View Single Post
  #7  
Old 08-02-2009, 02:04 PM
AiHoa's Avatar
AiHoa AiHoa is offline
thích gõ đầu trẻ
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Bài gởi: 2,072
Default

Mạc Đĩnh Chi đi sứ (tt)

Trong thời gian ở Tàu, Mạc Đĩnh Chi có nhiều dịp trổ tài đối đáp với người Tàu khiến họ không dám khinh thường người Việt Nam. Có lần Mạc Đĩnh Chi cỡi lừa rong chơi đường phố Bắc Kinh, vô ý đụng phải một viên quan Tàu đang cỡi ngựa. Viên quan này vênh mặt hỏi bằng một câu đối:
_ Xúc ngã kị mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã? (Đụng vào ta cỡi ngựa, ấy là rợ phương Đông hay là rợ phương Tây?)
Viên quan Tàu dùng chữ trong sách Mạnh Tử, có ý khinh rẻ, cho người nước ta là mọi rợ.

Mạc Đĩnh Chi thấy viên quan Tàu giở giọng kẻ cả, bực lắm bèn đọc luôn:
_ Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư? (Húc vào ta cỡi lừa, hỏi rằng phương Nam mạnh, hay rằng phương Bắc mạnh?)

Trong vế đối, Trạng nước ta cũng dùng chữ trong sách Trung Dung và ngụ ý để viên quan Tàu kiêu ngạo thấy: “Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!”

Lần khác, người Nguyên thấy đoàn sứ bộ ta chuyện trò với nhau, tiếng cứ ríu ra ríu rít như chim. Họ bèn ra câu đối để đùa:
_ Quyết thiệt chi đầu đàm Lỗ Luận: tri chi vi tri chi, bất vi tri bất tri, thị tri (Chim chích choè đầu cành bàn sách Luận ngữ: biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, thế mới là biết).

Đây là một vế đối khó. Người Nguyên đã chọn những từ vi, tri, chi... giống tiếng chim kêu để giễu người Việt khi phát âm.

Mạc Đĩnh Chi đã đối:
_ Oa lâm trì thượng độc Châu thư: lạc dữ độc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc?(Con chẫu chuộc ngồi dưới ao đọc sách nhà Chu: nghe nhạc vui cùng ít người, nghe nhạc vui cùng nhiều người, đằng nào vui hơn?).
Vế đối của Trạng nước ta cũng dùng từ lạc, lạc, nhạc... giống tiếng chẫu chuộc, để chọi lại, chế người Nguyên nói ồm ộp như chẫu chuộc!
Một hôm Mạc Đĩnh Chi ngồi uống nước với người Nguyên ở cạnh chùa. Họ bèn ra câu đối để thử tài sứ An Nam. Câu đối bằng chữ Hán, dịch ra như sau:
_ Kỷ là gỗ. Chén không phải là gỗ. Tại sao lấy kỷ làm chén?

Trạng nhìn ngôi chùa, tức cảnh đối ngay:
_ Tăng là người. Phật không phải là người. Tại sao lấy tăng thờ Phật?
Vế đối quả là chan chát và lập luận thật là chặt chẽ, chính xác!

Lại có lần Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:
_ Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)

Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại. Theo đó, can mộc là Đoàn Can Mộc - một nhân vật đời Chiến Quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải - một triết gia đời Bắc Tống, Lục Giả: người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ, tương như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Đạo, người đời nhà Tống, một quyền thần chuyên chế.

Mạc Đĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
_ Đại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)

Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một biệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đời Bắc Tống, Vọng Chí là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ "nghiễm nhược" và "Thai sơn", các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).

Thế là một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của sứ thần An Nam.

Ái Hoa
(còn tiếp)
__________________
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gởi vào thơ nghĩ tội thơ (Quách Tấn)




Trả Lời Với Trích Dẫn