PDA

View Full Version : Toàn cảnh siêu bão Haiya


TT_LưuLyTím_TT
11-17-2013, 02:48 AM
Toàn cảnh siêu bão Haiyan: Những điều kinh hoàng diễn ra trong 8 ngày



(Tinmoi.vn) Siêu bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất trong lịch sử khởi nguồn cho sự sợ hãi, tuyệt vọng. Những người sống sót cũng sắp thành ma đói, ma khát.

Thứ sáu, ngày 8/11, cơn bão quái vật ập đến



4h sáng, Clarence Cherreguine bị đánh thức bởi một cơn cuồng phong. Ông luật sư này nghĩ đó cũng chỉ giống như bao cơn bão đã đi qua thị trấn ven biển xinh đẹp của Balangkayan, Samar, miền trung Philippines. Nhưng ông đã lầm.

Sấm chớp dọc ngang trời, sương mù giăng kín thị trấn, tạo thành những đám mây xoáy vào không khí nghe như tiếng khóc lóc. Ngay sau đó, những con sóng cao 6m ập vào bờ. Mưa bão cuốn trôi tất cả, tàn phá Philippines với sức mạnh chưa từng thấy. Chỉ trong vòng vài giờ, nhiều hòn đảo tại Samar, Leyte – hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất – trở nên hoang tàn. Hàng trăm mái nhà bị xé toạc, cuốn phăng, những cây cọ đâm sầm vào các cửa hàng, những chiếc xe bị bão quăng chổng ngược...

Guiuan, nơi đầu tiên ảnh hưởng bởi siêu bão Haiyan
4h40p, cơn bão đổ bộ vào thị trấn Guiuan. Hàng trăm người đã chết trong lúc đang ngủ say. Các chuyên gia theo dõi bão cho biết Haiyan là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử.

Khoảng 100 dặm về phía tây Guiuan, Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte, ông Alfred Romualdez đã bị cơn bão quăng xuống đất khi đang đi tuần tra. “Tôi không thể nhìn thấy gì do gió quá mạnh. Cơn bão quăng tôi vào một tòa nhà, cửa bật mở. Chỉ trong vòng 10 phút, nước đã tràn khắp nơi. Tôi như bị ai đó hất lên trần nhà, vứt ra khỏi xe. Hãy tưởng tượng như bạn đang đứng phía sau một động cơ phản lực chuẩn bị cất cánh. Tất cả những gì bạn nghe thấy chỉ là những âm thanh ầm ầm”.

Chuẩn bị chôn cất hàng loạt những nạn nhân của siêu bão
Tại sân bay Tacloban, gió ném những hàng ghế bay qua tường, đập vỡ cửa kính, hàng nghìn người bị quăng lên không và bị thủy triều cuốn đi. “Cơn bão giống như một quả bom hạt nhân đang phát nổ”, một người dân nói.

Haiyan tiếp tục tàn phá 4 hòn đảo của Philippines. Tại Bogo và Cebu, hàng ngàn người dân bị kích động, chạy tán loạn để trốn bão. Vài giờ sau đó, cơn bão di chuyển tới những hòn đảo trung tâm Philippines.

Ngày thứ hai

Sáng thứ bảy, mắt bão tiến vào vùng biển Việt Nam và hướng lên Trung Quốc. Cả philippines còn lại đống đổ nát. Những mảnh kim loại nằm la liệt trên đường phố, làng mạc của Tacloban, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Xác người nằm ngổn ngang trong đống đổ nát như những con búp bê.

Mặc dù truyền hình và phát thanh đã cảnh báo thường xuyên và hơn 750.000 người khắp đất nước Philippines đã được sơ tán song thiệt hại của cơn bão vẫn kinh hoàng.

Những người sống sót bắt đầu cướp bóc thực phẩm và tìm kiếm người thân. Tacloban, một thị trấn 220.000 dân giờ chỉ còn là mớ đổ vỡ hỗn độn. Các tòa nhà đổ sập, trung tâm thành phố được di tản và trở thành một cái bẫy chết chóc khi nước lụt băng qua.

Mỗi năm, Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão. Đây là lần thứ hai, một cơn bão cấp độ 5 đổ bộ vào nước này. Năm ngoái, bão Bopha đã làm chết hơn 1.100 người và gây thiệt hại 1 tỷ USD. Mặc dù vậy, trong cơn bão lần này, chính phủ Philippines dường như chưa chuẩn bị để ứng phó.

Những người sống sót tuyệt vọng vì thiếu đồ ăn và nước uống
Ngày thứ ba

Mức độ khủng hoảng hậu siêu bão trở nên rõ ràng. Một quan chức đã ước tính có hơn 10.000 người thiệt mạng do siêu bão Haiyan tại tỉnh Leyte. Thông tin liên lạc, điện vẫn bị mất trên diện rộng khiến tình hình khắc phục càng trở nên khó khăn.

Sân bay, bến cảng bị đóng cửa hoàn toàn buộc quân cứu hộ phải đi bộ cứu người. Những thùng đồ viện trợ được chất đống tại sân bay quân sự Villamor tại Manila. Hàng trăm binh lính tham gia cứu hộ bằng máy bay C-130. An ninh trở thành vấn đề của Tacloban, tình trạng cướp bóc và bạo lực tràn lan. Đại tá Miguel Okol của lực lượng không quân cho biết quân viện trợ hiện đang phải chờ đợi để được điều động tới đội cảnh sát quốc gia.

Ngay thứ tư

Những nỗ lực cứu trợ trở nên chậm trễ. Nhân viên cứu trợ quốc tế cho biết một trận động đất tại các hòn đảo lân cận của Bohol vào tháng 10 vừa qua khiến nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, cản trở quân viện trợ tiễn vào những khu vực trũng nước khi cơn bão đi qua.

Chủ tịch tỉnh Tacloban, ông Benigno Aquino cho biết con số 10.000 người chết khiến cảnh sát Elmer Soria bị sa thải. Theo ước tính của cộng đồng quốc tế và của Philippines, con số này là 3.631 tính đến cuối ngày thứ sáu, theo giờ địa phương.

Nạn nhân siêu bão nhận viện trợ từ cộng đồng quốc tế
Ngày thứ năm

Vào ngày thứ ba, sau khi cơn bão tàn phá tỉnh Leyte, tình hình an ninh tại đây rơi vào tình trạng báo động. Một cậu bé 13 tuổi đã bị đâm vào cổ và bụng. Một đoàn xe Trung Quốc bị phục kích. Tám người đã thiệt mạng khi xông vào cướp kho gạo ở Alangalang.

Thị trưởng Tacloban, ông Romualdez cho biết việc chôn cất hàng loạt bắt đầu diễn ra. Họ hứa sẽ thực hiện mọi biện pháp để xác định được cơ quan, danh tính... người được chôn.

Hoàng hôn buông xuống, những con đường chìm dần vào bóng tói. Một vài đốm sáng xuất hiện sau những mảnh kính vụn, người sống thắp nên một ngọn nến, người chết chìm vào những túi đựng xác. Tất cả chìm vào hoang vắng, u ám và hôi hám.

Ngày thứ sáu

Trong bối cảnh người dân tuyệt vọng, lo ngại về bạo lực leo thang, nạn cướp bóc, phá hủy kho thực phẩm, những nỗ lực viện trợ vẫn được tiến hành. Một đoàn viện trợ gồm 5.000 người mang thực phẩm từ ngoài khơi phía đông Samar tiến vào Tacloban và Guiuan mang theo thực phẩm và nước.

Trong khi việc viện trợ bằng máy bay quân sự vẫn được tiến hành thì trên đường phố Tacloban, hàng quán đã được mở lại. Những căn lều tạm bợ được dựng lên, những miếng thịt sống đổi màu, đã bị hư hỏng cũng được đem ra tận dụng.

Đứng giữa khoảng 300 xác chết đang bốc mùi, chờ được chôn cất, Jocel Espedilla, 32 tuổi nói: “Tôi sống ở Cebu, vợ và con trai 4 tuổi sống ở San Jose, gần sân bay Tacloban. Khi nghe tin cơn bão tàn phá Tacloban, tôi đã bắt đầu tìm kiếm họ. Tôi lên mạng và kiểm tra mọi liên kết, mọi thông tin về những người còn sống. Tôi đi khắp thành phố, đến các đài truyền hình để xem những danh sách họ có. Tôi đã phát điên”. Jocel Espedilla chờ 3 ngày để lên máy bay quân sự C-130 đến Tacloban sau đó đi phà đến Ormoc. Đến San Jose, xác chết nằm ở khắp nơi.

Cơ quan cứu trợ gặp phải vấn đề phân phối hàng tại Tacloban

Ngày 14 và 15/11

Sự nhầm lẫn về số người chết tiếp tục xảy ra. Chính phủ công bố có 3.621 người chết vào ngày thứ sáu. Nhưng thư ký nội các Philippines, ông Mar Roxas cho biết con số chính thức là 3.422, thành phố Tacloban lại thông báo con số là 4.000. Liên hợp quốc có con số người chết cao nhất là 4.460 người.

Trưởng đoàn viện trợ của Liên hợp quốc Valerie Amos cho biết sự viện trợ đang diễn ra “quá chậm”. Quản lý thành phố, ông Tecson Lim cho hay mới chỉ có 1/5 dân số Tacloban nhận được viện trợ. Hầu hết đồ cứu tế còn chất đống ở sân bay. Trung tâm sơ tán Astrodome, nơi đang cưu mang hàng nghìn người rơi vào tình trạng lộn xộn, điều kiện thiếu thốn. Hiện, viện trợ lương thực vẫn chưa thấy xuất hiện và không rõ khi nào họ đến.

Thời điểm hiện tại, hàng ngàn người vẫn xếp hàng tại sân bây để chờ cứu hộ và tuyệt vọng về sự tàn phá của cơn bão với hòn đảo xinh đẹp của họ.

Bảo Linh (Theo theguardian)

Tinmoi/Seatimes