PDA

View Full Version : Quảng Nam: Chuyện về người phụ nữ 24 lần sinh con


arthur_king9
03-09-2005, 03:34 PM
http://www.freewebtown.com/4luuly/images/baphung.jpegBà Phụng và cháu ngoại tại làng Giáng La

QUẢNG NAM 7-3- Bà Dương Thị Phụng, hiện trú tại thôn La Trung, xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam rất nổi tiếng với người dân địa phương bởi vì bà đang giữ kỷ lục về số lần sinh con với 24 lần.

Tờ Tiền Phong kể: “Những năm 40 của thế kỷ trước, cô thiếu nữ Huế xinh xắn Dương Thị Phụng vượt đèo Hải Vân về làm dâu nhà họ Lê Quang ở làng Giáng La (nay đổi thành La Trung). Cô dâu mới tròn 17, chú rể Lê Quang Xáng khi ấy 24 tuổi, làm nghề dạy học ở Đà Nẵng.

Cưới nhau xong, cuối năm, đôi vợ chồng trẻ sinh hạ một bé trai đặt tên là Lê Quang Thìn (sinh năm Thìn, 1940). Thời buổi loạn ly, miệt đồng bằng trù phú cũng không đem lại ấm no, an bình cho mọi người. Biết đi lẫm chẫm, cậu bé Thìn chẳng may bị bệnh mất. Chôn cất con xong, đôi vợ chồng lúc này cũng chuẩn bị có đứa con thứ hai gạt nước mắt khăn gói lên vùng Đà Lạt tìm đất sống. Cao nguyên thời ấy hoang sơ mờ mịt, đứa con gái thứ hai Lê Thị Định sinh hạ chẳng bao lâu cũng vội lìa đời. Người chồng trẻ chuyển sang làm nghề thầu xây dựng nhưng ít người thuê mướn, vợ buôn bán lặt vặt cũng ế ẩm, vạn sự khó đè nặng, nhưng không hiểu sao, "đường tử tức" của hai người lại rất phong nhiêu và cũng quá nhiều bất hạnh. Con gái thứ ba Lê Thị Thân (sinh năm Thân, 1944) cũng chỉ ở cõi trần được ít ngày. Đến con trai thứ tư Lê Quang Định (năm Dậu, 1945) thì đôi vợ chồng trẻ mới gọi là có sinh có dưỡng. Rồi cứ vậy, lần lượt đến người con gái út sinh năm Hợi 1971, khi sản phụ đã 48 tuổi, tính lại, hai vợ chồng đã sinh hạ cả thảy... 24 đứa con!
... Trong ngôi nhà khang trang tại thôn La Trung của con trai là anh Lê Quang Dinh (ước chừng là người con thứ 13, sinh năm Tỵ 1953), cô gái Huế thời xưa bây giờ đã là bà lão 83 tuổi, tóc bạc nhưng mắt sáng, vóc dáng phương phi với giọng nói khỏe và vang. Thật khó tin một người đàn bà trải tới 24 lần sinh nở trong đời, đến tuổi này lại có được một sức vóc và sự minh mẫn đến vậy.
''Giờ nhắc lại chuyện xưa, sao tôi muốn khóc quá cậu ơi!" - Giọng bà lão trầm buồn. Bà nhớ từng đứa con, người còn người mất. Ngày ấy, nghề làm thầu quá khó khăn, con đông, ông Xáng trở lại nghề gõ đầu trẻ. Hiền lành, chăm chỉ, dần dà ông được bổ nhiệm chức trưởng phòng hành chánh của Ty Học chánh Đà Lạt. Bà Phụng còn nhớ Ty Học chánh khi ấy nằm ở đường Đào Duy Từ với sở nhà rất rộng, tầng trên là nơi làm việc, phía sau là khu nhà ở của gia đình viên chức, cả gia đình ông trưởng ty cũng ở đấy. Ông Xáng làm việc liên tục tại nơi này tới mãi năm 1972 thì nghỉ hưu, sau đó về lại quê Giáng La, Điện Bàn. Lúc này, gồng gánh cùng về lại quê nhà với ông ngoài người vợ là 13 người con còn sống cả thảy, con lớn nhất khi ấy 27 tuổi, nhỏ nhất 1 tuổi! Còn ở lại nơi thành phố mù sương là 10 nấm mộ - một phần xương thịt của ông bà - những linh hồn nhỏ bé không có duyên kiếp với trần gian. Năm 1979, ông Lê Quang Xáng mất, thọ 63 tuổi. Trong 13 người con còn sống, thì 2 người là Lê Thị Kim Đính (sinh năm 1948) và Lê Thị Kim Nhâm (sinh năm Nhâm Dần 1962) hiện đang công tác trong ngành giáo dục ở Đà Lạt theo nghiệp cha, 4 người đang định cư tại Mỹ, những người còn lại thì một số đang làm công chức tại Đà Nẵng, vài người làm nông ở Đồng Nai, còn lại ở quê.
3 vú nuôi mới... xuể!

''Lương bổng của ông làm sao mà đủ được. Chưa kể là tình hình thời ấy có nhiều bất ổn, giặc giã loạn ly, tôi phải tìm cách phụ thêm'' - bà Phụng nhớ lại. Thường thì sinh được khoảng 1 tháng, bà đã phải gửi con cho vú nuôi để lặn lội xuống Sài Gòn mua hàng lên Đà Lạt bán. Mỗi chuyến như thế mất cả tuần liền. Chưa kể những lần bà bị lính nghi ngờ chặn giữ lại cả nửa tháng trời, mất hàng mất tiền, trong khi bầu bì, con nhỏ. Sự vén khéo của người đàn bà gốc Huế đã giúp gia đình đông đúc ấy vượt qua được bao khó khăn, thiếu thốn. Kiếm được đồng nào vợ chồng dồn hết cho con cái và... cho vú nuôi, vì bà phải thuê tới 3 vú nuôi mới chăm sóc xuể đàn con! "Nghèo thì nghèo, nhưng tôi nuôi con rất bài bản sạch sẽ theo kiểu Pháp - bà Phụng kể - Các con bú mớm, ăn ngủ, thay tã tắm rửa đều có giờ giấc nhất định. Tới tuổi đi học, tôi thuê người đưa rước tới trường, mà học ở những trường lớn thời ấy như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo...".

Hỏi về những lần vượt cạn, bà Phụng cười giòn: "Tôi sinh nhanh lắm, 1 tiếng đồng hồ là tôi đã sinh xong rồi, phần lớn là sinh ban đêm. Lần nào cũng vậy, tôi sinh con ở trong, ông nhà tôi đứng ngoài cửa (mà muốn vô cũng chẳng ai người ta cho vô!) hỏi to: "Trai hay gái?". Tôi đáp trai hay gái ổng cũng đều "ừ", rồi đi ra làm chuyện của mình. Tôi vẫn biểu ổng đừng bận tâm về con cái, mà cứ chăm lo phận sự của mình. Nói vậy nhưng ổng vẫn lo theo cách của ổng, săn sóc, dạy dỗ con học hành và cố gắng làm việc để trang trải kinh tế.

Trong 24 lần sinh, đứa nặng cân nhất là cái con tuổi Nhâm Dần Lê Thị Kim Nhâm (1962) tới 5,4 kg, còn lại trung bình khoảng trên 3 kg. Thời ấy cô em dâu của tôi có một nhà bảo sanh ở Đà Lạt, nên có khoảng năm bảy đứa tôi sinh ở đấy. Còn lại là sinh ở bệnh viện, có mấy lần không kịp đi phải gọi bác sĩ tới nhà. Duy nhất vào năm 1971, khi sinh đứa út gái Lê Thị Kim Tấn, lúc này tôi đã 48 tuổi, có tới 5 bác sĩ tập trung vào ca của tôi. Các bác sĩ có khuyên tôi không nên sinh lần này, vì lo tôi bị băng huyết sau mấy chục lần sinh đẻ. Tôi không chịu, biểu cứ để tôi sinh. Sinh xong, bác sĩ đưa con bé vào lồng ấp đề phòng yếu sức, nhưng con nhỏ đâu có sao, mạnh ù''.

''Bí quyết" gì để sau những 24 lần ''mang nặng đẻ đau'' mà vẫn có sức vóc như bây giờ, bà lão ngoài 80 lại cười hồn nhiên: "Tôi được trời nuôi! Sinh xong, tôi cũng ít xông hơ, còn lại trong tháng tôi sắc uống hạt gối (một loại hạt nhỏ như hạt tiêu, hơi đắng) và rễ cỏ cú (cỏ gấu), vậy thôi. Mấy lần qua Mỹ thăm con cháu, mấy ông bác sĩ bên đó nghe tôi nói sinh 24 lần đâu có tin, khám đi khám lại cũng chẳng thấy bệnh tật gì".

Năm 1997, bà Phụng cho quy tập mộ của 10 đứa con vắn số ở Đà Lạt đem về cải táng tại núi Bồ Bồ cách nhà chừng 4 km. ''Tội lắm, mỗi đứa mất trong mỗi hoàn cảnh, do đau ốm, tai nạn cũng có, chạy loạn cũng có - bà Phụng trầm ngâm mở tủ đưa tôi xem tờ giấy khai tử của con gái Lê Thị Kim Đình bằng hai chữ Pháp - Việt ghi năm 1951 - Mỗi đứa khi mất đều có một giấy như vầy. Riêng thằng Thìn con đầu tiên chôn ở Giáng La, bao nhiêu năm về lại tìm không ra nữa...''. Rồi gạt đi nỗi bùi ngùi, bà Phụng ôm đứa cháu ngoại xinh xắn Hứa Thị Lệ Truyền đang học lớp 10: ''Giờ tôi không nhớ chính xác mình có bao nhiêu cháu nội, ngoại nữa! Riêng chắt thì đã có 5 đứa cả nội lẫn ngoại, đứa lớn nhất đã học lớp 7. Điều làm tôi vui nhất, đó là con cháu dâu rể đông như thế nhưng trước nay trong gia đình chưa hề có bất cứ ồn ào xích mích nào. Tất cả đều răm rắp trên bảo dưới nghe. Đoàn kết, yêu thương nhau. Tôi bây giờ sống vui và khỏe thế này cũng chỉ nhờ có vậy ...''.


ST

destiny
03-09-2005, 07:24 PM
:) :) woow dọc qua ma thay dúng la bà Duong Thi PHung duoc troi nuôi... :)

TT_LưuLyTím_TT
03-16-2005, 03:52 PM
Cái ông chồng hông biết thương dzợ .... :P :lol:

Dzị mí chứng tỏ đàn bà có sức chịu đựng .... kinh khủng !

Thanks My Lord for sharing, cái này coi bộ hay à, mùh 24 đứa con hah ? Chắc adopt wá ! :lol:

arthur_king9
03-18-2005, 02:20 PM
Originally posted by LưuLyTím@Mar 16 2005, 12:52 PM
Cái ông chồng hông biết thương dzợ .... :P :lol:

Dzị mí chứng tỏ đàn bà có sức chịu đựng .... kinh khủng !

Thanks My Lord for sharing, cái này coi bộ hay à, mùh 24 đứa con hah ? Chắc adopt wá ! :lol:
69948

My queen thấy hay huh :P hihih, vậy chừng My Queen muốn adopt mấy đứa vậy :lol: 42 đứa huh :ph34r:

TT_LưuLyTím_TT
03-18-2005, 03:19 PM
My Lord đủ gạo nuôi hum ? :D :P Úi, hông chơi nói "đủ rau" nuôi nhen :P :lol:

arthur_king9
03-21-2005, 03:28 PM
Originally posted by LưuLyTím@Mar 18 2005, 12:19 PM
My Lord đủ gạo nuôi hum ? :D :P Úi, hông chơi nói "đủ rau" nuôi nhen :P :lol:
70061

Dư mùh, qua Mi leo cây chuối hái cho tụi nhỏ ăn :D