PDA

View Full Version : Dưới ánh trăng cô đơn


vui_la_chinh
05-03-2005, 07:27 AM
Dưới ánh trăng cô đơn

Author: Quỳnh Dao


Chương 1

Đây là vùng ngoại ô thành phố.

Lê Văn Điệt cắm cúi bước về hướng nhà, trước khi trời sụp tốị

Nơi đây dân cư thưa thớt, hai bên đường là ruộng, xa hơn là núị Cũng có một nhà ga ở gần đó. Nơi tập hợp một số dân cư ít ỏi sống dựa vào chuyện bán bưng. Nhưng những cái đó cũng không đủ tạo được cảnh phồn vinh cho địa phương. Chỉ có ngôi miếu ở phía trên một chút, trong các dịp lễ lộc, hội hè là còn quyến rũ một ít khách thập phương thích đi xạ Nhưng đó cũng là những dịp hiếm hoị

Con đường rộng và vắng, xa xa mới có một dãy nhà.

Nhà Điệt là nhà đầu tiên, kế đến là nhà của bác Lý. Nhà của Điệt có thể gọi là khá giả, chứ không giàụ Bởi vì ông Lê Địch Sanh, cha của Điệt là một bác sĩ đã về hưụ Với số tiền hưu trí có được, ông chọn mảnh đất này cất nhà, vừa để an dưỡng tuổi già, vừa để có được một nông trại nhỏ để tăng thêm thu thập.

Con đường lên núi bắt đầu ngoằn ngoèo, qua khỏi dốc là Điệt đã có thể thấy ánh đèn từ trong nhà tỏa rạ Vậy là sắp đến nhà. Điệt thở phào nhẹ nhõm. Ngày lúc đó có tiếng xe từ sau chạy tớị Điệt liếc ngang chiếc xe du lịch màu sữa, trên xe là Lê Văn Du, ông anh ruột của Điệt. Nhưng anh chàng lại cho xe chạy thẳng chớ không dừng lại đón Điệt. Giữa hai người, mối quan hệ không được thân thiện lắm. Có lẽ do cá tính họ quá nhiều khác biệt. Điệt năm nay mới là sinh viên ban Lý năm thứ tự Còn Văn Du, không những lớn hơn Điệt tám tuổi, lại đã là một bác sĩ có chút tên tuổi ở thành phố.

Ở nhà, Du cũng được cha yêu quý hơn, bởi vì Du nối nghiệp chạ Chẳng những thế, Du lại biết cách ăn nói, chìu chuộng. còn Điệt thì khác, Điệt tượng trưng cho sự phản kháng, tự lập. Cha muốn Điệt xong trung học tiếp tục học Y ở Đại học. Điệt không chịụ Cha bảo thôi thì học ngành nông để chăm sóc nông trạị Điệt cũng không nghe, khăng khăng đòi đi học Lý. Mặc dù Điệt vẫn học giỏi, lúc nào cũng là sinh viên xuất sắc của khoa Lý, nhưng Điệt đã đi ngược lại nguyện vọng của chạ Điệt đã làm cho ông Lê Địch Sanh thất vọng, với những người lớn tuổi, cố chấp như ông. Làm con cái mà không nghe cha mẹ là nghịch tử, sẽ khó thành công trên đờị Nên mặc dù Điệt là út, nhưng ông vẫn yêu Du hơn.

Khi Điệt đi đến cổng, đã nghe tiếng cười của Văn Du từ trong vọng rạ Nhìn từ ngoài, đây là một gia đình hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc đó không dành riêng cho chàng.

Điệt nghĩ và lặng lẽ đi về phòng riêng của mình.

Thật ra thì Điệt đẹp trai hơn Du nhiềụ Chàng có dáng dấp cao ráo, đôi mắt đăm chiêu và phong cách gần như bất cần đời của Điệt rất lôi cuốn, nhất là với phái đẹp. Nhưng Du, tuy có thể hình bên ngoài không bằng Điệt, nhưng đổi lại miệng lưỡi khéo hơn. Vả lại, dù gì Du cũng đã ra trường, đã có một chỗ đứng khá vững chãi trên xã hộị

Hai anh em là hai loại hình đàn ông khác biệt. Mặc dù không có chuyện đối kháng, tranh chấp hay bất hòạ Nhưng vì bản chất khác nhau, nên giữa hai người như có một khoảng cách. Vì vậy ngay cả trên bàn ăn, hai người cũng rất ít nói chuyện với nhaụ ông Địch Sanh cũng thấy mình gần gũi với cậu cả nhiều hơn.

- Du này, tối nay con có bận gì khác không? - ông Địch Sanh hỏi - Nếu không, cha con mình qua nhà bác Lý chơi, bác ấy ban chiều điện thoại qua rủ cha đánh cờ. Con qua đấy gặp em Nghi Nhược, Tinh Nhược cũng vui vẻ chứ?

- Vâng!

Văn Du gật đầụ Du lúc nào cũng muốn làm hài lòng cha, dù thích hay không thích.

ông Địch Sanh nhìn con trai vui vẻ:

- Cha thấy con bé Tinh Nhược cũng khá xinh đấy chứ?

Văn Du nhún vai:

- Xinh thì có xinh, nhưng con thấy cô ta còn bé quá. Mới sinh viên năm thứ hai, hai mươi tuổi... còn trẻ con lắm!

ông Địch Sanh nhìn con cười:

- Nhưng tuổi tác đâu thành vấn đề con?

Văn Điệt ngồi gần đấy yên lặng, không những không có ý kiến mà còn thấy bực mình. Mặc dù Điệt không ưa thích gì cô bé có tên Đinh Nhược. Nhưng qua lời đối thoại của cha và anh cả, cảm thấy như... Du kênh kiệu làm sao, Du là nhất, là cái rốn của vũ trụ mà ai ai cũng phải thèm muốn.

Đang ăn, Điệt buông đũa xuống và bỏ về phòng riêng. ông Địch Sanh nhìn theo, ông có vẻ bất mãn. ông nói với Du:

- Cái thằng Điệt càng ngày càng không ra cái gì cả!

Văn Du cười:

- Cha chấp nhất làm gì! Cái thằng đó gàn từ nào đến giờ. Mặc hắn, để hắn muốn làm gì thì làm đi!

ông Địch Sanh lắc đầu:

- Cha chịu, không hiểu nổi tuổi trẻ hôm nay, sống đàng hoàng không muốn, chỉ thích phản kháng theo bọn hippie, Beattles làm gì... nếu thằng Điệt mà nó được một phần mười của con là cha hài lòng lắm rồị

- Con cũng nào hơn aị - Văn Du lắc đầu nói, nhưng khuôn mặt lại rạng rỡ hẳn, trước lời khen của cha - Chẳng qua vì con lớn tuổi hơn nó nên không bị mấy cái phong trào bậy bạ đó ảnh hưởng thôị

ông Địch Sanh cười với con cả:

- Tại con khiêm tốn chứ bản chất con người mà tốt thì nó đã bộc lộ ra ngay từ nhỏ... Cha đã thấy ngay rồi con sẽ nên người từ lâu con ạ. Con khác hẳn chúng bạn đồng lứa ngay từ đầụ

- Con thì cũng như họ. - Văn Du làm ra vẻ nghiêm chỉnh nói - Có điều con phân biệt được, cái gì nên làm, cái gì không nên. Con nghĩ, đã sinh ra là người thì mình phải biết hướng thượng, phải biết vươn lên chỗ cao hơn, chứ không thể sống như cây cỏ được.

ông Địch Sanh tán đồng, vỗ vai Du nói:

- Đấy, con người sống phải có chí khí. Nếu trên đời này ai cũng như con thì xã hội sẽ tốt đẹp biết chừng nàỏ Cha biết chắc rồi con sẽ là người thành công.

Văn Du đỏ mặt, kiêu hãnh. Đó là kỳ vọng của cha, nhưng cũng là của chàng. Du bắt buộc phải nổi danh. Không những thế, Du nôn nóng, chàng muốn chuyện đó phải xảy ra ngay, chứ khôang kéo dài những năm hay mười năm như những người khác...

- Con cảm ơn lời khích lệ vừa rồi của chạ - Du nói - Con sẽ cố gắng để cha không thất vọng.

Hai cha con cùng cười, rồi kéo nhau rời khỏi phòng ăn.

Nhà họ Lê đất khá rộng, có lẽ nhờ nằm ở vùng ngoại ộ Nhưng cách bày trí trong nhà lại theo khuynh hướng cổ, nên giản dị. Phòng khách treo khá nhiều tranh, phần lớn là loại thủy mạc... ông Địch Sanh đốt một tẩu thuốc, rồi mới cùng Du đi ra ngoàị

Nhà họ Lý thì không xa, chỉ nhà họ Lê có một bức tường ngăn. Hai nhà ăn thông nhau bằng một cửa nhỏ, nhà họ Lý cũng có vườn hoa rộng, nhưng cấu trúc hiện đại hơn, có cả hồ bơi và những tiện nghi mới mẻ khác.

Vừa bước vào nhà. ông Địch Sanh đã rất tự nhiên, gọi to:

- Anh Tổ Nghiêu có trong nhà chứ?

ông Lý Tổ Nghiêu đang ngồi đọc báo trong phòng khách, nghe gọi ngẩng đầu lên. ông khoảng trên năm mươi tuổi, nhưng dáng dấp khỏe mạnh sung sức. Là một thương gia, hiện là đại lý cho một xí nghiệp đóng tàu lớn của Mỹ, nên ông rất tân tiến. Cách giáo dục con cái trong gia đình cũng theo khuynh hướng Tây phương. Con cái được tự do phát triển.

- Tới giờ này ông mới đến! - ông Tổ Nghiêu nói - Tôi vừa định bảo Tinh Nhược sang nhắc ông đấỵ

Rồi trông thấy Văn Du, ông nói thêm:

- Ồ cậu Du, tối nay không có trực đêm à?

- Dạ chào hai bác.

Du nói khi trông thấy cả hai vợ chồng ông Nghiêu đều có mặt ở nhà, rồi mới tiếp:

- Hôm qua con đã trực, nên bữa nay được nghỉ, sẵn theo cha con sang đây, con muốn gặp anh Nghi và Tinh Nhược chơị

- Nghi nó mới đi ra ngoàị Chỉ có Tinh Nhược ở nhà thôị

Bà Tổ Nghiêu ngồi gần đấy xem ti vi, trả lờị Bà là người đàn bà có vẻ phúc hậu, an phận. Bà hỏi thêm:

- Nếu cần, để bác gọi nó xuống nhé?

- Thôi khỏị - Văn Du ngăn lại - Để con lên đấy xem, nếu Tinh Nhược bận việc, cháu sẽ không quấy rầy, cháu sẽ quay xuống đây xem tivi với bác cũng được.

- à vậy cũng tốt!

Bà Tổ Nghiêu cười hài lòng. Đằng kia hai người đàn ông đã bắt đầu bày cờ ra đánh. Bà đứng dậy vào trong gọi cô tớ gái pha trà mang ra, rồi mới tiếp tục xem truyền hình. Với bà, một gia đình thế này đã là quá đủ, quá hạnh phúc, bà không đòi hỏi nhiều hơn.

Văn Du đến đây cũng khá thường xuyên, nên rất tự nhiên, anh chàng bước thẳng lên lầu, đến trước một gian phòng khép kín, gõ nhẹ. Bên trong có tiếng con gái vọng ra:

- Tự nhiên vào đi!

Cửa mở. Tiếng nhạc êm dịu thoảng ra ngoàị Văn Du bước vào:

- Chào Nhược!

- à thì ra là anh Văn Du!

Tinh Nhược chào lại với nụ cườị Cô nàng đang ngồi dưới thảm, chung quanh là những quyển tạp chí phụ nữ. Tinh Nhược có dáng của một cậu con trai, áo pull quần Jean, tóc demi-garcon.

Du bước vào, ngồi xuống ghế gần đấy hỏi:

- Ngồi đây không trở ngại gì chứ?

- Có gì trở ngạỉ - Tinh Nhược tiếp tục xem báo, nói - Từ nào đến giờ tôi vẫn là người hiếu khách. à... anh dùng chewing gum không?

- Không, cảm ơn, tôi không thích món đó lắm - Du đáp - Tôi cứ tưởng là Tinh Nhược đang bận làm bàỉ

Tinh Nhược lắc đầu:

- Ngày mai thi rồi, nhưng đầu căng thẳng quá, nên tôi muốn thư giãn một chút...

- Nhưng đã chuẩn bị sẵn sàng chưả

- Sẵn sàng rồi - Tinh Nhược đáp - Nghe xong dĩa nhạc này, tôi sẽ tiếp tục học bài lạị

- Tinh Nhược giống ông gàn nhà tôị

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:29 AM
- ông gàn?

Tinh Nhược ngạc nhiên, Văn Du giải thích:

- Thì ông Văn Điệt nhà tôi đấỵ Làm cái gì cũng vậy, tùy hứng chứ không theo đúng nguyên tắc.

Tinh Nhược lắc đầu:

- ông ấy với tôi khác nhau, anh đừng có quơ đũa cả nắm.

Du sợ Nhược giận, nên chuyển đề tài:

- à, tối thứ bảy này có rảnh không?

- Chi vậỷ

- Muốn rủ Tinh Nhược đi chơi - Du nói - Nhược cũng biết đấỵ Cha mẹ của Nhược thích tôi, còn cha tôi lại thích Nhược.

- Rồi saỏ

- Có nghĩa là họ muốn chúng mình sẽ yêu nhaụ

- Yêu nhau à? - Tinh Nhược phá lên cười - Làm gì có chuyện đó?

- Sao vậỷ

- Còn sao nữả Tôi chưa hề yêu và có lẽ chẳng bao giờ yêụ

- Nói bậỵ Đã là người ai lại không yêủ

- Tôi khác.

- Tại saỏ

Tinh Nhược nhún vai:

- Vì tôi tuy là gái nhưng bản tính lại như con trai, làm sao yêu người cùng phái được?

Văn Du trợn mắt:

- Có nghĩa là thần kinh cô có vấn đề rồị..

- Vậy à? Tiếc một điều là... tôi thấy thần kinh mình còn vững hơn nhiều ông bác sĩ.

- Cô nói đùa ử

- Thật đấy chứ - Tinh Nhược bình thản nói - Mấy người quan niệm thật kỳ cục. Con gái là phải yêu ử Tầm thường quá. Mà nếu tôi biết yêu thật, thì người tôi yêu cũng chẳng nhất thiết là anh.

- Sao vậỷ

- Dễ hiểu thôi - Tinh Nhược đáp - Mình ở gần nhau quá lâu rồi, biết nhau nhiều quá. Tình yêu thì lại cần có sự mới mẻ, để đối phương tìm hiểu khám phá, mà như vậy mất cả tính hồi hộp, khúc mắc... Vì vậy tốt nhất, anh chỉ nên ở vị trí một ông anh trai của tôi thôi, như anh Nghi chẳng hạn.

- Thất vọng thật. Thế theo Tinh Nhược thì đối tượng của Nhược phải thế nàỏ

- Chưa nghĩ tớị Nhưng ít ra phải có một cái gì chưa rõ, lạnh lùng một chút. Phải như một kho tàng còn giấu kín trong núi, khám phá mà chưa biết rõ...

- à... có nghĩa là phải như Văn Điệt?

- Sao lại là Văn Điệt? - Tinh Nhược chau mày - Tôi và anh ấy như hai tinh cầu đối nghịch.

- Nhưng mà cách hình dung của Tinh Nhược sao tôi thấy giống Văn Điệt quá!

- Đừng nhắc tới ông gàn đó nữa - Tinh Nhược nói và chuyển đề tài - Saỏ Anh còn giữ ý rủ tôi đi chơi chiều thứ bảy không?

- Còn chứ!

- Nhưng đi đâủ

- Dự một dạ hội đính hôn của một người bạn.

- à, có phải vì anh thiếu đào nên kéo tôi đi thế không? Anh có vẻ hăng hái với cái dạ hội này như vậy, có phải vì bọn họ toàn là giàu có phải không?

Văn Du hãnh diện:

- Đúng, đây là dạ hội của con trai một trọc phú!

- Con trai trọc phú!

- Vâng. Một trong mười tay giàu nhất ở xứ sở nàỵ Gọi là trọc phú vì họ lắm tiền nhưng ít chữ. Chữ chỉ lõm bõm trên đầu ngón taỵ

- à! - Thái độ khinh khỉnh của Văn Du làm Tinh Nhược tò mò - Vậy thì tôi phải đến dự xem bọn nhà giàu ăn chơi ra saỏ

Văn Du cười:

- Biết đâu đến đấy chẳng câu được một con cá vàng?

Tinh Nhược trề môi:

- Anh thích thì câu, chứ tôi không thuộc hạng người đó.

Ngay lúc đó, cửa chợt bị đẩy mạnh, rồi một anh chàng dáng dấp cao lớn, đẹp trai nhưng lại đầy vẻ ăn chơi bước vàọ Anh chàng vừa đi vừa nói:

- Mấy người đang nói xấu ai đấỷ Tôi phải không?

Tinh Nhược chỉ hỏi:

- Anh Nghị Sao hôm nay về sớm vậỷ

Nghi nằm dài xuống giường em gái một cách tự nhiên, rồi nói:

- Cái con bé đó mặt mày cũng sáng sủa, mà cái gì cũng ngáo ộp, đi với cô ta giống như đi với một khúc gỗ vậy, nên anh dẹ..

Văn Du lắc đầu:

- ông phong lưu thế, coi chừng có ngày bị trả báo đấy!

Du nói mà không tránh khỏi một chút ganh tị trong lòng. Vì Nghi, ngoài cái dáng dấp đẹp trai lôi cuốn bên ngoài, hắn chẳng có gì hết, học không đến nơi đến chốn. Chơi số một, bất cứ một cô gái nào lọt vào mắt anh ta là gần như không thoát được. Nhưng Nghi chỉ là một kẻ săn đuổi, chỉ biết săn, săn được con mồi xong bỏ đó, săn con khác. Không biết chung thủy là gì? Vậy mà không biết bao nhiêu cô gái biết anh ta như vậy, mà vẫn cứ lăn xả vàọ

Nghi nghe Du nói nhìn lên:

- Trả báo à? Ta chờ đấy! Nhưng mà từ đó tới giờ ta nào đã hại ai đâủ Họ tự động tìm đến cơ mà? Ta chỉ là ngư ông câu cá, cá nào đến ăn mồi thì giật... hà... hà...

Văn Du lắc đầu:

- Nhưng đó không là hành vi đúng đắn.

- Đúng đắn à? Tôi đâu phải trí thức như anh? - Nghi nói rồi hỏi - Saỏ ông cũng đến đây để câu cô em gái tôi phải không?

Văn Du cười:

- Chuyện đó chắc không thành, bởi vì Tinh Nhược nào có ưa gì tôỉ

Nghi gật đầu:

- Cô em gái tôi kén lắm. Chắc nó đang chờ ông hoàng á Rập nào đấy, hoặc một nhà bác học sắp lãnh giải Nobel.

Tinh Nhược nghe nói, ném quyển tạp chí về phía ông anh:

- Anh Nghị Tôi cấm anh đấy nhé, muốn nói gì thì nói nhưng không được chạm đến tôị

- Cô em gái tôi quả là khó tính!

Nghi lắc đầụ Ngay lúc đó bà Lý bước vào nói:

- Cậu Du này, cha cậu đang định về đấỵ

- Vậy à? - Văn Du nhìn vào đồng hồ - Hôm nay chơi cờ sao nhanh vậỷ Vậy thì để cháu đưa ông ấy về. Đèn đường hôm nay không được tốt lắm. Cha cháu lại mắt kém...

Và quay sang Tinh Nhược, Du nói:

- Thứ bảy mình sẽ gặp lại nhé!

Nghi cũng đứng dậy:

- Thôi tôi cũng về phòng riêng nghỉ đây, mệt quá.

Bà Lý nhìn theo bóng dáng con trai khuất hẳn, mới xuống lầu tiễn cha con ông Địch Sanh. Tinh Nhược thì vẫn bình thản bên đống sách, vừa nghe nhạc vừa đọc sách.

Thứ bảy, như đã hứa, Văn Du đưa Tinh Nhược đi dự buổi dạ hội đính hôn của bạn.

Lễ được tổ chức trong một nhà hàng lớn. Người không đông lắm khác hẳn với sự tưởng tượng của Tinh Nhược.

Họ cũng bình thường như mọi ngườị Anh chàng chủ tiệc có dáng dấp nhỏ nhắn, không đẹp trai lắm, trong khi cô gái lại khá đẹp.

Vừa bắt tay chủ nhân xong là Văn Du như hòa hẳn vào đám đông. Trong khi Tinh Nhược lặng lẽ ngồi đầỵ Đây là một bữa tiệc tự dọn. Trước mặt Tinh Nhược là cả một bàn đầy thức ăn nhanh. Các loại bánh mứt, trái cây ê hề... Nơi đây toàn người xa lạ, nên Tinh Nhược cũng không cần để ý đến người khác, tự nhiên lấy thức ăn ngồi ăn.

Mãi tám giờ hơn, dạ vũ mới bắt đầu, và bấy giờ Văn Du mới như nhớ lại sự hiện diện của Tinh Nhược, anh chàng vội vã quay lại và biện minh:

- Tại vì mọi người đều là bạn bè cũ, không thể không hỏi thăm chuyện vãn được, nên đành để Nhược ngồi một mình.

Tinh Nhược cười nhẹ:

- Chứ không phải vì họ toàn là kẻ lắm tiền à?

- Nào phảị Mà lắm tiền thì cũng là của bố mẹ họ, chứ nào có phải của họ đâủ

Văn Du biện minh.

- Nhưng tôi thấy anh có vẻ săn đón họ kỹ lắm!

Tinh Nhược nóị Văn Du như chẳng để ý đến lời châm biếm của Nhược, chỉ nói:

- Làm bác sĩ như tôi, mà có được một ông bố lắm tiền như họ cũng haỵ Vì như vậy sẽ dễ thành công.

Tinh Nhược nghiêng nghiêng đầu:

- Anh nói gì không hiểủ Tôi tưởng là làm nghề bác sĩ như anh đâu cần sự trợ vốn của cha mẹ

- Nghĩ vậy là ấu trĩ - Văn Du nói - Nhược thử tưởng tượng xem nếu tôi có người cha là tỉ phú, có phải tôi sẽ có tiền để mở bệnh viện to hay không? Và lúc đó mọi thứ sẽ khác bây giờ.

- Khác gì? Anh vẫn là một bác sĩ thôỉ

- Sao lại không? Nhưng lúc đó tôi sẽ là bác sĩ giám đốc của cả một bệnh viện, bao nhiêu người khác phải phục tùng, trong khi tôi không phải phục tùng ai cả.

Du nói một cách kiêu hãnh. Tinh Nhược lắc đầu:

- Cái tham vọng anh lớn quá, đúng ra anh phải là con của một nhà tài phiệt.

Du đưa mắt nhìn quanh, rồi lắc đầu nói:

- Cái bọn ở đây ngu lắm. Chúng có nhiều tiền mà không biết sử dụng... Chỉ biết làm nô lệ cho đồng tiền.

Tinh Nhược nhún vai:

- Tôi cảm thấy may là tôi chưa yêu anh.

- May à? Không lẽ Tinh Nhược cho là tôi kém bọn họ?

- Anh không kém hơn, nhưng anh cũng không phải là con tỉ phú, bằng cớ là ngay bây giờ, anh cũng chưa phải là giám đốc bệnh viện.

- Đừng cười chuyện đó. - Văn Du đỏ mặt nói - Rồi cô xem, một ngày nào đó tôi sẽ đạt được mục đích đó. Cô tin điều tôi vừa nói không?

- Tôi không biết, vì đó không phải là chuyện tôi quan tâm.

Ngay lúc đó, Tinh Nhược chợt thấy Văn Du ngẩn ra, nàng nhìn theo phía nhìn của du, có một cô gái ăn mặc sang trọng, vừa bước vàọ

- Ai vậỷ

- Ồ! Lâm Mỹ Dung, không ngờ cô ta cũng đến đây!

Du nóị Cô gái không những chỉ ăn mặc sang trọng, mà trên cổ tay cô ta lại đang lóng lánh những chuỗi ngọc quý. Cô ta không đẹp, có vẻ lạnh lùng, nhưng chắc chắn là rất giàụ Tinh Nhược nghe Văn Du giải thích thêm.

- Đấy là con gái duy nhất của nhà tỉ phú họ Lâm, một trong những tay giàu nhất ở thành phố nàỵ

Thì ra là như vậy, thái độ ngẩn ngơ của Du làm Tinh Nhược đâm bực, Nhược hỏi:

- Saỏ Bây giờ anh định tiếp tục khiêu vũ nữa không?

Văn Du đỏ mặt:

- Ồ! Tiếp tục chứ! Nhược đừng giận, bởi vì tôi hơi bất ngờ. Tôi không biết là hôm nay cô ta lại đến đâỵ

- Anh quen cô ấỷ

- Chưa... chưa quen - Du nóị

Ngay lúc ấy, chủ nhân bữa tiệc đã bước ra đón Lâm Mỹ Dung. Và như một sự tình cờ, Lâm Mỹ Dung lại được sắp xếp ngồi cùng bàn với Văn Du và Tinh Nhược.

Trở về chỗ cũ, Du có vẻ bình thường trở lại, anh chàng như không còn để ý đến sự hiện diện của Mỹ Dung. Trái lại Du sốt sắng lấy nước, rồi thức ăn cho Nhược, một sự chăm sóc kỹ càng, Du còn pha trò vui vẻ.

Nhưng tất cả màn kịch đó chẳng qua mắt được Nhược. Nhược hiểu rất rõ, anh chàng đang định giở trò gì.

Quả nhiên cái thái độ bất cần biết đến cái sang trọng của người bên cạnh của Du đó làm cô gái nhà giàu kia chú ý. Cô ta quay qua Du nói chuyện, sau khi được chủ nhân bữa tiệc giới thiệụ

Mỹ Dung e dè nhìn Tinh Nhược rồi hỏi Du:

- Cô này là ai vậỷ Bạn gái của anh?

- Ồ! Không phải! - Văn Du vội vã đính chính - Chỉ là em gái thôị Từ nào đến giờ, tôi chưa có bạn gáị

- Vậy à? - Mỹ Dung cười nói - Tôi không tin!

- Tôi nói thật đấỵ - Văn Du nói rồi đứng dậy mời - Tôi mời Mỹ Dung nhảy một bản được chứ?

Rồi Du kéo Mỹ Dung ra piste nhảỵ Bấy giờ thì Du như chỉ còn biết có Mỹ Dung. Chàng nhảy suốt hơn tiếng đồng hồ để Tinh Nhược lạc lõng một mình nơi bàn. Nhược nhìn quanh, bắt đầu thấy bực. Rõ ràng Văn Du quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà quên hết. Nhược cũng không ưa gì Du, nhưng việc làm vừa rồi của Du cũng khiến Nhược tự áị

Thế là Tinh Nhược vội vã đứng dậy, bước đến máy nóị Nàng muốn gọi về nhà tìm anh Nghị Nơi đây cách nhà khá xa, lại là đêm tối, Tinh Nhược không muốn về nhà một mình.

Điện thoại reo, bên kia đầu dây là tiếng của mẹ.

- A lô! Ai đấy... Tinh Nhược à? Chơi có vui không con?

- Dạ vuị - Tinh Nhược đáp gọn - Nhưng anh Nghi có ở nhà không mẹ.

- Không có, con ạ.

Tinh Nhược thở dài đặt ống nói xuống. Nhưng nghĩ lạị Nhược lại quay số sang nhà họ Lệ

- Anh Văn Điệt ấy à? Tôi là Lý Tinh Nhược đâỵ

- Có chuyện gì không?

Văn Điệt hỏi cụt ngủn, chẳng có một chút tình cảm. Tinh Nhược cố nén giận, khi nghĩ đến con đường về nhà quá vắng vẻ.

- à... à... Mà... anh có rảnh không?

Bên kia yên lặng một chút, rồi tiếp:

- Không rảnh lắm.

- Vậy à? Vậy thì thôị

Tinh Nhược thở ra, Nhược chưa thấy ai lại vô tình như vậỵ Anh em nhà họ Lê đều một lũ như nhau cả. Nhược đặt mấy xuống, quày quả quay trở lại bàn cầm ví lên. Phải về thôi, bằng mọi giá phải quay về. Và Nhược bước thẳng ra cửạ

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:29 AM
Nhưng Tinh Nhược chỉ mới bước được mấy bước thì đã thấy Văn Du đuổi theọ

- Tinh Nhược! Tinh Nhược này! Đợi tôi một chút!

Nhược đứng lại, cơn giận còn nghẹn nơi cổ. Nhược định đưa tay lên định táng cho anh chàng một tát taị Nhưng rồi nhìn thấy thái độ hớt hải của Du, Nhược lại không đành.

Văn Du đã tới cạnh, nắm lấy tay Nhược.

- Sao Nhược không chờ tôỉ

Tinh Nhược nói:

- Ngồi mãi mệt quá, mà thấy buồn ngủ nữa... Tìm anh lại không thấy, không biết anh đi đâu, nên tôi về...

Văn Du cười tọ

- à, thôi tôi biết rồi, có phải cô ganh không?

- Làm gì có chuyện đó - Tinh Nhược cười - Sao tôi phải ganh chứ? Mà này, còn cô nàng Lâm Mỹ Dung của anh đâủ

Văn Du nhún vai:

- Xe nhà của cô ta đã đến đón đi rồi!

- Sao không đi theỏ

- Buồn cười chưa - Văn Du nhướng mày như rất có giá - Tôi thế này mà phải xuống nước vậy ử

Rồi Du quay qua Nhược:

- Thôi chúng mình về.

Nhưng Nhược không tha:

- Anh cao giá như vậy à? Chỉ tiếc là có người vừa mới câu được con cá to, lại để xổng đi, uổng quá!

Văn Du chỉ cười, không nói gì cả, mãi đến lúc cả hai lên xe, Du nổ máy, mới nói:

- Văn Du này nếu thật tâm muốn câu cá thì có con cá nào thoát được chứ?

Tinh Nhược tựa lưng ra sau:

- Anh có vẻ tự tin đấy!

Văn Du gật đầu:

- ít ra là với cô nàng Lâm Mỹ Dung nàỵ Vì ban nãy cô nàng vừa cho tôi số điện thoại, cô biết không?

Tinh Nhược tò mò:

- Sao anh chẳng đến tìm cô tả

- Đến nhà tìm à? - Văn Du nhún vai - Như vậy hạ mình quá!

- Vậy là hạ mình ử

Tinh Nhược ngạc nhiên. Nhược không hiểu chuyện giao du bạn bè mà cũng có sự cân nhắc tính toán như vậỷ

Văn Du liếc nhanh về phía Nhược:

- Nhược khờ quá. Cái gì mình cũng phải áp dụng chiến thuật. Lùi một bước để tiến hai bước, mới thành công.

Xe chạy về phía ngoại ộ Tinh Nhược ngồi yên. Cảm thấy trong chuyện này có cái gì đó không phải, nhưng không nóị Sự làm quen của Văn Du với Lâm Mỹ Dung là để tạo thêm một tình bạn hay chỉ là một thủ đoạn để thực hiện ý đồ gì?

Nhưng rồi... Tinh Nhược lại không dằn được tò mò, hỏi:

- Anh vừa gặp cô ấy đã bị tiếng sét ngay à?

Văn Du nhún vai:

- Tiếng sét với phía bên kia chứ không phải với tôị Nhược không thấy là cô nàng ngỏ ý thích tôi ngay à?

Tinh Nhược lắc đầụ Ban nãy nàng không để ý. Có điều hôm nay Nhược thấy Du có vẻ chăm sóc nàng nhiều hơn. Nhược hiểu ra nói:

- Tôi chỉ thấy anh hôm nay sử dụng con bài tôi hơn nhiều đấỵ

Văn Du thành thật:

- Bạn bè lâu lâu phải giúp nhau một lần. Tôi biết nhớ ơn mà. Vả lại chúng ta là anh em. Nhược nghĩ không đúng saỏ

- Nhưng mà tôi không thích làm con rốị Khi cần anh tỏ ra lăng xăng cuống quýt, nhưng lúc được việc rồi anh lại bỏ bê để tôi một mình một chỗ. Ban nãy tôi còn tưởng là tối nay phải về nhà một mình rồi chứ.

Văn Du đưa cao tay lên:

- Anh thề, từ đây về sau sẽ không để chuyện này xảy ra nữa đâụ

Tinh Nhược kêu lên:

- Còn lần sau nữa à? Còn lâu, tôi thề là sẽ không đi với anh lần thứ hai nữạ

Văn Du chỉ cười không nói thêm gì. Xe về gần đến nhà, đèn vẫn còn cháy sáng. Bất giác Nhược nhớ đến Văn Điệt, Nhược nói:

- Cái cậu em của anh thật khó ưa!

- Văn Điệt ấy à? Ồ hơi đâu mà Nhược giận nóị Một tay gàn!

Du nóị Và xe đã dừng lại trước cửa nhà Nhược. Nhược nhảy xuống, khoát khoát tay với Du, rồi đi về phía cổng. Ngay lúc đó Nhược phát hiện một bóng đen dưới tàn câỵ

- Aỉ Ai đấỷ

Bóng đen bước tới gần, thì ra là Văn Điệt.

- Ban nãy cô đã tìm tôỉ - Điệt hỏị

- Vâng, nhưng anh lại bảo là không rảnh phải không?

Điệt yên lặng. Nhược lại hỏi:

- Thế làm sao anh biết là giờ này tôi sẽ về?

- Không biết, nhưng tôi đã qua đây đợị

- Vậy thì anh khỏi đợi nữa, ban nãy tôi cần anh, bây giờ thi không rồi!

Tinh Nhược nói và không khỏi bực khi nghĩ lại cái thái độ lạnh lùng ban nãy của Điệt. Điệt lại không hiểu, trừng mắt nhìn Nhược.

- Lần sau cô đừng có đùa một cách vô thức như vậy nữa nhe!

Rồi quay lưng về nhà. Tinh Nhược nhìn theo ngỡ ngàng. Sao kỳ cục vậỷ Ai đùa bao giờ? Ban nãy rõ ràng là Nhược cần Điệt. Nhưng Điệt lại không giúp. Bây giờ Điệt lại tưởng Nhược đùạ Đời quá nhiều thứ dễ gây hiểu lầm vậỷ Cả dịp giải thích cũng không có. Nhưng với những con người như Điệt, chuyện giải thích cũng đâu có dễ.

Nhược lắc đầu, rồi đi vào nhà. Nhược đi thẳng đến phòng của ba mẹ, gõ mạnh vào cửa, báo cáo:

- Thưa ba mẹ, con đã về rồi ạ.

Rồi mới quay về phòng mình. Nhưng vừa vào đến nơi, Nhược đã trông thấy Nghi nằm trên giường mình.

- Anh Nghi, anh đi lộn phòng rồi đấy!

Nghi vẫn nằm yên:

- Tinh Nhược, anh mới về đến. Bữa nay anh buồn quá, em đừng xua đuổi anh.

- Chiều thứ bảy mà buồn à?

Tinh Nhược hỏi, rồi vớ lấy áo ngủ đi vào toilet, một lúc bước ra, thấy ông anh vẫn còn nằm đấỵ

- Nghe nói anh mới quen với cô nàng có tên là Bội Kỳ gì mà?

Nghi lắc đầu:

- Anh đã cho cô ấy về nhà.

- Sao vậỷ Đã chán trò chơi tình yêu rồi à?

Tinh Nhược hỏị Và đặt một đĩa hát mới mua vào máỵ

- Cũng bắt đầu rồi đấy vì chẳng chọn được đối tượng ăn ý.

Tinh Nhược nhìn anh:

- Em thấy thì anh cũng cần thay đổi không khí. Hay là thế này, ngày mai anh hãy quay về công ty cha làm việc đị

- Nhưng mai là chủ nhật mà?

- Vậy thì ngày mốt. Có khi việc làm sẽ khiến mình thấy thời gian không còn thừa thãi nữạ

- Em cũng có lý - Nghi vừa ngồi dậy, bước xuống giường vừa nói - Nhưng mà... em cũng biết đấy, bản tính anh không thích hợp với cái nghề cạo giấy, anh cũng không có khiếu buôn bán, sợ chẳng giúp được gì cho chạ

- à... em nhớ ra rồi, mấy năm trước, anh cũng rất thích chuyện máy móc, điện tử lắm mà?

- Nhưng đã hai năm rồi, thi vào ngành điện cơ đều rớt. Chuyện đó đã làm anh nhụt hẳn chí.

- Thì qua ngành khác. Chẳng hạn như em đây rất mê môn động vật học vậy mà bây giờ phải học về ngành sâu bệnh thực vật, nhưng em cũng nào có chán mớ đời đâủ

Nghi chỉ lắc đầu, khẳng khái nói:

- Anh em ta đều là những nhân tài bị lãng quên.

Tinh Nhược nói:

- Em thấy thì nếu anh không học nữa, chỉ còn nước quay sang giúp việc cho cha, như vậy mới tiến được thôị

Và Tinh Nhược mệt mỏi ngáp:

- Thôi bây giờ mời anh ra cho em, em buồn ngủ quá rồị

Nghi nhìn cô em gái cườị Chàng cảm thấy cô em mình dễ thương vô cùng, nó không chỉ là một đứa em mà còn là một tri kỷ, hiểu biết. Và Nghi bước ra ngoài, cái buồn chán cũng vơi đi phần nàọ

Nghi đã nghe theo lời Tinh Nhược, quay về công ty của chạ Đây không phải là lần đầu Nghi làm việc đó. Mấy lần trước cũng có đến, nhưng chỉ được hai hôm là chán. Còn lần này, nửa tháng đã trôi qua mà Nghi chưa bỏ dở. Đó là một sự tiến bộ.

ông Tổ Nghiêu là người giáo dục con theo trào phái mớị Mọi thứ để nó tự phát. Con thi vào đại học rớt. Chẳng sao! Nếu thích cứ tiếp tục thi lạị Đại học cũng chưa hẳn là một môi trường giáo dục bức thiết. Có nhiều người ra đời không có mảnh bằng vẫn thành công thì saỏ

ông cũng thấy rõ một việc, đấy là Nghi ham chơi, có nhiều bạn gái lại đổi bạn như đổi áo... Nhưng ông lại nghĩ đấy không hẳn là khuyết điểm không sửa sai được. Một thời gian nào đó rồi Nghi sẽ chán, sẽ quay về nghiêm chỉnh làm ăn. Nhưng mà... chuyện giao du rộng đó chưa hẳn là không có lợị Biết đâu nhờ đó Nghi quen biết thêm một số bạn bè thượng lưu... và điều này... thì thế nào cũng giúp ích được cho việc kinh doanh sau này của Nghị

Hôm nay thứ bảy, vừa hơn ba giờ rưỡi, Nghi đã xin phép cha về trước. Chàng nhảy lên chiếc vespa chạy thẳng về nhà. Tối nay cũng chẳng có tiết mục gì. Có điều chiều cuối tuần mà, không có hẹn hò thì cũng phải nghỉ ngơi cho lại sức.

Nghi vừa dừng chân trước cổng, đã nghe tiếng cười nói trong nhà vang ra ngoàị Có lẽ đông lắm, trai có mà gái cũng có. Vậy có nghĩa là Tinh Nhược đã rủ bạn về đâỵ Nghi lắc đầu, thế này tối nay nhà sẽ lại có một buổi tối ồn ào nữa, phiền thật!

Nghi đẩy cửa bước vàọ Đúng như điều chàng tiên đoán, dưới gốc cây, bên hồ bơi, vườn hoa... chỗ nào cũng có ngườị Dàn máy hát được mang ra cả bên ngoàị Chắc có lẽ Tinh Nhược định tổ chức một buổi Wood Stock theo kiểu Mỹ chăng? Nghi lắc đầụ

Tối nay Tinh Nhược trong chiếc áo chemise rộng, chiếc quần short kaki vàng, chân trần, lại mang kiếng đen. Nhược trông chẳng khác con trai, vừa trông thấy Nghi về đến, đã chạy ùa tới, phụ dẫn xe cho Nghi vào nhà xe, rồi kéo Nghi ra với đám đông.

Nghi hỏi:

- Thế nàỏ Em định phá nhà à?

- Làm gì có chuyện đó? Nhưng mà sao anh về một cách lặng lẽ vậỷ

Nhược hỏi, Nghi cười:

- Chớ chẳng lẽ trước khi về phải đốt pháo ầm ĩ báo trước à?

Nhược không đáp, quay sang đám đông, lớn tiếng giới thiệu:

- Everybody! Đây là ông anh của tôị Anh Nghi! Một con người tài hoa hết sẩy!

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:30 AM
Đám đông nhìn qua vỗ taỵ Nghi chỉ xua xua tay:

- Quý vị cứ tự nhiên chơi nhé, tôi bận!

Rồi chàng quay lưng định đi vào nhà, nhưng tinh Nhược đã chận lại:

- Ồ! Không tham gia với bọn này à? Làm gì hôm nay có vẻ buồn thế?

- Tham gia gì - Nghi hỏi - Bọn bạn em chỉ là một lũ trẻ con!

- Ai nói! - Tinh Nhược vểnh môi - Anh nhìn kỹ đi rồi hãy nói nhé.

Nhưng Nghi lắc đầu:

- Thôi để anh lên lầu nghỉ. Chút nữa khỏe tí sẽ xuống tham gia với các em saụ

- Vậy nhé, hứa thì phải nhớ đấỵ - Nhược nói - Tối nay còn có nhiều người khác đến nữa đấy!

- Em tổ chức cả một buổi trình diễn văn nghệ à? - Nghi nhìn Nhược hỏi, rồi đề nghị - Vậy thì một lúc nữa em làm ơn thay giùm chiếc váy dài cho anh đi!

- Sao vậỷ Tại sao phải mặc váy dàỉ

- Bởi vì... - Nghi vừa đi vừa nói - Nếu anh không lầm, em của anh là con gái cơ mà?

Tinh Nhược nghếc mũi, có vẻ không hài lòng, nhưng cũng theo anh vào nhà.

Đứng bên khung cửa sổ, nhìn sang nhà họ Lệ Nhược chợt thấy Văn Điệt đang dùng máy cắt cỏ. Dưới ánh nắng, cái dáng dấp to lớn màu đồng hun của Điệt, trông thật bắt mắt. Nhược chợt nảy ra ý định. Nàng gọi to:

- Anh Điệt!

Điệt nghe kêu, dừng lại nhìn sang, Nhược cười nói:

- Tôi đây nàỵ Tinh Nhược đây!

Rồi để không khí bớt nhạt, Nhược giả vờ hỏi:

- Anh Văn Du có nhà không anh?

- Không!

Điệt đáp cụt ngủn:

- Thế bao giờ anh ấy về?

- Không biết!

Anh chàng đẹp trai vậy mà thật khó ưạ Người gì như cục đá!

Tinh Nhược nhún vai rồi nói:

- Vậy thôi, tôi chỉ định mời anh ấy tối nay sang đây, dự dạ hội của chúng tôị

Văn Điệt tỏ vẻ không quan tâm, tiếp tục cúi xuống lo cắt cỏ. Thái độ lạnh nhạt của Điệt khiến Nhược bất mãn, nhưng nàng không chịu thua, nói lớn:

- Anh Điệt, nếu rảnh mời anh tối nay tám giờ sang đây chơi, chúng tôi mở dạ hội đấỵ

Nhưng Điệt tỉnh bơ, tiếp tục công việc, như không hề nghe thấỵ

Nhược chau mày, lặp lại:

- Saỏ Anh có nghe tôi nói gì không?

Bấy giờ Điệt mới lên tiếng:

- Cảm ơn cô!

Nhược nhiệt tình:

- Sang nhé, tôi và anh Nghi đều chờ anh!

Nhưng Điệt nói:

- Chắc tôi không sang đâu!

- Sao vậỷ

Điệt không trả lờị Nhược bực mình nói:

- Thôi được. Nhưng bao giờ anh Du về anh làm ơn nhắn lại là tôi mời anh ấy sang chơi nhé.

Rồi khép cửa quay vào nhà.


o0o


Sau khi cắt xong thảm cỏ cạnh nhà, Điệt mới ngồi xuoống bên gốc cây nghỉ mệt. Trời đã dịu mát hẳn. Tiếng hát Dalida từ nhà bên cạnh vọng sang thật dễ thương. Điệt không phải là gỗ đá, Điệt vẫn có tình cảm. Nhưng cái tình cảm đó như khép kín. Điệt không tìm thấy được một tri âm trên cõi đời nàỵ Ngay như ông Địch Sanh, cha chàng, cũng không hiểu được chàng. ông ấy hình như thiên vị anh Văn Du hơn. Nhiều lúc Điệt ước ao phải chi mẹ còn sống? Bất giác Điệt nghĩ đến mẹ. Người mẹ là người duy nhất hiểu chàng. Tiếc một điều là khi Điệt vừa bước lên ngưỡng cửa Trung học, thì mẹ cũng qua đời, sau cơn bệnh nặng. Cha Điệt là bác sĩ, mà cũng đành bó tay không làm sao cứu được ngườị Mười hai tuổi đã mất mẹ. Từ đó cuộc đời của Điệt như hụt hẫng. Công việc của cha lúc nào cùng bận rộn, anh Du bài vở cũng nhiều, Điệt không có bạn, gần như bơ vợ

Trong cái ấn tượng còn rơi rớt lạị Điệt thấy chỉ có mẹ là yêu mình nhất.

Ngay lúc đó, có tiếng kèn xe ngoài cổng. Điệt biết là Du đã về đến, chàng bước ra mở cổng.

- Anh Du, Tinh Nhược vừa nhắn, mời anh sang đấy chơị

Du mới về, con người có vẻ hể hả, lại nhăn mặt:

- Gì? Bên đó mở dạ hội à? - Du lắng nghe tiếng nhạc và tiếng cười bên nhà họ Lý vọng qua, rồi tiếp - Tôi không thích lũ trẻ con đó. Cậu sang đấy đi, tôi không rảnh!

Rồi Du bỏ đi thẳng vào nhà. Điệt nhìn theo, không hài lòng. Chàng thấy ông anh mình mới đây mà đã đổi khác. Chỉ cách đây có nửa tháng, Du còn rất hồ hởi mỗi lần đề cập đến Tinh Nhược với chạ Vậy mà...

Điệt đưa mắt nhìn qua nhà họ Lý, rồi nhún vai đi vào nhà... Dù gì chuyện đó nào có quan hệ gì đến ta đâủ

Cuộc vui gần như tập trung bên khoảng sân trống, gần hồ bơị Khung cảnh ở đây khá lộng lẫỵ Vì trước đó mấy tiếng, Tinh Nhược và các bạn đã dùng những sợi dây kim tuyến trang trí khắp nơi những chiếc chuông bạc, những cái lá đỏ bằng giấy màu bóng, những quả bóng đủ màu rung rinh mỗi khi gió đến. Rồi tiếng nhạc Disco khích động. Đám trẻ lắc lư theo điệu nhạc dù không khiêu vũ, hay chỉ là đang chơi bài, uống rượu nhẹ, chuyện vãn.

Đây là một dạ hội tự do không chủ đề. Ai thích gì làm nấỵ

Tinh Nhược tối nay cũng khác hẳn ngày thường. Nhược mặc chiếc quần jean trắng bó ngườị Một chiếc chemise rộng dài tận gối, trông thật ngổ ngáo, thật con traị Nhược đang khiêu vũ với một anh chàng có dáng dấp to lớn được chúng bạn gọi là Bò Mộng.

Thật ra thì với cái bản chất đàn ông, Nhược không hề quan tâm chuyện mình đang khiêu vũ với aị Nàng chỉ thấy vui là được nhảỵ

Đã hơn tám giờ mà Nghi vẫn chưa ra tham dự, mặc dù ban nãy Nhược đã vào thúc, nhưng lúc đó Nghi đang tắm.

Trong khi bạn bè đều có mặt đông đủ. Mặc kệ. Nhược nghĩ. Nghi không dự cũng không cần.

Dĩa hát đã hết, Nhược ngừng nhảy nói với Bò Mộng:

- Để tôi thay dĩa hát khác.

- Tôi đi theo với!

Anh chàng Bò Mộng tỏ ra rất galant, làm Nhược ngạc nhiên. Nhưng tại sao lại quan tâm? Nhược bước tới thay dĩa hát khác.

Ngay lúc đó, có một đôi trai gái từ góc nhà bước ra, họ đi hơi loạng choạng có lẽ vì rượụ Cả hai đều cao ráo, nhưng đặc biệt cô gái khá xinh, lại có mái tóc dài xõa vaị Họ bắt đầu khiêu vũ.

Nhược chỉ quen với anh chàng con traị Đó là Dương Vỹ, sinh viên năm thứ tư cùng trường. Còn cô gái thì Nhược không biết. Có lẽ chỉ là bạn riêng của Vỹ. Vỹ đã mang đến dự.

Mãi đến lúc dĩa nhạc đã hát được một nửa, Nghi mới xuất hiện. Sự hiện diện của anh chàng dưới ánh đèn thu hút ngay mọi ngườị Có lẽ vì Nghi đẹp traỉ Cũng có lẽ vì cái thái độ tàng tàng của anh chàng?

Nghi đứng đó và hình như chẳng để ý đến ai cả. Mắt chàng dán chặt về phía sân trống, dùng làm piste nhảỵ Ở đó vừa có cặp Dương Vỹ mới bước rạ Đôi nam nữ kia vẫn vô tình bước theo tiếng nhạc. Họ như chẳng biết gì hết ngoài chuyện khiêu vũ. Cho đến lúc bản nhạc chấm dứt, họ mới buông rạ

Và rồi họ thấy Nghị

Như một cơ duyên. Nhưng cũng có thể vì rượu khiến cô gái kia dạn dĩ. Cô ta bước nhanh tới trước mặt Nghi:

- Anh là...

- Tôi là Nghi, anh ruột của chủ nhân buổi dạ vũ nàỵ

Nghi nhanh nhẩu tự giới thiệu, trong khi Dương Vỹ có vẻ ngơ ngác. Khi bạn gái của mình chợt nhiên đến làm quen với một thanh niên xa lạ mà như quên bẵng mình. Anh ta bước tới, thì nghe cô bạn gái mình giới thiệu:

- Đây là anh Nghi, anh ruột của Tinh Nhược.

Rồi không đợi Dương Vỹ đồng ý. Cô ta trao cốc rượu cho Vỹ, và nói với Nghi:

- Chúng ta khiêu vũ chứ?

Nghi gật đầu, và cùng cô gái bước ra piste nhảy, để anh chàng Vỹ đứng ngẩn ngợ

Họ quay cuồng theo tiếng nhạc. Một điệu Manbo trữ tình.

- Anh Nghi này, sao anh không hỏi tôi là aỉ

Cô gái hỏị Nghi lững lờ đáp:

- Cần gì. Bởi vì chưa biết nhưng cô đã trong vòng tay tôi rồỉ

- Anh khá cao ngạo đấy, nhưng anh không biết là... sau bản nhạc tôi lại rời khỏi vòng tay anh saỏ

- Nhưng tôi vẫn có thể mời cô nhảy lại đúng không?

Cô gái cười:

- Tôi chưa thấy đàn ông nào tự tin như anh!

- Vậy à?

- Nhưng chuyện đó không thành vấn đề, vì tôi đã bắt đầu thấy thích anh.

- Nếu thế thì tôi hạnh phúc vô cùng. Chúng ta phải uống cái gì để mừng hạnh phúc?

Và không đợi dứt bản nhạc. Nghi đảo một vòng rồi dìu cô gái đi vào nhà. Chàng bước đến bên quầy rượu, hỏi:

- Cô thích uống gì nàỏ Cocktail nhé, để tôi trổ tài pha rượu cho xem.

Nhưng cô gái lại nói:

- Cho Blood Marry đi!

Nghi gật đầu, mặc dù có một chút ngạc nhiên. Vì những cô gái trẻ như Tinh Nhược, ít ai biết được những từ chuyên môn nàỵ Vậy đây hẳng là một nhân vật đáng gờm đâỵ

Nghi bắt đầu pha rượu và một lúc sau đã để cốc rượu có màu đỏ :Di trước mặt co gáị

Cô gái khen:

- Hay thật, nếu không biết anh là anh ruột của Tinh Nhược, tôi đã tưởng anh là Bar tender rồi chứ.

- à? Vậy cô là gì? Nhân viên nhà hàng à?

Cô gái nói:

- Anh thử đoán xem?

Nghi rót cho mình một cốc rượu mạnh, rồi nói:

- Không biết, nhưng tôi nghĩ mình ít ra cũng là đồng loạị

- Đồng loạỉ Nghĩa rộng hay hẹp? Anh sử dụng từ ngộ nghĩnh quá!

- Vậy à? Cô vào đây nàọ

Rôi Nghi nắm lấy tay cô gái đưa lên lầu, đến phòng riêng của anh ta, mở cửa, bật đèn lên, và chỉ ghế để cô gái ngồi xuống.

Cô gái nhìn quanh. Căn phòng rất rộng, trên tường trang trí toàn ảnh các cô gáị

- Tất cả các ảnh này đều là người tình cũ của anh?

Nghi không đáp ngay, đi mở quạt.

- Cô nghĩ sao mà nói vậỷ Tôi nào có số đỏ như thế?

Và Nghi bước tới vòng tay qua người cô gái, nhưng cô gái đã đẩy anh ta rạ

- Phép tắc một chút chứ... Không lẽ anh thân mật một cách dễ dàng với một cô gái, mà không cần biết tên cô ta là gì được ử

- Biết tên à? Nhưng có hỏi chưa hẳn là người ta nói tên thật?

- Cũng có thể.

- Thế tên cô là gì?

- Gọi là Tường Vy đi, được không?

- Vậy là đã biết tên rồi nhé.

Và Nghi cúi xuống hôn cô gái một cách tự nhiên. Cô gái cũng thật bạo dạn, không phản đốị

Không khí chợt ngột ngạt. Nghi phải bước tới mở cả cửa sổ. Cô gái nói:

- Anh Nghi nàỵ Anh khác hẳn những gì tôi tưởng.

- Vậy à? Khác chỗ nàỏ

- Lúc đầu nhìn anh, tôi tưởng anh là dân chơi chuyên nghiệp, nhưng thật ra anh rất đứng đắn.

Nghi nghe nói ngẩn ra một lúc, rồi chợt ôm bụng cười:

- Cô nghĩ vậy à? Vậy thì cô đã lầm rồị Tất cả chỉ là chiến thuật cô biết chưả Lần đầu tiên mà ló mòi dân chơi ngay có phải là sẽ bị người ta phòng bị, rồi mình chẳng làm ăn gì cả không?

Nhưng cô gái lắc đầu như không tin:

- Không, tôi tin những gì mình đã thấy!

- Đừng khù khờ vậy, sau này sẽ hối hận.

- Tôi không tin. Ngay bây giờ tôi vẫn thấy thích anh!

- Vậy à? Nhưng cô nên đề phòng và đừng chờ đợi điều gì nơi tôi cả. Tôi như là cơn gió và chẳng ai giữ được chân tôị

- Tôi tin là mình sẽ làm được điều đó, anh đánh cuộc không?

Cô gái cả quyết và Nghi chợt thấy nao núng, lắc đầu:

- Không dám. Tôi không quen đánh cuộc. Nhưng tôi cũng chưa hề thất bại trên cuộc tình nàọ

Cô gái cười:

- Tôi hiểu rồị Anh sợ tôi ngây thơ rồi thất vọng chứ gì?

- Tôi không muốn làm khổ ai hết. Mọi thứ cần sòng phẳng.

- Vâng mọi thứ nên sòng phẳng. Sòng phẳng một cách thật thà.

Nghi nghĩ ngợi điều gì, rồi đưa ly rượu lên, nói:

- Tường Vy nàỵ Tôi khuyên cô một điều là... trên bất cứ phương diện nào cũng được... nhưng trên chuyện tình cảm... ta không nên quá thật thà... Vì như vậy... chỉ thiệt thòi cho bản thân thôị

Sau đó, Nghi nốc cạn ly rượu, rồi bỏ đi ra ngoàị

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:31 AM
Chương 2

Bác sĩ Lê Văn Du và đồng nghiệp đang ngồi trong phòng xét nghiệm X quang nghiên cứu một tấm phim vừa chụp.

Sau khi tỉ mỉ xem xét. Văn Du chau mày hỏi bạn:

- Này Huỳnh Chấn Bình, mi thấy thế nàỏ

Huỳnh Chấn Bình là một bác sĩ giỏi, và hiền. Suy nghĩ một chút nói:

- Tôi nghĩ là phải giải phẫu thôị

- Giải phẫủ Thế có cần chụp thêm một bức nữa không?

- Vầy là rõ ràng lắm rồị Đây lại là một ca cấp cứu, tốt nhất phải giải phẫu ngaỵ - Chấn Bình nói - Nhưng ngày mai tôi bận phụ giáo sư chủ nhiệm khoa làm một cuộc đại phẫụ Vậy anh một mình đảm trách việc này nhé?

Rồi Bình đứng dậy, ôm tập hồ sơ khác, định bước rạ Nhưng ngay lúc đó Du đã gọi giật lại:

- Anh Bình! Khoan đã. Tôi một mình sợ đảm đương không nổi, hay là để ca này sang ngày mốt đị Chúng ta sẽ cùng hợp tác?

Chấn Bình từ nào đến giờ là người thật thà, yêu nghề, không từ nan bất cứ một khó khăn nàọ Bình quan niệm ca mổ càng khó sẽ càng giúp ích nhiều cho kinh nghiệm nghề nghiệp. Nghe Văn Du đề nghị, Bình suy nghĩ, rồi gật đầu nói:

- Thôi được, nếu vậy ngày mốt ta gặp lạị

Rồi bỏ ra ngoàị Du nhìn theo thở phào nhẹ nhõm.

Phải nói một điều, ngay từ lúc còn đi học. Chấn Bình đã nổi tiếng là một sinh viên ưu tú, mát tay, nhất là trong những ca thực tập. Du là bạn học cùng lớp với Bình. Bảy năm ở trường y koa, rồi năm năm hành nghề chung. Du rất rõ bạn, rõ từ tánh người đến nghề nghiệp. Du biết là Bình hơn hẳn mình trên nhiều phương diện, nhưng điều đó không khiến Du nể phục Bình. Trái lại sự ganh tị nhiều hơn. Dù có nhiều ca Du phải nhờ đến Bình Phụ lực.

Đó chỉ là chuyện nội bộ. Còn với bệnh nhân, với bên ngoài, những ca phẫu thuật do Du đứng tên chủ trì (mặc dù có sự giúp đỡ của Bình, nhưng không ai biết) đã khiến Du nổi tiếng không kém Bình.

Du là một trí thức, nhiều lúc Du cũng thấy áy náy trước sự nhận định lầm lẫn của mọi ngườị Bởi vì... một bác sĩ có thật tài thì đâu nhất thiết ca bệnh khó khăn nào cũng cần đến sự trợ giúp của người khác chứ? Nhưng mà... Du biết làm sao hơn. Mặc dù theo nghề y bấy nhiêu năm. Nhưng Du vẫn cảm thấy ghê tởm. Nhất là khi những dòng máu nóng hổi cứ liên tục trào rạ Du cũng không chịu được mùi thuốc sát trùng trong phòng mổ quá lâụ Những cây kéo, dao mổ lạnh buốt... Vậy mà không hiểu sao Du lại có thể kéo dài cái nghề thầy thuốc này suốt năm năm liền. Không những thế lại còn được bệnh nhân đánh giá cao nữả Thế này thì có lẽ cái nghề y này còn đeo mãi với Du thêm một thời gian dài thôị..

Tất cả rất là khó tin, nhưng đó lại là sự thật, và chẳng có ai biết, ngoài bản thân Dụ Vâng... chỉ có Du chứ cả Chấn Bình cũng không nhận ra điều đó, mặc dù vẫn làm việc chung.

Văn Du trở về phòng làm việc riêng. Cả gian phòng bây giờ chỉ có mình chàng. Cái không khí vắng lặng càng làm cho những tình cảm mâu thuẫn giằng cọ Nghề lương y là cái nghề được mọi người kính trọng, nể vì, nhưng cạnh đó đây lại là cái nghề cha truyền con nối mà ông Địch Sanh đã mong ước được con cái nối nghiệp. Đây là cái nghề dễ thành danh, dễ hái ra tiền. Chỉ cần có dịp may, có cơ hội chữa chạy cho một nhân vật tên tuổi nào đó thành công, là tiếng tăm sẽ nổi như cồn, tiền sẽ vào như nước. Văn Du hiểu rất rõ điều đó. Có phải chính vì vậy mà Du không làm sao bỏ nghề được. Vì chàng rất cần nổi danh?

Lúc còn học trong trường, dù môn giải phẫu học rất nặng, nhưng cũng mang nặng tính chất lý luận nhiều hơn, nên mọi thứ rồi cũng thông qua dễ dàng. Đến lúc thực tập, ca mổ phần lớn là tiểu phẫu, kiểm nghiệm, may vết thương, tất cả không đến đỗi khó khăn. Chỉ có lúc ra hành nghề, trực diện với bệnh nhân, cách xử lý tình huống mới là quan trọng. May là có sự trợ lực của Chấn Bình như một sự sắp xếp may mắn. Chấn Bình lại được bổ nhiệm cùng một nhiệm sở, cùng một phòng ban với Dụ Bình đã giúp đỡ để Du thành công rất nhiều cạ Nhưng sự giúp đỡ này (phải nói là sự thành công của Bình) càng khiến cho lòng ganh tị của Du càng lớn.

Đang nghĩ ngợi, chợt Du nghe có tiếng gõ cửạ Rồi một cô y tá bước vào:

- Thưa bác sĩ, có người tìm.

- Ai vậỷ

- Một cô gáị

Cô gáỉ Văn Du chau mày, rồi giả vờ bày hồ sơ đầy bàn, như đang thật bận rộn, mới ra lệnh:

- Mời cô ấy vào đi!

Chỉ mấy phút sau, Du nghe có tiếng giày cao gót nện lên nền gạch, rồi một cô gái ăn mặc sang trọng với mùi nước hoa át cả mùi ê te bước vàọ

- Ồ! Mỹ Dung - Văn Du mừng rỡ đứng dậy - Không biết là Dung lại đến đây, nên không ra đón.

Mỹ Dung ngồi xuống ghế đối diện, với nụ cười:

- Một bác sĩ luôn bận rộn với công việc là một bác sĩ tốt - Mỹ Dung nói - Và em rất hãnh diện vì có được một người bạn như anh.

Văn Du nhún vai:

- Có gì đâu mà hãnh diện? Mỹ Dung đừng quên là trên đất nước này có hàng vạn bác sĩ, mà tôi chỉ là một hạt cát trong đó.

- Đừng có quá khiêm tốn như vậỵ - Mỹ Dung cười nói - Tại anh không muốn chứ chuyện nổi tiếng với anh nào phải là chuyện quá xa vờị

- Đồng ý là không khó, nhưng phải đầu tư nhiều thời gian. - Văn Du làm ra vẻ mệt mỏi - Chắc có lẽ đến năm mươi tuổi hơn, tôi mới nổi tiếng được.

- Ỗ! Làm gì lâu thế? Tôi không thể nào chờ lâu như vậy được đâụ

Văn Du giả vờ ngạc nhiên:

- Mỹ Dung nói vậy là...

Du nói nhưng thật ra, chàng hiểu Dung nói gì. Bởi vì bây giờ cả hai cũng không xa lạ nhau lắm. Chỉ có Dung là đỏ mặt vì lời nói hớ hênh.

- Ồ cũng... nói chơi thôị à mà mấy giờ anh tan sở vậỷ

Du nhìn vào đồng hồ:

- Bây giờ đi cũng được. Tối nay tôi mời cơm Dung nhé?

- Không được - Mỹ Dung lắc đầu nói - Tối nay nhà em có tiệc, em muốn anh cũng có mặt ở đấỵ

- Anh à? - Văn Du lắc đầu - Anh không muốn là khách không được mời mà đến.

- Làm gì có chuyện đó? - Mỹ Dung cười nói - Em muốn là anh có mặt để em giới thiệu với cha và những người bạn của ông ấỵ Em nghĩ là chuyện này rất có lợi cho sự nghiệp của anh.

- Vậy à? - Văn Du cố tình đùa - Em muốn giúp anh mở một dưỡng đường to phải không?

Mỹ Dung thật thà:

- Anh muốn như vậy à?

Văn Du nhún vai:

- Nói chơi vậy thôi, chớ ai dám. Anh bây giờ còn trẻ quá, nếu có được giao cho quản lý một bệnh viện lớn cũng không dám nhận đâụ

- Sao lại khônng? - Mỹ Dung tròn mắt - Cai quản một bệnh viện, anh chỉ làm giám đốc, dưới tay còn có phụ tá, rồi thời gian sẽ tạo ra kinh nghiệm. Đó là chưa nói anh còn có thể lấy tư cách giám đốc, mượn thêm các giáo sư bác sĩ nổi tiếng hợp tác. Như vậy có phải là càng lúc càng có tiếng tăm hơn không?

Văn Du ngẩn rạ Cái cô gái con nhà giàu trước mặt chàng chẳng đơn giản như Du tưởng. Đó là một cô gái bản lĩnh biết tính toán. Và nếu muốn chọn một bạn gái, một người vợ thì... sắc đẹp, tính tình chỉ là thứ yếụ Cái quan trọng là... có thể giúp ích được gì cho ta trong việc xây dựng sự nghiệp không?

Văn Du cởi chiếc blouse trắng ra thay chiếc áo veste vào, chàng giả vờ như không quan tâm lắm nói:

- Thôi chuyện đó tính sau, thời gian của chúng ta còn dài mà... Bây giờ Dung hãy nói cho biết tối nay chúng ta cần ăn mặc thế nào nàỏ

Rồi Du kéo Dung ra cửa, dặn dò công việc còn lại cho cô y tá thân tín, xong mở cửa xe Chevrolet của chàng mời Dung ngồi vàọ Dung kiêu hãnh nói:

- Em thấy thì tối nay anh cần đến nhà em sớm một tí để gặp cha em. Phải có sự khai thông của hai phía trước.

Văn Du giả vờ:

- Thế từ đó tới giờ, em đã đưa hết mấy người bạn trai về nhà ra mắt cha rồỉ

- Anh này kỳ không. - Mỹ Dung trách - Em chưa quen ai ngoài anh, vả lại, cha em lại là một người thủ cựụ

- Vậy à? Vậy thì xin lỗi nhé?

Du đưa tay qua siết nhẹ tay Dung. Động tác của chàng làm Dung đỏ mặt. Rõ ràng Dung là con gái nhà giàu nhưng chuyện giao tế của Dung như hơi lựa chọn nên dung có rất ít bạn traị Dung cũng không còn trẻ lắm. Hai mươi lăm tuổi, tốt nghiệp đại học đã ba năm, vì giàu có nên không đi làm. Bên cạnh đó thì nhan sắc cũng không có gì nổi bật. Những người không có tiền, có địa vị nhưng có sỉ diện thì không dám nhìn lên. Còn những người khác thì đâu để ý đến Dung, họ cần những bông hoa biết nói để làm đẹp cho cuộc sống. Vì vậy khi gặp được Văn Du, Dung cũng đã quá hài lòng, không đắn đo gì nữạ Trái lại, Dung còn coi đấy như một cơ hội, một căn duyên tiền định hiếm hoi cần nắm bắt.

Dung cúi đầu nhìn xuốn, nói:

- Anh phải biết con người em thế nào chứ?

Văn Du siết nhẹ tay Dung một lần nữa như xin lỗi và nói:

- Anh biết... và anh mong sau này em sẽ là một bà bác sĩ đảm đang.

- Anh... Anh...

Dung ấp úng. Nàng không ngờ Du lại táo bạo như vậỵ Du đang tỏ tình đấy ử

Du chỉ cầm tay Dung đưa lên môi hôn nhẹ, rồi nói:

- Anh mong là... tối nay em sẽ nói giúp với cha hộ anh.

Xe dừng lại trước đôi cổng của một tòa biệt thự rộng lớn. Du bấm chuông cho Dung, rồi nói:

- Em vào nhà trước, để anh về nhà tắm rửa, thay áo rồi quay lại sau nhé.

Mỹ Dung xuống xe, bịn rịn. Cái hạnh phúc chợt đến ban nãy chưa tan.

- Anh nhớ đến sớm nhé, em chờ anh.

Xe chạy đi rồi, Dung vẫn còn ngẩn nhìn theọ Dung tưởng chừng mình đang nằm mợ Nàng không ngờ một bác sĩ tài hoa, trẻ tuổi, đẹp trai lại đến với nàng một cách dễ dàng như vậỵ ôi! Tình yêu! Đây rõ là tình yêu thuần khiết. Vì Du là một thanh niên lý tưởng, Du đến với nàng không phải vì tiền, mà chỉ vì yêụ Dung nghĩ tối nay bằng mọi cách Dung phải nói hết với cha... nhưng bắt đầu thế nào đâỷ

Dung đưa tay lên bấm chuông lần nữạ Cửa vừa mở, nàng vội vã bước vàọ Phải gặp cha trước. Chàng về nhà thay áo, cao lắm là một tiếng đồng hồ nữa sẽ có mặt ở đâỵ Phải nói trước để lát nữa Du gặp cha đỡ phải ngỡ ngàng.

Dung bước vào nhà, vưa định lên lầu, thì nghe có tiếng cha trong phòng khách. Hình như cha đang có khách.

Dung vội bẻ ngoặt quạ Đúng như điều Dung nghĩ, ông Lâm Thái Lai đang tiếp quản lý xí nghiệp xà phòng, một vệ tinh của công ty nhà.

- Cha!

Dung gọi, ông Thái Lai lắc đầu:

- Con đợi một chút, xong việc cha sẽ ra ngaỵ

ông Thái Lai năm nay đã trên sáu mươi, nhưng người vẫn còn rất tráng kiện. ông dặn dò ông quản lý thêm rồi cho ông ta ra, xong mới ngoắc Dung vàọ

- Chuyện gì mà có vẻ nôn nóng vậỷ Có bạn trai phải không?

- Coi ba kìa! - Mỹ Dung nũng nịu nói - Cha cứ ghẹo con hoàị

- Ồ! Đó là chuyện tự nhiên cơ mà con!

ông Thái Lai cười nóị Mỹ Dung là con gái nhỏ nhất nhà, nên được ông cưng nhất.

- Thôi không nói chuyện đó nữạ Mỹ Dung này, tối nay cha có tiệc, cha thì già lại dốt, con phải giúp cha lo buổi tiệc cho chu đáo đó nhé.

Mỹ Dung cười thật tươi, đáp:

- Vâng, con chẳng những cố gắng mà còn tìm thêm người về phụ cho cha nữa đấỵ

ông Thái Lai tròn mắt:

- Ai vậỷ Con trai hay con gáỉ Đẹp không, cha đã quen biết chưả

- Cha chưa quen đâụ - Mỹ Dung ngồi xuống cạnh cha, đôi má đỏ hồng. Cô nàng chậm rãi nói - Đấy là một ông bác sĩ, nhưng rất trẻ.

- Bác sĩ trẻ à? Lại đàn ông nữả Vậy là bạn trai của con?

Mỹ Dung gật đầu e thẹn. Nhưng chợt thấy cha yên lặng, Dung lo lắng.

- Thế nàỏ Cha làm sao vậỷ Cha không vui à?

- Hả? - ông Thái Lai như sực tỉnh - Ồ! Đâu có! Làm gì có chuyện đó. Cha còn vui không hết nữa là... à, mà sao lâu nay cha không hề nghe con đề cập đến? Hắn là con của ai vậỷ

Mỹ Dung ríu rít kể:

- Anh ấy là con của một bác sĩ đã về hưụ Nhà hiện ở ngoại ô... Có một nông trại thật lớn ở đấỵ

ông Thái Lai gật gù:

- Con của bác sĩ, lại là bác sĩ... Được, được... Vậy cũng tốt, tốt lắm!

- Nếu cha hài lòng, thì một lúc nữa người ta đến đây, cha phải tỏ ra tử tế mới được nhẹ - Mỹ Dung nói - Anh ấy trẻ tuổi mà tài cao, nên hơi ngang ngạnh, tự ái... Cha đừng chỉ lo bạn bè cha, mà bỏ bê người ta... làm anh ấy buồn con không chịu đâụ

ông Lâm Thái Lai cười lớn:

- à... Chưa gì con đã áp lực với cha rồi à?

- Không biết... nhưng con đã dặn trước rồi đấỵ

Và Mỹ Dung lại đứng dậy, định bỏ ra ngoàị ông Lai gọi giật lại:

- Khoan đã Mỹ Dung, cậu ta tên là gì mới được chứ?

- Lê Văn Du! Bác sĩ Lê Văn Du!

Dung gọi một cách trìu mến rồi bỏ chạy ra ngoàị

Căn phòng chỉ còn lại mình ông Laị ông ngồi đấy, ngả người ra saụ Suốt một ngày làm việc mệt mỏi, ông vẫn chưa được nghỉ ngơị

Chuyện của Mỹ Dung chợt khiến ông hồi tưởng. ông nhớ tới cái thời trai trẻ của mình. Phải nói là tuổi trẻ ngày nay chúng có phúc hơn ông nhiềụ Ngày xưa, ông nào có được đi học đến nơi đến chốn đâủ Gia đình nghèo, ông đã phải nghỉ học ngay từ lúc mới hết cấp Ị ông phải lăn lộn với đời sớm. Và mọi thứ hiện ông có, đều từ đôi bàn tay trắng làm nên. Đó là máu và nước mắt, là mồ hôị Từ một tay khố rách áo ôm đến cái địa vị một trong mười người giàu nhất ở thành phố này là cả một quá trình tranh đấu tích lũỵ Phải nói là có cả vận maỵ ông có năm người con thì bốn đứa, sau tốt nghiệp trong nước, đều ra nước ngoài và bây giờ chúng đều lập nên cơ nghiệp cả. Cuối cùng rồi, cái nhà rộng lớn này, ngoài Mỹ Dung ra, chỉ còn một mụ già làm bạn với ông mấy mươi năm naỵ Dung mà có chồng ra riêng, thì coi như lại chỉ có hai vợ chồng hủ hỉ. Mà đấy không phải là vợ chồng son mà là vợ chồng già - Tình già!

Vậy thì buổi tiệc hôm nay, quan trọng hơn ông tưởng. Vì ông sẽ gặp mặt Văn Du, người bạn trai của con gái út ông. Ngoài chuyện ngắm dung nhan và tìm hiểu lý lịch của hắn, ông còn phải dò xét xem tình cảm của anh ta dành cho con gái ông đến một mức độ nàỏ Vì đấy không chỉ là hạnh phúc, là tương lai của Dung mà còn là sỉ diện của nhà họ Lâm nữạ

Ngồi nghĩ ngợi như vậy mà ánh sáng chung quanh tối dần lúc nào không haỵ ông chồm người tới, bật đèn lên. Và ngay lúc đó, ông nghe có tiếng chân bước vào, rồi một khuôn mặt đàn ông, trẻ, đẹp trai xuất hiện.

Một dáng dấp khá chững chạc. Bất giác ông Lai kêu lên:

- Cậu là Văn Du đấy à?

- Vâng, và nếu cháu không lầm, thì bác đây là bác Lâm Thái Lai, cha của Mỹ Dung?

Cậu thanh niên từ tốn hỏị

ông Thái Lai chăm chú nhìn thanh niên trước mặt, với cái bề ngoài có giáo dục thế này, lại là một bác sĩ, hẳn không có gì phải quan tâm.

- Nào, nào mời cậu ngồị - ông Lai cười nói - Mỹ Dung ban nãy nó có đề cập đến cậu với tôị Bây giờ nó đã lên lầu, để tôi cho người gọi nó xuống nhé?

- Dạ cũng không có gì phải gấp gáp. - Văn Du cười nói - Có lẽ cô ấy đang điểm trang trên lầu thôị

Và không đợi ông Lai khơi mào, Văn Du khởi đầu trước:

- Cháu cũng có chuyện muốn nói với bác.

- Nói với tôỉ - ông Thái Lai có vẻ ngạc nhiên - Thôi được, cậu nói đị

Văn Du ngồi ngay người, thái độ rất nghiêm túc:

- Cháu định xin phép bác cho cháu và Mỹ Dung làm lễ đính hôn.

- Đính hôn à?

ông Lai hỏi lạị ông thật sự bất ngờ, vì chỉ mới nghe Mỹ Dung đề cập đến Du có mấy phút trước đó.

- Vâng.

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:31 AM
- Cậu không thấy như vậy là... gấp gáp quá ử - ông Lai hỏi - Nếu tôi không lầm thì cả hai người cũng biết nhau chưa bao lâu mà?

Văn Du bình tĩnh:

- Dạ cháu nghĩ thời gian không là vấn đề quan trọng, giữa cháu và Mỹ Dung đã có một sự hòa hợp, tương xứng. Chúng cháu yêu nhau và đấy mới là điều đáng nóị

- Vậy à?

ông Thái Lai hỏị

- Hình như bác nghi ngờ? Đúng không?

- Chuyện đó thì không, nhưng mà... - ông Thái Lai hơi lúng túng - Tôi thấy thì phải để Mỹ Dung quyết định.

- Mỹ Dung và cháu đã hội ý - Văn Du nói - Và chúng cháu đều nghĩ là cần phải tôn trọng ý kiến của bác.

- Nếu vậy thì... tôi chấp nhận.

- Cảm ơn bác, chúng con hết sức cảm ơn bác.

Văn Du nói và siết chặt tay ông Thái Lai, làm ông xúc động.

- Không cần phải cảm ơn tôi, vì đấy là chuyện của hai ngườị

Và ông Thái Lai chợt nghĩ ra, ông nói:

- Thế bao giờ thì tôi có thể gặp cha mẹ cậủ

- Dạ, sáng maị - Văn Du nói, mặc dù chưa hề hội ý cha, nhưng chàng biết là cha sẽ không phản đối - Mai cha con sẽ đến đây gặp bác. Riêng mẹ con thì... người đã qua đời hơn mười năm nay rồị

- Vậy à... Vậy thì xin lỗị

Rồi ông Lai đứng dậy nói:

- Thôi, cậu ngồi chơi, để tôi gọi Mỹ Dung nó xuống, tôi cũng cần đi thay đồ.

- Vâng mời bác.

Văn Du đứng dậy tiễn ông Lai lên lầu, rồi tiếp tục ngồi xuống chờ. Chàng đưa mắt nhìn quanh. Căn phòng rộng lớn, vật dụng trang trí toàn loại đắt tiền, nhưng cách trưng bày lại không lịch sự lắm.

Có tiếng động ở cầu thang. Du quay lại, Mỹ Dung trong chiếc váy đầm đắt tiền đang bước xuống. Mùi nước hoa tràn ngập căn phòng. Du đứng dậy bước tới đón Dung.

- Em đẹp quá!

Đôi má Dung chợt ửng hồng, nàng nói:

- Em đã nghe cha nói hết rồị

Du nhìn Dung một cách say đắm:

- Thế ý em thế nàỏ Không phản đối chứ?

- Không, nhưng mà... đúng ra anh phải hỏi ý em trước chứ.

Du choàng tay qua người Dung.

- Nguyên tắc là phải vậỵ Nhưng mà anh biết, gia đình em là gia đình nề nếp, nên anh phải hội ý người lớn trước, em thấy đúng chứ?

Mỹ Dung nũng nịu:

- Nhưng mà... vì anh không báo trước nên khi nghe cha nói lại... Em cứ tưởng là cha nói đùạ

Văn Du nghiêm chỉnh nói:

- Em biết đấỵ Anh là một bác sĩ, một trí thức, anh đâu có thể nói đùa với những chuyện nghiêm túc như vậy được?

Và thế là chuyện đính hôn giữa Văn Du và Mỹ Dung coi như đã quyết định. Mọi diễn biến quá nhanh :Dng. Từ lúc làm quen đến lúc quyết định chỉ có ba tuần trôi qua, nghĩa là chỉ có hai mươi mốt ngàỵ

Sau khi được chấp thuận, Văn Du bắt đầu bận rộn chuẩn bị cho lễ đính hôn, nên gần như thường xuyên vắng mặt ở nhà.

Ngôi nhà họ Lê đã buồn tẻ, càng buồn tẻ hơn. Văn Điệt mỗi ngày đi học về xong là thu mình trong buồng riêng. Chàng như cách biệt hẳn với mọi người, không liên hệ gì đến những chuyển biến xảy ra chung quanh.

ông Địch Sanh đã già. ông có thú vui riêng của mình. Công việc nhà khỏi phải lọ Buổi sáng, công nhân ở gần đấy đến lo việc tưới tiêu, cày xới cho nông trại, không cần ông động tay tớị Vì vậy, việc làm mỗi ngày của ông chỉ là đọc báo, xem tranh... Thích hơn thì sang nhà bên cạnh đánh cờ bình luận thời cuộc. ông đã từng là một bác sĩ, nên biết cách giữ gìn sức khỏe cho chính mình. Vì vậy có thể nói, cuộc sống của ông ngoài một chút buồn tẻ ra, phần còn lại là hạnh phúc.

Chuyện hôn nhân của Văn Du và Mỹ Dung, khiến cho ông Địch Sanh cảm thấy hãnh diện hơn. Con trai ông ít ra phải vậỵ Có trình độ, biết cầu tiến, giao du thì cũng phải tìm chỗ môn đăng hộ đối hoặc giàu sang. ông cũng đã gặp ba mẹ của Mỹ Dung. Mọi chuyện tiến triển một cách suông sẻ.

Ngắm Mỹ Dung rồi nghĩ đến Tinh Nhược. Trước đây ông cứ tưởng là rồi Tinh Nhược sẽ là con dâu nhà ông. Đời nghĩ lại có nhiều thứ diễn biến bất ngờ. Cái tưởng sẽ thành lại không thành, còn cái không ngờ lại tới, Mỹ Dung không đẹp bằng Tinh Nhược, lại già hơn, nhưng cần gì. Du nó cưới vợ cho nó chớ nào phải là cho ông? Miễn nó thấy thích là được.

Hôm nay rảnh rỗi, ông Địch Sanh ra vườn nhà nhặt lá tìm sâu, một hình thức vận động cơ bắp. Vậy mà chỉ một lúc sau đã thấy mệt, nên dùng cơm xong là ông về phòng nghỉ ngơị

Vì nhà chỉ toàn là đàn ông, nên những người làm việc ở đây không có chế độ nội trú, xong việc là họ về nhà. Do đó nhà càng trở ra vắng vẻ hơn.

Văn Điệt bước ra ngoài, qua khe hở Điệt thấy đèn trong phòng cha đã tắt. Chàng bước ra phòng khách, ngồi xuống ghế trầm tự

Lại một ngày cuối tuần. Đối với Điệt thì... cuối tuần hay ngày thường chẳng có gì khác biệt. Đó là thời gian của hai mươi bốn tiếng... nhưng mà hôm nay, sao cái không khí lại yên tĩnh thế? Mọi khi giờ này nhà họ Lý kế bên đã ồn ào, tiếng nhạc rồi tiếng cười nóị Nhất là tiếng cười của Tinh Nhược... nó giòn làm saọ Có lẽ anh em Tinh Nhược đã xuống phố cả.

Điệt bước tới bên cửa sổ, nhìn sang nhà họ Lý. ánh trăng nghiêng nghiêng trên bầu trời soi tỏ cái lạnh của vườn câỵ Và Điệt đứng yên lặng như vậy khá lâu, rồi không hiểu sao mở cửa hông vườn, nơi ăn thông qua nhà họ Lý bước sang. Khung cảnh ở đây cũng hoàn toàn yên tĩnh, Điệt bước tới bên hồ bơi, ánh trăng phản chiếu xuống nước soi tỏ chiếc bóng lẻ loi của chàng.

Điệt đứng như vậy cho đến lúc nghe có tiếng động "Bộp!" "Bộp!" Tiếng động hình như vọng lại từ phía vườn saụ Ngưng một chút tiếng động lại tiếp tục, và không ngăn được tò mò, Điệt đi về phía đó. Mặc dù không phải là người nhà họ Lý, nhưng Điệt biết những nơi heo hút thế này, dễ có trộm, mà bảo vệ cho láng giềng cũng là một hình thức bảo vệ cho mình.

Phía sau nhà họ Lý có chiếc sân bóng rổ. Điệt vừa tới nơi đã thấy một bóng người, nhưng đó không phải là kẻ trộm, mà là Tinh Nhược. Nhược đang chơi bóng, chơi một mình!

Có lẽ vì Điệt đã bước nhẹ quá, hoặc vì Nhược chỉ chú tâm vào trò chơi, nên Nhược không phát hiện được sự xuất hiện của Điệt. Nhờ vậy mà Điệt có thể tự do ngắm.

Nghĩ cũng lạ, Nhược chỉ nhỏ hơn Điệt có hai tuổi, mà Điệt không coi Nhược ngang hàng mình. Đấy chỉ là một đứa con nít Điệt nghĩ.

Trái banh ném tung lên, lần này không lọt lưới mà chạm thành rồi lăn thẳng về phía Điệt.

Điệt giật mình, định lánh mặt đi, nhưng không còn kịp. Tinh Nhược đã phát hiện. Cô nàng có vẻ bất ngờ.

- Ồ! Anh Điệt! Làm tôi hết hồn.

Điệt chợt thấy lúng túng, chưa biết nói gì, thì nghe Tinh Nhược hỏi:

- Anh thích chơi bóng rổ không?

Điệt gật đầu:

- Vậy thì chúng ta cùng chơi nhé.

Nhược đề nghị, nhưng Điệt lắc đầu, thọc tay vào túi quần, định bỏ đị Tinh Nhược gọi giật lại:

- Khoan đã, anh Điệt! Anh có biết là tối nay, cha mẹ và cả anh Nghi đều xuống phố cả, nhà chỉ còn lại một mình tôị..

Điệt nhìn Nhược:

- Có nghĩa là cô sợ.

Câu hỏi của Điệt làm Nhược ngẩn rạ Thật ra thì Nhược là cô gái dạn dĩ. Nhược chưa hề biết sợ là gì, dù có ở nhà một mình nhưng mà... ngồi nhà một mình... đôi lúc cũng cô đơn. Có bạn bè dù sao cũng hơn.

Nhược lắc đầu nói:

- Không phải sợ... à mà anh thích nghe nhạc không? Trong nhà tôi có nhiều loại lắm. Nhạc trẻ nè, pop nè, jazz nè, rồi cả The Seekers nữa toàn là những đĩa nhạc haỵ

Điệt lưỡng lự... Một lúc lắc đầu nói:

- Thôi tôi về... Ở nhà còn nhiều bài vở chưa làm.

Tinh Nhược có vẻ bực mình:

- Anh Điệt... Chúng ta nào phải là kẻ thù của nhaủ Mà là bạn bè hay ít ra cũng là láng giềng... Anh làm gì cứ né tránh, cả chuyện nói chuyện cũng không dám vậỷ

Điệt lúng túng:

- Nhưng mà... cô định nói gì chứ?

Nhược nhún vaị Nói gì? Ai biết... Chỉ biết là muốn nói gì mà chẳng được? Nhược đặt quả bóng bên cạnh, rồi ngồi xuống bãi cỏ nhìn lên.

- Anh có dám ngồi xuống bãi cỏ như tôi thế này không?

Nhược tưởng mình nói vậy là Điệt lại lắc đầu, không ngờ anh chàng đã ngồi xuống phía đối diện với Nhược.

Và Nhược chờ đợi, nhưng chờ thật lâu mà Điệt vẫn yên lặng. Cái thái độ của anh chàng thật là kỳ cục. Nhược chưa thấy một tay con trai nào lại lạnh lùng thế.

- Saỏ Không vui à?

Nhược giật mình:

- Làm sao anh biết?

- Sao lại không. Suy luận theo kiểu toán học là thấy ngaỵ

- à! - Nhược thú vị - Định luật Lê Văn Điệt phải không? Thế anh quen nhiều cô lắm sao lại biết rành như vậỷ

Điệt lắc đầu:

- Không nhưng tôi biết có nhiều cô như vậỵ

- Nhưng những người khác đâu phải là tôỉ Chẳng hạn như giữa anh và anh Du đấy cũng khác nhau vậỷ

Điệt nghe nói, sa sầm mặt:

- Đừng có so sánh tôi với anh ấỵ

- Anh không thích thì thôị

Tinh Nhược nhún vai, rồi như chợt nghĩ đến điều gì. Đứng dậy nói:

- Anh ngồi đây chờ một chút, tôi sẽ ra ngaỵ

Và không đợi Điệt đồng ý, Nhược bỏ chạy vào nhà. Điệt ngồi như vậy khá lâu, nhưng lại cảm thấy rất thoải máị Lâu lắm rồi Điệt mới có dịp ngồi giữa vùng trời đất bao la nàỵ Nó không ngột ngạt như trong phòng học, không khí lại thoáng mát.

Một lúc, Tinh Nhược mới đi ra với cây đàn guitar trên taỵ Rồi cô bé ngồi xuống vừa khảy đàn vừa hỏi một cách tự nhiên:

- Anh thích nhạc của ai nàỏ Tôi sẽ hát cho anh nghẹ

Điệt ngạc nhiên, không ngờ Nhược lại phóng khoáng tự nhiên như vậỵ Thế mà bấy lâu nay Điệt chỉ xem Nhược như một đứa con nít. Điệt chưa kịp lên tiếng thì Nhược đã bắt đầu hát. Đấy là một bài dân ca Mỹ có tựa đề là "Trái Táo Xanh".

Giọng hát của Nhược vừa ngọt vừa mềm, phát âm rõ, tuy không điêu luyện nhưng dễ nghẹ Hát xong, Nhược nhìn lên với nụ cười hỏi:

- Thế nàỏ Anh thấy tôi hát được chứ?

Điệt tò mò:

- Thời bây giờ mấy cô gái thích hát nhạc Disco, nhạt giựt thế tại sao Nhược lại hát dân cả

- Tại thích... vì cái mùi đồng quê, mùi cỏ dại trong đấỵ

- à! - Điệt gật gù - nhưng tôi đã thấy Nhược nhảy Disco qua rồi, Nhược nhảy đẹp lắm.

- Hai cái đó hoàn toàn khác nhaụ - Tinh Nhược nói - Hát và chơi là hai chuyện. Cái gì mình cũng biết, nhưng chưa hẳn là thích.

- Cô rất giống anh cộ

- Anh muốn nói chuyện anh ấy có nhiều bạn gáỉ

Điệt không đáp, chỉ hỏi:

- Nhược có nhiều bạn trai không?

- Tôi à? - Nhược nghiêng nghiêng đầu nói - Bạn trai và bạn gái gì tôi cũng xem ngang hàng như nhau, không phân biệt.

Chợt nhiên Điệt hỏi:

- Nhược có biết cái bản "Birmingham Sunday" không?

- Anh cũng biết bản đó nữa à?

Điệt chau màỵ Nhược khinh thường chàng quá. Không lẽ Điệt chỉ biết có học? Chàng còn biết cả lai lịch của người nghệ sĩ sáng tác ra bản nhạc đó.

- Đấy là một bản nhạc nổi tiếng.

Điệt nói, và Nhược nhiệt tình:

- Vậy thì để tôi hát cho anh nghe nhé?

Và Nhược bắt đầu hát:

- "...Hãy ngồi xuống đây, em sẽ hát cho anh nghe

Một bản nhạc dịu dàng, không làm ai đau khổ.

Trong buổi chiều cuối tuần, không có tiếng khóc đau thương

Chỉ có cốc rượu nho màu đỏ

Và lời hát ca ngợi tự dọ..

Dù buổi sáng mùa thu, không có ánh nắng mặt trờị.."

Lời của bài hát thật đơn giản. Giọng hát của Tinh Nhược rõ ràng. Điệt như nhấp được từng tiếng nhạc. Và không hiểu sao, chàng lại tự nhiên ngả người nằm dài trên bãi cỏ. Chưa bao giờ Điệt lại buông thả như vậỵ Có lẽ hôm ấy tại tiếng hát của Nhược, và Điệt cảm thấy thật bình thản, thật tự do... Điệt có cảm giác được ủ kín lời ru của mẹ.

Mãi đến khi tiếng hát đã dứt, mà dư âm còn lảng vảng đâu đâỵ Điệt không muốn những âm thanh trầm ấm kia biến mất. Điệt muốn níu kéo nó trở lại và bất giác Điệt thò tay qua nắm lấy mẹ. Bàn tay ấp ủ chân tình... nhưng rồi... cái lạnh của sương đêm làm Điệt choàng tỉnh... Thì ra không phải là tay mẹ mà là tay của Tinh Nhược.

Chàng vội vã buông ra, rồi như bị quỷ ám, Điệt đứng dậy chạy như bay về phía nhà mình biến mất trong đêm tốị

Tinh Nhược ngẩn ra nhìn theọ Nàng như vừa rơi từ cung trăng xuống. Anh chàng Văn Điệt làm gì kỳ cục? Ban nãy còn vừa nằm ngoan ngoãn nghe Nhược hát, rồi còn nắm lấy tay nàng một cách ân cần. Chợt nhiên rồi buông ra, sợ hãi bỏ chạy một mạch về nhà không dám quay đầu lạị Tại saỏ

Nhược ôm đàn, không còn tâm trí đâu mà đàn với hát nữạ Ban nãy hình như Nhược thấy mắt Điệt long lanh như sắp khóc, hay là vì bài hát kia đã khơi dậy trong lòng Điệt một tâm sự gì đó... Có lẽ...

Ồ! Nhưng mà chuyện đó có liên can gì đến nàng? Chuyện riêng của hắn bận tâm đâu mà phải nghĩ ngợỉ Tinh Nhược đứng dậy, lững thững bước vào nhà.

Ngay lúc đó nàng nghe có tiếng xe gắn máỵ Vậy là anh Nghi đã về. Nhược nhìn vào đồng hồ. Mười giờ hơn, còn sớm chán. Điều này chứng tỏ là anh chàng lại mất hứng, chỉ có vậy mới bỏ về sớm thôị

Nhược bước về phía nhà xe, hỏi:

- Anh Nghi, anh mới về đó à?

- Ờ. Mèo con, mi không có đi chơi à?

Tinh Nhược bực mình:

- Em chúa ghét ai gọi mình là mèo con. Tại sao không gọi là cọp cái, beo gấm, sói con cũng được.

- Vậy thì ta gọi mi là heo rừng là chó dữ, được chứ?

- Hừ - Tinh Nhược đưa tay véo mạnh vào vai anh - Thế nào, hôm nay đi chơi với ai, cô nàng Mạch Tường Vy đấy à?

- Mạch Tường Vy nàỏ

Nghi vừa bước vào nhà vừa hỏị Hôm nay anh chàng trông thật sport, áo trắng, quần trắng, cả giày cũng trắng.

- Không nhớ hay giả vờ không nhớ? Cái cô nàng mà hôm dạ vũ anh đã cuỗm trên tay của Dương Vỹ đấỷ

- à... à... nhưng dùng cái từ cuỗm nghe nó côn đồ quá!

Nghi nói rồi bước tới tủ ướp lạnh, mở ra lấy một lon bia, tu nhanh. Nhược nhìn anh nghi ngờ:

- Ồ! Anh thật tình không có đi với Mạch Tường Vy à? Thế đi đâủ

- Anh đi đánh banh.

- Vậy à? - Nhược kêu lên - Sao không dẫn em theo vớị

- Bởi vì... - Nghi nhìn em gái cười - Có cả sự hiện diện của một người khác.

Nhược nguýt anh:

- Cái bản tính không chừạ Nhưng mà... tại sao nửa chừng lại quay về?

- Chán!

- Anh thật là kỳ cục, hôm trước nếu không thích Mạch Tường Vy thì cướp trên tay Dương Vỹ làm chi, để anh ta như người mất hồn cả tuần lễ naỵ

- Anh có cướp bao giờ đâủ Tại cô ấy tìm đến... Mà cái anh bạn Dương Vỹ gì đó của em cũng đáng chán, đàn ông con trai gì mà chẳng có một chút máu đàn ông. Lụy tình ử

- Anh tưởng ai cũng giống anh được cả à? Cái cô gái hôm nay thế nàỏ

- Tình cờ quen. Cô ta tự giới thiệu là sinh viên đại học, mà anh thấy thì cao lắm khoảng mười bẩy tuổi thôị

- Ồ! - Tinh Nhược kêu lên - Tại sao anh càng lúc càng thối bộ vậỵ Dụ dỗ cả trẻ con?

Rồi Nhược chụp lấy lon bia trên tay Nghi định uống, nhưng Nghi đã giật lại:

- Con gái không được uống biạ Còn con bé đó, anh thấy non quá nên đã cho dẹ

- Cho de bằng cách nàỏ

- Đấy là bí quyết! Thiên cơ bất khả lậu!

Nghi nói rồi nhìn cây đàn trong tay em:

- Ban nãy đàn hát một mình à?

Tinh Nhược đáp tỉnh bơ:

- Nào có? Có cả anh Văn Điệt nữa chứ.

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:32 AM
- Văn Điệt nữa à? - Nghi nhỏm dậy nhìn em - Anh chàng đó đẹp trai hơn ông anh của hắn nhiều đấỵ

Nhược trợn mắt:

- Sao lại so sánh?

- Bởi vì... anh cần đánh giá - Nghi gật gù nói - Có phải là em đã mê hắn rồi hay không?

- Làm gì có chuyện đó? - Nhược kêu lên - Anh cũng biết là em không mê chuyện tình yêu lăng nhăng mà?

- Đừng có nói ngon. - Nghi lắc đầu - Trên đời này có đứa con gái nào không có trái tim mà bảo là không yêủ Anh thấy tay Văn Điệt đó cũng xứng với em đấỵ

Nhược bực dọc:

- Anh Nghi, em cảnh cáo anh, không được nói bậỵ

- Vậy chứ em muốn làm con trai à?

- Con trai hay con gái gì cũng vậy, em chỉ là em thôị

Nghi hỏi:

- Thế anh chàng Văn Điệt hôm nay làm sao qua đây vậỷ

- Em làm sao biết - Nhược chau mày nói - Anh ta tự nhiên sang rồi cũng nhanh :Dng bỏ về.

Nghi đứng dậy:

- Thôi đừng nói chuyện hắn nữạ Hãy kể cho anh nghe về Mạch Tường Vy đị

Tinh Nhược trề môi:

- Anh rành cô ta nhiều hơn em chứ? Thứ bảy tuần trước chính anh đưa cô ta về tận nhà cơ mà.

- Thú thật với em, hôm ấy anh quá say, nên đưa được về tận nhà đã là may phước. Sau đó quên hết tất cả.

- Vậy à? - Tinh Nhược nghi ngờ nhìn anh rồi nói - Nghe Dương Vỹ nói thì Mạch Tường Vy là một ký giả tập sự. Buổi tối cô ta còn học thêm lớp đêm ở trường Quốc Gia hành chánh.

Nghi nghĩ ngợi:

- Hèn gì kiến thức cô ta rất rộng.

- Một con người cừ khôi phải không?

- Nhưng có cái khuyết điểm là nói năng trực tính quá.

- Anh thì cái gì cũng chệ - Nhược nói - Bộ định ở vậy suốt đời à?

Nghi gật gù:

- Anh chưa muốn bị cột tay cột chân.

Tinh Nhược đứng dậy đi tới tủ ướp lạnh lấy một lon coca khác lúc quay về, nói:

- Anh Văn Du làm lễ đính hôn, có mời cả nhà mình.

Nghi đưa tay lên cổ rồi nói:

- Nhìn cái cô nàng Lâm Mỹ Dung của hắn là anh chạy dàị

- Đừng ăn nói thất đức như vậỵ Người ta không đẹp thôi chứ nào có xấủ

- Anh biết, nhưng anh rõ tay Văn Du hơn. Hắn đã :Da mắt vì đồng tiền chứ không phải tình yêụ

Nghi cườị

- Anh nhớ kỹ là người ta cưới vợ chứ không phải anh đâu nhé?

- Không phải là cưới vợ mà là đào mỏ vàng - Nghi nói - Anh biết chắc như vậỵ

- Đó là chuyện riêng của người tạ Anh đừng quên, cưới nhau chưa hẳn vì tình mà yêu nhau chưa hẳn để rồi lấy nhaủ

Nghi vỗ nhẹ lên vai em gái, rồi đứng dậy nói:

- Em gái tôi có vẻ biết nhiều hơn là tôi tưởng. Thôi bây giờ tôi còn phải đi tắm, rồi nghỉ ngơi để sáng mai đi làm.

Nghi đi đến cửa phòng riêng còn quay lại tiếp:

- Từ lúc đi làm đến giờ anh chợt phát hiện một điềụ Việc làm khiến anh chán ngấy chuyện lăng nhăng đi, có lẽ tiếp tục làm việc với cha một thời gian, anh sẽ biến thành hòa thượng mất.

- Anh mà làm hòa thượng? Hòa thượng ăn thịt chó thì có!

Nghi không đáp đi vào trong. Một lúc có tiếng nước chảỵ Còn lại một mình trong phòng khách. Tinh Nhược đặt hộp coca lên bàn, nằm dài xuống ghế salon, thiếp đi lúc nào không biết.


o0o


Nghi cỡi Vespa hướng về phía sở làm. Chàng không phải vội vã lắm, bởi vì Nghi không giống những nhân viên khác. Chàng có thể bắt đầu làm việc trễ hơn chín giờ. Con ông giám đốc mà?

Lúc chạy ngang qua một nhà hàng mới mở, Nghi chợt bị lôi cuốn bởi một đám đông đang tụ lại trước nhà hàng. Họ khá đặt biệt. Nghi giảm tay ga, tấp vàọ à, đây là một đám ký giả, vì chàng thấy trên tay họ giấy, bút, rồi máy ảnh. Những chiếc máy đang làm việc. ánh đèn lóe sáng không ngừng. Có lẽ ở đây có một cuộc tiếp tân quan trọng gì đây, nhưng cái đó không phải là nguyên nhân chính để Nghi dừng xe mà là một cô gáị Cô gái có dáng dong dỏng cao, nổi bật.

Chẳng ai khác hơn là Mạch Tường Vỵ

Nghi cho xe dừng lại sát lề, rồi xông vào đám đông. Nhân vật quan trọng mà đám ký giả săn đón hình như đã đi vào nhà hàng. Đám ký giả đang ùn đuổi theọ Nghi thấy Vy trong chiếc robe màu trắng, đôi cánh rộng vành hình bướm đang chen giữa đám đông, vừa chen vừa hét:

- Quý vị làm ơn tránh ra, cho tôi vào nào!

Nghi xông tới và mở đường ngay cho Vỵ Và lên tới bậc thềm Vy mới nhìn ra Nghi:

- Ồ! Anh Nghi, vậy mà tôi tưởng là aỉ Anh đi đâu thế? Tìm bạn à?

- Không - Nghi dừng lại nói - Trên đường đến sở làm, đi ngang qua đây, thấy Vỵ Làm phóng sự à? Nhân vật nào vậỷ

Vy nhìn Nghi với nụ cười:

- à. Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ nước Mỹ mới sang, còn anh đi làm đấy à? Sao mặc xuề xòa vậỷ

- Vâng. Không lẽ phải mặc áo vestẻ

- Thế mấy hôm nay sao anh không ghé qua tôỉ

Nghi nói bộc trực:

- Sợ cô hiểu lầm, hiểu chưả

Vy nhún vai:

- Làm gì có chuyện đó? Bộ anh tưởng ai cũng thích làm vợ anh à?

Nghi cười:

- Vậy à? Thế bây giờ Vy rảnh không?

Vy nhìn vào đồng hồ, rồi nói:

- Nếu không có gì trở ngại, anh hãy đưa tôi đến tòa soạn giao bài xong, tôi sẵn sàng đi chơi với anh cả ngày naỵ

- Thế thì tuyệt!

Và Nghi kéo Vy ra chiếc xe vespa của mình. Chàng nổ máy cho xe chạy hết tốc độ đến tòa soạn. Dừng lại, để Vy một mình vào nộp bài xong hai người tiếp tục đị

- Anh định đưa tôi đi đâu nàỷ

Vy hỏi, nhưng Nghi lắc đầu nói:

- Đừng có hỏi, biết là đi với tôi là được rồị

Và Nghi lái xe hướng về phía ngoại ộ Vy ngạc nhiên:

- Anh định đưa tôi về nhà anh ử

- Hôm nay cả nhà tôi đi vắng, và tôi nghĩ là chẳng có ở đâu yên tĩnh bằng nơi đấỵ Vy đồng ý chứ?

Tường Vy yên lặng, khi cả hai sắp đến nhà thì trông thấy một thanh niên mặc bộ quần jean bạc màu đang bước vào căn nhà kế cận. Vy phải kêu lên:

- Ồ! Ai lại đẹp như Alain Delon vậỷ

Nghi vừa dừng xe, vừa đáp:

- Lê Văn Điệt, sinh viên năm cuối ban Vật lý đấỵ Hắn là một quái nhân.

- Quái nhân à? Sao lại đẹp trai như vậỷ

- Con người hắn lầm lầm lì lì. Một năm nói không đến ba trăm sáu mươi câụ

- Vậy à? Tôi không tin. Một ngày tôi nói ít ra cũng trên số câu đó.

Nghi mở cổng, cả hai vào nhà. Nghi nói:

- Cô biết không, mỗi người có một cách diễn đạt riêng, người dùng miệng, người dùng mắt, người dùng đầu, và chẳng hạn như chúng mình, thích dùng miệng hơn.

Nói xong Nghi cúi xuống hôn Vỵ Vy vội đẩy ra:

- Ồ! Không sợ người ta nhìn à?

- Có gì phải sợ? Quy luật tự nhiên mà?

- Lắm mồm.

Nghi đứng dậy, đến quầy rượu, rót hai cốc rượu màu cánh gián ra một đưa cho Vỵ

- Anh của Lê Văn Điệt là Lê Văn Du, sắp làm lễ đính hôn với con gái nhà tỷ phú họ Lâm là Lâm Mỹ Dung. Hẳn cô biết Lâm Mỹ Dung chứ?

Vy gật đầu:

- Cái cô gái lúc nào cũng lộng lẫy như công xòẻ Tôi biết, nhưng không quen.

- Cái cặp này không xứng đôi như em gái tôi với Văn Điệt.

Nghi nói, Vy hỏi:

- Có nghĩ là Tinh Nhược với Văn Điệt yêu nhaủ

- Không phải, tôi chỉ ví dụ vậy thôị Chứ họ chưa yêu nhau như chúng mình.

- Nhưng chúng mình? - Tường Vy bĩu môi - Chúng ta nào có gì? Chẳng qua cũng chỉ như một trò chơị

- Thế nào cùng được!

Và Nghi lại cúi xuống định hôn Vy, nhưng ngay lúc đó có tiếng chân chạy vội vào nhà. Họ chưa kịp buông nhau ra thì Tinh Nhược đã xuất hiện ngay cửa:

- Ồ xin lỗi, xin lỗi... - Tinh Nhược vội nói - Tại tôi tưởng là nhà chẳng có ai chứ.

Nghi nhìn qua Tường Vy:

- Cũng chẳng có gì, phải không Vỵ

Vy sửa lại nếp áo, ngồi ngay ngắn cười với Nhược:

- Tinh Nhược mới về đấy à?

Tinh Nhược ném sách lên bàn, rồi ngả người lên salon:

- Thầy nghỉ dạy nên được về sớm. Mệt quá, phải ngồi nghỉ một chút mới được.

Nghi đứng dậy:

- Để anh đi pha cho em một cốc nước cam nhé? Thế em có gặp Văn Điệt không?

- Gặp chứ. Nhưng anh chàng thật khó ưa, thấy mình, được mình gọi qua mà vẫn tỉnh bơ như không hề quen biết.

- Ồ cần gì - Nghi nói - Dù gì em cũng có giá hơn cơ mà?

Rồi Nghi hỏi:

- à mà Nhược này, em có biết hôm nay mẹ đi đâu không?

- Không.

- Mẹ đi làm hồ sơ nhập cảnh cho William đấỵ

Tường Vy tò mò:

- Đấy là một ngoại kiều à?

Nghi lắc đầu:

- Không phảị Hắn nguyên là họ Trần, nhưng vì đã nhập quốc tịch Mỹ nên có tên Mỹ. Vừa tốt nghiệp tiến sĩ, lần này về nước để cưới vợ mà nghe đâu đang ngắm nghé em gái tôi đấỵ

Tinh Nhược trợn mắt:

- Anh đừng có nói bậỵ Tôi cũng không đa tình như anh đâụ

- Vậy à? - Nghi nháy mắt - Thế còn anh chàng trâu nước thì saỏ Nghe Dương Vỹ nóị..

- Ồ cái anh chàng Dương Vỹ nhiều chuyện, một mình ốm tương tư không lọ Trâu nước chỉ là một tay điên.

Tường Vy nhìn hai anh em nhà họ Lý một cách thú vị, ngay lúc đó Nhược như nhớ ra, đứng bật dậy:

- Ồ! Tôi bậy quá! Nãy giờ quên, cứ ngồi đây quấy rầy hai người!

Và Tinh Nhược bước nhanh vào trong, Vy cười nói:

- Tôi rất thích Tinh Nhược, cô ấy có vẻ hồn nhiên làm sao đấỵ

- Trẻ con thì có. - Nghi nói - hai mươi tuổi rồi đấy chứ nhỏ nhắn gì đâụ

- Em có vẻ già dặn hơn phải không? - Tường Vy cười nói - Nếu em là cô ta thì đố anh động đến được.

- Nhưng anh không thích những quả táo xanh trên cành - Nghi nói - Nó vừa chua vừa nhạt làm sao đấỵ

Và quay sang Vỵ Nghi tiếp tục hôn rồi hỏi:

- Thế anh chàng Dương Vỹ của em thế nàỏ Hắn còn là con trai à?

- Cũng không hẳn. Nhưng hắn còn mùi học trò nhiều quá, nên hơi nhạt.

- Còn anh?

- Anh thì như một thứ Sở Khanh!

- Ồ! Em nói vậy mà không đau lòng ử

- Không, vì đâu phải anh chỉ có một mình tôỉ

- Đúng. Ngoài em ra hiện anh còn ba cô bạn gáị

Nghi thành thật khai báọ Tường Vy mặc dù tự cho mình theo đợt sống mới, nhưng cũng không tránh khỏi chau mày hỏi:

- Thế chẳng cô nào giữ được anh?

Nghi cười:

- Họ làm sao bản lĩnh bằng Mạch Tường Vy chứ?

- Anh chỉ phịạ Chỉ cần tôi rời khỏi đây là anh sẽ có người khác ngaỵ

- Nhưng ít ra lúc có Vy ở đây, tôi không dám nghĩ đến người khác.

- Vậy thì cảm ơn điều anh vừa nóị

- Tường Vỵ Anh phải thú nhận một điềụ Đấy là anh đã xem em như một tri kỷ.

- Tốt quá! Anh làm em cảm động.

Căn phòng chỉ có hai người, Tường Vy chợt thấy căng thẳng. Ban nãy lúc đi vào nhà, Vy đã trông thấy trời nắng tốt. Vy chợt đề nghị:

- Chúng ta ra hồ bơi đỉ


o0o


Tinh Nhược vào phòng riêng vì muốn không quấy rầy Nghi và Vy nên ôm một chồng sách ra ngoài vườn.

- Ồ! Anh Điệt!

Điệt chậm rãi quay lại, thái độ vẫn lạnh như đá. Nhược cầu thân:

- Anh đang làm gì đấỷ

- Không làm gì cả

- Chớ anh đứng đấy làm gì vậỷ

Điệt bực mình:

- Sao cô cứ thích chen vào chuyện người khác?

- Ồ! Sao nóng nảy thế? Đừng có hiểu lầm, tại tôi... thích được nói chuyện với anh thôị

Nhược nóị Điệt chớp chớp mắt có vẻ như cảm động:

- Thế có định nói gì nàỏ

Điệt hỏi làm Nhược lúng túng, Nhược chợt nghĩ ra:

- à... Anh có thể cùng làm bài với tôi khổng? Tôi biết là anh học giỏi, anh sẽ giúp được rất nhiều cho tôị

Điệt lắc đầu:

- Nhưng tôi không quen chuyện đó.

Nhược năn nỉ:

- Tôi xin hứa là tôi sẽ không quấy rầy anh lắm đâụ Tôi chỉ muốn có người làm bài chung cho vui thôị

Điệt có vẻ suy nghĩ rồi nói:

- Thôi được.

Nhược có vẻ bất ngờ. Nhưng sợ Điệt đổi ý nên vội nói:

- Vậy thì anh chờ đó nhé, tôi sẽ mang sách quạ

Rồi bỏ chạy đến nơi đặt sách lấy sách và mở cái cửa nhỏ hàng rào đi qua nhà Điệt. Có lẽ vì chạy vội nên đôi má của Nhược ửng hồng.

- Chúng mình học ở đâu đâỷ Ngoài vườn hay vào nhà anh?

- Vào nhà!

Điệt nói và bỏ đi trước, Nhược theo saụ Căn nhà này thỉnh thoảng Nhược có bước quạ Hôm nay hình như ông Địch Sanh lại đi vắng, nên nhà chẳng thấy ai cả.

- Tôi không ngờ bên nhà anh còn lạnh hơn bên tôi nữạ

Điệt không nói gì cả, đưa Nhược vào phòng học, ở đây trang trí thật đơn sơ, ngoài bàn ghế cũ kỹ ra, chỉ có sách và sách.

Nhược nhìn quanh rồi hỏi:

- Sao chẳng có máy hát vậỷ

Điệt nhìn lên, hơi khó chịụ Cô gái này sang đây để học hay mục đích gì? Điệt còn chưa lên tiếng lại nghe cô nói:

- Alain Delon!

- Cái gì? - Điệt bực dọc - Cô vừa nói gì thế?

- Tôi nói là... - Nhược đỏ mặt, lúng túng - Tôi thấy anh giống như Alain Delon, tay tài tử nổi tiếng của Pháp.

Điệt lắc đầu:

- Nếu cô không muốn làm bài nữa, thì về nhà đi!

Nhược thở ra, nhưng không cãi lại, cúi đầu xuống lật vở rạ Nhưng rồi chỉ được có một lúc, Nhược lại ngước lên hỏi:

- Anh Điệt, ở đây có kẹo bánh gì không?

- Kẹo bánh?

Điệt ngạc nhiên, Nhược cười:

- Vâng, kẹo bánh, ô mai hoặc bò khô gì cũng được. Lúc nào làm bài, tôi cũng thích có cái gì đó bên cạnh để ăn vặt...

Thật là quá quắt. Điệt đứng dậy và không khách sáo, nói:

- Thôi, cô về nhà đi!

Nhược giật mình, nàng thấy mình nào có làm gì sai trái đâủ

- Anh Điệt!

- Tôi nói cô về cho, đừng quấy rầy tôi nữa! Tôi không thích làm trò hề!

Nhược giải thích:

- Anh Điệt. Tôi nói thật chứ đâu có đùa, anh...

- Tôi bảo là cô về!

Điệt ra lệnh và không đợi Nhược, chàng bước ngay ra ngoàị Tinh Nhược nhìn theo ngỡ ngàng, vẫn không thấy mình có lỗi gì cả. Cái anh chàng này rõ là khó chịụ Chỉ một chút như vậy mà cũng hờn!

Và Nhược gom hết sách vở lại bước ra ngoàị Tất cả là láng giềng, sao Điệt lại có thái độ thù nghịch kỳ cục vậỷ Nhược thắc mắc và trước khi bỏ đi, Nhược không quên lấy tờ giấy ra viết nguệch ngoạc mấy chữ

"Anh Điệt

Nếu anh nghĩ lại và thấy hành vi mình hơi quá lắm thì tôi rất sẵn sàng nhận lời xin lỗi của anh.

Nhược"

Rồi Nhược nhún vai bước ra ngoàị Nhược tin chắc rồi Điệt sẽ xin lỗi mình.

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:33 AM
Chương 3
Cái nóng của mùa hè biến đi lúc nào không haỵ Cho đến khi vừa đấy cửa, gió lạnh ùa vào, người ta mới biết mùa thu đã đến.

Cái nông trại trên sườn đồi của ông Địch Sanh, một năm đã trôi qua mà màu xanh chưa phủ kín được màu đất đỏ. Bây giờ thì ông mới cảm thấy thất vọng. ông nghĩ lại, hay là Văn Điệt nó nói đúng? Vùng đất ở đây nhiễm phèn quá nặng, không thích hợp cho cây cối đâm chồị Và như vậy bao nhiều tâm huyết của ông đành phải bỏ phí cả ử Không! Không thể như vậy được! ông Địch Sanh nghĩ. Phải thử lại lần nữa! Không thể chịu thua dễ dàng như thế.

Và ông ngồi thừ trên ghế nghĩ ngợị Cạnh đó Văn Du đang ngồi đọc báọ Lâu lắm rồi Du mới có mặt ở nhà. Từ cái ngày lễ hỏi đến nay, Du trở nên bận rộn vô cùng. Cái hôm lễ đó, mãi đến nay ông Sanh vẫn nhớ như in. Nó rầm rộ, sôi nổi, gần như được tất cả báo chí trong thành phố đề cập đến, đều đăng cả ảnh chụp Văn Du với Mỹ Dung. Văn Du được giới thiệu như là bác sĩ trẻ xuất sắc, giỏi giắn. Khách đến dự khá chọn lọc, toàn là dân có máu mặt, giàu có. Và không phải chỉ có ông Địch Sanh hãnh diện, mà Du cũng sung sướng. Vì chỉ có một thời gian ngắn, Du đã từ một bác sĩ bình thường, nhảy toạc lên xã hội thượng lưụ

Vì vậy mà sau lễ đính hôn. Văn Du bỗng trở nên vô cùng bận rộn. Rất nhiều người có tiền của, có chút địa vị, như một thời thượng, họ đều tìm đến với chàng. Đặc biệt họ đòi cho được chàng chữa chạỵ Du hiểu có được cái đó là nhờ cha con Mỹ Dung. Cái thế của họ đã đấy chàng lên đúng như điều Du dự đoán. Và từ cái bàn đạp này, Du đã được chắp cánh để nhảy cao hơn, xa hơn và nhanh hơn nữạ Du đã thành công, thành công quá mức mong đợị Một bác sĩ mới ba mươi tuổi mà tên tuổi lẫy lừng như vậy là rất hiếm.

Nhưng Văn Du chưa hài lòng ở vị trí đó, mà Du còn muốn đi xa hơn. Xã hội bây giờ khá phức tạp, muốn thành công hơn nữa chỉ có nước đi đường tắt.

Nhưng Du rất tự tin, vì Du đã tìm được con đường thuận lợi, chàng tin là mình đang đi đúng hướng.

Đang đọc báo, Du chợt nghe cha hỏi:

- Du này, lúc này con bận lắm?

- Vâng. - Văn Du cười đáp - Mệt phờ người luôn cha ạ. Nhiều người con nào có quen biết đâủ Họ đến tự xưng là bà thứ trưởng này, con gái của ông tướng nọ. Và ai cùng đòi cho được đích thân con khám bệnh... làm con mệt thở không ra hơị

ông Địch Sanh cười mãn nguyện:

- Đấy! Bây giờ con đã là một bác sĩ tên tuổi rồi thì phải cực thế! Con biết không, ngay khi mẹ có bầu con, cha mẹ đều khấn với trời đất mong có được một đứa con trai ưu tú. Và điều này, trời đất đã không phụ lòng cha mẹ. Du ạ! Cha rất hãnh diện vì con.

Văn Du tỏ ra khiêm tốn:

- Đâu có gì để hãnh diện. Con thấy thì... con còn phải nỗ lực hơn nữa, vì đường để đến với hành công còn cả một đoạn rất dài cha ạ.

- Sao vậỷ Cha nghĩ thế này cũng đã thành công rồi - ông Địch Sanh nhìn con khâm phục - Con biết không, cha hành nghề y cả một đời mà tên tuổi nào có được như con hôm naỷ Và con nên nhớ là hiện con còn rất trẻ, mới ba mươi tuổi, nên tương lai còn rất dàị

- Vâng, con biết. Nên phải nhân cái cơ hội này mà sáng tạo sự nghiệp.

- Sự nghiệp gì nữả

Văn Du lắc đầu:

- Cha ạ, con đã nghĩ kỹ rồị Con không muốn suốt đời làm công cho người, mà con muốn đứng một mình một cõi riêng.

ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi hỏi:

- à có phải là con muốn mở phòng mạch tử

Nhưng Văn Du lắc đầu:

- Phòng mạch riêng? Với cái tên tuổi và địa vị hiện tại của con làm sao xứng? Vì vậy ý con ở đây là muốn mở một bệnh viện hoặc ít ra phải là một dưỡng đường.

- Một bệnh viện to à?

ông Địch Sanh giật mình. Văn Du có nằm mơ không? Mở một bệnh viện trong thời buổi hiện nay đâu phải là ít tiền? Nhưng ông nghe Văn Du bình thản nóị

- Vâng, phải là một bệnh viện, và theo sự dự trù của con phải có ít ra là năm tỉ đồng.

Năm tỉ đồng? Số tiền đó ở đâu rả Cả đời ông Địch Sanh, tần tiện thế mà chỉ tậu được một ngôi nhà, một trang trại thế này chưa tới trăm triệụ

ông Địch Sanh sa sầm nét mặt:

- Văn Du này, còn trẻ có nhiều tham vọng cũng không đáng trách, nhưng đừng ảo tưởng quá, sẽ dễ tạo nên trò cười cho thiên hạ

- Sao lại là trò cườỉ - Văn Du cười lớn - Con tuy trẻ, nhưng làm gì cũng tính toán rất kỹ. Con có mục đích của con.

- Nhưng ở đâu con có năm tỉ bạc? - ông Địch Sanh chau mày - Có phải con nói là cha của Mỹ Dung sẽ phải hổ trợ vốn cho con? Nếu thế... cha thấy không nên...

Văn Du bỏ tờ báo xuống, bước tới ngồi cạnh chạ

- Cha hãy yên tâm. Có thế nào con cũng không để cho người ta khinh dễ con được. Con cha là một người đàn ông, một bác sĩ trí thức danh giá thì phải biết tự ái chứ? Con không để mất sỉ diện đâụ

Lời giải thích của Văn Du khiến ông Địch Sanh yên tâm, nhưng ông cũng còn thắc mắc.

- Thế kể hoạch để thực hiện cái mộng đó thế nàỏ Con nói cho cha nghe xem.

- Thế này nhé!

Văn Du ung dung nói:

- Con sẽ mở một cuộc lạc quyên. Lấy danh nghĩa là để xây một bệnh viện từ thiện, dành riêng cho người nghèo, làm giảm bớt sự thống khổ và bất công của xã hộị

ông Địch Sanh vỗ tay:

- Hay! Tư tưởng vĩ đại! Văn Du ạ, cha rất hãnh diện vì con.

Văn Du tiếp:

- Kế hoạch đã thảo xong. Ban bệ cũng đã được thành lập. Con nhờ cha của Mỹ Dung đứng làm chủ tịch danh dự. Còn người phụ trách toàn bộ kế hoạch như đi quyên góp, diễn thuyết, phát động phong trào... đều là con.

ông Địch Sanh gật gù. Kế hoạch thì rất haỵ Nhưng ông vẫn cảm thấy có chỗ không ổn. Bởi vì nghề chuyên môn của Văn Du là thầy thuốc chứ đâu phải luật sử Nhưng ông chỉ nói:

- Nhưng mà con làm sao có thì giờ? Con còn công việc chuyên môn của mình nữả

- Cha à, để đạt đến mục đích thì mình cũng cần phải hy sinh một chút - Văn Du nói - Con sẽ không nghỉ cuối tuần, hạn chế thời gian giải trí... để đi vận động. Ngoài ra cha đừng quên rằng, bên cạnh con còn có cha con Mỹ Dung. Họ sẽ sử dụng mối quan hệ xã hội để quyên góp.

ông Địch Sanh gật đầu:

- Vậy thì được, thế nào rồi con cũng sẽ thành công.

- Chắc chắn là thành công chứ!

Văn Du ưỡn ngực nói:

- Sau khi có tiền xây dựng được bệnh viện thì chắc chắn con sẽ là giám đốc của bệnh viện đó và mục đích của con coi như đã thực hiện được.

Văn Điệt ngồi gần đấy nghe cha và anh nói chuyện. Chàng thấy câu chuyện chẳng liên hệ đến mình nên đứng dậy đi ra ngoàị ông Sanh có vẻ không hài lòng, ông gọi:

- Đi đâu đấỷ

- Dạ con ra ngoài vườn.

Điệt nói rồi đi thẳng ra cửạ Văn Du nhìn theo, chàng biết sắp sửa nghe cha kể lể về cái mà ông gọi là tật xấu của Điệt, nên vội vã chuyển đề tài, hỏi:

- Ồ cha, chuyện nông trại của chúng ta đã đến đâu rồỉ

- Ồ! - ông Sanh lắc đầu - Con biết đấy chúng ta là y sĩ, chỉ có thể trị bệnh cho người chứ không thể chữa chạy cho đất. Vì vậy coi như cha đã thất bạị

Văn Du nói:

- Thôi thì bỏ mặc nó đị Chúng ta nào có phải sống nhờ vào mảnh đất này đâủ

ông Sanh lại lắc đầu:

- Nhưng mà... như điều ban nãy con vừa nói, chúng ta mỗi người đều có mục đích riêng. Và mục đích của cha là phải có một nông trại tốt đẹp, trù phú.

Văn Du nhún vai:

- Nhưng cha bỏ phí bao nhiêu công sức để rồi không thu được một kết quả gì, có phải là uổng công không?

ông Sanh cười:

- Trước kia cha chỉ nghĩ đến chuyện canh tác chứ không nghĩ đến thu hoạch. Hôm nay nghe con nói cha chợt suy nghĩ.

Văn Du hỏi:

- Thế Văn Điệt nó chắng phụ giúp gì cha ử

- Ồ, nói đến nó mà làm gì?

Văn Du lắc đầu:

- Nếu con không bận rộn thế này thì con đã ở nhà phụ giúp cha, chứ giao khoán cho mấy ông công nhân vô học kia, thì họ có làm nên chuyện gì?

- Chỉ cần nghe con nói cha cũng đã vuị - ông Địch Sanh nói - Cha cũng đã nghĩ rồi, để thử lần này nữa xem. Nếu khônng thành công thì cha sẽ chuyển qua làm việc khác.

Du nói:

- Con mong là lần này cha sẽ thành công.

Ra khỏi nhà nhưng Điệt chưa bỏ đi ngaỵ Nên lời nói giữa ông Sanh và Du, Điệt đều nghe hết. Có điều như đã quen rồi nên Điệt không buồn lắm, mà cái gió mát lạnh đầu thu cũng làm Điệt quên hết những phiền muộn. Điệt chậm rãi bước ra vườn. Bài vở căng thẳng, Điệt muốn khuây khỏa một chút...

Vườn nhà ngập đầy bóng tối, nhưng Điệt thấy thế này thích hợp hơn. Chàng đi dần ra phía sau nông trạị Đất bazen màu đỏ, đúng ra cũng phì nhiêụ Bằng chứng là bên nhà họ Lý, cây cỏ vẫn tốt tươị Chỉ có bên nhà chàng. Phải chăng vì cha đã sử dụng sai công thức phân bón?

Rồi Điệt chậm rãi bước, nghĩ ngợi về những lời oán trách của chạ ánh đèn bên nhà họ Lý sáng choang. Hai nhà ở cạnh nhau mà như hai thế giới khác biệt. Bên họ Lý thì con cái muốn làm gì thì làm. Tinh Nhược và Nghi gần như những áng mây trên trời chuyển động một cách tự dọ Còn bên này... Điệt thọc tay vào túi quần. Chợt chạm phải mảnh giấy hôm trước của Nhược để lạị

"Anh Điệt - Nếu anh cảm thấy thái độ ban nãy của anh có hơi quá lố thì tôi sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi của anh..."

Sao lại có chuyện kỳ cục vậỷ Xin lỗỉ Điệt có sai bao giờ đâu mà phải xin lỗỉ Điệt không hiểụ Trên đời sao lại có đứa con gái ngang ngược như Nhược. Đã quậy phá chọc ghẹo rồi còn bắt người ta phải xin lỗị Điệt lắc đầụ Không bao giờ Điệt xin lỗi những người như vậỵ Rõ là trẻ con.

Có tiếng nhạc nhẹ từ nhà họ Lý vọng quạ Không biết bản đó là bản gì, nhưng những âm thanh êm dịu kia làm lòng Điệt lay động. Và không hiểu sao Điệt lại hướng sang nhà họ Lý. Nơi góc sân chơi bóng rổ. Điệt thấy một bóng đen. Nhưng lần này không phải là Tinh Nhược mà là Nghị

Nghi ngẩng lên nhìn thấy Điệt, cười:

- Ồ, anh Điệt. Đi dạo à? Hay kiếm Tinh Nhược?

Điệt nhìn Nghi không đáp. Bây giờ Điệt mới để ý là Nghi đang bận cho một chú chó nhỏ ăn. Một tay ăn chơi mà chịu khó nuôi chó nữa à?

Nghi như hiểu thắc mắc của Điệt, nói:

- Chó của Tinh Nhược đấỵ Nó bận nghe nhạc nên nhờ tôi cho ăn giùm.

- Chó đẹp!

Điệt buột miệng nói rồi tiếp tục yên lặng. Nghi ngoại giao:

- Bạn ở miết trong nhà làm gì? Lúc nào rảnh rỗi qua đây chơi, chúng ta là bạn bè cơ mà.

Nhưng Điệt chỉ cười rồi bỏ đi về hướng nhà. Nhưng vừa bước tới cửa ngăn đã nghe thấy tiếng chân chạy theo, rồi tiếng của Tinh Nhược.

- Anh Điệt! Hãy đợi một chút! Anh sang đây tìm tôi đấy à?

Điệt lắc đầu:

- Không phải!

Nhưng Tinh Nhược vẫn cười rất ngọt:

- Vậy mà tôi tưởng anh sang đây để xin lỗi chứ? Anh Điệt, sao khi không rồi anh đuổi tôi vậỷ

- Thì cô đừng thèm nhìn đến mặt tôi nữa là xong.

- Sao không? - Tinh Nhược khoát khoát tay - Chúng ta là láng giềng, không phải kẻ thù, mà là bạn đúng không? Vậy mà tôi thấy lúc nào anh cũng có thành kiến với tôị

- Không có chuyện đó! - Điệt lạnh lùng nói - Chỉ tại tôi không thích bị quấy rầỵ

- Ai quấy rầy - Tinh Nhược nói - Tôi thấy anh thật lạ lùng. Lúc nào anh cũng như một cục đá, không cười, không nóị Anh như là một người cô độc kỳ cục. Anh không thấy như vậy là đáng buồn saỏ

Điệt yên lặng, Tinh Nhược tiếp:

- Tôi chỉ muốn giúp anh. Anh biết đấy, thượng đế không thích thấy trẻ tuổi mà không có niềm vuị

Điệt chợt nhìn lên giận dữ:

- Tôi không cần! cô tưởng mình là gì? Cô đâu có hơn tôị Cô hãy đi nói lại với thượng đế cô, tôi không tin ông ấỵ

Tinh Nhược tròn mắt:

- Anh...

- Thôi cô đừng quấy rầy nữa, tôi không muốn nói chuyện nhiều với cộ

Điệt nói rồi quay lưng đi về phía nhà mình. Tinh Nhược nhìn theọ Điệt thật kỳ cục. Con người thật là khó hiểu, lúc nào cũng sẵn sàng sừng sộ với người khác.

Đang lúc Tinh Nhược còn ngần ngừ nhìn theo thì Nghi và Tường Vy từ trong nhà chạy rạ

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:33 AM
- Ồ! em làm gì đứng ngẩn ra vậỷ

Tinh Nhược lắc đầu:

- Anh Điệt lại vừa giận em.

- Ủa sao vậỷ Mới thấy hắn rất bình thường cơ mà?

- Anh ấy bảo tôi là tôi quấy rầy anh ấỵ

Nhược bức rức, Nghi khuyên:

- Thôi mặc hắn.

- Nhưng tôi có làm gì quấy rầy đâủ Tôi chỉ khuyên nhủ. Tôi muốn là anh Điệt cũng được vui vẻ như chúng mình.

Ba người quay vào nhà. Hành vi ban nãy của Điệt làm Nhược mất vuị Nhược nói:

- Thôi, tôi về phòng.

Và không đợi phản ứng của Nghi với Vy, Nhược bỏ đị Một lúc sau có tiếng đàn guitar vọng ra ngoàị Một bản nhạc buồn.


o0o


Đèn trong phòng giải phẫu sáng choang. Những chiếc blouse trắng ra vào tấp nập.

Một ca giải phẫu khẩn cấp. Một tai nạn xe cộ vừa mới xảy rạ Nạn nhân bị gãy chân. Những mảnh xương nhỏ nằm đầy trong thịt cần phải gắp rạ

Nạn nhân đã được đưa vào phòng giải phẫụ Tất cả đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu bác sĩ giải phẫụ

Tiếng loa phóng thanh vang lên khắp các phòng ban:

- Xin mời bác sĩ Lê Văn Du đến ngay phòng giải phẫu số X.

Tiếng loa cứ lặp đi lặp lạị Mọi người nôn nóng chờ đợị Rồi bác sĩ Du xuất hiện.

- Chuyện gì thế? Bệnh nhân thế nàỏ

Du hỏi, một bác sĩ thực tập đáp:

- Nạn nhân bị gãy chân, các mảnh xương vụn còn trong thịt cần phải giải phẫu lấy ra ngaỵ Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ bác sĩ đến là bắt đầụ

Bác sĩ Du đẩy cửa phòng giải phẫu bước vào, nhìn bệnh nhân đang nằm trên giường mổ rên rĩ, rồi hỏi:

- Thế bác sĩ Huỳnh Chấn Bình đâủ

- Ban nãy chúng tôi có tìm, nhưng bác sĩ Bình bận kiểm tra vết mổ cũ của một bệnh nhân đường ruột, nên giao ca này cho bác sĩ.

Cô y tá đứng gần đấy, rồi hỏi:

- Thưa bác sĩ mình tiến hành ngay chưả chúng tôi cho gây mể

- Khoan đã - Du đáp - Đợi tôi đi tìm bác sĩ Bình trước.

- Nhưng bác sĩ Bình đang bận?

Du vẫn ra lệnh cho cô y tá đứng gần đấy:

- Liên lạc điện thoại với bác sĩ Bình ngay cho tôị

Cô y tá không dám cãi lệnh. Anh chàng bác sĩ thực tập thì nôn nóng.

- Nhưng mà bệnh nhân đau quá rồi, ông ta sắp ngất đến nơỉ

Văn Du quay qua trừng mắt:

- Có giỏi thì cậu mổ đị

Bác sĩ thực tập thở ra không dám nói tiếp. Ngay lúc đó cô y tá mang điện thoại đến.

- Dạ... đã liên lạc được với bác sĩ Bình.

Du vội chụp lấy ống nóị Chàng nói nhỏ gì đó với bác sĩ Bình một lúc, vẻ căng thẳng giảm bớt. Du quay sang ra lệnh cho chuyên viên gây mệ

- Bắt đầu đị

Các cô y tá và bác sĩ thực tập bắt đầu chuẩn bị công việc. Trong khi Du vẫn đứng gần cửa trông ngóng. Và gần hai mươi phút sau, Chấn Bình với trán lấm tấm mồ hôi mới bắt đầu xuất hiện.

- Chuyện gì vậy Dủ - Bình vừa bước vào cửa vừa nhăn mặt nói - Cái chuyện giải phẫu lấy mảnh xương vụn rạ Chúng ta hợp tác qua đã nhiều lần, tại sao cậu cứ mãi cần có tôi vậỷ

Du chỉ nói:

- Bệnh nhân đang chờ chúng ta, cái gì một chút nữa sẽ nói saụ

Và rõ ràng như vậỵ Bệnh nhân được gây mê đang thiêm thiếp nằm chờ. Chấn Bình và Văn Du vội thay áo, mang khẩu trang, găng tay... Rồi bắt đầu làm việc. Cả hai đều có vẻ căng thẳng, nhưng mọi thứ đều được Chấn Bình khởi đầu trước. Du chỉ làm theọ

Cuộc giải phẫu chỉ hơn tiểu phẫu một chút, nên mọi thứ cũng khá đơn giản. Xương vụn được gắp ra hết, không để xót, xong vết thương được khâu lạị Bệnh nhân được đẩy ra ngoàị Chấn Bình và Văn Du bước theo saụ

- Văn Du này, lần sau không thể để chuyện này xảy ra một lần nữa nhé - Chấn Bình nghiêm túc nói - Thế này chẳng ích lợi gì. Tôi bận mà cậu cứ chần chờ đợi tôi, chỉ gây khổ cho bệnh nhân thôị

Văn Du nói:

- Nhưng mà từ nào tới giờ, ca mổ nào cũng có hai đứa hợp tác mà?

- Từ đây về sau tôi không muốn hợp tác nữa - Chấn Bình lắc đầu nói - Chúng ta cần phải tách ra, mỗi người có phần việc của mình, thế này mất năng suất quá!

Văn Du giật mình:

- Nhưng mà hợp tác hay hơn chứ? Công việc sẽ tốt hơn.

- Đã năm năm rồi cậu còn chưa tự tin được ử - Chấn Bình nói - Tất cả những người cùng học chung với ta, ai cũng làm việc này một cách riêng rẽ.

- Nhưng tôi thấy hợp tác dù gì cũng hay hơn - Văn Du nói, rồi chợt hỏi - Anh Bình, có phải anh bực tôi chuyện gì à?

- Không có chuyện đó, vì chúng ta đã là bạn nhau hơn mười mấy năm quạ

- Vậy thì tại sao ta lại không tiếp tục hợp tác? - Du hỏi - Anh nên nhớ là tôi đang chuẩn bị xây một bệnh viện từ thiện, mà ở đây cũng đang rất cần đến anh.

Chấn Bình lắc đầu:

- Anh phải hiểu là tôi khác anh. Tôi thích làm một bác sĩ bình thường, không vì danh lợi hơn.

- Tôi biết điều đó.

- Ngày xưa mẹ tôi cũng đã được một bác sĩ vô danh cứu thoát chết. Tôi nhớ mãi chuyện đó. Và bây giờ tôi cũng chỉ muốn là một bác sĩ thanh bần, vô vị lợị..

- Anh Bình, tôi thật không hiểụ..

- Nhưng tôi thì hiểụ Càng lúc tôi càng thấy rõ là cách nghĩ và lý tưởng sống của tôi và anh khác hẳn nhaụ Vì vậy có tiếp tục hợp tác với nhau, chắng có ích lợi gì.

Du có vẻ không vuị

- Có phải là anh cho rằng chuyện tôi xây nhà thương từ thiện là một chuyện vụ lợỉ

- Mỗi người có một chí hướng riêng, tôi không muốn can thiệp vào chuyện riêng của anh. Nhưng với tôi thì chỉ cần tròn trách nhiệm của một y sĩ là tôi hài lòng rồị

Họ cùng trở về văn phòng của bác sĩ Chuyên. Văn Du thăm dò:

- Tôi chẳng còn hy vọng gì để thuyết phục anh à?

- Đừng thuyết phục vô ích - Chấn Bình vừa cười vừa nói - Tôi chỉ thấy là muốn làm một thầy thuốc tốt thì phải có tinh thần độc lập. Và tôi nghĩ là... không khó khăn lắm với bạn đâụ

Văn Du tự ái:

- Dĩ nhiên là vậy, làm gì có chuyện khó khăn?

- Vậy thì tốt - Chấn Bình vỗ vai Du nói - Tôi nghĩ là với sự thông mình và khéo léo xoay sở của bạn, rồi bạn sẽ hơn cả tôị

- Chấn Bình!

Du định nói gì đó nhưng lại thôị Bởi vì chàng biết có thuyết phục nữa cũng vô ích. Chấn Bình đã có ý rút luị Và cái hay nhất bây giờ là giấu kín trong lòng.

Chấn Bình đứng dậy:

- Thôi, bây giờ tôi phải trở lại kiểm tra vết mổ cũ của bệnh nhân tôị Còn anh, anh hãy suy nghĩ kỹ xem những gì tôi nói đúng không? một bác sĩ tốt và giỏi không nên có tinh thần ỷ lại vào người khác.

Rồi Bình bỏ ra ngoàị Cánh cửa lò xo bật lại như quả bom đập mạnh vào lồng ngực Dụ "Tinh thần ỷ lại"! Rõ ràng là Chấn Bình đã nhìn rõ được tim đen của Dụ Cái yếu điểm đó sờ sờ hiện rõ trong mắt Bình. Chuyện Du sợ máu, sợ mùi thuốc mê... sợ cả những dụ cụ mổ... Bình đã biết hết. Không có gì qua mặt được hắn! Cái tinh thần ỷ lạị..

Văn Du nghĩ và chợt tái mặt. Bây giờ thì Du không còn sợ chuyện Bình từ chối hợp tác, bởi vì chàng có thể nhờ một bác sĩ khác. Nhưng Du sợ... Du không muốn Bình thấy rõ nhược điểm của mình. Không được! Vì vậy có thể phá hoại cả một cơ đồ mà Du vừa xâỵ Mấy ngày qua, Du đã sáng :Di như mặt trời mới mọc. ánh sáng rực rỡ. Vậy thì phải làm sao đâỷ Chắc chắn là không thể một ai che chắn, phá vỡ. Du sắp thành công và phải thành công. Du bắt đầu cảm thấy bất an. Chấn Bình tuy không nói thẳng ra, nhưng rõ là hắn đã trông thấy cả tim đen của chàng. Du sợ một ngày nào đó Bình sẽ lật tẩy, giở mặt nạ của hắn. Một trái tim vụ lợi hám danh mà bất tàị Không thể để hắn làm chuyện đó khi cờ sắp đến taỵ Nhiều người muốn đạt đến mục đích họ bất chấp thủ đoạn. Muốn thành công phải đạp đổ mọi trở ngạị Thì ta cũng vậy, đâu có gì là tàn nhẫn? Cạnh tranh xã hội mà...

Nhưng trở ngại ở đây là gì?

vui_la_chinh
05-03-2005, 07:34 AM
Chấn Bình sẽ là một nhân vật nguy hiểm. Là trở ngạị Vậy thì... Du nghĩ, mà mắt đỏ ngầụ Chàng ngồi xuống ghế. Cố trấn tĩnh, vận dụng mọi tư tưởng. Du không còn thấy Bình là bạn. Chỉ cảm thấy Chấn Bình cố tình muốn hạ nhục chàng. Một bác sĩ nội khoa mà chẳng biết giải phẫụ Có phải quá hoang đường không?

Vậy thì phải làm saỏ Chỉ có nước là khử hắn thôi! Đúng rồi, phải khử hắn. Cái ý niệm đó lảng vảng rồi đọng lạị Như một quyết định không thể không thi hành.

Vấn đề ở đây là phải khử bằng cách nào, mà không để lại một chứng tích?

Và Du cứ ngồi đấy suy nghĩ. Cuối cùng chàng cũng tìm được một phương thức. Du cười nhạt.

Ngay lúc đó, tiếng chuông điện thoại reo vang.

- Alô! Ai đấy, bác sĩ Du đâỵ

- à, anh Du, em là Mỹ Dung đâỵ

Tiếng của Mỹ Dung nũng nịu ở đầu dây bên kia vọng lại làm Du bớt căng thẳng.

- Mỹ Dung đấy à? Có chuyện gì vậy em?

- Tối nay em sẽ mở tiệc ở nhà, một buổi tiệc khá đặc biệt, rất có lợi cho tương lai anh.

- Vậy à?

- Vâng. Và con một điều đặc biệt mà lúc đó mới cho anh biết - Mỹ Dung bí mật nói, Du tò mò.

- Cho biết ngay bây giờ không được à?

- Không được, anh thay áo đi rồi lại em ngay nhé.

Dung nói rồi cúp máỵ

Du nhìn vào đồng hồ. Chưa đến giờ tan sở. Nhưng Du cũng không còn thiết tha lắm với công việc ở bệnh viện. Cái chức danh giám đốc đang chờ chàng.

Và Du vội thay áo đi ra ngoàị Ngang qua phòng nội khoa, chàng thấy trưởng phòng và Bình đang nói chuyện. Chợt nhiên không hiểu sao Du cúi mặt nhìn xuống. Có lẽ vì mặc cảm. Và cái ý niệm khử Bình như càng cương quyết hơn trong đầu chàng.

Du hiểu Bình là một trở ngại lớn trên con đường tiến thân của chàng. Không đẩy tảng đá đó xuống vực là Du sẽ không bao giờ trèo cao được.

Rồi Du ra bãi xe lấy xe chạy về nhà. Tiệc ở nhà Mỹ Dung, chắc chắn có những nhân vật quan trọng. Du phải ăn mặc cho phải lẽ. Gần đến nhà, Du chợt thấy Tinh Nhược. Chàng định phớt lờ, nhưng Nhược đã chận xẹ

- Anh Du, dừng xe lại cho có giang đị

Bất đắt dĩ Du phải dừng lại, nhưng nói:

- Nhanh lên, tôi đang bận lắm.

Tinh Nhược không chấp. Miễn sao có phương tiện thoải mái về nhà là được.

- Cảm ơn anh nhé! Bằng không tôi phải lội bộ về nhà, mệt chết đi được.


o0o


Lúc Văn Du đến nhà Mỹ Dung thì cô nàng đã chuẩn bị xong. Nhưng Du vẫn giả vờ hỏi:

- Anh phụ được gì cho em không?

- Không cần, bây giờ hay nhất là anh chuẩn bị một diễn văn ngắn, để một chút nói với đám đông.

- Diễn văn về đề tài gì?

- Anh quên là chúng mình đang phát động một buổi lạc quyên ử Tối nay quan khách đến đây toàn là phu nhân của các vị tai to mặt lớn.

- Tại sao lại mời các bà?

- Anh khờ thật - Mỹ Dung nói - Kinh nghiệm cho thấy các bà lúc nào cũng thích làm chuyện từ thiện hơn là các ông, họ quyên góp cũng mạnh tay hơn.

- Vậy à?

- Vâng, và tối nay có mẹ em tham gia nữạ

Dung nóị Du phải cảm phục sự đảm đang của Dung. Chàng biết buổi dạ hội tối hôm nay thế nào rồi cũng thành công.


o0o


Khách khứa lục đục kéo đến. Phần lớn là các cô các bà với những chuỗi xoàn, những hạt kim cương lấp lánh trên cổ. Mỹ Dung, mẹ và cả Du phải quay dần giữa mọi ngườị

"Xin cảm ơn quý vị đã chịu nhín chút thời gian đến đâỵ Điều đó chứng tỏ lòng vị tha hiếu thiện của các vị rất to lớn. Tất cả chúng ta ở đây đều có cùng một mục đích, đấy là chia sẻ bớt nỗi khổ đau của xã hội, giúp đỡ những người nghèo đói khó khăn, tránh khỏi bệnh tật mà vui sống...

Tôi biết đa số các vị ở đây đều đã từng là bệnh nhân. Các vị biết thế nào là nỗi khổ đau khi bệnh tật. Nhưng nếu chẳng có sự giúp tay của các vị thì giấc mộng kia sẽ không thực hiện được, và như vậy sẽ tội cho những bệnh nhân nghèo biết baọ.."

Du nói rất nhiềụ Chàng vừa dứt lời thì tiếng vỗ tay vồn vã. Mỹ Dung đứng dậy khơi mào trước.

- Để yểm trợ cho kế hoạch của bác sĩ Văn Du, tôi và mẹ tôi đồng ý đóng hai mươi triệu đồng cho việc xây dựng bệnh viện nàỵ

Tiếng vỗ tay vang lên và lập tức những cánh tay khác đưa lên. Trong công tác từ thiện, chẳng ai chịu kém aị Không phải chỉ thuần vì lòng thương người mà đó là sỉ diện, tự ái, là phong độ nhà giàu... Và lần lược những số tiền hai triệu, năm triệu, mười triệu được xướng lên với tên họ nhà hảo tâm. Khi màn kịch kết thúc thì kết quả rõ đã khá lạc quan. Bước đầu Văn Du đã thu được hơn tám trăm triệụ Nếu chuyện mà tiến hành thuận lợi mãi thế này, chẳng sớm thì chầy, cái bệnh viện mơ ước của Du cũng sẽ thực hiện được.

Sau buổi lạc quyên là màn tiệc. Mười giờ khuya mới chấm dứt. Văn Du bá lấy vai Mỹ Dung, âu yếm nói:

- Mỹ Dung, anh không ngờ em lại tuyệt vời như vậỵ

Mỹ Dung kiêu hãnh:

- Đấy chỉ mới là bước khởi đầụ Em định là mỗi tuần lễ, em sẽ tổ chức một buổi tiệc thế nàỵ Mời toàn những tay có máu mặt, mấy cơ sở từ thiện trong và ngoài nước đến dự. Và như vậy, không sớm thì muộn, cái bệnh viện anh mong đợi sẽ hình thành.

Du siết mạnh vai Dung:

- Anh biết nói thế nào để cảm ơn em?

- Sao lại nói tiếng cảm ơn? Em là vị hôn thê của anh thì phải phụ giúp sự nghiệp anh chứ?

Dung nói, Du thành thật thú nhận:

- Nhưng có điều em không biết, lúc đầu anh đã đánh giá lầm về em. Anh tưởng em là con nhà giàu, chắc không quen việc xã hộị Em sẽ chẳng giúp được gì cho anh.

- Em biết rồi, nhưng đấy đâu phái chỉ là cách nhìn của riêng anh. Ai cũng cho là con nhà giàu chỉ ăn chơi - Dung nói - Chính vì vậy mà em càng phải chứng tỏ cho anh thấy khả năng của mình.

Rồi Dung cười nói với Du:

- Nói thật, em cũng rất nể phục anh. Vì em biết anh đến với em không phải chỉ vì tiền.

Lời của Dung làm Du cảm động:

- Em nghĩ vậy thì tốt. Anh càng yêu quý em hơn.

Và Du cúi xuống hôn Dung.


o0o


Tinh Nhược tan học về. Trên đường gặp Điệt. Nàng chỉ gật đầu chào rồi bước đị Nhược biết tính Điệt, nàng không muốn tiếp tục gặp rắc rối, mặc dù rất có cảm tình với anh chàng.

Vào nhà, vòng qua hồ bơi, Nhược nghe có tiếng cười nói của cha mẹ, anh Nghi và cả người lạ từ trong nhà vọng rạ Hôm nay tiệc tùng ử Nhược tò mò bước vào phòng khách.

- Ồ! Cô em gái của tôi!

Vừa thấy Nhược, Nghi đã kêu lên. Nhược nhìn sang mẹ, mẹ cũng đang cườị

- Tinh Nhược này, con xem ai nè?

Ngồi cạnh cha là một thanh niên trẻ, cao ráo, cao hơn cả Nghị

- Phải anh William không?

Nhược hỏị Gã thanh niên đứng dậy, tự nhiên bước tới nắm lấy tay Nhược.

- Đúng vậy, còn em là cô em họ Tinh Nhược của anh phải không? Anh không ngờ em đẹp như vậy!

Nhược dù tính con trai nhưng cũng không quen với chất quá tự nhiên của William. Nàng lùi ra sau một chút, nhưng gã con trai kia không thấy sự khác biệt đó, chỉ nói:

- Tinh Nhược này, chúng ta sẽ là bạn nhau nhé?

Nghi cười phụ họa hỏi William:

- Này, Nhược nó thích hát lắm đấy, còn anh? Anh biết không?

- Hát à? Tôi hát cũng được lắm. Ngoài hát ra tôi còn biết khiêu vũ nữạ

William nói rồi bắt đầu lắc mông một cách tự nhiên làm mọi người cười ồ.

- Nhà có đàn chứ? Tối nay tôi sẽ trổ tài hát cho Nhược xem.

Nghi chen vào:

- Nếu cậu muốn được lòng Nhược, cậu phải biết cả dân ca nữa đấỵ

- Chuyện đó không khó, tôi sẽ học.

Cha mẹ Nhược khá tế nhị, muốn dành riêng không gian cho bọn trẻ nên đứng dậy nói:

- Mấy đứa ngồi đây chơi, cha mẹ vào trong. Năm giờ chiều nay chúng ta sẽ đến nhà hàng đấỵ Gọi là có tiệc mừng cháu William về đâỵ

Nhược nghe nói đi nhà hàng là thích thú, reo lên:

- Vậy thì tuyệt!

Nhưng lúc đó Nghi cũng đứng dậy nói:

- Tôi có hẹn với bạn gái, không thể ngồi lại đâỵ

Chỉ còn lại mình Nhược với William. Nhược dù vừa có cảm tình với ông anh họ xa lạ này, nhưng vì lý do giao tế cũng không thể bỏ đị Nhược hơi bực mình. Trong khi William nhìn theo Nghi nói:

- Anh trai cô chững chạc như người lớn đấỵ

- Vâng. Nhưng anh ấy chỉ muốn một mình mình là đàn ông thôị

- Nghĩa là saỏ

- Anh ấy chê là tôi không có tính con gáị

- Nhược thích đàn hát dân ca như vậy cũng con gái lắm rồỉ

- Nhưng anh ấy muốn tôi con gái hơn.

- Tôi lại thích có một người bạn như Nhược.

- Vậy à?

William nhìn Nhược nháy mắt. Ngay từ đầu William đã có cảm tình với Nhược.