Vina Forums

Vina Forums (http://forums.vinagames.org/index.php)
-   Nữ Công Gia Chánh (http://forums.vinagames.org/forumdisplay.php?f=31)
-   -   Món Ăn Miền Nam (http://forums.vinagames.org/showthread.php?t=158)

LoiThiTham 03-16-2004 03:10 PM

Phong Cầm</span>

<span style=\'color:blue\'>Nguyên liệu:
- 200g tôm sú
- 5 quả cà chua (chọn quả chín đỏ, sờ thấy cà còn cứng), rửa sạch, cắt thành lát mỏng nhưng không đứt hẳn
- 5 quả trứng gà
- Sốt mayonaise
- 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt
- Rau xà lách xoăn, rửa sạch, để ráo
- Muối, đường, tỏi

Thực hiện:
- Trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cắt lát
- Tôm sú luộc chín, bóc vỏ, thái hạt lựu lớn
- Trộn sốt maynonaise với nước cốt chanh, tỏi băm nhuyễn (có thể sử dụng nước cốt tỏi), nêm thêm một ít muối, đường cho vừa ăn
- Tách nhẹ những lát cà chua, cho trứng vào khe hở của quả cà

Thưởng thức:
- Xếp xà lách ra đĩa, xếp cà xung quanh, tôm ở giữa
- Rưới nước sốt mayonaise đã trộn gia vị lên tôm. Phần sốt còn lại dùng để chấm, nếu thích.



LoiThiTham 03-16-2004 03:12 PM

Cá Lóc Kho Tộ</span>

<img src=\'http://teltic.vnn.vn/entertainment/huongvivn/miennam/images/caloc.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />


<span style=\'color:blue\'>Nguyên liệu:

- 1 con cá lóc 300g
- 2 tép hành lá, 4 tép tỏi
- 100g thịt ba rọi
- Tiêu, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm ngon, ớt
- 1 cái tô đá

Cách thực hiên:

- Cá lóc làm sạch, để ráo, khứa ra từng khoanh 1cm
- Hành lá rửa sạch, lấy phần trắng giã nhuyễn. Tỏi đập dập bóc vỏ bầm nhuyễn
- Thịt ba rọi rửa sạch thái mỏng xào sơ
- Cho vào tô đá 2 muỗng súp dầu, 2 muỗng súp đường, thắng cho đường hơi ngả màu, cho tỏi băm, hành lá vào phi hơi vàng
- Cho cá vào đảo nhanh tay+nuớc mắm ngon+đường+bột ngọt+nước lạnh khoãng 1/2 chén+thịt ba rọi để lữa riu riu.Nêm lại vừa ăn
- Cá ngả màu, gần cạn nước rắc tiêu lên mặt.

LoiThiTham 03-16-2004 03:15 PM

Lẩu Mắm</span>

<span style=\'color:blue\'>Vật liệu:
300g mắm cá sặc, 300g mắm cá trèn, 2 lát riềng đập dập, 3 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh sả và ớt bằm nhuyễn, 2 trái cà tím, 300g tôm, 500g râu mực, 1 con cá bông lau, 200g nạc thăn, 1kg bún, 1 bó bông súng, 200g rau đắng, 2 bó cải con, 200g giá, 1 trái ớt sừng cắt khoanh, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh đường, 1 cái lẩu điện.

Thực hiện:
1. Cho vào soong 1,5 lít nước + mắm cá sặc + mắm cá trèn + riềng nấu sôi 5 - 10 phút nhấc xuống, lược lấy nước.
2. Giá nhặt rửa, vẩy ráo.
3. Bông súng tước xơ, rửa cắt ngắn.
4. Rau đắng, cải con nhặt rửa, vẩy ráo.
5. Cà tím rửa, không gọt vỏ, bỏ cuống, cắt dọc làm đôi, cắt lát xéo dày 1cm, ngâm nước muối, trước khi nấu vớt ra rổ xóc ráo.
6. Tôm cắt bỏ phần nhọn của đầu tôm + chân + đuôi, rửa để ráo.
7. Mực làm sạch, rửa, cắt miếng vừa.
8. Cá bông lau làm sạch, lạng bỏ xương, nạc cá cắt miếng vừa.
9. Thịt nạc thăn rửa, lau khô, cắt lát mỏng.
10. Xào thơm sả ớt trong dầu ăn, cho nước cốt mắm cá sặc và cá trèn + muối + đường vào nấu sôi, cho cà tím + ớt cắt khoanh vào, sôi lại nhấc xuống.
11. Bày tôm, râu mực, cá bông lau, thịt nạc thăn + bún vào riêng từng đĩa, rau muống + bông súng + rau đắng + giá cho vào rổ nhựa, cho nước lẩu vào lẩu điện, dọn dùng.

(Theo Phụ nữ)

LoiThiTham 03-16-2004 03:17 PM

Lưỡi Heo Hầm Nước Sốt & Khoai Tây Chiên</span>

<span style=\'color:blue\'>Vật liệu:
2 cái lưỡi heo, 2 củ khoai tây lớn, 4 muỗng canh xốt cà, 2 muỗng canh hành tây băm nhuyễn, 1 chén nước dùng, khuôn nhôm dùng ấn rau củ hình con bướm, 1/4 lít dầu + 1 muỗng cà phê tiêu trắng, 2 muỗng cà phê muối + 4 muỗng canh đường, 1 nhánh gừng đập dập, ngò tây trang trí.

Thực hiện:
1. Nấu sôi nước nhấc xuống, cho lưỡi heo vào đậy nắp kín 5 phút, vớt ra cạo sạch lớp da trắng bao quanh lưỡi, xát muối, rửa kỹ, để ráo.
2. Nấu sôi nước với gừng đập dập, cho lưỡi heo và luộc vừa chín, cho ra rổ xả nước nguội, cắt miếng dày 0,5cm.
3. Khoai tây gọt vỏ, rửa, lau khô, cắt lát dày 1cm, dùng khuôn ấn hình con bướm.
4. Đun sôi dầu, cho khoai tây vào chiên vừa vàng, dùng vá lổ vớt cho ra rổ có lót giấy thấm dầu. Trước khi dọn dùng, chiên nhanh khoai tây lại một lần nữa trên lửa lớn, vớt ra rổ có lót giấy thấm dầu.
5. Phi thơm tỏi tây trong dầu, cho hành tây vào xào lửa lớn 2 phút, cho xốt cà + muối + đường + lưỡi heo và trộn đều 5 phút, cho nước dùng vào sôi hớt bọt, hầm trên lửa nhỏ đến khi nước trong xoong sánh lại.
6. Bày lưỡi heo trong lòng đĩa, xếp khoai tây chiên xung quanh, rưới nước hầm lưỡi heo vào. Món này dùng nóng với bánh mì.

(Theo Phụ nữ)

LoiThiTham 03-16-2004 03:21 PM

Salad Trái Cây</span>

<span style=\'color:blue\'>Hương vị mới

Các món salad được chế biến từ nhiều loại trái cây khác nhau với những hương vị mới lạ sẽ là một gợi ý thú vị để bạn thay đổi thực đơn các món ăn nhẹ hàng ngày.

Cách làm
Trái cây cắt hột lựu, cho vào tô, trộn đều với si rô dâu, rượu rhum, một ít nước cam tươi. Trang trí bằng 1 lát cam, 1 quả sơ ri.
Nguyên liệu (dành cho 1 người)
Các loại trái cây: Thơm, Thanh Long, Dưa hấu vàng, Dưa hấu đỏ, Đu đủ (mỗi thứ một ít, bạn có thể thay bẳng loại trái cây mình ưa thích); nửa trái cam, 1 ít rượu rhum và Si rô dâu.

<img src=\'http://teltic.vnn.vn/entertainment/huongvivn/miennam/images/saladtraicay.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />


Nguyên liệu (dành cho 5 người)
Chem chép: 5 con; Thơm; Dưa hấu đỏ; Thanh long (mỗi thứ 1 ít), một số gia vị.
Cách làm
Chem chép nướng chín tới, (nếu nướng chín quá sẽ khô), cho ra đĩa. Dưa hấu, thơm, thanh long cắt nhuyễn cùng ít muối, tiêu đường, chanh, worcestershine sauce, dấm, dầu ăn trộn đều. Cho hỗn hợp trái cây đã trộn đều lên chem chép. Món ăn này có vị hơi chua chua.

<img src=\'http://teltic.vnn.vn/entertainment/huongvivn/miennam/images/salatchemchep.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

LoiThiTham 03-16-2004 03:25 PM

Bánh Xèo: Cái Duyên Nam Bộ</span>

<span style=\'color:blue\'>
Chẳng biết có phải xuất xứ từ cái cách tráng của bánh-mỗi lần vá bột đổ vào chảo phát ra tiếng xèo mà có tên là bánh xèo không? Chứ bây giờ bánh xèo đã trở thành một trong những thứ bánh mang tính đặc trưng của vùng quê Nam Bộ và được ưa thích tại nhiều nơi, cả ở thủ đô Hà Nội.

Ðể được cái bánh xèo cho khéo là cả một nghệ thuật. Một vá bột hòa lỏng (chừng nửa chén cơm) để làm áo bánh. Lượng bột chỉ đủ để bạn cầm hai quai chảo tráng đều một lớp như người ta tráng trứng vậy. Sau đó cho nhân vào. Nhân bánh gồm tôm, thịt heo đã được xào chín, giá sống, củ sắn (củ đậu), một ít đậu xanh đã hấp chín. Canh lửa sao cho bánh vàng đều, gấp bánh lại thành hình bán nguyệt trước khi lấy ra. Bánh có mầu đặc trưng là sắc vàng của nghệ, thêm vị béo, hương thơm của nước cốt dừa, mép ngoài của bánh mỏng và giòn.

Bánh xèo còn hấp dẫn thực khách bởi cách ăn của nó. Cái để lại dấu ấn cho bữa ăn bánh xèo chính là các loại lá để... gói bánh. Từ cái vị chát chát, chua chua của đọt xoài non, đến cái mùi hăng hăng của lá cách, cải xanh, dấp cá, rau thơm,... ăn bánh xèo đúng điệu phải là ăn gói: Trải những chiếc lá non lên bàn tay, bỏ vào một chút bánh kèm nhân, cuộn lại chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt... cứ nhẩn nha nhai mà tận hưởng cái mùi vị của cây trái vườn nhà. Ðể rồi mỗi khi nhìn thấy một loại lá cây nào đó lại chợt thèm bữa bánh xèo, hay nhớ cái thú ngồi chờ từng c᩠bᮨ x诠xuất chảo thơm phức. Ở nhà quê, mỗi lần đổ bánh xèo là dịp được nghe các bà, các cô dạy khéo cho các cô gái vừa mới lớn. Bởi cái duyên thôn nữ không thể thiếu sự khéo léo trong công việc bếp núc. Và bánh xèo đúng điệu còn phải có một chút... khéo tay nữa



LoiThiTham 03-16-2004 03:26 PM

Bánh Cóng Sóc Trăng</span>

<span style=\'color:blue\'>Có lẽ ít người biết món ẩm thực đặc sản của quê hương miền sông nước Tây Nam Bộ Sóc Trăng: Bánh cóng Xoài Cà Nã.

Bánh cóng thì ở đâu mà chẳng có, nhưng mỗi nơi có tên gọi khác nhau, cách chế biến và hương vị khác nhau. Nguồn gốc bánh cóng Sóc Trăng xuất xứ từ chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Ðại Tâm - Mỹ Xuyên) cách thị xã Sóc Trăng 8 km.

Ðể có được một bánh cóng vừa ý thì không phải dễ đâu. Người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, không phải loại lúa thần nông ngắn ngày mà phải gạo lúa mùa thơm ngon, ngâm hai đêm rồi mới xay, rồi pha nước muối loãng cùng với bột cho vào một cái hũ ngâm một hai đêm nữa. Còn nhân bánh thì đủ thứ: nào tép đất còn tươi, thịt nạc, đậu xanh đem đồ chín, thịt nạc thì xay thật mịn, tép thì hấp cách thủy...

Ðể có được cái bánh cóng vừa nóng, vừa giòn, vừa xốp, vừa thơm, phụ thuộc vào bí quyết pha bột khi chuẩn bị đổ vào khuôn (cóng). Khâu này mới là quan trọng nó quyết định cái hương vị bánh cóng Sóc Trăng, nên không ai dạy cho nhau, mà chỉ truyền lại cho con cháu.

Nước chấm cho món bánh cóng Sóc Trăng thì phải làm bằng nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc về pha chế với gừng cay nồng, chanh chua thanh thanh đặc trưng. Bánh cóng phải ăn với rau sống mới tuyệt ngon, loại này đủ loại tùy theo ý thích của mỗi người như là cải, xà lách, rau thơm, rau muống, khế, lá lụa... vừa chát, vừa chua.

LoiThiTham 03-16-2004 03:29 PM

Bánh Tráng Cuôn Nam Bộ</span>

<img src=\'http://teltic.vnn.vn/entertainment/huongvivn/miennam/images/banhtrang.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

<span style=\'color:blue\'>Món bánh tráng cuốn thường có đĩa thịt gà xé phay bóp rau răm , xà lách, chuối xanh, khế chua xắt mỏng.Và nhất là có mấy lá xoài non thì mới đúng vị.Cuối cùng là nước chấm. nước mắm ngon pha nhạt có thêm đường, dấm tỏi... Tất nhiên không thể thiếu chút ớt tươi cho cay.
Nói cho đúng cách vậy thôi, nhưng thật chất bạn có dùng bánh cuốn tuốt tuồn tuột những thứ gì có trên mâm như giò chả, thịt quay củ kiệu... thậm chí cho cả bún vào cuốn cũng không ai cười bạn. Xin nói khẽ, bánh tráng cuốn với cá lóc, cá trê nướng trui cũng rất tuyệt vời! Do bánh tráng thường được cuốn với rất nhiều rau tươi rau xanh nên bạn có nhậu đến say khướt và ăn đến no kè, ruột gan vẫn mát rượi, không hề nóng bụng như các món nhậu khác.
Uống say lơ mơ đưa mắt nhìn ra ngoài sân thấy nắng vàng nhảy nhót trên những cây mai nghiêng nghiêng trổ bông vàng rực lẫn vài tiếng chim hót véo von... Vậy là bạn hưởng trọn vẹn hương vị của mùa Xuân phương Nam rồi đó.
Món bánh tráng không kén nhân nhưng rất kén bánh.Khắp các tỉnh nam bộ hầu như ở đâu cũng có nghề làm bánh tráng. Bánh tráng ngon có tiếng là ở Bình Dương, sông Bé.Nhưng bánh tráng ngon nhất phải kể đến hai huyện Hóc Môn, Củ Chi. Bánh ở đây đạt được 3 yêu cầu: Trắng thơm, dẻo dai, không mặn.
Quê tôi ở Long An không phải đất làm bánh tráng. Nhưng Tết đến má tôi cũng đắp lò tráng bánh để kiếm thêm tiền tiêu Tết. Công nghệ làm bánh tôi còn nhớ... Má phải mua gạo về ngâm nước một ngày một đêm. Khi ngâm khoảng 3 tiếng thường phải thay nước kẻo bị gạo chua. Tiếp đó vớt gạo ra cho vào cối để xay,Chị Ba tôi đảm nhiệm khâu này.Có lẽ do xay bột nhiều quá trên chiếc cối xay bằng đá to kềnh nên bây giờ chị bị gù lưng..Bột đã xay ra cho thêm chút muối chống mốc bánh và tăng độ dai rồi cho lên bếp tráng giống như người ta tráng bánh cuốn vậy. Nắng to quá bánh giòn dể vỡ. Ngược lại không đủ nắng bánh không thơm, không sáng màu.
Ngày đó tôi khoảng sáu bảy tuổi được giao nhiệm vụ cầm sáo đuổi bọn chim sẽ. Không hiểu sao bọn chim này mê bánh tráng thế. Chúng cứ rình trên đọt dừa chờ tôi sơ ý là lao xuống mổ bánh. Có lần do mãi đọc truyện Thủy Hử nên tôi quên mất nhiệm vụ của mình. Tối đến khi xếp bánh chuẩn bị giao cho thương lái thì bánh bị thủng lỗ chỗ và có cả cứt chim. Ba tôi bắt nằm ra quật cho mấy roi.
Có lần tôi tò mò về Củ Chi xem người ở đay làm bánh kiểu gì mà ngon có tiếng vậy. Công đoạn làm bánh cũng y như ngày trước nhưng có khác là họ mua từng bao bột khô hòa vào nước rồi tráng.Tôi cũng có hỏi một chị tráng bánh thì được biết: Có lẽ do nước nguồn ở đây thích hợp làm nghề bánh tráng. Bởi em trai chị lấy vợ dưới Vũng Tàu tráng bánh giỏi hơn chị về đó không hiểu sao làm bánh vẫn bị đen.Nói rồi chị cười buồn buồn tâm sự: Không biết cái nghề này làm được làm được mấy mùa Xuân nữa. Bởi chị nghe tin một Việt kiều định về đây mở nhà máy sản xuất bánh tráng. Bánh sản xuất thủ công làm sao chọi nổi với bánh của nhà máy khi họ có phòng thí nghiệm dây chuyền sản xuất máy móc tối tân...

LoiThiTham 03-16-2004 03:30 PM

Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng</span>


<span style=\'color:blue\'>Trảng Bàng là một thị trấn nhỏ nằm trên quốc lộ 22, thuộc tỉnh Tây Ninh, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 60km. Nơi đây có nhiều món ăn ngon như kẹo hạt điều, kẹo đậu phộng (lạc), bánh canh, bánh tráng (đa) được làm từ nguyên liệu địa phương, nhưng đặc biệt bánh tráng phơi sương thì chỉ có ở Trảng Bàng mà thôi!

Bánh tráng phơi sương từ cách chọn nguyên liệu, đến kỹ thuật tráng, nướng và làm dẻo bánh cùng các nguyên liệu ăn kèm là cả một quy trình chế biến độc đáo:

<img src=\'http://teltic.vnn.vn/entertainment/huongvivn/miennam/images/banhtrang_trangbang.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

Gạo phải là loại gạo cũ có tên là nàng Miên - một giống gạo có độ nở xốp ở vùng biên giới Việt Nam - Cambodia, (gạo dẻo không làm được). Ngâm gạo 6 tiếng, xay gạo 2 lần cho bột thật mịn (với tỷ lệ 1 gạo/1 nước). Rồi cứ 3 lon gạo (750g) + 3 lon nước lã + 150g bột năng (tính chất tương tự như bột bắp hay bột đao) + 150g muối. Công thức này gia giảm chút ít tùy theo mùa và độ cũ mới của gạo sao cho hỗn hợp bột không đặc cũng không loãng và có vị hơi mặn. Phải chăng bà con dùng muối để tạo độ dẻo cho bánh vì muối có khả năng hút ẩm tốt?

Kỹ thuật tráng bánh cũng rất công phu. Nồi nước sôi để tráng là nồi nhôm tròn cổ bé có dạng "hồ lô" được căng vải và tráng bằng một mảnh gáo dừa đã mài nhẵn đáy. Bánh được tráng làm hai lớp mỏng; lớp bột đầu vừa se thì tráng lớp hai chồng lên, phủ trùm với lớp bột đầu. Phải canh sao cho hai lớp bột chồng khít chặt chẽ và mịn mặt, nếu lớp bột một chín quá thì lớp hai sẽ không bám dính được, ngược lại bánh sẽ bị nhoét.

Sau đó bánh được phơi khô, đem nướng cho phồng rộp lên, chính nhờ kỹ thuật tráng 2 lớp mà bánh nướng rất nhẹ và xốp. Nhìn đôi tay lật trở thoăn thoắt của cô gái Trảng Bàng nướng bánh, ta cứ tưởng là họ đang biểu diễn múa quạt. Không phải nướng trên bếp lửa than bình thường, mà than là vỏ đậu phộng (lạc), đốt cháy hồng âm ỉ trong chiếc "hồ lô" (loại nồi dùng để tráng bánh đã cũ) kín gió.

Bánh nướng xong được chồng lên nhau rồi đem phơi sương sớm - chỗ cao ráo, và sạch sẽ. Ta được xấp bánh dẻo dính sát nhau nhưng tách lớp rất dễ. Nếu chưa ăn ngay thì để vào túi kín có thể giữ được vài ngày; khi ăn không phải nhúng nước. Phải chăng bánh ngon dẻo một phần cũng là nhờ được hưởng khí âm dương của trời đất?

Khi ăn, bánh được cuộn vào bao nhiêu thứ: thịt, tim, gan lợn rửa nước phèn chua rồi luộc trong nước dừa tươi, (để cho miếng thịt vừa ngọt, vừa thơm lại trắng giòn ăn không ngán) và hơn chục thứ rau: húng cây, húng lủi, húng quế, lá trâm xanh, lá trâm đỏ, lá hẹ, ngò gai (mùi tàu), rau răm, diếp cá, cộng với đọt xoài, đọt chiếc, đọt cóc, đọt mọt (lá lụa) đọt soi nhái, cần nước, dưa chuột, tía tô.... Ngoài ra, một thứ không thể thiếu trong mâm rau đó là rau ngũ vị: loại rau mọc ở ven sông chỉ có ở vùng đất Trảng, rau này có vị ngọt và thơm mùi ngũ vị hương (húng lìu). Mỗi thứ một vị được cuộn tròn chặt chẽ như cuốn gỏi cuốn.

Bánh ngon cộng với thịt ngọt, rau thơm hòa chung với nước mắm được pha từ nước dừa tươi có vị chua chua ngọt dịu đậm đà, bánh tráng dẻo dẻo dai dai có thể ăn no thay cơm mà không chán!

Nếu có dịp đến Tây Ninh vãn cảnh núi Bà Ðen hay Thánh thất Cao Ðài, xin mời bạn hãy ghé Trảng Bàng thưởng thức món ăn này một lần cho biết.

(Tạp chí Văn hóa nghệ thuật ăn uống)

LoiThiTham 03-16-2004 03:32 PM

Bánh Xèo Bông Điên Điển</span>

<span style=\'color:blue\'>Gọi là "đặc sản" vùng lũ, vì hằng năm cứ vào mùa nước lên là bông điên điển trổ vàng khắp cánh đồng nước nổi. Cây điên điển có nhiều ở vùng Ðồng Tháp Mười. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.

Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào số thịt này, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung. Ðây là nhân của bánh.

Ðể có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc cái chảo bằng gang lên bếp, cho lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa hoặc mâm.

Bánh có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau quanh nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, lá mơ. Miếng bánh cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài!



Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:53 AM.

Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.