PDA

View Full Version : Tim Tím Như Hoa Dại


VietDoll
10-16-2004, 01:02 AM
Chuơng một:

Nắng soi chếch trên những ngọn lá. Hướng vừa nheo mắt nhìn, vừa nói:

- Chiều lắm rồi đấy bà con! Ai đã muốn về nào ?

Miệng nói thế, nhưng đôi chân Hướng vẫn thoăn thoắt bước lên đồi, làm cả bọn đằng sau vẫn phải chạy theo. Giang, đi :Dt hết, vờ đưa bàn tay lên miệng làm loa, kêu:

- Hướng! đi gì mau vậy, thằng khỉ?

Văn lẩm bẩm :
- Nó dẫn cả bọn đi đâu đấy? Bộ muốn cho lạc chắc?

Hai cô con gái đi ở giữa, không nói gì, chỉ nhìn nhau cười mà nắm lấy tay nhau bước lên những cành cây ngã ngang lối mòn để đi cho kịp Hướng. --Anh chàng này, ỷ là người duy nhất biết đường, nên xung phong đi trước thật nhanh.

Hướng đã dừng lại ở trên đỉnh đồi, quay lại chờ các bạn. Bốn người phía sau còn đang hì hục đi lên. Hướng bỗng che miệng cười, Huyền hỏi:

- Cái gì mà cười vậy Hướng ?

- Tôi cười Huyền đấy. Dân Sàigòn có khác! Trông giống như bò lên đồi, chứ không phải đi lên đồi.

Huyền nhặt một hòn sỏi ném vào người Hướng, đỏ mặt:

- Khỉ! Nói một câu hai nghĩa nhé!

Đoan nhìn bạn, trêu:

- Tại lâu ngày rồi Huyền ở Sàigòn toàn đường bằng nên quen phóng xe Honda thôi.

Cả bọn cười rộ lên. Huyền nói :
- Dân tỉnh khi dể tôi há ? Tôi cũng dân tỉnh vậy chứ bộ.
Hướng bẻ một cành cây khô nghe "rắc" một cái:

- Thôi, mình ở đây chơi một lát rồi về

Giang bĩu môi:

- Tao chẳng hiểu ở đây có cái gì đẹp mà mày dẫn cả bọn đi muốn bại chân. Mấy khúc bánh mì bây giờ tiêu tan mất, khi tao leo theo mày lên cái đồi này.

Hướng thản nhiên nét mặt, bước tới vài bước, nói:

- Mày mới là khờ. Lại đây xem.

Cả bọn tiến đến nhìn theo tay chỉ của Hướng. Sau những cành lá, ai cũng nhận ra một dòng suối chảy lững lờ bên dưới. Nước suối trong và xanh biếc. Cảnh thì hoang vu và đẹp không ngờ.

Đoan kêu lên:

- Tuyệt! Hoan hô con nhà Hướng!

Huyền suýt soa theo:

- Tụi mình xuống đó chơi đi!

Hướng lắc đầu:

- Không được. Tôi dẫn đến cho xem thôi, giờ mà xuống đó chắc đến tối mới về lắm. Nhất là leo xuống sườn đồi bên này tôi e Huyền phải... trườn chứ không phải bò đâu

Huyền bụm miệng cười, Hướng tiếp:

- Còn hai thằng Giang với Văn này, bảo đảm là thấy suối thế nào cũng ùm xuống tắm, mất cả buổi nữa.

- Vậy là chúng mình không xuống suối ư ?

- Có lẽ nên như vậy. Mình còn cả khối thì giờ. Tôi sẽ dẫn mấy bồ đi chơi suối một bữa. Từ sáng đến giờ tụi mình mệt quá rồi. Bây giờ nên về. Vả lại tôi lo trời sắp mưa tới

Đoan nhìn lên trời. Quả thật, một vùng trời ở phía tây đen ngòm.

Cô bé nói :

- Chết! Chắc sắp mưa thật.

Hướng hỏi:

- Có ai đem áo mưa không?

Ai cũng đưa áo mưa của mình ra. Chỉ trừ Đoan là không, Huyền nói:

- Ủa! Đoan không có áo mưa. Lúc sáng Huyền có nghe bác dặn đem mà!

Đoan nói nhỏ :

- Có! Nhưng mình... quên.

Thật ra, Đoan không quên. Lúc má nhắc đem áo mưa, Đoan đã viện cớ là phải đem nào bánh mì, nào nước uống trong giỏ, không còn chổ để đựng áo mưa. Và Đoan đã lờ chiếc áo mưa để khỏi mang theo. Đoan không hiểu là mình ghét chiếc áo mưa hay là thích được dầm mưa. Nhưng Đoan nghĩ rằng đi đâu cũng kè kè bọc báo mưa trông mất tự do thế nào ấy.

Huyền chép miệng:

- Vậy thì nếu trời mưa cô bé dầm mưa nhé!

- Không sao ! Đoan thích vậy.

- Í đâu được. Mùa này mà mưa là độc lắm. Về bệnh luôn chứ đùa đuợc sao? Mấy bồ không biết chứ ở trong Sàigòn bây giờ là mùa mưa. Ngày nào mưa cũng ngập đường xá. Nhưng mà như vậy tốt hơn. Tôi về đây mấy ngày rồi mà thấy trời khô queo. Bây giờ mà mưa thì "khỏi chê". Nào, ai có thể nhường áo mưa cho cô bé?

Hướng vội nói :

- Tôi! Tôi xin sẵn sàng.

Không ngờ câu nói đột ngột của Huyền được hưởng ứng, cả bọn cùng vỗ tay, Văn nói :

- Chà! Thằng khỉ đáng khen ghê!
Hướng giả vờ dậm chân bực tức:

- A, sao cứ gọi tao là thằng khỉ hở mầy?

Văn cười :

- Ở đây ai cũng có biệt hiệu cả. Không có đuợc kêu nài. Như là nhỏ Huyền nè, bữa nào về Sàigòn mang theo biệt hiệu ...

Huyền ngắt lời:

- Huyền bò..

Không ai nhịn cười được. Huyền nói:

- Tôi rất hân hạnh mà nhận tên "Huyền bò". Ở Sàigòn bạn bè không thân thiết như ở đây. Ai cũng xem như mình đã lớn, nếu không giữ kẽ với nhau thì đối xử với nhau thật là gia dối. Tôi không tìm thấy tình ban như thế này

Đoan gật đầu:

- Chứ sao! Bọn mình từ nhỏ học chung một lớp, đến lớn vẫn thân thiết với nhau, phải hơn những người bạn mới quen chứ?

- Tôi muốn nghỉ hè về đây là phải đi chơi thật nhieu. Vào Sài Gòn lai chắc là nhớ lắm.

Hướng nói, như để chính mình nghe:

- Uoc gì cứ như thế này mai nhi?

Giang đấm vào lưng bạn:

- Thằng khỉ! Mày lầm bầm gì thế? Làm thơ hả?

- Đâu có! Tao... À, tao muốn dẫn cả bọn đi về. Gần tối rồi. Quên nữa! để cho cô bé yên bụng, cô bé hãy cầm áo maa của tôi.

Đoan cầm lấy áo mưa. Huyền trêu:

- Hướng nó muốn ngày mai đến ăn hết cây ổi của nhà Đoan đó!

Văn nói :

- Nhớ chừa mấy con sâu lại...

Hướng không thua:
-...Cho thằng Văn

VietDoll
10-16-2004, 01:03 AM
Nắng chỉ còn vài ánh le lói noi góc trời đen. Cả bọn theo lối cùn, xuống đồi. Lần này Giang, Văn xuống trước rồi đến Huyền và Đoan. Đã quen lối và cách đi nên không ai luống cuống nữa. Đi một lát bỗng Huyền quay lại, la lên:

- Chết rồi! Hướng đâu?

Bốn người dừng chân, ngạc nhiên nhìn quanh tìm Hướng. Giang đùa :

- Cọp tha nó rồi!

Văn bắt tay làm loa, kêu lớn:

- Hướng ơi... ời...

Một lát sau Hướng từ sau một thân cây to ló ra, tay còn cầm con dao nhỏ. Hướng vừa xếp dao lại, cất vào túi, vừa noi:

- Mới vắng ta có một tí đã la ầm lên.

Văn trợn mắt:

- Thằng khỉ! Tưởng mày bị cọp vồ chứ? Đi ăn cắp trái gì đó?

- Hỏi làm gì? Có một thứ hoa dại rất đẹp. Cho ai nè ?

Đoan sáng mắt lên khi thấy nhánh hoa dại trong tay Hướng

- Cho tôi đi !

Và nâng niu nhánh hoa dại, Đoan nghĩ đến tập ép hoa của mình ở nhà.

Giang vẫn còn thắc mắc:

- Tao không tin là với bàn tay mạnh như cọp của mày mà phải dùng dao để cắt một cành hoa dại.

Hướng cười bí mật:

- Kệ tao, dùng dao là quyền của tao. Bây giờ, tiếp tục xuống đồi!


***

Đoan cẩn thận đặt nhánh hoa dại ngay ngắn giữa tờ giấy báo, rồi đậy lại. Và Đoan bê một cuốn sách dầy đè lên. Chỉ độ ba, bốn ngày nữa, mở ra, Đoan sẽ được một nhánh hoa khô dễ thương và gắn vào tập ép hoa của mình.

Đoan bảo với chi. Thúy:

- Hướng nó cũng thích hoa dại lắm chi. Thúy ạ. Mà chiều nay nó khám phá ra thứ hoa này đẹp ghê, em chưa thấy bao giờ.

Chi. Thúy nói, trong khi vẫn chăm chú với công việc cua mình:

- Hướng tốt với Đoan như vậy, mà Đoan thì lơ đãng lắm! Trời không mưa thì trả áo cho nó, lại mang cả về nhà.

Đoan chối:

- Tại... em quên..

- Lúc nào chị cũng nghe là em quên. Tập tính lại đi cô bé! À, lúc sáng má có vẻ buồn Đoan đấy

- Chuyện gì hở chị?

- Má dặn Đoan mang theo áo mưa, rồi lại sợ Đoan quên má
đem áo mưa để ngay bàn nước. Thế mà cũng không đem. Má nói với chị là Đoan ít khi nào tỏ ra la vâng lời má.

Đoan cúi đầu, nói nhỏ:

- Em... em không cố ý. Lúc nào em cũng muốn cho má vui. Nhưng tại vì em rất ghét mang áo mưa.

- Một câu có chữ "nhưng" là một câu nói mâu thuẩn. Đoan phải chọn một trong hai điều, không bao giờ có chữ nhưng.
Đoan im lặng. Chị Thúy khuyên bao giờ cũng đúng. Và sự im lặng của Đoan cho chị Thúy ngầm hiểu là Đoan sẽ nghe lời chị . ChịThúy lại tiếp tục nắn bức tượng dở dang, và Đoan ngước nhìn những cách hoa Hoàng hậu rơi trước hiên nhà.

Đêm xuống thật bình yên. Thời gian và khung cảnh thuận tiện cho sự hồi tưởng. Đoan nhớ ngọn đồi trông xuống dòng suối. Chưa có dòng suối nào xinh như thế. Đoan thích những cảnh hoang và buồn như dòng suối đó. Hướng quả thật đã khéo lựa cảnh. Hình như tính của Hướng có vài điểm giông giống tính Đoan. Ý nghĩ này làm Đoan thấy ngộ nghĩnh. Đoan cười một mình, chi. Thúy hỏi:

- Chuyện gì mà thú vị thế?

- À, em nghĩ đến chuyện tụi bạn cứ gọi Hướng là "thằng khỉ".

- Ừ, nó cũng khỉ thật.

- Còn Giang là "Giang lé", tại mắt nó hơi lác lác, Văn là "Văn ăn vụng", và Huyền là "Huyền bò".

- Thế Đoan là gì?

- Tụi nó bắt chước chị, gọi "cô bé".

Chi. Thúy cười:

- Vậy là tên "thằng khỉ" với "cô bé" là nghe dễ thương nhất.

- Chẳng có hay chi cả. Em tức sao cứ gọi em là "cô bé". Người ta cao lêu nghêu thế này mà bé gì?

Chi Thúy trố mắt:

- Cha, bộ lớn lắm rồi sao? Năm nay bao nhiêu tuổi?

- Mười sáu tuổi tây.

- Thế là "nhớn" rồi hả cô bé?

Đoan cười:

- Ít ra cũng đến tuổi làm căn cước rồi chứ bộ!

Chi. Thúy không nhịn được cười. Nhưng bỗng chị nói, giọng trầm hẳn xuống:

- Hồi bằng tuổi Đoan, chị cũng thích làm người lớn lắm. Tới chừng lớn thật, xa gia đình, ra sống bon chen với đời, mới hay mình muốn trở lại tuổi bé thơ. Nhưng khó lắm, Đoan ạ!

Chị nghiêng đầu ngắm bức tượng thở ra:

- Đã lớn rồi, đã ra đời rồi! Muốn nhỏ lại, làm nũng với ba má cũng hết được rồi! Chừ kề với ba má ngày nào, là cố làm hết cách cho ba má vui. Chỉ có vậy thôi, chị thấy vẫn chưa đủ.

- Nhưng khi sống ở Sàigòn, chị cung thấy vui chứ?

- Không vui đâu Đoan. Không có nơi nào ấm bằng nhà của ba má mình cả. Dĩ nhiên là có rất nhiều bạn, có rất nhiều sinh hoạt. Nhưng mỗi khi chỉ còn một mình, nhớ ba má, nhớ em, phát khóc được Đoan ạ!

- Sao em không nghe Huyền nó nói như chị?

- Đoan quên là Huyền sống ở Sàigòn với cả gia đình sao? Nơi đó có ba, có má, còn gì bằng? Nên nỗi nhớ của Huyền đâu có bằng nỗi nhớ của chị. Huyền nó sống như thế, là nó đã xem Sàigòn như là quê hương của nó rồi. Quê hương đâu phải chỉ là mảnh đất, mà còn bao gồm những người thân nữa.

Lại một câu chí lý. Đoan thừ người ra, suy nghĩ. Những lời nói của chi. Thúy, không cãi vào đâu được,đã làm chùn ý định của Đoan. Từ khi Huyền ở Sàigòn về, Đoan có ý muốn nói với chi Thúy rằng nếu Đoan đậu, sẽ xin ba má cho Đoan vào học ở Sàigòn. Nghe Huyền kể những sinh hoạt trong trường của Huyền, Đoan rất ham thích và muốn mình được tham dự.

Trường của Đoan, một trường tư ở thành phố nhỏ, nghèo nên thiếu phương tiện để tổ chức những sinh hoạt cho học sinh. Huyền hứa, nếu Đoan đậu có hạng, Huyền sẽ nộp đơn giùm Đoan vào trường của Huyền thật dể dàng.

Đoan thở dài. Có lẽ phải đợi đến khi xem xong kết quả rồi mới ngõ ý với ba má và chị được. Bây giờ nói cũng hơi sớm. Chi. Thúy có nhiều tư tưởng chín chắn quá, nên ít khi Đoan dám trình bày với chị, sợ lời nói của mình quá vụng về sẽ không làm vừa lòng chị , trái ngược với những lúc vui vẽ tự nhiên, chị sẵn sàng đùa giỡn với Đoan như những luc còn thơ âu...
Chi Thúy hình như sắp nắn xong bức tượng. Chị nói:

- Đoan này. Nhìn thử xem ra hình thù gì chưa?

- Con gà - Đoan reo lên.

- Đúng rồi! Năm nay là năm Dậu, nên chị nắn con gà để cho nó đứng trên bờ tường. Chắc là ba sẽ thích lắm! Mỗi năm ba sẽ có một con để làm kỹ niệm.

- Em tiếc trong mười hai con giáp không có con cá để chị nắn vài chục con bỏ vào hồ nước.

Chi. Thúy cười khúc khích:

- Cần gì? Mình đã có đàn cá thật, xem vui mắt hơn. À, nói đến cá mới nhớ, Đoan đã cho cá ăn chưa nhỉ?

- Dạ rồi. Chị tưởng em đi chơi từ sáng rồi quên bầy cá của chị sao?

Chi. Thúy đưa một ngón tay len:

- Của ba, chứ không phải của chi.

Tự nhiên Đoan thấy bồi hồi. Đoan đến ngồi gần bên chị, hỏi nhỏ:

- Chi Thúy, em thấy nghỉ hè về nhà chị chỉ lo vẽ tranh, nắn tượng và trồng cây cho ba má. Ngoài những thứ đó, chị không nghĩ gì cả sao?

Chị Thúy nhìn Đoan trìu mến:

- Đoan muốn chị nghĩ gì nào?

Đoan không đáp, yên lặng nhìn một cách hoa nữa vừa rơi xuống trước mặt. Chị Thúy thở dài:

- Đừng bao giờ hỏi chị những câu khó trả lời nghen cô bé! Tối nay, tự nhiên chị thấy buồn buồn thế nào. Đoan vào xem ba má đã đi ngũ chưa, rồi đem đàn ra đây đàn cho chị nghe đi!

Đoan đứng dậy đi vào nhà. Ba với má vẫn còn ngồi trong phòng khách. Đoan nghe má nói với ba:

- Con Đoan nó cao lêu nghêu ghê chưa ông?

Có tiếng ba nói hơi nhỏ:

- Mười bảy tuổi mình rồi, còn gì? Nó sắp xa tôi với bà rồi!

- Ông chỉ nói bậy. đời này chứ bộ...

- Bà mới là nghĩ bậy. Bà không nhớ là năm nay nó mà đậu Tú Tài một, sang năm sẽ Tú tài toàn, rồi cũng phải vô Sài Gòn học như chị Thúy của nó. Không xa nhà thì là gì?

- Ừ nhỉ?

Đoan mỉm cười, và rón rén xách cây đàn ra sân. Lúc này chị Thúy đang thận trọng đặt bức tượng lên kệ gạch và đi đến giếng múc nước rữa tay, Đoan so dây đàn vừa xong thì chị Thúy cũng đã ngồi xuống chiếc ghế mây ben cạnh:

- Mai chị sẽ nắn tượng tiếp. Bây giờ Đoan đàn bản "Romance" đi

Những nốt nhạc cao mở đầu bài nhạc, nghe thánh thót. Không khí như đọng lại ở một nơi nào. Những cánh hoa đã ngừng rơi trước hiên nhà, chỉ còn trước gió những sợi dây leo đong đưa. Khu vườn trước mặt sũng đầy bóng tối. Tự nhiên Đoan cũng nghe lòng buồn hơn mọi khi. Âm vang của những tiếng đàn như trả ra tràn đầy cả một không gian thanh vắng.

VietDoll
10-16-2004, 01:04 AM
Khi Đoan bắt đầu chuyển sang đoạn hơi vui của bạn nhạc, chị Thúy nói nhỏ:

- Hình như có ai đến kìa, Đoan!

Ba con chó đang lim dim ngũ trong sân, bỗng chạy xô ra phía cổng, sủa inh tai. Có tiếng suỵt:

- Bông, Tô, Vện! Tao đây mà!

Đoan đứng dậy:

- Hướng phải không?

Người bên ngoài đáp:

- Hướng đây

Đoan dựng đàn trên ghế, chạy ra mở cổng. Ba con chó thôi sủa, quấn quít bên chân Hướng. Đoan hỏi:

- Hướng đi bộ à! Xe đạp đâu?

- Xe bỏ ở nhà. Chào chi. Thúy ạ

Chị Thúy tươi cười:

- Vô đây Hướng. Tối rồi mà đi đâu vậy?

Đoan vừa đóng cổng vừa nói:

- Biết rồi. Đến đòi áo mưa phải không? :P

Hướng gật đầu:

- Ừ, cho lại cái áo mưa đi. Mai đi họp trại

- Mai Thứ bảy mà họp trại gì? Xạo nhé!

Hướng ngơ ngác nét mặt:

- Ủa! Mai mới Thứ Bảy sao? Vậy mà cứ tưởng...

Chị Thúy nói:

- Thôi, thứ mấy thì mấy, vào đây chơi đã Hướng

Chị Thúy chỉ một cái ghế cho Hướng ngồi:

- Chiều nay đi chơi vui không?

- Dạ vui. Chiều nay chúng em đi ngắm suối.

Đoan cầm đàn lên gảy vài nốt:

- Đúng là ngắm suối, chứ chẳng được đến nơi, à mà Đoan không biết gọi tên suối đó là gì nữa, hở Hướng?

- Suối Dầu. Suối Dầu ở xa lắm chị Thúy ạ, chúng em phải đi bằng xe đò. - Đoan nè, tại bọn mình ham ngồi tán gẫu cả buổi trưa ở trên đồi, thêm nỗi hai thằng nhóc Giang, Văn mê ngũ nên tôi không dẫn đi hết những nơi đẹp. Có nhiều nơi tôi muốn dẫn Đoan đến mà không kịp giờ.

- Thì Hướng đã hẹn có một buổi nữa mà!

- Ừ thì đành là vậy, nhưng... sợ Đoan có nhàm không?

- Làm sao mà nhàm được ? Tôi thích hoa dại, ở đâu có hoa dại là được.

Hướng mở cuốn tập cầm nơi tay, lấy ra một xấp giấy mỏng, nhỏ:

- Cho Đoan nè! Hoa dại.

- Hoa dại? - Đoan reo lên - Hái ở đâu thế?

Hướng lắc đầu:

- Không nhớ nữa. Thấy đẹp là hái, lâu ngày quên mất chổ hái rồi.

Đoan tấm tắc nói một mình:

- Phải đóng thêm giấy vào tập hoa ép mới được.

Hướng đứng lên, đến bên chậu hoa Móng Tay.

- Đoan này, hoa móng tay cũng đẹp vậy.

- Nhưng Đoan không ép, vì nó không phải hoa dại, vì nó đã có tên. Tập của Đoan, chỉ toàn là hoa dại thôi.

Chị Thúy cười nhìn Hướng:

- Nhỏ Đoan, cái gì cũng phải tuyệt đối nó mới chịu.

Và chị tủm tỉm cười một mình, ý chừng chị buồn cười hai đứa nhỏ gặp nhau là nói chuyện vu vơ đâu không thôi.

Hướng bỗng nói:

- Thôi, về nha Đoan!

Đoan ngạc nhiên:

- Ủa, về hả? Bữa nào lại đi chơi, hẹn đi để Đoan nói lại với Huyền.

Hướng ngần ngại :

- Để rồi định sau. Bây giờ về nhà!

Chị Thúy nhìn Đoan, cười. Đoan đưa Hướng ra cổng. Lúc trở vào, Đoan nghe chị Thúy lẩm bẩm:

- Cái thằng, thiệt tức cười.

Và Đoan chợt nhớ ra rằng Hướng đã quên không đòi áo mưa về. ...
Không biết phải gọi tên là gì? Thứ tâm trạng của Đoan lúc này, nỗi buồn chăng? Không hẳn là thế. Chẳng có gì đáng để buồn cả. Bạn bè mới vừa kéo đến và kéo về. Mới vừa nô giỡn thỏa thích đây mà! Phải gọi là một sự trống rỗng chiếm đầy cả lòng. Một sự chán nản nào đó vây quanh khiến chân không buồn rời chiếc ghế để đi vào nhà, khiến tay không gảy nổi một nốt nhạc đủ làm xao động không khí nặng trĩu này, khiến môi không buồn cất tiếng hát đủ làm vui tai.

Đoan uể oải nhắm mắt lại. Tại sao lại có những phút giây như thế này? Đoan đâu muốn làm một người mệt mỏi . Thế mà sau những lúc vui giỡn với bạn bè, Đoan lại bị trả về sự trống rỗng. Phải chăng những thú vui đó quá nhàm chán? Không! Đoan vẫn yêu lũ bạn nhỏ như bao giờ. Huyền vẫn dể thương như con chim sáo. Giang vẫn kể chuyện tếu nghe không nhịn cười được. Văn là đứa luôn luon làm những cử chỉ khôi hài. Và Hướng lúc nào cũng đem lại cho Đoan những điều thú vị . Khó phân tích quá - cái tình cảm của Đoan.

Đoan thấy mình đang rơi vào một khoảng nào đó đầy sự buồn bực, đầy những hoài nghi, và có một tí gì sự ngóng đợi. Nhưng lại không hiểu mình đợi những việc nào xảy đến? Trong vùng đen của mắt, Đoan thấy một vòng tròn có Đoan đi luẩn quẩn trong đó. Lũ bạn thân chạy nhảy vòng quanh. Đoan hoảng hốt mở vội đôi mắt ra. Ánh nắng vẫn chiếu lập lòa trên lá cây. Lũ hoa móng tay đỏ sắc thắm, bình thản. Và những cách hoa Hoàng Hậu nở đầy đang chờ đêm đến rồi lại rụng rơi đầy sân nhà. Phải chăng vì khung cảnh này? Khung cảnh rộng rãi mà tù túng, thân yêu mà xa lạ? Phải chăng đã đến lúc "cô bé" cảm thấy mình muốn vượt khỏi khung cảnh này, đi đến một nơi nào xa? Phải chăng đã đến lúc con chim nhỏ muốn tìm thấy khoảng trời xanh rộng và những điều hay, lạ ở ngoài khung lồng chật hẹp?

Đoan buông thòng hai tay, thở dài. Không làm sao giải thích được những mâu thuẩn hiện diện trong ý tưởng. Tự nhiên Đoan muốn khóc. Tại sao không thể giản dị như hồi còn bé - vòi vĩnh, chơi đùa và ca hát? Tại sao không thể vô tư như mới năm ngoái, năm kia ? Lũ bạn thân cũng còn vô tư quá đi! Có đứa nào rắc rối như mình không? Hay là tụi nó chỉ biết đùa giỡn thỏa thích rồi về lăn ra ngũ? Có đứa nào biết rằng nhỏ Đoan - "cô bé" của tụi nó - đang mang một thứ tâm trang kỳ cục ghê gớm, khó phân tích, khó giải nghĩa và cũng khó cảm thông??? Đoan lại tưởng tượng rõ ràng cảnh vui đùa ban nãy ở trước mặt. Giá mà tụi nó có ở đây lúc này, Đoan sẽ trút hết bực bội vào tụi nó. Đoan sẽ hét to lên một tiếng, cho nhỏ "Huyền bò" giật mình mà ngưng tiếng cười giòn, cho "Giang lé" và "Văn ăn vụng" ngưng tay đánh cờ, và Hướng - "thằng khỉ" đang leo chồm hổm trên cây ổi, sẽ thất kinh mà rơi xuống đất.

Ý nghĩ vừa roi làm Đoan bổmg bật cười thành tiếng. Âm thanh nghe vỡ dòn làm tan cái không khí nãy giờ bị chùng xuống, và cũng làm tan những ấm ức vô lý trong lòng cô bé. Nếu trước mắt Đoan quả thật có Hướng vừa mới té xuống, lồm cồm ngồi dậy và mở cái miệng còn đang nhai đầy ổi trách móc Đoan thì chắc là buồn cười lắm. Tự nhiên Đoan thấy tội nghiệp Hướng. Chỉ trong ý tưởng thôi, mà Đoan thấy mình cũng quái ác. Bạn bè dể thương như thế, mà lại không thương, cũng kỳ! Đoan tự trách mình rồi nhất quyết đứng dậy. Phải làm một cái gì cho tay chân đỡ thừa thãi. Đoan với lấy cây chổi xương trong góc cửa, bước xuống sân quét dọn những mảnh vỏ ổi mà Hướng đã ăn và xả đầy mặt đất.
Có tiếng con Bông sủa mừng. Má và chi. Thúy đi chợ đã về. Tay mỗi người đều xách một giỏ nặng trĩu. Trông Má gầy đi và hơi lom khom. Đoan đỡ lấy giỏ cho má:

- Hôm nay giổ anh Đạm hở má?

- Ừ! Con đã chùi lau bàn thờ chưa?

- Dạ, xong cả rồi. Tụi bạn con vừa mới kéo tới ăn ổi xả một sân, con mới quét đó.

Chi. Thúy nói:

- Sao khong bảo tui nó ở lại ăn giỗ?

- Huyền nói nó sẽ trở lại. Còn ba đứa kia có việc bận.

Chi Thúy đến múc nước ở giếng lên rửa mặt. Đoan hoi:

- Chị với má đi bộ sao trông mệt vậy?

- Ừ, ở chợ về đây hơi xa, nhưng má lại muốn đi bộ

- Sao lạ vay?

Chi Thúy cắn môi, nói nhỏ:

- Hình nhự... má muốn tỏ ra là má vẫn còn manh khỏe lắm. Mà thật, má vẫn đi bộ giỏi, giỏi hơn cả chị... Còn ba, ừ tội nghiệp ba, ba thì yếu thấy rõ. Đoan, em có thấy như thế không?

Đoan luống cuống như bị đặt trước một câu hỏi khó trả lời. Đoan thấy hai mắt chị Thúy hơi đỏ lên. Hình như chị sợ Đoan thấy nên quay đi. Đoan nghe giọng chị như sũng ướt:

- Cứ mỗi lần giổ anh Đạm, chị lại buồn thế nào ấy! Thương ba má vô cùng. Đã ba năm rồi, nhưng chẳng bao giờ thấy sự thương nhớ của ba má giảm một tí nào. Chắc đời ba má khóc hoài cho anh ấy.

Chị Thúy lại thở dài:

- Nuôi con cho lớn, mạnh đứa nào đứa nấy tìm đường đi. Anh Đạm đi mãi không về nữa. Anh Tuấn, thằng Long cũng ở xa. Chị thì cũng phải đeo đuổi sự học. Mai mốt nữa đến Đoan. Đoan, em có nghĩ đến ngày xa ba má không?

Đoan thừ người đứng nhìn chị Thúy. Vừa thấy thương chị, Đoan lại thấy có một sự ngăn cách nào quá lớn khiến Đoan khó mà nói cho chị biết ý định của mình.

...

Huyền đến trễ nhất, và đi với một cô bạn. Cái miệng mở ra huyên thuyên ngay từ ngoài cổng:

- Đề nghị hôm nay khoan đi Suối Dầu. Tôi có một nơi này, kể ra ai cũng sẽ mê.

Đoan lườm một cái:

- Bốn đứa đợi nhà ngươi mỏi cả mắt, tưởng chết ở đâu rồi. Vô đây đã rồi tính sau.

Huyền nắm tay cô bạn, bước lên thềm.

Trước sân nhà Đoan đã có Hướng, Văn và Giang ngồi đợi. Huyền nói:

- Xin giới thiệu đây là Thái, hoc cùng lớp với tôi ở Gia Long. Còn đây là các bạn của Huyền mà Huyền thường nói với Thái đó! Anh chàng đang nhai ổi này là Hướng, anh này là Văn, đây là Giang. Còn cô bé chủ nhà đây thì chắc Thái đoán ra rồi.

Cô bạn mới quay qua nhìn Đoan, nhoẻn miệng cười:

- Thái biết rồi! Đoan phải không? Nghe Huyền nhắc Đoan hoài, và khen tài của Đoan lắm. Thái vẫn ao ước được làm quen với Đoan.

Đoan đỏ mặt:

- Trời ơi ! Nho? Huyền nó đã nói gì? Thái mà chơi với Đoan lâu, Thái sẽ thất vọng.

Thái cười. Gương mặt của Thái thật hiền và có một vẻ gì khiến ai cũng thấy mến. Đôi mắt của Thái đen, sâu và buồn. Đoan cảm thấy khó có thể nói những lời chào hỏi khách sáo với cô bạn mới, nên chỉ biết im lặng và cười. Huyền lên tiếng:

- Thái cũng người cùng quê với mình, nhưng ở tận Vạn Giả cơ. Ở trên Sàigòn, Thái trọ nơi nhà bà dì. Hôm qua Huyền đi chợ đầm gặp Thái, hắn rủ bữa nay về nhà choi cho biết. Sẵn bọn mình hẹn nhau đi chơi, thôi thì kéo nhau đến nhà Thái luôn. Lâu ngày cũng nên đi xe lửa để đổi không khí một chút, đồng ý không?

Cả bọn nhìn nhau dọ ý. Đoan nói:

- Sao cũng được. Nhưng sợ cả lũ kéo đến nhà Thái rồi có gì phiền không?

Thái vội nói:

- Không đâu, chính Thái muốn mời các bạn đến mà! Nhà Thái có một vười dừa, tha hồ ăn. Có một cái ao để câu cá và bơi xuồng. Các bạn muốn làm gì cũng được. Ba má Thái rất thích có bạn trẻ chúng mình về chơi.

Giang vui mừng:

- Tôi xin hoan nghênh trước. Tôi rất khoái chèo xuồng. Còn phần leo cây dừa đã có thằng Văn lo.

Hướng kêu lên:

- Tao nữa chứ! Van mày ở dưới đỡ và bổ dừa, tao leo lên hái dừa cho.

- Như thế là ai cũng bằng lòng đi rồi há! -Đoan noi-. Đoan thì đi đâu cũng được. Nhưng phải vào xin phép lại đã. Má và chi. Thúy vẫn nghĩ là tụi mình đi Suối Dầu.

Đoan gặp má trong nhà bếp. Cả chị Thúy cũng vua mới đi vào, tay cầm một bó rau mới cắt sau vườn. Má bằng lòng ngay khi nghe Đoan xin đi Vạn Giả. Chi Thúy suýt soa:

- Đoan được đi xe lửa thích nhé! Nhưng nhớ chiều phải về sớm đấy.

Đoan đáp, mặt thản nhiên:

- Tại tụi nhóc ưa rủ đi chơi thì em đi, chứ sao em chả thấy hứng thú gì hết chi Thúy à.

- Tại sao lạ vậy?

Đoan lắc đầu, sắp sửa lại những vật dụng trong chiếc giỏ mây.

- Em không biết nữa.

Đúng lúc đó cả bọn cũng vừa vào nhà chào má và chi. Thúy để đi.

Lũ trẻ vui tươi như chim sáo. Chị Thúy thì thầm bên tai má:

- Sao Đoan nó buồn buồn chuyện gì vậy má?

- Chắc... nó lo kết quả thi khong biết ra sao chứ gì?

- Không phải thế đâu. Nó hy vọng lắm mà. Con bé thật khó hiểu.

- Con nhớ nhắc nó đem áo mưa.

Chi. Thúy toan gọi em lại, nhưng thôi. Và chị nói:

- Chắc trời không mưa đâu má. Trờ khô queo cả tháng nay. Nhưng không lo, rủi có mưa...

Chị bỏ lửng câu nói, và tủm tỉm cười một mình...

VietDoll
10-16-2004, 01:05 AM
Bên ngoài, bọn trẻ đã ra khỏi cổng và đón xe lam đi đến nhà ga. Như những con chim lâu ngày thèm bay nhảy, bọn trẻ hấp tấp mua vé, và dành nhau leo lên xe lửa. Hướng đã đề nghị rằng cho dể dàng ngắm cảnh dọc đường và để cho thoải mái, nên mua vé đi toa hạng ba. Sáu người tưởng được thoải mái trong toa hạng ba mới đầu rộng thênh thang. Nhưng chỉ một lúc sau, toa xe chật ních những thúng, rổ, quang gánh của những người bạn hàng. Tuy vậy, không ai cảm thấy khó chịu. Hướng lại thêm một "sáng kiến":

- Tụi mình đứng dậy hết, ra cửa đứng cho vui. Nhường chổ cho các bác ngồi.

Cả bọn lại vui vẻ làm theo lời Hướng. Xe lửa rúc còi, chuyển bánh. Ba tên con trai huýt sáo vang rân. Đoan cũng làm theo như các bạn, từ lúc ra khỏi nhà. Đoan cũng tung tăng chân sáo chạy tìm xe lửa, leo lên toa hạng ba, líu ríu tìm chỗ ngồi, và hoan hỉ đứng dậy nhường chỗ cho một bà hàng khoai. Đoan nghĩ mình cũng sống một cách nhiệt tình như mọi người. Nhưng Đoan xét lại hình như mình chỉ làm những hành động hòa hợp ấy một cách vô ý thức. Thật ra, tâm trí của Đoan đang để ở đâu đâu. Mọi vật chung quanh Đoan mang một vẻ thờ ơ . Đoan nhìn, mà không một ý tưởng nào gợn lên trong đầu. Khi bạn bè đang nói ríu rít bày tỏ sự náo nức của một kẻ được đi xa thành phố, thỉnh thoảng chêm những câu khôi hài để lại cười với nhau vui vẻ thì Đoan, cũng nhếch mép cười, nhưng không hiểu tại sao mình cười. Rồi cũng như bao lần trước, tâm trạng kỳ lạ cũ lại trở về. Một sự trống rỗng ở trong tâm hồn.

Một sự chán nản vây kín tư tưởng. Đoan thấy nghẹn ngào ở cổ. Nước mắt nếu không ngăn lại, chắc sẽ ứa ra. Không lẽ cứ sống mãi trong tình trạng này ? Cái gì đã thay đổi, trong lòng cô bé? Không lẽ cứ buồn bực những chuyện đáng yêu, và ngóng đợi những gì vô hình? Cuộc sống của Đoan -từ thưở nhỏ- Trải ra êm đềm quá. Cho đến nay, bổng nhiên Đoan thèm có một sự gì thay đổi. Giống như mặt nước phẳng lặng muốn có một làn gió đủ để xao động. Và trong những người vây quanh, Đoan muốn có một hình ảnh nào thật trội, để mà nghĩ đến nhiều hơn, để có một niềm hoài vọng, hay một sự lo lắng. Giống như người thầy giáo thích tìm trong đám học trò của mình một người xuất sắc.

Cuộc đời, phải chi giống như truyện, giông như kịch - đừng giống như một bài thơ êm ả. Cuộc sống của Đoan không giống truyện, không giống kịch. Đoan sống giữa những người thân, yêu thương chiều chuộng Đoan - ba má, chi Thúy, anh Tuấn, anh Long. Đoan có một lũ bạn thân de mến - Huyền, Giang, Văn, Hướng. Tụi nó cũng như Đoan, không có gì để suy nghĩ, để lo lắng, để thắc mắc, ngóng chờ. Và cứ thể mãi sao? Đoan sẽ thi đậu, sẽ lên lớp, và sẽ sống mãi ở thành phố này - thành phố vừa u sầu, ôm ấp bởi núi non, vừa dõi mắt háo hức nhìn ra biển cả. Rồi đời người sẽ qua. Rồi sẽ lớn, và già và sẽ chết. Không có gì đặc biệt. Không như bản đàn : "Romance" bổng nhiên đổi giọng vui tươi sau những âm điệu trầm buồn.

Xe lửa đột nhiên tối om lại. Nó đang chui qua một cái hầm. Không ai nhìn thấy mặt ai. Nhưng Đoan nghe rõ ràng tiếng của Hướng, Văn và Giang đang hú lên như mọi gia đỏ. Tụi nhóc thật nghịch quá chừng! Tiếng hú làm cho không gian nghe rơn rợn. Bọn con gái nắm lấy tay nhau, vừa cười vừa sơ. Mùi than đá hăng hắc ở mũi. Đoan bổng nghĩ ra một điều hơi ngồ ngộ. Khung cảnh đang sáng bỗng tối đen lại - một sự thay đổi chăng? Ít ra cũng làm cho cuộc hành trình đỡ nhàm chán. Trong bóng tối Đoan mỉm cười một mình, tự chế nhạo mình, sao lẩm cẩm "không giống ai".

Đang miên man suy nghĩ, xe lửa ra khỏi hầm, làm mặt Đoan :Da lên vì ánh sáng lại lan đầy khắp nơi. Nhưng bên tai Đoan bỗng nghe tiếng kêu van. Đoan quay lại và suýt rú lên vì một đôi mắt lèm nhèm bẩn thỉu đang hấp háy nhìn mình. Đoan hoảng hốt vịn lấy vai Huyền làm Huyền giật mình. Một người ăn xin? Một người ăn xin dẫn theo bốn người nữa. Một gia đình ăn xin? Người nào cũng có một đôi mắt lèm nhèm như vậy. Thái lanh tay bỏ vào chiếc mũ rách của người đi đầu mười đồng bạc. Ngay lúc đó, người đi cuối bắt đầu trổi đàn cò. Và đám người ấy - cả gia đình ăn xin ấy - thay nhau hát một bài cổ nhạc, và lũ lượt dắt nhau đi khắp toa xe.

Đoan cố gắng nén nỗi bàng hoàng, thở ra. Hình ảnh này không phải xa lạ gì đối với Đoan. Từ nhỏ, mỗi lần đi xe lửa với ba má, Đoan đều được trông thấy những người ăn xin như vậy. Nhưng lần này họ đã hiện ra ngay bên Đoan sau khi xe lửa vừa ra khỏi hầm khiến Đoan sợ hãi quá. Đoan cảm thấy nghẹt thở. Một nỗi lo sợ vô cớ tràn đầy tâm hồn. Hướng toe miệng ra cười:

- Tội nghiệp cô bé, hoảng hồn chưa?

Đoan gượng cười, không đáp, đưa mắt nhìn ra cảnh bên đường. Một thung lũng đầy hoa. Hướng chỉ tay:

- Hoa dại kìa Đoan!

- Ừ nhỉ! đẹp quá! Ước gì...

Hướng tiếp lời:

- Ước gì xe lửa ngừng ở đây nhỉ!

Thái lên tiếng:

- Xe sắp ngừng rồi đó. Sắp đến một cái ga và chúng mình sẽ đến Vạn Giả.
Nhà của Thái quả đúng là một nơi lý tưởng cho sự vui chơi của bọn trẻ. Sau khi đi một quãng hơi xa từ ga Vạn Giả, cả bọn đến một xóm nhà yên tĩnh. C on đường dẫn vào nhà Thái rợp mát bóng cây. Thái chỉ tay về phía trước:
- Nơi có mấy ụ rơm trước sâu là nhà của Thái đó!

Nhà Thái không có vẻ khang trang như nhà của Đ. Nó mang sắc thái chung của những nhà lân cận, ở vùng Vạn Giả này. Một căn nhà chính bằng gạch, và chung quanh là hai ba căn phụ, nhỏ, mái lợp tranh và tường bằng đất. Cũng không có những luống hoa trang trọng như ở nhà Đ. Nhưng ở đây có cả một khoảng sân rất rộng để chất rơm và phía bên hông là một vườn dừa rất mát mẻ. Thái hân hoan dẫn cả bọn đến chào cha mẹ và giới thiệu với mấy đứa em. Nhận ra sự háo hức của mấy tên con trai, Thái vui vẻ nói:

- Ba mẹ Thái rất dễ, các bạn đừng ngại chi cả. Bây giờ mấy anh có thể leo lên hái dừa, để Thái đi nấu cơm trưa, nay chúng mình ăn cơm chung với nhau nhé!

Huyền nhanh nhẩu:

- Để bọn này phụ với Thái.

Thái chỉ thằng em lớn:

- Em Thái sẽ đi câu một ít cá ngoài ao. Tha hồ mà ăn. Huyền và Đoan nãy giờ đi xe chắc mệt lắm, lên nhà nghỉ nhé!

Và Thái kéo tay Huyền, Đoan đi lên căn nhà gạch, vào gian dùng làm phòng khách. Thái nói:

- Hai bồ ngồi ở ghế chơi cho đỡ mệt. Thái ra ngoài tí nhé!

Bóng Thái khuất sau cửa phòng. Huyền và Đoan ngồi ở bộ sa lông kiểu cũ. Phòng khách vắng và buồn. Chừng như Huyền không chịu được không khí như vậy, nên nhớm đứng lên:

- Đi ra sân chơi, Đoan!

Đoan uể oải nói :
- Tự nhiên mình mệt thế nào ấy! Hay là Huyền đi đi, mình ngồi đây một tí rồi sẽ ra sau.

Còn lại một mình Đoan ở phòng khách. Một nỗi trống vắng lại xâm chiếm tâm hồn cô bé. Đoan ngả người trên nệm ghế, ngước mắt nhìn lên.

... Bổng nhiên Đoan gặp một... đôi mắt đang chăm chú nhìn mình. Một đôi mắt đẹp, sâu và buồn. Đôi mắt ấy như muốn nói với Đoan điều gì. Đoan giật mình, hoảng hốt, lấy lại thế ngồi tự nhiên. Linh hồn như biến đâu mất, trong một tích tắc, rồi trở lại. Và trong khoảnh khắc đôi mắt lạ kia chợt biến mất, Đoan nhìn khắp phòng,van yen ắng nhu lúc Đ vừa buớc vào, không một bóng ng` ...
Bổng nhiên Đoan gặp một... đôi mắt đang chăm chú nhìn mình. Một đôi mắt đẹp, sâu và buồn y hệt như đôi mắt của Thái. Đôi mắt như muốn nói với Đoan điều gì. Đoan giật mình, lấy lại thế ngồi tự nhiên. Linh hồn như biến đâu mất, trong một tích tắc, rồi trở lại. Chỉ là một tấm ảnh bán thân rất lớn treo ở trên tường. (hồi bũa hù mí sis là ma, có sợ miếng nào kô đây? ) Tấm ảnh của một người con trai, có đôi mắt rất đẹp và buồn, mà Đoan chắc không ai khắc hơn là anh của Thái.

Người con trai có gương mặt vuông vuông, sống mũi rất thanh và nhất là đôi mắt - Đoan không biết phải dùng ngôn từ nào để diễn tả. Đôi mắt như cửa sổ của một tâm hồn phải đa tình lắm. Con người này, chắc phải là một con người đặc biệt khác thường. Bỗng nhiên Đoan cảm thấy bao nhiêu sự mệt mỏi như tan biến tự lúc nào. Tay chân bỗng hết uể oải và tâm trí bỗng rạng rỡ lạ thường.

Đ đứng lên, đến ngắm kỹ bức hình và rồi nhận thấy rằng trên tường không phải chỉ có bức hình ấy , mà còn nhiều thứ nữa kích động lòng tò mò của Đoan. Một tấm huy hiệu rất đẹp, của một bút đoàn. Một bức tranh vẽ Thái đứng bên cây dừa cao, màu sắc thật khéo. Một cây đào Tây Ban Cầm treo cạnh bức chân dung. Đ lại bước đến gần chiếc bàn nhỏ kê ở góc phòng. Trên bàn có những bức tượng be bé, nét điêu khắc thanh nhã vô cùng. Một tập ảnh để cạch đó làm Đoan thêm tò mò. Đoan cúi xuống nhìn kỹ dòng tên ở góc bìa sách : ĐOÀN HÀ NGUYỄN. Đoan mỉm cười thú vị, và nhẹ nhàng lật tập ảnh ra. Biết được tên người rồi đó nhé! Biết cả hình của người nữa.

Người - trong tấm ảnh này - đang sinh hoạt giữa đám bạn bè, trông trội hẳn đấy chứ! Rồi kia, người đang vui tươi ngồi trên chiếc xe gắn máy trong một sân trường nào thật đẹp. Đây nữa, người đang bơi xuồng với đàn em. Lại có một bức ảnh người đang vẽ tranh, một bức ảnh đang đánh đàn, rồi thì đang cúi đầu trên trang sách. Người đang sống vui vẻ quá, đang sinh hoạt nhộn nhịp quá, và những giây phút suy tư của người, cũng nghệ sĩ quá! Còn nụ cười và đôi mắt của người, có một sự thu hút nào mãnh liệt vô cùng. Đ gấp tập ảnh lại, nhìn một lần nữa dòng tên của người. Đoàn Hà Nguyễn! Tên người cũng hay hay như hình bóng của người vậy.

Đoan nghe một nỗi gì vui vui hiện đến trong lòng. Cô bé đi lại quanh phòng để tìm thêm những điều mới lạ. Và cô bé thấy một máy thâu băng nhỏ. Lại có tên "Đoàn Hà Nguyễn" dán trên máy. Một cuộn băng đang nghe dở dang. Tánh nghịch ngợm từ thưở nhỏ trổi dậy, Đoan nhẹ tay bấm nút, một giọng hát trầm ấm cất lên. Một đoạn nhạc nào rất mới lạ Đoan chưa từng nghe. Những lời hát rất ngọt ngào như lời vỗ về an ủi. Những nốt nhạc thánh thớt vô ngần... Người đã soạn nhạc, và đã đàn, đã hát... Đoan ngồi xuống ghế, và khép đôi mắt lại. Người như từ cõi xa xăm nào tình cờ hôm nay đến chiếm một khoảng lớn trong tâm hồn cô bé.

Người là ai? - Đoàn Hà Nguyễn, một thiên thần, một nghệ sĩ, một con người. Có phải chính con người ấy, là câu trả lời cho sự buồn bực, sự hoài nghi và lòng ngóng đợi của cô bé chăng?

Đoan chợt mở mắt ra, vì linh cảm có ai đang đi vào phòng. Một đôi mắt nhìn mình. Không phải mắt của người, mà lại là đôi mắt của Thái ...

VietDoll
10-16-2004, 01:05 AM
Đ chợt mở mắt ra, vì linh cảm có ai đang đi vào phòng. Một đôi mắt đang nhìn mình. Không phải mắt của người, mà là đôi mắt Thái. Mắt Thái cũng đen, sâu và buồn như vậy. Thái hơi ngạc nhiên một chút khi nghe tiếng hát, nhưng hiểu ra ngay. Thái nắm tay Đoan, và nhìn về phía máy hát, nói:

- Anh của Thái hát đó!

Tự nhiên Đoan hơi thẹn, Đ sợ Thái biết được nãy giờ mình đã làm gì. Phải che dấu đi thứ tình cảm nhỏ bé đó. Đoan cố lấy vẻ mặt tự nhiên, và làm như xem moi việc khong có gì đáng kể. Và Đoan gắng hỏi bằng một giọng bình thường:

- Anh của Thái... Ở đâu?

Đôi mắt của Thái chợt nhìn xuống, mày nhíu lại. Thái đáp rất nhỏ, và không nhìn Đ:

- Anh ấy... Ở xa, nhưng... có về nhà luôn. Mỗi tuần anh ấy đều có về.

Giọng của Thái có vẻ run run, nhưng Đoan không để ý. Đ tiếp lời một cách tình cờ:

- Chủ nhật?...

Thái gật đầu vài cái thật nhẹ. Rồi Thái kéo tay Đ:

- Đoan ra ngoài nay, xem mấy anh kia đã hái được mấy trái dừa to lắm. Cả bọn đang hè nhau bổ dừa vui ghê! Thấy thiếu Đoan nên Thái vào gọi đó. Chắc hết mệt rồi chứ gì? Nếu còn mệt, bảo đảm uống một ly nước dừa là khỏe ngay. Nhưng Đoan phải hứa là tí nữa Đoan đàn cho Thái nghe nhé! Huyền quảng cáo Đoan dữ lắm đó! Phải cho người ta thưởng thức tài nghệ với.

Những lời huyên thuyên của Thái kéo Đoan ra tận gốc dừa. Dù tiếc rẻ với bài hát của Nguyễn đang lở dở trong nhà, nhưng Đ vẫn cố thản nhiên đi theo Thái, và giữ nét mặt vô sự nhìn các bạn đang reo hò vui vẻ. Huyền, Giang, Văn đang xúm lại bổ dừa. Còn Hướng thì đong đưa trên ngọn dừa cao. Đoan đưa tay lên miệng, làm loa gọi:

- Hướng! Coi chừng té. Tham ăn vừa chứ! Dừa chứ không phải ổi đâu mà ăn tại chỗ nhé

VietDoll
10-16-2004, 01:06 AM
Chuơng Hai

Nguyễn! Chính Nguyễn đã là hình bóng ám ảnh Đoan suốt cả một tuần. Ở trước mắt Đ, bây giờ hồ như không còn ai cả. Chỉ có Nguyễn, sống động như biển khơi - và đôi khi cũng trầm lặng như hồ thu. Trong trí Đoan, lúc nào cũng như có đôi mắt sâu buồn của Nguyễn đang chăm chú nhìn, và bên tai như có tiếng hát ấm áp cùng giọng đàn êm ngọt.

Nguyễn đã đến, qua bức chân dung, qua tập ảnh nhỏ, qua chiếc mấy thâu băng - trong một giây phút ngắn ngủi ở nhà Thái - với Đ, bằng cả năm dài. Phải thế không? Người ta chỉ cần vài giây thôi, đủ bằng mấy tháng mấy năm tìm kiếm. Một giây phút sống động, một phút giây đầy niềm cảm xúc đủ lưu lại trong tâm trí cô bé những nỗi nhớ vô biên. Đoan bỗng dưng thấy lòng mình có một sự thay đổi, khó giải thích, nhưng hết sức thú vị . Đoan đã thoát ra khỏi những muộn phiền vô cớ. Đoan cảm thấy yêu đời, yêu tất cả mọi cảnh vật xung quanh. Bởi vì ở đâu đâu Đoan cũng thấy như có Nguyễn hiện diện. Khi chim hót trên ngọn cây Kim Quất, hồ như có tiếng đàn ấm của Nguyễn phụ họa theo. Khi cá lội trong hồ nước trong vắt, có dáng Nguyễn ngồi vẽ lại cảnh nên thơ. Khi hoa Hoàng Hậu rơi rụng trước hiên nhà cũng có Nguyễn lắng cảm xúc ghi thành lời nhạc. Và lúc Đoan đàn một mình cơ hồ có Nguyễn ở một phía vô hình nào cất tiếng hát theo. Có phải Nguyễn như đáp số cho bài toán khó khăn của Đoan? Có phải Nguyễn là câu trả lời như mọi nỗi băn khoăn mới chớm lên trong lòng cô bé?

Đoan cảm thấy đời sống như đã có một vài đổi thay - những đổi thay thú vị trong một khoảng đời bình lặng êm đềm và đổi thay trong tư tưởng đủ để mỗi khi nghĩ đến cô bé lại thấy tim đập nhanh một chút và lòng xuyến xao lạ thường. Nhưng luôn luôn cô bé tự nhủ. - Phải che dấu đi, thứ tình cảm riêng tư đó, và triệt để che dấu, cô bé đã không hé răng cho một ai biết nỗi niềm riêng của mình. Cô bé cảm thấy như mình vừa phạm tội - một tội đáng yêu - mỗi khi nghĩ đến Nguyễn lòng lại hồi hộp lên như sợ ai nhìn thấu tư tưởng mình. Chỉ dám hỏi đón đầu Thái một câu "Anh của Thái chỉ về nhà ngày chủ nhật ? " Vì Thái nói anh ở xa, mỗi tuần đều có về - thì Đ phải đoán là ngày chúa nhật. Thế thôi, Thái không cho biết gì thêm và như vậy Đoan cũng ngại ngùng không hỏi gì nữa. Đoan sợ Thái biết được Đoan đã tò mò tìm hiểu Nguyễn qua những vật dụng trong nhà, sợ Thái biết rằng Đoan đã ngẩn ngơ khi chạm phải đôi mắt của Nguyễn trong bức chân dung, và đã lâng lâng tâm trí khi lắng nghe lời hát của Nguyễn.

Ngược lại, Thái cũng không để ý đến sự đổi thay nơi Đoan. Cả lũ bạn nhỏ cũng vậy. Không ai biết gì về Đoan. Điều này làm Đoan đỡ áy náy hơn. Hôm ấy, Đ. phải giữ nét mặt bình tĩnh ghê lắm để không ai nghi ngờ. Đoan vẫn hòa mình vào những câu chuyện vui vẻ, vào những cuộc chơi lý thú. Giang chèo xuống đưa cả bọn đi, vòng một cái ao rộng. Đoan phải đàn cho tất cả bạn bè nghe. Không ai biết cô bé vừa đàn vừa ngóng mắt về phía gian nhà gạch - nơi mà cô bé nghĩ rằng có Nguyễn chiếm hữu tất cả những vị trí khắp nơi. Ba me Thái rất hiền hòa, để mặt bọn trẻ chơi đùa, ăn uống nhau. Cuộc vui kéo dài đến mãi bốn giờ chiều, năm đứa mới rủ nhau về.

Đoan sợ cả lũ bạn thân. Tụi nó vô tư quá đi ! Nhưng nếu lỡ có đứa biết được ý nghĩ của Đoan thì sao ? Biết đâu được... Huyền, Giang, Văn, Hướng... đứa nào cũng lém lỉnh cả. Rủi nó biết được, Đoan sẽ mắc cở chết thôi. Đoan sợ luôn cả chi Thúy nữa. C hị có vẻ lưu tâm đến sự vui buồn của Đoan lắm. Đ. không dám hé môi nói gì với chị, ngoài những khi phải trả lời những câu hỏi của chị Đoan không có cái bạo dạn của mấy cô bé trong phần đông những cuốn tiểu thuyết, hơi một tí là xà vào lòng mẹ hay ngồi bên chị kể lể, tâm sự. Dầu thương chi. Thúy rất nhiều nhưng Đoan nghĩ sẽ không bao giờ Đoan nói với chị điều ấy. Đoan thấy thứ tình cảm lạ đó, nó yếu đuối, bé mọn lắm - cần phải che dấu đi với tất cả mọi người. Nhưng trái lại, ở trong Đoan, nó lại mạnh mẽ to lớn, chiếm đầy cả con người... Nguyễn! Một hình ảnh xa lạ chợt thân mến, chưa gặp nhưng hồ như đã quen nhau tự đời kiếp nào
-Con nhà Hướng nhắc, ta mới nhớ. Chết không! Đ. vội vã lấy tờ giấy báo có ép cánh hoa dại ở Suối Dầu ra xem. Lá và hoa đã khô lại và mỏng ra. Màu hoa vẫn không phai. Hướng mới nhìn thấy đã suýt xoa:

- Đoan gắn vào tập đi! Để ở ngoài nó rách hết đó.

- Dĩ nhiên rồi. Đoan đã ép đến trang thứ hai trăm thì thôi, không ép nữa.

Hướng trố mắt:

- Sao vậy?

- Vì Nha Trang gần hết hoa dại rồi. Đi đâu cũng gặp lại những thứ hoa cũ. Sợ còn không đến hai trăm thứ hoa.

- Tại Đoan không biết, chứ nếu đi đến những nơi xa xa như ngọn đồi hôm nọ, có nhiều loại cậy hoa dại đẹp "dễ tào"...

- Gì gì? Hướng nói lại... "dễ tào" là gì?

Hướng cười:

- Danh từ nhập cảng từ Sàigòn đó. "Dễ tào" là dể sợ, là ghê lắm, là vô cùng, là... là...

Đoan cũng cười, xua tay:

- Thôi, biết rồi! Nói tiếp chuyện đi ! Bộ Hướng tưởng trời sinh hoa dại cho tụi mình hái hoài sao?

- Chứ gì nữa?

- Hướng lầm rồi! Ta gọi chúng là hoa dại bởi vì chưa ai đặt tên cho chúng. Nay mai có những thi sĩ, những văn sĩ, hay những nhà thực vật học sẽ lưu ý đến chúng, và sẽ đặt cho mỗi loại một tên. Chúng sẽ không còn là hoa dại của tụi mình nữa. Mà chúng sẽ tầm thường như hoa Cúc, hoa Hồng, hoa Móng Tay, hoa Hoàng Hậu trong sân nhà này vậy thôi.

Đoan thở dài:

- Lúc đó, tập hoa của ta, ta sẽ vứt đi một xó.

Hướng ngạc nhiên trước thái độ của Đoan. Đôi mắt anh chàng mở tròn như để tìm xem cô bạn của mình đã có gì buồn bực. Nhưng Hướng vẫn không thấy gì hơn là: Đoan vẫn dể thương, dễ mến và đáng được mọi người chìu chuộng. Hướng nói:

- Thế nếu mà Nha Trang này quả thật hết hoa dại, thì Đoan sẽ tìm ở đâu?

- Nếu chưa đủ hai trăm cây, Đoan sẽ hái thêm ở... Sàigòn.

Hướng giật mình như một lò xo. Điều này thật tình chưa bao giờ Hướng nghĩ tới.

- Đoan vô Sàigòn?

Đoan không để ý đến sự ngạc nhiên của Hướng, vui hẳn lên:

- Huyền nó chưa nói cho Hướng nghe à? Nó bảo nếu Đoan đậu cao, nó sẽ nộp đơn xin cho Đoan vào đệ nhất Gia Long học với nó.

- Hướng đâu có nghe Huyền nói gì?

- Đoan cũng bảo nó khoan nói cho ai biết, vì kết quả chưa có mà! Nhưng sớm muộn gì, trong năm nay, không thì lúc lên đại học, đứa nào cũng phải vô Sàigòn.

Hướng vẫn chưa hết ngơ ngác:
- Nhưng... sao Đoan lại thích học đệ nhất ở trong ấy?

- Vì trong ấy học vui, nhiều sinh hoạt, đầu đủ phương tiện. Đoan lại không lo chỗ ở, vì đã có chi Thúy trọ học trong Sài Gòn rồi. Với lại, Hướng thử nghĩ, nếu Đoan xin vào trường công, Đoan đỡ tốn tiền một năm học, trong khi ở đây ba má phải lo cho Đoan học trường tư. Hơn nữa...

Đoan bỗng nghĩ đến Nguyễn, và im bặt. Nguyễn hiện ra, to lớn, lôi cuốn. Đoan muốn nối tiếp câu nói - bằng ý nghĩ - rằng Nguyễn là một sinh viên của một trường đại học nào ở Sàigòn. Chắc chắn là như vậy. Đoan tin là trực giác và sự suy luận của mình đúng. Sài Gòn, nơi mà Nguyễn sống nhiều hơn sống ở nhà - sẽ là nơi Đoan đặt chân đến. Đoan tin là nơi đó có Nguyễn. Đoan tin là Đoan sẽ sẽ gặp Nguyễn...

Còn Hướng, bỗng nhiên Hướng nghe lòng chùng xuống. Hướng ngơ ngẩn nhìn Đoan, không ngờ bạn mình có những mơ ước xa hơn mình nghĩ. Hướng cũng thi vừa xong, cũng lo âu chờ đợi kết quả, cũng được rảnh rang mấy ngày hè để đi chơi với bạn cho thỏa. Nhưng chưa bao giờ Hướng có một ý nghĩ nào như Đoan, ý nghĩ xa lìa thành phố quen thân này để đi tìm một nơi học khác. Hướng nghĩ nơi đây có quá nhiều người thân, có quá nhiều nguồn vui. Nhất là còn có Đoan - nhỏ bạn gái thân mến từ ấu thời, mà Hướng quý, thương, chìu chuộng luôn luôn - nhỏ bạn gái mà Hướng tự nguyện hái hoa dại cho hắn và thỉnh thoảng đùa vui Hướng vẫn quen miệng xưng hô "bà, tui " và hắn vẫn tỉnh bơ gọi Hướng là "con nhà Hướng" hay "thằng khỉ".

Hôm nay Hướng chợt nhận thấy Đoan không còn hoàn toàn là "Cô Bé" của những ngày tháng xa xưa. Đoan đã có một chút gì xa lạ. Đoan đã có những ý tưởng mới, những ước mơ mới, và những cữ chỉ đối với Hướng cũng mới nốt. Hướng nghe hơi buồn buồn. Tuy nhiên, Hướng không muốn để lộ cho Đoan thấy. Hướng vờ đứng lên huýt sáo nho nhỏ. Nhưng đã hết hứng để nói chuyện:

- Hướng ăn ổi không? Đoan hỏi đằng sau Hướng.

Hướng lắc đầu, và tiếp tục huýt sáo. Đoan cho rằng đó là cử chỉ bình thường của Hướng, nên thản nhiên ngồi ngắm nhánh hoa dai. Bỗng Đoan nhớ ra một điều, liền gọi:
- Hướng này! Chủ Nhật, ngày mai Hướng có đi họp không?

- Chắc là không.

Đoan vui mừng:

- Vậy thì bọn mình rủ nhau đi đến nhà Thái nhé!

Hướng quay lại. Một tia nắng vui vừa rọi vào lòng. Thì ra nhỏ Đoan vẫn còn thích đi chơi với lũ nhóc tụi mình. Hướng gật đầu ngay:

- Đi chứ! Nhưng sao không đi chỗ nào mà lại đến Thai?

- Đoan thèm uống nước dừa nhà Thái... nhất là môn bơi xuồng... Đoan muốn nhờ Giang nó tập cho Đoan chèo xuồng...

Đoan nói dối tài tình. Hướng tin ngay và vui hẳng nét mặt lên.
Hướng và Giang leo xuống chiếc xuồng. Đứa em trai lớn của Thái cũng xuống theo. Hướng kêu lên:

- Đoan! Xuống đây!

Đoan lắc đầu, chỉ vào hai ống quần ướt xũng nước:
- Thôi! xin đi! Leo lên leo xuống ướt hết quần áo người ta rồi đây. Suýt nữa là té chết luôn. Thôi! Tôi sợ rồi! Hướng tập một mình đi.

Đoan cố ý tỏ vẻ sợ sệt cho bạn tin thật. Giang chèo xuồng quay đầu đi. Đ. nhìn Thái, le lưỡi:

- Tưởng là dễ, không ngờ tập chèo xuồng khó ghê Thái nhỉ?

Thái cười:

- Rồi cũng quen đi chứ! Nhưng thôi, nếu Đoan sợ thì tụi mình ngồi đây chơi cho mát. Tiếc nhỉ, không có Huyền và Văn cho đủ "ngũ quái" của Đoan.

Đoan gật đầu. Không có Huyền và Văn vì hai người ấy bận việc nhà. Nhưng đã có Giang và Hướng, Đoan vẫn rũ đi được. Khi đến vẫn thấy Thái vui mừng và tươi cười vì có bạn đến chơi. Nhưng trong thâm tâm Đ., không phải muốn đến để thăm Thái hay để học chèo xuồng, mà để cốt gặp Nguyễn - một hy vọng không lấy gì chắc chắn cho lắm - Đoan mong sẽ gặp Nguyễn, hiện diện ở trước sân nhà, hay trong phòng khách, sau vườn dừa hay trên chiếc xuồng con. Nhưng mãi đến trưa nay, Đoan vẫn chưa thấy ai ngoài Thái, ba má Thái và các em Thái. Đoan muốn hỏi Thái một câu, nhưng cảm thấy vô lý. Đoan lại e ngại một sơ hở nào của mình sẽ khiến Thái biết được ý nghĩ của mình, và lúc đó Đ. sẽ xấu hổ biết bao! Hay là Nguyễn không có về nhà như Thái nói? Đoan nghĩ thế rồi lại phủ nhận ngay, bởi vì những vật dụng của Nguyễn để trong phòng khách chứng tỏ rằng ít nhất phải có mặt Nguyễn trong nhà một ngày nào đó trong tuần. Càng nghĩ Đoan càng tức tối cho sự nhút nhát của mình và càng băn khoăn vì sự vắng bóng của Nguyễn.

Thấy Thái lim dim mắt sắp ngủ dưới tàn cây mát, Đoan giả vờ đứng lên nói:

- Để Đoan vào phòng khách lấy quyển album cho Thái xem hình 5 đứa tụi Đoan nhé! Đoan để ở trong giỏ mây.

Thái gật đầu trong khi mắt gần như trít lại. Đoan nhẹ nhàng đứng dậy. Đi ngang căn nhà bằng đất Đ. liếc nhìn thấy các em của Thái đang bày trò chơi cho nhau. Đoan chừng ba mẹ Thái cũng đi nghỉ trưa rồi, Đoan se sẽ bước lên phòng khách. Khung cảnh vẫn yên vắng như ngày Đoan đến, như lúc sáng nay. Không có gì thay đổi. Đoan đến bên chiếc giỏ của mình để ở góc phòng. Và Đoan thừ người ra trước bức ảnh bán thân của Nguyễn. Nguyễn vẫn đưa đôi mắt sâu và buồn nhìn Đoan. Đôi mắt như muốn nói gì với Đoan, làm Đ. bối rối. Một cảm giác như ngây dại thoáng qua trong lòng. Đ. tưởng tượng nếu người trong ảnh bây giờ là Nguyễn thật sự, Nguyễn bằng xương bằng thịt... đứng trước mặt Đoan nhìn Đoan bằng đôi mắt ấy... Đoan nghe nóng bừng hai má, hoảng hốt lui lại.

Đoan định với lấy giỏ rồi chạy ra khỏi phòng. Nhưng rồi Đoan lại tự chế nhạo mình đã lo sợ hão. Ở đây không có Nguyễn, không có ai cả, ngoài Đoan. Thái có lẽ cũng đã say ngủ dưới bóng cây. Mấy tên con trai chắc cũng đang bơi xuồng ra đến giữa ao. Đoan lặng yên ngồi xuống ngế, rồi cũng tiện tay Đoan bấm nhẹ nút của chiếc mấy thu băng.

... Giọng của Nguyễn lại cất lên, trầm ấm trong một bản nhạc ngọt ngào. Đoan nhắm đôi mắt lại... Nguyễn! Anh là ai? Người của sự thật và người của tưởng tượng. Anh ở đâu? Tại căn nhà này, một nơi nào của đất nước, hay chỉ có trong trí tưởng của cô bé? Nhưng anh là một thực thể. Anh có đó, bằng hình ảnh và giọng hát. Nghĩa là phải có anh, dù ở một nơi nào... Nguyễn đã chấm dứt bài hát và đang dạo đàn cho bản kế tiếp. Ca khúc này, không êm dịu ngọt ngào như bài trước. Mà Nguyễn hát bằng giọng đau đớn, khắc khoải. Lời hát diễn tả tâm trạng của một người rơi từ đỉnh thác xuống một vực sâu, một người đang ở tận cùng của hy vọng rơi xuống khoảng tối tăm của cuộc sống. Lời lẽ ẩn dấu nỗi tuyệt vọng, Đoan nghe tim nhói đâu. Phải Nguyễn đó không? Phải nỗi lòng của Nguyễn là như thế không? Đoan xúc động nghẹn ngào. Không kiềm chế nổi, Đoan bật khóc. Tiếng Nguyễn vẫn vang vọng bên tai...

...

Chi. Thúy kê tượng con... gà lại cho ngay ngắn, rồi gật gù ra vẻ hài lòng lắm:

- Chắc ba sẽ khen cho coi. Đoan ngắm xem có được điểm nào không?

Đoan ngừng viết, nhìn lên:

- Để khuyến khích, em cho mười một điểm bẩy mươi lăm. Ba mà không khen thì ai khen bây giờ? À, nhưng chị Thúy ơi, sau con gà này, chị sẽ làm gì?

- Chị sẽ nắn cho Đoan một bức tượng đương ngồi đàn, chịu không?

- Nhất chị Thúy! Em ước gì có tài như chị, để em nặn một bức tượng...
Mắt Đoan trở nên mơ màng.

Chị Thúy cười:

- Của ai?

Đoan nói lảng đi :

- Một bức... tưởng tượng. À, em đố chi Thúy, nếu chị nghe một cái tên, chị có đoán ra người mang tên ấy hình dáng, tính tình ra sao không?

Chị Thúy đùa:
- Được chứ! Thí dụ... nghe tên "Đoan", chị có thể hình dung một cô bé cao lêu nghêu này, da hơi trắng này, mắt to lông mi dài này, mặt xương xương buồn buồn này, đánh đàn ghi ta giỏi này, tính tình thì hay nổi cáu bất tử, lười biếng như con mèo này...

Đoan phá lên cười:

- Chị Thúy khôn nhé! Tả người ta kỳ cục quá! À, thí dụ... tên Hậu?

Chị Thúy suy nghĩ:

- Tên Hậu... chị tưởng tượng một cô mặt tròn tròn này, da thật trắng này, miệng luôn luôn cười này...

- Tên Đình?

- Đình!... Nếu hắn là con trai, hắn có lẽ là một người ốm, cao, đen, mặt vui vẻ và... có đeo kính cận.

- Tên... Nguyễn.

Chị Thúy mở to mắt:

- Nguyễn! Một cái tên khó gợi hình quá! Thật khó tưởng tượng một người tên Nguyễn hình dạng ra sao...

Đoan tủm tỉm cười:

- Chị thử ráng tưởng tượng xem sao?

- Nhưng mà... Nghe tên mà đoán người đâu có gì là hợp lý? Thí dụ nhiều người mang cái tên thật kiêu kỳ diễm lệ mà thô kệch xấu xí, hay mang tên Trung, Hiếu, Tiết, Hạnh mà lại không có một đức tính nào thì sao ? Nghe tên đoán người, chị thấy có vẻ "kô phải khoa học" lắm Đoan ạ!

- Thì chị đoán thử xem.

Chi Thúy nhíu mày:

- Ừ thì đoán! Tên Nguyễn... Chà khó dữ! Cái tên không gợi một ý nào... À, thôi thì cứ tưởng tượng chàng Nguyễn nào đó là một anh chàng lùn này, mập này, đen này, lé này, có giọng cười khả ố và... lúc nói chuyện người ta thấy lắp lánh răng "dzàng " này...

Đoan bịt tai lại cười rú lên:

- Á! Ghê quá! Thôi chị Thúy ơi, em xin chị... Tài đoán tướng của chị siêu việt quá, em sợ rồi.

Đoan cười đến chảy nước mắt, cười đến nỗi chẳng thấy gì trước mặt. Chị Thúy cũng che miệng cười:

- Ai tên Nguyễn mà nghe chị đoán như thế chắc giận lắm.

Đoan lẩm bẩm:

- Chị này, làm thầy tướng có nước dẹp tiệm sớm. Người ta... gầy gầy, cao cao, người thanh tao nhã nhặn, đôi mắt sâu và buồn ghê hồn, giọng hắn ngọt như gì...

VietDoll
10-16-2004, 01:07 AM
Chi Thúy nghe tiếng được tiếng mất, quay lại nhìn Đoan. Chị thấy Đ. như đang suy nghĩ đến một điều gì. Đôi mắt Đ trở nên đăm chiêu ghê gớm. Tự nhiên, chi. T mỉm cười. Chị lẳng lặng bước xuống sân, vờ như không để ý đến Đoan, và ngóng nhìn một cánh bướm vàng lởn vởn trên đầu cây Kim Quất.

Cô bé càng ngày càng tỏ ra thay đổi tâm tính, thấy lạ lạ Một hình bóng nào đã thoáng qua trong lòng chăng? Một khung cảnh nào đã mở ra trước đôi mắt nai tơ? Một cung đàn nào đã trổi lên giữa dòng đời phẳng lặng? Tự dưng chị T nghe vui vui, nhưng cũng thoáng chút lo âu. Chị đã qua một thời mơ mộng rồi. Không có gì làm cho chị hài lòng. Mọi việc đều bình thường, đôi khi quá tầm thường, không giống như hình ảnh trong sự mơ mộng. Chị chỉ muốn cho cô bé, càng giữ được sự vui vẻ hồn nhiên ngày nào càng hay ngày ấy. Chị chỉ muốn nhìn Đ vô tư chơi đùa với đám bạn nhỏ mãi mãi. Chúng đã thân nhau từ ấu thời, thương yêu nhau, đối xử với nhau hết sức chân thật. Đ sẽ không nghĩ đến những phiền toái, những vây hãm của cuộc đời, đã bắt con người phải lo nghĩ, phải đối phó - và cầu xin đừng có gì xảy đến cho Đ, đứa em út mà chị thương yêu vô vàn.

- Chi. Thúy ơi! - Đoan gọi phía sau - Hôm nay ổi chín rơi nhiều ghê! Không có con nhà Hướng tới ăn cho đỡ phí của trời.

- Ừ nhỉ! Sao nó không đến chơi?

- Hình như bữa tập bơi xuồng ở nhà Thái, hắn dầm nước nhiều quá, bữa nay chắc cảm rồi.

Chị Thúy lơ đãng nhìn về phía khu vườn:

- Nhiều trái ổi to quá! Đ phải rủ mấy đứa lại ăn một bữa. Hướng... Hướng nó dễ thương đấy Đoan nhỉ?

Đoan cười :

- Đứa nào cũng dể thương cả. Nay mai Huyền nó về Sàigòn, chắc buồn dữ.

- A, nói đến về Sàigòn chị mới nhớ...

Chi. Thúy chạy đến bên luống hoa Móng Tay nở, suýt soa:

- Hoa màu đỏ đẹp quá! Bữa nào nhập học chị sẽ mang một ít giống hoa đỏ này vô Sài Gòn để trồng trong sân trường chi. Sân trường Văn Khoa trông buồn ghê Đoan ạ . Chị nghĩ phải có một ban chỉnh trang để ít nhất sân trường phải có hoa có lá cho vui mắt chứ!

Đoan náo nức:
- Chao ôi! Em còn một năm nữa lận cơ! Em nghe nói đến đại học là mê luôn. Em phải có dịp để ngắm trường Văn Khoa của chi.

Chi. Thúy cười :

- Phải đợi khi nào những cây hoa Móng Tay nào nở đỏ sân trường chị đã, ở bên trường chị nhìn qua trường Dược mới sướng mắt.

Lại một điều mới lạ nữa. Đoan hỏi:

- Bên trường Dược có gì hở chị?

- Có thật nhiều hoa. Hoa đủ màu! Bên đó lại còn có một vườn dược thảo đủ lại cây, có một cái hồ nước tròn, chính giữa hồ có tượng ông Galien bằng đồng đen thật là đẹp. Cái hồ đó thẳng hàng với một luống hoa Hồng thật ngay ngắn và luôn luôn nở thật tươi...

- A !

Đoan kêu lên một tiếng và nhớ đến tấm ảnh của Nguyễn chụp trong sân trường. Không sai một tí nào, cảnh trong sân trường của Nguyễn giống y hệt cảnh mà chi. Thúy mô tả. Một cái hồ, một bức tượng, một luống hoa, khu vườn dược thảo... Trực giác của Đoan quả không sai. Nguyễn học ở Sàigòn. Nguyễn là sinh viên trường Dược Khoa. Một điều khám phá mới ! Một khám phá lý thú và tình cờ ! Đoan mỉm cười một mình...
- Con nhà Hướng! Khéo không thôi bể cây đàn của tui!

Đoan la lên trong khi Hướng vẫn băng băng đi lên đồi. Huyền cũng bắt tay làm loa gọi phụ họa:

- Hướng ơi! Hướng ời! Đi gì nhanh vậy?

Hướng quay lại nheo mắt:

- Ở trên kia có một đám hoa dại.

Đoan hỏi:

- Sao Hướng biết?

- Tôi lên đây hoài. Để tôi hái xuống cho.

- Nhưng phải cẩn thận, đừng có dùng cây đàn của tôi mà làm gậy nha ông.. "hướng đạo"!

- Ừa mà!
Huyền cúi xuống bẻ những cành lá trải đầy một vuông đất. Cả bọn ngồi lên và Đ bắt đầu soan bữa ăn trưa. Hướng từ trên đỉnh đồi chạy nhanh xuống, trên tay cầm một nhánh hoa dại. Giống hoa khác hẳn từ trước đến giờ Đoan đã ép, và đẹp hơn nhiều. Nhưng cánh hoa có màu tím thẫm thật buồn. Và cũng như bao nhiêu lần trước, Hướng nói:

- Cho Đoan đấy! Hoa dại.

Đoan ép ngay vào mảnh giấy báo. Hướng hỏi:

- Đủ hai trăm cây chưa?

- Chưa, mới có một trăm mấy chục loại thôi.

Huyền nói:
- Sau này Huyền mà học Khoa Học, sẽ mượn tập hoa ép của Đoan, đặt tên và trình luận án về... hoa dại ở Nha Trang...

Văn bật cười :
- Cam đoan là sẽ đỗ... Tiến sỉ về "hoa dại".

Hướng nhớ lại những lời Đoan nói hôm trước, cãi ngay:
- Huyền bò xạo nhé! Đã đặt tên mà còn dám gọi là hoa dại sao được?

- Gọi hoa dại vì nó mọc dại, chứ có gì lạ đâu!

- Vậy tôi sẽ cho Huyền bò đậu ưu hạng...

Huyền đắc chí:
- Chưa hết đâu ! Đậu xong, Huyền sẽ bắt học trò của Huyền học thuộc lòng tên của hoa, và bắt phải về ngay tại Nha Trang hái ép đủ hai trăm cây...

Đoan tiếp lời:
-... Cho chết luôn. Cứ trung bình mỗi năm có vài ngàn sinh viên của Huyền kéo về đây tàn sát hai trăm thứ hoa của tui... chắc mấy ngọn đồi ở đây trọc lóc.

Không ai nhịn cười được ,Văn gật gù:
- Gớm nhỉ! Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.

Huyền thích thú:
- Nhưng người ta đã đổ sơ sơ... cái tú tài một. Phải cho cô Tú cái quyền nghĩ đến cái tương..., cái lai, chứ! Sao lại cấm ta? Chao ôi, nhớ lại cái lúc nhận được tấm giấy điện tín... của ba má ta... báo tin ta thi đậu, ta mừng muốn khóc. Sao mà sung sướng thế? Bây giờ ta đã an phận ta rồi, chỉ còn lo cho mấy nhà ngươi mà thôi.

Văn xua tay:
- Ở đó mà láu táu, cô nương ạ! Hôm nay cô nương khao cả bọn cái gì đây?

- Lúc về sẽ khao năm đứa nhóc ăn phở.

Văn thích chí cười tươi, Hướng lắc đầu:
- Thôi đủ rồi! Tôi không khoái ăn phở của Huyền bò đâu. Hôm nay ăn trưa tại đồi này... gọi là khao Huyền thi đậu đi!

- Í, đâu có được. Văn phản đối. Cơm vắt này là của cô bé nấu, còn phở mới là của Huyền bò.

Để giảng hòa, Đoan nói:

- Thôi thì khao hai đợt vậy, ăn khao bây giờ, chiều về ăn khao nữa. Vả lại, cứ tưởng tượng như bữa cơm này là khao... Đoan thi đậu đi!

Hướng nói :
- Ừ, đúng vậy

Nhưng chợt Hướng im bặt, mặt sa sầm ngay. Không ai thấy sự thay đổi của Hướng, mà lại tiếp tục tán gẫu. Đoan sắp xếp năm chiếc muỗng xung quanh một đĩa giấy đựng cơm vắt, và giở gói muối mè ra. Cả một buổi dang nắng và đi bộ làm cả bọn đói bụng nên ăn rất hăng hái. Ăn xong, Huyền thu dọn những vật thừa thãi, còn Đ phải đàn cho cả bọn nghe. Dưới bóng cây râm mát, giữa buổi trưa hè yên lặng, chỉ còn nghe tiếng đàn ấm cúng.

Đoan vừa đàn, vừa phóng tầm mắt nhìn ra dòng suối trước mặt, khunh cảnh êm ả vô cùng. Trong một thoáng, Đoan quên cả đám bạn bè vây quanh, mà tưởng tượng đến Nguyễn. Hình bóng Nguyễn vẫn to lớn, mạnh mẽ hiện diện trong tâm trí Đ, ở mọi hoàn cảnh. Đoan thấy Nguyễn cũng ôm đàn, nhìn Đoan mỉm cười bao dung. Nguyễn chập chờn bên bờ suối, Nguyễn ẩn hiện trong lá cây, Nguyễn bềnh bồng trên những cụm mây trắng mỏng. Khi thì Nguyễn hát những lời ngọt ngào, khi thì Nguyễn hát ray rức, đau khổ... Đ ko biết rằng sự tưởng tượng của Đ đã hòa nhập vào bàn tay, đã khiến giọng đàn tự nhiên biến đổi âm điệu, không ngờ. Hướng lạ lùng kêu lên:

- Đoan đàn bản gì vậy?

Đoan ngơ ngác ngừng tay. Giang nhỏm dậy:
- Bản gì lạ thế? Mà hay ghê hồn.

- Hướng nói gì? Giang nói gì?

Vẻ thờ thẫn của Đoan làm ai cũng buồn cười. Huyền đập nhẹ vào tay bạn:
- Người ta hỏi Đoan đàn bản gì hay thế? Bộ Đoan mới sáng tác hở?

Đoan giật mình :
- Ơ, đâu có! Đàn bậy bạ chơi mà! Thôi không đàn nữa đâu!

Huyền tủm tỉm cười:
- Cô bé đang mơ mộng hết hứng rồi!

Hướng bổng đứng dậy, nói:
- Đoan, đi hái hoa dại không ? Tôi biết một nơi này, nhiều thứ cây lạ lắm!

Đoan đáp không suy nghĩ :
- Ừ đi thì đi. Ngồi hoài một chổ... đâm ra buồn.

- Huyền đi không?

Huyền lắc đầu, cười:
- Không. Để dành chân chiều còn lội về chứ! Hai đứa đi đi, nhưng nhớ đừng để cọp vồ. Còn hai tướng Giang, Văn này tí nữa thế nào cũng nhảy ùm xuống suối. Tôi làm "quản gia" cho - Huyền nói như một bà già, rồi thản nhiên lấy sách ra đọc.

Đoan theo Hướng đi xuống đến gần Suối Dầu, rồi vòng theo đường lên một ngọn đồi khác. Hướng đun tay vào hai túi quần, vừa đi chậm chờ Đ.

Buổi trưa thanh vắng. Đoan nghe tiếng chim hót trên những ngọn cây cao. Hướng ngước nhìn lên như đón nắng, nói nhẹ :
- Hướng đã hứa sẽ có lần dẫn Đoan đến xem nhiều nơi ở đây, đẹp dể sợ Đoan ạ!

- Có tầm thường như những thắng cảnh mà mình đã biết không?

- Không, cam Đoan là không. Ai đến Nha Trang cũng cần đi xem những thắng cảnh có những tên rất kêu. Còn cảnh của Hướng, không ai cần đến cũng được. Vì nó rất buồn, và không ai chăm sóc nên...

- Có rất nhiều hoa dại?

- Đúng. Nhưng đó là điểm chính mà Hướng thích. Có khi Hướng đi một mình đến đó. Có khi Hướng muốn rủ Đ và ba đứa nhóc kia đến đó, nhưng lúc sau này lần nào đi chơi Đ cũng thích đến nhà Thái, Hướng phải nghe theo vậy.

Đoan liếc nhìn Hướng, thấy mắt Hướng như có vương một tí khói . Tự nhiên Đoan thấy tội nghiệp Hướng. Hướng nói:

- Đoan còn nhớ hôm nho Huyền bò mới ở Sài Gòn về ko? Bọn mình cũng đến đây. Hôm đó Hướng vui nhất. Bữa nay nhỏ Huyền sắp về Sài Gòn, có lẽ là bữa :Dt mình đi chơi mà đầy đủ cả năm đứa. Không biết có còn dịp nào nữa chăng?

- Hướng chỉ lo sợ hão. Còn thiếu gì dịp? Huyền nó về, rồi sang năm nó lại ra, tụi mình lại đi chơi. Cũng như Đoan...

Giọng Hướng nghe trầm hẳn lai, tiep lời:
- Cũng như Đoan, rồi Đ cũng được vào Sàigòn học, có còn ai ở đây?

Đoan xúc động:
- Hướng! Hướng cũng xin vô Sài Gòn học nhé.

Hướng lắc đầu:
- Hướng không có phương tiện, không có điều kiện. Nhất là bây giờ không ai cho phép Hướng vô Sài Gòn.

- Nhưng nếu Hướng đậu cao?

Hướng yên lặng, lầm lũi đi. Rồi chừng như cảm thấy không nên để Đoan buồn lây, Hướng đổi giọng:

- Nhưng mà hôm nay là bữa :Dt chúng mình đi chơi đầy đủ với nhau, phải vui chứ Đoan nhỉ! Hướng sẽ chỉ cho Đoan ngọn đồi cao nhất ở đây, hoang vu và đẹp ko thể tả.

Hướng và Đoan bắt đầu leo lên một cái dốc cao. Trên mặt đất giăng đầy những thân cây hoang bò chằng chịt. Đất thì bở và rất dể trợt chân. Hướng rất thành thạo trong lối đi rừng, nhưng Đ thì ko quen. Hướng phải nắm tay Đoan khi leo lên những mô đất cao, và phải trấn tĩnh Đ khi gặp những chú cắc kè giỡn đùa trong đám lá. Hai người đã đến ngọn đồi mà Hướng nói, họ bước lên những bậc đá xếp thô sơ dẫn lên đỉnh đồi.

Hướng chỉ vào ngôi mộ hình chữ nhật, sơn màu nâu đỏ, nói giọng ngậm ngùi:

- Đoan đọc đi ! Mộ của bác sĩ Alexandre Yersin đó! Hướng muốn từ lâu dẫn Đoan đến đây, để nói cho Đoan biết ước mơ củA Hướng.

Đoan hoảng hốt :
- Hướng? Cái gì?...

Hướng ngồi xuống bên thành mộ:
- Hướng và người dưới mộ không có gì liên hệ với nhau. Nhưng mỗi khi nhìn ngôi mộ này, Hướng thường ao ước mình sẽ được như vậy.

- Hướng! Nghĩa là... ?

- Nghĩa là Hướng muốn khi chết, được chôn trên một ngọn đồi.

VietDoll
10-16-2004, 01:08 AM
Hướng ngồi xuống bên thành mộ:

- Hướng và người dưới mộ không có gì liên hệ với nhau. Nhưng mỗi khi nhìn ngôi mộ này, Hướng thường ao ước mình sẽ được như vậy.

- Hướng! Nghĩa là..
.
- Nghĩa là Hướng muốn khi chết, được chôn trên một ngọn đồi.

- Hướng nói dại.

- Không. Đời người rồi cũng qua chứ, phải không Đ? Lúc Hướng còn tràn trề hy vọng về chuyện học hành thi cử, thì Hướng ao ước đời mình sẽ đi lên mãi, Hướng ao ước về sau làm được một cái gì, như Yersin để Hướng được chôn trên một ngọn đồi, tuy hoang sơ nhưng tràn đầy ý nghĩa.

Gương mặt của Hướng lúc này nghiêm trang không ngờ. Đoan thấy Hướng thật người lớn, thật chững chạc, khác hẳn Hướng "thằng khỉ" của thường ngày. Hướng nói tiếp:

- Nhưng mới hôm qua, Đến hôm nay, Hướng nghĩ khác. Không phải ai muốn làm một Yersin cũng được. Ai cũng có quyền mơ ước, nhưng mơ ước có thành hay không, còn do định mệnh. Hướng nói đến hai chữ "định mệnh" nghe sáo quá Đoan nhỉ! Mỗi người có một phần số. Mỗi người cố gắng làm được một cái gì trong hoàn cảnh của mình, thế thôi. Hướng cũng sẽ cố gắng làm một cái gì trong phần số của Hướng. Ông Yersin chắc cũng không làm gì hơn được ngoài phạm vi của ông ta.

Đoan nhíu mày:

- Hướng nói gì, Đoan chưa hiểu?

- Ông Yersin chỉ giúp đỡ chúng ta, chứ không bị ràng buộc bởi chúng ta. Nhưng Hướng khâm phục ông Yersin. Mà Hướng chỉ ao ước, dù là người vĩ đại hay chỉ là một người bình thường, khi nhắm mắt Hướng sẽ được chôn trên một ngọn đồi, như ông ta vậy. Vì đây là quê hương của mình. Vả lại, ở đây có nhiều người gần gũi, ít nhất cũng còn gia đình, và lũ bạn bè khóc cho mình nhiều giọt nước mắt...

Nét mặt Hướng thản nhiên, nhưng giọng Hướng hoen đầy lệ. Đoan bùi ngùi:

- Hướng! Bữa nay Hướng nói gì... giống người lớn quá!

Hướng cúi xuống ngắt một cành cây, rồi cũng như bao lần, Hướng trịnh trọng đưa cho Đoan. Giọng Hướng buồn buồn:

- Cho Đoan nè! Hoa dại!

Đoan nhận lấy, rồi không dằn được, Đoan khóc, nói nghẹn ngào:

- Hướng phải nói cho Đoan biết, tại sao hôm nay Hướng buồn vậy?

Hướng nhặt một hòn đá, ném cho lăn xuống đồi, và đứng lên thẳng vào mặt Đoan :

- Đã gần hết buổi đi chơi của bọn mình rồi, Hướng có quyền nói... rằng chiều hôm qua... Hướng đi xem kết quả ở trường. Đoan đậu rồi! Đoan đậu Bình lận. Văn cũng đậu. Còn Hướng và thằng Giang rớt... Đoan hiểu chưa?...
Buổi sáng trong trẻo như mọi buổi sáng của thành phố. Nhất là buổi sáng đến trong một khu vườn xinh xắn, trước hiên nhà thơ mộng. Nhưng không gian cơ hồ ngưng đọng lại trong một chút buồn phiền. Cả những khuôn mặt trẻ trung cũng không còn nét vui tươi thường lê. Ngôi nhà của Đ, giống như theo một quy ước đã có từ lâu, hôm nay lại là nơi họp mặt lần cuối trước khi Huyền về Sài Gòn, còn Hướng và Giang thì nhập ngũ

Mọi người ngồi trên một chiếc ghế, yên lặng theo đuổi một ý nghĩ riêng. Cảnh đáng lẽ vui nhưng đã mất bao nhiêu hứng thú. Không còn những nô nức của những tấm lòng trẻ dại thích hội họp, thích tìm trò chơi. Nét mặt của Hướng và Giang thì dù đã cố gắng bình thản, vẫn không che dấu được vẻ ủ dột. Cả hai buồn vì sắp xa những người bạn thân mến, và lo vì nghĩ đến những ngày học tập mới, chắc sẽ nhiều cam go hơn là thú vi.

Văn dán mắt vào một quyển sách, cố gắng đoc nhưng không nhận được một ý nào. Từ lúc nghe kết quả, muốn nói gì để an ủi bạn một câu, nhưng sắp mở miệng lại cảm thấy lời an ủi nào cũng vô duyên. Không có sự khách sáo giữa những người bạn thân. Phải vui cái vui của nó và đau khổ với cái buồn của nó. Vì lẽ đó mọi câu an ủi đều vô nghĩa. Từ hôm hai bạn thi rớt , Văn không rủ được họ đi chơi một nơi nào. Không còn một hứng thú nhỏ bé nào nữa. Mỗi người rồi sẽ đi một con đường. Văn còn có thể nối tiếp ước mơ trở thành chuyên viên của Hải Học Viện, nhưng còn hai đứa bạn của mình đã phải rẽ ra một lối khác. Và Văn chợt nhận ra rằng mình vẫn chưa bao giờ được biết Hướng hoặc Giang mơ làm nghề gì sau này. Hình như vì quá thân nhau từ thưở bé nên họ chỉ quen nô giỡn hồn nhiên với nhau mà chưa một lần hỏi han những chuyện xa vời. Tự nhiên Văn cảm thấy một sự hối tiếc hiện đến trong lòng.

Huyền mân mê trong tay một nhánh Trước Đài, màu hoa đỏ trông buồn. Huyền nghĩ đến những cành Phượng giờ này chắc đã nở đỏ rực trong sân trường Gia Long, vì nghĩ đến những cuộc chia ly đã xảy ra trong đời học sinh của mình. Hồi thi đậu đệ nhất, Huyền đã chia tay với bạn nhỏ ở Nha Trang để vào Sài Gòn, mỗi năm, bãi trường, lại cũng tiễn đưa nhau, viết lưu bút, rồi thì tặng hình kỷ niệm, nhớ cô nhớ thầy, lại cộng thêm sự khóc lóc. Nhưng chưa có lần chia tay nào như lần này. Không phải tạm biệt nhau để hứa hẹn một sự gặp gỡ khác, cũng trong trường lớp cũ, mà để mỗi người đi một lối rẽ riêng. Những người tiếp tục sự học còn có thể cảm thấy mình vẫn bé bỏng. Nhưng ra đi như Hướng và Giang là phải nhận mình đã lớn. Phải gắn liền mình vào những kỷ luật mới, bắt đầu những học tập mới, và chắc chắn sẽ có những bạn bè mới. Nghĩ đến lúc Hướng, Giang thay đổi, xa lạ, Huyền nghe buồn ghê gớm.

Chỉ có Đ. là mang những ý nghĩ phức tạp trong đầu. Cô bé, cùng một lúc, đã đón nhận nhiều sự vui buồn. Đoan đã thỏa mãn mơ ước đậu cao để dễ dàng xin vào học trường công. Nhưng đáng lẽ Đoan phải reo lên vui mừng khi nghe tin ấy, lại phải khóc với nỗi buồn của Hướng và Giang. Đáng lẽ cả bọn phải khao nhau và rủ nhau đi chơi cho thỏa những ngày hè, lại chỉ được họp mặt một lần nữa, để mỗi người đi một con đường.

Đồng một lúc, nuối tiếc những ngày nô đùa với các bạn ở quê nhà, Đ. lại náo nức nghĩ đến lúc được đặt chân đến đô thành mới la. Trong những nỗi vui buồn ấy, Nguyễn hiện ra, rạng rỡ, tươi cười. Nguyễn sinh hoạt sống động trong ngôi trường đại học xinh xắn của Nguyễn. Nguyễn trầm lặng trong không khí bình yên của quê nhà. Nguyễn chập chờn trong ánh nắng. Nguyễn phảng phất trên lá cây. Giọng hát của Nguyễn đọng buồn trước hiên vắng, khi Đ ngồi yên mỗi chiều tối nhìn hoa Hoàng Hậu rơi đầy sân. Làm sao ngăn cản những ý nghĩ hỗn độn trong đầu? Chúng hiện diện cùng một lúc, bắt Đ. phải quay cuồng với chúng. Có khi Đ. muốn thêu vẽ những hình ảnh tưởng tượng - về Nguyễn, về Sài Gòn, về trường Gia Long, về trường Dược - thì nỗi buồn của Hướng của Giang hiện đến, cộng với những nuối tiếc bao nhiêu kỷ niệm nhỏ dại thân ái làm Đ. băn khoăn. Có khi Đ. muốn quên Nguyễn đi trong một khoảng thời gian nào, để dành trọng tâm trí nghĩ đến các bạn thân sắp phải xa lìa - thì hình ảnh Nguyễn xâm chiếm đầy ắp tư tưởng. Đoan muốn trút bỏ phần nào những ý nghĩ của mình cho một người thân - má, chị Thúy, hay Huyền. Nhưng không thể mở lời với ai được cả. Má không thuộc lớp người trẻ. Má lại mang nhiều nỗi ưu phiền. Từ lúc anh Đạm mất, má buồn như một cái bóng. Không có quyền làm cho má suy nghĩ thêm, ngoài việc lo học hành cho má vui lòng. Chị Thúy, dầu là người gần gũi nhất, vẫn có những cách biệt nào đó mà Đ. chưa phân tích rõ. Hình như chị cũng có những suy tư riêng của chi... Chưa bao giờ Đ. được nghe những tâm tình riêng của chị thì Đ. vẫn còn ái ngại khi muốn thố lộ với chị về chuyện của mình. Còn Huyền, tuy là đứa bạn thân nhất của Đoan, nhưng từ thưở lên trung học, sống xa nhau, hẳn Huyền cũng khác Đoan một phần. Huyền có lối sống, lối suy tưởng của dân Sài Gòn - trong khi Đoan, chưa đi đâu ra khỏi thành phố này, vẫn còn mang vẻ e dè, kín đáo. Hơn nữa, Huyền lại là bạn của Thái, nên những ý nghĩ của Đ. về Nguyễn lại càng không nên để lộ cho Huyền biết. Và như thế, một mình Đ. giữ kín những ưu phiền của mình, gánh chịu những ý tưởng lẫn lộn, những vui buồn đầy ắp trong một tâm trí nhỏ bé...
Đ. chợt nhìn Hướng, và nảy sinh một ý nghĩ lạ lùng. Nếu Hướng là con gái... thì Đ hẳn sẽ không khổ sở như thế này. Hướng gần gũi Đ hơn ba người kia. Hướng cùng học với Đoan từ thưở mũi xanh còn chảy thò lò cho đến nay, Hướng có thể gọi là "người lớn". Hướng thương mến, chìu chuộng Đ. hơn cả một người anh. Hướng lại có nhiều điểm giống Đ., thích những cái thích của Đ yêu những cái yêu của Đ. Nhất là hôm tập bơi xuồng ở nhà Thái, Hướng đã đi tìm Đ giữa lúc Đ. còn say mê với tiếng hát của Nguyễn. Hình như Hướng có đứng một lát trước cửa mà Đ không hay. Mãi đến khi Hướng lên tiếng gọi, Đoan mới giật mình và bối rối. Có thê? Hướng đã hiểu một phần ý nghĩ của Đoan. Hướng thông minh lắm, không có việc gì che giấu được với Hướng. Hướng là người duy nhất có thể hiểu Đoan. Nhưng Hướng lại là con trai. Nếu "tâm sự" với Hướng có lẽ Đoan sẽ mắc cỡ chết thôi, không biết phải giấu mặt đi đâu. Nghĩ đến nét mặt của Hướng rủi đã không thông cảm, mà lại giở tướng "khỉ" ra trêu Đ, Đ.không nhịn cười được.

Tiếng cười của Đ, nhỏ nhưng phá tan sự yên lặng vây quanh năm người. Hướng ngẩng mặt, hỏi:

- Đoan có gì vui vậy?

Đoan đứng lên, nói lớn:

- Không có gì vui cả. Nhưng tại sao chúng mình lại buồn nhỉ? Hướng ra đây, Đ đãi Hướng một bữa trái cây. Hướng muốn ăn gì thì tùy ý. Giang, Văn, Huyền nữa, ra đây!

Rồi Đoan bước xuống sân trước tiên, lấy cây sào dùng để hái trái, chạy vào vườn. Bốn người kia đi theo. Đ dùng sào để chọc cho rơi xuống những trái ổi vừa chín cho bạn nhặt lấy. Hướng như cũng hăng hái theo, thoăn thoắt leo lên cây "sa bô chê" gần đó. Hướng nói vọng xuống:

- Ta sẽ ăn hết trái chín, trái xanh của nhà cô bé.

Văn nói:

- Nhớ chừa mấy con sâu lại...

-... Cho thằng Văn.

Huyền cười:

- Khéo tí nữa Hướng với Giang lên xe ôm bụng đấy.

Giang nói:

- Không lo, tôi đã có mang sẵn hai lọ dầu cù là.

Không khí lại vui nhộn lên. Chỉ cần mỗi người một câu hơi tếu, đủ xua tan những nỗi ưu tư. Tuổi nhỏ dể vui, dễ buồn và cŨng dễ quên, nên trong một thoáng không ai còn nghĩ đến những ngày sắp tới nữa.

Hướng hái những trái "sa bô chê" chín bỏ đầy hai túi quần rồi trèo xuống, lấy ra đếm. Chỉ vừa đúng năm trái. Hướng chia cho cả bọn. Đoan cũng vừa đem những trái ổi đến giếng nước rửa sạch. Bữa "tiệc" nhỏ xảy ra ngay trong khu vườn. Hướng nói với giọng bùi ngùi:

- Biết bao giờ mới họp mặt đầy đủ ở tại vườn này như hôm nay nhỉ?

Giang bảo:

- Cô bé nhớ chăm sóc cây cối cho tươi tốt, khi nào hai đứa tôi về thăm phải có trái chín để ăn đấy!

Đoan cười:

- Khỏi lo Đoan cũng cưng chúng hết mình. Nếu không có Đ đã có ba, có má Đoan, lo gì?

Hướng gật đầu:

- Đúng rồi, mai mốt Đ cũng vô SG, học chung với Huyền, có ai ở đây mà săn sóc? Huyền này, nhớ nộp đơn đàng hoàng cho cô bé nghe!

Huyền cười hóm hỉnh:

- Ghê chưa! Cần gì con nhà Hướng ra lệnh, ta đã sẵn sàng cả rồi.

Văn lên tiếng:

- Còn tôi xin tình nguyện ở lại làm người chăn... cá chết.

Hướng thở dài, rồi há miệng đưa một trái ổi vào, cắn "đốp" một cái.

- Thế là xem như yên thân mỗi đứa rồi nhé! Nhưng việc gì phải buồn. Sang năm tôi mong ai cũng thi đổ cả.

Mọi người yên lặng.

Giang bỗng đưa tay lên, nhìn đồng hồ rồi nói:

- Đã đến lúc làm lể "bế mạc" rồi nha! Phải dành mười lăm phút để đi ra xe.

Hướng vứt mảnh ổi còn thừa xuống đất:

- Hai đứa tôi đi trước. Còn Huyền mai mốt về mạnh giỏi. Văn, mày ở lại lo học.

Hướng quay lại nhìn Đoan. Tia mắt của Hướng tha thiết quá, làm Đ. bối rối Hướng nói nhỏ:

- Đoan cho Hướng xin... tập hoa ép của Đoan, được không?

- Hướng muốn giữ tập hoa ép để làm gì?

Hướng bật cười:

- Không lẽ để Hướng đặt cho mỗi hoa một cái tên La Tinh như nho Huyền bò?

- Vậy thì... cho Hướng ngay, nhớ phải giữ gìn cẩn thận.

Đoan chạy vào nhà, lấy tập hoa ép ra đưa cho Hướng. Hướng lật tập, lẩm nhẩm đếm và nói:

- Sắp đủ hai trăm cây. Hướng sẽ ép thêm cho Đoan.

- Cho Hướng luôn mà! Không đòi lại đâu!

- Vậy thì hoan hô cô bé. Hướng sẽ giữ gìn thật kỹ.

Giọng Hướng vương buồn. Đ. ko giám nhìn Hướng, sợ sẽ khóc như hôm nọ trên đồi.

VietDoll
10-16-2004, 01:09 AM
Giọng Hướng vương buồn. Đ. không giám nhìn Hướng, sợ sẽ khóc như hôm nọ trên đồi.

Hướng đã lên đường. Giang đã lên đường. Huyền cũng vừa trở vào Sàigòn. Chỉ còn lại Văn và Đ. Nhưng Văn không thể hoạt náo nếu thiếu Hướng và Giang. Đối với Đoan, bây giờ là bắt đầu cho những ngày buồn chán nhất. Trước đây chưa bao giờ Đ nghĩ rằng sẽ có lúc mình cô đơn như thế này. Bạn bè chẳng còn lại nơi đây. Đ. chỉ còn một niềm vui duy nhất để hướng tới: được vào Sàigòn để bắt đầu những sinh hoạt mới mẻ hơn.

Thì giờ rỗi rảnh Đ ko biết phải làm gì. Khi thì ra vào giúp việc vặt cho má, khi lại thơ thẩn ngắm nhìn những bông hoa mới nở, chăm sóc từng gốc cây cho ba. Như sáng nay, Đ xách dao ra vườn xới đất trồng lại hàng cúc tím cho ngay ngắn. Chiều hôm qua ba xin được một ít cây cúc tím, đem về và tẩn mẩn giâm xuống đất một mình. Ba làm giữa chạng vạng tối, mắt ba lại kém nên những cây hoa sáng ngày nhìn thấy xiêu vẹo. Đoan thấy thương ba, và nao nao trong lòng. Ba đã già yếu thấy rõ. Từ ngày về hưu đến nay đã được năm năm, ba chỉ còn vui với luống đất, ngọn cây. Con cái chưa làm gì cho ba vui rõ rệt. Ngay cả Đ, càng lớn càng thấy xa cách ba. Đ. là con út, nên càng thấy ba già nua hơn nữa. Nhưng Đoan chưa làm một điều gì bày tỏ tình thương đối với ba như chi Thúy. Chi Thúy nghĩ hè về nhà ko đi chơi đâu cả, mà chỉ lo nắn tượng, trồng cây, săn sóc nhà cửa cho ba. Ít ra lúc chị vô SG, ba cũng còn có bức tượng con gà để ngắm, hay nhìn luống hoa móng tay ba cũng nghĩ "Con Thúy nó trồng". So sánh với chi Thúy, Đ thấy mình vô vị

Đoan vừa sửa xong hàng Cúc tím, thì nghe tiếng chi Thúy hắng giọng sau lưng. Chị mặc áo dài, chừng như sửa soạn đi đâu. Đoan đứng lên, chỉ tay vào những cây hoa mới:

- Chị Thúy thấy em trồng lại ngay chưa?

Chi Thúy gật đầu:

- Giỏi lắm! Chắc ba sẽ vừa lòng. Bây giờ rảnh chưa? Đi chợ với chị không?

- Đi chợ? Cũng nên lắm. Em đang buồn ko biết phải làm gì.

- Vậy thì đi thay áo mau lên, chị đợi.

Đ rửa tay, rồi chạy nhanh vào nhà. Thật tình Đoan ít khi thích đi chợ, nhưng bỗng hôm nay Đoan thấy cần phải đi cho vơi bớt sự trống trải. Đ lựa ngay chiếc áo dài màu, mặc vào rồi chải vội mái tóc để ra với chị Thúy.

Hai chị em thuê xe đi ra chợ, mua những thứ lặt vặt. Khi sắp vào hàng cá, chị Thúy bảo Đ:

- Hay là Đ ở ngoài này đợi chị vậy, giẫm vào hàng cá dơ lắm.

- Em phải đợi ở ngoài?

- Nếu Đ thích, Đ đi quanh quanh một lát rồi trở lại.

Đ sắp bằng lòng, nhưng rồi đổi ý:

- Hay là... chút chị về trước đi, em ra tiệm sách mua vài cuốn truyện đọc đỡ buồn.

- Cũng được. Nhưng đi đâu thì đi, về đúng giờ để ăn cơm nhé!

Chị Thúy cho Đ một ít tiền và đi vào chợ . Đoan đi bộ đến một hiệu sách, vào lựa truyện để mua. Nhưng giở quyển nào ra và đọc lướt, Đ cũng không thấy hài lòng. Truyện nào cũng gặp gỡ, thương nhau, yêu nhau và cuối cùng lấy nhau. Đoan chán nản trả những quyển sách lại chỗ cũ, và tiếp tục đi ra phố. Đường sá có vẻ đông đảo hơn ngày thường, và Đ sực nhớ rằng hôm nay là Chủ nhật, Đ đi giữa cảnh nhộn nhịp, bỗng chốc lát thấy mình đã đến bến xe. Đ. liếc nhìn đồng hồ trên tay một người đứng cạnh, thấy chỉ mới chín giờ. Tự nhiên trong lòng Đ. hồi hộp la. Đoan nẩy ra một ý nghĩ, có lẽ nên đến nhà Thái một lần nữa, ý nghĩ đã xuất hiện trong đầu không có gì ngăn cản nổi. Đoan làm theo sự sai khiến của chính mình và chỉ một lát sau Đ. đã ngồi trên chiếc xe đi theo đường ra Vạn Giả.

VietDoll
10-16-2004, 01:10 AM
Chuơng III

Chưa bao giờ Đ. cảm thấy hồi hộp như lúc này. Đ có liều lĩnh không? Xe đò chạy nhanh hơn xe lửa nhiều, nhưng bây giờ Đoan lại thấy đường xa lắc. Cảnh vật hai bên đường ko gợi cho Đoan một ý nghĩ nào, vì Đ. vẫn luôn băn khoăn không biết đến có còn gặp Thái ko. Và Đoan sẽ phải nói chuyện gì với Thái, cũng như lý do nào đến nỗi Đ. chỉ đi một mình với quẵng đường xa như vậy? Đ. có dịp trở lại phòng khách chăng?

Hôm nay là chủ nhật, hay là Đ. sẽ gặp Nguyễn, Nguyễn thật sự bằng xương bằng thịt - không phải một Nguyễn trong hình, trong máy hát. Và nếu Đ. được gặp Nguyễn, Đ sẽ làm gì? Đ. sẽ nói chào những lời gì? Cả một tâm trạng bối rối làm Đ không yên được. Nhưng đã trót lên xe rồi, Đ. đã muốn có được một lần gặp Nguyễn thì Đ phải dự liệu trước những gì sẽ xảy ra.

Xe đã vượt hết đoạn đường dài và đi ngang xóm nhà Thái. Đ xin ngừng lại để xuống. Lần thứ ba Đ vào ngõ xóm, nhưng lại cảm thấy như đất đá đều mới mẻ. Cả những ngọn cỏ, chòm cây và ngôi miếu nhỏ bên đường cũng như còn lạ lùng. Đ gặp những người nông phu hơi quen mặt vác cuốc về. Những đứa bé nghèo khó rong chơi trên đường đất. Tất cả đều vui vẻ. Đcũng nghe vừa hân hoan, vừa lo âu cho một cuộc hội ngộ có thể xảy ra.

Tiếng chó sủa trước sân làm Thái chạy ra dòm. Đ bước vào, lên tiếng trước:

- Thái chưa về SG sao?

Thái nhận ra Đoan, tươi cười:

- A! Đoan mới đến. Thái chưa về chi vội. Còn ở lại làm công việc nhà cho hết đã chứ! Ủa, nhưng Huyền đâu?

- Huyền đã về rồi, vì nó phải lo nộp đơn xin cho Đ vô Gia Long đó Thái.

Thái reo lên:

- A! Đoan đậu rồi ha? Thái cũng đậu rồi Vui quá nhỉ!

Thái chợt nhìn quanh, và ngạc nhiên:

- Nhưng... còn mấy người kia đâu? Mấy anh gì... Hướng, Giang, Văn nữa?

- Hướng và Giang thi hỏng, đi lính rồi Thái ạ

- Trời!

Thái kêu lên và lộ vẻ sửng sốt. Thái nắm lấy tay Đ:

- Như vậy, chỉ có một mình Đoan đi thôi?

Đoan cảm thấy nóng ở hai má, đáp nhỏ:

- Ừ, Đoan thấy nhớ... Thái, nên đến chơi.

Đ biết Đ vừa mới nói một câu ko đúng với lòng mình nghĩ, nên nghe thẹn vô cùng. Thái có vẻ hơi lấy làm lạ, nhưng Thái vẫn giữ nét vồn vã:

- Đoan đi bằng gì?

- Xe đò.

- Chao ơi! Đoan gan quá! Đi đường mệt không?

Đoan càng bối rối hơn nữa, lắc đầu mỉm cười. Thái mời Đ vào phòng khách, và rót nước cho Đ uống. Đ. vẫn ngồi ở chổ cũ, kín đáo đưa mắt nhìn quanh fòng. Vẫn ko có gì khác lạ, Đ hỏi:

- Hai bác đâu rồi hả Thái?

- Ba mẹ Thái dẫn các em Thái đi qua nhà dì dượng, ở gần đây, ăn giỗ.

- Vậy nhà chỉ có một mình Thái?

Thái cúi đầu xuống, không nhìn Đ, đáp nhỏ:

- Ừ! Chỉ có Thái trông nhà.

Đ thất vọng. Như vậy là ko có Nguyễn về. Đ thấy sự có mặt của mình ở đây thật vô lý và vô ích. Vượt một đoạn đường xa, ngồi trên xe đò cả mấy giờ đồng hồ để đi tìm một người ko hiện diện ở nơi mình đến, Đoan thấy Đ thật khờ khạo, ngu ngơ. Thái hỏi:

- Đoan xin bác đi đến chừng nào về?

- Đ thót ruột, nhìn đồng hồ trên tường thấy đã hơn mười một giờ trưa. Đ ấp úng:

- Đ sẽ về ngay bây giờ.

- Kìa! Sao Đoan gấp thế?

Đoan cúi mặt không đáp. Đ thấy mình thật tội nghiệp. Thái ngạc nhiên trước vẻ lạ lùng của Đ cố nuốt nước bọt để tự trấn tĩnh. Đ ko muốn Thái thắc mắc về mình. Nhưng Thái đã rất tinh ý, hỏi ngay:

- Thái đoán hình như Đ. có điều gì khác thường, phải không? Đoan có thể nói cho Thái nghe ko?

- Kô có gì đâu Thái.

Thái đứng dậy, nắm chặt tay Đ:

- Nếu Đ thân với Huyền ra sao, thì hãy xem Thái như vậy. Thái có thể giúp được gì cho Đoan ko? Đ. hãy nói cho Thái biết với. Thái tin là một mình Đ. đến nhà Thái hẳn có việc gì.

Giọng của Thái thành thật khiến Đ cảm động. Đ. chớp nhanh mắt, nói:

- Thái làm Đ. có cảm tưởng là chuyện của Đ trọng đại lắm vậy đó. Ko có gì đâu Thái, bạn bè đi hết, Đoan buồn, đi chơi, và...

- Và sao nữa?

-... Đến đây ko ngoài ý định xin Thái một ít bài hát của... anh Nguyễn.

- Ồ! Để làm gì hở Đoan?

- Để Đoan về đàn, hát chơi. Đ. thích nhạc của anh ấy, chắc Thái cũng biết rồi?

Đoan định bụng rằng sau câu hỏi này sẽ hỏi tới về Nguyễn, nhưng Thái đã quay lưng đi, và nhìn lên bức ảnh của Nguyễn treo trên tường. Thái nói rất nhỏ:

- Xin nhạc của anh ấy? Hiện Thái không có ngay để cho Đ, ngoại trừ... phải xin phép anh.

Đ. chưa kịp nói thêm câu nào, thì bỗng Thái quay phắt lại, nhíu mày nhìn Đoan. Đ. thấy đôi mắt của Thái đỏ hoe. Nhưng không phải Thái khóc. Có một cái gì phẫn nộ trong giọng nói của Thái, Thái gằn từng tiếng:

- Nhưng Đoan này, tốt hơn Đoan đừng xin nhạc của anh Nguyễn, và Đoan cũng đừng hỏi gì về anh Nguyễn cả...
Đoan sửng sốt:

- Kìa! Thái?!...

- Thái ko biết nói gì về anh Nguyễn cả. Anh Nguyễn ở xa lắm, ko bao giờ về nhà.

- Sao hôm nọ Thái bảo rằng anh ấy có về nhà ngày Chủ nhật?

- Thái chỉ trả lời câu hỏi của Đoan thôi mà. Đoan đặt Thái trước một câu hỏi bắt người ta phải "ừ"

- Thái nói gì lạ vậy?

- Thái muốn nói là anh Nguyễn ko có ở nhà. Và... anh ấy cũng ko muốn tiếp ai hết.

Đoan đứng lên, cảm thấy tự ái bị va chạm. Những lời của Thái tuy khó hiểu nhưng ko che dấu được một sự khó chịu đối với Đoan? Thái có hiểu tâm tư của Đoan ko? Tại sao Thái lại nói như vậy? Nguyễn là ai? Một con người đầy tài nghệ, nhưng phải chăng cũng là một con người kiêu căng? "Anh ấy cũng không muốn tiếp ai hết" Thái đã nói như vậy. Cả hai anh em họ đều hợm hĩnh. Trên đời có phải chỉ có một nhạc sĩ? một văn sĩ? một họa sĩ ? một người có đôi mắt sâu và buồn? Đ. ko phải là kẻ chạy đến tìm một sự khinh rẻ dù rất nhỏ. Nguyễn là ai, Nguyễn ở đâu cũng mặc, không còn là vấn đề cho Đ nữa. Đ quá ngu khờ chăng? Đ không nên ở lại căn nhà này nữa.

- Cám ơn Thái. Đoan về.

Đôi mắt Thái bỗng dịu xuống, Thái có vẻ ân hận:

- Đoan về bây giờ sa ?

- Đoan đi... mà chưa xin phép ở nhà.

- Bữa nào Đoan lại đến chơi chứ?

Đ muốn trả đũa một câu. Giọng Đ cứng nhắc:

- Có lẽ... Thái cũng đừng nên mời Đ đến nhà nữa. Đ ko có gì đặc biệt cả.

- Nhưng mà...

- Bởi vì ai chơi với Đ lâu ngày cũng sẽ thất vọng

Đoan rút tay mình khỏi bàn tay Thái và lầm lũi đi ra. Đoan không nhìn lại - căn nhà gạch, những ụ rơm trước sân, và Thái đang ra sao...

Đoan muốn chạy nhanh khỏi con đường này, khu xóm hiền lành này.

Đoan nghĩ đến ba, má và chị Thúy hẳn đương lo lắng vô cùng về mình.

Đoan ko biết con đường cái trước mặt nắng lên bốc khói. Đoan muốn mình tan thành nước...
Biển ào ạt những đợt sóng. Đoan bước dẫm lên lớp cát mịn ướt, chân lún xuống và đợi sóng vào cuốn cát đi. Tiếng sóng réo gọi và tiếng gió cũng như thở than. Mây kéo về làm nền trời thật thấp như muốn mưa. Bãi vắng buồn tênh. Trời đã chiều. Nắng ko còn :Di chang trên mặt nước xanh. Đ ko nhớ mình đã ra đây từ bao giờ, chỉ biết chân đi đã mỏi rồi, từ bến xe lam ở chợ ra đến bãi biển và đi bộ suốt dọc bãi vắng. Những ngón chân muốn tê dại vì... nắng cát. Chưa có thứ buồn bã nào giống như hôm nay. Tâm hồn Đ trống trải nhưng cơ hồ chỉ một hình ảnh của kỷ niệm nhỏ sẽ đủ làm cho cô bé xót xa.

Đ. muốn biển khô lại để nhìn thấy những bí ẩn của lòng đại dương. Cũng như những băn khoăn trong lòng cô bé vẫn ko bao giờ được giải tỏa. Đ. thấy mình yếu đuối, bé mọn và cô đơn lạc lỏng giữa những người thân, giữa những người sơ, và cả giữa thành phố quen thuộc này. Nếu đời đừng xảy ra những thay đổi, nếu những người mới, những tình cảm lạ đừng xuất hiện, có lẽ cuộc đời của một cá nhân sẽ thoải mái vô cùng, và chẳng có gì để nói. Nhưng đó chính là điều mà trước kia Đoan ko muốn. Đã có khi Đ. ao ước đời mình sống động như truyện, như kịch. Và hôm nay Đ sửng sốt nhận ra rằng mình đã va chạm quá nhiều trong tình cảm. Ko ai làm cho Đ. phiền não, mà chính Đoan đã tự đem đến cho mình. Không phải lỗi ở Nguyễn, hay lỗi ở một ai. Bởi Đ. quá nhiều tưởng tượng, nên đã thêu dệt một Nguyễn - thần thánh, rực rỡ trong lòng. Chứ biết đâu, Nguyễn cũng chỉ là một người con trai bình thường như mọi người con trai, có gì khác thường ngoài một chút tài văn nghệ? Đoan ko tiếc rẻ vì mình đã phí một khoảng thời gian khá lâu bị ám ảnh bởi hình bóng Nguyễn, nhưng Đoan rất buồn khi nhận ra rằng có lẽ đời sống ít khi chìu lòng những con người mơ mộng và có quá nhiều trí tưởng tượng.

Nguyễn đã đổ vỡ trong tâm trí Đoan. Đ. ngẩn ngơ với ý nghĩ rằng hãy xem Nguyễn như ko có thật trên đời, hoặc Nguyễn chưa bao giờ hiện diện một giây phút nào trong khoản ngày thơ dại của Đ.

Nhưng càng muốn quên những chuyện đã xảy ra, Đ. càng thấy lạc lõng. Hầu như ko còn một điểm tựa để vui. Muốn gắn chặt tâm tưởng với gia đình để mong tìm một niềm tin khác, thì Đ lại thấy mình có một lỗi nào, to lớn nhưng ko định nghĩa được...

Hôm ở nhà Thái về - mà Đ. nghĩ là lần cuối cùng - đến nhà đã gần xế trưa, Đoan phải nói dối rằng ghé nhà một đứa bạn và được mời ăn cơm. Ba má chỉ trách móc nhẹ nhàng còn chị Thúy thì tỏ vẻ áy náy lắm. Nhìn sự thương yêu quá mực của gia đình, Đ. muốn nói thật với má rằng mình đã lặn lội đến Vạn Giả - để nhận nơi má những lời la rầy và những lời khuyên. Nhưng rồi Đ cũng ko có cái can đảm thú nhận việc mình làm, và ôm mối ray rứt cả mấy ngày trời. Đ cũng ko nhận được một bức thư nào của bạn - Huyền, Giang, hoặc Hướng . Để bù vào những nỗi trống vắng, Đ thường hay ra phố vào buổi chiều, đi lang thang ko biết mấy giờ ngoài phố, ngoài bãi, nhìn người qua lại xôn xao hay ngồi lặng trên cát nhìn từng đợt sóng cuốn trôi cát... và trên hai bàn chân.

Mây kéo về mỗi lúc một chiều. Trời sẽ mưa chăng? Cả tháng nay thành phố khô khan chẳng có một giọt mưa, trời như là hạn hán. Đ vẫn quen tật ko mang áo mưa đi. Bây giờ Đ mới thật sự lo âu, vì về nhà đã trễ mà lại mắc mưa thì thế nào cũng bị rầy. Nhưng Đ thích dầm mưa. Cả nữa năm nay thèm thấy một giọt mưa mát dịu. Thành phố đã ít người, có mưa thấy càng buồn và đẹp. Đoan muốn trở về những ngày thơ ấu, tung tăng chạy dưới mưa và phá nghịch với lũ bạn nhỏ. Bây giờ chỉ có quyền đi, mà không nên chạy, và phải đón xe lam về chợ và từ chợ về nhà vì trời đã nhem tối.

Trời đổ mưa ngay khi Đ bắt đầu đi bộ từ đầu ngõ vào nhà. Trận mưa đầu tiên trong những ngày tháng khô hạn tưới xuống đất làm bốc mùi nồng khó chịu. Đ nghe đầu váng vất. Cả một buổi chiều dang nắng, vọc nước và đi bộ, cộng thêm nỗi buồn phiền khiến Đoan nghe toàn thân mỏi nhừ. Nghĩ đến nét mặt lo âu của ba má và tia mặt trách móc nhẹ nhàng của chị Thúy, Đ. cúi đầu bước nhanh. Mưa đã ướt hết cả người. Đến trước nhà Đoan thấy cánh cổng mở sẳn. Ba con Bông, Vện, Tô trốn mưa trong sân chẳng buồn ra mừng Đ. Có thấp thoáng một bóng người lạ trong nhà. Hình như điện bị cúp. Má đang đốt một ngọn đèn cầy. Có cả bóng ba ngồi, và cả chị Thúy nữa. Đoan định lẻn đi cửa sau để thay quần áo ướt rồi sẽ lên thưa ba má. Nhưng có tiếng chị Thúy gọi:

- Đoan đó hả? Đoan ơi!

Giọng chị như hoảng hốt lạ thường. Đoan phải trở lại cửa nhà trên. Nhận ra người lạ chính là Giang, Đ chạy ngay vào nhà. Giang đứng yên nhìn Đoan, Đ. ngẩn ngơ nhìn quanh thấy ba, má, chị Thúy đều có vẻ khác thường. Má lên tiếng:

- Con đi đâu giờ này mới về, mắc mưa ướt hết vậy? Thằng Giang chờ con cả buổi đó.

Đoan đưa mắt nhìn Giang, dò hỏi, bỗng nghe tiếng chị Thúy bật khóc:

- Giang, nói cho Đoan nó biết đi!
Đoan đưa mắt nhìn Giang, dò hỏi, bỗng nghe tiếng chị Thúy bật khóc:

- Giang, nói cho Đoan nó biết đi!

Giang thẫn thờ, mở miệng như một cái máy:

- Hướng bị đau màng óc chết trong trường rồi Đoan ơi!

... Rồi Giang buông mình xuống ghế. Đ. bỗng nghe bên tai như có muôn ngàn tiếng sóng biển xô đẩy hỗn loạn, có trăm tảng đá lớn rơi từ dốc núi xuống vực sâu, âm vang những tiếng hãi hụng Trước mắt Đ. hồ như có một màn mưa trắng xóa làm mịt mờ cảnh vật. Đ ko thấy ai đang ngồi, ko nghe ai đang nói. Tay chân bỗng nghe rời rạc mỏi tê nhưng ko đủ làm Đoan té xuống nền nhà. Đoan đứng cứng ngắc tê điếng giữa muôn ngàn cảm giác kỳ quái và kịp nhìn thấy trên bàn chơ vơ tập hoa ép của Đoan...

...
Đồng Đế, Ngày... Tháng... Năm...

Đoan thân,

Tôi đang ở một nơi chẳng xa nơi ở của Đoan bao nhiêu, nói về khoảng cách thì là như vậy, nhưng về cách sống cách học tập và lề lối suy tưởng thì xa rất nhiều. Ngày nào cũng bù đầu vào việc tập tành, mệt quá, rồi thì có lúc quên cả chính mình đi, ko còn biết gì nữa. Nhưng hôm nay, tôi nhất định phải viết cho Đoan một lá thư. Tôi nghĩ họa may nhờ đó mà lấy lại những cảm xúc cho riêng tôi được chăng, bởi từ ngày thằng Hướng mất bỗng dưng tôi thấy tôi khô cạn từ tư tưởng đến thể xác - một điều mà trước đây chưa bao giờ tôi ngờ tới và cũng không muốn chút nào. Tôi - đôi lúc tự hỏi, có phải mình là Giang không? Có phải là "Giang lé" của những ngày thân ái cũ; của thằng Hướng, thằng Văn, của Đoan, của Huyền? Có một chút tiếc rẻ, nhưng ai lại chả thế, Đoan nhỉ? Hoàn cảnh và sinh hoạt gần gũi ta nhất vẫn chiếm ưu thế hơn hết làm cho ta phải chấp nhận con người hiện tại của ta mà thôi.

Tôi quả thật là một đứa ngu ngơ, phải không Đoan? Được về phép một cách ko ngờ, và lại được đến gặp Đoan, thằng Văn, thế mà hầu như tôi ko mở miệng ra nói được câu nào nên thân. Để hôm nay tôi nghĩ lại và tiếc. Nhưng tôi ko thể trách tôi được - cũng như Đoan ko thể trách Đ. tại sao khóc ngất lúc đưa đám thằng Hướng. Chỉ vì thằng Hướng - Hướng đã bỏ chúng ta mà đi. Sự thật là như thế rồi mà đôi lúc tôi còn hoảng hốt tưởng tôi nằm mơ. Đúng như thế, Hướng nó đã đi thật rồi. Cơn dịch đau màng óc xảy ra trong khoảng ngày ác nghiệt đó và Hướng đã chịu không nổi. Tôi thương nó quá! Hướng khỏe mạnh, Hướng nhanh nhẹn, Hướng khéo léo và Hướng liến khỉ của chúng ta còn đâu? Trước ngày nó bệnh tôi vẫn còn nghe nó nói nhiều lời chí lý và nó vẫn chọc cười tôi cùng lũ bạn mới trong này. Ko ai buồn chán nữa, khi gần nó. Nó thường kể chuyện những ngày vui vẻ của chúng ta, và khi rảnh nó vẫn thường ôn lại với tôi từng mẩu kỷ niệm nhỏ đủ làm cho nó và tôi quên đi sự mệt nhọc. Nó nhắc Huyền, nhắc thằng Văn, và nhất là nó nhắc đến Đoan nhiều nhất. Lúc đầu tôi lấy làm lạ vì từ nhỏ đến lớn tôi vẫn nghĩ rằng năm đứa chúng ta chơi thân với nhau đồng đều, ko thương ai hơn mà cũng chẳng ghét một ai. Chính tôi cũng vậy, cô bé thì cũng như Huyền bò, còn thằng Hướng khỉ thì chẳng khác vì Văn ăn vụng. Nhưng ở Hướng tôi đã thấy có một người trội nhất, ở trong tư tưởng của nó. Chính là Đ. cũng có ngờ được ko? Đoan có bao giờ nghĩ rằng Hướng đã dành tất cả những gì của nó cho Đ. ko? Từ những việc cụ thể như hái những đóa hoa dại để dành cho Đoan ép, chìu ý Đoan những lúc Đ. muốn đến nhà Thái mà không đi nơi Hướng đề nghị cho đến những gì sâu kín nhất như ý tưởng của nó, niềm vui nỗi buồn của nó, nó đều nghĩ đến Đoan, vì Đoan tất cả. Nhưng Đoan có hiểu một chút gì về nó ko? Tôi phục nó kín đáo quá - đến tôi cũng không biết nữa là Đoan. Nó luôn luôn giữ một bề ngoài tươi tỉnh rạng rỡ nhưng thật ra trong lòng nó có một chút buồn bã. Nó muốn Đoan, cũng như những đứa bạn thân của nó, cùng với khoảng ngày thơ ấu quý giá của nó, phải luôn luôn đẹp đẽ trong lòng nó. Ngày chúng ta chia tay nhau ở nhà của Đoan, nó xin Đoan tập hoa dại. Lúc vào trường tôi có thắc mắc, thì nó bảo rằng nó xin giữ để hái thêm hoa dại đó, là vì có lần Đoan đã nói với nó rằng Đoan sẽ vất tập hoa đi. Tôi tin rằng đó là lời nói đùa của Đoan. Nhưng Hướng thì xem như một lời hăm dọa, không phải của Đoan, mà là những gì mới mẻ, hấp dẫn của ngày mai, sẽ đạp đổ những tươi đẹp non thơ của khoảng đời thơ ấu. Hướng nó cũng có nhiều ý tưởng lạ lạ phải ko Đoan? Nó muốn những gì nó yêu, nó thích thì tuyệt đối. Nó ko muốn có ai, dù là thi sẽ, văn nhân hay nhà khoa học đặt tên cho những cây hoa dại của nó, đem ra mổ xẻ và học hỏi cũng như nó ko muốn Đoan vứt bỏ tập hoa ép vào một xó - tập hoa mà nó đã góp công bằng cách tìm hái cho Đoan khi hoa dại mọc ẩn dấu trên những ngọn đồi. Và ở quân trường này, cũng như những quân trường khác, có những đất cỏ cây mọc đầy. Dù trời khô khan, nắng như muốn cháy cả da người, vẫn ko làm chết những thứ hoa dại mọc khắp nơi. Đoan có tưởng tượng nỗi vui thích của thằng Hướng, khi hái hái ép đủ số hai trăm cây hoa dại dán đầy tập của Đoan ko?

Đoan thân,

Tôi ko biết có nên gọi là một diễm phúc, khi chỉ có tôi là đứa duy nhất được nghe những lời tự sự của Hướng? Nếu nó ko nói cho tôi nghe, thì đến nay nó chết, nó sẽ giữ kín một mình, và đau buồn nhất - là Đoan ko biết một chút gì về nó cả. Hướng ko hề nhắn nhủ một điều gì với tôi, cũng như trước khi chết nó vẫn ko nghĩ rằng nó sẽ chết. Tội nghiệp nó biết dường nào! Tôi đau xót cả con người khi thấy nó bình thản, vui tươi quá - rồi với cơn bệnh tai ác nó đã ko qua nổi. Bạn bè ai cũng thương tiếc nó. Và tôi, bỗng dưng, hôm đưa đám nó, lúc hạ quan tài xuống huyệt, tôi đã tự hứa với lòng, cũng như là hứa với nó rằng, dù trước hay sau, tôi cũng sẽ nói cho Đoan biết phần nào tâm sự của nó đối với riêng Đoan. Tôi ko biết việc làm của tôi có lợi ích gì cho ai chăng? Với Hướng, thì chắc là không - Vì chết là hết, tôi vốn chẳng bao giờ tin có linh hồn như bao nhiêu người đã tin. Còn với Đoan, có ích lợi gì ko khi Đoan hiểu rõ Hướng? Có thể Đoan sẽ buồn, Đoan sẽ đau đớn, và Đoan sẽ khóc rất nhiều. Nhưng ít ra, Đoan cũng sẽ thương nó nhiều hơn, nhiều hơn là tình bạn mà Đoan đã dành cho nó từ lâu. Tôi, định bụng như thế, nghĩa là sẽ nói cho Đoan biết, rồi thì sau này Đoan có giận, có trách, hay chẳng thèm nhìn mặt tôi, thì cũng đành.

Tôi muốn nói với Đoan rằng Hướng nó đã khắc tên "Hướng - Đoan" vào nhiều thân cây mọc hiu quạnh trên những ngọn đồi gần Suối Dầu. Chính nó đã tiết lộ với tôi như vậy khi khoe con dao nhỏ của nó đã lụt rất nhiều. Hướng nó đã mong trời mưa thật lớn trong những ngày mình đi chơi với nhau, để nó được nhường áo mưa của nó cho Đoan. Nhưng trời đã ko chìu nó nên suốt khoảng ngày còn lại vẫn ko có một giọt mưa. Và Đoan có biết, nó đã buồn biết bao, khi một hôm nó thấy Đoan ngồi say mê nghe nhạc trong một căn phòng đầy hình ảnh một người thanh niên khác - Ông anh của Thái chăng? Nó thất vọng vì nó biết Đoan sẽ ko bao giờ hướng về nó như nó đã dành trọn tình cảm của nó cho Đoan. Và, thương cho nó biết bao, nó ko lộ một vẻ bực tức nào, mà đến ngày gặp nhau cuối cùng nó vẫn hoàn toàn là một Hướng vui vẻ, bao dung - Hướng bạn của chúng ta muôn đời.

Tôi với nó là bạn trai. Tôi có thương nó bao nhiêu thì cũng ko thể khóc nó bằng nước mắt được. Vậy tôi xin nhân danh là bạn của nó, cám ơn Đoan - một cách ích kỷ và khách sáo - Phải cám ơn Đoan vì nhờ Đoan mà linh hồn của Hướng (tôi mong rằng có như mọi người đã tin) được toại nguyện, là ba má của Hướng đã chôn nó trên một ngọn đồi. Chúa ơi! Tôi có bao giờ ngờ tới một ước nguyện cao cả và tội nghiệp như mơ ước của nó đâu! Nó chắc đã hài lòng với ngọn đồi ấy.

Thư tôi viết đã khá dài và hình như tôi cảm thấy tôi đỡ bớt sự khô khan cứng cỏi khi viết thư cho Đoan. Tôi mong rằng Đoan sẽ chẳng có một chút gì giận tôi và vẫn xem tôi là Giang lé của năm đứa tụi mình. Những lời cuối thư, tôi ko nói cho tôi, mà muốn nói cho thằng Hướng - rằng Hướng đã thương Đoan rất nhiều bằng một thứ tình thương sâu xa, thắm thiết hơn cả thứ tình bạn mà chúng mình đã dành cho nhau từ thuở ấu thơ. Tôi chưa có đủ can đảm nói trắng ra, nhưng chắc chắn cô bé đã hiểu.

Thân ái,

Giang

VietDoll
10-16-2004, 01:11 AM
Những giòng chữ cuối trong lá thư của Giang làm Đ thấy mắt mình tối lại. Kô còn thấy dấu cắt của bao thư để mà nhét lá thư vào. Trong một khoảng ko gian hư ảo nào bỗng như có Hướng hiện ra, cười trong sáng. Đ. quay lại nhìn tập hoa để cạnh bàn. Đ. giở ra từng trang. Mỗi nhánh hoa là một kỷ niệm. Hướng đã hái thêm hoa dại ở trong quân trường để ép đủ hai trăm cây. Thế mà đã có lúc Đ. hăm sẽ vứt tập hoa vào một xó. Hướng đã lo sợ và Hướng đã giữ gìn. Nhưng bây giờ tập hoa lại ở đây với Đ. Đoan bật khóc như trẻ thơ... Đ. đã hứa cho Hướng luôn rồi mà, Hướng ơi! Hướng ơi!...

Đoan ngồi xuống bên cạnh ngôi mộ của Hướng. Có một cây hoa dại mọc lên từ lúc nào bên nấm đất nhỏ bé. Vài cơn mưa đã đến từ sau ngày đưa Hướng lên đây, làm nhú lên những ngọn cỏ mướt xanh. Khung cảnh im vắng và dể thương. Bên dưới là xóm nhà của Hướng. Kia là đồi La San. Còn nơi đây, ngọn đồi nhỏ làm nơi trú chân cho Hướng. Hướng đã có một chổ bình yên. Đ. nghe mơ màng trong gió vắng đưa lời của Hướng "... Dù là người vĩ đại hay chỉ là một kẻ bình thường, khi nhắm mắt Hướng ao ước được chôn trên một ngọn đồi... vì đây là quê hương của mình... có nhiều người gần gũi, ít nhất cũng còn có gia đình, và lũ bạn bè khóc cho mình nhiều giọt nước mắt..." Hướng ơi! Hướng có nhiều ý nghĩ dễ thương quá! Hướng có những ước nguyện nhỏ nhoi mà cao cả. Tâm hồn Hướng đơn sơ nhưng thanh khiết vô cùng. Đ. như kẻ chạy trốn nắng ở đàng xa, còn Hướng như một loài hoa dại nở tươi vui trong nắng hạn cũng như dưới mưa dầm. Hướng đã mang hết những ngày tươi đẹp hồn nhiên đi rồi. Ở đây chẳng còn ai. Giang đã trở lại quân trường tiếp tục những ngày học tập chắc đã quen thuộc. Văn đã lặng lẽ mua sách về học trước. Huyền chẳng được về đưa đám Hướng, bây giờ vẫn chưa có một lá thư. Chỉ còn có Đ., yếu đuối và cô đơn. Nước mắt đã hầu như tuôn ra hết trong ngày tiễn đưa Hướng lên đồi. Bây giờ chỉ còn ngồi lặng nhìn mộ Hướng, tưởng tượng có Hướng trước mặt, và gắng nở một nụ cười như là cười với Hướng. Nụ cười chắc héo và lẻ loi như cọng cỏ úa đằng kia phải ko Hướng?

Một cánh bướm bay vụt qua trên nấm mộ, Đ. ngơ ngác nhìn theo. Đôi cánh mỏng chập chờn trên đám cỏ cây, và rõ dần thành chiếc áo của Hướng. Hướng tươi vui, Hướng dí dỏm nhìn Đoan. Hướng ngoắc Đ. như rủ lại gần. Và Hướng cúi xuống, ngắt một cành cây, đưa cho Đoan:

- Cho Đoan đấy! Hoa dại...

Rồi Hướng biến mất, cùng với cánh bướm kia và cành hoa dại. Gió buổi chiều thổi nghe lạnh. Đoan nhắm mắt lại, tưởng như những kỷ niệm trở về tràn ắp trí nhớ. Muốn khóc, nhưng hai mắt Đ. khô lại. Những cây nhang cắm trên nấm đất mới đã gần cháy hết. Khối hương màu xám bay quyện trong gió, vẽ trước mắt Đoan những hình thù kỳ la. Mai mốt đây, ngôi mộ Hướng sẽ được xây xi măng vuông vức. Một tấm bia mang tên Hướng sẽ được dựng lên. Ba má Hướng sẽ rào chỗ này lại, chỉ mở ra khi người thân, hay bạn bè Hướng đến thăm Hướng. Chết bình yên như thế sao? Có ai như Đ, cảm thấy cả một sự vô lý khi nhìn ngôi mộ Hướng? Và Hướng, Hướng nằm bên dưới, có buồn giận một ai và có thấy vô lý hay ko? Chỉ có tiếng gió trả lời cùng Đoan...

... Đoan bật lưỡi con dao nhỏ của Hướng, nói với Hướng như reo:

- Hướng đã làm hại cây cối quá nhiều rồi! Không cho Hướng khắc bậy nữa. Tới phiên Đoan.

Bóng của Hướng vờn vã trước mặt. Đ. tiến đến một cây cao su to lớn ở trên đồi cạnh Suối Dầu, cẩn thận gạch lên hai chữ "Hướng - Đoan". Có tiếng của Hướng cười trầm ấm, và Hướng chế nhạo:

- Vậy mà mắng người ta. Đoan cũng là kẻ phá hoại cây cối... mùa màng. Đáng cho giáo sư Huyền bò phạt thi kỳ hai.

- Ha ha! Nhưng mà Đ. đã đậu rồi. Và cũng chẳng có kỳ hai nào hết... Giáo sư Huyền bò cũng không phạt Đoan nổi. Dù hắn có là Giáo Sư Thực vật, hay là kỹ sư Canh Nông, hắn là nhà thơ hay là người đốn củi, hắn cũng phải biết cỏ cây là nguồn cảm thông của con người. Chính Hướng đã chọn cỏ cây để nói chuyện mà Hướng ko biết sao?

- Đoan này... mâu thuẫn.

Mủ cao su, theo dấu Đoan vừa gạch, chảy ròng ròng xuống lớp vỏ xám. Đoan thấy Hướng nhìn rồi cười thân ái. Hướng trỏ tay xuống dòng suối trước mặt, cười vang:

- Xem kìa! Hai thằng Giang với Văn muốn làm hai cô sơn nữ. Chúng nó hái hoa kết lên đầu cho nhau. Còn nhỏ Huyền bò đang... bò lên đồi, trông tếu ghê Đoan ạ!

Đoan mỏi chân ngồi xuống một phiến đá, Đ nói, như một lời hứa:

- Hướng này, Đoan sẽ ko thèm đến nhà Thái nữa, nơi mà Hướng thích Đoan cũng thích. Và phải có lũ Huyền, Giang với Văn mới được. "Bộ năm" của tụi mình sẽ ko bao giờ tách rời nhau, cho đến già luôn Hướng nhé! Tụi mình sẽ đi hết những ngọn đồi gần Suối Dầu, đi trở lại mộ Ông Yersin ngắt hoa dại. Giang nó biết chèo xuồng, bắt nó chở năm đứa đi ra đảo chơi. Hướng muốn đi Hòn Tre ko? Đ. sẽ chỉ cho Hướng một nơi có vách núi dựng thẳng như phim cao bồi. Hướng sẽ leo lên đó hét to như mọi da đỏ nhé! Hướng muốn nói gì cũng được. Hướng có tâm sự, có uất ức điều chi, ra ngoài bãi Hòn Tre, tha hồ Hướng gào, Hướng thét, chẳng có ai ngăm cấm Hướng đâu. Quê ta có núi, có biển, Hướng có yêu ko? Đoan cũng thế, ko đi đâu hết... Hướng cài cho Đoan một đóa hoa lên tóc, hỏi:

- Đi hết rồi làm gì nữa?

- Năm đứa nhóc lại về nhà Đoan, chị Thúy lúc nào cũng nhắc. Phen này chi. Thúy sẽ đãi một chầu gì đó rất ngon. Chưa hết, Đ sẽ cho cả lũ ăn xoài, ăn mận, ăn "sa bô chê" và ổi đã đời.

Hướng giả vờ như quá no, đưa tay ôm bụng nhăn nhó. Cả Đoan với Hướng đều cười, giọng cười vỡ giòn vang rân...

Đoan bàng hoàng mở mắt. Ko có một tiếng động nào ngoài tiếng chị Thúy nói chuyện với ai đó ngoài sân. Kô có ai ngoài Đoan đang nằm trên giường bệnh. Chẳng có Văn, Giang, Huyền và Hướng. Chỉ có cơn đau làm Đoan bải hoải rã rời và những giấc mê hiện đến làm Đoan tưởng mình được sống những ngày êm ái nhất. Tự nhiên nước mắt ấm ấm chảy dài xuống gối. Lũ bạn nhỏ sẽ chẳng bao giờ về đầy đủ trong vườn để ăn trái. Hôm nào còn hứa với Hướng và Giang là sẽ chăm sóc cho cây vườn xanh tươi, thế mà mới hôm qua Đoan chợt nhìn lên thấy lá ổi đã bị sâu ăn thủng lổ như mạng lưới. Nguyên cả cây ổi đã bị tàn phá. Nay mai nó sẽ chết, ko còn quả để mà hái. Hôm nào Hướng đã ăn ổi quẳng đầy cả mặt đất, bữa nay chắc cũng đã hóa mùn. Tất cả những gì đã hiện hữu, rồi cũng sẽ trở lại với trạng thái nguyên sơ của nó - là cát, là bụi, là hư vô. Bỗng nhiên Đoan thấy tư tưởng mình trở thành tư tưởng của một nhà tu. Đoan muốn mình cũng biến mất đi ko để lại ở đâu một dấu vết nhỏ bé nào cả
Chị Thúy xuất hiện ở cửa phòng. Đoan trở mình để chị biết rằng Đ. đã thức. Chị đến ngồi bên Đ, dịu dàng sờ trán. Bên tay kia của chị, Đ. thấy một phong thư.

- Có phải chị vừa mới nói chuyện với bác phát thư?

- Ừ. Có thư cho Đoan.

Đ. nhíu mày. Một lá thư cho Đ? Đoan nhớ cách đây một tuần lá thư của Giang đến tay Đ. Một lá thư đầy tình thân, gợi bao nhiêu là kỷ niệm và một lá thư đủ quật ngã một cô bé vốn đã yếu mềm. Đ. chịu k0 nổi nữa, sáu ngày đi thăm mộ Hướng. Những cơn mê sảng tiếp diễn trong cơn đau. Lúc nào Đ. cũng thấy Hướng hiện ra, vui tươi và thân ái, để khi tỉnh dậy Đ. lại khóc vì tiếc nhớ.

- Thư của Huyền, Đoan à

Đ. đón lấy bức thư và giở ra đọc. Thư của Huyền ngắn ngủi, báo một tin vui. Đoan xem xong đưa chị Thúy. Nét mặt chị, sau khi đọc thư tỏ vẻ mừng rỡ. Chị kêu lên:

- Đoan được vào Gia Long rồi! Thích quá!

Đoan gượng nở một nụ cười với chi Thúy. Đ. ko biết mình có vui nổi với cái tin đó k0 - mà chỉ thấy lòng thờ ơ lạ lùng. Không còn những náo nức, những mong đợi như ngày trước nữa. Đối với Đoan, bây giờ ko có một việc gì gọi là hấp dẫn, dù là SG đầy cảnh lạ hay ngôi trường Gia Long của Huyền có những cây phượng đỏ rực và những con đường rộng rãi dập dìu áo trắng. Tất cả đã hững hờ như ko có. Trước đây Đoan đã đếm từng ngày chờ xem kết quả, chờ tin thi đậu, đã ước mơ được đậu cao để xin vào trường công. Việc xin vào Gia Long, xin đi SG tưởng khó khăn vô cùng, ko dám nói với ba má, với chị Thúy - nhưng sau kết quả tốt đẹp của Đoan, ai cũng tán thành. SG với những bí ẩn đối với một nữ sinh tỉnh nhỏ, với trường Gia Long với trường Văn Khoa, với trường Dược Khoa... Gợi cảm biết chừng nào - giờ đây chẳng phải là một lời réo gọi với Đ. nữa. Đ. muốn đổi tất cả những thứ đó, để lấy lại chuỗi ngày thơ dại của Đoan và lũ bạn thân yêu.

- Đoan khỏe được chút nào chưa? - Chi Thúy lại hỏi han.

Đoan gật đầu, Đ. ko muốn có ý tưởng mình đang đau yếu. Chị Thúy nâng Đoan ngồi dậy:

- Đoan có muốn ra ngoài một lát không? Trời hôm nay tốt lắm!

Tội nghiệp chị Thúy! Sao chị lại biết được ý nghĩ của Đ? đã mấy ngày nằm trên giường rồi còn chi? Bây giờ Đ. thèm được nhìn trời một tí. Đoan lại gật đầu, ra vẻ mạnh khỏe lắm. Chị Thúy đứng lên, nói:

- Vậy thì đợi chị một chút nghe?

Chị đi ra ngoài và năm phút sau trở lại. Chị đưa cho Đoan một cái áo len để mặc thêm và mở cửa cho Đ. ra sân.
Đ. đứng sựng lại ở ngưỡng cửa, và cảm động vô ngần. Ba con Bông, Vện, Tô nằm ngoan ngoãn bên chân ghế dựa. Chúng ngẩng lên kêu mừng nho nhỏ. Trên chiếc bàn con mà chị Thúy vẫn thường để tượng lên đó, đã có sẵn một ly sữa nóng và một mảnh bánh mì. Và, Đ. đã thấy cây đàn của Đ. để trên ghế dựa. Đúng là một sự xếp đặt của chị Thúy, một sự "đón tiếp" đầy thân ái. Đ nhìn chi Thúy cười mà ánh mắt rưng rưng.

- Chi Thúy cưng em quá!

- Ko, của má mua để dành cho Đoan. Ba với má vừa mới đi lễ chùa. Má biết hôm nay thế nào Đ. cũng đói bụng, nên mua sẵn bánh mì. Còn chị, chị muốn Đoan uống hết ly sữa này.

Chị Thúy nói văn chương như một lời phi lộ. Đ. gắng uống hết ly sữa và ăn mẩu bánh mì. Chị nhìn Đoan trìu mến:

- Ko có gì phải buồn khổ Đoan ạ! Nỗi phiền muộn sẽ giết dần một con người. Đ phải nghĩ đến tương lai và vui vẻ lên. Đời người ai cũng có những mất mát, những đớn đau. Rồi tất cả sẽ qua đi...

Đ. muốn nói một câu nào ko đồng ý với chị nhưng chị Thúy bỗng im bặt, đưa mắt nhìn ra khu vườn. Đ cũng nhìn, và đau đớn thấy cây ổi bị sâu ăn gần hết lá. Đoan biết chi Thúy cũng như Đ, nhìn cây ổi đó nghĩ đến một hình bóng đã mất. Nhưng dễ gì ai quên.

Một thoáng yên lặng trải qua, cho Đ nghe thấy tiếng chim hót trên đầy cây Kim Quất. Tiếng chim nghe dịu dàng quá! Đ. với lấy cây đàn. Một bản vui, hay một bản buồn cũng đủ làm lòng người ấm lại. Chị Thúy mỉm cười khi thấy Đ cầm đàn. Đ thấy nhớ nhớ một khúc nhạc quen thuộc nhưng hồ như đã bỏ quên trong tâm trí, nhắm mắt hồi tưởng lại và tay lướt nhẹ trên phím tìm những nốt nhạc. Âm điệu hình như cũng quen quen với chị Thúy. Chị nghiêng đầu lắng nghe, và rồi hát theo:

- Ta từ trên đỉnh thác... Rơi xuống đáy vực sâu... Xác thân ta vỡ nát... Tâm hồn ta đớn đau... Chờ mặt trời buổi sáng... Sau giấc ngủ xót xa... Ta đi hoài mỏi gối... Đành về với quê nhà... Đành về với quê nhà...

Chị Thúy ngân dài giọng hát và chấm dứt. Đ. ngơ ngẩn, ko đàn nữa, hỏi dồn:

- Chị vừa mới hát... bản gì? Sao chị biết khúc ca đo? Hở chi Thúy?

- Bản "Đành về với quê nhà"...

- Của... ???

Chị Thúy thở dài:

- Ko phải của một nhạc sĩ thời danh nào cả. Mà của một nhạc sĩ sinh viên tên là Đoàn Hà Nguyễn. Chị nghe Đoan dạo một khúc nhạc giống giống nhạc của Nguyễn, làm chị nhớ lại bài hát của Nguyễn...

Đoan run giọng:

- Chị có biết Đoàn Hà Nguyễn?

VietDoll
10-16-2004, 01:12 AM
Đoan run giọng:

- Chị có biết Đoàn Hà Nguyễn?

- Có. Trong giới sinh viên hầu như ai cũng biết Đoàn Hà Nguyễn. Năm vừa rồi Nguyễn học Dược Khoa năm thứ tư. Nguyễn là một thanh niên rất hoạt động. Anh xuất sắc trong mọi lãnh vực nên nổi tiếng khắp các phân khoa. Nhưng nổi tiếng nhất, là nhờ anh sáng tác nhạc và đàn hát rất hay...

Đ nghe như những mạch máu trong người bị dồn ép. Một sự thật nào về Nguyễn nữa đây? Đ. nhắm mắt lại một tích tắc. Hình ảnh của Nguyễn đang hiện ra, :Di lọi trong trí nhớ. Chị Thúy chợt "à" một tiếng, và nói:

- Chị nhớ ra rồi! Có lần chị em mình thử tài nghe tên đoán người, vậy mà chị ngu quá không nhớ đến Đoàn Hà Nguyễn để tả cho Đoan nghe. Ngoài những tài nghệ làm cho Nguyên được các bạn mến mộ, anh còn có một sắc diện rất dễ mến và đã khiến nhiều cô gái thương. Đ. hãy tưởng tượng nhé! Một người con trai gầy gầy, cao cao, rất thanh nhã, có mái tóc rất nghệ sĩ và nhất là khuôn mặt hiền hòa và một đôi mắt rất sâu, rất buồn và rất đẹp.

Đ. cúi đầu buồn bã. Chị Thúy đang gợi lại ở Đ một hình ảnh đáng lẽ phải quên. Chính vì Nguyễn, vì con người "thần tượng" đó, đã làm Đ. ngẩn ngơ, đã biến đổi tình cảm của Đoan mà chắc người ấy cũng ko ngờ tới.

Chi. Thúy bỗng thở dài:

- Người nhạc sĩ sinh viên ấy trình diễn nhạc của anh suốt những buổi sinh hoạt. Nhưng nay anh đã chấm dứt cuộc đời của một sinh viên, và khúc hát cuối cùng mà chị được nghe là bài "Đành về với quê nhà" đó !

Đoan hoảng hốt:

- Nguyễn đã chết rồi?

Tự nhiên một dòng nước mắt chảy lăn trên má chị Thúy. Giọng chị xót xa:

- Ừ anh đã chết, vì một nguời con gái ko yêu anh
Đoan hoảng hốt:

- Nguyễn đã chết rồi?

Tự nhiên một dòng nước mắt chảy lăn trên má chị Thúy. Giọng chị xót xa:

- Không. Vừa rồi Tết Mậu Thân, Đoàn Hà Nguyễn ra ăn Tết với anh em ở Huế. Anh bị kẹt trong một trận giao tranh, lúc anh đang sửa soạn Mùa Xuân cho một lớp học nghèo. Anh bị một quả kích pháo rơi gần, và lảnh hết vào gương mặt.

Đoan kêu rú lên:

- Trời ơi!

- Anh không chết, nhưng từ đó ko đến trường nữa. Bản cuối cùng Nguyễn sáng tác và gửi cho các bạn. Chị chỉ nghe mấy người quen hát, và chỉ nhớ được khúc :Dt.

Đoan lẩm bẩm:

- Đành về với quê nhà...

Và hết nhớ ra rằng chính mình đã khóc theo với lời tự tình của Nguyễn. Giọng Nguyễn hát trong máy nghe xót xa và tuyệt vọng biết bao! Đ. bàng hoàng như vừa mới trải qua một giấc mơ. Đoan thấy mình như lao chao trong một khoảng không có điểm tựa. Chị Thúy đang nói một câu rất vô vị:

- Đời người là thế, Đoan ạ!

***

Những bước chân của Đ. như chùn lại khi đến trước cổng. Đoan ngập ngừng khi thấy Thái đang cầm chổi quét tém gọn một ụ rơm. Đoan e dè lên tiếng gọi. Thái nhìn ra và hình như đôi mắt Thái sáng lên vui mừng. Thái buông chổi, đi mở cổng và nói:

- Thái cứ tưởng... Đoan không thèm đến chơi nhà Thái nữa.

Và nắm tay Đoan, Thái kéo Đ. vào sân. Đ. muốn nói với Thái một câu gì đó cho vui nhưng cảm thấy đầu óc rỗng tuếch, ngôn ngữ bay đâu mất, Thái vẫn giữ nét vồn vã:

- Đoan gầy ốm quá! Đoan bệnh sao? Đoan nhận được thư Huyền chưa?

Mặt Thái chợt sa sầm, Thái thấp giọng:

- Huyền có cho Thái biết tin Hướng mất. Tội nghiệp Hướng quá Đoan hơ? Và tin Đoan vô Gia Long nữa. Thái có dịp học chung với Đoan.

Thái quá tự nhiên làm Đ. cảm động. Đoan long lanh mắt nhìn Thái:

- Thái hỏi han Đoan nhiều quá! Phải cho Đ. hỏi han lại chứ! Thái vẫn chưa về SG sao?

- Chưa Đoan ạ Thái chưa muốn về vội, bởi nhà đang có người ốm.

- Bác ốm? Hay em của Thái?

Thái lắc đầu:

- Không... chỉ cảm sơ thôi nhưng...

Thát chợt ngập ngừng, nhìn xuống mũi giép, giọng nhỏ hẳn đi:

- Nhưng Thái thương lắm, nên Thái ở lại săn sóc cho đến khi ...hết ốm thì thôi. Vả lại trường cũng chưa khai giảng đâu. Đoan với Thái còn cả tuần lễ nữa mà!

Đoan thu hết cam đảm hỏi:

- Thái! Anh Nguyễn ốm... phải ko?

Thái tròn xoe đôi mắt nhìn Đoan, bối rối không biết trả lời sao.

Đoan nói giọng run run:

- Thái cho phép Đoan... được thăm anh Nguyễn.

- Sao Đoan... biết anh Nguyễn ở đây?

- Có gì đáng phải giấu Đ không hở Thái? Thái có xem Đoan như Huyền ko?

Thái cắn môi:

- Huyền... nó cũng chẳng biết gì về anh Nguyễn hết.

- Nhưng Đoan ko còn gì thắc mắc về anh Nguyễn cả. Đoan chỉ mong gặp anh ấy một lần.

- Đoan! Đoan không biết là...

- Anh Nguyễn bạc phước? Đoan hiểu. Chính vì thế mà hôm nay Đ. lại đến đây.

Thái bật khóc nức nở:

- Đoan ơi! Anh Nguyễn cũng muốn gặp Đ một lần. Gặp có nghĩa là nói chuyện đó, chứ anh ấy đã biết Đ ngay từ hôm đầu.

Đoan sửng sốt:

- Nghĩa là...

Thái ko đáp, nắm tay Đoan đi vào phòng khách. Vẫn những đồ vật cũ, khung cảnh quen thuộc Đoan ngỡ ngàng chưa hiểu ý Thái. Nhưng Đ. chợt hiểu ra khi Thái chỉ cho Đ. thấy vách nhà bằng ván có nhiều khe hở. Tự nhiên Đ. nghe nóng bừng cả mặt mày, nhớ lại những cử chỉ của mình đã làm tưởng rằng ko ai hay biết. Bên cạnh phòng khách này là một căn phòng nữa, chắc chắn là như vậy. Một cách cửa nhỏ mọi hôm đóng kín và Đoan cho là ko quan trọng, bây giờ đang được Thái se sẽ mở ra.

Đoan đứng yên bối rối. Nguyễn, trong bức chân dung, vẫn đang nhìn xuống Đoan - đôi mắt sâu buồn như muốn nói một điều gì. Đoan nghe tiếng Thái nói nhỏ nhẹ ở căn phòng kia:

- Anh Nguyễn! Có Đoan đến, muốn vào thăm anh.

Một giọng nói trầm ấm vẳng ra:

- Anh biết rồi. Sao Thái không mời Đoan vao?

- Anh có bằng lòng?

- Thì lúc nào anh vẫn mong được gặp Cô Bé.

Một nỗi xúc động dâng lên làm Đ. nghe nghẹn ở cổ. Thái bước ra, nói :

- Đoan vào đi, anh Nguyễn ở trong đó.
Thái nắm tay Đoan dẫn vào. Đ. đi theo như một cái máy. Thái đến mở rộng hai cửa sổ, một trông ra khoảng sân chứa những ụ rơm và một trông ra vườn dừa cùng bờ ao bên hông nhà. Đ. đứng lặng người khi ánh sáng vừa :Di chang căn phòng kịp cho Đoan thấy một người thanh niên ngồi trên ghế xoay lưng lại phía Đoan. Nguyễn, Nguyễn bằng xương bằng thịt trước mắt Đoan đó! Dáng Nguyễn cao, gầy và thanh nhã, ko sai với những bức hình của Nguyễn. Nhưng Đ. biết phía bên kia, gương mặt của Nguyễn sẽ ko giống như ngày xưa mà cũng ko giống những điều mà Đoan tưởng tượng.

Nguyễn lên tiếng trước:

- Cô Đoan đi có một mình?

- Vâng.

Đ. vẫn đứng cứng ngắc, đầu óc trống rỗng. Nguyễn tiếp:

- Gần cả tháng nay không thấy cô Đoan đến chơi, tôi cũng buồn lắm. Chắc cô giận Thái phải ko?

Đoan lắp bắp:

- Dạ không... Đoan ko có giận Thái chút nào cả. Xin anh Nguyễn... đừng gọi Đ là cô, Đ. còn bé...

Nguyễn cười nghe rất ấm:

- Vậy thì... tôi xin phép gọi là cô bé vậy. Tôi cũng quý mến nhóm bạn năm người của cô bé lắm. Nhưng khổ thay, có một người đã mất. Tôi nhớ cậu ấy hôm đầu tiên leo lên tận ngọn dừa. Cô bé có lấy làm lạ ko? Tôi ở đây, mà thấy tất cả mọi sinh hoạt, nhờ ở cái cửa sổ này. Chỉ cần hé màn, tôi mục kích bao nhiêu là cảnh vui tươi náo nhiệt. Cậu ấy làm tôi nhớ những ngày còn bé bỏng của tôi. Bây giờ...

Đoan nghe mắt cay xé. Thái nhấc đến cho Đoan một chiếc ghế, nhưng Đ. vẫn đứng như chôn chặt bàn chân xuống đất.

- Tôi biết cô bé hiện giờ đang buồn lắm. Mất một người bạn là một sự mất mát to lớn. Còn tôi, cô bé có biết, tôi thì đã đánh mất luôn cả tôi. À, mà cô bé có biết gì về tôi ko? Thái chắc chẳng bao giờ hé răng cho ai biết rằng Thái có một người anh như thế này cả. Hắn tôn trọng nỗi đau khổ của anh hắn...

Thái bỗng sụt sịt khóc. Giọng của Nguyễn nghe chua chát làm Đ. thấy se lòng. Đoan nói:

- Dạ, Thái giấu giếm tất cả bạn bè. Nhưng tự Đoan đã biết. Chị của Đ. học ở Văn Khoa mà tiếng tăm của anh... hầu hết các sinh viên đều biết.

- Tiếng tăm là một cái gì rất dễ đổ vỡ, cũng như vẻ đẹp bên ngoài của con người vậy. Tôi đã rơi từ tột cùng hy vọng xuống một khoảng tối. Tôi ko thiết tham dự vào những sinh hoạt của loài người nữa. Chính tôi còn ko nhận ra tôi trong gương. Các em nhỏ của tôi khóc thét khi gặp tôi. Ba me tôi rơi lệ khi nhìn tôi. Thì bạn bè và những người mến mộ có nghĩa gì đâu? Tôi rất thương mến trường tôi và những nơi tôi đã đi qua và sinh hoạt ở đó. Tôi sắp ra trường để thực hiện những hoài bão của tôi... nhưng rồi... tôi đành về với quê nhà, và tự giam mình vào căn phòng này. À, nhưng cô bé này! Tâm sự của một người... thật là vô ích, như một người nào đã nói, phải ko cô bé?

Đoan thấy lúng túng ko biết phải trả lời thế nào. Nhưng Nguyễn lại cười một tiếng và tiếp:

- Nhưng đối với cô bé, tôi tin rằng điều đó ko đúng. Thế nên mới có những lời tự sự của tôi nãy giờ. Tôi còn nhớ cả ngày, tháng mà lần đầu tiên cô bé đến nhà tôi. Có những tiếng nói cười vui nhộn khiến tôi phải chú ý. Mỗi một người trong nhóm của cô bé, gợi cho tôi một hình ảnh của mình thưở xưa. Hướng leo cây, Giang bơi xuồng, Huyền múc nước giếng, Văn bổ dừa, còn cô bé... cô bé ngồi đàn trên xuồng với các bạn, gợi cho tôi những ngày sinh hoạt vui vẻ với các bạn tôi.

Nguyễn châm một điếu thuốc hút, thả khói bay là đà. Thái rón rén đi ra khỏi phòng. Một vài phút im lặng trôi qua. Nguyễn nói với giọng xúc động:

- Tuy nhiên, đó chỉ là những hình ảnh thỉng thoảng xảy đến ở đây, cho tôi một sự nuối tiếc giống như những lần hồi tưởng mà thôi. Còn một thứ cảm xúc mà tôi chưa từng thấy, khiến cho tôi có cảm tưởng đời mình có một tí thay đổi, đó là lúc tôi nghe tiếng chân cô bé trong phòng khách, rồi tiếng hát của tôi cất lên ở ngoài đó. Tôi xoay ghế lại nhìn qua những khe ván hở. Xin lỗi cô bé, tôi đã làm một việc ko phải. Nhưng từ lúc đó, tôi nghe lòng mình có một chút hân hoan, bởi đã từ lâu xa trường, xa bạn, xa những sinh hoạt của đời sinh viên, tôi nghĩ rằng sẽ chẳng còn ai nghe mình hát, ngắm tranh mình vẽ...

VietDoll
10-16-2004, 01:12 AM
Nguyễn thở dài, rít một hơi thuốc rồi lại nói tiếp:

- Lần thứ nhì cô bé đến, cô bé lại nghe nhằm khúc ca mà tôi viết cuối cùng. Tôi viết bản đó tại căn phòng này, vào những ngày cùng cực đau khổ của tôi. Tôi có gửi cho bạn bè theo lời khẩn khoản của họ, nhưng tôi ko hát cho ai nghe cả. Chỉ có Thái, em tôi, hắn muốn tôi phải thu băng tất cả nhạc của tôi, để cho gia đình nghe. Hắn muốn những hình ảnh, vật dụng của tôi phải y nguyên trong phòng khách như ngày xưa tôi đã trang hoàng. Hắn ko muốn ai biết nỗi bất hạnh của tôi. Tôi đành phải chìu ý hắn. Những ngày nghĩ mà hắn về đây, anh em tôi quấn quít nhau ko rời. Hắn thương tôi lắm, nên khi tôi chỉ cảm sơ sơ thôi, hắn cũng nhất quyết ở lại nhà... Chết! Tôi nói hơi lạc đề rồi. Lần thứ nhì cô bé đến ngồi ở phòng khách, cô bé nghe tôi hát bản "Đành về với quê nhà" là lần cô bé cho tôi một niềm xúc động lớn. Vâng, là vì tôi thấy cô bé khóc. Cô bé với tôi là hai người xa lạ, nhưng đã có một mối cảm thông nào, từ kiếp nào... Những giọt nước mắt, đối với tôi, có giá trị hơn là tiếng vỗ tay, những lời vồn vã. Thế thôi, tôi không biết phải diễn tả thế nào cho cô bé hiểu. Nhưng mong rằng cô bé cảm thông tôi hơn cả lời tôi trình bày.

Nguyễn ngừng một lát như để nhớ lại những gì đã xảy ra. Giọng Nguyễn xa vắng:

- Lần thứ ba, cô bé lại đến và giận bỏ về vì Thái đã lỡ lời. Nhưng chắc đến nay cô bé không còn phiền hắn một tí nào... Vì đó chẳng qua là ý của tôi và sự tôn trọng của hắn. Sự đau khổ đôi khi có thể biến ta thành một con người kêu hãnh. Hôm đó, tôi muốn bảo Thái ra gọi cô bé vào, và nói với cô bé một lời xin lỗi - Nhưng thôi, tôi nghĩ rằng hãy để như vậy tốt hơn là để cô bé biết sự thật. Sự thật chẳng bao giờ đẹp như ta ước mơ. Tôi không muốn chứng kiến nỗi thất vọng của bất cứ một ai.

- Nhưng thưa anh...

- Nhưng hôm nay cô bé đã đến. A, cái gì có thể biến đổi lòng tuyệt vọng, nỗi bất hạnh thành niềm hân hoan? Có phải chính là tình con người? Tôi xin nói một lời khách sáo là cảm ơn cô bé, đã tạo cho tôi niềm hân hoan đó. Cô bé hiểu cho rằng trong thâm tâm tôi, đến nay tôi đã xem cô bé như một người thân. Tôi đã thương mến cô bé như thương mến Thái. Tôi đã xem cô bé như một đứa em thân tình của tôi.

Một giọt nước mắt, sau câu nói của Nguyễn, rơi xuống má Đoan. Nguyễn bâng khuâng:

- Tuy vậy, tuy có thương tất cả mọi người, tôi vẫn nghĩ rằng kô ai có thể đứng chung với tôi trong một nỗi khổ. Dù cho ba mẹ tôi, hay Thái, hay cô bé đã cảm thông tôi vô cùng, tôi cũng thấy rằng chỉ có tôi mới hiểu tôi mà thôi. Kô ai có thể cảm nhận nỗi khổ của một người, trừ khi là chíng người đó. Tôi muốn được yên với nỗi khổ của tôi, vì tôi đã thấy rằng đau khổ cũng là một trong những lẽ sống của con người, chứ kô phải riêng gì hạnh phúc. Nhất là tôi kô muốn nhìn thấy người thân của tôi bận lòng đến tôi.

Giọng Nguyễn cố vui vẻ:

- Thái còn có tương lai của Thái. Cô bé còn có việc học của cô bé. À, nay mai cô bé vô SG nữa phải không? Tôi mừng khi thấy cô bé thi đậu, và gặp nhiều may mắn. Tương lai ở trong tay ta, cô bé đừng làm mất những gì mà cô bé hiện có nhé ! đến khi mất hết như tôi đây rồi lại tiếc rẻ. Tôi chúc cô bé, trong những sinh hoạt mới, lúc nào cũng hăng say, vui tươi và nhất là có nhiều nghị lực. Hãy nghe lời tôi, vì tôi thương cô bé như Thái vậy.

Nước mắt rào rạt trên má Đ. Những lời nói có tác dụng như dòng nước suối êm, nhưng cũng gợi lại những nỗi buồn trong lòng cô bé.

- Còn tôi, tôi đã có một sự thay đổi nho nhỏ rồi, phải nói là nhờ sự hiện diện của cô bé. Vì tôi ko còn có ý nghĩ giam kín tư tưởng mình ở đây nữa. Mà tôi sẽ tiếp tục viết sách. Tôi sẽ viết cho lứa tuổi từ đôi tám đến hai mươi. Ở lứa tuổi đó, có nhiều ước mơ thật đẹp, nhưng cũng có quá nhiều ảo tưởng và những lầm lẫn đáng tiếc. Tôi đã trải qua rồi, nên tôi hiểu lắm, từ Thái em tôi, đến cô bé, đến cả... cậu Hướng. Tôi thương tất cả như thương chính những ngày thơ ấu của tôi...

Đ muốn nói với Nguyễn một câu nào, nhưng hình như tất cả những ý nghĩ của Đoan đã được Nguyễn nói hết. Đ lặng lẽ lấy khăn lau nước mắt, kô muốn làm lay động cái không khí yên ổn của căn phòng.

Nguyễn mở ngăn kéo của bàn viết, lấy ra một tập giấy màu xanh lam, giơ lên ngắm nghía và nói:

- Tôi muốn trước ngày cô bé rời quê nhà, nhận của tôi một kỷ niệm. Đây là tập ca khúc của tôi. Tôi muốn tận tay mình trao cho cô bé. Hãy xem như một món quà của một người anh. Cô bé hãy đến đây, vì tôi kô đi được. Ngoài chiếc xe lăn để giấu sau bức màn kia, mà tôi rất ít khi dùng đến, tôi chỉ ngồi ở chiếc ghế này, để viết lách và nhìn ra hai cửa sổ. Cô bé hãy đến đây, vì ngoài sự tàn phá của gương mặt, một mảnh đạn nhỏ ghim vào đầu đã làm cho đôi chân này trở nên vô dụng...
..Đ. nghe nát cả tâm hồn. Đ. run rẩy bước tới. Chiếc ghế được Nguyễn xoay lại. Trước mắt Đ, gương mặt của Nguyễn thật rõ. Một sự tàn phá toàn vẹn. Những dấu thẹo nhăn nhíu làm cho gương mặt thật ghê khiếp, kô ai có thể tưởng tượng được một gương mặt đẹp đã biến ra như vậy. Chỉ có tia mắt buồn thảm làm xúc động hồn người .

Đ. bật khóc. Đoan muốn quỳ xuống đôi chân khô héo của Nguyễn - như một tạ lỗi, như một thương mến, như một cảm thông...

VietDoll
10-16-2004, 01:14 AM
Chuơng IV

Đoan nắn nót viến lên mảnh lụa màu xanh, những chữ "Hai con Thúy Đoan kính tặng ba má" rồi gói kín món quà bằng một tờ giấy hoa. Món quà là bức tượng của chi Thúy vừa nắn xong - bức tượng cô bé ngồi đàn, và một cành hoa Cúc tím được Đ. ép dán lên lên một mảnh gỗ. Hai chị em đã hoàn thành món quà của mình và cùng gói chung để tặng ba má, nhưng ba má chỉ được mở ra sau khi hai chị em đã vào SG. Đ. thấy vui vui với món quà của mình, vì đó là kết quả của lòng chờ đợi từ hôm cắm cây Cúc tím xuống đất đến ngày cây phát nên những bông hoa, được Đ. hái vào, ép cẩn thận với thuốc giữ màu và dán cứng vào mảnh gỗ bằng nhựa thông láng bóng. Đoan muốn tặng ba má một niềm vui nhỏ, bởi xét ra từ thưở bé đến giờ chỉ có ba má cho Đ. quà mà chưa bao giờ Đoan làm một cái gì để biểu lộ tình thương của mình với ba má. Bây giờ Đoan thấy chị Thúy làm việc gì cũng đúng. Chỉ trong vài tháng về nhà, chị đã làm kô biết bao nhiêu là thứ để lại cho ba, cho má. Đoan mới hiểu rằng tình thương kô phải giữ trong lòng là đủ, mà phải biểu lộ bằng hành động. Đoan chỉ còn vài ngày để kịp nghĩ ra rằng dãy hoa Cúc tím kia là do Đ. săn sóc thế cho ba, từ lúc đem về đến nay - nên tự tay Đoan làm một món quà nhỏ, để khi nhìn đó ba má sẽ vui. Đoan thận trọng để gói quà lên kệ tủ, nghiêng người ngắm rồi bỗng cảm thấy buồn buồn trong lòng. Mai mốt đây căn nhà nhỏ, khoảng sân hẹp và khu vườn vắng sẽ chỉ còn lại ba với má. Hai bóng già sẽ hủ hỉ với nhau và chờ đợi những lá thư, những tin vui của con và ngóng trông những ngày hè.

Một sự thay đổi mà Đoan đã có lần ao ước và nay đã toại nguyện thì lại kô vui. Đoan mong ngày vào SG hãy khoan đến. Xa nhà, xa ba má là một điều buồn bã biết chừng nào! Nhưng đến nay Đoan kô còn một lý do nhỏ nào để đổi ý. Ai cũng mong muốn như thế vì thấy tương lai của Đ. mở ra có vẻ sáng sủa. Nhưng có ai biết những ý nghĩ phức tạp nhất đang hỗn độn trong tâm hồn cô bé. Giống như thành phố của Đoan, muốn cuộn mình ẩn dật với núi non nhưng cũng dõi mắt náo nức chờ đợi những điều mới mẻ ngoài biển khơi. Đ. biết đời học sinh chắc sẽ nhộn nhịp và linh động hơn nhưng lại luyến tiếc những cảnh cũ người quen ở nơi đây. Đ. đã liên tiếp đón nhận những sự đổi thay để cảm thấy rằng đời sống kô bình lặng và nhàm chán. Những sự đổi thay xảy đến, có khi làm Đoan thú vị nhưng có lắm khi làm Đoan đau đớn. Đ. ví những việc diễn tiến đó cũng giống như Đ. hôm đi trên xe lửa - Đoan thích thú khi đang ở trong ánh sáng lại bị chìm vào bóng tối, nhưng sau khi mở mắt Đoan đã hốt hoảng với đôi mắt nhập nhèm trước mặt mình. Một người hành khất, và cả gia đình hành khất đó - với thân phận khốn khổ của họ, phải chăng là câu trả lời cho lòng náo nức của Đoan.
Đ bước lần ra sân. Trước hiên nhà, những nụ hoa Hoàng Hậu vừa mới nở, kết đầy trên những dây hoa leo thòng xuống, đong đưa trong gió. Đám hoa Cúc tím mới nở, màu trông buồn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Cả những luống hoa cũ cũng nở tươi nhờ những cơn mưa. Khu vườn nhỏ gợi cho Đoan một nỗi bâng khuâng. Đúng như chị Thúy nói, việc gì cũng qua đi. Nhưng có một điều là mỗi một việc xảy ra đều để lại trong người một cảm xúc. Nếu những kỷ niệm nhỏ làm vui lòng Đ, thì sự nằm xuống của Hướng là một mất mát to lớn, và nỗi đau khổ của Nguyễn là một dấu vết mà Đ. sẽ nhớ suốt đời.

Đó là những "đổi thay" ko nằm trong mơ ước, đã xảy đến làm xao động khoảng ngày bình lặng, và đã làm cho một cô bé yếu mềm, mơ mộng mất đi phần nào sự vui vẻ hồn nhiên. Đ biết, ko một ai có thể tránh được những đổi thay, những va chạm hay những nỗi bất hạnh trong cuộc đời mình. Nhưng hạnh phúc thay cho những ai biết mình đang sung sướng, hưởng hết những diễm phúc mình đang có - rồi khi mất đi, không tiếc rẻ vì mình đã xa chúng. Đ. cảm thấy đã có khi Đ ko biết rằng Đ. đang hạnh phúc với chuỗi ngày thơ dại quý báu, Đoan mơ mộng quá nhiều và Đ. muốn đổi thay. Sự đổi thay, dù ko muốn, nó cũng sẽ đến. Nhưng những ngày thơ dại quý giá bây giờ kô tìm lại được. Lũ bạn nhỏ kô còn có một ngày nào họp mặt đông đủ, đùa nghịch và rủ nhau đi chơi. Cũng như khi Đ sống với ba má thì ko cảm thấy đầy đủ, bây giờ sắp đi xa mới nhận biết rằng mình sẽ thiếu thốn.

Bây giờ Đ. thấy mình cứng rắng hơn xưa một chút. Lời Nguyễn lúc nào cũng vẳng trong tâm trí, như một nhắc nhở - Tương lai ở trong tay ta, tôi chúc cô bé, trong những ngày sinh hoạt mới, lúc nào cũng hăng say, vui tươi và nhất là có nhiều nghị lực. Hãy nghe lời tôi, vì tôi thương cô bé như thương Thái vậy... Ôi! Nguyễn đã đến, đã chiếm nhiều chỗ trong tư tưởng của cô bé, đã là câu trả lời đủ nghĩa nhất cho một sự ngóng đợi. Nguyễn là những mộng mơ diễm ảo, những thần tiên của lòng tưởng tượng, và Nguyễn cũng là thực tế, là biểu tượng của đời sống con người, nhiều khổ đau hơn là hạnh phúc.

Có tiếng xao động trong vườn. Đoan nhíu mày nhìn ra đám lá cây đang rung rinh. Ai thế? Một bóng người thấy thoáng. Đ. nhắm mắt lại, bỗng mơ hồ nghe như mình đang hỏi:

- Ai thế?

Và có giọng trả lời:

- Hướng đây

Hướng vẹt những cành lá bước tới. Đoan lại nghe mình hỏi:

- Hướng đi bộ à?

- Không, Hướng đi xe đạp. Đoan lấy xe đạp của Đ, cùng đi với Hướng lên đồi La San chơi.

- Eo ơi, leo xe đạp lên đồi La San? Hướng muốn Đ. gãy giò luôn à?

Hướng cười giòn tan:

- Ở gần đồi La San, có một ngọn đồi nhỏ và thật xinh, là nơi ở của Hướng, Đ. đến ko?

Rồi Đoan cảm thấy mình đang đứng ở trên ngọn đồi nhỏ của Hướng. Gió thổi nghe lạnh. Và Hướng đang ngắt cho Đ. một cánh hoa.

- Cho Đoan đấy! Hoa dại...
..Đoan ngậm ngùi muốn khóc...

- Cho Đoan nè! "Sa bô chê" chín.

Chi Thúy xuất hiện sau đám lá, trên tay cầm những quả "Sa bô chê". Chị mỉm cười với Đ:

- Còn nhiều trái sắp chín ở trên cây. Mai mốt đi vô SG chị em mình sẽ hái. Đoan vào lấy giùm chị cái dĩa, chị sắp "sa bô chê" chút nữa ba má ăn.

Đ nhìn chị Thúy, thấy thương chị hơn bao giờ. Nếu là một cô bé Tây Phương, Đ. sẽ ôm chầm lấy chị để biểu lộ tình thương ấy. Nhưng Đ. vẫn đứng yên, nhìn chị bằng ánh mắt mến yêu - Một ánh mắt cũng đủ nói lên tâm hồn người - Và Đ. đi vào lấy cho chị Thúy một cái dĩa.

Có tiếng dép của má bước ra. Hai chị em quay lại. Đ. muốn nhìn má thật lâu để thu hết hình ảnh má vào tim. Má lên tiếng :

- Hai chị em nói đi mua đồ dùng gì đó, sao bữa nay cũng chưa đi?

Chị Thúy đáp:

- Dạ con tính rủ Đ. đi chợ bây giờ đó má!

- Vậy thì con nhớ mua cho em con một ít vải trắng để may thêm áo dài đi học nghen. Con cũng vậy, mua cho đủ những vật cần dùng. Nhớ ghé hàng mực khô mua một ít để đem biếu bác Cảnh. Con đã ở trọ trong nhà bác, nay lại có thêm em con, phải đối với người ta cho phải.

Chị Thúy dạ, rồi quay sang nói với Đ:

- Vào sửa soạn đi chợ, Đoan!

Đ. vào phòng, mặc chiếc áo dài trắng. Trên ngực áo còn thêu tên trường bằng chỉ đỏ. Đấy là một trong những dấu tích của khoảng ngày đã qua. Và trên bàn học, tập hoa ép của Đ. vẫn là một hình ảnh gợi nhớ. Hai trăm cành hoa dại ép này, Đ. sẽ mang theo ko rời. Sẽ ko ai tìm thấy đủ hai trăm loại đó và sẽ ko ai khổ nhọc ép chúng như Hướng và Đoan đã làm. Và dù chúng có được đặt tên là gì đi nữa, chúng vẫn luôn luôn là "hoa dại", trong tâm tư của Đ. và trong linh hồn của Hướng. Từ ngày Hướng mất, Đ. đã khóc cho Hướng rất nhiều nước mắt, như lời Hướng ước mong. Đoan tự nhủ mình sẽ tập cứng rắn hơn xưa, để có đủ nghị lực mà làm việc và tập sống cách người lớn. Vì rồi đây Đoan sẽ lớn cũng như mọi người. Nhưng Đ. có quyền mềm lòng mỗi khi nghĩ đến Hướng. Và chỉ mềm lòng mỗi khi nghĩ đến Hướng mà thôi. Đoan có quyền khóc khi nghĩ đến sự thiếu mặt Hướng trên cõi đời.
Chị Thúy dạ, rồi quay sang nói với Đoan:

- Vào sửa soạn đi chợ, Đoan!

Đoan vào phòng, mặc chiếc áo dài trắng. Trên ngực áo còn thêu tên trường bằng chỉ đỏ. Ấy là một trong những dấu tích của khoảng ngày đã qua. Và trên bàn học, tập hoa ép của Đ. vẫn là một hình ảnh gợi nhớ. Hai trăm cành hoa dại ép này, Đ. sẽ mang theo kô rời. Sẽ ko ai tìm thấy đủ hai trăm loại đó và sẽ ko ai khổ nhọc ép chúng như Hướng và Đ. đã làm. Và dù chúng có được đặt tên là gì đi nữa, chúng vẫn luôn luôn là "hoa dại" trong tâm tư của Đ. và trong linh hồn của Hướng.

Từ ngày Hướng mất, Đ. đã khóc cho Hướng rất nhiều nước mắt, như lời Hướng ước mong. Đoan tự nhủ mình sẽ tập cứng rắn hơn xưa, để có đủ nghị lực mà làm việc và tập sống cách người lớn. Vì rồi đây Đ. sẽ lớn cũng như mọi người. Nhưng Đ có quyền mềm lòng mỗi khi nghĩ đến Hướng. Và chỉ mềm lòng mỗi khi nghĩ đến Hướng mà thôi. Đ có quyền khóc khi nghĩ đến sự thiếu mặt Hướng trên cõi đời. Đoan rất ghét ai khuyên nhủ rằng "Thôi đừng buồn, đừng khóc, người chết đi rồi có sống lại được đâu!". Đ. khóc Hướng vì thương mến người bạn nhỏ, chứ ko phải để cho Hướng sống lại. Hướng nhỉ, cuộc đời một con người dù ko êm ả như một bài thơ, nhưng cũng ko là vở kịch hay quyển tiểu thuyết mà đợi kết cuộc rồi hài lòng hay đau khổ. Chỉ có những tình cảm và những đổi thay tiếp diễn hoài ko thôi. Bắt chúng ta phải tiếp đón và chống chọi. Đ. sẽ nghĩ, sẽ nhớ đến Hướng và yêu quý Hướng như yêu quý những kỷ niệm ấu thơ trải ra suốt những ngày êm ấm ở quê nhà.

Dường như có tiếng rào rạt trên mái tôn. Và có tiếng má nói vọng vào:

- Mưa rồi Thúy ơi! Hai đứa khoan đi đã.

Chị Thúy nói:

- Không sao đâu má! Mấy bữa nay ngày nào cũng mưa, tụi con có đợi thì cũng chẳng tránh được. Để mưa dịu dịu lại tụi con đi.

- Nhưng phải nhắc con Đ. mặc áo mưa. Nó có cái tật lười ko khi nào chịu đem áo mưa. Nay mai vô SG lấy ai mà nhắc.

- Dạ, nó hay quên lắm. Để con nhắc chừng luôn.

Đoan thấy nghèn nghẹn ở cổ. Nay mai vô SG sẽ ko có má nhắc đem áo mưa. Trời SG hay mưa lắm, như Huyền đã nói. Đ. phải tập thói quen đem áo mưa theo, đừng lơ đãng hay giả vờ quên để được dầm mưa. Vả lại, nếu có lỡ mắc mưa dọc đường, sẽ ko còn ai nhường áo mưa cho Đoan mặc. Hướng đã mất, đã nằm yên nơi chổ của Hướng rồi!

Sau ý nghĩ ấy, Đoan vừa khóc, vừa mặt áo mưa vào...

HẾT