PDA

View Full Version : Điện Biên Phủ


vui_la_chinh
06-17-2005, 07:46 AM
Điện Biên Phủ


Chương 1

Lời Tác Giả

Điên Biên Phủ - một góc địa ngục

(tác phẩm của Bernard B. Fall)

Để bổ xung cho cuốn hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử " của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - tôi sẽ post cuốn "Điện Biên Phủ - một góc địa ngục" của Bernard B. Fall.
Đây được cho là một trong những tác phẩm kinh điển về trận đánh lịch sử này. Cuốn "Điện Biên Phủ - một góc địa ngục" được xuất bản bởi Nhà xuất bản Công an Nhân dân năm 2004.

Người dịch: Vũ Trấn Thủ




Lời tác giả
Nhiều trận vây hãm đã kéo đài lâu hơn trận vây hãm ngôi làng ấy ở miền tây bắc Bắc Kỳ, ngôi làng có cái tên ít gợi cảm là "quận lị hành chính biên giới" - tiếng Việt Nam là Điện Biên Phủ.
Quân Pháp tái chiếm thung lũng này trong khoảng thời gian hai trăm linh chín ngày và cuộc vây hãm chính thức thì kéo dài năm mươi sáu ngày. Quân Đức đã cầm cự bảy mươi sáu ngày ở Stalingrad; quân Mỹ cầm cự sáu mươi sáu ngày ở Bataan và hai mươi sáu ngày ở Corregidor. Quân Anh đã chống cự hai trăm bốn mươi mất ngày ở Tobrouk. Nhưng kỷ lục trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai có lẽ thuộc về quân Đức đã giữ vững được Lorient trong hai trăm bảy mươi ngày, từ ngày giải phóng Bretagne đến ngày đế quốc Đức đầu hàng. Ở thời đại chúng ta, vô số những trận vây hãm đã đặt đối đầu nhau những lực lương quan trọng: 330000 quân Đức bị vây ở Stalingrad; quân Xô-viết bao vây tấn công họ thì gồm tới hơn một triệu người. Ở Điện Biên Phủ, lực lượng trấn giữ cứ điểm chưa bao giờ vượt quá con số 13000 người còn bên tấn công thì có 49500 chiến binh và 55000 dân công không được trang bị vũ khí.
Tuy vậy đó là một trận đánh có tính chất quyết định ngang với trận la Marne đầu tiên, trận Stalingrad và trận Midway. Xung đột có thể kéo dài - có khi trong nhiều năm - nhưng đáng dấp của cuộc xung đột đã hoàn toàn thay đổi. Một trong hai bên tham chiến đã mất mọi cơ may đạt tới mục tiêu chiến tranh của mình. Đó là chuyện đã xảy đến với quân Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ. Trước tình hình chiến tranh Đông Dương kéo dài trong thế giằng co từ 19 tháng Chạp năm 1946, người Pháp đã thỏa thuận - một cách quá miễn cưỡng để có thể rút ra được từ cử chỉ ấy dù chỉ một chút lợi thế chính trị hoặc tăm lý nào đó - giành cho chế độ không cộng sản của cựu Hoàng đế Bảo Đại vài đặc quyền nhưng hầu như không có chút chủ quyền thực tế nào. Mặt khác, chiến tranh càng mở ra những lỗ hơng lớn trong hàng ngũ đội quân nhà nghề, càng làm ngân quỹ nước Pháp mắc nợ (cuối cùng thì chiến tranh đã tiêu tốn của nước Pháp khoảng 5000 tỉ franc cũ, chưa kể 477 tỉ tiền viện trợ của Mỹ thực tế đổ vào Đông Dương trước tháng bảy 1954) thì càng hiển nhiên là nước Pháp không còn mục tiêu chiến tranh được xác định một cách rõ ràng nữa. Vị tổng chỉ huy khốn khổ ở Đông Dương vào thời kỳ Điện Biên Phủ, tướng Navarre, đã tuyên bố mấy năm sau, trong cuốn Đông Dương hấp hối của mình, rằng có thể có hai mục tiêu chiến tranh nhưng mâu thuẫn nhau. Mục tiêu thứ nhất có thể là giải phóng các Quốc gia Liên kết khỏi sự thống trị của Việt minh và trao độc lập cho họ. Như vậy thì người ta chỉ có thể chờ đợi nước Pháp dốc toàn sức ra một mình tiến hành cuộc chiến tranh nếu ba nước Đông Dương chấp nhận những "mối liên hệ đặc biệt" với nước Pháp, những mỗi liên hệ xứng đáng với máu và tiền của đổ vào cuộc chiến tranh, và nếu họ đem hết khả năng tối đa của mình giúp nước Pháp trong cuộc chiến tranh ấy. Mục tiêu thứ'' hai có thể là tham gia một cách đơn giản vào chính sách của Mỹ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam á. Thế thì tất cả các quốc gia liên quan đén cuộc chiến tranh ấy chí ít cũng có nhiệm vụ tham gia vào đó ngang bằng với nước Pháp.
Chính vì Hoa Kỳ sau đó đã chấp nhận quan điểm ấy mà bộ trưởng Dean Rusk và bộ trưởng quốc phòng Mac Namara đã đến Paris vào tháng Chạp năm 1965 để yêu cầu các thành viên khác của khối Bắc Đại Tây Dương ủng hộ Hoa Kỳ một cách trực tiếp hơn và đầy đủ hơn trong cuộc đấu tranh mà họ tiến hành hầu như một mình - nếu không kể quân đội Nam Việt Nam và một vài đơn vị nhỏ của một vài nước nhỏ gưi tới. Kết quả đạt được xem ra là không đáng kể.

Khác với Hoa Kỳ, nước Pháp không bao giờ có đủ những phương tỉện để làm một mình cái việc mình phải làm. Và nước Pháp biết rằng dư luận''ở chính quốc, sự mệt mỏi của dân chúng tại địa bàn mình tiến hành chiến tranh - một yếu tố ngày nay hay bị quên - đòi hỏi phải tìm'' ra được một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột. Hoặc là, nếu không giành được chiến thắng thì cũng tạo ra được một tình thế cho phép quân đội quốc gia các nưồc liên kết Tiệt Nam, Cao Miên, Lào) thanh toán được với chiến tranh du kích một khi quân đội chính quy Pháp đã tiêu diệt được đội quân chủ lực của địch sau một loạt những trận giao chiến lớn. '' Một sự khác nhau nữa so với Hoa Kỳ là nước mà Tổng thống có quyền đưa một con sốkhông hạn chế binh lính Mỹ vào những cuộc chiến tranh không tuyên bố ở hải ngoại: ở Pháp, một điều bổ sung vào luật tài chính năm 1950 cấm chính phủ đem binh lính thuộc biên chế trong nước sử dụng ở ngoài lãnh thổ chính quốc - nước Pháp và Algérie - và những vùng chiếm đóng tại Đức và áo, do đó đã giới hạn khá nhiều quân số có thể đưa vào chiến trường Đông Dương. Các chính phủ của nền Cộng hoà thứ tư bị co kéo gíữa những cam kết và nhũng ưu tiên không thể dung hợp được với nhau - tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dư''jng tức là bảo vệ Châu âu chống lại chủ nghĩa cộng sản, và chống lại chính cái chủ nghĩa cộng sản ấy tại một vùng Châu Á xa xôi - cho nên họ phải bủn xỉn cắt xén trong cả hai việc. Bị lấy mất phần lớn những sĩ quan và hạ sĩ quan thường trực của nó, các đơn vị quân đội Pháp đóng ở Châu âu chắc là sẽ chẳng phát huy tác dụng gì đáng kể trong trường hợp xảy ra chiến tranh, còn những đơn vị thường trực gửi sang Đông Dương thì chỉ là những đơn vị khung cần được bổ sung một cách vội vàng bằng binh lính tuyển mộ tại chỗ. Tháng Năm năm 1953, khi nhận 1 nhiệm vụ chỉ huy, tướng Navarre đã yêu cầu gửi 1 tới cho ông 12 tiểu đoàn bộ binh, một đội pháo binh 1 có thể thả dù được, một tiểu đoàn công binh, cùng 1 với 750 quan và 2550 hạ sĩ quan để tăng cường 1 bộ khung cho một số đơn vị. Rốt cuộc ông chỉ nhận 1 được 8 tiểu đoàn, 330 sĩ quan, 200 hạ sĩ quan và 1 được báo trước rằng những quân tiếp viện đó chỉ đơn thuần là một sự "tạm ứng trước", nghĩa là ho được trích ra từ kế hoạch dự kiến cho năm 1954.
Trong khi đó, đối phương không ngừng được tăng cường, đặc biệt là bằng những đại đoàn chính quy được huấn luyện tốt và có khả nặng chống chọi với những gì tốt đẹp nhất mà nước Pháp có thể đưa ra để đối đầu với họ. Mười hai năm sau, quân Bắc Tiệt Nam cũng chẳng hề do dự đọ sức với những đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ. Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc vào cuối tháng Bảy năm 1953 bằng một thoả hiệp, Trung Quốc bắt đầu ồ ạt gửi sang bắc Việt Nam huấn luyện viên và binh khí kỹ thuật do Nga và Mỹ sản xuất. Việt Minh lúc đó có bảy đại đoàn cơ động và một đại đoàn pháo binh được trang bị đầy đủ. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ còn nhận được nhiều hơn từ những trại huấn luyện Trung Quốc ở Ching Sai và Nan Ning. Do đó, một việc khẩn cấp cho người Pháp là phải tiêu diệt được bộ phận lớn đội quân chủ lực địch. Nhưng muốn được như vậy thì phải buộc được nó giao chiến với mình trong một trận đánh dàn trận chính quy, nghĩa là bày ra một mục tiêu đủ hấp dẫn để nó muốn tấn công, và đủ mạnh để chống lại được nó. Đó là một canh bạc đầy bất trắc bởi vì cái được đem ra đặt cược không phải chỉ là số phận của quân đội Phápại Đông Dương và vai trò của nước Pháp ở Đông Nam á, màcòn là sự duy trì được nước Việt Nam, và trên một chừng mực nào đó cả nước Lào và Cao Miên trong phe những nước không cộng sản; và thậm chí cứ như lời những người lo ngại hiện tượng vết dầu loang, thì đó còn là việc duy trì được một sự. có mặt nào đó của phương Tây trên cái lục địa mênh mông trải ra từ Calcutta đến Hong-kong, qua Singapore.

vui_la_chinh
06-17-2005, 07:48 AM
Cuốn sách của tôi là câu chuyện về canh bạc đó Năm 1962, khi ông giám đốc tủ sách "Những trậnđánh lớn trong lịch sử", nhà sử học nổi tiếng và nhà văn quân đội Mỹ Hanson W. Baldwin, đề nghị tôi viết quyển sách này, tôi đã bắt tay vào íàm không phải không có e ngại. Sau khi tiến hành khảo cứu về những khía cạnh còn thiếu tế nhị hơn nhiều của chiến tranh Đông Dương, tôi đã nhận thấy rằng nếu không được tiếp cận những hồ sơ lưu trữ quân sự thì sẽ cực kỳ khó để viết ra được với một sự chính xác nào đó những gì đă diễn ra ở Điện Biên Phủ. Đpc qua những tác phẩm viết về trận đánh, với tất cả những mâu thuẫn và sai sót của nó, tôi chỉ càng thêm lo ngại. Trong khi yêu cầu các nhà chức trách Pháp cho phép tôi được tham khảo những tài liệu chính thống, tôi không quên nói với họ rằng chuyện kể lại chính xác một cách khoa học những gì đã diễn ra ở Điện Biên Phủ sẽ không là sự ca ngợi các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Pháp ở Viễn Đông. Nhưng tôi đã nói thêm rằng điều đáng lo ngại là những điều thêu dệt và những điều dối trá trong bao năm qua thay vì sự thật sẽ xuyên tạc lịch sử một cách không cứu vãn được và ngăn cản những ai ngày nay còn quan tâm đến Việt Nam hiểu được những sự kiện hiện tại về một số mặt. nào đó chúng là sự phát triển của những sự kiện xảy ra trong mùa xuân 1954.
Trong khi chờ đợi được sự cho phép đó, tôi bắt tay vào công việc tiếp xúc với những người còn sống sót. Người Pháp thì còn vô khối. V họ nắm tất cả những cương vị chỉ huy về phía ta cho nên việc thu thập được những lời kể của họ có một tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng lời kể của họ - như thường xảy ra khi những người sống sót kể lại cuộc phiêu lưu của họ vào những lúc khác nhau và cho những người khác nhau - bao hàm những chỗ sai sót và không tránh khỏi những định kiến, ở một số người là do muốn tranh công. Quân nhảy dù cho rằng họ đã phải gánh phần lớn các cuộc chiến đấu. Quân lê dương thì dứt khoát rằng họ là những trụ cột của cuộc kháng cự. Các sĩ quan trước kia thuộc những đơn vị bị coi là chiến đấu không tất khẳng định rằng những lời buộc tội đó là không có cơ sở. Thêm nữa không một câu chuyện kể lại nào về Điện Biên Phủ - bắt đầu từ câu chuyện của tôi đây - có thể thoát khỏi bị ảnh hưởng bởi cuộc khẩu chiến quyết liệt diễn ra - ngay cả trước một phiên toà ở Paris - giữa tướng Navarre, tổng chỉ huy ở Đông Dương, và trung tướng René Cogny, hạ cấp trực tiếp của ông ta ở Bắc Việt Nam hầu như tất cả những người còn sống sót đều đứng về một phe trong cuộc tranh chấp ấy, cuộc tranh chấp được phản ảnh trên một chừng mực nào đó trong các hồ sơ lưu trữ.
Chẳng bao lâu sau, tôi hết sức ngạc nhiên nhận thấy rằng xem ra không ai quan tâm thu lượm lời kể của những thành phần không phải là người Pháp: lính lê dương, lính Bắc Phi và lính Việt Nam, những người hợp thành 70% của đội quân trấn giữ Điện Biên Phủ. Mặc dầu có đôi chút khó khăn, tới gặp họ tôi cũng được đón tiếp với một thái độ thân tình và thông cảm đặc biệt. Chưa đến một năm sau khi giành giật được độc lập cho nước mình từ tay người Pháp, chính phủ nước Cộng hòa Algérie đã cho phép tôi được tiếp xúc với những cán bộ quân đội của họ đã từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ và nhiều người sau đó đã cầm vũ khí chống lại nước Pháp ở Algérie. Năm 1962, tại Bắc Việt Nam, tôi không gặp một khó khăn nào để tiếp xúc được với những con người kiêu hãnh kể lại chiến thắng của họ. Dễ dàng nhận ra họ ở huy hiệu mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn cho họ: cái huy hiệu ấy họ đeo cả khi ăn mặc thường dân. Thành thử té ra người lái xe cho tôi đã từng là xạ thủ đại liên ở Điện Biên Phủ. Ở Nam Việt Nam và ở Pháp, một số người sống sót đã đáp ứng những lời nhắn tin của tôi đăng trên các báo. Một viên chức nhà đoan ở sân bay Tahiti đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Một người được gắn Bắc đẩu Bội tinh được phát hiện ra trong toán những người canh gác mộ Napoléon và tên một người khác nữa đã được tìm ra nhờ một bài báo của New York Times nói về du lịch ở Sahara.

Năm 1963, khi nhận được giấy của bộ trưởng bộ các lực lượng vũ trang, ngài Pierre Messmer, cho phép tôi được tiếp cận các hồ sơ lưu trữ, tôi bị mắc một cơn bệnh thập tử nhất sinh. Năm 1964 - 1965, nhờ một món trợ cấp nghiên cứu của đại học Howard, tôi dẫu sao cũng đã hoàn thành được công việc sưu tầm tài liệu. Cần nói ngay rằng hầu hết những tài liệu có ở Điện Biên Phủ - nhật ký hành quân, văn bản những bức điện trao đổi giữa các đơn vị, v v - đã bị thiêu huỷ trước khi tập đoàn cứ điểm thấtthủ, hoặc đã rơi vào tay quân cộng sản. Thêm nữa, duy chỉ có quân đội nhân dân Việt Nam - quân đội Bắc Việt mà đến năm 1954 người ta còn gọi là quân Việt Minh - là có tiến hành một cách quy củ việc nghe những người còn sống sót báo cáo lại ngay sau trận đánh. Nói đúng ra thì chỉ có tướng Võ Nguyên Giáp là có đủ thẩm quyền để viết cuốn sách này. Nhưng do bận nhiều công việc, cho tới nay ông chỉ công bố được vài bài nghiên cứu về đề tài này.
Những hồ sơ lưu trữ của Pháp hiện đang được đem ra nghiên cứu - biên chể của ban lịch sử quân đội gồm những. người rất có năng lực nhưng quân số rất hạn chế và xét về chương trình làm việc thì vai trò của nó là rất có hạn, do có quy định rằng chỉ sau năm mươi năm thì các tư liệu mới được công bố in extenso (toàn bộ). Nhưng những tư liệu ấy rất đầy đủ, nhất là những báo cáo về những cố gắng để ứng cứu o tập đoàn cứ. điểm và việc tiếp tế cho nó trong thời gian trước ngày 24 tháng Ba năm 1954, là ngày tập đoàn cứ điểm bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Phần lớn những tư liệu '' sau thời điểm đó là những bản sao các bức điện trao đổi giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ. Một số tư liệu - nghe nói là không nhiều lắm - hiện còn đang trong tay ủy ban điều tra về thảm họa. Một số tư liệu không thể nào tìm thấy trong các tủ hồ sơ lưu trữ mặc dầu chúng có tính chất là giấy tờ chính thức. Có lẽ chúng đang ở trong tay những diễn viên chính của bi kịch, bởi vì chúng đã được công bố trong một số những tác phẩm Pháp mà tác giả đã tham gia vào cuộc khẩu chiến giữa Navarre và Cogny. Cuối cùng cơ quan hồ sơ lưu trữ của hải quân và không quân đã cung cấp cho tôi một số lượng lớn những tài liệu rất quý về mặt hàng không - mặt chủ yếu - của trận đánh.
Vớì khối tư liệu đó trong tay, các cuộc tiếp xú( của tôi với phần lớn những người chỉ huy chiến thuật, trong nhiều trường hợp có kèm theo trao đổi thư từ, đã tỏ ra là hết sức quý báu. Tiếc thay, chỉ hiếm khi tôi mới tập hợp họ lại được trong một cuộc trao đổi tập thể, vì lý do đơn giản là những người sống sót từ Điện Biên Phủ ngày nay ở phân tán khắp nơi. Cái hình thức họp trao đổi chung ấy, mà nhà sử học Mỹ nổi tiếng, tướng S.L.A. Marshall, thường hay thực hiện, là đặc.biệt có ích khi người ta muốn dựng lại những gì đã diễn ra trong những lúc rối ren khi tình hình thay đổi từng lúc. Những lúc rối ren ấy thì có nhiều ở Điện Biên Phủ. Trong một trường hợp đặc biệt, tôi đã ghi chép được những chi tiết cụ thể mà nhiều sĩ quan đã cung cấp cho tôi, ìiên quan đến một cứ điểm được ghi sai tlên các bản đồ được quân đội Pháp phác họa ra sau trận đánh.
Như thế không có nghĩa là trong cuốn sách này tôi đã có thể giải đáp được tất cả những câu hỏi mà người ta vẫn còn đặt ra về trận đánh. Quá nhiều người đã mang theo những bí mật của họ xuống mồ và có quá nhiều những câu chuyện huyền thoại được đơm đặt ra thay vì sự thật. Những ghi chép của tôi và những băng ghi âm về những cuộc tiếp xúc điều này có cần nói lên không, đã không được một ai duyệt và chứng nhận cả. Tất cả những lời đối thoại, tất cả những tuyên bố mà bạn đọc đọc thấy sau đây là sao lại những lời kể trực tiếp chứ không phải là dựng lại các sự kiện sau khi nó xảy ra. Và nếu cái câu công thức mọi người đều biết "Tôi xin thề nói lên sự thật, toàn bộ sự thật, không sợ hãi và không thù hằn '' có một ý nghĩa thì tôi cho rằng người ta có thể nói một cách hoàn toàn công bằng rằng đó chmh là cái tôi đang làm ở đây.
Việc nhắc đến tất cả những người đã có đóng góp với tôi có thể làm cho nhiều người lúng túng do những chức vụ họ đang đảm nhiệm. Ngoài ra điều đó còn có nghĩa là làm họ phải chia sẻ trách nhiệm về những điều tôi nêu lên, trong khi tôi lại muốn chỉ một mình mình hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên tôi muốn ngỏ lời cảm ơn các thủ trưởng và nhân viên các ban sử của lục quân, hải quân và không quân Pháp đã vui lòng chia sẻ với một kẻ cha vơ chú váo những nguồn tài liệu khiêm tốn của họ với một thái độ lịch thiệp không thể chê trách: thiếu tá Jean Pouget, tác giả cuốn sách tuyệt vời Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ, đã đồng ý cho tôi sử dụng một số bản ghi chép riêng của ông; đại tá Jules Roy, tác giả cuốn Trận Điện Biên Phủ - cuốn sách đã xem xét vấn đề theo một cách mới và rất có ích cho tôi trong việc xác định cụ thể các sự kiện; ông Hanson W. Baldwin đã làm công việc hiệu đính một cách tỉ mỉ và khéo léo; và cảm ơn Dorothy vì đã chăm sóc tôi, đem sức khỏe trở lại cho tôi và đã chịu đựng một người chồng suốt ba năm ròng hầu như lúc nào đầu óc cũng để ở một vùng thung lũng nhỏ xanh rờn tại miền Bắc Việt Nam.

vui_la_chinh
06-17-2005, 07:49 AM
Chương 1 ( B)

NataCha

NATACHA

"Castor" chắc hẳn là cuộc hành binh không vận đầu tiên mà chiếc máy bay dẫn đầu mang trong khoang của nó ba vị tướng đi cùng với những chiến binh dù mở đường, và chắc hẳn nó là cuộc hành binh cuối cùng. Các tướng ấy là tướng không quân bốn sao Pierre Bodet, phó tướng của tổng tư lệnh Đông Dương, trung tướng không quân Jean Dechaux, tư lệnh binh đoàn không quân chiến thuật bắc (G.A.T.A.C. - Bắc), và thiếu tướng Jean Gilles, tư lệnh quân nhảy dù Đông Dương.
Đó là một máy bay vận tải hai động cơ Ci7 do Mỹ sản xuất đã cất cánh từ sân bay Bạch Mai vào lúc 5 giờ sáng ngày 20 tháng Mười Một năm 1953, trong khoang chất đầy điện đài và mang theo tám giờ nhiên liệu. Máy bay đó có một nhiệm vụ kép.
Nó phải đánh giá điều kiện thời tiết trên vùng thung lũng có thuận lợi hay không và có nên hay không thả một toán quân dù thiện chiến đi trước đại quân, nhảy xuống chiếm những drop zones (D.Z), tức là những bãi nhảy dù, để đặt những thùng pháo sáng làm cọc tiêu.
Nếu điều kiện thời tiết xấu thì cuộc hành binh sẽ bị huỷ bỏ. Quả vậy, không thể nào để các máy bay vận tải nằm chết dí ở Hà Nội được: người ta đang quá cần chúng ở các nơi khác.
Vào lúc 6 giờ 30, khi máy bay bay lượn trên thung lũng, tầm nhìn xa hầu như là zero do có mưa phùn cái thứ mây mù nó là đặc điểm khí hậu của vùng Tây Bắc Việt Nam ngay cả trong mùa khô. Lúc này quyết định cho nhảy hay hoãn nhảy thụộc về trách nhiệm của tướng Dechaux.
Máy bạy bay từ từ lượn những vòng rộng bên trên thung lũng phủ kín sương mù. Trong khoang lái đầy ngườ một sĩ quan hàng không vận tải và một nhân viên khí tượng của không quân cân nhắc liệu có khả năng sương mù tan kịp cho cuộc nhảy hay không. Đến 7 giờ, những tia nắng mặt trời mọc bắt đầu soi rọi những tầng mây trên, những đám mây này tan đi trông thấy. Người nhân viên khí tượng ti n đến bên tướng Dechaux đang quan sát thung lũng qua cửa sổ máy bay, nói với ông ta vài lời, nhưng lời nói của anh bị át đi trong tiếng động cơ.
Dechaux tiến đến bên báo vụ viên chịu trách nhiệm giữ liên lạc radio trực tiếp với bộ tham mưu ở Hà Nội và trao cho anh ta một bức điện. Bức điện này tới tướng Cogny tư lệnh Lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam (F.T.N.V) vào lúc 7 giờ 20 và lập tức được ông ta chuyển cho người chỉ huy không quân vận tải Đông Dương đang ngồi trong máy bay đợi ở sân bay Bạch Mai. Cuộc hành binh "Castor" đã bắt đầu Cho tới lúc ấy, cái tháng Mười Một năm 1953 này đã thật sự là một địa ngục đối với các phi hành đoàn của không quân vận tải. Ba phi đoàn vận tải mà bình thường miền Bắc Việt Nam vẫn có, đoàn 1/64 "Béarn", đoàn 2/64 "Anjoư'' và đoàn 2/63 "Sénégal", liên tục được huy động vào những hoạt động yểm hộ chiến đấu chống đại đoàn Việt Minh 320 tại vùng tây nam châu thổ sông Hồng. Thực tế là họ cũng mới chỉ trở về căn cứ vào chiều 19 tháng Mười Một và các thợ máy đã thức hầu như suốt đêm sửa chữa bảo dưỡng những chiếc máy bay mệt mỏi để sáng hôm sau chúng có thể làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên đó không phải là nỗi lo duy nhất của viên tư lệnh không quân hiện tại, đại tá Jean- Louis Nicot. Được thông báo ngày 10 tháng Mười Một bằng công văn tuyệt mật là cuộc hành binh "Castor" được ấn định vào ngày 20 tháng Mười Một, ông ta đã làm hết sức mình để huy động được tối đa những máy bay và phi hành đoàn ông có.
Một trong những khó khăn của ông ta là tại Đông Dương số phi hành đoàn có ít hơn số máy bay. Cho nên vào giữa tháng Mười Mt, ông ta chỉ có năm mươi hai phi hành đoàn quân sự cho máy bay C47 và mười phi hành đoàn cho C 1 19 ; vậy mà 7 1 Dakota C47 đã được trao cho ông ta để làm nhiệm vụ Bằng cách rút đến mức tối thiểu số người trong mỗi phi hành đoàn và bằng cách huy động tất cả những sĩ quan không quân của bộ tham mưu, kể cả chính ông ta, Nicot đã tổ chức được 67 phi hành đoàn cho 67 chiếc Dakota ở trong tình trạng có thể làm nhiệm vụ ngày 20 tháng Mười Một.
Vào lúc 5 giờ sáng, trong buổi bình minh ảm đạm của mùa khô, các phi hành đoàn được tập trung lại ong doanh trại của họ và đến 5 giờ 50 bắt đầu nhần lệnh. Chính Nicot đứng ra giải thích cho họ những gì họ phải làm:
Sau khi thông báo cho họ biết đây là một cuộc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, ông đã nêu chi tiết công việc phải làm như thế nào. Máy bay sẽ được phân chia thành hai phi đoàn, mỗi phi đoàn gồm bốn phi đội. Phi đoàn thứ nhất - 33 chiếc Dakota - sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của thiếu tá Fourcaut, mật danh "Thủ trưởng Vàng '' và sẽ cất cánh từ sân bay Bạch Mai. Phi đoàn thứ hai - 32 Dakota - sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Martinet, mật danh "Thủ trưởng Đỏ", và sẽ cất cánh từ sân bay Gia Lâm. Đại tá Nicot sẽ trực tiếp nắm phi đoàn thứ nhất. Mật danh của ông ta là "Texas".
Hai phi đoàn cất cánh cách nhau ba phút, các phi đội cách nhau một phút và các tốp gồm ba máy bay một sẽ cất cánh cách nhau mười giây. Mỗi máy bay mang theo 2100 lít nhiên hệu. Trong ngày hôm ấy, phi đoàn thứ hai sẽ thực hiện một cuộc thả dù lần thứ hai: 24 máy bay sẽ thả trang thiết bị, 8 thả quân. Xế chiều sẽ có một cuộc thả quân nữa. Việc thả trang thiết bị sẽ không được kéo dài quá 20 phút.
Sau đó là những mệnh lệnh cuối cùng về hành quân: góc tiếp cận bãi nhảy dù: 170 độ; độ cao: 950 mét. Thả xong trang thiết bị hoặc người, các máy bay sẽ phải lượn vòng 180 độ bay đi khỏi khu vực thả dù với tốc độ 150 mét/phút. Cuộc bay dự kiến sẽ kéo dài 76 phút 10 giây.
Tiếp theo đó là những quy định kỹ thuật: tốc độ cất cánh, tốc độ đường trường, tốc độ thả dù, tần số radio, những bãi hạ cánh cấp cứu (trong vòng 160 kilômét không có bãi nào cả) và cuối cùng là những quy định về hợp đồng tác chiến với các máy bay tiêm kích - ném bom và máy bay ném bom cũng trong thời gian đó hoạt động quanh Điện Biên Phủ.
Vào lúc 7 giờ sáng, việc truyền đạt mệnh lệnh kết thúc và đến 7 giờ 15, các phi hành đoàn lên máy bay, các khoang máy bay đã đầy quân dù và trang thiết bị. Trong khi chờ đợi lệnh xuất phát, hầu như mọi người trong các phi hành đoàn đều chăm chú quan sát mây. Về nguyên tắc thì động cơ phải được khởi động vào lúc 7 giờ 20 nhưng mãi gần đến 8 giờ thì lệnh xuất phát mới tới ban tham mưu hàng không vận tải ở Bạch Mai. Các máy radio lập tức bắt đầu tí tách, 70 động cơ gầm rú trong khi những quả pháo hiệu đỏ từ những trạm kiểm soát trên hai sân bay Bạch Mai và Gia Lâm bay vọt lên trời. Những chiếc máy bay nặng nề tiếp theo nhau lăn bánh trên đường băng và cất cánh.
Đoàn chim sắt chậm chạp lượn vòng trên bầu trời sân bay chờ cho chiếc máy bay cuối cùng xếp vào đội hình, và đến 8 giờ 1 5 th.ì tất cả nghiêng cánh, dần dần biến mất hút về phía tây, hướng tới những dãy núi hiểm trở long lanh dưới lớp áo xanh.
Cũng như giờ đáy, cái làm những người chỉ huy quân sự bận tâm nhất, đó là việc không thể nào giữ được tuyệt đối bí mật. Chính vì lý do đó mà Cogny chỉ thông báo nhiệm vụ cho tướng Dechaux vào ngày 12 tháng Mười Một, ngha ìà chưa đến bảy ngày trước khi bắt đầu cuộc hành binh không vận mà ông ta phải chỉ huy. Lệnh rất vắn tắt và chỉ nói đến chuyện chiếm đóng thung lũng Điện Biên Phủ. Lệnh dự kiến: dựng lên ở Điện Biên Phủ "một tổ chức phòng ngự có nhiệm vụ bảo vệ sân bay, loại trừ mọi tổ chức muốn bố trí một vành đai các trung tâm đề kháng xung quanh sân bay" và khả năng có thể sử dụng năm tiểu đoàn chiếm đóng, trong đó hai tiểu đoàn hoạt động ở vùng lân cận. Cũng mệnh lệnh ấy đã được truyền đạt cho tướng Gilles.
Gilles đã được cho biết là có quân địch hoạt động trong vùng thung lũng cho nên một cuộc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ có thể vấp phải sự chống cự nào đó, chí ít cũng ìà lúc ban đầu. Vì vậy đối với ông ta lý tưởng nhất là thả xuơng thung lũng bơn tiểu đoàn cùng một lần để có đủ lực lượng bao vây quân địch và nếu có thể thì bắt sống viên trung đoàn trưởng của họ. Tiếc thay, số lượng hạn chế về máy bay và phi hành đoàn buộc phải thực hiện cuộc hành binh làm hai đợt: ''sau khi thả dù xong đợt thứ nhất, các máy bay lại quay trở lại Hà Nội nhận những quân và trang thiết bị thả đợt thứ hai. Do đó Giìles quyết định trong đợt thứ nhất thả hai tiểu đoàn thiện chiến nhất mà ông ta có ở Đông Dương: tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6 B.P.C.) của tiểu đoàn trưởng Marcel Bigeard và tiểu đoàn hai thuộc trung đoàn dù tiêm kích số một (211 R.C.P.) của tiểu đoàn trưởng Jean Bréchigllac. Tiểu đoàn 2/1 R.C.P. thuộc trung đoàn dù thứ nhất được thành lập ở Bắc Phi sau cuộc đổ bộ của quân đồng minh năm 1942. Sau khi chiến đấu ở Pháp, nó được điều sang Đông Dương tham gia các cuộc hành quân tại "Đường - phố - Không - Vui". Tiểu đoàn 6 B.P.C. là một tiểu đoàn biệt kích đã từng tham gia tất cả những trận đánh lớn diễn ra từ năm 1951. Đặc biệt Bigeard đã chỉ huy nó trong trận đánh đẫm máu ở Tú Lệ, ở đó nó được giao nhiệm vụ làm cái mồi để thu hút địch, đỡ đòn cho các đơn vị khác đóng trên vùng đồi xứ Thái. Cùng với tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1 B.P.C.) được thả dù vào lúc 14 giờ ngày 20 tháng Mười Một, hai tiểu đoàn trên hợp thành binh đoàn không vận số 1 (G.A.P. l) dưới sự chỉ huy của trung tá Fourcade: Tiểu đoàn 1 B.P.C. mà tiểu đoàn trưởng là Jean Souquet cũng là một tiểu đoàn tinh nhuệ. Nó đã đến Đông Dương lần thứ nhất vào tháng Giêng năm 1947 và sau một thời gian ở Châu âu, nó lại trở lại Đông Dương vào tháng Sáu năm 1953. Từ ngày đó, nó đã tham gia những trận đánh trên Cánh đồng Chum ở nước Lào, và vừa mới đây là cuộc hành binh "Mouette" từ đó nó mới trở về ngày hôm trước. Hai tiểu đoàn của đợt thả dù thứ nhất tiểu đoàn 6 B.P.C. và tiểu đoàn 2/1 R.C.P. có quân số là 651 và 569 người. Ngoài ra còn có đại đội công binh dù số 17 và hai cụm pháo dã chiến của trung đoàn khinh pháo dù số 35 (R.A.L.P.) sẽ phải nhảy cùng với tiểu đoàn của Bigeard, còn cơ quan chỉ huy của binh đoàn không vận số 1 (G.A.P. 1) sẽ phải nhảy cùng với tiểu đoàn Bréchignac.

vui_la_chinh
06-17-2005, 07:51 AM
Chương 2


Tướng Bodet muốn trực tiếp trình bày cho Bigeard và Bréchignac tầm quan trọng của nhiệm vụ của họ và đã triệu tập họ vào ngày hôm trước cuộc hành binh. Bodet phát biểu khá lạnh lùng:
Bigeard rất nhớ những lời cuối cùng của ông ta:
Trước hết, chắc là sẽ ổn. Nhưng nếu xuống tới đất tình hình gay quá thì đừng do dự. Hãy cứu lấy đồ lề và rút lui về phía Lào. Tự các ông quyết định. Chúng tôi sẽ yểm hộ cho các ông.
Cuối cùng, nếu ngày mai thời tỉết không tốt, sẽ không bao giờ diễn ra Điện Biên Phủ. Vài năm sau, nhớ lại những lời của Bodet nói, Bigeard bình luận: "Chao ôi! Sao cái sáng hôm ấy trời lại không mưa nhỉ!".
Nhưng những chỉ thị quan trọng nhất mà Bigeard nhận được ngày hôm đó lại là từ một cấp thấp hơn rất nhiều, từ Phòng Nhì. Nó liên quan đến bãi nhảy dù (D.Z) của tiểu đoàn ông ta. Cơ quan quân báo có 3000 hồ sơ về các D.Z., mỗi hồ sơ mang một con số và một mật danh. Cuối cùng người ta đã chọn ba D.Z. tại thung lũng Điện Biên Phủ, hai để thả quân và một để thả trang thiết bị.
Mỗi một hồ sơ D.Z. có nhiều tấm ảnh chụp từ trên không của bãi thả dù cũng như tất cả những thông tin người ta có thể có được về địa hình và khí hậu tại chỗ. D.Z. của Bigeard mang số 759 và mật danh "Natacha". D.Z. của Bréchignac được đặt tên là "Simone", còn của trang thỉết bị là "Octavie".
"Natacha" trong những tháng sau này sẽ trở thành cái D.Z. chính của Điện Biên Phủ cho nên cũng cần được miêu tả cụ thể. Ở cách Điện Biên Phủ, ngôi làng quan trọng nhất, 200 mét về phía đông bắc, nó có chiều dài là 1300 mét và chiều rộng là 450 mét. Nó được đặt theo trục gần như bắc nam. Nó gồm những mảnh ruộng gần như khô, trừ ở phía cuối thì phủ kín bụi rậm; một con suối chảy ngang qua nó. Sân bay Điện Biên Phủ - thực ra chỉ là một đường băng bằng đất nện - ở cách D.Z. ấy 300 mét về phía đông. Trên một tấm bản đồ chụp từ trên không của một máy bay trinh sát thuộc phi đoàn trinh sát hải ngoại số 80 (E.R.O.M.), người ta trông thấy một ngôi làng gần như nên thơ mà hầu như tất cả các ngôi nhà (có 112 cả thảy) đều được dựng íên ở giữa những không gian rộng xanh um hoặc bên lề hai con đường xuyên qua làng. Trên ảnh người ta nhận thấy một con sông nhỏ, sông Nậm Rốm, chảy ngoằn ngoèo và sẽ đổ vào sông Mékong.
Có một kiểu xóm buôn bán nhỏ hình thành trên bờ tả ngạn sông Nậm Rốm. Không thấy ruộng lúa ở đâu cả mặt đất được che phủ một màu xanh đậm và các con đường trong làng có trồng cây. Trên những bức ảnh đó người ta cũng thấy những ngọn núi bao quanh thung lũng. Nom chúng thật là thê thảm dưới lớp cây xanh rậm rạp bao phủ.
Người ta cũng nhận thấy rằng Điện Biên Phủ là nơi mưa nhiều. Theo cơ quan khí tượng thuỷ văn Pháp, thung lũng này nhận được lượng nước gấp rưỡi các thung lũng khác ở bắc Đông Dương. Từ tháng Ba đến tháng tám, lượng mưa trung bình ở đó là 1 50 mét và trong phần lớn mùa ấy, thung lũng phủ đầy mây. Tất cả những thông tin đó được ghi trong hồ sơ 759. Trước mắt mưa không phải là khó khăn cho Bigeard - hiện đang là mùa khô - nhưng sáu tháng sau nó sẽ có vai trò của nó trong chảo lửa tập đoàn cứ điểm. '' Cách Điện Biên Phủ 400 mét về hướng đông nam, phía tả ngạn sông Nậm Rốm, D.Z. "Simone" trải dài ra một phần trên ruộng lúa và một phần trên những ngọn đồi mà sau này được bố trí một số những trung tâm đề kháng của tập đoàn cứ điểm.
Còn D.Z. "Octavie" thì ở phía tây nam ngôi làng bên hũu ngạn con sông, tách riêng ra xa các D.Z. thả người để tránh chuyện những cuộn dây thép gai nặng 50 kilô hoặc những bao gạo nặng một tạ rơi tự do từ trên trời có thể rơi xuống đầu binh lính nhảy đù - thực tế thì chuyện đó đã suýt xảy ra.
Về những gì liên quan đến mình, không người chỉ huy dù nào e ngại không hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài mục tiêu chính là chiếm được sân bay càng nhanh càng tốt, họ còn hy vọng có thể đánh chiếm được chỉ huy sở của trung đoàn độc lập 148, một đơn vị tinh nhuệ của quân đội nhân dân Việt Nam gồm những người miền núi bản xứ được huấn luyện rất tốt và chuyên tác chiến trên địa bàn rừng núi.
Vào lúc 18 giờ ngày 19 tháng Mười Một năm 1953, các viên chỉ huy các tiểu đoàn tập hợp sĩ quan của mình lại để trao nhiệm vụ, và các đơn vị dù được đặt trong tình trạng báo động. Tuy nhiên người ta cũng giữ bí mật tới mức chưa phổ biến cho các sĩ quan sơ cấp mục tiêu đích xác của nhiệm vụ ngày hôm sau. Nhưng người ta yêu cầu họ mang theo trang phục cho một trận đánh dưới thời tiết lạnh.
Nhiều nước mà người ta gọi là nhiệt đới có những vùng núi non rộng lớn, ở đó thời tiết cực lạnh, ngay cả khi núi được rừng xanh bao phủ. Trên những cao nguyên của Việt Nam và Lào, hiện tượng rừng xanh um tùm khi nhiệt độ mùa đông hạ xuống dưới 0 độ là chuyện chẳng hiếm. Binh lính các tỉểu đoàn 6 B.P.C. và 2/1 R.C.P chẳng phải là trẻ thơ non dại gì, họ thừa hiểu tác chiến trên vùng bắc Bắc Kỳ có nghĩa là như thế nào. Chí ít thì cũng có một sĩ quan đã tỏ ra cẩn tắc vô áy náy, trung uý Allaire, đã để nguyên pyìama dưới lớp trang phục dù rằn ri của mình. ông ta cứ mặc như thế mà chiến đấu trong ba ngày.
4 giờ sáng ngày hôm sau, tiểu đoàn 6 B.P.C. rời doanh trại đi tới sân bay Bạch Mai. Vào lúc 6 giờ, các sĩ quan nhận lệnh tại sân bay. Mệnh lệnh của Bigeard giản dị và rõ ràng: tiểu đoàn, được tăng cường đại đội công binh không vận số 1 7 và hai cụm pháo dã chiến của trung đoàn khinh pháo dù số 35 (35 R.A.L.P.), sẽ nhảy xuống D.Z. Natacha ''thành một đợt vào lúc 10 giờ 30. Đại đội 1 sẽ thiết lập một đầu cầu phía tây của D.Z., đối diện với khu bắc Điện Biên Phủ; đại đội 2 sẽ kiểm soát chính khu vực D.Z. cũng như ngôi làng Mường Thanh; đại đội 3 yểm trợ cho-đại đội 1 và kiểm soát vành ngoài phía đông bắc ngôi làng, còn đại đội 4 thì sẽ kiểm soát vành ngoài phía bắc của D.Z.. Chỉ huy sở tiểu đoàn và chỉ huy sở đại đội chỉ huy sẽ được đặt cùng với súng cối tại mỏm cức nam của D.Z.. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 2/1 R.C.P. '' ít khó khăn hơn. Nó đơn giản chỉ là tiến về phía đông bắc theo hướng Điện Biên Phủ để chặn không cho quân địch nào có thể tẩu thoát về phía nam. Ngoài ra, tiểu đoàn phải bảo vệ chỉ huy sở của G.A.P. 1 sẽ nhảy dù cùng với mình. Giờ H (ta gọi là giờ G - N.D.), giờ bắt đầu nhảy của hai tiểu đoàn, được quy định là 10 giờ 35. Các chỉ huy tiểu đoàn đặc biệt nhấn mạnh việc phải nhảy ra khỏi máy bay càng nhanh càng tốt: Các đại đội trưởng nghiêng đầu tỏ ý đồng tình. Ngay nếu như mỗi lính dù cần có nâm giây để rời khỏi máy bay và nếu mỗi một chiếc C47 bay theo tốc độ tối thiểu là 170 kilômét/giờ thì hai mươi nhăm người lính dù mà nó chuyên chở cũng phải mất hai phút để nhảy ra khỏi máy bay, và trong hai phút đó họ đã được rải ra trên một quãng đường dài năm cây số. Nói cách khác là binh lính nhảy dù sẽ bị phân tán trên một khoảng dài gấp hai lần D.Z. của họ. Như ta sẽ thấy, điều đó không tránh khỏi đưa tới sự phân tán rất rộng các đơn vị.

vui_la_chinh
06-17-2005, 07:52 AM
Đến 6 giờ 30, các đơn vị bắt đầu lên máy bay và thế là chờ, một sự chờ đợi dường như vô tận. Vậy cho nên mọi người thở phào một cái vô cùng nhẹ nhõm khi lệnh cất cánh đến vào lúc 7 giờ 30. Chuyến bay không có chuyện gì xảy ra dọc đường cả; trong khoang các máy bay, người ta nói đùa với nhau và một vài anh chàng lạc quan bất trị cất tiếng hát những bài ca của quân dù. Giọng người Pháp trầm trầm hầu như át hết giọng thanh thanh, lên bổng xuống trầm của người Việt Nam.
Quả vậy, ngược lại với câu chuyện huyền thoại sau này muốn gán toàn bộ vinh quang của trận Điện Biên Phủ - . nếu không nói vinh quang của chiến tranh Đông Dương - cho quân lê dương Đức, cuộc hành binh đầu tiên tiến đánh Điện Biên Phủ này hoàn toàn là công việc của binh lính người Pháp và Việt Trong tổng số 651 người của tiểu đoàn 6 B.P.C. của Bigeard nhảy dù ngày 20 tháng Mười Một có tới 200 người Việt Nam, và trong tơng số 827 người trong đội ngũ tiểu đoàn 2/1 R.C.P. của Bréchignac hồi đầu tháng Mười Một có 420 người Việt Nam. Cái tỉ lệ ấy tùy theo đơn vị có thay đổi chút ít, nhưng không có một đơn vị nào được gọi là "Pháp" mà lại không có trong hàng ngũ của mình một số quan trọng những người được tuyển mộ tại chỗ, những người này chiến đấu chẳng kém gì các đồng đội Pháp của họ. Hiện tượng các đơn vị hỗn hợp Pháp - Việt đã chiến đấu tất hơn các đơn vị thuần Tiệt hoặc thuần âu - các đơn vị này không có được sự thông thạo địa bàn và ngôn ngữ như các đơn vị hỗn hợp - là một trong những bài học quan trọng của chiến tranh Pháp - Đông Dương, một bài học mà xem ra mười năm sau ở Nam Việt Nam người ta đã không nhớ tới. Khi đoàn máy bay bay lượn trên thung lũng Điện Biên Phủ vào lúc 10 giờ 30, mặt trời đã xua tan những đám sương mù cuối cùng bao phủ trên các làng bản, đồi ruộng. Với ba viên tướng ngồi trong khoang, chiếc máy bay của cơ quan hành dinh lượn mãi thành những vòng tròn lười biếng ở tầng cao lớn trên bầu trời thung lũng. Đợt sóng thứ nhất của "Thủ trưởng Vàng '' tiếp cận "Natacha" theo góc 170 độ, các cánh cửa máy bay hoàn toàn để mở. Bên trong 65 chiếc máy bay, các huấn luyện viên nhảy dù bước tới khoang cửa mở rộng, và 25 quân dù chở trong mỗi máy bay bắt đầu đứng dậy, loạng choạng dưới sức nặng trang thiết bị của họ, móc đầu dây kéo dù vào sợi dây cáp căng dọc trần máy bay, giật giật vài cái để kiểm tra xem dây đã móc chắc chưa rồi quay ra phía cửa trong tư thế nhảy: hai tay ôm lấy chiếc dù bụng. Vào lúc đợt dù đầu tiên chạm đất các phi công nhìn xuống dưới trông thấy một số người bé nhỏ chạy tán loạn. Chuông báo nhảy vang lên trong các máy bay vào lúc 10 giờ 35.
Dưới đất, trong thung lũng ấy, cái ngày 20 tháng Mười Một này đã bắt đầu như mọi ngày khác. Từ ngày 30 tháng Mười Một năm 1952, là ngày tiểu đoàn Lào chiếm đóng thung lũng đã bỏ chạy không chiến đấu rút về đất Lào cách đó không xa, Điện Biên Phủ nằm trong tay quân Vệt Minh.
Phần lớn số 15 nghìn dân thung lũng đã ở lại tại chỗ. Xét cho cùng, họ chẳng có việc gì phải lo ngại Việt Minh trưng thu những ngôi nhà tồi tàn, vài con bò và ruộng nương của họ. Nếu có điều gì làm họ phải quan tâm thì phải chăng chính là rồi đây việc làm ăn của họ có được yên ổn hay không. Hàng năm thung lũng thu hoạch được 2000 tấrl thóc và từ lâu đã được biết đến như một trong những trung tâm chính trồng và chế biến thuốc phiện của Đông Dương. Trị giá thuốc phiện thô sản xuất ở đây đạt tới con số trung bình 10 triệu đồng Đông Dương - tức là khoảng 500 triệu franc.
Cho tới lúc đó, sự có mặt của Việt Minh đối với dân Thái sống trong thung lũng là tương đối thoải mái. Trung đoàn Độc lập 148 đã sử dụng Điện Biên Phủ như căn cứ hoạt động chính của mình. Phần lớn quân của Trung đoàn đến từ những bộ tộc miền núi phía bắc và đã được dân địa phương đón tiếp rất tốt. Đó là một đơn vị tinh nhuệ được thành lập từ lâu của quân đội nhân dân. Vào các tháng Mười Một và Mười Hai năm 1952, Trung đoàn 148 đã tham gia cuộc vây hãm và tấn công vào tập đoàn cứ điểm Nà Sản một ngôi làng cách Điện Biên Phủ 110 kilômét về hướng đông - đông nam. Vào mùa xuân năm 1953, Trung đoàn là thành phần trung tâm của lực lượng Việt Minh tràn vào nước Lào lần đầu tiên. Giờ đây Trung đoàn là một bộ phận của những đơn vị phòng vệ miền đông bắc Việt Nam chống lại một cuộc phản công của quân Pháp có thể nổ ra từ phía Lào. Ba tiểu đoàn của nó - các tiểu đoàn 900, 920 và 930 - bố trí thành một vòng cung dọc biên giới Lào - Việt cách thung lũng khá xa. Nhưng cơ quan quân báo Pháp biết sở chỉ huy của trung đoàn và tiểu đoàn 910 thì đóng ở Điện Biên Phủ. Tuy nhiên phía Pháp không biết rằng đại đội trợ chiến 256 của tiểu đoàn 920 cũng đóng tại Điện Biên Phủ với súng cối và đại bác không giật.
Nó đã được điều đến phối thuộc một đại đội của trung đoàn pháo 675, một trong những trung đoàn của đại đoàn pháo 351, một đại đoàn pháo nổi tiếng được tổ chức theo mẫu quân đội Xô-viết, ngoài ra còn có một đại đội bộ binh của trung đoàn 48, đại đoàn 320, chính cái đại đoàn mà quân Pháp đã quần thảo hai tuần lễ trước trong cuộc hành binh "Mouette".
Việt Minh đã điều tới Điện Biên Phủ những đơn vị vũ khí hạng nặng vì họ cũng quan tâm chẳng kém gì bộ tổng chỉ huy Pháp chíếm giữ thung lũng này, nó là một không gian rộng, bầng phẳng ở giũa một vùng núi non. Không có mây bay, Việt Minh dùngsân bay làm bãỉ tập và trường bắn cho quân lính của mình. ây là chưa kể ở cách xa mọi vùng hoạt động của quân Pháp, các đơn vị đó có thể tha hồ nghỉ ngơi, ăn no gạo núi, đồng thời làm lá mộc che cho hậu phương của Việt Minh.
Cuối cùng, vào cái buổi sáng ngày 20 tháng Mười Một ấy, ngẫu nhiên là đại bộ phận quân Việt Minh đóng trong thung lũng lại không tập hợp quanh chỉ huy sở của họ được biết là đóng ở giữa làng, mà lại đang tập ở bên sân bay Điện Biên Phủ, nơi họ đã đào 1200 hố sâu để ngăn cản không cho máy bay pháp hạ cánh. Đại bộ phận các khẩu súng cối. và đại liên Việt Minh cũng đang ở trong tư thế bắn trên toàn bộ D.Z. "Natacha". Chiếc máy bay hai động cơ Pháp mà quân Việt Minh thoạt đầu nghe thấy tiếng bay lượn phía bên trên tầng mây rồi trông thấy khi mây tan, chẳng hề làm họ lo ngại gì lắm. Chuyện đó chỉ làm cho bài tập của họ có thêm một nét thực tế. Dù việc bay lượn của nó có vẻ hơi kỳ lạ một tí thì chiếc máy bay cô độc ấy chỉ có thể là một máy bay trinh sát chụp ảnh mà thôi. Trong làng bản và trên núi, người ta vẫn công nào việc nấy như bình thường, gặt lúa muộn bằng những chiếc liềm ngắn, thẳng và dắt trâu đi thả cỏ. Hai trong số những người ấy, Lò Văn Don và vợ là Lò Thị Un ở bản Bom La cách Điện Biên Phủ 3 kilômét về phía nam, đang làm đồng trên một thửa ruộng cạnh sân bay dự bị ở phía nam Điện Biên Phủ vội ngẩng đầu nhìn lên trời khi nghe thấy trên đầu họ tiếng ầm ầm của rất nhiều máy bay. Một năm sau đó Lò Văn Don kể:
Tôi nhớ rất rõ sáng hôm ấy, sương mù buối sớm vừa mới tan thì máy bay đến. Chúng từ khắp các ngả lao tới, để lại phía sau mình cái gì như những đám mây hạt bông nhưng rồi những hạt bông ấy nở ra và chúng tôi thấy những người lính treo lơ lửng phía dưới chúng. Hình như trên trời chỗ nào cũng có họ, và chỉ vài phút sau họ đã ở dưới đất và tập hợp lại thành từng nhóm. . .

vui_la_chinh
06-17-2005, 07:55 AM
Chương 3


Cái mà hai vợ chồng Lê Văn Đôn vừa mới trông thấy là đợt nhảy dù đầu của tiểu đoàn 2/1 R.C.P. của Bréchignac. Nhưng khi họ đặt chân xuống đất tại D.Z. "Natacha" thì đón tiếp họ không phải là những người nông dân đang kinh ngạc, mà là quân chính quy Việt Mmh, họ hiểu quá rõ rằng mình sắp phải chạm trán với những gì mạnh nhất của người Pháp. Họ xả súng bắn vào những người lính dù đang lơ lửng trên trời, không có gì bảo vệ.
Đại uý Raymond Jean, bác sĩ quân y tiểu đoàn, lần đầu tiên nhảy dù bị trúng một phát đạn vào giữa trán. Một lính nhảý dù khác, bị rách toạc dù lưng còn dù bụng thì vướng vào dây treo của dù thứ nhất, rơi đánh bịch một cái xuống đất. Trung uý Allaire , trung đội trưởng trung đội cối 8 1 của tiểu đoàn, lẻ loi rơi xuống một con suối chảy qua D.Z. và may mắn sao đã tiếp đất trên một kiện súng cối được thả dù và lên được bờ, ướt như chuột lột. Các đơn vị khác ít may mắn hơn: toàn bộ đại đội 4 bị thả quá xa về phía bắc đã tiếp đất ở giữa rừng rậm, phải vất vả lắm mới tập hợp lại được và càng vất vả hơn để yểm hộ cho các đơn vị còn lại của tiểu đoàn. Một bộ phận của đại đội 2 cũng kém may mắn như thế. Ngược lại, phần còn lại của tiểu đoàn, đơn vị công binh dù và bộ phận dã chiến thuộc trung đoàn khinh pháo 35 R.A.L.P. của đội trưởng Jean Millot đã tiếp đất ít nhiều xuống đúng D.Z., nhưng đã lập tức trở thành mục tiêu của hoả lực vũ khí nhẹ và súng cối.
Tuy nhiên, sự hỗn loạn và phân tán khắp nơi ấy, như thường xảy ra trong hầu hết những cuộc hành binh không vận lớn, dẫu sao cũng gây hoang mang cho kẻ địch, làm cho họ không thể tiêu diệt được ngay tại trận các đơn vị nhảy dù. Lúc đầu, họ không có một trọng tâm nào để có thể tập trung binh hoả lực đánh vào đó. Hầu hết quân dù của tiểu đoàn 6 B.P.C. đã vận dụng cái nguyên tắc màu nhiệm của mọi cuộc tập hợp trở lại các đơn vị nhảy dù phân tán: đi ngược lại với hướng bay của các máy bay; như vậy sẽ nhất định gặp lại được đồng đội của mình. Có một chi tiết đã gây khó khăn thêm cho kẻ địch là quân Pháp và quân Việt Minh đều mặc quần áo rằn ri như nhau, chỉ khác là mũ của quân Việt Minh thì bằng đầu và có lá ngụy trang.
Đến 10 giờ 40, đại đội 1, dưới hỏa lực của nhiều nhóm Việt Minh tấn công vào phần phía nam D.Z. từ đông sang tây, đã vừa tập hợp chỉnh đốn lại hàng ngũ vừa tiến vào rìa phía tây bắc của Điện Biên Phủ. Hai trung đội bám chân được vào đó nhưng đã vấp phải hoả lực súng trường và súng máy bắn ra từ các hầm hố, làm cho họ không thể xông vào được. Đến 11 giờ trung đội thứ 3 tiến được vào ngã tư phía bắc Điện Biên Phủ. Cùng lúc đó trung úy Allaire tới chỉ huy sở của Bigeard.
Bigeard hỏi ông ta:
cối của anh đã sẵn sàng chưa!
Viên trung úy trả lời:
Thưa thiếu tá, sẵn sàng.
Tốt! Bắn cho tôi một loạt mười phát vào rìa làng!
Viên trung úy trả lời rằng ông ta có một khẩu cối sẵn sàng bắn nhưng chưa có đạn, tuy nhiên câu trả lời đó đã bị át đi trong tiếng ầm ầm của giao tranh. Sau vài phút tìm kiếm trong những đám dù vẫn tiep tục rơi như mưa xuống D.Z., rốt cuộc ông ta đã vớ được ba quả đạn nhưng đã thận trọng giữ chúng lại để dự bị cho dịp sau.
Các đơn vị càng khó nhận ra nhau do đến phút cuối cùng, màu sắc các thùng pháo sáng phân cho mỗi đại đội đã bị thay đổi; lại thêm sau khi chiếc ảnh cuối cùng của "Natacha" được chụp từ trên không, đã có một thủ lĩnh Thái chết và được chôn cất ngay giữa D.Z., và cờ phấp phới trên ngôi mộ bị hiểu nhầm là ám hiệu chỉ nơi tập trung cho những lính dù bị lạc đơn vị. Cái nhóm tập hợp nhỏ nhũng binh lính Pháp ấy đã không qua mắt quân địch, và vào lúc 11 giờ 30 họ đã xả súng cối bắn tới tấp vào khu trung tâm của D.Z.. Tuy nhiên lúc này Bigeard đã bắt hên lạc được với tất cả các đại đội của mình, nhưng vẫn chưa có liên lạc với máy bay của ba vị tướng đang tiếp tục lượn vòng trên bầu trời thung lũng. Thế trận dần dần được hình thành: đại đội 3 tới tăng cường cho đại đội 1 đang bị hỏa lực cấp tập của địch bắn cho phải nằm chết dí dưới đất; đại đội 2 giữ được vững ở mặt tây, còn đại đội 4 thì vừa tập hợp lại đội ngũ vừa tiến lên phía bắc.
Chỉ huy sở của Bigeard lúc này mới chỉ là cái hố nông bên một lối mòn chạy qua ruộng. Chính từ cái hố dó, viên tiểu đoàn trưởng - mà mật danh "Bruno" vang lên trên khắp các làn sóng điện đàỉ - chỉ huy trận đánh bằng cái mà một nhân chứng sau này gọi là "một đống các máy radio Mỹ A.N.P.R.C. - 10". Cần ăngten chiếc máy liên lạc của ông ta với cấp trên đã bị gãy tan, nhưng đến 12 giờ 15, có một chiếc máy bay nhỏ Morane 500 xuất hiện trên bầu trời trận địa. Điện đài của máy bay được dùng làm trạm trung chuyển giữa quân nhảy dù và thế giới bên ngoài. Sự có mặt của chiếc máy bay đó là một may mắn trời cho bởi vì các súng cối của tiểu đoàn tới lúc này vẫn chưa có đạn còn pháo thủ của 35 R.A.L.P. thì chỉ có thể tìm thấy pháo của minh sau khi trận đánh kết thúc mà thôi. Nhờ chiếc máy bay Morane 500, Bigeard đã có thể yêu cầu máy bay ném bom B26 yểm trợ. Các máy bay này từ đầu trận đánh. vẫn đang chờ mặt trận ổn định để can thiệp, ném bom trúng Điện Biên Phủ mà không lo trúng phải quân mình. Họ đã làm việc đó với một sự chính xác mà những người lính nhảy dù về sau này mô tả là "thần tình", và chẳng bao lâu sau, một dãy cột khói đen bốc lên theo trục từ đông sang bắc ngôi làng. Hỏa lực của Việt Minh giảm đi trông thấy. Tuy nhiên, đến 15 giờ 30, đại đội 1 định đột nhập vào làng từ hướng bắc đã thất bại. Quân dù đã bị hỏa lực súng máy dồn dập bắn cho phải nằm bẹp dưới đất. Một lần nữa Bigeard phải yêu cầu 1 máy bay tới ném bom, và lần này bom đã phá trụi khu trung tâm làng. Súng cối của quân dù rất cuộc đã tìm thấy đạn, và bắt đầu nã vào đường rút lui của địch theo hướng nam. Đại đội 3 đột nhập vào xóm phía đông của bản trong khi cánh trái của đại đội 1 thì phải chiến đấu ác liệt chiếm từag căn nhà một trong phố buôn bán mới tiến lên được theo hướng đi tới chỉ huy sở trung đoàn 148. Đại đội chỉ huy của tiểu đoàn 910 đã giao chiến một trận cuối cùng để mở đường rút lui của ban tham mưu trung đoàn. Họ đã hoàn toàn thành công. Do đợt thả dù đầu tiên chỉ có hai tiểu đoàn nên một phần quan trọng của quân dịch đã thoát ra được theo hướng tây nam trước khi đợt thả dù thứ hai đổ xuống yểm trợ.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:01 AM
Chương 4


Tiểu đoàn dù 1 B.P.C. (tiểu đoàn trưởng Jean Souquet), từ 6 giờ 30 sáng vẫn đợi máy bay ở Hà Nội, đã tới yểm trợ cho tiểu đoàn 6 B.P.C. trong nỗ lực cuối cùng của nó. Với quân số 911 người trong đó có 413 người Việt, tiểu đoàn 1 B.P.C. chắc hẳn là tiểu đoàn dù lớn nhất Đông Dương. Nó bắt đầu lên máy bay vào lúc 13 giờ 30: 30 máy bay vận tải C47 chở 722 lính dù và 28 kiện trang thiết bị. Cuộc thả dù của nó hồi 15 giờ xuống "Natacha", lúc này đã hoàn toàn nằm trong tay bính lính tiểu đoàn dù 6 B.P.C., đã diễn ra hầu như không có gì trục trặc, chỉ trừ có một lính dù của đại đội 3 tiếp đất thì chạm trán một người lính Việt Minh và giết luôn, và bốn-người ìính dù khác đã bị thương vì đạn lạc trong quá trình nhảy. Theo lệnh của những huấn luyện viên nhảy dù, mười một người gặp sự cố về những trang thiết bị mang theo, phải ở lại máy bay, không nhảy.
Tiểu đoàn dù 2/1 R.C.P. của Bréchignac đã là nạn nhân của cái bất tiện của những cuộc nhảy dù đông người: nó được thả không tốt và bị phân tán trên một khoảng diện tích quá rộng. Ngoài ra nhiệm vụ phải bảo vệ chỉ huy sở của binh đoàn không vận nhảy dù xuống cùng với nó đã làm chậm những cố gắng của nó để đến tiếp ứng cho hai tiểu đoàn khác đang thanh toán những điểm phòng ngự của địch ở bên trong và quanh Điện Biên Phủ. Thêm nữa hoạt động của nó còn kém đi hiệu quả do liên lạc radio với các đơn vị khác không tốt. Sự chậm trễ ấy dẫn tới kết quả ìà không khoá được hết các đường dẫn tới những cánh rừng rậm bên dòng Nậm Rốm phía nam Điện Biên Phủ, khiến phần lớn quân địch đã tẩu thoát được. Dù sao thì khi trời đổ tối, tiểu đoàn 2/1 R.C.P. cũng tới được rìa làng phía đông nam và bắt được hên ìạc với hai tiểu đoàn kia. Cuộc hành binh "Castor" đã đạt được mục tiêu thứ nhất của nó.
Nhìn chung bộ tổng chỉ huy có đầy đủ lý do để hài lòng. Binh đoàn không vận G.A.P. 1 đã thả dù được 1827 người xuống một vị trí có phòng ngư ở sâu 350 kilômét trong lòng địch và chiếm được vị trí ấy sau chưa đến 6 giờ chiến đấu, với những thiệt hại không lấy gì làm cao: 11 chết và 25 bị thương. Cuộc thả dù trang thiết bị xuống D.Z. "Octavie" đã triển khai từ lúc xế trưa. Sau một lúc đầu lộn xộn, hình như đó là cái giá bình thường phải trả của mọi cuộc hành binh không vận, việc chỉ huy đã diễn ra một cách suôn sẻ. Tốp liên lạc với không quân (đại uý Pierre Lorillon) nhảy xuống cùng với tiểu đoàn 6 B.P.C., đã bố trí gần bên chỉ huy sở của Bigeard ở mỏm nam "Natacha".
Vào lúc 16 giờ 2 phút, hai trực thăng H-19-B chở từ Lai Châu tới ba máy thu phát, trong đó hai là máy siêu tần và mốt là máy cao tần. Nhờ những điện đài đó, những người kiểm soát hàng không tiền tiêu có thể trực tiếp liên hệ với các máy bay vận tải, các máy bay B26 của phi đội ném bom 1/25 "Tunisie", cũng như với các đài S.C.R. - 300 của các tiểu đoàn dù. Rồi hai chiếc trực thăng lại bay đi, mang theo những thương binh nặng nhất.
Những tổn thất về binh khí kỹ thuật là do dù rơi phân tán. Các khẩu súng cối và đại bác không giật kiểm thấy thiếu sẽ được tìm thấy sáng hôm sau, nhưng 13 chiếc điện đài đã bị hư hỏng khi tiếp đất, điều đó giải thích những khó khăn mà các đơn vị đã gặp phải trong việc đặt liên lạc với nhau. Đã tìm thấy tại trận địa nhiều xác quân Việt Minh mặc quân phục, còn binh lính bị thương thì địch thường chở đi cho nên chỉ có 4 người rơi vào tay quân Pháp. Trong khi đó thì quân dù chỉ thu được 10 khẩu tiểu liên và 1 trung liên, điều đó nói lên nhiều về kỷ luật của quân Việt Minh. Vào lúc trời đổ tối ba tiểu đoàn đã bố trí thành vòng tròn xung quanh làng. Bigeard đặt chỉ huy sở của mình ở bên trong. Tiểu đoàn dù 1 B.P.C., lúc này đã được tăng cường hai cụm pháo dã chiến của trung đoàn khinh pháo 35 R.A.L.P. và một đại đội cối 120 ly, làm nhiệm vụ canh gác "Natacha". Một trạm phẫu thuật dù cũng được thiết lập, ở đó cha Chevalier động viên những người bị thương và làm lễ lâm chung cho những người hấp hối. Ngày đầu tiên của trận Điện Biên Phủ đã diễn ra như vậy đó.
Ngày 21 tháng Chạp năm 1953, binh đoàn không vận số 2 và toàn bộ bộ tham mưu của cuộc hành quân do tướng Gilles đứng đầu được thả dù xuống thung ìũng. Tướng Gilles, trước đó đã cẩn thận bỏ con mắt giả bằng thủy tinh của mình vào túi ngực bộ trang phục nhảy dù, đã tiếp đất an toàn trên một ruộng lúa đã gặt. Viên chỉ '' huy G.A.P. 2, trung tá Pierre Langlais, nhảy dù lúc 8 giờ cùng với tiểu đoàn dù lê dương số 1 (B.E.P.) bị trẹo mắt cá khi tiếp đất. ông ta nguyền rủa cái không may của mình làm ông lỡ mất phần quan trọng nhất của cuộc hành binh, và sáng hôm sau đã bị chuyển về Hà Nội. Tiểu đoàn dù lê dương số 1 B.E.P. chỉ có bốn tai nạn trong khi nhảy cho một quân số 653 người, trong đó có 336 người Việt. Sau khi gấp dù lại một cách cẩn thận theo đúng điều lệnh, Gilles chậm chạp đi tới chỉ huy sở tạm thời của anh bạn mình, thiếu tá Bigeard. Dọc đường, ông ta bắt tay hai phóng viên nhiếp ảnh của lục quân, André Lebon và Daniel Camus đã nhảy dù xuống hôm trước cùng với 2/1 R.C.P.. Sau này Lebon mất một cẳng chân ở Điện Biên Phủ còn Camus thì mất tích trong một cuộc hành quân tử thần, cuộc hành quân đã dẫn ông ta cùng những người sống sót khác đến trại tù binh Việt Minh. Do sự có mặt của Gilles và bộ tham mưu của ông ta - là bộ tham mưu sư đoàn không vận (E.D.A.P.) - cuộc hành binh từ nay sẽ được chỉ huy từ Điện Biên Phủ.
Sự kiện lớn khác của ngày hôm đó là chuyến thả dù đầu tiên những trang thiết bị nặng xuơng D.Z. "Octavie". Nhưng công việc đã không diễn ra theo đúng như dự kiến. .Đặc biệt là hai máy bay Flying Boxcar Cii9 phải thả xuốlg hai cỗ xe ủi nặng bảy tấn. Thật là một quang cảnh kỳ vĩ khi được trông thấy thoát ra từ đuôi chiếc máy bay đầu một tấm dù nhỏ tiếp theo sau là một chiếc dù lớn mà cánh dù xòe ra rộng hơn 800 mét vuông có treo lủng lẳng phía dưới một chiếc bệ đặt cỗ xe ủi. Vì một lý do gì không rõ, cỗ xe ủi tuột ra khỏi dù và rơi xuơng một thửa ruộng, lún sâu tới 3 mét với một tiếng ầm như động đất. May mắn sao cỗ xe ủi thứ hai đã tiếp đất bình thường và người ta đã có thể dùng nó ngay để lấp những hố mà Việt Minh đã đào trên sân bay chính của Điện Biên Phủ.
Từ lúc này các phi hành đoàn dân sự có thể bắt đầu bay như mắc cửi giữa Hà Nội và thung lũng. Do không quân thiếu máy bay và phi hành đoàn, các hãng hàng không tư nhân vẫn thường cho thuê máy bay và phi hành đoàn của họ, ngay cả để thực hiện những cuộc vận chuyển trong những vùng tác chiến; đó là trường hợp đã xảy đến với "Castor''. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 21 tháng Chạp, các phi hành đoàn được tập trung tại chỉ huy sở của phi đoàn vận tải 1/64 "Béarn" ở sân bay Gia Lâm để nhận mệnh lệnh. Họ gồm những phi công'' quen với rừng núi, đã từng thực hiện hàng vạn giờ bay trong những điều kiện không thể tưng tượng được; những sân bay nhỏ tí bằng đất nện ở đáy những '' thung lũng lọt giữa núi; không có cọc tiêu, ít thông tin và thường là những thông tin không chính xác về khí tượng; các máy bay được bảo dưỡng một cách sơ sài Vì nhiệm vụ đòi hỏi các máy bay phải bay thành đội hình - điều mà các phi công dân dụng không quen - mệnh lệnh đưa ra đặc biệt cụ thể. Tuy vậy một tràng cười ròn tan đã đáp lại viên đại tá khi ông ta giải tán đám phi công và nói:
- Bây giờ tôi muốn gặp các hoa tiêu của các ông.
Ở Đông Dương, phi hành đoàn máy bay Dakota của các công ty tư nhân chỉ có ba người và chính các người lái kiêm luôn cả nhiệm vụ hoa tiêu.
Vào lúc 13 giờ 5 phút, khi tiểu đoàn dù xung kích số 8 thả xuống thung lũng người thứ 656 và kiện trang thiết.bị thứ 19 của nó thì trên trời đã diễn rạ một vòng đu quay thực sự những máy bay chậm chạp lượn tròn: máy bay bốn động cơ Privateer của phi đoàn 28, do tầm hoạt động xa của chúng đã được huy động đê ném bom xuống những con đường ra vào thung lũng; máy bay B26 nhỏ hơn và nhanh hơn; máy bay Bearcat giúp quân dù thanh toán những bộ phận của trung đoàn 148 đang rút lui; cuối cùng là những máy bay vận tải trong hai ngày đầu này đã trút xuống 190 tấn hàng. Tiểu đoàn 8 B.P.C., chỉ có năm người bị thương nhẹ do tai nạn trong khi nhảy, đã lập tức rời khỏi D.Z. "Natacha" để đi tham gia vào việc sửa sang sân bay. Dọc đường họ đã đi qua trước một hàng những ngôi mộ mới đào có cắm những cây thập tự trắng. Đằng sau dãy mộ đó vươn lên trời một chiếc cọc cao mới được dựng lên, trên đầu phấp phới một lá cờ tam tài. Những người chết ngày hôm trước đã được chôn cất ngay trong buổi sáng. Dù của họ đã được dùng làm vải liệm.
Chủ nhật 22 tháng Mười Một, trong buổi sáng, tiểu đoàn cuối cùng của những tiểu đoàn dù sẽ hợp thành đội quân đồn trú đầu tiên của Điện Biên Phủ - tiểu đoàn dù Việt Nam số 5 (5 B.P.V.N.) - nhảy xuống thung lũng cùng với đại tá Domimque Bastiani tới thay thiếu tướng Gilles.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:03 AM
Trong cái toán nhảy của bộ phận chỉ huy tiểu đoàn 5 B.P.V.N. cùng với Bastiani và bộ tham mưu của ông ta, có một người phụ nữ trẻ rất có tiếng ở Đông Dương. Là nhà báo nữ duy nhất ở Đông Dương có bằng nhảy dù, Brigitte Friang đã nhảy năm lần trong các trận tác chiến, trong đó có trận đánh chặn của tiểu đoàn 6 B.P.C. Ở Tú Lệ vào tháng Mười Một năm 1952.
Ở Điện Biên Phủ, một cái có vẻ như trật tự đã thay thế cho sự nhốn nháo -và xô đẩy của những giờ đầu tiên. Người ta thấy tướng Gillles đi đi lại lại từ chỉ huy sở của mình đến chỉ huy sở các tiểu đoàn trên một chiếc xe máy scooter của quân dù.
Các cấp dưới của ông ta thì bằng lòng với một chiếc xe đạp và có vài sĩ quan sơ cấp thì thản nhiên cưỡi những con ngựa Thái tìm thấy giữa các chân cột nhà sàn. Được khẩn trương sửa chữa, đường băng của sân bay đã có thể tiếp nhận được những máy bay nhẹ, và đội công binh đang đặt những hàng dài tấm thép khoan lô (P.S.P.), mà ''người ta gọi một cách đơn giản là những tấm ghi, để tạo thành một đường băng dài 1000 mét. Khắp thung lũng sực một mùi gỗ cháy: quả vậy, binh lính đang phóng hỏa đốt những bụi rậm quanh sân bay cũng như ở trên những ngọn đồi và những vùng đất thấp, ở đó sẽ được bố trí những trung tâm đề kháng tương lai. Lúc này trong thung lũng quân số gồm có 4560 người. Còn dân cư Thái thì phần lớn đã hoảng hất trốn lên những ngọn núi quanh đó, từ đấy họ tò mò theo dõi những sự kiện kì lạ đang diễn ra trong làng bản mình.
Nhưng quá hiểu người Pháp, dần dần họ quay trở về nhà và chẳng bao lâu sau quan hệ buôn bán đã hình thành nhộn nhịp giữa binh lính và dân làng, dưới hình thức đổi đồ hộp Iấy gà vịt hoặc rau tươi, trong khi bọn trẻ con thì xúm xít quanh những người lính dù đang làm công việc của họ. Cái trò hấp dẫn nhất là các người lính radio với những chiếc máy biết nói của họ.
Cuộc thăm viếng Điện Biên Phủ đầu tiên là cuộc thăm viếng của tư lệnh các lực lượng trên bộ bắc Việt Nam (F.T.N.V.), tướng Cogny. Vào đầu giờ chiều hôm chủ nhật ấy, ông ta bước xuống từ một chiếc Beaver, một máy bay liên lạc nhỏ do Canada sản xuất chở xe đạp tới cho quân dù. Cao lớn, đôi mắt xanh lơ, Cogny là viên trung tướng trẻ nhất của lục quân Pháp Do bị Gestapo đối xử tàn tệ - hồi ấy ông ta chỉ đạo một phong trào kháng chiến - giờ đây ông đi lại tập tễnh nặng, phải dựa vào một cái gậy. Sau khi bị tra tấn, ông đã trải qua hai năm ở trại tập trung Buchenwald và Dora và chỉ được giải phóng khi quân đồng minh thắng: Trong cuốn sách này vai trò của ông ta trong việc chuẩn bị và chỉ đạo trận Điện Biên Phủ sẽ được nhắc đến nhiều. Vào lúc đặt chân xuống thung lũng, ông thừa biết rằng một số lớn những sĩ quan cao cấp dưới quyền ông, bắt đầu từ Bastiani và Gilles, không tán thành việc thiết lập một căn cứ bộ binh không quân mới trên đất địc Mới vài tháng trước, ngày 12 tháng Tám, người ta đã phải rút khỏi một căn cứ như thế ở Nà Sản còn gần Hà Nội hơn rất nhiều: nó ngốn mất quá nhiều binh lực và phương tiện vận tải đường không so với những lợi ích mà nó mang lại. Hồi ấy người ta đã thỏa thuận với nhau rằng những "con nhím" ấy chẳng xứng đáng với cái giá phải trả để duy trì chúng. Và nếu mặc dù vậy người ta vẫn quyết định đặt một "con nhím" trong thung lũng Địện Biên Phủ, thung lũng rộng nhất ở miền nú thì chính là vì nó quá rộng để cho những đơn vị quân Pháp chiếtn đóng tập đoàn cứ điểm chỉ có víệc nằm chết dí trong đó. Ố đây có đủ không gian để vùng vẫy. Chỉ cần chở xe tăng đến đây bằng máy bay. Tuy nhiên tướng Gilles, đã từng chỉ huy cuộc chiến đấu phòng ngự khó khăn ở Nà Sản và đã nhận được hai ngôi sao thiếu tướng ở đó chẳng muơn sống lại một cuộc phiêu lưu như vậy nữa. Vào buổi chiều ông ta nói với Cogny:
- Dù sao thì tôi cũng sẽ thích hơn nếu ngài tìm được cho tôi một người thay. Ở Nà Sản tôi đã sống sáu tháng đời mình chui lủi như một con chuột. Hãy sử dụng tôi vào những việc ở ngoài khí trời rộng rãi.
Cogny đáp: .
- Được rồi, tôi hứa, vấn đề chỉ còn là chuyện thời gian thôi.
Trong khi họ chuyện trò với nhau như vậy thì ba chiếc máy bay Morane 500 đầu tiên của phi đội quan sát pháo binh số 21 (G.A.O.A.) - người ta đã đặt tên cho những máy bay đó là "Criquet" (con dê) vì những càng dài ngoẵng của chúng - đậu xuống sân bay. Cùng với ba chiếc khác sẽ tới sau này, chúng sẽ là những "con mắt" của tập đoàn cứ điểm.
Trong khi đó thì một đoạn khác của trận Điện Biên Phủ đảng diễn ra cách đó khoảng 100 kilômét về phía bắc, tại căn cứ bộ binh - không quân Lai Châu. Là thủ phủ của xứ Thái và bản doanh của Đèo Văn Long, người đứng đầu xứ Thái, cái thị xã nhỏ đó đã bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài từ hơn hai năm nay cũng như Điện Biên Phủ. Cái bãi bay nhỏ bé của nó, một bên là ruộng và bên kia là những ngôi nhà đầu tiên của thị xã, trống trải hơn là sân bay Điện Biên Phủ. Các phi công thường nói rằng sân bay Lai Châu là sân bay duy nhất trên thế giới, mà ở đó một máy bay có thể bị bắn rơi bằng súng phòng không bắn chúc từ trên cao xuống: quả vậy, những ổ đại liên bố trí kín đáo trên những mỏm núi quanh đó có thể uy hiếp cái mảnh lãnh thổ Pháp cuối cùng nằm lọt thỏm giữa vùng Việt Minh này. Vào những tháng cuối cùng của năm 1953 thật hiển nhiên là Việt Minh chỉ cần dấn một tí là có thể gây nên một thảm họa quân sự thật sự. Vả lại chính viễn cảnh sụp đổ của cái thủ phủ cuối cùng trên miền núi này với những hậu quả chính trị kèm theo đã thúc đẩy bộ tổng chỉ huy Pháp . tiến hành chiếm đóng lại một điểm tựa khác trên xứ Thái. Vậy là ngày 4 tháng Mười Một, người ta đã quyết định rút khỏi Lai Châu và chuyển thủ phủ xứ Thái về nơi căn cứ bộ binh - không quân mới thiết lập. Vào ngày 13 tháng Mười Một, viên chỉ huy đội quân đồn trú ở Lai Châu, trung tá Trancart, được .thông báo về cái kế hoạch được đặt tên là cuộc hành binh "Pollux". ông ta lập tức ra lệnh cho toán số 1 của binh đoàn cơ động thân binh Thái (G.M.P.T.) dưới sự chỉ huy của đại úy Bordier, con rể người âu lai Á của Đèo Văn Long, phải rút quân về Điện Biên Phủ. Cuộc rút lui của 700 con người ấy qua một vùng mà họ thông thạo đã diễn ra lúc đầu không có khó khăn gì. Nhưng những đơn vị của trung đoàn 148 đã đuôi kịp họ ở quãng cách Điện Biên Phủ hai ngày đường, cho nên đoạn đường rút cuối cùng này là một cuộc chiến đấu liên tục. Phải dùng súng cối và . phản kích để gỡ ra khỏi những trận phục kích. Tướng Gilles liền ra lệnh cho Bréchignac xuất kích hôm 23 tháng Mười Một vào lúc 6 giờ 30 cùng với tiểu đoàn 2/1 R.C.P. đi đón đám thân binh Thái.
Brigitte Friang đi theo quân dù, họ gặp quân Thái ở bản Na Ten, một bản nhỏ ở cách Điện Biên Phủ 6 kilômét về phía bắc, mà không vấp phải bất cứ một sự kháng cự nào của quân địch. Phần lớn các sĩ quan Thái và Pháp cưỡi những con ngựa lực lưỡng của địa phương. Những chiếc mũ đi rừng có lưới ngụy trang của quân đội Pháp mà các thân binh Thái đội chẳng bị làm sao mấy sau tuần lễ hành quân và chiến đấu liên tục ấy. Tới lối vào thung lũng, các sĩ quan của binh đoàn Thái cho quân của mình xếp thành hàng đôi. Họ trương lên .những lá cờ, một Pháp và một Thái: lá cờ Thái là ba băng dọc xanh, trắng, xanh, giữa băng trắng có một ngôi sao mười sáu cánh, mỗi cánh thể hiện một trong mười sáu châu của xứ Thái. Không có cờ Việt Nam.
Quân dù của Bréchignac bồng súng chào lính Thái diễu qua.
Khi tin về cuộc hành binh "Castor" bay tới Paris, hầu hết các báo hôm thứ sáu 20 tháng Mười Một đã in xong. Nhưng hôm sau hầu như tất cả đều đăng tin với những đầu đề lớn, nêu lên những con số chứng tỏ rằng cơ quan thông tin nhà nước đã cố tình đưa ra những con số phóng đại. Paris - Press đã thông báo như sau:
Hành binh thần tốc ở Bắc Kỳ Hàng nghìn quân dù Pháp - Việt, do 150 máy bay Đakota thả xuống, đã chiếm Điện Biên Phủ... Cogny tuyên bố: "Đây không phải là một cuộc tập kích như ở Lạng Sơn mà là mở đầu của một chiến dịch tấn công."
Đối với các báo cộng sản thì việc chiếm được Điện Biên Phủ chỉ là thêm một hành động xâm lược mới mang tính chất thực dân. Về phía mình, tờ báo nghiêm túc Le Monde biểu thị một thái độ ít nhiệt tình đối với cuộc hành binh: nó tránh những tít lớn và chỉ đăng một thông báo ngắn gọn, cùng với những con số được đưa ra cho tất cả các báo. Bản thông báo được kèm theo một bài bình luận dè dặt:
Có một điều chắc chắn là Việt Minh sẽ chẳng lâu la gì mà không phản ứng. Ở trong một thung lũng trù phú có giao thông thuận lợi sang Lào, Điện Biên Phủ tự nó đã là một mục tiêu hấp dẫn. Khi bộ chỉ huy tối cao Pháp đặt vào đó một số quân đông chỉ có ít pháo binh và xe thiết. giáp, ở tận ngoài rìa tầm hoạt động của máy bay chiến đấu, Điện Biên Phủ càng có vẻ hấp dẫn hơn nữa đối với Việt Minh.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:04 AM
Chương 5

Căn Cứ Lục Quân - Không Quân

Như ta đã thấy, Điện Biên Phủ đúng ra không phải là một địa danh mà là một tên gọi hành chính. Tên thực của nơi đó là Mường Thanh.
Đó là một bản lớn người Thái. Những làng bản khác trong thung lũng không phải tất cả đều là Thái. Tuy nhiên, những bản trên núi cao là bản của người Mèo, những người dân sơn cước có gương mặt rắn rỏi trồng cây thuốc phiện. Người Thái nắm trong tay thị trường thì làm việc buôn bán thuốc phiện. Mới cách đây khoảng trăm năm, thung lũng rất bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Nhưng trong những năm 1870, nó đã có một tầm quan trọng nào đó về phương diện là cõn đường thông thương với lưu vực sông Mékong, khi người Hồ, là quân giặc cướp Trung Quốc, bắt đầu tràn vào miền bắc nước Lào. Khi chúng đã chiếm được hầu như hoàn toàn miền đó vào năm 1887 thì viên lãnh sự Pháp ở Lào, Auguste Pavie, cầu cứu quân Pháp ở Bắc Kỳ tới bình định những con đường thông thương miền bắc nước Lào và Việt Nam.
Ngày 7 tháng Tư năm 1889, ông ta ký ở Mường Thanh với viên thủ lĩnh hùng mạnh của người Hồ, Đèo Văn Trí, một bản hiệp ước đặt xứ Thái dưới nền bảo hộ của nước Pháp. Ơ tại đầu mom lãnh thổ xứ Thái, ngôi làng cuối cùng chỉ được biết đến dưới cái tên Điện Biên Phủ.
Trong khoảng thời gian năm mươi năm tiếp sau đó, dân chúng sống một cuộc sống yên ổn.
Thung lũng được nối với thế giới bên ngoài bởi con đường hàng tỉnh 4 1 mà ôtô đi từ Việt Nam tới có thể qua lại trong mùa khô với điều kỉện là phải có lò xo tốt Vả lại đường ôtô đi được cũng chỉ tới Điện Bỉen Phủ. Một con đường mòn hiểm trở, đường mòn Pavie , nối liền Đỉện Biên Phủ với thủ phủ xứ Thái là Lai Châu. Sự hiện diện của nước Pháp chỉ thu gọn lại trong sự có mặt của viên công sứ trẻ người dân sự mà nhiệm vụ chính là kiểm tra khối lượng những chuyến giao hàng thuốc phiện do chính phủ nắm độc quyền mua bán. Ngoài ra, ở Lai Châu còn có một đơn vị nhỏ bảo an binh Đông Dương được tuyển mộ tại chỗ. Vào những năm 1920, khi ngành hàng không xuất hiện ở Đông Dương, chính phủ đã cho bố trí ở một số nơi trong rừng những bãi hạ cánh nhỏ giành cho những máy bay hồi đó thường hay gặp nạn có thể hạ cánh.
Cuộc chiến tranh 1939 không thay đổi gì trong cuộc sống nên thơ của Điện Biên Phủ. Tình trạng cô lập của thung lũng có lợi cho quân Đồng minh vì các phi công Pháp - trên lý thuyết là dưới trướng của Vichy và quân Nhật nhưng lại bí mật làm vlệc cho quân Đồng minh - có thể sử dụng sân bay để tiếp đón ở đó những sứ giả của nước Pháp tự do và những viên chức của Calcutta. Có hai lần những máy bay Pháp đã sử dụng sân bay để gửi đi hai viên phi công Mỹ đã phải nhảy dù xuống một vùng do quân Nhật chiếm đóng.
Ngày 9 tháng Ba năm 1945, khi quân Nhật tấn. công vào những gì còn lại của quân Pháp ở Đông Dương, Điện Biên Phủ đã trở thành căn cứ chống Nhật cuối cùng của quân Pháp trong hai tháng trời. Những chiếc máy bay hạng nhẹ của đơn vị không lực số 14 Air . Force của tướng Claire L. Chennault thường chở đến đó đồ tiếp tế cho quân Pháp, và hai chiếc máy bay tiêm kích cổ lỗ Potez 25 đã sử dụng sân bay như căn cứ tạm thời để hoạt động chống lại cuộc tiến công của quân Nhật, và trong bốn mươi ngày đã thực hiện một trăm năm mươi giờ nhiệm vụ chiến đấu trước khi bị buộc phải chuyển sang nước Trung Hoa tự do.
Dù rằng quân Nhật chỉ chiếm thung lũng chưa đến hai tháng, họ đã để lại đó một ký ức không lấy gì làm tất đẹp. Người ta bảo rằng họ nuôi những dự án lớn cho sân bay: hình như họ muơn biến nó thành căn cứ chiến lược để tấn công những căn cứ không quân của Mỹ tại Vân Nam.
Dù sao thì họ đã không đủ thời gian để làm việc đó đến nơi đến chốn và đành chỉ kéo dài thêm ra đường băng đầy cỏ có sẵn bằng những phu phen trưng dụng tại chỗ mà họ chẳng trả công. Khi họ rời khỏi nơi này ít lâu sau chiến thắng của Đồng minh, họ đã được thay chân bởi quân Quốc dân đảng Trung Quốc mà hội nghị Posdam họp tháng Bảy năm 1945 trao cho nhiệm vụ chiếm đóng Đông Dương tới vĩ tuyến 16 và tiếp quản quân Nhật tại đó Nhưng các đơn vị quân đội đó đã cướp bóc dân chúng ở nhiều vùng Đông Dương. Họ để lại một ký ức còn tồi tệ hơn quân Nhật. Khi quân Pháp trở lại quân Trung Quốc đành phải miễn cưỡng vĩnh biệt cuộc sống thoải mái của họ ở Đông Dương. Vào mùa xuân năm 1946, khi một đoàn quân dù Pháp và thân binh Thái tới vùng này thì quân Tàu vẫn còn đó. Hai đám quân chiếm đóng cũ và mới gầnl ghề nhìn nhau cho tới khi đám quân cũ rút cuộc đã phải chấp hành lệnh của chính phủ mình và trở về nước.
Dân chúng Điện Biên Phủ mong được trở lại cuộc sống thanh bình của họ ngày trước lắm, nhưng thời buổi đã thay đói. Đèo Văn Long, người kế vị Đèo Văn Trí lên đứng đầu xứ Thái, đã quyết định đưa một người cháu của mình lên thay viên quan cai trị thung lũng Lò Văn Hạc, mặc dầu ông này rất có năng lực. Lò Văn Hạc tức giận bỏ vào chiến khu Vi-ệt Minh lúc ấy đã hoạt động tại miền núi; để đối phó lại, Đèo Văn Long bỏ vợ Lò Văn Hạc vào tù. Việc Đèo Văn Long là một người Thái trắng và Lò Văn Hạc là một người Thái đen đã làm tình hình thêm phức tạp.
Mặt khác, sự tồn tại của chiến khu Việt Minh sắp gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Người ta thấy rõ điều đó khi ngày 14 tháng Mười năm 1952, những đơn vị chính quy của Việt Minh tấn công vào miền núi. Các đại đoàn 308, 312 và 316, cộng thêm trung đoàn 148, vượt qua sông Hồng trên một tuyến rộng và chỉ sau một tuần lễ đã phá tan tuyến phòng ngự ngoài cùng của quân Pháp. Bị kìm chậm lại một thời gian bởi cuộc chiến đấu cảm tử của quân dù Pháp, cuối cùng họ đã tiến tới được tuyến phòng ngự then chốt của Pháp trên đường 41. Quân Pháp đã chốt lại,. bố trị phòng ngự tại sân bay Nà Sản mà họ đã vội vã xây dựng thành một căn cứ lục quân - không quân nhờ một cầu hàng không liên tục chở quân và pháo tới. Đường băng được bảo vệ bởi hai vành đai điểm tựa có súng máy bắn yểm trợ cho nhau và được pháo của tập đoàn cứ điểm yểm hộ. Được tổng tư lệnh Raoul Salan huy động một cách hết sức vội vã, đội quân đồn trú là một tập hợp những mảnh vụn của các đơn vị lính dù, lính bộ binh Maroc, lính Việt Nam, lính lê dương, và hai tiểu đoàn Thái.
Chắc hẳn được khích lệ bởi những thắng lợi giành được ở Triều Tiên hồi đó, ông Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân Việt Minh, đã lập tức tập trung tới quanh Nà Sản các đại đoàn 308 và 312, định đánh chiếm lấy tập đoàn cứ điểm trước khi quân Pháp kịp củng cố phòng ngự. Vành đai điểm tựa .ngoài cùng hai lần bị công kích nhưng lần nào quân Pháp cũng đánh lui được quân Việt Minh.
Bên phía quân Pháp, thắng lợi đó có một giá trị tiêu biểu: nó chứng tỏ rằng với một tổ chức phòng ngự tốt, họ có thể chống lại những đợt xung phong của Việt Minh. Tiếc thay, nó cũng đã được sử dụng để biện minh cho một phương pháp tác chiến mới ở Đông Dương, phương pháp ấy do tướng Salan đề xướng sẽ trở thành chiến lược chính thức của người kế vị ông ta, tướng Navarre.
Trong thời gian bao vây Nà Sản, một bộ phận quân đội của tướng Giáp đã vòng tránh "con nhím", quét sạch. cái hàng rào mỏng manh những đồn tiền tiêu giữa Nà Sản và biên giới Lào và tiến sâu vào xứ Thái. Nhận thức được nguy cơ mới ấy, bộ chỉ huy Pháp đã vội vàng điều một tiểu đoàn bộ binh Lào từ Sầm Nưa tới Đỉện Biên Phủ. Nhưng tiểu đoàn này không đủ tầm cỡ để đối chọi lại với đại đoàn 316 có trung đoàn 148 phối thuộc, và ngày 30 tháng Mười Một năm 1952, nó đã rút khỏi Điện Biên Phủ không chiến : đấu . Trước khi rút, quân Pháp .- Lào đã nổ mìn phá chiếc cầu nhỏ bắc qua sông Nậm Rốm. Lần đầu tiên, lá cờ đỏ sao vàng đã bay phất phới trên tDa nhà trát giả đá màu vàng là dinh của viên công sứ Pháp và đó sẽ không phải là lần cuối cùng.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:05 AM
Chương 6


Vào cuối cái năm 1952 ấy, tình hình vùng đông bắc Việt Nam xấu đến nỗi chuyện Điện Biên Phủ thất thủ đã qua đi như là một sự cố nhỏ. Phát ngôn viên của bộ tham mưu Hà Nội có nhiệm vụ thông báo tin này cho báo chí đã phát biểu như sau:
Điện Biên Phủ không phải là một khu vực chiến lược. Đã nhiều lần các toán giặc cướp đã đột nhập vào đó rồi lại rút, không ở lại. Chiếm đóng được cái xó xỉnh ấy không phải là đã tràn được vào nước Lào.
Quan điểm đó là có thể bảo vệ được bởi vì quân Việt Minh rất có thể tràn vào nước Lào bằng những con đường khác ngoài cái thung lũng ra vào thuận lợi ấy, vả lại đó chính là điều họ đã làm sau này. Mặc dù vậy, việc mất toàn bộ vùng cao chỉ còn lại cái căn cứ không quân - lục quân Nà Sản và tỉnh Lai Châu vẫn cứ là một thất bại nặng nề cho quân Pháp, các nhà báo và các quan sát viên khác thấy rõ như vậy. Chiếm đóng được Điện Biên Phủ, Việt Minh đã đảm bao được cho mình một con đường đột nhập vào bắc Lào. Viên sĩ quan phòng thông tin báo chí (S.P.I.) muốn nói gì thì mặc, tướng Salan thừa hiểu tầm quan trọng của thung lũng Điện Biên Phủ trong những gì liên quan đến ông ta. Đúng một tháng sau khi nó bị Việt Minh chiếm, ông đã ra lệnh chuẩn bị một cuộc phản công quy định vào ngày 10 tháng Giêng năm 1953. ông viết trong bản chỉ thị số 10 của mình như sau:
Trong thời kỳ sắp tới, việc chiếm lại Điện Biên Phủ sẽ là bước đầu tiên để thâu tóm lại xứ Thái và loại trừ quân Việt Minh ra khỏi vùng phía tây sông Đà.
chỉ thị đó đã được gửi cho tướng Cogny, tư lệnh lực lượng trên bộ miền Bắc Việt Nam, để thi hành. Đến lượt mình, ngày 7 tháng Giêng năm 1954, bộ tham mưu của Cogny đã gửi cho các viên chỉ huy các đơn vị có hên quan một thông tri mang số 14 giải thích rõ một số điểm của chỉ thị số 40.
Trong bản thông tri ấy, các mục tiêu của trận phản công vào Điện Biên Phủ có được rút bớt đi một chút. Đó là:
"a) Không để cho Việt Minh có được một căn cứ và một nút giao thông;
B) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tảo thanh toàn tỉnh".
Lúc đó quân đội Pháp đang còn phải thực hiện những nhiệm vụ cấp bách hơn tại vùng châu .
thổ sông Hồng, nơi tình hình đang xấu đi nghiêm trọng, và một số lớn đơn vị còn phải được giành cho việc bảo vệ Nà Sản và cho cuộc hành binh "Lorraine". Vì vậy Salan sẽ không bao giờ có thế tập hợp được lực lượng cần thiết để tiến hành đến đầu đến đũa việc chiếm đóng lại Điện Biên Phủ.
Còn việc thâu tóm lại xứ Thái và loại trừ Việt Minh ra khỏi miền tây sông Đà thì không thành vấn đề. Tuy vậy, tư tưởng biến Điện Biên Phủ thành một căn cứ chiến lược ở vùng cao che chắn cho nước Lào đồng thời uy hiếp hậu phương Việt Minh vẫn tíếp tục được nhắc đến. Chẳng bao lâu nữa Salan sẽ trở về Pháp sau gần bốn năm ở Đông Dương. ông đã từng làm phó cho tướng de Lattre de Tassigny rồi kế nhiệm ông ta làm tổng tư lệnh sau khi ông ta chết vào tháng Giêng năm 1952.
Khi rời Đông Dương, ông đã gửi cho vị tơng trưởng phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết hai bản bị vong lục trong đó ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Điện Biên Phủ.
Trong bản thứ nhất đề ngày 28 tháng Hai năm 1953, ông viết rằng có thể bảo vệ miền núi từ những điểm tựa như Nà Sản, Lai Châu và "rồi đây có thể là Điện Biên Phủ . Trong bản thứ hai đề ngày 25 tháng Năm năm 1953 - lúc đó Navarre đã tới Đông Dương nhưng chỉ ba ngày sau mới nắm quyền chỉ huy - ông ta nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chiếm Điện Biên Phủ, sử dụng nó như căn cứ xuất phát để đi ứng cứu cho các đơn vị bị bao vây ở Nà Sản. Vậy không thể chối cãi được rằng Điện Biên Phủ có vai trò quan trọng là một tư tưởng ăn sâu trong đầu óc các nhà quân sự Pháp.
Tướng Salan bị bắt bỏ tù chung thân vì vai trò của mình trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng Tư năm 1961, cho nên tôi không thể xác định được khi trở về Pháp vào tháng Sáu năm 1953, Salan còn tiếp tục chủ trương một chiến thuật dựa trên việc thiết lập những căn cứ lục quân - không quân hay không. Nhưng những gì xảy ra sau này chứng tỏ rằng chỉ thị số 40 của tướng Salan và những cố gắng của ông để đem nó ra thực thi đã dọn đường cho vị kế nhiệm ông ta. Tướng bơn sao Henri Navarre - nắm trong tay vận mệnh Đông Dương từ ngày 29 tháng Năm năm 1953 và, dù đúng hay oan, sẽ bị lưu danh trong Lịch sử như người đã "bại trận" ở Điện Biên Phủ - là một nhân vật phức tạp. Một bài báo đăng trên một tạp chí của quân đội Pháp ở Đông Dương hồi Navarre làm tơng tư lệnh có những đoạn mang tính phát hiện như sau:
Vị tổng tư lệnh quân lực khối Liên hiệp Pháp bước tới chỗ một nhóm những sĩ quan đang đứng nghiêm đón chào ông và lạnh lùng bắt hai, ba bàn tay đang chìa ra...
Tướng Navarre là người chủ may mắn của một con mèo Batư... và không giấu bất cứ ai rằng ông thích mèo "vì chúng là những con vật thích sống một mình và vì chúng có đầu óc độc lập , Navarre là con người hết sức nhạy cảm và thuộc loại người không sợ một mình, làm việc một cách độc lập và tin ở chính mình.
Các cấp dưới của Navarre coi ông là một "ông chủ tốt bụng" vì ông không bao giở gây khó dễ cho họ trong việc thi hành mệnh lệnh. "Navarre luôn luôn làm chủ thần kinh; Navarre không cho phép làm ẩu; Navarre không bao giờ chấp nhận những hoàn cảnh giảm khinh", họ thường nói như vậy...”
Người ta nói rằng ông ta đã giữ được từ những năm phục vụ trong ngành tình báo tinh thần tôn trọng bí mật và sự ham thích cái bí ẩn.
Tướng Cogny, cấp dưới trực tiếp của ông ta ở Bắc Việt Nam vào thời kỳ xảy ra trận Điện Biên Phủ, mười năm sau đã nói với ông ta như thế nàỷ:
Cái ông tướng được điều hòa nhiệt độ ấy làm tôi ớn xương sống... còn về bộ óc của ông ta thì nó làm tôi hoang mang như một chiốc máy điện từ mà tôi không biết làm thế nào để cho nó tiếp nhận được những dữ liệu mà tôi đưa vào, và nó lạnh lùng diễn giải không biết xuất phát từ đâu...
Có thể tôi dễ giải thích cho mình hơn nếu tôi nghĩ đến cái bệnh nghề nghiệp của những người phục vụ trong các ngành đặc tình thường hay suy nghĩ một cách méo mó, bởi vì họ phải sữ xự với những con người cũng méo mó không kém.
Còn nhà văn Jules Roy - mà lời đánh giá của ông đã dẫn tới chỗ phảl trao đổi những lá thư công khai với vị cựu tổng tư lệnh - thì viết rằng Navarre "là một con thú cả về thể chất và tinh thần...vừa thân mật vừa xa cách, vừa dễ tính vừa lạnh lùng .
Tờ tuần báo Time đã giành cho ông ta một bài "xã luận" trong số 28 tháng Chạp năm 1953, và dựng lên một chân dung về ông bằng cái giọng văn mà họ thường dùng để ca ngợi một nhân vật nào đó:
ông ta có một vẻ gì đó của thế kỷ XVlll. Đó là một viên ngọc thạch của vua Lous XV. Người ta có thể tường đâu như trông thấy ông ta mang măng-sét và bộ tóc giả rắc phấn. Đó là viên tương có đòi hỏi cao nhất mà tôi iừng biết... thông minh và tàn nhẫn. ông ta chỉ tin vào quân đội.
Thậm chí báo Time còn kiếm được một viên chức cao cấp giấu tên của Washington đã vui lòng ban cho vị tướng lời chúc tụng của Hoa Kỳ:
Theo chúng tôi, Navarre là một con người can đảm, kiên quyết và giàu tường tượng. ông ta biết nghề của mình và có cái quyết đoán hạng nhất về quân sự, chính trị... ông ta đứng đầu một êkip mới mà chúng tôi cảm thấy tuyệt vời.
Và tờ tạp chí kết luận bài báo đó như sau:
Trước đây một năm, không ai trong chúng ta tin vào chiến thắng. Giở đây, ta đã trông thấy nó rõ ràng như ánh sáng ở cuối đường hầm.
Tuy nhiên, chính cuộc trả lời phỏng vấn, mà mười năm sau trận đánh Navarre đã giành cho một ông bạn nhà báo, đã làm nổi bật lên hơn cả tính cách của vị cựu tổng tư lệnh. Đáp lại lời ám chỉ của nhà báo nhắc đến chuyện khẩu súng lục mà hình như sau trận đánh một nhóm sĩ quan đã gửi cho ông trong một hộp sơn mài để nhắc ông nhớ lại cái truyền thơng nó quy định rằng người tướng cầm quân không được phép sống sau một trận đại bại, ông nói:
- Không đởi nào tôi lại làm như vậy. Gạt ra ngoài mọi khía cạnh khác, tự sát là tôi đã xúy xóa cho tất cả mọi ngườ bằng cách thừa nhận mình có tội. Tôi có một tinh thần trách nhiệm rất cao đối với Điện Biên Phủ. Tôi không hề có cảm giác tội lỗi. Nếu còn sống, người bị đem ra làm bung xung có thể cãi. Chết rồi thì không. Và như thế thì làm vui lòng các vị khác quá, vui lòng tất cả các ông clính trị gia kia.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:08 AM
Chương 7


Trái với những lời đồn thổi, không phải tất cả sự nghiệp của Navarre đã diễn ra trong những cơ quan tham mưu ở hậu phương. Là học sinh trường sĩ quan hồi mười chín tuổi, ông đã chiến đấu trên mặt trận Pháp từ tháng Năm năm 1917 đến cuối Đại chiến lần thứ nhất. Sau đó ông được điều sang Syrie, ở đó ông đã chiến đấu hai năm chống lại người A-rập nổi dậy. Sau một thời kỳ ở Đức trong đội ngũ lực lượng chiếm đóng Pháp rồi một khóa học ở Trường Chiến tranh, từ năm 1930 đến năm 1934, ông đã tham gia những chiến dịch bình định ở Maroc. ông bắt đầu phục vụ trong Phòng Nhì vào năm 1937, và trong những năm 1938-1940, ông chỉ đạo tiểu ban nước Đứe. Trong thời kỳ Đức chiếm đóng, ông tham gia cơ quan tình báo của láng chiến. Tháng Mười Một năm 1944, trong chiến dịch Alsace, ông chỉ huy trung đoàn trinh sát xe bọc thép, trung đoàn 5 spahis, mà ông đưa sang Đức Sau một thời gian chỉ huy một vùng ở Algérie và giữ một cương vị tham mưu ở Đức, ông được đưa lên đứng đầu sư đoàn thiết giáp 5 D.B. đóng tại Đức Sau đó ông được đề bạt làm tham mưu trưởng của viên tổng tư lệnh các lực lượng trên bộ miền trung Châu âu của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Được lời giới thiệu của thống chế Juin, thủ tướng René Mayer phong ông làm tơng chỉ huy ở Đông Dương. Khi đó, Navarre về mọi phương diện là một sĩ quan. đặc biệt thích hợp để làm tròn cái nhiệm vụ . quân sự được giao cho. Đành rằng ông. chưa bao giờ chiến đấu ở Đông Dương nhưng ông có kinh nghiệm chống chiển tranh du kích. Vả lại sự không có những tiên kiến được coi như một lợi thế. Mặt khác, việc đã từng giữ một chức vụ ở khối quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ cho phép ông có thể đặt chiến tranh Đông Dương vào bối cảnh chung. Cuối cùng, do những hoạt động của ông ngay trước và trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, chắc chắn ông sẽ thấy tất cả tầm quan trọng của công tác tình báo. Dù rằng cuộc ra đi của tướng Salan có kéo theo sự ra đi của nhiều người khác, nhưng người ta không thể nói rằng Navarre chỉ tìm thấy ở Đông Dương những phụ tá thiếu kinh nghiệm. Vả lại nếu muốn, ông có thể yêu cầu những người của Salan ở lại dù chỉ tạm trong một thời gian. Hoàn toàn ngược lại, ông có vẻ thích thú được đặt vào các vị trí chủ chốt những người tự mình chọn lựa lấy.
Vậy cho nên ông ta chẳng cản trở gì sự ra đi c ỉa viên tư lệnh vùng then chốt Bắc Việt Nam, trung tướng Linarès và sự thay thế ông ta bằng một viên thiếu tướng trẻ hơn nhiều cho tới lúc đó là sư trưởng sư đoàn dã chiến số 2 Bắc Kỳ, tướng Cogny.
Về thể chất và tinh thần, vị này trái ngược hẳn với vị tơng tư lệnh mới. Bốn mươi tám tuổi, cao một mét chín mươi hai, ông ta chắc hẳn là viên tướng Pháp duy nhất đồng thời tốt nghiệp bách khoa, tốt nghiệp khoa khoa học chính tn và là tiến sĩ luật (do sở thích riêng của mình hướng về các môn khoa học chính trị và luật, ông đã "lén lút" giành được hai cái bằng đó trong thời gian đang theo học một lớp quân sự nâng cao). Được binh sĩ yêu quý, không đếm xuể những cuộc chinh phục đàn bà, ông đã từng là một trong những đứa con cưng của thống chế de Lattre de Tassigny và đã thừa hưởng của ông này tính thích cái hào nhoáng quân sự.
Bản lí lịch của ông khẳng định: "Phải lúc giận giữ lắm thì ông nổi khùng lên, nhưng tự trấn tĩnh lại ngay và không bao giờ để bụng". Jules Roy, một nhà văn có thiện cảm với ông, đã miêu tả ông như là một người "bị cấp trên ghét vì hay cãi khi nhận lệnh", và cũng vì cái tính dễ bị chạm nọc:
Chỉ một lời nói cũng có thể làm Cogny chạnh lòng một cách sâu sắc. Ngấm đòn đau, chẳng bao giờ ông ta tha thứ. Giỏi thế công và thế thủ, ông ta cắm đầu nhảy xổ vào ngườ mà ông coi là phải chịu trách nhiệm về vết thương của mình và giày xéo dẫm đạp lên người đó.
Không còn gì nghi ngờ về tính chất xác thực của nhận xét trên. Chỉ cần đọc lời đánh giá mà mười năm sau Cogny đã phát biểu về vị tổng chỉ huy cũ của mình trĐng cái mà ông ta gọi là "lời sám hối tự nguyện . Vậy mà Cogny chính là người được Navarre chỉ định vào ngày 28 tháng Năm năm 1953 đứng ra lãnh đạo cái chỉ có thể là giai đoạn quyết định của một cuộc chiến tranh đã kéo dài từ hơn tám năm nay. Đồng thời Navarre đã thông báo cho ông ta biết việc đề bạt ông lên cấp trung tướng.
Navarre đã làm nhiều cuộc thay đổi trong bộ tham mưu của ông. Nhất là ông đã chỉ thị cho tướng Gambiez, tham mưu trưởng của mình, phải đưa vào bộ tham mưu những sĩ quan hải quân và không quân để làm tăng thêm tính chất liên quân, phải giảm quân số và sửa đổi hoàn toàn lôi làm việc để hướng bộ tham mưu vào tác chiến nhiều hơn là vào hành chính và hậu cần. Với lòng mong muơn trả lại cho quân sĩ cái khí thế mà de Lattre de Tassigny đã gây dựng cho họ, ông đã bỏ một tháng trời để tiếp xúc, hội họp, và đi khắp nơi, không nề hà nguy hiểm có thể đến với mình. ông đặc biệt quan tâm đến các cứ điểm lục quân - không quân Lai Châu và Nà Sản. Lần ông đi thăm Nà Sản, máy bay ông đã nhiều lần bị trúng đạn cao xạ địch. Thậm chí ông đã đi thanh tra một căn cứ đánh du kích ở trên núi, sầu trong đất Việt Minh, điều mà các người tiền nhiệm ông chưa ai làm. Chính trong một lần đi thăm viếng Nà Sản, ông đã làm quen được với đại tá Louis Berteil, tư lệnh binh đoàn cơ động số 7, một sĩ quan tốt nghiệp Trường Chiến tranh, khá lâu trước trận Điện Biên Phủ chưa hề có bạn trong hàng ngũ đồng đội. Cái thói sính văn chương và những câu công thức cầu kỳ của ông đã gây nên không khí vui vẻ trong phòng ăn tập thể của sĩ quan. Trong những công thức đó - người ta gán cho ông nhiều nhưng không phải tất cả đều là của ông ta - công thức nổi tiếng nhất là cái mô tả căn cứ lục quân - không quân Nà Sản như là "tấm lá chắn gián tiếp có hóa trị hai che đỡ cho Lào và châu thổ sông Hồng . ít lâu sau Berteil được điều lên bộ tham mưu của tơng tư lệnh làm cục phó cục tác chiến

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:09 AM
l) Trước khi đoc quyển sách của Laniel ông không hề biết có một biên bản như vậy;
2) Nếu có thì biên bản ấy đã được ghi không chính xác;
3) Xét cho cùng thì văn bản cũng không rõ ràng.
Tướng Catroux, chủ tịch ủy ban điều tra được chmh phủ lập ra vào năm 1955 - bản báo cáo của ủy ban ấy tới nay vẫn còn là một bí mật quốc gia - và cả những tác giả có thái độ nghiêm khắc nhất đối với vị tổng tư lệnh đều có xu hướng tán thành Navarre trên điểm này. Cuộc hành binh Điện Biên Phủ chỉ có ý nghĩa nếu chính phủ Pháp muốn giũ Lào hoặc chí lt cũng là một bộ phận lớn của nước đó cho nên điều rất quan trọng là phải biết được Navarre có được thông báo đầy đủ hay không về những ý đồ của chính phủ Pháp trong vấn đề này.
Cứ theo những điều khai báo trước ủy ban điều tra thì hình như, theo lời Catroux, hội đồng các tham mưu trưởng, sau khi nghe Navarre báo cáo, đã khuyến cáo Hội đồng Quốc phòng không nên "bắt ông ta phải bảo vệ nước Lào". Xem ra thì lời khuyến cáo ấy chỉ được thông báo một cách gián tiếp cho tướng Navarre trong cuộc họp của Hội đong Quốc phòng ngày 24 tháng Bảy chứ không được đưa ra dưới dạng một chỉ thị của chính phủ. Uỷ ban điều tra phát hiện ra rằng chính phủ đã đợi đến ngày 13 tháng Mườ Một năm 1953 mới nói rõ quan điểm của mình về nước Lào trong một bản chỉ thị gửi cho người cấp trên dân sự của tướng Navarre, tơng trưởng Marc Jacquet phụ trách vấn đề quan hệ với các Quốc gia liên kết. Vẫn theo Catroux, Navarre chỉ nhận được chỉ thị đó vào .ngày 4 tháng Chạp, nghĩa là hai tuần lễ sau khi quân dù của tướng Gilles nhảy xuơng D.Z. "Natacha". Chẳng có một lý do nào được đưa ra sau này để giải thích vì sao một chỉ thị quan trọng hàng đầu như thế lại được truyền đạt muộn như thế.
Cuộc hành binh Điện Biên Phủ đã được gợi đén trong phiên họp của Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng Bảy nhưng chỉ là nhắc qua thôi, vì trong ý nghĩ của tổng tư lệnh nó chỉ có một tầm quan trọng thứ yếu và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của ông. Vả lại ông ta đã ra những quyết định về vấn đề này rồi. Quả vậy, ngày hôm sau phiên họp, ngày 25 tháng Bảy, bộ tham mưu ông ta đã phổ biến chỉ thị số 563, văn kiện chính thức đầu tiên dự kiến sẽ tái chiếm Điện Biên Phủ.
Trong bản chỉ thị ấy, cuộc hành binh đã được giới thiệu như một "hành động ngăn ngừa" Việt Minh tấn công sang bắc Lào. Như vậy là phông màn chính trị cho tấn bi kịch quân sự sắp xảy ra đã được dựng xong.
Từ lúc đó trở đi, cuộc chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ đã tiến triển với tính chất định mệnh của một vở bi kịch Hy Lạp. Ngày 12 tháng Tám năm 1953, Pháp rút khỏi tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Quân địch bị bất ngờ đến nỗi người lính cuối cùng trong đội hậu vệ của đoàn quân 9000 người ấy đã được đưa đi bằng máy bay vào lúc 12 giờ 8 phút mà không có bất cứ phản ứng nào của quân địch. Đội hậu vệ ấy là một trung đội của đại đội 12 thuộc tiểu đoàn Thái số 3 do thiếu uý Mackowiak chỉ huy. Tên như vậy nhưng là người Pháp, Mackowiak đặc sệt dáng dấp của người nông dân đồng bằng Poznan với đôi mắt xanh và đôi vai ngang chằn chặn. Macko, như đồng đội vẫn gọi anh ta, đã được giao chọ cái nhiệm vụ khó khăn ấy do anh thông thạo địa hình và các thổ ngữ xứ Thái.
Hai lợi thế đó đã giúp ích cho Dng ta rất nhiều khi Điện Biên Phủ thất thủ. Nếu sự nhanh chóng của cuộc hành binh đã cho phép rút người và vũ khí ra khỏi Nà Sản thì nó buộc người ta phải bỏ lại một số lớn những thiết bị cố định, đặc biệt là những kho đạn dược và nhữ.ng tấm ghi sắt quý báu phủ trên đường băng. Cũng phải bỏ lại nhũng bãi mìn bảo vệ quanb các điểm tựa; về au Việt Minh đã thu hồi cẩn thận những quả mìn này để sử dụng chống lại quân Pháp. Trước khi rời đi, quân Pháp đã phá hủy tất cả các trang thiết bị mà họ có thể phá được vầ không quân sau đó đã oanh tạc nhũng gì còn lại tuy vậy một phần lớn đã rơi vào tay Việt Minh.
Tướng Cogny đã thu về được chín tiểu đoàn và giải toả được những phương tiện vận tải hàng không quan trọng, cho nên cuộc rút khỏi Nà Sản.được coi như là một thắng lợi. Tiếc rằng nó đã củng cố thêm niềm tin của bộ tham mưu Navarre vào khả năng của quân Pháp có thể chiếm giũ và rút khỏi cái loại căn cứ lục quân - không quân ấy.
Ngày 22 tháng Mười năm 1958, Phảp ký với hoàng thân Souvanna Phouma, lúc đó - và nhiều lần sau này nữa - là thu tướng Lào, một bản hiệp ước liên kết và nhiều thỏa ước tái khẳng định nước Lào vừa là nước độc lập vừa thuộc khối Liên hiệp Pháp. Pháp coi hiệp ước ấy có một tầm quan trọng đặc biệt vì đây là lần đầu tiên một trong các Quốc gia Đông Dương chịu ký một văn kiện như vậy.
Bản hiệp ước không có một điều khoản nào buộc nước Pháp phải bảo vệ Lào nhưng có ám chỉ đến nhiệm vụ ấy. Vả lại nước Lào không có một lý do nào khác để ký bản hiệp ước này. Việc ký bản hiệp ước ấy làm cho Navarre càng thêm tin rằng trong trường hợp nước Lào bị quân Việt Minh xâm lấn một lần nữa - xin nhắc lại rằng chuyện đó đã từng xảy ra một lần vào dịp đông xuân 1952 - ông ta phải làm tất cả để bảo vệ nó. Vào năm 1955 rồi 1963, Navarre khẳng định rằng ông ta không nhận được mọt chỉ thị rõ ràng nào liên quan đến việc bỏ hay bảo vệ Lào. ông nói: "Sự chọn lựa đó là một chọn lựa chính trị, nó thuộc thẩm quyền chmh phủ và chỉ thuộc thẩm quyền chính phủ mà thôi".
Hãy giả định rằng tự tôi chủ động bỏ nước Lào và mở đường cho Việt Minh đi tới một thắng lợi hoàn toàn: như vậy thì bây giờ tôi là người đã phản bội danh dự đất nước.
Bình thường thì cái quyết định được Hộ đồng Quốc phòng thông qua ngày 13 tháng Mười Một năm 1953 - cái quyết định, như ta đã thấy, chỉ tới Navarre sau khi đã phát động cuộc hành binh "Castor - ắt phải xua tan mọi điều nghi ngờ. Nhưng có thể rằng việc ký kết hiệp ước Pháp - Lào diễn ra trong khoảng thời gian đó đã củng cố niềm tin của Navarre vào việc phải bảo vệ Lào và chính là phải bao vé nó từ thung lũng Điện Biên Phủ. Ngày 2 tháng . Mười Một, cục trưởng cục tác chiến của Navarre cho phổ biến chỉ thị 85 2 giao cho tư lệnh . các lực ltợng trên bộ Bắc Việt Nam, tức là cho Coglly, nhiệm vụ chỉ huy cuộc hành binh và nói rõ rằng cuộc hành binh này phải diễn ra khoảng giữa ngày 15 và ngày 20 tháng Mười Một và không muộn hơn ngày 1 tháng Chạp. Quân số được xác định ban đầu được hạn chế ở sáu tiểu . đoàn và sau đó là năm .
Xét qua những văn bản được các cấp dưới đệ trình lên Cogny duyệt ngày 4 tháng Mười Một, thì bản chỉ thị ấy đã như một trái bom nổ tại bộ tham mưu của các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:11 AM
Chương 9


Các văn bản ấy được soạn với động từ ở ngôi thứ nhất - đó là các dự thảo thư phúc đáp của Cogny gửi lên tổng tư lệnh - đều quyết hệt phản đối cuộc hành binh, sau đây là các đoạn trích của một trong những bản dự thảo ấy:
Hình như bộ tham mưu liên quân (E.M.l.F.T.) cho rằng chiếm đóng Điện Biên Phủ thì sẽ án ngữ được hướng đi Luang Prabang và làm cho Việt Minh không lấy được gạo trong vùng.
Thế nhưng tại cái xứ sở nàyngười ta không án ngữ một hướng đi. Đó là một khái niệm Châu âu không có giá trị gì ở đây cả.
Quân Việt đi được khắp nơi. Ta thấy rõ điều đó ở vùng châu thổ.
Số gạo dư ra của Điện Biên Phủ chỉ cho phép một đại đoàn sống được trong ba tháng. Vậy cho nên nó chỉ cung cấp được một phần số gạo cần cho một chiến dịch ở Lào.
Tôi tin chắc rằng Điện Biên Phủ sẽ trở thành, dù người ta muốn hay không, một vực thẳm nuốt các tiểu đoàn mà không có khả náng tỏa rộng, một khi nó bị ém dù chỉ bởi một trung đoàn Việt Minh (thí dụ của Nà Sản và Cánh đồng chum).
Trong khi một sự đe dọa hiển nhiên đối với vùng châu thổ mỗi ngày một rõ thì ta sẽ giam chân, ở cách Hà Nội 300 kilômét đường chim bay, những lực lượng có giá trị ba Binh đoàn cơ động (G.M.); nghĩa là những lực lượng tăng cường mà chúng ta đã nhận được, nó tạo ra ưu thế của chúng ta đối với Việt Minh và giở đây cho phép chúng ta gây cho họ những tổn thất... và như thế chỉ là để đảm bảo trước một sự bảo vệ tốt hơn cho nước Lào chống lại một sự đe dọa được giả định nhưng chưa có gì chứng tỏ nó sẽ xảy ra.
Hậu quả một quyết định như vậy có thể sẽ rất nghiêm trọng, E.M.l.F.T. cần thấy rõ điều đó.
Một văn bản khác phân tích cái giá phải trả của cuộc hành binh Điện Biên Phủ. Nó nhấn mạnh rằng không có gạo Điện Biên Phủ thì cũng chẳng là điều quan trọng gì mấy đối với quân địch, rằng các đội biệt kích hỗn hợp không vận của vùng này chưa thể hoạt động trước một thời hạn dài nếu không muốn bị tiêu diệt hoàn toàn. Văn bản cũng nêu lên rằng muốn ngăn chặn một cách có hiệu quả các đường ra vào Điện Biên Phủ bằng ném bom thì sẽ phải huy động ba phần tư toàn bộ số máy bay chiến đấu Bắc Việt Nam có. Văn bản ấy còn nhận xét rằng năm tiểu đoàn mà bước đầu người ta định thả dù xuống chẳng bao lâu sẽ phải đương đầu với chín tiểu đoàn mà Việt Minh có thế huy động được trong vùng và người ta sẽ không tránh khỏi phải đưá thêm đến bơn tiểu đoàn khác rút ra từ miền châu thổ. Và kết luận:
Nếu cái quyết định chiếm đóng Điện Biên Phủ vẫn được giữ vững, bất chấp quan điểm rõ ràng không tán thành của trung tướng tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam tự cho phép mình được kính cẩn trình bày thì cũng cần lưu ý tổng tư lệnh nên có những điểm sửa đổi bản kế hoạch dự kiến, nghĩa là:
- Thả xuống mục tiêu 5 tiểu đoàn dù.
- Vận chuyển bằng máy bay đến Điện Biên Phủ 4 tiểu đoàn bổ sung.
Văn bản thứ ba chỉ nhấn mạnh những khó khăn của việc chuyển từ Lai Châu về Điện Biên Phủ và dự kiến Việt Minh sẽ dễ dàng ctặt được một nút chặn giữa hai chiến trường.
Lá thư riêng Cogny gửi cho Navarre hai ngày sau đó kém rõ ràng hơn các văn bản trên nhiều:
Nếu không có vấn đề chính trị Thái và những hậu quả có thể có của nó đến việc chỉ đạo các hoạt động du kích nói chung thì, trên cương vị tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Kỳ, tôi chỉ có những kiến nghị không tán thành cuộc hành binh để trình bày lên với ngài thôi.
Vậy là Navarre đã ra lệnh cho bộ tham mưu của mình chuẩn bị triển khai cuộc hành binh vào ngày 20 tháng Mười Một. Ngay cả những tác giả thân Cogny nhất cũng cho rằng trong trường hợp này Cogny đã có thái độ lập lờ, nước đôi(l). Trong tập Hồi ký của mình, thủ tướng Laniel giải thích thái đọ ấy bằng cái mà ông gọi là "chính sách Ô che" của một số những sĩ quan cao cấp chỉ lo lắng trước tiên đến việc "tự che chắn":
Tôi muốn nói (llự che chắn" không phải là để đối phó với địch mà là ì sợ trách nhiệm cá nhân.
Mối bận tâm đó đưa họ dến chỗ lạm dụng giấy tờ và báo cáo, không chịu thực hiện bất cứ một hành động gì nếu không có lệnh viết bằng văn bản. Nó cũng đưa họ đến chỗ hỏi xin những phương tiện vượt quá khả năng cung cấp của cấp trên để trong trường hợp thất bại còn có thể vin vào chỗ cấp trên không chịu giải quyết những yêu cầu của họ.
Trong cuốn "Lời sám hối tự nguyện" trả lời Jules Roy trách ông đã không có một thái độ rõ ràng hơn, Cogny tuyên bố.
Không cần phải nêu lên những lý do làm tôi có thái độ tuyệt đổi chấp hành kỷ luật và trọng nề tường Navarre. Trao cho tôi chức vụ chỉ huy các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam, ông đã thỏa mãn ước vọng của tôi một cách đầy đủ nhất. Dù sao thì lòng hàm ơn nó bắt tôi không được coi nhẹ cái ngôi sao thứ ba đã làm tôi trở thành người trung tướng trẻ nhất của quân đội, lòng hàm ơn đó tôi gtn tới các chiến binh Bắc Kỳ, chứ không phải tới tướng NavarTe, người không có liên qua gì đến chuyện này cả.
Cogny cũng đưa ra lý do đó để giải thích tại sao ông ta không ra về khi Navarre quyết định, có thể nói là một mình, biến "đầu cầư Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm. Có đầy đủ lý do để nghĩ rằng sự bất đồng hoàn toàn đó giữa vị tổng tư lệnh ở Sài Gòn và llgười phụ tá chính của ông ta ở Hà Nội - và xem ra cả giữa những người cấp dưới trực tiếp của họ - đã có một tác động quyết định, nếu không phải ]à tất yếu, đến cách thực thi kế hoạch tác chiến.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:12 AM
Vào ngày 1 1 và 12 tháng Mười Một, khi đến lượt mình phải truyền đạt cho những người có trách nhiệm của không quân và quân dù dưới quyền chỉ huy của ông về nhiệm vụ của họ trong cuộc hành binh, Cogny một lần nữa lại nhấn mạnh đến quan niệm của mình về Điện Biên Phủ coi như "đầu cầu cho những hoạt động du kích". Theo các chỉ thị của ông cho tướng Gilles, các công trình bố phòng sân bay "loại trừ mọi tổ chức nhằm xây dựng quanh sân bay một ành đai điểm tựa". Trung tá Trancart, chỉ huy Lai Châu, được thông báo ngày 13 tháng Mười Một là sẽ phải rút khỏi vùng đó. Nhưng mặ.t khác ông ta lại nhận được lệnh phải "trấn áp" mọi tin đồn về chuyện rút quân này.
Ngày hôm sau, 14 tháng Mười Một, tướng Cogny phổ biến những chỉ thị chính trị và hành chính của mình về cuộc hànhbinh "Castor" cho các tư lệnh vùng lãnh thổ sẽ phải tham gia vào công việc ấy: trung tướng Cogny, Bắc Việt Nam, và đại tá Boucher de Crèvecoeur, tư lệnh quân đội Pháp ở Lào. Như Cogny đã nhặn xét mười năm sau, Điện Biên Phủ ở cách biên giới Lào chưa đến 13 cây số, và tất cả những gì diễn ra ở đó hiển nhiên là liên quan đến cả người chỉ huy quân đội ở Lào lẫn người chỉ huy ở Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, do tất cả những cơ sở hậu cần của trận đánh Điện Biên Phủ đều đặt ở vùng châu thổ và tất cả các đơn vị chiếm đóng Điện Biên Phủ đều đến từ Bắc Việt Nam, cho nên phần lớn các quyết định rốt cuộc đã được Hà Nội đưa ra. Sự không có một bộ chỉ huy thống nhất ở Điện Biên Phủ đã gây khó khăn cho việc chỉ đạo trận đánh đến mức độ nào? Khó mà xác định điều đó nhưng không có gì nghi ngờ rằng, trên một mức độ nào đó, Cogny đã có lý khi nói Điện Biên Phủ, vì đã trở thành cái chìa khóa của công cuộc phòng thủ toàn miền bắc Đông Dương, lẽ ra phải được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất.
Trong chỉ thị riêng và bí mật của mình ngày 14 tháng Mười Một, Navarre một lần nữa nhấn mạnh đến tầm qụan trọng chính trị và chiến lược của việc phải duy trì một cứ điểm Pháp ở giữa xứ Thái nhưng đồng thời lại bảo vệ được Lào. Cuộc hành binh, ấn định vào ngày 20 tháng Mười Một, dự kiến đặt một căn cứ lục quân - không quân làm đầu mối liên lạc đường bộ với quân. Pháp ở bắc Lào và làm một điểm tựa cho Lai Châu cho tới khi cuối cùng phải rút khỏi tỉnh này. Ba bản chỉ thị của ngày 14 tháng Mười Một có kèm theo một phụ lục đặc biệt gỉải quyết những vấn đề chính trị và hành chính - việc rút khỏi Lai Châu sẽ kéo theo việc chuyển toàn bộ cơ qt(an chính phủ xứ Thái về Điện Biên Phủ.
Chỉ có trước mắt mình năm ngày, bộ tham mưu của Cogny làm việc cật lực. Có những vấn đề tế nhị phải giải quyết vì phần lớn những đơn vị bộ binh và máy bay sẽ phải tham gia cuộc hành binh đang còn vướng ở phía nam châu thổ. Trong khi đó những người cộng tác với Cogny, vốn nghi ngại nlliều điều, đã có một cơ hội cuối cùng để phát biểu những điều đó với tổng tư lệnh. Ngày 15 tháng Mười Một, . ông Marc Jacquet, tổng trưởng phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết đến Sài Gòn, xem ra có vẻ không biết cơ quan mình ở Paris ngày hôm trước đã được thông báo những quyết định quan trọng của Hội đồng Quốc phòng yêu cầu tướng Navarre điều chỉnh lại kế hoạch. Hai hôm sau, ngày 1 7 tháng Mười Một, Marc Jacquet, viên cao ủy Đông Dương Maurice Dejean và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Văn Tâm đáp máy bay ra Hà Nội, ở đó người ta đã trình bày cho họ những nét lớn của cuộc hành binh. Không ai trong đám họ có ý kiến gì thắc mắc, và theo như ta đã biết, Marc Jacquet không thấy cần phải đánh điện báo cáo với Paris. Trong khi các nhân vật dân sự ấy nghe trình bày kế hoạch, một cuộc tranh luận đầy kịch tính đã diễn ra giữa Navarre, Cogny và hai bộ tham mưu của họ. Người ta vừa môi nhận được tin báo cáo Điện Biên Phủ, mà người ta tưởng là không có bố plòng, đang được các đơn vị của trung đoàn 148 trấn giữ. Mặt khác, người ta được tin rằng trong những ngày cuối tháng mười, đại đoàn 316 đã rời vùng ven châu thổ hành quân lên Lai Châu. Đại đoàn ấy tuy không phải là đại đoàn tinh nhuệ nhất trong các đại đoàn Việt Minh nhưng lại là đơn vị chuyên chiến đấu rừng núi: hai trong các trung đoàn bộ binh của nó, trung đoàn 174 và 176, gồm binh lính tuyển từ những bộ tộc nói cùng thổ ngữ với dân xứ Thái.
Ngoài ba trung đoàn bộ binh của nó, đại đoàn 316 còn có một đại đội pháo, đại đội 980, được trang bị đại bác không giật và súng cối 120. Nhận được những thông tin ấy, bộ chỉ huy chắc hẳn đã hiểu rằng Điện Biên Phủ chẳng phải là một địa điểm thích hợp lắm cho việc đóng vai trò làm đầu cầu cho những đơn vị du kích Thái.
Nếu bị đại đoàn chính quy ấy của Việt Minh, có thể được tăng cường những đơn vị vũ khí hạng nặng khác, tấn công ở đó thì quân Pháp chỉ còn có cách hoặc là rút hết khỏi vùllg thung lũng ấy hoặc là biến nó thành bất khả công phá bằng biện pháp điều tới đó đủ lực lượng và tập trung một hỏa lực rất mạnh yểm trợ chđ nó. Tình hình sẽ chứng tỏ rằng bộ tư lệnh tối cao Pháp không có đủ lực lợng để chiếm đóng khoảng 85 kilômét vuông của đáy thung lũng và càng không thể giữ được dãy núi cao bao quanh chế ngự nó. Để phòng ngự được cái chu vi khoảng 45 kilômét ấv thì cứ 1500 mét lại cần phải có một tiểu đoàn quân số 700 người, tức là cần có 30 tiểu đoàn. Do quân Pháp chỉ huy động được 6 tiểu đoàn nên đã phải có một cuộc thỏa hiệp, và cộc thỏa hiệp ấy rất dở, nếu không nói là tai hại. Những mẹnh lệnh mà bộ tham mưu của tướng Cogny đưa ra ngày 3 tháng Mười Một mang dấu ấn của tình trạng ấy.
Đối với Điện Biên Phủ, động thái của đại đoàn 316 có ngha là rồi người ta sẽ phải thay các đơn vị dù trang bị nhẹ bằng những tiểu đoàn bộ binh hạng nhất và thay những công sự tạm thời xây dựng quanh Điện Biên Phủ bằng những công sự kiên cố. Do vậy người ta đã ra một chỉ thị mới cho binh đoàn tác chiến dù (G.O.P.) ở Điện Biên Phủ phảỉ: 1) Đảm bảo sự lên xuống an toàn trên sân bay; 2) Thu thập thông tin tình báo càng xa càng tốt; 3) Cho rút các đơn vị ở Lai Châu về Điện Biên Phủ. Bản chỉ thị đưa ra những hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho việc thi hành các nhiệm vụ trên.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:13 AM
Chương Kết


"Sự lên xuống an toàn trên sân bay" đã được giải thích trong chỉ thị đó là "cứ điểm phòng ngự" Điện Biên Phủ phải được giữ vững trọn vẹn "không nghĩ đến rút". Muốn vậy, đơn vị đóng ở Đện Biên Phủ phải đảm bảo được cơ động tự do trong vòng bán kính 8 cây số quanh sân bay. Bộ tham mưu của tướng Cogny đã dự kiến không phải không sáng suốt rằng nỗ lực chính của qUân địch sẽ tới từ hướng đông hoặc đông bắc, và đã ra lệnh cho người chỉ huy Điện Biên Phủ phải tập trung nỗ lực phòng ngự của mình theo hướng ấy.
Còn về những cuộc xuất kích tấn công lên phía bắc và tây bắc, theo hướng bản Nà Tấu và Tuần Giáo - điểm thứ hai trong bản chỉ thị - thì phải sử đụng "ít ra một nửa quân số đồn trứ để gây cho địch những thiệt hại nặng nề và làm chậm lại cuộc bao vây tấn công thung lũng. Mặt khác, Điện Biên Phủ phải đặt được liên lạc qua rừng không có đường xá với những lực lượng Pháp - Lào của trung tá Crèvecoeur từ Mường loa đến đang tlến về thung lũng. Cuối cùng, việc rút khỏi Lai Châu sẽ tiến hành theo lệnh của tướng Cogny và sẽ có sự yểm hộ của các đơn vị du kích Thái, các đơn vị này sẽ phải tiếp tục hoạt động trong vùng Lai Châu sau khi quân Pháp rút.
Trên hai điểm quan trọng, bản chỉ thị ngày 30 tháng Mười Một bỏ qua không tính đến thực tế.
Nó dựa trên giả định rằng, tại cái vùng đất phần lớn phủ rừng xanh thâm nghiêm này, một đội quân chiếm đóng gồm 5000 người có thể trấn giữ được một vòng tròn có chu vi 50 kilômét, nghĩa là có đường bán kính 8 kilômét quanh sân bay. Vậy mà kinh nghiệm đã chỉ ra rằng ở Đông Dương, một tiểu đoàn chỉ có thể trấn giữ được một tuyến rộng tối đa là 1500 mét. S.ai lầm thứ hai của bản chỉ thị là nó để cho người ta hiểu rằng đội quân chiếm đóng có thể xây dựng những công sự phòng ngự kiên cố trong khi nó lại quy định dứt khoát rằng một nửa quâ số của nó sẽ phải thường xuyên tlến hành những cuộc hành binh trinh sát. Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm đã răm rắp chấp hành những chỉ thị đó, cho nên người ta chỉ lo đến việc xây dựng các công sự phòng ngự chiều sâu một khi đã thắt chặt được vành đai quanh thung lũng, và xây dựng công sự phòng ngự với những đơn vị luôn luôn bị cắt xén những bộ phận năng động nhất và, như nhiều người chỉ huy các đơn vị ưu tú đã thừa nhận sau này, sau những cuộc hành binh trinh sát cực nhọc trong rừng xanh thù địch, quân của họ chẳng còn thiết gì bắt tay vào những công việc đào đất vất vả nữa.
Những quyết định cuốỉ cùng mang tính chiến lược nhằm chuẩn bị trận đánh vừa mới được đưa ra thì xảy đến một sự kiện mới và lẽ ra có thể làm đảo lộn tất. Những cuộc theo dõi điện đài Việt Minh đã bắt được những bức điện nói rằng một bộ phận quan trọng đoàn quân chủ lực của địch - trong đó có các đại đoàn bộ binh 308, 312 và đại đoàn pháo 351 - đã rời vùng tam giác Phú Thọ - Yên Bái – Thái Nguyên để tiến lên vùng cao. Một số những bức điện ấy là những bản mệnh lệnh cho công binh phải bắc cầu qua sông Đà và bố trí ở Yên Bái những phương tiện qua sông cho phép 6000 người có thể qua sông Hồng mỗi đêm bắt đầu từ ngày 3 tháng Chạp. Khi xác minh được những thông tin ấy, Cogny hền đánh điện cho tướng Navarre đề nghị cho tấn công nghi binh vào hậu phương Việt Minh để làm chậm cuộc tập trung quân của họ lên Điện Biên Phủ. Về sau này, Cogny, Navarre và những người ủng hộ họ đã tranh cãi với nhau rất nhiều xung quanh việc tổng tư lệnh từ chối không xét duyệt một cuộc tấn công nghi binh xuất phát từ châu thổ sông Hồng đánh vào hậu phương địch. Cái tư tưởng dùng cách ấy để làm giảm sức ép của địch lên Điện Biên Phủ sẽ còn thường xuyên ám ảnh đầu óc các sĩ quan tham mưu của Cogny trong suốt thời gian diễn ra trận đánh. Cho tới cuối tháng Tư năm 1954, hết kế hoạch nọ lại đến kế hoạch kia được đưa ra.
Bộ tham mưu của Cogny phác ra ba giải pháp mà giải pháp nào cũng có ưu điểm là đã từng được qua thử nghiệm, và thêm nữa, đại bộ phận những đơn vị đã tham gia một cuộc hành binh rất có thể điều động được cho một cuộc hành binh khác. Nội dung giải pháp thứ nhất là đánh vào tổng hành dinh của chính phủ Việt Minh ở Thái Nguyên, nơi có những hang động đá vôi được sử dụng làm nơi trú ẩn cho HỒ Chí Minh và nội các chiến tranh của ông ta cũng như cho tướng Giáp và bộ tham mưu của ông. Một cuộc hành binh được đặt tên là Léa"
với cùng một mục tiêu như vậy đã được quân Pháp thực hiện vào tháng mười 1947. Giải pháp thứ hai là một cuộc đột kích bằng xe bọc. thép trên quãng đường dài 150 kilômét - trong khi Thái Nguyên chỉ cách Hà Nội 80 kilômét - về hướng Yên Bái, một trung tâm hậu cần lớn của Việt Minh. Một cuộc hành binh tương tự mang tên "Lorraine" đã được tiến hành từ ngày 28 tháng mười đến 26 tháng Mười Một năm 1952. Còn nội dung của giải pháp thứ ba thì là một cuộc nhảy dù quy mô nhỏ xuống đường giao thông đi tới Điện Biên Phủ, nhưng tương đối gần vớỉ chiến tuyến của Pháp tại vùng châu thổ sông Hồng để chỉ vài ngày sau quân dù có thể được một đoàn quân thiết giáp tới ứng cứu.
Cuộc hành binh này như thế là sẽ rất giống với cuộc hành binh "Hirondelle" của Pháp tiến đánh Lạng Sơn vào tháng Bảy năm 1953.
Mười năm sau, tướng Cogny vẫn còn hậm hực vì sự từ chối của Navarre:
Ngay lúc được tin đoàn quân chủ lực của Việt Minh lên đường theo gót đại đoàn 316 hướng tới miền Tây Bắc, tôi không những đã đưa ra ý kiến cần phải tung ra một đòn tấn công từ vùng châu thổ, mà còn đặt vấn đề phải tổ chức những cuộc trinh sát cần thiết. Vanuxem sẽ chỉ huy các đơn vị xung kích đánh vào những đoàn quân Việt đi đằng đuôi, buộc Giáp phải cho quay lộn trở !ại chí t cũng là một bộ phận lực lượng của ông ta. Chúng ta sẽ lui và lôi kéo quân Việt về vùng tiếp giáp châu thổ, nơi chúng ta có những điều kiện tốt nhất để đánh bạí họ. Tướng Navarre đã từ chối, với những lý do vớ vẩn về thiếu lực lượng.
Khách quan mà nói, ta buộc phải thừa nhận rằng tướng Navarre đã có nhũng lý do rất đúng để khước từ, không mở một cuộc hành binh tấn công vào căn cứ địch ở phía bắc châu thổ. Các cuộc hành binh từng tung ra trước đó đánh vào vùng này đã không để lại một ký ức tốt đẹp. Nếu cuộc hành binh "Léa" đã cho phép chiếm được Thái Nguyên và vài làng khác trong tay Việt Minh thì nó đã không đạt được mục tiêu chủ yếu là bắt song được các nhà lãnh đạo địch hoặc tiêu diệt được những đơn vị quan trọng. Còn cuộc hành binh "Lorraine"

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:15 AM
thì thất bại lại càng thảm hại hơn: mặc dầu đã huy động những lực lượng quan trọng, . . trong đó có nhiều tiểu đoàn dù và nhiều đơn vị thiết giáp, nó đã bị sa lầy, không tới nổi Yên Bái nữa, và trên đường quay trở lại châu thổ, một bộ phận của các lực lượng ấy đã rơi .vào một Ổ phục kích ở đèo Chân Mộng, bị tơn thất nặng nề. Vậy mà "Lorraine" được tổ chức chính là để buộc các đại đoàn Việt Minh đang xâm lấn xứ Thái phải quay lộn trở lại. Cuộc hành binh thất bại vì Giáp đã trung thành với cách đánh của ông ta là để các đơn vị nhỏ tự lo đối phó một mình dù có phải chịu tổn thất nặng. Nhờ có mạng lưới thông tin trinh sát rất hữu hiệu, Giáp nắm chắc được rằng các cuộc hành binh tấn công ấy sớm muộn rút cuộc cũng sẽ sa lầy. Mặt khác, lực lượng tấn côlg càng lớn thì càng có nhiều khả năng các vùng từ đó họ rút đi sẽ đòi hỏi họ phải trở về ngay. Thường thường thì chỉ cần một vài đòn của Việt Minh cũng đủ để buộc bộ chỉ huy tối cao Pháp phải huỷ bỏ cuộc hành binh tấn công lớn để tránh cho một vùng lãnh thổ đánh chiếm được một cách khó nhọc khỏi bị thối ruỗng thêm một lần nữa. Để giải thích sự khước từ của mình, sau này Navarre khẳng định - và về điểm này chẳng ai phản bác ông - rằng các kế hoạch Cogny dự kiến đòi hỏi những phương tiện vượt quá xa khả năng của Đông Dương:
Căn cứ vào những gì cần phải để lại tại vùng châu thổ, cần có cả thảy 1 1 đến 12 binh đoàn cơ động, 4 binh đoàn thiết giáp và 3 binh đoàn không vận. Quả vậy tướng Cogny cho rằng ông cần: 6 binh đoàn cơ động, 2 binh đoàn thiết giáp và 2 binh đoàn không vận cho trận đánh chính thứcl 3 đến 4 binh đoàn cơ động để bảo vệ hệ thống giao thông liên lạc; 2 đến 3 binh đoàn cơ động, 2 bnh đoàn thiết gáp và 1 binh đoàn không vận, phải đặt ở vùng châu thổ. Ngoài những lực lượng ấy ra còn phải thêm 5 đến 6 tiểu đoàn trấn giữ vùng núi chống lại những lực lượng khinh binh đã đang hoạt động ở đó và những lực lượng khác mà quân địch có thề điều thêm tới. Vậy mà vào lúc đó ở Đông Dương chúng ta chỉ có 8 binh đoàn cơ động, 2 binh đoàn thiết giáp và 3 binh đoàn không vận.
Cogny thực ra có thể thực hiện cuộc tiến đánh Thái Nguyên dưới hình thức một chuyến "khứ hồi"
trong hai hoặc ba tuần lễ theo kiểu các cuộc hành binh "Hirondelle" hồi tháng bảy, hoặc "Mouette"
hồi tháng Mười năm 1953, nhưng không cuộc nào trong hai cuộc ấy đã thu hút được những lực lượng đông đảo địch. Ngược lại, nó lại đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của không quân đã bị quá tải nặng nề. Đó là điều Navarre đã giải thích cho cOgny khi ông qua Hà Nội hôm thứ bảy 28 tháng Mười Một 1953.
Ngày hôm sau, Cogny tháp tùng ông ta đi thăm Điện Biên Phủ lần đầu tiên. .
Điều làm Cogny lo ngại chính là chuyện quân địch sẽ có thể tập trung phần lớn lực lượng chủ lực của mình đánh vào chỉ một căn cứ lục quân - không quân mà thôi, hơn nữa căn cứ này lại được phòng ngự sơ sài. Nếu ông có đề nghị phải bố trí một căn cứ vệ tinh tại một điểm khác trên vùng cao - tốt nhất là Lai Châu - thì điều đó cũng hoàn toàn đễ hiểu. Nhưng lập luận của Navarre cũng dễ hiểu chẳng kém: lúc này, trong khi ta thiếu những đơn vị tinh nhuệ, đâu phải là lúc đem nất nhũng lực lượng cơ động còn lại phân tán vào một cuộc hành binh phức tạp mới mà tác dụng đối với trận đánh diễn ra cách đó 500 kilômét xem ra rất đáng ngờ. Vả lại, hình nhù Cogny cuối cùng đã ngả theo quan điểm của thủ trưởng ông ta bởi vì ngay hôm sau cuộc viếng thăm Điện Biên Phủ cùng thủ trưởng, ông đã phổ biến cái chỉ thị nổi tiếng ngày 30 tháng Mười Một của Navarre.
Ngược lại, vị cựu tổng tư lệnh chưa bao giờ có một lời giải thích thỏa đáng về những gì tiếp theo sau đó. Trong khi ông đi thăm Điện Biên Phủ cùng với tướng Cogny, bộ tham mưu của ông ta ở Sài Gòn đã hoàn chỉnh một chỉ thị về việc chỉ đạo trận đánh. Theo những sĩ quan thạo tin, văn kiện đó hình như là tác phẩm của đại tá Berteil. Cogny đã nhận được bản chỉ thị đó ngày 3 tháng Chạp. Cuối cùng thì Navarre đã hạ quyết tâm chấp nhận trận đánh trên miền núi. Sau đây là những đoạn chính của bản chỉ thị ấy:
Tôi hạ quyêt tâm châp nhận trận đánh Tây Bắc trong nhỡng điêù kiện chung nhưsau.
1 ) Công cuộc bảo vệ Tây Bắc sẽ được tập trung vào căn cứ lục quân - không quân Điện Biên Phủ, căn cứ này phải được giữ vững bằng bất cứ giá nào.
2) Việc chiếm đóng Lai Châu sẽ được duy trì chừng nào các phương tiện ta hiện có cho phép phòng thủ được nó không phải e ngại gì...
3) Liên lạc đường bộ của Điện Biên Phủ với Lai Châu (cho tới ngày quân ta rút khỏi đó) và với Lào - Mường Khoa sẽ được duy trì càng lâu càng tốt...
/V V chiên trường Tây Bắc ởxa, Việt Mính tíêp tê khó khăn, nên có khả năng trận đánh sẽ diễn ra theo kich bản sau đây.
- Giai đoạn vận động, mà đặc trưng là cuộc tiến quân của các đơn vị Việt Minh và việc chuyển hàng tiếp tế của họ lên Tây Bắc, thởi gian có thề kéo dài hiều tuần lễ.
- Giai đon tiếp cận và trinh sát, là giai đoạn các đơn vị trinh sát của Việt Minh sẽ cố gắng xác định chỗ mạnh chỗ yếu trong bố phòng của ta, và là giai đoạn các đơn vị chiến đấu của việt Minh đưa các phương tiện vào chiếm rnh trận địa. Giai đoạn này có thể kéo dài từ sáu đến mười ngày.
- Giai đoạn tấn công kéo dài nhiều ngày tuỳ theo lực lượng được huy động nhiều hay ít và sẽ phải kết thúc bằng thất bại của Việt Minh.
V Nhiệm vll của không qưân.
1) Cho tới khi có lệnh mới, không quân có nhiệm vụ tập trung tối đa phương tiện của mình ưu tiên yềm trợ quân ta ở Tây Để làm được nhiệm vụ này, đề nghị tướng tư lệnh không quân Viễn Đông vui lòng tăng cường cho Binh đoàn Không vận chiến thuật (G.A.T.A.C.) Bắc...
Tình hình diễn ra sau đó chứng tỏ bộ tham mưu của Navarre đã sai lầm biết bao trong đánh giá khả năng cơ động chiến lược và tiếp tế của Việt Minh. Nếu giai đoạn vận động đúng là đã kéo dài nhiều tuần lễ thì giai đoạn tiếp cận và trinh sát thực ra đã kéo dài gần một trăm ngày chứ không phải là sáu hoặc mười, còn giai đoạn tấn công thì kéo dài năm mươi sáu ngày chứ không phải à "nhiều ngày". Và kết cục không phải là thất bại mà là thắng lợi của Việt Minh.
Nếu Navarre tỏ ra lạc quan về kết cục của trận đánh thì ngược lại, ông không hề nuôi một ảo tưởng nào về sự khó khăn của nó, dù cho binh lực của tập đoàn cứ điểm có được nâng lên đến 9 tiểu đoàn trong đó có 3 là dù, 5 cụm pháo 105 - tức là 20 khẩu - 2 cụm háo 75 không giật - tức là 8 khẩu - và một đại đội cối 120; dù cho những lực lượng ấy được đặt trên một trận địa thuận lợi với những công sự kiên cố thì chúng cũng không thể chống cự lại với cuộc tấn công của một lực lượng chiến đấu đông gấp ba. Tất cả những cuốn sách và bài báo được ấn hành về trận đánh đã cho ta hiểù - và tướng Navarre cũng không cải chính - rằng chí ít thì cũng từ ngày 28 tháng Mười Một, nghĩa là từ sau khi ông ta gặp Cogny ở Hà Nội, vị tổng tư lệnh đã biết đại bộ phận lực lượng tác chiến của Việt Minh đang chuẩn bị hành quân lên xứ Thái. Dù sao thì lệnh điều động binh lực tướng Giáp đưa ra ngày 6 tháng Chạp - trong đó có một đoạn nói "chúng ta sẽ củng cố và phát triển những thắng lợi của chiến dịch mùa đông năm 1952" - ắt đã làm cho ông ta hiểu rằng Việt Minh thật sự quyết tâm giao chiến tại vùng thung lũng.
Mặc dù vậy, không nhắc gì đến chuyện đã quyết định chấp nhận trận đánh Tây Bắc, ông phổ biến vào ngày 7 tháng Chạp chỉ thị số 964 của mình trong đó ông thông báo cái quyết định mở cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu ở miền nam và trung Trung Kỳ. Chỉ thị đó gồm mười trang; những dòng trích dưới đây nêu rõ ý nghĩa chung của chỉ thị ấy:
Mục tiêu chủ yếu mà tôi dự định đạt được là xóa đi cáì vùng Việt Minh rải ra ở phía nam Đà Nẵng, phía bắc Nha Trang và trên vùng cao nguyên rừng núi phía đông, nghĩa là tiêu diệt các lực lượng quân sự của Liên khu V, và chiếm đóng hoàn toàn vùng này để đi tới bình đ!nh. Tôi quyết định đặt toàn bộ chiến trường Đông Dương trong thời gian sáu tháng đầu năm 1954 phụ thuộc vào sự thi hành triệt để cuộc hành binh nói tên mà ta có quyền hy vọng những kết quả chiến lược và chính trị to lớn.
Bản chỉ thị và phụ lục dự kiến cuộc hành binh được đặt tên là "Atlante sẽ gồm ba giai đoạn theo thứ tự thời gian là: "Aréthuse", sẽ đòi hỏi 25 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn công binh và 3 đơn vị pháo, "Axelle", sẽ nuốt chửng 34 tiểu đoàn bộ binh và 5 đơn vị pháo, và "Attila mà Navarre cho rằng nó cần đến 45 tiểu đoàn bộ binh và 8 đơn vị pháo. Nói cách khác, trong khi vừa mới từ chối hông cấp cho tướng Cogny 20 tiểu đoàn ông ta đề nghị để thực hiện một cuộc hành binh tấn công nhằm làm giảm sức ép của địch lên Điện Biên Phủ, vị tơng tư lệnh lại cho là bình thường việc điều động một số quân gấp hai lần như thế để đánh chiếm một vùng mà quân Pháp hay quân Việt Minh chiếm không thể có ý nghĩa quyết định đối với kết cục chiến tranh.

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:16 AM
Việt Minh chiếm giữ Liên khu V từ 1945 đã biếl dải bờ biển hẹp ấy, với chiều dài 370 kilômét, chiều rộng trung bình 70 kilômét và có 2 triệu rưỡi dân, thành một pháo đài có 30000 quân bảo vệ, trong đó có 12 tiểu đoàn chính quy và từ 5 đến 6 tiểu đoàn địa phương rất thiện chiến. Tại sao Navarre lại tung ra cuộc hành binh "Atlante" vào đúng cái lúc mà sự thiếu vắng những tiểu đoàn bị chôn chân ở Điện Biên Phủ càng làm trầm trọng thêm căn bệnh kinh niên thiếu quân số của các lực lượng vũ trang Liên hiệp Pháp? Người ta càng thấy khó hiểu ở chỗ Hội đồng Quốc phòng vừa mới từ chối không cấp cho ông những tăng viện Ồ ạt mà ông đề nghị, và yêu cầu ông phải "điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với phương tiện được cấp".
Sau này, để bào chữa cho mình, Navarre khẳng định rằng các lực lượng Việt Minh của Liên khu V đang chuẩn bị một chiến dịch tấn công, rằng do vị thế "lọt ở giữa" cho phép họ có thể tuần tự tiến công trên nhiều hướng khác nhau, rằng lực lượng quân đội Pháp bố trí ở vành ngoài phải luôn luôn cảnh giác trên ba mặt trận, và rằng tối thiểu phải cần đến 5 binh đoàn cơ động để chống lại các mũi tấn công đầu tiên của Việt Minh mà ta cũng không dự kiến được hướng và có thể nổ ra bất cứ lúc nào:
Giữa giải pháp đơn thuần phòng ngự không giải quyết được gì cả và giải pháp tấn công có khả năng làm đảo lộn kế hoạch của Việt Minh và vĩnh viễn xóa sự uy hiếp của Liên khu V, "cái giá phải tả" về các lực lượng trên bộ vậy là cũng gần như ngang nhau.
Navarre còn nói rõ thêm:
Chỉ thị đó không để thiệt gì cho các lãnh thổ bị cuộc tấn công của Việt Minh uy hiếp - đặc biệt là tại Bắc Kỳ - bởi vì, trong 6 binh đoàn cơ động cần đến thì hai (các binh đoàn số 41 và 42) là những đơn vị tuyển người miền núi, một (binh đoàn 21) quân Trung Kỳ, một (binh đoàn 11) hoàn toàn quân Nam Kỳ và một (binh đoàr 100) có bộ phận là người Nam Kỳ. Các binh đoàn cơ động ấy vậy là chỉ có thể sừ dụng được ở miền Nam hoặc miền Trung Đông Dương. (Đã từng xảy ra những cuộc đào ngũ, thậm chí nổi loạn, khi người ta định đưa họ ra xa khỏi những vùng nơi có gia đình của họ). Riêng chỉ có binh đoàn cơ động số 10, gồm quân Bắc Phi, là có thể đưa ra sử dụng ở miền Bắc. Nhưng việc rút nó đi sẽ bao hàm một mối nguy hiểm thực sự, bởi vì nó là đơn v duy nhất có chất lượng bảo đảm, và sự có mặt của một dơn vị mạnh là càn thiết để làm nòng cốt - nhất là trong chiến đấu phòng ngự - cho một khối rời rạc những lực lượng kém cỏi.
Còn về phương tiện hàng không thì vị tướng lập luận như sau:
Tấn công không đòi hỏi nhiều máy bay hơn phòng ngự...
vả lại những máy bay ấy phần lớn gồm những cái không thể sử dụng được cho Điện Biên Phủ, hoặc do chủng loại, hoặc do tình trạng máy móc của chúng.
Phân tích kỹ thì những lý lẽ đó không đứng vững. Trong những binh đoàn cơ động được điều cho cuộc hành binh "Atlante", có các bilth đoàn số 10 và số 100 - một bộ phận quan trọng gồm những binh lính rút ở Triều Tiên về - có thể được sử dụng ở Bắc Việt Nam lắm chứ. Còn những máy bay có tầm hoạt động không đủ xa để làm nhiệm vụ ở Điện Biên Phủ thì có thể được sử dụng ở Bắc Kỳ, như thế sẽ giải phóng được những máy bay có thể sử dụng cho những nhiệm vụ trên.
Vả lại muốn xem mở cuộc hành binh "Atlante" là đúng hay sai thì phải đánh giá qua kết quả đạt được Vậy mà, sau một khởi đầu tốt - một cuộc đổ bộ thành công ngày 20 tháng Giêng năm 1954 xuống Tuy Hòa ở phía sau lưng quân địch – cuộc hành binh chẳng bao lâu sau đã hoàn toàn sa lầy Binh lính Việt lần đầu xuất trận hoặc là chiến đấu kém hoặc là lao vào cướp bóc. Các quan chức chính phủ Việt Nam được phái tới để cai trị những vùng giải phóng đã xử sự còn tồi tệ hơn các người nhà binh. Và chẳng bao lâu, không có gì phải e ngại về cái đầu cầu ấy, quân Việt Minh chuyển sang phản công trên miền cao nguyên rừng núi, tiêu diệt binh đoàn G.M. 100 và buộc Navarre phải điều từ Bắc Kỳ tới những tiểu đoàn dù được giữ làm dự bị cho Điện Biên Phủ.
Giờ đây đã thành chuyện hiển nhiên rằng cái tuần lễ đầu tiên của tháng Chạp năm 1953 là tuần lễ quyết định số phận của Điện Biên Phủ. Nhờ viện trợ Mỹ tăng cường Ồ ạt, quân Pháp đã có nhiều quân hơn cũng như có dồi dào vũ khí Mỹ để trang bị cho số quân đó. Hàng cllục nghìn tân binh Việt gia nhập các đơn vị quân đội Liên hiệp Pháp.
Khắp nơi quân Pháp nắm quyền chủ động còn kẻ địch thì dường như không còn biết làm gì. Trong khi đó thì ngày 29 tháng Mười Một, HỒ Chí Minh trả lời phỏng vấn của tờ báo Thụy Điển Expressen, tuyên bố. "Chính phủ và nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng thảo luận với Pháp về những đề nghị họ đưa ra nhằm đi tới một cuộc đình chiến và giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua thương lượng".
Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Chạp ấy, Navarre vẫn còn có thể rút quân khỏi Lai Châu và Điện Biên Phủ bằng máy bay. Trong trường hợp đó - do miền bắc nước Lào đã được bảo vệ bởi căn cứ lục quân - không quân Cánh đồng chum và ba sân bay dễ dàng bảo vệ của nó -, Navarre có thể tập trung đại bộ phận lực lượng cơ động của mình vào một cuộc tấn công những trung tâm hậu cần chủ yếu của địch và đưa cuộc hành binh dự kiến đánh Liên khu V tới kết quả tốt đẹp.
Vả lại Navarre đã dự kiến có thể bị buộc phải rút khỏi Điện Biên Phủ bằng đường bộ trong trường hợp sức ép của quân địch quá mạnh. Ngày 31 tháng Chạp năl 1953, trong bản chỉ thl riêng và bí mật số l069/3/O/T.S., ông đã yêu cầu Cogny phối hợp với tư lệnh quân đội Pháp ở Lào nghiên cứu một kế hoạch rút khỏi Điện Biên Phủ được đặt tên là cuộc hành binh "Xénophon", phụ lục kèm theo là kế hoạch dự bị "Ariane".
Một trong những khó khăn cuộc nghiên cứu này vấp phải là ở chỗ Navarre đã ra lệnh không được nhắc đến chuyện . đó với " các người chỉ huy trong đội quân chiém đóng Điện Biên Phủ để không ảnh hưởng gì xấu đến tinh thần chiến đấu của họ. Vậy cho nên Cogny đã giới thiệu với họ "Xénophon" như là một cuộc hành binh truy kích địch rút chạy. Nhưng ngày 21 tháng Giêng, khi đệ.
trình bản nghiên cứu lên tổng tư lệnh, Cogny đã viết thẳng thừng: "Tôi xin mạn phép được nhấn mạnh với ngài việc cần phải giữ vững Điện Biên Phủ bằng bất cứgiá nào như ta đã có ý định". Sau này, vị tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam (F.T.N.V.) giải thích rằng ông nhấn mạnh như thế không phải vì ông tán thành chủ trương của tổng tư lệnh chấp nhận trận đánh trong vùng thung lũng, mà là vì ông cho rằng giải pháp cố th ỉ còn hay hơn giải pháp rút lui vì nó có thể dẫn tới những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng câu trả lời của ông ta nói với tống tư lệnh không hề thể hiện rõ điều đó.
Nhưng bản thân Navarre không còn tự tin như trước. Trong một lá thư đề ngày 1 tháng Giêng năm 1954 gửi lên chính phủ, ông viết như sau:
Trong trường hợp bị tấn công, khả năng thắng lợi của chúng ta là thế nào? Mới cách đây hai tuần, tôi đánh giá là 100%. Đó là trận đánh được chấp nhận trên một địa bàn ta chọn và trong những điều kiện tốt nhất chống lại một kẻ địch nắm trong tay nhừng phương tiện ta biết nó có kể cho tới ngày 1 5 tháng Chạp. Nhưng theo những nguồn tin rất đáng tin cậy của ta, kẻ địch đã có những phương tiện mới, do đó, tôi không còn có thể đảm bảo chắc chắn thắng lợi. Đây trước hết là một trận đánh bằng không quân.
Tuy nhiên, trước những thông tin mới ấy - kẻ địch nhận được ồ ạt phương tiện kỹ thuật của Trung Quốc và Liên-xô, nhiều đại đoàn Việt Minh hành quân cấp tốc lên Điện Biên Phủ và chính phủ Pháp từ chối không cấp cho ông viện binh mới - cái kết luận rứt ra tất yếu phải là giảm bớt quy mô hoặc hủy bỏ cuộc hành binh "Atlante". Nhưng ông lại cho nó nổ ra vào ngày 20 tháng Giêng đúng như dự định.
Trong tình thế hiểm nghèo ấy, Navarre đã thôi không áp dụng cái chính sách tiết kiệm lực lượng nó là chính sách của ông từ khi ông lên nắm quyền chỉ huy. Vậy là Điện Biên Phủ, từ chỗ là một cuộc hành binh táo bạo nhưng không lấy gì làm mạó hiểm lắm, đã trở thành một ván bài được ăn cả ngã về không. ông viết trong lá thư ngày 1 tháng Giêng của mình:

vui_la_chinh
06-17-2005, 08:17 AM
Dù ta thắng hay thua trong chuyện này thì Điện Biên Phủ cũng sẽ có vai trò cái nhọt tụ độc cho phép ta tránh được trận đánh trong vùng châu thổ.
Đối với Cogny, các tiểu đoàn bị đem ra làm vật hy sinh ở Điện Biên Phủ không phải đơn giản là những quân bài mà là những đơn vị quân đói bằng xương bằng thịt đặt dưới quyền ông. Hơn nữa, đó lại là những đơn vị tinh nhuệ nhất trên toàn Đông Dương. Đóí với ông, dùng nó làm mồi để nhử các đơn vị chủ lực địch không những chỉ là một sai lầm nghiêm trọng mà còn là phản bội quân sĩ. Mười năm sau, trong khi những điều Navarre viết không hề để lộ ra một chút tình cảm nào như thế thì tình cảm ấy vẫn là cái nổi bật trong những bài viết của Cogny. Theo Navarre, việc hy sinh các đơn vị bị vây hãm cho phép quân Pháp tranh thủ được thời gian và giành thắng lợi. Không nghi ngờ gì rằng nếu bài toán Điện Biên Phủ được đưa vào máy tính điện tử thì máy tính sẽ đưa ra lời giải đúng như của Navarre. Nhà lý luận quân sự ấy không hiểu rằng mất những đơn vị tinh nhuệ nhất của đoàn quân viễn chinh có nghĩa là tinh thần chiến đấu của chiến binh Đông Dương sẽ suy sụp và ý chí tiếp tục chiến tranh của chính quốc sẽ chẳng còn. Hiên tất cả những điều đó không hề giải thích được làm sao mà Navarre lại có thể đã từng có lúc cho rằng 9 tiểu đoàn bộ binh, trong đó chỉ có 3 là thực sự tinh nhuệ, có thể cầm cự được trong một tập đoàn cứ điểm xây dựng vội, chống lại cuộc tấn công của 3 đại đoàn Việt Minh có một sức mạnh hỏa lực chưa từng thấy ở Đông Dương. Đúng như thái độ cần phải có của một vị tổng tư lệnh, Navarre sau này đã nhận về mình toàn bộ trách nhiệm về quyết tâm ấy. Nhưng điều đó cũng không giải thích được những lý do đã làm ông ta hạ quyết tâm như thế. Nhiều sĩ quan làm việc quanh tõng tư lệnh có khuynh hướng đổ lỗi cho không khí lạc quan mà đại tá Berteil đã tạo ra quanh ông ta.
Điều đó cũng chẳng giải thích được thái độ chấp nhận mạo hiểm ở Điện Biên Phủ. Theo tướng Catroux, người chủ trì ủy ban điều tra đã được lập ra sau thảm họa, nguyên nhân chính của sai lầm phạm phải có thể là ở chỗ Navarre không có chút kinh nghiệm trực tiếp gì về chiến tranh rừng núi ở Đông Dương. Từ những tin tức tình báo nhận được, Navarre hình như đã kết luận rằng trong một tháng Việt Minh không thể tập trung được hơn một đại đoàn ở vùng thung lũng này, và những đợt không quân ném bom các đường giao thông sẽ làm họ không thể duy trì được một cuộc vây hãm sử dụng hơn hai đại đoàn, dù chỉ trong một thời gian hạn chế. Tóm lại, hình như điều mà Navarre và bộ tham mưu của ông ta định làm ở Điện Biên Phủ là biến nó thành một .Nà Sản thứ. hai, một Nà Sản quy mô lớn hơn, ở đó quần Pháp cuối cùng sẽ thắng do có ưu thế hoả lực trên bộ và trên không..
Đánh giá thấp khả năng cơ động chiến lược và hậu cần của Việt Minh như vậy hẳn là sai lầm thực sự và duy nhất Navarre phạm phải trong việc chuẩn bị chiến dịch mùa xuân năm 1954. Nhưng đó là một sai lầm chiến lược và hậu quả của nó cũng mang tính chiến lược. Đó là điều tướng Catroux muốn nói vào mùa xuân năm 1959 khi ông phát biểu rằng tướng Navarre đã hành động dưới tác động của những tư tưởng có sẵn từ trước mà bộ tham mưu của ông đã trình bày với ông như những tín điều thực sự, theo đó thì quân địch đã đạt tới trần quân sốvà do phương tiện hậu cần yếu kém, họ không thể lao vào những trận đánh quy mô lớn được. Theo một văn kiện nghiên cứu quan trọng phát ra từ Trường Chiến tranh, bộ tham mưu Sài Gòn dường như đã "lấy quan niệm có sẵn của mình về Việt Minh thay thế cho thực tế, nghĩa là cho những tin tức tình báo đáng tin cậy mà họ nhận được". Việc các bộ tham mưu cấp cao không thích xét đến những thực tế khó chịu do cấp dưới báo cáo lên sẽ đặt dấu ấn của nó vào mọi công việc ở Đông Dương. .
Chí ít thì cũng có một bộ phận của bộ tổng tham mưu Việt Minh cũng đồng quan điểm với tướng Navarre và bộ tham mưu của ông. Trong cuốn sách nhỏ của mình viết về trận Điện Biên Phủ, tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy rất rõ điều đó Xem ra hình như những người chịu trách nhiệm hậu cần e rằng họ không thể đảm bảo được tiếp tế cho một lực lượng vây hãm lớn như thế ở cách những trung tâm hậu cần chủ yếu xa đến như thế. Bị ám ảnh bởi ký ức về nhũng trận tấn công thất bại năm 1951 vào "chiến tuyến de Lattre" và năm 1952 vào những công sự dã chiến của Nà Sản, một số những người chỉ huy Việt Minh không mặn mà gì lắm đối với một cuộc tấn công Ồ ạt vào Điện Biên Phủ.
Quân của họ, điều này họ biết rõ lắm, chẳng biết gì cả về những phương pháp tiêu diệt những trung tâm đề kháng được phòng ngự vững chắc yểm hộ được lẫn cho nhau.
Một loạt những cuộc húc đầu xung phong vào tập đoàn cứ điểm aý có thể dẫn đến nhũng thiệt hại hết sức nặng nề, thậm chí có thể gây ra sự sa sút tinh thần không thể cứu vãn được của quân lính. Một thất bại có thể làm chậm lại một năm việc thực hiện kế hoạch tổng phản công của Việt Minh; vậy mà, từ nay tới đó, viện trợ ồ ạt của Mỹ có thể cho phép người Pháp tăng cường quân đội Đông Dương một cách đáng kể. Điện Biên Phủ trở thành một ván bài đau đầu đối với cả Việt Minh nữa. Tướng Giáp hạ quyết tâm cũng chẳng dễ dàng gì Chắc chắn là ông ta đã vấp phải sự chống lại kịch liệt trong nội bộ bộ tham mưu của mình và trong các nhà lãnh đạo chính trị Việt Minh. Tuy nhiên ông viết:
“Chúng ta đã cho rằng đánh nhanh thì không thể chắc thắng. Cho nên chúng ta đã chọn nguyên tắc chiến thuật đánh chắc thắng chắc. Sự lựa chọn xác đáng đó dựa trên ngu.vên tắc cơ bản trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng: hễ đánh là thắng, cnỉ đánh khi chắc thắng, không chắc thắng không đánh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, việc thực hiện nguyên tắc đánh chắc thắng chắc đòi hỏi rất nhiều nghị lực và tinh thần quyết đoán... do vậy không phải ai cũng hoàn toàn tin vào sự đúng đắn của chiến thuật đó ngay từ những ngày đầu. Chúng ta đã phải làm công tác kiên trì giải thích, chỉ rõ rằng khó khăn tuy có lớn thật nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải khắc phục khó khăn để tạo điều kiện cho một chiến thắng lớn mà chúng ta muốn giành được….”
Trong văn kiện về chương trình hành động trong chỉ đạo chiến tranh ở Việt Nam đề ngày 19 tháng Ba năm 1953, tướng Sman đã viết như sau trong chương "Chương trình hành động quân sự trong những năm 1953 - 1954":
Chiến thắng duy nhất có thể đưa tới sự lập lại một nên hòa bình lâu dài ở Đông Dương là chiến thắng tiêu diệt đoàn quân chủ lực của Việt Minh, chủ yếu gồm 5 đại đoàn chính quy tác chiến ở Bắc Việt Nam.
Trong cái trò đánh đố đầy nguy hiểm được gọi là chiến lược, vị giáo sư sử học nhỏ bé với vốn quân sự tự học sẽ đánh cho các tướng tá tất nghiệp Trường Chiến tranh thua đến không còn mảnh giáp. Khi các đại đoàn của ông tiến hành bao vây Điện Biên Phủ mà quân Pháp không có động tnh gì rút, Giáp hiểu rằng mình đã nắm chiến thắng trong tay. Vài tháng sau trận đánh, ông đã tóm tắt quan điểm của ông như sau:
Đội quân viễn chinh vậy là đã bị một bất ngờ chiến lược: nó tưởng ta không đánh nhưng ta đã đánh; và một bất ngờ chiến thuật: chúng ta đã giải quyết được các vấn đề tiếp cận, pháo binh và tiếp tế.
Chính là trong khoảng thời gian nửa tháng từ 25 tháng Mười Một đến ngày 7 tháng Chạp, đã được quyết định trận đánh cũng như thất bại của trận đánh Điện Biên Phủ. Và thất bại đó không phảỉ là diễn ra tại cái thung lũng nhỏ bé trên miền núi mà là trong những phòng làm việc có điều hòa nhiệt độ của bộ tổng tham mưu Pháp ở Sài Gòn.
Một khi ông Giáp đã quyết. định chấp nhận thách thức và giao chiến thì 12000 quân Liên hiệp Pháp và 50000 người của quân đội nhân dân chỉ còn có việc đóng cho trọn vai trò của họ trong tấn bi kịch.


Hết.