PDA

View Full Version : Con Vua Con Sài


NguyenDo
04-02-2004, 04:59 PM
Con Vua Con Sãi


Lớp học bổ túc Việt Ngữ miễn phí do Hoàng phụ trách mỗi sáng thứ bảy tại Phòng Dành Cho Cộng Đồng tại thư viện hôm nay nhộn hẳn lên. Tân, cỡ 16, 17 gì đó, hỏi:

-- Thầy ơi, thầy biết câu, con vua thì lại làm vua rồi câu kế là gì không?

Tưởng là gì chứ câu ca dao này Hoàng đã hoc thuộc lòng từ nhỏ nên đọc liền:
-- Con sãi ở chùa thì quét lá đạ

Tân hỏi lại:
-- Thưa thầy, con sãi hay còn sãi ạ?
-- Con sãị
-- Sư, sãi ở chùa làm sao mà có con? Họ đi tu mà!

Hoàng ngạc nhiên trước lý luận hợp lý này, nên khen cậu học trò và thấy đây là một dịp để các em có cơ hội suy luận và phát biểu ý kiến riêng của mình nên nói:

-- Tân lý luận hay lắm, nhưng câu ca dao này thường được đọc và viết là:

Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thi quét lá đa

Tại sao có chuyện nàỷ Theo các em nghĩ là con hay là còn?

Tân giơ tay đứng lên nói:

-- Thưa thầy, hồi nãy chúng em đã tranh luận về chuyện này trước khi vào lớp! Riêng nhóm em nghĩ là in sai, phải là còn sãi thì mới đúng! Nhóm bạn Ngọc nghĩ là con sãi!

-- Tại sao các em nghĩ là còn sãỉ

-- Em nghĩ là sư, sãi không thể có con, và thường là chùa chiền ở quê nhà thường có cây đa nên sư sãi quét lá đa là chuyện thường mà!

Hoàng nhìn xuống cuối lớp, nơi em Ngọc đang giơ tay định phát biểu ý kiến, gật đầu cho phép Ngọc nói:

-- Câu này em nghe ba má em nói hoài mà là con chứ không phải là còn, chữ con ra còn sai ý ca dao hết.

-- Tại sao em nghĩ từ con ra còn sai ý câu ca daỏ

-- Dạ thưa thầy, con vua đối với con sãi, để nhấn mạnh phong tục cha truyền con nối, câu ca dao muốn nói cái tục lệ xưa nay mà thôi, chứ không có tích cách... khoa học tự nhiên hay tôn giáọ Hoàn toàn không có ý khinh khi hay miệt thị tôn giáọ Con sãi không thể hiểu là con ruột, nên hiểu là con nuôi, đệ tử nhà chùạ Ba má em nói những trẻ em khó nuôi hồi xưa thường được đưa vào chùa để cầu được dễ nuôi, dễ dạỵ Vấn đề tôn giáo không nhằm nhò gì ở đây!

Hoàng nhìn em Ngọc và Tân rồi đưa mắt đảo quanh nhìn cả lớp:

-- Các em giỏi lắm, cả hai lập luận đều chứng tỏ các em biết suy nghĩ và lý luận. Ngôn ngữ cũng như phong tục thay đổi theo thời gian, không phải là bất di bất dịch. Nếu hiểu như nhóm của Tân thì câu ca dao có thể đọc là, "Phận vua thì được làm vua, Phận sãi ở thì quét lá đa". Còn hiểu như nhóm của Ngọc thì chính thống hơn, hợp với ca dao, và nhấn mạnh tới phong tục cha truyền con nối thời xưạ

Cả lớp thinh lặng, ra chiều đồng ý. Hoàng thấy cơ hội này rất thuận tiện cho việc nhắc đến công lao các danh sư Phật giáo trong lịch sử nước nhà.

-- Các em biết đấy, lịch sử và văn học Việt Nam có nhắc đến rất nhiều công lao của giới tăng lữ Phật giáo như nhà sư Khánh Vân, nhà sư Vạn Hạnh... Tuần này các em đi thư viện hoặc tìm tòi trên các mạng lưới tin học sưu tầm những công lao của những danh sư Phật giáo, rồi kỳ học tới các em chia sẻ trong lớp với nhaụ Hôm nay, thầy kể câu truyện lịch sử có thể có dính dáng tới câu ca dao, "Con vua thì lại làm vuạ Con sãi ở chùa thì quét lá đa". Đó là truyện khởi đầu nhà Lý. Lý Công Uẩn đã vượt cổ lệ đó. Xuất thân từ nhà Phật, được sinh ra, học hỏi và lớn lên trong chùa, Lý Công Uẩn đã ra làm quan, làm vua trị nước, mở đầu triều đại Lý, làm rạng danh cho non sông Việt Nam.

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp huyện Từ Sơn, tỉn Hà Bắc. Công Uẩn sinh ngày 12-2 năm Giáp tuất tức là ngày 8-3-974 theo dương lịch. Người là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Vân.

Theo truyền thuyết cha của Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ khiến nàng mang thaị Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đi lưu lạc. Đến khu rừng Báng hai người mệt mỏi, dừng chân nghỉ. Người chồng đến chỗ giếng nước giữa rừng định lấy nước cho vợ và mình uống, chẳng may sẩy chân rơi xuống giếng chết. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa Ứng Tâm gần đó.

Sư trụ trì chùa này đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ. Đêm ấy, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt. Nhà sư cùng bà già giữ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng và đặt tên là Công Uẩn. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.

Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Lê Long Đĩnh lên thay, thấy vậy khen là trung thần, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Lý Công Uẩn rằng:

- Mới rồi tôi thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoa từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong taỵ Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn aỉ

Sợ lộ ắt mang hoạ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.

Khi Lê Long Đĩnh, thường được gọi là Lê Ngọa Triều, vì ăn chơi trác táng đến nỗi lâm triều chẳng ngồi được, chỉ nằm dài là một người tàn độc làm mất lòng dân chết, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành, tức Hà Nội bây giờ.

Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, tận tình săn sóc dân. Người cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi, truyền ngôi được 8 đờị

Câu chuyện chấm dứt, cả lớp im lặng cho tới khi Ngọc vỗ tay, kéo theo hàng loạt tiếng vỗ tay của mọi ngườị Hoàng liếc nhìn đồng hồ. Giờ kết thúc đã hết từ 15 phút rồị Chàng đã say sưa với câu truyện con sãi ở chuà nay lại làm vua của Lý Công Uẩn nên quên cả giờ giấc.

-- Thầy xin lỗi các em, thầy kể chuyện hơi dàị Lần sau tới lượt các em kể những kỳ công của các nhà sư trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Hoàng lần lượt bắt tay chào từng em, thầm nghĩ, tương lai Việt Nam biết đâu lại chẳng ở trong tay những người trẻ này, dù đang ở nước người, vẫn không quên bỏ thời giờ đến học hỏi thêm về ngôn ngữ và lịch sử dân tộc.

Nguyên Đỗ