức ăn béo bở của lũ chuột. Nhưng hiện tại thì họ giữ gìn các phòng sạch sẽ tươm tất lắm. Bây giờ người ta kêu là "diện tích nhà ở". Đây, đây, đi lối kia cơ. Sao anh chậm hiểu thế? Phải vòng ra cầu thang sau kia. Anh hiểu chưa? Nào, đi theo em, em chỉ lối cho.
- Ta nhường lại các phòng như vậy là rất hay. Quân y viện nơi anh làm việc cũng được bố trí ở một biệt thự của quý tộc Những dãy phòng dài dằng dặc, những chỗ sàn gỗ còn tốt nguyên. Ban đêm các cây cọ trồng trong chậu cứ xòe lá trên đầu giường như những bóng ma. Thương binh vốn đã trải qua trận mạc còn sợ và cứ la thét trong giấc ngủ. Dĩ nhiên, số anh em ấy không hoàn toàn bình thường, họ đều bị chấn thương. Đành phải khiêng các chậu cọ ra chỗ khác. Anh muốn nói rằng trong cuộc sống của những gia đình khá giả, có một cái gì đó không lành mạnh. Bao nhiêu là cái thừa. Trong nhà thì thừa đồ đạc, thừa phòng ở; trong tình cảm thì thừa sự tế nhị, thừa nhiều cách diễn tả vòng vo. Nhà mình thu hẹp như vậy là rất tốt Nhưng thế vẫn chưa đủ. Nên nhường thêm nữa…
- Trong giỏ của anh có con gì thò đầu ra thế kia? A, cái mỏ chim, đầu con vịt. Ôi đẹp quá! Một chú vịt trời! Ở đâu ra thế anh? Em không tin vào mắt mình nữa! Thời buổi này, nó quý như vàng đấy anh ạ!
- Có người tặng anh ở trên tàu. Chuyện dài lắm, để sau anh kể em nghe. Em này, ta có nên cởi ra và cho vịt xuống bếp hay không?
- Vâng, dĩ nhiên. Để em bảo Niusa làm lông và mổ ra. Người ta dự đoán mùa đông này sẽ có đủ thứ mọi chuyện đáng sợ, sẽ đói rét.
- Ừ ở đâu cũng thấy nói như vậy. Vừa rồi, lúc đứng lên trên tàu nhìn qua cửa sổ, anh đã nghĩ một số điều. Cái gì có thể cao đẹp hơn sự bình yên trong gia đình và công việc? Những thứ còn lại không thuộc quyền lực của chúng ta. Chắc quả thực nhiều người sẽ gặp bất hạnh. Một số vị tưởng có thể đi lánh nạn ở miền Nam, ở Kavkaz, họ còn tìm cách lánh đi xa hơn nữa. Đó không phải là lối ứng xử của anh. Một người đàn ông đã trưởng thành phải cắn răn chia sẻ vận mệnh của Tổ quốc mình. Đối với anh, điều đó rất hiển nhiên. Còn ba và em thì khác. Anh chỉ mong sao ba và em tránh được tai hoạ, để ba và em tới một nơi nào đáng tin cậy hơn, sang Phần Lan chẳng hạn. Nhưng nếu chúng mình cứ đứng hàng nửa giờ ở mỗi bậc thang thế này, thì sẽ chẳng bao giờ lên tới lầu.
- Hượm đã. Anh nghe tin mới này nhé. Tin nóng hổi! Thế mà từ nãy em cứ quên khuấy đi mất. Cậu Nicolai Nicolaevich đã về
- Ai kia?
- Cha Nicolai ấy mà.
- Tonia! Không thể có chuyện đó! Cậu về bằng cách nào?
- Thế này nhé. Từ Thuỵ Sĩ, vòng lên London. Rồi qua Phần Lan mà về.
- Tonia! Em không đùa đấy chứ? Nhà mình đã có ai trông thấy cậu chưa? Cậu đang ở đâu? Liệu có thể tìm gặp cậu ngay bây giờ được không?
- Gì mà anh sốt ruột thế! Cậu đang ở chơi nhà ai đó tại ngoại ô. Cậu hứa ngày kia sẽ trở lại. Cậu thay đổi nhiều lắm. Anh sẽ thất vọng. Trên đường về, cậu bị vướng ở Petersburg, bị bolsevich hoá rồi. Ba tranh luận với cậu đến khản cả tiếng. Nhưng quả thực là tại sao chúng mình cứ mỗi bước mỗi dừng thế này? Ta đi thôi. Vậy là anh cũng nghe nói sắp tới chẳng có gì tốt đẹp, toàn những khó khăn nguy hiểm, toàn những ẩn số phải không?
- Chính anh cũng nghĩ thế. Nhưng đã sao. Chúng ta sẽ phấn đấu. Đâu phải nhất thiết tất cả mọi người đều chết. Để xem, người ta sao, mình vậy…
- Người ta bảo sẽ không có củi, điện, nước cũng không. Sẽ bãi bỏ cả tiền tệ. Việc tiếp tế sẽ chấm dứt. Kìa, chúng mình lại đứng lại rồi. Ta đi lên chứ anh. À này anh, người ta khen loại bếp lò nhỏ dẹt, bằng sắt, đang bán ở một xưởng nằm trên đường Arbat, dùng tốt lắm. Có thể đốt giấy báo nấu ăn. Người ta có cho em địa chỉ đây. Phải mua ngay một cái kẻo hết.
- Đúng. Ta sẽ mua, ý kiến của em rất hay. Nhưng cậu Nicolai, cậu Nicolai! Lạ thật? Anh không thể hiểu!
- Em tính thế này anh ạ. Ta sẽ dọn một góc nào đó ở tầng trên cùng cho vợ chồng mình, cho ba, cho bé Xasa và Niusa, độ hai, ba phòng chẳng hạn, ăn thông với nhau, cái đó đã hẳn, ở một đầu gác. Toàn bộ phần còn lại của ngôi nhà, ta nhường hết, coi như tách biệt hẳn với ta, thuộc về đường phố. Cái bếp lò sắp mua sẽ đặt ở phòng giữa, bắt ống khói ra chỗ cửa sổ thông gió; phòng ấy sẽ là chỗ giặt gỉũ, nấu nướng, ăn uống, tiếp khách, tất cả đưa vào đấy hết, để đỡ tốn củi sưởi. Không chừng, Chúa sẽ cho ta qua được mùa đông cũng nên.
- Chứ sao? Tất nhiên, ta sẽ qua được. Không nghi ngờ gì hết. Dự tính em vừa nói rất hay. Em cừ thật. Bây giờ anh định thế này, em biết không? Ta sẽ ăn mừng kế hoạch của em. Ta sẽ quay con vịt anh mang về và mời cậu Nicolai tới ăn mừng nhà mới.
- Tuyệt diệu. Khoản rượu, em sẽ nhờ Misa mang đến. Anh ấy kiếm được ở một phòng thí nghiệm nào đấy. Còn bây giờ anh xem này. Đây là căn phòng em vừa nói. Em chọn nó đấy. Được không anh? Anh hãy đặt vali xuống sàn rồi mang cái giỏ lên đi. Ngoài cậu Nicolai và anh Misa, cũng có thể mời thêm anh Nica Dudorov và bà Sura Sledinghe. Anh không phản đối chứ? Anh còn nhớ phòng rửa mặt của bà ta ở chỗ nào không? Ở đó có thuốc tẩy trùng, anh nên phun một chút vào người. Còn em vào chỗ bé Xasa bảo Niusa xuống nhà aưởi, lúc nào sửa soạn cho con xong, em sẽ gọi anh.
3.
Về Moskva, điều mới me nhất đối với Zhivago là đứa con trai. Bé Xasa vừa ra đời thì chàng bị động viên vào quân đội Chẳng biết gì về nó?
Một hôm, trước khi rời Moskva, lúc đã ở trong quân đội, chàng tới bệnh viện phụ sản thăm Tonia. Chàng đến vào giờ đang cho trẻ bú nên không được phép vào.
Chàng đành ngồi ở phòng đợi. Lúc ấy, ở cuối hành lang đằng xa, phía bên kia phòng sanh là nơi các sản phụ nằm thành dãy dài, đồng loạt vang lên tiếng khóc của mươi mười lăm trẻ sơ sinh. Để các cháu khỏi bị cảm lạnh, các nữ khán hộ ẵm vội tới trao cho các bà mẹ, mỗi cô cặp hai cháu được bọc kín như các gói hàng.
- Oa, oa, - bầy trẻ sơ sinh khóc cùng một giọng, gần như hoàn toàn vô ý thức, tựa hồ bổn phận của chúng là phải khóc, và chỉ có một tiếng khóc tách biệt hẳn khỏi dàn hợp ca ấy. Đứa nhỏ cũng kêu "oa, oa", và cũng chẳng có vẻ gì đau khổ, nhưng hình như không phải vì bổn phận, mà nghe chừng thiếu thân thiện, bướng bỉnh và cố ý trầm xuống rên rỉ.
Bấy giờ Zhivago đã quyết định đặt tên con là Xasa, tức Alexandr, để tỏ lòng kính mến nhạc phụ. Không hiểu tại sao chàng lại nghĩ rằng tiếng khóc kia chính là của con mình, bởi vì đấy là tiếng khóc có khuôn mặt, một tiếng khóc chứa đựng tính nết và số phận sau này của đứa trẻ, một tiếng khóc có màu sắc biểu cảm riêng, bao hàm cái tên của đứa bé - Xasa, Alexandr.
Chàng không lầm. Sau này mới biết đúng là tiếng khóc của bé Xasa. Đó là điều đầu tiên chàng biết về đứa con.
Sau này, nhờ các tấm ảnh kèm trong các lá thư của gia đình gửi ra cho chàng ở ngoài mặt trận, chàng được biết thêm về nó. Trên ảnh là một cậu bé mũm mĩm, kháu khỉnh, vui tươi, đầu to môi hồng, hai chân giang ra trên tấm chăn trải bên dưới, còn hai tay thì giờ lên như một kiểu nhảy ngồi. Lúc đó bé Xasa lên một, đang tập đi, bây giờ nó đã hơn hai tuổi và bắt đầu nói bi bô.
Zhivago nhấc chiếc va li ở dưới sàn đặt lên chiếc bàn lớn trải rủ cạnh cửa sổ và mở đai da. Phòng này hồi trước dùng làm gì nhỉ? Chàng chưa nhận ra nó. Chắc Tonia đã thay đổi đồ đạc hoặc dán loại giấy bồi tường có hoạ tiết trang trí khác.
Bác sĩ mở vali để lấy bộ đồ cạo râu. Vầng trăng tròn và sáng mờ nhô lên giữa các dãy cột nhỏ của tháp chuông nhà thờ cao cao đứng phía đối diện với cửa sổ. Khi ánh trăng chiếu vào các thứ để trong vali, như mấy bộ quần áo để lộn xộn lẫn với sách vở, xà bông, khăn mặt, bàn cạo râu, thì căn phòng sáng lên theo một kiểu khang khác nên bác sĩ đã nhận ra nó.
Đây là phòng chứa đồ của bà Anna Ivanovna. Hồi sinh thời bà nhét vào đây các thứ bàn ghế gãy và dụng cụ văn phòng vô dụng. Một thứ kho để lưu trữ gia đình của bà, đồng thời là nơi để các rương đựng quần áo rét về mùa hè. Hồi ấy, các phòng thường chất đầy đồ đạc, cao đến trần nhà và thường thường không mấy ai được vào đây. Nhưng vào dịp lễ lớn những ngày trẻ con tới đông, khi chúng được phép đùa nghịch thoải mái ở khắp tầng lầu này, thì phòng đó cũng được mở khoá và lũ trẻ vào đây chơi trò ăn cướp, trốn dưới các gầm bàn, đốt nút chai để lấy than vẽ râu và đeo mặt nạ trá hình. Bác sĩ đứng một hồi lâu, nhớ lại tất cả những chuyện đó, rồi xuống dưới nhà mang cái giỏ xách còn để ở dưới ấy lên.
Ở nhà dưới, Niusa, một thiếu nữ bẽn lẽn, nhút nhát, đang ngồi xổm trước bếp điện vặt lông vịt trên một tờ báo trải bên dưới. Thấy bác sĩ xách cái giỏ nặng, cô nhanh nhẹn đứng dậy, mặt đỏ bừng như gấc, tay phủi vội các sợi lông vịt dính vào tạp-dề, và sau khi lễ phép chào ông chủ, cô xin được xách giỏ giúp bác sĩ. Nhưng bác sĩ cảm ơn, nói là mình tự xách lấy được.
Vừa bước vào cái phòng chứa đồ cũ của bà Anna Ivanovna, chàng đã nghe thấy tiếng vợ gọi ở phòng thứ hai hay thứ ba bên cạnh:
- Anh Yuri ơi, vào được rồi!
Chàng sang chỗ bé Xasa.
Phòng trẻ con bây giờ được bố trí ở phòng học ngày trước của chàng và Tonia. Đứa bé nằm trong chiếc giường nôi hoá ra hoàn toàn không giống cậu bé xinh xắn bụ bẫm trong các tấm ảnh, nhưng được cái nó giống bà Maria Nicolaevna quá cố thân mẫu của Yuri Zhivago, như đúc, như một bản sao kỳ lạ, nó giống bà nội còn hơn cả mọi bức ảnh bà mà người ta còn giữ được.
- Ba đấy, ba của con đấy, con giơ tay chào ba đi, bé ngoan nào. - Tonia vừa giục con, vừa hạ cái mùng quây quanh chiếc giường nôi để Zhivago có thể dễ dàng hôn con và bồng nó lên.
Xasa để cho người đàn ông lạ mặt, râu ria tua tủa lại gần, nhưng có lẽ nó sợ và ghét ông ta, nên khi ông ta cúi sát nó, nó nhỏm ngay dậy, một tay túm áo mẹ, tay kia vung lên giận dữ tát bốp vào mặt cha nó. Hoảng hết vì sự táo bạo của mình, nó gục đầu vào ngực mẹ, giấu mặt vào áo mẹ mà khóc oà lên nức nở, khóc cay đắng và dai dẳng như mọi đứa trẻ con.
- Hư quá, hư quá, - Tonia mắng con. - Không được thế, Xasa. Ba sẽ nghĩ Xasa là đứa bé hư hỗn, Xasa là đứa bé xấu nết. Thôi, con hôn ba đi, cho mẹ xem có giỏi không nào, hôn ba đi. Đừng khóc nữa, nín đi con, sao lại ngốc thế con?
- Thôi em cứ để mặc con, Tonia, - bác sĩ bảo vợ. - Đừng bắt tội nó và cũng đừng bực mình làm gì. Anh biết em đang nghĩ với vẩn thế nào. Em lại cho là điềm gở phải không. Thật lẩn thẩn. Điều này rất tự nhiên thôi. Thằng bé đã thấy anh bao giờ đâu. Mai nó sẽ quen với anh, muốn bứt ra cũng chẳng được cho mà xem.
Nhưng chính bác sĩ lại bỏ ra ngoài như bị dội gáo nước lạnh với cảm giác đây là một điềm gở.

Mấy ngày sau, Zhivago mới tự phát hiện ra sự cô đơn của chàng tới mức nào. Chàng không oán trách ai về điều ấy. Rõ ràng tự chàng đã muốn như thế và đã đạt được.
Bạn hữu của chàng trở nên mờ nhạt và buồn tẻ một cách lạ lùng. Chẳng còn một ai còn giữ được thế giới riêng, quan điểm riêng của mình. Trước đây họ từng rạng rỡ hơn nhiều trong các hồi ức của chàng. Hiển nhiên là bấy giờ chàng đã đánh giá họ quá cao.
Chừng nào trật tự sự vật còn cho phép những kẻ dư dật sống an nhàn và bày đủ trò kỳ dị ngông cuồng trên lưng những người nghèo khổ, thì chừng đó vẫn có thể dễ dàng lầm tưởng là độc dáo cái sự ngông cuồng và cái quyền sống an nhàn mà một thiểu số được tận hưởng, trong khi đa số phải cắn răn chịu đựng kia?
Nhưng khi những người bần cùng vừa vùng dậy, và các đặc quyền của bọn ăn trên ngồi trốc bị bãi bỏ, lập tức tất cả bọn họ liền trở nên mờ nhạt mới nhanh chóng làm sao, họ không chút hối tiếc từ bỏ tư tưởng độc lập mà té ra là chẳng ai trong số họ từng có cả!
Bây giờ những người duy nhất gần gũi với bác sĩ Zhivago là những người giản dị, không hợm hĩnh khoa trương, không nói năng hoa mỹ, là vợ và nhạc phụ, vài ba bạn đồng nghiệp, mấy nhân viên khiêm tốn và tận tuỵ, chẳng có chức tước gì.
Bữa tiệc mà tiết mục hấp dẫn nhất là con vịt trời và rượu nặng đã được tổ chức đúng như dự kiến, hai, ba, ngày sau khi chàng trở về, nhưng trước đó chàng đã kịp đi thăm tất cả những người được mời, thành thử bữa ăn đó không phải là cơ hội đầu tiên để họp mặt.
Con vịt béo mọng là món xa xỉ phẩm ít ai dám nghĩ tới trong thời buổi đã bắt đầu đói kém ấy. Nhưng không đủ bánh mì ăn với thịt vịt, thành thử món ăn cao cấp ấy trở nên vô vị, thậm chí còn làm cho người ta bực mình.
Món rượu do Misa Gordon mang tới, đựng trong một cái lọ thuốc nút đã cũ. Rượu mạnh lúc này đang là món hàng trao đổi ưa thích của dân buôn lậu. Tonia cứ giữ khư khư lọ rượu và khi cần lắm mới dè sẻn rót ra một chút, pha với ít hay nhiều nước là tuy hứng. Ai nấy nhận ra rằng uống đều đều thứ rượu mạnh, biết rõ nồng độ, còn dễ chịu hơn hẳn phải uống cái nước pha chế luôn luôn thay đổi nồng độ này. Điều đó cũng làm cho người ta bực mình.
Song buồn nhất là ai cũng cảm thấy bữa tiệc nho nhỏ này chẳng hợp chút nào với điều kiện sinh sống lúc đó. Không thể tự nhủ rằng ở các ngôi nhà đối diện bên kia đường phố, vào giờ này, người ta cũng đang được ăn uống như thế này. Bên ngoài cửa sổ là thành phố Moskva im lìm, tối tăm và đói khát Các cửa hàng đều trống trơn, còn về những món như vịt quay và vodka, thì chẳng ai dám nghĩ tới.
Hoá ra chỉ có cuộc sống giống như cuộc sống của những người xung quanh và chìm lẫn không chút dấu vết giữa nó mới là cuộc sống chân chính; hạnh phúc bị biệt lập không phải là hạnh phúc; thành thử món vịt quay và rượu nặng, là hai thứ có vẻ độc nhất ở thành phố này, thậm chí hoàn toàn chẳng còn là món vịt quay và rượu mạnh nữa. Và đó là điều khiến mọi người buồn phiền hơn cả…
Khách khứa cũng gợi ra những ý nghĩ chán chưởng. Misa còn đáng yêu, chừng nào anh ta còn suy xét vất vả và bộc bạch tư tưởng một cách vụng về, uể oải. Anh ta từng là ngrười bạn tốt nhất của Zhivago. Ở trường trung học, mọi người đều yêu mến Misa.
Nhưng bây giờ anh ta lại chán chính bản thân mình và bắt đầu bổ sung vào diện mạo nhân cách của mình những điểm sửa đổi chẳng đạt chút nào. Anh ta làm bộ phấn chấn, sắm vai một kẻ vui nhộn, luôn miệng kể chuyện với hy vọng được cử toạ cho là hóm hỉnh và thường thốt lên mấy tiếng "chết người" với "ngộ ghê" vốn không nằm trong kho từ ngữ của anh ta, bởi lẽ hồi trước Misa chưa bao giờ quan niệm cuộc sống như là trò giải trí.
Trước lúc Nica Dudorov tới, anh ta kể chuyện Nica lấy vợ một câu chuyện mà anh ta cho là khôi hài, thường được truyền miệng trong đám bạn bè, Zhivago chưa biết chuyện đó.
Thì ra Nica đã cưới vợ cách đây ngót một năm, sau đó ly dị luôn. Thực chất khó tin của chuyện phiêu lưu ấy là như sau.
Vì một sự nhầm lẫn, Nica bị gọi vào lính. Trong thời gian tại ngũ và chờ đợi người ta làm sáng tỏ sự nhầm lẫn ấy, anh ta luôn luôn bị phạt làm tạp dịch vì tật đãng trí và không chào cấp trên ngoài đường phố. Sau khi đã được giải ngũ, suốt một thời gian dài, hễ thấy mặt các sĩ quan là anh ta lại tự động đưa tay lên chào, và mắc cái bệnh hoa mắt, chỗ nào cũng thấy toàn các thứ lon quân đội.
Thời gian ấy, anh ta làm gì cũng vụng về, hết nhầm lại lẫn, chẳng đâu vào đâu. Chính dạo đó, hình như trên một bến tàu ven sông Volga, anh ta làm quen với hai cô gái, là hai chị em ruột đang đợi cùng một chuyến tàu thuỷ với anh ta. Anh ta cuống lên bối rối vì thấy số phận quân nhân ở xung quanh, vì cái cố tật chào hỏi theo kiểu nhà binh của mình, chưa chi anh ta đã mê cô em và vội vàng, cũng chưa đâu vào đâu, đã xin hỏi cưới cô ta ngay. "Ngộ ghê. - phải không các vị" - Misa hỏi.
Nhưng anh ta đành cắt ngang câu chuyện đó vì có tiếng nhân vật chính vang lên ngoài cửa. Nica Dudorov bước vào phòng.
Với Nica, sự thay đổi diễn ra theo hướng ngược lại. Cái anh chàng nhẹ dạ, tính khí thất thường ngày trước, nay đã biến thành một học giả trầm mặc.
Sau khi anh chàng bị đuổi khỏi trường trung học vì tội phạm gia chuẩn bị một cuộc vượt ngục của chính trị phạm, có một dạo anh ta lê gót qua nhiều trường nghệ thuật, nhưng rốt cuộc lại thả neo ở bờ cổ điển. Bị trễ so với các bạn đồng khoá, anh ta mới tốt nghiệp đại học trong mấy năm chiến tranh gần đây và được lưu lại dạy ở hai ban, ban lịch sử Nga và ban lịch sử thế giới. Để đoạt chức giáo sư môn thứ nhất, anh ta đã viết luận văn về chính sách điền địa của Ivan Hung đế (1), còn về môn thứ hai thì viết một thiên khảo luận về Saint-Giuýt.
Tối nay, anh ta lập luận về mọi sự bằng một giọng lịch lãm trầm trầm nghèn nghẹn như bị nghẹt mũi, mắt thì cứ mơ mơ màng màng nhìn vào một điểm xa xôi nào đó y như người ta đang diễn giải.
Cuối bữa tiệc, khi bà Sura Sledingle xộc vào phòng hoạch họe chuyện này chuyện nọ, còn tất cả thực khách vốn đã hăng lên từ lúc bà ta chưa vào, bắt đầu thi nhau lớn tiếng, thì Misa, người mà Yuri Zhivago vẫn tôn trọng trong cách xưng hô từ hồi ở ban trung học, hỏi chàng không biết đến lần thứ mấy:
- Anh đã đọc "Chiến tranh và hoà bình" và "Cây sáo xương sống" chưa?
Zhivago đã trả lời từ nãy cho anh ta biết chàng nghĩ gì về hai tác phẩm đó, nhưng Misa không nghe thấy vì cuộc tranh cãi ồn ào xung quanh, nên một lát sau lại hỏi lần nữa:
- Anh đã đọc "Cây sáo xương sống" và "Con người" chưa?
- Anh Misa, tôi đã trả lời anh rồi mà. Anh không nghe thấy đâu phải lỗi tại tôi. Được, thì tôi nhắc lại, nếu anh muốn.
Xưa nay tôi vẫn thích Maiakovski. Một cách nào đó, Maia là người tiếp nối Dostoievsky. Hay nói đúng hơn, đó là loại thơ trữ tình được viết bởi một trong những nhân vật nổi loạn trẻ tuổi của Đôt, đại loại như Ippolit, Rasconnikov hoặc nhân vật chính của "Gã thiếu niên". Sức mạnh của tài năng có sức cuốn hút mới mãnh liệt làm sao! Điều đó được nói lên mới đứt khoát, quyết liệt và thẳng thừng làm sao? Và chủ yếu là Maia đã táo bạo xiết bao khi đốp thẳng tất cả những cái ấy vào mặt xã hội, tưng đi xa hơn nữa, vào giữa không trung!
Nhưng cái đinh, vai chính của bữa tiệc hôm đó dĩ nhiên là cha Nicolai. Tonia đã lầm, khi nói rằng ông đang ở nhà nghỉ ngoại ô. Ông đã quay lại đúng hôm Zhivago về đến Moskva và hiện đang có mặt trong thành phố. Zhivago đã gặp ông cậu hai, ba lần gì đó và đã kịp hàn huyên, cười nói thoả thích trước bao điều mới lạ đáng kinh ngạc.
Hai cậu cháu gặp nhau lần đầu vào buổi tối một ngày âm u, ảm đạm, mưa bụi lất phất. Zhivago tới thăm ông cậu ở khách sạn. Hồi này khách sạn bắt đầu chỉ nhận những khách trọ theo giấy giới thiệu của chính quyền thành phố. Nhưng cha Nicolai thì ai cũng biết. Ông vẫn còn những mối quen biết cũ.
Khách sạn khiến người ta có cảm tưởng đây là một nhà thương điên mà ban quản trị đã từ bỏ một cách vội vàng. Các cầu thang và hành lang đều trống trải, đồ đạc vứt lung tung, bừa bãi.
Vào trong căn phòng không được dọn dẹp, nhìn qua chiếc cửa sổ lớn, người ta thấy một quảng trường thênh thang vắng tanh vắng ngắt, như thường thấy trong những ngày điên rồ ấy, có vẻ ghê sợ, tựa hồ thấy nó trong lúc mộng mị, chứ không phải là nó đăng nằm ưỡn trước mắt, phía dưới cửa sổ.
Cuộc gặp gỡ mới cam động, lạ lùng, đáng nhớ làm sao! Thần tượng thời thơ ấu của chàng, vị bá chủ chi phối các suy hrởng tuổi trẻ của chàng, lại đang dứng trước mặt chàng, bằng xương bằng thịt.
Mái tóc bạc rất hợp với ông Nicolai. Bộ complê rộng, may ở ngoại quốc cũng vậy. Ông còn rất trẻ và đẹp so với tuổi của mình. Dĩ nhiên, bên cạnh tầm vóc lớn lao của các biến cố đang xảy ra, ông bị lu mờ đi rất nhiều. Các biến cố che lấp ông.
Nhưng có bao giờ Zhivago nghĩ đến chuyện đánh giá ông theo cái thước đo như thế
Chàng kinh ngạc trước thái độ bình tĩnh, giọng nói pha trò lạnh lùng của ông cậu lúc ông đề cập các đề tài chính trị.
Khả năng tự chủ của ông cao hơn hẳn khả năng hiện thời của người dân Nga, chứng tỏ ông mới từ ngoại quốc về. Nét nổi bật ấy đập ngay vào mắt, xem ra có vẻ lỗi thời và khiến người ta mất tự nhiên.
Ôi nhưng hoàn toàn không phải cái đó, dứt khoát không phải cái đó tạo nên không khí của buổi đầu gặp gỡ. Hai cậu cháu chạy đến ôm chầm lấy nhau mà khóc, và vì cảm động nghẹn ngào, chốc chốc họ lại phải ngắt quãng câu chuyện hấp tấp và sôi nổi đầu tiên của họ.
Hai tính cách sáng tạo, được liên kết bởi tình máu mủ, được gặp nhau, và mặc dù dĩ vãng có trỗi dậy, có sống lại với bao hồi ức và bao nhiêu biến cố xảy ra suốt thời gian xa cách, nhưng khi vừa bàn đến điều chính yếu, đến những điều nằm trơng phạm vi am hiểu của những người có đầu óc sáng tạo, thì mọi mối liên hệ đều lập tức biến mất, trừ một mối liên hệ duy nhất. Không còn phân biệt cậu cháu, không còn sự chênh lệch tuổi tác, chỉ còn lại sự gần gũi giữa tự nhiên với tự nhiên, năng lực với năng lực, nguyên lý với nguyên lý.
Suốt mười năm qua, ông Nicolai chưa bao giờ có dịp nói đến sức hấp dẫn của việc sáng tác và thực chất của thiên chức sáng tạo đúng như ông nghĩ và hợp chỗ, hợp thời như hôm nay. Còn về phía Zhivago cũng chưa bao giờ chàng được nghe những lời hưởng ứng sâu sắc, xác dáng và đầy cảm hứng như buổi phân tích này.
Cả hai cậu cháu chốc chốc lại reo lên, đi đi lại lại như chạy trong phòng, kinh ngạc trước sự đoán biết hoàn toàn chính xác của người kia, hoặc đứng lặng bên cửa sổ, gõ gõ ngón tay vào mặt kính, xúc động sâu xa vì thấy đôi bên thấu hiểu nhau đến thế.
Lần đầu tiên gặp gỡ thì như vậy, nhưng sau đó Zhivago còn gặp ông cậu mấy lần nữa ở chỗ đông người, và khi đó ông thay đổi hẳn, đến mức không nhận ra được.
Ông cảm nhận mình là một người khác lạ ở Moskva và ông không muốn từ bỏ cảm giác đó. Chẳng rõ khi ấy ông có coi Petersburg hay một nơi nào khác là nhà của mình hay không. Ông thích thú với vai trò một người có tài ăn nói hùng hồn về chính trị, một nhà hoạt động xã hội có sức lôi cuốn. Có lẽ ông tưởng rằng rồi đây, ở Moskva sẽ mở ra các phòng khách chính trị, kiểu như xa-lông chính khách của madam Rôlăng ở Paris trước thời Quốc ước (2).
Ông thường lui tới nhà những bà bạn của mình, những bà quí phái hiếu khách ở các đường phố nhỏ yên tĩnh tại Moskva. Ở đấy, ông thân mật chế giễu vợ chồng các bà ấy về quan điểm nữa vời, lạc hậu, về thói quen xét đoán mọi việc một cách thiển cận, hẹp hòi của họ. Và dạo này ông phô trương tất cả những điều ông đọc trên báo chí hệt như có thời ông vẫn ra các cuốn sách cấm và các bản văn huyền bí vậy.
Người ta đồn rằng ông còn để lại ở Thuỵ Sĩ một cô nhân tình trẻ măng, nhiều công việc dở dang, một cuốn sách chưa được viết xong, rằng rồi đây ông sẽ bị cuốn chìm xuống dòng nước xoáy cuồn cuộn ở tổ quốc, sau đó nếu có may mắn ngoi lên được, ông sẽ lại cuốn gói về miền núi Alp ngay thôi.
Ông đứng về phía những người bolsevich và thường nhắc đến hai đảng viên xã hội cách mạng khuynh tả (3) như là hai người đồng tư tưởng với ông: một phóng viên lấy bút danh Miroska Pomo và nhà chính luận Sinvia Koteri.
Giáo sư Alexandr Gromeko càu nhàu trách:
- Thật đáng sợ khi thấy ông đi vào con đường ấy, ông Nicolai ạ! Mấy cha kiểu như Miroska của ông. Đúng là đi xuống hố. Lại còn cái mụ Lidia Pokori của ông nữa chứ.
- Sinvia Koteri, chứ không phải Lidia Pokori, thưa giáo sư, - cha Nicolai chữa lại.
- Pokori hay Koteri thì cũng thế cả. Họ tên đâu có thay đổi được gì.
- Dẫu sao, tên chị ta cũng là Koteri, giáo sư đừng nhầm lẫn, - cha Nicolai kiên nhẫn nhắc lại.
Và đôi bên đã trao đổi với nhau những ý kiến đại loại thế này:
- Chúng ta đang tranh luận cái gì? Thật xấu hổ khi phải chứng minh những chân lý sơ đẳng như thế này. Bao thế kỷ nay, đại bộ phận nhân dân đã tồn tại một cách khó tưởng tượng nổi. Thử giở bất cứ cuốn sách giao khoa lịch sử nào ra mà xem. Dầu gọi bằng danh từ gì, chế độ phong kiến hay chế độ nông nô, hoặc chủ nghĩa tư bản và công nghiệp xưởng may, thì tính phi tự nhiên và bất công của những thể chế kiểu ấy đều đã bị xác nhận từ lâu và từ lâu thế giới đã chuẩn bị một cuộc chính biến nhằm đem lại ánh sáng cho nhân dân và xếp đặt mọi thứ đúng vào chỗ của nó.
Giáo sư thừa biết rằng sự thay thế một phần cái cũ ở đây là không thích hợp, mà phải phá vỡ tận gốc cái trật tự cũ, phải đào tận móng. Rất có thể việc đó sẽ làm sụp đổ cả toà nhà. Thì đã sao? Điều đó đáng sợ thật, nhưng chẳng phải vì thế mà nó sẽ không xảy ra. Đó là vấn đề của thời đại. Sao lại có thể phủ nhận cái đó kia chứ?
- Ê, tôi đâu có nói với ông về chuyện đó? Tôi nói gì nào? giáo sư Alexandr Gromeko nổi cáu, thế là cuộc tranh cãi nổ ra.
Cái bọn Povuri và Miroska của cha là những kẻ thiếu lương tâm. Họ nói một đằng, làm một nẻo. Hơn nữa, lô-gích của chuyện này là ở đâu? Chẳng ăn khớp gì với nhau cả. Ô khoan, xin cha chờ cho một lát, tôi sẽ cho cha xem cái này.
Và giáo sư bắt đầu tìm kiếm một tạp chí nào đó có đăng một bài báo đầy mâu thuẫn. Giáo sư cứ mở đóng các ngăn kéo bàn viết ầm ầm và tiếng động ấy đánh thức khả năng hùng biện của ông.
Giáo sư Gromeko thích có một cái gì đó làm vướng trở câu chuyện, để trở ngại ấy biện minh cho những tiếng ê, a, ư, hử trong lúc ông đang lưỡng lự. Lời lẽ của ông trở nên lưu loát khi ông tìm kiếm một vật gì bị mất hoặc bị lẫn, chẳng hạn khi tìm một chiếc ủng di tuyết cho dù đôi trong ánh đèn mờ mờ của phòng để áo, hoặc khi ông dừng lại ngập ngừng ở cửa buồng tắm với chiếc khăn bông vắt vai, hoặc trong lúc rót rượu cho các khách mời.
Zhivago thích thú nghe ông nhạc. Chàng rất mê cái giọng ngân nga quen thuộc ấy của những người già ở Moskva, cộng với sắc thái trầm trầm, nhẹ nhàng, hơi trơn trớt của gia đình Gromeko.
Môi trên của giáo sư Gromeko hơi nhô ra, mang một bộ ria mép được xén tỉa cẩn thận. Chiếc nơ hình bướm của ông cũng hơi trễ ra trên ngực ông đúng như vậy. Có cái gì giống nhau giữa cái môi trên và chiếc nơ, khiến giáo sư mang một dáng vẻ cảm động và cả tin của trẻ thơ.
Về khuya, gần như lúc khách khứa sắp ra về, thì bà Sura Sledinghe xuất hiện. Từ một cuộc họp nào đấy, bà đến thẳng nơi đây. Bà mặc chiếc áo jắckét và đội chiếc mũ jắckét của thợ thuyền. Bà quả quyết bước vào phòng, bắt tay lần lượt tất cả mọi người, rồi chưa kịp ngồi đã lớn tiếng trách móc và buộc tội:
- Chào cô Tonia. Chào ông Gromeko. Dầu sao thì các vị cũng tệ bạc quá, đúng không nào. Đâu đâu cũng nghe nói cậu ấy đã về, cả Moskva bàn tán việc đó, thế mà tôi là kẻ cuối cùng được cha con nhà ông cho biết. Tệ quá đi mất. Chắc là tôi chẳng xứng đáng. Đâu, đâu, người được chờ mỏi mắt đâu? Tránh ra cho tôi đi nhờ nào. Người ta cứ vây kín cả cậu thế kia. A, chào ông! Gíỏi, giỏi lắm. Tôi đọc rồi. Tôi chả hiểu gì, nhưng thật là thiên tài: Ngó qua là biết ngay. Chào cha Nicolai ạ. Tôi sẽ trở lại gặp cậu Yuri ngay đây. Tôi có chuyện lởn, chuyện dặc biệt, cần nói riêng với cậu. Chào các bạn trẻ. À, cả chú cũng ở đây hả, Gogoska? Chú miêu, chú miêu, đói meo chưa, đói meo, đói meo, đói meo!
Câu cuối cùng bà nhằm vào Gogoska, một người bà con họ hàng bắn đại bác không tới của gia đình Gromeko, một kẻ hăng hái phù thịnh, chỉ ủng hộ kẻ mạnh, bị người ta đặt cho biệt hiệu "Cả đẫn" vì anh ta ngu ngốc, ngây ngô tức cười, hoặc "Sếu vườn", vì anh ta cao và gầy nghêu gầy ngao.
- Chà, các vị tụ tập ăn uống linh đình gớm chửa? Tôi phải đuổi kịp các vị mới được. Ái chà chà, các vị quý phái, các ngài thượng lưu! Các vị chẳng biết gì hết, chẳng hiểu gì hết! Bao nhiêu là chuyện đang xảy ra ngoài đời, bao nhiêu là biến cố! Các vị nên đến dự một cuộc họp thực sự của tầng lớp cần lao, với những anh em đích thực là thợ thuyền, với những anh em đích thực là binh lính, chứ không phải là những bác thợ và chú lính được miêu tả trong sách vở. Các vị cứ thử mở miệng khuyên họ tiếp tục cuộc chiến cho đến thắng lợi cuối cùng xem nào. Họ sẽ cho ngay các vị biết thế nào là thắng lợi cuối cùng! Tôi vừa nghe một anh lính thuỷ phát biểu! Cậu Yuri thân mến, cậu mà nghe chắc sẽ thích mê đi! Say sưa biết bao! Nhất quán biết bao!
Bà Sura bị ngắt lời luôn. Mỗi người hét một câu, chẳng ăn nhập gì với nhau, ông nói gà, bà bảo vịt. Bà ngồi xuống bên cạnh Yuri Zhivago, nắm lấy tay chàng, ghé sát mặt vào phía chàng để át tiếng những người khác, đoạn hét to đều đều, không lên mà cũng chẳng xuống giọng, y như đang nói chuyện điện thoại:
- Lúc nào cậu đi với tôi, Yuri thân mến. Tôi sẽ giới thiệu cậu với mọi người. Cậu phải chạm đất, dứt khoát phải chạm đất như Asin ấy, cậu hiểu chưa? Sao cậu lại trố mắt ra thế? Tôi làm cho cậu ngạc nhiên hả? Chẳng lẽ cậu không biết tôi là một con ngựa chiến già, một nữ nghĩa quân. Tôi cũng đã biết thế nào là bót tạm giam,, tôi từng chiến đấu trên các chiến luỹ. Đương nhiên! Thế cậu tưởng sao? Ồ, chúng ta chưa hiểu gì về nhân dân? Tôi vừa từ chỗ họ, từ giữa lòng quần chúng đến đây. Tôi đang lo bố trí cho họ một thư viện.
Bà nhấp rượu và chắc bắt đầu chếnh choáng. Nhưng cả Yuri Zhivago cũng cảm thấy đầu óc choáng váng. Chàng không hiểu làm thế nào mà bà Sura đã ở cuối phòng, còn mình lại ở đầu bàn đằng này. Chàng đang đứng nói, và rõ ràng là trái với cả dự định của mình. Phải một lúc sau chàng mới buộc được cử toạ im lặng nghe chàng phát biểu.
- Thưa các vị… Tôi muốn… Misa! Gogoska!… Tonia ơi, họ chẳng chịu nghe thì biết làm sao bây giờ? Nào các vị, hãy để cho tôi nói đôi lời. Đang xảy ra một biến cố chưa từng có. Trước khi nó ập đến với chúng ta, tôi xin cầu chúc cho các vị như sau. Khi chuyện đó bùng nổ, xin Thượng Đế phù hộ cho chúng ta đừng lạc nhau và đừng lạc mất linh hồn. Gogoska, để lát nữa anh hãy hoan hô tôi. Tôi chưa nói xong mà. Yêu cầu các góc nhà dừng nói chuyện riêng nữa và hãy chú ý lắng nghe. Bước sang năm thứ ba của cuộc chiến tranh, nhân dân tin rằng sớm muộn gì ranh giới phân cách giữa mặt trận và hậu phương cùng sẽ bị xoá nhoà, một biển máu sẽ tràn đến chỗ mỗi người, phủ lấp cả những kẻ ẩn trốn trong hầm hố, nhà cửa. Cách mạng chính là trận lụt máu đó. Lúc bấy giờ, các vị cũng sẽ tưởng, như khi chúng tôi ở ngoài mặt trận, là cuộc sống chấm dứt, mọi cái riêng tư đều kết thúc chẳng còn gì xảy ra trên đời nữa, trừ cảnh giết hại và chết chóc, còn nếu chúng ta sống được đến lúc đọc các bài bút ký và hồi ký về thời kỳ ấy, hẳn chúng ta sẽ nhận thức được rằng trong vòng năm mười năm ta nếm trải nhiều hơn những người từng sống cả trăm năm. Tôi chưa biết liệu có phải tự nhân dân sẽ vùng lên và tràn đi như nước triều dâng, hay mọi sự sẽ được thực hiện trên danh nghĩa nhân dân. Một sự kiện lớn lao nhường ấy không đòi hỏi kiểu chứng minh kịch tính. Khỏi cần chứng minh, tôi vẫn sẽ tin nó. Đi tìm nguyên nhân của những biến cố bão táp và việc làm tâm thường: Chúng không hề có nguyên nhân. Chỉ những cuộc cãi vã trong gia đình mởi có nguyên nhân phát sinh và sau khi người ta túm tóc giằng co hoặc đập vỡ nồi niêu chén bát chán chê rồi, họ vẫn chẳng hiểu kẻ nào gây sự trước. Còn mọi cái thực sự vĩ đại đều không có khởi thuỷ, hệt như vũ trụ vậy Đó đột nhiên hiện diện, không thấy nguồn gốc phát sinh, tựa hồ nó vẫn tồn tại bao lâu nay hoặc vừa sa từ trên trời xuống. Tôi cũng nghĩ rằng nước Nga được số mệnh chỉ định là vương quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên từ thuở khai thiên lập địa. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ khiến ta bàng hoàng rất lâu, rồi khi tỉnh lại ta sẽ không còn trí nhớ nữa. Ta sẽ quên hắn một phần quá khứ và sẽ không tìm cách lý giải các biến cố chưa từng có kia. Trật tự mới sẽ bao quanh ta và trở nên thân quen như cánh rừng ở phía chân trời hay các đám mây trên đầu. Nó sẽ bao quanh ta ở khắp mọi nơi, sẽ không có gì khác nữa.
Chàng còn nói vài lời gì đó và dần dần tỉnh rượu hẳn. Nhưng lại như lúc trước, chàng chỉ nghe loáng thoáng những gì mọi người nói xung quanh, nên cứ trả lời trật lấc. Chàng thấy mọi người dểu tỏ thái độ yêu mến chàng, nhưng chàng không sao xua tan nỗi buồn khiến chàng muốn điên cái đầu.
Chàng bèn nói:
- Cám ơn, cám ơn. Tôi hiểu tình cảm của các vị. Tôi chưa xứng đáng được như thế. Nhưng không nên yêu một cách vội vàng, làm như phòng bị vì sợ rằng sau này sẽ phải yêu mãnh liệt hơn.
Tất cả cử toạ cười phá lên và vỗ tay, tưởng đó là một câu nói có dụng ý hóm hỉnh, trong khi chàng chẳng biết tránh đâu cho thoát cái cảm giác tai hoạ đang treo lơ lửng, cái ý thức về sự bất lực của mình trong tương lai, mặc dầu chàng rất khao khát điều thiện và có khả năng hưởng hạnh phúc.
Khách khứa lục đục ra về. Vẻ mặt ai nấy đều tiều tuỵ vì mệt mỏi. Những cái ngáp dài làm cho hàm họ há ra ngậm vào trông từa tựa mặt ngựa.
Khi chia tay, người ta kéo rèm và mở toang cửa sổ. Bình minh vàng nhợt, bầu trời ẩm ướt với những đám mây đùng đục, màu vỏ đậu sàm sạm như đất.
- Trong lúc cánh ta tán dóc, rõ ràng trời có cơn giông kia mà, - một người lên tiếng nhận xét.
Bà Sura xác nhận:
- Trên đường đến đây tôi gặp mưa. Phải gắng sức chạy mới thoát.
Ngoài đường vắng vẻ, vẫn chưa sáng hẳn, những giọt nước mưa từ trên cây rơi xuống h tách, xen lẫn với tiếng kêu ríu rít của bầy chim sẻ bị ướt.
Một hồi sấm lan vang, tựa hồ người ta cày một luống suốt nền trời, rồi vạn vật yên lặng. Kế đó vang lên bốn tiếng sấm muộn màng, nghe lịch bịch, như về mùa thu những củ khoai lớn bị xẻng hắt bật ra khỏi luống đất xốp.
Tiếng sấm quét sạch căn phòng khỏi bụi bậm và khói thuốc Đột nhiên người ta bắt đầu cảm nhận các hợp phần của tồn tại, nước và không khí. ước vọng vui sướng, đất và trời, như các nguyên tố mang điện.
Ngoài phố vang lên tiếng nói của những người đang từ biệt nhau. Họ còn tiếp tục bàn luận ầm ĩ điều gì đó ở ngoài đường y như lúc nãy ở trong nhà. Tiếng họ xa dần, nhỏ đi rồi lắng bặt.
- Gần sáng rồi em ạ, Yuri Zhivago bảo vợ. - Mình đi ngủ thôi Trong số hết thảy mọi người trên đời này, anh chỉ yêu có em và ba thôi.

Chú thích:
(1) Ivan Hung đế (1530 - 1584). Một Sa hoàng có nhiều cải cách và đề ra một chính sách đối nội tàn bạo, đàn áp hàng loạt nông nô.
(2) Quốc ước hội nghị là cơ quan lập pháp tối cao của nườc Cộng hoà Pháp đầu tiên, hoạt động từ 1792 - 1795, gồm ba phái: Girôngđanh. Giacôbanh và "Đầm lầy".
(3) Chính đảng của giai cấp tiểu tư sản Nga, tồn tại từ 1901 đến 1923. Thời Sa hoàng, là một tổ chức tiến bộ, nhưng từ tháng 7- 1917 đứng về phe phản cách mạng, chống chính quyền Xô viết và bị tan rã và năm 1923.



5.
Tháng tám đã qua, tháng chín cũng sắp hết. Điều không thể đảo ngược vẫn lơ lửng đe doạ. Mùa đông đã gần kề, còn trong thế giới loài người thì có một cái gì giống như sự tê cóng vì rét mướt, một cái gì đã được tiên quyết, cứ chập chờn trong không khí và ở cửa miệng hết thảy mọi người.
Đã đến lúc phải chuẩn bị đối phó với các đợt giá rét, phải dự trữ thực phẩm và củi. Nhưng trong những ngày thắng thế của chủ nghĩa duy vật, thì vật chất đã biến thành khái niệm, vấn đề lương thực và chất đốt đã thay thế cho thực phẩm và cui Người dân đô thị bất lực như trẻ em bất lực trước một cái gì chúng không hay biết đang tiếp cận chúng và đe doạ lật nhào mọi kỹ năng kỹ xảo đã có và hốt sạch hết thảy mọi thứ trên đường nó đã đi qua, mặc dù bản thân cái ấy cũng là con đẻ của dô thị và do dân đô thị tạo nên.
Xung quanh ngườí ta bàn tán huyên thuyên vì bị lừa dối. Cuộc sống thường ngày vẫn cứ khập khiễng, cố vùng vẫy, thất thểu lê bước đi đâu đó theo thói quen cũ. Nhưng bác sĩ Zhivago nhìn đời đúng chốn tướng của nó. Số phận bị cáo chung của nó không thể trốn đâu cho thoát mắt chàng. Chàng cho rằng bản thân mình và giới của mình đã mất chỗ đứng, chắc sẽ bị diệt vong. Sắp tới là những thử thách, có thể, thậm chí cả cái chết. Những ngày cuối cùng dành cho họ, những ngày ngắn ngủi này đang biến dần trước mắt chàng…
Hẳn chàng đã phát điên, ví thử không có những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt, những công việc cần làm và những mối lo toan. Vợ, đứa con thơ, nhu cầu cấp bách phải kiếm ra tiền là những điều đã cứu chàng. Phải, chính cái bức thiết, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, công việc ở bệnh viện và sự đi lại thăm nom bệnh nhân đã cứu chàng.
Chàng hiểu rằng chàng chỉ là ngọn cỏ trước cái bánh xe khổng lồ của tương lai và thầm tự hào về nó; lần cuối cùng, như thể sắp vĩnh biệt, chàng thèm khát và say sưa nhìn các đám mây, nhìn cây lá, nhìn những người qua lại trên đường phố, nhìn cái thành phố Nga rộng lớn đang cố đương đầu với tình thế bất hạnh; chàng sẵn sàng hiến thân làm vật hy sinh để mọi sự trở nên tốt đẹp hơn, song chàng lại không thể làm gì cả.
Cái bầu trời này và những khách bộ hành qua lại kia, chàng thường nhìn thấy từ giữa mặt đường mỗi lần chàng đi cắt ngang đường Arbat, ở góc phố Starokonius (Chuồng Ngựa Cũ), ngay cạnh hiệu thuốc tây của Hội bác sĩ Nga.
Chàng đã trở lại làm việc ở bệnh viện cũ của mình. Người ta vẫn còn gọi nó bằng cái tên cũ: Crestovozdvigien (Xiển Dương Thánh Giá), tuy cái hội mang tên ấy đã bị giải tán. Song người ta vẫn chưa tìm được cái tên thích hợp cho bệnh viện.
Ở bệnh viện này đã bắt đầu sự phân hoá. Những kẻ ôn hoà, mà sự ngu ngốc đần độn của họ khiến bác sĩ Zhivago rất bực bội, coi chàng là một nhân vật nguy hiểm; còn những người đã đi rất xa về phương diện chính trị, thì lại cho là chàng chưa đủ Hồng. Thành thử chàng chẳng ở phe này mà cũng không ở phe kia, đã rời bờ bên này song chưa cập bến bên kia, cứ lơ lửng giữa dòng.
Ngoài trách nhiệm trực tiếp về chuyên môn của chàng, giám đốc bệnh viện còn giao cho chàng theo dõi toàn bộ công việc thống kê báo cáo. Biết bao nhiêu là bản bút vấn, phiếu trả lời câu hỏi, phiếu điều tra dư luận chàng phải xem xét, biết bao nhiêu là bản báo cáo thống kê theo yêu cầu của các cơ quan khác nhau chàng phải viết! Nào tỉ lệ tử vong, nào mức tăng số người mắc bệnh, nào hoàn cảnh kinh tế của công nhân viên, nào mức độ giác ngộ ý thức công dân và mức độ tham gia bầy cử của họ, nào nhu cầu không được đáp ứng về chất đốt, lương thực thực phẩm, thuốc men, thôi cái gì Tổng cục Thống kê Trung ương cũng muốn biết và yêu cầu bên dưới báo cáo lên.
Zhivago thực hiện tất cả những công việc đó bên chiếc bàn cũ của chàng kê cạnh cửa sổ, trong phòng bác sĩ điều trị.
Chàng dọn dẹp được một chỗ ngồi giữa những chồng giấy in sẵn đủ cỡ đủ kiểu, cao sừng sững trước mặt và hai bên. Đôi khi hứng lên, ngoài những ghi chép dịnh kỳ dành cho các công trình nghiên cứu y học của mình, chàng còn ngồi viết tại đây cuốn "Trò chơi con người", một thứ Nhật ký đau buồn hoặc "Chuyện thời sự" gồm văn xuôi, thơ và dủ các thể loại linh tinh, xuất phát từ ý thức cho rằng một nửa nhân loại đã hết là chính mình và đang bày ra có trời biết những trò gì.
Căn phòng sáng sủa, tường quét vôi trắng, tràn ngập ánh nắng màu kem của mặt trời mùa thu vàng rực, thường thấy từ sau ngày Lễ Đức Mẹ thăng thiên, khi ánh sáng có giá rét và những chú chim sẻ ngô cùng chim ác là tránh mùa đông cứ bay ra bay vào các cánh rừng rực rỡ sắc vàng đã bắt đầu thưa lá. Những ngày ấy trời cứ cao thăm thẳm và giữa cột không khí trong vắt ngăn cách trời và đất thấy hắt về từ phương Bắc một luồng sáng màu lơ sẫm của băng giá. Tầm nhìn và sức nghè của vạn vật, bất kể đó là cái gì, đều tăng lên. Các khoảng cách có khả năng truyền dẫn âm thanh. Nghe ngân vang, lạnh lẽo rõ ràng và tách bạch. Chân trời bốn phía cứ trong veo như muốn mở ra viễn cảnh xuyên qua toàn bộ cuộc đời, cho người ta thấy trước nhiều năm. Hẳn người ta sẽ không chịu nổi bầu không khí loãng nhạt ấy, nếu nó không ngắn ngủi về thời gian và không đến vào cuối ngày thu ngắn ngủi, ngay trước lúc hoàng hôn ập xuống…
Thứ ánh sáng ấy đang rọi chiếu căn phòng., ánh sáng của mặt trời mùa thu sớm lặn, trong như thuỷ tinh và nước, mọng như một trái táo chín.
Zhivago ngồi bên bàn, chấm chấm ngòi bút vào lọ mực, vừa trầm ngâm suy nghĩ vừa viết. Ngay sát các cửa sổ lớn, có những con chim gì đó lặng lẽ bay qua, hắt vào trong phòng những cái bóng im lặng, phủ lên bàn tay đang di động của chàng, chạy lướt trên các tập phiếu ở trên bàn, trên sàn và tường, rồi biến đi cũng lặng lẽ như thế.
- Cây phong đang rụng lá dữ quá. Viên trợ lý bác sĩ vừa bước vào vừa nói. Ông ta vốn là một người mập mạp, nay đã gầy đi khiến da dẻ nhăn nheo. - Dãi dầu mưa gió bao nhiêu lâu chẳng sao, bây giờ mới gặp một bữa sương giá đã ra thế đấy!
Bác sĩ ngẩng đầu lên. Quả vậy, thì ra những con chim bí ẩn bay qua cửa sổ lúc nãy lại là những chiếc lá phong, màu rượu vang đỏ, rời cành, bay là là trong không khí, rồi như những ngôi sao phồng phồng màu da cam, chúng đáp xuống bãi cỏ của bệnh viện nằm cách rặng cây một quãng.
- Các khe cửa sổ đã được trát kín chưa ạ? - Viên trợ lý hỏi.
- Chưa. - Zhivago trả lời rồi lại cúi xuống viết tiếp.
- Sao vậy? Đã đến lúc phải bịt kín rồi.
Zhivago không nói gì vì đang mải viết.
- Đáng tiếc lão Tarasuc không còn ở đây nữa, - Viên trợ lý nói tiếp. - Lão ta có đôi tay quý như vàng. Nào chữa giẩy, sửa đồng hồ. Việc gì cũng làm được tất. Làm giỏi là đằng khác. Dầu sao cũng đã đến lúc phải bịt các cửa sổ lại rồi. Thôi ta đành tự làm lấy vậy…
- Không có mát-tít đâu.
- Thì bác sĩ tự chế ra. Đây, cách chế thế này này. - Và viên trợ lý cắt nghĩa cách làm mát-tít từ dầu gai và phấn viết. - À mà thôi, tôi chỉ quấy rầy ông.
Đoạn ông ta đi sang chỗ cửa sổ khác và loay hoay với các thứ chai lọ cùng tiêu bản giải phẫu của mình. Trời bắt đầu chạng vạng. Được một phút, ông ta lại nói:
- Ông đến hư mắt mất thôi. Tối thế này mà họ chẳng cho ông đèn đóm gì ráo. Ta về thôi.
- Tôi còn làm việc một chút, chừng hai mươi phút nữa.
- Vợ lão ta làm khán hộ ở đây đấy ông ạ.
- Vợ ai kia?
- Vợ lão Tarasuc.
- Tôi biết.
- Còn lão ta, chả ai biết lão ta ở đâu. Lão ta chạy rông khắp thiên hạ. Mùa hè vừa rồi, lão ta có đến thăm tôi hai lần. Có ghé qua bệnh viện. Bây giờ lão ta đang ở một làng quê nào đó. Đang xây dựng đời sống mới. Lão giống như những người lính bolsevich mà ta thường gặp ở ngoài đường phố và trên xe lửa. Bác sĩ có muốn biết nguyên do câu chuyện không? Chuyện lão Tarasuc chẳng hạn? Nó như thế này. Đó là một người thợ hết sức khéo tay và cẩn thận. Chạm tay vào bất cứ việc gì là việc đó trôi chảy, thành công. Ở ngoài mặt trận, lão ta cũng là người đúng như vậy. Lão học đánh nhau như học bất cứ nghề thủ công nào. Lão tỏ ra là một xạ thụ kỳ tài. Trong chiến hào, ở địa điểm phục kích… lúc nào cũng tinh mắt, nhanh tay vào bậc nhất! Lão được thưởng đủ thứ huân chương, không phải vì can trường, mà vì tài bách phát bách trúng. Nói chung, lão ta làm gì cũng làm một cách say mê. Trận mạc lão ta cũng mê. Lão thấy vũ khí là sức mạnh, nên lúc nào lão cũng kè kè khẩu súng. Bản thân lão cũng muốn là một sức mạnh. Người được trang bị khí giới đã không còn giống như mọi người khác. Ngày xưa, những tay thiện xạ như thế dễ trở thành kẻ cướp. Bây giờ cuộc sống thử tước súng của lão xem có tước nổi hay không! Ấy thế mà vừa nghe thấy người ta hô khẩu hiệu "Hãy quay lưỡi lê về phía các ông chủ" và vân vân, lão ta liền quay luôn. Đấy, tất cả nguyên do câu chuyện là ở đấy. Toàn bộ chủ nghĩa Marx là ở đấy. Mà là chủ nghĩa Marx chính cống, chủ nghĩa Marx trăm phần trăm, được rút từ bản thân cuộc sống. Thế ông nghĩ sao?
Viên trợ lý quay lại chỗ của mình và lại loay hoay lắc lắc các loại ống nghiệm. Sau đó ông ta hỏi:
- À, còn tay thợ sửa bếp lò ra sao?
- Cảm ơn ông đã giới thiệu. Một người hết sức lý thú. Chúng tôi đã đàm đạo với nhau gần một tiếng đồng hồ về Hegen(1) và Benedetto Crose (2).
- Có gì lạ đâu! Ông ấy đã đỗ tiến sĩ triết học ở Đại học Tổng hợp Haidenberg. Nhưng còn cái bếp lò?
- Thôi nhắc đến làm gì.
- Vẫn khói lắm à?
- Khói đến là khổ.
- Chắc ông ấy không biết đặt ống khói. Phải gắn kín vào trong lò sưởi, đằng này ông ấy lại đem chĩa ra chỗ cửa sổ thông hơi chứ gì.
- Thì đúng là ông ấy đã gắn vào lò sưởi rồi mà. Nhưng vẫn cứ khói mù mịt.
- Nghĩa là ông ấy không tìm thấy chỗ thoát khói, lại đem lắp vào ống thông gió hoặc ống lấy không khí. Ôi, giá lão Tarasuc còn ở đây thì hay biết mấy! Thôi, bác sĩ đành chịu đựng ít lâu vậy. Cái gì cũng phải có thời gian. Nhóm lò đâu có dễ như chơi dương cầm. Phải học cách nhóm. Bác sĩ đã tích trữ được nhiều củi chưa?
- Lấy đâu ra củi mà tích trữ?
- Tôi sẽ bảo một lão bõ nhà thờ đến gặp bác sĩ. Lão ta chuyên ăn trộm củi. Lão gỡ hàng rào của người ta đem đi bán làm củi đốt. Nhưng tôi dặn trước là phải mặc cả hẳn hoi. Lão ta đòi đắt đấy. Hay là để tôi bảo một mụ chuyên diệt trùng đến.
Họ xuống phòng gửi áo, mặc áo choàng và bước ra đường.
- Tại sao lại một bà chuyên diệt trùng? - Zhivago hỏi. - Nhà tôi chả có rệp đâu.
Rệp thì dính dáng gì đến chuyện này. Thật là ông nói gà, bà nói vịt. Đây là vấn đề củi, chứ không phải vấn đề rệp. Cái mụ chuyên diệt trùng ấy kinh doanh hết thảy mọi thứ. Mụ ta mua nhà và các vách gỗ, kèo cột để dỡ ra làm củi. Một nhà thầu làm ăn đàng hoàng. ấy, bác sĩ cẩn thận kẻo vấp bây giờ. Tối mò mò ra thế này. Ngày trước tôi có thể nhắm mắt đi bất cứ chỗ nào trong khu phố này cũng được. Tôi biết rõ từng viên đá nhỏ. Tôi vốn sinh rương và là thổ công ở đây mà. Nhưng từ dạo người ta bắt đầu phá bỏ các hàng rào thì dù có mở mắt thao láo cũng chả còn biết đâu vào đâu, cứ y như đang ở một thành phố lạ. Được cái là phát hiện ra nhiều thứ lạ. Những ngôi nhà nhỏ kiểu cổ cách đấy hàng trăm năm, nằm giữa các rặng cây, những cái bàn tròn đặt ngoài vườn, những chiếc ghế dài mục nát. Hôm vừa rồi tôi có đi ngang qua một nơi hoang tàn kiểu đó, ở chỗ ngã ba, thấy một bà cụ già ơi là già đang dùng gậy bới đất. Tôi bèn nói: "Chào cố ạ. Lạy Chúa phù hộ cho cố. Cố đào giun đi câu đấy à?" Dĩ nhiên là tôi hỏi đùa. Bà cụ trả lời rất nghiêm trang: "Thưa ông, tôi tìm nấm, chứ không phải đào giun". Mà thực thế thưa bác sĩ, ở thành phố mà như ở nơi rừng rú. Toàn mùi lá mục, mùi nấm.
- Tôi biết chỗ ông nói. Có đúng ở giữa hai phố Serebrianyi (Hàng Bạc) và Monachanovka không nào? Bao giờ đi qua đấy tôi cũng gặp toàn chuyện bất ngờ. Hoặc là gặp một người quen đã hai chục năm chưa thấy mặt, hoặc là bắt được một cái gì đấy. Nghe đồn, ở góc phố người qua lại thường bị chặn đường ăn cướp. Cũng dễ hiểu thôi, chỗ ấy tiện tẩu thoát mà. Tụi bất lương có đến trăm lối dẫn về sào huyệt của chúng ở chợ Smolensk, bây giờ vẫn còn cả đấy. Chúng chỉ việc xông ra cướp giật rồi chạy biến, ở đó mà đuổi!
- Còn những ngọn đèn đường thì quá ư từ mù. Chẳng thế mà người ta vẫn thường nói "đèn với chả đóm". Vấp chân phải, mới biết là cây cột đèn.

Chú thích:
(1) G. V. F. Hegen (1770 - 1831), triết gia Đức nổi tiếng, tác giả phép biện chứng.
(2) B. Crose (1866 - 1952), triết gia duy tâm, sử gia nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động chính trị Ý.



6.
Quả thực bác sĩ Zhivago đã gặp đủ chuyện tình cờ rình rập chàng ở cái ngã ba ấy. Một buổi tối lạnh lẽo cuối thu, trước cuộc giao tranh tháng Mười ít lâu, chàng đã vấp phải một người nằm bất tỉnh ngay vỉa hè, hai tay giang rộng, đầu chúi vào cạnh cột đá chân thõng xuống mép đường. Thỉnh thoảng người ấy lại khẽ rên rỉ. Zhivago thử tìm cách làm cho ông ta tỉnh lại, hỏi khá to, thì ông ta chỉ lắp bắp vài tiếng chẳng rõ đầụ đuôi, rồi lại ngất đi. Đầu ông ta bị thương, chảy máu, nhưng bác sĩ xem qua thấy xương sọ vẫn nguyên vẹn. Hiển nhiên ông ta là nạn nhân của một vụ cướp có hành hung. "Cái cặp. Cái cặp" hai ba lần ông ta thều thào.
Zhivago đến hiệu thuốc gần nhất ở phố Arbat, dùng điện thoại công cộng gọi cho ông già đánh xe đương phiên trực ở bệnh viện Crestovozdvigien và chở người lạ mặt kia về bệnh viện.
Nạn nhân hoá ra là một chính khách nổi tiếng. Bác sĩ Zhivago đã chữa chạy chu đáo cho ông ta, nhờ đó, trong nhiều năm sau, chàng được ông ta che chở, tránh thoát nhiều vụ hiểu lầm phiền phức vào cái thời kỳ đầy những nghi kỵ này.
7.
Hôm ấy là chủ nhật. Bác sĩ Zhivago được nghỉ, không phải đến bệnh viện, tại ngôi nhà ở đường Sipsep, họ đã dọn vào ở ba phòng để đối phó với mùa đông, như Tonia dự liệu.
Trời rét, lộng gió, u ám, tối sầm vì những đám mây tuyết nặng nề sà xuống sát mái nhà. Bếp lò đã được nhóm lửa từ sáng. Khói bắt đầu xông ra.
Niusa cứ loay hoay mãi với những khúc củi ẩm, không chịu bén lửa. Tonia tuy chả hiểu gì về cách nhóm lò, cũng đứng ra chỉ bảo những điều khó hiểu, thậm chí làm cho tình thế rắc rối thêm. Yuri Zhivago vốn biết nên làm thế nào, thấy vậy định xen vào làm, nhưng bị vợ khẽ nắm vai đẩy chàng ra khỏi bếp:
- Mời anh sang phòng anh ngay cho. Người ta đang rối cả ruột gan, anh lại còn vào phá đám nữa. Anh nên biết rằng những lời góp ý của anh chỉ như đổ thêm dầu vào lửa thôi.
- Ô dầu ư, Tonia yêu quý, nếu có dầu thì nhất! Lò sẽ cháy bùng lên ngay. Khổ một nỗi anh chả thấy cả dầu lẫn lửa đâu để mà đổ.
- Bây giờ không phải lúc pha trò. Anh thừa biết rằng có những lúc chẳng có bụng dạ đâu để mà đùa.
Việc nhóm lò không thành đã phá vỡ các kế hoạch ngày chủ nhật. Ai cũng hy vọng sẽ làm xong mọi việc cần thiết trước khi trời chập choạng, để được thảnh thơi cả buổi tối, nhưng bây giờ thì hết cả hy vọng. Bữa trưa sẽ phải ăn muộn, ai định gội đầu bằng nước nóng hoặc mọi dự định khác đều bị huỷ bỏ.
Chẳng mấy chốc khói đã nhiều đến nỗi không tài nào thở nổi nữa. Một luồng gió mạnh lùa khói bay lui vào trong phòng. Một đám mây bồ hóng màu đen lơ lửng giữa nhà như con quái vật rừng sâu trong chuyện cổ tích.
Zhivago xua tất cả mọi người sang hai phòng bên rồi mở cửa sổ thông gió. Chàng rút bớt nửa số củi trong lò ra ngoài, cho vỏ bào và cài mảnh gỗ bạch dương chẻ nhỏ vào giữa các khúc củi còn lại.
Một luồng gió mát lạnh tràn vào qua cửa sổ thông gió. Tấm rèm cửa sổ từ nãy chỉ hơi phập phồng bỗng bay cuộn lên phía trên. Mấy tờ giấy ở trên bàn viết bay lả tả. Gió đóng sập một cánh cửa nào đó ở đằng xa và lùa vào các xó nhà như mèo đuổi chuột, xua số khói còn lại ra khỏi phòng.
Củi đã bén lửa bùng cháy, nổ tanh tách. Ngọn lửa khiến cái bếp lò như thở hổn hển. Trên thành sắt của nó hiện ra những cái vòng tròn đo đỏ, như các vết trên mặt bệnh nhân lao phổi. Khói mỏng dần rồi hết hẳn trong phòng.
Căn phòng sáng hẳn lên. Mấy cái cửa sổ, cách đây ít ngày được Yuri Zhivạgo bịt kín theo lời chỉ dẫn của viên trợ lý, bắt đầu đổ mồ hôi. Mùi mát-tít ngầy ngậy và âm ấm lan đi như sóng. Những thanh củi cưa nhỏ chất cạnh bếp lò cho khô cũng bắt đầu toả mùi: mùi đắng và hắc làm ngứa cổ họng của vỏ thông và mùi thơm thơm như nước hoa tắm của gỗ dương còn tươi.
Lúc ấy ông Nicolai xộc vào phòng, nhanh như luồng gió lùa qua cửa sổ, và báo tin:
- Ngoài phố đang đánh nhau. Chiến sự đang diễn ra giữa bọn học sinh sĩ quan ủng hộ Chính phủ lâm thời với những binh lính đồn trú theo phe bolsevich. Đụng độ xảy ra khắp nơi, quân khởi nghĩa có vô số cơ sở. Trên đường tới đây, hai, ba lần tôi bị rơi vào giữa chỗ đang bắn nhau, một lần ở góc phố Bolsaia Dmỉtrovka và một lần nữa ở Nikita. Bây giờ không thể đi thẳng, mà phải len lỏi vòng tránh. Yuri này, cháu hãy mặc quần áo vào, khẩn trương lên, ta đi ra phố. Phải ra mà coi. Đó là lịch sử. Cả đời mới có một lần thôi.
Nói thế, nhưng ông lại ngồi ba hoa đến gần hai tiếng đồng hồ, sau đó họ dùng bữa trưa. Lúc ông sửa soạn ra về, kéo bác sĩ Zhivago đi theo, thì Misa Gordon tới. Anh ta cũng bay vào như cha Nicolai lúc nãy, và cũng đem đến các tin tương tự.
Nhưng các biến cố trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua đã tiến triển xa hơn. Có thêm các chi tiết mới. Misa nói rằng người ta bắn nhau mỗi lúc một dữ và có những người đi đường bị chết vì đạn lạc. Theo lời anh ta, giao thông đường phố đã ngừng trệ. Anh ta lọt được tới đây là một phép lạ, nhưng đường về đã bị tắc hẳn rồi.
Cha Nicolai không tin, thử ló mặt ra đường xem sao, nhưng một phút sau đã quay vào. Ông nói không có lối ra khỏi đoạn phố này, đạn cứ bay vèo vèo, làm lở cả vôi gạch ở các góc nhà . Chẳng thấy bóng ai ngoài đường. Mọi sự lưu thông trên vỉa hè đều bị gián đoạn.
Mấy ngày ấy, bé Xasa lại bị cảm lạnh.
- Tôi đã nói hàng trăm lần là dừng cho nó lại gần lò sưởi như thế! - Zhivago tức giận la lên. - Nóng quá còn tai hại gấp trăm lần khi lạnh.
Bé Xasa bị đau họng và sốt cao. Điểm nổi bật khi lên cơn sốt là nỗi kinh sợ bí ẩn, phi tự nhiên trước lúc ói mửa và dường như luôn luôn nó tưởng sắp bị nôn oẹ.
Nó cứ gạt tay Yuri Zhivago cầm cái ống soi thanh quản ra, mím chặt miệng lại mà ậm oẹ trong cổ họng nó. Dỗ dành hay đe doạ chán cũng chẳng ăn thua gì. Chợt nó vô ý há to miệng ngáp dài một cách dễ chịu. Lợi dụng cơ hội ấy, nhanh như chớp, Zhivago nhét ngay chiếc muỗng nhỏ vào miệng con, đè lưỡi nó xuống một chút và kịp thấy họng nó đỏ như trái dâu và các hạch trong họng bị sưng lên, có màng che. Hiện tượng ấy khiến chàng lo ngại.
Một lát sau, cũng bằng động tác lợi dụng cơ hội như lúc trước, chàng lấy ra được một chút màng. Giáo sư Alexandr Gromeko có kính hiển vi. Chàng mượn kính và tự mình làm xét nghiệm một cách chật vật. May thay, không phải bệnh bạch hầu.
Nhưng vào đêm thứ ba, bé Xasa bị một cơn bệnh bạch hầu giả. Người thằng bé nóng như than, nó thở khó nhọc, trông đến tội nghiệp. Zhivago không nỡ nhìn con đang bị bệnh hành hạ, vì bất lực chẳng biết làm cách nào giảm nỗi đau đớn cho nó. Tonia thì cứ tưởng con sắp chết. Hai vợ chồng thay nhau bồng Xasa đi đi lại lại trong phòng, và cơn sốt của nó dịu dần.
Phải kiếm sữa, nước suối khoáng hay soda cho nó uống để nó toát mồ hôi, hạ nhiệt. Nhưng lúc này, ngoài phố, cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt. Tiếng súng, kể cả đạn trái phá, cứ nổ không ngớt. Giả dụ Zhivago có liều mạng vượt qua khu vực giao chiến, thì chàng cũng sẽ chẳng bắt gặp sự sống. Trong lúc tình thế chưa được xác định thật rõ ràng, mọi sinh hoạt trên khắp thành phố đều hoàn toàn ngừng trệ.
Nhưng tình hình cũng đã rõ. Đâu đâu cũng nghe đồn rằng phe công nhân đang thắng thế. Các toán học sinh sĩ quan lẻ tẻ vẫn chống cự, nhưng đã bị cô lập và mất hẳn liên lạc với bộ chỉ huy của chúng.
Khu phố Sipsep nằm trong phạm vi kiểm soát của những đơn vị cách mạng đang từ khu vực Drogonilov tấn công về phía trung tâm thành phố. Những người lính từng chiến đấu với quân Đức và những thiếu niên công nhân nấp trong chiến hào mới đào ở ngoài đường đã biết mặt dân chúng ở các nhà xung quanh và đã thân mật đùa cợt với những người ngấp nghé ở cổng hoặc bước ra đường. ỏ khu vực này của thành phố, giao thông được phục hồi.
Bấy giờ Nicolai và Misa, bị kẹt ba ngày đêm ở nhà Zhivago, mới rời khỏi nơi tạm trú bất đắc dĩ Zhivago vui mừng vì sự có mặt của họ trong thời gian bé Xasa đau nặng, còn Tonia cũng bỏ qua cho sự luộm thuộm mà họ gây ra khiến sinh hoạt gia đình thêm lộn xộn. Nhưng để cảm ơn lòng hiếu khách, cả hai người ấy lại tưởng họ có bổn phận phải nói chuyện luôn miệng để làm vui lòng chủ nhà, thành thử sau ba ngày chuyện phiếm Zhivago đã mệt đến nỗi chàng lấy làm mừng rỡ khi chia tay với họ.

8.
Họ được biết hai vị khách đã lần về đến nhà bình an vô sự mặc dù chính trong quá trình phối kiểm ấy, họ nhận thấy những lời giải thích rằng tình hình đã lắng dịu và lạc quan quá sớm. Chiến sự vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác nhau, một số nơi vẫn chưa qua lại được, bác sĩ Zhivago cũng chưa thể đến bệnh viện. Chàng bứt rứt muốn trở lại với công việc và với tập bản thảo cuốn "Trò chơi" cùng nhiều ghi chép y thuật cất trong ngăn kéo bàn ở phòng bác sĩ điều trị: Chỉ trong phạm vi một vài nơi, buổi sáng, mọi người mới ra phố mua bánh mì ở gần nhà. Hễ thấy ai đi ngược về phía mình tay xách mấy chai sữa, là người ta lại xúm tới hỏi xem có thể kiếm ra sữa ở đâu.
Thỉnh thoảng tiếng súng lại rộ lên khắp thành phố, dám đông lại chạy toán loạn. Ai cũng đoán rằng đôi bên đang điều đình với nhau và diễn biến suôn sẻ hay trục trặc của cuộc thương lượng được thể hiện qua cường độ tăng hay giảm của các loạt đại bác.
Một hôm vào cuối tháng mưởi theo lịch cũ, khoảng mười giờ đêm, Zhivago đang rảo bước trên đường phố, cũng không có gì cần thiết lắm: chàng chỉ đến thăm một bạn đồng nghiệp làm cùng bệnh viện, sống ở gần nhà chàng. Quãng phố này thường ngày rất nhộn nhịp, thế mà bây giờ hầu như vắng tanh. Hoạ hoằn lắm mới gặp một người qua lại.
Zhivago bước nhanh. Tuyết đầu mùa đang rơi lất phất, thưa thớt, nhảy múa theo làn gió mỗi lúc một thổi mạnh và cuối cùng, ngay trước mắt Zhivago, biến thành một trần cuồng phong.
Chàng lầm lũi đi qua nhiều phố nhỏ đến nỗi không nhớ đã đi được bao xa, bỗng tuyết ập xuống rất dày và một cơn bão tuyết nổi lên, thứ bão tuyết nếu ở ngoài đồng trống sẽ rìu rít tràn ào ào, khắp mặt đất, còn trong thành phố chật hẹp thì cứ quẩn quanh như kẻ lạc đường.
Có một cái gì tương tự đang diễn ra trong thế giới tinh thần và thế giới vật chất, ở gần và ở xa, trên mặt đất và giữa không trung. Đây đó vẳng lên những loạt súng cuối cùng, lẻ loi của một cuộc kháng cự đã bị bẻ gãy. Đây đó, phía chân trời, bập bùng thoi thóp ánh lửa tàn của các đám cháy lớn. Bão tuyết cứ dồn đuổi và cuốn các bông tuyết thành vòng tròn, thành hình nón như thế ngay dưới chân Zhivago, suốt dọc đường phố và vỉa hè ướt át.
Ở một ngã tư, chú bé bán báo, nách kẹp xấp báo vừa in xong, chạy vượt qua cạnh chàng, miệng rao to: "Tin cuối cùng đây!"
- Khỏi trả lại tiền thừa! - Zhivago bảo chú bé. Thằng bé loay hoay mãi mới bóc được ra khỏi tập báo một tờ chưa ráo mực, giúi vào tay Zhivago rồi biến đi giữa cơn bão, cũng chớp nhoáng như lúc chú hiện đến từ trong cơn bão.
Bác sĩ bước tới châm một cột đèn cách đó hai bước để ngó qua, ngay lập tức, những hàng tít lớn.
Đây là tờ tin nhanh, chỉ in có một mặt giấy, đăng bản thông báo của Chính phủ từ Petersburg về việc thành lập Hội đồng Dân uỷ, thiết lập chính quyền Xô viết và nền chuyên chính vô sản trên toàn cõi nước Nga. Tiếp đó là những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền mới và những mẩu tin khác nhau từ các nơi gửi về bằng điện tín và điện thoại.
Bão tuyết quất vào mắt bác sĩ Zhivago và phủ một lớp tuyết xám xào xạc lên các dòng chữ in. Nhưng không phải cái đó khiến chàng hoa mắt. Sự cao cả và bất diệt của giây phút đó khiến chàng xúc động mãnh liệt đến ngơ ngác.
Để có thể đọc hết bản thông cáo, chàng nhìn tứ phía để tìm một chỗ sáng sủa, khuất gió. Thì ra chàng lại đang đứng ở cái ngã tư ma quái của mình, ở góc phố Serebrian (Hàng Bạc) và Monchanovka, cạnh cổng một toà nhà năm tầng, cửa ra vào lắp kính và một tiền sảnh rộng thênh thang có ánh điện.
Chàng bước vào tận cuối tiền sảnh và đứng dưới một ngọn đèn điện, chăm chú đọc các bức điện tín. Phía trên đầu chàng có tiếng bước chân. Ai đó đang đi xuống cầu thang, chốc chốc lại dừng chân như ngập ngừng.
Quả vậy, người ấy đã đổi ý, chạy trở lên. Đâu đó có tiếng cửa mở, rồi vang lên hai giọng nói cứ oang oang trong lòng cầu thang nên không thể phân biệt giọng đàn ông hay đàn bà. Sau đó cánh cửa đóng sập vào và bước chân cũ lại chạy xuống, lần này nghe quả quyết hơn nhiều.
Zhivago vẫn dán mắt vào tờ báo. Chàng không định ngẩng lên quan sát người lạ. Nhưng người ấy xuống đến chân cầu thang thì đứng sững lại, nên Zhivago phải ngước mắt nhìn xem sao.
Trước mặt chàng là một thanh niên khoảng mười tám tuổi mặc chiếc áo da hươu, lông lộn ra ngoài như loại áo vẫn thấy ở Sibiri, đầu đội chiếc mũ cùng một thứ lông và da như vậy Cậu ta có nước da ngăm ngăm và cặp mắt nhỏ của dân Kirgizia. Khuôn mặt ấy có vẻ quý phái, thứ tia sáng ánh qua mới mắt và một sự tế nhị kín đáo mà người ta thường thấy ở những người lai.
Cậu ta rõ ràng nhận lầm Yuri Zhivago với một người nào đấy cứ bối rối e ngại nhìn bác sĩ, tựa hồ cậu ta biết chàng là ai nhưng không dám lên tiếng. Để chấm dứt sự ngộ nhận ấy, Zhivago nhìn cậu ta bằng ánh mắt lạ lùng, làm tiêu tan ý định gần gũi…
Cậu ta lúng tứng, không dám nói một lời, đi ra cổng. Tới cửa kính, cậu ta ngoảnh lại nhìn Zhivago một lần nữa, đoạn mở cánh cửa kính nặng nề, lung la lung lay, rồi khép lại đánh sầm và bước ra đường.
Mươi phút sau, Yuri Zhivago cũng ra theo. Chàng đã quên hẳn cậu thanh niên kia và anh bạn đồng nghiệp mà cậu định tới thăm. Tâm trí chàng chứa đầy những điều vừa đọc nên chàng quay về nhà luôn. Trên đường về, có một sự việc, một chi tiết sinh hoạt vụn vặt nhưng giữa những ngày ấy lại có ý nghĩa quan trọng khôn lường, đã thu hút toàn bộ sự chú ý của Zhivago.
Số là khi gần về tới nhà, trong bóng tối chàng vấp phải một đống ván gãy và cây khô nằm chình ình giữa vỉa hè, sát ra tới mép đường. Ở khúc này có một công sở, chắc mởi được cung cấp chất đốt dưới hình thức tháo gỡ một ngôi nhà gỗ ở ngoại ô đem về đốt. Các cây gỗ để trong sân không hếtí người ta bèn chất tạm ngoài vỉa hè. Một người khoác súng canh giữ, đi đi lại lại trong sân và thỉnh thoảng mới ra phố để dòm chừng đống ván gỗ ấy.
Không nghĩ ngợi lôi thôi, Yuri Zhivago nhắm lúc tay lính gác quay vào sân và một cơn gió vừa thổi tung lên một đám tuyết mù mịt, chàng liền lẻn sang phía bên kia đống gỗ, chỗ có bóng tối, xa ánh đèn đường, và từ từ lay lay rút ra một cây gỗ nặng nằm gần sát mặt đất. Vất vả lắm chàng mới lôi nó ra khỏi đống gỗ và vác được lên vai, nhưng lúc ấy chàng không thấy nó nặng nữa (của phi nghĩa không nặng), đoạn chàng len lén men dọc các bức tường nằm trong bóng tối mà đem cây gỗ về nhà an toàn.
Cây gỗ kiếm được thật đúng lúc: nhà đã hết sạch cả củi. Nó được cưa và chẻ nhỏ thành một đống củi vụn. Yuri Zhivago ngồi xổm nhóm lò. Chàng ngồi lặng lẽ trước cánh cửa nhỏ chiếc lò đang rung rung và khẽ kêu ken két, trong lúc giáo sư Alexandr Gromeko kéo chiếc ghế bành lại gần bếp lò để ngồi sưởi, Yuri Zhivago rút tờ báo trong túi áo vét, chìa cho nhạc phụ và hỏi:
- Ba đã xem chưa? Đây, ba ngắm đi. Ba đọc đi.
Chàng tiếp tục ngồi xổm cời cời các hòn than trong bếp lò vừa nói to với chính mình:
- Một cuộc giải phẫu tuyệt vời! Cầm dao lên và chỉ bằng một nhát cắt khéo léo đã xẻo biến ngay đo cái ung nhọt thối tha lâu ngày. Một bản án giản dị, không chút úp mở, khai tử luôn cái sự bất công bao thế kỷ nay vẫn quen được người ta quy luỵ, vâng dạ. Cách thực hiện triệt để, đến cùng, không run sợ ấy có một cái gì rất gần gũi với dân tộc, rất Nga, vốn quen thuộc từ lâu. Một cái gì quang minh chính đại vô điều kiện của Puskin, một sự trung thành không chút xun xoe đối với sự kiện có thực theo kiểu Tolstoy.
- Puskin à? Anh vừa bảo sao? Hượm đã. Đợi tôi đọc xong đã nào. Tôi đâu có thể vừa đọc vừa nghe, - giáo sư Alexandr Gromeko ngắt lời chàng rể, vì ông tưởng rằng những lời độc thoại của Yuri Zhivago là nói với ông.
- Ở đây cái chính là thiên tài. Giả sử ai đó được giao nhiệm vụ tạo lập một thế giới mới, mở đầu một kỷ nguyên mới, hẳn thế nào người ấy cũng đòi trước hết người ta phải dọn sạch chỗ trước đã. Hẳn người ấy sẽ chờ cho kỷ nguyên cũ chấm dứt đã, rồi mới bắt tay xây dựng kỷ nguyên mới, hắn người ấy cần con số chẵn, một trang mới tinh.
Đằng này khỏi cần nghi thức, xin mời, có ngay! Điều chưa từng thấy này, phép thần kỳ của lịch sử này, sự khởi đầu này bùng ra ngay giữa khối đậm đặc của cuộc sống thường ngày đang tiếp diễn, không cần để ý tới diễn tiến của nó. Phép lạ ấy được khởi xuất không phải từ đầu, mà từ lúc giữa, khỏi cần định trước thời hạn, vào ngày bất kỳ trong một tuần lễ, trong lúc các chuyến tàu điện đang hối hả chạy trên đường phố. Thế mới kỳ tài chứ. Chỉ cái gì vĩ đại nhất mới không hợp thời hợp chỗ như vậy.

9.
Mùa đông đã tới, đúng như người ta dự đoán. Nó không đến nỗi ghê sợ như hai mùa đông tiếp sau, nhưng đại loại cũng như vậy, một mùa đông tối tăm, đói kém, rét mướt, phá vỡ những gì đã quen và xây dựng lại mọi nền tảng của tồn tại, buộc con người phải có những nỗ lực ghê gớm để bám giữ lại cuộc sống đang trơn trượt.
Ba mùa đông liên tiếp, ba mùa đông kinh khủng như thế nối theo nhau và không phải tất cả những gì mà hiện nay ta tưởng là xảy ra vào cuối năm 1917 - đầu năm 1918, đều xảy ra vào thời ấy thực sự là xảy ra muộn hơn. Ba mùa đông liên tiếp ấy hoà lẫn vào nhau, nên ta khó lòng tách riêng chúng ra được.
Cuộc sống cũ và trật tự mới vẫn chưa trùng hợp nhau. Giữa chúng tuy vẫn chưa có sự đối nghịch dữ dội, như một năm sau, trong thời nội chiến, nhưng thiếu hẳn mối liên hệ. Đó là hai bình diện riêng biệt, đối diện nhau, không úp lên nhau được Việc bầu lại ban quản trị diễn ra ở khắp nơi: trong các khu nhà các loại tổ chức, ở nơi làm việc, ở các công sở lo thực hiện các dịch vụ cho dân cư. Thành phần các ban quản trị được thay đổi. Người ta bắt đầu bổ nhiệm vào mọi được các chính uỷ có thẩm quyền vô hạn, những người có ý chí gang thép, mặc áo da đen, được trang bị súng ngắn và các biện pháp đe doạ, râu ít khi cạo mà ngủ lại càng ít hơn.
Các vị chính uỷ ấy biết quá rõ hạng tiểu tư sản thị dân, bọn "cạo giấy" ở các công sở, những kẻ nhỏ nhen khúm núm sợ sệt và họ cư xử với bọn người ấy khồng chút nể nang thương hại, cứ mỉa mai độc địa như thể bọn người ấy là những tên ăn cắp bị bắt quả tang.
Các vị ấy thao túng, điều khiển mọi việc, theo chương trình của họ quy định, các xí nghiệp lần lượt được bolsevich hoá.
Bệnh viện Xiển Dương Thánh Giá (Crestovozdvigien) bây giờ đổi tên thành bệnh viện "Cải tổ số 2" với nhiều thay đổi. Một số nhân viên bị sa thải. Một số tự bỏ việc vì thấy rằng làm ở đây chẳng lợi lộc gì. Đấy là những bác sĩ hái ra tiền nhờ có phòng mạch hợp mốt, là con cưng của giới thượng lưu, khéo mồm khéo miệng theo kiểu "mồm miệng đỡ chân tay".
Họ không quên làm cho sự bỏ việc vì lợi ích riêng ấy của họ mang ý nghĩa biểu tình phản đối, ra cái điều xuất phát từ ý thức công dân và họ bắt đầu lên mặt khinh bỉ, thậm chí tẩy chay, những người ở lại. Trong số những người ở lại, bị khinh bỉ, có bác sĩ Zhivago.
Tối tối, hai vợ chồng Zhivago thường trao đổi với nhau những câu đại loại như thế này:
- Em nhớ thứ tư này đến tầng hầm trụ sở Hội bác sĩ nhận khoai ướp lạnh nhé. Hai bao kia đấy. Anh sẽ hỏi lại xem vào giờ nào anh có thể rời bệnh viện để giúp em một tay. Phải hai người mới đẩy nổi một chiếc xe bằng ván trượt.
- Được rồi, còn kịp chán, anh ạ. Anh xếp dọn nhanh lên mà đi nằm. Khuya rồi đấy. Đằng nào cũng không thể làm hết mọi công việc. Anh cũng nên nghỉ ngơi đôi chút.
- Bệnh dịch đang lan tràn. Mọi người đều suy nhược, nên sức chống chọi bệnh tật có yếu đi. Trông ba và em gầy quá. Mình phải làm một cái gì. Nhưng cụ thể là gì kia chứ? Chúng mình chưa giữ gìn sức khỏe cẩn thận. Phải cẩn thận hơn em ạ. Em này, em ngủ chưa đấy?
- Chưa.
- Anh không sợ cho anh, anh khỏe như vậy, có sức chịu đựng nhưng nói dại, lỡ chẳng may anh ngã bệnh, thì em chớ có dại dột để anh nằm ở nhà nhé. Phải đem đến bệnh viện ngay lập tức.
- Đừng nói gở, anh yêu! Cầu Chúa phù hộ cho anh. Ai lại đi dại mồm dại miệng như thế?
- Em nên nhớ bây giờ chẳng còn ai tử tế, chẳng còn bạn bè gì. Những người am hiểu lại càng ít hơn. Nếu có chuyện gì xảy ra, chớ nên tin cậy ai, ngoài Pichuskin. Dĩ nhiên, nếu ông ấy không bị sao. Em chưa ngủ đấy chứ?
- Chưa…
- Bọn đê tiện, chúng tự bỏ việc vì tư lợi, thế mà bây giờ còn mở mồm bảo là chúng có tinh thần ái quốc và tính nguyên tắc. Gặp mình, chúng giơ tay bắt đã là khá lắm. "Ông vẫn phục vụ bọn họ à?". Và chúng cau mặt cau mày. Anh đáp: "Phải, tôi vẫn phục vụ đấy, và nói ông thứ lỗi cho, chứ tôi rất kiêu hãnh chịu đựng các thiếu thốn của chúng tôi và tôi kính trọng những người đang cho chúng tôi cái vinh dự được chịu đựng các thiếu thốn ấy".
10
Một thời gian dài, món ăn thường xuyên của phần đông dân chúng là cháo kê và súp đầu cá trích. Mình cá trích đem rán lên làm món chính của bữa ăn. Người ta ăn lúa mạch đen chưa xay và lúa tiểu mạch để nguyên hạt. Người ta dùng chúng nấu cháo.
Một bà vợ giáo sư quen biết Tonia có dạy nàng cách hấp bánh mì ở ngăn dưới của lò sưởi. Số bánh dư sẽ đem bán, lấy tiền bù cho khoản chi phí sử dụng lò sưởi, "như ngày xưa" người ta vẫn làm. Việc đó sẽ tránh cho ta khỏi phải dùng loại bếp lò vừa khói mù khói mịt, vừa không tạo đủ hơi ấm để sưởi, vừa chóng nguội.
Tonia hấp bánh rất ngon, nhưng "chương trình thương mại" chẳng ăn thua gì. Rối cuộc đành từ bỏ các kế hoạch viển vông đó và lại quay về với cái bếp lò nhỏ. Đời sống của gia đình Zhivago rất chật vật…
Một buổi sáng, bác sĩ Zhivago đi làm như thường lệ. Nhà chỉ còn có mỗi hai thanh củi, Tonia mặc chiếc áo lông, dạo này nàng yếu đi nhiều, nên tuy mặc áo lông mà nàng vẫn rét run kể cả những ngày ấm trời, và ra phố "tìm nguồn tiếp tế".
Nàng đi lang thang nửa giờ trong các phố lân cận nơi thỉnh thoảng có những người nhà quê ở vùng ngoại ô Moskva mang rau và khoai tây ra bán. Tìm được họ không dễ, vì nông dân đem thực phẩm đi bán sẽ bị bắt giữ.
Cuối cùng nàng cũng tìm được hàng. Một anh chàng lực lưỡng, mặc chiếc áo acmăc đi theo Tonia, đẩy một chiếc xe trượt tuyết trông nhẹ như đồ chơi, cẩn thận ngó trước ngó sau rồi theo nàng quành ra góc phố, vào tận trong sân nhà nàng.
Trong hòm xe bằng gỗ đoạn, có tấm vải gai che kín một đám củi bạch dương. Các thanh củi này không lớn gì hơn những thanh lan có thể ở các trang trại kiểu cổ mà người ta thường thấy trên những tấm hình chụp từ thế kỷ trước. Tonia biết giá trị của các thanh củi ấy: tiếng là gỗ bạch dương thật đấy, nhưng đám củi này thuộc loại tồi nhất, lại còn tươi nguyên, dùng nhóm lò ngay không ổn. Tuy nhiên, chẳng còn gì khác để mà chọn lựa, suy tính thiệt hơn.
Anh chàng nhà quê ấy ôm năm, sáu chuyến thì hết số củi lên tầng trên vào đổi lại anh ta lễ mễ vác chiếc tủ gương nho nhỏ của Tonia, xếp lên xe chở về làm quà cho cô vợ trẻ. Trong lúc thoả thuận về giá cả số khoai anh ta sẽ mang ta kỳ tới, anh ta cứ nhìn chằm chằm vào chiếc dương cầm kê cạnh cửa.
Lúc Zhivago về, chàng không có ý kiến gì về khoản đổi chác của vợ. Giá đem cái tủ gương kia chẻ ra làm củi còn có lợi và hợp lý hơn, nhưng hai vợ chồng không đang tâm làm như thế.
- Có mảnh giấy ở trên bàn, anh đọc chưa? - Tonia hỏi.
- Của ông giám đốc bệnh viện phải không? Anh biết rồi, người ta đã nói với anh. Họ mời anh đi thăm một phụ nữ bị bệnh. Nhất định anh sẽ đi, nhưng để anh nghỉ một lát đã.
- Cũng khá xa kia đấy mãi tận cổng Khải Hoàn. Anh có địa chỉ rồi.
- Họ đề nghị trả công bác sĩ đến là lạ. Anh đọc chưa? Anh cứ đọc thì biết. Họ sẽ trả một chai cônhắc của Đức hoặc một đôi bít-tất phụ nữ, cho việc thăm bệnh. Tưởng báu bở lắm! Họ là hạng người nào nhỉ? Thật là khiếm nhã và chẳng hiểu gì về cuộc sống hiện tại. Chắc là đám buôn lậu mới phất lên.
- Đúng, chắc là dân cung ứng.
Cùng với các chủ xí nghiệp tô nhượng, các đại lý, "nhà cung ứng" là tên gọi những nhà kinh doanh nhỏ theo kiểu tư nhân. Chính phủ đã cấm tư nhân buôn bán, nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn gay gắt, Nhà nước có phần nới lỏng cho họ bằng cách ký hợp đồng để họ cung ứng các mặt hàng khác nhau.
Trong số họ, không có các chủ hãng hoặc chủ nhà máy cỡ lớn đã bị phế truất. Sau cú đòn trời giáng, các vị này đã không còn khả năng ngóc đầu ngóc cổ lên được nữa. Nhà cung ứng bao gồm những nhà kinh doanh làm ăn có tính chất nhất thời, những kẻ từ dưới đáy xã hội phất lên nhờ chiến tranh và cách mạng, những dân mới vào nghề, không rõ nguồn gốc xuất thân.
Zhivago uống một ly nước nóng pha chút sữa với đường hoá học, rồi đi thăm bệnh nhân nọ.
Vỉa hè và đưởng phố ngập dưới một lớp tuyết dày, phủ kín toàn bộ mặt đường từ dãy nhà nọ sang dãy nhà kia. Có chỗ tuyết ngập lên tới ngang cửa sổ các tầng trệt. Trên mặt đất mênh mông ấy, có những bóng người vất vưởng âm thầm đang vác trên vai hoặc kéo trên xe trượt một ít lương thực thực phẩm gì đó. Hầu như không gặp một chiếc xe ngựa nào.
Đây đó trên mặt tiền một vài ngôi nhà vẫn còn treo các biển hàng cũ. Đằng sau các tấm biển ấy, những tấm biển nay không còn phù hợp với nội dung quảng cáo của chúng, là các hợp tác xã,, các hãng tiêu thụ đóng cửa im lìm, với những dãy cửa sổ giăng lưới sắt hoặc bịt kín, bên trong rỗng tuếch.
Các nơi ấy đóng cửa chẳng những vì không có hàng hoá, mà còn vì công cuộc sắp xếp lại mọi mặt đời sống, trong đó việc buôn bán, mới chỉ được thực hiện trên những nét lớn, chứ chưa động chạm tới các đơn vị riêng biệt, nhỏ bé như các thứ hợp tác xã tiêu thụ này.
11
Ngôi nhà có người bệnh mời bác sĩ Zhivago đến nằm ở cuối đường Brets, gần trại lính Tver.
Đó là một toà nhà lâu đời bằng gạch, xây theo kiểu trại lính đằng sau có sân với ba dãy nhà ngang, làm bằng gỗ, chạy dọc bức tường hậu cuối sân.
Hôm nay ở đây có cuộc họp đã được ấn định trước của hết thảy những người thuê nhà, với sự hiện diện của một vị nữ đại diện cho Xô viết quận. Họ đang ngồi họp, bỗng có một tiếu ban quân sự ập tới kiểm tra giấy phép giữ khí giới và tịch thu những vũ khí không khai báo. Viên chỉ huy tiểu ban dề nghị vị nữ đại biểu cứ ở lại, ông ta quả quyết rằng việc kiểm soát sẽ không chiếm mất nhiều thời gian, làm xong ở căn hộ người nào thì người ấy sẽ trở lại dự họp như thường.
Khi Zhivago tới cổng nhà đó thì cuộc kiểm soát đã sắp xong, trừ căn hộ có người bệnh đang chờ bác sĩ tới thăm. Một anh lính đeo súng đứng gác ở cầu thang dẫn lên hàng hiên nhất định không cho Zhivago đi qua, nhưng viên chỉ huy đã xuống can thiệp. Ông ta ra lệnh không được gây khó dễ với bác sĩ và đồng ý chờ bác sĩ khám bệnh xong mới kiểm soát căn hộ ấy.
Chủ căn hộ ra đón bác sĩ là một thanh niên lễ phép, có nước da hơi ngăm ngăm, tai tái và cặp mắt đen rầu rĩ. Anh chàng xúc động vì nhiều lý do: vì vợ ốm, vì sắp bị khám nhà, vì lòng kính sợ cố hữu của anh ta đối với y học và các đại diện của nọ. Để bác sĩ đỡ tốn công và đỡ mất thời gian, anh ta cố trình bày thật vắn tắt, nhưng chính sự hấp tấp ấy lại làm cho lời nói của anh ta dài dòng và thiếu mạch lạc.
Căn hộ chất dầy thứ đồ vật hổ lốn, có thứ rất sang trọng, có thứ chẳng ra gì, toàn là những thứ mua vội vã, xô bồ để tích trữ với hy vọng sau này bán được giá. Các thứ đồ gỗ thì không đủ bộ, được bổ sung bằng một vật đơn lẻ, trông thật là khập khiễng.
Chủ nhà cho rằng vợ anh ta mắc một thứ bệnh tâm thần nào đó vì quá sợ hãi. Với bao nhiêu chi hết vô ích và lòng vòng, chàng ta kể rằng có người đem bán rất rẻ cho vợ chồng anh ta một chiếc đồng hồ đánh chuông cổ kính đã hỏng, từ lâu không còn chạy nữa. Vợ chồng anh ta mua nó, vì đấy là một kỳ công của kỹ nghệ đồng hồ, một vật hiếm có (anh chàng thậm chí dẫn bác sĩ sang phòng bên để chỉ cho bác sĩ xem), họ cũng chẳng tin rằng có thể sửa được. Thế rồi đùng một cái, chiếc đồng hồ bao nhiêu năm nay chẳng được lên dây tự dưng lại chạy, đánh hết cả một bài chuông, một bài tiểu bộ vũ khúc phức tạp, rồi chết luôn. Cô vợ sợ quá, chủ nhà nói, vì nhất quyết rằng giờ tận số của cô ta đã điểm, và thế là bây giờ cô ta nằm liệt giường, mê sảng chẳng chịu ăn uống gì và cũng không nhận ra chồng nữa.
- Vậy là anh cho rằng vợ anh bị chấn động thần kinh chứ gì? bác sĩ Zhivago hỏi, giọng nghi ngờ. - Anh hãy dẫn tôi lại chỗ người bệnh.
Họ sang phòng kế bên, nơi có treo một bộ đèn chùm bằng sứ kê hai cái tủ nhỏ bằng gỗ hồng sắc ở hai bên chiếc giường đôi to rộng. Một phụ nữ nhỏ bé, mắt đen và to, nằm sát mép giường, chăn đắp lên quá cằm. Thấy hai người vào, chị ta rút cánh tay ra khỏi chăn và phác một cử chỉ xua đuổi khiến ống tay áo ngủ tuột xuống tận nách. Chị ta không nhận ra chồng, và khẽ hát một bài hát buồn nào đó bằng giọng não nề đến mức chị ta cũng khóc oà lên, rồi vừa sụt sịt như trẻ con, vừa nằng nặc đòi "về nhà". Bác sĩ tìm hết cách để lại gần chẩn bệnh nhưng đều bị chị ta quay lưng lại và không cho đụng tới người.
- Đáng lẽ phải khám cẩn thận,- bác sĩ Zhivago bảo anh chồng, - nhưng thôi, tôi đã rõ cả rồi. Đây là bệnh sốt phát ban, và thuộc dạng tương đối nặng. Nó đang hành hạ chị ấy, khổ thân. Tôi khuyên anh nên đưa chị ấy đến bệnh viện. Đây không phải là vấn đề tiện hay không tiện, - tôi biết anh có thể săn sóc chị ấy chu đáo ở nhà - mà là vấn đề bác sĩ thường xuyên theo dõi, một việc rất cần thiết trong hai ba tuần đầu.
Anh có tìm được phương tiện đưa chị ấy tới bệnh viện hay không? Một chiếc xe ngựa hoặc vạn bất đắc dĩ thì thuê xe kéo cũng tạm được. Dĩ nhiên, phải đắp chăn kín cho chị ấy trước khi đưa ra xe. Để tôi viết cho anh một giấy nhận vào bệnh viện.
- Dạ được. Tôi sẽ cố lo. Nhưng hượm đã. Thưa có đúng là bệnh sốt phát ban không ạ? Nếu thế thì khủng khiếp quá!
- Đáng tiếc, đúng bệnh ấy.
- Tôi sợ sẽ mất nhà tôi, nên để nhà tôi đi. Bác sĩ không thể điều trị cho cô ấy ở nhà bằng cách thường xuyên tới đây được ư? Tôi sẵn sàng trả công tuỳ ý bác sĩ chọn.
Tôi đã giải thích với anh rồi. Bệnh này cần được theo dõi liên tục. Anh hãy nghe tôi. Tôi khuyên anh một điều rất hay như thế này nhé, anh hãy kiếm cho bằng được một chiếc xe ngựa với bất cứ giá nào, tôi sẽ viết giấy chứng nhận cho anh mang theo. Tốt nhất, nên làm việc ấy ở trụ sở ban quản lý khu nhà này. Giấy chứng nhận cần có con dấu của ban quản lý và vài thủ tục khác nữa.
12.
Sau khi bị vặn hỏi và khám nhà, bà con thuê nhà lại lục tục mặc áo choàng và quàng khăn ấm quay trở lại căn phòng không có lò sưởi trước kia là kho để trứng, bây giờ là trụ sở của ban quản lý nhà ở đầu phòng có một chiếc bàn giấy và vài cái ghế tựa không thể đủ chỗ cho ngần ấy người ngồi. Người ta lấy những hòm rỗng, vốn để đựng trứng, lật úp xuống, xếp thành một hàng ghế dài hình vòng cung. Đầu phòng đằng kia, cả một đống hòm gỗ như thế xếp cao đến tận trần. Ở góc nhà phía ấy người ta dùng chổi vun vào sát tường hàng đám vỏ bào lạnh cứng dính với lòng đỏ các quả trứng vỡ thành từng búi một. Chuột chạy rào rào trong đám vỏ bào, đôi lúc chúng cả gan chạy ra khoảng trống trên nền nhà lát đá rồi lại chuồn vào chỗ nấp cũ. Cứ mỗi lần chuột chạy ra như thế, một mụ thuê nhà béo trương béo nứt, hay la lối lại thét lên và co hai chân lên mặt hòm gỗ. Mụ đưa vài ngón tay vén vạt váy một cách rất đỏm dáng, chân đi đôi giày cao cổ hợp thời trang cứ giậm thình thịch vào mặt thùng và cố ý kêu to bằng cái giọng khàn khàn như một ả say rượu:
- Olia! Olia! Sao ở chỗ chị chuột chạy dữ thế này. Ê, cút đi, đồ bẩn thỉu? Ối, ối giời ơi, nó hiểu mới chết chứ, quân khốn kiếp! Nó lại nhe răng ra doạ mình. Ôi-ối-ối, nó leo lên hòm kìa! Nó định chui vào váy mình đây mà. Eo ơi, tôi sợ quá, eo ơi, tôi kinh quá! Kìa các ông, quay mặt đi chứ. Ấy chết, tôi xin lỗi, bây giờ không còn các ông nữa, mà phải gọi là các đồng chí công dân.
Mụ đàn bà làm náo động ấy mặc chiếc áo da cừu không cài khuy để lộ cái cằm ba ngấn cứ rung rung như món sương xáo bộ ngực lớn và cái bụng được bó chặt trong chiếc áo lụa.
Rõ ràng xưa kia mụ từng nổi danh là sư tử giữa đám lái buôn tầm thường và đám quản lý của họ. Cặp mắt ti hí như mắt lợn của mụ gần như chỉ hé ra được một tí dưởi hai hàng mi sùm sụp Ngày xưa, một tình địch đã tạt axít và mặt mụ, nhưng tạt hụt nên chỉ có hai, ba giọt bắn vào má bên trái và bên khóe miệng, để lại hai vết sẹo kín đáo khiến mụ đâm ra hơi có duyên.
- Đừng gào lên thế, bà Khrapughina. Ai còn làm việc được nữa! - người phụ nữ ngồi sau bàn đại diện Xô viết quận, được bầu làm chủ toạ buổi họp lên tiếng.
Những người sống nhiều năm ở khu nhà này biết rõ chị ta từ lâu và chị ta cũng biết rõ về họ. Trước khi khai mạc cuộc họp, chị ta đã thì thầm trò chuyện với bà Phatima, vợ bác gác cổng toà nhà, trước kia sống chui rúc với chồng con dưới tầng hầm bẩn thỉu, bây giờ bà và cô con gái được dọn lên hai phòng sáng sủa ở lầu một.
- Thế nào dì Phatima, được chứ? - Chị chủ toạ hỏi.
Bà Phatima phàn nàn rằng một mình bà không tài nào trông coi xuể một khu nhà rộng lớn và đông đúc như thế này, rằng chẳng ai chịu giúp bà, mặc dầu đã cắt phiên các hộ phải lần lượt quét dọn sân và vỉa hè, song chẳng được nhà nào thực hiện.
- Đừng lo, dì Phatima ạ, rồi chúng tôi sẽ trị họ, dì cứ yên tâm. Ban quản lý là gì? Có cần hoạt động hay không nào? Có phần tử khả nghi lẩn trốn này, có kẻ hạnh kiểm đáng ngờ sống không đăng ký hộ khẩu này. Bọn ấy, chúng tôi sẽ tống cổ đi, sẽ chọn một ban quản lý mới. Tôi sẽ cử dì làm trưởng ban, dì đừng ngại mới được.
Bà Phatima khẩn cầu chị chủ toạ đừng làm như thế nhưng chị ta chẳng buồn nghe. Chị đưa mắt nhìn khắp phòng, thấy đã khá đông đủ, bên yêu cầu mọi người yên lặng và nói vài lời vắn tắt tuyên bố khai mạc cuộc họp. Sau khi lên án Ban quản lý cũ bỏ bê công việc, chị đề nghị nêu danh sách bầu ban quản lý mới, đoạn chuyển sang vấn đề khác. Xong xuôi đâu đấy chị kết luận:
- Như vậy là thưa các đồng chí, chúng tôi xin nói thẳng thế này: khu nhà của các đồng chí rộng rãi, dùng làm chung cư rất tiện. Lắm khi các đại biểu về thành phố dự hội nghị, chả biết bố trí họ ở đâu. Đã có quyết định lấy khu nhà này cho Xô viết quận dùng làm nhà khách cho các đại biểu qua lại và đặt tên là Chung cư Tiverzin, vì đồng chí Tiverzin đã sống ở đây trước khi bị đi đày, như mọi người đều biết. Không ai phản đối chứ? Bây giờ sang vấn đề di chuyển các hộ khỏi khu nhà này. Đó là biện pháp tương đối lâu dài, các đồng chí còn cả một năm chuẩn bị. Bà con dân lao động, chúng tôi sẽ lo liệu giùm chỗ ở, còn dân phi lao động thì xin báo trước để tự liệu ấy và chúng tôi cho họ thời hạn mười hai tháng.
- Ai là người phi lao động ở đây? Khu nhà này chẳng có ai là người phi lao động cả? Tất cả đều là dân lao động…
Cả phòng họp nhao nhao lên, và một giọng hét to:
- Đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn! Mọi dân tộc bây giờ đều bình đẳng. Tôi biết chị ám chỉ cái gì rồi.
- Yêu cầu phát biểu từng người một. Cứ nhao nhao thế này thì biết trả lời ai. Dân tộc nào mới được chứ? Sao lại có vấn đề dân tộc ở đây, công dân Vandyakin? Như bà Khrapughina chẳng hạn, hoàn toàn không phải là dân tộc dân tiếc gì đâu, song chúng tôi cũng sẽ mời đi chỗ khác.
- Mời đi? Để xem cô sẽ mời tôi đi như thế nào! Đồ đệm lõm! Đồ Thập chức! - mụ Khrapughina ném ra những biệt hiệu vô nghĩa để gọi vị đại diện Xô viết quận mà trong lúc nóng giận mụ nghĩ ra.
- Đồ rắn độc! Đồ quỷ cái! Mụ đúng là đồ vô liêm sỉ! - Bà Phatima tức tối mắng.
- Dì Phatima đừng dây vào; cứ để mặc tôi với mụ ta. Này mụ Khrapughina, mụ im đi. Thấy được đằng chân, mụ lân đằng đầu hả! Đã bảo im mồm ngay, nếu không tôi sẽ giao mụ cho cơ quan Nhà nước, khỏi cần chờ lúc họ đến bắt vì tội nấu rượu lậu và chứa chấp các phần tử bất hảo.
Tiếng ồn ào lên đến cực điểm. Người nói chẳng có người nghe. Lúc ấy Zhivago bước vào phòng họp, chàng đề nghị người đầu tiên ngồi cạnh cửa chỉ cho chàng một vị nào đó trong bản quản lý nhà. Người ấy bèn úp hai bàn tay làm loa trước miệng và gọi to át cả tiếng ồn ào nhao nhao:
- Phatima Galiulin! Ra đây. Có người hỏi.
Bác sĩ Zhivago tưởng mình nghe nhầm. Một bà gày gò, lưng hơi còng, bà gác cổng, bước ra. Chàng ngạc nhiên thấy bà ta với anh con trai quá ư giống nhau, nhưng chàng coi như chưa biết gì, chỉ nói:
- Có một phụ nữ ở trong khu nhà này (chàng nói tên họ chị ta) mắc bệnh thương hàn. Cần phải đề phòng không cho nó lây lan. Ngoài ra, cần phải chở bệnh nhân đi bệnh viện. Tôi viết giấy chứng nhận gửi chị ta đi, song phải có dấu của ban quản lý nhà. Tôi có thể làm việc ấy ở đâu và gặp ai?
Bà Phatima lại hiểu rằng bác sĩ nói đến việc chở bệnh nhân, chứ không phải là việc làm giấy tờ gửi đi bệnh viện.
- Có xe của Xô viết quận sắp đến đón nữ đồng chí Olia Demia, bà nói. - Đồng chí Olia tốt bụng lắm, tôi sẽ nhờ, đồng chí ấy thể nào cũng cho mượn xe. Đừng lo, đồng chí bác sĩ ạ, chúng tôi sẽ chở bệnh nhân của đồng chí đi ngay.
- Ồ tôi không hỏi chuyện ấy. Tôi chỉ hỏi có thể ngồi chỗ nào viết giấy chứng nhận và lấy dấu thôi. Nhưng nếu có một cỗ xe, thì càng hay… Xin lỗi, bác có phải là thân mẫu của trung uý Galiulin không ạ? Tôi với anh ấy cùng ở một đơn vị với nhau ngoài mặt trận.
Bà Phatima giật nảy mình và tái mặt đi. Bà nắm lấy cánh bác sĩ mà bảo:
- Ta ra ngoài kia nói chuyện tiện hơn.
Vừa bước ra ngoài ngưỡng cửa, bà đã nói luôn:
- Đừng nói to, cầu Chúa đừng để họ nghe thấy. Anh đừng hại tôi. Thằng Yuxupka là ai? Một thằng nhỏ học việc ở xưởng rồi làm thợ. Nó phải hiểu dân nghèo bây giờ sướng hơn hẳn hồi xưa, có đui mù cũng thấy được như thế, khỏi phải bàn cãi. Tôi không biết anh nghĩ sao, anh đi lính có lẽ chẳng sao, chứ thằng Yuxupka làm vậy là có tội, Chúa sẽ không tha thứ cho nó. Bố nó đi lính đã bị chết, chết thảm chết thương, nát cả mặt mũi, chân tay.
Bà nghẹn ngào không nói được nữa, bà phẩy tay, chờ cơn xúc động qua đi. Rồi tiếp:
- Ta đi nào. Tôi sẽ lo xe ngựa cho anh. Tôi biết anh là ai rồi. Thằng Yuxupka có về đây hai hôm, đã kể với tôi. Nó bảo, anh quen cô Lara Ghisarova. Cô ấy tử tế. Trước vẫn đến đây chơi, tôi nhớ. Bây giờ, ra sao, chả ai biết. Khó lòng có chuyện các ông lớn bà lớn chống lại nhau. Còn thằng Yuxupka như thế là có tội. Nào ta đi hỏi mượn cỗ xe. Đồng chí Olia sẽ cho mượn. Anh có biết đồng chí Olia là ai không? Ngày trước đồng chí ấy làm thợ ở xưởng may của mẹ cô Lara đấy. Thế đấy! Và cũng đã sống ở đây, ở khu nhà này. Nào, ta đi thôi.

13.
Trời đã tối hẳn. Bóng đêm mịt mùng. Chỉ có một vòng ánh sáng trắng từ cây đèn bấm của Olia rọi phía trước mặt họ dăm bước, cứ nhảy từ đống tuyết này sang đống tuyết kia và khiến họ lạc lối nhiều hơn là có tác dụng soi đường. Bóng tối bao phủ xung quanh, họ đã bỏ lại đằng sau khu nhà, nơi có bao người biết Lara, nơi nàng vẫn lui tới thuở nhỏ và, theo lời kể của bà con, là nơi người chồng tương lai của nàng, Pasa Antipov, đã lớn lên ở đó.
Vờ ra giọng người trên, Olia hỏi đùa bác sĩ Zhivago:
- Có thật là đồng chí sẽ tìm được đường về nhà khỏi cần đèn không hả? Nếu sợ lạc thì tôi sẽ cho đồng chí bác sĩ mượn đèn. Vâng. Dạo trước tôi từng mê chị ấy, đúng là mê đắm mê đuối hồi hai đứa chúng tôi còn là thiếu nữ. Nhà chị ấy có một xưởng may. Tôi học việc ở đó. Năm nay tôi có gặp chị ấy. Chị ấy dừng chân ít ngày trên đường qua Moskva. Tôi bảo: Cậu đi đâu nữa, đồ ngốc? Ở lại đây có hơn không. Hai đứa sẽ sống với nhau, tớ sẽ tìm việc làm cho cậu. Bỏ đến cái xứ xa xôi kia làm quái gì? Nhưng chị ấy không chịu. Thôi đó là việc của chị ấy. Chị ấy đã lấy Pasa vì lý trí, chứ không phải vì tình yêu, từ dạo đó chị ấy đâm ra gàn gàn. Chị ấy đi rồi.
- Chị nghĩ sao về cô ta?
Cẩn thận đấy, chỗ này trơn lắm. Không biết bao nhiêu lần tôi đã bảo họ đừng có đổ nước bẩn ra đường, mà cứ như nước đổ lá môn. Tôi nghĩ sao về chị ấy ư? Ý đồng chí thế nào?
Nghĩ sao ư? Có lúc nào để nghĩ nữa đâu. Đây, đến nhà tôi kia rồi. Tôi giấu không nói cho chị ấy biết cậu em trai của chị ấy là sĩ quan đã bị xử bắn, nghe nói thế. Còn mẹ chị ấy, bà chủ cũ của tôi, nhất định tôi sẽ cứu giúp và lo liệu giùm. Thôi, tôi rẽ vào lối này, tạm biệt đồng chí.
Hai người chia tay. Ánh sáng cây đèn bấm vấp phải một cái cầu thang hẹp bằng đá rồi chạy về phía trước, rọi lên các bức tường nhớp nháp của dãy cầu thang bẩn thỉu. Zhivago đứng lại một mình trong bóng tối. Bên phải là phố Sadovaia-Triumfanaia, bên trái là phố Sadovaia - Karetnaia. Xa xa, trong bóng đêm, trên lớp tuyết đen, đó không còn là những đường phố hiểu theo nghĩa thông thường nữa, mà giống hai con đường xuyên rừng chạy qua một khu rừng taiga, dày đặc các ngôi nhà bằng đá, y như giữa các khu rừng hiểm trở ở vùng Ural hay Sibiri.
Căn nhà ấm áp và sáng sủa.
Sao anh về khuya thế? - Tonia hoi và không đợi chồng trả lời nói tiếp luôn:
- Trong lúc anh đi vắng, ở nhà có chuyện lạ kỳ, không giải thích nổi. Em quên chưa kể với anh là hôm qua, ba làm hỏng cái đồng hồ báo thức. Ba buồn lắm, vì đây là cái đồng hồ cuối cùng của nhà mình. Ba tháo ra sửa, hì hục mãi cũng chẳng ăn thua gì. Lão thợ đồng hồ ở góc phố đòi những ba phun-tơ (1) bánh mi mới chịu sửa. Công xá gì mà cao thế. Chả biết làm thế nào nữa. Ba thì tuyệt vọng. Bỗng nhiên cách đây độ một giờ, anh thử tưởng tượng, thình lình chuông đồng hồ reo inh ỏi, điếc cả tai. Nó báo thức! Đúng một cái, anh hiểu không, tự nhiên nó lại chạy!
- Giờ sốt phát ban của anh đã diểm đấy, - bác sĩ Zhivago nói đùa và kể cho cả nhà nghe chuyện con bệnh với chiếc đồng hồ chuông.
Chú thích:
(1) Đơn vị đo lường của Nga, tương đương 409.5 gr.
14
Nhưng bệnh sốt phát ban thì mãi sau chàng mới bị. Trong thời gian đó, gia đình Zhivago gặp cơn bĩ cực. Họ vô cùng thiếu thốn, gần như sắp chết đói đến nơi. Yuri Zhivago tìm đến vị chính khách là đảng viên được chàng cứu sau vụ cướp ngày trước ông này đã làm tất cả những gì có thể làm. Tuy nhiên, cuộc nội chiến bùng nổ. Ông ta luôn luôn di chứng phái đi các nơi xa. Hơn nữa, trung thành với các niềm tin của mình, con người ấy cho rằng cái khó khăn lúc ấy là điều dương nhiên và ông giấu không nói ra rằng chính ông cũng đói.
Zhivago thử đến nhờ vả nhà cung ứng ở gần trại lính Tver. Nhưng mấy tháng qua chẳng thấy bóng chàng ta lẫn cô vợ đã lành bệnh của chàng ta ở đâu hết. Những người đang ở khu nhà đó toàn là dân mới dọn đến. Olia Demia đang ở ngoài mặt trận, bà trưởng ban quản lý Phatima thì Zhivago không gặp ở nhà. Một hôm, chàng đem phiếu đi mua củi theo giá cung cấp ở ngoài ga Vindav. Suốt con đường Mesanskaia đài dằng dặc từ ga về, chàng đi theo bác đánh xe và con ngựa còm kéo cái kho báu bất ngờ kia. Bỗng chàng thấy đường Mesanskaia không còn là đường Mesanskaia, chàng đảo lộn, hai chân khuỵu xuống. Chàng tự nhủ: Thôi hỏng rồi, mình bị bệnh sốt phát ban rồi. Bác đánh xe vực chàng dậy, đặt lên trên xe củi.
Chàng không còn biết gì nữa.
15.
Chàng mê man suốt hai tuần lễ với đôi lúc nguôi cơn sốt. Chàng mơ thấy Tonia đặt lên bàn viết của chàng hai đường phố, đường Sadovaia - Karetnaia ở bên trái, đường Sadovaia - Triumfanaia ở bên phải, và kéo lại sát chỗ chàng cây đèn bàn màu đa cam nóng rực, sáng chói. Hai đường phố sáng hẳn lên. Có thể làm việc được. Và thế là chàng viết.
Chàng viết một cách hăng hái và rất đạt, đạt lạ lùng, những gì chàng muốn viết và lẽ ra phải viết xong từ lâu, song chưa bao giờ viết được, còn lúc này mạch văn cứ thế tràn ra lai láng. Chỉ thỉnh thoảng có một thanh niên tới quấy rối, một anh chàng mắt ti hí như người Kirgizia, mặc áo lông hươu hở cúc, như loại áo thường thấy ở vùng Ural hoặc Sibiri.
Hiển nhiên chàng thanh niên trẻ măng kia là thần chết của chàng, hay nói nôm na hơn, là cái chết của chàng. Nhưng cậu ta là cái chết của chàng sao được, khi cậu ta đang giúp chàng viết một bản trường ca, lẽ nào cái chết có thể giúp ích kia chứ?
Chàng viết bản trường ca không phải về sự phục sinh hay về sự táng xác, mà là về những ngày nằm giữa hai việc đó. Chàng viết bản trường ca "Xao xuyến".
Bao lâu nay chàng vẫn muốn miêu tả cái cảnh trong ba ngày một cơn bão đất đen tối, lúc nhúc dòi bọ, bao vây và tấn công ra sao cái hiện thân bất diệt của tình yêu, ném đất đá rào rào vào nó, vào cái hiện thân ấy, hệt như những lớp sóng biển dồn dập đập vào bờ và chôn vùi bãi biển. Chàng muốn miêu tả cái cảnh cơn bão trần tllc màu đen lồng lộn tấn công suốt ba ngày rồi rút lui như thế nào.
Và hai câu thơ có vần cứ ám ảnh chàng:
Sung sướng thay dươc chạm đến Người

Đã đến giờ tỉnh dậy đi thôi.
Cả địa ngục lẫn sự tan rã, cả sự phân huỷ lẫn cái chết đều sung sướng được chạm đến Người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cả mùa xuân, cả Madelen(1) lẫn cuộc sống cũng sung sướng được chạm đến Ngươi. Và đã đến giờ tỉnh dậy. Phải thức giấc và ngồi dậy. Phải hồi sinh.
Chú thích:
(1)Maria Madelen, theo Phúc âm, là người đàn bà tội lỗi đã biết sám hối, hở thành nô đồ trung thành của Kitô, được diễm phúc là người đầu tiên thấy Kitô hồi sinh. Được xếp vào hàng thánh.
16.
Bệnh tình của Zhivago bắt đầu thuyên giảm. Thoạt tiên chàng cứ ngây ngô như một đứa trẻ ngớ ngẩn, không tìm mối liên hệ giữa các đồ vật, không nhớ gì, không ngạc nhiên trước bất cứ điều gì, mọi sự đều cho qua. Vợ chàng cho chàng ăn bánh mì trắng phết bơ, cho uống nước trà đường và cả cà phê.
Chàng quên đứt rằng giữa thời buổi này không thể có những món ăn ấy. Chàng vui sướng thưởng thức món ăn ngon lành như thưởng thức thi ca và chuyện cổ tích, là những thứ không những được phép mà còn nên sử dụng cho bệnh nhân đang bình phục. Song câu đầu tiên chàng nói, khi bắt đầu hiểu ra, là một câu hỏi:
- Em đào đâu ra các món này thế?
- Của chú Epgrap đem đến cả đấy.
- Epgrap nào?
- Epgrap Zhivago.
- Epgrap Zhivago là ai nhỉ?
- Ơ hay, thì chú ruột của anh ở Omsk, em cùng cha khác mẹ của anh ấy chứ ai. Trong những ngày anh sốt mê man, chú ấy vẫn đến thăm anh.
- Mặc áo da hươu phải không?
- Đúng, đúng đấy. Vậy là trong lúc mê man, anh còn nhận ra được chú ấy à? Chú ấy kể chú ấy đã tình cờ gặp anh ở cầu thang một nhà nào đó. Chú ấy biết anh là ai và định tự giới thiệu, nhưng anh đã làm chú ấy sợ hết vía! Chú ấy quý anh lắm, cứ đọc đi đọc lại tác phẩm của anh. Chả hiểu chú ấy đào đâu ra tất cả những món này. Nào gạo, nào nho khô, nào đường. Chú ấy lại trở về Omsk rồi. Chú ấy mời chúng mình tới đó Chú ấy là một người lạ lùng, bí ẩn lắm. Theo em, chú ấy có mối liên hệ mật thiết gì đó với chính quyền. Chú ấy bảo nên rời khỏi các thành phố lớn trong một hai năm, phai "ngồi trên mặt đất một chút". Em có tham khảo ý kiến của chú ấy về miền quê của dòng họ Cruyghe. Chú ấy bảo chỗ ấy được lắm. Có thể trồng rau, lại có rừng ngay bên cạnh. Chẳng lẽ cứ cúi đầu chịu chết như bầy cừu hay sao.
Tháng tư năm ấy, cả gia đình Zhivago lên đường đi về miền Ural, tới khu trang trại Varykino ngày xưa, ở gần thành phố Yuratin.
__________________
Trả Lời Với Trích Dẫn