PDA

View Full Version : Ngày định mệnh của một tài năng


kd_candy
12-08-2005, 08:36 PM
:)
Cứ đến 8/12 hằng năm khắp thế giới diễn ra các hoạt động sôi nổi và trang trọng tưởng niệm ngày mất của John Lennon, cựu thành viên của ban nhạc huyền thoại The Beatles. Vậy là đã 25 năm trôi qua kể từ khi chàng nhạc sĩ kiêm ca sĩ xấu số bị một người hâm mộ bắn chết.



Thứ hai ngày 8/12/1980, một ngày ấm áp trong lịch sử thành phố New York. Và đó cũng là ngày định mệnh của John Lennon, của The Beatles và của cả thế giới.

Khoảng 17h, John cùng Yoko rời căn hộ ở Dakota đến phòng thu Record Plant để kiểm tra một số việc liên quan đến album Double Fantasy. Khi họ chuẩn bị ra xe, một vài người xúm lại xin chữ ký, trong số đó có Mark David Chapman kẻ mang trong mình một ý nghĩ điên rồ. Mark đề nghị John ký vào bìa đĩa Double Fantasy và John vui vẻ đồng ý. Bức ảnh ghi lại hình anh ký tặng tên sát nhân sau này đã trở nên rất nổi tiếng.

Có ít nhất ba nhân chứng trông thấy tên sát nhân đứng trong bóng râm phía dưới mái vòm của khu nhà, một người bảo vệ phía cửa ngoài khu nhà, một nhân viên trực thang máy và một tài xế taxi vừa trả khách gần đó.

Lúc 22h40, John và Yoko rời khỏi Record Plant trở về nhà sau khi sửa lại phần ghi âm cho ca khúc Walking On Thin Ice của Yoko. Chín phút sau chiếc xe hơi sang trọng của họ dừng lại phía trước Dakota. Buổi tối hôm đó trời rất đẹp nên họ không đưa xe thẳng vào sân trong mà dừng ngay ngoài lối vào.

Người bảo vệ cổng Jose Perdomo rời vị trí ra mở cửa xe cho John và Yoko. Yoko bước ra trước còn John mang theo một máy ghi âm và vài cuốn băng đi theo sau Yoko vài bước chân. Khi Yoko đi qua tên sát nhân, hắn chào cô “Xin chào!”, còn khi John đi ngang qua, lập tức hắn bước từ vỉa hè xuống, rút ra một khẩu súng nạp sẵn đạn, giương súng lên và nói “Ông Lennon!”

Ngay khi John quay lại, từ khoảng cách gần 5m, Mark bắn 2 phát vào bên lưng trái của ông qua cánh cổng sắt. Tiếng kính vỡ loảng xoảng khi viên đạn xuyên qua cơ thể John bay thẳng vào mặt trước ngôi nhà. Hai viên đạn khiến John quay người lại và ông đứng đối mặt với tên giết người điên rồ. Máu từ hai vết đạn chảy ra khi hắn tiếp tục ngắm bắn ông. Ba tiếng súng vang lên, hai viên găm vào vai trái John, một viên bắn trượt. Người nghệ sĩ xấu số loạng choạng bước mấy bước vào gian phòng của người giữ cửa cuối lối đi. Ông chỉ kịp nói một câu ngắn ngủi “Tôi bị bắn” trước khi ngã gục xuống. John vẫn có thể thều thào ‘Tôi bị bắn” khi nằm trên sàn. Và tiếng Yoko rú lên “John bị bắn rồi”. Lập tức nhân viên an ninh Jay Hasting với tay bấm nút chuông báo động trên bàn báo cho đồn cảnh sát gần đó. Sau đó ông ta chạy về phía John, nhặt những mảnh kính vỡ dính đầy máu của John rồi cởi chiếc áo khoác đồng phục của mình ra phủ lên người John. Jay muốn dùng cà-vạt của mình để buộc vết thương cầm máu cho John nhưng ông ta không biết xoay xở nào. Máu vẫn chảy ra từ ngực và miệng John, mắt ông vẫn mở to nhưng vô hồn. John hộc lên một tiếng và máu ộc ra.

Hai viên cảnh sát đầu tiên có mặt tại hiện trường là Steve Spire và Peter Cullen sau khi nghe tin có vụ nổ súng ở Dakota. Hai người thấy kẻ sát nhân đứng ở đó “rất bình tĩnh” với cuốn The Catcher in the Rye của J.D Salinger trong tay sau khi thả khẩu súng xuống đất. Người canh cổng Jose Perdomo quát vào mặt hắn: “Mày có biết mày vừa làm không?” và hắn đáp rất rõ ràng: “Tôi vừa bắn John Lennon xong”.

Đội cảnh sát đến sau gồm Bill Gamble và James Moran nhận thấy John Lennon bị thương trầm trọng đã không chờ xe cứu thương lập tức đưa anh tới bệnh viện Roosevelt bằng xe tuần tra của họ. Moran cho biết họ để John nằm ghế sau và vẫn nghe thấy tiếng anh rên rỉ. Moran hỏi: “Anh có phải John Lennon không?” thì thấy ông trả lời thều thào “Phải”. Chiếc xe tuần tra cảnh sát rẽ trái sang đại lộ Columbus sau khi vượt đèn đỏ ở ngã tư và xuôi xuống phố 59 hướng tới bệnh viện Roosevelt.

Đội cấp cứu khẩn cấp của bệnh viện đã được báo trước lập tức đưa John vào phòng dù không còn dấu hiệu của sự sống. Hai viên đạn phía lưng trái đã đâm vào phổi xuyên qua cả ngực John. Viên đạn thứ ba găm vào xương vai còn viên thứ tư hướng thẳng vào phía trước gây tổn thương động mạch chủ và khí quản ông.

Sau những nỗ lực xoa bóp tim không mấy kết quả, nhóm bác sĩ dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Stephen Lyman đã dùng mọi thiết bị y tế, áp dụng mọi phương pháp cấp cứu nhưng vô vọng. Người nghệ sĩ đã ra đi vào hồi 23h15 hôm đó, theo kết luận bên pháp y nguyên nhân dẫn đến tử vong là do mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, khi tiến hành khám nghiệm sau cái chết của John Lennon, bác sĩ Elliott M. Gross cho biết từ trước tới nay không ai có thể sống quá vài phút với những vết thương như vậy.

Nghe tin người chồng yêu quý đã từ trần, Yoko shock và thốt lên “Không thể như thế!”. Vài phút sau khi tin này được công bố rộng rãi, người ta bắt đầu tập trung phía trước Dakota thắp lên những ngọn nến lung linh và khẽ hát những ca khúc John Lennon sáng tác để cầu nguyện cho linh hồn của người nghệ sĩ mà họ yêu mến.

Theo lời kêu gọi của Yoko Ono, ngày 14/12/1980 trên toàn thế giới, người ta ngừng mọi hoạt động đứng yên trong im lặng 10 phút để tưởng nhớ John Lennon.

Bí mật đằng sau vụ ám sát

Trước khi vào tù, Mark có cuộc tiếp xúc trực tiếp với phóng viên và hắn kể lại: “Anh ta đi ngang qua và tôi nghe thấy giọng nói vang trong đầu tôi “Làm đi, làm đi, làm đi”… Tôi không nhớ mình có ngắm bắn hay không. Chắc là có nhưng tôi không hề nhớ có cái đầu ruồi hay cái gì giống như thế. Và tôi chỉ bóp cò 5 lần”. Kẻ giết người đã mô tả cảm giác khi ấy là “hoàn toàn vô cảm, không một chút giận dữ hay chết :Dc gì trong suy nghĩ”. Theo Fenton Bresler, tác giả cuốn Who Killed John Lennon, hắn là một kẻ bị tẩy não tấn công John dưới sự chỉ đạo của một kẻ đứng đằng sau, ông cho rằng: “Hắn chỉ là nạn nhân của một kẻ nào đó muốn giết John Lennon”.

Các vị quan tòa đáng kính không tìm được động cơ gây án thực sự của Mark nên đã tuyên án rất “rập khuôn” rằng bị can phạm tội chỉ vì muốn gây sự chú ý. Nhưng Arthurr O’Connor, viên thám tử đã đặc biệt chú ý đến tên sát nhân thì nhìn nhận sự việc theo một hướng khác. Trong cuốn sách của Bresler, ông nói: “Thật phi lý khi nói rằng hắn giết người chỉ để có được sự nổi tiếng. Ngay từ đầu hắn đã không hề muốn nói chuyện với cánh báo chí. Có lẽ ai đó đã lợi dụng hắn. Tôi đã gặp hắn đêm đó và tìm hiểu kỹ càng về hắn. Trông hắn cứ như một người máy đã được lập trình sẵn vậy”.

Hồ sơ về vụ ám sát John Lennon còn ẩn chứa nhiều điều bí mật chưa được tiết lộ. Có những mối liên hệ nhất định về chính trị trong vụ án này. Vì những hoạt động chính trị mà John từng bị FBI giám sát nghiêm ngặt, hồ sơ về John trên bàn làm việc của Cục điều tra tội phạm liên bang dày đến gần 300 trang và vô số cuốn băng ghi âm các cuộc nói chuyện qua điện thoại. Mối nghi vấn mang màu sắc chính trị trong vụ án càng tăng lên. Trong quá khứ khi Tổng thống Lyndon Baines Johnson thất cử ngày 31/3/1968 khi ông này tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ không ra tái tranh cử dù phe Dân chủ muốn hay không muốn. Chỉ 4 ngày sau Ngài Martin Luther King Jr. đáng kính đã bị ám sát, 63 ngày sau đến lượt cựu Tổng thống Robert Francis Kennedy bị ám sát. Ngày 4/11/1980 Tổng thống James Earl Carter thất bại trước đối thủ Ronald Wilson Reagan sau đó trở thành kẻ thất cử. Và 34 ngày sau, John Winston Lennon bị ám sát.

Để lý giải cho điều này, chúng ta cần lưu ý rằng John Lennon là cánh chim đầu đàn không chỉ trong âm nhạc mà còn trong các phong trào vì hòa bình và tình yêu. Trong mắt một số chính khách, John Lennon còn bị coi là “kẻ cực đoan đáng sợ nhất”. Lật lại hồ sơ vụ án giúp người ta phát hiện ra manh mối mới, đó là tấm vé máy bay được tìm thấy trong phòng khách sạn của thủ phạm, một chiếc vé từ Hawaii chuyển tiếp tại New York khởi hành ngày 5/12/1980. Nhưng trên thực tế chính hắn đã mua một chiếc vé từ Hawaii đến Chicago khởi hành ngày 2/12/1980 mà không có sự chuyển tiếp nào. Chiếc vé tìm thấy sau khi hắn bị bắt rõ ràng đã bị đánh tráo. Bạn bè hắn không ai biết việc hắn tới New York. Họ cho rằng hắn tới và nghỉ lại Chicago 3 ngày. Vậy từ ngày 2 đến 5/12/1980 hắn đã ở đâu? Điều này vẫn chưa được giải đáp cụ thể.

Bresler kết luận rằng vụ ám sát John Lennon có nét tương đồng với vụ án xảy ra với Robert Kennedy. Sirhan Sirhan kẻ đã giết cựu Tổng thống và Mark Chapman đều có những dấu hiệu bất bình thường về tâm thần. Mặc dù chưa thể khẳng định Sirhan bị thôi miên nhưng trường hợp của Mark được khẳng định là “tâm thần phân liệt hoang tưởng”.

Nhưng phiên tòa lại không đồng ý với nhận định này. Đến tận bây giờ, hắn vẫn không nhận được sự điều trị về tâm lý từ khi nhận bản án cho hành vi sát nhân của mình. Hắn được xét xử với tư cách là người bình thường “có đủ lý trí”. Trích lời thám tử O’Connor trong cuộc phỏng vấn riêng với Bresler: “… Có một lối đi nhỏ ở góc đường và chẳng ai ngăn hắn chạy trốn nếu hắn muốn”. Thế nhưng hắn lại đứng bình tĩnh đọc cuốn sách và chờ cảnh sát đến sau khi hành sự. Liệu một người bình thường về tâm lý có cư xử như vậy trong hoàn cảnh đó không?

Bresler đã đưa ra những minh chứng rõ ràng cho sự hiểu nhầm về thủ phạm ám sát John Lennon. Trong khi tên của hắn luôn được nhắc đến gắn liền với cụm từ “một người hâm mộ bị loạn trí”, thực tế không phải như vậy. Hắn không phải một fan cuồng nhiệt của Beatles và Lennon như bao người thời đó mà thần tượng của hắn là Todd Rundgen. Dù hắn từng tuyên bố “giết Lennon nhằm quảng cáo cho The Catcher in the Rye”, tên này chưa bao giờ thể hiện sự yêu thích quá khích đối với cuốn tiểu thuyết này cho đến những giây phút ngắn ngủi trước khi gây án. Theo Bresler, đó có thể là thiết bị để khởi động chương trình trong người tên sát nhân. Ngoài ra, còn một điều đang lưu tâm khác về tên tội phạm này đó là sự thay đổi suy nghĩ chỉ 6 tháng sau khi nhận tội và sẵn sàng ra tòa, hắn lại “lật mặt” quả quyết đã phạm tội theo những hướng dẫn của một giọng nói đàn ông qua điện thoại cầm tay.

ST

m3oc0n
12-09-2005, 06:45 AM
:( thuong tiec cho mot thien tai