PDA

View Full Version : Nỗi thống khổ của Chúa - The passion of Christ


TT_LưuLyTím_TT
08-07-2004, 10:13 PM
Nỗi thống khổ của Chúa</span>
<span style=\'color:blue\'>(The passion of Christ)


<img src=\'http://www.empiregiftsandantiques.com/webart/products/2157_b.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

Trong suốt vài tuần qua, nếu giải Oscar chẳng đem lại nhiều bất ngờ và nay đang nguội lạnh thì bộ phim Nỗi thống khổ của Chúa do Mel Gibson làm đạo diễn đã trở thành đề tài nóng bỏng trên các mặt báo

Mel Gibson bắt tay thực hiện bộ phim này từ đầu năm 2003, lẽ ra đã công chiếu từ năm ngoái nhưng vì bộ phim có quá nhiều "tư tưởng" phải giải quyết các khiếm khuyết nên phải dời lại đến tháng 2/2004 mới chính thức ra mắt. Xét về quy mô làm phim cũng như hãng sản xuất, Nỗi thống khổ của Chúa chỉ là 1 bộ phim "độc lập", ko tốn nhiều tiền (30 triệu đôla), ko mang tính thương mại và do do đạo diễn hoàn toàn quyết định sự sáng tạo trong phim. Thế nhưng từ ngày chiếu mở màng vào ngày thứ tư 25/2/2004, bộ phim đã trở thành 1 blockbuster- phim hốt bạc chính hiệu: 3006 rạp công chiếu bộ phim trên toàn nuớc Mỹ và thu 23,6 triệu đôla trong ngày chiếu đầu tiên. Chỉ trong tuần đầu tiên, bộ phim đã thu đuợc 125 triệu đôla và sau 12 ngày công chiếu, phim đã đoạt danh thu trên 212 triệu đôla (kỷ lục này nâm ngoái thuộc về Chúa tể những chiếc nhẫn phần 3 ở năm ngoái). Tuy thế cần nói rõ hơn là Nỗi thống khổ của Chúa bị kiểm duyệt R, tức hạn chế trẻ em dưới 17 tuổi xem; trong khi Chúa tể những chiếc nhẫn là phim PG-13, đối tượng xem mở rộng đến 13 tuổi! Các nhà phân tích dự đoán sang tuần kế tiếp, Nỗi thống khổ của Chúa sẽ đạt con số kỷ lục 300 triệu USD vì sức xem chỉ giảm 39% trong tuần thứ 2 (các phim khác thường giảm tới hơn 50% trong tuần kế)
Phải chăng Nỗi thống khổ của Chúa là bộ phim hấp dẫn đến mức khán giả phải ùn ùn kéo đến rạp mà xem? Nên biết rằng, Mel Gibson ko chi nhiều tiền cho quảng cáo phim và phim lại tung ra vào đúng dịp trao giải Oscar, sẽ có đông người muốn xem lại bộ phim đoạt giải hơn là phải xem những phim mới. Câu trả lời là ko thể xem Nỗi thống khổ của Chúa là phim hay hay dở. Đây là phim truyền giáo thuần túy, nó ko có quan điểm, ko có vấn để, ko có triết lý. Bộ phim xoay quanh 12 giờ cuối cùng của Chúa Jesus, với cảnh mở màng là Jesus đang cầu nguyện trong khu vườn, quỷ Satan đến dụ dỗ nhưng ko thành. Khi bị Judas phản bội, Jesus bị bắt, bị đem đến thành phố Jerusalem và bị hành hình dã man đến chết đi sống lại. Khán giả được chứng kiến cảnh hành hình, đóng đinh của Chúa, máu me, tiếng rên khóc, đau đớn được tái hiện như thật suốt chiều dài hơn 2 tiếng đồng hồ. Với những người ko có đạo, những cảnh tượng đó ko khác mấy so với những phim bạo lực thuần túy. Nhiều người so sánh bộ phim này với Kill Bill, phim dẫn đầu hồi năm 2003 của Quentin Taranino. Ngay từ đầu, Mel Gibson ko có ý định giải thích tâm lý của Chúa hay bất kỳ cảm xúc nào vào bộ phim. Với ông, tất cả mọi người... đuơng nhiên phải biết chuyện của Chúa Jesus. Toàn bộ phim là sự tái hiện rõ ràng, chi tiết, hiện thực những gì đã được viết trong Kinh Thánh, ko thèm thên bớt vào trong đó 1 quan điểm gì. Ngay cả thoại phim cũng sử dụng tiếng cổ, mà như ý định ban đầu của Mel Gibson, ông còn ko muốn làm phụ đề tiếng Anh vì những gì được nói trong phim đều có trong Kinh Thánh. Cũng chính vì thế bộ phim này "thoát khỏi" sự lên án của những người trong đạo. Trước khi phim công chiếu, đã có nhiều lời bàn tán lên án bộ phim này do đổ tội cho người Do Thái giết Chúa, nhưng Mel Gibson lập luận: ông ko đơm đặt bất cứ điều gì mà chỉ làm theo những gì mà kinh thánh đả viết hàng ngàn năm nay. Đức giáo hoàng ở Vatican cũng đuợc Mel Gibson gửi băng xem trước để tránh những hiểu lầm do các tin đồn trước ngày phim công chiếu. So với những phim về đề tài Chúa Jesus, 1 đề tài rất nhạy cảm, đặt biệt là phim The last temptation of christ của Martin Scorsese năm 1998 thì Nỗi thống khổ của Chúa ít gây tranh cãi giữa các tôn giáo, nhưng lại gây tranh cãi về mặt nghệ thuật làm phim. Bộ phim trở thảnh 1 "giáo khoa" cho người theo đạo và các nhà thờ tổ chức cho con chiên đi xem tập thể. Rất nhiều người xem đã òa khóc khi chứng kiến cảnh Chúa bị đóng đinh. Có cả 1 phụ nữ đã lên cơn tim và chết khi xem bộ phim này. Sự nổi tiếng của phim cũng khiến cho tổng thống Bush ko khỏi tò mò và muốn xem phim của Mel gibson ngay lập tức. Nhiều phụ huynh dẫn con nhỏ đi xem mặc cho nãn phim R vì theo họ những cảnh đổ máu trên phim ko phải là máu bạo lực, đó là máu của Chúa đang hi sinh cho nhân loại. Ở Mỹ, 1 đất nước mà ngay trên đồng tiền cũng ghi rẳng "In God we trust" (Chúng ta tin váo Chúa Trời), Nỗi thống khổ của Chúa đuợc đông đảo con chiên ngoan đạo đi xem là 1 điều dễ hiểu
Nhưng xét về mặt nghệ thuật thì phim gặp nhiều lời phê bình đối chọi gay gắt, đặc biệt là những người có đạo và người ko đạo. Những người ko đạo xem phim chỉ cảm thấy hóa trang, âm nhạc tuyệt vời và diễn xuất của nam diễn viên Jim Caviezel giống Chúa thì những người theo đạo thì hoàn toàn thuyết phục khi xem phim này. Trong các trang điện ảnh của các tạp chí như New York Times, Wall Street Journal, the Philadelphia Today, New York Observer, USA Today, Chicago Suntime... đã có nhiều lời phê bình trái ngược rằng phim của Mel Gibson "quá đẫm máu, quá bạo lực và quá cuồng tín", "ông Gibson đã tốn quá nhiều mồ hôi và tiền của để làm 1 phim chẩng nói lên điều gì mới mẻ", "bộ phim thực sự ấn tượng với bất kỳ ai, dù tín ngưỡng hay ko, hãy sẵn sàng xem 1 đại dương đẫm máu"....... Cũng có vài ý kiến khen ngợi rằng "ko ai có thể phản bác Gibson đã làm 1 phim đáng kinh ngạc, phim quay đẹp, chỉ có điều đây ko phải là phim để thưởng thức".
Cuộc tranh luận về Nỗi thống khổ của Chúa sẽ còn kéo dài và chừng nào người ta còn cãi về bộ phim thì chừng đó phim được "quảng cáo ko mất tiền" và thu bộn bạc...

Sưu Tầm