PDA

View Full Version : Bà Mẹ Vui Tính


vui_la_chinh
05-04-2005, 06:57 AM
Bà Mẹ Vui Tính




Hôm ấy, một đoàn nhà báo từ Trung ương vào thăm xã Sơn Kỳ đã ghé thăm nhà mẹ Xoài. Ngôi nhà tranh vuông vức, vách trát đất giống như bao ngôi nhà khác trong làng, được dựng trên một khu gò, vốn xưa là rừng gai quýt lổn nhổn sỏi đá. Cổng nhà nằm ngay lề con đường chính của xã. Hai bên lối vào sân là hai hàng đu đủ quả chi chít như bầy lợn con rúc vào thân mẹ, đang chín tới, da ửng vàng. Vườn trồng sắn, dong riềng, rau muống, rau lang xanh um, phía trước nhà, bên kia con đường chính là cánh đồng Hợp tác xã rộng tới 200 héc ta, lúa đang uốn câu. Cánh đồng này trước đây chỉ cấy được một vụ lúa với một vụ bắp. Từ khi dân làng đắp một hồ chứa nước giữa hai ngọn đồi gò sỏi, gò sạn và đào hệ thống kênh mương để đưa nước về cánh đồng, bây giờ đã cấy được ba vụ. Sau cánh đồng là những ngọn đồi thoai thoải, ngày nào sim mua mọc dày, nay là vùng chuyên canh sắn của Hợp tác xã. Nối liền với màu xanh của sắn chạy dài tới những dãy núi trùng điệp ở chân trời phía t6y là nông trường trồng lúa của tỉnh.
Câu chuyện của mẹ Xoài đã được ban văn hóa thông tin xã báo cáo nhưng đoàn cán bộ muốn nghe chính mẹ kể ở nhà mình.



Anh chị em vây quanh mẹ, tranh nhau hỏi ríu rít. Một anh nhà báo, người nhiều tuổi nhất đoàn, đeo kính cận, râu quai nón chạy vào nhà xách ra sân một cái ghế mời mẹ ngồi. Anh chị em trong đoàn lót dép ngồi xuống nền đất lắng nghe. Mẹ Xoài nhìn mọi người mỉm cười. Đã 60 tuổi, khuôn mặt nhăn nheo như vỏ cây sồi khô, nhưng đôi môi có vết trầu đỏ tươi thì luôn luôn mỉm cười. Mẹ nói:



- Qua nói thiệt chớ chuyện qua gỡ mìn ai cũng là được có chi mà kể. ở hội nghị tỉnh qua bị "bắt" lên báo cáo mà người run như thằn lằn bị đứt đuôi, nói lộn xộn, mọi người nghe cười rân rân. Vậy mà khi kết thúc, ông chủ tịch" quy kết" quà là con người lạc quan, giản dị chi chi đó nghe mà phát mắc cỡ. Qua đâu có vậy. Tính qua quen vui. Không vui thì mình không sống được. Hồi đánh Mỹ ngụy qua là dân trụ bám. Chúng nó lùa xúc, qua cứ bám rịt cái đất này hoài. Cuối năm 1972, chúng đến bắt qua. Nhưng trước khi đưa lên xe, chúng còn bàn nhau (qua giả bộ ngễnh ngãng nhưng nghe hết) trói qua vào cột nhà bắn dọa chơi "để thử gan con già này". Chúng định thử gan qua thì qua cũng phải tỏ cái gan trời cho chúng biết. Chúng dùng súng, qua dùng miệng thử hơn ai. Cho nên, khi nghe một tiếng súng nổ cái đùng bên tai, qua liền sờ thử thấy tai còn y sì nhưng qua la ầm lên:" Uớ trời, các ông ác quá, bắn sứt tai tui rồi". Một thằng mặt còn con nít nói:" Bắn dọa chớ đâu có bắn thiệt mà la sứt, bà". Biết được thóp của chúng, qua đẩy thêm bước nữa. Thế là, khi phát thứ hai bay tít trời xanh, qua nắm chỏm tóc gào:" Làng xóm ơi, đầu tui lìa khỏi cổ rồi, làng xóm ơi, đầu tui lìa khỏi cổ rồi" một thằng tóc hơi bạc bạc nói:" Con mẹ lì gớm bây. Nó cố gào để cả xóm nghe đến đấu tranh với mình đó, chắc nó là loại thân cộng cồ. Đừng dọa nữa, tống lên xe cho nhà pha thôi" ? Mẹ cười rồi tiếp ? Bây giờ thì khác. Việc mình mình làm ? Gian khổ nguy hiểm chi cũng làm. Càng nguy hiểm mà làm được nó càng vui. Qua kể lộn xộn, các cô các chú đừng "quy kết" chi tội nghiệp.



Mắt mọi người sáng lên vui vẻ. Mẹ nhìn các anh chị nhà báo, giao hẹn đừng chụp ảnh thì mẹ mới kể rồi nói tiếp:



- Bây giờ, sau ba năm các cô các chú thấy làng xóm nó sáng sủa vậy chớ hồi mới về thì cỏ lút đầu. Cả làng như rừng hoang. Giải phóng xong, ai cũng muốn về làng làm ăn nhưng sợ bom mìn quá, đành vật vạ chú ngụ ở các nơi quen. Vợ chồng qua cũng do dự. Có đứa em dâu ở dưới đường quốc lộ nó bảo:" Anh chị ở quách dưới này cho các cháu vui. Từ khi anh nhà em mất, em ở một mình cũng buồn". Qua nghe cũng mùi mùi tai. Nhưng ông già lừ mắt nhìn qua bảo:" Nhà mình, ruộng vườn mình, mình không về còn ở đâu. Tụi du kích chưa gỡ tới thì mình gỡ mìn cất nhà, kiếm hột lúa củ khoai chớ. Bộ mụ sợ lắm hả?". Qua chưa kịp đáp, ông lại nói to như quát "Mồ mả ông bà ở đó, thằng hai, con ba nằm xuống ở đó, mụ định bỏ trơ nhang khói mà sống ở đây hở?". Qua nói: "Thì tui có biểu ở đây đâu. Nhưng mình cũng dài dài tính đã" ? "Không dài chi hết, mụ không đi thì tôi đi, tôi đi bây giờ". ổng nói. Qua can mãi ông mới chịu để hôm sau đi. Nhưng suốt đêm ấy, ông đi ra đi vào, đứng ở thềm ngó miết lên đây. Mờ sáng, ổng gọi qua dậy đi ngay. Qua phải kiềm ổng lại ăn uống chút xíu lót ruột. Với lại, qua cũng có một chút việc: Hai vợ chồng ông mới ra tù, chẳng có đồng xu. Qua mượn con em dâu ít ngàn (1). Chạy ra chợ sắm sanh chút đồ vật: Vải nhựa, chiếu, dây nhợ, cốc, rựa với ít gạo, ít củ để ăn tạm. Lần khân miết, chiều hôm đó hai vợ chồng mới về đến làng. Làng vắng hiu. Đụng chỗ nào cũng thấy chồn với chuột chạy sàn sạt. Chỉ trừ con đường chính là có dấu chân của bà con từ xuôi lên núi hái củi. Qua phát sợ, ổng đi trước, qua đi sau, mắt ngó dớn dác, chân cố đặt đúng dấu chân ổng. Tin qia đập thình thịch như muốn chạy ra khỏi ngực. Qua tính bàn ổng quay lui. Nhưng sợ ổng cho mình nhát, ổng lại la nữa. Đành đâm lao phải theo lao.



Đi quanh đi quẩn một lúc lâu, hai vợ chồng qua mới bàn nhau ra dựng lều ở cây đa đầu làng, sát con đường chính, cho nó sáng sủa và đỡ hiu quạnh. Đang mùa nắng, chẳng lo gì. Chỉ cần treo tấm nhựa, dọn rác rưởi, trải chiếu xuống là nằm được. Nghĩ nó cũng như hồi trụ bám thôi. Nhà cửa gì, nằm hầm nằm bờ bụi miết.




Trong lúc qua lo quét dọn thì ông già cầm rựa đi thăm vườn. ổng quay về nói có nhiều mìn lắm. Qua tính đi nấu ăn thì ông biểu dẹp, vô ngồi xem ông chỉ cách gỡ mìn. ổng ngồi trên chiếu, tay giơ lên xuống rồi cúi khom khom như gỡ mìn thật. Trông tướng ổng, qua thắc cười quá. ổng hét:" Còn ngồi đó cười, lại đây thực tập chớ khi gỡ lôi thôi thì nát xương". Qua im thít, chăm chú nhìn. Chuyện gì chớ việc gỡ mìn thì ổng thạo lắm. Phải nói các cô các chú hay, hồi chống Pháp ổng là công binh của xã đó.



Sáng hôm sau, vợ chồng đi qua đi thăm vườn. Nghĩa là đứng ngoài đường ngó vô. Nền nhà qua cỏ tùm lum. Nhìn mấy cây ổi tong teo không ai chăm mà ứa nước mắt. Người qua bỗng run lên:



- ủa, sao hồi trụ bám với ở tù mình không run mà giờ run vậy ông?



- Tại mụ sợ chết đó. Già mà còn sợ chết.



Nghe ổng nói, qua tức rực trong đầu. Cái ông này bộ khinh mình ta.



- Sao ông cũng đứng sững như trời trồng ms2 không chịu xáp vô vười đi.



- Còn tính chớ.



Qua nói luôn:



- Ông cũng sợ hả?



Ông già suy nghĩ một lúc rồi nói:



- Tui trù vầy nè: bà lui ra cho tui gỡ mìn vướng trước đã. Sau đó tui phát cỏ tui gỡ thử một số mìn dưới đất cho bà xem, lần lần bà dạn bà mới tập gỡ được.



Qua sợ ông khinh nên nói:



- Tui mà nhát à, ổng gỡ được, tui gỡ được, cùng làm một lúc không ai trước ai sau hết.



- Được.



Tưởng nói cứng chơi ai ngờ ổng công bình quá. ổng phân công vầy: ổng đi thẳng lối cổng chính, qua đi lối bên phải-Mẹ chỉ ra cổng-đại khái giống như cổng qua đó, nhưng nhà cũ kia, nhà này là nhà ta xây dựng theo quy hoạch để lấy đất sản xuất. Cách gỡ thì các cô các chú hẳn biết, tìm hiểu thêm, qua nói sơ thế này: đầu tiên mình ngồi xổm đưa tay từ dưới lên quá đầu. Nếu ta gặp dây là ta đụng mìn vướng. Ta gỡ hết mìn vướng xong thì phát quang. Sao đó dùng thuốn, một cây sắt dài độ một mét giống hình chiếc đũa, dưới nhọn để xăm chếch 30o tìm mìn ríp hay bom ba càng. Tùy từng loại ta gỡ. Nói đơn giản vậy nhưng khi bắt tay vào thì rắc rối hơn. Mình phải nắm vững cách gỡ lại phải bạo dạn nữa. Cho nên, xôm vô độ nửa tiếng, ông già gỡ được hai qủa còn qua chưa được quả nào. Qua nhìn mà phát ghen. Nói thiệt không có mìn càng tốt. Nhưng qua sợ ổng gỡ nhiều mà mình không có ổng coi thường cho xem. Mà ổng cũng khôn lắm. ổng giành chỗ nhiều mìn, để mình chỗ ít, hẳn là người muốn chơi trội đây. Đang nghĩ vậy thì tay qua chạm một sợi dây. Tự nhiên chân tay qua cứ quíu đi. Trời, mình quyết tâm vậy mà sao gặp mìn cũng ngại hé. Qua quay lại chỗ ông già cầu cứu. Thấy ông cười cười nhưng giả bộ ngó lơ. Sau này mói biết ông để ý nhất cử nhất động của qua để giúp đỡ. Nhưng lúc ấy qua thấy phát tức. Qua ngó lần nữa. Bấy giờ ổng mới quay lại:



- Chuyện chi đó?



- Mìn.



- Thì gỡ đi. Trời ơi chiến sĩ trụ bám mà cũng sợ ta. Có chết thì để lớp con cháu nó hưởng cuộc sống mới chứ gì mà sợ giữ mụ.



Nói vậy, chớ ổng đến bên biểu qua xê ra, rồi ổng lần theo mối dây ổng gỡ.



Trưa đó, trong bữa cơm-mà đâu phải cơm, bắp bung đó ? ổng vừa trệu trạo nhai (răng ổng rụng hết rồi) vừa nói:



- Tui tưởng mụ làm bạn chiến đấu với tui được nhưng mụ nhát quá. Thôi để tui gỡ, mụ phục vụ. Chiều nay mụ không đi nữa, ở nhà chặt dây thép để tui xỏ chốt.



ổng nói, mặt ngẩng lên, tay vuốt râu làm cao.



Qua bảo:



-Làm phách hoài. Bộ ông muốn có công mình ông sao. Hồi giờ tui thua ông cái gì chớ? Ông trụ bám được, tui trụ bám được. Ông ở tù được, tui ở tù được. Ông còn nhớ ông đã không dám mang gạo vào rừng cho tụi du kích hồi Nam Hàn nó đóng chớ? Sao ông không tính. Tui không chấp hành ý kiến ông. Tui ra xã ngoài tui học bọn du kích về tui làm.



Ông già cười khá khá:



- Thử bà đó. Bà không quen thôi, làm mãi rồi cũng được. Nè, gỡ xong mìn bà định trồng gì trong vườn? ? Lão đấu dịu.



Qua không trả lời.



- Bà giận sao bà, trồng sắn hả?



Qua thấy nguôi nguôi:



- Trồng sắn, trồng chuối nước chi cũng được.



- ờ, ờ hay lắm.



Qua thấy thương ổng, răng cỏ không còn mà phải nhai bắp:



- Thôi, chiều nay cho bạch đầu quân ăn cháo nghen.



- ờ!



Ăn xong, qua lo dọn thì ổng xách thuốn ra gỡ tiếp. Trưa nắng hồng hộc, mồ hôi mồ kê đầy người. Qua cũng đâu chịu thua. Qua bỏ chén đũa chạy ra. Gỡ một chút thì gặp quả US. Qua ngồi ngẫm nghĩ một lúc thì nghe ổng nói:



- Mìn nữa hả, có giám không thì để thằng già này.



Qua nghe tức rực. Tự nhiên chân tay qua mạnh lên. Gỡ xong, qua giơ mìn lên nói với ổng:" bắt này". ổng thét:



- Nè, đừng có anh hùng rơm mụ.



Qua cười, đặt quả mìn xuống nhẹ nhàng rồi gỡ tiếp. Phải nói làm mãi nó cũng quen các cô các chú à. Sau mấy hôm, ông già phấn khởi hung. ổng công nhận qua là bạn chiến đấu như hồi trụ bám, hồi ở tù.



ổng nói:



- Công việc này là công việc của đàn ông, mà mụ cũng làm, tôi thấy thương mụ quá.



Qua cười:



- Gỡ mìn tức là giải phóng đất để gieo trồng ra khoai lúa nuôi người, tức là bắt cái chết thành cái sống, ông làm được tui làm được. Sao ông làm cách mạng hoài mà còn phân biệt đờn ông đờn bà hả?



Vợ chồng qua gỡ được trăm quả. Đúng lúc qua gỡ được quả thứ hăm sáu, bỗng nghe nổ cái đùng, bụi bay lên chỗ ông già. Qua chạy ào đến, thấy máu me đầy chân ổng. Tưởng ổng chết, qua ôm ổng qua khóc, may mà ổng chỉ ngất. ổng bị thương, ổng nói nho nhỏ:



- Mụ à, tại tôi sơ ý đó. Mình làm sai kỹ thuật nên gặp tai nạn. Chớ mìn có chi là đáng sợ mụ.

vui_la_chinh
05-04-2005, 06:58 AM
Qua xé ngay vạt áo băng cho ổng. Xong qua lọm cọm dìu ổng ra đường. May gặp mấy người cáng ổng đi viện ở dưới thị trấn chớ không qua chẳng biết làm sao.



Bác sĩ khám nói ổng bị thương nhẹ, chỉ hai mươi lăm hôm là khỏi. Qua thương ổng quá, không muốn rời. ổng bị sốt mê man. Khi tỉnh dậy thấy qua ở đầu giường ổng bảo:



- Sao không về mà gỡ cho hết đi, còn có xíu chớ mấy. Vợ chồng già mà cứ như còn trẻ, xoắn xít ở đây thì đến bao giờ mới gỡ xong, mới có đất sản xuất.



- Thì ông bị thương tôi cũng phải lo chớ.



- Lo cái gì, phải gỡ cho xong chớ mưa xuống thì không chạy kịp thời vụ đâu. Tui mà chết, mụ nhịn đói chết theo à, già mà?



Mẹ Xoài cười hóm hỉnh. Anh chị em xung quanh cười rộ theo. Anh nhà báo lớn tuổi nói:



- Thưa bác, tình già nó gắn bó hơn lúc trẻ đó bác.



- Chẳng biết nó gắn ghiết làm sao. Nhưng thấy ổng bị thương mình cũng đứt cả ruột ? Mẹ Xoài cười tiếp ? Nhưng nghe ổng nói, qua giả bộ giận đứng dậy đi ra. Đi một đoạn nghĩ thương ổng. Qua móc túi thấy còn hai ngàn đồng. Qua quay lại nói:



- Ông cầm tiền đưa bọn nhỏ nó mua gì ăn.



Ngỡ ổng vui thì ổng lại la lên:



- Tiền với bạc, về mua giống mua hom sắn, về? về?về, tui chết thì bà kiếm một ông cũng móm mém chớ chi mà lo dữ vậy.



ổng cười. Qua cũng cười rồi quày quả ra về. Mười ngày sau, qua xuống thăm ổng. Phải nói là trong mười ngày đó, qua cố gắng làm được vài việc: gỡ xong mìn, đi mua hom sắn, xin dây khoai về dặm. Lúc này bà con về đông. Tụi du kích cũng đã gỡ tới thôn này. Qua giúp nhà bác Khang bên cạnh gỡ mìn. nhà bác đông con cái nên làm mau, lại giúp qua làm xong cái sườn nhà. Hôm đó, xuống thăm ổng, qua cũng tự kiêu lắm. Để chộ ổng, qua mang luôn một rổ mìn đã gỡ. Nhưng tới cổng bệnh viện, bác già gác cổng mặt mày xanh lét, khoát tay lia lịa. Qua giải thích là mìn đã chết rồi, bác ta cũng bắt bỏ ra ngoài. Qua bước vô, ngó lại thấy bác ta nhìn rổ mìn người run như phát sốt rét. Vô tới phòng, qua gặp ổng chống nạng bước ra. Qua dẫn ổng ra cổng. Thấy rổ mìn, ổng đứng sững như ngẫm điều gì, một lúc sau ổng nói:



- Được, được, mụ này khá.



- Ông ăn ngon chưa?



- Ngon lắm, mụ khỏi lo. Mụ gỡ gần xong chưa?



- Xong rồi, tôi còn giúp bác Khang. Mọi người về đông. Xã có tổ chức một đội thanh niên gỡ ngoài đồng, chuẩn bị vụ mùa.



- Cha chả, mình về chắc không còn việc gì mà làm nữa ? bỗng ổng ngẩng mặt lên, vuốt râu ? Hay mìn kia là du kích nó gỡ cho mụ, mụ đem lừa tôi đó mụ?



Qua hứ một cái, quày lưng lại, không thèm nhìn ổng. ổng nói nịnh:



- Nói giỡn chút chớ tôi không biết năng lực bà sao? Bốn mươi năm ăn ở với nhau rồi. Nè, mụ về xin tre để tôi về làm nhà cho.



- Tui đã nhờ bác Khang dựng dùm rui mè rồi, ít bữa nữa cắt tranh lợp là xong.



ổng trợn tròn mắt:



- Thiệt sao mụ?



- Thiệt.



- Thế này thì tui về gấp thôi.



ổng đập cái gậy xuống đất như giận dữ ai. Mấy hôm sau thì ổng về. Bà con chòm xóm đã về đông. Mọi người lo dọn vườn, làm tạm nhà ở. Một hôm, thằng Toán bí thư xã đến nói với vợ chồng qua:



-Thưa hai bác, việc gỡ mìn quanh khu vực làng đã xong. Giờ thì du kích với thanh niên nó gỡ ngoài đồng. Xã định huy động bà con gỡ ở gò Sỏi, gò Sạn để làm một cái hồ chứa nước, sau đó mình làm kênh mương tưới cho ruộng. Đất mình không có thủy lợi thì chỉ trồng sắn bắp với một vụ lúa, như vậy thu hoạch kém lắm. Nay mai ở trên chủ trương thành lập Hợp tác xã, mình làm ăn sao đây. Cháu biết bà con nể hai bác. Vậy, nhờ hai bác đi trước, để vận động, bày vẽ cách gỡ mìn cho bà con.



- Tưởng gì chớ vậy thì cũng được, còn chi nữa? ? Ông già hỏi.



Thằng Toán cười:



- Thưa hai bác, cháu còn định vầy, nhưng sợ bà con thắc mắc, cháu nói trước, hai bác coi ý thử: cháu tính là làm thủy lợi xong, mình gỡ mìn ở rừng quít. Đất ở đó xấu. Sau đó, ta giúp nhau chuyển nhà lên đó cất, để đất dưới này sản xuất. Đất ở đây tốt hai bác à-Nó ngừng lại chút rồi nói tiếp-còn mồ mả thì ta xây nghĩa trang ở đồi Mười, đưa hết anh chị em lên đó nằm cho mát.



Ông già trù trừ:



- Cũng khó đó. Để tính thử chớ dỡ nhà, chuyển mồ mả mắc công quá.



- Dạ cháu cũng nghĩ vậy nhưng bà con mới làm tạm, mình không chuyển ngay, sau dinh cơ đề huề nó khó ra.



- Thì cứ làm đi cháu à ? Qua nói.



Ông già trừng mắt:



- Giỏi nói leo.



Qua nguýt ổng, ổng trừng lại. Khi thằng Toán đi rồi, ổng ngồi im lặng rất lâu, quấn thuốc, hút hết điếu này đến điếu khác. Đột nhiên, ổng hỏi qua:



- Bà không nhớ gì hết sao?



Nghe ổng hỏi, qua nhớ liền. Ngay bữa mới về làm dâu, ông cụ (cha chồng qua) đã già, nằm trên giường kêu ổng với qua đến:



- Cha chắc sắp chết. Cha chẳng có gì để lại cho hai con. Chỉ có cái nhà với miếng vườn này. Đó là của cải ông nội để lại cho cha. Các con phải giữ lấy, nghèo khổ mấy cũng đừng bán, đừng bỏ xứ mà đi?



Hết thằng Pháp đến thằng Mỹ chà xát, xúc tát hoài, vợ chồng qua, nhớ lời ông cụ, nghe theo cách mạng, cứ bám ở đây hoài. " Một tấc không đi, một ly không rời" mà. Bây giờ, thằng Toán nó biểu đi chỗ khác chẳng khác nào ngày xưa nó biểu mình trụ bám. Nó muốn mình sung sướng hết thôi. Qua nghĩ vậy (những người trụ bám tụi qua cái chi cũng phải nghĩ nhanh gọn để bắt tay vào làm liền hè). Qua nói với ổng:



- Tôi nghĩ vầy ông coi thử phải không: Hồi trước Đảng biểu mình phải trụ bám thì kháng chiến mới thành công. Đảng nói đúng. Giờ Đảng bảo mình rời nhà đi nơi khác để lấy đất sản xuất làm cho dân giàu nước mạnh, chẳng lẽ Đảng nói sai sao ông?



Ông già im lặng. Hình như ổng cũng nghĩ giống như qua. Vợ chồng mà, một chặp sau ổng nói:



- Nếu như phải dời nhà thì mồ mả thằng Hai con Ba chôn trong vườn mình bà tính phải mang theo hay đưa lên nghĩa trang liệt sĩ xã?



Qua bàn:



- Mình đi, mang bàn thờ tụi nhỏ đi theo coi như nó vẫn ở với mình. Mấy đứa miền Bắc hy sinh trong này, cha mẹ nó có mang được về đâu. Tui nghĩ vầy: con mình lúc sống nó cùng đánh giặc với anh em, giờ nó hy sinh cũng phải ở chung với anh emcho có bạn có bè chớ.



Ông già không nói gì, hút hết điếu này đến điếu khác. Lát sau ổng đứng dậy, vô nhà xách lưỡi thuốn ra mài. Xem ra ổng cũng đã thuận. Chẳng thế mà hôm sau ổng dậy sớm, chuẩn bị cơm nước sẵn sàng lãnh nhiệm vụ chỉ đạo đội quân toàn cụ già và đờn bà gỡ mìn quanh khu gò Sạn. Khu này nhiều mìn lắm. Vì nó là đường lên chốt núi Mít của địch. Nhưng cũng có cái thuận lợi là mọi người làm quen, với đông người càng vui cho nên làm mau. Khi sắp xong gò Sạn, thì đùng một cái qua bị thương. Đó là vì bác Sáu ở phía trên đỉnh đồi làm lăn hòn đá lớn xuống. Qua mải làm tránh không kịp bị dập bàn chân, lại phải đi nằm viện. Công việc đang bộn, nghĩ thiệt tức. Một tuần sau, thì ông già xuống thăm. ổng quảy một con gà với mấy nải chuối. ổng hỏi qua:



- Đã đỡ chưa? Ngó mụ còn xanh quá.



Qua nhướn mắt:



- Đỡ chớ sao không đỡ. Ông không lo gỡ mìn làm kênh mương mà xuống đây làm chi?



ổng vuốt râu:



- Xong mìn rồi, đang đào mương ở trển. Xã cử tôi đại diện xuống thăm mụ, gởi quà cho mụ đây.



- Hứ, lấy quà của xã làm chi?



- Thằng Toán ép miết. Nó còn tính tiền công tôi với mụ gỡ mìn cho xã đó.



Qua thấy tức rực ở đầu, ở chân.



- Bộ ông lấy tiền rồi hẳn. Chỉ làm dở.



- Lấy chớ sao không lấy mụ ? ổng gân cổ cãi.



Qua nói ấm ức:



- Ông làm cái chi lạ vậy?



Qua quay mặt đi chỗ khác. Bây giờ ổng cười kha khá. Tính ổng vẫn vậy. Bốn mươi năm rồi, qua biết. Hễ ổng cười kha kha là lúc đắc ý vì đã chọc tức được qua đó.



- Nói vậy chớ ngu sao mụ ? ổng cười nói-tui bảo với nó: Vợ chồng tao làm là làm việc nghĩa, làm cho làng cho xóm. Già rồi, không làm được nhiều, chỉ làm có vậy thôi. Bay nói chuyện tiền nong nghe nó kỳ cục quá ? ổng vân vê bộ râu rồi tiếp ? Tui bảo: Vậy chớ tụi tao làm, lỡ chết, vậy là vì tiền à. Dẹp, dẹp, dẹp. Xong chỗ này, tao gỡ chỗ khác. Có chết bay cứ cấp cho tụi tao cái liệt sĩ. Con cái đi cách mạng hy sinh cả thì làng xóm thắp cho cây nhang vậy.



Qua nhỏm người về phía ổng:



- Được, lão già được.



ổng vuốt râu làm cao:



- Tui mào không được, mụ. Phỉnh mụ chơi chút vui á.



Qua nhìn ổng, thấy thương quá. Qua bảo:



- Thôi được, chúng cho gà, cho chuối thì ta ăn. Mà này-qua cười nói với ổng-Ông thương binh, tui thương binh. Ai cũng như ai, bình đẳng. Ông ở lại đây, tui nhờ mấy con y tá làm gà cho ông cùng ăn. Ông ở nhà chỉ ăn khoai, người xanh rớt kìa.



Ông già lắc đầu quầy quậy rồi đứng dậy vụt bước ra ngõ, biến luôn.



Mẹ Xoài mỉm cười. Mọi người cười rộ. Một chị nhà báo rất trẻ có khuôn mặt tròn, tóc phi dê hỏi:



- Ba bây giờ ở đâu ạ?



- à, ổng nghe nói ở trên nông trường có máy đào sắn hay lắm, ấn tay một cái là nhổ được một gốc ngay. ổng định lên học để về làm đó. ổng phân qua ở nhà gặt lúa kiếm thêm công điểm. Qua nôn quá, qua muốn gặt cho mau rồi cùng lên xem thử, chớ một mình ổng biết, về ổng làm cao á.



Mẹ Xoài nói xong đưa mắt nhìn quanh mình như tìm kiếm vật gì. Từ nãy giờ, để mẹ vui lòng, các nhà báo ngồi yên lặng. Đến bây giờ họ lại nhớ đến nhiệm vụ. Anh nhà báo nhiều tuổi nhất đoàn chạy ra một góc sân mở máy giơ lên ngắm. Khi anh chuẩn bị ngắm thì mẹ phát hiện được, cúi mặt xuống làm cho anh chụp trượt. Anh xuýt xoa năn nỉ như mẹ lắc đầu. Anh đưa mắt ra hiệu cho chị phi dê. Chị này hỏi:



- Thưa mẹ, mẹ còn gì kể tiếp cho chúng con nghe đi mẹ.



- Vậy chớ có gì đâu mà kể. Làm xong khu gò Sạn, xã lại đề nghị gỡ mìn ở gò Quýt này để chuyển nhà rồi làm gò Me để xây trường học, trạm xá. Cùng lúc cả xã rầm rập làm thủy lợi, chạy mua giống lúa, hoa màu mới, học tập các quy trình gieo cấy lúa mới rồi lập tổ đoàn kết sản xuất, làm hoài hoài. Chuyện nhà nông mà-mẹ cười-Đầu năm nay, thấy xã làm ăn được tỉnh bảo: lập Hợp tác xã thí điểm ở một vùng trung du thử xem sao, thế là tụi qua lập Hợp tác xã. Vậy thôi mà?



Mẹ dừng lại nhìn ra vườn rồi quay lại chỗ anh nhà báo khi nãy tỏ vẻ thông cảm:



- Thôi, qua sẽ để chú chụp ảnh. Nhưng trước tiên, qua nói thế này, giờ cũng nửa buổi rồi:" Khách đến nhà không gà thì vịt"-Qua chẳng có gà vịt. Có mấy quả đu đủ chín kia, qua hái khó-Mẹ quay lại phía chị phi dê-Cháu ra hái, qua vô bếp lấy con dao, bổ ra cho các cô các chú ăn rồi để chú có râu kia chụp ảnh.



Mọi người lại vỗ tay hoan hô rồi kéo nhau ra thăm vườn mẹ. Khi anh nhà báo nọ chợt nhớ đến nhiệm vụ chạy vào nhà tìm thì không còn thấy mẹ nữa. Mẹ đã lặng lẽ biến đi đâu mắt rồi.




1978



(1) Hồi mới giải phóng ta còn dùng tiền của chính quyền Sài Gòn cũ

vui_la_chinh
05-04-2005, 07:02 AM
Quế Hương

Bà Mụ Của Búp Bê


T iếng khóa cổng lách cách, tiếng xe nổ. Tiếng càu nhàu của con dâu ông. Đó là những âm thanh cuối cùng mà ông lão đợi - Ông biết chúng đã đi làm, hai con bé đã đi học mà bây giờ ông và con Lỡ sẽ tự do trong ngôi nhà vắng lặng.
ông chui ra khỏi cái hộp của ông, một cái buồng nham nhở, hai mặt tựa vào hông tường và bếp, một mặt che tấm ván ép, một mặt trống hoác làm cửa ra vào. Ông đã quen đổi chỗ từ hai mươi năm nay, khi con ông trở thành chủ nhân trong ngôi nhà của cha mình. Từ lầu đến trệt, từ phòng trước đến phòng sau, từ phòng rộng đến phòng hẹp và bây giờ kề bên bếp. Lần này thì chính ông đề nghị: "Bây để tau xuống nhà sau ngủ. Tau hay đi tiểu đêm mà cửa thì bây khóa... ".
"Không khóa để ông đi ra, kẻ trộm đi vào à?". '' Con ông càu nhàu. Còn vợ nó thủng thỉnh: "Mùa hè, nằm đó khác chi hứng gió biển". Nằm đó là nằm ở khúc nhà ngang nối liền nhà trên với bếp. Ở đó có mái nhưng tường không che chắn kín đáo như nhà trên. Thồng lộng. Con ông che tạm cho ông cái buồng này và bảo: "Rồi thư thư... con xây thành phòng". Tối đến khi cánh cửa thông đã khép, cắt ông với thế giới "trên nhà", ông thấy dễ chịu khi được một mình với yên tĩnh và bóng tối. Ông có thể ngắm cả mảng trời sao nhấp nhánh. Cả vầng trăng viên mãn tròn đầy. Cả lúc trăng mỏi. Cả những bóng cây vật vã vào nhau trong đêm mưa gió. Cũng còn dễ chịu hơn rón rén đái vào bô, từng tí, từng tí để tiếng nước tiểu không làm con dâu thức giấc, còn hơn níu tiếng đằng hắng cứ chực vọt ra khỏi họng. Ở đây, ông có thể tự do đi lại, uống nước khi không ngủ được. Người già uống nhiều hơn ăn, ông có thể uống trà trừ bữa. Nhắc trà ông lại nhớ chén - cái chén sứ men lam bắt tuấn mã ông thường dùng nay đã cất trong tủ buýp-phê trên nhà. Ông có thói quen vừa uống trà vừa ngắm cái vẻ dữ dằn tuấn vĩ của tám con ngựa ở tám tư thế khác nhau. Nét vẽ sống động bằng màu xanh đậm mà vẫn trong như ngọc bích. Men trắng xanh lơ quý phái. Trà sóng sánh vàng bốc khói, tám con ngựa oai phong lẫm liệt. Uống trà trong chén ấy mới tuyệt làm sao! Nhưng chúng nói phải. Chén quá quý mà tay mình thì run - vỡ uổng lắm. Để còn mà ngắm - Ông lão lại chép chép miệng móm mém rồi đi tìm con Lỡ. Nó đang kéo lê đôi chân cong vòng, nhỏ như cây sậy đi tìm ông. Nó ngủ trên kia nhưng khi cả nhà đi hết, nó lại được thả xuống cho ông. Con và dâu ông mắc một chứng bệnh kỳ dị - bệnh sạch. Đi làm về là chúng dọn dẹp lau chùi cho đến khi bóng như lau như lị Đồ không dám dùng. Ngồi không dám dựa. Con cái không được chơi làm bẩn đồ đạc bóng lộn. Chúng làm lụng cực nhọc nhưng chúng không thuê người giúp việc vì sợ thêm người thêm bẩn. Vả lại đời nay biết đâu mà tin.
Con Lỡ toét miệng cười với ông. Ông đến bế nó. Ngó nó lết mà thương. Nhưng ông không bế nổi con bé. Hai ông cháu lảo đảo. Ông ngồi chỗm hỗm cho nó bá cổ. Con Lỡ nằm bẹp trên lưng ông và hai ông cháu đi đến chỗ để thức ăn. Con Lỡ vừa ăn vừa "khóc" như mọi khị Cũng như mọi khi, nó vừa ăn vừa đút cho con búp bê trụi tóc, gãy tay của nó. Cha mẹ nó chẳng chờ đợi nó ở ngôi nhà này. Họ đợi một đứa con trai. Mẹ nó đã quay lưng khóc khi cô đỡ chìa ra một cô bé gái nhăn nheo, đau khổ như một bà cụ. Đứa con gái thứ ba! Lại xấu xí! Lại gầy gò vì thiếu cân, thiếu tháng! Lại bị què sau trận sốt tê liệt khi lên hai!. Đôi lúc người mẹ cùng ăn năn. Giá chăm chút nó như hai đứa trước, uống, tiêm phòng đầy đủ. Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên. Ngưòi ta gọi nó luôn là con Lỡ. Nó lại bị cái gì đó ở tuyến lệ nữa. Nước mắt cứ ri rỉ ngay cả khi nó cười: Trong ngôi nhà sạch bóng, tươm tất này, nó và ông thật lạc điệu - xấu xí, vô dụng - Ông đọc điều đó trong cái nhìn. ăn xong, hai ông cháu ngồi chơi trên chiếc ghế mây dưới bóng cây. Một già một trẻ có thể ngồi đó suốt buổi cho đến khi có tiếng khóa lách cách trở lại. Con Lỡ lắng nghe ông nói, không hiểu, không khen chê nhưng vẫn nghe. Nó thường bắt lấy chữ cuối của ông làm chữ đầu của nó. Tuổi tác có ý nghĩa gì khi mọi sự đều trở về. Tóc trở màu, con người lại bắt đầu như một đứa trẻ, yếu đuối, bất lực, sợ hãi, ngây thợ Thường ông kể chuyện cho nó nghe, chuyện đời, chuyện xưa nay, bày cho nó đếm, nó đọc. Còn nó bày cho ông bán hàng bằng lá, chơi búp bệ Sáng nay mặt con Lỡ đầy vẻ nghiêm trọng. Nó cứ nhìn chăm chăm con búp bê cũ kỹ hai đời chị quẳng lại cho nó và bảo ông:
- Sáng nay con búp bê sẽ đẻ con.
Sao cháu biết?
- Nó nói.
- Nó nói sao?
- Nó nói nó đau bụng. Con nó ở chật bụng nó.
ông lắc đầu. Bao giờ con bé cũng ao ước con búp bê đẻ. Mẹ nó biết đẻ. Con mèo biết đẻ thì tại sao con búp bê không đẻ? Nó sẽ đẻ một con búp bê tóc vàng, má hồng và lành lặn. Đôi khi cả một bầy búp bê cũng có!
Giá mình có thể "đẻ" cho nó một con thế nhỉ! ông lão lẩn thẩn nghĩ. Tia mắt già nua đậu trên con bé Lỡ. Đậu trên những chiếc lá vàng nâu nằm uể oải trên mặt đất.
- Ông thấy không? Con Lỡ lắc tay ông - Bụng con búp bê sáng nay bự chác. Nó đựng đầy con. Nhưng con nó làm sao ra được?
- Thì... thì... cũng như bà cho ra ba cháu. Mẹ cháu cho ra cháu. Có một bà tiên người ta gọi là bà mụ. - Thế bà mụ của búp bê đâu?
- Cháu đấy!
- Cháu không biết làm bà mụ. Bà mụ phải làm gì?
- Gối lên chân ông ngủ và đợi.
- Không, cháu không ngủ. Con bé lắc đầu quầy quậy.
ông nhớ lại lúc con mèo mun đẻ. Con bé đã ngồi bên nó suốt buổi để đợi xem em-bé-mèo.
- Cháu không ngủ. Có bé lập lại, nhìn ông bướng bỉnh. Chính lúc ấy ông mới thấy mắt con bé đẹp vô cùng - trong như nước hồ thu, ươn ướt. "Giống hệt mắt bà ấy" - Ông lão thì thầm.
- Bà ấy nào?
- Bà cháu.
Rồi ông lão nhìn đăm đăm vào khoảng trống trước mặt, dường như bà hiện ra ở đó, mãi mãi ở tuổi thanh xuân với những dải nước màu đen sóng sánh, đôi mắt trong ngần, đôi má vàng óng nắng, phơn phớn lông tơ.
- Này ông! Sao con búp bê lâu đẻ thế?
Bóng bà tan biến. Con Lỡ nhìn ông chăm chú:
- Ơ! Mắt ông cũng có nước. Mặt ông lại nhăn thêm nữa. Một, hai, ba, mười, mười lăm... Nhiều quá. Chẳng ai nhiều như ông, đếm bắt mệt!
- Tại năm tháng đó cháu. Năm tháng đi qua để lại dấu vết. Ông đã sống nhiều năm tháng quá rồi!
Và bà lại hiện ra, một bà lão khô héo, cái lưng nằm mãi vì bệnh đến lở lói. Khuôn miệng cay đắng thốt những lời cay nghiệt. Đôi mắt mờ đục chất ngất mệt mỏi.
- Thế ông cất năm tháng của ông đó à? Khi hết chỗ ông sẽ cất ở đâu?
- Khi đó ông chết.
- Đừng... cháu sẽ chơi với ai? Miệng con bé méo xệch - Ông đừng chết. Cháu sẽ cất giùm ông nếu ông hết chỗ. Ông đừng chết!
- Chưa chết đâu! Con búp bê gọi cháu kìa!
Con bé lại quên ông. Nó quay qua con búp bê mất tay:
- Này đau bụng hả? Mày đẻ con thôi. Mày đẻ một con búp bê tóc vàng đẹp như công chúa, không trụi tóc, không gãy taỵ Con mày sẽ đẹp dùm mày.
Con-mày-sẽ- đẹpđùm-mày. Chao ôi! Con Lỡ nói một câu hay quá. Ông nhìn cháu ngạc nhiên. Ông nhìn hai cẳng chân cong vòng, nhìn thân hình èo uột, mái tóc lơ thơ và chợt nhận ra nó không ngô nghê như hai chị nó, rằng ông quá hoài phí năm tháng để hiểu điều này. Trong bản chất mỗi con người, mỗi sự vật, có cái người ta không thể học được. Ôi con Lỡ của ông! Từ khi bà mất, lòng ông nguội lạnh. Chính con bé què quặt ốm yếu này đã hâm nóng nó lại. "Ai mạc ư tâm tử". Mọi sự đau xót không gì bằng nguội lạnh con tim. Thật đúng!
- Đúng là con búp bê sắp đẻ phải không ông?
- Ừ.
- Nhưng lâu quá! Con bé rên lên nhìn ông nôn nóng.
Con - nó-làm- đẹp-cho-nó. Con người được cứu vãn nhờ sự tái sinh. Ông không thể dập tắt niềm tin ấy của con Lỡ. Ông lão trầm ngâm suy nghĩ rồi đứng phắt dậy:
- Nó sẽ đẻ! ông lão dõng dạc tuyên bố. Có điều cháu phải kiên nhẫn chờ. Ông đi mời bà mụ đây. Cháu sẽ giúp ông bằng cách ngồi yên trên ghế, không được rời con búp bê.
- Mau lên ông! Cháu sẽ ngồi yên mà! Con bé rối rít giục. Ông lão tất tả ra cổng rồi đột nhiên ông khựng lại, quay lui. Cả hai ông cháu tuyệt vọng nhìn cái ổ khoá cổng to tướng. Con Lỡ bắt đầu thút thít.
- Đừng khóc! ông có cách rồi.
ông đi tìm cái ghế cao con ông vẫn dùng để tỉa hoa giấy. Nó được dựng gần tường. Ông kéo nó sát hàng rào, vụng về, khó nhọc. Ông dặn con Lỡ lần cuối trước khi leo lên:
- Nhớ ngồi yên. Đừng tụt xuống té nghe!
- Dạ! Đi nhanh ông nghe!
ông già bắt đầu trèo lên chiếc ghế cao. Chân ông run run, lóng nga lóng ngóng nhưng lòng ông rạo rực. Thằng bé nghịch ngợm trong ông hồi sinh - cái thằng cu Đen thề không đặt chân xuống đất khi ở nhà một mình. Nó chỉ nhảy từ bàn qua ghế, từ ghế qua giường... Ông ngồi trên bờ tường nhìn xuống đường. Bây giờ ông phải xuống đó không có ghế. Ông bấu tay vào gờ tường và tụt xuống. Cứ nghĩ mình đi - ngược-lại. Ông vừa tụt xuống vừa lẩm bẩm và niềm vui lẫn sợ của thằng cu Đen trèo tường đi chơi cứ làm tim ông đập thình thịch. Thời gian không thực có. Nhảy đi, cu Đen! Nửa thước chứ mấy. Ông lão nhảy. Thằng cu Đen táo tợn vỗ taỵ Còn ông lão đau quá, khuỵu xuống. Ông nhăn mặt nhưng sực nhớ con Lỡ, ông đứng dậy, ông vịn tường bước khập khiễng. Để đỡ đau, ông tụt dép cầm taỵ Có năm năm rồi ông không ra đường. Phố xá bây giờ lạ quá. Ông lại là đứa con nít sợ lạc trước dòng người và xe cộ nườm nượp.
"Này nằm yên đó. Ông sẽ về bây giờ với bà mụ và mày sẽ hết đau bụng, sẽ đẻ cho tau một con búp bê tóc vàng, lành lặn - con Lỡ thầm thì. Nó cảm thấy buồn đái, nhưng nó nhớ lời ông dặn không được rời con búp bê, không được tụt xuống té. Mày cũng khó chịu thế chứ gì. Như tau buồn đái thế thôi". Con bé ôm bụng nhăn nhó. Con búp bê mở to đôi mắt biếc có hàng mi cong vút nhìn trời. "Chịu khó đi rồi con mày sẽ làm đẹp cho mày. Con mày sẽ không rụng tóc và gãy tay như mày. Con tau... không biết rồi con tau có làm đẹp cho tau không? Chân tau không như mọi người. Tau không làm đẹp cho mẹ và mẹ không thương tau!" Con bé thở dài. Hoa nắng bắt đầu nhảy nhót trên áo nó. Con búp bê nhắm mắt ngủ. Con bé cũng thiu thiu.
Khi con Lỡ mở mắt, điều kỳ diệu đã xảy ra. Ông nó ngồi cạnh nó. Con búp bê tóc vàng, má hồng nằm cạnh con búp bê trụi tóc, cụt taỵ Còn nó, nó nằm trên vũng nước tiểu.
Ôi! Nó đẻ rồi! Thế bà mụ đâu! Cháu muốn cảm ơn bà.
- Bà mụ đi rồi. Bà còn phải vội đi đỡ đẻ cho con búp bê khác.
- Sao ông không thức cháu?
- Rồi nó nhìn cái quần ướt sũng, bẽn lẽn: - Cháu không định tè trong quần, nhưng...
ông vừa nhăn nhó vừa cười. Nom ông là lạ. Nửa như nó, nửa như ông.
ông lão ngồi thở, ông còn mệt và còn đau chân lắm; khó lòng tưởng tượng những gì ông đã làm sáng naỵ Nó cũng kỳ diệu và khó nhọc như con-búp-bê- đẻ-con vậy.
Con Lỡ nhìn sững con búp bê tóc vàng. Nó đẹp dễ sợ. Nó không như con mèo mới đẻ, lông bết dính và mắt nhắm tít. "Mày thích lắm nhỉ - Bây giờ mình có ba người - Ban ngày thêm ông là bốn. Tau sẽ giấu mày trong chăn - Chị tau mà thấy họ không để yên cho mày đâu".
Đêm đó ông lão không ngủ được, ông gác hai cẳng chân đau nhức, mỏi nhừ lên thành giường. Ông đã đi bộ đến mấy con đường với cái chân đau. Chính thằng cu Đen táo tợn, bướng bỉnh ấy kéo ông đi tới cửa hàng búp bệ Ông thò tay vào ngực - Bà vẫn nằm yên trong đó, gối đầu lên ngực ông. Chỉ có khác là bức chân dung hồi trẻ của bà lồng trong trái tim bằng ngọc bây giờ không được treo sợi dây chuyền vàng nữa - nó được thay bằng một sợi dây rút từ bao xi măng. Trong bóng tối đôi mắt đẹp như mắt con Lỡ nhìn ông cười có đuôi. Con Lỡ chắc ngủ ngon sau khi trò chuyện với lũ búp bệ Ông mơ màng thấy thằng cu Đen kéo một toa tàu, một ông lão cà nhắc, một con bé cà thọt và một bà lão muôn thuở tuổi đôi mươi.
Trên nhà, con Lỡ ôm hai con búp bê ngủ. Nó mơ nó đẻ con. Đẻ ra một con Lỡ con lành lặn, đôi chân tròn trĩnh xinh đẹp lộ trong chiếc áo đầm voan trắng. Con Lỡ con đẹp giùm mình. Mặc áo đầm giùm mình. Con bé ngủ thiếp với ý tưởng đó. Còn con búp bê trơ trụi tóc, gãy tay thì không ngủ. Nó thao thức nghĩ đến bà mụ của mình.

4-1994




Hết