View Single Post
  #8  
Old 07-24-2009, 01:17 PM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Lời bàn của AH

Trang Tử sau khi được thầy là Lão Tử mở mắt đã biết coi thường vật chất danh vọng của thế gian, dốc lòng học đạo, luyện được thần thông, cớ sao vẫn còn vướng mắc bóng sắc giai nhân, chưa vượt qua nổi thất tình lục dục của người thường, thực là:

"Công hầu khanh tướng trong thiên hạ
Rót lại chưa đầy mắt mỹ nhân!"

Trang Tử đã lấy vợ, bỏ vợ hai lần, đến khi gặp Điền Thị, vợ chồng hoà hợp cá nước duyên ưa, tưởng như vậy là hạnh phúc nhất đời, còn chi hơn nữa? Nào ngờ lại sợ vợ không chung thuỷ với mình mới nảy ra ý giả chết thử vợ, đàn ông sao mà hẹp hòi thế? Hoặc giả Trang Tử chỉ muốn cho vợ thấy nàng cũng tầm thường như người khác, chưa ở vào hoàn cảnh người thì chê trách người ta, đến chừng việc xảy ra thì mình còn hơn thế nữa? Vì muốn chứng tỏ mình hay mình giỏi mà gây nên cảnh ngọc nát vàng tan, để mất một mạng người, sao mà ác độc quá đáng!

Nghĩ lại
Điền Thị đáng thương hơn là đáng giận. Người phụ nữ thời xưa, khuê môn bất xuất, theo đạo tam tòng, mọi việc chỉ phụ thuộc người đàn ông. Khi chồng mất, một thân trơ trọi, không có con cái để mà nương tựa, không có công việc trọng đại để mà gánh vác, phải sống lẻ loi như cái bóng suốt đời hay sao? Đáng lẽ nếu là người đàn ông hiểu biết, thật tình thương vợ, thì phải mưu cầu hạnh phúc cho người mình thương, thấy người còn lại vui vẻ thì mới yên lòng ra đi. Chớ mình đã xuôi tay nhắm mắt người ở lại có thủ tiết thì mình cũng chẳng hưởng gì, ngoài sự thoả mãn tính ích kỷ và lòng tự tôn của đàn ông vốn dĩ coi phụ nữ như là vật sở hữu riêng, giống như những món đồ trang sức mà các vua chúa ngày xưa thường bắt chôn theo vào mồ.

Ngay cả việc
Điền Thị có lấy óc Trang Tử chữa bệnh cho Vương Tôn cũng không phải là điều đáng trách, vì nàng nghĩ rằng ông đã chết! Lấy một phần thân thể người chết để cứu người sống là việc xã hội chúng ta thường làm ngày nay. Ông cha ta từng nói:

"Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người"

Như vậy về mặt đạo đức thì
Điền Thị cũng không đáng gì phải bị lên án như Trang Tử gõ bồn ca.

Giả như
Trang Tử muốn thử vợ, ông nên tìm cách nào đừng để xảy ra việc nàng xấu hổ tự vận thì hay hơn. Đàng này sau khi vợ chết, ông không hề nhỏ một giọt nước mắt, không hề tỏ ý ân hận, dường như có ý cho rằng nàng chết là đáng tội! Thế lương tâm ông để ở đâu?

Người sau đọc truyện, ai lên án
Điền Thị mặc lòng, riêng ta, ta vẫn thương cho thân phận Điền Thị và giận Trang Tử là hẹp hòi ích kỷ, ỷ phép thần thông mà hại người đầu ấp tay gối, đáng cho đời chê trách!

Ái Hoa
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn